Luận văn thạc sĩ kinh tế xây dựng - Nguyễn Thanh Tùng

pdf 21 trang huongle 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn thạc sĩ kinh tế xây dựng - Nguyễn Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_thac_si_kinh_te_xay_dung_nguyen_thanh_tung.pdf

Nội dung text: Luận văn thạc sĩ kinh tế xây dựng - Nguyễn Thanh Tùng

  1. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Xây dựng, các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận v ăn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - TS Nguyễn Thế Quân đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn của tác giả. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng - Trường Đại học Xây dựng đã đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinaconex đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin, tài liệu và đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2013 Nguyễn Thanh Tùng HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  2. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU 8 I. Tính cấp thiết của đề tài 8 II. Mục đích của đề tài 8 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 IV. Phương pháp nghiên cứu 9 V. Kết cấu của luận văn: 9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 10 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng 10 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng 10 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 11 1.2. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng 12 1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 12 1.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng 14 1.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng 14 1.3. Các khái niệm và nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 14 1.3.1. Quản lý dự án và tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án 14 1.3.2. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 17 1.3.3. Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo thông lệ quốc tế 17 1.3.4. Các nội dung chủ yếu của quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo các quy định pháp luật tại Việt Nam Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt NamError! Bookmark not defined. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  3. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG 1.3.6. Các mô hình thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý dự án t heo thông lệ quốc tếError! Bookmark not defined. 1.4. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan việc quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam Error! Bookmark not defined. 1.5. Kết luận Chương I Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ TẠI TỔNG CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu & xây dựng Việt NamError! Bookmark not defined. 2.1.1. Giới thiệu chung Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà tại Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Mô hình quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong quá trình quản lý thực hiện dự án Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý dự ánError! Bookmark not defined. 2.2.5. Vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý dự án theo các nội dung quản lý thực hiện dự án Error! Bookmark not defined. 2.2.6. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án Error! Bookmark not defined. 2.2.7. Các nội dung quản lý dự án trong việc thực hiện các dự án xây dựng nhà ở Vinaconex Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá công tác quản lý thực hiện dự án xây dựng nhà ở VinaconexError! Bookmark not defined. 2.3.1. Các thành tựu đạt được Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Một số tồn tại của việc quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Vinaconex Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động quản lý thực hiện dự án xây dựng nhà tại Vinaconex Error! Bookmark not defined. 2.4. Kết luận Error! Bookmark not defined. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  4. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ TẠI TỔNG CÔNG TY CP XNK VÀ XD VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đầu tư xây dựng nhà của Tổng Công ty CP XNK & XD Việt Nam Error! Bookmark not defined. 3.2. Định hướng về việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Tổng Công ty CP XNK & XD Việt Nam Error! Bookmark not defined. 3.3. Nhóm các giải pháp trong ngắn hạn Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đề xuất các giải pháp trong ngắn hạn Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Đề xuất mới và cải tiến một số quy trình quản lý thực hiện dự ánError! Bookmark not defined. 3.4. Đề xuất các giải pháp dài hạn Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 1 Error! Bookmark not defined. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  5. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BQL Ban quản lý CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư DAĐTXD Dự án đầu tư xây dựng LCNT Lựa chọn nhà thầu NT Nhà thầu PMBOK Cẩm nang các lĩnh vực kiến thức về quản lý dự án. PMI Viện quản lý dự án Mỹ QLDA Quản lý dự án QLCP Quản lý chi phí TVGS Tư vấn giám sát Vinaconex Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VSMT Vệ sinh môi trường HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  6. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG: Bảng 1.1. Các quá trình quản lý dự án theo các lĩnh vực kiến thức quản lý dự án và các nhóm quá trình quản lý dự án Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2. Đặc điểm của các mô hình cơ cấu tổ chức Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doa nh năm 2012 của VINACONEXError! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty (hợp nhất) năm 2012 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của VINACONEX có liên quan đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Error! Bookmark not defined. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  7. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG HÌNH: Hình 1.1. Đánh giá sự thành công của dự án. 16 Hình 1.2. Các nhóm quá trình quản lý dự án trong một giai đoạn của dự án. 20 Hình 1.3. Mô hình tổ chức theo chức năng. Nguồn: PMBOK Error! Bookmark not defined. Hình 1.4. Mô hình tổ chức theo ma trận yếu. Nguồn: PMBOKError! Bookmark not defined. Hình 1.5. Mô hình tổ chức theo ma trận cân bằng. Nguồn: PMBOK.Error! Bookmark not defined. Hình 1.6. Mô hình tổ chức theo ma trận mạnh. Nguồn: PMBOK.Error! Bookmark not defined. Hình 1.7. Mô hình tổ chức theo dự án. Nguồn: PMBOK.Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Cổ phần VinaconexError! Bookmark not defined. Hình 2.2. Mô hình quản lý dự án tại VINACONEX (Nguồn: Tác giả tổng hợp)Error! Bookmark not defined. Hình 2.3. Ba cấp tham gia vào việc quản lý thực hiện dự ánError! Bookmark not defined. Hình 2.4. Cơ cấu nhân sự của Ban qu ản lý dự án Error! Bookmark not defined. Hình 3.1. Sơ đồ xử lý hồ sơ, tài liệu phát hành từ nhà thầu Error! Bookmark not defined. Hình 3.2. Quy trình thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu (cải tiến)Error! Bookmark not defined. Hình 3.3. Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng Error! Bookmark not defined. Hình 3.4. Mô hình tổ chức theo ma trận mạnh. Nguồn: PMBOK.Error! Bookmark not defined. Hình 3.5. Mô hình tổ chức hỗn hợp. Nguồn: PMBOK.Error! Bookmark not defined. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  8. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động quản lý thực hiện dự án có vị trí quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đầu tư xây dựng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án. Trong thời gian qua, Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong đầu tư xây dựng, tuy nhiên cũng có nhiều dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo mục tiêu của mình, các công trình hoặc là không đảm bảo chất lượng hoặc là không đảm bảo tiến độ hoặc là vượt xa tổng mức đầu tư ban đầu. Ngoài những nguyên nhân nằm trong giai đoạn chuẩn bị dự án, hoạt động quản lý việc thực hiện dự án của Tổng Công ty cũng có nhiều vấn đề dẫn đến việc các dự án không đạt được mục tiêu. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thực hiện dự án là một yêu cầu cần thiết hiện nay, nhất là trong giai đoạn thị trường bất động sản đang trầm lắng, giao dịch chậm, chủ đầu tư phải quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của mình. Chính vì thế, việc thực hiện đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà tại Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam” là thực sự cấp thiết. II. Mục đích của đề tài Nghiên cứu về hoạt động quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà tại Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thực hiện dự án, phát hiện ra những vấn đề tồn tại và bất cập trong hoạt động quản lý thực hiện dự án và đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý thực hiện các dự án nhà của Tổng Công ty. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hoạt động của hệ thống quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà của Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà của Tổng Công ty HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  9. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam trực tiếp làm Chủ đầu tư. IV. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng, giữa cơ sở lý thuyết vớ i số liệu thực tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh và khái quát hóa vấn đề cần nghiên cứu phân tích. V. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, Kết luận và Kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan một số vấn đề lý luận về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà tại Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà tại Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  10. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng Dự án là một khái niệm tương đối quen thuộc, nhưng lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Hiểu theo nghĩa thông thường, dự án là "Điều mà người ta có ý định làm". Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện Quản lý dự án của Mỹ (PMI) thì “dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric Verzuh (Mỹ), dự án đượ c định nghĩa là “công việc mang tính chất tạm thời và tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Công việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu và kết thúc. Mỗi khi công việc được hoàn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di chuyển sang những dự án mới. Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) thì Dự án là một công việc dự kiến có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc, bao gồm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. Có thể nói, khi nhắc đến dự án, các định nghĩa trên đều nhấn mạnh tính tạm thời (có điểm đầu và điểm cuối về thời gian xác định) và các hành động đi kèm dự án để đạt được một mục tiêu xác định nào đó. Ở Việt Nam, theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 và theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN ISO 9000: 2000) thì dự án được định nghĩa: “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.” Luận văn này quan tâm đến một loại dự án đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo định nghĩa của Luật Xây dựng (Mục 17, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2003) HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  11. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG thì: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.” Rõ ràng định nghĩa này là trường hợp riêng của các định nghĩa về dự án đã trích dẫn ở trên áp dụng cho một loại dự án đặc biệt. 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, cần có một lượng đầu tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự. Dự án đầu tư xây dựng có những đặc điểm cơ bản sau: - Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liên hệ nội tại chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng. - Hoàn thành công trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư và về hiệu quả đầu tư. - Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. - Mọi công việc cho dự án chỉ thực hiện một lần: đầu tư một lần, địa điểm xây dựng cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất. Ngoài những đặc điểm trên, dự án đầu tư xây dựng còn có chung một số đặc điểm với các dự án loại khác như sau: - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án: dự án nào cũng có sự tham gia của của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý Nhà nước Tuỳ theo tính chất dự án, yêu cầu của chủ đầu tư và giai đoạn của dự án mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. - Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực: giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia ) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị Khối lượng tiêu hao nguồn lự c cho dự án chính là một thông số then chốt phản ảnh mức độ thành công của dự án. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho dự án thường liên HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  12. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG quan đến các quan hệ: chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu với các đối tác cung cấp các nguồn lực. - Dự án luôn có tính bất định và rủi ro cao: một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mọi dự án đều được triển khai trong một môi trường hoạt động luôn biến đổi và đầy nghi vấn. Vì vậy điều hành dự án bắt buộc phải tính đến những hiện tượng này để phân tích và ước lượng các rủi ro, lựa chọn các giải pháp cho một tương lai bất định. Cần dự kiến những trường hợp phòng ngừa cần thiết cũng như theo dõi, giám sát và có phản ứng thích hợp, kịp thời đảm bảo dự án đi đến thành công. Người quản lý dự án phải quan tâm đến các đặc điểm trên của dự án đầu tư xây dựng để quản lý dự án thành công. 1.2. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng Các giai đoạn của một dự án đầu tư hay chu trình dự án đầu tư là t ất cả những bước công việc liên quan đến dự án, từ khi phát sinh ý định đầu tư cho đến khi thực hiện và kết thúc ý định đầu tư. Theo thông lệ, ở Việt Nam, một dự án đầu tư bao gồm 3 giai đoạn chính là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung chính của từng giai đoạn, quy định rất rõ trong các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng (Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định 12/2009/NĐ-CP) được tóm tắt dưới đây. 1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu nghiên cứu sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; nghiên cứu thị trường để tìm nguồn cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ; tính cạnh tranh của sản phẩm; tiến hành điều tra khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án để quyết định đầu tư. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư thông thường bao gồm các công việc: Ý tưởng đầu tư, kết quả điều tra thăm dò. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  13. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG Xin chủ trương đầu tư Lựa chọn địa điểm đầu tư Lựa chọn nhà thầu khảo sát lập quy hoạch giai đoạn lập dự án đầu tư. Lập quy hoạch xây dựng chi tiết Phê duyệt quy hoạch chi tiết Xin làm chủ đầu tư Thi tuyển kiến trúc (nếu có) Lựa chọn nhà thầu lập dự án đầu tư Lập và phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng Lập Báo cáo đ ầu tư (nếu là dự án nhóm A) Lập dự án đầu tư Xin thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật (điện, ga, cấp , thoát nước, viễn thông ) Lập thiết kế cơ sở và thẩm định thiết kế cơ sở Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy Định giá đất (nếu có) Đăng ký chứng nhận đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Xin ưu đãi đầu tư (nếu được ưu đã i đầu tư) Lập kế hoạch đấu thầu Thẩm tra nhu cầu sử dụng đất và ý thức chấp hành Luật pháp về đất đai của chủ đầu tư Xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giải phóng mặt bằng Thành lập tổ chức QLDA đầu tư ho ặc thuê tổ chức tư vấn QLDA HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  14. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG 1.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng Nội dung cơ bản của giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng bao gồm các công việc: Khảo sát, thiết kế, lựa chọn các nhà thầu và triển khai xây dựng. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng thườ ng bao gồm các công việc: Lựa chọn nhà thầu khảo sát giaiđoạn thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công Lựa chọn nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán Lập và phê duyệt tiến độ thi công chi tiết Xin giấy phép xây dựng Lựa chọn nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị Lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát Mua bảo hiểm Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Quản lý thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công 1.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng Nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình Bảo hành, bảo trì công trình Lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng Thẩm tra và phê duyệt quyết toán 1.3. Các khái niệm và nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 1.3.1. Quản lý dự án và tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án Quản lý dự án, một cách đơn giản, cũng được hiểu là hoạt động “quản trị” một “dự HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  15. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG án” nhất định n ào đó. Theo đó, quản lý dự án có đầy đủ các các chức năng của quản trị, nó bao gồm các quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm soát (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. - Lập kế hoạch: Các nhà quản lý phải quyết định cái gì cần phải làm: đặt ra mục tiêu và hình thành các công cụ để đạt mục tiêu đề ra trong giới hạn về nguồn lực và phù hợp với môi trường hoạt động. - Tổ chức: Nhà tổ chức phải quyết định công việc được tiến hành như thế nào, từ đó huy động và sắp xếp các nguồn lực; xây dựng cấu trúc tổ chức, hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý dự án. - Lãnh đạo: Nhà quản lý hướng dẫn và khuyến khích đội ngũ nhân v iên hăng say công việc để đạt mục tiêu đề ra. - Kiểm soát: Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu để thu thập và xử lý số liệu về chi phí, về tiến độ và các tiêu chuẩn khác. Kết quả của Kiểm soát có thể có hoạt động điều chỉnh đi kèm: điều chỉnh các kế hoạc h, các tiêu chuẩn khi có những thay đổi. Theo PMBOK, việc quản lý dự án thực chất là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào việc thực hiện các hoạt động của dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án. Quản lý dự án được thực hiện thông qua các nhóm quá trình sau: khởi động dự án, hoạch định dự án, thực hiện dự án, theo dõi và kiểm soát dự án, và kết thúc dự án, trong đó giúp xác định các yêu cầu, chỉ ra các nhu cầu, mối quan tâm và kỳ vọng của các bên hữu quan trong suốt thời gian dự án được hoạch định và thực hiện, cân bằng các ràng buộc xung đột lẫn nhau của dự án, ví dụ như giữa phạm vi, chất lượng, tiến độ, ngân sách, nguồn lực, rủi ro Để biết việc quản lý dự án có thành công hay không, cần xem xét các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án. Theo thông lệ quốc tế, một dự án thành công có các đặc điểm sau (xem Hình 1.1): - Hoàn thành trong thời hạn quy định (Within Time); - Hoàn thành trong chi phí cho phép (Within Cost); HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  16. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG - Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance); - Sử dụng nguồn lực được giao một cách: + Hiệu quả (Effective) hay hợp lý; + Hữu hiệu (Efficiency) hay tối ưu. Thành quả Yêu cầu về thành quả Mục tiêu Chi phí Ngân sách Thời hạn cho phép quy định Thời gian Hình 1.1. Đánh giá sự thành công của dự án. Cần phân biệt quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng với việc quản lý dự án của chủ đầu tư. Quản lý Nhà nước bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế luôn luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước là thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách, kế hoạch, quy hoạch Trong khi đó, việc quản lý dự án của chủ đầu tư thì tập trung vào việc thực hiện các chức năng của quản trị đối với dự án, như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động đầu tư xây dựng là tiêu dùng một lượng vốn lớn của xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ tới các ngành kinh tế khác, vì thế ảnh hưởng của các hoạt độn g đầu tư xây dựng về góc độ kinh tế - xã hội là rất lớn. Chính vì vậy, các HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  17. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG quốc gia đều ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng, mà các chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng và các đối tượng hữu quan khác phải tuân thủ khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên lãnh thổ các quốc gia. 1.3.2. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng Dưới góc độ chủ đầu tư, quản lý thực hiện một dự án đầu tư xây dựng chính là các hoạt động quản lý việc thực hiện các công việc cần tiến hành trong gi ai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng của dự án đó (như trong mục 1.2.2), nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho dự án, tiếp nối các công việc đã tiến hành trong giai đoạn trước là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đặt tiền đề cho các công việc trong giai đoạn sa u là giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Ngoài việc quản lý để đạt được các mục tiêu của dự án, việc quản lý các dự án còn phải đảm bảo việc thực hiện chúng tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan (xem Mục 1.4). 1.3.3. Các nội dung chủ yếu của quản lý dự án đầu tư xây dựng theo thông lệ quốc tế Tài liệu “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” - viết tắt là PMBOK - của Viện Quản lý Dự án (PMI – đóng trụ sở tại Mỹ) giới thiệu các nội dung cơ bản về quản lý dự án, đã được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Để giúp các nhà quản lý dự án trang bị cho mình đủ kiến thức phục vụ công việc, tài liệu PMBoK phiên bản thứ 5 (5th edition) giới thiệu 10 lĩnh vực kiến thức (còn gọi là nội dung) quản lý dự án chung cho các loại dự án và phiên bản mở rộng cho dự án xây dựng xuất bản năm 2007 cũng giới thiệu thêm 4 lĩnh vực quản lý bổ sung cho dự án trong ngành xây dựng. 10 lĩnh vực kiến thức chung cụ thể như sau: (1) Quản lý tổng thể/tích hợp: là việc tích hợp các lĩnh vực kiến thức khác lại thành một thể thống nhất. Quản lý tổng thể bao gồm các quá trình và hoạt động cần thiết để nhận dạng, xác định, phối hợp, hợp nhất và điều phối các quá trình và các hoạt động quản lý dự án khác nhau trong việc quản lý một dự án. (2) Quản lý phạm vi dự án: phạm vi dự án bao gồm các công việc cần phải thực hiện để có thể mang lại một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả với các đặc điểm và công HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  18. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG năng xác định; quản lý phạm vi bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo dự án bao gồm và chỉ bao gồm các công việc cần thiết để thực hiện dự án thành công. (3) Quản lý thời gian: bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời gian yêu cầu. (4) Quản lý chi phí: Bao gồm các quá trình có liên quan đến việc hoạch định, dự toán chi phí, lập ngân sách, lập kế hoạch tài chính, huy động vốn, quản lý và kiểm soát chi phí sao cho dự án có thể hoàn thành trong phạm vi ngân sách được phê duyệt. (5) Quản lý chất lượng: chất lượng được hiểu là mức độ một hệ các tính chất cố hữu của thành quả hoặc kết quả đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quá trình và hoạt động cần thiết của tổ chức thực hiện dự án xác định rõ các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và trách nhiệm chất lượng nhằm mục tiêu giúp dự án thỏa mãn nhu cầu mà vì nó dự án được tiến hành. (6) Quản lý nguồn nhân lực: bao gồm các quá trình để tổ chức, quản lý và lãnh đạo đội dự án thực hiện tốt công việc của mình trong dự án. (7) Quản lý giao tiếp/thông tin: bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo việc hoạch định, thu thập, tạo ra, phân phối, lưu trữ, truy xuất, quản lý, kiểm soát, theo dõi và cuối cùng là tiêu hủy thông tin của dự án một cách kịp thời và phù hợp. (8) Quản lý rủi ro: rủi ro là một sự kiện hoặc điều kiện không xác định có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các mục tiêu của dự án. Quản lý rủi ro bao gồm các quá trình để thực hiện việc lập kế hoạch quản lý rủi ro, nhận dạng, phân tích các rủi ro, lập kế hoạch đối phó rủi ro và theo dõi và kiểm soát rủi ro trong một dự án nhằm làm tăng khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các sự kiện tích cực và giảm khả năng xảy ra và hậu quả của các sự kiện tiêu cực trong dự án. (9) Quản lý mua sắm: hoạt động mua sắm được hiểu là bất kỳ hoạt động nào được thực hiện để một tổ chức, cá nhân nào đó có được h oặc mua được một sản phẩm, dịch vụ, kết quả cần thiết. Quản lý mua sắm dự án bao gồm các quá trình cần thiết để có được sản phẩm, dịch vụ, kết quả cần thiết cho đội dự án từ bên ngoài. (10) Quản lý các bên hữu quan: một bên hữu quan là một cá nhân, nhóm người hoặc một tổ chức có thể có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng, hoặc tự nhận thức rằng họ bị HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  19. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG ảnh hưởng bởi một quyết định, một hành động, hoặc một kết quả của một dự án. Các bên hữu quan có thể liên quan trực tiếp đến dự án hoặc chỉ có những mối quan tâm mà có thể gây ra các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến thành quả hoặc việc hoàn thành dự án. Các bên hữu quan khác nhau có thể gây ra các xung đột trong dự án do họ có thể có các kỳ vọng đối nghịch nhau. Quản lý các bên hữu quan dự án bao gồm các quá trình cần thiết để nhận dạng các cá nhân, nhóm người, hoặc tổ chức mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án, để phân tích các kỳ vọng của các bên hữu quan và ảnh hưởng của họ đến dự án, cũng như để thiết lập các chiến lược quản lý phù hợp nhằm có được các bên hữu quan tham gia vào các quyết định và việc thực hiện dự án. Việc quản lý các bên hữu quan cũng tập trung vào các hoạt động giao tiếp thường xuyên liên tục với họ để hiểu rõ các nhu cầu và kỳ vọng của họ, để chỉ ra được các vấn đề nảy sinh và quản lý các mối quan tâm đối nghịch và tạo điều kiện thuận lợi để các bên hữu quan tham gia vào các quyết định và hoạt động của dự án. 10 lĩnh vực kiến thức này được áp dụng vào việc quản lý dự án nhờ việc thực hiện 47 quá trình khác nhau. Tuy nhiên, trong các dự án xây dựng, cần thực hiện bổ sung 4 quá trình nữa, trong các lĩnh vực Quản lý thời gian dự án (3 quá trình) và Quản lý nguồn nhân lực dự án (1 quá trình). 4 lĩnh vực kiến thức bổ sung cho các dự án xây dựng bao gồm: (11) Quản lý an toàn: bao gồm các quá trình và hoạt động cần thiết để đảm bảo dự án xây dựng tránh được các tai nạn, sự cố dẫn đến thương vong, thiệt hại về người và/hoặc của cải vật chất. (12) Quản lý môi trường: bao gồm các quá trình cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh về giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật. (13) Quản lý tài chính: bao gồm các quá trình giúp huy động và quản lý nguồn tài chính cho dự án; so sánh với quản lý chi phí, quản lý tài chính có liên quan nhiều hơn đến nguồn doanh thu và phân tích dòng tiền ròng cho dự án chứ không phải là việc kiểm soát chi phí hàng ngày. (14) Quản lý khiếu nại: bao gồm các quá trình nhằm hạn chế các khiếu nại, giảm nhẹ hậu quả của các khiếu nại và xúc tiến việc xử lý các khiếu nại khi chúng xuất hiện HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  20. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG nhanh nhất và hiệu quả nhất. 13 quá trình cần thực hiện tương ứng với các lĩnh vực kiến thức bổ sung này, cùng với 51 quá trình thuộc 10 lĩnh vực kiến thức trên tạo thành 14 lĩnh vực kiến thức cần thiết và 64 quá trình tương ứng cho việc quản lý các dự án xây dựn g theo chuẩn PMBOK. Chúng được thực hiện thông qua các nhóm quá trình quản lý dự án như sau (xem Hình 1.2): Hình 1.2. Các nhóm quá trình quản lý dự án trong một giai đoạn của dự án. - Nhóm quá trình khởi đầu/thiết lập: được thực hiện để định rõ một dự án mới hoặc một giai đoạn mới của một dự án đang có bằng việc đảm bảo hoàn thành các thủ tục cần thiết để dự án hay giai đoạn của dự án được phép bắt đầu; - Nhóm quá trình hoạch định: đòi hỏi việc thiết lập phạm vi của dự án, xác định rõ các mục tiêu, và định rõ các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu của dự án; - Nhóm quá trình thực hiện: được thực hiện để hoàn thành các công việc được định rõ trong kế hoạch quản lý dự án nhằm mục đích đáp ứng các quy cách của dự án; - Nhóm quá trình theo dõi và kiểm soát: đòi hỏi việc theo dõi, soát xét, và chỉnh đốn tiến trình thực hiện và hoạt động của dự án; xác định bất kỳ phạm vi nào của kế hoạch cần có sự thay đổi, và khởi động những sự thay đổi tương ứng; - Nhóm quá trình kết thúc: được thực hiện để hoàn th ành tất cả các quá trình thuộc HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
  21. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ XÂY DỰNG tất cả các nhóm để chính thức kết thúc dự án hoặc giai đoạn của dự án. Các lĩnh vực kiến thức quản lý dự án được áp dụng vào việc quản lý dự án nhờ việc thực hiện 64 quá trình cụ thể. Các quá trình này, đến lượt chúng, lại đư ợc thực hiện theo một trình tự nhất định trong các nhóm quá trình quản lý dự án. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện đầy đủ 64 quá trình quản lý dự án cho dự án xây dựng trong mối quan hệ giữa chúng với 14 lĩnh vực quản lý dự án và 5 nhóm quá trình quản lý dự án. HV: NGUYỄN THANH TÙNG - CHKT2 - 2010 CBHD: TS. NGUYỄN THẾ QUÂN