Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình - Phạm Thị Lý
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình - Phạm Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nang_cao_chat_luong_tin_dung_ngan_hang_nong_nghiep.pdf
Nội dung text: Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình - Phạm Thị Lý
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ MINH ĐIỆP “NÂNG CAO CH ẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH” CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ LÝ Thái Nguyên, năm 2008
- -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong sự vận động và phát triển của mỗi nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, vốn là một trong những yếu tố nguồn lực quan trọng và luôn khan hiếm. Bởi vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý kinh tế dù ở tầm vi mô hay vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng luôn là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thiết thực của cá nhân, tổ chức, đồng thời tín dụng ngân hàng cũng được sử dụng như là một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Huyện Phú Bình nằm ở phía đông nam ỉnht Thái Nguyên, giáp với thành phố Thái Nguyên và các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên và Hiệp Hoà (Bắc Giang). Phú Bình có diện tích tự nhiên là 249,36km2, toàn huyện có 21 đơn vị hành chính, dân số khoảng trên 140 nghìn người, trong đó dân cư sống ở khu vực nông lâm nghiệp chiếm tới 90% dân số của huyện. Phú Bình là một trong những huyện thuần nông của tỉ nh Thái Nguyên, công nghiệp hầu như không có, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển manh mún, tập trung ở một số tụ điểm dân cư như trung tâm huyện, xã và ven các trục đường chính. Trong những năm qua, vốn tín dụng vµ chÊt lîng tÝn dông kh«ng chØ gãp phÇn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT&PTNT trên địa bàn. Trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế cũng như những yêu cầu, thách thức rất lớn đối với chất lượng tín dụng của các NHTM thì việc xem xét đánh giá, nâng cao chất lượng tín dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -2- được coi là yếu tố quan trọng mang lại lợi ích đối với ngân hàng và có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sức khoẻ nền kinh tế. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng ngân hàng thương mại và chất lượng tín dụng; - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình; - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình; - Một số khách hàng có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài đề cập tới tín dụng của ngân hàng thương mại đối với phát triển lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn - Thực tiễn hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn từ 2005-2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -3- 4. Những đóng góp khoa học của luận văn - Nêu được các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt ®éng tín dụng, chất lượng tín dụng NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình trong giai đoạn tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -4- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT L ƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.1. Một số khái niệm về tín dụng ngân hàng thương mại Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và có nhiều quan điểm khác nhau tuỳ theo từng cấp độ nghiên cứu. “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu(1)”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến tín dụng ngân hàng là mối quan hệ giữa một bên là ngân hàng, còn một bên là các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân khác nhau trongền n kinh tế quốc dân, trong đó: + Cá nhân được hiểu là chủ thể độc lập tham gia các quan hệ dân sự khi có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. + Hộ gia đình được hiểu là bao gồm các thành viên có quan hệ huyết thống, có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là ch ủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. + Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài ản, s công sức để thực hiện những công việ c nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. (1) Khái niệm theo giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng nâng cao - Học viện Ngân hàng” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -5- + Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. + Ngân hàng có thể hiểu là một doanh nghiệp được cho phép và được thành lập theo các quy định của Pháp luật đứng ra để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, Ngân hàng cũng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trà cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng như: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước, tín dụng chính sách, Các loại tín dụng đều có những điểm chung và khác biệt nhất định: + Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Có ba loại tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu), Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu), Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu. + Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng nói chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân, được thực hiện dưới hình thức tiền tệ và theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -6- + Tín dụng Nhà n ước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư hoặc chủ thể kinh tế khác, trong đó Nhà nước là người đi vay vốn. Tín dụng Nhà nước được thực hiện thông qua hai hình thức: Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu địa phương. + Tín dụng chính sách cũng là một dạng của tín dụng ngân hàng tuy nhiên điểm khác biệt là Nhà nước dùng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ v à đứng ra uỷ thác thông qua một ngân hàng chức năng (NHCSXH) hay một NHTM để cho vay các cụ thể do Nhà nước quy định (hộ nghèo, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp xuất nhập khẩu chiến l ược ) với lãi suất thường thấp hơn lãi suất của các NHTM (phần chênh lệch lãi suất Nhà nước sẽ cấp bù bằng ngân sách Nhà nước). 1.1.2. Phân loại tín dụng 1.1.2.1. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng, vì thế phân thành: + Tín dụng ngắn hạn: từ 1 n ăm trở xuống. Tín dụng ngắn hạn thường được áp dụng tài trợ cho tài sản lưu động vì thường có vòng quay trên 1vòng/1năm. + Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm, loại hình này được dùng để tài trợ cho các nhu cầu đầu tư tài sản cố định như: phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, cây trồng vật nuôi lâu năm + Tín dụng dài hạn: trên 5 n ăm. Công trình xây dựng nh ư: nhà ở, nhà xưởng, sân bay, cầu đường, dây chuyền máy móc có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài được xem xét cấp tín dụng dài hạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -7- 1.1.2.2. Căn cứ vào tài sản bảo đảm Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm an toàn của khoản vay, có thể chia tín dụng thành hai loại: + Tín dụng có tài sản bảo đảm. Khoản vay có thể được thế chấp bằng một lượng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của chính bên vay hoặc bên thứ ba như: may móc, gia súc, hàng hoá, ảns phẩm, bất động sản, hay thậm chí chính tài sản hình thành từ vốn vay + Tín dụng không có tài sản bảo đảm. Các khoản vay không có tài sản bảo đảm được xem xét cấp cho các khách hàng có uy tín, khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với các ngân hàng hoặc các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. 1.1.2.3. Căn cứ vào hình thức cho vay + Chiết khấu th ương phiếu và các loại giấy tờ có giá, theo đó ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trừ đi phần chênh lệch thu nhập dự tính đem lại cho ngân hàng khi ngân hàng trở thành chủ sở hữu của th ương phiếu và các giấy tờ có giá chưa đến hạn. + Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian xác định. + Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay khách hàng của mình trong trường hợp khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với các bên đối tác khác. + Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo nh ững thoả thuận nhất định về trả tiền thuê và có thoả thuận xử lý tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -8- 1.1.2.4. Căn cứ vào mức độ rủi ro Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các mức độ rủi ro theo mức độ từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản bao gồm cả nội và ngoại bảng, trên cơ sở đó có biện pháp phòng ngừa và trích lập dự phòng tổn thất kịp thời. + Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao. + Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ hàng hoá, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàng chịu rủi ro, thiên tai + Các khoản nợ đủ tiêu chuẩn và cần chú ý là các khoản nợ tốt hoặc bị quá hạn thời gian ngắn nhưng khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt. + Các khoản nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn thời gian dài, khả n ăng trả nợ rất kém, khách hàng chây ì không trả nợ, có khả năng mất vốn. + Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ mà ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý và được hạch toán theo dõi ngoại bảng. 1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đối với Nhà nước thì tín dụng ngân hàng còn là một công cụ đắc lực, hữu hiệu trong quản lý kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, cá nhân thì tín dụng ngân hàng là nguồn vốn đáp ứng cho sự thiếu hụt tạm thời về vốn sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại của ảnh hưởng rất lớn đến toàn diện nền kinh tế của mỗi quốc gia, được các nhà kinh tế ví như mạch máu của nền kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -9- 1.1.3.1. Vốn tín dụng góp phần khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta rất lớn, nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lý thì chắc chắn sẽ khai thác triệt để và phát huy được hiệu quả của các yếu tố nguồn lực ở nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn vay sẽ giúp cho sức lao động được giải phóng, kết hợp với đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho từng hộ sản xuất sẽ tạo ra được nhiều nông sản phẩm cho tiêu dùng và cho xuất khẩu của đất nước. Muốn đưa nền kinh tế nông thôn từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, trước hết phải có hai yếu tố cơ bản là cơ chế quản lý và vốn, đây là hai yếu tố quyết định. Cơ chế khoán theo Nghị quyết 10 đã tạo ra bước ngoặt lớn thúc đẩy sản xuất phát triển. Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, họ được quyết định sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chính điều đó đã góp phần làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Sự chuyển biến cơ chế quản lý tất yếu dẫn đến thay đổi về quan hệ tín dụng hiện nay tín dụng ngân hàng chủ yếu tập trung cho phát triển kinh tế nông thôn. 1.1.3.2. Vốn tín dụng tạo điều kiện phát triển các ngành nghề nhằm giải quyết các công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống Chính việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng cơ sở chế biến nông sản đã thu hút một số lao động dư thừa trong nông thôn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Mặt khác, dựa vào lợi thế so sánh giữa các vùng, các địa phương người dân đã phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề mới là nơi thu hút nhiều lao động dư thừa ở nông thôn. Nhờ cơ chế thị trường người dân đã mở mang tầm hiểu biết hơn, do vậy có rất nhiều ngành nghề mới ra đời đáp ứng được nhu cầu thị trường, từ đó thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Chính vì vậy mà vốn tín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -10- dụng đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển những ngành nghề truyền thống và những ngành nghề mới. 1.1.3.3. Tác động của vốn tín dụng với người dân tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế Ngoài phần vốn tự có của nông dân, vốn ngân sách, ngân hàng đã cung ứng tín dụng không chỉ để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn mà còn đầu tư vốn trung và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như xây dựng những công trình thủy lợi, mạng lưới điện, cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc đầu tư xây dựng và cải tạo nhân giống mới có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu với hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cách mạng sinh học thay đổi hàng giờ, hàng ngày đòi hỏi người nông dân muốn sản xuất phải không ngừng nâng cao trình độ của mình. Kết quả cuối cùng đã ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình họ. Ngoài việc tích cực cần cù lao động, họ phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, quy trình công nghệ vê giống cây giống con nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường đòi hỏi trình độ sản xuất kinh doanh của hộ càng cao, họ rất muốn sản xuất kinh doanh những cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn tín dụng đã giúp cho hộ nông dân thực hiện kịp thời ý tưởng của họ. Nhưng vốn tín dụng là cho vay phải hoàn trả cả vốn và lãi đầy đủ đúng hạn, vốn vay phải có hiệu quả điều đó bắt buộc các hộ nông dân phải suy nghĩ, cân nhắc hạch toán tiết kiệm chi phí để có đầu vào là nhỏ nhất, chi phí ít nhất nhưng thu được phần lãi lớ n nhất và thực sự đứng vững trong cơ chế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -11- 1.1.3.4. Vốn tín dụng đã thực sự góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, là công cụ đắc lực nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trong nông thôn Vốn tín dụng đã góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Trước đây chính sách đầu tư vốn cho nông thôn chủ yếu thông qua thị trường ngầm. Chính việc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn đã góp phần hạn chế và khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Việc cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuất đòi hỏi phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Với chính sách đầu tư của Nhà nước vốn tín dụng đã đi sâu vào tận bản làng, tận tay người sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho hộ nghèo thoát khỏi nghèo trở nên đủ ăn, hộ giàu lại càng giàu thêm, bộ mặt nông thôn được cải thiện. 1.1.3.5. Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy sự hình thành thị trường tài chính ở nông thôn Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường thì việc hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi bức thiết. Thị trường tài chính ở nông thôn nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế ở nông thôn. chính hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính ở nông thôn. - TDNH góp phần hạn chế và dần dần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Một trong những đặc điểm quan trọng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên tại thời điểm chưa thu hoạch được nông phẩm, chưa có hàng hoá để bán, người nông dân thườ ng ở trong tình trạng thiếu thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu, đây là điều kiện để nạn cho vay nặng lãi hoành hành. Tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn đã tồn tại từ lâu và có tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Với mức lãi suất quá cao, nó là nguyên nhân gây ra những tiêu cực ở nông thôn.Thông qua các chính sách cho vay hộ sản xuất, các NHTM đang dần dần nhận được sự tín nhiệm của khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất vì nhờ có vốn của Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -12- hàng mà các hộ đã tận dụng được cơ hội kinh doanh với chi phí hợp lý, giúp cho người dân sản xuất, kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. - TDNH còn góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nông nghiệp. Vốn giúp cho sản xuất hàng hoá phát triển làm thu nhập của người sản xuất tăng. Do đó tích luỹ của mỗi người dân tăng làm tiền đề kích thích nền kinh tế tăng tích luỹ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Các NHTM với tư cách là trung gian tài chính, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư đã thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn. 1.1.3.6. Vốn tín dụng tác động đến cơ cấu kinh tế nông thôn Nước ta những năm trước đây tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính truyền thống với quan hệ hiện vật là hình ảnh bao trùm sinh hoạt kinh tế và chi phối các quan hệ kinh tế. Các quan hệ tiền tệ đã có lúc hình thành nhưng không đủ sức thay thế các quan hệ hiện vật, có lúc có nơi lại tạo tiền đề để duy trì các quan hệ này. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các quan hệ kinh tế này từng bước được thay thế bởi các quan hệ tiền tệ. Lúc đó cơ cấu kinh tế nông thôn được xác lập lại phù hợp với yêu cầu của cơ cấu thị trường và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. TDNH góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Thông qua việc đầu tư vốn góp phần thay đổi các ngành nghề, tỷ trọng sản xuất giữa các ngành nghề với nhau. Từ việc chỉ có trồng lúa nước, nhờ có vốn TDNH mà người dân đã mạnh dạn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như kinh doanh dịch vụ, mua các tư liệu sản xuất phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó còn thúc đẩy việc phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -13- Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Họ tìm mọi cách tối đa hoá ợi l nhuận cho nên ngay từ đầu họ phải xác định làm cái gì mà thị trường cần, loại bỏ cái gì mà thị trường không cần và như thế đã làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi. ở đây vai trò của vốn tín dụng nông thôn rất quan trọng. Nó chính là nguồn vốn rất lớn trong nông thôn giúp cho các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng những mục tiêu đã đề ra tạo năng lực mới cho hoạt động của các chủ thể để cuối cùng có được những sản phẩm về chất lượng, nhiều về số lượng. Vốn tín dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn làm cho kinh tế hàng hoá phát triển thì bản thân nó lại là tiền đề cho thị trường hàng hóa sinh hoạt kinh tế nông thôn. Biểu hiện rõ nhất trên các mặt như hình thành nên thị trường hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy quá trình lưu thông tự do, nâng dần tính chất ngang giá trong trao đổi hàng hoá và nâng dần khả năng tự điều chỉnh trước các tín hiệu thị trường của các chủ thể kinh doanh. Tiếp theo là hình thành thị trường các yếu tố sản xuất nổi bật trong vấn đề ruộng đất, giải phóng ruộng đất biến nó thành một yếu tố kinh tế thực sự có giá cả được lưu thông trong tự do trên thị trường. Điều này làm cho năng suất ruộng đất được nâng cao, giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra mỗi đơn vị diện tích được tăng lên không ngừng. Cùng với việc thị trường hoá vấn đề ruộng đất thì người dân được giải phóng sức lao động. Đây chính là tiền đề cho sự phân rã nguồn lao động trong nông thôn và hình thành nên thị trường sức lao động trong khu vực nông thôn. Tóm lại, vốn tín dụng có vai trò to ớnl trong việc phát triển sản xuất, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hàng hoá ngày càng nhiều, thu nhập của người dân nông thôn ngày càng cao, ờiđ sống kinh tế và văn hoá của ngườ i dân từng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -14- bước được nâng lên, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp dần. 1.1.3.7. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất Trong nhiều năm qua, từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tháng 5/1951) đến nay, dù đất nước ta đã trải qua những giai đoạn khó khăn nhưng Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở các vùng nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềm năng của hộ sản xuất trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao, các NHTM đã tham gia cung ứng vốn cho sản xuất nông nghi ệp mà chủ yếu là thông qua hộ sản xuất. Tín dụng Ngân hàng đã đóng góp một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng. Đặc biệt đối với Việt Nam - một nước nông nghiệp với hơn 80% dân cư sống v à làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chia cắt, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp. Mặt khác, trong cơ chế quản lý mới hiện nay, theo khoán 10 Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài ch o hộ sản xuất, mỗi hộ giờ đây đã là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền làm chủ mảnh ruộng của mình. Do vậy, để kinh tế hộ sản xuất phát triển thì TDNH có vai trò rất quan trọng, thể hiện: - Phát huy tối đa nội lực của các hộ sản xuất, khai thác hết các tiềm năng về lao động, đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả. Từ việc có vốn các hộ sẽ mở rộng sản xuất, trên một mảnh đất có thể trồng nhiều loại cây và nhiều vụ, tạo việc làm cho người lao động và tận dụng tối đa tiềm lực sẵn có. - TDNH giúp các hộ sản xuất phát huy được tính tự chủ, năng động sáng tạo. Điều đó xuất phát từ đặc trưng của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -15- trả - khi đến hạn thanh toán như đã thoả thuận thì người vay phải hoàn trả cho Ngân hàng cả nợ gốc và lãi. Vì vậy trong quá trình sản xuất hộ sản xuất phải không ngừng đổi mới, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra nguồn thu để trả nợ. Hộ sản xuất vay vốn phải chủ động sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó tạo ra sự phát triển vững chắc trong kinh tế nông thôn, giúp người nông dân nâng cao trình độ dân trí, kiến thức về khoa học kỹ thuật và kinh doanh góp phần đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - TDNH góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, đưa nông thôn tiến kịp thành thị. TDNH chủ động khơi tăng nguồn vốn trong dân đồng thời cũng không ngừng đáp ứng nhu cầu vốn để nông dân phát triển đa dạng ngành nghề, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống. Vốn TDNH góp phần không nhỏ vào việc khôi phục, hoàn thiện và phát triển hệ thống các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn như giao thông, thông tin, thuỷ lợi và nước sạch, điện, đường, trường, trạm y tế, nhà ở và các công trình văn hoá phúc lợi công cộng khác. Từ đó tạo ra sự phát triển toàn diện trong kinh tế nông thôn, tạo ra sự biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội nông thôn cả về lượng và chất. Mặt khác, trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng tăng lên, kinh doanh có hiệu quả hơn làm thu nhập tăng lên, tiêu dùng cũng tăng lên. Như vậy đời sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện. - TDNH tạo ra những mô hình kinh tế mới ở nông thôn, góp phần mở rộng sản xuất hàng hoá, tiêu biểu là mô hình kinh tế trang trại, VAC, Các hộ sản xuất nhờ có vốn của Ngân hàng đã đầu tư mua sắm các vật dụng dùng cho sản xuất tương ứng với tiềm năng sẵn có của gia đình mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -16- Ví dụ, có hộ thì mua máy móc để kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản; có hộ đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuỳ theo điều kiện sẵn có của từng hộ mà có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có khả năng thu lợi cao.Vì vậy mà nói kinh tế hộ sản xuất là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hài hoà giữa sản xuất và xã hội, giữa quy mô, phương thức, điều kiện sản xuất với lực lượng lao động cụ thể của gia đình. Cũng nhờ có các hình thức đầu tư vốn của Ngân hàng như cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cho vay tổ hợp tác, cho vay tổ vay vốn, cho vay thông qua doanh nghiệp nhà nước mà kinh tế hộ sản xuất và kinh tế hộ nông trường viên kết hợp với kinh tế quốc doanh, hợp tác xã tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn như vùng chuyên canh cây công nghiệp, cà phê, cao su, mía đường, lúa Từ đó tạo ra được một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, TDNH có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất mà còn đối với cả sự phát triển của nền kinh tế. Nó đẩy nhanh quá trình quá trình phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, làm tăng giá trị sản xuất mà khu vực này mang lại. Hoạt động của Ngân hàng góp phần đáng kể vào việc thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đề ra: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước đưa nông thôn phát triển không ngừng về mọi mặt, dần dần xoá đi ranh giới về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.” 1.1.4. Các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng ngân hàng 1.1.4.1. Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -17- - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.1.4.2. Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: + Đối với hộ sản xuất, cá nhân thì phải cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi chi nhánh ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Đại diện hộ, cá nhân giao dịch với ngân hàng là chủ hộ, cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Đối với doanh nghiệp: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý. Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết: có vốn tự có tham gia và phương án, dự án; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tại ngân hàng. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -18- 1.1.4.3. Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Quy trình cho vayđư ợc bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: - Thẩm định trước khi cho vay; - Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; - Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình tín dụng được tóm tắt ở sơ đồ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -19- Sơ đồ:1 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG NHU CẦU THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG THƯƠNG LƯỢNG PHÊ DUYỆT . Tiếp nhận yêu cầu . Mục đích vay . Kỳ hạn . Cán bộ quản trị khách hàng . HĐKD . Thanh toán rủi ro . Tìm hiểu triển vọng . Quản lý . Các điều khoản . Giám đốc/Tổng . Tham khảo ý kiến . Số liệu . Bảo đảm tiền vay giám đốc bên ngoài . Các vấn đề khác THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN THỦ TỤC HỒ SƠ GIẢI NGÂN . Dự thảo hợp đồng . Xem xét hồ sơ . Thủ tục hồ sơ hoàn tất . Kiểm tra tài sản bảo đảm . Chuyển tiền . Miễn bỏ giấy tờ pháplý . Các vấn đề khác QUẢN LÝ DANH MỤC THANH TOÁN QUẢN LÝ TÍN DỤNG Trả nợ đúng hạn . Trả đủ gốc . Số liệu . Trả đủ lãi . Các điều khoản Dấu hiệu bất thường . Bảo đảm tiền vay . Thanh toán . Đánh giá tín dụng . Nhận biết sớm . Chính sách xử lý TỔN THẤT . Quản lý . Dấu hiệu cảnh báo . Không trả nợ gốc . Cố gắng thu hồi nợ . Không trả nợ lãi . Biện pháp pháp lý . Tái cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -20- * Khách hàng vay v ốn là dân cư và doanh nghiệp có hai loại mục đích chính: - Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt. - Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo từng mục đích mà CBTD phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau: * Thời hạn cho vay: Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh - Thời hạn thu hồi của dự án đầu tư - Khả năng trả nợ của khách hàng - Nguồn vốn cho vay của ngân hàng Từ đó Ngân hàng sẽ quyết định dựa theo đề nghị của khách hàng cho vay với các thể loại là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. * Lãi suất cho vay: - Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước - Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng cho vay ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của mỗi ngân hàng. * Mức cho vay: - Việc xác định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (Ngân hàng sẽ cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Xác định đúng, cho vay đầy đủ hợp lý số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -21- tiền vay sẽ giúp hộ sử dụng vốn có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, đảm bảo chất lượng tín dụng. - Quy định về vốn tự có: + Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn + Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn - Riêng đối với hộ sản xuất hoặc những khách hàng có tín nhiệm thì được vay đến 10 triệu đồng mà không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định. - Đối với những hộ vay trên 10 triệu thì phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Thống đốc NHNN Việt Nam, của từng ngân hàng. * Đối tượng cho vay: chủ yếu là giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị và các khoản chi phí thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, các vật dụng cần thiết cho sản xuất * Nguồn vốn cho vay : Vốn của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập hay huy động được từ các nguồn nhàn rỗi để sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nó được hình thành từ 4 nguồn cơ bản sau: - Vốn tự có: là vốn thuộc sở hữu riêng của Ngân hàng. - Vốn huy động: được hình thành thông qua việc sử dụng các phương tiện nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá - Vốn đi vay: vay NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -22- - Vốn khác: được hình thành từ hoạt động tham gia làm đại lý, uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ việc cung cấp các phương tiện thanh toán. * Phương thức cho vay: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và số tiền mà khách hàng cần vay mà Ngân hàng áp dụng các phương thức cho vay thích hợp. Các phương thức cho vay có thể sử dụng là cho vay trực tiếp, cho vay bán trực tiếp (như cho vay theo tổ hợp tác, theo tổ liên doanh), cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian 1.1.5. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.5.1. Các đặc trưng chung - Tính thời hạn: nhu cầu vốn của các chủ thể chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, mùa vụ. Từ nhu cầu đó khách hàng sẽ định ra một thời hạn để đề nghị ngân hàng cấp tín dụng. Thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và cả đối tượng khách hàng xin vay. Trong thời hạn cấp tín dụng, khách hàng có quyền sử dụng tài sản bằng tiền, tài sản của ngân hàng. - Tính hoàn trả: xuất phát từ yêu cầu duy trì hoạt động của ngân hàng, cho vay để tồn tại, ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng và sau một thời gian nhất định như đã thoả thuận thì người đi vay phải có trách nhiệm thanh toán cả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng. - Sự tín nhiệm: tín dụng ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng giao tiền, tài sản của mình cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng sau này khách hàng sé thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định. - Tính rủi ro: hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì đây là một hoạt động rất nhạy cảm về tiền tệ. Có thể có rủi ro do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -23- + Về phía ngân hàng: rủi ro về thông tin không cân xứng, rủi ro lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. + Về phía khách hàng: rủi ro đạo đức hoặc do hoạt động sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả, thiên tai dẫn đến mất khả năng trả nợ. 1.1.5.2. Đặc trưng đối với tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp - Mang tính chất thời vụ rõ nét vì sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, con giống Đặc điểm này quyết định đến việc ngân hàng cùng với khách hàng lập kế hoạch giải ngân, phương thức giải ngân hay xác định và thoả thuận về kỳ trả nợ gốc và lãi cho phù hợp. - Đối tượng cho vay đa dạng và phong phú về ngành nghề nhưng chủ yếu là cho vay để chăn nuôi và một số dịch vụ liên quan đến ngành nông nghiệp. Ví dụ như vay để mua máy tuốt lúa, máy cày, Đây là những đối tượng chủ yếu của NHNo&PTNT & PTNT. - Chi phí tổ chức cho vay cao vì giá trị các món vay thấp mà thủ tục không đổi. Điều này xuất phát từ tính chất sản xuất nhỏ lẻ của hộ sản xuất, mỗi hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế, do đó số vốn mà họ cần và mức vốn tối đa dựa trên tài sản bảo đảm của họ không cao nên chi phí khi phân bổ tăng cao. Mặt khác, số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay, thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ vay vốn tại xã, ). Đây cũng là yếu tố làm tăng chi phí. Ngành nông nghiệp cũng là ngành có độ rủi ro tương đ ối cao (do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều tác động của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai, đất đai ) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. Từ đó làm chi phí cho một đồng vốn cao. Vì vậy, phải tìm mọi biện pháp để đưa đồng vốn vào kế hoạch có chi phí thấp nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -24- - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với hộ sản xuất thì nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu là tiền bán lúa và các sản phẩm khác có liên quan cùng một số ngành nghề phụ khác (chiếm tỷ lệ không đáng kể). Như vậy kết quả của việc trồng lúa và chăn nuôi là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất lớn, nó có thể chi phối trực tiếp đến nông nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Nếu được mùa thì giá cả thấp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đi vay. Biết được đặc điểm này giúp người cho vay đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 1.2. Chất lượng tín dụng 1.2.1. Khái niệm Chất lượng tín dụng là tính hiệu quả của một dự án hay phương án xin vay, chính là khả năng sinh lời của đồng vốn mà Ngân hàng đầu tư để thực hiện dự án hay phương án đó. Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại sản phẩm nào sản xuất ra cũng phải là những sản phẩm mang tính cạnh tranh, điều này có nghĩa là mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng phù hợp với mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá nào đó" hay "Chất lượng chính là sản phẩm hoặc dịch vụ đó thoả mãn nhu cầu khách hàng". Tín dụ ng là một trong những sản phẩm chính của Ngân hàng, đây là hình thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất, là dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm này chỉ có khả năng đánh giá được chất lượng sau khi khách hàng đã sử dụng. Do vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng là việc đáp ứng nhu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -25- cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển Ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng thể hiện qua các điểm sau : - Đối với khách hàng: Tín dụng Ngân hàng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng về lãi suất (giá cả sản phẩm), kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán, thủ tục đơn giản thuận tiện nhưng luôn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. - Đối với Ngân hàng: Ngân hàng đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với phạm vi mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc trả đầy đủ và có lợi nhuận. 1.2.2. Vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụng Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện để giao dịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong toàn xã hội. Trong điều kiện đó nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm vì: Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian thanh toán, tín dụng. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo, vòng quay vốn tín dụng tăng, với một khối lượng tiền như cũ có thể thực hiện được số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền. Tín dụng ngân hàng là một tổng thể những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác, thông qua sự phân tích đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn, tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -26- phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đi lên nền kinh tế thị trường từ nền kinh tế tập trung quan liêu với nhiều thách thức, khó khăn. Mặt khác, sản xuất hàng hoá ở nông thôn chưa phát triển, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, năng suất sản lượng còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp. Mà hoạt động tín dụng là hoạt động sống còn, tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM phải hoạt động có hiệu quả. 1.2.3. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Khái niệm, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng - Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các khoản lỗ tiềm tàng về phía ngân hàng. Theo đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro do khách hàng không trả được nợ, nghĩa là không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của họ. Khách hàng không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Khả năng không trả được nợ của khách hàng gây ra toàn bộ hay một phần lỗ của khoản tiền cho vay của ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán vì ậyv chất l ượng tín dụng của ngân hàng đương nhiên bị ảnh hưởng và suy giảm. Khi khả năng không trả được nợ của khách hàng là chưa chắc chắn và khả năng thu hồi tiềm n ăng chưa thể dự báo trước thì rủi ro tín dụng được chia thành ba loại: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -27- + Rủi ro không trả được nợ: là việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, khách hàng vi phạm các điều khoản cam kết trong hợp đồng, trường hợp khách hàng bị pháp luật xét xử hoặc khả năng kinh tế không trả được nợ. + Rủi ro tiềm ẩn: là rủi ro không dự báo trước được do cơ chế chính sách thay đổi, do thiên tai, địch hoạ hay do biên động lớn của thị trường trong và ngoài nước. + Rủi ro thu hồi vốn: quá trình thu hồi vốn vay của ngân hàng không phát hiện việc trả lãi, gốc chậm trễ hoặc không đủ theo các kỳ hạn đã cam kết. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng là sự mất khả năng trả nợ của khách hàng do gặp phải bất trắc trong sản xuất kinh doanh như: khả năng sinh lời thực tế thấp và giảm sút; phát triển ngành nghề, sản phẩm không thích hợp và không phải là thế mạnh; giảm giá trị trong cơ cấu tài chính của hoạt động kinh doanh, nghĩa là thường luân chuyển các nguồn vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn; khách hàng khó kiểm soát đối với nhiều hoạt động trên các khu vực địa lý cách xa nhau; công tác quản lý của khách hàng về tài chính, vốn lưu động hay nhân sự thiếu chặt chẽ 1.2.3.2. Quản lý rủi ro tín dụng Nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng là mở rộng tín dụng phải đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó các quy định của các ngân hàng thương mại phải luôn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế, cụ thể: * Quản lý khách hàng vay: khách hàng vay được xác định rộng rãi nhưng chặt chẽ hơn, có đủ cả 2 điều kiện: + Điều kiện cần: có nhu cầu vay. + Điều kiện đủ: có đủ điều kiện vay, có khả năng trả nợ lãi, gốc theo cam kết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -28- * Xử lý nợ vay: khách hàng vay phải trả nợ gốc, lãi theo đúng thời hạn, kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng song trường hợp khách hàng có lý do hợp lý về việc giãn việc trả nợ thì sẽ được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ bằng hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn thời hạn nợ. Nếu không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì khoản vay của khách hàng sẽ bị chuyển nợ quá hạn và chuyển vào các nhóm nợ thích hợp để tiện theo dõi. Trường hợp các khoản nợ vay khó có khả năng, mất khả năng thu hồi sẽ được ngân hàng hàng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, chuyển hạch toán sang ngoại bảng để theo dõi, thu nợ và nhằm làm lành mạnh tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng không được xoá nợ cũng như thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro vì bản chất của việc xử lý nợ là trích thu nhập của ngân hàng để xử lý. * Kiểm tra, giám sát khoản vay: đánh giá được khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay của khách hàng là việc làm thường xuyên, có tính chất quyết định để phân loại nợ vay theo các nhóm thích hợp và làm căn cứ cho việc cấp tín dụng cho khách hàng ở các lần tiếp theo. * Phân loại nợ: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm và có 2 phương pháp (định tính và định lượng): + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn và được Ngân hàng đánh giá là có khả n ăng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể cho khoản vay thuộc nhóm 1 là: 0%. + Nhóm 2: Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả n ăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả n ăng trả nợ. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể cho khoản vay thuộc nhóm 2 là: 5%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -29- + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả n ăng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được ngân hàng đánh giá là có khả n ăng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể cho khoản vay thuộc nhóm 3 là: 20%. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả n ăng tổn thất cao. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể cho khoản vay thuộc nhóm 4 là: 50%. + Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả n ăng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể cho khoản vay thuộc nhóm 5 là: 100%. * Quỹ dự phòng rủi ro: do ngân hàng tính toán và trích lập theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ, bao gồm: + Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Tuỳ từng thời kỳ, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng chung theo m ột tỷ lệ nhất định cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. + Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra và được tính theo công thức sau: R=max{0,(A-C)}x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: số dư gốc của khoản nợ C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể * Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -30- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của mỗi ngân hàng. Hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ của các ngân hàng có thể có một số nội dung khác nhau phù hợp với hoạt động của mỗi loại hình ngân hàng nhưng có những nội dung chung như: Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể theo một hệ thống, quy trình trên c ơ sở đánh giá khách hàng cả yếu tố định tính và định lượng. Theo đó phân chia khách hàng thành 2 nhóm (Cá nhân và doanh nghiệp) với 10 hạng như sau: + Nhóm A: 3 hạng (AAA, AA, A), khá ch hàng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi tiền vay đúng hạn, rủi ro thấp. + Nhóm B: 3 hạng (BBB, BB, B): khách hàng quan hệ lần đầu, hoặc có dấu hiệu suy giảm tài chính, không được ưu đãi khi cho vay, có khi phải hạn chế cho vay. + Nhóm C: 3 hạng (CCC, CC, C) khách hàng yếu, có khả năng không thanh toán được một phần nợ gốc, lãi tiền vay, khách hàng thuộc hạng này bị hạn chế tối đa tín dụng, phải xử lý nợ bằng mọi biện pháp. + Nhóm D: khách hàng đặc biệt yếu kém, nợ gốc và lãi vay bị tổn thất toàn bộ; khách hàng hạng này không được cho vay mới và tìm mọi biện pháp xử lý, kể cả cưỡng chế và khởi kiện. 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Tín dụng Ngân hàng là hoạt động quan trọng đối với mỗi ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế tín dụng ngân hàng có vai trò quan ọngtr trong việc thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đối với Ngân hàng, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng do đó đánh giá đúng hiệu quả tín dụng sẽ giúp các ngân hàng, các ngành có liên quan đưa ra đư ợc các biện pháp thích hợp để thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -31- hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra và là mục tiêu lợi nhuận của bản thân Ngân hàng, hiệu quả tín dụng Ngân hàng được thể hiện trên các mặt sau: - Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hiệu quả tín dụng Ngân hàng trước tiên được thể hiện trong các chỉ tiêu kinh tế xã hội nói chung của một số quốc gia. Tín dụng Ngân hàng chỉ thực sự mạng lại hiệu quả cho nền kinh tế khi nó làm tăng tổng sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm lạm phát, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế tín dụng ngân hàng thực sự có hiệu quả khi nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước. - Mức độ lợi nhuận mà ngân hàng thu được, bởi sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc lớn vào khả năng mở rộng đầu tư, cụ thể là hoạt động ngân hàng có tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi, có thực hiện cho vay nhiều, sử dụng vốn có hiệu qủa thì mới tồn tại và đứng vững được. Đối với các ngân hàng, hiệu quả tín dụng được thể hiện cụ thể nhất, dễ nhận ra nhất đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng có được. Một ngân hàng được coi là có hiệu quả cao nếu có mức lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước. Mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu trong cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng thương mại là đơn vị hạch toán k inh tế độc lập cho nên việc đảm bảo an toàn tín dụng là rất quan trọng. Hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng thu được, mà còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi an toàn của mỗi đồng vốn bỏ ra theo đúng kỳ hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Để quản trị rủi ro, các ngân hàng thương mại phải chấp hành đầy đủ các qui định, qui chế về an toàn tín dụng do ngân hàng Nhà nước ban hành, thẩm định cẩn thận trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay, lập quỹ dự phòng rủi ro Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -32- 1.2.4.1. Chỉ tiêu chung Doanh số cho vay a) Doanh số cho vay bq 1 khách hàng = Tổng số khách hàng Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của mỗi khách hàng. Số tiền càng cao chứng tỏ t ăng trưởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng lên. Doanh số thu nợ b) Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bq 1 khách hàng Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên nếu số vòng quay tăng quá nhanh có thể là do biểu hiện của sự giảm số dư nợ trong kỳ, điều này là không tốt vì giảm dư nợ dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Dư nợ trung, dài hạn hộ sản xuất c) Tỷ trọng vốn vay trung dài hạn = Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như việc cơ cấu nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của ngân hàng ảnh hưởng mức độ rủi ro và khả năng tự phòng ngừa của Ngân hàng. Theo đánh giá tỷ t rọng này là 30% hợp lý, tuy vậy nó có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào nhu cầu vốn tại địa phương cũng như tín dụng của từng Ngân hàng. Nếu vượt quá tỷ trọng cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -33- phép mà không huy động được nguồn vốn tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Dư nợ cho vay d) Hiệu suất sử dụng vốn = x100% Nguồn vốn huy động Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn. Doanh số thu nợ đ) Tỷ lệ thu nợ = x100% Doanh số cho vay Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Ngân hàng: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của TDNH. Nếu doanh số cho vay ra cao mà không thu được nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu. Dư nợ xấu e) Tỷ lệ nợ xấu = x100% Tổng dư nợ cho vay Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng: Chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng ngày càng giảm và ngược lại. Vì vậy chỉ số này càng thấp càng tốt, nó chứng tỏ hoạt động TDNH đối với hộ sản xuất có hiệu quả cao. Hoạt động TDNH chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -34- sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn đúng thời hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý, liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ xấu luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo. Nợ khó đòi chưa thu được g) Tỷ lệ nợ khó đòi = x100% Tổng nợ khó đòi Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao, dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Lợi nhuận thuần h) Doanh lợi doanh thu = x100% Doanh thu thuần Ngoài những chỉ tiêu định hướng trên, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt, nó phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Qua đó thấy được tình hình quản lý chi phí của Ngân hàng. Lợi nhuận i) Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x100% Nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra nó còn phản ánh tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu khác như mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -35- trưởng kinh tế, mức độ tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, mức độ tiết kiệm chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng Như vậy, chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất là một chỉ tiêu tổng hợp được xác định qua nhiều yếu tố, nó là kết quả của quá trình kết hợp giữa những người trong cùng tổ chức với nhau vì một mục đích chung là cùng tồn tại và phát triển không ngừng. 1.2.4.2. Chỉ tiêu cụ thể a) Khả năng tài chính của khách hàng (Tỷ lệ vốn tự có/Tổng chi phí): Khách hàng vay vốn của ngân hàng có khả n ăng tài chính cũng nh ư dòng tiền minh bạch và ổn định sẽ đảm bảo cho việc tham gia vào phương án, dự án vay vốn đồng thời đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn. b) Hiệu quả của phương án, dự án sử dụng vốn: Khi khách hàng kế hoạch được việc sản xuất kinh doanh của mình cũng như phương án, dự án vay vốn đó khả thi trong thực tế chứng tỏ được việc sử dụng vốn vay của ngân hàng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tạo ra thu nhập đảm bảo gia tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng, khả năng mở rộng quy mô cũng như nguồn trả nợ ngân hàng thực sự tin cậy. c) Đảm bảo tiền vay: Đảm bảo tiền vay bằng những tài sản có thể chuyển nhượng theo quy định của pháp luật của chính khách hàng hay bên thứ ba cam kết bảo lãnh cho khách hàng sự phòng ngừa tổn thất xảy ra khi khách hàng mất khả n ăng trả nợ và đảm bảo vốn vay của ngân hàng có thể thu hồi được. d) Mức độ quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng: Những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên đối với ngân hàng và được ngân hàng đánh giá cao sẽ có những khoản tín dụng thực sự có chất lượng, do thông tin tương xứng, ít có rủi ro về đạo đức của người vay, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -36- hoặc việc xem xét cấp tín dụng sẽ dễ dàng hơn khi cấp tín dụng cho các khách hàng mới. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 1.2.5.1. Các nhân tố khách quan a) Môi trường kinh tế Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ gắn bó hữu cơ tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế chính trị ổn định tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại. Xét trên phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Cụ thể nó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành và phát triển một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho việc vay và trả nợ không bị biến động lớn. Trong trường hợp này tín dụng phụ thuộc vào khả năng quản lý của chính bản thân các Ngân hàng. Tuy vậy, để xã hội tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng và phát triển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư, nhưng giới hạn của mở rộng tín dụng lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Nếu mở rộng quy mô tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ xảy ra lạm phát với tốc độ cao, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn do tiền mất giá, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm. Ngoài ra, chính sách kinh ết của Nhà nước về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu hướng phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt thì cầu nối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -37- giữa vay và cho vay thống nhất, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng, mở rộng quy mô đầu tư vốn. Bằng cơ chế tín dụng hợp lý, các NHTM sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để cho vay và vay tạo ra sự cân đối giữa nguồn vốn huy động với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chu kỳ kinh tế cũng có tác động lớn đến hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, nhu cầu vốn tín dụng giảm, khách hàng đã được cấp tín dụng làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Ngược lại, thời kỳ kinh tế hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng mạnh nhưng cũng không loại trừ trường hợp đầu cơ tích trữ do chạy đua trong kinh doanh làm cho nhu ầuc vốn tín dụng lên quá ca o, nhiều khoản tín dụng đã thực hiện cũng khó có khả năng hoàn trả nếu sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ Ngân hàng, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Lúc này TDNH không còn là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển và theo đó chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng. b) Môi trường xã hội Tín dụng là sự vay mượn trên cơ sở lòng tin, nghĩa là quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của Ngân hàng và sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào 3 yếu tố trên, trong đó sự tin tưởng là cầu nối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng có uy tín càng cao thì thu hút được lượng khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng thường được vay vốn dễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -38- dàng và được tạo điều kiện thuận lợi hơn những đối tượng khách hàng khác. Tín nhiệm là cơ sở, là tiền đề để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng. Về phía khách hàng: là những doanh nghiệp, hộ sản xuất đại diện cho bên cung về nguồn vốn đồng thời cũng là bên cầu về vay vốn. Khi với tư cách là người cung ứng vốn, họ mong muốn nhận được từ Ngân hàng một khoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện. Sự tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng sẽ làm tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người đi vay, họ mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng với lượng tiền, thời hạn, lãi suất phù hợp. Nếu nhu cầu vốn của khách hàng được chấp nhận với thái độ ân cần, thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, khách hàng truyền thống, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Bên cạnh các yếu tố trên, chất lượng tín dụng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đạo đức xã hội, trình độ dân trí. Sự biến động của tình hình kinh tế xã hội nước ngoài. Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như thời tiết, dịch bệnh, bão lụt Đối với hộ sản xuất thì các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Nếu Ngân hàng hoạt động trên một địa bàn kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, tình hình chính trị xã hội ổn định thì đây là điều kiện để đem lại chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, trình độ dân trí thấp, ý thức tự giác kém, điều kiện tự nhiên bất lợi làm khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng. c) Môi trường pháp lý Tất cả các tác nhân tham gia vào nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật. Thực tế cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Không có pháp luật hoặc pháp luật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -39- không đầy đủ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không thể tiến hành một cách trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý cho mọi người hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại hiệu quả cho cả 2 bên và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo. Nghiên cứu hệ thống pháp luật để hợp pháp hoá hoạt động Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. d) Môi trường nhân khẩu học Trong môi trường nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cạnh tranh khốc liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh ủac doanh nghiệp chứa đựng rất nhiều rủi ro, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong quan hệ tín dụng, doanh nghiệp là người được ngân hàng tín nhiệm trao quyền sử dụng vốn. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro của ngân hàng. Điều khẳng định này buộc chúng ta phải tiến hành xem xét vấn đề về người cho vay có liên quan thế nào tới hiệu quả tín dụng. - Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, trong khi đây chính là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi vay vốn họ lập phương án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, chứng minh đầu vào và đầu ra khả thi, nhưng do không tính h ết đến biến động của thị trường nên bị thua lỗ. Trong một số món vay trung và dài hạn để nhập máy móc thiết bị, do phân tích dự án không chính xác dẫn đến máy móc nhập về không phát huy được tác dụng gây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -40- thiệt hại lớn, không thể hoàn trả tiền vay cho ngân hàng. Một điều thấy rõ nữa là năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn bị hạn chế nhiều mặt và kinh nghiệm thực tiễn nên không có khả năng xử lý kịp thời những khó khăn trong kinh doanh d ẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp. - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn gây lãng phí thậm chí mất vốn. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay của ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, trong khi đó hoạt động kinh doanh gặp những biến động lớn về thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng do không tính toán, dự đoán trước nên thua lỗ, ứ đọng hàng hoá, vốn và không có khả năng trả được nợ đúng hạn; thậm chí khách hàng còn dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên không trả được nợ đúng hạn, cá biệt có thể bị mất vốn do không tài sản đầu tư khó có khả năng phát mại hoặc đòi hỏi thời gian rất dài. - Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau kể cả vốn vay ngân hàng. Có một số doanh nghiệp tuy được cấp giấy phép hoạt động và đăng ký kinh doanh nhưng thiếu vốn hoặc không có vốn hoạt động nên dẫn đến hiện tượng là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, thậm chí cả lừa đảo rồi bỏ trốn làm doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn không tr ả được nợ hoặc có thể dẫn tới phá sản - Hiện nay, Luật kế toán đã hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ thống kê kế toán chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, việc quy định cơ quan có chức năng có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng chưa rõ ràng và cụ thể, trách nhiệm thuộc về ai? Việc kiểm toán tình hình tài chính doanh nghiệp không mang tính quy định, bắt buộc mà tuỳ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp hoặc khi có nhu cầu vay vốn hay quản lý thì doanh nghiệp mới thực hiện kiểm toán theo yêu cầu. Do đó, số liệu quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -41- toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa phản ánh chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của đơn vị hoặc không đủ làm căn cứ để đánh giá. Vì vậy, khi xét duyệt cho vay ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá năng lực tài chính thực sự và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có đủ cơ sở quyết định cho vay. - Thực trạng hiện nay là các doanh nghiệp trong nước hầu hết là thiếu vốn, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng; nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp với phương thức sản xuất kinh doanh đổi mới, thường có thói quen trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp tài trợ của Nhà nước; có đội ngũ công nhân đông đảo nhưng chưa lành nghề, chưa được đào tạo chuyên môn một cách chính quy cộng với sự lạc hậu về máy móc thiết bị, dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại. Muốn tồn tại, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp buộc phải tự mình bươn chải, tính toán xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phải vay vốn ngân hàng để đầu tư cho sản xuất thay cho việc chờ nguồn cấp vốn từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với năng lực tài chính hạn chế lại phải vay vốn ngân hàng gần như toàn bộ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả vay 100% vốn ngắn hạn và vốn đầu tư dài hạn, chi phí sản xuất, khấu hao cơ bản, lãi vay tính trong giá thành sản phẩm rất lớn cộng thêm với áp lực của các khoản vay nợ làm cho năng lực cạnh tranh và tính năng động của doanh nghiệp rất yếu; "loay hoay trong tấm lưới vô hình đó", chỉ những biến độ rất nhỏ của thị trường, của nền kinh tế làm cho các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và thực sự khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay gây thiệt hại cho ngân hàng. - Do khách hàng có năng lực quản lý yếu kém và trình độ áp dụng công nghệ không phù hợp, sự thay đổi thị trường cung cấp đầu vào hay bản thân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -42- khách hàng thiếu sự sẵn sàng hoàn trả vốn vay Ngoài ra, tín dụng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: trình độ học vấn của khách hàng không cao như khu vực thành thị và các lĩnh vực khác, kỹ năng và trình độ lao động ở nông thôn là tương đối thấp 1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan Đây là nhóm nhân ốt có thể điều chỉnh được, vì đây là những nhân tố xuất phát từ bản thân Ngân hàng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cụ thể: a) Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của một Ngân hàng là hệ thống các biện pháp có liên quan đến việc khuếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã định của Ngân hàng và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội. Điều này cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của Ngân hàng có đúng đắn hay không. Do vậy, b ất cứ một NHTM nào muốn có chất lượng tín dụng tốt đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp với Ngân hàng mình. b) Thông tin tín dụng Thông tin tín dụng là các thông tin có liên quan đến tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Thông tin tín dụng có thể được khai thác trực tiếp từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin trong và ngoài nước như CIC, Số lượng và chất lượng của thông tin tín dụng thu thập được có liên quan đến mức độ chính xác trong phân tích tín dụng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -43- thông tin càng ầy đ đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì càng tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro, do đó chất lượng tín dụng được nâng cao. c) Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi nhận được đơn vay vốn của khách hàng, thẩm định các điều kiện vay vốn, tiến hành giải ngân, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cho đến khi thu hồi được nợ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển theo đúng kế hoạch đã định, từ đó đảm bảo được chất lượng tín dụng. d) Công tác tổ chức và chất lượng cán bộ ngân hàng Tổ chức của Ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các phòng ban trong Ngân hàng cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tư pháp, viện kiểm soát, Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời khi cần thiết. Cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác, con người vẫn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng và hoạt động của Ngân hàng. Trong quá trình cho vay, CBTD đóng vai trò quan trọng nhất. Họ là người kiểm tra tư cách khách hàng, thẩm định dự án xin vay của khách hàng. Nếu CBTD không đủ năng lực để kiểm tra hoặc thẩm định hoặc không nhiệt tình với công việc, tư cách đạo đức không tốt thì hiệu quả tín dụng chắc chắn sẽ không cao. Do vậy cần quan tâm đến chất lượng nhân sự ngay từ khi tuyển dụng. Có như vậy hoạt động tín dụng mới lành mạnh, chất lượng, hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -44- đ) Kiểm soát nội bộ Trong điều hành hoạt động kinh doanh, cần quan tâm đến công tác tự kiểm tra, kiểm soát để tự điều chỉnh cho phù hợp. Vấn đề này phải được thực hiện thường xuyên và sâu sát trong công tác quản lý, coi trọng việc kiểm tra chấp hành thể lệ, chế độ về tín dụng và những quy chế phòng ngừa rủi ro cho các khoản vay lớn. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thực hiện sửa chữa, chấn chỉnh những mặt còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cả về số và chất lượng mới đủ điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động giám định, bảo vệ tài sản của đơn vị. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ sẽ góp phần làm tăng chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Ngân hàng nói chung cũng như tín dụng nói riêng. e) Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng Bên cạnh việc định ra một chính sách tín dụng phù hợp, một quy trình cho vay hoàn thiện, một cơ cấu tổ chức hợp lý và một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tốt thì hoạt động tín dụng còn phải chú ý tới các trang thiết bị. Một Ngân hàng có các trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính và quy mô hoạt động của mình thì sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giúp cho các cấp quản lý có các thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác để ra quyết định kịp thời. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Các câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết - Vai trò hoạt động tín dụng của N HNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội huyện là gì? - Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình như thế nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -45- - Giải pháp nào cho việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình? 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê để đánh giá các chỉ tiêu cơ bản của lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính và chất l ượng tín dụng ngân hàng. Đồng thời có điều tra chọn mẫu lấy ý kiến khách hàng có vay vốn phản hồi về tín dụng NHNo&PTNT&PTNT, cụ thể là điều tra 120 hộ vay vốn tại địa bàn 6 xã (Thượng Đình, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành), mỗi xã điều tra 2 xóm và mỗi xóm là một mẫu (gồm10 khách hàng). Việc điều tra này chỉ nhằm phục vụ việc đánh giá một cách định tính, lấy thông tin phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng khoản tín dụng và các dịch vụ do NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình cung cấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -46- Chương 2: ỰC TH TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo&PTNT&PTNT HUYỆN PHÚ BÌNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý tự nhiên đã tạo thuận lợi, cũng như những khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Bình nói chung, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phú Bình nói riêng. Huyện Phú Bình là một huyện có nền kinh tế thuần nông, diện tích tự nhiên là 249,36km2, với dân số 145.596 người, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng mang đậm nét của vùng trung, miền núi, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 29,60 ha, đất lâm nghiệp: 14,21 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,36 ha. Tiềm năng về khoáng sản của huyện cho phát triển công nghiệp hầu như không có gì ngoài hoạt động khai thác cát sỏi dọc theo Sông Cầu. Địa hình của huyện Phú Bình nhìn chung tương đối bằng phằng, điều kiện giao thông khá hơn so với các huyện khác của tỉnh thể hiện địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam với độ dốc 0,4%, độ chênh cao trung bình là 1,1m/km dài, độ cao trung bình là 14m so với mặt nước biển. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội , toàn huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 20 xã, , 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 2 Hợp tác xã xây dựng, 1 Hợp tác xã vận tải, 1 Hợp tác xã mây tre đan xuất khẩu. Năm 2007 Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Bình đã phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt kết quả khá, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch tăng so với các năm trước: Tổng sản phẩm nội huyện đạt 950.700 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -47- 9.64%, tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 71.061 tấn (đạt 99.39% kế hoạch); Chăn nuôi: tổng đàn trâu 11.435 con (đạt 90.76% kế hoạch), đàn bò 18.971 con (đạt 99.84% kế hoạch), đàn lợn 118.120 con (đạt 104.4% kế hoạch), tổng đàn gia cầm 1.4 triệu con (đạt 102% kế hoạch); Sản lượng thuỷ sản 1.100 tấn (đạt 100% kế hoạch); Trồng rừng nguyên liệu đạt 415 ha (đạt 101.22% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,6% còn 24.52%; Giải quyết công ăn việc làm cho 3.315 lao động, đưa người đi lao động nước ngoài là 200 người; Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,00 triệu đồng/ người/năm. 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động của ngân hàng 2.1.3.1. Thuận lợi : n , chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngh -X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -48- - công ngh . 2005 – 2010 đã đề ra mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ , , khai thác có ệuhi quả mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phát huy tối đa nội lực, khai thác cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, sớm đưa huyện Phú Bình thoát khỏi kinh tế thuần nông ” Với chức năng của mình NHNo&PTNT tiêu đại hội đã đề ra. NHNo&PTNT tâm và 2 phòng giao dịch trực thuộc nằm ở những vùng ki NHNo&PTNT NHNo&PTNT giao d . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -49- 2.1.3.2. Khó khăn Cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, hàng loạt thách thức, cả về vĩ mô và vi mô đã xuất hiện. Các dấu hiệu tiêu cực của thị trường xuất hiện ở nhiều cấp độ, hình thức khác nhau khiến bức tranh phát triển kinh tế của Việt Nam kém tươi sáng. Chỉ số giá cả tăng cao thể hiện ở hầu hết các mặt hàng nhạy cảm như: lương thực, vật tư phân bón, giá vật liệu xây dựng, xăng dầu Các ngân hàng lại đứng trước khó khăn về thanh khoản, huy động vốn gặp khó khăn do cạnh tranh lãi suất đầu vào và chi phí hoạt động kinh doanh tăng. Trong khi đó Chính phủ liên tiếp thực thi các biện pháp kiềm chế lạm phát bắt buộc các ngân hàng phải tăng các khoản dự trữ thanh toán, dự trữ bắt buộc cùng với khả năng tăng trưởng nguồn vốn rất hạn chế nên ngân hàng khó có thể tăng trưởng tín dụng. Thiên tai dịch bệnh diễn ra trên diện rộng gây thiệt hại đến kinh tế của nhân dân, ảnh hưởng đến khả năng thu nợ (gốc, lãi), tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. 2.2. Nh ững vấn đề về chất lượng tín dụng NHNo&PTNT&PTNT huy ện Phú Bình 2.2.1. Quá trình hình thành và phát tri ển củaNHNo&PTNT &PTNT Phú Bình 1960 gọi là Ngân hàng Nhà nư đổi tên thành NHNo&PTNT NHNo&PTNT NHNo&PTNT . NHNo&PTNT Nhà nước đư - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -50- - 20 . NHNo&PTNT&PTNT . 2.2.2. Những đơn vị hoạt động cạnh tranh trên địa bàn : (Bao gồm cả tiền gửi ngoại tệ quy đổi bằng VND): - NHNo&PTNT 92 % thị phần. - 5 % th ị phần. - Dịch vụ tiết kiệm bưu điện là: 3.006 triệu đồng chiếm 3% thị phần. Biểu đồ 01: Tỷ lệ thị phần nguồn vốn trên địa bàn huyện Phú Bình TK Bu điÖn NHCSX H 3% NHNo 5% NHCSXH TK Bưu điện NHNo 92% 2.2.2.2. : - NHNo&PTNT 67 %. thị phần. - NHCSXH huyện: 60.639 triệu 33 % thị phần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -51- Bi ểu đồ 02 Tỷ lệ thị phần sử dụng vốn trên địa bàn huyện Phú Bình NHCSX H 33% NHNo NHCSX H NHNo 67% NHNo&PTNT - , NHNo&PTNT nông . NHNo&PTNT : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -52- NHNo&PTNT Huyện Phú Bình Tổ hành chính 2.2.3. Hoạt động của NHNo&PTNT&PTNT huyện Phú Bình 2.2.3.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, NHNo&PTNT đã đồng thời thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh đã đề ra, chi tiết như biểu số liệu dưới đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -53- BIỂU 01: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Chỉ tiêu hoàn hoàn hoàn Kế Thực thành Kế Thực thành Kế Thực thành hoạch hiện kế hoạch hiện kế hoạch hiện kế hoạch hoạch hoạch (%) (%) (%) 1. Nguồn vốn 53.200 59.945 112,7 77.000 67.442 87,6 83.000 82.359 99,2 Trong đó: + Nội tệ 52.200 58.632 112,3 75.000 65.746 87,7 80.000 79.066 98,8 + Ngoại tệ quy đổi 1.000 1.313 131,3 2.000 1.696 84,8 3.000 3.293 109,8 2. Dư nợ 89.000 89.029 100,0 105.000 105.227 100,2 123.100 123.116 100,0 Trong đó: + Nội tệ 89.000 89.029 100,0 105.000 105.227 100,2 123.100 123.116 100,0 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình (2005-2007) Qua biểu số liệu: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch của ngân hàng về nguồn vốn tương đối khó khăn, giai đoạn 2005-2007 chỉ có năm 2005 là ngân hàng hoàn thành được kế hoạch huy động vốn, điều này sẽ gây khó khăn trong việc tự cân đối nguồn lực cho vay và phải sử dụng nguồn vốn cân đối từ ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên, dư nợ của NHNo&PTNT huyện Phú Bình các năm đều thực hiện hoàn thành và tăng trưởng theo kế hoạch đã đề ra. 2.2.3.2. Hoạt động huy động vốn NHNo&PTNT&PTNT luôn là đơn vị đi đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay, có tỷ trọng cơ bản trong khối lượng tín dụng hoạt động trong nông thôn. Đối với phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT&PTNT huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -54- Phú Bình thì địa bàn nông thôn vẫn là chủ yếu và được thể hiện khá rõ nét ở tình hình huy động vốn theo các thành phần kinh tế: BIỂU 02: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 tăng, giảm so với năm Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2005 Năm 2006 2005 2006 2007 Số tuyệt % Số tuyệt % đối đối I. Phân theo TPKT 59.945 67.442 82.359 +22.414 +37,4 +14.917 +22,1 1. TG TCKT 2.717 2.325 3.123 +406 +14,9 +798 +34,3 2. TG KBNN&BHXH 14.793 9.144 7.213 -7.580 -51,2 -1.931 -21,1 3. TG, vay TCTD khác 273 496 218 -55 -20,1 -278 -56,0 4. TG dân cư 42.162 55.477 71.805 +29.643 +70,3 +16.328 +29,4 Trong đó kỳ phiếu 4.601 2.624 201 -4.400 -95,6 -2.423 -92,3 II.Phân theo th ời hạn 59.945 67.442 82.359 +22.414 +37,4 +14.917 +22,1 1. TG không KH 18.095 12.046 12.021 -6.074 -33,6 -25 -0,2 2. TG có KH <12 tháng 5.054 9.351 8.569 +3.515 +69,5 -782 -8,4 3. TG có KH ≥12 tháng 36.796 46.045 61.769 +24.973 +67,9 +15.724 +34,1 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Theo bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng lên tương đối: năm 2007 tăng so với n ăm 2005 là 22.414 triệu đồng tương ứng tăng 37,4%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14.917 triệu đồng tương ứng tăng 22,1%. Nguồn v ốn hàng năm tăng lên đáng kể đã đảm bảo có vốn chủ động trong kinh doanh tiền tệ và thanh toán cho nền kinh tế. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng tạo được niềm tin với khách hàng nên số lượng tiền gửi qua các năm tăng lên rõ rệt, tuy nhiên số lượng tiền gửi ngoại tệ quy đổi còn thấp, chỉ khoảng trên 100.000USD/năm. Thêm vào đó, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -55- mức tăng cao cả về số tuyệt đối và tương đối tiền tiết kiệm của dân cư và ở loại hình tiền gửi có kỳ hạn ≥12 tháng. Việc tăng nguồn vốn là một điều đáng mừng nhưng cần phải tính đến sự ổn định của nguồn vốn vì chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, ngân hàng vẫn duy trì vay của ngân hàng cấp trên, làm tăng chi phí kinh doanh cũng như khó chủ động cho vay. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau: BIỂU 03: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng(%) trọng(%) trọng(%) I. Phân theo TPKT 59.945 100,0 67.442 100,0 82.359 100,0 1. TG TCKT 2.717 4,5 2.325 3,4 3.123 3,8 2. TG KBNN&BHXH 14.793 24,7 9.144 13,6 7.213 8,8 3. TG, vay TCTD khác 273 0,5 496 0,7 218 0,3 4. TG dân cư 42.162 70,3 55.477 82,3 71.805 87,2 II.Phân theo th ời hạn 59.945 100,0 67.442 100,0 82.359 100,0 1. TG không KH 18.095 30,2 12.046 17,9 12.021 14,6 2. TG có KH <12 tháng 5.054 8,4 9.351 13,9 8.569 10,4 3. TG có KH ≥12 tháng 36.796 61,4 46.045 68,3 61.769 75,0 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư có kỳ hạn trên 12 tháng là chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 60%, phần lớn khách hàng gửi tiền đều có tâm lý ổn định và đây là đặc thù riêng có ở huyện thuần nông như Phú Bình, tạo lợi thế trong huy động vốn tín dụng từ đó sẽ có kế hoạch kinh doanh hợp lý, đầu tư vào những phương án, dự án lâu dài có hiệu quả kinh tế cao; tuy nhiên, trong những năm tới kinh tế phát triển thì điều này sẽ không còn duy trì được nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -56- 2.2.3.3. Hoạt động tín dụng a) §Æc ®iÓm ho¹t ®éng tÝn dông trªn ®Þa bµn huyÖn Phó B×nh Nói đến tình hình sử dụng vốn tín dụng cần phải đứng trên hai góc độ, đó là người cung ứng tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng. Nếu người cung vốn tín dụng không theo yêu cầu, không theo kịp thời gian và không đúng quy trình thì cũng ảnh h ưởng đến người sử dụng vốn tín dụng, vốn tín dụng sử dụng sẽ không hiệu quả. Ngược lại, nếu cung ứng tín dụng đầy đủ mà người sử dụng vốn tín dụng không tốt, không sử dụng đúng mục đích thì sẽ xảy ra hiện tượng không thu hồi được vốn. Ngân hàng căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để có quyết định cho vay phù hợp. Việc tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng và phù hợp với từng loại cây con, ngành nghề phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là xu hướng hợp lý cần được tiếp tục phát huy để có thể phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu c ầu đặt ra. BIỂU 04: KẾT CẤU DƯ NỢ PHÂN THEO KỲ HẠN Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 89.029 100 105.227 100 123.116 100 1. Ngắn hạn 32.525 36,5 40.960 38,9 64.914 52,7 2. Trung hạn 56.504 63,5 64.054 60,9 58.056 47,2 3. Dài hạn 212 0,2 146 0,1 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho nông thôn đã tăng dần lên qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện Phú Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -57- Khi chia dư nợ theo các ngành sản xuất ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của ngân hàng theo từng thành phần kinh tế. Qua đó ta có thể thấy được mức độ đầu tư cho từng ngành, xu hướng đầu tư trong tương lai để phát triển các ngành trong nông thôn. Vì vậy cần phải nghiên cứu d ư nợ theo các ngành sản xuất để thấy được sự đầu tư đó đã hợp lý chưa, trong tương lai cần đầu tư như thế nào cho hợp lý. Có thể xem xét qua bảng số liệu sau: BIỂU 05: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tæng d nî 89.029 100,0 105.227 100,0 123.116 100,0 1. Nông nghiệp 71.480 80,3 82.302 78,2 96.336 78,2 + Trồng trọt 31.894 35,8 36.860 35,0 26.148 21,2 + Chăn nuôi 39.586 44,5 45.442 43,2 70.188 57,0 2. Thương nghiệp, dịch vụ 9.313 10,5 11.559 11,0 13.877 11,3 3. Ngành khác 8.235 9,2 11.366 10,8 12.903 10,5 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Dư nợ của ngân hàng Phú Bình chủ yếu là cho vay trung và dài hạn, dư nợ ngắn hạn thấp hơn do khách hàng sử dụng vốn vay quay vòng t ương đối chậm, tuy nhiên sự chuyển dịch trong cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp diễn ra cũng khá rõ nét. b) Các loại hình tín dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -58- BIỂU 06: KẾT QUẢ DƯ NỢ CỦA HỘ VÀ CÁ NHÂN Đơn vị: Triệu đồng Năm Tốc độ tăng giảm (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/05 07/06 Tổng dư nợ 89.029 105.227 123.116 +18,2 +38,3 +17,0 Dư nợ hộ, cá nhân 89.029 105.227 123.116 +18,2 +38,3 +17,0 Số hộ có dư nợ 13.359 12.252 10.926 -8,3 -18,2 -10.8 Bình quân dư nợ 1 hộ, 6,66 8,59 11,27 +30,0 +69,2 +31,2 cá nhân (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được cơ cấu nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho các ngành ít có ựs thay đổi do chủ yếu khách hàng của ngân hàng là các hộ nông dân sản xuất, thương nghiệp- dịch vụ, món vay nhỏ: thời điểm 31/12/2005 số hộ còn dư nợ: 13.359 hộ, dư nợ bình quân/1hộ 6,6 triệu đồng; năm 2006 và 2007, dư nợ bình quân/1hộ có phần tăng lên đáng kể lần lượt là 8,59 và 11,27 triệu đồng tuy nhiên số hộ vay lại giảm đi do một số không có nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp hoặc vay được vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Ngân hàng rất chú trong đầu tư phát triển nông nghiệp để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển mang lại thu nhập cao cho hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát huy thế mạnh của huyện Phú Bình là phát triển rau, hoa, cá, lương thực cung cấp cho thị trường Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội Trong ngành nông nghiệp thì ngân hàng chủ yếu cho vay ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn ngành thuỷ sản mấy năm gần đây đã khá phát triển nhưng còn hạn chế về quy mô và nhỏ lẻ. Về ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống chủ yếu là các hộ vay làm dịch vụ tập trung ở trung tâm huyện, xã và ven quốc lộ 37. Bên cạnh đó ngân hàng cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -59- giải quyết cho vay tới các cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan và trường học đóng trên địa bàn huyện. c) Tình hình cho vay - thu nợ - dư nợ Nói đến tình hình sử dụng vốn cho vay của ngân hàng - một tổ chức kinh doanh ềnti tệ, chúng ta cần xem xét tình hình thu nợ của NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình với mối quan hệ với d ư nợ vốn vay bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng củ a ngân hàng. Đối tượng thành phần kinh tế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Bình chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân, bởi cho vay theo địa bàn nên doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn huyện chủ yếu là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không được uỷ quyền vay vốn, trong khi đó thì số l ượng doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH có trụ sở chính trên địa bàn huyện Phú Bình lại quá ít, quy mô nhỏ và hoạt động kinh doanh chưa thực sự mang lại hiệu quả. BIỂU 07: CƠ CẤU CHO VAY – THU N Ợ - DƯ NỢ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 tăng giảm so với năm Năm Năm Năm ChØ tiªu 2005 2006 2007 Năm 2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % I- Doanh số cho vay 71.131 92.107 134.908 +63.777 +89,7 +42.801 +46,5 - Hộ, cá nhân 71.131 92.107 134.908 +63.777 +89,7 +42.801 +46,5 II- Doanh số thu nợ 50.154 75.909 117.019 +66.865 +133,3 +41.110 +54,2 - Hộ, cá nhân 50.154 75.909 117.019 +66.865 +133,3 +41.110 +54,2 III- Dư nợ 89.029 105.227 123.116 34.087 +38,3 +17.889 +17,0 - Hộ, cá nhân 89.029 105.227 123.116 34.087 +38,3 +17.889 +17,0 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -60- Nếu cho vay nhiều mà thu nợ chậm hay dư nợ tăng trưởng “nóng”, nhất là nợ quá hạn cao thì ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải phân tích tình hình cho vay, thu nợ của ngân một cách cẩn trọng. Qua phân tích bảng số liệu sau cho thấy được mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tình hình thu nợ của ngân hàng: BIỂU 08: TÌNH HÌNH CHO VAY – THU N Ợ - DƯ NỢ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số cho vay 71.131 92.107 134.908 Doanh số thu nợ 50.154 75.909 117.019 Dư nợ 89.029 105.227 123.116 Tỷ lệ thu nợ/Doanh số cho vay (%) 70,5 82,4 86,7 Tỷ lệ dư nợ/Doanh số cho vay (%) 125,2 114,2 91,3 (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng có doanh số thu nợ thường thấp hơn doanh số cho vay, dư nợ tăng trưởng tốt và ổn định do ngân hàng có dư nợ trung hạn thường ở mức cao, thường tỷ lệ thu nợ bằng khoảng trên 70 đến trên 80% của doanh số cho vay. 2.2.3.4. Phân tích các ch ỉ tiêu và nhân tố ảnh ưhởng đến chất lượng tín dụng a) Về cơ cấu sử dụng nguồn - với tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn được cơ cấu từ nguồn ngắn hạn lần lượt 12,95% và 8,70%. Nhưng do cuối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -61- năm 2007 các NHTM trên cả nước khan hiếm tiền Đồng, nên quá trình đầu tư cho vay có phần giảm sút hơn so với thời điểm giữa năm và cuối năm 2006 (có lúc ngừng không cho vay được). Do đó , vậy ngân hàng đã không sử dụng hết nguồn vốn trung dài hạn biểu hiện sự lãng phí vốn tạm thời, trong khi đó vẫn phải sử dụng vốn điều hoà của cấp trên. BIỂU 09: CƠ CẤU THỜI HẠN GIỮA NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 18.095 12.046 12.021 2 . 5.054 9.351 8.569 3 36.796 46.045 61.769 4 Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 6.400 10.850 9.850 5 65.095 76.626 89.434 ài hạn 44.979 54.894 67.978 6 30.972 34.368 44.679 7 Tổng nguồn cho vay (4+5) 96.067 110.994 134.113 8 89.029 105.227 123.116 56.504 64.054 58.056 9 Tỷ lệ dư nợ cho vay trung hạn được cơ cấu 12,95% 8,70% -8,06% từ nguồn ngắn hạn (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) b) VÒ c¬ cÊu d nî, nî xÊu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -62- BIỂU 10: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NHÓM NỢ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 tăng, giảm so với năm Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Tỷ lệ Tỷ lệ 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền (%) (%) Tổng dư nợ 89.029 105.227 123.116 34.087 +38,3 +17.889 +17,0 Nhóm I 57.455 80.602 89.934 +32.479 +56,5 +9.332 +11,6 Nhóm II 31.375 22.017 27.856 -3.519 -11,2 +5.839 +26,5 Nhóm III 171 2.109 4.081 +3.910 +2.286,5 +1.972 +93,5 Nhóm IV 5 374 1.245 +1.240 +24.800,0 +871 +232,9 Nhóm V 23 125 -23 -100,0 -125 -100,0 Nợ xấu(III-V) 199 2.608 5.326 +5.127 +2.576,4 +2.718 +104,2 Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 0,2% 2,5% 4,3% III - V)/Dư nợ Tỷ lệ nợ xấu theo kế <1% <1% <3% hoạch đề ra (Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình năm 2005-2007) Tỷ lệ nợ xấu năm 2006 ở mức cao 2,5% với số tuyệt đối 2.608 triệu đồng, năm 2007 là 4,3% với số tuyệt đối là 5.326 triệu đồng và đều cao hơn so với kế hoạch đã đề ra. Ngân hàng đã tích cực sử dụng các biện pháp đôn đốc xử lý nợ song do khách hàng đa phần là sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, điều kiện nuôi trồng, hơn nữa sản xuất nông nghiệp của huyện đang trong quá trình tích luỹ nên nhu cầu về vốn trung hạn vẫn rất cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nợ xấu cao là do khách hàng có thu nhập lệch pha với định kỳ trả lãi của ngân hàng, một phần do ý thức chấp hành không tốt, hoặc ngại đến ngân hàng trả nợ, có khi số lãi ít nên khách hàng chờ đến kỳ trả gốc mới trả cả gốc và lãi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -63- BẢNG 11: PHÂN TÍCH N Ợ XẤU THEO NGUYÊN NHÂN Đơn vị: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Năm Số tiền %/TS Số tiền %/TS Số tiền %/TS 1. Nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng 2. Nguyên nhân khách quan 199 100 2.608 100 5.326 100 - Do bất khả kháng và do cơ chế 312 12,0 868 16,3 chính sách - Do khách hàng của ngân hàng 199 100 2.296 88,0 4.458 83,7 Tổng 199 2.608 5.326 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT&PTNT Phú Bình (2005-2007) Thay đổi cơ chế chính sách, quy định của ngành cũng làm thay đổi, ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu từng thời kỳ (ví dụ trước đây việc cơ cấu lại thời hạn lần đầu đối với một khoản vay thì chỉ phân vào nợ nhóm 2, còn hiện tại thì được phân vào nợ nhóm 3), còn lại đa số nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng chậm thanh toán, khả năng trả nợ bị suy giảm. c) Đánh giá t ừ phía khách hàng vay vốn đối với chất lượng tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là một loại hình hàng hoá dịch vụ do vậy để đánh giá chất lượng tín dụng cũng phải dược đánh giá t ừ việc sử dụng hàng hoá dịch vụ đó. Chất lượng tín dụng là sự thoả mãn của khách hàng khi được vay vốn: họ chấp nhận giá cả (lãi suất cho vay), được phục vụ tận tình chu đáo, nhận được lợi ích từ việc vay vốn (hiệu quả kinh tế mang lại từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng, gia tăng số lượng hàng hoá (quy mô tín dụng), và khuynh hướng duy trì sử dụng dịch vụ cấp tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá chất l ượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phú Bình, thực hiện cuộc điều tra với quy mô nhỏ, với 12 mẫu (mỗi mẫu gồm 10 khách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- -64- hàng có dư nợ vay tại ngân hàng), cụ thể số liệu điều tra được phản ánh qua biểu số liệu sau: BIỂU 12: THỰC TRẠNG CÁC KHOẢN VAY ĐIỀU TRA D nî ®iÒu tra Nî xÊu Sè hé D nî b×nh STT ChØ tiªu ®iÒu Sè Ng¾n Trung, Sè Tû qu©n/kh¸ch tra tiÒn h¹n dµi h¹n tiÒn lÖ hµng 1 X· Thîng §×nh 20 262 142 120 5 2% 13,1 Xãm Nh©n Minh 10 92 22 70 0 0% 9,2 Xãm §«ng Hå 10 170 120 50 5 3% 17,0 2 X· Nh· Léng 20 173 93 80 20 12% 8,7 Xãm MÞt 10 81 66 15 10 12% 8,1 Xãm §« 10 92 27 65 10 11% 9,2 3 X· óc Kú 20 183 106 77 26 14% 9,2 Xãm Soi 2 10 87 30 57 0 0% 8,7 Xãm Móc 10 96 76 20 26 27% 9,6 4 X· Thanh Ninh 20 182 182 0 0 0% 9,1 Xãm TiÒn Phong 10 100 100 0 0 0% 10,0 Xãm Nam H¬ng 2 10 82 82 0 0 0% 8,2 5 X· L¬ng Phó 20 167 150 17 10 6% 8,4 Xãm §ång VÖ 10 85 85 0 7 8% 8,5 Xãm L¬ng Th¸i 10 82 65 17 3 4% 8,2 6 X· D¬ng Thµnh 20 170 170 0 12 7% 8,5 Xãm Nói 1 10 77 77 0 5 6% 7,7 Xãm An Thµnh 10 93 93 0 7 8% 9,3 Tæng céng 120 1.137 843 294 73 6% 9,5 Ngu ồn: Tổng hợp số liệu điều tra khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT huy ện Phú Bình Qua bảng số liệu trên cho thấy một số thông tin cơ bản về khoản vay của 120 khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT huyện Phú Bình còn dư nợ tại thời điểm điều tra (ngày 26 và 27 tháng 4 năm 2008) là 1.137 triệu đồng, bình quân dư nợ/1 khách hàng là 9,5 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 843 triệu đồng (chiếm 74%), dư nợ trung hạn 294 triệu đồng (chiếm 26%), dư nợ xấu là 73 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 6%. Tuy việc điều tra với quy mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên