Luận văn Khai thác các giá trị của Chùa Ba Vàng (Uông Bí-Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa

pdf 122 trang huongle 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khai thác các giá trị của Chùa Ba Vàng (Uông Bí-Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_khai_thac_cac_gia_tri_cua_chua_ba_vang_uong_bi_quan.pdf

Nội dung text: Luận văn Khai thác các giá trị của Chùa Ba Vàng (Uông Bí-Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa

  1. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 4 1.1. Khái niệm về du lịch văn hóa, đặc điểm và các loại hình du lịch văn hóa 4 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa 4 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa 5 1.1.3. Các hình thức du lịch văn hóa 6 1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 7 1.2.1. Điều kiện kinh tế 8 1.2.2. Điều kiện văn hóa 8 1.2.3. Điều kiện về tài nguyên văn hóa 9 1.2.4. Điều kiện về tiếp đón và phục vụ khách du lịch 9 1.2.5. Chính sách phát triển du lịch 10 1.3. Vị trí và vai trò của du lịch văn hóa trong giai đoạn hiện nay 11 1.3.1. Vị trí của du lịch văn hóa 11 1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hóa 11 1.4. Xu hƣớng phát triển của du lịch văn hóa 13 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa 14 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới 14 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam 19 CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC GIÁ TRỊ CHÙA BA VÀNG (UÔNG BÍ - QUẢNG NINH) VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH 23 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Uông Bí 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 24
  2. 2.1.3. Điều kiện kinh tế − xã hội 27 2.1.4. Đánh giá chung 30 2.2. Khái quát về chùa Ba Vàng 31 2.2.1. Vị trí địa lý và cảnh quan môi trường chùa Ba Vàng 31 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Ba Vàng 33 2.3. Các giá trị tiêu biểu của chùa Ba Vàng 37 2.3.1. Giá trị lịch sử 37 2.3.2. Giá trị kiến trúc - mỹ thuật 48 2.3.3. Giá trị tâm linh 66 2.4. Khả năng khai thác và phục vụ du lịch của chùa Ba Vàng 73 2.4.1. Nguồn khách 73 2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật 74 2.4.3. Hiện trạng tổ chức quản lý 75 2.5. Đánh giá chung 83 2.5.1. Thuận lợi 83 2.5.2. Khó khăn 85 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÙA BA VÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LịCH VĂN HÓA 87 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa thành phố Uông Bí nói chung và chùa Ba Vàng nói riêng 87 3.1.1. Đối với Uỷ ban Nhân dân thành phố Uông Bí − tỉnh Quảng Ninh 87 3.1.2. Đối với Uỷ ban Nhân dân huyện, chính quyền địa phương và ban quản lý di tích chùa Ba Vàng 90 3.2. Một số giải pháp để khai thác các giá trị của chùa Ba Vàng phục vụ phát triển du lịch văn hóa 91 3.2.1. Đẩy mạnh và hoàn thiện nội dung, quy hoạch, kiến trúc xây dựng 91 3.2.2. Tuyên truyền, quảng bá trong phát triển du lịch 92 3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 94 3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý 95
  3. 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực 96 3.2.6. Có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. 96 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 101 1. Một số bài thơ về chùa Ba Vàng 101 2. Một số hình ảnh về chùa Ba Vàng 105 3. Ẩm thực chay – một số món ăn chay chùa Ba Vàng 117
  4. LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên, được làm khóa luận tốt nghiệp thực sự là một vinh dự đối với em. Để hoàn thành khóa luận này đòi hỏi sự cố gắng học hỏi, tìm tòi rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng sự cố vũ, động viên to lớn của gia đình, bạn bè. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Tiến Độ, người đã động viên, hướng dẫn, chia sẻ cho em nhiều kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu đề tài, và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường Đại học Dân lập Hải Phòng, các thầy cô trong khoa Văn hóa du lịch đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong bốn năm học qua và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận. Đồng thời em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Được sự giúp đỡ của Thầy Cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác các giá trị của Chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa”. Tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đồng thời thời gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thân cảm ơn! Sinh viên Bùi Thị Tơ
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa − hiện đại hóa. Sự nghiệp đổi mới sẽ có bước phát triển mạnh hơn nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với cơ cấu nông nghiệp − công nghiệp − dịch vụ hợp lý, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mang lại hiệu quả nhiều mặt, lại được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch phát triển ngày càng mạnh và bền vững. Ngành du lịch rất phong phú và đa dạng, nó có rất nhiều loại hình và hình thức du lịch khác nhau. Trong đó, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch đặc thù, nó thỏa mãn các nhu cầu mở rộng sự hiểu biết, thưởng ngoạn và thư giãn. Bản thân loại hình du lịch này có những ý nghĩa rất đặc biệt, vì nó giúp con người khám phá những giá trị vô bờ bến của văn hóa và hướng con người đến Chân − Thiện − Mỹ thông qua các sản phẩm du lịch. Quảng Ninh được biết đến như “một Việt Nam thu nhỏ”, là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế khác biệt. Với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Quảng Ninh đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo được nguồn khách trong nước và quốc tế. Hiện nay Quảng Ninh đang lưu giữ khoảng hơn 620 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trong đó có 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt đó là kỳ quan, di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử − Danh lam Yên Tử (Thành phố Uông Bí), Di tích lịch sử Bạch Đằng (Thị xã Quảng Yên), cùng với hơn 100 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh Đồng thời gắn với các di tích là hơn 70 lễ hội được tổ chức hàng năm, tập trung chủ yếu ở loại hình lễ hội dân gian truyền thống. Ngoài ra Quảng Ninh còn khá nhiều di tích tiêu biểu như: Khu di tích lăng mộ vua Trần (huyện Đông Triều), Đền Cửa Ông (Thành phố Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Thành phố Móng Cái), Đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu − Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn), chùa Long Tiên (Thành phố Hạ Long) và mới được xây dựng gần đây nhất là Chùa 1
  6. Ba Vàng (Thành phố Uông Bí). Đây là những địa danh thu hút khách thập phương với loại hình du lịch văn hóa ,tâm linh, nhất là vào các dịp lễ hội đầu xuân, giúp du khách có cơ hội tìm hiểu thêm những nét đẹp văn hóa, tìm hiểu về con người và vùng đất Quảng Ninh. Thành phố Uông Bí là một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Nói tới Uông Bí, người ta nghĩ ngay tới một vùng đất có thế mạnh về loại hình du lịch văn hóa, tâm linh. Không chỉ nổi tiếng với khu du lịch trọng điểm di tích danh thắng Yên Tử − trung tâm Phật Giáo Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam, mà hiện nay Uông Bí còn được biết đến bởi sự hấp dẫn về du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh đó là Chùa Ba Vàng. Ngôi chùa mới được trùng tu xây dựng và khánh thành vào ngày 9/3/2014, đang trở thành một điểm đến mới của du lịch văn hóa tại Việt Nam và là địa chỉ hành hương tin cậy của đông đảo tăng ni, phật tử khắp mọi miền Tổ quốc. Tuy là một công trình lớn mới được xây dựng, chưa được khai thác nhiều cho phục vụ du lịch nhưng em nhận thấy Chùa Ba Vàng không những là công trình kiến trúc đồ sộ mà còn có giá trị văn hóa, tâm linh lớn lao, trong tương lai sẽ là trung tâm Phật Giáo lớn của Việt Nam, là một điểm đến có rất nhiều tiềm năng, là nơi lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh của thành phố Uông Bí. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Khai thác các giá trị của chùa Ba Vàng (Uông Bí − Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề luận lý, thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa và việc khai thác các giá trị của di tích phục vụ phát triển du lịch văn hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Chỉ ra các giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của chùa Ba Vàng(Uông Bí – Quảng Ninh) phục vụ phát triển du lịch văn hóa. 2
  7. - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa. + Tìm hiểu về chùa Ba Vàng và hiện trạng khai thác các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tâm linh trong phát triển du lịch văn hóa. + Đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị của chùa Ba Vàng phục vụ phát triển du lịch văn hóa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Bố cục khóa luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa Chương 2: Thực trạng khai thác các giá trị chùa Ba Vàng Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác các giá trị của chùa Ba Vàng phục vụ phát triển du lịch văn hóa 3
  8. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Khái niệm về du lịch văn hóa, đặc điểm và các loại hình du lịch văn hóa 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa Xu thế quốc tế hóa trong sinh hoạt văn hóa và các dân tộc trên thế giới được mở rộng, dẫn đến việc giao lưu văn hóa , tìm kiếm những kiến thức về văn hóa nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư. Du lịch không hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục sức khỏe khả năng lao động, ) mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn hóa. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO1): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và các đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS2): “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu cộng đồng vì lợi ích văn hóa − kinh tế − xã hội”. Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Theo GS. Trần Quốc Vượng: “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”. Theo PGS, TS. Trần Đức Thanh: “Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch 1 United Nation World Tourism Organization 2 International Couil On Monuments & Sites 4
  9. diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, hay hoạt động du lịch đó là tập trung khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn”. [7;25] Như vậy, theo quan điểm trên thì tài nguyên du lịch văn hóa cũng là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch văn hóa là tất cả những gì do cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, cùng các thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là bao gồm các di tích, các chương trình đương đại, các lễ hội, phong tục tập quán. Tài nguyên du lịch văn hóa chính là các di sản văn hóa do con người tạo ra bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. - Di sản vật thể: Là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hóa phi vật thể: Là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống của dân tộc và những tri thức dân gian khác. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa - Tài nguyên du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. - Việc tìm hiểu tài nguyên du lịch văn hóa diễn ra trong không gian ngắn. Nó thường kéo dài một giờ cũng có thể vài phút. Do vậy trong khuôn khổ một chuyến đi du lịch người ta có thể hiểu rõ về một đối tượng văn hóa. Tài nguyên du lịch văn hóa thích hợp nhất với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. - Tài nguyên du lịch văn hóa thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn, khi đến thăm nguồn tài nguyên này có thể xây dựng cơ sở vật chất du lịch đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm. - Ưu thế của du lịch văn hóa là đại bộ phận không có tính mùa vụ, không 5
  10. bị phụ thuộc vào điều kiện khí tượng hay các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa ngoài giới hạn các mùa chính do thiên nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói chung của các dòng lịch sử. - Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch văn hóa rất phức tạp và khác nhau. Nó gây ra rất khó khăn cho việc đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa. Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực giác. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch văn hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: độ tuổi, trình độ văn hóa, hứng thú nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức, - Tài nguyên du lịch văn hóa tác động theo từng giai đoạn, các giai đoạn được phân chia như sau: + Thông tin: Ở giai đoạn này khách du lịch nhận được những tin tức chung nhất thậm chí có thể coi là mờ nhạt về đối tượng nhân tạo và thường có những thông tin truyền miệng hay qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng. + Tiếp xúc: Là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thực. + Nhận thức: Trong giai đoạn này khách du lịch nhận thức một cách cơ bản. + Đánh giá, nhận xét: Ở giai đoạn này bằng kinh nghiệm sống của bản thân về mặt nhận thức khách du lịch so sánh đối tượng này với đối tượng khác gần nó. Thường thì việc làm quen với tài nguyên du lịch văn hóa thường dừng ở giai đoạn đầu, còn giai đoạn nhận thức và đánh giá, nhận xét giành cho khách du lịch có trình độ văn hóa nói chung và chuyên môn cao. 1.1.3. Các hình thức du lịch văn hóa - Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với những mục đích đã định sẵn. Thường là các cán bộ khoa học, học sinh, sinh viên và các chuyên gia. + Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa: khách đi tìm hiểu các nền văn hóa là chủ yếu . Mục đích chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên. 6
  11. + Du lịch tham quan văn hóa: Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và những khách chỉ đi để chiêm ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò có thể theo trào lưu - Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn hoá. + Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, quy trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao. 1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa Tình hình chính trị hòa bình, ổn định là tiền đề cho sự phát triển của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) – nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nổi kinh hoàng cho khách du lịch. Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khăn cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lịch bị động. Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó 7
  12. là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét. Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch. 1.2.1. Điều kiện kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, tức là tạo điều kiện cho hoạt động du lịch ra đời và phát triển. Trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật và đặc biệt là ngành giao thông vận tải đã giúp cho các địa phương − nơi có tài nguyên du lịch quảng bá về hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch đến với địa phương một cách dễ dàng hơn. - Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. - Điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. 1.2.2. Điều kiện văn hóa Về phía khách du lịch: - Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa. Phần lớn sử những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch văn hóa là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người khách du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin − Tiếp xúc − Nhận thức − Đánh giá. - Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch. Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du 8
  13. lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Về phía nước sở tại: Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững. 1.2.3. Điều kiện về tài nguyên văn hóa Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó đã có tài nguyên văn hóa đa dạng phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn thu hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch. Vì vậy để phát triển du lịch văn hoá thì tài nguyên văn hóa là yếu tố quyết định. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch văn hóa khai thác và sử dụng. 1.2.4. Điều kiện về tiếp đón và phục vụ khách du lịch Điều kiện về đón tiếp và phục vụ khách du lịch đó là cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, sự đầu tư phát triển du lịch, khoa học, phong tục tập quán, nguồn lao động Đây là những điều kiện cần đảm bảo cho hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển, làm cầu nối cho khách du lịch đến địa phương. * Mạng lưới giao thông: 9
  14. Từ xưa giao thông vận tải là tiền đề cho phát triển du lịch. Ngày nay,giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông , đặc biệt là giao thông trong du lịch phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. * Cơ sở lưu trú: Trên bình diện nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên tiếp được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để điểm thu hút có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan. * Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống: Cùng với dịch vụ lưu trú thì du lịch không thể tách rời dịch vụ ăn uống. Đây cũng chính là những điều kiện đủ để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. * Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay nguồn nhân lực du lịch đang phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động trong ngành du lịch đang ngày càng nâng cao, bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn − nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch , lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. 1.2.5. Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch của chính quyền, nhà nước, địa phương có vai trò quan trọng đến sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Một quốc gia, một đất nước có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống 10
  15. của người dân không thấp, nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không phát triển được. 1.3. Vị trí và vai trò của du lịch văn hóa trong giai đoạn hiện nay 1.3.1. Vị trí của du lịch văn hóa Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hóa, bởi vì du lịch văn hóa là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm: ít chịu phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh năm, nguồn thu từ du lịch văn hóa là nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh, Điều đó rất phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: xã hội phát triển, nhu cầu hiểu biết của con người ngày càng cao, đi du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nhưng không phải tất cả các quốc gia nào đều có thể phát triển du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lâu đời, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh quan làm say đắm lòng người. Nếu như Ai Cập không có Kim Tự Tháp khổng lồ, Hy Lạp không có những đền đầy nguy nga, tráng lệ thì mỗi năm không có hàng chục triệu lượt khách đến du lịch ở nước này. Du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa vào một nền tảng văn hoá và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại tạo ra sự cần thiết xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu nhau hơn. Du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của du lịch nước ta. Tuy nhiên loại hình này muốn phát triển thì phải kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch biển, du lịch giải trí 1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hóa Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với một địa phương, một đất nước là hết sức quan trọng, được thể hiện như sau: - Văn hóa giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy môi trường du lịch: Trong tất cả các loại hình du lịch thì du lịch văn hóa là một hình thức du lịch mang lại nhiều lợi ích cho môi trường du lịch nhất. Chúng ta hãy xem lại nguyên 11
  16. lý cơ bản về du lịch văn hóa hiện nay của châu Âu để thấy bản chất của du lịch văn hóa từ đó thấy được tầm quan trọng của văn hóa đối với môi trường du lịch. Du lịch văn hóa là công cụ để khôi phục, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương một cách hữu hiệu nhất. Du lịch văn hóa nếu khai thác tốt nó là một hình thức du lịch bền vững có lợi cho môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn của cộng đồng chủ nhà. Khách du lịch văn hóa thường có ý thức bảo vệ môi trường du lịch tốt hơn khách du lịch đại chúng. - Văn hóa giải quyết vấn đề kiểm soát tác động tiêu cực: Vấn đề kiểm soát sự tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên và nhân văn là một trong những nhiệm vụ lớn của ngành du lich và của mọi người dân. Những giải pháp kiểm soát tác động tiêu cực của du lịch đều có bóng dáng của công cụ văn hóa. Chẳng hạn như việc làm thế nào để duy trì được bản sắc văn hóa ứng xử của người Việt trong môi trường du lịch − không thể không sử dụng công cụ văn hóa. Hay làm thế nào để bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn ở các điểm đến du lịch? Ngoài các biện pháp chế tài bắt buộc chúng ta cũng phải sử dụng đến công cụ văn hóa đề tuyên truyền, giáo dục - Văn hóa giải quyết vấn đề nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia: Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng, vấn đề nâng cao hình ảnh thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ lớn nữa của ngành du lịch. Chúng ta làm sao để khách du lịch có ấn tượng tốt về một đất nước xinh đẹp, thân thiện và đầy bản sắc? Điều đó tùy thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển văn hóa . Khách du lịch không phải đến Việt Nam vì bờ biển đẹp, không phải đến Việt Nam vì chúng ta vừa có sân bay mới, không phải họ đến Việt Nam vì chúng ta vừa xây dựng xong những khách sạn tiêu chuẩn 5sao mà phần lớn họ đến Việt Nam hay quyết định quay trở lại Việt Nam vì những cuốn hút về mặt văn hóa. Hình ảnh Việt Nam cũng sẽ đẹp hơn trong mắt du khách thông qua những ấn tượng về mặt văn hóa. Khách du lịch sẽ khó quên những khoảnh khắc được thưởng thức và hòa mình vào trong sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, kỷ niệm những đêm ngủ tại ngôi nhà lá ở vùng sông nước Mekong (Tour homestay), những giây phút được dạo quanh thành phố bằng xe xích lô, hay 12
  17. được đón tiếp bằng một thái độ, lịch sự, chân thật của cô tiếp tân, anh hướng dẫn viên Chính những nét văn hóa này sẽ góp phần quan trọng làm tăng thêm hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia sẽ đẹp và ấn tượng hơn trong lòng du khách vì nhân tố văn hóa chứ không phải chỉ vì cơ sở vật chất hay một logo du lịch đẹp. 1.4. Xu hƣớng phát triển của du lịch văn hóa Du lịch văn hóa có xu hướng gia tăng. Bên cạnh loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, hoạt động du lịch văn hóa cũng không ngừng phát triển, xu hướng này là do một số nguyên nhân sau: + Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với du khách. Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch văn hóa thu hút du khách bởi sự phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó, các tài nguyên du lịch văn hóa là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hóa phong phú có khả năng thu hút du lịch với nhiều mục đích khác nhau. Các tài nguyên du lịch văn hóa thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn, vì vậy thuận tiện cho du khách tới thăm quan. + Tài nguyên du lịch văn hóa không mang tính thời vụ, không phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện thiên nhiên khác. Vì vậy du khách có thể lựa chọn loại hình du lịch này vào bất cứ thời gian nào. + Một trong những đặc trưng của tài nguyên du lịch văn hóa là việc nó phụ thuộc vào trình độ văn hóa và nghề nghiệp của khách du lịch. Ngày nay trình độ văn hóa của cộng đồng ngày càng được nâng cao, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, số lượng đi du lịch ngày càng nhiều, lòng ham hiểu biết những cảnh đẹp mới lạ, những nền văn hóa độc đáo của các nước xa gần. - Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động. Các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa của các quốc gia, dân 13
  18. tộc khác trên thế giới cũng là một động lực thúc đẩy khách du lịch tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa, làm cho nền văn hóa phát triển không ngừng. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch. Du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng muốn thành công thì hoạt động du lịch ấy (hoặc những hành vi kinh doanh ấy) phải được thực hiện một cách có văn hóa. Điều đó còn được gọi là văn hóa kinh doanh (hay nghệ thuật kinh doanh). Muốn phát triển du lịch văn hóa cần phải có văn hóa du lịch tốt (môi trường nhân văn trong du lịch). Du lịch văn hóa là phương tiện truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một quốc gia cho du khách khám phá, thưởng ngoạn, học tập, giao lưu. Du lịch văn hóa góp phần đánh thức, làm sống dậy các giá trị văn hóa dân tộc, nhân loại. Qua du lịch, các tài sản văn hóa được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị. Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục đích và xuyên suốt. [8;45 – 47] 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa Du lịch văn hóa ngày càng đa dạng và cung cấp nhiều sản phẩm du lịch văn hóa: từ thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa đến khám phá lối sống độc đáo của nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau. Sự phát triển này có thể làm hồi sinh, khôi phục các di sản đã phủ màu thời gian và làm sống lại truyền thống. Tuy nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt. Bởi một cách thức tiến hành du lịch bừa bãi, thiếu nguyên tắc có thể đem lại những kết quả trái ngược, thậm chí bi kịch, không cứu vãn được. 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới Ngày trước chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp mới có thể đặt chân tới Himalaya. Vùng đất này hiện nay đang thu hút rất nhiều du khách bởi sự hấp dẫn của đạo Phật đối với phương Tây. Họ được thăm các khu di tích tôn giáo, tìm hiểu lối sống cộng đồng cư dân Himalaya và tham dự lễ hội. Ở mỗi khu vực phục vụ du lịch, chính quyền Himalaya bố trí ở đó tổ chức hành chính thích đáng và hợp lý, đã tính đến sức chứa du khách khi tiến hành lễ hội và các nghi lễ tôn giáo. Ấn Độ đã cho phép du khách vào một số nơi thuộc khu vực Arunachal Pradesh và một số vùng mới của Himachal Pradesh. Nepal mở cửa 14
  19. biên giới Tây Bắc cho khách vào Tây Tạng. Nhằm phát triển du lịch văn hóa, Butan cho phép khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào kinh doanh du lịch văn hóa nhưng họ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ về mọi mặt. Cuộc sống và tập tục trong các tu viên Himalaya − “mái nhà cùa thế giới” thật sự quyến rũ người đi du lịch văn hóa. Để phát triển du lịch lưu trú dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phương được mở và cải thiện dịch vụ hàng không nội địa. Đường sá được nâng cấp giúp du khách đi tới thư viện và các khu di tích tôn giáo vùng hẻo lánh trở nên thuận tiện, gần gũi hơn. Với sự tiếp sức của quảng cáo thương mại, phim tài liệu truyền hình và một số phương tiện truyền thông, nguyện vọng được tham gia lễ hội hóa trang và tham quan tu viện ngày càng tăng. Khách có khả năng chi trả cao muốn thăm Khambu hay Mustang sát Himalaya của Nepal có thể giảm thời gian di chuyển bằng máy bay lên thẳng. Lễ hội Tenchi ở tu viện Lo Mantang (Nepal) và những lễ hội khác thường có một ngày các thầy tu đeo mặt lạ và nhảy múa theo nghi lễ trong sân tu viện. Nội dung này rất độc đáo về văn hóa nên các công ty du lịch lập trình cho du lịch văn hóa dài ngày trùng với những lễ hội này. Tu viện không cấm du khách chụp ảnh. Khách du lịch mua vé hoặc có thể liên lạc đặt chỗ trước trong tu viện. Những pho tượng nhỏ và những tranh lụa tôn giáo Thankas được làm rất đẹp, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa được ưa chuộng khi du khách tới nơi này. Sự phồn vinh của du lịch góp phần hồi sinh tôn giáo. Tu viện Tyangboche ở khu vực Solu của người Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã trở thành một điểm đến du lịch quan trọng. Cách đây chừng 40 năm, tu viện bị bỏ hoang và bị lửa thiêu vào năm 1988 khi các tu sĩ thoát ly để làm việc trong ngành du lịch lữ hành. Tu viện đã phục hồi trở lại, lễ hội có mang mặt lạ mang lại khoản thu nhập đáng kể để phát triển cho hoạt động tôn giáo và văn hóa. Một tòa nhà tiếp đón du khách được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và bãi đậu cho máy bay lên thẳng được xây dựng. Lệ phí vào thăm tu viện dùng để đổi mới và tu bổ cho trang phục, mặt nạ, đào tạo tu sĩ và in những cuốn sách nhỏ về lễ hội, 15
  20. Tại Venise (Italia) các nhà làm du lịch không hoan nghênh những “du khách một ngày”. Những du khách ở lại vài ngày mới thực sự làm lợi cho kinh tế địa phương. Do vậy họ tìm mọi cách để níu chân loại du khách này bằng việc xây dựng một cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và chỉ dẫn tỷ mỷ các khu di tích và các hoạt động văn hóa trong thành phố và giúp khách đặt chỗ trước. Họ phát hành một tấm “thẻ Venise” đa dịch vụ nhằm đem lại cho du khách ở lại lâu những lợi ích mà người khác không được hưởng như: quyền được cắt ngang dòng người đang xếp hàng chờ đợi, giảm giá vé thăm bảo tàng, vé tàu xe đi lại, ăn uống tại nhà hàng, mua hàng tại các siêu thị lớn và có được những thông tin sự kiện đặc biệt. Du khách nào ở lại Venise ít nhất một đêm tại khách sạn đã giữ đồ trước sẽ được cấp miễn phí tấm thẻ này. Venise và Italia nói chung dùng hệ thống thông tin từ ALATA ( tổ chức quy tụ các thành phố của Italia) để quản lý và phân bố các luồng du khách, chỉ rõ cho du khách khả năng giữ chỗ trước của từng thành phố. Hệ thống thông tin sẽ giúp họ đặt khách sạn rất hiệu quả. Qua mạng, các phương án phát triển du lịch văn hóa bền vững, biến nơi đây thành thủ phủ của một vùng đô thị chuyên làm dịch vụ cho các doanh nghiệp (từ xử lý dữ kiện đến thiết kế phần mềm và tài chính), trong ngành du lịch văn hóa (như sản xuất nhạc phẩm và kịch), trong nghiên cứu khoa học, làm dịch vụ cho các hội nghị. Venise xây dựng giao thông vận tải tốc độ cao để nối Venise (vốn là một hòn đảo tương đối khó ra vào) với phần còn lại của khu vực. Các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch đang hoàn tất dự án khắc phục sự cách biệt về vị trí địa lý của Venise rất quán triệt quan điểm rằng, Venise tồn tại không chỉ vì lý do du lịch thuần túy mà hơn hết phải gìn giữ một nền văn hóa sống động riêng có của vùng đất này. Tại Lào, Bộ Văn hóa Lào kết hợp với các nghệ nhân dân gian phục hưng văn hóa truyền thống và di sản kiến trúc dưới sự hướng dẫn cùa chính phủ. Tại các ngôi chùa đẹp ở Luang Prabang, cố đô Lào, một số nghệ sĩ múa rối lão thành dạy cho nhóm học trò trẻ tuổi học diễn và cho phép du khách tham dự. Sau khi tan học và vào thứ 7 hàng tuần, trẻ em đến Trung tâm Văn hóa để học nhạc, họa cổ truyền, dệt vải và đọc truyện cổ tích. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lào chỉ thị: 16
  21. “Phải làm nhiều việc để duy trì, phát triển và truyền đạt cho giới trẻ những hình thái phi vật thể của nền di sản như vũ, nhạc, thơ, ca, múa rối, âm nhạc cổ truyền vẫn rất sống động, nhảy múa đang khởi sắc. Du lịch văn hóa là nhân tố thúc đẩy tình hình này”. [1;31] Khi mở các quán ăn, cửa hiệu buôn bán nhỏ, khách sạn, chính quyền thành phố cố đô Lào tỏ ra thận trọng, e ngại việc xây dựng hàng loạt cơ sở dịch vụ du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của buôn lậu, ma túy, mại dâm và xâm hại đến môi trường văn hóa. Lối sống cổ truyền của Luang Prabang duyên dáng và quyến rũ đối với khách du lịch ưa quan sát. Trên sông Mekong, ở đoạn gần thành phố, thuyền gắn máy ốn ào không được phép chạy mà phải neo đậu ở xa. Các hoạt động tôn giáo ở chùa, phụ nữ dệt cửi ở chân nhà sàn, thợ kim hoàn mài đồ trang sức, các cụ bà sắp xếp lễ vật dâng lên chùa là những cảnh tượng đời sống thường nhật đã cuốn hút du khách nước ngoài. Vào dịp lễ hội tôn giáo hay sắc tộc, đặc biệt lễ hội đầu năm mới của Lào vào giữa tháng 4, du khách đến rất đông. Diễu hành, nhảy múa, rước Phật Phra Bang − vị thần che chở cho thành phố diễn ra trọng thể và tươi vui. Cùng với hội hè, nhiều buổi lễ trong gia đình ở đây cũng khá thu hút, họ mời cả khách vãng lai tới nhà với thái độ chân tình và hiếu khách. Người Lào giản dị, hiền lành và thực bụng − cũng là nét bản sắc trong tính cách nhân dân luôn được khách du lịch ca ngợi. Từ năm 1990 đến nay, Lào đã trùng tu hoàng cung và những ngôi chùa đẹp nhất thành phố. Dần dần, họ thấy rằng, vẻ đẹp của Luang Prabang là tổng thể: không chỉ là kiến trúc chùa chiền mà còn là những tòa nhà và thiên nhiên ở đây, vườn cây, công viên, hoa lá. Họ kẻ biển quy định phạm vi khu vực bảo vệ thành phố cổ, thực hiện xử lý nước thải, phát triển đô thị có quy hoạch, khởi sự cho các hoạt động kinh tế hiện đại chỉ trong giới hạn là khu sân vận động mới ở phía dưới phố cổ. Thành phố đã có hơn 600 tòa nhà được xếp hạng. Bản thân thành phố là Di sản Văn hóa thế giới năm 1995. Nhà cửa được phục chế trên tinh thần tôn trọng kiểu dáng truyền thống. Thành phố cho trùng tu và xây dựng lại theo thiết kế cũ nhiều Koutis, nơi ở của các nhà sư – kiến trúc tiêu biểu của Luang 17
  22. Prabang. Những ngôi chùa đẹp được tân trang lại. Hình ảnh thường thấy trong ngôi chùa là các chú tiểu mặc áo vàng đậm – con em những gia đình nghèo đến cùa để theo học phổ thông nhờ sự tài trợ của các tín đồ. Tổ chức đóng vai trò chủ chốt tron việc khôi phục thành công di sản kiến trúc của Luang Prabang có tên gọi là “ngôi nhà di sản”, quy tụ nhiều Bộ trong chính phủ và nhận được sự viện trợ của các nước khác. Đường phố và bờ sông Meekong, cùng với các chi lưu của nó được tổ chức này ưu tiên khôi phục. Những ngõ hẻm dẫn đến tòa nhà Lung Khamlek được làm sạch bằng gạch lát và trang hoàng đẹp hơn. Tòa nhà này là di sản hiếm thấy cho du khách tham quan nền kiến trúc quý tộc thời tiền thuộc đại của Luang Prabang. Các nghệ nhân Lào cũng tạo ra nhiều tác phẩm thủ công bằng gỗ độc đáo trong khi hoàn tất trùng tu tòa nhà. Nó là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của cố đô Lào. Người dân ở đây thường đến tồ chức “Ngôi nhà di sản” để xin tư vẫn và giúp đỡ xây dựng, sửa chữa, mở rộng nhà trong khu vực được bảo vệ để đảm bảo là các dự án phải hài hòa với kiểu dáng chung của thành phố, không dự án xây dựng nào được tiến hành nếu không được tổ chức này phê duyệt. Ở đây thực hiện cả dự án giúp các nhà sư chú trọng bảo tồn tính xác thực của di sản tôn giáo, phục hồi một số kỹ thuật truyền thống riêng của giới sư sãi như họa hình trên giấy nền, sơn mài, thếp vàng, chạm khắc họa tiết tôn giáo. Dự án này được tài trợ của chính phủ Na Uy. Chính phủ Luang Prabang luôn dựa vào dân chúng, tôn trọng ý kiến nhân dân và quan tâm tới lợi ích của họ khi bảo tồn di sản. Họ đánh thuế vào các hoạt động du lịch vừa phải nhằm tạo nguồn vốn trợ cấp cho việc sử dụng những vật liệu xây dựng cổ truyền bởi chi phí cho vật liệu này khá đắt tiền. Nhờ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu, UNESCO và chính phủ Pháp, Luang Prabang đã thực hiện phân tích các loại vật liệu cổ bị quên lãng (vữa trát, vôi, đất nhồi rơm, ) tại các phòng thí nghiệm ngoài. Họ cũng giúp cố đô Lào thiết lập sự hợp tác “phi tập trung hóa” giữa Luang Prabang với Chinnon – thành phố miền Trung nước Pháp một dự án cùng nhau làm du lịch văn hóa từ di sản cha ông để lại. Lãnh đạo và dân chúng hai thành phố quán triệt di sản văn hóa vốn rất mỏng manh và 18
  23. phải có ý thức cao độ về giá trị của chúng khi khai thác, phục vụ du lịch. Họ cùng nhau soạn thảo những văn bản pháp quy hữu hiệu cho lộ trình bảo tồn di sản. Lãnh đạo thành phố Luang Prabang có một thái độ tốt và tích cực đối với di sản. Và điều lớn nhất là Luang Prabang được đánh giá cao khi bảo vệ di sản văn hóa và làm du lịch văn hóa có hiệu quả, đem lại nguồn lợi đáng kể cho kinh tế cố đô Lào là lòng tốt và tính hào hiệp của người dân thành phố này. Mọi kinh nghiệm quý giá của các nước bạn đều trở thành tấm gương và bài học cho việc tiến hành, thiết kế, kinh doanh và tổ chức du lịch văn hóa ở nước ta. Kể cả sự thành công hay thất bại của các nước đi trước chúng ta về du lịch sẽ giúp Việt Nam thực hiện thành công hơn những chương trình du lịch văn hóa tại nơi vốn được ca ngợi là có một bề dày văn minh – văn hiến lâu đời [1;33] 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam Du lịch văn hóa được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, phù hợp với bối cảnh nước ta. Các điểm du lịch văn hóa ở Việt Nam chủ yếu khai thác các di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, khu vực tổ chức lễ hội, làng nghề và ẩm thực truyền thống. Du lịch văn hóa Việt Nam lôi cuốn du khách quốc tế đặc biệt là các bản làng tộc người thiểu số, các khu Di sản Văn hóa Thế giới và các hoạt động du lịch văn hóa mang tính chất vùng – miền (Du lịch Điện Biên, Con đường Di sản miền Trung, Lễ hội Đất Phương Nam, Festival Huế, ). Được sự đầu tư từ các tổ chức quốc tế, từ Nhà nước, các di tích cấp quốc gia và các khu di sản thế giới được quan tâm nhiều hơn. Hạ tầng vật chất cho du lịch được xây dựng và nâng cấp. Công tác trùng tu tôn tạo di tích được thực hiện. Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Văn miếu – Quốc Tử Giám, Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, được coi là những địa chỉ đỏ trong các tour du lịch văn hóa đến Việt Nam của du khách trong và ngoài nước. [3;160 – 167] Một số làng nghề truyền thống đước trấn hưng, phục hồi như gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, nhiều lễ hội như hội đền Hùng, hội chùa Hương, hội Lim, hội Chọi Trâu, rất thu hút khách du lịch. Một số làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số đã có hoạt động du lịch văn hóa 19
  24. tạo tiếng vang như bản Đôn (Đắk Lắk), bản Lác (Mai Châu), bản Pác Ngòi (Ba Bể), bản Tả Phìn, bản Hồ (Sapa), Đã có các tour du lịch chuyên đề, chủ yếu là đưa du khách tới thăm gia và tham quan lễ hội. Những tour kết hợp được nhiều hoạt động như vừa tham dự lễ hội, vừa tham quan, tìm hiểu lối sống, phong tục dân cư thiểu số, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu di tích lịch sử − văn hóa còn ít, các sản phẩm du lịch văn hóa này chưa lôi cuốn du khách và cũng giới hạn du khách tham gia. Một số ít tour du lịch văn hóa đã có thương hiệu như: “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Các cố đô Huế Việt Nam”. Để tăng cường việc giới thiệu hình ảnh đất nước, tăng thu nhập du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, các tour du lịch văn hóa đã được kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái, Các hoạt động trong tour phong phú, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng của nhiều đối tượng khách nên có sự thu hút cao. Tuy nhiên việc kết hợp du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp khai thác các điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch thật hợp lý là không đơn giản trong những tour du lịch tổng hợp như vậy. Bởi lẽ tài nguyên lễ hội mang tính mùa vụ. Các tài nguyên khác nhau có thời gian khác nhau. Tour du lịch văn hóa chất lượng cao đòi hỏi hướng dẫn viên có tri thức và hiểu biết xã hội rộng rãi, ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ dày dặn. Như vậy khi chú trọng phát triển cả hai loại hình tour (chuyên đề và tổng hợp) là chúng ta đang phát triển du lịch văn hóa với mục tiêu bền vững, vinh danh bản sắc văn hóa Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế . Các sự kiện du lịch (Festival du lịch, lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch, ) và các sự kiện văn hóa (tuần văn hóa, liên hoan sân khấu nhỏ và vừa, ca nhạc, phim, ) suốt thời gian được tổ chức khắp cả nước. Các sự kiện liên quan tới văn hóa đều được hai ngành du lịch và văn hóa kết hợp với nhau, bước đầu đem đến nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều biến chuyển tích cực như: tăng lượng khách nội địa di chuyển giữa các vùng miền, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, văn hóa của các xóm làng, đô thị, vùng miền được tôn vinh và quảng bá tới người đi du lịch, khôi phục và giữ gìn lối sống, phong tục tập quán, 20
  25. lễ hội, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, Festival Huế, Lễ hội pháo hoa Quốc tế tại Đà Nẵng được tổ chức định kỳ, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Thế giới tại Vũng Tàu năm 2010, là những thực tế sinh động thể hiện rõ ước vọng chung của cả hai ngành văn hóa và du lịch là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của du khách, nâng cao lòng tự hào về đất nước của nhân dân. Bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại trong sự phối hợp này tại một số điểm di tích, một số địa phương về quản lý di tích. Lớn nhất là quan niệm: “văn hóa xây, du lịch phá” làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, gây tâm lý chưa tốt cho khách du lịch. Du lịch văn hóa là xu thế mới của phát triển du lịch Việt Nam đã được xác định tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á − Thái Bình Dương, tại Huế tháng 6/2010 với trên 150 đại diện các nước khu vực châu Á tham dự. Các tour du lịch văn hóa hướng tới việc xây dựng nội dung phù hợp với thị trường khách trọng điểm là Nhật, Hàn Quốc, Tây Âu và Băc Mỹ. Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao như tour chuyên đề: Văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long, về với miền Tây Nam Bộ, du lịch miệt vườn Nam Bộ, văn hóa miền núi phía Bắc, tour chuyên đề di sản, lễ hội, làng nghề xuyên Việt, Chấn hưng các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm du lịch văn hóa phải đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Du khách phải được tham quan và tham gia vào một hoặc vài công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó, tạo cảm xúc và bắc cầu để du khách hiểu được tâm hồn và tài nghệ của người Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã và đang tiếp tục thực hiện dự án bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, xây dựng khu di tích thành một sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh gồm: [2; 128] + Có các mặt hàng lưu niệm phù hợp với tính chất của di tích. Biên soạn các ấn phẩm về di tích. + Xây dựng tuyến điểm du lịch đặc thù kết nối hệ thống di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh trên cả nước, tạo ra sản phẩm du lịch mới: nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh. 21
  26. + Đào tạo hướng dẫn viên thấu hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, có nghiệp vụ bảo tàng tốt giúp du khách tiếp cận với các giá trị văn hóa trong các di tích và kỉ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khu di tích. Cuối cùng, chúng ta đã xếp hạng được gần 3000 di tích cấp Quốc gia phục vụ du lịch văn hóa. UNESCO đã công nhận các di sản văn hóa Việt Nam là Di sản Văn hóa Thế giới: Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ được tôn vinh mà qua du lịch, được giới thiệu rộng rãi ở trong và nước ngoài. Với việc xác lập các cơ chế, chế tài phù hợp, nhà nước và nhân dân tham gia vào sự nghiệp chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, hỗ trợ phát triển bảo tàng. Các di tích lịch sử văn hóa trong nước, các Bảo tàng, các Di sản Văn hóa Thế giới tại Việt Nam đã, đang và sẽ trở thành những địa chỉ cụ thể của nguồn lực phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Tiểu kết chƣơng 1 Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tinh hoa văn hóa các dân tộc. Du lịch văn hóa không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần giáp dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển của xã hội. Bằng việc đưa ra những đánh giá, nhận định, khái niệm cơ bản về du lịch văn hóa, chúng ta hiểu được phần nào những nội dung cơ bản về du lịch văn hóa và các vấn đề có liên quan. Đây là cơ sở, nền tảng để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch văn hóa. 22
  27. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC GIÁ TRỊ CHÙA BA VÀNG (UÔNG BÍ - QUẢNG NINH) VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Uông Bí 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trước khi Thực dân pháp xâm lược và đô hộ, Uông Bí có tên gọi là làng Thượng Mộ Công (thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên), gồm có 2 xóm khoảng 80 hộ gia đình người Kinh sinh sống. Sau đó Triều Nguyễn bán mỏ Uông Bí cho nhà tư sản Trung Hoa cai quản và khai thác. Kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm và khai thác thuộc địa tại đây thì dân cư ngày càng đông đúc do chiêu mộ công nhân khai thác than. Thời kỳ ta chuẩn bị vào tiếp quản, Uông Bí được gọi là thị trấn. Sau ngày giải phóng, khoảng cuối năm 1955 Uông Bí được đổi thành xã thuộc huyện Yên Hưng, khu Hồng Quảng. Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra phương hướng “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”, trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 − 1965 để tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước quyết định xây dựng nhà máy Nhiệt điện Uông Bí lớn nhất miền Bắc, với công suất 100MW; đồng thời khôi phục lại mỏ than Vàng Danh. Tháng 4/1961, Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng đề nghị Chính phủ cho thành lập thị xã Uông Bí. Ngày 28/10/1961, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định số: 180/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) là khu công nghiệp lớn nhất về sản xuất nhiệt điện và khai thác than. Sau khi thành lập Thị xã, nhân dân Uông Bí cùng với cả nước thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các phong trào đều phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc từ ngày 05/8/1964 đến 1975 cán bộ, công nhân và nhân dân các dân tộc thị xã Uông Bí cùng với nhân dân toàn tỉnh và cả nước vừa sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, vừa tập trung huy động sức người, sức của cho 23
  28. sự nghiệp giải phóng; đồng thời xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đánh trả cuộc chiến tranh bằng Không quân của Đế quốc Mỹ. Sau khi thống nhất đất nước, Thị xã tiếp tục tập trung phát triển toàn diện các mặt kinh tế − xã hội. Đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày ổn định và phát triển. Từ các yêu cầu đòi hỏi bức thiết của một thị xã công nghiệp phát triển, trên cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch của thị xã, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có quan tâm, chỉ đạo việc đầu tư, xây dựng thị xã theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua quá trình tập trung đầu tư xây dựng phát triển, sự phấn đấu không ngừng, Đảng bộ chính quyền nhân dân thị xã Uông Bí đã tạo ra diện mạo mới cho đô thị với các hạng mục công trình, điện, đường, trường, trạm được chỉnh trang, xây dựng mới đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Chính phủ, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao, do đó, ngày 01/02/2008 thị xã Uông Bí đã được Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra Quyết định số 187/QĐ − BXD công nhận thị xã Uông Bí là đô thị loại III. Để phù hợp với tốc độ và quy mô phát triển kinh tế − xã hội của Tỉnh, của Thị xã nói chung, phát triển, tăng nhanh tốc độ đô thị hóa cho thị xã nói riêng, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh đã có Quyết định số 2121/QĐ – Uỷ ban Nhân dân ngày 07/07/2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thị xã giai đoạn 2009 -2020 xác định rõ nét chức năng, tính chất đô thị, tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư, phát triển toàn diện Thị xã. Được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã nỗ lực phấn đấu, tập trung đầu tư chỉnh trang, phát triển đô thị. Đến nay, đô thị Uông Bí đã có bước thay đổi căn bản. Qua quá trình hình thành và phát triển, ngày 01/02/2008 thị xã Uông Bí đã được Bộ Xây dựng quyết định xếp hạng là đô thị loại III, đủ điều kiện là thành phố trực thuộc Tỉnh theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ − CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có địa giới hành chính như sau: 24
  29. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang); Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng); Phía Đông giáp 2 huyện Hoành Bồ, Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh); Phía Tây giáp huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Toạ độ từ 20o58’ đến 21o09’ vĩ độ bắc và từ 106o41’ đến 106o52’ kinh độ đông. Thành phố có 11 đơn vị hành chính gồm 07 phường và 04 xã. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 25.630,77 ha. Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 115 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 40 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Uông Bí nằm trong tâm điểm vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội − Hải Phòng − Quảng Ninh, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trên địa bàn có khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo − Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) và Đình Đền Công là khu di tích cấp Quốc gia; các khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Hang son, Ba Vàng và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh Đây là những tiềm năng nổi trội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (khu vực có trữ lượng than lớn của Quảng Ninh) đang được khai thác; đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung tại thành phố. Ngoài ra, Thành phố có vị trí ðặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc. b) Địa hình, địa mạo Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều − Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây − Đông; kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068m, núi Bảo Đài cao 875m, phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Thành phố Uông Bí với 25
  30. 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành 3 vùng rõ rệt: Vùng cao: chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, bao gồm các xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và xã Phương Đông. Vùng thung lũng: nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Năm Mẫu đến Vành Danh thuộc xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh có diện tích rất nhỏ, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên thành phố. Vùng Thấp: bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như xã Phương Nam, Phương Đông, phường Nam Khê, phường Quang Trung, Trưng Vương, xã Điền Công. Vùng này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa ven sông có độ dốc cấp I (0÷80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác ở độ cao từ 1÷5m so với mặt nước biển với diện tích 7.700 ha chiếm 26,90% diện tích tự nhiên thành phố. c) Khí hậu Uông Bí có chế độ khí hậu đa dạng, vừa mang tính chất miền núi vừa mang tính chất miền duyên hải. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 28 − 30oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17 − 20oC. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, cao nhất là 2.200mm. Độ ẩm trung bình năm là 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8%. d) Thủy văn Thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao thông thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông, Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ , diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể. e) Địa chất Cấu tạo địa chất công trình (qua số liệu thăm dò địa chất, cũng như thăm dò nước ngầm của các ngành liên quan) khu vực thành phố Uông Bí có điều 26
  31. kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đô thị, ít phải gia cố nền móng khi xây dựng công trình. 2.1.3. Điều kiện kinh tế − xã hội a) Diện tích tự nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.630,77 ha. Trong đó đất nội thành là 17.623,5 ha (có 2650,83 ha đất XD đô thị), đất ngoại thị là 8.007,27 ha. Bao gồm: - Đất ở đô thị: 737,42ha; - Đất ở nông thôn: 51,61 ha; - Đất chuyên dùng: 2.831,27 ha; - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 21,19 ha; - Đất nghĩa địa, nghĩa trang: 57,18 ha; - Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 2.069,79 ha; - Đất nông nghiệp: 17.620,1 ha; - Đất chưa sử dụng: 2.242,21 ha. b) Dân số Quy mô dân số: Quy mô dân số của thành phố Uông Bí đến 31/12/2012 là 174.678 người (bao gồm cả dân số thường trú và dân số quy đổi). Trong đó dân số nội thành là 167.049 người, chiếm 95,6% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7.629 người, chiếm 4,4%. 27
  32. Bảng 2.1. Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính năm 2013 Dân số thực Tên đơn vị Diện tích Stt tế thƣờng Số thôn, khu hành chính Tự nhiên (ha) trú (người) Khu vực nội thành: 17.623,5 106.763 63 1 Phường Nam Khê 748,50 9.598 5 2 Phường Trưng Vương 352,67 8.494 7 3 Phường Quang Trung 1.404,88 20.410 12 4 Phường Bắc Sơn 2.744,93 6.846 9 5 Phường Vàng Danh 5.415,91 14.580 12 6 Phường Thanh Sơn 945,71 13.631 11 7 Phường Yên Thanh 1.441,05 8.060 7 8 Xã Phương Nam 2.172,49 12.670 14 9 Xã Phương Đông 2.397,81 12.474 12 Khu vực ngoại thành: 8.007,27 7.539 37 10 Xã Điền Công 1.246,00 1899 3 11 Xã Thượng Yên Công 6.767,27 5.640 8 Tổng số toàn thành phố: 25.630,77 114.302 100 (Nguồn: Sở Văn hóa −Thông tin thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm dần. Mức tăng dân số năm 2012 là 1,9% (trong đó tăng tự nhiên là 1,13%, tăng cơ học là 0,77%). 28
  33. Bảng 2.2. Cơ cấu dân số thành phố qua các năm (từ 2009-2012) Đvt: người Dân số Tỷ lệ dân cƣ (%) Năm Dân số Dân số Tổng số Nội thành Ngoại thành nội thành ngoại thành 2010 161.458 129.863 31.595 80,4 19,6 2011 171.422 163.912 7.510 95,6 4,4 2012 174.678 167.049 7.629 95,6 4,4 (Nguồn: Sở Văn hóa − Thông tin thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) Mật độ dân số khu vực xây dựng đô thị: 6.931 người/km2. c) Cơ cấu lao động Số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân: 52.918 người. Trong đó: - Lao động phi nông nghiệp: 48.650 người. - Lao động nông nghiệp: 4268 người. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 91,9%. Bảng 2.3. Lao động thành phố năm 2009-2012 Lao động trong tuổi 2009 2010 2011 2012 Người làm việc 48.680 50.568 51.664 52.918 Lao động nông nghiệp Người 4.500 4.418 4.346 4.268 Lao động phi Người 44.180 46.150 47.318 48.650 nông nghiệp Tỉ lệ lao động % 90,7 91,2 91,5 91,9 phi nông nghiệp nội thị (Nguồn: Sở Văn hóa − Thông tin thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) 29
  34. Thành phố Uông Bí có lợi thế là trung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo phía Tây của tỉnh. Trên địa bàn thành phố lực lượng lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. d) Đơn vị hành chính Thành phố Uông Bí có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Nam Khê, Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh, Thanh Sơn, Yên Thanh và 4 xã: Phương Nam, Phương Đông, Điền Công, Thượng Yên Công. Với tổng số thôn, khu là: 100 e) Chức năng đô thị Uông Bí là trung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn là trung tâm Phật giáo lớn − Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Bên cạnh chức năng tổng hợp của một đô thị phía Tây của Tỉnh, thành phố còn là trung tâm thương mại − dịch vụ − du lịch của Tỉnh và vùng liên tỉnh, Thành phố là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Quảng Ninh. 2.1.4. Đánh giá chung Nằm ở phía Tây Quảng Ninh, thành phố Uông Bí có vị trí chiến lược rất quan trọng để phát triển kinh tế − xã hội, an ninh − quốc phòng trong khu vực. Đặc biệt, thành phố Uông Bí nằm trong tâm điểm vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội − Hải Phòng − Quảng Ninh và là đô thị chuyên ngành công nghiệp năng lượng trong Vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Uông Bí cũng được xác định là đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ, du lịch, y tế và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh; nơi đây có di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là trung tâm Phật giáo − Thiền phái Trúc lâm Việt Nam. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời có điều kiện phát triển tất cả các loại hình giao thông thúc đẩy trung chuyển hàng hóa. Năm 2008, Uông Bí được công nhận là đô thị loại III, từ đó thành phố ngày càng phát triển nhanh chóng theo hướng hiện đại, đời sống dân cư đô thị ngày càng được nâng cao. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình của thành phố 30
  35. giai đoạn 2010 - 2012 đạt 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của trong năm 2012 đạt 55,36 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các chỉ tiêu kinh tế − xã hội khác của Uông Bí đều đạt, vượt tiêu chí đô thị loại II. Đặc biệt là trong đó có không ít chỉ tiêu cơ bản Uông Bí thực hiện vượt từ 2 đến 3 lần so với chuẩn. Được công nhận là đô thị loại III, Thành phố Uông Bí nằm trong số ít địa phương trong cả nước được “nâng hạng” trước thời hạn và điều này phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, Quy hoạch Vùng duyên hải Bắc bộ và Quy hoạch Vùng tỉnh, cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, khách du lịch đến Uông Bí không chỉ được về vùng đất Phật giáo linh thiêng của cả nước, Yên Tử; được chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông lần đầu tiên được thực hiện bằng kỹ thuật đúc nguyên khối và tại chỗ, mà còn được đắm mình trong không gian của những lễ hội cổ và tận hưởng cảnh sắc, không khí của các thắng cảnh. Thành phố tập trung đầu tư phát triển 2 loại hình: du lịch tâm linh và du lịch sinh thái tại Yên Tử, Ba Vàng, Hang Son, Lựng Xanh và Hồ Yên trung. Lượng khách tham quan du lịch về Uông Bí tăng nhanh từ 37 vạn lượt khách năm 2005 lên 2,1 triệu lượt khách năm 2009; tốc độ tăng bình quân là 57,7%/năm. Uông Bí là đơn vị hành chính đô thị miền núi có vai trò của một đô thị quan trọng nằm trong trục đô thị Móng Cái − Cẩm Phả − Hạ Long − Uông Bí và là động lực phát triển kinh tế − xã hội khu vực miền Tây của Tỉnh, góp phần thúc đẩy đưa tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015. 2.2. Khái quát về chùa Ba Vàng 2.2.1. Vị trí địa lý và cảnh quan môi trường chùa Ba Vàng “Hội tụ” là địa hình tụ khí của “linh căn” trời đất, sự cân bằng âm dương tạo ra thế địa linh có Thanh long (Rồng chầu), Bạch Hổ (Hổ phục). Sư Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền sư đã chọn chùa Ba Vàng, đó là kho báu Phật − Pháp − Tăng điểm hội tụ tâm linh, để xây chùa. Một điểm hội tụ 31
  36. hi hữu, một nơi vượng tiến tu tập giải thoát trên con đường ngắn nhất tới Niết Bàn. Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang Tự. Theo từ điển Hán Việt: “Bảo” có nghĩa là vật quý hay bảo bối. “Quang” có nghĩa là ánh sáng. “Bảo Quang” là ánh sáng quý báu. Bảo Quag tự là chùa có ánh sáng quý. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa Ba Vàng tọa lạc ở lưng chừng núi dãy Thành Đẳng, dân gian thường gọi là núi Ba Vàng. Theo từ điển Hán Việt: “Thành” có nghĩa là thành tựu, thành đạt; “Đẳng” có nghĩa là vô thượng Chính đẳng chính giác. “Thành Đẳng có nghĩa là thành Phật”. Chùa thuộc xã Thượng Mộ Công, Bí Giàng, huyện Hưng Yên, tỉnh Quảng Yên; nay thuộc địa phận tổ 17B, khu 5 phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Ba Vàng được xây dựng cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km. Chính nguồn nước từ núi Ba Vàng chảy ra đã tạo nên Lựng Xanh − một điểm du lịch hấp dẫn của Uông Bí. Chùa có thế “tọa sơn, đạp thủy”, phía sau tựa lưng vào núi, trông ra phía trước là dòng sông Đá Bạc, hai bên là rừng thông xanh ngút bạt ngàn. Đến với chùa Ba Vàng, ta như được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà phật. Khu vực chùa Ba Vàng tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, theo thế phong thủy tuyệt đẹp “ tọa sơn, đạp thủy” − tựa lưng vào núi, trông xa xa phía trước là sông Đá Bạc, hai bên phải trái là các dãy núi nhỏ xanh muốt rừng thông chạy lúp xúp ra biển theo thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Địa thế này tạo cho Ba Vàng một khung cảnh hữu tình nên thơ mà vẫn toát lên sự linh thiêng, tụ khí của chốn thiền nhà Phật. Chùa có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với độ cao 1080m và địa hình cứ hạ đoạn tạo thành thế Thanh Long, Bạch Hổ, có mặt bằng để tu tạo thành chùa cảnh tri ân Phật Tổ. Từ chùa Đồng với độ cao 800m xuống tới chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử), độ cao 80m, khoảng cách 1400m (theo đường chim bay). Chín 32
  37. con suối “ Cửu Long uốn khúc” tạo thành cảnh phong thủy hữu tình, thông reo chim hót và bạt ngàn rừng trúc xanh tươi. Địa hình, thế núi và dòng suối tọa theo hướng Bắc Nam cứ thấp dần. Từ chùa Lân về Ba Vàng khoảng 3000m (đường chim bay), thế đất bằng phẳng. Nhưng khi về tới Uông Bí, thế núi lại chuyển sang hướng Đông Tây và vọt lên 550m, đó là núi Ba Vàng (Thành Đẳng Sơn). Thế núi nằm ngang: hướng Đông là dãy núi Bình Hương (tức Thanh Long), hướng tây là dãy núi Vành Cóc (tức Bạch Hổ). Từ Cửu Long tạo thành nhị Long, hai con suối vòng quanh Lựng Xanh về chân núi Thành Đẳng. Từ thế núi độ cao 80m (chùa Lân) đột khởi, chắn ngang thành dãy Ba Vàng, độ cao vượt khỏi chùa Lân 470m. Từ đỉnh cao Thành Đẳng hạ đoạn thành Tam Cấp: cấp I: 550m, cấp II: 340m, cấp III: 200m (so với mực nước biển). Cấp III là điểm bằng phẳng, rộng hàng hecta, Sư tổ đã chọn nơi hội tụ này để xây chùa vào năm 1780. Bảo Quang tự, hướng Bắc nơi Đại hùng Bảo Điện tọa lưng, trước mặt là hướng Nam tượng trưng cho trí tuệ bừng sáng, lại có dòng sông Bạch Đằng như một dải lụa khổng lồ uốn khúc, ngày ngày thủy triều lên xuống chứng tỏ sự truyền thừa trí tuệ phát triển không ngừng. Hướng Đông có “Thanh Long” tọa địa. Thanh Long (rồng chầu) với thế động, mạnh mẽ, dương tính, phù hợp với bản chất của chư tăng. Hướng Tây có dãy núi Vành Cóc (Bạch Hổ) tượng trưng cho sự trầm tĩnh, kiên định, âm tính, đó là bản chất của Chư Ni. Bảo Quang Tự tọa lạc nơi hội tụ hi hữu của linh căn trời đất “Địa đã linh tất sinh nhân kiệt” . Nhân kiệt đã xuất hiện tại đây từ quá khứ: Sư Tổ Tuệ Bích (“bức tường thành trí tuệ”) để hôm nay người đời kế tục, hoằng truyền Phật pháp, một minh sư đầy đủ từ bi, trí tuệ − một sức hút mãnh liệt: Đại Đức Thích Trúc Thái Minh. 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Ba Vàng Vào thời Trần (thế kỷ thứ 13) vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung vàng điện ngọc về non xanh Yên Tử tu hành, là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên 33
  38. Tử − một dòng thiền Việt Nam. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 21, trải qua 800 năm, chùa Ba Vàng đã qua một lần khai sơn lập tự và 4 lần trùng tu. Căn cứ vào khảo cổ đã khai quật từ lòng đất tại nền chùa những viên ngói đất nung hình lòng máng màu phớt hồng, kích thước 30 x15 cm, mũi ngói giống hình chiếc hài. Những viên gạch đất nung nát nền có kích thước 40 x 40cm. Toàn bộ viên gạch được trang trí một bông hoa bốn cánh (một loại hoa văn đời Trần). Tất cả các viên ngói, viên gạch, mảnh sành tìm thấy đều mang nét văn hóa đời Trần. Điều này chứng tỏ vào đời Trần, nơi đây đã từng tồn tại một ngôi chùa, nhưng không có lý lịch cụ thể về sư tổ và ngôi chùa. Năm 1400, Hồ Qúy Ly nhiếp chính được 6 năm. Từ năm 1406 đến 1706 là thời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều biến động. Quân Minh trở lại đô hộ nước ta 20 năm, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành lại sự độc lập cho nước ta năm 1427. Sau đó, lịch sử Việt Nam lại càng đen tối bởi cuộc nội chiến Nam − Bắc triều, Trịnh − Nguyễn phân tranh, vua Lê chúa Trịnh đã đẩy lùi lịch sử Việt Nam hàng trăm năm. Do nội chiến liên miên, hao người tốn của đã khiến nhân dân khủng hoảng niềm tin với nhà nước phong kiến, họ khao khát đón nhận trở lại ánh sáng từ Phật Giáo. Nhưng nhà cầm quyền phong kiến đã đề cao đạo Lão, đạo Khổng, ít chú ý đến đạo Phật. Chính lúc này, Đại Thiền Tuệ Bích đã xây dựng nên Bảo Quang Tự (1706) thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm sau 300 năm gián đoạn. Song do thời gian và các cuộc đấu tranh tàn phá ngôi chùa đã lui vào dĩ vãng, chỉ còn lại rừng cây bao phủ. Một sự tình cờ năm 1987, một lão nông địa phương đã phát hiện ra những phế tích còn lại của ngôi chùa. Các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc và thu thập được những hiện vật lịch sử có giá trị như: cây Hương đá (thiên đài trụ) được tạc bằng đá nguyên khối. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0,29m, dày 0,25m,trên đỉnh của cây hương là hình bát sen; Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông (1706), kích thước cao 0,70m, rộng 0,45m, dày 0,14m dựng trên đế rùa cao 0,40m, dày 0,94m, rộng 0,70m (Đây là lần trùng tu thứ 2). Sau khi xác định đây là ngôi chùa mang dấu ấn đời Trần, Thị ủy, Uỷ ban 34
  39. Nhân dân, Hội đồng Nhân dân thành phố Uông Bí thể theo nguyện vọng của nhân nhân (1988) cho phép trùng tu lại bằng gỗ (lần trùng tu thứ 3). Sau 5 năm (1993), ngôi chùa bị xuống cấp nặng nề. Ban tôn tạo đã trùng tu lại bằng gạch, ngói, xi măng với diện tích 55m2 gồm 3 gian tiền đường, cửa vòm, một gian tự điện; 2 bên cửa giữa đắp nổi câu đối bằng chứ Hán “Thành Đẳng Sơn thắng cảnh vạn lưu danh; Bảo Quang Tự thiền môn thiên thu hương hỏa”. Chính giữa tiền đường treo bảo cái bằng vải. Bên trái tiền đường (ngoại hiên) treo một quả chuông nặng 20kg. Ban thờ chính hướng Nam ghé Tây gồm 4 cấp: cấp cao nhất 2m20, cấp thấp nhất 1m. Cấp 1 thờ Tam Thế Phật; cấp 2 thờ Di Đà Tam Tôn; cấp 3 thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; cấp 4 thờ tòa Cửu Long. Nhà Mẫu thờ cạnh Thượng Điện theo hướng Nam, diện tích 8,32m2 (nhà cấp 4); Miếu Sơn Thần 11m65; Giếng Thần sâu 2,50m đường kính 1,78m, mức nước 1m. Các công trình khác: nhà ở, trai đường lợp bằng ngói xi măng, xung quanh bao bằng cót ép rộng khoảng 20m2. Tổng diện tích công trình là 94,97m2. Đây là lần trùng tu thứ 3. Do chưa có sư Trụ Trì nên Bảo Quang Tự chỉ dừng lại ở đó, đường lên chùa là lối mòn rậm rạp, điện thắp sáng và nước sinh hoạt đều không có. Tất cả các công trình nhà cấp 4 qua 14 năm đã bị dột nát và hư hỏng. Là ngôi chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử của tỉnh Quảng Ninh, là truyền thừa của phái Trúc Lâm Yên Tử lại có diện tích đất123,81 ha, là khu sinh thái sơn thủy hữu tình có “rồng chầu, hổ phục”, chẳng lẽ lại để Bảo Quang tự trở thành phế tích? Đó là trăn trở của chính quyền, mặt trận, nhân dân Uông Bí. Vì vậy tới năm 2007, chính quyền địa phương đã tha thiết thỉnh cầu Đại Đức Thích Trúc Thái Minh − nguyên là trưởng ban Tri khách Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử về trụ trì chùa Ba Vàng căn cứ quyết định bổ nhiệm sô 115 ngày 25 tháng 8 năm 2006. Đại đức cùng các đệ tử, du khách thập phương đã đóng góp công sức tiến hành trùng tu ngôi chùa. Và chính quyền, mặt trận, nhân dân Uông Bí đã long trọng cử hành lễ Nhập tự vào năm 2007 (đây là lần trùng tu thứ 35
  40. 4). Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong sự đổi thay nhiệm màu của chùa Ba Vàng. Từ hai bàn tay trắng , lại đơn phương độc mã, Đại đức đã tiếp nhận một cơ đồ vô vàn khó khăn. Nhưng nhờ sự gia trì của Phật pháp, sự gia hộ của sư tổ, và đặc biệt là phát huy nội lực của Đại đức “Hãy thắp đuốc lên mà đi” lại được Phật tử thập phương, bách gia trăm họ, được chính quyền mặt trận Uông Bí tận tình giúp đỡ, Đại đức cùng địa phương đã biến không thành có. Tháng 7 năm 2010, được sự đồng ý của giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Uông Bí, chùa Ba Vàng chính thức được khởi công trùng tu xây dựng. Lần trùng thứ 4 này có quy mô, hiện đại. Giai đoạn 1 với diện tích 21,8 ha và tổng kinh phí là 500 tỷ đồng (trên tổng số123,8 ha với tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng) được huy động từ lòng hảo tâm của các tăng ni, phật tử, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm từ khắp nơi. Ngày 8 và 9 tháng 3 năm 2014(tức ngày 8, 9 tháng 2 năm Giáp Ngọ) nhà chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành chùa Ba Vàng sau hơn 3 năm xây dựng công trình và được công nhận là ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, một con đường bê tông rộng 8m dài gần 3km do thành phố Uông Bí đầu tư đã được xây dựng nối Chùa với khu vực trung tâm thành phố thay cho con đường rừng gồ gề, đá sỏi trước đây. Điện cũng đã về đến Chùa thắp sáng cả một vùng đồi núi Thành Đẳng, qua sự mách bảo của người dân, nguồn nước mát trong lành từ đỉnh núi Thành Đẳng cách chùa vài km cũng đã được dẫn về phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhà chùa. Trên khoảng đất phía Tây của chùa cũ, nhà chùa cũng đã cho dựng lên một đại giảng đường − đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động Phật sự và hoằng dương chính pháp, tổ chức các đại lễ kết hợp quy y cho các Phật tử. Các khóa tu bát quan trai được tổ chức đều đặn hàng tháng, ngoài các hoạt động Phật giáo nhà chùa cùng các phật tử cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác trong đó phải kể đến những chuyến cứu trợ đồng bào bị bão lụt ở miền Trung, những người có hoàn cảnh khó khăn. 36
  41. Càng ngày các tín đồ Phật tử cùng du khách thập phương biết và đến với ngôi chùa càng đông. Có những dịp lễ trọng hàng ngàn du khách và Phật tử đã nô nức tụ hội về đây tham dự các hoạt động của buổi lễ. Với tư tưởng Đạo pháp hòa quang đồng trần, trần hòa với đời, mọi hoạt động Phật sự của chùa Ba Vàng đều hướng tới phổ độ chúng sinh, xây dựng ngôi chùa hiện hữu gắn liền với tạo dựng đức tin chân chính, thắp sáng lên niềm tin với Phật pháp. Chùa Ba Vàng được xây dựng khang trang như hôm nay có một phần công lao rất lớn của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh − trụ trì chùa. Gần 10 năm gắn bó với chùa Ba Vàng, khi chùa mới chỉ có vài gian nhà cấp bốn, sư thầy Thái Minh đã bền bỉ xây dựng, đề xuất với các cấp, chính quyền quy hoạch chùa, thiết chế trùng tu, tôn tạo, vận động xã hội hóa vật chất, kinh phí tôn tạo lại chùa. 2.3. Các giá trị tiêu biểu của chùa Ba Vàng 2.3.1. Giá trị lịch sử a) Những giai thoại về chùa Ba Vàng Nằm sâu trên ngọn núi Ba Vàng, ngôi cổ tự sau những biến cố sóng gió của thời gian, tưởng chừng như chỉ còn những phế tích tàn lụi. Nhưng mối tình duyên thiền định đã khéo léo sắp đặt để giờ đây, ngôi chùa trở thành một địa chỉ hành hương, một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn với vô vàn những câu chuyện kỳ lạ xung quanh. * Chuyện đàn bò phế tích ngàn năm Tích kể rằng: Như một sự tình cờ và hữu duyên,chùa Ba Vàng được phát hiện như một điển tích. Năm 1987, một lão nông địa phương bị mất một đàn bò. Lão lang thang khắp vùng để tìm kiếm, trong lòng luôn cầu trời, khấn phật xin cứu giúp. Đêm đến lão nông nằm mơ thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ hiện ra và nói: “Con cứ lên núi Ba Vàng khắc tìm thấy đàn bò”. Dù bán tín bán nghi nhưng do tiếc của, lão quyết tâm theo đường mòn leo dốc khi đến độ cao lại có mặt bằng trải rộng, do vấp ngã, lão đã phát hiện ra những bậc thềm tam cấp bằng gạch. Lão về loan tin để dân làng biết. Cũng chính từ lúc này, đàn bò trở về nhà không thiếu một con. Do sự ngẫu nhiên linh 37
  42. ứng nên dân làng nô nức hội tụ về đây và tìm ra những vật quý như cây hương đá, đỉnh hình bát sen, bia đá Sự phát hiện của lão nông, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã vào cuộc tìm hiểu gốc tích của công trình này. * Giếng thần và những sự trùng lặp kỳ lạ Kể từ khi được phát hiện vào năm 1987, ngôi chùa vẫn bình lặng chứng kiến những đổi thay của thời gian, không gian. Trong suốt khoảng lặng đó, Bảo Quang Tự không hề có bất cứ một vị trụ trì nào. Cứ thế, con đường lên núi ngày càng một rậm rạp, những trùng tu ngày nào của chính quyền dần dần bị xuống cấp. Bảo Quang Tự như một ngôi chùa hoang vắng, lạnh lẽo. Năm 2007, chính quyền địa phương đã tha thiết thỉnh cầu Đại Đức Thích Trúc Thái Minh − lúc đó đang là trưởng ban Tri khách Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử về trụ trì chùa này. Đứng trước ngôi chùa hoang tàn, xuống cấp, Đại Đức Thích Trúc Minh bỗng thấy trong lòng dâng lên một cảm giác rất kỳ lạ. Kỳ lạ hơn chiếc giếng trong khuôn viên chùa trước đây khô cạn bỗng đầy ắp nước trở lại. Cho là điềm báo, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh quyết tâm gây dựng lại ngôi chùa, hành hương Phật pháp, Phổ độ chúng sinh. Hành trang của Đại Đức chỉ là hai bàn tay trắng lại đơn phương độc mã nhưng trong lòng của vị trụ trì trẻ tuổi này luôn có một niềm tin mành liệt vào sự gia trì của Phật pháp, sự gia hộ của Sư tổ. Trong tâm niệm của Đại Đức luôn văng vẳng một câu nói: “Hãy đốt đuốc lên mà đi”. Sự kiện chùa Ba Vàng đã diễn ra gần một thiên niên kỷ, qua 4 lần trùng tu. Tuy ở mỗi thời đại khác nhau nhưng lại có những trùng lặp vô cùng ý nghĩa. Trùng tu lần 1 là thời kỳ Phật Giáo là Quốc giáo. Trùng tu lần 2 đã nối dòng truyền thừa phái Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Trùng tu lần 4 (khánh thành 9/3/2014) cũng là lần đánh dấu sự nối lại truyền thừa dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng sau 300 năm gián đoạn. Tên Chùa, pháp danh sư tổ, pháp danh Đại đức trụ trì Thích Trúc Thái Minh tuy âm ngữ khác nhau nhưng lại cùng một khái niệm “trí tuệ không ngừng tỏa sáng”. Sư tổ Tuệ Bích đã hoàn thành ngôi Bảo Quang Tự khi ngài 48 tuổi, Đại đức Thích Trúc Thái Minh khánh thanhg Đại Hùng Bảo Điện chùa Ba Vàng 38
  43. cũng vào năm 48 tuổi. Do duyên sinh, duyên hợp của Sư Tổ và Đại Đức, một linh khí hòa hợp hỗ trợ qua lại tuyệt vời và hy hữu. Những hiện tượng tâm linh trùng lặp chứng tỏ sự nhiệm màu của Phật pháp. Chắc chắn điểm hội tụ Thành Đẳng sơn, chùa Ba Vàng sẽ ấp ủ những thành quả, thành công, thành đạt, thành Phật. “Phổ độ quần sinh thoát khổ duyên Quảng khai phương tiện lưu khoa giáo”. b) Lịch sử Sư Tổ chùa Ba Vàng Cuộc đời và sự nghiệp Sư Tổ chùa Ba Vàng chỉ lưu lại qua văn bia quá sơ sài. Nhưng căn cứ vào nhân truyền trong dân gian, thời đại, cuộc đời và sự nghiệp của Sư Tổ, chúng ta có thể khẳng định Sư Tổ là một Đại Thiền sư đức cao vọng trọng. Pháp danh của ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 01 năm Mậu Tuất (1658) vào thời vừa Lê Hiển Tông. Ngài là hậu duệ của Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Lê mạt, sau 230 năm nhà Lê trị vì đất nước. Nhà Lê là đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Nhà cầm quyền phong kiến coi trọng Khổng giáo (Quân − Thần − Phụ − Tử) để củng cố địa vị ngai vàng của mình mà đã coi nhẹ và đã đẩy Phật giáo xuống hàng thứ hai, sau đạo Khổng. Trong thời gian 100 năm, Sư Tổ đã chứng kiến biết bao thăng trầm biến cố lịch sử: Nội chiến Nam − Bắc triều giữa Lê − Mạc. Rồi chúa Trịnh ra đời giương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Mạc” nhằm biến vua Lê thành bù nhìn. Tấn tuồng Vua Lê − chúa Trịnh kéo dài hàng trăm năm đã đẩy lùi lịch sử Viêt Nam vào con đường tăm tối. Chính lúc hoàn cảnh xã hội vô cùng nghiệt ngã, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã bị thất truyền sau 300 năm sự xuất hiện của Sư Tổ như một ngọn đèn thắp sáng những ngày đêm u tối. Ngài ra đời và đi tìm những chân lý mà mình phải đi. Ngài đã xác định, là người con Phật phải ly gia cắt ái khinh thân tìm về non thiêng Yên Tử xả thân cầu đạo giải thoát và Ngài đã thành tựu sở nguyện khi được làm đệ tử của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử nối mạng 39
  44. mạch Phật pháp do chư Tổ truyền trao. Một đêm lúc tọa thiền, Ngài hướng tâm quán chiếu nhân duyên phổ độ chúng sinh. Núi Thành Đẳng dù chưa một lần đặt chân nhưng Ngài đã quán xét thấy nơi đây là nơi hội tụ của linh căn trời đất, có rồng chầu hổ phục, lại cách xa dân, có thể dựng một thảo am để tu. Để thực hiện lý tưởng thiêng liêng, một mình Sư Tổ đã băng ngàn, vượt suối, qua đèo về Thành Đẳng khi ngài 40 tuổi và thời vua Lê Dụ Tông, Ngài đã sống lặng lẽ một mình mượn cây cỏ trong rừng để dựng thành am tu tập. Ngài sống chủ yếu bằng rau quả của núi rừng Ba Vàng; uống nước suối, giếng Sơn Thần. Xong thân tướng và sức vóc Ngài vẫn phương phi cường tráng, đôi mắt ngài vẫn ngời ngời sáng. Với việc tự nhiên tại núi rừng hoang vắng xuất hiện một thảo am và một người đầy lòng từ bi đức độ, ngày đêm lặng lẽ tọa thiền. Sự ngạc nhiên được truyền khắp vùng Uông Bí “tại núi rừng Ba Vàng có một vị tiên xuất hiện”. Lúc đầu chỉ là những người tiều phu, là những người đi tìm dược liệu được tiếp xúc với Ngài, được Ngài cho ẩn trú khi gặp những cơn mưa rào bất chợt. Nhưng do tiếng lành đồn xa. Sau một thời gian, dân khắp miền kéo đến một đông. Ngài đã dạy cho dân biết cách chữa bệnh, cách chế biến thuốc. Nhiều con bệnh hiểm nghèo đã được ngài cứu thoát. Chính vì thế nhân dân địa phương đã tôn Ngài là một vị Ân Sư cứu nhân độ thế, nên Ngài được nhân dân địa phương cúng ngài lương thực, thực phẩm để cảm tạ ân đức. Ngài đã hóa độ cho tất cả mọi người, những người cô đơn có hoàn cảnh khó khăn và ngẫu nhiên tại đây thành một đạo tràng tu Phật pháp. Sư Tổ còn kết hợp với Tam Giáo đồng nguyên giữa Nho Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo để tùy thuận tác duyên cho tất cả các đối tượng thuộc hạ căn, trung căn, thượng căn. Chính vì thế nhiều Phật tử , nhiều tầng lớp xã hội, nhiều đẳng cấp đã hằng tâm, hằng sản cùng Sư Tổ Phật để trùng ti Bảo Quang tự vào thời vua Lê Dụ Tông (1705) khi Sư Tổ tròn 48 tuổi. Năm mươi hai năm tại đây Ngài đã cứu đời, tiếp Tăng độ chúng. Nhiều vị Thiền Tăng đã trường thành tại đây và tỏa đi độ chúng ở mọi miền đất nước. Những người thợ đá ở nhiều nơi vì chịu ơn Ngài cứu giúp nên đã khắc nên bia 40
  45. đá, rùa đá để lưu lại hậu thế cho đến ngày nay. Mặc dù do sự bức bách của xã hội, chính quyền đương thời, Ngài chỉ âm thầm lặng lẽ: “Thế chiến quốc, thế xuân thu, Gặp thời thế, thế thời phải thế. Ai công hầu, ai khanh, ai tướng, Dưới trần ai, ai dễ, biết ai”. Tại núi rừng hoang vắng này tuy Ngài ít biết đến ai, nhưng những người thiết tha cầu đạo không ai là không biết đến Ngài. Chính vì thế, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử không những được nối mạng mạch mà càng ngày càng phát triển rực rỡ tại Thành Đẳng Sơn. Rồi bỗng một đêm trời u ám, mưa to, gió lớn, sấm chớp rền vang như rung chuyển núi rừng Ba Vàng. Dưới chân núi nhiều nhà dân bị sụp đổ, nhưng ai ai cũng thấp thỏm và cầu nguyện mong thảo am Sư Tổ tu hành được an toàn. Sáng sớm hôm sau trời còn mù mịt, cây đổ ngổn ngang, suối nước ào ào, đất đá chắn đường nhưng từng đoàn người đã kéo lên chùa để thăm Sư Tổ. Mọi người hết sức ngỡ ngàng vì ánh sáng kỳ lạ như hào quang tỏa sáng, khói hương nghi ngút như những làn mây bay lượn càng tôn thêm vẻ uy nghi, tráng lệ của Bảo Quang tự. Tại gian giữa chánh điện, Sư Tổ đang tọa thiền trên sập gỗ sơn son thếp vàng. Chư đệ tử cùng tọa thiền quanh Sư Tổ theo hình chữ U. Không khí và âm thanh tụng niệm xa gần như khác với mọi lần, một âm thanh tha thiết, mang đượm một nỗi thâm trầm da diết. Và kỳ lạ thay, tất cả chư đệ tử Tăng − Tục đều chít khăn tang. Khi dân làng hội tụ về chùa khá đông, một thầy Tăng trang nghiêm trầm lặng báo tin rằng: Sư Tổ đã an nhiên về cõi Niết Bàn “Thường − Lạc − Ngã − Tịnh” vào giờ Tý sao Khuê bừng sáng nhằm ngày 23 tháng 08 năm Đinh Sửu, đời Vua Lê Hiển Tông. Ngài trụ thế 100 tuổi. Không nén nổi xúc động, nhiều người dân đã òa lên những tiếng khóc nức nở, một số khác thì chí thành cung kính ngũ thể đầu địa đảnh lễ tri ân đức Sư Tổ. 41
  46. Ngài đã lặng lẽ ra đi, an nhiên thị tịnh không một lời di chúc. Nhưng Ngài đã để lại muôn vàn ân đức cho thế gian. Đặc biệt là những di sản vật thể vô cùng quý giá: Bia đá, rùa đá, cây hương, Tuy hai thế hệ , hai thời đại khác nhau hàng 300 năm nhưng nhân duyên đã định. Giác Linh Sư Tổ như thầm nhủ Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cũng là hậu duệ của Tam Tổ Trúc Lâm, tiếp nối và phụng hành Phật sự của Như Lai tại núi Ba Vàng để giương cao đuốc trí tuệ Phật pháp, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm bị gián đoạn. Chân lý vô thường của đạo Phật là một quy luật khách quan “đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên” cho nên “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Một sự tùy duyên, tác duyên trùng lặp hi hữu trong lịch sử và vô cùng trân quý như ước nguyện của Sư Tổ đã ấp ủ từ quá khứ 300 năm về trước, để hôm nay thành hiện thực sau 300 năm: “Từ trong hiện thực hôm nay, Ba trăm năm trước gieo duyên tháng ngày Ba trăm năm sau lại trao tay, Hữu duyên tái ngộ đắm say lòng người”. c) Những câu chuyện về Đại đức trụ trì Thích Trúc Thái Minh Những trăn trở về bản chất của sự sống, cái chết và niềm tin vào phật pháp đã đưa đường chỉ lối cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh đến một hành trình mà có lẽ khi bước chân vào cửa phật, ông cũng không bao giờ nghĩ đến. Đó là hành trình của niềm tin, hành trình đem giáo lý của nhà phật đến với mọi người. Cách đây chưa lâu, vào năm 2007, đúng 20 năm sau khi ngôi chùa cổ trên núi Ba Vàng được phát hiện bởi một sự tình cờ hay nói đúng hơn là duyên trời định để một lão nông tìm ra cả một phế tích được xây dựng từ thế kỷ thứ 13. Hoang tàn, đổ nát, đìu hiu, những từ ấy có lẽ cũng không lột tả được hết sự bi thảm của ngôi chùa cổ nằm lặng yên trên núi Ba Vàng. Ngôi chùa ấy, được người ta gọi là Bảo Quang Tự, nghĩa là ánh sáng quý báu. Thế nhưng, khung cảnh ấy, sự đổ nát ấy hình như chẳng tương xứng với cái tên đẹp đẽ. 42
  47. Như một sự tình cờ, cũng trong năm 2007, Trưởng Ban Tri khách của Thiền Viện Trúc Lâm là Đại Đức Thích Trúc Thái Minh nghe phật tử và huynh đệ đồng tu kể về một ngôi chùa cổ nằm trong quần thể dãy Yên Tử linh thiêng. Ngôi chùa mà dù nhân dân trong vùng có tha thiết cầu xin thế nào, cũng chẳng một nhà sư nào chịu về trụ trì. Đơn giản, bởi nó quá xuống cấp, quá heo hút và đường lên chùa thì gian nan, gập ghềnh. Giữa núi rừng Yên Tử, nhìn ngôi chùa đổ nát, những huynh đệ đồng tu và cả những người dân bản địa có nằm mơ cũng không ngờ được Đại Đức Thích Trúc Thái Minh lại mỉm cười và nói: “Thầy thích ngôi chùa này”. Dân chúng trong vùng vui mừng, phấn khích bao nhiêu thì những huynh đệ đồng tu lại ngược lại, họ lo lắng bởi ngôi chùa này vừa xa lắc lơ lại chẳng có phật tử. Đại đức Thích Trúc Thái Minh mỉm cười nói: “Thầy sẽ ở đây, có thể sẽ chết ở đây cùng chùa”. Cuộc đời của Đại đức Thích Trúc Thái Minh có thể được gói gọn trong một chữ duyên với nhà Phật. Sinh năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xă Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, từ thời thơ ấu, Đại đức đã gắn liền với tiếng chuông mõ, câu kinh bài kệ của bà nội. Cứ thế, những năm tháng trôi qua bình lặng, cậu bé ngày nào đã trở thành giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngày lễ dạm ngõ, những mơ ước về một tương lai rộng mở với vợ đẹp, con ngoan, công việc ổn định trải ra trước mắt. Thế nhưng, từ cái chết bất ngờ của người chị họ, khiến cho thầy không khỏi bàng hoàng trước sự vô thường của kiếp nhân sinh. Những câu hỏi đau đáu về bản chất thực sự của sự sống cứ lớn dần lên và nặng trĩu. “Chết là thế nào?”, “Mình sống để làm gì?”, “Chết là còn hay hết?”, “Mình là gì?”, “Liệu, cõi đời này là cõi tạm? Để người ta tu nhân, tích phước báu, sẵn sàng cho một vòng luân hồi, cho một kiếp sau thanh thản, vô ưu?”. Trước những khúc mắc quá lớn lao của cuộc sống, người giảng viên trẻ tuổi quyết tâm rũ bỏ tất cả, gửi thân nơi cửa phật để bắt đầu một hành trình đi tìm chân lý của cuộc đời, tìm sự thanh thản trong tâm hồn. Cuộc đời bình lặng của người giảng viên Vũ Minh Hiếu chính thức khép lại vào năm 1998 để mở ra một cánh cửa mới, một cuộc sống mới, một chặng 43
  48. đường mới gắn liền với pháp danh Thích Trúc Minh Thái. Quãng đường 16 năm xa rời cuộc sống trần tục để hòa mình vào giáo lý của phật pháp, khai mở những khúc mắc của tâm hồn và cứu giúp những mảnh đời bất hạnh tuy chưa thể nói là dài nhưng chặng đường đó cũng lắm chông gai, gập ghềnh, thử thách lòng tin, ý chí và cả nghị lực của Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Trong suốt những năm tháng khó khăn, cơ cực, thiếu thốn trăm bề, câu nói “Hãy cứ thắp đuốc lên mà đi” luôn luôn ở trong tâm trí Đại đức Thích Trúc Thái Minh để giờ đây, ngắm nhìn thành quả và công sức gây dựng của mình, của bà con Phật tử, ông không khỏi bùi ngùi và xúc động. Nhiều người biết đến Đại đức Thích Trúc Thái Minh với tư cách là một vị trụ trì có công sức gây dựng một ngôi chùa bề thế, kế tục dòng truyền thừa Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn nhưng lại ít người hiểu được hành trình của ông nói riêng và Phật tử chùa Ba Vàng nói chung trong công tác xã hội, cứu khổ cứu nạn. “Cơ duyên xảo hợp” hay “Đức phật đã cứu sống anh ta”. Đó là những chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh khi đề cập đến trường hợp của tử tù Phạm Xuân Cường, người đã bị tuyên án tử hình vì tội giết người đã được ông cứu sống. Ngược dòng trở lại tháng 1/2011, khi Phạm Xuân Cường chỉ còn ngồi đợi thi hành án. Dịp tết âm lịch, Đại đức Thích Trúc Thái Minh có ghé qua nói chuyện, thăm và tặng quà Tết cho một số phạm nhân tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Khi thấy Đại đức, Phạm Xuân Cường đã lấy từ chỗ nằm ra một cuốn kinh Phật và xin được nhà sư chỉ dạy cách tụng niệm. Cảm kích trước tấm lòng hướng đến Phật, cho dù sự sống của Cường chẳng còn được bao lâu, Đại đức đã đồng ý cho quy y tam bảo. Từ đây, một mảnh đời khốn khổ, một gia đình li tán trải ra trước mắt Đại đức qua lời kể của Cường. Trước khi Đại đức rời đi, Cường òa khóc: “Thầy ơi! Hoàn cảnh gia đình con tan nát hết rồi. Con ân hận lắm! Con còn một đứa em gái. Nó bơ vơ giữa đời. Thầy làm ơn, làm phúc cứu giúp em con ”. Cường vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng năm 2004, vì những mâu thuẫn lớn, người cha do không kìm chế đã xuống tay sát hại vợ. 44
  49. Quá bàng hoàng và ân hận, ông đã nhảy lầu tự tử nhưng bất thành. Sau 8 tháng chữa trị, người cha lĩnh án 14 năm tù. Mẹ chết, cha đi tù, hai anh em Cường chỉ biết nương tựa vào nhau mà mưu sinh qua ngày. Cường mở một của hiệu sửa chữa xe máy, tự nuôi bản thân, nuôi em ăn học và cả người cha lầm lỡ đang thi hành bản án mà ông phải trả. Những tưởng sóng gió sẽ qua đi khi em gái Cường trở thành giáo viên, còn bản thân công việc sửa chữa xe máy ngày càng phát đạt, nào ngờ trong một xích mích, Cường lỡ tay giết người. Án phạt tử hình giáng xuống cũng là lúc cô em gái của Cường mất việc làm “Phải cứu vớt anh ta”, những ý nghĩ đó xuất hiện khi Đại đức Thích Trúc Thái Minh nghe xong câu chuyện. Thế rồi, Đại đức cùng với một người bạn là luật sư không quản ngại khó khăn, chứng minh được rằng án tử với Cường là quá nặng tay. Khi Phạm Xuân Cường sẵn sàng đối mặt với cái chết cũng là lúc Văn phòng Chủ tịch nước ký lệnh ân xá, giảm án từ tử hình xuống chung thân. Đằng sau bản án đó, là niềm tin vô bờ của Đại đức vào người tử tù kia, rằng anh ta không đáng chết và hành trình đầy khó khăn và vất vả của ông để đưa lá đơn kêu cứu lên Chủ tịch nước. Hay như câu chuyện của câụ bé mang khối u ác tính trên khuôn mặt, Lê Trung Tuấn. Năm 2013, dư luận không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến một cậu bé khôi ngô bỗng dưng mọc lên một khối u che lấp hết khuôn mặt. Gia đình cậu bé chạy vạy khắp nơi để chữa trị căn bệnh quái ác. “Vô phương cứu chữa, nếu mổ sẽ tử vong” đó là kết luận của những bệnh viện, nơi Tuấn và gia đình tìm đến. Khi niềm tin vào cuộc sống của Tuấn và gia đình lung lay dữ dội cũng là lúc Đại đức Thích Trúc Thái Minh phát tâm cứu giúp mảnh đời bất hạnh này. Trong suốt một thời gian dài, Tuấn và bố lưu lại chùa, hằng ngày tu tập, tụng kinh niệm phật theo hướng dẫn của Đại đức Thích Trúc Thái Minh Phương pháp tu tập, dưỡng tâm, dưỡng thể của nhà phật đã phát huy tác dụng, đem lại niềm tin cho Tuấn và gia đình. Khối u trên mặt em có chiều hướng nhỏ đi, không còn gây nguy hại đến tính mạng như lúc trước. Khi đưa trở lại bệnh viện, các bác sỹ rất bất ngờ vì sự chuyển biến kỳ lạ này, họ kết luận Tuấn đã có thể mổ được. Những nhà hảo tâm trên khắp đất nước đã quyên góp để Tuấn tiến 45
  50. hành phẫu thuật dưới đôi tay của vị bác sỹ nổi tiếng thế giới, người mệnh danh là “Đôi tay vàng”. Ca mổ thành công. Mọi người đều vui mừng khôn siết còn Đại đức Thích Trúc Thái Minh, ông lặng lẽ theo dõi và mỉm cười hạnh phúc khi biết tin em Tuấn đã qua khỏi. Tuấn và Cường, chỉ là hai ví dụ nhỏ trong hành trình đi tìm một chân lý đúng đắn của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, người đã từ bỏ tất cả để một lòng phụng sự đức phật, truyền bá giáo lý đúng đắn đến cho mọi người. Nhiều người nghĩ rằng nếu như Đại đức không lựa chon con đường này, có thể giờ đây đã có một gia đình yên ấm và trở thành một thương gia thành đạt? Đại đức chia sẻ: “Những vọng tưởng thế tục đối với người tu hành có thể có, nhất là đối với những ai mới bước chân vào cửa Phật. Tu hành giống như hành trình leo núi, càng lên cao, càng khó nhọc và phải bỏ lại những thứ không cần thiết sau lưng. Nói cách khác, đầu óc con người như một cái kho có giới hạn, nếu mình bỏ nhiều thứ gì vào thì những vật dụng khác sẽ phải mang ra. Người xuất gia, tu hành đem kinh kệ, Phật pháp vào trí óc thì những vọng tưởng thế tục sẽ tự nhiên bật ra ngoài, chỉ một lòng phụng sự đức phật, truyền bá giáo lý đúng đắn”. Bắt đầu từ hai bàn tay trắng và một ngôi chùa cũ nát, không ai có thể ngờ được chùa Ba Vàng lại có thể khang trang và lộng lẫy như ngày nay. Đó là cả một hành trình dài vượt qua bao khó khăn, gian khổ, thử thách lòng tin, sự kiên nhẫn. “Hãy cứ đốt đuốc lên mà đi” và hay cứ tin tưởng rồi mọi thứ sẽ khai mở dần dần. Thành quả sẽ đến nếu mỗi người trong chúng ta đều làm việc thiện, tu nhân, tích phước báu. Tất cả hành động của Thầy thực sự đã làm toát lên được tấm lòng từ bi, chân thật của Người với toàn thể đại chúng chùa Ba Vàng, và với công trình hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Thầy mong mỏi từ mảnh đất hoang vu xưa, ngôi chùa mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện về cơ sở vật chất để thêm có nơi ăn, chốn nghỉ cho Phật tử được tu học, được đến gần với sự giác ngộ, giải thoát. 46
  51. Chặng đường Thầy đã đi qua đầy những chông gai, thử thách; nhưng cũng chính những năm tháng ấy đã tôi rèn cho con người này hôm nay: có ý chí, có bản lĩnh và lòng từ bi rộng lớn với hết thảy chúng sinh. Thầy là tấm gương sáng cho những người đã, đang và sẽ đi theo con đường chân lý, tìm cầu sự giải thoát luôn noi theo và lấy những hạnh nguyện, việc làm của Người làm hành trang trên con đường tu học. d) Những mốc son quan trọng về chùa Ba Vàng * Lễ bổ nhiệm Trụ trì Do nhu cầu của nhân dân, phật tử thành phố Uông Bí, được sự chuẩn y của chính quyền thành phố Uông Bí, được sự đồng thuận của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt ký quyết định số 115 ngày 25 tháng 8 năm 2006 bổ nhiệm Đại Đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. * Lễ động thổ Ngày 11 tháng 07 năm 2010 tại chùa Ba Vàng (Bảo Quang tự), phường Quang Trung – thành phố Uông Bí − tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng chùa Ba Vàng. Chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Tham Sam − phó pháp chủ kiêm chánh thư ký Hội đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Hòa thượng Chi chộp − Viện trưởng phái Mật Tông Đạt Ma − Tây Tạng; Hòa thường Thích Trí Tịnh − thành viên Hội đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Minh Tông – Phó ban Tăng sự Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ; Hòa thượng Thích Minh Nghĩa − Uỷ viên Đoàn Giảng sư Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, cùng các chư tôn đức Uỷ viên Hội đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thường trực Ban Tăng Sự Phật giáo các tỉnh phía Bắc và Tăng Ni trụ trì các tổ đình. Tu viện trong và ngoài tỉnh cùng về tham dự. Về phía chính quyền có ông Nguyễn Hồng Quân − Phó Bí Thư Tỉnh Uỷ − Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh; bà Đỗ Thị Hoàng − Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; ông Bùi Viết Thìn − Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận 47
  52. Tổ quốc tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành chức năng, chính quyền sở tại và hàng nghìn tín đồ Phật tử cùng về tham dự. * Lễ đúc Đại hồng chung Với sự phát tâm vô lượng của Phật tử mười phương và các nghệ nhân đúc đồng, ngày 20/10 năm Kỷ Sửu (2009) đã hoàn thành quả đại hồng chung nặng 3.360kg và đưa vào lầu chuông. Và ngày 10/12 năm Kỷ Sửu, Thầy Trụ trì đã khai thanh, tiếng đại hồng chung vang vọng cả núi rừng Ba Vàng trước sự hoan hỷ của Chư Tăng và hàng nghìn Phật tử.! 2.3.2. Giá trị kiến trúc - mỹ thuật a) Kiến trúc ngôi chùa cổ Chùa Ba Vàng − tên cổ là Bảo Quang Tự, hàm ý vầng ánh sáng (của chùa) tỏa ra bốn phía. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676 với quy mô bề thế. Tuy nhiên trải qua thời gian, mưa nắng và biến động của lịch sử mà chùa đã dần dần đổ nát dẫn tới hoang phế. Vào năm 1988, chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng với diện tích 55 m2 , với bố cục chữ “Đinh” gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có nhà thờ Mẫu, miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời. Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá bao gồm: 1 bia đá, 2 con rùa đá và một cây hương bằng đá. Theo dòng chảy của thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Tuy nhiên qua cách trình bày, có thể thấy đây là bia ghi tên tuổi của một nhà sư từng trụ trì nơi đây và xá lị của ông được đặt trong một tháp mộ nào đó của chùa. Riêng cây hương đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn một số chứ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang Tự, Thiên Đài Trụ. Nghĩa là trụ đài đá, dòng chữ trên tấm bia đá đặt trên lưng rù đã xác định di tích chùa được phục dựng vào triều vua Lê Dụ Tông tức là vào năm Ất Dậu 1706. Do Ma ha sa môn Tuệ Tích Phổ Giác − một vị thiền đại sư, người đã thắp sáng niềm tin nối lại dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử sau hơn 300 năm gián đoạn do biến động của lịch sử và chiến tranh. Nhận thấy đây là ngôi chùa có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh 48
  53. cũng như giá trị văn hóa, Uỷ ban Nhân dân thị xã Uông Bí nay là thành phố Uông Bí đã vận động nhân dân phát tâm công đức tu tạo lại chùa. Năm 1993 chùa được xây dựng lại bằng gạch ngói thay cho ngôi chùa gỗ trước do đã bị xuống cấp nặng nề. Hai bên cửa đắp nổi hai dòng chữ Hán: “Thành Đẳng Sơn thắng cảnh vạn đại lưu danh. Bảo Quang Tự thiền môn thiên thu hương hỏa.” b) Kiến trúc ngôi chùa hiện nay Hơn 3 năm xây dựng Chùa Ba Vàng, đến nay chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi đại hùng bảo điện, lầu chuông, lầu trống, hành lang La Hán, hồ bán nguyệt, chùa Một Cột, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Nhà bảo tàng, thư viện, khu nhà Tăng, thiền đường, cổng tam quan nội và một số công trình phụ trên diện tích 21,818 ha. Với tổng kinh phí xây dựng tính đến thời điểm này là hơn 400 tỷ đồng trên tổng kinh phí xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình kiến thiết, xây dựng chùa Ba Vàng là 500 tỷ đồng. * Cổng tam quan ngoại. Ấn tượng đầu tiên với du khách khi tới chùa Ba Vàng là cổng Tam Quan ngoại dưới chân núi, được làm bằng đá với bốn cột vững chắc luôn mở rộng đón chào. Nơi đây du khách sẽ thấy được tượng đài Đức Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát từ trên cao đang dõi mắt xuống trần gian, lắng tai nghe những khổ đâmu của chúng sanh để thị hiện ban vui cứu khổ. * Cổng Tam Quan nội Trýớc khi vào lễ Phật, khách phải qua cổng Tam quan. Tam quan có kiến trúc ba cửa, nằm ở phía trước cổng chùa, bao gồm Trung quan ở giữa, bên trái là Không quan (cửa Không), bên phải là Giả quan(cửa Sắc), tạo nên ba lối đi vào, lối giữa to, hai lối hai bên nhỏ. Tam quan chùa Ba Vàng được xây dựng theo kiểu chồng giường. Cổng giữa xây dựng với ba mái cong, hai cổng bên với hai mái. Mái lợp ngói ống màu đỏ, tiền bẩy, hậu bẩy, các đầu đao của mái Tam quan cong như hình đuôi chim phượng. Bên trên Tam quan có mái nhỏ có treo một chiếc chuông, xung quang chuông có những bài thơ chữ Hán. Khách bước qua Tam quan vào đất chùa, cõi tục và cõi trần như đã được phân chia. Trước khi vào tới khu vực chùa, khách phải qua một khoảng sân rộng 10.000 m2. Đứng 49