Khóa luận Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex-Cn hải phòng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty CP thép Việt Nhật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex-Cn hải phòng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty CP thép Việt Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_van_dung_quy_trinh_cap_han_muc_tin_dung_cua_ngan_h.pdf
Nội dung text: Khóa luận Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex-Cn hải phòng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty CP thép Việt Nhật
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Hoàng Thị Giang Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH CẤP HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX- CN HẢI PHÒNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY CP THÉP VIỆT NHẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Hoàng Thị Giang Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Mã SV: Lớp: Ngành: Tên đề tài:
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 2. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 25 tháng 03 năm 2013 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 29 tháng 06 năm 2013 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 3 1.1.Tín dụng và chức năng của tín dụng. 3 1.1.1.Khái niệm tín dụng. 3 1.1.2.Chức năng của tín dụng. 3 1.1.3.Vai trò của tín dụng 4 1.1.4.Phân loại tín dụng 5 1.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng. 6 1.2.1.Khái niệm cho vay theo hạn mức tín dụng. 6 1.2.2.Nguyên tắc và điều kiện áp dụng . 7 1.2.3.Ưu ,nhược điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng. 9 1.2.4.Cách xác định hạn mức tín dụng. 9 1.2.4.1 .Phương pháp trực tiếp dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. 9 1.2.4.2 .Phương pháp gián tiếp dựa vào lưu chuyển tiền tệ. 11 1.2.5. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng. 12 1.2.5.1. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. 15 1.2.5.2. Phân tích tín dụng. 17 1.2.5.3.Quyết định tín dụng. 28 1.2.5.4.Giải ngân 30 1.2.5.5.Giám sát , thu nợ và thanh lý tín dụng. 30 CHƢƠNG 2 VẬN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY CP THÉP VIỆT NHẬT 33 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) và chi nhánh Ngân hàng tại Hải Phòng. 33 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. 33
- 2.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – CN tại Hải Phòng. 34 2.1.3.Điều kiện áp dụng để cho vay theo hạn mức tín dụng 44 2.1.4. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank ) tại Hải Phòng 46 2.1.3.1. Bước 1: Chuần bị hồ sơ tín dụng 47 2.1.3.2.Bước 2: Phân tích tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng. 49 2.1.3.3.Bước 3: Phê duyệt và quyết định tín dụng 55 2.1.3.4.Bước 4:Giải ngân 56 2.1.3.5.Bước 5 : Giám sát tín dụng 56 2.1.3.6.Bước 6.Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng 57 2.2.Vận dụng quy trình cho vay theo hạn múc tín dụng của Ngân hàng PG Bank để xác định HMTD cho Công ty CP Thép Việt Nhật. 58 2.2.1.Hồ sơ khách hàng. 58 2.2.1.1.Thông tin khách hàng. 58 2.2.1.2. Hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng do khách hàng cung cấp. 60 2.2.2.Phân tích tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng. 60 2.2.2.1.Thẩm định khách hàng vay vốn 60 2.2.2.2.Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp. 65 2.2.3. Phê duyệt và quyết định tín dụng. 102 2.2.4. Giải ngân 102 2.2.5.Giám sát tín dụng 102 2.2.6. Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 103 CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX- CN HẢI PHÒNG 105 3.1. Mục tiêu, phương án phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng dầu – CN Hải Phòng. 105 3.1.1.Mục tiêu, phương hướng phát triền tại Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu – CN Hải Phòng. 105
- 3.1.2.Mục tiêu ,phương hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Xăng dầu chi nhánh Hải Phòng. 106 3.2. Đánh giá,nhận xét quy trình cho vay của Ngân hàng xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hải Phòng. 108 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex- CN Hải Phòng 110 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Ngân lưu vào và ra của từng hoạt động 12 Bảng 2 : Tổng quát quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng 13 Bảng 3 :Báo cáo tài chính CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải phòng 41 Bảng 4 : Tình hình huy động vốn của CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải Phòng 44 Bảng 5 :Tình hình hoạt động tín dụng của CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải Phòng 44 Bảng 6: Hệ thống xếp hạn tín dụng khách hàng Doanh nghiệp 52 Bảng 7:Số lượng công nhân viên Công ty 62 Bảng 8: Danh sách Tổ chức tín dụng đang có quan hệ với Công ty CP thép Việt Nhật 65 Bảng 9 :Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP Thép Việt Nhật năm 2010-2012 67 Bảng 10 :BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT NĂM 2010-2012 71 Bảng 11: Chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài chính của công ty năm 2010- 2012 78 Bảng 13: Tình hình chi tiêu sử dụng vốn lưu động. 82 Bảng 12:Tình hình chỉ tiêu sinh lời của công ty 80 Bảng 14:Tình hình chỉ tiêu khả năng thanh toán. 84 Bảng 15: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp. 86 Bảng 16: Kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. 87 Bảng 17:Bảng chấm điểm dòng tiền doanh nghiệp dựa theo bảng điểm hướng dẫn 88 Bảng 18:Chấm điểm chất lượng quản lý. 89 Bảng 19:Chấm điểm uy tín trong giao dịch. 90 Bảng 20: Chấm điểm các yếu tố bên ngoài.(Môi trường kinh doanh) 91 Bảng 21 :Tổng hợp điểm và xếp hạng 93 Bảng 22 :Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 98 Bảng 23: Xác định nhu cầu vốn lưu động. 100
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 :Cơ cấu tổ chức. 36 Sơ đồ 2 :Quy trình này gồm 6 bước như sơ đồ dưới đây: 47
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng nhà nước HMTD: Hạn mức tín dụng DN: Doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động TMCP: Thương mại Cổ phần PG Bank : Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex CN: Chi nhánh TSĐB: Tài sản đảm bảo HĐQT: Hội đồng quản trị CP: Cổ phần CBCNV: Cán bộ công nhân viên SXKD: Sản xuất kinh doanh NH TMCP: Ngân hàng Thương mại cổ phần DV: Dịch vụ VCSH: Vốn chủ sở hữu CBTD: Cán bộ tín dụng CVKH: Chuyên viên khách hàng TCTD:Tổ chức tín dụng BGĐ: Ban giám đốc
- LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy cô Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Quý thầy cô khoa Quản trị tài chính đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Diệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- CN Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Ngân hàng, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công tác cho vay theo hạn mức tín dụng trong suốt quá trình thực tập. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và anh chị trong chi nhánh Ngân hàng Xăng dầu. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp LỜI MỞ ĐẦU Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn để giải quyết nhu cầu này thoả đáng trong mối quan hệ này, từ đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững, thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nét đặc trưng của hình thức cho vay này là đối tượng cho vay là đối tượng gộp; hoạt động vay trả diễn ra liên tục; có thể không có thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ cụ thể chỉ có thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng hạn mức; doanh số cho vay có khi lớn hơn hạn mức tín dụng trong thời gian duy trì hạn mức tín dụng. Điều kiện áp dụng đối với loại hình cho vay ngắn hạn này thường là những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ chính xác. Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường xuyên, có vòng quay vốn nhanh và việc vay, trả diễn ra thường xuyên, doanh nghiệp có thể đề nghị vay theo hạn mức tín dụng. Đây là hình thức vay tiên tiến có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như chủ động vốn, thủ tục vay đơn giản. Vay theo hạn mức tín dụng giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong vấn đề vay vốn và chủ động trong việc sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh, dựa vào chu kỳ kinh doanh hoặc đối với kinh doanh mùa vụ thì doanh nghiệp có thể vay và trả một cách linh hoạt, lãi trả sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng vốn vay và số tiền vay từng thời điểm. SV: Hoàng Thị Giang 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Trong quá trình xét cấp hạn mức tín dụng, yếu tố kinh nghiệm cá nhân, bộ phận phụ trách tín dụng là rất cần thiết góp phần quan trọng trong tiêu chí: “không quá khắt khe khiến không đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cũng như tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ”. Vận dụng quy trình cấp tín dụng để xác định hạn mức cho vay nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng giúp tối đa hóa lợi nhuận đồng thời tránh tình trạng cho vay quá mức ảnh hưởng tới khả năng thu nợ là vấn đề luôn được các ngân hàng quan tâm. Bên cạnh đó, hiểu được phương pháp xác định hạn mức tín dụng cũng như ưu điểm của phương pháp cho vay này giúp các doanh nghiệp lựa chọn phương thức huy động vốn hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- CN Hải Phòng, nhận thức được vai trò của hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, em mạnh dạn chọn đề tài:” Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng dầu PETROLIMEX – CN Hải Phòng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty CP Thép Việt Nhật” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được bố cục thành 3 chương: Chương 1 : Lý luận chung về tín dụng và cho vay theo hạn mức tín dụng. Chương 2 : Vận dụng quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- CN Hải Phòng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty CP Thép Việt Nhật. Chương 3 : Nhận xét ,đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex –CN Hải Phòng. SV: Hoàng Thị Giang 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 1.1.Tín dụng và chức năng của tín dụng. 1.1.1.Khái niệm tín dụng. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Khái niệm tín dụng được thể hiện ba mặt cơ bản sau đây: Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời. Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. Một quan hệ được gọi là tín dụng phải đầy đủ cả ba yếu tố trên. 1.1.2.Chức năng của tín dụng. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng hiệu quả, nhằm phát triển nền kinh tế xã hội. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng. Ở yếu tố tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại. bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng. Vốn bằng tiền của các tổ chức kinh tế. Ở yếu tố phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng này. Đó là sự chuyển hóa đẩy sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa, tiêu dùng trong xã hội. SV: Hoàng Thị Giang 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc sử dụng vốn hiệu quả. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Tín dụng có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, được thể hiện qua các mặt sau: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu ,kì loại séc, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cho phaeps thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ đó làm giảm các ch phí liên quan đến tiền mặt. Việc hoạt động của tín dụng ngân hàng với hệ thống tài khoản làm cho thanh toán thông qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ làm mạnh sản xuất lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Đây là chức năng hệ quả của hai chức năng trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư,hàng hóa, , chi phí trong hộ kinh doanh,các tổ chức kinh tế. Vì vậy , qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế mà còn thực hiện việc kiểm soát hoạt động ấy, nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế xã hội. 1.1.3.Vai trò của tín dụng Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng ngân hàng là một trong những kênh quan trọng trong huy động và tài trợ nguồn vốn, vừa thúc đẩy quá trình tập trung vốn, vừa tác động đến quá trình tập trung sản xuất. Thông qua việc tài trợ vốn của ngân hàng, hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần giải quyết tình trạng thừa ,thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và điều hòa SV: Hoàng Thị Giang 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Như vậy , tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất xã hội,thông qua đó, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn phát triển kinh tế, tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện cong nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Với bản chất hoàn trả có lãi, tín dung ngân hàng đã buộc khách hàng vay phải tăng cường hạch toán kinh tế để tồn tại và phát triển và qua đó tín dụng ngân hàng thể hiện vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 1.1.4.Phân loại tín dụng ạ sau đây: Theo thời hạn cho vay. Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đế nhân. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn. Theo mục đích của tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: SV: Hoàng Thị Giang 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp - Cho vay tiêu dùng cá nhân. - Cho vay bất động sản. - Cho vay nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân thành các loại sau: Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất. Theo phương thức cho vay Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau: - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.2.1.Khái niệm cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay xác định mức dư nợ vay tối đa cho khách hàng được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ vay dùng cho nhiều món vay. Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay, hai bên sẽ ký kết hợp đồng tín dụng. Việc cho vay và thu nợ đan xem nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào cho vay, lúc nào thu nợ. Việc cho vay và thu nợ thông qua tài khoản luân chuyển (Bên Nợ của tài SV: Hoàng Thị Giang 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp khoản này phản ánh các khoản tiền vay của khách hàng, bên Có phản ánh các khoản trả nợ của khách hàng). Cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng cần phải chú ý thực hiện đúng theo nguyên tắc về giới hạn tín dụng mà NHNN đã ban hành :” Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thuong mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.” 1.2.2.Nguyên tắc và điều kiện áp dụng . Nguyên tắc Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo 2 nguyên tắc: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.Về phía ngân hàng, trước khi cho vay cần phải tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết hay không. Nguyên tắc này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp bảo đảm khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố mối quan hệ vay vốn sau này. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ SV: Hoàng Thị Giang 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi vay. Điều kiện vay . Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc trên nhưng trên thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng hai nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc bảo đảm nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Điều kiện chung trong cho vay. - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều kiện cho vay theo hạn mức Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng ( có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng ). SV: Hoàng Thị Giang 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp 1.2.3.Ƣu ,nhƣợc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng. Ngân hàng Doanh nghiệp - Tiết kiệm được chi - Thủ tục đơn giản Ƣu điểm phí thẩm định - Khách hàng chủ động - Củng cố và duy trì được nguồn vay mối quan hệ với khách - Lãi vay trả cho ngân hàng. hàng thấp - Nâng cao năng lực cạnh tranh. - Ngân hàng dễ bị ứ - Điều kiện vay vốn Nhƣợc điếm đọng vốn. khắt khe. - Lãi suất cho vay thấp 1.2.4.Cách xác định hạn mức tín dụng. 1.2.4.1 .Phương pháp trực tiếp dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. Cơ sở ngân hàng xét cấp HMTD Căn cứ đế xác định hạn mức tín dụng là báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bản báo cáo tài chính có thể liệt kê ở bảng dưới đây. Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Tài sản lưu động Nợ phải trả Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Nợ ngắn hạn Chứng khoán ngắn hạn Vay ngắn hạn ngan hàng Khoản phải thu Phải trả người bán Hàng tồn kho Phải trả công nhân viên Tài sản lưu động khác Phải trả khác Tài sản cố đị Nợ dài hạn Đầu tư tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và tổng vốn chủ sở hữu SV: Hoàng Thị Giang 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Cách triển khai. Dựa vào báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau: Bước 1: Xác định và thẩm định tính chất pháp lý của tổng tài sản. Bước 2: Xác định và thẩm định thính chất hợp lý của nguồn vốn. Bước 3 :Xác định hạn mức tín dụng theo công thức: HMTD = Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch – Vốn tự có – Vốn huy động khác Trong đó: (1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả (2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = (Tổng CPSX kỳ kế hoạch) / (Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch) (3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch) / (Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch) Lưu ý : Khi tính toán (3) Vòng quay VLĐ kỳ hoạch, thông thường bộ phận tín dụng thường lấy số liệu thực tế kỳ gần nhất trên cơ sở tham chiếu thêm thông tin trong bảng kế hoạch kinh doanh của khách hàng và điều chỉnh thêm biên độ tăng giảm phù hợp . Lúc này : (3) Vòng quay VLĐ t+1 = {( Doanh thu thuần kỳ t) / (bình quân TSLĐ kỳ t )} (+, - ) % Mức điều chỉnh. ( +, _ ) % mức điều chỉnh tuỳ thuộc từng kế hoạch khách hàng, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, dữ liệu khách hàng hiện có, dữ liệu so sánh trong ngành hoặc tương đương. Sau khi xác định được (3), thì bước tiếp là xác định cho được (2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch. Trong đó, Tổng CPSX kỳ kế hoạch thông thường dựa trên bảng kế hoạch của khách hàng cộng với tham chiếu số liệu thực tế kỳ gần nhất. SV: Hoàng Thị Giang 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Lúc này : Tổng CPSX kỳ (t+1) = Tổng CPSX kỳ t + % tỷ lệ điều chỉnh . % Tỷ lệ điều chỉnh còn tuỳ thuộc vào việc xem xét các yếu tố lĩnh vực ngành nghề, chu kỳ tăng trưởng, sinh trưởng, tính thời vụ . 1.2.4.2 .Phương pháp gián tiếp dựa vào lưu chuyển tiền tệ. Cơ sở xác định HMTD Thông qua các Báo cáo tài chính, Bảng kế hoạch nhận từ khách hàng, ta dự toán các nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp dưới dạng thành tiền để lập bảng lưu chuyển tiền tệ. Trình tự xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ. * Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán. * Tính thặng dự / thâm hụt * So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân / thu nợ. * Xác định HMTD. Thông thường hiện nay có hai phương pháp cách xác định lưu chuyển tiền tệ : Trực tiếp và gián tiếp. Trong hai phương pháp này, mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng phải như nhau. Nếu như cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào, dòng tiền ra đi đâu, về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết được một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền. Các hoạt động chủ yếu trên báo cáo ngân lưu bao gồm : SV: Hoàng Thị Giang 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Bảng 1 : Ngân lƣu vào và ra của từng hoạt động Ngân lƣu vào Ngân lƣu ra I/. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh * Thu tiền từ khách hàng * Chi trả cho người bán * Thu lãi vay và thu cổ tức được chia *Chi trả: lương ,lãi vay,thuế. *Chi trả khác cho hoạt động kinh * Thu khác từ hoạt động kinh doanh doanh II/. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư * Thanh lý TSCĐ cũ *Mua sắm TSCĐ mới * Bán chứng khoán đầu tư * Mua chứng khoán đầu tư * Thu nợ cho vay * Cho vay III/. Ngân lưu từ hoạt động tài trợ * Vay tiền *Trả nợ vay * Phát hành cổ phiếu * Mua lại cổ phiếu,chi trả cổ tức * Phát hành trái phiếu * Mua lại trái phiếu Tương ứng với mỗi dòng ngân lưu vào, ra ở trong từng hoạt động trên, ta sẽ xác định được dòng tổng ngân lưu vào, tổng ngân lưu ra và dòng lưu chuyển tiền tệ ròng. 1.2.5. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng. Sơ đồ tổng quát quy trình cấp tín dụng: Quá trình cấp tín dụng bao gồm nhiều phương diện và có thể phân chia quy trình tín dụng thành các giai đoạn khác nhau. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà quy trình tín dụng có thể chia theo nhiều cách khác nhau. Nếu lấy việc tín dụng làm tâm điểm thì trong những năm 60, quy trình tín dụng được phân thành hai giai đoạn: trước khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng, sau này được chia nhỏ thành ba giai đoạn : trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng, sau khi cấp tín dụng. SV: Hoàng Thị Giang 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cũng được coi là một hoạt đông kinh doanh đặc biệt quan trọng của ngân hàng và xem đây như là một thể thống nhất của hàng loạt hoạt động tác nghiệp của nhiều người và có quan hệ đến hệ thống kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng. Từ đó có cách phân chia như sau, mà theo đó quy trình tín dụng được chia thành 5 giai đoạn sau: lập hồ sơ xin cấp tín dụng, thẩm định ( hay còn gọi là phân tích tín dụng), quyết dịnh tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. Bảng 2 : Tổng quát quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng. Nhiệm vụ của ngân Các giai đoạn Nguồn và nơi cung Kết quả của mỗi hàng ở mỗi giai của quy trình cấp thông tin giai đoạn đoạn 1.Hƣớng dẫn - Tiếp xúc, phổ - Hoàn thành bộ và tiếp nhận - Khách hàng đi vay biến và hướng hồ sơ để chuyển hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin dãn khách hàng sang giai đoạn cấp tín dụng lập hồ sơ vay vốn sau - Hồ sơ đề nghị vay - Báo cáo kết quả - Tổ chức thẩm từ giai đoạn trước thẩm định để định về các mặt tài 2.Thẩm định chuyển sang. chuyển sang bộ chính do các cá nhân tín dụng - Các thông tin bổ phận có thẩm quyền hoặc bộ phận thực sung từ phỏng vấn ,hồ để quyết định cho hiện sơ lưu trữ vay - Quyết định cho - Các tài liệu và vay hoặc từ chối tùy 3.Quyết định thông tin từ giai đoạn theo kết quả thẩm - Quyết định cho tín dụng,ký trước chuyển sang và định.Tiến hành các vay hoặc từ chối cho HĐTD và báo cáo kết quả thẩm thủ tục pháp lý như vay dựa vào kết quả Đăng ký định. ký hợp đồng tín phân tích TSĐB - Các thông tin bổ dụng, hợp đồng sung công chứng, và các loại hợp đồng khác SV: Hoàng Thị Giang 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp - Chuyển tiền vào - Quyết định cho vay Thẩm định các tài khoản tiền gửi và các hợp đồng liên chứng từ theo các của khách hàng 4.Giải ngân quan. điều kiện của hợp hoặc chuyển trả cho - Các chứng từ làm đồng tín dụng trước nhà cung cấp theo cơ sở giải ngân khi phát tiền vay yêu cầu của khách hàng. Phân tích hoạt động tài khoản. BCTC, - Các thông tin từ nội kiểm tra mục đích sử - Báo cáo kết quả 5.Giám bộ ngân hàng. dụng vốn vay.Kiểm giám sát và đưa ra sát,thu nợ và - Các BCTC theo tra cơ sở của KH. các giải pháp xử lý. thanh lý tín định kỳ của khách -Thu nợ - Lập các thủ tục dụng hàng. - Tái xét và xếp hạng để thanh lý tín - Các thông tin khác tín dụng. dụng. -Thanh lý hợp đồng tín dụng Cách phân đoạn như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện. Theo sơ đồ trên, các giai đoạn có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Giai đoạn thứ nhất tạo nguồn thông tin khởi đầu cho giao dịch của khách hàng với ngân hàng, hình thành những cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này. Giai đoạn thứ hai đặc biệt quan trọng, bởi vì một khách hàng / khoản tín dụng được định hình và định tính thỏa đáng hay không chủ yếu là trong giai đoạn này. Tuy nhiên, có thể thấy giai đoạn quyết định tín dụng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhất ụng. Ra quyết định tín dụng chính xác giúp ngân hàng tránh được những bất trắc hoặc thiệt hại ngoài mong đợi có thể xảy ra sau này. Giai đoạn thực hiện khi ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là giai đoạn thể hiện hàng loạt các SV: Hoàng Thị Giang 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau tại ngân hàng. Tại các giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của giai đoạn ba và trình độ tác nghiệp và kiểm soát của nhân viên và nhà quản trị ngân hàng. 1.2.5.1. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Một khoản tín dụng chỉ được cấp một khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Để có được một quyết định chính xác về việc cấp tín dụng hay không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt các nguồn thông tin có liên quan, và nguồn sơ khởi đầu tiên có được là lấy từ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Xét về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ tín dụng chưa hình thành, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụng được thiết lập một cách lành mạnh. Xét về mặt thủ tụ ạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sư có nhu cầu về vốn tín dụng, cũng như chứng minh được tính hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng. Số lượng giấy tờ trong hồ sơ được lập ở giai đoạn này phụ thuộc và các yếu tố: Loại khách hàng: Ngân hàng thường phân biệt hai nhóm khách hàng: Khách hàng đã thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng hay khách hàng quan hệ lần đầu. Thông thường, khách hàng quan hệ lần đầu với ngân hàng cần phải cung cấp một số lượng đáng kể dữ liệu thông tin về bản thân. Tuy nhiên, loại chủ thể đề nghị cấp tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng giấy tờ trong hồ sơ tín dụng là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu khách hàng là cá nhân vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp khi bàn về giấy tờ xác nhận tính pháp lý của nhân thân khách hàng và tính hợp pháp của hành vi giao dịch với ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các giấy tờ loại này phụ thuộc vào loại hình tổ chức doanh nghiệp, như công ty tư nhân, hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hoặc công ty liên doanh, doanh nghiệp Nhà nước, Tổ hợp tác SV: Hoàng Thị Giang 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Loại và kỹ thuật cấp tín dụng: Mỗi loại hay kỹ thuật cấp tín dụng được áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể với những công cụ kiểm soát khác nhau, vì vậy lượng thông tin cũng thay đổi theo. Thông thường đối với loại kỹ thuật nào tiềm ẩn rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trong hồ sơ vay nhiều hơn. Các khách hàng còn khác nhau về độ tín nhiệm đối với ngân hàng. Vì vậy khách hàng có độ tín nhiệm chưa cao, hoặc kỹ thuật chưa an toàn thì ngân hàng sẽ áp dụng loại tín dụng bảo đảm. Quy mô nhu cầu tín dụng: Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi quy mô vốn tín dụng sẽ được cấp lớn hơn. Nhìn chung, những thông tin mà khách hàng phải cung cấp có thể phân chia thành các nhóm như sau: Nhóm 1. Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng. Nhóm 2. Những tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng và khả năng hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng. Nhóm 3. Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù. Bên cạnh đó, luôn có giấy tờ đề nghị cấp tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù. Hồ sơ vay vốn bao gồm: i - Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân như: giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc , điều lệ hoạt động. Các giấy tờ này phải phù hợp với các quy định trong luật hiện hành. ii - Giấy đề nghị vay vốn. iii - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay trả nợ. iv - Báo cáo tài chính giai đoạn gần nhất. SV: Hoàng Thị Giang 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp v - Hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ có liên quan đến sơ hữu tài sản đảm bảo. vi - Các giấy tờ liên quan khác. 1.2.5.2. Phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đển rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về loại rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó có nhận thức đúng về thái độ của khách hàng. 1.2.5.2.1.Các thông tin làm cơ sở để phân tích tín dụng Nguồn thông tin có thể nhận được từ : - Hồ sơ đề nghị cung cấp tín dụng của khác hàng - Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, hoặc từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống các định chế tài chính trung gian. - Các cơ quan chức năng như thuế , pháp luật . - Các ấn bản kinh tế và báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Trực tiếp phỏng vấn khác hàng cũng như nhân viên của họ. + Những yếu tố ảnh hưởng tới cuộc phỏng vấn: (1) Khách hàng đã quan hệ giao dịch hay mới quan hệ lần đầu. (2) Lĩnh vực kinh doanh mới hay lĩnh vục kinh doanh truyền thống. (3) Thông tin có trước về khác hàng ( như kế hoạch kinh doanh ). (4) Mục đích tài trợ: ảnh hưởng tới cách phỏng vấn. (5) Quy mô đề nghị tài trợ: ảnh hưởng tới thời gian tiến hành phỏng vấn. SV: Hoàng Thị Giang 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp (6) Địa điểm phỏng vấn: cuộc phỏng vấn có thể tiến hành tại ngân hành hoặc tại nhà của khách hàng hay tại cơ sở kinh doanh, hoặc tại một địa điểm công cộng địa phương, tùy thuộc mức độ tiên ích và thỏa mái khi tiến hành cuộc phỏng vấn. (7) Mức thời gian quy định để giải quyết. Các nhân viên ngân hàng chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn trong một thời gian định mức (8) Yếu tố nhân viên phỏng vấn. Các nhân viên ngân hàng tiến hành phỏng vấn và đạt kết quả không giống nhau. Điều đó có thể được lý giải bởi khả năng, cũng như kinh nghiệm của người tiến hành phỏng vấn. Vì thế, trong thực tế có một số nhân viên được giao nhiệm vụ này chứ không phải mọi nhân viên cho vay đều làm công tác này. + Những cạm bẫy tiềm ẩn khi phỏng vấn: (1) Khó khăn khi diễn đạt các ý tưởng thành lời (2) Môi trường thực tế không phù hợp / không tiện lợi (3) Giải thích / hiểu sai sự cảm nhận của bản thân (4) Tác động hào quang của khách hàng (5) Người tiếp chuyện đi quá nhanh đẻ kết thúc (6) Người được phỏng vấn đặt kết hoạch trước (7) Định kiến hoặc giữ kẽ. 1.2.5.2.2.Nội dung thẩm định tín dụng Phân tích tín dụng được chia ra làm hai lĩnh vực: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính đối với khách hàng Phân tích phi tài chính là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là : Tư cách, uy tín của người đi vay: Tiếng tăm của công ty, thiện ý trả nợ và lịch sử tín dụng của công ty, tuổi đời của công ty là một thước đo tốt nhưng không thể dựa hoàn toàn vào điều này. Người đi vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và phải có thiện chí trả nợ khi đến hạn, đồng thời mục đích tín dụng phải phù hợp với chính sách hiện hành của ngân hàng và phù hợp với SV: Hoàng Thị Giang 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp pháp luật. Năng lực: CBTD cần phải phân tích tài chính của khách hàng để chắc chắn rằng khách hàng có quyền yêu cầu vay và khả năng trả nợ vay, đồng thời về mặt pháp lý khách hàng có đủ tư cách để ký hợp đồng. Điều kiện môi trường: Thị trường luôn luôn biến động liên tục vì vậy ngân hàng cần phải phán đoán chính xác xu hướng ngành nghề của khách hàng trong tương lai cũng như lĩnh vực phương án sử dụng vốn vay có phù hợp với điều kiện thị trường hay không. Đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý Thiết bị, công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của công nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng không Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích bảng cân đối kế toán: Mục đích của việc phân tích bảng cân đối kế toán: Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Do đó, bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm sau: SV: Hoàng Thị Giang 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị. Cho nên, ta có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm. Từ đó, cho phép ta đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn. Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được phản ánh tại một thời điểm nhất định, thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Căn cứ vào hai số liệu ở hai thời điểm đầu năm và cuối kỳ cho phép ta đánh giá những biến động của tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ kế toán. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng tại những thời kì nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời nó cũng giúp phân tích so sánh được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để thực hiện kinh doanh. Ngoài ra theo quy định của Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng-VAT. Hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán. Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán hoàn thành tức là khi sở hữu hàng hoá có thể xảy ra vào một thời điểm khác, nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kì báo cáo của khách hàng. Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo các khoản thu và SV: Hoàng Thị Giang 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp chi tiền được phân loại theo các hoạt động. Ý nghĩa: Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp ngân hàng - Xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kì và dự đoán các dòng tiền trong tương lai. - Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền. - Chỉ ra mối liên hệ giữa lãi, lỗ ròng và việc thay đổi tiền của DN. - Là công cụ để lập kế hoạch Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính đồng thời, giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích rõ ràng cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của khách hàng, chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lí do biến động một số tài sản và nguồn vốn. Phân tích tình hình tài chính: Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không. Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng thường xét đến các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là chỉ số rất quan trọng đối với ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, nó cho ta biết khả năng SV: Hoàng Thị Giang 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp trả nợ của khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thường sử dụng các hệ số sau: Tài sản lưu động Khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà doanh nghiệp thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của khách hàng. Doanh thu: Cần phân tích tổng doanh thu về mức độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại mặt hàng như: Doanh thu trong nội địa; doanh thu với nước ngoài như hàng xuất khẩu, nhập khẩu doanh thu hàng ủy thác. Qua phân tích doanh thu kết hợp với những phân tích trong phần thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh để rút ra kết luận về những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc khác, cần phân tích tổng doanh thu của từng quý, từng tháng để xác định được những thời điểm hoạt động mạnh của Công ty và so sánh với hoạt động của cùng kỳ năm trước, điều này rất quan trọng đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo mùa vụ. Hiệu quả: Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau đây Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản Hệ số này cho ta biết mỗi đơn vị tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp khai thác tốt SV: Hoàng Thị Giang 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp lượng tài sản đang quản lý và ngược lại Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả (bị lỗ), Chuyên viên phân tích tín dụng phải tìm ra đâu là nguyên nhân gây lỗ, các biện pháp hạn chế và khắc phục lỗ trong thời gian tiếp theo. Trên cơ sở chỉ tiêu về lợi nhuận ta tính được các tỷ suất lợi nhuận và so sánh các thời kỳ với nhau cũng như so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá. Lợi nhuận sau thuế ROS = Doanh thu Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn và việc cắt giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận vì có nhiều doanh nghiệp mặc dù tổng doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận tăng rất thấp hoặc không tăng, khi đó cần tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân của hiện tượng trên. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường phản ánh thấp hơn thực tế hoạt động để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nên khi tìm hiểu Chuyên viên khách hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo thực để có cơ sở phân tích một cách chính xác. Mức độ độc lập về tài chính SV: Hoàng Thị Giang 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vuốn Mức độ độc lập về tài chính cho chúng ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu mức độ độc lập tài chính cao thì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động bằng vốn tự có thì sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng kinh doanh và lợi nhuận. Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ta thường căn cứ vào tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Phân tích về sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về quy mô và cơ cấu. Thông thường, khi tổng tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh và kết quả là doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo. Trường hợp tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do TSCĐ mới đưa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng có thể do quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí Những trường hợp tổng tài sản tăng mà doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang bị giảm sút giảm phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp. Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy mỗi loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản, mức độ biến động của mỗi loại tài sản trong kỳ để đánh giá chất lượng tài sản có của doanh nghiệp. Khi phân tích tài sản cần quan tâm đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định SV: Hoàng Thị Giang 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Giá trị còn lại của TSCĐ Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Chỉ số này quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng vì nó thể hiện được năng lực máy móc, thiết bị có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay không. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì chỉ số này thường thấp. Các khoản nợ ngân hàng Qua việc xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với các ngân hàng khác (nếu có) phần nào thể hiện được uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời gian vay. Khi xem xét các khoản nợ này đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn (nếu có) và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Các khoản phải thu, phải trả Các khoản phải thu cho ta thấy số vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi xem xét các khoản phải thu là phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu được. Nợ phải trả là nguồn vốn chiếm dụng của các đối tác. Xét về mặt lợi ích thì doanh nghiệp không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ dây dưa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín. Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây là SV: Hoàng Thị Giang 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp một cơ sở để tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tồn kho Cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu và hàng hoá của Công ty. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu là hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lượng. Chu kỳ kinh doanh Việc xác định chu kỳ kinh doanh của công ty giúp cho việc xác định được thời hạn vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn. Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân 360 360 Chu kỳ kinh doanh = Số vòng quay hàng tồn + Số vòng quay các khoản kho phải thu ( Số bình quân được lấy trung bình của đầu kỳ + cuối kỳ hoặc trung bình theo quý nếu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính theo quý) Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ quay vòng vốn, thời gian dự trữ hàng trung bình, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Nếu chu kỳ kinh doanh càng ngắn chứng tỏ Công ty sử dụng vốn tốt, không để tồn kho và uy tín cao. Thường chu kỳ kinh doanh của Thương mại < 3 tháng; Sản xuất khoảng 6 - 9 tháng và Xây dựng có thể kéo dài 9 - 12 tháng. Trường hợp chu kỳ kinh doanh của khách hàng dài hơn mức SV: Hoàng Thị Giang 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp trung bình, phải tìm hiểu và trình bày được nguyên nhân thể hiện đặc thù của khách hàng và phải mang tính chủ động. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ta sẽ chú trọng phân tích yếu tố này hay yếu tố khác. Ngoài các khía cạnh trên có thể phân tích bổ sung các khía cạnh khác (như chi phí, tài sản cố định ) để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự báo xu hướng biến động. Việc đi sâu vào phân tích các chỉ số nào, tuỳ theo các trường hợp dưới đây: Đối với khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng hoặc khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu tiên, phần phân tích tài chính phải đầy đủ các chỉ số trên. Sau khi đã có hạn mức tín dụng được duyệt, thường kỳ hàng tháng hoặc hàng quý phải cập nhật tình hình tài chính đến thời điểm gần nhất với một số thông số cơ bản như: doanh thu, lợi nhuận ước tính, nợ vay các ngân hàng tại thời điểm vay vốn, tổng tài sản, tồn kho, phải thu, phải trả Khi cấp lại hạn mức thì chỉ cần cập nhật những thông tin thay đổi, tình hình tài chính tại thời điểm gần nhất. Đối với khách hàng đang có hạn mức tín dụng hoặc đã vay vốn nhiều lần thì những lần tiếp theo chỉ cần cập nhật một số chỉ tiêu cơ bản như doanh số, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và phải phân tích được chi tiết các chỉ tiêu này phù hợp với phương án vay vốn hoặc phương án sản xuất kinh doanh. Thực chất , phân tích tài chính trong phân tích tín dụng chính là xác định các yếu tố về số lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng. Mục tiêu của phân tích tín dụng như đã nêu trên dự kiến những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tín dụng sẽ cấp. Vì vậy, sau khi phân tích cần phải xếp hạng rủi ro của DN theo những tiêu trí nhất định và thường được định lượng bằng cách cho điểm các tiêu chí. Như rủi ngành kinh doanh của khách hàng, rủi ro thực hiện hợp đồng thương mại Thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh: SV: Hoàng Thị Giang 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh / kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng. 1.5.2.2.3.Tổ chức phân tích tín dụng Có hai cách tổ chức phân nhiệm : - Cách thứ nhất là giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung phân tích - Cách thứ hai là chuyên môn hóa các nội dng phân tích, và giao cho những chuyên gia đảm trách phân tích từng mảng chuyên môn riêng của mình. 1.2.5.3.Quyết định tín dụng. Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Ngoài các thông tin được chuyển giao từ giai đoạn trước chuyển sang, người ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở sau: - Thông tin cập nhật từ thị trường, cơ quan có liên quan. - Chính sách tín dụng của ngân hàng, nhữngquy định hoạt động tín dụng của nhà nước. - Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định. - Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng. Thông thường ngân hàng chỉ tiến hành thẩm định bảo đảm tín dụng khi xét thấy có thể chấp thuận yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng, đơn giản chỉ vì chi phí cho nghiệp vụ này tương đối lớn gây tốn kém cho cả ngân hàng và khách hàng. SV: Hoàng Thị Giang 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Quyền phán quyết tín dụng: Thường người ra quyết định tín dụng là những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và có uy tín tại ngân hàng. Có thể tập trung quyền ra quyết định tín dụng cho một người hoặc một nhóm. Cách này chỉ thích hợp với các ngân hàng nhỏ, khách hàng không quá nhiều và đội ngũ nhân sự có trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm. Cách thứ hai, thường gặp trong hoạt động tín dụng ngày nay là cách phân quyền bằng quy định các mức phán quyết tín dụng cho từng loại nhân viên. Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một nhân viên tín dụng dược quyền quyết định cho vay. Mức phán quyết phụ thuộc vào: a. Kinh nghiệm của nhân viên. b. Thời hạn cấp tín dụng. c. Loại cho vay, chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, có đảm bảo / không có đảm bảo. d. Đồng tiền cấp ( nội tệ hay ngoại tệ ). Đối với cách phân quyền này nhà quản trị phải xác định rõ trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên tham gia vào giai đoạn này. Từ đó quy định số tiền tối đa mà họ có quyền ra quyết định tín dụng. Mức phán quyết tăng lên theo trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Phân quyền phán quyết sẽ phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị, giảm thời gian lưu giữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cần phải phân biệt rõ ràng trách nhiệm khác nhau giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Người ra quyết định tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp lý của các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ được cấp như: mục đích, số tiền thời hạn, điều kiện giải ngân, cách thu nợ Còn người ký kết hợp đồng tín dụng lŕ ngýời đại diện theo pháp luật của ngân hŕng (Tổng giám đốc, Giám đốc) để ký vào văn bản xác lập các nghĩa vụ và quyền hạn của hai bên trong quan hệ tín dụng. SV: Hoàng Thị Giang 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp 1.2.5.4.Giải ngân Giải ngân: Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng gắn liền vận động của hàng hóa. Hay nói một cách khác, việc phát tiền vay phải có hàng hóa đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. Mặc dù giải ngân là cấp tiền cho người đi vay, nhưng phương thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung các cam kết của hợp đồng tín dụng. Theo tính chất nghiệp vụ, giải ngân có thể chia làm hai loại: Thứ nhất – giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy. Thứ hai – giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền 1.2.5.5.Giám sát , thu nợ và thanh lý tín dụng. Giai đoạn này chủ yếu gồm : - Giám sát tín dụng. - Thu nợ. - Tái xét tín dụng và phan hạng tín dụng. - Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề Giám sát tín dụng : Mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm: Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không? Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng. Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp. Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận/ cá nhân có liên quan tại ngân hàng. Phương pháp giám sát rất đa dạng. Thông thường ngân hàng áp dụng một số biện pháp sau: SV: Hoàng Thị Giang 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp 1) Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. 2) Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ. 3) Viếng thăm và kiểm soát điạ điểm hoạt động kinh doanh/ nơi cư trú của khách hàng đi vay. 4) Kiểm tra các bảo đảm tiền vay. 5) Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác. 6) Giám sát qua những thông tin khác. Thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng. Tùy theo tính chất mà có nhiều phương pháp thu nợ khác nhau. a) Thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng ( ngày đáo hạn) b) Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ c) Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn Thủ tục nghiệp vụ thu nợ: Thường ngân hàng sẽ theo dõi lịch trả nợ theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trước ngày đáo hạn trả nợ( thường 3-5 ngày) ngân hàng thường thông báo cho khách hàng biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán. Việc thông báo có thể thực hiện theo các hình thức sau: - Thông báo bằng thư qua bưu điện - Thông báo trực tiếp - Thông báo bằng điện thoại - Thông báo qua mạng máy tính Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng: Tái xét tín dụng thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp. Mục tiêu của xem xét lại tín dụng là đánh giá chất lượng tín dụn, nhằm phát hiện các rủi to để có hướng xử lý kịp thời. Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được SV: Hoàng Thị Giang 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp gia hạn nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và áp dụng những biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ. Trước khi áp dụng các biện pháp xử phạt ngân hàng sẽ lập công văn thông báo cho khách hàng. Đối với những khoản nợ có vấn đề ngân hàng cần quy định một quy trình xử lí cụ thể, riêng biệt nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung có hai hướng chính để giải quyết: khai thác đối với những khoản nợ còn khả năng thu hồi và thanh lý đối với những khoản nợ không còn khả năng thu hồi. SV: Hoàng Thị Giang 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp CHƢƠNG 2 VẬN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY CP THÉP VIỆT NHẬT 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) và chi nhánh Ngân hàng tại Hải Phòng. 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Địa chỉ : Hội sở chính tại Tháp Văn phòng Mipec, 229 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa , Hà Nội. Vốn điều lệ :3.000 tỷ đồng. Lịch sử phát triển của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu) Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, SV: Hoàng Thị Giang 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng. Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hãng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay. Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. PG Bank ngày càng phát triển, đến ngày 14 tháng 11 năm 2011, Ngân hàng Xăng dầu đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. 2.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – CN tại Hải Phòng. Địa chỉ: Tự Trọng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Lịch sử phát triển của chi nhánh Ngân hàng tại Hải Phòng. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 6.230 tỷ đồng tăng trưởng 33% so với năm 2007; Lợi nhuận trước thuế đạt 94 tỷ đồng tương đương tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân đạt 18%. Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolinex (PG Bank) khai trương PG Bank chi nhánh Hải Phòng tạ Tự Trọng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.Và cũng tại thời điểm này PG Bank khai trương phòng giao dịch đầu tiên ở Hải Phòng cùng địa chỉ của chi nhánh.Với tổng số nhân sự ban đầu là 20 người. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng,minh chứng cho việc PG Bank đang nỗ lực tham gia vào thị trường ngân hàng nói chung và thị trường ngân hàng đầy sôi động ở Hải Phòng nói riêng. Với chủ trương xây dựng PG Bank trở thành một thương SV: Hoàng Thị Giang 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp hiệu tượng trưng cho chất lượng, tính chuyên nghiệp và phấn đấu trở thành một trong các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2009, PG Bank không chỉ tập trung phát triển mạng lưới mà sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”. Là một địa bàn kinh tế phát triển, nơi có cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông đường thuỷ quan trọng với lưu lượng tàu cập cảng xếp, dỡ hàng hoà lớn nhất nhì cả nước, việc thành lập chi nhánh PG Bank tại thành phố Cảng Hải Phòng, sẽ giúp PG Bank triển khai thành công kế hoạch kinh doanh năm 2009. Thành phố Hải phòng là địa bàn kinh tế trọng điểm có nhiều tiềm năng phát triển rất thích hợp cho việc khai thác các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng như cho vay các doanh nghiệp và cá nhân, các dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thẻ tín dụng Tháng 11 năm 2009 PG Bank khai trương phòng giao dịch thứ hai tại Hải Phòng,đặt tại số 73 Phan Bội Châu. Hồng Bàng. Hải Phòng. Tháng 2 năm 2010, trên lộ trình phát triển mạng lưới ở Hải Phòng, PG Bank đã mở phòng giao dịch thứ 3 tại 158 Tô Hiệu. Lê Chân. TP Hải Phòng. Thời điểm này PG Bank đã có thay đổi trong mô hình tổ chức tại chi nhánh. Phòng tín dụng được chia ra thành hai bộ phận , gồm khối tín dụng doanh nghiệp và khối bán lẻ. Và tới tháng 1 năm 2011 PG Bank đã mở thêm phòng giao dịch thứ tư, đặt tại 147 Văn Cao. Đằng Giang. Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Tính đến tháng 12/2009 PG Bank đã có 53 chi nhánh và phòng giao dịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn của cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu, Long An Riêng tại Hải Phòng có 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch. Có 60 cán bộ CNV làm việc tại PG Bank khu vực Hải Phòng. Toàn bộ hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của PG Bank được kết nối trực tuyến với hội sở thông qua SV: Hoàng Thị Giang 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp phần mềm ngân hàng lõi (core banking) của hãng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay. Sơ đồ 1 :Cơ cấu tổ chức. Ban giám đốc chi nhánh Phòng Phòng Phòng tín dụng kế toán hành và kho chính quỹ Khối Khối Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ doanh bán lẻ phận phận phận phận phận nghiệp kế toán quỹ giao kho và bảo vệ, tổng dịch quản tạp vụ hợp lý tài sản Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Hải Phòng Ban giám đốc chi nhánh Mô hình ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt SV: Hoàng Thị Giang 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý các phòng ban, người quản lý cao nhất là giám đốc. Mô hình quản lý này đã đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong quản trị, cho phép tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối ưu, tính linh hoạt và có độ tin cậy cao. Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của đơn vị mình. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc kí duyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị mình trong một phạm vi nhất định. Phòng tín dụng. Các phòng ban có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi hoạt động của mình. Các phòng ban trực tiếp kinh doanh đồng thời thực hiện chức năng điều hành, tham mưu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban giám đốc và cập nhật mọi số liệu thông tin giúp cho việc kiểm soát kinh doanh được tốt hơn. Phòng tín dụng gồm 2 bộ phận là bộ phận khách hàng doanh nghiệp và bộ phận bán lẻ. - Khối khách hàng doanh nghiệp: gồm các phòng, phòng phụ trách KHDN lớn và đầu tư dự án, phòng tiếp thị sản phẩm nguồn vốn, phòng quản trị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp, phòng phát triển hỗ trợ kinh doanh. - Khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ: gồm các phòng, phòng phát triển kinh doanh bán lẻ, phòng thẩm định và phê duyệt, phòng quản lý và thu hồi nợ, phòng phân tích kinh doanh, phòng hợp tác bán lẻ, phòng phát triển kênh phân phối, trung tâm bán lẻ Phòng kế toán và kho quỹ. Phòng kế toán và kho quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng như sau : bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ngoài những nhiệm vụ mang tính chất đặc thù SV: Hoàng Thị Giang 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp chuyên môn thì phòng kế toán và kho quỹ còn phải thực hiện những nhiệm vụ do ban giám đốc ngân hàng giao. Đứng đầu phòng kế toán và khoquỹ là trưởng phòng. Trưởng phòng là người lãnh đạo mọi hoạt động của phòng theo nguyên tắc một thủ trưởng, và cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về những sai sót do phòng mình gây ra. Đứng đầu là trưởng bộ phận kế toán tổng hợp. Đây là người chịu trách nhiệm chính về việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cũng như kiểm tra, giám sát, đôn đốc để công việc được giao hoàn thành sớm và có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ chính của bộ phận kế toán tổng hợp là: Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như tài khoản thanh toán,tài khoản nguồn vốn, Hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo nguyên tắc kế toán chung và theo quy định của ngành. Tính lãi tiền gửi, tiền vay, thu các khoản phí dịch vụ. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Từ đó thực hiện các báo cáo phân tích, đưa ra các dự báo và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp. Quản lý và giám sát việc mua sắm. Làm các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. Bộ phận quỹ Cũng như bộ phận kết toán tổng hợp, đứng đầu bộ phận quỹ là trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm chính về công việc được giao. Bộ phận quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt từ bộ phận giao dịch và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi. Đầu ngày làm việc bộ phận ngân quỹ sẽ xuất ra một số tiền từ kho tiền và quỹ nghiệp vụ để thực hiện giao dịch chi trả tiền mặt cho khách hàng, tùy theo dự kiến chi trả trong ngày và số tiền tạm ứng tối đa không vượt quá số tiền đã mua bảo hiểm nghiệp vụ cho quỹ nghiệp vụ ngoài kho tiền. SV: Hoàng Thị Giang 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Khi xuất kho thủ quỹ lập bảng kê các loại tiền xuất kho và ghi chép số liệu vào sổ nhập xuất kho. Nếu trong ngày số tiền ngoài quỹ nghiệp vụ đã sử dụng hết hoặc không đủ chi thì thủ quỹ báo cáo cho các bộ phận quản lý kho xuất một khoản tiền cho bộ phận ngân quỹ. Nếu số tiền quá lớn và vượt quá mức mua bảo hiểm thì phải làm thủ tục nhập kho trước rồi sau đó mới xuất cho bộ phận ngân quỹ. Cuối ngày làm việc toàn bộ số tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hết vào kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho, dựa trên số liệu đã ghi chép để xác định tồn quỹ, kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các giao dịch trong ngày. Bộ phận giao dịch. Đứng đầu cũng là trưởng bộ phận giao dịch. Bộ phận giao dịch bao gồm đội ngũ nữ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm với công việc nhằm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng một cách chu đáo nhất khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Các nhân viên ở bộ phận này cần đòi hỏi khá cao về mặt hình thức, cách ứng xử so với các bộ phận khác, bởi đây là bộ mặt của ngân hàng. Dịch vụ khách hàng có tốt thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Nhiệm vụ chính của bộ phận giao dịch Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện công tác chăm sóc khách hàng qua đó tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp, hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kí các hợp đồng cung cấp dịch vụ (nếu có), chuyển hồ sơ cung cấp dịch vụ sang các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển khoản, thanh toán, thu hộ, chi hộ, Thực hiện, triển khai, hướng dẫn công tác thực hiện các chiến dịch mới về huy động vốn, cho vay của ngân hàng. SV: Hoàng Thị Giang 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Phòng hành chính Phòng hành chính không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp kinh doanh của ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có hiệu quả. Phòng hành chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho, quản lý tài sản và bộ phận bảo vệ, tạp vụ.Trưởng phòng hành chính là người chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về công việc của phòng, là người trực tiếp phân công, giao việc, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bộ phận kho, quản lý tài sản Nhiệm vụ chính của bộ phận kho, quản lý tài sản là thống kê, bảo quản, sửa chữa những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh. Nói cách khác là quản lý tài sản về mặt hiện vật của chi nhánh, bao gồm văn phòng làm việc, cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện vận tải, công cụ lao động, văn phòng phẩm vàcác tài sản khác. Ngoài ra bộ phận còn thực hiện công tác văn phòng, quản lý con dấu, quản lý công văn đi đến, công tác thư kí, in ấn, vănthư, lưu trữ, tiếp tân và làm những công việc khác khi được ban giám đốcchi nhánh giao cho. Bộ phận bảo vệ, tạp vụ Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của khách hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh, tránh các trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phương tiện vận chuyển phục vụ yêu cầu công tác lănh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh. Trong quá trình hoạt động, các phòng ban sẽ phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đoàn kết trong công việc để bộ máy làm việc của chi nhánh được hoạt động thông suốt và đạt hiệu quả cao. Hoạt động nghiệp vụ . PG Bank – chi nhánh Hải Phòng tuy mới khai trương nhưng cũng đáp ứng được các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của một ngân hàng Thương mại, bao gồm: SV: Hoàng Thị Giang 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp - Nghiệp vụ tài sản nợ: Nhận tiền gửi của khách hàng - Nghiệp vụ tài sản có: Cho vay, Đầu tư, Bảo lãnh. - Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: + Nghiệp vụ ngân hàng đại lý +Nghiệp vụ thanh toán quốc tế +Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu Báo cáo tài chính năm 2010,2011 và năm 2012. Bảng 3 :Báo cáo tài chính CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải phòng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Quy đổi VNĐ Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 A TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc, đá I 9,043,382,073 8,221,256,430 7,619,094,093 quý Tiền gủi tại Ngân hàng II Nhà nƣớc 4,188,914,408 3,808,104,007 15,320,106,143 Tiền vàng gửi các tổ chức tín dụng khác và III 30,494,279,801 19,477,515,183 20,087,776,243 cho vay các tổ chức tín dụng khác Tiền, vàng gửi tại chức 1 tín dụng khác 23,824,479,188 17,536,338,762 16,082,855,655 Cho vay các tổ chức tín 2 dụng khác 6,669,800,613 1,941,176,421 4,004,920,588 Các công cụ tài chính IV phái sinh và các tài sản 202,935,896 101,467,948 tài chính khác V Cho vay khách hàng 898,263,651,939 598,371,501,763 361,523,935,317 1 Cho vay khách hàng 1,011,100,000,000 700,950,000,000 400,600,000,000 2 Dự phòng rủi ro cho vay SV: Hoàng Thị Giang 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp khách hàng (112,836,348,061) (102,578,498,23 (39,076,064,683 7) ) VI Chứng khoán đầu tƣ 96,307,301,451 64,430,356,037 56,893,371,322 Chứng khoán đầu tư sẵn 1 sàng để bán 97,660,231,868 65,106,821,245 57,204,864,373 Dự phòng giảm giá 2 chứng khoán đầu tư (1,352,930,417) (676,465,209) (311,493,052) VII Đầu tƣ dài hạn 10,818,359,729 5,353,920,064 2,236,527,660 1 Đầu tư dài hạn khác 10,953,439,241 5,476,719,620 2,236,527,660 Dự phòng giảm giá đầu 2 (135,079,512) (122,799,556) tư dài hạn VIII Tài sản cố định 6,652,047,811 4,583,476,022 4,389,217,394 1 Tài sản cố định hữu hình 3,406,961,520 3,097,237,745 3,266,413,142 a Nguyên giá 6,130,370,728 5,573,064,298 4,392,041,325 b Khấu hao lũy kế (2,723,409,208) (2,475,826,553) (1,125,628,183) 2 Tài sản cố định vô hình 3,245,086,292 1,486,238,277 1,122,804,252 a Nguyên giá 3,578,275,972 1,789,137,986 1,349,710,538 b Hao mòn lũy kế (333,189,680) (302,899,709) (226,906,286) IX Tài sản Có khác 60,161,890,090 47,771,241,238 9,736,367,334 1 Các khoản phải thu 40,694,506,059 38,037,549,222 1,621,965,709 Các khoản lãi ,phí phải 2 11,585,371,129 5,792,685,564 4,819,057,021 thu 3 Tài sản Có khác 7,882,012,902 3,941,006,451 3,295,344,604 TỔNG TÀI SẢN CÓ 1,116,132,763,198 752,118,838,692 477,806,395,506 NỢ PHẢI TRẢ VÀ B VỐN CHỦ SỞ HỮU Các khoản nợ Chính I 2,877,457,999 phủ và NHNN Tiền gửi và vay các tổ II 60,033,081,965 64,575,529,059 50,344,173,229 chức tín dụng khác Tiền gửi các tổ chức tín 1 60,033,081,965 64,575,529,059 50,344,173,229 dụng khác III Tiền gửi của khách 950,256,000,000 600,453,000,000 350,421,000,000 SV: Hoàng Thị Giang 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp hàng Vốn tài trợ, ủy thác V đầu tƣ,cho vay tổ chức 6,177,671,334 5,616,064,849 tín dụng chịu rủi ro Phát hành giây tờ có VI 3,235,294,118 2,941,176,471 giá VII Các khoản nợ khác 5,054,012,792 4,594,557,084 6,684,337,506 Các khoản lãi phí phải 1 3,771,417,134 3,428,561,031 5,567,377,814 trả Các khoản phải trả và 2 công nợ khác 871,735,393 792,486,721 826,229,859 3 Dự phòng rủi ro khác 410,860,265 373,509,332 290,729,833 Tổng Nợ phải trả 1,024,756,060,209 678,180,327,462 410,326,968,734 VIII Vốn và các quỹ 82,307,689,891 73,938,511,230 67,479,426,772 Vốn của tổ chưc tín 1 55,006,619,372 50,006,017,611 46,523,990,287 dụng Quỹ của tổ chức tín 2 3,657,478,266 2,438,318,844 1,525,114,573 dụng Chênh lệch tỷ giá hối 3 1,185,017,662 1,077,288,784 741,222,466 đoái Lợi nhuận chưa phân 4 31,527,587,689 20,416,885,991 18,689,099,446 phối TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ 1,116,132,763,198 752,118,838,692 477,806,395,506 HỮU (Theo số liệu phòng kế toán PG Bank Hải Phòng) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn qua các năm. SV: Hoàng Thị Giang 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Bảng 4 : Tình hình huy động vốn của CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải Phòng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động 350.421 600.453 950.256 (Theo số liệu phòng kế toán PG Bank Hải Phòng) - Sử dụng vốn ( Hoạt động tín dụng ) Bảng 5 :Tình hình hoạt động tín dụng của CN Ngân hàng Xăng dầu tại Hải Phòng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 400.6 100% 700.95 100% 1011.1 100% Cho vay ngắn 360.54 90% 553.0496 78.90% 704.737 69.70% hạn Cho vay trung 40.06 10% 147.9005 21.10% 306.363 30.30% – dài hạn Tổng dư nợ 400.6 100% 700.95 100% 1011.1 100% Cho vay Cá 40.06 10% 109.3482 15.60% 207.276 20.50% nhân Cho vay Tổ 360.54 90% 591.6018 84% 803.825 80% chức,doanh nghiệp 2.1.3.Điều kiện áp dụng để cho vay theo hạn mức tín dụng PG Bank cho vay theo phương thức HMTD đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện sau: i. Có nhu cầu chi phí vốn lưu động và doanh thu bán hàng thường xuyên, liên tục, chu kỳ luân chuyển vốn dưới 12 tháng; SV: Hoàng Thị Giang 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp ii. Sản xuất kinh doanh, doanh số bán hàng ổn định và/ hoặc tăng trưởng tốt; iii. Có lịch sử quan hệ tín dụng tốt ( không có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tại PG Bank và bất cứ Tổ chức tín dụng nào khác); iv. Có khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh để trả các khoản nợ vay đến hạn ( dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh không thể hiện xu hướng âm ngày càng lớn liên tục trong 3 năm); v. Cam kết nộp, chuyển tiền bán hàng về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại NHCV tối thiểu bằng tỷ lệ dư nợ vay của PG Bank/ tổng dư nợ vay của các ngân hàng. vi. Đối với khách hàng hoạt động trong ngành xây lắp, chỉ cho vay theo phương thức HMTD đối với khách hàng xếp hạng từ A trở lên, quan hệ vay vốn thường xuyên, có uy tín, các công trình lựa chọn cho vay có nguồn thu chắc chắn và Hợp đồng kinh tế( hoặc văn bản có giá trị tương đương) có thỏa thuận chuyển tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại PG Bank. vii. Ngoại trừ trường hợp khoản vay có đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao, không nên cho vay theo hạn mức đối với các nhu cầu vốn để thực hiện các ngành hàng mang tính thời vụ, thương vụ, sản xuất đơn chiếc như (kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vận tải thủy ) SV: Hoàng Thị Giang 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp 2.1.4. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank ) tại Hải Phòng Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của một ngân hàng thực sự rất da dạng. Với PG Bank cũng như vậy, tuy nhiên thì có thể phân loại theo thời hạn thành 2 nhóm sản phẩn ngắn hạn và trung dài hạn. Tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn có thể coi như một hình thức tài trợ vốn lưu động để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong một hay một vài kỳ kinh doanh và đương nhiên thời hạn của các khoản tín dụng này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.Tín dụng doanh nghiệp trung dài hạn là hình thức tài trợ vốn đầu tư mới, mở rộng sản xuất hay thực hiện các phương án kinh doanh mới, thời hạn của tín dụng doanh nghiệp trung hạn có thời hạn từ hơn 12 tháng đến 5 năm, dài hạn là những khoản tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi chuyên viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng. Như đã nói ở trên đây, sản phẩm tín dụng doanh nghiệp vô cùng đa dạng vì vậy mà quy trình tín dụng doanh nghiệp cũng theo đó mà có những đặc điểm riêng khác biệt. SV: Hoàng Thị Giang 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Sơ đồ 2 :Quy trình này gồm 6 bƣớc nhƣ sơ đồ dƣới đây: Chuẩn bị hồ sơ tín dụng Phân tích tín dụng Thẩm định trước cho vay Phê duyệt ,quyết định tín dụng Giải ngân Kiểm tra,giám sát trong cho vay Giám sát tín dụng Thu nợ và thanh lý hợp đồng Tổ chức thu hồi nợ 2.1.3.1. Bước 1: Chuần bị hồ sơ tín dụng Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Chuyên viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Chuyên viên tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được chuyên viên tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). SV: Hoàng Thị Giang 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Chuyên viên tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của PG Bank). Phương án sản xuất kinh doanh: + Tính toán nhu cầu vốn lưu động năm gần nhất. + Kế hoạch sử dụng vốn vay Ngân hàng. + Phương thức vay. + Nguồn trả nợ. + Tài sản đảm bảo. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: + Điều lệ Công ty + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Mã số thuế + Bổ nhiệm Giám đốc + CMND, hộ khẩu của Giám đốc (Chủ DN, người đại diện vay vốn) (Photo) + Biên bản họp hội đồng quản trị. Hồ sơ tình hình tài chính. + Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm gần nhất. + Thuyết minh báo cáo quyết toán. + Chi tiết khoản phải trả người bán + Chi tiết vay ngắn hạn, dài hạn + Chi tiết tài sản cố định hữu hình + Chi tiết hàng tồn kho + Chi tiết khoản phải thu khách hàng + Tờ khai thuế GTGT + Liệt kê nợ vay tại các ngân hàng trong hiện tại. Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay. SV: Hoàng Thị Giang 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp + Bản sao các giấy tờ tài sản đảm bảo. + Những hồ sơ khác cần thiết. Sau khi chuyên viên tín dụng đã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, pháp lý và hợp lệ của toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp thì chuyển hồ sơ của khách hàng báo cáo lên lãnh đạo để tổ chức bước tiếp theo là phân tích tín dụng 2.1.3.2.Bước 2: Phân tích tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng. 2.1.3.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn: Việc thẩm định khách hàng vay vốn sẽ được thực hiện theo những nội dung cơ bản sau: Định vị pháp lý và tƣ cách của khách hàng vay vốn: Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật. Người đại diện của doanh nghiệp có đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và theo điều lệ hoạt động doanh nghiêp. Trong quá trình hoạt động uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp (đánh giá uy tín doanh nghiệp) Đánh giá uy tín, tư cách của người lãnh đạo doanh nghiệp. Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp: Xem xét quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Xem xét, đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá quá trình quản trị điều hành của doanh nghiệp có mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả hay không ? (Các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp như: lập kế hoạch chiến lược, hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động, marketing, chính sách nhân sự ) Phƣơng thức, tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hƣớng kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng: Đánh giá các lĩnh vực kinh SV: Hoàng Thị Giang 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp doanh chủ yếu của khách hàng, kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh này Sản phẩm kinh doanh của khách hàng: Nêu rõ về các sản phẩm kinh doanh của khách hàng, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm này, năng lực và khả năng sản xuất của khách hàng đối với sản phẩm, ưu thế của sản phẩm mà khách hàng kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh. Thị trường đầu vào của doanh nghiệp: Các nguyên liệu và hàng hóa đầu vào chính phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nguồn cung cấp và phương thức mua bán, các nhà cung cấp chủ yếu và phương thức thanh toán. Nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải đánh giá việc tổ chức sản xuất (địa điểm, máy móc thiết bị, công nhân, quản lý sản xuất) và tính chất công nghệ áp dụng trong sản xuất (hiện đại hay lạc hậu), ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và các vấn đề khác (ô nhiễm môi trường, tính liên tục trong hoạt động sản xuất ) So sánh với các đối thủ cạnh tranh: So sánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường về các mặt như: giá cả, chất lượng sản phẩm, cách thức tổ chức marketing và bán hàng, mức độ chiếm lĩnh thị trường và thị phần hiện tại của doanh nghiệp Quan hệ với các tổ chức tín dụng 2.1.3.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính. Tổng hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, chi phí, bảo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mô tả bản chất các tài sản và các nguồn vốn chính yếu trên bảng cân đối kế toán Đánh giá các khoản phải thu của doanh nghiệp: Mức độ, luân chuyển, mức độ tập trung hoặc phân tán của các khoản phải thu, mức độ rủi ro liên quan đến khả năng phải thu khó đòi, sự phù hợp của các khoản phải thu với SV: Hoàng Thị Giang 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp chính sách bán hàng. Đánh giá hàng tồn kho của doanh nghiệp: Danh mục hàng tồn kho, mức độ luân chuyển của các mặt hàng (thông qua báo cáo xuất – nhập – tồn), khả năng xảy ra và mức độ của hàng tồn kho khó tiêu thụ. Đánh giá các khoản nợ: Gồm nợ vay ngân hàng và nợ chiếm dụng nhà cung cấp. Đánh giá các khoản vay tại ngân hàng khác để thể hiện uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt nếu có các khoản nợ quá hạn tại các ngân hàng khác cần tìm hiểu nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Đánh giá các khoản chiếm dụng nhà cung cấp: xem xét mức độ luân chuyển của các khoản phải trả để thể hiện mức độ thực hiện các nghĩa vụ trả nợ nhà cung cấp của doanh nghiệp, đánh giá sự phù hợp của các khoản phải trả với phương thức mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp. Đánh giá quy mô doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng. Đánh giá các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp Đánh giá các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và tỷ lệ đoàn bẩy của doanh nghiệp. Phân tích chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ với các tổ chức tín dụng: Đánh giá quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Đánh giá quan hệ của khách hàng với PG BANK về mặt: thời gian giao dịch và mức độ uy tín qua quá trình giao dịch, mức độ giao dịch hiện tại (doanh số sử dụng tín dụng, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán). 2.1.3.2.3.Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng Dựa vào số liệu thu thập được từ phía khách hàng PG BANK tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng bằng một phần mềm trên máy vi tính gọi là SV: Hoàng Thị Giang 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Module Scoring với các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng. Chấm điểm tín dụng là công cụ chiến lược để các ngân hàng đánh giá và phân loại khách hàng. Chấm điểm tín dụng đòi hỏi phải đánh giá đặc điểm khách hàng và khoản vay theo mức độ rủi ro và theo các tiêu chuẩn rủi ro của ngân hàng để xác định mức độ rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra giúp ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng. Bảng 6: Hệ thống xếp hạn tín dụng khách hàng Doanh nghiệp Điểm Xếp loại Ý nghĩa 95 – 100 AAA Đây là mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt 90 – 94 AA Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt 85 – 89 A Khách hàng xếp hạng A có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt 75 – 84 BBB Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng có khả năng hoàn trả đầy đủ các kổan nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng 70 – 74 BB Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên các SV: Hoàng Thị Giang 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng 65 – 69 B Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. 60 – 64 CCC Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc và độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ. 55 – 59 CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. 35 – 54 C Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có ðộng thái týõng tự nhýng việc trả nợ của khách hàng vẫn ðang ðýợc duy trì Ít hơn 35 D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến. 2.1.3.2.4.Thẩm định tài sản đảm bảo. SV: Hoàng Thị Giang 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Việc được cấp tín dụng hay không phụ thuộc rất lớn vào tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng đó, các nội dung thẩm định TSĐB ở PG BANK bao gồm: Xác định tính pháp lý, hợp lệ của tài sản, quyền sở hữu tài sản thông qua các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, hàng hóa, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá ), quyền sử dụng đất. Đánh giá hiện trạng của tài sản còn mới hay đã qua sử dụng rồi, thời gian đã sử dụng, vấn đề khấu hao, giá trị còn lại của tài sản. Tài sản có tính thanh khoản cao hay thấp trong điều kiện thị trường lúc thẩm định, việc chuyển quyền sở hữu có dễ dàng không. Đối với TSĐB là tài sản của bên thứ ba, ngân hàng cần phải xem xét tính hợp pháp của bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. 2.1.3.2.5.Thẩm định phương án kinh doanh, phương án vay vốn của khách hàng Đối tượng cho vay: Xem xét các chi phí hợp lý để xác định đối tượng cho vay. Các yếu tố đầu vào: Mặt hàng chủng loại, giá cả, nguồn cung cấp hóa, tổ chức sản xuất hoặc thi công, phương thức thanh toán, chế độ bảo hành Các yếu tố đầu ra: Thị trường tiêu thụ, các đối tác mua hàng, phương thức giao hàng, thanh toán và hiệu quả của kế hoạch, phương án kinh doanh Xác định nhu cầu vốn cần vay ngân hàng và khả năng cho vay của PG BANK Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn của dự án kinh doanh và các biện pháp quản lí rủi ro Xác định nguồn trả nợ vay, biện pháp quản lý nguồn trả nợ và cấu trúc khoản vay Tài sản đảm bảo cho khoản vay 2.1.3.2.6.Thẩm định phương án đề nghị cấp hạn mức tín dụng của khách hàng SV: Hoàng Thị Giang 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Xác định tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu vay ngân hàng. Đánh giá khả năng cho vay theo hạn mức tín dụng của PG BANK Xác định các điều kiện của hạn mức tín dụng: giá trị hạn mức tín dụng, thời hạn cấp hạn mức, mục đích cho vay thuộc hạn mức, phương thức giải ngân, thời hạn các khoản vay thuộc hạn mức, lãi suất cho vay. 2.1.3.2.7.Lập báo cáo đề xuất tín dụng. Đây là khâu cuối cùng của quy trình thẩm định, báo cáo này quyết định khách hàng có được cấp tín dụng hay không. Kết luận: PG BANK luôn nhận thức rằng: rủi ro luôn có mặt trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng và kết quả kinh doanh ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng. Do đó quản trị rủi ro vẫn là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển tại PG BANK đến năm 2020. 2.1.3.3.Bước 3: Phê duyệt và quyết định tín dụng Sau khi đã phân tích tín dụng xong, chuyên viên tín dụng trình cho trưởng phòng tín dụng báo cáo thẩm định để trình lãnh đạo ngân hàng để phê duyệt và quyết định khoản tín dụng này. Cụ thể, phải tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệ với khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay. Các phương thức cho vay chủ yếu dưới hai hình thức, cấp tín dụng với những doanh nghiệp có nhu cầu vay hường xuyên và có quan hệ tốt với PG BANK, cho vay từng lần với những doanh nghiệp có nhu cầu vay không thường xuyên, những khách hàng lần đầu đến vay tại PG BANK. Bước 2: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của ngân hàng SV: Hoàng Thị Giang 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Chuyên viên tín dụng và trưởng phòng tín dụng phối hợp vớ Phòng kế hoach tổng hợp phải xem xét khả năng nguồn vốn của ngân hàng mình có đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng hay không. Nhưng thông thường với những khoản vay ngắn hạn thì trưởng phòng tín dụng có quyền quyết định mà không cần đến Phòng kế hoạch tổng hợp. Đồng thời xem xét điều kiện thanh toán cho khách hàng. Trường hợp khác , căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định / tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo PG BANK phê duyệt, Sau đó kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo PG BANK sẽ quyết định: - Duyệt đồng ý cho vay. - Duyệt cho vay có điều kiện. - Không đồng ý. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có). 2.1.3.4.Bước 4:Giải ngân Trong hình thức tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, tức là tài trợ vốn lưu động hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, như đã nói ở phần trên ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho vay từng lần. Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng, doanh nghiệp phải lập tài khoản tại PG BANK, mỗi khi có nghiệp vụ phát sinh cần thanh toán đúng với mục đích vay vốn trong hợp đồng tín dụng và đang còn trong giới hạn hạn mức thì PG Bank sẽ tự động chuyển khoản cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chứng minh nghiệp vụ phát sinh cần thanh toán đó là có thực bằng cách phải cung cấp các tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay như hợp đồng cung ứng vật tuw hàng hóa dịch vụ, bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu 2.1.3.5.Bước 5 : Giám sát tín dụng SV: Hoàng Thị Giang 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Đến đây, cần phải chắc lại tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ngân hàng cho doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả vốn và trả lãi trong một thời hạn nhất định. Trong thời gian mà doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng để kinh doanh, có rất nhiều rủi ro xảy ra khiến cho đồng vốn mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng có thể sẽ không hiệu quả hay bị sử dụng sai mục đích; điều này kiến cho ngân hàng có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, thiệt hại. Do vậy, ngân hàng phải liên tục giám sát tín dụng để có thể ngăn ngừa những hành vi vi phạm của khách hàng, hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức nhằm bảo đảm an toàn tín dụng; đồng thời có thể giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Trên thực tế, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Chuyên viên tín dụng sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc này. 2.1.3.6.Bước 6.Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Thu nợ Cho vay theo hạn mức tín dụng, thì trong thời hạn cho vay, bất kì khi nào doanh nghiệp có doanh thu về thì phải hoàn trả cho ngân hàng ngay, lãi suất PG BANK sẽ tính theo ngày sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thanh lý hợp đồng. Khi hết thời hạn tín dụng, chuyên viên tín dụng đôn đốc khách hàng hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoàn trả lại cho ngân hàng toàn bộ vốn và lãi như hợp đồng tín dụng đã ghi. Khi khách hàng trả hết nợ, chuyên viên tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. SV: Hoàng Thị Giang 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Diệp Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, chuyên viên tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý. Sau kết thúc hợp đồng tín dụng, chuyên viên tín dụng và doanh nghiệp cùng nhau kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản cầm cố, thế chấp. Chuyên viên tín dụng lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trình lãnh đạo ký duyệt. Trường hợp khách hàng không trả, hoặc trả không đủ gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi đủ vốn và lãi của mình. Giá trị dư ra khi đấu giá tài sản được trả lại cho doanh nghiệp. Sau đó thì chuyên viên tín dụng mới bắt đầu làm biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng như trên. 2.2.Vận dụng quy trình cho vay theo hạn múc tín dụng của Ngân hàng PG Bank để xác định HMTD cho Công ty CP Thép Việt Nhật. 2.2.1.Hồ sơ khách hàng. 2.2.1.1.Thông tin khách hàng. Tên doanh nghiệp Công ty cổ phần thép Việt Nhật Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần Địa chỉ Khu công nghiệp thép- Km 9, Quốc lộ 5 Phường Quán Toan, Hồng Bàng, HP Điện thoại 031.3749 998 Đại diện hợp pháp Ông Nguyễn Văn Bình Chức vụ Tổng giám đốc Công ty Giấy phép kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055566, do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế SV: Hoàng Thị Giang 58