Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án xây dựng thuộc viện KH-CNQS/BQP - Nguyễn Công Chính

ppt 40 trang huongle 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án xây dựng thuộc viện KH-CNQS/BQP - Nguyễn Công Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptluan_van_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_trong_quan_ly_du.ppt

Nội dung text: Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án xây dựng thuộc viện KH-CNQS/BQP - Nguyễn Công Chính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QLDAXD THUỘC VIỆN KH-CNQS/BQP - GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN CÔNG CHÍNH - HỌC VIÊN : LÊ THIỆN CHUNG HÀ NỘI, 12/2012
  2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI • Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước, không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề • Hầu hết các dự án được Viện KH-CNQS/BQP đầu tư xây dựng được quản lý và điều hành trực tiếp bởi các các cán bộ quản lý kiêm nhiệm của các phòng ban trực thuộc, phần nào làm giảm tính hiệu quả và mức độ chuyên nghiệp trong công tác quản lý điều hành dự án.
  3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN • Phân tích, tổng kết thực trạng quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP, các khó khăn vướng mắc về cơ chế và quy trình quản lý dự án. • Trên cơ sở kiếm tìm nguyên nhân thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình quản lý dự án các công trình xây dựng của Viện KH-CNQS/BQP. • Qua các kết luận rút ra từ thực tiễn, chúng tôi hi vọng các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng có thể tìm thấy một số bài học kinh nghiệm có lợi trong công tác thực hiện, quản lý và đánh giá quá trình thực hiện dự án.
  4. KẾT CẤU LUẬN VĂN • Chương 1 (Tổng quan về đề tài nghiên cứu): cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức, quản lý dự án ĐTXD tại Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu những thông tin chung về Viện KH – CNQS, thực trạng, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những bất cập đó từ công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nơi đây. • Chương 2 (Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học của đề tài) đề cập tới nội dung Luật, văn bản và nghị định liên quan; cung cấp các kiến thức chung như khái niệm liên quan, mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng • Chương 3 (giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng ở Viện KH – CNQS/BQP): trên cơ sở đề cập phương hướng phát triển, đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Viện KH - CNQS/BQP.
  5. VẤN ĐỀ CHÍNH Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS Nguyên nhân của những tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong QLDA đầu tư ở Viện KH-CNQS/BQP
  6. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • Giới thiệu về Viện KH-CNQS - Viện KH-CNQS là một viện nghiên cứu khoa học đa ngành trực thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam với tiền thân là Nha nghiên cứu kỹ thuật thuộc Cục Quân giới, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam thành lập năm 1947. - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  7. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP ViệnViện KHKH CNQSCNQS 0808 PhòngPhòng 1010 ViệnViện trựctrực 0101 VPVP đạiđạiđiệnđiện 0303 CôngCông tyty chứcchứcnăngnăng thuộcthuộc phíaphíaNamNam trựctrựcthuộcthuộc Ban Doanh trại, CôngCông tytyCPCP HàHà PhòngPhòngHậuHậu cầncần ĐôĐô
  8. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • Chức năng của Ban Doanh trại - Tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản và công tác quản lý doanh trại (dự trữ vật chất, phương tiện, hậu cần doanh trại bảo đảm SSCĐ). - Lập kế hoạch, triển khai và duy trì công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống mối mọt, chống sập, chống sét - Xây dựng kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án lớn của Viện KH-CNQS ở giai đoạn tiếp theo.
  9. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • Tình hình nhân sự Ban Doanh trại: - Nhân sự chuyên môn xây dựng: 3/5 đồng chí. - Trình độ nhân sự: + 01 kĩ sư xây dựng (hệ đào tạo chính quy) + 02 kĩ sư xây dựng (hệ đào tạo tại chức) + 02 cao đẳng, trung cấp điện, nước
  10. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • Dự án triển khai tại Viện KH-CNQS phòng thí nghiệm Xây dựng nghiên cứu Trụ sở làm việc cơ sở hạ tầng ứng dụng khoa học kỹ thuật
  11. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • 2007-2012: Viện KHCNQS/BQP được đầu tư 12 dự án tại Hà N ội, và TP Hồ Chí Minh với TMĐT khoảng 280 tỷ đồng. ✓ 09 dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng. ✓ 03 DA đang triển khai (TMĐT 52,4 tỷ đồng). ✓ 02 dự án được đưa vào danh mục đầu tư năm 2013 (dự kiến T MĐT khoảng 220 tỷ đồng).
  12. Tổng quan về quản lý dự án tại Viện KH-CNQS/BQP • Dự án đã bàn giao và đưa vào sử dụng (09) Phòng thí Hạ tầng khu Nhà ở công nghiệm VLQS TTCNCKCX vụ Ngọc (HN) (HN) Khánh (HN) Trạm quan Nhà LV & Chung cư trắc và phân xưởng SX của Hoàng Sâm tích môi TTCNCKCX (HN) trường (HCM) (HN) Nhà LV và Viện điện tử Hạ tầng khu PTN tên lửa viễn thông Hoàng Sâm IGLA (HN) (HN) (HN)
  13. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Công tác quy hoạch: các dự án (khoảng 7 dự án) được đề xuất hoặc không có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch thấp. Đó là những quy hoạch không có định hướng phát triển lâu dài, không tổng thể hoặc là quy hoạch chạy theo dự án xin được, không quan tâm tới quy hoạch chung của khu vực.
  14. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Chủ trương đầu tư: - Các dự án được hình thành chủ yếu nhằm các mục tiêu: nâng cao tiềm lực quốc phòng; phát triển cơ sở hạ tầng của đơn vị. Trong đó, các dự án nâng cao tiềm lực quốc phòng thường có tuổi thọ rất ngắn do thay đổi về KH-CN, do sự luân chuyển lãnh đạo của đơn vị. Ví dụ như dự án Viện Tự động hóa đã thay đổi chủ trương đầu tư bởi sự phát triển KH-CN, mặc dù lúc đó đã sử dụng hết kinh phí chuẩn bị đầu tư khoảng 670 triệu. - Lựa chọn địa điểm đầu tư không phù hợp dẫn tới việc kéo dài công tác chuẩn bị đầu tư (như dự án Viện TĐH tại Phú Viên-Bồ Đề, phải thay đổi phương án thiết kế nhiều lần, xin thủ tục nhiều cơ quan do nằm ở khu vực xả lũ của sông Hồng)
  15. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Công tác thiết kế: - Việc xác định quy mô dự án theo sơ đồ công nghệ của thiết bị không chính xác hoặc xác định quy mô khi chưa có sơ đồ công nghệ dẫn tới sau khi xây dựng xong, phải phá dỡ hạng mục công trình để lắp đạt thiết bị. - Bỏ sót, không xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường - Chất lượng hồ sơ thiết kế, dự toán công trình thấp tồn tại ở hầu hết các dự án của Viện.
  16. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Công tác đấu thầu: công tác đấu thầu thực tế đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát, lãng phí ở rất nhiều dự án. Tại đơn vị đã xảy ra hiện tượng không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; việc kiểm tra, đánh giá HSDT thiếu chính xác; Tổ chức đấu thầu khi không có kế hoạch đấu thầu, hoặc không xin phép điều chỉnh giá gói thầu do trượt giá. • Phân bổ ngân sách: Kế hoạch vốn, phân bổ ngân sách không sát tiến độ thi công và kế hoạch đấu thầu được phê duyệt; làm cho việc triển khai dự án gặp khó khăn. (các dự án nhóm C, dưới 15 tỷ nhưng kế hoạch vốn 3 năm -> thời gian thực hiện kéo dài, dàn trải.
  17. Bảng 6: Thời gian lập, thiết kế và kế hoạch đấu thầu các dự án (công trình) năm 2012 Giai đoạn lập Dự án Thiết kế kỹ thuật Kế hoạch đấu thầu (BCKTKT) Tên TT dự án Thời gian Chi phí Thời gian Chi phí Thời gian Hình thức Thời gian TMĐT Tỷ lệ thẩm định xây dựng thẩm định xây dựng thẩm định ĐT XD thi công Hạn chế các 1 DA1 120 ngày 32,129 22,613 51 ngày 26,026 115% 21 ngày 370 ngày DNQĐ Hạn chế các 2 DA2 66 ngày 9,693 7,103 38 ngày 7,162 101% 18 ngày 300 ngày DNQĐ Hạn chế các 3 DA3 75 ngày 10,462 7,896 30 ngày 6,926 88% 18 ngày 300 ngày DNQĐ Nguồn: Tổng hợp hồ sơ lưu Phòng Hậu cần, Viện KH-CNQS
  18. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Quá trình thực hiện dự án: - Không thực hiện nghiêm ngặt trình tự đầu tư XDCB: điển hình là việc triển khai và bổ sung hồ sơ pháp lý ở hầu hết các dự án, - Thi công không đúng chủng loại vật tư; chất lượng một số hạng mục thấp xảy ra hầu hết ở quá trình thi công hoàn thiện (vữa trát, lát nền không đảm bảo -> sàn nhà bị bong rộp trên diện rộng); - Có dấu hiệu điều chỉnh thời gian thi công (ở hầu hết các công trình thi công trong năm 2007-2009, vì có sự điều chỉnh đơn giá của nhà nước); điều chỉnh nhật ký công trình •
  19. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Quá trình thực hiện dự án (tiếp): - Thi công chậm tiến độ dự án (7/9 DA); tình trạng phát sinh khối lượng, vượt tổng mức đầu tư (7/9 DA), cá biệt có DA xin thay đổi tổng mức đầu tư 2 lần; tình trạng nhà thầu lập hồ sơ quyết toán công trình chậm xảy ra ở tất cả các dự án. - Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện DA chưa được quan tâm đúng mức. Việc báo cáo giám sát thực hiện đầu tư không nghiêm (không báo cáo hoặc báo cáo sai ở các dự án tăng tổng mức đầu tư). Điều chỉnh quy mô, chủ trương trong khi thực hiện dự án theo chủ quan của chủ đầu tư diễn ra thường xuyên với các dự án.
  20. Bảng 6: Thời gian lập, thiết kế và kế hoạch đấu thầu các dự án (công trình) năm 2012 Giai đoạn lập Dự án Thiết kế kỹ thuật Kế hoạch đấu thầu Tên (BCKTKT) TT dự án Thời gian Chi phí Thời gian Chi phí Thời gian Hình thức Thời gian TMĐT Tỷ lệ thẩm định XD thẩm định XD thẩm định ĐT XD thi công Hạn chế các 1 DA1 120 ngày 32,129 22,613 51 ngày 26,026 115% 21 ngày 370 ngày DNQĐ Hạn chế các 2 DA2 66 ngày 9,693 7,103 38 ngày 7,162 101% 18 ngày 300 ngày DNQĐ Hạn chế các 3 DA3 75 ngày 10,462 7,896 30 ngày 6,926 88% 18 ngày 300 ngày DNQĐ
  21. Một số vấn đề tồn tại trong QLDA tại Viện KH-CNQS • Công tác quyết toán dự án hoàn thành: chưa được tập trung, chưa được kiểm soát chặt chẽ. ✓ Tình trạng nhà thầu lập hồ sơ thanh quyết toán công trình chậm xảy ra ở tất cả các dự án. ✓ Một số dự án thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bảo nhưng vẫn cấp phát. ✓ Có công trình đã quyết toán nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn tìm ra những thất thoát lãng phí.
  22. Nguyên nhân?? • Nguyên nhân khách quan • Chính sách, chế độ của nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành • Thiếu công cụ QLDA, không có nhiều các văn bản mẫu (hợp đồng; báo cáo thẩm định) • Việc xác định tổng mức đầu tư của dự án còn gặp nhiều khó khăn. • Văn bản pháp lý thay đổi liên tục, gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện • Chậm trễ trong công tác giải toả mặt bằng xây dựng. • Thời gian thẩm định kéo dài
  23. Nguyên nhân?? • Nguyên nhân chủ quan - Nhân sự Ban Doanh trại, phòng Hậu cần mỏng, năng lực chuyên môn chưa đồng đều, trong khi dự án của Viện KH- CNQS dàn trải khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam dẫn đến khó sâu sát trong công tác quản lý dự án và khó đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, khiến công tác lập kế hoạch không sát thực tế, kiểm soát thực hiện kế hoạch thực hiện chưa chặt chẽ, thực hiện chức năng quản lý, đôn đốc thực hiện chưa sâu sát.
  24. Nguyên nhân?? • Nguyên nhân chủ quan (tiếp) - Do đặc thù của quân đội: Các dự án khi tổ chức đấu thầu do tính bảo mật của công trình, thường tổ chức đấu thầu hạn chế trong quân đội, nên tính chuyên nghiệp, cạnh tranh không cao. Năng lực của các nhà thầu tư vấn; nhà thầu xây dựng vì thế còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất.
  25. Nguyên nhân?? • Nguyên nhân chủ quan (tiếp) • Lựa chọn mô hình quản lý dự án chưa hợp lý với nhiều bất cập từ hoạt động của Ban quản lý dự án, cụ thể: - Tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng chưa hợp lý, cơ cấu tổ chức và cơ chế QLDA chưa phù hợp - Ban QLDA được thành lập trực thuộc, không có tính độc lập nên đôi khi bị lệ thuộc, bị chi phối trong công tác chuyên môn dẫn đến các Ban QLDA khó thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. - Đội ngũ cán bộ Ban QLDA chưa được kiện toàn, thiếu nhiều cán bộ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu xây dựng, giao thông, điện, nước, (thiếu cán bộ chuyên ngành về xây dựng).
  26. ✓ Mô hình quản lý dự án đang áp dụng. THIẾT KẾ ĐẤU THẦU THI CÔNG
  27. ❖ Ưu điểm: • Chủ đầu tư theo dõi và chỉ đạo sát sao tiến trình dự án • Vai trò các bên tham gia dự án hoàn toàn độc lập ❖ Nhược điểm: • Chủ đầu tư phải tham gia sâu vào dự án và quyết định những vấn đề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn • Các nhà tư vấn và nhà thầu ký hợp đồng với chủ đầu tư nên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi hoạt động theo hợp đồng của mình với chủ đầu tư • Khả năng nối kết, hợp tác giữa tư vấn và nhà thầu XD thấp DA bị chậm tiến độ, kéo dài do xảy ra bất kỳ một trục trặc nào thì đều xử lý rất chậm, do phải chờ chủ đầu tư quyết định, trong khi chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn
  28. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp lâu dài - Như nội dung đã phân tích ở trên, để giải quyết các vấn đề tồn tại một cách triệt để, cần thiết phải thiết kế một mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng tích cực và năng động hơn. Mô hình mới không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình một cách hiệu quả nhất. Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh hoàn thiện) giữa các bước QUY HOẠCH - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG.
  29. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp lâu dài (tiếp) - Đối với các dự án, công trình có TMĐT dưới 7 tỷ được phép sử dụng các Ban QLDA kiêm nhiệm, nhưng phải bổ sung cán bộ (chuyên gia) có chuyên môn về QLDA xây dựng để thực hiện. - Nên tách các Ban QLDA ra khỏi Biên chế các phòng ban (không kiêm nhiệm) để tập trung cho công tác quản lý đối với các dự án có TMĐT lớn hơn 7 tỷ.
  30. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP Hình 16: Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án Chủ đầu tư Ban QLDA (tư vấn QLDA) Các tổ chuyên môn Tư vấn giám Tư vấn thiết Tư vấn Nhà thầu sát, kiểm kế, thẩm tra đấu thầu định thi công
  31. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp lâu dài (tiếp) - Tái cơ cấu các công ty tư vấn xây dựng: Tổ chức lại các công ty tư vấn xây dựng; các công ty xây dựng trong BQP theo cơ cấu tổng thầu EPC đủ năng lực thực hiện các dự quốc phòng.
  32. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP Công ty CP Hà Đô Chủ đầu tư (công ty XD thuộc Viện KHCNQS BQP) Các tổ chuyên môn Các công ty thành Tư vấn thiết kế; viên; nhà thầu thẩm tra; giám phụ; cung cấp sát; QL chi phí thiết bị
  33. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Đề xuất sử dụng mô hình thực hiện dự án EPC; chủ đầu tư chỉ cần chuẩn bị hồ sơ TKCS hay TKKT và giao toàn bộ công việc còn lại cho nhà thầu chính. nhà thầu chính sẽ trực tiếp quản lý thực hiện dự án • Ưu điểm: ✓ Chủ đầu tư vẫn theo dõi tiến trình dự án nhưng không phải tham gia quyết định những vấn đề cụ thể về kinh tế kỹ thuật. ✓ Trách nhiệm điều hành dự án tập trung vào một bên là nhà thầu chính nên thuận lợi hơn trong việc bảo đảm chi phí và tiến độ của dự án. chủ động về giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công. ✓ Khả năng hợp tác của các bên cao hơn nên giải quyết công việc nhanh chóng. • Nhược điểm: Khó tìm nhà thầu đáp ứng được yêu cầu.
  34. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp trước mắt Trong khi chờ đợi một mô hình và hệ thống được thiết kế và đi vào hoạt động, các giải pháp trước mắt vừa phải đáp ứng nhiệm vụ cấp thời song cũng cần phải nhằm tới định hướng lâu dài. - Công tác quy hoạch: Tiến hành công tác quy hoạch và tuân thủ quy hoạch gắn với nhiệm vụ quốc phòng trong giai đoạn mới. - Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong đầu tư xây dựng; xây dựng hệ thống văn bản mẫu; hoàn thiện các quy định và thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng
  35. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp trước mắt (tiếp) - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ ngân sách quốc phòng. - Khuyến khích sử dụng công cụ quản lý dự án tiên tiến để nâng cao chất lượng quản lý của dự án, đồng thời giảm được chi phí quản lý.
  36. Hình 19: Ví dụ mô phỏng phương pháp Ishikawa (biểu đồ nhân quả)
  37. • Giải pháp trước mắt (tiếp) - Trong quá trình thiết kế, Viện KH-CNQS nên cử các chuyên viên kỹ thuật của mình tham gia góp ý về các yêu cầu và kinh nghiệm sử dụng để hồ sơ đảm bảo chất lượng. - Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu, kỷ luật đấu thầu và giám sát chế tài các nhà thầu. - Xây dựng hồ sơ thực hiện dự án, sổ tay quản lý dự án, tức là xây dựng một hệ thống các dữ liệu về quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dến nghiệm thu, bàn giao, vận hành, khai thác, sử dụng • .
  38. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại Viện KH-CNQS/BQP • Giải pháp trước mắt (tiếp) - Củng cố lại cơ cấu và hoạt động của Ban Quản lý dự án; coi trọng và khuyến khích công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác QLDA. Ví như tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý dự án, nghiệp vụ đấu thầu, định giá xây dựng, giám sát xây dựng hay cử lực lượng kỹ sư, cán bộ làm công tác xây dựng tham gia các khóa học ngắn - dài hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn.
  39. Kết luận • Vai trò của quản lý dự án xây dựng ở bất kỳ nơi nào cũng đều quan trọng và cần được chú ý. • Qua thực tế quản lý dự án, tại Viện KH-CNQS đã tồn tại nhiều hạn chế như công cụ dùng cho quản lý dự án còn lạc hậu, vấn đề nhân sự quản lý, lưu trữ tài liệu còn chưa khoa học, hiện đại • Để quản lý tốt và thực hiện có hiệu quả các DAXD tại Viện KH-CNQS/ BQP thì cần thiết phải áp dụng một hình thức quản lý DAXD phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, phù hợp với từng dự án, pháp luật hiện hành. Các giải pháp tiến hành không chỉ đáp ứng nhiệm vụ cấp thời mà còn phải mang tính định hướng lâu dài.
  40. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! Kính mong nhận được góp ý từ thầy cô & các bạn