Khóa luận Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch

pdf 77 trang huongle 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_van_hoa_nguoi_tay_o_huyen_binh_lieu_quang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch

  1. LỜI CẢM ƠN Là sinh viên năm cuối được làm khóa luận là một vinh dự rất lớn đối với em cũng như toàn thể các bạn sinh viên. Đây thực sự là một cơ hội thực tiễn giúp em rất nhiều trong công tác nghiên cứu tìm hiểu cho công việc sau này. Trong quá trình làm khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè và người đọc để em có thể rút kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu, làm việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Dương Văn Sáu đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa – Thông tin và tuyên truyền huyện Bình Liêu đã cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn BGH trường ĐHDL Hải Phòng, các thầy cô ngành Văn hóa Du lịch trường ĐHDL Hải Phòng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Trần Thúy Hiền Trần Thúy Hiền – Vh1003
  2. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 6. Dự kiến kết quả sẽ đạt đƣợc 4 7. Bố cục đề tài 4 Chương 1 6 1.1. Khái quát về huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) 6 1.1.1. Vài nét về sự hình thành 6 1.1.2. Vị trí địa lý 7 1.1.3. Điều kiện tự nhiên 8 1.1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên 8 1.1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 9 1.2. Những tiềm năng của huyện Bình Liêu có thể khai thác để phát triển du lịch 12 1.2.1. Những tiềm năng sinh thái tự nhiên 12 1.2.1.1. Thác Khe Vằn 12 1.2.1.2. Thác Khe Tiền 13 Trần Thúy Hiền – Vh1003
  3. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 1.2.1.3. Núi Cao Xiêm 13 1.2.1.4. Núi Cao Ba Lanh 13 1.2.1.5. Cây đa lịch sử Lục Hồn 14 1.2.2. Những tiềm năng sinh thái nhân văn 14 1.2.2.1. Đình Lục Nà 14 1.2.2.2. Cầu treo Vô Ngại 15 1.2.2.3. Ngày hội Soóng Cọ Bình Liêu. 15 1.2.2.4. Ngày hội “sán cố” 18 1.2.2.5.Chợ phiên vùng cao Bình Liêu 18 1.2.2.6. Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô 19 1.3. Tiểu kết chương 1 19 2.1. Khái quát về dân tộc Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) 21 2.1.1. Lịch sử hình thành và sự phân bố 21 2.1.2. Thực trạng đời sống chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội 24 2.2. Những đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày ở Bình Liêu 25 2.2.1. Văn hóa vật thể 25 2.2.1.1. Kiến trúc dân gian (nhà ở) 25 2.2.1.2. Trang phục 26 2.2.1.3. Công cụ lao động, sản xuất, chiến đấu 28 2.2.1.4. Phương tiện vận chuyển 29 Trần Thúy Hiền – Vh1003
  4. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 2.2.2. Văn hóa phi vật thể 29 2.2.2.1. Ngôn ngữ, chữ viết 30 2.2.2.2. Văn học nghệ thuật dân gian 30 2.2.2.3. Tôn giáo tín ngưỡng dân gian truyền thống 33 2.2.2.4. Phong tục tập quán 33 2.2.2.5. Văn hóa ẩm thực 39 2.2.2.6. Các yếu tố văn hóa phi vật thể khác 42 2.3. Tiểu kết chương 2 45 Chương 3 46 3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch ở Bình Liêu 46 3.1.1. Những thuận lợi cơ bản 46 3.1.2. Những khó khăn trước mắt 47 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Bình Liêu (Quảng Ninh) 47 3.2.1. Thực trạng công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Bình Liêu 47 3.2.2. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa tộc người ở Bình Liêu để phát triển du lịch 49 3.2.3. Hiện trạng bộ máy tổ chức quản lý và đội ngũ lao động trong ngành du lịch 50 3.2.4. Một số kết quả đạt được từ việc khai thác các yếu tố văn hóa trong du lịch 51 Trần Thúy Hiền – Vh1003
  5. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa tộc người Tày để phát triển du lịch tại Bình Liêu 52 3.3.1. Những tiền đề để định hướng phát triển 52 3.3.2. Phương hướng khai thác các yếu tố văn hóa tộc người Tày tại Bình Liêu 53 3.3.3. Những giải pháp cụ thể 55 3.3.3.1. Tổ chức thiết kế, quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ trong kinh doanh du lịch 55 3.3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch mang đậm bản sắc văn hóa tộc người 56 3.3.3.3. Tổ chức cung ứng các dịch vụ phục vụ du khách mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 57 3.3.3.4. Tạo dựng môi trường văn hóa phục vụ hoạt động du lịch 57 3.3.3.5. Tuyên truyền quảng cáo tiếp thị du lịch, khai thác thị trường sâu rộng trong và ngoài địa phương 59 3.4. Tiểu kết chương 3 60 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 63 Trần Thúy Hiền – Vh1003
  6. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Trần Thúy Hiền – Vh1003
  7. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có 54 tộc người anh em cùng chung sống trên khắp mọi miền của tổ quốc, mỗi tộc người đều có sắc thái và đặc trưng văn hóa của riêng mình, nên những sắc thái văn hóa khác nhau góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong điều kiện hiện nay một số giá trị văn hóa của tộc người thiểu số hoặc bị mai một hoặc bị lai tạp một cách tự nhiên,do đó đầu tư cho bảo tồn và phát huy văn hóa của các tộc người thiểu số là một việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số (Ethnictourism) đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các tộc người thiểu số thường có tập tục, lối sống cũng như nền văn hóa đặc sắc. Việt Nam rất có lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các vùng có tộc người thiểu số sinh sống, lợi thế đó được phát huy trong sự bảo lưu những nét sơ khai của văn hóa, trong lối sống, phong tục, thói quen canh tác hay trong các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt hơn các nét văn hóa đó lại được hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra nét hấp dẫn của nền văn hóa không chỉ ở tính độc đáo mà chính ở tính thống nhất trong văn hóa cộng đồng tạo nên nhiều mảng màu sắc rực rỡ trong bức tranh toàn cảnh chung của nền văn hóa. Như vậy phát triển du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số chính là một loại hình du lịch văn hóa độc đáo của Việt Nam, tuy nhiên việc khai thác các giá trị văn hóa tộc người vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu có 96,3% dân số là người dân tộc thiểu số trong đó 58,3% là dân tộc Tày với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo chứa đựng tính nhân văn cao cả hấp dẫn du khách đến khám phá và tìm hiểu văn hóa nơi đây. Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Trần Thúy Hiền – Vh 1003 1
  8. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Bình Liêu em có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc người thiểu số, đặc biệt là tộc người Tày, Em nhận thấy các giá trị văn hóa của tộc người Tày nơi đây rất phong phú và đa dạng nhưng đang bị lai tạp, mai một và dần mất đi những nét đẹp truyền thống, trong khi đó những nét đẹp này lại chính là bản sắc văn hóa của họ và là tài sản quý giá của dân tộc. Do vậy cần có chính sách bảo tồn và sử dụng những giá trị văn hóa một cách hợp lý để phục vụ phát triển du lịch đồng thời nâng cao đời sống còn nhiều khó khăn của đồng bào nơi đây. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để đánh giá đúng thực trạng tài nguyên du lịch văn hóa của huyện và thông qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp để có thể đưa Bình Liêu trở thành một khu du lịch gắn với Quảng Ninh góp phần để hoạt động du lịch ở Quảng Ninh ngày càng mở rộng và phát triển. Với thực tế nói trên và với mong muốn huyện Bình Liêu thực sự trở thành một điểm đến du lịch trong tương lai không xa, được sự giúp đỡ của Tiến sĩ Dương Văn Sáu em đã chọn đề tài “Tìm hiểu văn hóa của ngƣời Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài giới thiệu khái quát về bức tranh văn hóa dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu cũng như tiềm năng sẵn có có thể khai thác để khai thác phát triển du lịch. Về mặt thực tiễn, chỉ ra các điều kiện phát triển du lịch của dân tộc Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh). Đưa ra các phương án phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Tày tại nơi đây. Kiến nghị với chính quyền các cấp, ngành du lịch, văn hóa và các ngành liên quan phối hợp chỉ đạo nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa của tộc người Tày ở đây nhằm phát triển du lịch. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố văn hóa của người Tày ở huyện Bình Liêu để qua đó có thể khai thác các yếu tố văn hóa đó cho phát triển du lịch địa phương. Phạm vi nghiên cứu: Trần Thúy Hiền – Vh 1003 2
  9. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Về mặt nội dung: đề tài chủ yếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của người Tày ở Bình Liêu. Về không gian nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu là huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu thực địa Đây là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu các yếu tố văn hóa nhằm góp phần làm cho kết quả có tính xác thực. Do đó muốn tìm hiểu các yếu tố văn hóa của tộc người Tày ở Bình Liêu thì phương pháp nghiên cứu thực địa đã giúp em hiểu một cách chuẩn xác các giá trị của tài nguyên nhân văn nơi đó. Em đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân địa phương nơi đây, em cũng tiếp cận với nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều cương vị khác nhau để hỏi thăm về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người Tày sau đó em ghi chép, ghi âm và chụp ảnh lại để nghiên cứu sâu hơn vấn đề. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình làm đề tài. Để thực hiện đề tài này em đã thu thập tài liệu từ các giáo trình chuyên ngành dân tộc học, giáo trình du lịch, văn hóa, dự án, báo cáo tổng kết và tham khảo một số thông tin trên các phương tiện khác nhau. Sau khi đã có tài liệu trong tay em đã sử dụng các bước phân loại, thống kê, so sánh để lựa chọn được thông tin sát với vấn đề nghiên cứu nhất. Hiện nay công nghệ thông tin đã xâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống vì vậy trong quá trình hoàn thành khóa luận em cũng đã sử dụng các tài liệu lấy từ Internet sau đó xử lý lại những thông tin đó sao cho phù hợp và chính xác với tình hình thực tế mà mình muốn tìm hiểu. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trần Thúy Hiền – Vh 1003 3
  10. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Để thực hiện đề tài này em đã tham khảo ý kiến của nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành du lịch, văn hóa - xã hội, dân tộc học, giảng viên giảng dạy, hướng dẫn nhằm đưa ra những đánh giá mang tính khoa học và chính xác cao nhất. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước bài khóa luận này đã có một số bài khóa luận nghiên cứu về huyện Bình Liêu với nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu chung về huyện, về các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn huyện hoặc nghiên cứu về một mảng nào đó trong đời sống tinh thần của họ (hát then cổ của dân tộc Tày, hát soóng cọ của người Sán Chỉ ). Vì vậy bài khóa luận này nhằm đóng góp những nét đặc trưng về văn hóa của người Tày ở huyện Bình Liêu để khai thác phát triển du lịch. 6. Dự kiến kết quả sẽ đạt đƣợc Bài khóa luận khái quát được toàn cảnh huyện Bình Liêu, đời sống văn hóa của dân tộc Tày sống trên địa bàn huyện, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển du lịch ở đây. Khóa luận cung cấp cái nhìn tổng quan về huyện Bình Liêu với những điều kiện tự nhiên và xã hội, với đặc trưng văn hóa của người dân tộc Tày ở nơi đây. Đề xuất những biện pháp khai thác các giá trị văn hóa của người Tày để phát triển du lịch văn hóa. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng, Khóa luận cũng đề xuất những biện pháp cụ thể trong việc bảo tồn phát huy và khai thác những giá trị văn hóa của người Tày nói riêng, nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu nói chung để xây dựng đời sống văn hóa mới đồng thời khai thác có hiệu quả những giá trị đó để phát triển du lịch. 7. Bố cục đề tài Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận gồm 3 chương : Trần Thúy Hiền – Vh 1003 4
  11. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Chương 1: Bình Liêu (Quảng Ninh) trong cảnh quan chung của miền Đông bắc. Chương 2: Văn hóa của người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh). Chương 3: Khai thác các yếu tố văn hóa của người Tày để phát triển du lịch văn hóa ở Bình Liêu (Quảng Ninh). Trần Thúy Hiền – Vh 1003 5
  12. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Chương 1 BÌNH LIÊU (QUẢNG NINH) TRONG CẢNH QUAN CHUNG CỦA MIỀN ĐÔNG BẮC 1.1. Khái quát về huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) 1.1.1. Vài nét về sự hình thành Bình Liêu cũng như các địa phương khác của cả nước có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Xưa Bình Liêu thuộc Châu Tiên Yên, ngày 16/12/1919 (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ 4) Phủ toàn quyền ra nghị định tách hai tổng Bình Liêu và Vô Ngại của Châu Tiên Yên lập thành Châu Bình Liêu thuộc phủ Hải Ninh trong đạo quan binh thứ nhất, sau là tỉnh Hải Ninh. Đồng bào các dân tộc ở Bình Liêu có truyền thống đánh giặc giữ nước từ lâu đời, có truyền thuyết về những “hòn đá thần” có tiếng vang làm quân giặc bên kia biên giới gục ngã, lại có chuyện những người dũng sĩ cưỡi ngựa đánh giặc nay còn ghi dấu ở nhiều địa danh như Bãi Giáo, Mạ Trạt (ngựa trượt) và chuyện về giống tre mọc ngược do lời thề của người dũng sĩ khi chống gậy dừng chân. Sử sách còn ghi lại những trận đánh đuổi giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang, nhất là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX - những năm đầu thời Nguyễn bên kia là thời nhà Thanh. Trong thời thuộc Pháp từ đồn Bình Liêu, viên đội người Tày Thàm Cam Sláy thường gọi là Đội Sáng đã tổ chức binh sĩ làm binh biến. Được nhân dân hưởng ứng sau khi đánh đồn Bình Liêu nghĩa quân ra vùng rừng núi phía Đông lập căn cứ, căn cứ mở rộng đến vùng núi phía bắc Hà Cối và vùng núi PanNai của Móng Cái. Lực lượng đông dần lên tới vài trăm người đã nhiều lần tập kích cả đồn Hà Cối và uy hiếp Móng Cái. Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 2 năm, chấn động cả vùng Đông Bắc, từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1919 mới chịu thất bại. Đến cách mạng tháng 8 khi sĩ quan Nhật vừa rút chạy, nhân dân Bình Liêu và binh lính đồn Bình Liêu đã nô nức chào đón Việt Minh. Tháng 11/1945 Bình Trần Thúy Hiền – Vh 1003 6
  13. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Liêu thành lập chính quyền cách mạng. Giữa năm 1946 bọn Việt Cách theo quân chân Tưởng tràn vào Bình Liêu và đầu 1947 quân Pháp quay lại chiếm đóng, nhân dân Bình Liêu lại kiên cường kháng chiến. Cùng với chiến dịch Biên Giới ngày 25/12/1950 quân đội ta vây đánh đồn Bình Liêu, buộc quân Pháp rút chạy Bình Liêu được hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Hải Ninh. Các cơ quan đầu não của tỉnh từ đây tiến về các huyện đẩy mạnh chiến tranh du kích. Từ khi hiệp định Pari được kí kết (27/01/1973) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 1976 quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại diễn ra hết sức phức tạp. Trung Quốc tiến hành lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Năm 1978 - 1979 hàng vạn người Hoa ở Việt Nam về nước. Đầu tháng 2 năm 1979 Trung Quốc tiếp tục vận chuyển nhiều phương tiện chiến tranh ra sát biên giới, đào thêm công sự, bố trí trận địa, tỏ rõ ý đồ tấn công ta. Ngày 17/02/1979 Trung Quốc tấn công ta dọc biên giới phía Bắc hướng Bình Liêu, chúng dùng binh bộ chiếm cao điểm Cao Ba Lanh và một số điểm khác ở Đồng Văn và Hoành Mô. Toàn dân và chính quyền huyện Bình Liêu đã kết hợp với lực lượng dân quân đã chống trả quyết liệt tiêu hao nhiều sinh lực địch bảo vệ biên giới chặn đứng cuộc xâm lược của đối phương trả lại bình yên cho quê hương. 1.1.2. Vị trí địa lý Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 130km có tọa độ địa lý từ 210 27’đến 210 29’vĩ độ Bắc và từ 1070 17’ đến 1070 36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp với Sùng Tả và Phòng Thành cảng, Quảng Tây Trung Quốc (với 42,9km đường biên giới). Phía đông giáp huyện Hải Hà. Phía nam giáp với huyện Đầm Hà và Tiên Yên. Phía Tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 7
  14. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 1.1.3. Điều kiện tự nhiên 1.1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên Địa hình đất đai Bình Liêu là huyện miền núi có địa hình núi non trùng điệp với tổng diện tích tự nhiên là 471,38km2 phía đông có nhiều dãy núi cao, cao nhất là ngọn Cao Xiêm cao1330m và ngọn núi Cao Ba Lanh cao 1050m. Đất nông nghiệp rất hẹp hơn 7000ha chiếm 15,6% tổng diện tích đất đai toàn huyện. Trong đó hơn 4000ha là đồi cỏ có thể chăn thả đại gia súc, đất cấy lúa và trồng hoa màu chỉ có hơn 2000ha chủ yếu là ruộng bậc thang trải dài theo các thung lũng, vườn đồi, bãi bồi ven sông. Đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích đất toàn huyện phù hợp với trồng một số loại cây đặc sản như hồi, quế, trẩu, sở và các loài cây lấy gỗ như sa mộc, thông, keo và một số cây ăn quả. Khí hậu Bình Liêu không cách xa biển nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa, do bị che chắn bởi các dãy núi cao vì vậy khí hậu ở đây có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và kéo dài có khi xuống tới 40c, thường có sương muối. Nhiệt độ trung bình từ 17 – 220 c. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 2400mm, năm cao nhất lên đến hơn 3000mm, năm thấp nhất là hơn 1000mm. Số ngày mưa trong năm trung bình là 165 ngày, mùa mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% phụ thuộc vào độ cao, địa hình và phân hóa theo mùa, mùa nhiều mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa. Tài nguyên nƣớc Bình Liêu có nhiều sông suối phần lớn đổ về sông Tiên Yên được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trên đất Bình Liêu sông Tiên Yên là đoạn thượng nguồn lưu lượng bình quân 21,3/s (khoảng 609 triệu m3/năm). Lòng suối dốc, nhiều ghềnh mùa khô có thể lội qua được ở nhiều đoạn, mùa mưa lũ nước dâng rất nhanh, chảy dữ dội gây khó khăn cho việc đi lại. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 8
  15. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Nước ngầm: có trữ lượng lớn, đảm bảo được nhu cầu nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Chất lượng nước: chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm còn tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng tác động từ môi trường bên ngoài. Nhờ có sông suối và địa hình núi cao không những chỉ cung cấp nước cho nhân dân Bình Liêu mà còn tạo ra nhiều dòng thác đẹp như thác Khe Vằn, Khe Tiền Động - thực vật Động thực vật rất phong phú về chủng loại, trên rừng thực vật có 1020 loài thuộc 6 ngành và 171 họ, một số ngành lớn như Mộc lan 951 loài, ngành Dương Xỉ 58 loài, ngành Thông 11 loài. Động vật có khoảng hơn 120 loài trong đó lưỡng cư 11 loài, bò sát 5 loài, chim 67 loài, thú 34 loài. Khoáng sản Trong lòng đất Bình Liêu có nhiều quặng quý hiếm như vàng ở Bản Ngày (xã Vô Ngại), quặng chì, kẽm ở Ngàn Phe (xã Đồng Tâm) song hàm lượng thấp nên chưa được khai thác. Riêng nguyên liệu chịu lửa Alumin có một trường quặng lớn gồm 3 thân quặng chính tổng trữ lượng ước tính 35 triệu tấn. Ở phía Bắc có mỏ đá Grannit aplit chưa được khai thác. Hiện nay mới chỉ khai thác mỏ quặng Bô-xit ở xã Vô Ngại. 1.1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Dân cƣ Bình Liêu có nhiều dân tộc sinh sống, dân số toàn huyện trong đợt tổng điều tra ngày 01/4/1999 là 25.626 người song dân cư thưa thớt, mật độ dân số là 55 người/km2 (1999),chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 96% dân số toàn huyện. Bình Liêu có 5 dân tộc chính: Đông nhất là người Tày chiếm 58,4% dân số toàn huyện, sống tập trung thành bản làng ở vùng thấp và thị trấn. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 9
  16. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Người Dao chiếm 25,6% chủ yếu tập trung ở xã Đồng Văn và Hoành Mô. Người Sán Chay chiếm 15,4% đông nhất ở xã Húc Động. Người Kinh chiếm 3,7%. Người Hoa chiếm 0,3%. Bình Liêu là huyện có dân tộc Tày đông nhất tỉnh Quảng Ninh Kinh tế-xã hội Kinh tế bình Liêu gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ tuy nhiên huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp trồng Hồi, Quế, Trẩu, Sở, cây lấy gỗ như Sa mộc, Thông, Keo Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được chính quyền quan tâm nhưng số lượng vẫn còn ít, những năm trước đây ở Bình Liêu còn có nghề trồng Dâu, nuôi Tằm, dệt tơ nhưng hiện nay đã suy giảm nhiều. Trước đây kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn vì đi lại xa xôi, đất đai canh tác lại ít chủ yếu là đất rừng vì thế kinh tế Bình Liêu chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Giao thông đi lại, vận chuyển chỉ có quốc lộ 18C từ Tiên Yên lên Bình Liêu chạy dọc huyện men theo thung lũng Tiên Yên và tận cùng là cửa khẩu Hoành Mô. Thực hiện công cuộc đổi mới các cấp lãnh đạo huyện đã chú trọng chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế theo hướng nông – lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh kinh tế hàng hóa và chú trọng kinh tế cửa khẩu. Theo định hướng đó song hành cùng sự đầu tư cho nông – lâm nghiệp là việc đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu. Huyện đã khai thác lợi thế địa phương như sản phẩm cây đặc sản: hồi, quế và chế biến miến dong Miến dong là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình Liêu, miến được sản xuất từ củ dong riềng được trồng trên những thửa ruộng, rẫy và ruộng bậc thang tại vùng đất Bình Liêu từ tháng 3 tới tháng 11 trong năm. Trước đây miến dong được bà con sản xuất theo phương pháp thủ Trần Thúy Hiền – Vh 1003 10
  17. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch công và chỉ phục vụ cho gia đình, ít được đem bán. Hiện nay nhờ dự án đầu tư của nhà nước, nghề sản xuất miến dong ở Bình Liêu rất phát triển, vùng nguyên liệu được mở rộng bà con đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất chế biến làm sản lượng miến dong tăng lên và miến dong Bình Liêu đã được khẳng định trên thị trường là sản phẩm có chất lượng và trở thành đặc sản của Bình Liêu. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế, huyện đã từng bước đưa những ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại tại địa phương. Trong canh tác lúa để nâng cao giá trị sản xuất huyện đã đưa các giống lúa thuần, lúa lai vào ruộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương nên đem lại năng suất cao hơn, từ đó mở rộng diện tích canh tác. Cùng với trồng lúa bà con nông dân được hướng dẫn kĩ thuật trồng một số loại cây rau vụ đông có hiệu quả giúp nguồn thu nhập của nông dân ngày càng tăng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp vốn được coi là một trong những thế mạnh của địa phương, hàng năm huyện đều đề ra các chỉ tiêu tăng diện tích trồng rừng. Tính trung bình mỗi năm số lượng cây giống được gieo tạo khoảng 2 triệu cây. Bên cạnh đó huyện thực hiện các biện pháp chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi rừng để đảm bảo duy trì và phát triển nguồn lợi lâm sản. Trong 2 năm gần đây tổng diện tích trồng rừng toàn huyện đạt trên 4000ha, bình quân mỗi năm trồng mới trên 2000ha, trong đó thông Mã Vĩ chiếm 57% diện tích rừng trồng hàng năm, cây Keo chiếm 30%, còn lại là các giống cây khác đến nay độ che phủ rừng đạt 45,1%. 90% số hộ trên địa bàn huyện nhận đất rừng để sản xuất và bảo vệ, nhờ đó thu nhập của người trồng rừng từng bước được cải thiện, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ trồng rừng đạt 60 – 80 triệu đồng/năm. Nhờ có những bước đi đúng đắn sản xuất nông – lâm nghiệp trong những năm qua của Bình Liêu đã có những bước phát triển đáng mừng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có tốc tăng trưởng bình quân trên 3%/năm, sản xuất lâm nghiệp trên 5,6%/năm. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 11
  18. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Trong những năm qua hoạt động thương mại luôn phát triển khá. Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện là 420 hộ tăng 148 hộ so với năm 2002. Các chợ trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hóa và phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Từ năm 1990 cửa khẩu Hoành Mô mở lại, hàng hóa từ nội địa 2 bên Việt Nam – Trung Quốc giao lưu ngày càng tăng, hoạt động của cửa khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ của huyện. Cửa khẩu Hoành Mô chính là một điểm lưu thông quan trọng cho sản phẩm từ cây đặc sản của địa phương với hướng chủ đạo là xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2009 mặc dù với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô ước đạt 18 triệu USD trong đó xuất khẩu ước đạt 7 triệu USD. Đơn vị hành chính Hiện nay huyện Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn Xã Đồng Văn Xã Tình Húc Xã Hoành Mô Xã Vô Ngại Xã Đồng Tâm Xã Húc Động Xã Lục Hồn Thị trấn Bình Liêu 1.2. Những tiềm năng của huyện Bình Liêu có thể khai thác để phát triển du lịch 1.2.1. Những tiềm năng sinh thái tự nhiên 1.2.1.1. Thác Khe Vằn Nằm ở xã Húc Động cách thị trấn Bình Liêu khoảng 15km về phía đông, thác nằm ngay ở đầu suối Lục Ngù được tạo ra từ mạch nguồn trong núi Thông Châu. Thác Khe Vằn có độ cao gần 100m với 3 tầng thác đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Mặt bằng rộng hơn 840m2 mỗi tầng thác rộng khoảng 10- 15m2 tạo thành bể nước trong vắt. Đây là một trong những thắng cảnh độc đáo nhất của huyện Bình Liêu. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 12
  19. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Tại hội nghị thẩm định hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng cấp tỉnh từ ngày 5 – 6/11/2009 hồ sơ danh thắng thác Khe Vằn được hội đồng thẩm định thông qua và đề nghị xét duyệt công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh trong thời gian tới. Trước đó Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu đã khảo sát và có văn bản đề nghị xếp hạng danh thắng. Hồ sơ khoa học ghi rõ về lý lịch, giá trị của danh thắng được lập và thẩm định bởi các bộ phận chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. (theo tintuc BINHLIEU.COM) 1.2.1.2. Thác Khe Tiền Là thác nước cao 2 tầng nằm tại địa phận xã Đồng Văn, đây là thác nước lớn thứ hai ở Bình Liêu, ở đây phong cảnh rất đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm. Tương truyền xưa kia ở nơi đây có đá 7 màu nên nhiều người khi lên đây tham quan đều cố tìm kiếm và mang về làm kỉ niệm. Hiện nay nhờ được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và chính quyền địa phương con đường vào thác đang được nâng cấp, bê tông hóa để có thể thu hút được nhiều người đến tham quan hơn. 1.2.1.3. Núi Cao Xiêm Là ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu với độ cao 1330m, nằm ở xã Lục Hồn cách thị trấn Bình liêu khoảng 6km về phía bắc. Quanh năm ngọn núi phủ trong mây và sương mù,vào những ngày nắng to thì có thể nhìn thấy rõ ngọn núi, nếu đứng trên ngọn núi Cao Xiêm mà ngắm bốn phương thì Bình Liêu đẹp tựa bức tranh thủy mặc, từ đây có thể nhìn ra tận cửa biển Tiên Yên và đặc biệt ngọn núi Cao Xiêm còn ẩn chứa bao truyền thuyết huyền bí. 1.2.1.4. Núi Cao Ba Lanh Là ngọn núi cao thứ 2 ở Bình Liêu với 1050m, nằm ở xã Đồng Văn cách thị trấn Bình Liêu 25km về phía bắc. Trên đỉnh núi có những phiến đá mà người dân gọi là “đá thần” khi gõ vào đá phát ra tiếng kêu gần giống tiếng chuông và Trần Thúy Hiền – Vh 1003 13
  20. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch lại nghe vang cả ở các hòn đá khác. Xưa còn có truyền thuyết về “hòn đá thần” có tiếng vang làm quân giặc bên kia biên giới gục ngã, vừa huyền bí vừa gợi vẻ thiêng liêng. Từ trên đỉnh núi cao ngàn mét mây bay la đà nhìn bao quát cả một vùng biên ải với con sông biên giới uốn lượn đôi bờ thanh bình tạo khung cảnh thật đặc sắc 1.2.1.5. Cây đa lịch sử Lục Hồn Nằm ở địa phận xã Lục Hồn, cách thị trấn Bình Liêu 6km về phía bắc, tại đây ngày 20/11/1945 đã thành lập chính quyền cách mạng, đây còn là nơi diễn ra nhiều trận tập kích giết bọn thực dân Pháp. 1.2.2. Những tiềm năng sinh thái nhân văn 1.2.2.1. Đình Lục Nà Đình Lục Nà tọa lạc tại vị trí địa lý vô cùng đắc địa “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Đình Lục Nà được lấy từ tên bản Lục Nà để đặt tên cho đình, Bản Lục Nà thuộc xã Lục Hồn huyện Bình Liêu. Đình Lục Nà thờ Thành Hoàng, tương truyền Thành Hoàng là Hoàng Cần người dân tộc Tày có công lao to lớn trong việc dẹp giặc bảo vệ nhân dân, sau khi ông mất nhân dân suy tôn ông là Thành Hoàng và lập đình để tưởng nhớ ông. Đình Lục Nà không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, nơi thờ Thành Hoàng mà còn là địa điểm ghi đậm những mốc son lịch sử cách mạng, tại nơi đây ngày 20/11/1945 nhân dân các dân tộc trong huyện đã dự cuộc mit tinh thành lập Ủy ban Lâm thời huyện Bình Liêu. Ngày 06/01/1946 Ủy ban lâm thời huyện đã tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội (khóa I) nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 18/01/1946 chủ tịch và đại diện đồng bào dân tộc ở các xã đã tập trung tại đình Lục Nà để bầu ra Ủy ban hành chính huyện Bình Liêu. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 14
  21. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Trải qua thời gian, dấu vết kiến trúc đình Lục Nà xưa hiện nay đã không còn. Ngày 23/07/2009 chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đã bắt tay khởi công tôn tạo lại ngôi đình nhằm tôn vinh Thành Hoàng và bảo tồn di sản văn hóa nơi biên cương Tổ quốc. Đình Lục Nà được xây dựng trên diện tích 10.187m2 với các hạng mục công trình như: Đình chính với kiến trúc 3 gian 2 chái diện tích xây dựng là 187m2, sân hành lễ diện tích là 1031m2 , cổng đình, nhà quản lý di tích, đường vào di tích rộng 3m dài 129m, hệ thống điện Việc tu bổ tôn tạo di tích đình Lục Nà nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong khu vực. Đình Lục Nà đã được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. 1.2.2.2. Cầu treo Vô Ngại Cầu nằm ở địa phận xã Vô Ngại cách thị trấn Bình Liêu 4km về phía nam. Cầu được xây dựng năm 2003 bắc qua suối Bản Ngày. Đứng trên cầu ngắm nhìn phong cảnh trời về chiều rất đẹp, vì là cầu treo nên khi có xe qua cầu thì cầu rung mạnh nên đứng trên đây tạo cảm giác thật thú vị. 1.2.2.3. Ngày hội Soóng Cọ Bình Liêu. Được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm. Nơi đây còn lưu giữ được nguyên vẹn những giá trị dân gian độc đáo về lễ hội hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ. Theo lời người xưa kể người Sán Chỉ hát Soóng Cọ quanh năm, mọi nơi, mọi lúc mỗi khi có dịp. Hát Soóng Cọ hay còn gọi là ngày hội tháng 3 của người Sán Chỉ ra đời cách đây 300 năm. Xưa kia cứ vào tháng 3 âm lịch mỗi phiên chợ ở huyện vùng cao Bình Liêu lại trở thành hội hát Soóng Cọ. Người Sán Chỉ gọi là “Slằn nhịp hội” tức là hội tháng 3 hay còn gọi là hội Aupò. Hát Soóng Cọ là cách hát đối gồm một bên nam và một bên nữ đối diện và có thể cùng một lúc có nhiều tốp hát đối với nhau. Chợ phiên chính là nơi gặp gỡ giao lưu của các tộc người sống trong cộng đồng và cũng là nơi diễn ra hoạt động trao đổi những vật phẩm do Trần Thúy Hiền – Vh 1003 15
  22. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch chính họ làm ra với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Chợ phiên còn là nơi hẹn hò của thanh niên nam nữ giao duyên với nhau qua lời ca tiếng hát, ở đây họ đi xem, mua hàng, gặp gỡ bạn bè qua cử chỉ ánh mắt, lời nói mà nảy sinh tình cảm và mong muốn được làm quen qua lời ca điệu hát để chào nhau, thăm hỏi, kết bạn và tỏ tình cùng nhau. Nhiều cặp hát Soóng Cọ trong phiên chợ tháng 3 đã nên vợ chồng và sống với nhau đến đầu bạc răng long. Tục hát Soóng Cọ có một quy định chặt chẽ là không hát cùng với người cùng huyết thống, dòng tộc, họ hàng. Người già dạy người trẻ, người biết dạy cho người không biết để có thể đứng đối với người bạn khác. Những câu hát , lời ca hợp ý nhau hình thành cặp hát trò chuyện tâm tình với nhau thường kéo dài cả ngày. Nội dung bài hát phong phú, đa dạng, uyển chuyển, phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa. Nhiều người tham gia ngày hội được gặp gỡ, giao duyên cùng nhau uống rượu và hát Soóng Cọ suốt đêm quyến luyến không muốn về. Ở đây mỗi câu hát được cất lên là tâm tình, trải tấm lòng mình với người bạn hát đối cùng, có thể là người bạn mới gặp trong ngày hội nhưng cũng có thể là những người bạn từ thời thanh niên thầm yêu trộm nhớ, họ gặp lại nhau trong ngày hội và những câu hát với làn điệu du dương, êm ái, khoan thai, nhẹ nhàng đã làm lắng đọng và tạo nên sự gần gũi để động viên nhau, truyền cho nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong cuộc sống, những dự định ước mơ và gửi gắm trong đó những tình cảm thầm kín. Cứ như vậy lời hát thánh thót kéo dài suốt đêm hội. Lời bài hát thật sâu lắng, tình cảm: “ chàng đến muộn em mong đợi chàng, Con ngựa chân ngắn chàng đến muộn, Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất. Chàng đến muộn hoa đẹp không còn, Phượng hoàng bay qua đỉnh đẩu rừng, Trăng lặn phía tây sao mọc lại, Trần Thúy Hiền – Vh 1003 16
  23. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Có phúc mới gặp người đồng hương, Khác nào tiên nữ ra ca hát ” Qua đêm hội đến ngày hôm sau trên những con đường về thôn bản, những đôi trai gái vẫn còn lưu luyến, bịn rịn chưa muốn rời xa. Trong ngày hội tháng 3 hát Soóng Cọ được coi là tâm điểm và bên cạnh đó còn có làn điệu hát then cùng cây đàn tính của người Tày, hát giao duyên, hát đối của người Dao và các làn điệu dân ca của các dân tộc trên địa bàn huyện. Chính vì vậy hội tháng 3 cũng là dịp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vừa mang tính đồng tộc vừa mang tính cộng đồng sâu sắc. Những trang phục rực rỡ của người Dao, màu chàm tím của người Sán Chỉ, chiếc áo dài chất liệu gấm đen và cây đàn tính của người Tày cùng với lời ca, điệu múa và phiên chợ tất cả tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc rực rỡ sắc màu, một không khí tưng bừng mang sắc thái của di sản văn hóa truyền thống vùng đông bắc của Tổ Quốc. Một trong những nội dung không thể thiếu trong ngày hội tháng 3 là các cuộc thi nghề truyền thống giữa các thôn bản như: đan quang gánh mạ ; các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, thi nấu ăn đã thu hút đông đảo thanh niên các dân tộc tham gia, tạo được một sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc trong ngày hội. Lễ hội hát Soóng Cọ là một di sản văn hóa tinh thần quý báu thể hiện truyền thống tốt đẹp và bản sắc riêng của tộc người Sán Chỉ ở Bình Liêu, có một sức sống mãnh liệt với thời gian. Với nội dung phong phú, ca ngợi quê hương đất nước, khát vọng về tình yêu đôi lứa, khuyên nhủ con người phải lao động hăng say, ca ngợi những đức tính tốt chê bai những kẻ lười biếng, là món ăn tinh thần của người lao động, thể hiện ước mơ, lý tưởng vươn tới trong cuộc sống của con người. Những năm gần đây lãnh đạo huyện Bình Liêu chỉ đạo tổ chức ngày hội tháng 3 thành ngày hội văn hóa dân tộc – chợ phiên vùng cao và sẽ giao cho Trần Thúy Hiền – Vh 1003 17
  24. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch từng xã tổ chức với yêu cầu phải thể hiện được sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên và phản ánh đầy đủ cảnh sinh hoạt, cuộc sống của bà con với những phong tục tập quán từ ngàn đời. Tham gia vào ngày hội bạn sẽ cảm nhận được những nét văn hóa riêng có, rất độc đáo về một lễ hội của người dân tộc Sán Chỉ ở Bình Liêu – Quảng Ninh đang cần được gìn giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay và mai sau. (theo bài Soóng cọ Bình Liêu – báo nhân dân) 1.2.2.4. Ngày hội “sán cố” Nếu người Sán Chỉ có ngày hội Soóng cọ vào tháng 3 âm lịch thì ngày hội sán cố là ngày hội của dân tộc Dao. Được tổ chức ở xã Đồng Văn nơi tập trung đông người Dao sinh sống nhất. Ngày hội này còn được người dân gọi là chợ tình được diễn ra vào ngày mùng 4/ 4 âm lịch hàng năm, tại ngày hội cũng diễn ra các trò chơi dân gian thi nấu ăn, đẩy gậy, kéo co, hát đối ngày hội này đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương các vùng lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh tham gia. Trong ngày này tiểu thương nhiều nơi đổ về buôn bán phục vụ người tham gia hội. 1.2.2.5.Chợ phiên vùng cao Bình Liêu Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ (3,7,11,15,17 trong tháng 3 âm lịch hàng năm). Ngày nay do điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng đã khá lên, nhu cầu mua bán ngày càng nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp thường xuyên hơn nhưng đông nhất vẫn là ngày chủ nhật hàng tuần. Thời gian họp chợ từ 7h sáng đến 5h chiều. Trước ngày về chợ nam, nữ chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp vì với họ về chợ là cả một ngày hội, họ tha hồ thả sức vui chơi, giải trí sau một thời gian lao độn mệt nhọc, đây còn là dịp để tự tình qua lời ca tiếng hát. Tham gia chợ phiên không những chỉ có đồng bào các dân tộc trong huyện mà còn có một số người buôn bán từ khu Đồng Tông - Trung Quốc cũng đi chợ Trần Thúy Hiền – Vh 1003 18
  25. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch phiên Bình Liêu. Hàng hóa trao đổi trong chợ chủ yếu là các loại nông, lâm, thổ sản do nhân dân trong vung nuôi trồng được như: gia cầm, miến dong, các loại dầu quế, hồi, sở, các loại lá thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt hơn cả là mật ong rừng. Đã từ lâu mật ong được coi là thứ hàng đặc sản cho những du khách có dịp đi qua nơi này. Nếu một lần có dịp lên Bình Liêu hãy tham gia phiên chợ và cảm nhận đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu. 1.2.2.6. Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô Bình Liêu có thế mạnh là có cửa khẩu Hoành Mô, nằm trên địa phận xã Hoành Mô. Đây là cửa khẩu quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Cửa khẩu Hoành Mô cách thị trấn Tiên Yên 55km có đường ô tô nối liền huyện Bình Liêu và Tiên Yên chạy theo lưu vực sông Tiên Yên. Bên kia biên giới là thị trấn Đồng Tông, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, có đường đập qua sông Ca Long, đoạn thượng nguồn Ca Long này bình thường chỉ là dòng suối cạn giữa bãi đá cuội, mùa lũ thì nước dâng ngập đập. Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 quân đội Trung Quốc đã chiếm cứ và phá hủy vùng này trong vòng một tháng. Từ năm 1990 cửa khẩu mở lại, hàng hóa từ nội địa đôi bên giao lưu ngày một tăng. Ngoài nguồn thu thuế, hoạt động cửa khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ huyện Bình Liêu. Nhà kiểm soát liên ngành cửa khẩu Hoành Mô đã được xây dựng nhằm đáp ứng tốt hơn việc lưu thông hành hóa giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Nhân dịp kỉ niệm 90 năm thành lập huyện Bình Liêu đã gắn biển chào mừng cho công trình nhà kiểm soát liên ngành này. 1.3. Tiểu kết chương 1 Là một huyện miền núi biên giới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng tiềm năng của Bình Liêu rất lớn. Đây cũng là vùng đất có nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo, mặc dù không có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhưng thiên Trần Thúy Hiền – Vh 1003 19
  26. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch nhiên đã ban tặng cho Bình Liêu những thắng cảnh đẹp, phong cảnh hữu tình mà lại thiêng liêng và bí ẩn. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về các dân tộc nơi đây lại náo nức với các lễ hội của dân tộc mình, vào những dịp này đồng bào các dân tộc lại quần tụ, bày tỏ tình cảm thân ái, ôn lại truyền thống, học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Những câu chuyện truyền thuyết, những chuyện thời ban sơ, những câu ca dao, điệu then, sóong cọ của những chàng trai cô gái người Dao, người Sán Chỉ, người Tày lại vang lên, thể hiện vét văn hóa dân tộc độc đáo của người Bình Liêu. Chương I của khóa luận đã khái quát một số nét về huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tiềm năng của huyện có thể khai thác phát triển du lịch. Đây là yếu tố tiền đề kết hợp với việc tìm hiểu văn hóa người Tày ở chương II từ đó định hướng cho việc phân tích tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Bình Liêu ở chương III. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 20
  27. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Chƣơng 2.VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÁY Ở BÌNH LIÊU (QUẢNG NINH) 2.1. Khái quát về dân tộc Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) 2.1.1. Lịch sử hình thành và sự phân bố Viết về dân tộc Tày ở Quảng Ninh Thiếu tá Reversery (trong Revoi Indochinoise-1905) cho rằng khu vực Tày chỉ giới hạn ở phía bắc vùng biển trong quân khu Móng Cái. Nhưng trong khu vực Hán -Việt vẫn có những nhóm lẻ tẻ nói tiếng Tày sống lẫn lộn với người Hán và người Việt ở các cánh đồng cũng như trên dãy núi phía Nam. Theo ông có hai nhóm Tày đến địa phương trong những điều kiện khác với những điều kiện mà người Tày đến sinh cơ lập nghiệp ở những vùng đất khác của Đạo quan binh thứ nhất. Trong khi tiếp xúc với người Hán và người Việt họ mất dần các đặc điểm của tộc người mình, kể cả tiếng nói. Hai nhóm đó là nhóm Phén và nhóm Thủ. Tên Phén là tên tự gọi, người Tày và người Việt đều gọi là Phén, người Hán và những dân tộc miền núi nói tiếng Hán thì gọi là Phén Lão. Người Phén nói rằng họ đến từ huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đến đây từ rất lâu đời, có nơi còn trước cả người Việt. Trước khi xứ sở bị xâm chiếm đàn ông Phén ăn mặc như người Việt, phụ nữ thường mặc một chiếc áo dài và một yếm thêu như phụ nữ Sán Chỉ, khi sống giữa người Hán thì ăn mặc theo người Hán trừ cách đội khăn kể cả nam lẫn nữ giống như người Việt. Họ cũng ăn trầu, nhuộm răng đen nhất là phụ nữ. Tên Thổ hay còn gọi là Thổ Nhằn hoặc Thôn Nhằn theo Reversery, Thổ Nhằn là do người Hán và người Mán nói tiếng Hán gọi, còn người Việt gọi họ là Thổ Nhân. Đồng bào tự gọi là Hờn Bạn (Hờn Bạn có lẽ là Cần Bản, người làng, đúng nghĩa với Thôn Nhân). Họ đến vùng đất này từ Khâm Châu, một huyện của tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc từ hàng chục đời nay. Khác với những Trần Thúy Hiền – Vh 1003 21
  28. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch người đồng tộc (Tày) ở các địa phương khác của Đạo quan binh thứ nhất hai nhóm Phén và Thổ ở đây dễ hòa vào người Việt và người Hán. Theo Lagarrue trong Ghi chú về dân tộc học tại tỉnh Móng Cái thì Phén Nhằn lại có hai ngành được tách ra bởi một cây phả hệ. Đó là Phiên Nhằn và Cấn Phén Nhằn. Từ Cấn biểu thị người Phén ở vùng cao hẳn là Cấn Phén Nhằn cư trú ở chân núi, trong khi Phén Nhằn mặc áo ngắn ngụ tại đồng bằng hoặc các thung lũng. Người Phén Nhằn khi thì đội đầu theo kiểu người Việt khi thì để tóc theo kiểu Trung Hoa, tùy theo nơi đó người nào chiếm ưu thế hoặc theo thời tiết. Nói chung nhà của họ làm trên sàn cột, dưới gầm sàn là nơi nhốt súc vật. Người Phén Nhằn có ngôn ngữ riêng, người ta thường gặp họ nhất là ở vùng Quảng Nam Châu, trong thung lũng thấp của dãy núi lớn, đầu nguồn của các con sông vùng duyên hải, sông Tiên Yên và sông Ca Long. Còn Thủ Nhằn thì người Việt gọi đó là Thổ (nghĩa là người của đất) cũng có thể với nghĩa là bản địa. Dường như họ cư trú trong vùng Kiến duyên, thượng lưu sông Tiên Yên, Hậu cơ. Phụ nữ Thổ mặc quần áo bằng vải bông xanh, thêu hoặc thêm vào một vài viền trắng. Rất nhiều người Thổ sống rải rác xung quanh các dãy núi và xen lẫn với người người Việt cho tới tận bờ biển. Về ngôn ngữ người ta ghi nhận rằng người Thổ và người Phén đều có quan hệ về cùng một tiếng nói. Qua so sánh các ngôn ngữ khác người ta phân thành 5 nhóm, 2 nhóm đầu dường như có một quan hệ thân thuộc nào đó. 1. Pủn Tỷ Hạc, Hạc, Ngái, Hắc Cá 2. Sán Dìu, Sán Chỉ Hà, Sán Chỉ 3. Thủ và Phén 4. Pan y 5. Việt Về dân số theo cuốn Tiểu dẫn về tỉnh Hải Ninh (năm 1932) Bình Liêu có 5700 người thì Thổ chiếm ¾. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 22
  29. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Trong cuốn Lược chí địa lý khu tự trị vùng Hải Ninh của Voòng A Sáng (năm 1949) có đề cập đến người Thổ và cho rằng “người Thổ từ Quảng Tây- Trung quốc phiêu bạt sang đã nhiều đời, quây quần tại Bình Liêu, các chân núi màu mỡ thuộc Tiên Yên, vùng sâu cuối sông Ba Chẽ thuộc Đình Lập, vùng cuối sông Kỳ Cùng ” Nhưng nhìn chung Tày vẫn là tên gọi thống nhất, đại diện cho tất cả các nhóm có những tên gọi mang tính địa phương. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì Tày và Nùng là những cư dân có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khối Bách Việt xưa, sau khi thiết lập đường biên giới Việt - Trung, các cư dân Tày, Nùng, Thái (gọi chung là Tày – Thái) ở hai nước được hình thành và phát triển với những điều kiện riêng. Tày là tên gọi đã từ lâu đời, có thể vào nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên. Là cư dân đã sinh sống lâu đời ở vùng đất đai như hiện nay thuộc các tỉnh miền núi phía bắc, người Tày còn lưu lại nhiều chuyện cổ về nguồn gốc của dân tộc mình như Nạn Hồng Thủy, Báo Luông Slao Cải, hay Pú lương quân Việc thành lập quốc gia Âu Lạc với nhiều thành phần tộc người: Lạc Việt, Âu Việt nghĩa là những cư dân Việt - Mường và Tày cổ, là một thực tế lịch sử một khi đường biên giới quốc gia được hình thành, hơn nữa không trùng với đường ranh giới tộc người thì việc qua lại giữa bên này biên giới và bên kia biên giới của những người đồng tộc vẫn là một thực tế. Qua quá trình phát triển của lịch sử tộc người, một bộ phận người Tày ở một số địa phương đã hòa vào người Việt, ngược lại có một số người Việt đến làm ăn sinh sống ở miền núi biên giới nơi có đông người Tày cư trú đã hòa vào người Tày ở địa phương và tại Bình Liêu địa bàn vừa là núi vừa là biên giới cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 1989 cả tỉnh Quảng Ninh có 23130 người Tày thì huyện Bình Liêu đã có 10758 người (chiếm 46%). ( theo Dư địa chí Quảng Ninh) Trần Thúy Hiền – Vh 1003 23
  30. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 2.1.2. Thực trạng đời sống chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội Kinh tế Cũng như phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số khác nhau trên địa bàn, cộng đồng các dân tộc thiểu số khác trong cả nước đời sống kinh tế-xã hội của người Tày ở Bình Liêu vẫn còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn. Sản xuất chính vẫn là nông nghiệp – lâm nghiệp nhưng kỹ thuật canh tác vẫn còn lạc hậu, trình độ thâm canh thấp. Cuộc sống hàng ngày vẫn còn phụ thuộc lớn vào tự nhiên. Hiện tượng phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật vẫn còn diễn ra phổ biến trực tiếp đe dọa tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái. Do người Tày đã định cư ở Bình Liêu lâu đời nên đồng bào đã sớm biết cách trồng lúa nước, ngoài trồng lúa, hoa màu người dân ở đây còn đào ao, thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng. Lịch sinh hoạt sản xuất của người Tày cũng giống như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Liêu: Thời gian Nội dung công việc Tháng 1 Ăn tết Nguyên đán, chọn ngày tốt làm lễ xuống đồng, phát nương trồng ngô, màu. Tháng 2 Tiếp tục trồng các loại ngô, màu Tháng 3 Trồng ngô, vun xới ngô, màu, cày bừa ruộng, gieo mạ Tháng 4 Tiếp tục cày bừa ruộng làm mương phai Tháng 5, tháng 6 Nhổ mạ, cây, thu hoạch màu Tháng 7, tháng 8 Chăm sóc lúa, thu hái lâm, thổ sản Tháng 9, tháng 10 Thu hoạch lúa, làm lễ cơm mới, sửa chữa nhà, tiến hành các nghi lễ cưới hỏi. Tháng 11, tháng 12 Tiến hành các nghi lễ cưới hỏi, đây là thời gian bà con nghỉ ngơi, thăm hỏi họ hàng, chuẩn bị ăn tết nguyên đán và đón một mùa sản xuất mới. Văn hóa Trần Thúy Hiền – Vh 1003 24
  31. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Tỷ lệ đói nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều, trừ những người Tày sinh sống ở khu vực thị trấn và một số khu vực thị trấn và một số có thu nhập cơ bản ổn định. Những người Tày sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa huyện Bình Liêu đều xếp vào các diện khó khăn, đã hạn chế khả năng tiếp thu nâng cao dân trí của người dân. Nhưng gần đây được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các chính sách của nhà nước gần đây các gia đình đã cho con em đi học song vẫn còn tỷ lệ bỏ học và tái mù chữ. Một số bộ phận học sinh vùng cao đi học chưa đều, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 còn thấp, chất lượng giáo dục thấp, chuyển biến chậm. 2.2. Những đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày ở Bình Liêu 2.2.1. Văn hóa vật thể Theo Bách khoa toàn thƣ Việt Nam “văn hóa vật thể là tất cả các sáng tạo hữu hình của con người mà xã hội học gọi chung là đồ tạo tác bao gồm nhà cửa, vũ khí, thức ăn ” 2.2.1.1. Kiến trúc dân gian (nhà ở) Không giống với phong cách du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác người Tày luôn có tư tưởng ổn định về nơi ở từ đó mới tính chuyện làm nương, trồng ngô lúa. Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản, mỗi bản có từ 20 đến 100 nóc nhà, nhiều bản hợp thành một xã. Bản (làng) của người Tày được dựng ở chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối trên các cánh đồng. Tính cộng đồng của bản làng xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày. Nhà ở của người Tày có nhà sàn, nhà đất và một số bản giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Ngôi nhà sàn không chỉ là nơi cư ngụ truyền đời của gia đình, dòng họ mà còn là cái nôi diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống và là Trần Thúy Hiền – Vh 1003 25
  32. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch nơi trú ngụ và thờ cúng tổ tiên Nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói tranh hay lá. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Xưa kia nhà sàn được sử dụng một cách tổng hợp, bên trong gồm hai phần: phần trong và phần ngoài. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài nữ ở trong buồng. Ở những gia đình khá giả nhà sàn được xây dựng bằng gỗ tết có ván bưng xung quanh nhà và lót sàn, mái lợp ngói, trông rất khang trang. Cũng như các dân tộc khác người Tày ở Bình Liêu khi làm nhà phải chọn đất, xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong ngày vào nhà mới chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau. Trải qua sự phát triển hàng thế kỷ người Tày Bình Liêu vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà của mình sao cho nó phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống. Chính điều này đã tạo dựng nên một phong cách riêng của dân tộc Tày. Hiện nay kinh tế phát triển đời sống nhân dân được nâng cao nhà ở của người Tày ở Bình Liêu đã không còn nhiều nhà sàn nữa mà phần lớn đã xây bằng gạch hoặc các vật liệu hiện đại, có nhà khang trang, hiện đại như ở thành phố. 2.2.1.2. Trang phục Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc mặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài. Nhóm Phén thường mặc áo màu nâu. Trang phục nam: Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cánh bốn thân, áo dài năm thân, khăn đội đầu, quần và giầy vải. Áo cánh bốn thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và hai túi nhỏ phía dưới hai thân trước. Trong dịp tết, lễ hội nam giới mặc thêm loại áo dài năm thân, xẻ nách phải, đơm cúc vải hay đồng. Quần cũng làm bằng vải sợi bông chàm như áo, cắt Trần Thúy Hiền – Vh 1003 26
  33. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội màu chàm quấn trên đầu theo lối chữ nhân. Trang phục nữ: Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại bốn thân, xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặc lót phía trong áo dài. Áo dài cũng là loại năm thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy nhưng gần đây phổ biến mặc quần. Đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới, kích thước có phần hẹp hơn. Khăn người phụ nữ Tày cũng có loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo kiểu mỏ quạ của người kinh. Nón của phụ nữ Tày rất độc đáo, nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Trang sức của họ cũng đơn giản song đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích và đôi khi họ đeo túi vải. Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục người Tày ở đây không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến đồng nhất trên trang phục nam nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo dài màu chàm. Nhiều tộc người khác cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác nhau trên trang phục. Ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Trang phục của bé trai người Tày cũng giống trang phục của nam giới người Tày, trang phục của bé gái thì giống trang phục của nữ giới. Trang phục của người Tày chỉ đơn giản một sắc chàm nét đặc sắc thể hiện ở những màu hoa văn trên vải của họ. Loại vải dệt hoa văn màu đen trên nền vải trắng là loại vải để may mặt chăn, trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một màu đen trên nền trắng như thế này người Tày lại phát triển trang trí theo một hướng khác, gài màu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công, đó là thổ cẩm. Thổ cẩm có loại Trần Thúy Hiền – Vh 1003 27
  34. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch hình vuông để may mặt địu, có thể thức bố cục hoa văn đăng đối. Bao gồm những diềm và hoa văn bỏ ô ở khu vực trung tâm trang trí. Ngoài ô quả trám đã xuất hiện các biến thể như ô hình tám cạnh, hình vuông, hình chữ nhật, tạo cho đồ án trang trí có đường nét cấu tạo phong phú đa dạng hơn. Có loại thổ cẩm bố cục hình chữ nhật để làm mặt chăn, màn che. Những tấm màn che mà vị trí là ở các nơi thờ cúng tổ tiên người ta thể hiện các đề tài liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo như thêm đường diềm phía trên – tương ứng với cõi trời, có hình các vị thần linh, bảo hộ cho sự sống bình an của con người hoặc thêm đường diềm phía dưới – tương ứng với cõi đất và có hình chim muông là biểu tượng cho cuộc sống, cây cỏ, muông thú trên mặt đất. Ngoài ra còn có nhiều hình họa tiết như các chữ Hán, hình hoa văn cách điệu Màu sắc rực rỡ phối hợp với các màu nguyên sắc có độ tương phản cao, có những sắc trầm hoặc tươi sáng, các sắc thái khác nhau cho thấy thổ cẩm của người Tày không gò bó trong quy thức hòa màu hạn chế nào, cho thấy sức sáng tạo phong phú và đa dạng của nghệ nhân nhiều thế hệ. Đó cũng là những dấu ấn của sự phát triển trong trang trí dệt dân gian của người Tày để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống ngày một đa dạng phong phú. Bố cục hình vuông của thổ cẩm, hình chữ nhật của loại thổ cẩm làm mặt chăn, hoặc màn che có quy định phía trên và phía dưới là những bố cục riêng có trong trang trí dệt của người Tày mà các dân tộc anh em không có. 2.2.1.3. Công cụ lao động, sản xuất, chiến đấu Xưa người Tày chủ yếu canh tác nương rẫy do địa hình liền kề núi, có nhiều mảnh đất màu mỡ thuận tiện cho trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng lúa nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, bắc phai làm cọn lấy nước tưới ruộng. Trước đồng bào dùng cày chìa vôi, bừa răng bằng gỗ, hoặc dùng trâu dẫm đất cho nhuyễn thay cho lượt cày thứ nhất, có lúc phải dùng đến bốn, năm con trâu nhưng hiệu quả kinh Trần Thúy Hiền – Vh 1003 28
  35. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch tế thấp. Nay nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật người Tày đã biết sử dụng nhiều máy móc hiện đại như máy cày, máy bừa để phục vụ sản xuất, tốn ít sức lao động mà hiệu quả kinh tế cao. Họ thường đập lúa ở đồng trên những máng gỗ gọi là Loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà, nay thì đã có máy tuốt lúa, máy gặt, máy đập giúp cho việc thu hoạch đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả chăn nuôi phát triển với các loại gia súc, gia cầm. Trước kia người Tày Bình Liêu còn có nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải tuy nay đã không còn nhưng trong nhiều gia đình vẫn còn có máy dệt để dệt những tấm thổ cẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt. Vũ khí của dân tộc Tày gồm: súng kíp, dao, bẫy vừa dùng để săn bắn vừa dùng để tự vệ, bảo vệ con người khỏi thú dữ và kẻ thù. 2.2.1.4. Phƣơng tiện vận chuyển Là cư dân sống trên vùng cao, địa hình hiểm trở, có sự đan xen giữa núi và các sông suối nên giao thông gặp rất nhiều khó khăn. Người Tày sử dụng sức người là chính trong giao thông vận chuyển. Khi lao động sản xuất, vận chuyển lương thực, hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai. Còn đối với những thứ to, cồng kềnh thì dùng sức người khiêng, vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra họ còn dùng mảng để chuyên chở. Ngày nay nhờ sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của dân tộc Tày đã bớt khó khăn họ đã và đang sử dụng nhiều phương tiện cơ giới trong sinh hoạt. 2.2.2. Văn hóa phi vật thể Theo từ điển tiếng việt “văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hóa chung, đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, các hoạt động trí tuệ cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên trên ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới Trần Thúy Hiền – Vh 1003 29
  36. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch nhiều hình thức, đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, hệ tư tưởng ” 2.2.2.1. Ngôn ngữ, chữ viết Trong giao tiếp hàng ngày với các dân tộc khác người Tày vẫn sử dụng tiếng Việt còn trong gia đình, họ hàng, thân quen cùng biết tiếng Tày thì họ sử dụng tiếng Tày. Tiếng Tày là tiếng nói của người Tày, là văn nói, là khẩu ngữ có chữ viết riêng là chữ Hán nôm. Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tượng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỉ XV dạng chữ này thường được dùng cho cúng tế, ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng. Khi chính phủ quy định viết hệ ngôn ngữ này, vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu. Tiếng Tày có quan hệ mật thiết với tiếng Nùng. Chữ Tày được sử dụng cách đây khoảng 300 năm và trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử đã trở thành một phần tất yếu của văn hóa Tày. Ngày nay đối với dân tộc Tày ở Bình Liêu nói riêng và cộng đồng dân tộc Tày nói chung, tiếng Tày không chỉ là một phương tiện giao tiếp đơn thuần mà là một tài sản phi vật thể vô giá, là niềm tự hào dân tộc, là một thứ tôn giáo đặc biệt của tâm hồn. 2.2.2.2. Văn học nghệ thuật dân gian Người Tày có kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại như truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động đấu tranh của dân tộc Tày. Đối với người Tày khu vực Bình Liêu hát then là loại hình văn nghệ dân gian có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần, không chỉ đơn thuần là hình thức diễn đạt nội dung bằng nhạc điệu, phương thức giao lưu giao duyên giữa đôi trai gái với nhau mà hát then đã được người Tày xưa gắn vào các hoạt Trần Thúy Hiền – Vh 1003 30
  37. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch động tín ngưỡng, tâm tình khi lấy những làn điệu, câu hát then này để lảy then, bói then, cúng then Nửa thế kỉ trước người Bình Liêu vẫn còn ông già mù Lô Chính, một nhân vật được coi là tài hoa của bản người Tày, chống gậy lang thang đi hát then, bói then, cúng then khắp các ngả rừng như kiểu hát đúm, hò biển của người vùng sông nước Hà Nam (Yên Hưng), hát Sán cố, Soóng cọ của người Sán Dìu, người Dao. Hát then được sử dụng làm phương thức giao duyên giữa trai gái người Tày. Bởi vậy từ những câu hát then đầy sáng tạo của ông già mù Lô Chính nhiều chàng trai Tày đã tìm được vợ hiền, vợ đẹp. Kế thừa học hỏi tài hoa của ông già mù Lô Chính về cách vận các lời then mới vào điệu then cúng cổ, ghi lại những giai điệu, những khúc ngoặc, chuyển, nối các đoạn then ông cán bộ văn hóa Ngô Đức Nguyên cũng tập tành sáng tác then và lâu dần hát then đã ngấm vào con người ông lúc nào không hay. Trong suốt gần 60 năm qua ông Ngô Đức Nguyên (giờ đã 80 tuổi) đã sưu tầm và sáng tác hàng trăm ca khúc then, đặc biệt ông khá thành công với các ca khúc then mới. Nhiều ca sĩ không chuyên biểu diễn bài hát then do ông sáng tác đã đạt nhiều giải cao tại các hội diễn khu vực và tỉnh. Để các khúc hát then đến được với công chúng, cũng là để phục hồi, phát huy vốn văn hóa quý báu của dân tộc, ông Ngô Đức Nguyên đã cho in hàng chục đầu sách viết về các bài hát then. Nối tiếp ông Ngô Đức Nguyên, hiện nay đội ngũ sáng tác và đặt lời mới theo điệu hát then ở Bình Liêu đã đông đảo hơn, chất thơ và sự tươi mới trong ngôn ngữ then cũng đậm nét và sâu lắng hơn. Nhiều câu lạc bộ hát then của các xã đã được hình thành, có thể kể đến nhiều nhân vật như: Lương Thiêm Phú (câu lạc bộ Chang Nà, xã Tình Húc), Trần Đức Xuân, Hoàng Quý, Lục Thị Hoa (câu lạc bộ Thị trấn), Hoàng Tú Long, Cam Thị Sinh (câu lạc bộ xã Vô Ngại), Lý Thị Hồng, La Quảng Sinh (xã Lục Hồn) nhiều tác phẩm đã chuyển thể song ngữ (lời Tày - Việt) với sức truyền bá sâu rộng trong đời sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế, cuộc sống hiện đại, then hiện nay được thể hiện khá phong phú và linh động, mượt mà, đi vào lời ru con trẻ, đời Trần Thúy Hiền – Vh 1003 31
  38. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch sống tinh thần của người dân thông qua các lễ hội, đám cưới, đám ma, tục thờ cúng Tuy nhiên cũng vì chạy theo xu thế phát triển hiện đại nên nhiều làn điệu hát then cổ Bình Liêu đang bị mai một dần. Để khắc phục điều này, từ nhiều tháng qua Sở Văn hóa – thể thao và Du lịch đã tiến hành thực hiện đề tài phục dựng tục hát then của người Tày vùng Bình Liêu. Đề tài được chia làm hai phần: phục dựng hát then đàn tính và phục dựng hát then cổ. Hát then đàn tính mang tính hiện đại hơn, các ca khúc then mới với phần lời gần gũi, phong phú, uyển chuyển cùng tiếng đàn tính khiến khúc hát có âm hưởng, nhạc điệu, người nghe dễ cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của ca khúc. Hiện nay những người thực hiện đề tài này đã mời được sáu cụ già ở xã Tình Húc có sự hiểu biết về hát then để truyền dạy cho lớp trẻ, các cụ đã truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu, những đặc trưng của ca khúc then cũng như cách hát then sao cho đúng, cách gieo vần, luyến láy, ngắt quãng, ngắt nhịp qua đó làm cơ sở nghiên cứu, bảo tồn và phát huy loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Sắp tới huyện Bình Liêu sẽ tiến hành tổ chức một buổi biểu diễn hát then – đàn tính do các nghệ nhân nói trên và các học trò tham gia. Nhằm giới thiệu đến nhân dân một cách đầy đủ nhất về hát then đàn tính ở Bình Liêu, đồng thời lấy hình ảnh tư liệu lưu trữ và nghiên cứu. Tiếp theo hát then đàn tính, Sở sẽ tiến hành phục dựng hát then cổ, trong đó đi sâu vào cấp sắc then, tức lễ công nhận cấp bậc cho các bà, Thầy hát then và lảu then, tức diễn xướng nghi lễ hát then. Nhờ nhiều tấm lòng yêu mến, gìn giữ phát huy vốn văn hóa truyền thống đến nay hát then của người Tày Bình Liêu không chỉ giữ được những nét đặc sắc nguyên gốc mà còn được làm phong phú, hòa nhập với hơi thở cuộc sống, tạo sức sống cho loại hình nghệ thuật cổ này. Khi hát then nhạc cụ mà người Tày sử dụng đó là đàn tính. Đàn tính là nhạc cụ sử dụng phổ biến ở người Tày. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô, cần đàn làm bằng gỗ, dây đàn làm bằng tơ, Đàn có thể Trần Thúy Hiền – Vh 1003 32
  39. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch có hai hoặc ba dây. Đàn tính thường dùng trong nghi lễ, đệm cho hát hát then, ngày nay còn dùng biểu diễn trên sân khấu. Ngoài hát then người Tày còn có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư là lối hát giao duyên thường được hát trong hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay có khách đến bản Tất cả các loại hình nghệ thuật dân gian đó góp phần làm giàu đẹp thêm đời sống văn hóa của người Tày Bình Liêu nói riêng và dân tộc Tày trên địa bàn cả nước nói chung. (theo bài Bình Liêu xứ sở của những điệu si, then mượt mà – báo Quảng Ninh) 2.2.2.3. Tôn giáo tín ngƣỡng dân gian truyền thống Đồng bào Tày Bình Liêu không theo tôn giáo nào cả, cả huyện không có chùa, nhà thờ các gia đình và dòng tộc có tập tục thờ cúng tổ tiên vào các ngày lễ tết. Đây cũng là một tín ngưỡng quan trọng của người Tày. Người Tày rất coi trọng Táo quân và Thổ công, họ quan niệm bếp không có lửa thì điều xấu sẽ đến do đó bếp thường xuyên có lửa. Đối với họ Táo Quân là vị thần bảo vệ người và gia súc, nơi thờ vị thần này được đặt ngay cạnh bếp, rất đơn giản, chỉ là một ống tre được dán giấy đỏ làm ống hương. Khi gia đình có việc đại sự hoặc xảy ra các việc như bệnh tật, mất trộm, gia súc ốm đau thường phải cúng báo cho thần bếp biết, xin thần bếp chứng giám và phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Thổ công đối với người Tày là vị thần bảo vệ mùa màng, bản làng. Hàng năm người Tày cúng thổ công vào dịp tết nguyên đán. Tết nguyên đán cũng là tết lớn nhất trong năm, các bàn thờ được trang hoàng, dán giấy đỏ. Ngày 30 tết người Tày cất tất cả những dụng cụ sản xuất và đồ dung trong nhà như dao, rựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để cho chúng nghỉ ngơi ăn Tết. 2.2.2.4. Phong tục tập quán * Quan hệ dòng họ, gia đình, gia tộc Trần Thúy Hiền – Vh 1003 33
  40. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Người Tày có quan hệ dòng họ rất chặt chẽ, trưởng họ có vai trò khá lớn trong mọi vấn đề của dòng họ như cưới xin, ma chay, làm nhà mới, giải quyết bất hòa trong mọi mối quan hệ. Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ, trước đây tồn tại những gia đình lớn nhiều thế hệ (thường là nhà con trai trưởng). Ngày nay người Tày ở Bình Liêu có rất ít những gia đình lớn ba, bốn thế hệ cùng chung sống mà chỉ tồn tại các gia đình nhỏ hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Con cái sinh ra lấy họ bố, trong cả những trường hợp con trai đi làm rể đời (có những nhà chỉ sinh con gái mà không có con trai thì một người con rể sẽ ở lại nhà vợ và thờ cúng hương hỏa cho nhà vợ) con sinh ra vẫn lấy họ bố. Đây là một trong những đặc trưng phản ánh rõ nét tính phụ quyền của người Tày. Trong gia đình vai trò của người bố, người chồng luôn là trụ cột, quyết định mọi việc lớn nhỏ. Sau người bố người con trai trưởng có vai trò to lớn trong gia đình. Vì vậy người Tày rất mong muốn sinh được nhiều con trai, trong gia đình người vợ có quyền tham gia ý kiến về công việc, là lao động chính trong gia đình, là người trực tiếp nuôi dạy con cái, nhưng quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về người chồng. Quan hệ hôn nhân của người Tày là hôn nhân đối ngẫu, tiến bộ một vợ một chồng theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ. Quan hệ trong gia đình tuy đã giảm bớt một số quy định khắt khe không như trước đây, nhưng thường con dâu vẫn không được ngồi ngang hàng hoặc ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng. Bố chồng, anh chồng không vào buồng con dâu, em dâu. Khi nhà có khách vợ và con gái thường ngồi ăn riêng ở mâm bên dưới nhà. * Nghi lễ trong sinh đẻ nuôi dạy con cái Trước đây do quan niệm cần nhân lực để lao động, làm ra nhiều của cải, để có người nối dõi tông đường, hưởng gia tài nên người Tày thích sinh nhiều con đặc biệt là con trai. Khi phụ nữ mang thai, với mong muốn đứa trẻ khỏe mạnh họ kiêng kị nhiều thứ, trước khi ăn cơm người phụ nữ phải uống một chén nước để sau này dễ sinh, nước ối sẽ ra trước khi đứa trẻ đẻ ra, không phải đẻ khan. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 34
  41. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Việc mang thai khiến người phụ nữ trở nên yếu đuối và mệt nhọc nên để bảo vệ bản thân và đứa con họ phải tuân theo những lời của người đi trước. Khi biết có đám tang đi qua đường mà lỡ gặp thì họ phải đứng nép vào một góc xa bên đường. Nếu đứng gần quá sợ vía của mình yếu sẽ bị vía của người chết bắt đi. Người Tày thường cho rằng “lúc mang thai vía của đàn bà yếu hơn vía người khác, trường hợp xấu không may về nhà bị ốm thì phải mời thầy mo (pú mo) hoặc bà then (pú then) về làm lễ giải hạn. Khi đi đường tránh bước qua dây buộc ngựa, buộc trâu, con dao, cái chày nếu không làm như vậy sau này khi con sinh ra sẽ bị dị dạng dài như cái dây thừng và xấu xí như cái chày. Khi người phụ nữ đến ngày đẻ thì phải đẻ ở bên nhà chồng không được về nhà mẹ đẻ, sau khi sinh phải đúng 42 ngày mới được sang nhà ngoại. Trước đây người Tày có tập quán ngồi sinh trong buồng, có bà đỡ đến đỡ, mẹ và các chị em chăm giúp. Sau khi sinh nhau thai và cuống rốn được thả xuống suối với quan niệm như vậy để đứa trẻ mát, dễ nuôi. Ngày nay đa phần các chị em đều đến trạm y tế để sinh và được chăm sóc sau khi sinh tránh những trường hợp rủi ro đáng tiếc. Ngay sau khi người phụ nữ sinh nhờ một người nam giới khỏe mạnh, tháo vát, làm ăn giỏi đi lên nhà thăm hỏi đứa trẻ với mong muốn sau này đứa trẻ cũng khỏe mạnh giỏi giang như vậy. Sau khi đứa trẻ ra đời được ba ngày thì cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà Mụ. Sinh nở xong 2 đến 3 tuần thậm chí hơn một tháng bà mẹ mới được tắm bằng nước lá đun sôi, nếu tắm sớm khi cơ thể còn yếu sau này sức khỏe không đảm bảo hay sợ nước, sợ lạnh. Khi đứa trẻ được một tháng tuổi người Tày có tục làm đầy tháng cho đứa trẻ. Theo tập tục cổ truyền của đồng bào Tày ở đây lễ đầy tháng là nghi lễ không thể bỏ qua đối với bất kì một đứa trẻ nào khi được sinh ra. Người Tày làm lễ cho cháu bé trai vào ngày 25 tính từ ngày sinh và cho cháu bé gái vào ngày thứ 30. Ngày lễ mang ý nghĩa là mừng cháu bé khỏe mạnh hay ăn chóng lớn mừng phúc đức cho gia đình đồng thời mang ý nghĩa là báo với bà mụ là đứa con của bà mụ ban cho đã ra đời được khỏe mạnh, xin bà mụ tiếp tục phù hộ bảo vệ, che chở Trần Thúy Hiền – Vh 1003 35
  42. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch cho đứa trẻ ngày càng chóng lớn trưởng thành. Khi đứa trẻ tròn một năm tuổi thì làm lễ đầy năm mời họ hàng gần gũi đến làm cỗ ăn mừng. Trong quá trình nuôi dưỡng nếu đứa trẻ bị ốm đau việc đầu tiên là mời thầy cúng giải bệnh xem đó là do ma nào làm hại và làm mâm cơm để cúng ma đó. Bên cạnh đó người Tày có nhiều kinh nghiệm trong việc dùng thuốc nam để chữa trị bệnh cho đứa trẻ nhưng hiện nay phần lớn khi đứa trẻ bị bệnh đều được đưa đến trạm xá để điều trị. Người mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dạy con cái. * Nghi lễ cưới xin Hôn nhân của người Tày được quy định khá sớm vì vậy đồng bào thường kết hôn ở độ tuổi 16 đến 18. Ngày nay tuổi kết hôn đã được nâng lên theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Trước đây để có thể tiến hành nghi lễ hôn nhân phải trải qua rất nhiều thủ tục rườm rà phức tạp. Ngày nay các nghi lễ đã được giảm bớt nhưng về cơ bản người Tày vẫn giữ được những nét truyền thống trong hôn nhân. Các nghi lễ trong hôn nhân gồm : Lễ dạm hỏi: nhà trai xin ngày, tháng, năm sinh của cô gái sau đó nhờ thầy tử vi xem số mệnh của cô gái có hợp với chàng trai hay không. Nếu hợp nhà trai sẽ đến xin làm lễ dạm, nếu không hợp cũng phải báo cho nhà gái biết. Lễ trầu cau: Nhà trai nhờ một người nam giới trong họ có uy tín sang nhà gái bàn việc trăm năm cho đôi trẻ. Tại lễ này nhà trai xin bản lục mệnh của cô gái được ghi chép cẩn thận trên giấy hồng điều đủ 12 cung như cung bản mệnh, cung phụ mẫu khi bản lục mệnh của cô gái đã trao chính thức cho nhà trai thì coi như hai bên đã công nhận sự đính hôn của đôi trẻ. Nếu sau này vì một lý do nào đó hai bên không cưới gả con cho nhau được thì nhà trai phải trả lại tấm giấy lục mệnh cho nhà gái, kèm theo gánh lễ vật để nhà gái mời khách đến dự lễ hủy bỏ lễ dạm hỏi trước đây và sau đó cô gái mới được quyền nhận lời lấy người khác. Lễ kê khai: thường được diễn ra trước lễ cưới 2 đến 3 tháng để hai gia đình có thời gian chuẩn bị chu đáo cho hôn lễ. Nhà gái sẽ mời họ hàng đến bàn bạc Trần Thúy Hiền – Vh 1003 36
  43. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch về lễ thách cưới. Sau đó sẽ trao cho nhà trai một bản kê khai các lễ vật cần mang đến. Đám cưới: nghi lễ trong đám cưới của người Tày khá cầu kỳ nhưng vì quan niệm của họ nếu thiếu nó cô dâu chú rể sẽ khó có được một cuộc sống hạnh phúc. Nếu làm cho gia tiên và các vị thần phật lòng không chỉ những người trong nhà gặp phải những điều xui xẻo mà việc sinh nở, hay cuộc sống gia đình của cô dâu sẽ không tránh khỏi những bất trắc. Theo phong tục gia đình có con gái từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải, khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú, bác bên chồng mỗi gia đình một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽ được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời cô dâu còn phải chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để đem về nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành khăn. Nhưng ngày nay cô dâu cũng đã mặc trang phục lễ cưới như người Kinh. Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ cúng tổ tiên. Lễ lại mặt: ba ngày sau lễ cưới đôi vợ chồng mang lễ lại mặt đến nhà gái, tới nhà gái chú rể phải tự tay nấu 4 – 5 mâm cơm cảm ơn họ hàng nhà gái để một lần nữa nhận biết họ hàng. Kết thúc buổi lễ lại mặt đôi vợ chồng trẻ mới được động phòng và bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Ý nghĩa của lễ lại mặt là để gia đình nhà gái yên tâm họ đã gả con gái cho người có thể nhờ cậy. Đám cưới chính là sự thừa nhận của hai cộng đồng bản làng với cuộc hôn nhân của đôi nam nữ. Ngày nay người Tày có sự thay đổi về mặt nhận thức và quan niệm sống. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao. Thanh niên nam, nữ được tự do tìm hiểu nhau, tự do hôn nhân trên cơ sở tình yêu đôi lứa không còn bị ràng buộc khắt khe như trước nữa. Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin của người Tày ở đây tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương. * Nghi lễ mừng thọ Trần Thúy Hiền – Vh 1003 37
  44. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Là nghi lễ dành cho những người cao tuổi, tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm. Với ý nghĩa cầu chúc cho ông, bà luôn khỏe mạnh, sống xum vầy cùng con cháu. Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự quan tâm của con cháu và cộng đồng đối với người cao tuổi. Nghi lễ mừng thọ gồm: Dựng lương: trong nhà dựng một đàn cúng dưới chân bàn thờ, bên cạnh lập một cái lầu váng cao chừng 40cm, để đựng gạo và tiền do con cháu mang đến. Chuyển lương: bà then niệm chú vào thúng gạo rồi xúc gạo vào bát kèm theo vàng mã và ít tiền lẻ đưa cho con cháu truyền tay nhau để vào lầu váng. Dâng rượu, đốt đèn: ông, bà ngồi bên lầu váng con cháu dâng rượu, bà then đọc lời cầu các thần chứng giám. Hết một chầu hát then, các con thứ vái rồi rót rượu trước lầu. Sau đó người ta đốt đèn tượng trưng tinh anh phát sáng, tinh thần minh mẫn. Hoàn phúc: lầu váng đã đầy gạo, số lương dư trong thúng lẫn với những đồng tiền được bà then ban lại để cho con cháu coi như lộc của ông bà, bố mẹ. Làm lường: (buộc lương) anh con rể lần lượt dùng ba sợi chỉ ba màu se sẵn buộc lầu váng vào cây thượng lương để xin cho ông bà được sống lâu. Trồng cây mệnh: cây mai hoặc cây chuối được tượng trưng cho sức khỏe của ông bà sẽ được mang ra vườn trồng và chăm sóc chu đáo. * Nghi lễ tang ma Đám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Khi gia đình có người chết con cháu phải nhịn ăn đến khi khâm liệm xong. Gia đình có tang mà người chết là bố hoặc mẹ đẻ bên nhà chồng thì cả hai vợ chồng đều phải đi đưa tang, nếu người phụ nữ đang có bầu vẫn phải đi nhưng khi hạ huyệt đều phải đứng cách xa, nếu có thể thì xin về trước. Khi quay trở về con cháu không được khóc. Thầy cúng ở lại sau cùng để làm các thủ tục cúng yên mộ, không cho vong quay trở về theo con cháu. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 38
  45. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Sau ba năm chôn cất làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên, hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định 2.2.2.5. Văn hóa ẩm thực Món ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là một sáng tạo văn hóa độc đáo của dân tộc đó và trở thành văn hóa truyền thống phản ánh trình độ văn hóa, văn minh dân tộc, trình độ phát triển sản xuất, trình độ kĩ thuật của xã hội trải qua các thế hệ. Bình Liêu không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà dân tộc Tày nơi đây còn có những món ăn hấp dẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Gạo là lương thực chính của người Tày, trước kia người Tày ăn nếp là chính nên hầu như gia đình nào cũng có chõ đồ xôi. Nay trong các bữa ăn gạo tẻ thường được sử dụng nhiều hơn, còn gạo nếp chỉ để đồ xôi, làm một số loại bánh vào dịp lễ tết, trong đó đặc biệt phải kể đến món: * Xôi đỏ đen (xôi đăm đeng) Không chỉ có hai màu đỏ đen như tên gọi, loại xôi này còn có rất nhiều màu sắc hấp dẫn, bắt mắt do bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tày làm nên. Đây được coi như là một món ăn truyền thống cho những dịp lễ tết, giỗ chạp Sở dĩ món xôi này trở nên độc đáo bởi cách chế biến rất riêng của nó. Xôi được làm từ thứ gạo nếp ngon, hạt to tròn, thơm, loại gạo chỉ có trên nương rẫy, mỗi năm một vụ cấy hái. Song để có những màu sắc sặc sỡ đẹp mắt lại càng công phu. Người ta đem gạo nếp ngâm với nước màu lấy từ cây trong rừng, gạo đó khi vớt lên đã ngấm màu cho vào chõ đồ chín là được. Xôi có màu đỏ, tím, vàng, đen, trắng, xanh rất thơm và dẻo. Độc đáo ở chỗ tất cả các màu sắc ấy không tạo ra bằng phẩm màu mà lấy từ hương sắc cỏ cây. Nguyên liệu tạo màu cho xôi là loại lá được dân tộc Tày gọi là lá cẩm. Để xôi có đủ màu người ta phải lên rừng hái rất nhiều loại lá nữa. Xôi đăm đeng có mùi thơm rất riêng, phảng phất hương vị núi rừng không hề lẫn với loại xôi nào khác, hạt xôi bóng, không ướt, khi nguội se lại nhưng vẫn mềm không cứng. Có thể ăn kèm với Trần Thúy Hiền – Vh 1003 39
  46. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch muối lạc. Người Tày quan niệm trong các ngày lễ, ngày tết việc ăn xôi đăm đeng sẽ mang lại nhiều may mắn, tốt lành. * Bánh chưng dài Thường được gói vào ngày tết, hàng năm cứ khoảng vào ngày 27 - 28 Tết nguyên đán là đồng bào Tày Bình Liêu lại gói bánh chưng dài. Gạo để gói bánh phải là loại gạo nếp thơm, nhân bánh có thể là thịt lợn, đỗ xanh hoặc chỉ là lá màu để làm xôi. Lá dong để gói bánh không cần lá to, chỉ là loại lá dong bánh tẻ và khi gói không cần khuôn. Khi chuẩn bị hết nguyên liệu xong, xếp lá dong quay đầu đuôi sau đó đổ một bát gạo nếp lên rồi cho nhân tiếp đó lại cho gạo, cuối cùng lăn tròn và buộc lạt lại cho chắc. Chiếc bánh có đường kính khoảng 8cm. Bánh luộc khoảng 10 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Bánh chưng có màu xanh của lá dong, mùi thơm của gạo và vị béo của thịt lợn. Gia đình người Tày nào cũng gói nhiều bánh chưng, ít thì hơn chục cái, nhiều thì hai, ba chục cái vì bánh chưng dài để được lâu và ít bị lại gạo nên người ta gói nhiều để có thể ăn qua rằm tháng giêng, khi đó bánh chưng đem rán lên ăn sẽ rất ngon. * Bánh coóc mò Cũng là loại bánh làm từ gạo nếp nhưng nhân chỉ là lá màu. Bánh được gói bằng lá chít, được gói nhiều vào dịp tết nhưng ngày thường nhiều gia đình người Tày vẫn gói để ăn. Bánh có hình chóp nhọn, dài từ 7 đến 10cm, khi ăn có mùi thơm của gạo nếp và nhân lá. * Bánh gio Làm bánh gio đòi hỏi người làm phải khéo tay, gio để làm bánh phải được lọc thật trong, rồi đổ gạo xuống ngâm 6 – 8 tiếng mới có thể gói bánh. Hình dáng bánh gio giống hệt bánh trưng dài nhưng được gói vào tết Đoan ngọ (mùng 5/ 5 âm lịch). Khi ăn bánh gio thì xắt lát nhỏ và chấm với mật ong rừng nguyên chất cũng là đặc sản nổi tiếng của Bình Liêu. Bánh gio ngon phải mịn, dẻo, dai có vị đậm đặc trưng, mát, lành và để được rất lâu. * Bánh mật (tài nồng ệp) Trần Thúy Hiền – Vh 1003 40
  47. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Là bánh làm từ bột gạo nếp và đường phên (đường mật). Bột gạo nếp được hòa với nước đường phên đã đun sôi để nguội, nhào cho thật kĩ rồi cho vào khuôn sau đó đem hấp cách thủy. Bánh ngon là loại bánh có màu nâu cánh gián, mịn, có độ ngọt vừa phải, dẻo, dai. Bánh này ăn nguội một chút, nếu để sau 2, 3 ngày khi bánh đã cứng đem rán lên thì rất ngon. * Bánh gật gù Là loại bánh tráng tươi, cuốn thành từng cuộn, bánh được tráng bằng bột gạo tẻ, người tráng múc bột đã hòa với nước đổ lên mặt vải bưng kín chiếc miệng nồi hơi, rồi xoa cho nước bột trải ra. Như tráng bánh đa, bánh cuốn nhưng bánh gật gù dày hơn bánh cuốn và mỏng hơn bánh đa. Chu vi của chiếc bánh khoảng 40 – 50cm, người ta cuộn lại thành một chiếc bánh tròn, dài khoảng 25 – 30cm. Nếu cuộn ngắn và to quá thì bánh không gật gù, nếu nhỏ và dài quá thì chiếc bánh gật mà không gù lên được nên đòi hỏi sự khéo tay của người thợ làm bánh. Bánh ăn ngon nhất là sau khi tráng khoảng 1 tiếng, được chấm với nước mắm cốt có hành, tỏi ,ớt, hoặc chấm với nước xì dầu. * Khau nhục Là một huyện biên giới giáp với Trung Quốc nên số người Hoa đã có mặt và sinh sống ở Bình Liêu cũng khá đông, khi sống ở Bình Liêu họ mang theo những tập tục, lề lối và cả các món ăn truyền thống trong đó có khau nhục. Món khau nhục màu nâu đặt trong cái đĩa sâu lòng, lùm xùm như đĩa xôi. Khi nấu nó được đặt trong cái bát tô, hấp chín thì bày ra đĩa bằng cách úp ngược lại. Đó là những miếng thịt ba chỉ cắt miếng dày khoảng 2cm dài 10cm, nhừ, mềm nhưng vẫn còn nguyên miếng, không nát. Khi ăn thì ăn kèm với xôi trắng hoặc cơm nóng. Khau nhục tưởng chừng rất mỡ nhưng lại không béo, thơm hương vị thuốc bắc và đậm đà vừa ăn. Làm món khau nhục rất cầu kì, công phu, ngay từ khâu chọn thịt phải chọn thịt ba chỉ vừa, không bị béo quá. Mỗi bát khau nhục khoảng 8 – 10 miếng (0,5 – 0,6 kg thịt). Sau khi đã làm sạch thịt ba chỉ người ta cho thịt vào luộc chín tới, Trần Thúy Hiền – Vh 1003 41
  48. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch vớt thịt ra để cho thịt nguội, sau đó người ta dùng que nhọn đâm chi chít vào phần bì của miếng thịt, châm sau, kĩ để miếng thịt sẽ càng mềm càng ngon hơn. Tiếp theo người ta cho miếng thịt ngâm vào chậu dấm, vớt ra tẩm với húng lìu, xì dầu, mật ong cho ngấm và cho vào chảo mỡ chao cho vàng miếng thịt. Khi miếng thịt đã vàng bỏ ra cho ráo mỡ và để nguội. Khoai lang hoặc khoai môn rửa sạch thái thành lát cũng cho vào chảo mỡ, chao giòn rồi vớt ra để nguội. Gia vị của món khau nhục cũng rất cầu kì, lá tàu soi (một loại rau muối mặn của Trung Quốc) đem rửa kĩ cho hết độ mặn và sạch sạn. Băm nhỏ lá tàu soi làm nhân sau đó dùng gia vị gồm phù nhủi, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ đem trộn đều với lá tàu soi. Xếp lá tàu soi xuống dưới cùng, khoai lang cho lên trên, thái thịt thành từng miếng dày khoảng 2cm, xếp thịt lên đĩa thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp bát thịt vào nồi hấp cách thủy khoảng 3 – 4 tiếng để cho thịt chín mềm, nhừ. Khi ăn thì ăn nóng lúc này mùi vị của món khau nhục rất thơm ngon. * Nằm quắt Là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày, thường làm trong cỗ cưới hoặc các dịp lễ tết. Được làm từ chân giò và móng giò lợn, chân giò và móng giò lợn chặt miếng to bản, đem ướp các loại gia vị như gừng, tiêu, tỏi, cho ngấm sau đó cho thêm một chút rượu vào rồi đun cho tới khi sền sệt nước là được. Món nằm quắt ngon là khi thịt đã chuyển sang màu vàng ngà, bóng và nhừ vừa phải. Món này cũng ăn cùng với xôi trắng hoặc cơm nóng. 2.2.2.6. Các yếu tố văn hóa phi vật thể khác * Tết của người Tày Tết đến xuân về là đồng bào các dân tộc trong huyện lại nô nức chuẩn bị một cái Tết đầm ấm, vui vẻ, khác với người dân miền xuôi, người miền núi lại có phong tục đón tết rất đặc trưng mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Với người Tày cũng vậy họ có một cách đón năm mới rất riêng của mình. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 42
  49. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Tết nguyên đán là mở đầu cho một năm mới và họ bắt đầu ăn tết từ ngày 28 tháng chạp âm lịch. Những ngày này trai gái trong bản lại khẩn trương trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ và sắp xếp lại đồ đạc trong nhà để cho gian nhà mới mẻ và ấm cúng hơn. Bước sang ngày 29 người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra các món ăn: giò, chả, thịt nướng Tết đến dù nghèo tới đâu cũng phải có bánh chưng tự gói và luộc lấy. Người Tày làm bánh trưng dài, ngày 27 hay 28 các gia đình đã gói bánh bàn thờ được lau chùi người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Đêm giao thừa là dịp mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện, cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường và chúc nhau những lời chúc năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Chuẩn bị đón tết còn là dịp cho trai, gái trong bản rủ nhau xuống chợ sắm cho mình những bộ quần áo mới nhất để đi chơi xuân. Ngày tết cũng là cơ hội để cho cả người già, trẻ em, thanh niên nam nữ kéo nhau đi xem các lễ hội vui xuân. Người Tày coi mùng một Tết là tết riêng của gia đình nên họ kiêng sáng mùng một có người bất kỳ vào nhà. Ngày này họ đóng kín cửa không ai sang nhà ai. Họ chọn người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang hoặc bị ma gà ám. Tuy ở trong nhà nhưng ai cũng mặc áo mới và rửa mặt, tay chân bằng nước có ngâm lá bưởi, lá chanh, lá mùi đun sôi cho thơm để trừ mọi uế tạp. Mọi người không nói to, văng tục, mà nhẹ nhàng, ngọt ngào với mong ước cả năm tới gia đình luôn có không khí đầm ấm yên vui. Sang mùng hai tết họ sang thăm nhà nhau, và đi lễ tết bên nhà ngoại. Lễ tết bên ngoại tức là sang tết bên bố mẹ vợ để tỏ lòng biết ơn bố mẹ đã sinh thành và nuôi nấng vợ thành người. Nếu chàng rể nhiều tuổi thì có thể không đi cùng vợ nhưng người vợ và các con nhất thiết phải đi. Tết của người Tày kết thúc vào khoảng sáng mùng 3, tuy vậy cũng như nhiều dân tộc họ thường chơi dài đến hết cả tháng giêng. Mùng 7 họ ra đồng làm Trần Thúy Hiền – Vh 1003 43
  50. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch một chút mang tính hình thức là chính. Đến ngày 15, họ ăn tết lại gần giống như ăn rằm tháng giêng của người Việt, nhưng người Tày gọi là ăn tết lại. * Lễ hội Lồng Tồng Lễ hội lồng tồng cũng thường được gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái đặc trưng nhất của các dân tộc như Nùng, Dao, Sán Chỉ được coi là hoạt động tín ngưỡng cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng giêng, tháng hai âm lịch, nơi tổ chức là tại những ruộng to nhất, tốt nhất. Trước ngày hội các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ, ngoài đồng của bản mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được các thầy tào tiến hành. Trong phần hội gồm các nội dung thi cày, thi cấy với sự tham gia của nam, nữ thanh niên trong bản, ngoài ra còn thi tung còn, đẩy gậy, kéo co thu hút đông đảo bà con trong huyện và các huyện đến xem nên đã tạo không khí tưng bừng, vui tươi. * Tết cơm mới Người Tày còn có tết cơm mới, tết cơm mới là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, thường được tổ chức vào tháng 10 tháng 11 âm lịch hàng năm và đã trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo cần được lưu giữ và bảo tồn. Đây còn là phong tục truyền thống đã được lưu truyền tự nhiên từ đời này sang đời khác. Tết cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất dâng thành quả lao động cho trời đất, cầu mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe mạnh và bày tỏ sự tôn kính lên ông bà tổ tiên đã khuất. Đồ lễ cúng là những sản vật do người dân tự săn bắt, nuôi, trồng cấy, được chế biến theo nguyên tắc riêng, độc đáo. Món ăn không thế thiếu là cơm nếp được nấu từ gạo mới, gia chủ mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết cùng tới dùng bữa. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 44
  51. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 2.3. Tiểu kết chương 2 Dân tộc Tày với những nét đặc sắc trong văn hóa của mình thực sự đã tạo được dấu ấn riêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Bình Liêu. Chương II của khóa luận đã khái quát về sự hình thành và thực trạng đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của dân tộc Tày ở Bình Liêu. Những nét đặc trưng văn hóa được thể hiện trong chính đời sống sinh hoạt thường ngày của họ, đã tạo nên bản sắc độc đáo và đa dạng của tộc người Tày có thể khai thác để phát triển du lịch văn hóa. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng trong văn hóa của họ để từ đó đưa ra những đánh giá thuận lợi cũng như hạn chế trong việc phát triển du lịch văn hóa tộc người ở nơi đây. Từ đó đề ra những định hướng và giải pháp để đưa du lịch phát triển ở Bình Liêu Trần Thúy Hiền – Vh 1003 45
  52. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Chương 3 KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở BÌNH LIÊU (QUẢNG NINH) 3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch ở Bình Liêu 3.1.1. Những thuận lợi cơ bản Huyện có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn được hình thành bởi đặc điểm tổng hòa của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, động thực vật. Nhờ sự phong phú về tài nguyên này nên huyện Bình Liêu có khả năng phát triển những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, leo núi Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cũng có vị trí thuận lợi để thu hút các đoàn khách khi đến Quảng Ninh, và các đoàn khách từ Trung Quốc sang theo cửa khẩu Hoành Mô. Quảng Ninh là một tỉnh kinh tế trọng điểm phía bắc nên huyện Bình Liêu có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của vùng, mà ban đầu là sự đầu tư vào kết cấu hạ tầng như đường bộ, giao thông cho sự phát triển kinh tế du lịch. Bình Liêu là một huyện có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Nhờ chính sách của nhà nước, hiện nay huyện đang tăng cường đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao huyện, nâng cấp đường vào tới các tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đầu tư công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu riêng biệt như miến dong Bình Liêu, mật ong rừng Bình Liêu. Phát huy năng lực của cửa khẩu quốc gia Hoành Mô trên địa bàn huyện, mở rộng giao lưu buôn bán hàng hóa để thu hút du khách tới tham quan và mua sắm. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 46
  53. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch 3.1.2. Những khó khăn trước mắt Chỉ có thể mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều do đặc điểm của thời tiết, khí hậu và các yếu tố bất lợi như bão, mưa, sương muối gây tắc đường cản trở giao thông đi lại. Huyện không có nhiều di tích lịch sử văn hóa, chưa có một quy hoạch cụ thể để phát triển du lịch, lại thiếu vốn đầu tư nên việc quản lý, bảo vệ tài nguyên còn nhiều hạn chế, đất đai bị lấn chiếm sử dụng một cách bừa bãi gây mất cảnh quan thiên nhiên. Tài nguyên du lịch của huyện vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác vì thế vấn đề đặt ra là phải đánh giá được đúng tài nguyên của huyện trên cơ sở đó các cấp các ngành có liên quan cần có quy hoạch để đầu tư, tôn tạo, bảo vệ và khai thác một cách tốt nhất, đưa du lịch phát triển trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đời sống kinh tế xã hội của đồng bào chưa thực sự phát triển nên chưa nghĩ tới việc làm du lịch. 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Bình Liêu (Quảng Ninh) 3.2.1. Thực trạng công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Bình Liêu Tại buổi lễ kỉ niệm 90 năm thành lập huyện Bình Liêu chính quyền và các cấp lãnh đạo đã xác định trong thời gian tới huyện cần tập trung khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng địa phương thành một huyện có kinh tế cửa khẩu phát triển, kết hợp tốt giữa nông – lâm nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động. Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo thế và lực thúc đẩy văn hóa – xã hội phát triển. Đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. Xác định những lợi thế của mình hiện nay huyện rất quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh: chính sách Trần Thúy Hiền – Vh 1003 47
  54. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch đất đai, ưu tiên mặt bằng và các dịch vụ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng về thuế, nguồn nhân lực đầu tư cơ sở hạ tầng Hiện nay huyện đã được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, huyện đã đi vào nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường giao thông liên xã Lục Ngù (đi vào thác Khe Vằn) – Khe Tiền (Đồng Văn), nâng cấp quốc lộ 18c nối liền từ thị trấn Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, xây dựng ngân hàng, đường điện, nước, cây xanh, ánh sáng, các điểm dịch vụ, đình Lục Nà, khu vui chơi giải trí Tuy vậy, du lịch ở đây chưa được đầu tư và khai thác, trên địa bàn huyện mới có các nhà nghỉ với quy mô vừa và nhỏ, cơ sở hạ tầng thiết bị và chất lượng dịch vụ không cao chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách. Hệ thống nhà hàng, siêu thị, khu vui chơi giải trí chưa có. Tuy trục đường lớn đã được nâng cấp nhưng đường đi chưa đảm bảo, vào mùa mưu lũ vẫn sạt núi gây tắc đường. Đường vào các xã – nơi diễn ra các hoạt động du lịch văn hóa lễ hội đã được bê tông hóa. Toàn bộ các xã đều đã được lắp đặt và sử dụng mạng lưới điện quốc gia, huyện có nhà máy thủy điện Bản Chuồng với công suất 3600kw/h đang được xây dựng trên cơ sở nâng cấp nhà máy thủy điện Bản Chuồng cũ được xây dựng từ năm 1990. Dự kiến khi đưa vào hoạt động nhà máy sẽ cung cấp một sản lượng điện năng 14,3 triệu kwh mỗi năm. Huyện có một trung tâm y tế ở Thị trấn vừa được nâng cấp, xây dựng thêm nhiều hạng mục và đã hoàn thành vào năm 2009, các xã đều có trạm y tế với chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn. Các dịch vụ ăn uống chỉ có một số nhà hàng kinh doanh địa phương, hoạt động độc lập với hoạt động kinh doanh lưu trú, thực đơn đơn giản, phục vụ các món ăn thông thường không giới thiệu được các đặc sản địa phương. Đa số đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương hay phục vụ các khách đi lẻ, đoàn ít người đi tìm hiểu, khám phá, tham quan không thông qua các công ty du lịch. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 48
  55. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch Du lịch là một ngành mang tính chất định hướng rõ rệt, nếu chỉ đơn thuần khai thác tài nguyên thì không thể hấp dẫn được khách du lịch. Ngày nay khách du lịch phần lớn là những người hiểu biết họ không chỉ đi một điểm mà thường đi nhiều nơi, nhiều vùng với các nền văn hóa khác nhau nên họ có sự so sánh đánh giá giữa các điểm du lịch với nhau. Đồng thời họ có rất nhiều nhu cầu tổng hợp tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi vì vậy những người làm du lịch và chính quyền địa phương muốn du lịch ở đây phát triển cần tạo được dấu ấn riêng biệt hấp dẫn du khách. 3.2.2. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa tộc người ở Bình Liêu để phát triển du lịch Nói đến nghề thủ công của người Tày ở khu vực Bình Liêu nổi tiếng hơn cả là nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Nhưng thực tế thì hiện nay nghề dệt vải và các nghề thủ công khác của người Tày hầu như đã mất và đứng trước nguy cơ thất truyền. Các nghệ nhân, những người già có kinh nghiệm thì ngày càng cao tuổi và ít dần trong khi đó lớp trẻ lại xuất hiện tâm lý hướng ngoại. Nếu trước đây nhà nào cũng có khung cửi dệt vải, các cô gái trước khi đi lấy chồng phải dệt quần áo, thổ cẩm làm chăn, gối để làm quà cho nhà bố mẹ chồng thì nay hầu như không còn nữa. Do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi quan niệm về trang phục truyền thống của người Tày đã khác trước, nay thay bằng những sản phẩm tự dệt tay bằng chất liệu truyền thống thì người Tày Bình Liêu đã sử dụng các chất liệu công nghiệp may sẵn, người dân ở đây chuyển sang trồng rừng, làm kinh tế nên các nghề thủ công truyền thống dần mất đi, sản xuất dựa trên lợi nhuận kinh doanh. Trừ ngày tết ngày lễ hội truyền thống phần lớn các dân tộc thiểu số ở Bình Liêu nói chung và dân tộc Tày ở đây nói riêng ngày thường rất ít mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Du khách tỉnh ngoài đến với Bình Liêu là huyện có tới 95% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số nếu đi trên trục đường chính của huyện từ thị trấn Tiên Yên về cửa khẩu Hoành Mô nếu không được giới thiệu Trần Thúy Hiền – Vh 1003 49
  56. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch đây là huyện dân tộc miền núi vùng cao Quảng Ninh thì có thể lầm tường đây là nơi định cư của người Kinh. Bản sắc văn hóa của dân tộc đã có biểu hiện bị phôi phai, rõ nhất là việc bảo tồn, phát huy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, một bộ phận đáng kể học sinh, thanh niên, kể cả những người trưởng thành đã quên tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, có cán bộ thuộc thành phần dân tộc Tày nhưng nhớ tiếng dân tộc Tày rất ít. Chữ viết theo ngữ hệ Tày – Thái của người Tày hiện nay chỉ thấy xuất hiện trong văn từ thầy cúng, hát then, ít được sử dụng trong giao dịch thông thường. Nhưng vẫn có một số ít gia đình người dân tộc thiểu số có ý thức bảo tồn chữ viết dân tộc thì bậc cao niên mới truyền dạy lại cho con cháu họ. Thực trạng mai một bản sắc văn hóa còn được thể hiện ở lối kiến trúc về nhà ở truyền thống, văn hóa ẩm thực, sinh hoạt văn hóa dân tộc Xưa nhà ở của người Tày là nhà sàn nhưng nay hầu như không còn, và cũng chưa được chú trọng bảo tồn để khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch. Du lịch lễ hội là một trong những điểm thu hút du khách đến tham quan và tham gia nhưng lễ hội tộc người ở đây vẫn chưa được đưa vào hoạt động du lịch. Thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lễ hội của đồng bào Tày ở Bình Liêu còn lại không nhiều, ngoài lễ hội lồng tồng nay chỉ còn lễ hội Đình Lục Nà của đồng bào Tày tại xã Lục Hồn – Bình liêu là mới được phục dựng lại. 3.2.3. Hiện trạng bộ máy tổ chức quản lý và đội ngũ lao động trong ngành du lịch Mặc dù tầm quan trọng của nguồn tài nguyên văn hóa có tác động không nhỏ không chỉ đối với xã hội và tín ngưỡng tinh thần mà còn liên quan đến du lịch song đến nay vấn đề quản lý, tổ chức, khai thác, bảo tồn các giá trị này còn nhiều hạn chế. Hiện nay cả huyện chưa có phòng ban nào chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, các chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa có công văn Trần Thúy Hiền – Vh 1003 50
  57. Tìm hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch cụ thể, sát sao. Huyện chỉ có phòng văn hóa – thông tin và tuyên truyền với 6 cán bộ nên công tác kiểm tra, đánh giá, phát triển du lịch rất khó. Đội ngũ lao động du lịch của huyện không có, có chăng là nếu khách từ huyện ngoài, tỉnh ngoài đến thì có thể thuê người dân địa phương dẫn tới các điểm có phong cảnh đẹp, lễ hội diễn ra và giới thiệu cho họ về một chút phong tục tập quán của địa phương. Chính vì vậy du khách chỉ có thể tìm hiểu văn hóa của tộc người Tày ở Bình Liêu qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng trước khi đi du lịch điều nay đã làm giảm sút sức hấp dẫn của điểm đến, và du khách chỉ có thể nhìn ngắm mà không hiểu được các giá trị văn hóa cái mà mình muốn tìm hiểu. 3.2.4. Một số kết quả đạt được từ việc khai thác các yếu tố văn hóa trong du lịch Như đã nói ở trên, hoạt động du lịch ở Bình Liêu hoàn toàn chưa có, tài nguyên du lịch thiên nhiên chỉ ở dạng tiềm năng, các lễ hội bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt của tộc người ngày vị mai một mà chưa thấy có chính sách bảo tồn thích hợp nên những người tới thăm Bình Liêu theo đường du lịch hầu như chưa có. Trong năm 2009 huyện đã bước đầu chỉ đạo khôi phục lại lễ hội Đình Lục Nà, và một số lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số khác (ngày hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, ngày hội Sán Cố của người Dao ) nên cũng đã thu hút được đông đảo lượng khách trong tỉnh tới từ các huyện lân cận và một số ít người tỉnh ngoài làm ở Quảng Ninh tới tham gia, bước đầu đưa hình ảnh của Bình Liêu vượt ra phạm vi ngoài tỉnh. Đặc biệt cuối năm 2009 huyện đã tổ chức lễ kỉ niệm 90 năm thành lập (1919 – 2009) và 60 năm giải phóng huyện (1949 - 2009). Trong khuôn khổ các hoạt động kỉ niệm từ ngày 13 đến ngày 20/12/ 2009 tại thị trấn Bình Liêu đã diễn ra Hội chợ thương mại quốc tế, tham gia hội chợ có trên 120 gian hàng, trong đó có 20 gian hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hội chợ đã thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện và tỉnh tới tham quan và mua sắm. Trần Thúy Hiền – Vh 1003 51