Khóa luận Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa

pdf 91 trang huongle 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_van_hoa_toc_nguoi_hmong_thuc_trang_va_gia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa

  1. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, được tạo hóa ban cho khá nhiều tài nguyên, phần lớn diện tích lãnh thổ là đồi núi, có nhiều cảnh quan đẹp, những cánh rừng nhiệt đới cùng với hệ thống sông hồ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Trải dài từ Bắc vào Nam, từ địa đầu tổ quốc Hà Giang tới mũi Cà Mau có tất cả 54 dân tộc anh em sinh sống. Tuy điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế có khác nhau nhưng cùng chung cội nguồn con rồng cháu tiên. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, khi trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch là một trong những nhu cầu đang ngày càng tăng trong cuộc sống của con người. Đặc biệt là du lịch văn hóa, bởi loại hình du lịch này là cơ hội để trở về cội nguồn dân tộc, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc, những tinh hoa của dân tộc. Du lịnh huyện Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai phát triển từ đầu thế kỉ 20. Tuy du khách tới đây chủ yếu thăm quan các thắng cảnh tự nhiên là chính, loại hình du lịch văn hóa vẫn còn hạn chế. Mà ở đây các dân tộc thiểu số sinh sống là chủ yếu với nền văn hóa phong phú đa dạng có nhiều nét hấp dẫn có thể đưa vào khai thác phục vụ trong du lịch. Nơi đây có khoảng 45000 dân, trong đó người H’mông chiếm 52% dân số. Huyện có 98 làng, thôn, bản thì có tới 61 làng người H’mông sinh sống. Tộc người H’mông ở Sa Pa có nhiều nét văn hóa đặc sắc về phong tục tập quán, văn hóa ăn mặc, văn hóa ẩm thực, tôn giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó để phát triển du lịch nâng cao mức sống cho người dân địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc nơi đây. Là người sinh ra và lớn lên nới đây, lại học ngành Văn hóa Du lịch nên em muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của tộc người H’mông để hi vọng góp phần nhỏ bé quảng bá nền văn hóa của người H’mông nói riêng và của các dân tộc thiểu số ở Sa Pa nói chung. Cũng như nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong du 1 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  2. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa lịch đặc biệt là du lịch văn hóa. Từ thực trạng nền văn hóa của tộc người H’mông ở Sapa cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mông – Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa pa”. 2.Mục đích nghiên cứu Giới thiệu văn hóa của tộc người H’mông, tìm ra một số giải pháp nhằm bảo tồn giữ gìn khai thác nền văn hóa đó trong việc phát triển du lịch. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về văn hóa - Thứ hai: Phân tích, nêu rõ thực trạng nền văn hóa của tộc người H’mông ở huyện SaPa - Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm gìn giữ và khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc người H’mông để phát triển du lịch tại Sa Pa 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng tới là tìm hiểu các yếu tố văn hóa của người H’mông ở Sa pa để qua đó có thể khai thác các yếu tố văn hóa đó trong việc phát triển du lịch địa phương. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được thực hiện tại huyện Sapa – Lào Cai, đề tài nghiên cứu về văn hóa, tác động của du lịch đối với dân tộc H`mông. Khả năng và điều kiện khai thác phát triển du lịch văn hóa của tộc người H`mông trên địa bàn Sapa. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực địa Điều tra xã hội học Phương pháp quan sát Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 7. Bố cục 2 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  3. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung về văn hóa Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tộc người H`mông – Sapa – Lào Cai Chương 3: Một số giải pháp nhằm gìn giữ và khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa tộc người H`mong phục vụ phát triển du lịch ở Sapa 3 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  4. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, DU LỊCH 1.1. Những vấn đề về văn hóa 1.1.1. Định nghĩa văn hóa Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa. Thuật ngữ văn hóa được mọi người trên thế giới sử dụng rất phổ biến, nhưng để đi đến giải thích về văn hóa lại là một việc rất phức tạp. Các dân tộc đều có những quan niệm ít nhiều gần với nhau để hiểu về thuật ngữ văn hóa, chủ yếu là những điều được phản ánh qua nếp sống của họ. Văn hóa (Cutulre) ngay từ nguồn gốc đã mang ý nghĩa khai phá, là cái đẹp mang tính giáo hóa con người, là hình thức tổ chức xã hội, là giá trị vật chất lẫn tinh thần do con người từng xã hội cụ thể tạo ra để chỉ trình độ phát triển về vật chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ. Tổ chức văn hóa- khoa học- giáo dục liên hiệp quốc ( UNESCO) vào năm 1994 đã đề cập về văn hóa như sau: “ Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ, xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân, những vấn đề về văn hóa”. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hóa, lối sống, nếp sống văn hóa. Theo nghĩa chuyên biệt văn hóa chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa: 4 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  5. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng như không thể vượt qua được để không ngừng phát triển và lớn mạnh” (Phạm Văn Đồng). Trong cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam, PGS-TS Trần Ngọc Thêm cho rằng “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” Theo Edouard Herriot thì “ Văn hóa là cái gì còn lại khi người ta quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. 1.1.2. Những đặc trưng của văn hóa Văn hóa phải có tính hệ thống Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của văn hóa xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa). Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là văn hóa có tính giá trị. 5 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  6. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mọi mức độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan- phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người sáng tạo với các giá trị tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính chất nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa còn có tính lịch sử Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo nên văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng 6 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  7. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận 1.2. Khái quát chung về du lịch 1.2.1. Định nghĩa du lịch Theo LHQ các tổ chức lữ hành chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cơ trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Tại hội nghị LHQ vể du lịch họp tại Rôma – Italia( 21/08 – 5/09/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hê, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện” Theo nhà kinh tế học người Aó Jozep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một nghành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Theo luật du lịch Việt Nam: du lịch là hoạt động di chuyển của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thực hiện các nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định. 7 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  8. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa 1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Hoạt động du lịch góp phần vào tái sản xuất sức lao động, giúp phục hồi sức khỏe cho con người. Nền sản xuất xã hội loài người ngày càng phát triển và hiện đại, đòi hỏi cường độ lao động, nhịp điệu sinh hoạt của con người ngày càng khẩn trương, căng thẳng. Thêm vào đó là môi trường công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho ô nhiễm không khí tiếng ồn gia tăng. Vì vậy hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi, tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ cho con người. Hoạt động du lịch là hoạt động nhằm nâng cao và làm phong phú hóa kiến thức của loài người và cũng là một hình thức học tập đặc biệt thông qua việc du lịch du khách sẽ thu thập nhiều kiến thức bổ ích, hoạt động du lich là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người. Hoạt động du lịch làm tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, yêu đời, yêu cuộc sống. 1.2.3. Du lịch văn hóa Ta có thể hiểu “ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa của nhân loại, của một quốc gia, một vùng hay của một dân tộc”. Người ta gọi “Du lịch văn hóa” khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn. Hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, ngược lại với du lịch tự nhiên diễn ra nhằm thỏa mẵn nhu cầu về với thiên nhiên của con người. Du lịch văn hóa được thể hiện thông qua việc tham quan di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội cũng như truyền thống của một địa phương, khu vực, các hoạt động du lịch văn hóa góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc của mọi thế hệ. Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn khách du lịch bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối 8 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  9. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa tượng văn hóa của tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở tạo nên loại hình du lich văn hóa phong phú. Du lịch văn hóa chỉ thực sự có nội dung văn hóa khi gắn liền hoạt động của nó với kiến thức lịch sử xã hội liên quan đến tuyến điểm du lịch. Những di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, nghệ thuật ẩm thực ở địa phương . Đó là bằng chứng xác thực nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mỗi địa phương ở đó chứa đựng những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa và tâm hồn của một dân tộc. Nói như vậy không có nghĩa tất cả các giá trị văn hóa đều là sản phẩm du lịch văn hóa mà phải có sự chọn lọc, có điều kiện khai thác nó. Đồng thời việc khai thác phải gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo theo định hướng phát triển bền vững. 1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch Thực ra việc tách văn hóa để phân tích mối quan hệ giữa nó và du lịch là một việc làm cần thiết song khó mà đề cập được đầy đủ. Văn hóa là một khái niệm rộng hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái đội tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, như với các cá thể, cộng đồng khác, với thiên nhiên, với đồ đạc, với công việc 1.3.1. Tác động của văn hóa đến du lịch Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Trong chừng mực nào đó, có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa thông qua một số phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể. Các sản phẩm văn hóa như tranh vẽ, điêu khắc, tượng nặn .tạo nên một động lực thúc đẩy quan trọng của du lịch. Tranh Đông hồ, tranh lụa là những loại hình nghệ thuật mà du khách rất ưa thích. Khi đi Huế về hầu như ai cũng mua cho mình một chiếc nón bài thơ. Người đi nghỉ biển thường tìm mua một số tác 9 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  10. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa phẩm nghệ thuật được làm bằng các chất liệu có từ biển hoặc mô phỏng cuộc sống vùng biển. Để làm vui lòng du khách người ta làm để bán hoặc tặng kỷ niệm những hàng thủ công hay sản phẩm của những nước, khu vực du khách đến thăm. Các đồ vật được mua ở các làng nghề truyền thống trở thành các vật lưu niệm giá trị hơn nhiều so với các hàng cùng loại bán ở các siêu thị. Trình diễn dân ca và các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng như hiện đại cũng là một biểu hiện của văn hóa. Thực tế ở một số nước âm nhạc là nguồn chủ yếu để mua vui và làm hài lòng du khách trong các cơ sở lưu trú. Hòa nhạc, diễu hành và các lễ hội được du khách rất hoan nghênh. Các băng hình, băng nhạc mà khách có thể mua được là phương tiện rất hiệu quả nhằm duy trì, gìn giữu nền văn hóa của một địa phương. Điệu nhảy dân tộc tạo nên một sức hút hết sức lôi cuốn, sôi động và mạnh mẽ của một nền văn hóa đối với du khách. Các hình thức và chương trình tiến hành đầy màu sắc, trang phục cổ truyền dân tộc, âm nhạc, điệu nhảy và trình độ nghệ thuật đã tăng thêm sức cuốn hút. Hầu hết các dân tộc đều có điệu nhảy của mình, các buổi biểu diễn khu vực và các chương trình công cộng khác cũng tạo nên nhiều cơ hội mới để duy trì và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Nền nông nghiệp của một khu vực có thể là mối quan tâm của du khách. Mô hình du lịch nông thôn làm cho du khách hòa mình vào cuộc sống của người nông dân vừa giúp cho du khách hiểu thêm về bản chất của nền văn hóa, vừa góp phần giúp những người nông dân mở mang nhận thức một cách trực tiếp. Các thành tựu khoa học của một vùng hay một nước mặc dù có sức cuốn hút hạn chế hơn so với các khía cạnh văn hóa khác nhưng vẫn tạo thành một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch. Sách, báo, tạp chí, các tác phẩm văn học . là những biểu hiện quan trọng của nền văn hóa của một nước. Du khách có thể đọc sách lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và lối sống cổ truyền của nơi đến thăm. Những chương trình giải trí cho du khách bằng việc tổ chức các buổi đọc thơ hay thảo luận về các cuốn sách hay các tác phẩm văn học tại các thư viện trung tâm văn hóa là những cơ hội để làm phong phú hiểu biết văn hóa đối với du khách. 10 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  11. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Việc quan tâm đến ngôn ngữ của một dân tộc hay một quốc gia khác là một động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Nước Pháp không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên, bãi biển chan hòa ánh nắng, các công trình kiến trúc đẹp mà còn bởi các tác phẩm kiệt xuất, bởi tiếng Pháp. Người làm khoa học thường có nhu cầu biết hoặc ít nhất là nghiên cứu một hoặc hai ngoại ngữ. Như vậy tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoại ngữ như tiếp xúc trực tiếp với một nền văn hóa là một nhu cầu thúc đẩy con người đi du lịch. Tôn giáo cũng có thể để lại nhiều dấu ấn đến văn hóa giao tiếp. Những người theo đạo sẽ tìm thấy sự yên tâm khi đến du lịch tại đất nước có tôn giáo của họ, họ cũng nhận được sự đồng cảm của người dân địa phương có cùng tôn giáo . Ngược lại sự hiềm khích, tranh chấp tôn giáo là một vật cản khó có thể vượt qua trong việc tổ chức hoạt động du lịch. 1.3.2. Tác động của du lịch đến văn hóa Tác động tích cực Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, quá trình giao tiếp này là môi trường tạo nên nền văn hóa phong phú đa dạng. Dưới góc độ kinh tế du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay. Còn dưới góc độ văn hóa du lịch làm hồi sinh những giá trị văn hóa tưởng đã biến mất. Một số phong tục tập quán và các hoạt động văn hóa dân gian được phục hồi, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ do sự mở rộng nhu cầu của khách du lịch được hồi sinh trở lại, các di tích kiến trúc lịch sử bị hỏng không được chăm sóc bảo tồn nhờ có du lịch mà được phục hồi, Các giá trị văn hóa lịch sử này đã lấy lại được sự sống nhờ vào hoạt động du lịch. Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, các bản làng có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của hướng dẫn viên du khách sẽ cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích mà ngày thường họ không để ý tới. Du lịch chính là điều kiện mở rộng mối quan hệ hợp tác, giao lưu. Du lịch có thể giúp cho du khách gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi từ 11 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  12. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa những nền văn hóa khác. Thông qua hoạt động du lịch du khách có thể biết được những tập tục truyền thống của các quốc gia, vùng miền khác nhau. Một trong những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của mỗi quốc gia đó là cách chào hỏi. Du lịch tạo cơ hội cho du khách có nhiều thời gian dành cho người thân, thắt chặt tình cảm giữa những thành viên trong gia đình. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt như hay giúp đỡ, chân thành mới có dịp được thể hện rõ nét. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Như vậy qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Cũng chính nhờ có du lịch cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập với nhau làm cho đời sống văn minh tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện như: giao lưu về ẩm thực, nghệ thuật, tổ chức các lễ hội đã tạo điều kiện để các quốc gia có cơ hội giao lưu với nhau. Chẳng hạn trong “ liên hoan các món ngon năm 2008” được tổ chức tại khu du lịch Văn Thánh – tp. HCM, du khách đã được thưởng thức những món ngon của nhiều quốc gia. Đặc biệt Việt Nam đã có điều kiện giới thiệu món ngon của mình với bạn bè quốc tế. Vì vậy hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho con người. Du lịch góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh, giá trị truyền thống văn hóa ra thế giới bên ngoài, là sợi dây vô hình gắn kết các giá trị văn hóa của các nền văn hóa với nhau. Tác động tiêu cực Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng động. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng biến thành xâm hại. Ai đến Sapa cũng muốn được đi chợ tình song chợ tình Sapa một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc đang bị nhưng du khách tò mò ít văn hóa xâm hại bằng những cử chỉ thô bạo như rọi đèn vào cặp tình nhân, lật nón các thanh nữ để trêu ghẹo, xem mặt Mặt khác để thỏa mẵn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa 12 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  13. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Nhiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết phục được dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các phong tục, lễ hội cho khách xem. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc của các hành vi lễ hội, người ta giải thích một cách sai lệch hoặc thậm chí bậy bạ. Như vậy những gía trị văn hóa đích thực của một cộng đồng đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách. Gía trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. Do chạy theo số lượng không ít mặt hàng truyền thống được chế tác lại để làm hàng lưu niệm cho du khách sản xuất cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch của một nền văn hóa bản địa. Du lịch làm cho các tệ nạn mại dâm, cờ bạc gia tăng. Nạn mại dâm, nghiện hút, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước khi du lịch phát triển nó đã tồn tại với những mức độ khác nhau nhưng không ai phủ nhận rằng du lịch làm cho tệ nạn mại dâm gia tăng đáng kể. Một trong những xu hướng ở các nước nghèo đón khách ở những nước giàu là người dân bản xư, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống thay đổi cách sống theo mốt du khách . Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hoạt động này. Một là trong hoạt động kinh doanh người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu hút tối đa lợi nhuận cho mình. Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh gia cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh giàu có dẫn đến những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi ảnh hưởng cuả hoạt động du lịch đến văn hóa và xã hội còn được thể hiện qua quan hệ giữa du khách và người dân địa phương. Nhìn chung theo thời gian, thái độ của dân sở tại đối với du khách từ tích cực sang tiêu cực. Vào gia đoạn đầu khi những du khách đầu tiên xuất hiện người dân địa phương tỏ ra vô cùng hào hứng, đón tiếp vô cùng nồng nhiệt song theo thời gian tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán . Đại đa số du khách được đón tiếp với nghi lễ xã giao. 13 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  14. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Mỗi nền văn hóa đều có một số sự kiện lịch sử, lễ hội, tôn giáo riêng. Khi sự kiện được thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của du khách ý nghĩa của nó cũng mất đi. Ban tổ chức ở một số lễ hội đã quên cả nhiệm vụ làm lễ hội dành cho người ở địa phương mình là chính, để cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cùng nhau thưởng hức những nét đẹp tinh hoa trong văn hóa truyền thống của địa phương mình như những thứ đáng nhẽ phải rất văn hóa như hát quan họ ở Bắc Ninh kèm theo tiết mục xin tiền rất phản cảm nhiều lúc khách bỏ tiền vào cơi trầu có nhiều liền anh liền chị quên cả hát để cảm ơn. Vì tương lai phát triển du lịch lâu bền, ngành du lịch nói chung, người làm du lịch nói riêng phải tự đặt cho mình trách nhiệm góp phần thúc đẩy những quan hệ, tình cảm tốt đẹp sẵn có, ngăn chặn đẩy lùi những thái độ tiêu cực có thể nảy sinh đối với du khách. Bảng: mối quan hệ biến động giữa các loại thái độ cư xử với du khách của dân cư địa phương T Chủ động Thụ động hái độ T ủng hộ mạnh mẽ Chấp ích cực hoạt động du lịch và du nhạn hoạt động khách du lịch và sự có mặt của du khách x T Chống đối kịch Lặng lẽ iêu cực liệt hoạt động du lịch chống đối và tỏ thái độ thù nghịch với du khách 14 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  15. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa 1.4. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam bền vững trên lĩnh vực văn hóa – xã hội Du lịch đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa xã hội vì vậy muốn phát huy các ảnh hưởng tích cực giảm thiểu các tác động tiêu cực cần định hướng xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững ở nước ta. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được hội đồng du lịch lữ hành quốc tế( WTTC) đưa ra năm 1996: “ Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai . Từ định nghĩa của hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế đưa ra năm 1996 đến nay vấn đề phát triển du lịch bền vững đã đè ra 3 yêu cầu cơ bản: - Bảo đảm những hoạt động kinh tế sôi động lâu dài , đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và phân phối công bằng hợp lý cho mọi thành viên, cho cả những cộng đồng nơi khách tới du lịch. - Tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tôn trọng bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương - Sử dụng tài nguyên môi trường tối ưu nhằm phát triển du lịch , bảo tồn tài nguển thiên nhiên và đa dạng sinh học. Để phát triển du lịch Việt Nam bền vững cần tìm những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực cũng như cần tìm các biện pháp phát huy những tác động tích cực, góp phần phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Một số biện pháp để phát huy những tác động tích cực của du lịch đến văn hóa: - Cần có chính sách khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để đảm bảo phát triển du lịch bền vững - Đánh giá toàn diện của tiềm năng của tài nguyên và môi trường du lịch. Đặc biệt là các khu trọng điểm phát triển du lịch văn hóa, các vùng sâu vùng xa ta cần xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Cần thường xuyên theo dõi những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố 15 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  16. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa - Lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng - Hình thành một số sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc đặc trưng mang sắc thái riêng của Việt Nam có sức cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến văn hóa Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa là trong chỉ đạo quản lý và sử dụng các tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch nhân văn mới chỉ chú ý tới lợi ích trước mắt mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ và tôn tạo. Mặt khác do chưa làm tốt việc giáo dục du lịch toàn dân nên không phải ai cũng hiểu được vị trí vai trò của du lịch. Đồng thời ý thức và thái độ của những cán bộ trong ngành cũng gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa. Do đó cần cải tiến hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý tổ chức du lịch từ trung ương đến địa phương. Một khi xã hội hóa càng rộng và sâu, xu thế toàn cầu hóa du lịch thì phải từng bước hoàn thiện thể chế du lịch đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng tăng cường vai trò của nhà nước và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc tổ chức hoạt động du lịch đúng hướng hoạch định của quốc gia Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về du lịch triển khai các pháp lệnh du lịch, xây dựng các văn bản pháp quy liên quan tạo cơ sơ pháp lý đồng bộ cho quản lý du lịch. Tổ chức bộ máy kiểm soát du lịch, nghiêm khắc tuân thủ chấp hành các quy định và chính sách của nhà nước của tổng cục du lịch, xử phạt nghiêm minh những tổ chức và cá nhân gây ra những hậu qủa nghiêm trọng cho nền kinh tế văn hóa của quốc gia. Tuyên truyền giáo dục đối với du khách, ý thức về tôn trọng bảo về bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. Đồng thời giáo dục đội ngũ nhân viên du lịch về đạo đức nghề nghiệp. 16 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  17. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Tiến hành giáo dục đối với dân cư địa phương để họ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương mình, nâng cao tố chất tư tưởng và phẩm chất văn hóa, tăng cường phân biệt được đúng sai, đẹp xấu, lợi ích lâu dài chống những hành vi văn hóa lai căng. 17 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  18. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Tiểu Kết Chƣơng 1 Ngày nay, du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch trở nên phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú. Văn hóa là cội nguồn, là tương lai của dân tộc, nó xác định chỗ đứng của một quốc gia dân tộc trên thị trường thế giới. Chính vì thế, muốn được thế giới biết đến mình thì một quốc gia cần phải xây dựng cho mình một nền văn hóa tiêu biểu, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động du lịch chính là một trong những phương tiện để thực hiện mục đích đó. Chương 1 là những cơ sở lí luận, những tìm hiểu chung về văn hóa, du lịch và du lịch văn hóa. Trong đó đã tìm hiểu về các khái niệm văn hóa, đặc trưng của văn hóa, khái niệm về du lịch, du lịch văn hóa, mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa. Đây là phần tổng quan về lí luận để đi tới tìm hiểu những vấn đề cụ thể của đề tài. 18 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  19. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỘC NGƢỜI H’MÔNG HUYỆN SAPA TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát chung về huyện SaPa tỉnh Lào Cai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc. Lịch sử Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng. Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật SaPa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đương sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sapa được xem như thủ đô mùa hè của miền bắc. Tổng cộng người Pháp đã xây dựng ở Sapa gần 300 biệt thự. SaPa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, SaPa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, SaPa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 19 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  20. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa phòng. Lượng khách du lịch tới SaPa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002. Nguồn gốc tên gọi Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Ngoài ra, Sa cũng có thể là cách nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha (沙) cũng có nghĩa là Cát. Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa Vị trí Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam Địa hình - Khí hậu Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là 20 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  21. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của SaPa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. 2.1.2. Dân cư Đây là nơi sinh sống của cư dân 6 tộc người Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc ở SaPa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng: . Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch. . Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông. . Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở SaPa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình. 2.2. Dân tộc H’Mông ở SaPa 2.2.1. Lịch sử hình thành và bức tranh phân bố Người H’mông trước đây còn được gọi là người mèo. Ở Trung Hoa trước đây gọi họ là Miêu, ở Lào gọi là Mẹo. Tại Việt Nam họ sinh sống tại những vùng núi cao từ 800m- 1700m so với mực nước biển. Cộng đồng H’mông bao gồm 21 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  22. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa nhiều nhóm địa phương: H’mông Đớ hay H’mông Đấu ( H’mông Trắng), H’mông Đú (H’mông Đen), H’mông Jua (H’mông Xanh), H’mông Lềnh (H’mông Hoa), Hmông Si (H’mông đỏ) , H’mông Súa ( H’mông Hán), La Mieo. Sự phân biệt giữa các nhóm chủ yếu dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ. Về tên gọi thì theo “ Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam’’ đã được Tổng cục Thống kê ra quyết định công bố ngày 2/3/1979 “ để sử dụng thống nhất trong các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương trong cuộc tổng diều tra dân số’’ Tại điều 2 có ghi rõ “ Những bản danh mục dân tộc nào trái với bản danh mục này đều bị bãi bỏ’’. Theo đó, người có tộc danh chính thức là người H’mông. Từ sau quyết định nói trên, mọi ấn phẩm nghiêm túc đều viết theo danh mục của nhà nước. Về nguồn gốc người H’mông hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong cuốn “ lịch sử người mèo”, học giả Savina cho rằng người H’mông xưa cư trú ở Xibêri- nơi quanh năm tuyết phủ, có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Vào triều Hoàng đế- Trung Hoa thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyên, họ chuyển tới lưu vực sông Hoàng Hà, do xung đột với người Hán nên phải di cư về phương Nam. Lại có ý kiến cho rằng người H’mông là một trong những tộc người nằm trong khối Bách Việt, có chung nguồn gốc với người Dao thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ H’mông- Dao. Tổ tiên của họ đã sớm biết trồng lúa nước ở vùng giữa hồ Bành Lãi và Động Đình thuộc nam Trung Hoa . Đến thế kỉ XIII sau công nguyên, hai tộc H’mông và Dao mới tách ra từ thế kỉ IX- XVI, người H’mông di cư về phía nam, tập trung ở Quý Châu- Trung Hoa, sau có một bộ phận di cư vào Việt Nam. Trong một bài tạp chí gần đây, tác giả Vương Duy Quang khi viết về hiện tượng xưng vua ở cộng đồng H’mông, có đề cập đến lịch sử xa xưa của tộc người này như sau: “ dân tộc này đã từng là chủ nhân ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà cách đây hơn 3.000 năm, với nền văn hóa lúa nước phát triển khá cao. Họ đã từng có nhà nước, 22 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  23. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa có chữ viết Tuy nhiên sự bành trướng của người Hán đã đẩy họ ra khỏi quê hương xứ sở, phiêu bạt về phương Nam. Nhiều thế kỉ, dân tộc này liên tục nổi dậy chống lại người Hán nhằm tránh họa diệt vong và mong giành lại sứ sở của mình. Nhưng kết cục bi thảm của các cuộc khởi nghĩa càng đẩy người H’mông vào cảnh tha phương, ly tán để tới nay, với hơn 6 triệu người, chưa kể số ở Quý Châu, họ phải sống co cụm thành nhiều nhóm lớn, nhỏ rải rác khắp vùng biên giới năm quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanma, Thái Lan và nhiều quốc gia khác trên thế giới”. Hầu hết người H’mông ở nước ta đều có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu- Vân Nam( Trung Quốc) do 3 đợt thiên di lớn của tổ tiên họ vào Việt Nam. Đợt đầu tiên có khoảng 80 hộ thuộc họ Vừ và họ Giàng, từ Quý Châu vào vùng Đồng văn, Mèo Vạc( Hà Giang), cách đây khoảng 300 năm. Đợt thứ hai cách đây khoảng 200 trăm năm, có khoảng 100 hộ thuộc họ Vàng và họ Lý vào vùng Đồng Văn( Hà Giang) và khoảng 80 hộ thuộc các họ; Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Vừ, Mùa vào vùng Simacai( Lào Cai), một bộ phân qua miền Tây Bắc. Đợt thứ ba đông hơn cả, họ đi theo các đường vào Hà Giang, Lào Cai và các tỉnh vùng Tây Bắc. Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có nhân khẩu tương đối đông ở nước ta. Theo kết quả điều tra dân số ngay 1/4/1999 thì dân số H’mông có 787.604 người cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên Có thể nói rằng người H’mông ở SaPa là một trong số ít các dân tộc đặt chân lên gồm ba nhóm địa phương: H’mông Trắng, H’mông Đen, H’mông Hoa. 2.2.2. Văn hóa dân tộc H’mông ở SaPa 2.2.2.1.Văn hóa vật thể 23 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  24. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “ Văn hóa vật thể là tất cả các sáng tạo hữu hình của con người mà xã hội học gọi chung là đồ tạo tác bao gồm nhà cửa, vũ khí, thức ăn, ” Kiến trúc Nhà ở của người H’mông là nhà trệt. Để chống gió, khí hậu lạnh, sương muối vùng cao, nhà của họ thường là nhà thấp, vững chắc, kín đáo. Nhà chủ yếu dược dựng trên các triền núi, phía trước có suối, phía sau là núi che chở, xung quanh có thể trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Quy mô thường có ba gian hai chái, cửa chính mở ở gian giữa, cửa phụ mở ở hai gian bên hoặc đầu hồi nhà. Xung quanh nhà thưng ván, vách nứa, hoặc trình tường, mái lợp ván xẻ hoặc cỏ gianh. Nhà giàu thường làm khá rộng, cột gỗ kê đá tảng đẽo hình đèn lồng hoặc quả bí, vừa tạo sự vững chắc, không sụt lún, nghiêng lệch, vừa không bị mủn, mọt do ẩm ướt. Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Tùy từng dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái hay bên phải nhưng bao giờ buồng ngủ của chủ nhà cũng phải đặt cạnh “ cột ma” ( cu ndêx đăng)- cột giữa của vỉ kèo thứ hai ngăn gian đầu hồi bên phải hoặc bên trái giữa. Hai gian bên, một bên là bếp lò và buồng ngủ, một bên là bếp khách, giường khách và có thể thêm một buồng ngủ, nếu gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, phía trên là gác xép, nơi cất trữ lương thực. Một số gia đình còn làm kho lương thực bên ngoài nhà. Cửa chính của ngôi nhà thường được treo một tấm vải đỏ hình chữ nhật, hoặc các tờ giấy bản có ý nghĩa cầu phúc. Một số nhà còn treo thêm ở trước cửa một chén nước nguồn tinh khiết bọc vải đỏ được múc vào ngày mùng một tết Nguyên Đán. Chén nước này sẽ được thay mới vào tết năm sau với ý nghĩa cầu mong bình yên, mát lành, phúc lộc đến nhà đầy đặn như chén nước ấy. Phía trước nhà là truồng Trâu, Lợn, Gà, Ngựa, tổ ong nuôi và có kho để lương thực. Ở những địa hình tương đối bằng phẳng, đồng bào còn trồng rau sau nhà và dựng hàng rào phía trước. 24 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  25. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Nhà thường được cất vào mùa khô( từ tháng 11,12 đến tháng 3,4 năm sau). Để thử xem nơi đất dựng nhà có lành không, người H’mông thường đào 3 hố sâu khoảng 40cm ở ba vị trí: Nơi định đặt bàn thờ tổ tiên( ma nhà), nơi sẽ để bếp lò, nơi sẽ làm bếp khách, rồi cho vào mỗi hố ba hạt gạo hoặc ngô. Hạt thứ nhất tượng trưng cho con người, hạt thứ hai tượng trưng cho gia súc, hạt thứ ba tượng trưng cho cây trồng( một số dòng họ còn cắm thêm một cây nhỏ chính giữa ba hạt gạo( ngô) sau đó úp bát lên để qua đêm). Sáng hôm sau mở ra nếu hạt gạo (hoặc ngô), không bị thay đổi vị trí, không bị mốc, không bị kiến tha thì được coi là nơi đất tốt, có thể ở được. Nếu hạt gạo di chuyển ra xa thì là nơi đất xấu, nếu bị mất một hạt là rất xấu không thể ở được. Công việc này do chủ nhà thực hiện. Đối với những gia đình cầu toàn hơn, lọ mời thầy đến cúng để làm lễ xem đất. Hướng nhà thường là hướng đông hoặc tây, theo quan niệm để làm ăn tốt. Ngày giờ dựng nhà phụ thuộc vào tuổi của chủ nhà. Đồng bào H’mông thường dựng nhà vào ngày chẵn, kiêng dựng nhà vào ngày lẻ. Giờ dựng nhà thường là 4giờ hoặc 6 giờ. Có những nhà còn mổ gà xem chân ngày, giờ dựng nhà. Sau khi san nền, chọn hướng đi cho cửa chính và căn nền vuông vức, họ đào hố chôn cột con và dựng xà ngang, làm thành khung nhà. Khi dựng nhà khâu quan trọng nhất là dựng “ cột ma”. Trước khi dựng cột chủ nhà mổ lợn, gà để cúng “ cột ma”. Theo quan niệm của đồng bào, việc san nền, dựng cột phải chọn ngày, giờ tốt. Làm nhà xong thì làm lễ cúng “ma nhà” và “cột ma”. Chủ nhà phải là người đầu tiên đích thân nhóm lửa vào các bếp để khai mở cho cuộc sống ở ngôi nhà mới. Trang phục Sapa. 25 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  26. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Không giống các nhóm H’mông khác thường mặc váy nhóm dân tộc H’mông sinh sống ở Sapa lại mặc quần, cả đàn bà và đàn ông đều mặc quần, họ chỉ mặc váy khi chết hoặc vào các dịp đặc biệt. Bộ trang phục nữ gồm có y phục (khăn, áo, thắt lưng, xà cạp, quần) và đồ trang sức. Trong đó khăn là tấm vải vải chàm hình chữ nhật khổ 18 x 50cm. Áo của phụ nữ H’mông có hai loại: Loại áo mặc trong màu chàm, xẻ ngực. Các loại áo khoác ngoài cộc tay, thân dài, cổ áo thêu các loại họa tiết hoa văn kỉ hà theo mô típ các họa tiết cổ móc câu kép biến thể như họa tiết trang trí mặt trống đồng Đông Sơn. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết hoa văn. Người còn sống thắt dải hoa văn về phía sau lưng. Khi chết thắt dải hoa văn về phía trước bụng Quần của phụ nữ mông là quần lửng qua gối, bắp chân quấn xà cạp bằng màu chàm Đồ trang sức của phụ nữ khá phong phú, trong đó bao gồm: vòng khuyên tai to và vòng cổ, ngày thường thì đeo loại đơn, ngày lễ thì đeo loại kép có nhiều vòng biểu hiện của sự giàu có. Vòng cổ có hình hai đầu chim hoặc hai đầu rắn- Biểu tượng của vật tổ. Ngoài ra còn có vòng tay và xà tích. Trang phục nam: Mũ bằng vải lanh hình quả dưa gồm tám miếng vải khâu ghép. Áo trong xẻ nách ngắn, áo ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn. Quần thì chàm màu đen ống rộng, đũng rộng. Trang phục nữ mặc khi chết Người H’mông khi về già đều chuẩn bị một bộ trang phục để khi chết sẽ mặc đẹp đi gặp tổ tiên. Bộ trang phục nữ gồm có khăn, áo như ngày thường nhưng có thêm một áo khoác dài tay toàn bộ phía lưng vai, sau ống tay đều thêu, in sáp ong các băng dải hoa văn rực rỡ. Chiếc áo này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nền vải 26 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  27. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa áo là vải lanh nhuộm chàm pha củ nâu tạo thành màu tím than. Nhằm tăng độ láng, bóng, tám vải may áo được miết sáp ong mài trên đá. Khi sang thế giới bên kia, người phụ nữ Mông phải mặc váy bằng vải lanh. Thân váy in hoa sáp ong, gấu váy thêu các hoạ tiết hoa văn khổ to, phối nhiều gam màu nóng: Đỏ, vàng, da cam tạo vẻ rực rỡ. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số của chúng ta thường có quan niệm rằng một phụ nữ có khéo léo hay không, có chăm chỉ hay không thì chỉ cần nhìn vào bộ trang phục họ mặc trên người, nhìn vào đường kim mũi chỉ là biết được phẩm hạnh cũng như tính nết của thiếu nữ làm ra bộ trang phục đó. Từ đây có thể thấy, bộ trang phục đối với phụ nữ dân tộc không chỉ có ý nghĩa phụ trang bình thường mà nó còn phản ánh của thế giới quan, phản ánh cả một nền văn hoá rất sâu sắc bên trong đó và rất cần những định hướng cụ thể để giúp đồng bào gìn giữ những kĩ thuật chế tác trang phục độc đáo của mình. Phương tiện vận chuyển Là cư dân sống trên vùng cao, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, có sự đan xen giữa núi đất và núi đá nên giao thông gặp rất nhiều khó khăn. Người H’mông sử dụng sức người là chính trong giao thông vận chuyển. Khi lao động sản xuất, vận chuyển lương thực, hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống, đồng bào thường dùng cái gùi, cái địu hay mang vác trên vai. Bên cạnh đó họ còn sử dụng một phương tiện khá phổ biến nữa là con ngựa khi cần chuyên chở, những hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi xa trên các địa hình phức tạp. Ngựa là con vật gần gũi và thân thiết với người H’mông hơn bất cứ con vật nào khác. Nó còn biểu hiện khả năng kinh tế của cá nhân hay gia đình. Ngày nay do sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và sự biến đổi trong đời sống ở vùng cao nói riêng mà đồng bào H’mông đã và đang sử dụng nhiều phương tiện cơ giới trong sinh hoạt. Tuy vậy sức người, sức ngựa vẫn là phương tiện vận chuyển chính của đồng bào H’mông ở SaPa. 2.2.2.2.Văn hóa phi vật thể 27 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  28. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Theo từ điển tiếng việt: “ Văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hóa nói chung. Đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cùng các kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên ý trí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mĩ, xã hội, hệ tư tưởng ” Ngôn ngữ - chữ viết Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ Miêu-Dao (hay Mông-Miền). Nhưng trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong hệ Hán-Tạng (trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc). Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ Miêu-Dao được định vị trong hệ Nam Thái. Còn André G. Haudricourt từng bước đem so sánh cả hệ thống thanh điệu và cả lớp từ vựng cơ bản giữa các ngôn ngữ Miêu-Dao với các ngôn ngữ của hệ Hán- Tạng và hệ Nam Á. Ông đã cho rằng "các ngôn ngữ Miao-Yao hình như tạo nên mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến". Đây cũng chính là cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ Miêu-Dao vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến giải của Haudricourt "không thuần tuý là sự so sánh từ vựng mà là sự phục nguyên, một thao tác thể hiện tính quy luật của những chuyển đổi âm thanh". Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ Mông-Miền (hay Miêu-Dao) khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành Mông trắng (Mông Đơư) như sau: Hệ ngôn ngữ (language family): Mông-Miền (Hmong-Mien) 28 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  29. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Nhóm ngôn ngữ: Mông (Hmongic) Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam (Sichuan - Quizhou - Yunnan), còn gọi là nhánh Mông phía Tây (West Hmongic branch) Tiểu nhánh: Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam Phương ngữ: Mông trắng (White Mông) Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ Hmong-Miền (hay Miêu-Dao) thành hai nhánh chính: Mông - gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu Miền (hay Dao) - gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She Văn học – nghệ thuật Người H’mông có kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại như: Truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, trường ca( tiếng hát làm dâu, tiếng hát tình yêu, tiếng hát mồ côi, tiếng hát cưới xin ), ca dao, tục ngữ, thành ngữ phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, tranh đấu của dân tộc H’mông. Qua một số truyện, nhất là qua bài “ chỉ đường” (Khúa kê) có thể hiểu được ít nhiều về nhận thức vũ trụ, thế giới quan và nhân sinh quan, nguồn gốc dân tộc người H’mông. Theo quan niệm thì bầu trời, mặt đất, mặt trăng, các vì sao, con người, muông thú, cây cỏ đều do những đại diện trời sáng tạo và điều chỉnh. Hai anh em họ Hồ là tổ tiên của người H’mông, người Dao và loài người nói chung. Con người chết đi không sống lại được nhưng có thể đầu thai thành người hay sinh vật khác Ở vùng cao SaPa, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Bên cạch những anh hùng văn hóa, truyện dân gian H’mông thường đề cập đến những con người làm 29 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  30. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa lụng siêng năng, khỏe mạnh, biết đoàn kết với những con người tài ba, khắc phục thiên tai đem lại hạnh phúc cho con người. Nhiều truyện dân gian cũng chỉ ra những kinh nghiệm trồng, chăn nuôi, qua đó thấy rõ người H’mông là cư dân làm nghề nông từ lâu đời. Các truyện dân gian còn phản ánh mặt xấu của xã hội, sự đau khổ của những đứa trẻ mồ côi, cách đối xử nghiệt ngã giữa chị dâu em chồng, những mụ dì ghẻ độc ác, những tên quan tàn bạo. Đồng thời đề cao những người thông minh, tài giỏi xuất thân từ nhà nông, những mối tình duyên đẹp, những người chiến thắng bạo tàn bênh vực chính nghĩa Những chuyện giải thích về hiện tượng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc H’mông cũng nhiều (làm ma, cúng mụ, phụ nữ không được lên sàn gác, cúng cột cái, múa khèn, ) được đồng bào nhớ như những điều chỉ dẫn trong sinh hoạt gia đình và cuộc sống nói chung. Trong văn học dân gian của người H’mông, dân ca chiếm vị trí đáng kể. Dân ca có nhiều loại: Cúng ma, tình yêu, cưới xin, làm dâu trong mỗi loại lại có những đề tài nhỏ. Nhiều bài dân ca mang nội dung tư tưởng tốt, cách diễn tả tế nhị, kín đáo, được lấy từ những hình ảnh gần gũi trong đời sống hàng ngày. Đặc điểm chung của những bài dân ca là không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày bằng tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá các loại nhạc cụ này gắn bó chặt chẽ với dân ca. Nghe điệu kèn lá, đàn môi người ta có thể hiểu được nội dung truyền cảm của người sử dụng nhạc cụ. Trong dân ca không chỉ có những bài ngắn mà đã có những liên khúc dài nổi tiếng như “ Tiếng hát làm dâu” được nhiều dân tộc biết đến. Mỗi người H’mông ít nhiền đều biết dân ca cũng như nhiều nam nữ thanh niên biết gảy đàn môi, thổi kèn lá rất điêu luyện. Nhạc cụ của người H’mông khá độc đáo, có khèn, sáo và những nhạc cụ như kèn lá, đàn môi tuy giản dị nhưng lại phát ra những âm thanh kì bí, hấp dẫn. Khèn được sử dụng trong đám tang và một số nghi lễ trong gia đình. Những lúc đi đường 30 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  31. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa hay thời khắc nghỉ ngơi trong đêm, dưới ánh trăng sau một ngày làm lụng mệt nhọc, các chàng trai cũng hay cất lên những điệu khèn da diết. Đàn môi, kèn lá cũng là phương tiện trao đổi tâm tình của nam, nữ. khác với khèn bè, tiếng vang vọng trên cả một vùng núi non cao rộng, kèn lá, đàn môi chỉ tạo nên những âm thanh thầm thì cho từng người trong cuộc. Tín ngưỡng – tôn giáo Tín ngƣỡng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đây là một tín ngưỡng quan trọng của đồng bào H’mông, trong đó thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã khuất mà theo quan niệm của họ là những người trong phạm vi ba đời trở lại. Khác với người Việt, người Tày, đa số các dòng họ người H’mông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng chỉ là một tờ giấy hình chữ nhật gián trên vách hậu nơi gian giữa nhà. Một số dòng họ có lập bàn thờ ở chính giữa gian cúng, cách mặt đất từ 1 – 1.5m. Trang trí trên đó chỉ là tờ giấy bản và ba ống hương. Một số nhà còn thờ cúng tổ tiên ở “ cột ma”. Nơi thờ là chỗ thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được cúng mời tổ tiên và con trai mới được đến gần. Người H’mông chỉ cúng tổ tiên vào dịp mừng năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cúng chữa bệnh. Đối với linh hồn các bậc cha, ông, cụ ,con cháu tổ chức lễ cúng theo tục lệ tang ma như: lễ tiễn đưa hồn, lễ sửa mồ mả, lễ ma khô Tổ tiên được coi là loại thiện thần (ma lành) luôn phù hộ con cháu. Tuy nhiên, đồng bào vẫn quan niệm nếu không thờ cúng phải đạo, tổ tiên cũng có thể trừng phạt, làm cho ốm đau. Người ta còn cho rằng đôi khi tổ tiên thiếu đói còn về đòi trâu, lợn. Xã hội truyền thống ở đây cho rằng thế giới bên kia có một nơi dành cho tổ tiên cũng như con cháu dưới trần gian, cư trú theo dòng họ. Trong niềm tin cổ xưa, 31 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  32. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa người H’mông quan niệm hồn của người chết còn đầu thai vào con cháu, hồn của ông thường đầu thai vào thế hệ thứ ba trong dòng họ. Hệ thống ma nhà: Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người H’mông vẫn song song tồn tại một hệ thống “ma nhà” với những lễ thức cúng bái riêng biệt.  Ma nhà (xưv cangz): là vị thần linh được người H’mông coi trọng nhất với quan niệm là vị thần cai quản không để tiền bạc, của cải mất mát, phù hộ gia đình làm ăn phát đạt, giữ gìn các hồn người trong gia đình, không cho hồn chạy lang thang ra ngoài. “ma nhà” còn được hiểu là vị thần kiêm tính mọi chức năng của tất cả các loại ma trong nhà. Nơi thờ ma nhà đặt ở bức vách gian giữa, đối diện với cửa ra vào và trang trí rất đơn giản. Người H’mông cúng “ma nhà” vào dịp tết đón mừng năm mới, lễ cơm mới, lúc gia đình co người ốm đau, khi trồng trọt hoặc chăn nuôi gặp vận hạn, cần trừ tà và cầu xin được phù hộ.  Ma cột chính (cu ndex dangz): Đó là cây cột giữa của vỉ kèo thứ hai ngăn gian đầu hồi bên phải hoặc bên trái vơi gian giữa, tùy theo từng dòng họ. Người H’mông quan niệm “ cột ma” là cột linh thiêng, người lạ không được dựa lưng vào cột ấy, không treo lên cột bất cứ thứ gì, không được gõ đập vào cột, mọi người luôn phải kiêng tránh gìn giữ. Cột chính là nơi thờ “ma lợn” (buô dangz) – Nó tượng trưng cho sự hưng thịnh của gia đình, liên quan đến sức khỏe và vận mệnh của mọi người trong nhà. Cúng “ ma cột chính”, theo quan niệm của đồng bào H’mông vượt qua hoạn nạn để tìm lại chữ viết đã mất.  Ma cửa( khaor trôngx plangl): Đó là vị thần linh được quan niệm là chuyên việc canh giữ cửa, ngăn ngừa các ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các linh hồn, giữ gìn không cho linh hồn của các thành viên trong gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của đồng bào, “ma cửa” thường ngự ở tấm vải đỏ dán trước cửa chính. Ma cửa thường được cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau hoặc mất mát tài sản. 32 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  33. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa  Ma buồng: Theo quan niệm của người H’mông, ma buồng liên quan tới việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ thơ, phát triển đàn gia súc. Khi một đôi vợ chồng gia ở riêng có con đầu lòng và làm lễ đổi tên lót cho người bố, gia đình đó mới có tư cách và đủ điều kiện thờ ma buồng.  Ma bếp lò(khaor txul): Ma bếp liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và luôn phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do đó tục kiêng dẫm chân lên bếp lò, kiêng làm hư hại lòng lò bằng đất, không được gõ và đánh vào bếp. Lúc lợn chửa thì kiêng không lấy tro trong bếp, muốn nhấc chảo cám ra phải để một hòn đá vào giữa bếp. Người ta tin rằng nếu không kiêng như thế thì lợn , gà, dễ bị dịch bệnh, phụ nữ khó đẻ hoặc đẻ quái thai, dị hình.  Ma bếp lửa(khaor chuz): Vị thần linh này được quan niệm là có tác dụng tiêu diệt ác ma. Sau lễ gọi hồn, người ta ném vào bếp lửa những con sâu bọ- được coi là hồn bệnh tật. Ma bếp lửa còn được tin là cũng dễ gây ra ốm đau bệnh tật. Thần thổ địa Trong phạm vi làng, người H’mong thường thờ cúng thổ địa. Thần được thờ ở gốc cây to hoặc hòn đá lớn trong khu rừng cấm. Có khi thổ thần của làng chỉ là hòn đá to có hình thù kì dị. Việc thờ thần cây, thần đá là hiện tượng phổ biến của cư dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, không chỉ có thế, những anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa, những người có công khai phá vùng đất mới, có công lập làng khi qua đời cũng được dân làng suy tôn làm thần bản địa. Các vị thần này thường trú ngụ trong một mái đá, hang đá hoặc một gốc cây to trong rừng cấm. Tôn giáo Vật linh giáo: Xã hội H’mong quan niệm con người và một số loài trong thế giới động thực vật đều có phần xác và phần hồn. Phần xác là thực thể hiện hữu, còn phần hồn rất quan trọng vì nó chi phối phần xác nhưng không thể tìm thấy. Người H’mong còn tin chỉ người và các động vật lớn là có hồn còn các loài vật nhỏ bé như ruồi, muỗi là không có hồn. Trong thế giới thực vật, những cây trồng chủ yếu liên quan đến đời sống của người H’mong đều có hồn như cây lúa, ngô, 33 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  34. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa thuốc phiện và các loại gỗ quý dùng để làm nhà. Loài vật càng đặc biệt thì hồn càng đáng sợ. Những gốc cây có hình thù kì dị thì đều có “tinh”, luôn bày những trò mà quái để trêu chọc con người nên một số nơi người ta phải thờ cúng những “ tinh linh” này. Xã hội cổ truyền H’mong quan niệm mỗi con người đều có ba linh hồn (pli). Hồn chính ở đỉnh đầu (trong thóp). Với trẻ em, hồn rất yếu do đó phải kiêng không được xoa đầu trẻ. Hồn thứ hai ở rốn cai quản thân thể và nội tạng. Ở phụ nữ, hồn này yếu hơn nên thường hay đau bụng. Hồn thứ ba ở ngực, thường rất ít bỏ đi, khi bỏ đi bệnh sẽ nặng. Vì vậy, người H’mong hay thường đeo vòng vía, tượng trưng cho chiếc chìa khóa, được thầy cúng phù phép ngăn cản hồn đi đây đó. Người ta tin rằng hồn liên quan đến sức khỏe và sinh mệnh của con người. Nếu một trong ba hồn rời khỏi cơ thể, con người sẽ bị ốm đau. Trường hợp một trong ba hồn ra đi, gọi không về sẽ dẫn đến cái chết. Khi tắt thở, ba linh hồn sẽ rời khỏi thể xác và đi ba nơi khác nhau. Hồn thứ nhất sẽ bay lên trời về với tổ tiên. Hồn thứ hai cũng bay lên trời nhưng để thưa kiện với trời là tại sao trời bắt người phải chết, linh hồn này sẽ ở tầng giữa, gác mộ và hay về quấy nhiễu người khác. Các quan niệm về linh hồn nói trên đã ảnh hưởng đậm nét đến việc thờ cúng tổ tiên, đến Sa man giáo – một loại hình tín ngưỡng phổ biến của người H’mong. Sa man giáo: Đây là hình thức tôn giáo chuyên biệt, có người chuyên nghiệp hành nghề, thường được gọi là thày Sa man – những người được xem là có khả năng phù phép đắm mình vào trạng thái hôn mê, trực tiếp giao thiệp với thần linh. Bổn phận chủ yếu của thày Sa man là cầu cúng chữa bệnh, đi sang thế giới dụ dỗ, tìm bắt hồn người ốm trở về. Ngoài ra, họ còn biết bói toán, đoán tìm của cải bị mất, chủ trì một số nghi lễ tôn giáo. Các thày Sa man không chỉ là người cầu cúng chữa bệnh mà họ còn là những người am hiểu về luật lí, phong tục tập quán của người H’mong. Đó là những người có uy tín trong làng, từ việc chuyển nhà, làm lễ gọi hồn cho trẻ nhỏ, làm ma người chết đều có sự hướng dẫn và tham gia của thày Sa man. Thày Sa man muốn giao tiếp được với thế giới bên kia phải có sự hỗ 34 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  35. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa trợ của tổ sư. Tổ sư được quan niệm là người hiểu biết về thế giới bên kia và có khả năng dẫn đường cho thày cúng tìm hồn, trừng trị ác ma, giữ hồn người bệnh. Mỗi thày Sa man đều có bàn thờ riêng. Đó là một khối hình hộp chữ nhật dựng bên cạnh bàn thờ tổ tiên ở gian giữa. Ông tổ sư từ ngoài muốn vào bàn thờ hoặc thầy cúng muốn xuất thần du ngoạn sang thế giới bên kia phải qua cầu dẫn đường. Cầu dẫn đường gồm ba cây tre dài nhỏ như cần câu đều còn lá. Một cây buộc ở chỗ giáp ranh giữa mái nhà và từ tiền đồng thời hướng về bếp lửa. Ba sợi cây lanh vắt qua ba ngọn cây tre nối chúng với bàn thờ thầy Sa man. Những sợi cây lanh này tượng trưng cho đường đi của tổ sư và hồn của thày Sa man. Qua ba sợi chỉ và ba cây tre, thày Sa man có khả năng đi từ thế giới bên này sang thế giới bên kia. Khi làm lễ, thày Sa man ngồi trên một cái ghế dài, lắc lư đầu, tìm cảm giác váng đất để dễ nhập đồng. Tấm ghế tượng trưng cho con ngựa thần. Nhờ ngựa này, thày Sa man mới có khả năng đi sang thế giới bên kia. Tìm hiểu các bài cúng của thày Sa man, nhận thấy thế giới bên kia cũng đơn giản. Thế giới trên trời có Chử Lầu và các thần Sét, thần Mưa, thần Gió, thần Sương Mù. Các thần linh này có chức năng phán xét hồn người chết sẽ đâu thai thành người hay xúc vật – tùy theo đạo đức của người khi còn ở thế gian. Trên trời có nơi ở của tổ tiên, có hoa thơm cỏ lạ Quan niệm về thế giới dưới mặt đất của người H’mong dưới mặt đất cũng thật đơn giản. Họ không có từ chỉ địa ngục. Với người H’mong, hình ảnh về thế giới bên kia chỉ là hố sâu trong lòng đất tối tăm. Những người sống ở trần gian không có nhân đức thì lúc chết hồn xuống thế giới bên kia phải lao động cực nhọc trong bóng tối. Tô Tem giáo: Hình thức tô tem giáo của người H’mong khá mờ nhạt, thường chỉ thấy một số vết tích trong huyền thoại như kiêng không ăn một số loài vật. Họ Hờ có huyền thoại bà mẹ khỉ nuôi dưỡng con cái nhưng bị họ hàng nhà chồng phụ bạc. Họ Vừ có chuyện kể về người đàn ông bị ốm nặng, sắp chết thì đến đêm có hai vợ chồng con nai tới bảo vệ. Từ đó họ Vừ coi loài nai là họ hàng và kiêng không ăn thịt nai. Họ Lầu, họ Sùng kiêng không ăn thịt gấu 35 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  36. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Như vậy, trong năm đặc trưng của Tô Tem (biểu tượng về vật tổ, huyền thoại về vật tổ, tục kiêng cữ không ăn thịt vật tổ, nghi lễ liên quan đến vật tổ, niềm tin khi chết sẽ tái sinh trở lại kiếp của vật tổ) thì vùng người H’mong chỉ tìm thấy ba đặc trưng: huyền thoại về vật tổ, tục kiêng cữ không ăn thịt vật tổ và niềm tin khi chết sẽ tái sinh trở lại kiếp của vật tổ. Nhưng những đặc trưng này chỉ thấy biều hiện mờ nhạt, không có tính hệ thống. Phải chăng đây là những mảnh vụn còn rơi rớt lại của Tô Tem giáo của cộng đồng người H’mong. Phong tục- tập quán Sinh nở và nuôi con Khi sinh nở, người H’mong thường sinh tại nhà trong buồng riêng của vợ chồng, do mẹ chồng đỡ. Mẹ ruột không được đỡ vì là người họ khác, nên người ta quan niệm nếu mẹ ruột có mặt trong lúc con gái sinh sẽ mang lại những điều không tốt cho gia đình đứa trẻ và sản phụ. Lúc trở dạ, sản phụ ngồi dưới đất, phía cuối giường, tay vịn vào thành giường, người đỡ vào phía sau. Nếu khó đẻ, người nhà luộc cho sản phụ một quả trứng gà để ăn một nửa và bóp chân một nửa. Trong một tháng đầu, sản phụ chỉ ăn cơm với thịt gà hoặc thịt lợn nạc. Một tuần sau khi đẻ sản phụ mới được tắm xong phải kiêng giặt giũ trong một tháng. Qua tháng đầu, sản phụ có thể làm những việc nhẹ nhàng như giặt giũ, nấu cơm. Sau hai tháng họ đi làm nương như bình thường. Trong ba ngày trước khi làm lễ đặt tên, trẻ sơ sinh chưa được mặc áo vì theo quan niệm bé chưa có hồn (nên nếu thời gian này đứa trẻ sơ sinh không sống được thì không phải làm tang). Hai mẹ con không được nằm ngủ trên giường mà phải trải rơm nằm cạnh bếp lò và nấu ăn riêng. Đến ngày thứ ba, gia đình làm lễ đặt tên – ru hồn (gênh pli) cho bé. Lúc này, gia đình mời một người hiểu biết về phong tục, có đầy đủ con cháu về làm lễ đặt tên. Người này sẽ ôm một đôi gà (một con trống, một con mái) cầm một bát gạo, 36 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  37. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa một quả trứng, thắp ba nén hương ra đứng ngoài hiên trước cửa chính ru hồn cho đứa bé. Khi kết thúc phần ru hồn thì đem ba nén hương cắm vào cột chính nếu là con trai, cắm vào buồng nếu là con gái. Sau đó người ta làm lễ người tên với nghi thức cầm thìa gỗ và chén mời tổ tiên ăn trước, rồi mời tất cả mọi người nên mâm ăn. Đứa bé lúc này mới được vào mâm ngồi cùng mọi người coi như trở thành thành viên chính thức trong gia đình. Khi đã uống được ba chén rượu, chủ nhà lấy hai cái chén rót ra cho từng người uống, báo cho từng người biết cái tên mình đã nghĩ sẵn để đặt cho đứa bé mới sinh. Nếu mọi người và cả nội ngoại đồng ý thì cùng uống cạn. Tiếp đó lấy chiếc áo do người mẹ khâu mặc cho đứa bé. Lúc này đứa bé mới chính thức trở thành một con người thực thụ. Và hai mẹ con có thể vào buồng và lên giường nằm nghỉ. Đứa trẻ đầy tháng người ta làm lễ ru hồn một lần nữa. Lúc này ông bà ngoại sẽ tặng một cái địu (nếu bố mẹ không còn thì người chị gái sẽ tặng thay). Đứa bé từ khi lọt lòng tới khi đầy tháng mà không khỏe mạnh thì mời thầy cúng về đuổi tà mà. Nếu bói thấy cần phải làm lễ sinh nhật hoặc lễ đeo vòng bạc thì khi đầy tháng mời thầy cúng về đeo vòng bạc cho bé. Và cứ đến ngày đó hàng năm lại làm lễ sinh nhật, mời người thân thích đến chúc sức khỏe cho bé. Khi đứa bé tròn một tuổi, bố mẹ làm lễ tạ ơn ông bà ngoại, hiến sinh một con lợn khoảng 50 kg mới hai bên họ hàng đến ăn mừng cho đứa trẻ và đặt tên đệm “già” cho bố đứa trẻ. Lễ này gọi là lễ tạ ơn cái địu. Cưới xin Cưới xin là một việc trọng đại trong đời sống. Ở người H’mông nam, nữ thanh niên hẹn hò, gặp gỡ nhau thông qua các phiên chợ, dịp lễ tết qua đó làm quen, thổ lộ tình cảm. Vào các đêm trăng, các chàng trai H’mông thường kéo thành từng tốp, mang theo khèn sang nhà bạn gái để gửi gắm tâm tình. Khi đã tìm được người ý hợp tâm đầu, các chàng trai thường mang kèn môi đến sau vách nhà cô gái “nói chuyện”, nghe tiếng nhạc cô gái mời chàng trai vào nhà tâm sự. 37 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  38. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Trong khi tìm hiểu, người con trai tặng người con gái kỉ vật để làm tin. Nếu trong ba ngày kỉ vật không bị trả lại là người con gái đã ưng thuận, thì sẽ chuẩn bị cho việc cưới xin. Chuẩn bị: Khi chàng trai và cô gái đã có tình yêu, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ và mọi người trong gia đình lập kế hoạch kéo dâu. Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết điều gì, cô gái vẫn đi lấy củi, địu nước, làm nương. Rồi một ngày như đã hẹn chàng trai xuất hiện ở nhà nhà gái. Theo kế hoạch, đang lúc tâm sự thì bạn của Chàng trai đến giúp anh kéo cô gái về nhà. Sau khi mang được người yêu về nhà, gia đình nhà trai mổ gà để làm lễ quét phép. Đồng thời gia đình nhà trai mời một người hàng xóm sang ăn cơm để chứng kiến việc kéo vợ và ngày hôm sau, người hàng xóm này mang 1 chai rượu, một đôi gà đến thông báo cho nhà gái biết rằng con gái nhà mình đã đi với Chàng trai đó. Sau 3 ngày từ khi cô gái được kéo về ở nhà chàng trai, nếu cô gái không đồng ý, cô sẽ mời chàng trai uống 1 bát rượu, còn cô uống 1 bát để cảm ơn chàng trai đã yêu thương mình và xin được làm bạn. Trong trường hợp cô gái đồng ý làm vợ thì gia đình chàng trai sẽ chuẩn bị những thứ tiếp theo cho việc cưới xin. Lễ ăn hỏi: Cô gái sau khi ở nhà trai 3 ngày cùng đi nương, sinh hoạt với gia đình, cô đã đồng ý nhận lời lấy chàng trai làm chồng. Sau đó bố mẹ chồng nhờ một người đàn ông đi làm mối cho con mình. “Tua lềnh xa” (người làm mối) sang nhà cô gái với mục đích hỏi nhà gái cần những thứ gì cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trong lễ ăn hỏi, chủ hôn là chú của chàng trai cùng với các chàng trai trong bản (tất cả là 8 người) mang các lễ vật đã thỏa thuận trước giữa người làm mối và nhà gái. Trong lễ vật bắt buộc phải có một con gà trống, 1 chai rượu và chỉ màu. Lễ xin định ngày cưới (Nu hâu ché) có nghĩa là nối lời khi gia đình nhà Sùng đã chọn được ngày lành tháng tốt, trưởng họ sang nhà gái thỏa thuận định ngày cưới và lễ vật trong ngày cưới. Sau 1 tuần lễ cưới chính thức được tổ chức. 38 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  39. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Lễ cưới: Lễ cưới chính thức (Sì chin hâu ché), nhà chàng trai mang lễ vật sang nhà gái từ chiều hôm trước. Lễ dẫn cưới gồm có một khoản tiền, 60kg thịt lợn, 60 bát rượu, gạo trong đó gà trống là lễ vật quan trọng nhất. Lễ đón dâu được tổ chức vào sáng hôm sau. Cô dâu mặc áo màu đỏ, váy hoa, đầu quấn khăn xanh. Lễ cưới diễn ra trong những cuộc mời rượu, đối đáp giữa các thanh niên, thiếu nữ. Sau đó cô dâu làm lễ cúng tổ tiên, ma nhà, ma cửa để về nhà chồng. Khi về nhà chồng, gia đình nhà chồng bày một mâm cơm cúng tổ tiên để ra mắt con dâu. Hiện nay, trai gái người H'Mông được tự do tìm hiểu và tự quyết định hôn nhân của mình. Nếu ưng thuận, họ sẽ về báo cáo với bố mẹ, dòng họ. Khi đó nhà trai sẽ mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi. Nếu nhà gái ưng thuận, hai bên sẽ định ngày tốt rồi tiến hành lễ ăn hỏi (hẹn cưới) sau đó là lễ cưới (đón dâu). Ma chay Người H’mong quan niệm, chết là về với thế giới bên kia, ở đó con người vẫn tồn tại, vẫn có một đời sống bình thường sau khi trọn đời ở nơi trần thế, con người trở về sống với tổ tiên. Khi có người chết, gia chủ báo cho anh em, làng xóm biết bằng cách bắn súng kíp (đối với người trẻ thì bắn ba phát, người giá thì bắn năm, bảy, chín phát) sau đó lấy tù và thổi ba hồi. Anh em dòng họ, bà con trong làng thấy tín hiệu sẽ nghỉ việc đến chia buồn và hợp sức với tang chủ. Ngày đầu của tang lễ, họ kiêng không cho người lạ vào nhà. Người ta lấy một tấm áo cũ của chủ nhà (có dòng họ lấy bất cứ một tấm vải hoặc tờ giấy nào cũng được) che bàn thờ tổ tiên – nếu người chết là trẻ em hoặc đàn bà. Nếu chủ nhà chết thì không cần che mà dỡ bàn thờ ra đốt rồi gói tro đốt vào huyệt vì chủ nhà chình là “chủ ma”. Người ta lấy một tấm vải lanh trắng vừa dệt xong, cắt thành hình vuông có chiều rộng theo khổ vải hoặc tờ giấy nào cũng được, khoảng từ 20-35 cm làm khăn lau mặt cho người chết. Dùng một thùng gỗ Pơ mu có chiều cao khoảng 40 cm đựng nước sôi rửa mặt và chân tay cho người chết. Rửa xong nước không được đổ 39 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  40. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa ra ngoài mà phải đổ vào buồng của chủ nhà. Thùng gỗ đựng nước lau rửa được giữ lại để đựng cơm cho người chết. Tử thi lúc này được mặc quần áo mới bằng vải lanh. Theo quan niệm truyền thống của người H’mong thì chỉ mang y phục bằng vải lanh, người chết mới có thể trở về với tổ tiên và tổ tiên của họ mới nhận diện được con cháu. Khâm liệm xong, người ta làm một cái cáng bằng tre hoặc gỗ để dưới bàn thờ tổ tiên rồi đặt thi hài lên đó. Lúc này, anh em họ hàng mới đi người làm chủ đám tang và làm thợ kèn. Chủ đám tang phải là người cùng dòng họ, am hiểu về phong tục trong họ. Sau khi người chết được khâm liệm chủ đám tang mới bắt đầu làm lễ “chỉ đường” (khúa kê) cho người chết. Người nào không có con trai thì chỉ dùng sợi lanh, còn người có con trai thì con dâu dệt vải lanh trắng chưa nhuộm dài từ bốn đến năm sải tay làm dây buộc cáng nối với xà nhà và cũng dùng dây lanh buộc thi hài vào cáng. Đến đây, anh em, bạn bè, họ hàng lên tiếng khóc chia tay. Khi các thủ tục trong gia đình đã hoàn tất, tang chủ mới cho đánh trống báo hiệu mọi người trong làng có thể lần lượt vào thăm. Hôm trước ngày đưa đám, chủ tang, thợ khèn, ông cậu, ông rể cùng bàn bạc về việc hôm sau mổ trâu hay bò. Tối đóm người ta đem tiền vàng ra đốt. Đêm đến tất cả con cháu cúi rạp xuống quỳ lạy nghe ông chú đứng lên nói (nếu bố chết), hoặc ông cậu đứng lên nói (nếu mẹ chết) bài “phòng cảo”. Sáng hôm sau, thi hài vẫn để nguyên trên cáng rồi đưa ra một bãi đất chưa có ai làm mà ở đó bao giờ. Ngoài bãi đã dựng sẵn một sàn cao 1m, thi hài được đặt lên đó, đầu hướng về nhà cũ. Giữa bãi dựng một cây còn cả ngọn có hai cành dùng để treo khèn, trống. Cây có ngọn tượng trưng cho vật trung gian nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết, giữa trời và đất. 40 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  41. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Người ta chọn giờ tốt để thầy cúng bắt đầu cúng bài đưa thi hài đi mai táng, khèn trống, giục giã giai điệu “lên đường”. Những trai tráng trong ban lễ tang khiêng cáng người chết chạy nhanh như ngựa đến huyệt. Đến huyệt, thày cúng ngắt ba ngọn cỏ ranh làm động tác quét quan tài với quan niệm xua đuổi tà ma sau đó mới đặt người chết vào quan. Con gà cúng buộc vào cáng thì đặt xuống đầu mộ. Thùng gỗ đựng cơm cho người chết thì đập vụn ra, rải các mảnh vỡ cũng cơm xung quanh quan tài rồi lấp đất lại. Khi trở về, tất cả những người khiêng quan tài, tiếp xúc với thi hài đều phải rửa tay ở thùng nước đặt trước cửa nhà và hơ tay trên bếp lửa. Đó là dấu hiệu đề phòng hồn ma người chết bắt đi và cũng là tập tục tốt để gìn giữ vệ sinh. Mai táng được ba ngày, thì gia đình tang chủ tổ chức lấy cây về phủ mộ, rào dậu, che chắn bảo vệ cho mộ phần. Lễ hội Trong một năm, đồng bào H’mông có hai Tết lớn: Tết năm mới và Tết mồng 5 tháng 5. Tết năm mới ở đây rơi vào khoảng đầu tháng Chạp âm lịch. Tết đón mừng năm mới. Đây là cái tết quan trọng nhất của cộng đồng H’mông, đó là thời khắc thiêng liêng để người H’mông tưởng nhớ tổ tiên, tỏ lòng biết ơn trời – đất đã cho thu hoạch mùa màng và cầu mong vụ mùa năm mới tươi tốt Bắt đầu từ ngày 26 tháng 11 âm lịch, mọi người đã chuẩn bị các vật dụng cần thiết như rượu, hương, củi, mổ lợn và làm bánh dầy để đón mừng năm mới. Đêm 30 rạng sáng ngày mồng 1, khi gà cất tiếng gáy chào ngày mới, một người trong nhà cầm 3 thẻ hương cùng giấy bản đến giếng hoặc khe lấy nước về nấu cơm. Nồi cơm ấy gọi là cơm mới để cúng. Cúng xong, người ta không ăn mà đem nhét vào các gốc cây quanh nhà với ý nghĩa cho cây sai hoa kết trái. Chủ gia đình cắt tiết một con gà để cúng các vị thần trong nhà như: thần nhà, thần cửa, thần 41 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  42. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa cột, thần bếp rồi thả ra xem gà quay đầu về hướng nào mà đoán định mọi việc trong năm. Chủ nhà lấy một ít lông và tiết gà dính vào giấy rồi dán lên vách. Những vật dụng trong gia đình như: cái rìu, cái cuốc, khẩu súng theo quan niệm của người H’mông chúng đều có công tạo ra của cải nuôi sống gia đình, nên vào ngày tết chúng được tập trung dựng cạnh bàn thờ. Những ngày sau đó mới đúng là ngày hội của nam nữ thanh niên với nhiều trò vui chơi cổ truyền như: ném pao, đánh cầu lông gà, đánh quay, đá bóng trai gái còn thi hát đối đáp, múa khèn, thổi khèn lá, trẻ em thì chơi những trò như: rải đá, nhảy dây. Hội Gầu tào Cũng trong dịp tết đón mừng năm mớ nhiều gia đình còn đứng ra tổ chức “hội Gầu tào”. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích cho gia chủ cầu con, cầu cho bản làng được mùa màng bội thu. Thời gian mở hội thường trong khoảng từ ngày mồng 1 đến khoảng ngày 15 tháng Giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày. Ngày mở hội Gầu tào là do thầy cúng tế trong bản và gia chủ quyết định, thường chọn ngày Thìn, ngày Sửu trong tháng đầu tiên của năm mới. Ngay từ cuối tháng Chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội, gia đình mở hội cầu phúc, cầu mệnh, cử ra một người chặt cây làm cây nêu. Lễ dựng nêu được tổ chức, nơi trồng nêu cũng là địa điểm mở hội. Cây nêu được chôn nơi cao nhất thường là đỉnh đồi. Khi dựng xong gia chủ còn làm lễ cúng ở ngay chân cột nêu. Mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khỏe mạnh, bằng an kế tục việc làm ăn theo dòng họ. Cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa biết năm nay sẽ mở hội Gầu tào, nhà nhà háo hức chuẩn bị. Sau khi làm lễ cúng cầu mong trời đất cho gia chủ và mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, mọi người tỏa ra các ngọn đồi thấp hoặc các bãi ruộng bằng xung quanh chơi xuân. Các thiếu nữ H’ Mông trong trang phục rực rỡ sắc màu, tái 42 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  43. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa hiện phong tục, tập quán và văn nghệ dân gian của dân tộc mình. Sôi động và tưng bừng nhất là khu thi đấu các môn thể thao truyền thống dân tộc H’mông. Các chàng trai so tài cao thấp, thể hiện sức khỏe và bản lĩnh của người miền sơn cước. Hết thời gian hội, gia chủ làm lễ kết thúc, cây nêu được hạ xuống, thầy mo đốt quẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vủa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thầy lại hớp một hụm nước phun ra xung quanh, gia chủ cầm bầu rượu hạ từ trên cây nêu đi theo thầy mo cũng vẩy rượu ra khắp nơi. Mảnh vải đỏ thì treo trong nhà, cầu mong hồng phúc đời đời. Văn hóa ẩm thực Ăn uống của người H’mông dựa vào nguồn lương thực từ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các sản vật trong tự nhiên. Trước kia, họ thường ăn ngô xay nấu thành bột hoặc nấu chín nửa vời rồi đồ. Thường ngày, họ ăn cơm gạo tẻ theo cách chế biến đồ trong chõ gỗ. Đa số các món ăn chủ yếu được chế biến theo cách luộc hoặc xào. Các loại thịt nếu có nhiều ăn tươi không hết, họ thường để dành bằng cách sấy khô để trên rách bếp (giàn bếp). Người H’mông xúc thức ăn bằng thìa gỗ, dùng đũa chỉ là phụ. Khi có khách phụ nữ không được ngồi ăn chung, chủ nhà bao giờ cũng ngồi ở trên, lưng quay vào bức vách hậu gian giữa. Vào những ngày chợ phiên, đồng bào thường nấu thắng cố, người H’mông rất thích uống rượu nhất là rượu ngô do họ tự chưng cất. Người H’mông có một số món ăn nổi tiếng như: + Thịt trâu khô Khi thịt trâu tươi ăn không hết, người H’mông làm thịt khô để ăn dần. Thịt nạc đem thái thành miếng dài 15 – 20 cm, sau đó ướp muối và gia vị. Sau khi thịt đã ngấm muối và gia vị, người ta đem xâu thịt bằng nạt tre mỏng, mỗi xâu chừng 10 miếng rồi treo lên gác bếp. cứ như vậy thịt để khô rồi ăn dần. Thịt trâu khô có thể chế biến thành nhiều món ăn. Khi có khách thịt trâu khô được chế biến theo hình thức: thịt trâu được cạo bỏ lớp đen bám bên ngoài, sau đó 43 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  44. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa đem đập dập, nướng trên bếp than cho dậy mùi, sau đó pha nước tương gồm đường, chanh, mắm và thêm loại tương đặc biệt do đồng bào tự làm. + Món măng đắng Ai đã từng một lần lên Tây Bắc không thể không thưởng thức món ăn này. Măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc mới nhú một hai đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Ở Sa pa măng đắng người ta có thể chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như hầm xương, xào mẻ, luộc chem, mẻ ớt, hay luộc chấm với mẻ chưng cùng trứng gà, muối. Đơn giản nhất là món măng đắng luộc chấm gia vị khiến ai đã từng ăn một lần thì khó có thể quên được hương vị của nó. + Mèn mén Người H’mông và các cư dân trồng ngô ở đây ăn ngô theo kiểu đồ bột( màu của mèm mén) họ dùng nước rưới bột ngô rồi trộn đều sao cho vừa ẩm, sau đó cho vào cái hoong bằng gỗ ghép (lú chu) và đặt vào vạc đồ suốt, hết hơi thì đổ ra rưới nước, trộn đều và đồ lại một lần nữa. Như vậy, bột ngô mới chín kĩ và nếu để lại cho bữa sau thì “ mèn mén” vẫn không bị rắn. Mỗi ngày đồng bào chỉ làm “mèn mém” một lần và dùng cho cả ba bữa trong ngày. Do món “mèn mén” là bột ngô đồ khô nên trong bữa ăn đồng bào thường ăn kèm với món canh. Ngoài món “mèn mén” còn nhiều món ăn làm từ nguyên liệu ngô như: chua xía (bánh ngô non), chua phụ (bánh chua, làm bằng ngô già), giom lậu (bánh ngô nếp) Bánh ngô non thường làm vào đầu vụ ngô, bánh chua thường làm bán trong các chợ phiên. + Rượu ngô Rượu ngô là món đặc sản nổi tiếng của vùng này. Rượu chẳng những được dùng trong những ngày lễ tết mà còn được dùng phổ biến hàng ngày. Bếp ở nhà người H’mông nào cũng có một chảo to để nấu rượu ngô. Để nấu thành rượu phải rất công phu. Ngô được nấu trong hai ngày, trong khi nấu, nếu ngô cạn nước thì phải cho thêm nước vào chảo ngô, công việc nay diễn ra liên tục trong hai ngày đun nấu. Sau đó họ đổ ngô ra để ráo và bắt đầu quá trình ủ men. Dụng cụ nấu rượu 44 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  45. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa rất đặc biệt, được cấu thành bởi một cái nồi nấu rượu có vòi nối với một cái thùng nước lạnh, khi đun để cho hơi nước rượu đọng vào nắp nồi chảy qua vòi bắc qua thùng nước lạnh thì mới thành rượu. Muốn cho độ rượu nặng hay nhẹ tùy vào người nấu. Ai đến Sa Pa thì đều có ý định mua rượu ngô về làm quà cho bạn bè và người thân. + Thắng cố Theo các cụ già người H’mông truyền lại: trước kia người ta chỉ chế biến thắng cố từ thịt ngựa và chỉ bằng thịt ngựa mới. Nhưng nay vì nhiều lý do nên thắng cố còn được chế biến bằng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn Kĩ thuật chế biến thắng cố tương đối đơn giản: sau khi con vật được làm thịt sạch sẽ xong, tất cả lục phủ ngũ tạng của nó được chặt ra thành từng miếng. Trên bếp lửa rực hồng, một cái chảo cỡ lớn đặt sẵn. Tất cả các thứ như: thịt thủ, thịt mông, xương đầu, tim, gan, lòng, phổi của con vật sẽ được đổ vào chảo cùng một lúc, xào lăn. Đợi ít phút miếng thịt se se cạnh người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ. Ngoài muối là chủ yếu và một tí mì chính thì gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Khi thắng cố chín kỹ, các thứ gia vị bổ trợ cho nhau tạo nên một thứ hương vị đặc trưng quyến rũ. Theo làn gió mới, thắng cố lan tỏa từ đầu chợ đến cuối chợ như mời gọi, như chèo kéo mọi người. Không một lời rao bán và không một hình thức quảng cáo nào hiệu quả hơn, chinh phục vào “cái bụng” khách hơn thế. + Xôi ngũ sắc Xôi ngũ sắc là loại xôi 5 màu mà đồng bằng thường làm trong dịp lễ tết hoặc trong những dịp ma chay, cưới hỏi, hội hè Xôi ngũ sắc được làm rất công phu, các màu sắc trong đĩa xôi rất đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn. Trong đó gồm có màu: tím, xanh, đỏ, vàng và màu trắng. Màu của xôi ngũ sắc được chế biến từ màu của các loại cây. 45 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  46. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Để có được chõ xôi ngon trước hết phải chọn loại gạo nếp ngon, thơm, bỏ những hạt gãy, chọn lấy những hạt đều nhau, sàng sẩy sạch sẽ. Khâu chuẩn bị vật liệu màu là rất quan trọng, các loại cây lấy về phải tươi, không bị gãy và dập nát. Mỗi loại màu được chế biến một cách khác nhau. - Màu tím: Đây là loại màu đặc trưng không thể thiếu được trong chõ xôi, đây là màu được chế biến từ cây “chẳm” hay “cẩm”. Cây này thường được các gia đình tự trồng để sử dụng. Cây chẳm sau khi được cắt đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun khá lâu (đun sôi khoảng 20 phút), lượng nước cho vừa phải để cho nước có màu tím. Để ngâm gạo nếp thơm vào nước màu thì cần phải đãi sạch gạo trước rồi ngâm vào nước cây chẳm. Thời gian ngâm khoảng 4 – 6 giờ, sau đó bỏ gạo ngâm ra chuẩn bị đồ. - Màu đỏ nhạt: Cũng là màu đặc trưng, cùng là cây chẳm nhưng cách chế biến màu thì khác. Cây chẳm được lựa chọn lấy loại cây thấp về rửa sạch rồi cho vào chậu hoặc máng gỗ vò kỹ. Để tạo loại màu này cần phải dùng rơm của bông lúa làm cốm phơi khô đốt kỹ rồi lấy tro đó cho lẫn vào cây chẳm đã rửa sạch vò lẫn. Sau đó cho nước vào và lọc lấy nước vò ra có màu đỏ nhạt. Cũng như màu tím, gạo được vo đãi sạch sẽ rồi ngâm vào nước đã được lọc. Do ngâm bằng nước nguội nên phải ngâm lâu hơn màu tím một chút. Xôi của màu này sau khi đồ chín màu rất đệp, nhất là sau khi trộn đều với các màu khác. - Màu vàng: Màu vàng của xôi ngũ sắc có thể dùng hai loại vật liệu thực vật khác nhau, đó là dùng củ nghệ vàng hoặc dùng cây “đoọc rả”. Mỗi loại vật liệu cho ta một màu vàng khác nhau về độ đậm nhạt. Màu vàng của nghệ: Nghệ củ tươi sau khi được đào đem về để 5 – 7 hôm, sau đó rửa sạch, để vào trong rổ cho ráo nước. Khi làm xôi, nghệ được đem ra cối giã nhỏ, cho thêm nước vào khuấy đều rồi dùng một miếng vải mỏng để lọc nước nghệ. 46 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  47. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Sau đó cho gạo vào chậu nước nghệ để ngâm, khoảng 6h đổ gạo ngâm ra rá cho sạch nước nghệ rồi mới chuẩn bị đồ. Màu vàng của cây “đoọc rả”: Đây là loại cây khá hiếm mọc trong tự nhiên, cây này cao khoảng 40 cm, lá có gợn, thân cây nhỏ. Sau khi lấy cây cắt từng phần thân đem về rửa sạch rồi cho vào nồi đun, chỉ cho lượng nước vừa ngập sau đó đun sôi khoảng 30 phút, gạn lấy nước để nguội rổi đổ gạo vào ngâm. So với màu vàng của nghệ thì màu vàng cảu cây “đoọc rả” có màu đẹp hơn. - Màu xanh: Màu xanh được tạo nên từ lá cây gừng. Lá cây gừng được hái về rửa sạch lọc lấy nước để ngâm gạo. Sau khi ngâm gạo vào nước gửng vò kỹ thì đổ gạo ra rá cho khô, chờ trộn với các màu khác để đồ xôi. - Màu trắng: Đây là loại rất đơn giản, không dùng màu chỉ cần chọn gạo đều hạt như các loại gạo ngâm màu. Sau thời gian ngâm gạo được đãi sạch sẽ trộn đếu các loại màu rồi tiến hành đồ. Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, tất cả được đổ ra rổ để kiểm tra rồi đổ vào chậu to trộn đều các màu gạo với nhau, sau đó tiến hành cho gạo vào chõ gỗ. Đáy chõ đồ xôi được đan bằng nan tre vót nhỏ. Lúc này gạo được đổ đều trong chõ và san mặt trên phẳng và chuẩn bị cho nên chảo nước để đồ. Trên chõ được đậy kín bằng nắp gỗ. Một chõ xôi từ 5 – 7 kg thường đồ khoảng một giờ, lượng nước để đổ vừa phải không để nước trào lên xôi. Đồng thời đun lửa vừa phải, sau khoảng 1h thì mở ra dùng đũa dài bới kiểm tra phía đáy chõ. Sau khi xôi chín, chõ xôi được nhấc hẳn ra và phải chuẩn bị sẵn một chiếc mẹt to để đổ toàn bộ xôi rồi mới đơm ra bát và xôi được đắp đầy hình tựa như trái núi. Xôi ngũ sắc được nhuộm bằng các loại cây thực vật nên không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ngược lại còn có tác dụng chữa bệnh của lá gừng của nghệ 47 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  48. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa tươi. Hơn nữa nhuộm bằng các nguyên liệu tự nhiên nên màu sắc không bị phai lẫn vào nhau, các hạt gạo màu được giữ nguyên vẹn rất hấp dẫn. Xôi ngũ sắc là một trong những sản phẩm ẩm thực độc đáo, được truyền từ đời này qua đời khác, không những thế xôi ngũ sắc còn thể hiện yếu tố văn hóa, trong đó nổi bật yếu tố tâm linh trong các nghi lễ của gia đình và cộng đồng. 2.3. Hiện trạng khai thác du lịch tộc ngƣời H’mông tại huyện SaPa SaPa là một huyện vùng cao ở Lào Cai, có 45.000 người dân. Trong đó người H’Mông chiếm 52% dân số. SaPa có 98 làng, thôn, bản trong đó có 61 làng người H’Mông. Du lịch SaPa được hình thành từ đầu thế kỷ 20 nhưng hơn 15 năm qua, du lịch SaPa mới phát triển khá mạnh. Năm 1992, SaPa đón 5.000 lượt khách, đến năm 2005, SaPa đón 200.000 du khách, trong đó có 63.333 khách quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm 2006, có 190.000 lượt khách đến SaPa, trong đó khách quốc tế có gần 50.000 người của 81 nước và vùng lãnh thổ. SaPa trở thành một trong 15 trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Hầu hết khách du lịch quốc tế đến SaPa đều đến thăm các bản làng. Vì vậy du lịch đã tác động mạnh mẽ đến nông thôn SaPa, nhất là các làng người H’Mông. 2.3.1. Hiện trạng các giá trị văn hóa tộc người Hiện trạng nghề thủ công Nói đến nghề thủ công của người H’mông nổi tiếng hơn cả là nghề dệt lanh và làm thổ cẩm. Nhưng thực tế thì nghề dệt lanh, làm thổ cẩm cũng như các nghề thủ công khác của người H’mông chưa được chú ý đúng mức. Do xã hội thay đổi quan niệm về trang phục truyền thống của người H’mông đã khác trước, thay những sản phẩm tự tay dệt bằng chất liệu truyền thống thì người H’mông sử dụng loại chất liệu công nghiệp may sẵn. Hiện nay người dân ở đây dần chuyển sang các hoạt động kinh doanh phục vụ cho du khách nên các nghề thủ công truyền thống dần mất đi, sản xuất dựa trên lợi nhuận kinh doanh, do chạy theo số lượng, không ít các mặt hàng truyền thống được chế tác lại để làm hàng lưu niệm, sự cẩu thả trong sản xuất đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, sai lệch hình ảnh 48 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  49. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa của nền văn hóa bản địa. Đây là thực tế đáng buồn của hầu hết các địa điểm du lịch, không chỉ của du lịch SaPa. Vì vậy cần có cái nhìn bền vững trong du lịch, có trách nhiệm trong công tác quản lý du lịch, có như vậy địa phương mới phát triển và ngày càng thu hút khách. Thực trạng các giá trị văn hóa khác Du lịch lễ hội là một trong những điểm thu hút du khách đến rham quan và tham gia. Nhưng lễ hội tộc người ở đây vẫn chưa được chú trọng, các hoạt động du lịch chỉ mang tính tự phát và chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Nhà cửa và các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch của người H’mông chưa được quy hoạch, kể cả nhà của những người làm du lịch cũng xuống cấp, chưa đáo ứng được nhu cầu của du khách. 2.3.2. Tình hình du khách đến các làng ở SaPa Biểu 1- Số khách đi thăm làng bản ở SaPa năm 2008 Số TT Số ngày Tour Số ngƣời 1 Đi trong ngày 47.877 2 Đi 2 ngày 1 đêm 10.549 3 Đi 3 ngày 2 đêm 8.620 4 Đi 4 ngày 3 đêm 3.455 Nguồn: Phòng Văn hóa SaPa Như vậy, du khách đến các bản làng chủ yếu là đi một ngày, không ngủ qua đêm ở làng. Số du khách có thời gian lưu trú vài ba ngày chiếm tỷ lệ thấp. 49 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  50. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Biểu 2: Số người đi theo các tuyến du lịch làng bản chủ yếu năm 2008 Các tuyến du lịch làng bản Số ngƣời SaPa - Cát Cát - Sín Chải - SaPa 347 SaPa - Cát Cát - Ý Lình Hồ - Lao Chải - Tả Van 4.375 SaPa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú 39.823 SaPa - Thanh Kim 462 SaPa - Tả Phìn 5.574 Nguồn: Phòng Văn hóa SaPa Du khách đến các làng H’Mông chủ yếu xem cảnh quan làng, sinh hoạt văn hoá các dân tộc. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm khách nước ngoài đến thăm làng H’Mông đông nhất. Bình quân mỗi ngày có từ 40 - 70 du khách đến Lao Chải, 50 du khách đến Cát Cát, Sín Chải. Thời gian lưu tại các làng H’Mông từ 4 - 6 giờ. Một số làng, một năm đón đến 37.000 lượt khách. nhưng cũng có làng mỗi năm chỉ đón vài trăm lượt khách. Song số du khách đến các làng H’Mông tăng rất nhanh trong vài năm gần đây. 2.3.3. Tác động của du lịch đến các làng người H’mông ở SaPa + Tác động tích cực của du lịch đến các làng người H’mông ở SaPa Du lịch làm nảy sinh và phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các nghề truyền thống. Trong văn hoá người H’Mông đã xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, thích ứng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’Mông gồm 03 bộ phận chính: trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu kinh tế này tạo ra thế “chân kiềng” trong phát triển, nhờ nó người H’Mông xác lập được thế cân bằng, duy trì sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong cơ cấu kinh tế truyền thống, trồng trọt luôn đóng 50 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  51. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa vai trò chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Chăn nuôi nhằm cung cấp sức kéo vận chuyển cho trồng trọt (trâu, bò, ngựa) và cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ thâm canh. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu ăn thịt và các sinh hoạt tôn giáo, văn hoá. Sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành hàng hoá. Ngược lại, khả năng trồng trọt không chỉ hỗ trợ mà còn trực tiếp chi phối đến chăn nuôi. Thức ăn tinh chủ yếu nuôi lợn, gia cầm là ngô, gạo nên những năm được mùa ngô, lúa lợn gà đều phát triển và ngược lại năm mất mùa đàn lợn, gà bị giảm sút nghiêm trọng. Hoạt động các ngành nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp. Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là những lúc nông nhàn. Nghề thủ công tăng thêm nguồn thu nhập cho nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp (nhất là nghề rèn đúc). Ngoài ra kinh tế hái lượm, trao đổi hàng hoá ở chợ phiên cũng thực hiện chức năng hỗ trợ cho nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế này tồn tại như một hệ thống chỉnh thể, thực hiện các chức năng hỗ trợ cho nhau, khuyết một trong những yếu tố đó, toàn bộ đời sống H’Mông sẽ mất cân đối (xem sơ đồ). Như vậy có thể nói cơ cấu kinh tế truyền thống người H’Mông gồm 3 bộ phận cấu thành (trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, nghề thủ công và trao đổi hàng hoá) như hình tam giác cân có đỉnh là trồng trọt. Trồng trọt Thủ công trao đổi Chăn nuôi, hái lượm 51 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101
  52. Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong-Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa Trong cơ cấu kinh tế truyền thống này, trồng trọt là chủ yếu, hầu hết mức sống, nguồn thu nhập của người H’Mông là nhờ vào trồng lúa, ngô, thảo quả, còn chăn nuôi, hái lượm ở rừng Hoàng Liên, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Loại hình canh tác chủ yếu là nương rẫy và khai khẩn ruộng bậc thang đòi hỏi phải huy động được nhiều lao động. Khi khai phá được ruộng bậc thang phải có sự tham gia của cả dòng họ, cả làng cùng lao động. Hiện nay do du lịch phát triển, các làng H’Mông ở gần thị trấn có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Do đó du lịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người H’Mông. Trước hết là sự xuất hiện hàng loạt nghề mới phục vụ du lịch như bán hàng thổ cẩm, đồ trang sức, chở xe ôm, dẫn khách du lịch Biểu 3: Số người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch Stt Loại hình dịch vụ Cát Cát Lý Lao Chải 1 Bán hàng rong 72 77 2 Chở xe ôm 18 17 3 Bán hàng lưu niệm cố định ở chợ 6 5 4 Hướng dẫn khách du lịch 9 3 5 Biểu diễn văn nghệ 7 0 Cộng 112 102 Nguồn:Phòng Văn hóa SaPa Làng Cát Cát có 360 người H’Mông mà có tới 112 người tham gia hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ 31,11% dân số. Làng Lý Lao Chải có 561 người H’Mông có 102 người tham gia dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 18,18% dân số nhưng tính theo đơn vị hộ gia đình tỷ lệ số hộ có người tham gia hoạt động du lịch rất cao. Khảo sát 28 hộ ở thôn Lao Chải 1 có 22 hộ (chiếm 78,6%) số hộ có người tham gia dịch vụ du lịch. Như vậy là số người trực tiếp tham gia dịch vụ du lịch khá đông. Đó là chưa kể số người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng lưu niệm 52 Sinh viên: Phạm Thị Hương – Lớp VH1101