Khóa luận Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”

pdf 109 trang huongle 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_ve_le_hoi_du_lich_nghien_cuu_dien_hinh_le.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”

  1. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên ngành văn hoá du lịch đã 4 năm miệt mài trên ghế nhà trường, không riêng gì bản thân em mà mỗi bạn sinh viên được làm khóa luận thì đây thực sự là một niềm vinh dự lớn. Để hoàn thành dề tài này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng sự cổ vũ động viên to lớn của gia đình và bạn bè. Trong quá trình để hoàn thành công trình nghiên cứu của bản thân, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, thạc sĩ văn hoá Đào Thị Thanh Mai. Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô. Đồng thời em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình để em có thể hoàn thành tốt khóa luận lần này. Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, tư duy cònnhiều hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn, để bản thân có thể hoàn thiện hơn hóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Ngân SV: Trần Thị Ngân Page 1
  2. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích, ý nhĩa của đề tài 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI DU LỊCH 1.1. Lễ hội 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Lịch sử hình thành 1.1.3. Phân loại lễ hội 1.1.3.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội 1.1.3.2. Căn cứ vào không gian tổ chức 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích thờ cúng 1.1.4. Cấu trúc của lễ hội 1.1.4.1. Lễ hội truyền thống 1.1.4.2. Lễ hội hiện đại 1.1.5. Đặc điểm, chức năng, vai trò của lễ hội 1.1.5.1. Đặc điểm của lễ hội 1.1.5.2. Vai trò của lễ hội 1.2. Du lịch lễ hội 1.3. Lễ hội du lịch 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Đặc điểm của lễ hội du lịch 1.3.3. Vai trò của lễ hội du lịch 1.3.4. Cơ sở để hình thành lễ hội du lịch SV: Trần Thị Ngân Page 2
  3. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” 1.3.5. Sự so sánh giữa lễ hội du lịch hiện đại và lễ hội truyền thống 1.3.6. Ưu điểm và nhược điểm của lễ hội du lịch 1.3.7. Một số lễ hội du lịch tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam Tiểu kết chương 1. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU LỄ HỘI HOA PHƢỢNG ĐỎ- HẢI PHÒNG 2.1. Sự kiện Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 2.2. Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2.2.1. Ý tưởng tổ chức sự kiện. 2.2.2. Công tác chuẩn bị và tổ chức Lễ hội 2.2.2.1. UBND Thành phố Hải Phòng 2.2.2.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2.2.2.3. Sở Thông tin và Truyền thông 2.2.2.4. Trung tâm văn hóa, Trung tâm triển lãm và mỹ thuật thành phố 2.2.2.5. Bảo tàng Hải Phòng 2.2.2.6. Đoàn nghệ thuật thành phố 2.2.2.7. Các ban ngành và các cấp lãnh đạo khác 2.2.3 Nội dung tổ chức của Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ nhất 2.2.3.1. Các hoạt động chính 2.2.3.2. Các hoạt động bổ sung 2.3. Đánh giá về hoạt động tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ nhất 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.2. Công tác tổ chức 2.3.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá 2.3.4. Tác động của Lễ hội đối với sự phát triển hình ảnh du lịch tành phố Hải Phòng. 2.4. Những thành công, vấn đề tốn tại và hạn chế từ tổ chức Lễ hội Tiểu kết chương 2. SV: Trần Thị Ngân Page 3
  4. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ LỄ HỘI HOA PHƢỢNG ĐỎ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG 3.1. Khái quát về hoạt động du lịch ở Hải Phòng 3.1.1 Thực trạng khai thác du lịch ở Hải Phòng ở Việt Nam 3.1.1.1 Khách du lịch 3.2 Các giải pháp khai thác và phát triển du lịch 3.2.1 Thiết kế chương trình lễ hội đặc sắc 3.2.2 Thu hút, đầu tư vốn 3.2.3 Vận động sự tham gia tích cực của dân cư địa phương 3.2.4 Chiến lược quảng bá rộng rãi 3.2.5 Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật 3.2.6 Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đề xuất với UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng 3.3.2. Đề xuất với ban ngành tổ chức lễ hội 3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Du lịch trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hội được xem như một bộ phận cấu thành tiềm năng ấy. Từ bao đời nay, lễ hội SV: Trần Thị Ngân Page 4
  5. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời đó là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó được xem như một phương tiện văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Theo thống kê tháng 1/2013 của Cục Văn hóa thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, mỗi năm cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, trong số này lễ hội dân gian truyền thống chiếm 80%, lễ hội tôn giáo gần 16% và trên 4% là lễ hội lịch sử cách mạng Trong thống kê kể trên, có tính cả đến các lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam như lễ tình yêu, lễ Giáng sinh, lễ hội hóa trang, Ngày của mẹ, Ngày của cha Theo thống kê này, trung bình mỗi ngày nước ta có tới hơn 20 lễ hội. Đấy là chưa kể có lễ hội tổ chức một hai ngày trong năm, nhưng không ít lễ hội kéo dài cả tuần, cả tháng, thu hút hàng vạn người tham gia như hội chùa Hương, Yên Tử, lễ đền Bà chúa Kho, hội chùa Thầy, chùa Tây Phương Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, lễ hội truyền thống Việt Nam đang có sự biến đổi cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra, biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới. Bên cạnh lễ hội truyền thống còn có các lễ hội hiện đại. Đó là các lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, lễ hội thương mại - du lịch, lễ hội văn hóa – thể thao - du lịch, các Festival đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú, đa dạng, sinh động Việc khai thác, sử dụng và mở rộng các nội dung, thành tố của SV: Trần Thị Ngân Page 5
  6. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” lễ hội của các địa phương trên cả nước phục vụ phát triển du lịch là một vấn đề mới, hứa hẹn tiềm năng to lớn. Hải Phòng là một thành phố năng động, đang có những bước chuyển mình quan trọng và việc đầu tư, phát triển tiềm năng, thế mạnh của vùng trong kinh doanh du lịch là không thể thiếu.Việc khai thác tiềm năng của Du lịch lễ hội mà tiêu điểm là Lễ hội Hoa phượng đỏ (Hải Phòng) đã gặt hái được những thành công to lớn. Và hơn thế, đây còn là minh chứng cho việc xây dựng, phát triển loại hình du lịch lễ hội và là cơ hội để du lịch Hải Phòng cất cánh. Thông qua tổ chức lễ hội, củng cố sự đoàn kết thống nhất, có thêm niềm tin, động lực vượt qua khó khăn, tiếp tục tạo đà phát triển kinh tế- xã hội thành phố. Đây cũng là sự kiện thiết thực hưởng ứng, hướng đến Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013 và những năm tháng sau này. Đây là cơ hội để em có thể tìm hiểu nhiều về một vấn đề mới và góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của lễ hội du lịch nói chung và sự phát triển của du lịch thành phố nói riêng. Vì thế em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội nói chung. Đối với đề tài lễ hội du lịch, trên thế giới, một số tác phẩm và công trình nghiên cứu được công bố gần đây có thể kể: - “Quảng bá lễ hội và du lịch địa phương: vai trò hỗ trợ của người dân và sự tiêu dùng của du khách” (Local Festivals and Tourism Promotion: The Role of Public Assistance and Visitor Expenditure) của Daniel Felsenstein và Aliza Fleischer) [12]. SV: Trần Thị Ngân Page 6
  7. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” - “Nghiên cứu về bản chất và phạm vi của lễ hội” (The nature and scope of festival studies) của Donald Getz – GS danh dự tại đại học Calgary – Canada[9]. - “Lễ hội – lời mời gọi du lịch” (Festivals – a tourism invitation to the world) (Anita Mendiratta, chương trình CNN TASK Group) tháng 1/2010 - “Phân tích tác động kinh tế của Liên hoan Khoa học và Nghệ thuật Igatha – New York trong lễ hội mùa đông” (ThS. Jessica Claire Daniels, đại học Cornell, Igatha, New York, USA tháng 8/2007) - “Lễ hội du lịch ở Trung Quốc, tìm hiểu lễ hội thuyền rồng” (tác giả: Zhe Chen và Ping Huang, Đại học Bách khoa Ninh Ba – Chiết Giang – Trung Quốc)[8]. Trong nước, theo em được biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về lễ hội du lịch nói chung và lễ hội Hoa Phượng Đỏ nói riêng. Về khóa luân của sinh viên, vừa rồi đã có đề tài mang tên: “Lễ hội hoa phượng đỏ - Thực trạng và giải pháp khai thác phát triển” của sinh viên Đào Thị Hoa lớp VH1201 – ngành Văn hóa du lịch. 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích của đề tài là tìm hiểu cơ sở lý luận về lễ hội và lễ hội du lịch, sự giống và khác giữa lễ hội nói chung và lễ hội du lịch, cung cấp những ví dụ điển hình về các lễ hội du lịch tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, mục đích của đề tài là tìm hiểu công tác chuẩn bị, tổ chức, nội dung và cách thức triển khai lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất tại Hải Phòng, đánh giá thành tựu và hạn chế và qua đó đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lễ hội du lịch phục vụ cho sự phát triển du lịch tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc phát triển loại hình lễ hội du lịch đang được tất cả các ban ngành, các cơ sở kinh doanh lữ hành quan tâm và chú trọng đầu tư, các cá nhân tìm SV: Trần Thị Ngân Page 7
  8. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” hiểu và mong chờ những cải biến hấp dẫn. Song, việc thống kê, hệ thống các thông tin cung cấp về vấn đề này còn ít. Đồng thời phần lớn những tài liệu đó mới dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin, ít tài liệu đề cập đến việc định hướng khai thác những tài nguyên này cho hoạt động du lịch của nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Vì thế, với đề tài này, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch thành phố Hải Phòng thông qua ví dụ về Lễ hội Hoa Phượng đỏ (Hải Phòng), người viết mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống về sản phẩm du lịch độc đáo này, cũng như những bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng cho việc phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn du khách. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội du lịch, cụ thể là Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng được tổ chức lần thứ nhất năm 2012 và lần thứ hai năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng như trong khóa luận. Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ những lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, wedsite, tư liệu thông kê, báo cáo của khu du lịch, từ đó người viết có những chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những kết luận cần thiết, có tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thực địa: Tác giả dự kiến tham dự trực tiếp vào Lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ hai năm vào tháng 5 năm 2013 để có những tài liệu thực tế phục vụ công tác nghiên cứu. SV: Trần Thị Ngân Page 8
  9. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Bên cạnh đó là các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương. Chương 1: Khái quát về lễ hội và lễ hội du lịch Chương 2: Tìm hiểu Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả Lễ hội Hoa phượng đỏ phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI DU LỊCH 1.1. Lễ hội 1.1.1 Khái niệm lễ hội Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó mang trong mình tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. [14] Trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó “lễ” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “hội” là cuộc vui, đám vui dông người. SV: Trần Thị Ngân Page 9
  10. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Còn trong tiếng La Tinh, “lễ hội” xuất xứ từ Festum, nghĩa là sự vui chơi, vui mừng của công chúng.[17]. Trong các ngành khoa học xã hội, thông thường festival có nghĩa là một hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai hoặc ngấm ngầm biểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộng đồng đó và là nền tảng bản sắc xã hội của họ. Giáo sư người Nhật Kurahayashi cũng đã đưa ra quan điểm rằng: “ Xét về tính chất xã hội của lễ hội, lễ hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật. mỹ thuật, nghệ thuật, giải trí, trò diễn và với ý nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa [16]. Đó là ý kiến, định nghĩa về lễ hội của tác giả nước ngoài, còn tại Việt Nam, tác giả Dương Văn Sáu cũng đã đưa ra khái niệm về lễ hội:“ Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự khiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội” [1, 35] Thực vậy, dù có đôi chút khác nhau trong cách hiểu, cách diễn đạt song ta vẫn có thể nhận thấy một mạch chung, thống nhất trong một nội dung: lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời, là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của một cộng đồng người, gắn liền với các nghi thức đặc thù và các cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người”. 1.1.2 Lịch sử hình thành Trải qua tiến trình lịch sử lâu đời, lễ hội Việt Nam hình thành từ rất sớm khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp. Có thể cho rằng, lễ hội SV: Trần Thị Ngân Page 10
  11. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đạt trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống xã hội và lễ hội không ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội trong từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau của lịch sử. Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và phần hội hòa quyện với nhau, trong đó trọng tâm là phần Hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý ngĩa tâm linh của phần Lễ. Vì vậy, phần Lễ và phần Hội là một thể thống nhất, không thể chia tách; Lễ là nội dung, Hội là hình thức; Lễ là phần Đạo, Hội là phần đời; Lễ là cộng mệnh, Hội là cộng cảm; Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của Lễ. Cũng có nhà nghiên cứu đã cho rằng, để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã Việt Nam, người ta có thể tìm hiểu thông qua các lễ hội hoặc trực tiếp tham gia vào các lễ hội. Từ đó có thể thấy các lễ hội là một tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng. Tín ngưỡng giân gian Việt Nam, cũng như tín ngưỡng của nhiều dân tộc bản địa khác ở Đông Nam Á, là thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần của gia tộc, làng xóm, các tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần Những tín ngưỡng ấy hướng tới đời sống thực của con người trong lao động và sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội của cộng đồng gia tộc và làng xã Vì vậy, trong nông thôn đồng bằng Bắc Bộ , từ bao đời nay chùa (thờ Phật), đền (thờ thánh, thần) và đình (thờ Thành hoàng) đã trở thành trung tâm của lễ hội và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã, đó là các hội chùa, hội đền và hội đình như hội chùa Keo (Thái Bình), hội chùa Hương (Hà Tây) Trong các lễ hội kể trên,các tôn giáo (Phật, Đạo, Nho) đã hòa quyện chặt chẽ với tín ngưỡng gian tạo nên phần linh hồn của nghi lễ và môi trường hướng tới cho hoạt động vui chơi, hội hè. Ý niệm phồn thực rất phổ biến trong nghi lễ và phong tục của các dân tộc nông nghiệp, ngoài ra để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử mà có các SV: Trần Thị Ngân Page 11
  12. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” hội suy tôn, tưởng niệm như hội Hoa Lư ở đền vua Đinh, hội đền Kiếp Bạc tưởng nhớ anh hùng Trần Quốc Tuấn, hội Đống Đa vào mồng 5 Tết mừng vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào Thăng Long. Tóm lại, từ lễ hội làng mang tính chất hội mùa, lễ hội Việt Nam đã dần tự làm phong phú mình bằng nhưng nội dung lịch sử - văn hóa, xã hội, tạo nên diện mạo phong phú như ngày nay. 1.1.3. Phân loại lễ hội 1.1.3.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội - Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Những lễ hội ra đời trước năm 1945 thường được coi là lễ hội truyền thống. Những lễ hội này diễn ra chủ yếu ở các làng, bản, ấp và gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của các tầng lớp dân cư ở các địa phương khác nhau. Loại lễ hội này thường được tổ chức theo định kì, lặp đi lặp lại theo thời gian âm lịch với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định. Ví dụ như hội đền Hùng (Phú Thọ), hội chùa Hương (Hà Nội), hội Bà Chúa Xứ (An Giang) Với số lượng đồ sộ và nội dung phong phú, lễ hội truyền thống bao gồm: Lễ hội dân gian: Đó là kho tàng di sản văn hóa của người Việt Nam, mang dấu ấn các giai đoạn phát triển của địa phương và dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử. Nó bao gồm các “ lễ hội làng”, gắn với lao động sản xuất của tầng lớp cư dân địa phương khác nhau tạo nên những giá trị lớn lao trong kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc ta. SV: Trần Thị Ngân Page 12
  13. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Lễ hội cung đình: Gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao là sự các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, lễ Truyền lô. - Lễ hội hiện đại: Là loại lễ hội mang tính thương mại cao, mang tính chính trị, hơi thở của thời đại và sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Lễ hội hiện đại ra đời từ sau cách mạng tháng Tám 1945, lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, lễ hội hiện đại chủ yếu gắn với: Các nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng và các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch. Các sự kiện lịch sử cách mạng, nhân vật lịch sử đã trở thành tâm điểm, cảm hứng sáng tạo lễ hội của nhân dân, ví dụ như: Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày Quốc khánh (2/9), ngày giải phóng miền Nam (30/4) Rất nhiều lễ hội được hình thành, thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch như các lễ hội du lịch, festival, hội chợ cũng là những hình thức chính của lễ hội hiện đại. Đây là những hoạt động mang nặng yếu tố kinh tế, phản ánh nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ví dụ như: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ 1- 2012, lần thứ 2 -2013, lễ hội hoa Đà Lạt, Carnaval Hạ Long 1.1.3.2. Căn cứ vào không gian tổ chức Theo tác giả Dương Văn Sáu, căn cứ vào không gian, có thể chia lễ hội theo các hình thức sau đây: - Lễ hội mang tính quốc tế : Là những lễ hội được du nhập từ bên ngoài vào trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người Việt Nam, được cả người Việt Nam và thể giới tổ chức như ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Lễ hội mang tính quốc tế thường SV: Trần Thị Ngân Page 13
  14. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” được tổ chức vào các dịp kỉ niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử, có liên quan [1;184] - Lễ hội mang tính Quốc gia: Là những lễ hội mà nhân vật, hoặc sự kiện được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc và đất nước. Những lễ hội đó thường được gọi là “ quốc hội”, “quốc lễ”, “ quốc tự” như lễ hội đền Hùng (10/3 âm lịch), lễ hội chùa Hương Hoặc các lễ hội hiện đại, phản ánh các sự kiện lịch sử, có vai trò to lớn, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lịch sử dân tộc như các lễ hội chào mừng Quốc khánh mồng 2/9, lễ hội mừng ngày sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 [1;185] - Lễ hội mang tính vùng miền: là những ngày lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được thờ khá nổi tiếng. Khi tổ chức lễ hội được sự tham gia, có mặt của đông đảo nhân dân trong vùng, ví dụ như: Lễ hội Phủ Giầy 3/3, lễ hội đền Kiếp Bạc 20/8 âm lịch [1; 185] - Lễ hội làng: là hình thức phổ biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung phong phú, đa dạng và sinh động nhất. Đây là lễ hội chủ đạo trong đời sống văn hóa của các tầng lớp dân cư, trở thành hạt nhân, nền tảng cho kho tàng lễ hội của dân tộc tồn tại, phát sinh, phát triển trong suốt tiến trình lịch sử.[1; 186] 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích thờ cúng - Lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất: Viêt Nam là một nước nông nghiệp, nên những lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm số lượng lớn. Văn hóa lúa nước có nhịp điệu mùa, tương ứng với công việc làm ăn là những ngày xuống đồng khẩn trương, những ngày mùa rộn rã hay các tháng “nông nhàn” rỗi việc, khá thảnh thơi. Bên cạnh đó là các SV: Trần Thị Ngân Page 14
  15. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” lễ thức thờ cúng hồn lúa, cầu nước, tạ ơn chứa đựng những yếu tố về đời sống của cư dân nông nghiệp mong sao mùa màng bội thu, người an vật thịnh - Lễ hội tôn vinh các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng và các chư vị thánh phật, các vị thiên thần và nhân thần đã có công khai minh, khai mang đến chùa giúp dân diệt ác, trừ tà, bảo vệ cái thiện [3] Có thể thấy, nhiều trong các lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc này còn đồng nhất với hệ thống lễ hội có liên quan tới tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. - Lễ hội liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo: Lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên( thờ tổ nghề, tổ nước), ở phương diện quốc gia, lễ hội đền Hùng được coi như lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lớn nhất của người Việt, tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên như Sơn thần, Thổ thần , Thủy thần, mộc Thần , tín ngưỡng phồn thực. Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: là tín ngưỡng tôn thờ những hiện vật mang biểu tượng về sinh thực khí âm dương và những nghi lễ biểu đạt hành động tính giao để cầu mong sự sinh sôi nảy nở, no đủ và phát triển. Đây là một lễ hội đặc sắc, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Lễ hội Kitô giáo: thường là những hình thức nghi lễ tôn giáo mang tính toàn cầu và được thực hiện nghiêm túc, thống nhất Những nghi lễ tôn giáo đố thường chỉ là một trong những biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo ở bất kì một giáo xứ nào, ví dụ như lễ phục sinh, lễ chúa nhật, lễ chúa hiển linh Lễ hội Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo du nhập sớm nhất vào Việt Nam ta và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong năm có khá nhiều lễ hội liên quan đến những mốc thời gian gắn với Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni như lễ Đản Sinh (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch) SV: Trần Thị Ngân Page 15
  16. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” 1.1.4. Cấu trúc của lễ hội 1.1.4.1. Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là các lễ hội được hình thành từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong lễ hội truyền thống, các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Lễ hội truyền thống bao gồm: phần lễ và phần hội Phần lễ: Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hoá trật tự, gắn với sự tích, quyền năng của thần, diễn đạt mối quan hệ của Người và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng. Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh ước nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành. Phần lễ tiến hành theo một trật tự gần như thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn. Lễ đơn giản diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình nước ta tiến hành lễ đơn giản. Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rước, diễn xướng. Tùy theo tính chất của lễ hội mà phần lễ sẽ mang sắc thái riêng, phần lễ là một hệ thống liên kết có trật tự cùng hỗ trợ nhau: Lễ rước nước, lễ mộc dục, lế gia quan, lễ rước, đám rước, tế đại tế, lễ túc trực, lễ hèm, lễ rã đám. Phần hội: Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Hội là đời thường diễn ra bên ngoài thần điện và mở rộng ra tất cả vùng miền, cộng đồng, đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó. Hội là phần của những trò chơi dân gian, diễn xướng vui chơi, tất cả mọi người đều có thể tham gia vì nó được mô phỏng theo những động tác lao động hàng ngày như đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát đối Hội cơ bản là đời SV: Trần Thị Ngân Page 16
  17. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Hội đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong việc tổ chức và và mục đích của hội là để vui chơi thỏa thích, thoải mái. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên rất có phong vị tình. Hội không bị ràng buộc bởi lễ nghi tôn giáo, đảng cấp và tuổi tác.Con người đến với hội trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khoái và hoàn toàn tự nguyện. Thật vậy, lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời. Lễ hội diễn ra có sức hấp dẫn lạ kỳ, con người hòa với thiên nhiên, với đất trời, cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp biết nhường nào. 1.1.4.2. Lễ hội hiện đại Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hoá đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều kiện và xu hướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Lễ hội hiện đại chỉ ra đời từ sau năm 1945. Lễ hội hiện đại thường là những hoạt động mang ý ngĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội như các hoạt động chào mừng những sự kiện nào đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc các sự iện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc. Lễ hội hiện đại bao gồm: “ Lễ hội du lịch”, “ Lễ hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch”, “ Lễ hội Du lịch – Thương Mại”, “ Liên hoan Du lịch”, “ Hội chợ triển lãm”, “ Festival” Lễ hội hiện đại có thể diễn ra định kì ngày tháng trong năm, hoặc theo định kì năm chẵn hoặc năm lẻ. Lễ hội hiện đại thường diễn ra trong thời gian ngắn, trừ các hội chợ xuân, hội chơ triển lãm, liên hoan du lịch Không gian của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị, thủ đô và các thành phố lớn của đất nước. Trong lễ hội hiện đại có sử dụng các thành tựu SV: Trần Thị Ngân Page 17
  18. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” kĩ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như nghi thức, phương tiện âm tanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục Lễ hôi hiện đại thường được truyền thông, truyền hình rộng rãi, nhanh chóng và đầy đủ, chi tiết các hoạt động của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như: Rađiô, Truyền hình, Báo in, báo điện tử các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện. Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức. Thường gắn với một cơ quan đoàn thể vào thời điểm nào đó có ý nghĩa với sự ra đời tồn tại và phát triển của cơ quan tổ chức đó. Đội ngũ đại biểu, quan chức, quan khách tham dự lễ hội thường được bố trí ở một khu vực dành riêng như trên lễ đài, khán đài. Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại có thể là: 1. Rước lửa truyền thống: Lửa thiêng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Nó luôn mang ý nghĩa linh thiêng, cao đẹp về sự phát triển. Trong thờ cúng và trong các lễ hội truyền thống không bao giờ thiếu sự có mặt của hương, lửa. Trong những lễ hội hiện đại, lửa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thúc đẩy động viên con người vươn tới, đạt được những đỉnh cao mới. Lửa thiêng là một thành tố không thể thiếu trong các hoạt động thể thao. Để thắp sáng các đài lửa thiêng, lửa thiêng thường được rước về từ những nơi linh thiêng của đất nước như Đền Hùng, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Những người tham gia rước thường là những nhân vật nổi tiếng, có thành tích đặc biệt xuất sắc, được sự hộ tống trang trọng của đông đảo người và phương tiện. Lửa thiêng sẽ cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội làm tăng thêm nét hoành tráng, trang nghiêm của những hoạt động trong lễ hội. 2. Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao: Cùng với lửa thiêng, những lá cờ luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của con người từ truyền thống đến hiện tại. Nó biểu trưng cho vị thế, niềm tin, niềm kiêu hãnh SV: Trần Thị Ngân Page 18
  19. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” và tự hào của một quốc gia, một phong trào, một tổ chức Lá cờ luôn ở vị trí trang trọng nhất, tôn vinh nhất. Lễ thượng kỳ thường mở đầu các lễ hội hiện đại, sau đó lá cờ còn xuất hiện trong các hoạt động xếp hình, xếp chữ, diễu binh, diễu hành biểu dương lực lượng 3. Các nghi thức như: Chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca (nếu có): Đây là những nghi thức bắt buộc trong nghi lễ và trở thành thông lệ. Đây là lúc trang nghiêm nhất, quy tụ và tập hợp niềm tin của cộng đồng vào mục tiêu, lý tưởng thiêng liêng, thống nhất của đất nước; là thời điểm thể hiện ý chí quyết tâm trước khi bước vào thực hiện nhiệm vụ nào đó. 4. Lễ Dâng hương: Là một hoạt động truyền thống thể hiện sự tôn kính của cá nhân và cả cộng đồng với các đối tượng được thờ cúng. Lễ dâng hương nhằm gắn kết quá khứ và hiện tại, xâu chuỗi hiện thực và siêu nhiên, với mong muốn “âm phù, dương trợ” tạo ra sự thống nhất và đồng thuận trong mục tiêu vươn tới. 5. Diễn văn/ Chúc văn khai mạc: Người có vị trí, địa vị trong xã hội đại diện cho tập thể đọc diễn văn khai mạc bày tỏ tình cảm của tập thể đối với các nhân vật, sự kiện mà lễ hội kỷ niệm, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm của tập thể trong giai đoạn kế tiếp. Định hướng, giao nhiệm vụ cho các cấp ngành địa phương, đơn vị 6. Đại biểu phát biểu ý kiến: Đại diện đại biểu cho các tầng lớp nhân dân tham dự lễ hội lên phát biểu ý kiến, bày tỏ tình cảm, thái độ của tầng lớp, tổ chức mình, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm phấn đấu đạt được các mục tiêu nhiệm vụ được giao. 7. Duyệt/ Diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng: Hoạt động này chỉ diễn ra trong các lễ hội kỷ niệm trọng thể, có ý nghĩa lớn lao, đánh dấu những thời điểm đặc biệt quan trọng của đất nước hoặc địa phương. Hình thức này nhằm biểu dương sức mạnh của tập thể, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí trong SV: Trần Thị Ngân Page 19
  20. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” một khối thống nhất. Tham gia duyệt, diễu binh diễu hành quần chúng có các đơn vị lực lượng vũ trang của các quân binh chủng với các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự. Bên cạnh các đơn vị lực lượng vũ trang, còn có sự tham gia của các cấp,ban ngành đoàn thể được sắp xếp bố trí chặt chẽ, khoa học liên hoàn để biểu dương sức mạnh và thành tựu kinh tế văn hoá, xã hội đạt được trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 8. Tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật tập thể: Theo một kịch bản đã thống nhất được dàn dựng công phu, tập luyện, sau các nghi lễ là lúc tiến hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật – thể thao thông qua các tiết mục hát múa, các màn đồng diễn thể dục, xếp hình, xếp chữ 9. Bắn pháo hoa, thả đèn trời, thả bóng, thả chim bồ câu Tuỳ vào tính chất và nội dung của sự kiện của lễ hội và điều kiện thực tế của đất nước hay các địa phương ở thời điểm tổ chức lễ hội mà trong chương trình của buổi lễ có hay không các hoạt động này. 10. Các nghi thức và các hoạt động khác: Trong thời gian và không gian diễn ra lễ hội, tuỳ tình hình thực tế mà các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, đơn vị có thể có nhiều hoạt động phong phú đa dạng khác mang đậm nét văn hóa truyền thống và hiện đại. Tóm lại, dù là lễ hội truyền thống hay lễ hội hiện đại thì vẫn luôn mang trong mình một nhiệm vụ, đó là giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình nói riêng và tinh hoa nhân loại nói chung , tiếp thu các thành tựu của khoa học và kĩ thuật để xây dựng một nền văn hóa với bản sắc dân tộc riêng, vị thế riêng trong thời kì mới. 1.1.5. Đặc điểm, chức năng, vai trò của lễ hội 1.1.5.1. Đặc điểm của lễ hội: - Lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng, . SV: Trần Thị Ngân Page 20
  21. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” - Tính linh thiêng của lễ hội còn quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa - Chủ thể của lễ hội là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc.Vì vậy mà lễ hội mang trong mình tính cộng đồng sâu sắc; - Lễ hội một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục - Tính cung đình là một trong những đặc điểm làm cho lễ hội thêm phần trang trọng, lộng lẫy hơn. Bởi thế, các nghi thức diễn ra trong lễ hội như: tế lễ, dâng hương đều mô phỏng sinh hoạt cung đình - Lễ hội dần tiếp thu những yếu tố đương đại trong hoạt động lịch sử của mình như những trò chơi, các bố trí, các phương tiện kĩ thuật hiện đại như rađio, video, sóng điện tử internet điều này đã làm tăng tính đương đại cho lễ hội. 1.1.5.2. Chức năng, vai trò của lễ hội Có thể nói, lễ hội Việt Nam đã trải qua nhiều biến thiên lịch sử và vẫn đang tồn tại bền vững trong xã hội hiện đại là vì lễ hội có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người, và chính điều đó làm nên sự tồn tại vững bền qua thời gian của di sản văn hóa này. Thứ nhất, lễ hội thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, dù dưới hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân, là “cuộc vui chơi đông người” được tổ chức sau thời gian lao động, sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn tại của một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó. Ta thấy hầu như toàn bộ lễ hội truyền thống nào cũng đều phản ánh chức năng này, từ lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Nghinh Ông (Bình Thuận) đến lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) SV: Trần Thị Ngân Page 21
  22. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Thứ hai, lễ hội có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua (như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng ). Thứ ba, lễ hội còn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng các dân tộc ở địa phương như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư (Bình Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), Núi Bà Đen (Tây Ninh) Thông qua đó, lễ hội tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. Thứ tư, lễ hội còn có vai trò tạo môi trường hưởng thụ và giải trí . Đến với lễ hội mọi người được “hòa nhập” hết mình trong các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân” đóng một vai trong hội hay “nhập thân” vào một trò chơi. Trong lễ hội, người dân không chỉ hưởng thụ mà còn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự trong đời sống văn hóa của chính bản thân mình. Hiện nay do phát huy tốt vai trò, chức năng nêu trên, các lễ hội đã tiếp tục thu hút được hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống lao động sản xuất của nhân dân. Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thống là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội. 1.2. Du lịch lễ hội Sở dĩ chúng ta đặt ra vấn đề này là do mối quan hệ có tính tất yếu khách quan của lễ hội và du lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hoá có tính tất yếu và thiết yếu trong đời sống văn hoá xã hội của mỗi một quốc gia, dân tộc. Đây là một sản phẩm của lịch sử, nó tồn tại và vận hành cùng lịch sử. Trong khi đó du lịch ra đời SV: Trần Thị Ngân Page 22
  23. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” muộn hơn nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại. Tự thân hai hoạt động này tạo ra nhau và tìm đến nhau như là những thành tố của một xã hội phát triển, là một xu hướng tất yếu khách quan của xã hội loài người trong không gian, môi trường, điều kiện và hoàn cảnh mới. Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp miền đất nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm nhận những giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương gọi là du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội có thể tạm chia thành du lịch lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội hiện đại Du lịch lễ hội đã góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của các địa phương tới mọi miền đất nước, truyền bá văn hoá dân tộc ra thế giới, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường Quốc tế và trong lòng bạn bè thế giới. Đến với lễ hội, du khách được hoà mình vào trong không gian văn hoá đặc sắc, cô đọng của các địa phương, du khách sẽ trở thành đối tượng làm thay đổi một phần diện mạo của lễ hội, tăng tính thu hút, hấp dẫn của lễ hội các địa phương. Du lịch đem đến cho các địa phương có lễ hội nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Du lịch sẽ đem đến cho lễ hội một sắc thái mới, một sức sống mới. Du lịch đem đến cho lễ hội môi trường, điều kiện để được trình bày, phô diễn những giá trị mà lễ hội hàm chứa. Tuy nhiên, du lịch và lễ hội cũng có những tác động tiêu cực tới nhau. Hoạt động du lịch với nhiều đặc thù riêng có thể làm biến dạng lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác nhau, tạo ra sự mất cân đối trong quan hệ cung- cầu, dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn. Bản sắc văn hóa vùng miền có nguy cơ bị “mờ” do kết quả của giao thoa văn hóa thiếu lành mạnh, không thể SV: Trần Thị Ngân Page 23
  24. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” tránh khỏi đem đến từ phía một bộ phận các du khách. Tất cả những điều trên đều dễ dẫn tới các hiện tượng nệ cổ, phục cổ hoặc sự lai căng, pha tạp trong cách nhìn, cách hiểu, cách ứng xử lệch lạc đối với văn hoá các địa phương. 1.3. Lễ hội du lịch Cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước trong xu hướng toàn cầu hóa, các lễ hội du lịch trên thế giới phát triển một cách nhanh chóng và đạt được nhiều thành công. Bắc Kinh, thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và giáo dục của đất nước. Bắc Kinh đã từng là kinh đô của đất nước trong hơn 800 năm. Thành phố có nhiều nơi quan tâm lịch sử và vẻ đẹp kiến trúc, danh lam thắng cảnh. Bắc Kinh là thành phố đại diện và là biểu tượng của Trung Quốc. Tại đây đã tổ chức thành công 15 ngày Bắc Kinh Liên hoan Du lịch Quốc tế (BITF). Đây là lễ hội chính thức hàng đầu tại Trung Quốc. BITF hiện được coi là số 1 trong top 10 lễ hội có ảnh hưởng bởi Lễ hội quốc tế và Hiệp hội tổ chức sự kiện (IFEA). Lễ hội này được tổ chức vào mỗi mùa thu mỗi năm, thu hút đông đảo người dân trên toàn thế giới tham dự, thu lại nguồn ngoại tệ lớn và tạo bước ngoặt mới cho du lịch Trung Quốc. Hasan Kamoonpuri - Liên hoan Du lịch Salalah (STF) đã diễn ra vào 15/7 đến 31/8/2013 dưới sự bảo trợ của Sayyid Ali bin Hamoud al Busaidy, Bộ trưởng Bộ Diwan của Tòa án Hoàng gia, hoạt động này bao gồm hơn 500 sự kiện có nghĩa thu hút đông đảo những người Hồi giáo tham gia và khách du lịch trên toàn thế giới. STF có sự tập trung đặc biệt vào việc quảng bá sản phẩm Oman, một điểm nổi bật quan trọng của STF – 2010, đây là nơi mà các bộ phận khác nhau của Vương quốc Hồi giáo đang hiển thị văn hóa nghệ thuật và truyền thống đặc sắc của họ Ra mắt vào năm 1994, lễ hội ẩm thực Singapore hàng năm không bao giờ thất bại trong việc quyến rũ khẩu vị của người dân địa phương, thậm chí sẽ không phải SV: Trần Thị Ngân Page 24
  25. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” đi xa và rộng để đáp ứng cơn thèm của đối với thực phẩm truyền thống đích thực từ món ăn Malay, Ấn Độ, Trung Quốc và đặc trưng ẩm thực không chỉ các thành phố và các vùng đất lịch sử, mà còn ở hầu hết các ngóc ngách của đảo quốc này. Du khách sẽ được tha hồ lựa chọn với các sự kiện khác như các lễ hội thực phẩm, các buổi nếm đồ ăn ngon và đặc biệt. Lễ hội Ẩm thực Singapore là một kinh nghiệm học tập tương tác lớn, cung cấp cho du khách một cái nhìn sâu hơn về các nền văn hóa ẩm thực phong phú. Đây là một lễ hội không chỉ giới thiệu về tinh hoa ẩm mà còn là cơ hội quảng bá các chương trình du lịch, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nền văn hóa đặc sắc của Singapore cho cả người dân địa phương và khách du lịch. Trên thế giới, lễ hội du lịch đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Vậy còn ở Việt Nam thì sao? Thật vậy, lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội hoa Đà Lạt, Carnaval Hạ Long, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung 1.3.1. Khái niệm SV: Trần Thị Ngân Page 25
  26. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Là một trong những dạng tiêu biểu và đang phát triển mạnh của lễ hội hiện đại đó là lễ hội du lịch. Lễ hội du lịch còn được gọi là liên hoan du lịch – là thời điểm diễn ra các hoạt động du lịch tập trung trên một địa bàn cụ thể. Với ngành Du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành Du lịch càng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành Du lịch trong bước đường phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Lễ hội du lịch là lễ hội văn hoá do các tổ chức, các đơn vị trong ngành du lịch phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hoặc cơ quan trong ngành văn hóa thông tin đứng ra tổ chức. Đây là hình thức hoạt động văn hoá xã hội tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, thông qua việc tổ chức khai thác các giá trị nhiều mặt đặc biệt là giá trị kinh tế từ các hoạt động của lễ hội qua con đường du lịch. Tuy là hình thức sinh hoạt văn hoá mới mang đậm yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội nhưng lễ hội du lịch luôn tiếp thu, kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện và nâng cao những giá trị, thành tựu của nền văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Xét dưới góc độ kinh doanh, một lễ hội du lịch hay một Festival là nơi tạo cơ hội cho mọi người, mọi tầng lớp, mua bán, trao đổi các sản phẩm hàng hoá, tham quan du lịch trong khu vực tổ chức lễ hội du lịch, tạo công ăn việc làm, tìm việc và làm việc, quảng bá hình ảnh của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, của quốc gia hoặc khu vực. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, viết tắt là: UAE) đã nỗ lực không ngừng để thúc đẩy du lịch để đạt được mục tiêu đa dạng hóa kinh tế và tăng trưởng. Chính vì vậy đã tổ chức một số sự kiện, một số lễ hội đặc sắc, trong đó có Lễ hội Dubai Shopping, để thu hút khách du lịch tại UAE. Lễ hội là một động lực chính đằng sau tiếp thị du lịch, tận dụng lợi thế của hình ảnh doanh nghiệp quốc tế tích cực nhận thức được hưởng đất nước xa và rộng. Sử dụng số liệu điều tra và phân tích nhận thức của du khách lần đầu khi tới tham dự các lễ SV: Trần Thị Ngân Page 26
  27. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” hội và các sự kiện khác có liên quan trên các trang web tại UAE. Và kết quả cung cấp những hiểu biết thú vị, số lượng người tham dự vào các lễ hội du lịch là rất lớn, cung cấp đáng kể cơ hội kinh doanh cho các công ty du lịch. Nghiên cứu cho thấy nhận thức du lịch tại UAE là đa chiều và phù hợp, và nhấn mạnh rằng nó bị ảnh hưởng bởi tất cả các cơ sở du lịch liên quan. Việc tổ chức các lễ hội du lịch là cơ hội để Việt Nam quảng bá, giới thiệu những sản vật đặc trưng của mình ra thế giới, kêu gọi sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới; đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Theo tác giả Dương Văn Sáu, “ Lễ hội du lịch là những hoạt động của con người mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào nhữn thời điểm được lựa chọn trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan ở những địa bàn nhất định. Lễ hội du lịch nhắm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước qua con đường du lịch”. [1; 259]. Tóm lại, ta có thể thấy rằng: mỗi nơi lại có một đặc trưng riêng biệt. Nhằm giúp mọi người biết đến những thắng cảnh này nhiều hơn, đồng thời phổ biến rộng rãi nền văn hóa, bản sắc riêng của dân tộc mình, chính quyền tại nhiều vùng đã tổchức các lễ hội để phát triển tài nguyên du lịch địa phương. Các lễ hội này gắn liền với những cảnh quan đẹp của địa phương, nhiều hoạt động và hình thức vui chơi giải trí giúp du khách tìm hiểu phong tục địa phương trong một bầu không khí thư giãn thoải mái, vì thế có thể gọi đây là các lễ hội du lịch. 1.3.2. Đặc điểm của lễ hội du lịch Lễ hội du lịch mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. SV: Trần Thị Ngân Page 27
  28. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Đây là một dạng sinh hoạt văn hóa không thể thiếu mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nó được coi là một “ hoạt động biểu diễn mang tính nghệ thuật và xã hội hóa cao được thể hiện như một “ vở diễn” biểu hiện qua các yếu tố: kịch bản - sân khấu - đạo cụ - diễn viên Thông qua đây, các sinh hoạt văn hóa, nhiều loại hình nghệ thuật được trình diễn với các hình thức thể hiên khác nhau. Ở đó có sự kết hơp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Lễ hội là một hoạt động mang tính mở: Thông qua lễ hội để quảng bá du lịch cho địa phương, là dịp để các địa phương, công ty kinh doanh du lịch, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình và gặp gỡ đối tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, ký các thoả thuận, ghi nhớ hợp đồng kinh tế, phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh đó là bán các sản phẩm truyền thống của địa phương, biến chúng thành sản phẩm du lịch. Thông qua lễ hội du lịch, ta đón được nhiều đối tượng khách hoạt động trong nhiều loại hình kinh tế khác nhau, tạo điều kiện hợp tác phát triển trong và ngoài nước. Nằm trong chuỗi hoạt động của Carnaval 2013, Hội chợ Thương mại và Du lịch ẩm thực Hạ Long 2013 đã được tổ chức để phục vụ nhân dân địa phương và du khách. So với chương trình Liên hoan ẩm thực Hạ Long những năm trước, Hội chợ lần này hướng đến phát huy hiệu quả việc hợp tác, quảng bá du lịch một cách toàn diện hơn. Hội chợ đã thu hút trên 120 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 70% gian hàng thương mại, 20% gian hàng du lịch và 10% gian hàng ẩm thực (tăng 95 gian hàng so với năm ngoái). Đa số các doanh nghiệp, cá nhân tham gia Hội chợ đều quan tâm đến khâu thẩm mỹ của từng gian hàng nên đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Chương trình Hội chợ Thương mại và Du lịch ẩm thực Hạ Long sẽ thực sự là một sản phẩm du lịch quan trọng của mùa lễ hội du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới. Lễ hội du lịch mang tính đối ngoại cao, xúc tiến mối quan hệ giữa các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, phối hợp hành động trong nhiều lĩnh vực. SV: Trần Thị Ngân Page 28
  29. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Trong tháng 7, từ ngày 10 - 13/7/2012, Lễ hội Du lịch – Văn hóa Việt Nam tại Nga sẽ diễn ra tại Thành phố Vladivostok (Liên Bang Nga). Trong khuôn khổ của lễ hội có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn trang phục truyền thống của Việt Nam; hội thảo du lịch; chương trình quảng bá cho khẩu hiệu du lịch mới; trưng bày triển lãm ảnh về phong cảnh, đất nước và con người Việt Nam với chủ đề “Vẻ đẹp bất tận”; Lễ hội ẩm thực Việt Nam; trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Qua lễ hội này, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga sẽ được tăng cường hơn nữa, chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia nói chung và lĩnh vực văn hóa, du lịch nói riêng. Lễ hội du lịch mang tính xã hội hóa cao: lễ hội du lịch thường diễn ra ở các trung tâm đô thị thành phố lớn, thủ đô của đất nước. Nơi đây có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ tạo nên một không gian mở mang tính đô thị: những đường phố, công viên, khu di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương Thường gắn với mốc thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử trong quá khứ có liên quan tới địa phương, đất nước. Lễ hội du lịch là một hoạt động chính trị mang tín rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương, trong nước và quốc tế. Những hoạt động này vừa mang mục tiêu kinh tế,, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, của các cấp, các ngành; vừa là sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị, phục vụ cho mục tiêu tổng thể của địa phương và đất nước. Lễ hội du lịch có sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu trưng, biểu tượng và được truyền thông, truyền hình rộng rãi và nhanh chóng, đầy đủ, chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên lề của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như: Rađiô, Truyền hình, Báo in, báo điện tử các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện. SV: Trần Thị Ngân Page 29
  30. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Lễ hội du lịch thường bao gồm các khu vực chính như: Sân khấu trung tâm, gian hàng hội trợ triển lãm, khu chợ quê và văn hóa ẩm thực, khu du lịch bổ trợ [1; 259] Có thể nói, tất cả đang khởi động và triển khai với một quy mô và mức độ tập trung hơn bao giờ hết ở tất cả các địa phương trên đất nước ta. 1.3.3. Vai trò của lễ hội du lịch Lễ hội du lịch là kết tinh thành quả lao động sản xuất, chiến đấu của các cá nhân, tập thể trong tiến trình xây dựng và giữ nước của dân tộc ở vào giai đoạn mới. Lễ hội hiện đại là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị dân tộc và thời đại trong điều kiện mới Lễ hội du lịch còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được chung đúc trong quá trình phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời lễ hội hiện đại còn là “công cụ văn hoá” đa năng nhằm biểu đạt, phổ biến và truyền trao những giá trị mới một cách rộng khắp. Dưới góc độ nào đó, cùng với lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại nói chung và lễ hội du lịch nói riêng đã trở thành một “ sân chơi văn hoá” mang sắc thái hiện đại. Nó phần nào xoá đi yếu tố “địa phương chủ nghĩa”, tính bản vị, cục bộ địa phương/ sắc tộc để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ mang tính phổ quát. Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản là một ví dụ điển hình: Tối 21.8, lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 9 đã khép lại. Một ngày trước đó, lễ khai mạc diễn ra bên dòng sông Hoài kéo theo những hoạt động sôi nổi mà dư âm để lại thể hiện về mối thâm giao giữa 2 nước từ những thế kỷ trước vọng lại hôm nay như một mối cơ duyên không khoảng cách. Ông Kitamura Toshihiro, tham tán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự chuẩn bị chu đáo của chính quyền cũng như sự nhiệt tình của SV: Trần Thị Ngân Page 30
  31. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” người dân Hội An. Đây cũng chính là điều thể hiện sự đồng cảm và nét giao hòa văn hóa giữa 2 nước” 1.3.4 Cơ sở để tổ chức lễ hội du lịch Theo tác giả Dương Văn Sáu, trên Tạo chí Du lịch Việt Nam 1/2006: Lễ hội du lịch là một hình thức hoạt động chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội du lịch có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện tại nhưng nhằm hướng tới tương lai. Do vậy, muốn tổ chức thành công một lễ hội du lịch, phải xuất phát từ tình hình thực tế, từ thực tiễn xã hội, phải căn cứ vào: - Các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử có liên quan của địa phương, đất nước. - Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước cho phép. - Tiềm năng, nguồn lực du lịch của địa phương. - Cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương, khả năng đáp ứng về mọi mặt các yêu cầu đặt ra. - Mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của từng thời kỳ. - Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn. - Những hoạt động của các địa phương bạn trong cả nước, trong vùng, và các tiểu vùng có liên quan. Tất cả những căn cứ đó phải được xem xét cụ thể, khách quan và có dự kiến các tình huống có thể xảy ra, xu hướng phát sinh phát triển, giải pháp thực hiện. Sau khi có ý tưởng, công việc đầu tư trong khâu chuẩn bị tổ chức lễ hội du lịch là đặt tên cho lễ hội. Tên của lễ hội du lịch phải ấn tượng, gợi cảm, phản ánh được cái hay, cái đặc sắc của địa phương đơn vị. Ngay sau đó là việc hình thành kịch bản văn học. Ban tổ chức phải dự kiến những vấn đề về kịch bản do ai viết, ở đâu, thời gian nào, nội dung cần phản ánh SV: Trần Thị Ngân Page 31
  32. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” những vấn đề chủ đạo nổi bật gì? Trên cơ sở kịch bản văn học, cần hoạch định các kịch bản phân cảnh Cần xã hội hóa các công tác có liên quan với các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà tài trợ. Thống nhất và quy định nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, trình tự, thủ tục và cách thức chuyển giao. Phát động thi sáng tác, xây dựng logo biểu trưng, slogan (khâu hiệu) và sáng tác bài hát chính thức cho lễ hội, cho liên hoan du lịch. Ban tổ chức phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho lễ hội du lịch với hai giai đoạn cụ thể: “tiền lễ hội” và “cận lễ hội”; xây dựng chi tiết kế hoạch thông tin tuyên truyền sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, các hoạt động đa dạng của lễ hội du lịch sẽ diễn ra ở 5 khu vực chính sau đây: khu vực sân khấu trung tâm; khu gian hàng hội chợ triển lãm; khu chợ quê và văn hóa ẩm thực; khu vực tổ chức những dịch vụ bổ trợ. Những tuyến điểm tham quan du lịch nội vùng và phụ cận bao gồm hệ thống di tích và danh thắng, các làng nghề truyền thống, các khu du lịch và các điểm tham quan khác Trên đây là một số vấn đề cơ bản mang tính định hướng để tổ chức lễ hội du lịch ở bất cứ một địa phương, đơn vị nào, còn những công việc cụ thể, ở những địa phương, đơn vị cụ thể sẽ được cụ thể hóa bằng những biện pháp phù hợp khi tổ chức lễ hội du lịch. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, chắc chắn lễ hội du lịch ở Việt Nam sẽ thu được nhiều thắng lợi quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển. 1.3.4. Sự so sánh giữa lễ hội du lịch hiện đại và lễ hội truyền thống Sự giống nhau: là một hoạt động văn hoá nổi bật trong đời sống con người với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con người. là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá, là cách thức giao cảm cộng đồng, giao hoà giữa con người với trời đất, giữa hiện tại với hồi tưởng trong quá khứ và hi vọng tương lai. Và ngày càng phát triển, gắn liền với sự phát triển, hội nhập của xã hội. SV: Trần Thị Ngân Page 32
  33. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Sự khác nhau: - Về thời gian tổ chức: Lễ hội cổ truyền thường chỉ diễn ra vào hai mùa xuân – thu, thời gian tổ chức thường ngắn (dưới 3 ngày, trừ một số lễ hội lớn như hội chùa Hương, hội xuân Yên Tử ). Các hoạt động trong lễ hội cổ truyền thường diễn ra ban ngày, nếu có hoạt động diễn ra vào buổi tối, đêm thì thường trong không gian thần điện. Trong khi đó, lễ hội du lịch có thể diễn ra vào những thời gian bất kỳ, thời gian tổ chức dài, các hoạt động diễn ra cả ban ngày lẫn buổi tối và ban đêm trên nhiều khu vực thuộc địa bàn ảnh hưởng của lễ hội. - Không gian lễ hội: Không gian của lễ hội cổ truyền hẹp, bao trùm trong khu vực sinh sống của cộng đồng cư dân, tâm điểm là hệ thống di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Trong khi đó, không gian của lễ hội du lịch rộng, lan toả đến cả không gian phụ cận có liên quan, tâm điểm là những khu vực quảng trường, sân khấu trung tâm, và các tuyến điểm du lịch nội vùng và phụ cận như các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống - Về mục đích, tính chất, nội dung: Lễ hội cổ truyền được tổ chức không vì mục đích kinh tế, các hoạt động mang tính “ trao gửi ” hơn là “ nhận ”. Bên cạnh các mục đích chính trị, văn hóa xã hội, lễ hội du lịch còn mang nặng yếu tố kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Xét về tính chất, lễ hội cổ truyền mang tính thiêng, trang nghiêm, thành kính, thì lễ hội du lịch mang tính sôi động, hiệu quả, thiết thực Trong lễ hội cổ truyền, tính “liên kết cộng đồng”, tính bản địa thể hiện rõ nét thì trong lễ hội du lịch tính “xã hội hóa”, tính liên kết, phối hợp đa phương, đa ngành, đa lãnh thổ trong lễ hội du lịch được chú trọng hơn cả. - Về hình thức hoạt động: SV: Trần Thị Ngân Page 33
  34. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Lễ hội cổ truyền có chu trình hoạt động mang tính bất biến trong thời gian dài trong khi lễ hội du lịch có chu trình hoạt động mang tính khả biến, thích ứng cao. Khác với lễ hội cổ truyền sử dụng nhiều trang thiết bị, đạo cụ truyền thống thì lễ hội du lịch có sự phối kết hợp và sử dụng nhiều trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Lễ hội cổ truyền do người dân địa phương tiến hành nhưng lễ hội du lịch có sự phối kết hợp giữa địa phương và các địa phương bạn (cả trong nước và quốc tế) và các ngành hữu quan. Bằng cách so sánh tương quan như vậy sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về lễ hội truyền thống và lễ hội du lịch hiện đại. Cách thức khai thác tối đa hiệu quả của từng loại lễ hội, đem la cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về các mặt ưu điểm và nhược điểm. 1.3.5. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của lễ hội du lịch. 1.3.5.1. Ưu điểm a, Quy mô tổ chức hoành tráng Bởi lẽ lễ hội du lịch là một hoạt động văn hoá tập thể, phản ánh tâm sức, tài nghệ của cả cộng đồng người, phục vụ mọi người, luôn diễn ra trong một không gian, thời gian lớn hơn, vượt ra ngoài không gian thời gian thường nhật của địa phương đó. Tính hoành tráng thể hiện qua quy mô, trình tự của các hoạt động chuẩn bị cũng như những hoạt động diễn ra lễ hội. Trong công tác chuẩn bị: Đây là khâu đầu tư nhiều tiền của và sức lực. Và công tác chuẩn bị cũng được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm đưa tin bài, hình ảnh đến với công chúng. Tính hoành tráng thể hiện ở các hoạt động trong lễ hội diễn ra một cách quy mô và rầm rộ. Ví dụ như: Trong lễ hội đèn ở Nhật Bản, có tới trên 6 triệu chiếc đèn LED nhiều màu sắc được chăng trên khu vực rộng tới 26.400m², từ mặt đất, mặt nước đến những SV: Trần Thị Ngân Page 34
  35. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” ngọn cây, khắp nơi đều lung linh, rực sáng. Hàng triệu bóng đèn còn có thể thay đổi màu sắc hoặc chiếu sáng theo một chủ đề được điều khiển qua hệ thống máy tính. Lễ hội năm 2010 với chủ đề “Núi Phú Sĩ và biển”. Lễ hội năm nay có chủ đề là “Thiên Nhiên” quy tụ những màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp, mô phỏng các hiện tượng tự nhiên như bình minh, cầu vồng, cực quang Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2005, báo Tiền Phong số 50, 11/12/2005 tác giả Kim Anh đã phản ánh một cách chi tiết các hoạt động quy mô trong lễ hội. Tính hoành tráng thể hiện ngay từ dưới tít phụ: “16 quốc gia, 10 tỉnh thành trong nước tham gia”. Tiếp theo là phần khai mạc lễ hội với “Cuộc trình diễn xe hoa và các nhóm nhạc đường phố, hơn 150 chiếc ôtô, môtô của Đà Lạt và một sỗ tỉnh thành trong đó có nhiều chiếc xe cổ được kết hoa tươi, hàng chục nhóm nhạc kèn, đoàn xiếc, nhóm múa, đội Cồng Chiêng, hàng trăm thiếu nữ xinh đẹp trong váy áo đính hoa và hàng trăm chiếc gùi đầy ắp hoa rừng Chương trình có quy mô lớn nhất Festival “Đà Lạt, bạn và hoa” diễn ra ở sân khấu nổi trên hồ Xuân Hương với màn biểu diễn ánh sáng laser, cảnh diễn của 300 diễn viên được hoá trang thành 300 bông hoa, kế đến là nghi thức tôn vinh các nghệ nhân trồng hoa. Lễ khai mạc khép lại với màn diễn tàu lượn gắn động cơ bay, biểu diễn pháo hoa, thả hoa đăng.”; điểm nhấn của Festival là “Lễ hội tình yêu” với đám cưới tập thể của 120 cặp tình nhân b, Lễ hội được đạo diễn một cách chuyên nghiệp Những đạo diễn này có khả năng bao quát và tạo dựng được những lễ hội liên hoàn và hoành tráng. Phải khẳng định rằng, với bàn tay của những con người tài ba đạo diễn lực lượng diễn viên chuyên nghiệp và được sự hỗ trợ rất lớn của máy móc kỹ thuật nên lễ hội du lịch được nâng lên tầm mới, thực sự đẹp mắt và ấn tượng. c, Lễ hội du lịch có tác dụng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trên đất nước. SV: Trần Thị Ngân Page 35
  36. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Bằng hình thức tổ chức các lễ hội hoành tráng những sản vật địa phương, những tiềm năng phát triển kinh tế vùng được giới thiệu với các du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhờ có các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin một cách rộng rãi nên hiệu quả quảng bá càng cao hơn d, Lễ hội du lịch còn là cơ hội giao lưu văn hoá, bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế với thế giới. Các Festival Thanh niên, sinh viên thế giới được tổ chức ở các nước trên thế giới và đoàn Việt Nam luôn là đoàn đại biểu tích cực và thu hút được sự chú ý của bạn bè quốc tế. Chúng ta đã đem tinh thần Việt Nam, văn hoá Việt Nam và những trang sử hào hùng của Việt Nam giới thiệu với thế giới. e, Các lễ hội du lịch đem lại một nguồn thu lớn cho địa phương từ khách tham quan Ví dụ như trong “Khai mạc chương trình lễ hội du lịch Về Cội Nguồn” do 3 tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái kết hợp tổ chức tại sân vận động Việt Trì. Lễ hội du lịch “Về Cội Nguồn” sẽ kéo dài cả năm với 13 lễ hội lớn nhỏ và 30 tour du lịch liên tỉnh, nội tỉnh. Lễ hội phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách với doanh thu 350 tỷ đồng. 1.3.5.2. Nhược điểm của lễ hội du lịch - Các lễ hội giống nhau, dễ gây nhàm chán - Các lễ hội tràn lan, tốn kém - Chưa thu được hiệu quả như mong đợi của các cấp chính quyền địa phương và công chúng. 1.3.6. Một số lễ hội du lịch tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam A, Trên thế giới: - Liên hoan Du lịch Thượng Hải (STF): SV: Trần Thị Ngân Page 36
  37. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Được tổ chức vào giữa tháng Chín hàng năm ở Thượng Hải, mở đầu bằng một cuộc diễu hành lớn trên đường phố thương mại nổi tiếng - Huaihai Road trong đêm. Lễ hội hoạt động như một sự kiện hoàn hảo cho người dân địa phương và người nước ngoài để khám phá niềm đam mê về văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Thượng Hải Liên hoan Du lịch được tổ chức cho hơn hai mươi năm kể từ năm 1990. Mỗi năm, khoảng tám triệu người tham gia Thượng Hải Liên hoan Du lịch và cuộc diễu hành khai mạc sống động phát sóng trên truyền hình và đài phát thanh cũng thu hút khán giả của hơn 200 triệu USD. - Liên hoan Tulip Canada: Lễ hội này được tổ chức vào tháng 3 năm 2013, là một kỷ niệm thành lập trên tình hữu nghị quốc tế với 100.000 bóng đèn tulip từ Princess Juliana của Hà Lan đến Ottawa, thủ đô Canada, được đưa ra trong đánh giá của các nơi trú ẩn an toàn là các thành viên lưu vong của gia đình hoàng gia Hà Lan nhận được trong Thế chiến II tại Ottawa và trong công nhận vai trò mà quân đội Canada chơi trong giải phóng Hà Lan - Lễ hội cát Brighton: Nơi hội tụ của những điêu khắc gia lừng danh trên toàn thế giới. Ra đời được 7 năm, " Lễ hội cát bên bờ biển ở Brighton" - Anh, đã thu hút sự chú ý của đông đảo nghệ sĩ và khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới, 20 nghệ sĩ đã được mời tới Brighton từ trước đó khá lâu để chuẩn bị cho sự kiện lớn. Con số khổng lồ hơn là 4.000 tấn cát đã được vận chuyển tới thành phố để phục vụ cho lễ hội. Năm 2013, chủ đề của lễ hội là âm nhạc với cái tên "Sing-a-Song of Sculpture" (hát một bài ca về điêu khắc), một chủ đề mà người Anh đặc biệt yêu thích. - Lễ hôi du lịch ở Trung Quốc: Trung Quốc tự hào có nhiều thắng cảnh đẹp như tranh vẽ. Và nơi đây cũng diễn ra rất nhiều các lễ hội du lịch để phát triển tài nguyên du lịch địa phương. Các lễ hội SV: Trần Thị Ngân Page 37
  38. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” này gắn liền với những cảnh quan đẹp của địa phương, nhiều hoạt động và hình thức vui chơi giải trí giúp du khách tìm hiểu phong tục địa phương trong một bầu không khí thư giãn thoải mái:  Tháng 1:  Lễ hội băng tuyết Cáp Nhĩ Tân – tỉnh Hắc Long Giang  Lễ hội hoa xuân Quảng Châu – Quảng Đông  Tháng 2:  Lễ hội đèn lồng Tự Cống - Tứ Xuyên  Tháng 4:  Lễ hội Dừa quốc tế Hải Nam  Lễ hội hoa mẫu đơn Lạc Dương  Lễ hội diều quốc tế Duy Phường  Liên hoan thư pháp quốc tế thường niên Trường An  Lễ hội Thiên Hậu thánh mẫu Phúc Kiến  Tháng 6:  Lễ hội thuyền rồng quốc tế Nhạc Dương  Tháng 7:  Lễ hội tàu lượn vượt Gia Dục Quan – Cam Túc  Tháng du lịch quốc tế núi Ngũ Đài Sơn  Tháng 8:  Lễ hội bia quốc tế Thanh Đảo  Lễ hội nho Tân Cương  Tháng 9:  Lễ hội thời trang quốc tế Đại Liên – tỉnh Liêu Ninh  Lễ hội nghệ thuật cờ vây cổ truyền  Lễ hội võ Thiếu lâm quốc tế Trịnh Châu  Lễ hội văn hóa quốc tế Khổng Tử tại Khúc Phụ SV: Trần Thị Ngân Page 38
  39. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng”  Lễ hội rừng quốc tế tại Trương Gia Giới – Hồ Nam  Lễ hội du lịch tơ lụa Tô Châu  Lễ hội du lịch sông Hoàng Phố - Thượng Hải  Lễ hội nghệ thuật Đập Tam Hiệp – tỉnh Hồ Bắc  Tháng 10 và tháng 11:  Lễ hội du lịch quốc tế núi Hoàng Sơn  Lễ hội gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn – Giang Tây  Lễ hội thắng cảnh Quế Lâm Đây là một số lễ hội du lịch quan trọng nhất của Trung Quốc, mỗi lễ hội lại có đặc điểm riêng biệt. - Lễ hội du lịch ở Thái Lan: Các lễ hội truyền thống được làm mới, thêm màu vẻ để thu hút du khách: Lễ hội Songkran (Lễ mừng năm mới của Thái Lan) từ năm 1980 đã được đánh giá là tổ chức sắc màu hơn, náo nhiệt hơn và phóng túng hơn (Sawasdee, 1980), do đó cũng thu hút nhiều du khách hơn. Du khách không chỉ quan sát mà còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động của lễ hội, như vậy phần nào họ cảm nhận mình là một phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa địa phương. Lễ hội Nến ở Ubon (Kinnaree, 1988) và Lễ hội Ăn chay của người Trung Quốc ở Phuket cũng tương tự [10]. Lễ hội du lịch mới với mục đích tăng cường sức hấp dẫn của điểm đến; định vị, PR những điểm đến mới trên bản đồ du lịch: Lễ hội Hoa ở Chiang Mai bắt đầu từ năm 1977, Lễ hội Trứng và Chuối ở Kamphaeng Phet, Lễ hội Lamyai (nhãn) ở Lamphun, lễ hội Chim rơm (Straw Bird) ở Chainat, và gần đây nhất là lễ hội Cá ở Singhburi . Lễ hội Nữ hoàng Pachamama (hay còn gọi là Mẹ Trái Đất) ở tỉnh Tucuman, Argentina: vốn là một lễ hội du lịch, được xây dựng để phục vụ du lịch nhưng đồng thời là một dịp để phục dựng, tái SV: Trần Thị Ngân Page 39
  40. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” hiện lại sinh hoạt văn hóa, nghi thức tế lễ của những thổ dân da đỏ xa xưa. Thông qua lễ hội này, hậu duệ của thổ dân da đỏ hôm nay hiểu về lối sống, phong tục tập quán trong quá khứ của cha ông. Lễ hội dần dần trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống và là niềm tự hào của địa phương [10] - Lễ hội đèn Nhật Bản: Nếu đến thăm Công viên giải trí Nabana no Sato (Nhật Bản) vào những ngày này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh rực rỡ của trên 6 triệu chiếc đèn LED nhiều màu sắc được chăng trên khu vực rộng tới 26.400m² của Công viên giải trí Naban no Sato. Nơi đây được thiết kế theo phong cách truyền thống với nhiều giống hoa quý, nếu như vào ban ngày, cả công viên tràn ngập sắc hoa thì khi đêm đến nó lại chìm trong ánh đèn lấp lánh. Được tổ chức hàng năm từ năm 2007, lễ hội trang trí đèn mùa đông đã trở thành một trong những sự kiện thu hút nhiều du khách nhất trong năm ở xứ Phù tang. Năm nay, lễ hội sẽ mở cửa đón khách trong vòng 5 tháng, từ đầu tháng 11đến hết ngày 31/3/2013. Đây được xem là một trong những tác phẩm chào đón mùa Đông hoành tráng nhất tại Nhật Bản. Lễ hội năm 2010 với chủ đề “Núi Phú Sĩ và biển”. Lễ hội năm 2013 có chủ đề là “Thiên Nhiên” quy tụ những màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp, mô phỏng các hiện tượng tự nhiên như bình minh, cầu vồng, cực quang - Lễ hội Trà thế giới Nhật Bản: Ba năm một lần, hàng nghìn người yêu thích hương vị trà trên toàn cầu lại tới Nhật Bản để tham gia Lễ hội Trà thế giới và thưởng thức một trong những thức uống được yêu thích nhất hành tinh. Xuất hiện tại Lễ hội Trà thế giới được tổ chức trong tháng này là vô vàn các loại dụng cụ pha trà khác nhau, từ chiếc bình đất nung của Nhật Bản đến bộ tách chén bằng sứ xương. Tại các buổi nếm thử trà, các chuyên gia pha chế trà của Nhật Bản SV: Trần Thị Ngân Page 40
  41. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” giới thiệu với du khách nhiều loại trà với hương vị phong phú, trồng trên những sườn đồi tại tỉnh Shizuoka miền Trung Nhật Bản, có loại đắt giá tới 300.000 yen/kg (khoảng 1.500 USD). Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức văn hóa "trà đạo" mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản, từ chuyển động của đôi bàn tay người pha trà đến cung cách uống trà, và màu sắc của những chiếc bánh ăn kèm cũng chứa đựng ý nghĩa. Những lễ hội kể trên nhanh chóng phát triển, trở thành một phần sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Những lễ hội này được xây dựng có mục đích phục vụ du lịch, nhưng dần dần hòa nhập tự nhiên với văn hóa và trở thành một phần “phong tục, bản sắc” của địa phương. Nhiều lễ hội phản ánh đặc điểm tự nhiên môi trường, lịch sử văn hóa của điểm đến, trở thành niềm tự hào và đặc trưng khác biệt của địa phương. B, Tại Việt Nam: Bên cạnh các lễ hội du lịch mới mà ta vẫn thường thấy, trở thành hoạt động thường niên và đã dành được thành công to lớn như Festival hoa Đà Lạt, Festival Huế, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng thì ta phải kể đến các lễ hội dù chỉ mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được những thành công đáng kể. - Lễ hội du lịch Hạ Long: Được tổ chức thường niên với mỗi năm là một chủ đề khác nhau, chương trình trong phần lễ của Cannaval Hạ Long mang đậm mầu sắc văn hoá địa phương, đồng thời thể hiện nét đa dạng. Trong tuần Lễ hội du lịch Hạ Long còn nhiều hoạt động Văn hoá, thể thao sôi động, hấp dẫn như: khai trương triển lãm, trưng bày tranh, ảnh về Vịnh Hạ Long; liên hoan ẩm thực; các trò chơi dân gian và dân tộc; thi người đẹp Hạ Long và người dẫn chương trình về Hạ Long hay nhất, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Đây thực sự là một đêm hội lung linh, đầy màu sắc trên nền vịnh biển đêm huyền ảo và đã để lại ấn tượng sâu SV: Trần Thị Ngân Page 41
  42. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” sắc trong lòng mọi người. Màn bắn pháo hoa nghệ thuật trên Cầu Bãi Cháy và Vịnh Cửa lục kéo dài 15 phút đã khép lại đêm hội và đọng lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách. - Lễ hội Hoa anh đào: Vào đầu tháng 4 năm 2013, lễ hội sẽ diễn ra thường niên tại công viên Lán Bè (TP Hạ Long) bên bờ Vịnh Hạ Long Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cùng với triển lãm 100 cây hoa anh đào, là các hoạt động triển lãm sản phẩm mỹ nghệ, sinh vật cảnh, ẩm thực (có sự tham gia biểu diễn chế biến của đầu bếp Nhật Bản), giới thiệu sản phẩm du lịch của Quảng Ninh và Nhật Bản; giao lưu nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Quảng Ninh và Nhật Bản; triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của Quảng Ninh; tổ chức các gian hàng giới thiệu các điểm, sản phẩm du lịch của các địa phương Quảng Ninh và Nhật Bản - Festival hoa Đà Lạt: Là một sự kiện lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam vào cuối tháng 12 hàng năm. Đà Lạt một thành phố hoa thơ mộng với những con đường hoa, những bức tường hoa, hay cả những chiếc xe hoa lại một lần nữa rực hơn hơn, lộng lẫy hơn với những mùa Festival. Nhiều loài hoa lạ xinh đẹp đã tề tựu về Công viên Hoa Đà Lạt và du khách cũng đã đổ về đây từ sớm để xuýt xoa thưởng lãm hoa trong tiết trời rét ngọt của nhiệt độ 14-24oC. Đây là cơ hội để chiêm ngưỡng thưởng thức tuyệt vời cho những người yêu hoa, những người yêu cái đẹp. Festival là dịp để thành phố hoa này trưng bày triển lãm các loại hoa địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia lân cận. Festival này là một sự kiện mang tầm quốc gia. Đây cũng là một lễ hội nhằm thu hút du khác đến tham quan Đà Lạt. - Lễ hội khinh khí cầu đầu tiên tại Việt Nam: với gần 30 khinh khí cầu của 12 - 15 nước sẽ cùng hội tụ và trình diễn từ ngày 29- 8 đến 3-9 năm 2012 tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. SV: Trần Thị Ngân Page 42
  43. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Với quy mô khu vực Đông Nam Á, Lễ hội với chủ đề “ Bình Thuận: Biển xanh - Cát trắng - Nắng vàng” quy tụ hơn 50 phi công và chuyên gia khinh khí cầu quốc tế, đến từ 12 - 14 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hongkong, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và chủ nhà Việt Nam. - Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005, và đến nay lễ hội đã trở thành hoạt động thường niên. tham dự lễ hội cà phê, du khách được thưởng thức cà phê, mua các sản phẩm cà phê nổi tiếng của Việt Nam. Đồng thời du khách cũng có cơ hội tham gia Coffee Tour, đến với các trang trại trồng cà phê, tìm hiểu quá trình sản xuất chế biến cà phê.[13]. Mục tiêu của lễ hội: khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế (hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng thứ hai thế giới), truyền bá rộng rãi văn hóa thưởng thức cà phê, đẩy mạnh tiêu dùng mặt hàng này, đồng thời phát triển loại hình du lịch gắn với cà phê và định vị hình ảnh du lịch Buôn Ma Thuột – Việt Nam - Lễ hội trái cây: Được tổ chức từ 9 năm 2006 với mục đích nhằm: giới thiệu tiềm năng và tôn vinh sản vật cây trái miền Nam, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và hoạt động du lịch của TP.Hồ Chí Minh gắn với du lịch sinh thái của cả khu vực. Trong khuôn khổ lễ hội còn có tổ chức các hội thi như: Hội thi tạo hình bằng trái cây; Thi ăn trái cây nhanh nhất dành cho các du khách. Sự thành công của lễ hội trái cây đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh trái cây Việt Nam ra thế giới tiến một bước tới việc xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam. Cùng các lễ hội du lịch kể trên, ngày nay, các lễ hội du lịch không ngừng phát triển cả về nội dung và hình thức với nhiều nét mới, độc đáo và sáng tạo, số lượng các lễ hội du lịch ngày càng phong phú, đã tạo cho lễ hội Việt Nam, du lịch Việt SV: Trần Thị Ngân Page 43
  44. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Nam một diện mạo mới, hứa hẹn những thành công tốt đẹp cho bước đường phát triển về sau. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Viêt Nam là đất nước giàu có về hệ thống các lễ hội. Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại cùng các ngày kỉ niệm trong nước và quốc tế là một loại hình sinh hoạt tinh thần văn hoá có tính tập thể của nhân dân ta, có sức hấp dẫn lôi cuốn nhiều người tham gia. Việc tổ chức lễ hội, các ngày kỉ niệm, lễ hội du lịch và du lịch văn hoá lễ hội đạt được mục đích yêu cầu đặt ra có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị tốt đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc. Lễ hội du lịch được tổ chức ngày càng nhiều, thổi một làn gió mới vào không khí lễ hội trên phạm vi cả nước. Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch hiện nay là khai thác tốt nguồn tài nguyên này thế nào để vữa bảo lưu, giữ gìn các giá trị truyền thống lại vừa phát huy hiệu quả to lớn trong phát triển du lịch, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của du khách, phù hợp với túi tiền mà họ bỏ ra. Việc khai thác các nguồn tài nguyên này không quá khó nếu ta biết giá trị đích thực của nó và có sự phối hợp với các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương. Với xu thế phát triển của lễ hôi du lịch như hiện nay, việc nghiên cứu để tìm ra một lễ hội du lịch gắn với bản sắc, con người của một vùng đất cảng như Hải Phòng là một trong những gợi mở đúng dắn, một hướng đi mới hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU LỄ HỘI HOA PHƢỢNG ĐỎ HẢI PHÒNG. Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là thành phố cảng và thành phố công nghiệp trọng điểm duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng còn là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. SV: Trần Thị Ngân Page 44
  45. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dânthứ 3 ở Việt Nam. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản củavùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Hơn nữa TP. Hải Phòng là một trong những trung tâm du lịch lớn của đất nước, với tiềm năng khai thác du lịch phong phú, đa dạng, trong những năm gần đây Hải Phòng luôn coi trọng việc thu hút du khách thông qua hình thức tổ chức lễ hội mang sắc thái du lịch như: chọi trâu Đồ Sơn (mồng 9 tháng 8 âm lịch); hội vật cầu làng Kim (Kim Sơn, Kiến Thụy) sáng mồng 6 tháng giêng; lễ hội làng cá Cát Bà 1/4; chương trình liên hoan du lịch “Đồ Sơn biển gọi” trong đó có lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được xác định là một trong 15 lễ hội du lịch cấp quốc gia. Với những lợi thế du lịch vốn có của mình, năm 2012 là một năm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển du lịch của thành phố khi tổ chức thành công Lễ hội hoa phượng đỏ. Đây được đánh giá là một sự kiện lớn nhằm SV: Trần Thị Ngân Page 45
  46. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” khởi động, tập dượt và rút kinh nghiệm cho Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ 2 năm 2013 và sự kiện Năm Du lịch quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013; tạo bước đột phá trong công tác tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh và thu hút du khách đến với thành phố; mở ra cơ hội phát triển sản phẩm, mở rộng liên kết du lịch trong nước và quốc tế; đánh dấu việc Lễ hội Hoa phượng đỏ sẽ trở thành sự kiện thường niên của thành phố tạo nét khác biệt, đặc trưng riêng từ hình ảnh hoa phượng, góp phần làm nổi bật chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2013. 2.1. Sự kiện Năm Du lịch quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 Ngày 6/10, tại TP Đà Nẵng, Tổng Cục Du lịch và UBND TP Hải Phòng đã tổ chức giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2013 với tên gọi Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng Sông Hồng – Hải Phòng 2013 với chủ đề “Văn minh sông Hồng” gồm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch, thương mại, hội chợ, hội thảo sẽ được tổ chức trọng thể tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc và một số tỉnh lân cận: Phú Thọ, Bắc Giang. Riêng tại địa bàn thành phố Hải Phòng, các hoạt động cao trào điểm nhấn tập trung tại khu vực trung tâm thành phố và 02 trọng điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà. Năm Du lịch Quốc gia 2013 diễn ra trong suốt cả năm 2013, trong đó, lễ công bố tổ chức trong tháng 01/2013; Tuần Văn hóa – Du lịch Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 gắn với Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ II. Đây là hoạt động cốt lõi, cao trào của năm Du lịch quốc gia 2013 với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và trọng tâm là đêm khai mạc tổ chức vào ngày 11/5/2013 nhân Kỷ niệm 58 năm SV: Trần Thị Ngân Page 46
  47. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Ngày giải phóng thành phố Hải Phòng. Lễ bế mạc được tổ chức vào cuối năm 2013. Với chủ đề “Văn minh sông Hồng”, năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng sẽ do TP. Hải Phòng đăng cai trong năm 2013 tại nhiều địa điểm thuộc miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Gắn liền với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, năm du lịch quốc gia 2013 kỳ vọng sẽ đóng góp, thu hút tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao vị thế cho ngành du lịch Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để xây dựng, giới thiệu các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa và thiên nhiên của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng đến với bạn bè quốc tế. Đặt ra mục tiêu quảng bá điểm đến, tăng cường thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, ban tổ chức năm du lịch quốc gia lên kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong cả nước, thu hút nguồn đầu tư cũng như tăng cường hội nhập quốc tế, qua đó phát huy lợi thế tỉnh địa. Ông Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cho biết, năm du lịch quốc gia sẽ có nhiều hoạt động nổi bật xuyên suốt trong cả năm 2013 (dự kiến có 66 sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo đồng phối hợp với nhiều ban, ngành tại các tỉnh), trong đó, điểm nhấn sẽ là Tuần văn hóa du lịch Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 gắn với Lễ hội Hoa phượng đỏ. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Ban tổ chức gấp rút thực hiện mọi hình thức quảng bá, tuyên truyền năm du lịch quốc gia bám sát với chủ đề “Văn minh sông Hồng”. Theo đó, nhiều chương trình và lễ hội đặc sắc sẽ được giới thiệu rộng rãi tại “Năm Việt Nam tại Nhật Bản” và “Năm Việt Nam tại Pháp” trong thời gian tới. Và cũng để chuẩn bị cho công tác phục vụ và hậu cần, hiện TP. Hải Phòng đang dần hoàn thiện cơ sở lưu trú (hơn 300 khách sạn với hơn 7.500 phòng), nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của du khách trong năm tới. Ngoài ra, nguồn nhân lực du lịch SV: Trần Thị Ngân Page 47
  48. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” cũng cần đặc biệt chú trọng, bổ sung và đạo tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Bắt đầu từ năm 2012, Sở VHTTDL Hải Phòng đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho hơn 100 hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm du lịch đồng thời, tuyển chọn thêm 300 tình nguyện viên là những sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố có kiến thức về văn hóa, ngoại ngữ nhằm đào tạo nghiệp vụ du lịch, kỹ thuật. Cùng với sự chuẩn bị chu đáo từ cơ sở vật chất đến nguồn nhân lực cho sự kiện quan trọng như năm du lịch quốc gia 2013, TP. Hải Phòng hy vọng sẽ có một “diện mạo” mới, một hình ảnh thân thiện, văn minh trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo và phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức: Phát động cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc chủ đề: Khám phá văn minh sông Hồng. Triển lãm tranh cổ động đường phố với các chủ đề (nông thôn mới, các ngày kỷ niệm của thành phố Hải Phòng, biển đảo) chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2013. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc. Giải vô địch trẻ Judo. Liên hoan Ẩm thực Đồng bằng sông Hồng. Chương trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Đồng bằng sông Hồng. Tuần lễ phim chào mừng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Giải vô địch bóng chuyền bãi biển. Giải Bóng chuyền nữ quốc tế cúp VTV lần thứ VII. Chung kết Liên hoan tiếng hát truyền hình (Giải Sao mai 2013). Liên hoan nghệ thuật quần chúng Đồng bằng sông Hồng 2013. SV: Trần Thị Ngân Page 48
  49. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Giải Vô địch Quyền anh. Chung kết Cuộc thi Hướng dẫn viên giỏi toàn quốc. Cuộc thi Lễ tân khách sạn giỏi toàn quốc 2013. Tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh với chủ đề: “Biển đảo quê hương”. Tổ chức Liên hoan Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013; Giải bóng đá vòng chung kết U21 quốc gia Báo Thanh Niên. Giải vô địch Thể dục Aerobic. Hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu vùng Duyên Hải Bắc Bộ - Hải Phòng 2013 Tóm lại, Năm Du lịch quốc gia 2013 là cơ hội tốt để xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chủ lực mang đậm bản sắc văn hóa và thiên nhiên rừng - biển - đảo của thành phố Hải Phòng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng; đồng thời là cuộc vận động lớn của thành phố Hải Phòng góp phần tạo sự đồng thuận, làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trò của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Lễ hội Hoa phƣợng đỏ 2.2.1. Ý tưởng tổ chức sự kiện Trên thế giới, các Lễ hội không còn là một sự kiện xa lạ. Với mục đích là tôn vinh vẻ đẹp của các loài hoa cũng như giới thiệu bản sắc văn hóa của đất nước mình, đã rất nhiều quốc gia trên thế giới tổ chức thành công các lễ hội hoa và để lại dấu ấn rất riêng trong lòng du khách. Du khách trên khắp nơi trên thế giới không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa mà còn được khám phá và thưởng thức những sản phẩm du lịch độc đáo mà không phải ở đâu cũng có. Một số lễ hội hoa nổi tiếng mà ta có thể kể đến như: . Lễ hội hoa Tulip – Canada. . Lễ hội hoa Feria de las Flores - Medellin, Colombia. SV: Trần Thị Ngân Page 49
  50. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” . Cuộc diễu hành hoa hồng Pasadena , Mỹ. . Lễ hội Madeira - Funchal, Bồ Đào Nha. . Lễ hội trưng bày thảm hoa - Brussels, Đức. . Lễ hội hoa Chiang Mai - Thái Lan. . Lễ hội Panagbenga - Baguio, Philippin. . Lễ hội hoa Chelsea – Anh. . Lễ hội hoa Hanami – Nhật Bản . Batalla de Flores – Tây Ban Nha . Lễ hội hoa Floriade - Hà Lan Hơn nữa, tại Việt Nam cũng, Đà Lạt – nơi được mệnh danh là “ thành phố ngàn hoa” cũng đã tổ chức lễ hội Festival Hoa Đà Lạt, hai năm một lần. mùa Festival, những loài hoa từ khắp các nông trường trồng hoa trên cao nguyên, cũng như đến từ các đất nước nổi tiếng trồng hoa khác. Festival là dịp để thành phố hoa này trưng bày triển lãm các loại hoa địa phương cũng như nhiều vùng lân cận. Festival này là một sự kiện mang tầm quốc gia và cũng là cơ hội thu hút khách đến với thành phố Đà Lạt. Trong những năm qua, du lịch Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố ở trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại, du lịch Hải Phòng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa phát triển đúng với kỳ vọng của những người thực sự tâm huyết với ngành “công nghiệp không khói” đẻ “trứng vàng” này. Trong bối cảnh cả nước “bùng nổ” về lễ hội du lịch thì Hải Phòng hàng năm mới chỉ có 04 lễ hội lớn: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn SV: Trần Thị Ngân Page 50
  51. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” mồng 9 tháng 8 âm lịch; Hội vật cầu làng Kim (Kim Sơn, Kiến Thụy) sáng mồng 6 tháng Giêng; Lễ hội đua thuyền rồng trên biển Đồ Sơn; Lễ hội làng cá Cát Bà 1-4; Chương trình liên hoan du lịch “Đồ Sơn biển gọi” được tổ chức thường niên vào dịp 1-5, trong đó duy nhất chỉ có Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được xác định là lễ hội cấp quốc gia Phải chăng du lịch Hải Phòng chưa tạo ra được một sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, mang những nét văn hóa riêng của thành phố để thu hút du khách đặc biệt là du khách nước ngoài và khắc phục được tính thời vụ? Trước thực trạng đó, những người gắn bó, tâm huyết với ngành du lịch đã mạnh dạn đề xuất một ý tưởng mới, giúp ngành du lịch Hải Phòng phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có. Đó là ý tưởng, hàng năm, thành phố tổ chức một lễ hội mang tên loài hoa từ lâu gắn liền với thành phố Hải Phòng: Lễ hội Hoa Phượng. Ý tưởng này được manh nha bởi nhiều người, nhưng chính thức được công bố và biết đến sâu rộng chỉ sau khi bài báo “Lễ hội hoa phượng đỏ cho Hải Phòng – tại sao không?” của tác giả Trương Thị Lệ Trang được đăng tải trên báo An ninh Hải Phòng, số ra ngày 2 và 3 tháng 6 năm 2011. Trong bài báo này tác giả đã đề xuất với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về việc thành phố nên tổ chức một lễ hội tôn vinh loài hoa phượng, vốn được trồng từ hàng trăm năm nay tại TP Hải Phòng đã đi sâu vào trong tâm khảm của mỗi người dân Hải Phòng, là hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về Hải Phòng trong mắt bạn bè gần xa. Tác giả bài báo đã chia sẻ: “Bài viết này được tôi nghĩ ra trong những cuộc cà phê, chuyện trò vô tư, vui vẻ với những người bạn quen biết trên Blog ở Hải Phòng, từ khoảng đầu tháng 5 năm 2011. Nhiều anh em Blogger bảo, em viết một cái gì đó, gợi ý cho lãnh đạo làm một lễ hội du lịch, giống như một số tỉnh thành khác đã làm, nhưng phải chọn cái gì đặc sắc của Hải Phòng em nhé. Đặc sắc Hải Phòng thì là hoa phượng rồi, vậy là tôi hình thành trong đầu những gợi ý đầu tiên về một “lễ hội hoa”, giống như lễ hội hoa anh đào đã được tổ chức rất thành công ở SV: Trần Thị Ngân Page 51
  52. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Nhật Bản vậy. Qúa trình đi thu thập tài liệu viết bài, tôi đã gặp nhiều người cùng chung tâm huyết với Hải Phòng, nhất là với phát triển du lịch Hải Phòng: Nhà thơ Hải Như; Nhà thơ, đồng thời là 1 kiến trúc sư, một doanh nhân thành đạt Nguyễn Minh Trí; Ông Vân Nam, nguyên Giám đốc Sở Thương nghiệp và du lịch Hải Phòng, sau này là Liên hiệp công ty du lịch, dịch vụ Hải Phòng (Hải Phòng Unitour) ; Ông Trương Phượng, nguyên Giám đốc Công ty du lịch – dịch vụ Hải Phòng, Phó Giáo Sư, TS. Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học Việt Nam), Thạc sỹ Đào Thị Thanh Mai, trưởng khoa Văn hóa Du lịch - Đại học Dân lập Hải Phòng Đặc biệt, anh Nguyễn Anh Tuân, Phó giám đốc Sở Văn hóa-thể thao-du lịch Hải Phòng là người nhiệt liệt ủng hộ ý tưởng mà tôi đề xuất. Với kinh nghiệm lâu năm làm doanh nghiệp du lịch, tầm hiểu biết sâu sắc của người quản lý chính quyền, cộng với kiến thức “dân Ngoại thương” bề dầy, anh Tuân thậm chí còn hình dung ngay ra lễ hội sẽ được tổ chức như thế nào cho xứng tầm với ý tưởng đó. Ba ngày sau khi báo đăng, ngày 6-6-2011, UBND TP Hải Phòng tổ chức hội nghị lấy ý kiến thông qua dự thảo Đề án “Năm du lịch quốc gia - khu vực đồng bằng sông Hồng” được tổ chức tại Hải Phòng vào năm 2013, trong đó có những gợi mở về việc tổ chức “lễ hội hoa phượng”. Theo dự thảo đề án của Bộ VH-TT-DL, năm Du lịch Quốc gia 2013 sẽ được tổ chức tại Hải Phòng là sự kiện quan trọng, thúc đẩy phát triển du lịch Hải Phòng, quảng bá và giới thiệu du lịch rừng-biển-đảo gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội; thúc đẩy đầu tư, liên kết, hình thành các sản phẩm, thương hiệu du lịch quốc gia và quốc tế; tăng sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải Phòng và tạo điểm nhấn mới trong phát triển du lịch Việt Nam. Ngày 29-9- 2011, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng đã có văn bản số 561/CV-TU, thông báo ý kiến của Thường trực Thành ủy về việc thực hiện một số nội dung về Đề án “Năm du lịch quốc gia – Hải Phòng 2013”, trong đó Thường trực Thành ủy chỉ đạo cần tập trung vào hoạt động chủ đạo là “lễ hội hoa phượng đỏ”. SV: Trần Thị Ngân Page 52
  53. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” Tác giả gợi ý thành phố Hải Phòng nên trồng phượng dọc bờ biển Đồ Sơn, đặc biệt là khu Hòn Dáu, để những con tàu bạn bè năm châu quốc tế từ xa đã trông thấy biểu tượng hoa phượng đỏ của thành phố. Bài báo cũng nêu lên lý do tại sao chọn Hoa phượng đỏ làm biểu tượng cho đất và người Hải Phòng. Cùng bàn về ý tưởng tổ chức lễ hội Hoa phượng cho Hải Phòng, ông Vân Nam (Nguyễn Kim Tín) - nguyên giám đốc Sở thương nghiệp và du lịch Hải Phòng, sau này là Liên hiệp công ty du lịch, dịch vụ Hải Phòng (Hải Phòng Unitour) bày tỏ: “Tôi ủng hộ và hoan nghênh ý tưởng của các bạn để đưa du lịch Hải Phòng phát triển xứng tầm”. Ông Trương Phượng - nguyên Giám đốc công ty vận chuyển và hướng dẫn du lịch Hải Phòng, một trong những người có thâm niên, tâm huyết với du lịch Hải Phòng từ thời bao cấp đến kinh tế thị trường, chia sẻ với chúng tôi: “Tổ chức một lễ hội tầm cỡ như lễ hội hoa phượng nhằm quảng bá cho hình ảnh Hải Phòng là việc đáng ra ngành du lich phải làm từ rất lâu. Đó là cách để chúng ta xây dựng, gìn giữ, quảng bá một thương hiệu mạnh của du lịch Hải Phòng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, đó là hoa phượng. Ông Nguyễn Anh Tuân cũng chia sẻ: “Hoa phượng là cái tên thơ mộng đi theo thành phố suốt 40 năm qua. Hình ảnh hoa phượng đã đi vào thơ ca, nhạc họa, ăn sâu vào tâm thức của mọi thế hệ người dân Hải Phòng. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tổ chức lễ hội Hoa phượng. Đó là một ý tưởng hay, độc đáo, sáng tạo, nằm trong dự tính, kế hoạch lâu dài của sở VH-TT-DL Hải Phòng. PGS. TS Bùi Xuân Đính, đang công tác tại Viện dân tộc học Việt Nam, người có nhiều năm giảng dạy tại Khoa du lịch Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng cho biết: “Tôi rất vui khi biết Hải Phòng có ý tưởng tổ chức một lễ hội của riêng thành phố mang tên Lễ hội Hoa Phượng. Hoa phượng với màu đỏ thắm tươi, rực rỡ, nóng bỏng thể hiện phần nào tính cách, cốt cách con người Hải Phòng: Nồng nhiệt, hiếu khách, mạnh mẽ Trong kinh doanh du lịch, yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng. Tôi tin SV: Trần Thị Ngân Page 53
  54. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” người Hải Phòng với những đức tính cần cù, chăm chỉ, cầu thị, giàu lòng hiếu khách Người của biển ồn ào bề mặt mà lòng sâu thẳm, người của phượng đã nở là phải cháy mắt, cháy lòng sẽ làm nên một lễ hội thành công, ấn tượng. Như vậy, ý tưởng đã được đễ xuất và nhanh chóng được tiếp nhận, Thường trực Thành ủy Hải Phòng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định tổ chức Lễ hội hoa phượng đỏ - Hải Phòng thường niên, và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012, khai mạc vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng – 13/5 hàng năm (đây cũng là dịp hoa phượng nở đẹp nhất tại Hải Phòng). Sự kiện này chính là sự khởi đầu cho lễ hội du lịch đặc sắc gắn với khai thác giá trị đặc trưng riêng từ hình ảnh Hoa phượng, đồng thời là bước khởi động cho sự kiện Năm Du lịch quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013. 2.2.2. Công tác chuẩn bị và tổ chức Lễ hội 2.2.2.1. UBND Thành phố Hải Phòng Có thể nói, tổ chức sự kiện Lễ hội hoa phượng đỏ đã thu hút sự quan tâm của tất cả các ban, ngành lãnh đạo thành phố, các đơn vị tài trợ, doanh nghiệp và toàn bộ dân cư của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. UBND thành phố đã có những phương án, kế hoạch chỉ đạo thiết thực và chu đáo để có một lễ hội hoàn hảo nhất, tạo được dấu ấn, bản sắc riêng. Để lễ hội thật sự trở thành ngày hội của toàn dân và mỗi du khách, bên cạnh các hoạt động trọng tâm diễn ra ở trung tâm thành phố, rất cần sự vào cuộc, hưởng ứng với trách nhiệm cao nhất của các đơn vị, địa phương. Tôn hình ảnh hoa phượng đỏ, đó là mục đích mà Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền nhắc nhở các địa phương khi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao trong cuộc họp kiểm điểm tiến độ chuẩn bị tổ chức lễ hội gần đây. Theo đó, mỗi sự kiện, công việc hưởng ứng lễ hội cần lấy Hoa phượng đỏ làm cảm hứng, chủ đề chính và xoay quanh hình ảnh đó tạo ấn tượng về sắc đỏ của loài SV: Trần Thị Ngân Page 54
  55. Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” hoa đặc trưng Hải Phòng, Mặt khác, rất nhiều bài hát về hoa phượng cần thiết được phát, tuyên truyền mạnh trên hệ thống phát thanh, truyền hình từ cơ sở đến thành phố, trung ương. Do vậy, hệ thống đài truyền thanh địa phương, cùng với đài phát thanh, truyền hình thành phố, cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, tăng dần thời lượng, phát sóng bài hát, thơ ca, bài viết, chương trình về lễ hội Để chuẩn vị cho tổ chức lễ hội, Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền kiểm tra thực địa công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động Lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ I - Hải Phòng 2012. Đi cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị là thành viên Ban Tổ chức Lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ nhất - Hải Phòng 2012, các doanh nghiệp và một số đơn vị truyền thông trên địa bàn thành phố. Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu vực Quảng trường Nhà hát thành phố, khách sạn Nam Cường và khách sạn Hữu Nghị - địa điểm đón tiếp đại biểu Lễ hội và công tác trang trí cổ động trực quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông tại một số tuyến đường phố chính. Nhìn chung, tất cả các mặt từ nội dung, hình thức đến công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, công tác y tế, lễ tân, hậu cần, vấn đề điện chiếu sáng, chương trình pháo hoa nghệ thuật phục vụ Lễ hội đều được chuẩn bị chi tiết, kỹ lưỡng và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. Ban tổ chức Lễ hội cho biết, Đêm hội “Hoa Phượng Đỏ” sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam và THP – Đài truyền hình Hải Phòng vào 20h00’ ngày 9/6. Đến thời điểm này, các khâu chuẩn bị cho Đêm hội “Hoa phượng đỏ” đã được hoàn thiện theo đúng kịch bản, kế hoạch và hứa hẹn sẽ là Đêm hội hoành tráng và đặc sắc với rất nhiều các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật như diễu hành các-na-van với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân (đội diễu hành bằng cà kheo, đội trống kèn ), màn bắn pháo SV: Trần Thị Ngân Page 55