Luận văn: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện lực Bến Tre

pdf 45 trang huongle 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện lực Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_cong_tac_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo.pdf

Nội dung text: Luận văn: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện lực Bến Tre

  1. Luận văn: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện lực Bến Tre
  2. Trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội, nhất là trong thời kì hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước như hiện nay, ngành điện lực luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống xã hội. Sự lớn mạnh của ngành điện lực trong những năm qua được đánh dấu bằng những sự kiện lớn nổi bật. Chẳng hạn như: từ những nhà máy điện với hệ thống máy móc lạc hậu đến nay các nhà máy điện đã được xây dựng với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến và đi vào hoạt động có hiệu quả; đường điện Bắc Nam hòa cùng lưới điện quốc gia đã đưa nguồn điện phủ khắp mọi miền đất nước, dù hải đảo xa xôi hay những vùng sâu, vùng xa hẻo lánh , nơi nào cũng có nguồn điện kéo về nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, đáp ứng phần lớn việc thiếu điện trong nhân dân. Sự phát triển vượt bật và tăng tốc của ngành điện đã góp phần rất lớn vào chiều hướng đi lên ngày càng mạnh mẽ của kinh tế đất nước. Đó là nhiệm vụ, là mục tiêu thiết yếu của ngành điện. Tuy nhiên, để đạt được kết quả khả quan như trên, ngoài những máy móc, thiết bị mà Nhà nước đầu tư vào, ngành điện còn có được cơ sở vững chắc để làm nên hiệu quả lớn, đó chính là lực lượng lao động vừa hùng hậu vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - một lực lượng lao động trí thức dám lăn xả vào công việc với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, đầy nhiệt tình, Nếu không có họ, ngành điện sẽ không thể nào tiến bộ vượt trội như ngày hôm nay. Chính bởi vì lẽ đó, ngành điện cần phải tạo dựng được lực lượng lao động ngày càng vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về kiến thức, ngày càng thêm yêu ngành, yêu nghề, gắn bó lâu dài với ngành, làm việc tận tụy, hết mình vì sự phát triển chung của ngành điện. Vì vậy, ngành điện cần phải có hình thức chính sách phù hợp, bù đắp hao phí lao động mà họ đã bỏ ra sao cho xứng đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều đó thể hiện qua việc trả lương và các khoản trích theo lương để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ- công nhân viên an tâm công tác, cống hiến hết sức mình cho công việc; song song với điều đó, doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả sức lao động của cán bộ, công nhân viên để tiết kiệm chi phí tiền lương trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  3. Xuất phát từ nhận thức này, em chọn đề tài về “ Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Công ty Điện lực Bến Tre để tìm hiểu, nghiên cứu với mục đích ứng dụng lí thuyết chuyên ngành đã được học từ Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM vào thực tế ở Công ty Điện lực Bến Tre để khi tốt nghiệp ra trường sẽ công tác có hiệu quả và mong muốn thiết tha rằng ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Bến Tre nói riêng sẽ ngày càng phát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng điện phục vụ nhân dân và thể hiện sự quản lí doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất thông qua hình thức trả lương cho người lao động. Báo cáo tốt nghiệp của em được trình bày qua ba phần. Cụ thể sau: Phần I: Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của điện lực Bến Tre. Phần II: Chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Phần III: Kết luận và kiến nghị Với khả năng kiến thức chuyên môn của bản thân ở mức độ có hạn và thời gian thực tập ngắn ngủi, do không đủ thời gian để nghiên cứu thật kĩ, thật sâu từng chi tiết một trong nội dung đề tài cần trình bày, cho nên trong quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp này, bản thân em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em kính mong quý thầy cô Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM, quý cô chú trong Ban Giám Đốc và các cô, chú, anh, chị trong Công ty Điện lực Bến Tre hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể củng cố, mở mang kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt công tác thực tập của mình. Sinh viên thực tập Ngô Phan Hoàng Ngân
  4. - Kính thưa Ban Giám Hiệu và quý thầy cô giáo Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM. - Kính thưa Ban Giám Đốc và các cô, chú, anh, chị trong Công ty Điện lực Bến Tre. Qua thời gian thực tập tại Công ty Điện lực Bến Tre, em đã biết vận dụng những kiến thức có ích và hữu dụng tiếp thu được trong quá trình học tập tại Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM vào thực tiễn để từ đó em có thể củng cố được những kiến thức mà em đã học ở trường, đồng thời giúp em rèn luyện tác phong công nghiệp cũng như lòng yêu nghề và tính tự giác kỷ luật cao trong công tác. Có được kết quả như ngày hôm nay, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tất cả quý thầy cô giáo ở Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em được học ở Trường. Trong thời gian học tập, những kiến thức mà em tiếp thu được từ sự hết lòng truyền thụ của quý thầy cô sẽ giúp em vững vàng hơn trong chuyên môn nghiệp vụ và đủ tự tin để vững bước trên con đường công tác sau này. Đồng thời, trong thời gian thực tập, do năng lực của bản thân còn hạn chế bởi chưa quen với công việc, ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tế còn bỡ ngỡ, em đã nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình, chu đáo từ Ban Giám Đốc và các cô, chú, anh, chị trong Công ty Điện lực Bến Tre. Nhờ thế em đã có điều kiện đối chiếu giữa lí thuyết đã học ở trường với thực tế để từ đó giúp em có thể hiểu sâu hơn, tường tận hơn về nghiệp vụ kế toán. Em vô cùng trân trọng và chân thành biết ơn trước sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của Ban Giám Đốc và các cô, chú, anh, chị trong Công ty Điện lực Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành đợt thực tập và xây dựng hoàn chỉnh đề tài báo cáo tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM cùng Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ Công ty Điện lực Bến Tre luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn đạt vạn sự thành công trên mọi lĩnh vực. Kính chúc Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM và Công ty Điện lực Bến Tre ngày càng phát triển, đạt được những thành tựu mới trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!
  5. PHẦN I ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẾN TRE. 1. Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Từ cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu tiếp quản từ chế độ cũ, sau hơn 30 năm tạo lập Điện lực Bến Tre đã phát triển được 1.729 km lưới điện trung thế; 4.019 km lưới điện hạ thế và 2.714 trạm biến áp rộng khắp trên ba dãy cù lao. Bến Tre là một trong những Tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã sớm hoàn thành mục tiêu đưa lưới điện quốc gia về phủ khắp 100% số xã, phường trong Tỉnh và hiện có hơn 90% số hộ sử dụng điện. Thời kỳ đầu mới tiếp quản, Điện lực Bến Tre chỉ có 32 CB-CNV trong đó có 2 trung cấp và 2 đảng viên với sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 2,2 triệu kwh chỉ phục vụ cho Trung tâm Thị xã và các Thị trấn Ba Tri, Mỏ Cày và Hàm Long trong giờ cao điểm (từ 17 đến 22 giờ hàng đêm). Cơ sở vật chất ban đầu của Ngành điện chỉ có 1 Trung tâm Thị xã, và 3 trạm phát điện lẻ tại Huyện Ba Tri, Mỏ Cày và Châu Thành với tổng công suất 2.260Kw, 30 km đường dây trung thế, 50km đường dây hạ thế và khoảng 800 khách hàng sử dụng điện. Đứng trước nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, một công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Bến Tre lúc bấy giờ là được Công ty Điện lực 2 đầu tư xây dựng cụm máy phát điện Diesel có công suất 10.500Kw tại cầu kinh Chẹt Sậy, công trình đưa vào sử dụng năm 1978. Từ khi có cụm máy này, tình hình cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Bến Tre đã có nhiều thay đổi, sản lượng điện tăng lên 5,6 triệu kwh/năm gấp 2,5 lần năm 1975. Nhiều tuyến đường dây từ Thị Xã đi Tân Thạch, Hàm Luông, Giồng Trôm được xây dựng và đưa vào sử dụng. Sản lượng điện sản xuất không ngừng tăng cao từ 6,4 triệu kwh/năm 1980 lên 17,25 triệu kwh/năm 1985. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, Ngành Trung ương công trình đường điện vượt sông Tiền có chiều dài 17km với trụ vượt cao 80m và đoạn vượt sông 3,2km đã hoàn thành vào tháng 5/1989. Một năm sau đó Bến Tre lại tập trung mọi nguồn lực xây dựng đường dây vượt sông Hàm Luông 650m với chiều dài toàn tuyến là 18km đưa điện lưới quốc gia về Thị trấn Mỏ Cày. Từ khi có lưới điện quốc gia, tình hình cung cấp điện ở Bến Tre đã được cải thiện đáng kể, sản lượng điện năm 1990 đã tăng 1,9 lần so với năm 1985 (33,3 triệu/17,2 triệu Kwh) hàng loạt các công trình đưa điện về các Huyện được đầu tư xây dựng. Đến cuối năm 1992 lưới điện đã kéo đến các Thị trấn của 7 Huyện. Thực hiện Nghị quyết Trung ương V về chương trình điện khí hóa nông thôn, bằng nguồn vốn Trung ương, địa phương và nhân dân
  6. đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hàng loạt công trình lưới và trạm mà cao điểm nhất là năm 1994 (225 công trình), năm 1996 (170 công trình) đưa điện về nông thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Có những xã cù lao như: Hưng Phong (Giồng Trôm), Tam Hiệp (Bình Đại) các vùng đất cồn: Phú Đa (Chợ Lách), Tân Vinh (Châu Thành), những xã vùng sâu vùng xa của Huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại đã đưa lưới điện quốc gia về sử dụng. Đó là một cố gắng rất lớn của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Bến Tre cũng như sự năng nổ đầy trách nhiệm của CB-CNV Điện lực Bến Tre. Nếu năm 1995 là 60,7 triệu kwh thì năm 2000 tăng lên 140 triệu kwh và năm 2006 sản lượng điện đạt 321 triệu kwh. Trong những năm gần đây ngành điện đã tập trung vốn đầu tư nâng cấp và xây dựng các trạm 110 kv ở Thị xã, Ba Tri, Mỏ Cày với tổng công suất 115kw và tương đối đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong Tỉnh. Bên cạnh đó Ngành điện cũng tiếp nhận và quản lý toàn bộ lưới điện trung, hạ thế do địa phương và nhân dân đầu tư xây dựng trước đây để có điều kiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đảm bảo chất lượng điện phục vụ cho nhân dân ngày một tốt hơn. Đi đôi với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng lưới điện công tác kinh doanh bán điện cũng có bước phát triển nhanh chóng. Từ lúc ban đầu chỉ có khoảng 800 khách hàng đến cuối tháng 6 năm 2008 Điện lực Bến Tre đã có hơn 277.960 khách hàng sử dụng điện. Được sự quan tâm hỗ trợ của Công ty Điện lực 2 và địa phương Điện lực Bến Tre đã từng bước đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác quản lý, phân phối và kinh doanh. Trong năm 2006 đến cuối tháng 6 năm 2008 Điện lực Bến Tre đã tập trung toàn bộ nhân lực cho công tác phát triển mạng lưới viễn thông Điện lực tại Bến Tre, đã đưa vào khai thác các trạm BTS giai đoạn 5 đang vận hành 35 trạm và phát triển hơn 40.000 khách hàng sử dụng các dịch vụ của mạng viễn thông điện lực. Đây là một thành tích, một cố gắng lớn của Điện lực Bến Tre, góp phần phục vụ nhu cầu về điện cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh Bến Tre. - Tên đầy đủ: Công ty Điện lực Bến Tre - Địa chỉ: 450F QL60 xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. - Tel: (075) 2210282. Fax: (075) 3824022. Email: dienluc.btre@pc2.com - Tài khoản: 7100211010940 - Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Bến Tre.
  7. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1 Chức năng - Sản xuất, phân phối, quản lý vận hành, sửa chữa xây dựng, cải tạo lưới điện và nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của Tổng công ty giao. - Cải tạo và phát triển lưới điện toàn tỉnh, theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật an toàn theo địa dư cho toàn lưới điện, xây dựng và phát triển điện khí hóa nông thôn. - Quản lý và kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn, liên tục và đảm bảo chất lượng. - Quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, lưới điện, nguồn điện, vốn do Tổng công ty giao - Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề. 1.2.2 Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tài chính kế toán của Công ty giao. - Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho khách hàng về việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. - Tổ chức công tác vận hành theo dõi công suất và sản lượng điện, huy động tiếp nhận theo phương thức vận hành mua bán điện theo kế hoạch Công ty giao, gia công cơ khí, sửa chữa thiết bị điện, máy biến thế, hiệu chỉnh sửa chữa các loại điện kế (được công ty phê duyệt). - Khảo sát thiết kế nhận thầu thi công xây dựng đường dây từ 35kv trở xuống. Thiết kế mạng lưới điện nông thôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tham gia quy hoạch phát triển, cải tạo lưới điện địa phương - Lập phương án phòng chóng cháy nổ và thường xuyên tập luyện phòng cháy chữa cháy, tổ chức thường xuyên đi kiểm tra các hiện tượng vi phạm sử dụng điện. Tổ chức kiểm tra định kỳ đột xuất các đơn vị trực thuộc, chấp hành pháp lệnh thanh tra Nhà nước. - Tổ chức tiếp dân theo quy định của Tổng công ty, tham gia xét và giải quyết các khiếu tố, khiếu nại của khách hàng dùng điện theo đúng quy định hiện hành. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê thường xuyên và đột xuất. - Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình, quy phạm an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản. - Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho nguồn điện và lưới điện.
  8. 1.3 Sơ đồ tổ chức Điện lực Bến Tre ĐẢNG ỦY ĐOÀN TN CÔNG ĐOÀN GIÁM ĐỐC HỘI CCB PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phân Nhà Phòng Phòng Phòng KH KTAT Điều xưởng máy vật KD VT KT BHLĐ độ cơ Đồng tư ĐNT CNTT điện Khởi Chi Chi Chi Chi Chi Chi Chi Chi Phòng Phòng Phòng Phòng Phò Ba Mỏ Thạnh Châu Thị Giồng Chợ Bình QL QL TC TC ng Tri Cày Phú Thành xã Trôm Lách Đại TT  Chức năng các phòng ban: * Giám đốc - Là người đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của đơn vị, chiu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật. - Giao nhiệm vụ quản lý theo đúng mục tiêu mà công ty giao sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn vốn. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và kế hoạch đầu tư chiều sâu. Mở rộng đổi mới trong trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, đào tạo bồi dưỡng CB CNV trong đơn vị. - Lập phương án cải tạo lưới điện trình công ty duyệt và chỉ đạo thực hiện. - Theo dõi chỉ đạo công tác sửa chữa đại tu thiết bị điện định kỳ hay đột xuất, đảm bảo chất lượng sửa chữa để thiết bị vận hành an toàn phục vụ khách hàng. - Đề nghị công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, quyết định bổ nhiệm, đề bạt, kỷ luật các trưởng, phó phòng, quản đốc, đội trưởng, đội phó, các trưởng, phó chi nhánh và CB CNV theo phân cấp quản lý nhân sự. - Trình công ty duyệt tổng biên chế lao động và tổng quỹ lương.
  9. - Lãnh đạo và tổ chức quản lý kinh doanh điện năng theo quy định của công ty, tổng công ty. - Giám đốc trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau: Công tác kế hoạch thống kê. Công tác nhân sự, lao động tiền lương, tài chính kế toán. Công tác kinh doanh. Thanh tra bảo vệ nội bộ hành chánh quản trị, bảo vệ lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng đường dây và trạm theo phân cấp. * Phó giám đốc - Là người giúp GĐ chỉ đạo công ty khi GĐ đi vắng. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đại tu sửa chữa lưới điện theo kế hoạch được giao. - Tổ chức phổ biến giáo dục CB CNV thực hiện các quy trình, phạm vi an toàn lao động, thi tay nghề, bậc an toàn, bậc kỹ thuật cho CN theo quy định. - Tổ chức bồi huấn đào tạo, thi giữ bậc và nâng cao hàng năm - Tổ chức xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào công tác quản lý kỹ thuật. - Tổ chức kiểm tra giám sát nghiệm thu các công trình xây dựng sửa chữa cải tạo hệ thống điện và kiến trúc. * Phòng kế hoạch kĩ thuật (KHKT) - Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao cho. - Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo để cung cấp điện liên tục cho khách hàng, an toàn cho người và thiết bị. - Nghiên cứu, đề xuất biện pháp để phát triển lưới điện, ứng dụng các thành tựu KH – KT, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx vào sản xuất, kinh doanh. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kế hoạch, kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. - Lập quản lý, theo dõi và đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, công tác quản lý kỹ thuật. - Tham mưu giúp ban Giám đốc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước. - Phát động các hình thức thu đua, khen thưởng nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu được Công ty giao, phấn đấu đạt được các danh hiệu thu đua, danh hiệu danh dự do cấp trên khen tặng. * Phòng kinh doanh
  10. - Tham mưu cho ban GĐ thực hiện công tác quản lý kinh doanh mua bán điện, thực hiện việc bán điện theo đúng qui trình kinh doanh của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm chính trong công tác tiếp nhận lưới điện nông thôn bàn giao. * Phòng tài chính kế toán - Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, * Phòng kỹ thuật an toàn – bảo hộ lao động Tham mưu cho ban GĐ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị định, nghị quyết, các chế độ, thể lệ, quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động của Nhà nước, địa phương và ngành đã ban hành. * Phòng điều độ Tham mưu cho ban GĐ chỉ huy vận hành toàn bộ mạng lưới điện từ 110KW trở xuống theo quy phạm, quy trình của ngành điện. Lập phương thức vận hành lưới điện và quản lý hệ thống thông tin liên lạc trong toàn Điện lực Bến Tre. * Phân xưởng cơ điện - Kiểm định TU, TI và các loại điện năng kế 1 pha, 3 pha - Thử nghiệm (có giới hạn trong một số hạng mục) một số thiết bị điện - Lập hồ sơ theo dõi, giám sát việc bảo trì sửa chữa kịp thời các công cụ, dụng cụ đồ nghề thi công. - Lập hồ sơ theo dõi, thống kê, phân tích hiệu suất, hiệu quả khi sử dụng các loại phương tiện vận chuyển, phương tiện nâng cẩu, phương tiện nâng – chuyển – kích – kéo bằng thủ công, phương tiện thi công xây lắp đường dây và trạm bằng giải pháp thủ công, công cụ về các mặt: Nguyên nhân hư hỏng, chi phí khắc phục hư hỏng. Chất lượng trước và sau khi sửa chữa. Cách thức sử dụng và bảo quản hàng ngày của người vận hành. * Nhà máy Đồng Khởi - Vận hành các máy điện GM2100 theo yêu cầu của trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam thông qua phòng Điều độ của Điện lực Bến Tre, theo chế độ phụ tải giờ cao điểm hoặc chế độ chạy bù công suất vô công. - Phát điện độc lập khi xảy ra sự số trên lưới điện hoặc có yêu cầu sửa chữa, bảo trì lưới điện, trạm biến áp phía đầu nguồn
  11. - Bảo trì, sửa chữa nhỏ phần cơ và điện của máy GM2100, các thiết bị lưới điện trong phạm vi quản lý. - Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do Điện lực Bến Tre giao và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. * Phòng vật tư Nhiệm vụ chính là quản lý, thu mua, tiếp nhận, cấp phát vật tư thiết bị trong toàn Điện lực Bến Tre, thực hiện theo quyết định số: 1234/QĐ – VTXNK ngày 23/7/2008 của Tổng Công ty ban hành và các quy định cụ thể của Điện lực Bến Tre. * Phòng kinh doanh và Điện nông thôn Tham mưu cho ban GĐ thực hiện công tác quản lý kinh doanh mua bán điện, thực hiện việc bán điện theo đúng qui trình kinh doanh của Tổng công ty. * Phòng VT-CNTT Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, công nghệ thông tin, quản lý vận hành mạng cáp quang nội tỉnh, liên tỉnh theo phân cấp mạng viễn thông liên tỉnh và phương án kỹ thuật viễn thông phục vụ công tác kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin Điện lực. * Phòng quản lý xây dựng Tham mưu cho ban GĐ trong việc chỉ đạo, điều hành công tác đầu tư xây dựng các công trình, dự án theo phân cấp, đảm bảo các hoạt động đầu tư xây dựng đúng quy định của Nhà nước và pháp luật, theo đúng phân cấp ủy quyền của Tổng công ty, đảm bảo các công trình, dự án triển khai đúng kế hoạch tiến độ, chất lượng hiệu quả. * Ban quản lý dự án Là đơn vị tham mưu cho GĐ thực hiện công tác đầu tư xây dựng của Điện lực, đảm bảo thực hiện công tác đầu tư xây dựng đúng theo quy định của Nhà nước và pháp luật, theo đúng phân cấp ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty, đảm bảo các công trình, dự án triển khai đúng kế hoạch tiến độ, chất lượng hiệu quả. * Phòng tổ chức hành chánh – Lao động tiền lương Tham mưu cho ban lãnh đạo trog việc chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị, quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương và chính sách đào tạo và đào tạo CB CNV tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Pháp luật, đảm bảo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch được giao. 1.4 Những thuận lợi và khó khăn 1.4.1 Thuận lợi
  12. - Tình hình khí hậu những năm gần đây có nhiều thuận lợi cho sản lượng điện. Do đó việc sản xuất điện bằng Diesel của Điện lực Bến Tre thực hiện giảm so với kế hoạch được giao (vì giá thành Diesel rất cao) - Trong Công ty và đơn vị duy trì tốt công tác thu tiền điện nên góp phần đảm bảo vốn cho mọi mặt sản xuất kinh doanh, không phải đi vay vốn ngân hàng, góp phần làm giảm chi phí trong giá thành điện. - Công cuộc điện khí hóa nông thôn vẫn còn trong giai đoạn phát triển vươn đến mục tiêu “ nhà nhà có điện”. 1.4.2 Khó khăn - Nhà nước ta có thay đổi cơ chế quản lý tuy nhiên chưa đồng bộ. Do đó việc thực hiện các chế độ chính sách trong quản lý kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng. Theo công văn số 60/TTg- ĐMDN ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý cho ngành điện thay đổi và ra đời mô hình mới là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam thay cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam mô hình này có những công việc theo phân cấp phải thành lập các Công ty con để trực tiếp giải quyết khối nhiệm vụ chính trị - xã hội (thay vì trước đây do Công ty Điện lực 2 giải quyết) cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch giao. - Giá điện Nhà nước quy định có tính chất pháp lý bắt buộc cho nên việc tính toán và điều chỉnh giá bán điện để đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và thu hồi vốn nhanh là rất khó khăn. - Đơn vị còn có Nhà máy lẻ sản xuất điện bằng Diesel cho nên việc quản lý và điều hành quá trình sản xuất theo phương thức huy động của hệ thống cũng rất khó khăn và phức tạp. Máy phát điện thường nằm trong tình trạng dự phòng nóng lên không đạt hiệu quả kinh tế. 2. Đặc điểm, tình hình công tác kế toán của Điện lực Bến Tre 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Hiện tại Điện lực Bến Tre đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ các chứng từ ban đầu đến các sổ kế toán chi tiết tổng hợp báo cáo kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán. 2.1.2 Hình thức kế toán - Hình thức kế toán đang được sử dụng tại Điện lực Bến Tre là hình thức kế toán trên máy tính, sử dụng phần mềm FMIS của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ được áp dụng tại Công ty là VNĐ (đồng Việt Nam). - Hệ thống tài chính kế toán: áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC, TT 244/2009.
  13. - Hệ thống báo cáo doanh nghiệp đang sử dụng: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo luân chuyển tiền tệ Các mẫu báo cáo đặc thù khác Sơ đồ hình thức kế toán SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ PHẦN MỀM KẾ TOÁN KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ KẾ TOÁN - Báo cáo kế toán LOẠI MÁY VI TÍNH * Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trong máy tính - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm máy tính. - Theo quy trình phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. - Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính, in báo cáo theo qui định
  14. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển. 2.1.3 Phương pháp thuế Công ty Điện lực Bến Tre áp dụng phương pháp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 2.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng kế toán Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng kế toán Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Phó phòng Tài chính – Kế toán Thủ Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Quỹ toán toán toán toán toán toán toán toán tiền ngân thuế TSCĐ vật tư, XDCB viễn tổng mặt hàng HĐ CCDC công thông hợp lập trình tay Kế toán các Điện lực * Ghi chú: Quản lý trực tiếp Quản lý gián tiếp
  15.  Chức năng các phòng ban * Trưởng phòng Tham mưu cho GĐ tổ chức thực hiện thống nhất công tác tài chính kế toán, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, thực hiện tốt chức năng GĐ tài chính. * Phó trưởng phòng Là người thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan đến phòng tài chính kế toán khi trưởng phòng vắng mặt, được ủy quyền kí thay trưởng phòng giải quyết các công việc trong thời gian theo quyết định ủy quyền bằng văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung công việc đã giải quyết. * Thủ quỹ Có trách nhiệm bảo quản tiền mặt tại quỹ, thực hiện việc thu chi tiền mặt theo các phiếu thu chi tiền mặt hợp lệ, cập nhật vào sổ quỹ, kiểm tra đối chiếu tiền tồn thực tế với sổ quỹ và sổ kế toán, báo cáo quỹ hàng ngày. * Kế toán thanh toán tiền mặt và tiền gởi ngân hàng - Phản ánh chính xác, kịp thời các khoản thu chi của đơn vị. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Mở sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tượng các khoản phải thu, phải trả của đơn vị, thu hồi kịp thời các khoản phải thu, chủ động thanh toán đúng hạn các khoản phải trả, định kỳ xác nhận đối chiếu các khoản phải thu phải trả. - Cuối ngày kế toán kết sổ quỹ ngân, thực hiện kiểm kê tiền mặt thực tế, đối chiếu số dư sổ ngân với sổ phụ ngân hàng. - Cuối tháng kết toán sổ quỹ ngân, lập biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dư ngân hàng, lập báo cáo thu chi gởi về công ty đúng quy định. * Kế toán lương và các khoản trích theo lương, thuế, hóa đơn dịch vụ - Theo dõi phân bổ, trích nộp toàn bộ các khoản tiền lương, bảo hiểm, KPCĐ theo quy định. - Theo dõi tính toán xác định các khoản thuế, khoản thu phải nộp Nhà nước của đơn vị, khoản thuế TNCN của CNV, chủ động yêu cầu kế toán thanh toán nộp kịp thời các khoản phải nộp cho Nhà nước, không được vì bất kỳ lý do gì làm trì hoãn việc nộp thuế, lập đầy đủ các báo cáo, tờ khai theo yêu cầu của ngành thuế, ngành điện. - Mở sổ sách theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, đã nộp. - Theo dõi thu nhập, lập hóa đơn, hạch toán doanh thu các khoản thu khác phát sinh tại Điện lực.
  16. * Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) – công cụ dụng cụ (CCDC) - Phối hợp phần mềm quản lý FMIS TSCĐ của đơn vị, tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong đơn vị. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc có thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng, theo dõi quản lý TSCĐ, CCDC ghi chép đầy đủ số liệu ban đầu vào sổ sách theo dõi. - Tham gia, kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ, CCDC theo phân công của phòng. - Kiểm tra, đối chiếu thường xuyên đảm bảo số phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh chính xác, tính toán phân bổ giá trị CCDC vào đối tượng chi phí phù hợp. - Khi tăng, giảm, di chuyển TSCĐ đòi hỏi có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định để cập nhật vào hồ sơ theo dõi từng TSCĐ - Mở sổ đăng ký thẻ tài sản, lập thẻ tài sản và cập nhật lưu trữ đầy đủ hồ sơ của từng TSCĐ. - Lập báo cáo về TSCĐ và CCDC của đơn vị - Đề xuất việc thanh lý, xử lý TSCĐ, CCDC chờ thanh lý. * Kế toán vật tư, công trình Phần vật tư - Kiểm tra chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ nhập xuất kho phát sinh hàng ngày. - Lập thẻ kho và định kỳ kiểm tra đối chiếu vật tư tồn kho thực tế với sổ sách thẻ kho, thẻ trên kệ và ký xác nhận số tồn trên thẻ kho. - Theo dõi các khoản nợ đã hạch toán khi mua hàng và từng loại chi phí phát sinh theo từng đối tượng, cung cấp số liệu khi có yêu cầu. - Lập báo cáo theo quy định hàng tháng, quý, năm. Phần công trình - Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. - Tham gia nghiệm thu các công trình theo phân công của trưởng phòng. - Theo dõi tổng hợp chi phí của từng công trình, lập báo cáo doanh thu, giá thành các công tác dở dang, hoàn thành. - Định kỳ mỗi tuần báo cáo với phòng về tình hình thực hiện các công trình sửa chữa lớn. * Kế toán xây dựng cơ bản - Phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác và trung thực mọi hoạt động tài chính đảm bảo quản lý chặt về khoản vật tư, tiền mặt, tiền vốn. Các số liệu về báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác.
  17. - Trực tiếp nhận hồ sơ, lập thủ tục, thanh toán các khối lượng hoàn thành theo đúng quy định thanh toán vốn đầu tư, phản ánh chi phí thực hiện theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án công trình, hạng mục công trình. - Theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình hiện có và biến động các loại tài sản thuộc ban quản lý dự án. - Theo dõi tình hình tiếp nhận, cấp phát vốn đầu tư. - Lập và gởi đầu đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý theo quy định. - Lập và gởi đúng hạn báo cáo thực hiện vốn đầu tư, báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo qui định hiện hành về quyết toán vốn đầu tư. - Định kỳ mỗi tuần báo cáo với phòng về tình hình thực hiện đầu tư của các công trình, nguồn vốn so với kế hoạch duyệt, các vấn đề cần phối hợp với các phòng ban liên quan, cần xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo. * Kế toán viễn thông - Theo dõi, quản lý và kiểm tra việc hạch toán kinh doanh viễn thông công cộng của các đơn vị trực thuộc. - Tập hợp theo dõi các khoản nợ thiết bị đầu cuối, cước của toàn đơn vị đối với EVN Telecom và PC2. - Tập hợp các biểu báo cáo kinh doanh VTCC để xác định và lập hóa đơn hoa hồng đại lý được hưởng. - Phân bổ tiền lương, KPCĐ của loại hình VTCC. - Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng thuê và cho thuê TSCĐ trong kinh doanh VTCC. Định kỳ kiểm kê thiết kế bị đầu cuối tại các cửa hàng. * Kế toán tổng hợp - Theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất kinh doanh điện, đối chiếu với các qui định mức chi phí của đơn vị, kiểm tra kịp thời và đề xuất với phòng giải quyết những sai sót trong nghiệp vụ kế toán. - Theo dõi chi tiết, tổng hợp các khoản công nợ nội bộ. - Theo dõi, quản lý và hạch toán các hoạt động tài chính. - Theo dõi tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh. - Lập và gởi báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh quý, năm và các khoản nợ vay đã đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, kiểm tra đối chiếu tình hình thu chi. Kiểm tra tổng quát về sổ sách kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán các chi nhánh điện, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng, nghiệp vụ kế toán chi nhánh. - Cụ thể hóa các hướng dẫn nghiệp vụ của Công ty, đơn vị để hướng dẫn nghiệp vụ cho kế toán các chi nhánh.
  18. PHẦN II CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương - Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị. - Các khoản trích theo lương bao gồm: Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ). + Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. + Quỹ BHYT là quỹ tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác. + KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động . - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
  19. 1.1.3 Nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Phải phân loại lao động hợp lý. + Phân loại lao động theo thời gian lao động: lao động thường xuyên và lao động tạm thời + Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: lao động trực tiếp sản xuất, lao động gián tiếp sản xuất. + Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến; lao động thực hiện chức năng bán hàng; lao động thực hiện chức năng quản lý. - Phân loại tiền lương một cách phù hợp 1.1.4 Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. - Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. - Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp bị mất khả nănglao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, - Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong đó : + Người sử dụng lao động phải chịu 16% trên tổng quỹ lương và đươc tính vào chi phí SXKD. + Người lao động phải chịu 6% trên tổng quỹ luơng bằng cách khấu trừ vào lương của họ. - Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó: + Người sử dụng lao động phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Người lao động phải chịu 1,5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ. + Toàn bộ 3,5% trích được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố. Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên. - KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. - Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên. Tóm lại: Các khoản trích theo lương theo chế độ qui định là 28,5 % trong đó doanh nghiệp chịu 20% (16 % BHXH, 3% BHYT, 1%BHTN) và người lao động chịu 8,5% trừ vào lương (6% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN)
  20. 1.1.5 Các hình thức trả lương Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu : hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm.  Hình thức trả lương theo thời gian: - Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi tháng lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. - Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng * Trả lương theo thời gian giản đơn: Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu. * Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức. * Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN: Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) * Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác: + Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hs lương + hs các khoản phụ cấp được hưởng theo qđ)/ số ngày làm việc trong tháng theo qđ ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng + Lương tuần = (mức lương tháng *12)/52 * Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo qđ (22 hoặc 26) * Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo qđ (8) * Trả lương theo thời gian có thưởng:
  21. Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiềnlương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL, nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng  Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó. * Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định. Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sp, công việc hoàn thành * Đơn giá tiền lương * Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định . Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sx quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ. Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp sx * tỷ lệ tiền lương của sp gián tiếp. * Tiền lương theo sản phẩm có thưởng : là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu v.v * Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến : ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy
  22. nhanh tốc độ sx, Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm * Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc: tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. 1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.1Chứng từ kế toán Bảng chấm công Bảng lương Bảng thanh toán tiền lương Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu khoán, hợp đồng giao khoán, phiếu làm thêm giờ, 1.2.2 Tài khoản sử dụng TK 334 “Phải trả người lao động” : TK này được dùng để phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu của TK 334 TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên” SDĐK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số SDĐK : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền phải trả về tiền lương , tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác thưởng và các khoản khác cho người lao còn phải trả cho người lao động tồn đầu kỳ động tồn đầu kỳ - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng thưởng có tính chất lương, BHXH và các có tínhchất lương, BHXH và cáckhoản khác khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho phải trả, phải chi cho người lao động. người lao động. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số SDCK : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền phải trả về tiền lương , tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác thưởng và các khoản khác cho người lao còn phải trả cho người lao động. động. TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
  23. SDĐK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ - BHXH phải trả cho công nhân viên. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định - Chi kinh phí công đoàn tại DN. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù - Khoản BHXH và KPCĐ đã nộp lên cơ quan quản lý cấp trên. - Chi mua BHYT cho người lao động Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết 1.2.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu * Các nghiệp vụ làm tăng các khoản “Phải trả người lao động” (1) Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan: Nợ TK 241 - XDCB dở dang Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bộ phận bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí bộ phận quản lý DN Có TK 334 - Phải trả người lao động (2) Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341) (3) Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động) Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341) (4) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341) (5) Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải cho công nhân viên và người lao động khác trong DN Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341) * Các nghiệp vụ làm giảm các khoản “Phải trả người lao động”
  24. (1) Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên(như tiền tạm ứng còn thừa, tiền bồi thường, ) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tiền tạm ứng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383, 3384) Có TK 138 - Phải thu khác (1381) (2) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước theo quy định : Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (3) Khi thanh toán các khoản phải trả cho CNV Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112 (4) Khi giữ hộ lương cho CNV (tiền lương CNV chưa lãnh sau khi phát lương) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (5) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá : - Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) - Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá có thuế) * Các khoản trích theo lương (1) Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ : Nợ TK 622 - 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX. Nợ TK 627 - 22% trên tổng tiền lương phải trả cho CN phục vụ và QLPX. Nợ TK 641 - 22% trên tổng tiền lương phải trả cho NV bộ phận bán hàng. Nợ TK 642 - 22% trên tổng tiền luơng phải trả cho NV bộ phận QLDN. Nợ TK 334 - 22% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng. Có TK 338 - Tổng mức trích BHXH, BHYT,KPCĐ. (2) Khi thanh toán BHXH cho CNV
  25. Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 111, 112 (3) Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 338 (3382, 3383,3384) - Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112 (4) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại DN : Nợ TK 3382 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112 (5) Khoản trợ cấp BHXH, DN đã chi được cơ quan BHXH hoàn trả, khi nhận được khoản hoàn trả : Nợ TK 111, 112 Có TK 338 (3383) - Phải trả, phải nộp khác (6) BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù Nợ TK 111, 112 Có TK 338 (3382,3383) - Phải trả, phải nộp khác 1.2.4 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất * Tỷ lệ trích trước tiền lương của CNSX= (Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo kế hoạch /Tổng tiền lương chính phải trả cho CNSX theo kế hoạch)*100% * Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX= Tiền lương của CNSX* Tỷ lệ trích trước tiền lương của CNSX * Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo kế hoạch = Số CNSX trong DN * mức lương bình quân 1 CNSX * Số ngày nghỉ phép thường niên 1 CNSX  Tài khoản sử dụng : TK 335 “Chi phí phải trả” SDĐK : khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ - Các khoản chi phí thực tế phát sinh được - Các khoản chi phí đã được trích trước vào tính vào chi phí phải trả chi phí sxkd - Số chênh lệch về chi phí phải trả > số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK: Khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn cuối kỳ  Định khoản nghiệp vụ phát sinh :
  26. (1) Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả (2) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động (3) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả : Nợ TK 622 - Phần tính vào chi phí Nợ TK 334 - Phần khấu trừ vào lương Có TK 338 - Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả (4) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu có chênh lệch sẽ xử lý như sau: - Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí : Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả - Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
  27. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG * TK 334 “Phải trả người lao động” 334 333 622 Khấu trừ thuế thu nhập Tiền lương phải thanh toán cho CN trực tiếp SX 338 335 Khấu trừ BHXH và BHYT Lương nghỉ phép Trích trước TL thực tế phải nghỉ phép của thanh toán CN trực tiếp 141 627 Khấu trừ tiền tạm ứng Tiền lương của NV ở phân xưởng 1388 641 Khấu trừ các khoản phải thu khác Tiền lương của NV bán hàng 111 642 Ứng lương và thanh toán cho CNV Tiền lương NV ở bộ phận QL 3388 241,811 Giữ hộ tiền lương cho CNV Tiền lương của CN các hoạt động khác 338 BHXH phải thanh toán cho CNV 3531 Tiền thưởng phải thanh toán cho CNV * TK 335 “ Chi phí phải trả”
  28. 334 335 622 Lương nghỉ phép thực tế Trích trước lương nghỉ phép phải thanh toán CN trực tiếp điều chỉnh SƠ ĐỒ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG * TK 338 “Phải trả, phải nộp khác ” TK 338 TK 111,112 TK 622,627,641,642 Nộp BHXH, KPCĐ, BHTN Trích theo lương và mua BHYT TK 334 TK334 Thanh toán BHXH cho CN Trừ lương 111, 112 111, 112 Chi cho hoạt động công đoàn tại BHXH và KPCĐ được cấp bù đơn vị, chi trợ cấp BHXH, BHTN 2. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Điện lực Bến Tre 2.1 Vấn đề tuyển dụng, phân loại lao động 2.1.1 Vấn đề tuyển dụng và ký hợp đồng lao động * Vấn đề tuyển dụng - Căn cứ vào quyết định tuyển dung lao động ban hành kèm theo Quyết định số 20/09/EVN/ĐL2 – 3 ngày 14 tháng 7 năm 2004 Công ty Điện lực 2. - Để việc quản lý và tuyển dụng đi vào nề nếp đủ số lượng và đảm bảo đúng tiêu chuẩn cấp bậc, kỹ thuật công việc yêu cầu, Điện lực Bến Tre ban hành quy chế tuyển dụng như sau: + Đối tượng: Tất cả các đối tượng tốt nghiệp các ngành nghề mà đơn vị có nhu cầu tuyển dụng + Nguyên tắc chung: Điện lực Bến Tre tuyển dụng lao động thông qua 2 hình thức: thi tuyển và kiểm tra trình độ chuyên môn. Hằng năm, căn cứ theo chỉ tiêu lao động Công ty Điện lực 2 duyệt cho đơn vị, Điện lực Bến Tre sẽ tổ chức tuyển dụng trong khoản thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, việc tuyển dụng
  29. có công bố rộng rãi công khai. Bảng báo cáo, bảng tuyển dụng treo trước Văn phòng của đơn vị và phương tiện thông tin đại chúng. + Nội dung thông báo gồm: Chức danh công việc cần tuyển Địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ Số lượng lao động cần tuyển Dự kiến thời gian thi tuyển hoặc Yêu cầu trình độ chuyên môn kiểm tra Tuổi đời, sức khỏe Nội dung thi tuyển gồm 2 phần: Các giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển viết và vấn đáp Tùy vào chức danh công việc mà doanh nghiệp bổ sung phần thi kỹ năng như: ngoại ngữ, tin học, * Phân loại lao động Tổng số nhân viên tại Điện lực Bến Tre tính đến ngày 1/1/2008 là 533 người. Trong đó trình độ đại học 82 người, trung cấp 93 người, công nhân kĩ thuật 283 người, thuộc nhân viên khác 75 người. Số công nhân đa số tốt nghiệp phổ thông trung học. - Lao động trực tiếp chiếm 63% gồm: + Công nhân phân phối là những công nhân vận hành, sữa chữa đường dây và trạm dưới 110kv, lái xe cẩu, xe tải. + Công nhân sản xuất là những công nhân vận hành máy phát điện (nhà máy điện Đồng Khởi) - Lao động gián tiếp chiếm 27%: là những cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban làm công tác quản lý phục vụ sản xuất chính. - Điện lực Bến Tre làm việc theo giờ hành chánh làm 8 tiếng: Sáng 7h đến 11h Chiều 13h đến 17h - Đối với công nhân sửa chữa điện, điều độ hệ thống điện thì làm việc theo ca. 2.1.2 Chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ khi có việc riêng * Nghỉ lễ, Tết: Là những ngày nghỉ trong năm nhưng người lao động vẫn được hưởng 100% lương căn bản. Các ngày nghỉ lễ, Tết trong năm như sau: - Tết dương lịch: Nghỉ 1 ngày - Tết Nguyên đán: Nghỉ 4 ngày - Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4: Nghỉ 1 ngày - Ngày Quốc tế lao động 1/5: Nghỉ 1 ngày - Ngày Quốc khánh 2/9: Nghỉ 1 ngày
  30. - Ngày giỗ tổ mùng 10/3: Nghỉ 1 ngày Các ngày lễ trên nếu trùng vào ngày thứ 7, chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày tiếp sau đó. * Nghỉ phép Nếu người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ phép hàng năm là 12 ngày đối với những người làm công việc bình thường. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Những ngày nghỉ được hưởng lương đầy đủ. * Nghỉ có việc riêng Người lao động được nghỉ khi có việc riêng vẫn hưởng nguyên lương theo đúng quy định trong điều 78 của Bộ luật lao động. 2.2 Kế toán tiền lương 2.2.1 Hình thức trả lương và cách tính lương 2.2.1.1 Hình thức trả lương Công ty Điện lực Bến Tre sử dụng bảng chấm công để theo dõi ngày công và tính lương cho CB – CNV. Trong bảng chấm công thể hiện rõ thời gian làm việc, thời gian vắng mặt, đi ca, lưu động của người lao động để làm căn cứ tính lương. * Ký hiệu chấm công 8: đi làm đủ 8 tiếng HS: Hộ sản H: học K: ca 3 P: nghỉ phép L: lưu động R: việc riêng O: ốm - Điện lực Bến Tre chi trả lương theo “Quy chế chi trả lương” ban hành kèm theo quyết định số 340/QĐ – PCBTr ngày 24/8/2010 của Công ty Điện lực Bến Tre. - Áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên được chia làm 2 kỳ: Tiền lương tạm ứng kỳ 1: được trả vào ngày 15 tây hàng tháng Tiền lương thực lãnh kỳ 2: được trả vào cuối tháng 2.2.1.2 Cách tính lương  Tiền lương tạm ứng kỳ 1 TLk1 = HSL*730,000 ( theo quy định của Công ty) Trong đó: TL tạm ứng: tiền lương tạm ứng cho CBCNV HSL: hệ số tiền lương cấp bậc công việc  Tiền lương kỳ 2 (lương cuối tháng) a) Tiền lương chính (tiền lương chế độ)
  31. * Tiền lương chế độ nghỉ lễ TLcđ nghỉ lễ = (HSL*Lương tối thiểu chung*nccđ nghỉ lễ)/22 Trong đó: nccđ nghỉ lễ: ngày công chế độ nghỉ lễ * Tiền lương chế độ còn lại TLcđ còn lại = (HSL*Lương tối thiểu chung*nccđ còn lại)/22 Trong đó: nccđ còn lại: ngày công chế độ còn lại b)Tiền lương sản phẩm TLsp = ((HSL + Hpccv)*Lương tối thiểu vùng*Ntt*Hxl*Htđ*Hql*Hsp)/22 Trong đó: Ntt: ngày công thực tế - Trưởng phòng Công ty, Giám đốc Hxl: hệ số đánh giá xếp loại hoàn Điện lực, Quản đốc,: 1.3 thành nhiệm vụ - Phó phòng Công ty, Phó Giám đốc - Mức 1: 150% hệ số 1.5 Điện lực, Phó quản đốc, Phó trưởng - Mức 2: 125% hệ số 1.25 Ban QLDA đơn vị và tương đương: - Mức 3: 100% hệ số 1.0 1.25 - Mức 4: 80% hệ số 0.8 - Trưởng phòng và Đội trưởng thuộc - Mức 5: 60% hệ số 0.6 Điện lực: 1.2 Htđ: hệ số trình độ - Phó phòng, Đôi phó, Cán bộ an toàn - Trình độ Tiến sĩ: 1.45 chuyên trách thuộc Điện lực: 1,15 - 2 bằng thạc sỹ trở lên: 1.4 - Tổ trưởng: 1.1 - Trình độ Thạc sỹ: 1.35 - Trưởng nhóm công tác của Điện lực: - 2 bằng đại học trở lên: 1.3 1.05 - Trình độ Đại học: 1.25 Hpccv: - Trình độ Cao đẳng: 1.2 - Trưởng phòng, trưởng CN, quản đốc, - Trình độ Trung cấp: 1.15 trưởng ban QLDA: 0.4 - Còn lại: 1 - Phó phòng, phó chi nhánh, phó ban: Hql: hệ số quản lý 0.3 - Giám đốc Công ty: 1.4 - Tổ trưởng: 0.1 - Phó giám đốc Công ty: 1.35 Hsp: hệ số sản phẩm c) Phụ cấp * Phụ cấp lưu động PC lưu động = (ngày lưu động* Lương tối thiểu vùng*20%)/22 (Đối với công nhân thu tiền điện, điện thoại)
  32. PC lưu động = (ngày lưu động* Lương tối thiểu vùng*40%)/22 ( Đối với CBCNV làm công tác quản lý vận hành) * Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ PCTN, PCCV = ((Hệ số PCTN, PCCV* Lương tối thiểu chung*nccđ nghỉ lễ) +( Hệ số PCTN, PCCV* Lương tối thiểu vùng*nccđ còn lại)) /22  Tiền lương ca ba TL ca ba = ((Lương chính + Lương sp)*0,3*ngày ca ba(đổi ra giờ))/208  Tổng lương = TLchính + TLsản phẩm + TL ca ba + PC lưu động + PCCV + PCTN  Trích BHXH, BHYT, BHTN theo qui định, công thức (CT) tính như sau: CT = (HSL + Hpccv)* Lương tối thiểu chung*8,5%  Tiền lương thực lãnh cuối tháng CT = Tổng lương – TLtạm ứng – Các khoản trích BHXH,BHYT,BHTN * Một số ví dụ minh họa: VD1: Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương tháng 5/2011 để tính lương anh Nguyễn Văn A – Điện lực Châu Thành có các thông tin sau: - Ngày công chế độ nghỉ lễ: 1 - Hệ số trình độ: 1 ngày - Hệ số quản lý: 1 - Ngày công chế độ còn lại: 20 - Ngày ca ba: 64 giờ ngày - Lương tối thiểu vùng Châu Thành: - Ngày công thực tế: 20 ngày 1,050,000đ/tháng - Hệ số sản phẩm: 0.88322397 - Lương tối thiểu chung: 830,000đ/tháng - Hệ số lương: 3.01 - Ngày công qui định: 22 ngày - Xếp loại HTNV: mức 3 ( hệ số - Số giờ qui định: 208 giờ 1)  Tiền lương kỳ 1 TLk1 = 3.01* 730,000 = 2,197,300 đồng  Tiền lương kỳ 2 a) Lương chính TLcđ nghỉ lễ = (3.01*830,000*1)/22 = 113,559 đồng TLcđ còn lại = (3.01*830,000*20)/22 = 2,271,182 đồng Lương chính = 113,559 + 2,271,182 = 2,384,741 đồng b)Tiền lương sản phẩm TLsp = (3.01*1,050,000*20*1*1*1*0.88322397)/22 = 2,537,663 đồng
  33.  Tiền lương ca ba TL ca ba = ((2,384,741 + 2,537,663 )*0.3*64)/208 = 454,376 đồng  Tổng lương ông A Tổng lương = 2,384,741 + 2,537,663 + 454,376 = 5,376,780 đồng  Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.01*830,000*8,5% = 212,356 đồng  Tiền lương thực lãnh cuối tháng TL thực lãnh = 5,376,780 - 2,197,300 - 212,356 = 2,967,124 đồng VD2: Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương tháng 5/2011 để tính lương anh Trần Văn B – Trưởng phòng KHKT có các thông tin sau: - Ngày công chế độ nghỉ lễ: 1 ngày - Hệ số trình độ: 1.25 (Đại học) - Ngày công chế độ còn lại: 20 - Hệ số quản lý: 1.3 (Trưởng phòng) ngày - Phụ cấp chức vụ: 0,4 (Trưởng phòng) - Ngày công chế độ thực tế: 20 - Lương tối thiểu vùng: ngày 1,050,000đ/tháng - Hệ số sản phẩm: 0.53863221 - Lương tối thiểu chung: 830,000đ/tháng - Hệ số lương: 4.51 - Ngày công qui định: 22 ngà - Xếp loại HTNV: mức 3 ( hệ số 1)  Tiền lương kỳ 1 TLk1 = (4.51 + 0.4)* 730,000 = 3,584,300 đồng  Tiền lương kỳ 2 a) Lương chính TLcđ nghỉ lễ = ((4.51 + 0.4)*830,000*1)/22 = 185,241 đồng TLcđ còn lại = ((4.51 + 0.4)*830,000*20)/22 = 3,704,818 đồng Lương chính = 185,241 + 3,704,818 = 3,890,059 đồng b)Tiền lương sản phẩm TLsp = ((4.51 + 0.4)*1,050,000*20*1*1.25*1.3*0.53863221)/22 = 4,102,266 đồng c)Tiền lương phụ cấp chức vụ PCCV = ((0.4*830,000*1) + (0.4*1,050,000*20))/22 = 396,909 đồng  Tổng lương ông A
  34. Tổng lương = 3,890,059 + 4,102,266 + 396,909 = 8,389,234 đồng  Trích BHXH, BHYT, BHTN = (4.51 + 0.4)*830,000*8,5% = 346,401 đồng  Tiền lương thực lãnh cuối tháng TL thực lãnh = 8,389,234 - 3,584,300 - 346,401 = 4,458,533 đồng VD3: Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương tháng 5/2011 để tính lương anh Huỳnh Văn C – Điện lực Thành phố có các thông tin sau: - Ngày công chế độ nghỉ lễ: 1 ngày - Hệ số trình độ: 1.25 (Đại học) - Ngày công chế độ còn lại: 20 - Hệ số quản lý: 1.2 (Trưởng phòng) ngày - Phụ cấp trách nhiệm: 0,3 - Ngày công chế độ thực tế: 20 - Lương tối thiểu vùng: ngày 1,050,000đ/tháng - Hệ số sản phẩm: 0.444753724 - Lương tối thiểu chung: - Hệ số lương: 3.27 830,000đ/tháng - Xếp loại HTNV: mức 2 ( hệ số - Ngày công qui định: 22 ngày 1.25)  Tiền lương kỳ 1 TLk1 = 3.27 * 730,000 = 2,387,100 đồng  Tiền lương kỳ 2 a) Lương chính TLcđ nghỉ lễ = (3.27 *830,000*1)/22 = 123,368 đồng TLcđ còn lại = (3.27 *830,000*20)/22 = 2,467,364 đồng Lương chính = 123,368 + 2,467,364 = 2,590,732 đồng b)Tiền lương sản phẩm TLsp = (3.27 *1,050,000*20*1.25*1.25*1.2*0.444753724)/22 = 2,602,946 đồng c)Tiền lương phụ cấp trách nhiệm PCTN = ((0.3*830,000*1) + (0.3*1,050,000*20))/22 = 297,682 đồng  Tổng lương ông A Tổng lương = 2,590,732 + 2,602,946 + 297,682 = 5,491,360 đồng  Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.27*830,000*8,5% = 230,699 đồng  Tiền lương thực lãnh cuối tháng TL thực lãnh = 5,491,360 - 2,387,100 - 230,699 = 2,873,561 đồng 2.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương
  35. - Chứng từ và thủ tục kế toán các biểu mẫu - Bảng tổng hợp thanh toán lương - Bảng thanh toán lương - Bảng thanh toán tiền ăn - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ - Danh sách nộp BHXH, BHYT - Bảng thanh toán tiền BHXH Cuối tháng các đơn vị trực thuộc phải nộp bảng chấm công về phòng tổ chức để lập bảng thanh toán tiền lương, tiền ăn cho từng đơn vị và người lao động. Sau đó tiến hành lên bảng tổng hợp thanh toán tiền lương theo từng tháng của toàn bộ công ty. Điện lực Bến Tre trả lương cho người lao động thông qua thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc chi trả lương qua thẻ được thông qua Đại hội công nhân viên chức. TRÌNH TỰ LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ CHI LƯƠNG Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Phân bổ lương Bảng thanh toán tiền ăn Phân bổ tiền ăn Tài khoản thẻ của CBCNV Lệnh chuyển ngân * Trình tự chi lương được phân làm 2 công đoạn: 1) Căn cứ vào bảng chấm công của các đơn vị trực thuộc, Phòng TCNS cập nhật ngày công thực tế của CBCNV vào chương trình quản lý tiền lương, sau đó in bảng thanh toán tiền lương, tiền ăn trình ký và chuyển cho phòng TCKT. Sơ đồ lập bảng thanh toán lương, tiền ăn PHẦN MỀM BẢNG CHẤM QUẢN LÝ CÔNG LƯƠNG - BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - BẢNG THANH TOÁN TIỀN ĂN - SỔ LƯƠNG CHI TIẾT CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN Máy vi tính * Ghi chú:
  36. Người dùng cập nhật Máy tính xử lý 2) Phòng TCKT căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền ăn nhận từ Phòng TCNS lập phiếu chuyển ngân từ chương trình FMIS để chuyển tiền vào tài khoản thẻ của từng CNV PHẦN MỀM Lệnh chuyển ngân BẢNG THANH KẾ TOÁN TOÁN LƯƠNG Bảng tổng hợp lương của từng đơn vị Máy vi tính * Ghi chú: Người dùng cập nhật Máy tính xử lý 2.2.3 Một số nghiệp vụ chủ yếu (1) Căn cứ thông báo cấp KHC lương tháng 5/2010 của Tổng công ty ĐLMN số 1123/TB- ĐL ngày 3/5/2010 kế toán phân bổ lương cho CB quản lý, NVBH, CNSX, hạch toán như sau: Nợ 6421311 768,463,074 Nợ 6411311 936,460,413 Nợ 6271311 711,909,514 Nợ 15411631 83,166,999 Có 33411 2,500,000,000 (2) Căn cứ Bảng lương 1 tháng 5/2010, Phòng TCKT lập phiếu chuyển ngân số PRNN 130 ngày 12/5/2010 thanh toán lương kỳ 1 tháng 5/2010 cho CBCNV khối văn phòng, hạch toán như sau: Nợ 33411 302,762,200 Có 1121 302,762,200 (3) Căn cứ Bảng lương 1 tháng 5/2010, kế toán ĐL Thạnh Phú lập phiếu chuyển ngân số PRNN 130 ngày 12/5/2010 thanh toán lương kỳ 1 tháng 5/2010 cho CBCNV CNĐ Thạnh Phú, hạch toán như sau: Nợ 33411 58,852,000
  37. Có 1121 58,852,000 (4) Căn cứ Bảng lương kỳ 2 tháng 5/2010, Phòng TCKT lập phiếu chuyển ngân số PRNN 169 ngày 31/5/2010 thanh toán lương kỳ 2 tháng 5/2010 cho khối văn phòng, hạch toán như sau: Nợ 33411 330,094,958 Có 1121 330,094,958 (5) Căn cứ Bảng thanh toán tiền ăn, kế toán ĐL Giồng Trôm lập chứng từ ghi sổ số PKGT86 ngày 2/5/2010 phân bổ tiền ăn tháng 5/2010 cho CTV (phân phối, bán hàng,VTCC), hạch toán như sau: Nợ 15413795 1,892,000 Nợ 6411385 2,970,000 Nợ 64122385 4,378,000 Có 33412 9,240,000 2.3 Các khoản trích theo lương 2.3.1 Xác định các khoản trích theo lương Hàng tháng căn cứ vào tổng hệ số lương theo thang bảng thanh toán lương của CNV, kế toán tiến hành trích nộp BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ qui định của Nhà nước, riêng KPCĐ tại Công ty trích theo tổng quỹ lương thực lãnh của người lao động. 2.3.2 Cách trích lập * Trích BHXH = 22%*lương cơ bản Trong đó: Công ty hạch toán vào chi phí: 16% Người lao động đóng: 6% * Trích BHYT = 4.5%*lương cơ bản Trong đó: Công ty hạch toán vào chi phí: 3% Người lao động đóng: 1.5% * Trích BHTN = 2%*lương cơ bản Trong đó: Công ty hạch toán vào chi phí: 1% Người lao động đóng: 1% * KPCĐ = 2%*quỹ lương Tổng công ty phân phối hàng tháng. 2.3.3 Thu BHXH, BHYT
  38. - Công ty Điện lực Bến Tre hạch toán vào chi phí 20%, trong đó: BHXH 16%, BHYT 3%, BHTN 1% - Người lao động đóng: 8.5%, trong đó: BHXH 6%, BHYT 1.5%, BHTN 1% Hàng quý Công ty Điện lực Bến Tre đối chiếu BHXH, BHYT, BHTN với BHXH tỉnh. Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN bằng chuyển khoản. Hàng tháng đơn vị lập báo cáo theo mẫu của BHXH. 2.3.4 Chi BHXH, BHYT Các trường hợp được hưởng BHXH: - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất thì được hưởng BHXH theo đúng qui định - Về chế độ ốm đau, thai sản: tại đơn vị đóng theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định hưởng đủ lương - Về chế độ hưu trí: đối với cán bộ công chức và người lao động đến tuổi nghỉ hưu thì Điện lực sẽ tiến hành làm thủ tục để cán bộ công chức và người lao động hưởng ngay mức lương hưu tại địa phương. Theo qui định đối với cán bộ công chức và người lao động đến tuổi nghỉ hưu là: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. * Một số ví dụ minh họa: (1) Căn cứ hồ sơ pháp lý nghỉ hưởng chế BHXH kế toán lập PC PCTM167 ngày 3/5/2010 chi BHXH thay lương cho người lao động, hạch toán như sau: Nợ 33411 95,600 Có 1111 95,600 Đồng thời kết chuyển Cp BH trả thay lương Nợ 3383 95,600 Có 33411 95,600 (2) Căn cứ chứng từ ghi sổ số PCTM167 ngày 23/5/2010 chi BHXH thay lương cho người lao động, hạch toán như sau: Nợ 33411 1,012,500 Có 1111 1,012,500 (3) Căn cứ chứng từ ghi sổ số PCTM353 ngày 27/5/2010 chi BHXH thay lương ốm cho người lao động, hạch toán như sau: Nợ 33411 202,500 Có 1111 202,500 (4) Căn cứ chứng từ ghi sổ số PCTM380 ngày 28/5/2010 chi BHXH thay lương cho người lao động, hạch toán như sau: Nợ 33411 8,458,700
  39. Có 1111 8,458,700 (5) Căn cứ chứng từ ghi sổ số PCTM397 ngày 29/5/2010 chi BHXH thay lương cho người lao động, hạch toán như sau: Nợ 33411 4,453,900 Có 1111 4,453,900 2.3.5 Cách tính BHXH, BHYT, BHTN của một người lao động Hệ số lương*tiền lương tối thiểu*28.5% * Một số ví dụ minh họa: VD1: Tính BHXH, BHYT, BHTN của một người lao động có hệ số lương 2.18 Trích BHXH, BHYT, BHTN = 2.18*830,000*28.5% = 515,679 đồng Công ty Điện lực hạch toán vào chi phí: 2.18*830,000*20% = 361,880 đồng Người lao động đóng (trừ vào lương) = 2.18*830,000*8.5% = 153,799 đồng Trong đó: Trích BHXH = 2.18*830,000*6% = 108,564 đồng Trích BHYT = 2.18*830,000*1.5% = 27,141 đồng Trích BHTN = 2.18*830,000*1% = 18,094 đồng VD2: Tính BHXH, BHYT, BHTN của một người lao động có hệ số lương 2.65, phụ cấp chức vụ 0.3 Trích BHXH, BHYT, BHTN = (2.56 + 0.3)*830,000*28.5% = 676,533 đồng Công ty Điện lực hạch toán vào chi phí: (2.56 + 0.3)*830,000*20% = 474,760 đồng Người lao động đóng (trừ vào lương) = (2.56 + 0.3)*830,000*8.5% = 201,773 đồng Trong đó: Trích BHXH = (2.56 + 0.3)*830,000*6% = 142,428 đồng Trích BHYT = (2.56 + 0.3)*830,000*1.5% = 35,607 đồng Trích BHTN = (2.56 + 0.3)*830,000*1% = 23,738 đồng 2.3.6 Một số nghiệp vụ chủ yếu Căn cứ vào Bảng thanh toán lương, Phòng TCKT tiến hành phân bổ các khoản trích theo lương. Tài khoản sử dụng: 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) (1) Căn cứ vào thông báo cấp quỹ lương tháng 5/2010 trích 2% KPCĐ từ lương CBQL, NVBH, NVPP, CNSX tháng 3/2011, hạch toán như sau: Nợ 64213112 24,496,354 Nợ 64113112 14,311,028 Nợ 62713112 17,792,088 Nợ 15411632 1,740,530 Có 3382 58,340,000
  40. (2) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương ngày 31/3/2011 phân bổ 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN từ lương CBQL, NVBH, NVPP, CNSX tháng 5/2010, hạch toán như sau: a) Hạch toán vào chi phí: 20% BHXH: 16% Nợ 15411632 6,843,341 Nợ 62713112 69,954,156 Nợ 64113112 49,931,046 Nợ 641222212 6,336,427 Nợ 64213112 87,442,695 Nợ 642222212 8,870,998 Có 3383 229,378,663 BHYT: 3% Nợ 15411632 1,283,126 Nợ 62713112 13,116,404 Nợ 64113112 9,362,071 Nợ 641222212 1,188,080 Nợ 64213112 16,395,506 Nợ 642222212 1,663,312 Có 3384 43,008,499 BHTN: 1% Nợ 15411632 424,553 Nợ 62713112 4,339,879 Nợ 64113112 3,097,668 Nợ 641222212 393,105 Nợ 64213112 5,424,849 Nợ 642222212 550,347 Có 3389 14,230,428 b) Người lao động đóng: 8,5% Nợ 33411 121,751,650 Có 3383 86,016,999
  41. Có 3384 21,504,250 Có 3389 14,230,401 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. So sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế. Ai cũng nghĩ rằng giữa lý thuyết và thực tế là khác nhau nhưng khi làm việc trong môi trường thực tế mới thấy giữa lý thuyết và thực tiễn luôn có mối quan hệ hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Như chúng ta đều biết, lí thuyết là cơ sở để soi sáng cho thực tiễn, nếu ta không học lý thuyết thì sẽ chẳng áp dụng vào thực tế được, bởi ta không có kiến thức. Đồng thời, nếu có kiến thức nhưng không được ứng dụng vào thực hành thì cũng giống như viên ngọc không được mày giũa. Lý thuyết và thực tế phải đi đôi với nhau, hỗ trợ lẫn nhau thì công việc mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, lý thuyết không phải bao hàm toàn bộ, nên trong kinh doanh hay trong bất cứ lĩnh vực nào ta cũng phải biết áp dụng lý thuyết một cách linh động, nhạy bén,
  42. tinh tế sao cho phù hợp với thực tiễn. Và kiến thức là vô tận, ta cần phải học hỏi, cập nhật liên tục, thường xuyên để đáp ứng được mọi nhu cầu trong thực tế công việc. 2. Kết luận chung về nghiệp vụ đã nghiên cứu * Ưu điểm: - Công ty Điện lực Bến Tre có chế độ tiền lương hợp lý và có quy chế chi trả lương cho người lao động theo hiệu quả công việc, từ đó người lao động chủ động xử lý công việc để đạt được chất lượng ngày một tốt hơn và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác từ nhân viên đến Cán bộ quản lý. - Công ty thực hiện chi trả lương đúng thời gian quy định, không có trường hợp đình trệ trong việc chi trả lương, tạo sự ổn định đời sống cho người lao động. - Việc trả lương qua ATM rất thuận lợi trong việc cân đối tiền mặt. - Các khoản trích theo lương thực hiện đúng, đủ theo quy định của Nhà nước. - Kế toán tại đơn vị thể hiện tốt vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin cho các bộ phận quản lý. Đơn vị tổ chức hình thức kế toán tập trung. Các phòng ban thu thập chứng từ sau đó chuyển về phòng kế toán để hạch toán. Các công việc kế toán được phân công, phân việc rõ ràng tránh được sự ghi chép trùng lắp. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong việc chi trả lương cho người lao động, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách áp dụng đối với người lao động. - Việc áp dụng trình tự chứng từ ghi sổ theo hình thức trên máy tính đã giúp đơn vị quản lý tiền lương một cách thuận lợi, chặt chẽ phù hợp với quá trình hoạt động của đơn vị. - Nhìn chung, công tác kế toán tại đơn vị nhanh chóng, chính xác, khoa học; mọi khoản thu, chi đều có chữ ký của người lập phiếu, Trưởng phòng kế toán và phê duyệt của GĐ. * Nhược điểm: - Công ty Điện lực Bến Tre hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, cho nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý như: Về lao động: phải theo kế hoạch Công ty, đơn vị không tự chủ trong khâu tuyển dụng. Quỹ tiền lương, tiền thưởng: theo kế hoạch Công ty và chi theo công thức đã được định sẵn, do đó không tự chủ trong việc chi trả lương, trong cơ chế hiện nay không thu hút nhân tài. Nhìn chung, qua thời gian thực tập em đã hiểu thêm về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị ; em thấy rằng phía sau sự thành công của đơn vị là sự tận tụy làm việc, cống hiến, nổ lực hết mình của đội ngũ CB – CNV. Vì vậy đơn vị cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để CB – CNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó cần chú trọng đến việc trả lương, vì lương là động lực, nhân tố kích thích sản xuất. Tiền
  43. lương phải được trả đúng ngày, đúng người và theo đúng năng lực. Có như thế thì mọi thành viên của đơn vị sẽ hiểu rõ hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và làm việc xứng đáng với lương được hưởng. 3. Kiến nghị 3.1 Đối với đơn vị thực tập - Hoạt động kinh doanh chính của đơn vị là kinh doanh điện năng. Vì vậy đơn vị cần luôn nâng cao chất lượng hoạt động, phạm vi dần trãi rộng nhằm phục vụ cho những hộ sử dụng ở vùng sâu, vùng xa nhằm đem lại cho những vùng chưa có điện nguồn điện thắp sáng và sinh hoạt. Do địa bàn quản lý rộng và hầu hết các lưới điện của các trạm điện ở các huyện, xã góp vốn xây dựng chưa đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật nên sau khi tiếp nhận lưới điện nông thôn đơn vị cần đưa ra kế hoạch cải tạo để sửa chữa nhằm từng lúc kéo giảm điện năng. - Về hoạt động kinh doanh viễn thông công cộng, đơn vị cần chú ý đến khâu chăm sóc khách hàng. Mở rộng kênh phân phối để nâng cao hơn nữa doanh thu và lợi nhuận của đơn vị; chú trọng công tác quảng bá sản phẩm của đơn vị ra thị trường. - Đưa chủ trương tin học hóa vào kinh doanh. - Đẩy mạnh công tác tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tham gia các hội chợ thương mại, tạo điều kiện tốt cho việc quảng bá sản phẩm của đơn vị. - Thực hiện việc khuyến khích, khen thưởng cán bộ, công nhân viên giỏi. Tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng cho CB – CNV. - Thường xuyên cử cán bộ đi học tập, công tác để nâng cao năng lực quản lý; tạo điều kiện cho công nhân viên được tiếp tục học tập để nâng chuẩn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác, làm việc có hiệu quả hơn Tổng công ty cần có chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn; phân cấp rộng cho Công ty Điện lực để chủ động trong vấn đề tuyển dụng, thu hút nhân tài, mới đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Bến Tre nói riêng. Cụ thể: Về lao động: Cho phép đơn vị tự cân đối trong việc tuyển dụng, có chính sách ưu đãi đối với người lao động để thu hút nhân tài. Về tiền lương: Phân cấp cho đơn vị trong cách tính toán chi lương cho từng vị trí cụ thể miễn sao không vượt quỹ lương mà Tổng công ty giao cho đơn vị. 3.2 Đối với nhà trường - Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để sinh viên tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, nên lồng ghép những ví dụ thực tế vào trong bài học lí thuyết để sinh viên dễ hiểu và không bỡ ngỡ khi ra thực tế.
  44. - Nhà trường cần có những chính sách khuyến khích sinh viên như: tặng học bổng, tổ chức những cuộc thi liên quan đến chuyên môn ngành học, tạo sân chơi bổ ích để sinh viên có điều kiện trao đổi kiến thức, học tập lẫn nhau, trau dồi kiến thức và tạo tinh thần đoàn kết tập thể. - Tổ chức tham quan nhà máy điện cho tất cả các khoa để sinh viên hiểu thêm về công tác sản xuất điện. - Trường nên chủ động tạo đầu ra, đảm bảo việc làm cho sinh viên do trường đạo tào, thu hút nhân tài .