Một số biện pháp nâng cao hiệu qảu sản xuất kinh doanh tại Cty Cổ phần Tôn mạ màu Việt-Pháp - Hoàng Thị Thanh Nga (Bản đẹp)

pdf 81 trang huongle 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu qảu sản xuất kinh doanh tại Cty Cổ phần Tôn mạ màu Việt-Pháp - Hoàng Thị Thanh Nga (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qau_san_xuat_kinh_doanh_tai_c.pdf

Nội dung text: Một số biện pháp nâng cao hiệu qảu sản xuất kinh doanh tại Cty Cổ phần Tôn mạ màu Việt-Pháp - Hoàng Thị Thanh Nga (Bản đẹp)

  1. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 4 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh 4 1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao sản xuất kinh doanh 5 1.1.5. Mục đích của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 6 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 6 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát 6 1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 7 1.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo nguồn vốn kinh doanh 7 1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 7 1.2.2.3. Sức sinh lợi của tổng tài sản 7 1.2.2.4. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 8 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 8 1.2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động 8 1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn 9 1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí 11 1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính 11 1.2.4.1. Các hệ số về khả năng thanh toán 11 1.2.4.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính 12 1.2.4.3. Các chỉ số về khả năng hoạt động 13 1.3. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 15 1.3.1. Phương pháp so sánh 15 1.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 17 1.3.3. Phương pháp số chênh lệch 18 1.3.4. Phương pháp cân đối 18 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N
  2. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 1.3.5. Phương pháp tương quan 19 1.4. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20 1.4.1.1 Thị trường cạnh tranh 20 1.4.1.2 Nhân tố tiêu dùng 20 1.4.1.3 Nhân tố tài nguyên môi trường 20 1.4.1.4 Các chế độ, chính sách của nhà nước 21 1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 21 1.4.2.1. Lực lượng lao động 21 1.4.2.2. Bộ máy quản lý 22 1.4.2.3 Khả năng tài chính 22 1.4.2.4 Trang thiết bị kỹ thuật 23 1.5. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 23 CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT – PHÁP 25 2.1. Giới thiệu chung về công ty 25 2.2. Lịch sử phát triển của công ty 25 2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 26 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 26 2.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban 28 2.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30 2.4.1. Chức năng 30 2.4.2. Nhiệm vụ 31 2.5. Phân tích hoạt động chung của công ty 32 CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 34 3.1. Phân tích chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 34 3.1.1. Tổng doanh thu 35 3.1.2. Chi phí 35 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N
  3. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 3.1.3. Lợi nhuận 35 3.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp 36 3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 36 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu 37 3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 39 3.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 42 3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 42 3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 45 3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 46 3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty 53 3.5. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 56 3.5.1. Ưu điểm 56 3.5.2. Nhược điểm 56 CHƢƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT – PHÁP . 58 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp 58 4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty 58 4.2.1. Biện pháp thứ nhất: Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả 58 4.2.2. Biện pháp thứ hai: Xác định nhu cầu vốn cố định 61 4.2.3. Biện pháp thứ ba: Nâng cấp, hoàn thiện website của công ty phục vụ công tác bán hàng trực tiếp trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ - giảm lượng hàng tồn kho 63 4.2.4. Một số biện pháp khác 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 70 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N
  4. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách rất lớn phải vượt qua. Trước bối cảnh đó để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao các nhà quản lý cần trang bị cho mình những kiến thức về quản lý cũng như phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, biết phân tích có hệ thống các nhân tố tác động tích cực và không tích cực đến hoạt động kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng xấu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp em đã nghiên cứu tìm hiểu một số tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty, qua đây cũng phần nào cho thấy bức tranh chung nhất, khái quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp nói riêng trong một vài năm gần đây. Chính vì vậy em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn tốt nghiệp của em gồm 4 chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II: Giới thiệu về công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp. Chương III: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tôn màu Việt – Pháp. Chương IV: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp. Thông qua luận văn tốt nghiệp của mình em tập trung làm rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, đồng thời hy vọng với những phân tích và đánh giá của mình để góp một tiếng nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 1
  5. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty và sự nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh trường đại học dân lập Hải Phòng và đặc biệt dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Điện - giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Do điều kiện, thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và trình độ bản thân còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm 2009 Sinh viên Hoàng Thị Thanh Nga Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 2
  6. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hiệu quả là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động kinh tế xã hội, là chỉ tiêu tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu về lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian. Công thức đánh giá hiệu quả chung: Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Yếu tố đầu vào Công thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho tổng số và cho phần riêng gia tăng. Trong đó kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Các yếu tố đầu vào bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động, con người, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo Yếu tố đầu vào Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 3
  7. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Công thức này phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí ở đầu vào. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nên kinh tế của khu vực, quốc gia nói chung. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất đầu tư vào tài sản cố định, nâng cao mức sống của công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: Bản chất hiệu quả là thể hiện mục tiêu kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Vì vậy khi nói đến hiệu quả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có giới hạn tức là nói đến hiệu quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu. Tóm lại, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất của sự phát triển với chủ trương thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc thực chất chất của chúng ta thực hiện quy trình nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn xã hội trước hết là hiệu quả kinh tế. 1.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh: Theo những nghiên cứu trên thì hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, nói lên hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hoá, giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất mua sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 4
  8. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, không bù đắp được chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp khó đứng vững, tất yếu dẫn tới phá sản. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường. Đối với kinh tế xã hội: Việc doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của xã hội, trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể, nhiều cá thể phát triển vững mạnh cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì doanh nghiệp đó mang lại lợi ích cho xã hội là mang lại việc làm, nâng cao đời sống dân cư, trình độ dân trí được đẩy mạnh, nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì phần thuế đóng vào ngân sách nhà nước tăng giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ quốc tế. Điều này không những tốt với doanh nghiệp mà còn tạo lợi ích cho xã hội. 1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được nâng cao thì quan hệ sản xuất càng được củng cố, lực lượng sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng phản ánh trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 5
  9. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao mới đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định, thu nhập cao, và đời sống vật chật tinh thần cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tác động đến người lao động. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động làm việc hưng phấn hơn, hăng say hơn. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh chi phối rất nhiều đến thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động. 1.1.5. Mục đích của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: - Là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Từ việc phân tích đó để có những biện pháp thích hợp nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu đề ra những phản ánh sản xuất kinh doanh tốt nhất giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận. 1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động, toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Giá trị của kết quả đầu ra Hiệu quả SXKD = Giá trị của các yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng doanh thu thuần, giá trị sản lượng, tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Các yếu tố đầu vào: lao động, chi phí, tài sản hay nguồn vốn Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 6
  10. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lời của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị tính chi phí và yêu cầu chung là cực đại hoá. 1.2.2. C.ác chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 1.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo nguồn vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận so với vốn kinh doanh đã bỏ ra. LNST Tỷ suất LN trên NVKD = Tổng NVKDbq Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có tác dụng khuyến khích việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đồng vốn trong mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Chỉ tiêu này được so sánh giữa phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được và doanh thu tiêu thụ. Lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất LN trên DT = Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2.2.3. Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA): LNST + Lãi vay phải trả Sức sinh lợi của tổng TS = Tổng TSbq Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 7
  11. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 1.2.2.4. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) LNST Sức sinh lợi của VCSH = VCSHbq Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ. 1.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định, thì người ta còn sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố cụ thể. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận đảm nhận 2 chức năng sau: - Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp. - Phân tích hiệu quả của từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm tìm biện pháp tối đa hoá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp, đây là chức năng chủ yếu của chỉ tiêu này. 1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng lao động Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người có tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không. a. Sức sản xuất của lao động: DTT W = LĐ Trong đó: W - sức sản xuất của lao động trong kỳ DTT - Doanh thu thuần đạt được trong kỳ LĐ - Tổng số lao động sử dụng trong kỳ Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 8
  12. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p b. Sức sinh lợi của lao động: LNST Hlđ = LĐ Trong đó: Hlđ - Sức sinh lợi của lao động LNST - Lợi nhuận đạt được trong kỳ LĐ - Tổng số lao động sử dụng trong kỳ Hai chỉ tiêu phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng lao động, người ta chỉ còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lượng thời gian lao động hiện có, giảm lượng lao động dư thừa, nâng cao hiệu suất sử dụng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn: Để có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Nếu thiếu vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngừng trệ hoặc kém hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ thấy được chất lượng quản lý, vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức doanh lợi so với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nhưng để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta phải đi sâu đánh giá từng bộ phận cấu thành vốn, đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này được đánh giá dựa theo các công thức sau: Doanh thu Số vòng quay toàn bộ vốn (SVv) = Vốn kinh doanh bq trong kỳ a. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: DTT Sức sản xuất của TSCĐ = TSCĐ bq Chỉ tiêu này cho thấy sức sản xuất của tài sản cố định, cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 9
  13. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p LNST Sức sinh lợi của TSCĐ = TSCĐ bq Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng lớn. b. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: DTT Sức sản xuất của TSLĐ = TSLĐ bq Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nhất định tài sản lưu động luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Nó có thể được dung để so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ. LNST Sức sinh lợi của TSLĐ = TSLĐ bq Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động bỏ ra sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ càng cao. c. Hiệu quả sử dụng tài sản: DTT Sức sản xuất của tổng tài sản = Tổng TS bq Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng tài sản bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. d. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: DTT Sức sản xuất của vốn CSH = Vốn CSH bq Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn CSH bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 10
  14. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí: Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí. a. Sức sản xuất của chi phí: DTT Sức sản xuất của chi phí = Tổng chi phí bq trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. b. Sức sinh lợi của chi phí: LNST Sức sinh lợi của chi phí = Tổng chi phí bq trong kỳ Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh thường dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính: Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có các hệ số khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các hệ số tài chính không giống nhau. Do đó người ta coi các hệ số tài chinh là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.2.4.1. Các hệ số về khả năng thanh toán: a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: TSLĐ và ĐTNH Khả năng thanh nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn ( ví dụ như thương nghiệp ) trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 11
  15. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p b.Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Tuỳ theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo 2 công thức sau: (TSLĐ và ĐTNH – Hàng tồn kho) Khả năng thanh toán nhanh ( Hn ) = Nợ ngắn hạn (Tiền + Tương đương tiền) Khả năng thanh toán nhanh (tức thời) = Nợ ngắn hạn Hn = 1 là hợp lý nhất vì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa đảm bảo được vòng quay vốn. Hn không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. Hn > 1 => khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. 1.2.4.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính: a. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng TS Tỷ suất này phản ánh trong 1 đồng tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng được đầu tư cho tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. b. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: TSLĐ và ĐTNH Tỷ suất đầu tư vào TSNH = Tổng TS Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 12
  16. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Tỷ suất này phản ánh trong 1 đồng tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng được đầu tư cho tài sản lưu động. c. Tỷ suất tự tài trợ: Vốn CSH Tỷ suất tự tài trợ = Tổng TS Tỷ suất này cho biết trong 1 đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. d.Tỷ suất tài trợ dài hạn: Vốn CSH + Nợ dài hạn Tỷ suất tài trợ dài hạn = Tổng TS Tỷ suất này cho biết trong 1 đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. 1.2.4.3 Các chỉ số về khả năng hoạt động: a. Số vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bq Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt doanh số cao. b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: 360 ngày Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 13
  17. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Bảng 1.1 Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh So sánh Đơn Năm Năm N/(N+1) Chỉ tiêu Công thức xác định vị 2007 2008 Tỷ lệ tính (%) I.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp LNST 1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DTT 2.Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn LNST kinh doanh NVKD bq LNST+ Lãi vay phải 3.Sức sinh lời của tài sản(ROA) trả Tổng TS bq LNST 4.Sức sinh lời của vốn CSH(ROE) NVCSH bq II.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 1.Hiệu quả sử dụng lao động DTT - Sức sản xuất của lao động Tổng số lao động bq LNST - Sức sinh lợi của lao động Tổng số lao động bq 2.Hiệu quả sử dụng tài sản DTT - Sức sản xuất của tài sản Tổng TS bq DTT - Sức sản xuất của TSCĐ TSCĐ bq LNST - Sức sinh lời của TSCĐ TSCĐ bq DTT - Sức sản xuất của TSLĐ TSLĐ bq LNST - Sức sinh lời của TSLĐ TSLĐ bq 3.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu DTT - Sức sản xuất của vốn CSH Vốn CSH bq 4.Hiệu quả sử dụng chi phí DTT - Sức sản xuất của chi phí Tổng chi phí bq Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 14
  18. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p LNST - Sức sinh lợi của chi phí Tổng chi phí bq III.Nhóm chỉ tiêu tài chính 1.Các tỷ số về khả năng thanh toán TSLĐ và ĐTNH - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn TSLĐ+ĐTNH - Hàng - Khả năng thanh toán nhanh tồn kho Nợ ngắn hạn 2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính TSLĐ + ĐTNH - Tỷ suất đầu tư vào TSDH Tổng TS TSCĐ + ĐTDH - Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tổng TS Vốn CSH - Tỷ suất tự tài trợ Tổng TS Vốn CSH + Nợ dài hạn - Tỷ số tài trợ dài hạn Tổng TS 3.Các tỷ số về khả năng hoạt động Giá vốn hàng bán - Số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bq 360 ngày - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho 1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: 1.3.1. Phương pháp so sánh: a.Mục đích, điều kiện áp dụng: - Mục đích: Thông qua so sánh cho phép xác định được sự biến động chung của chỉ tiêu phân tích để từ đó kết hợp với các phương pháp khác xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Điều kiện áp dụng: + Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu so sánh + Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 15
  19. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu : khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo 1 phương pháp thống nhất. + Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị các chỉ tiêu b. Nội dung phương pháp: So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiêu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. * Hai phương pháp so sánh thường gặp: + Phương pháp so sánh tuyệt đối: Phương pháp này cho biết khối lượng, quy mô đạt tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoặc giữa các thời kỳ của doanh nghiệp. Mức tăng giảm tuyêt đối = Trị số của chỉ tiêu _ Trị số của chỉ tiêu của chỉ tiêu kỳ phân tích kỳ gốc Mức tăng giảm tuyệt đối không phản ánh về mặt lượng, thực chất việc tăng giảm không nói lên là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Nó thường được dùng kèm với các phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ. + Phương pháp so sánh tương đối: Phương pháp này cho biết kết cấu, quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu. - Dạng đơn giản: Gi Tỷ lệ so sánh = 100% Go Trong đó: + Gi: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích + Go: trị số chỉ tiêu kỳ gốc Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 16
  20. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Dạng có liên hệ: Gi GI/i Tỷ lệ so sánh = Go GI/o - Dạng kết hợp: GI/i Mức tăng giảm tương đối = GI – Go GI/o Trong đó: + GI/i : Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích. + GI/o: Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ gốc. 1.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn a. Mục đích, điều kiện áp dụng: - Mục đích: cho phép xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Vì vậy việc đề xuất các biện pháp để phát huy điểm mạnh hoặc hạn chế khắc phục điểm yếu là rất cụ thể. - Điều kiện áp dụng: Khi các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ tích số, thương số, hoặc cả tích và thương với chỉ tiêu phân tích b. Nội dung phương pháp: - Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. - Trình tự phương pháp: 5 bước + Bước 1: Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ các chỉ tiêu phân tích, xây dựng công thức. + Bước 2: Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo một trật tự nhất định, nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau, nếu có nhiều nhân tố số lượng thì nhân tố số lượng chủ yếu xếp trước, thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự này trong suốt quá trình phân tích. + Bước 3: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích . Tính trị số chỉ tiêu ở các kì (kì gốc và kì phân tích). Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 17
  21. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p . Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Đối tượng cụ thể = Trị số của chỉ tiêu - Trị số của chỉ tiêu của phân tích ở kỳ phân tích ở kỳ gốc + Bước 4: Tiến hành thay thế và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tiến hành thay thế, nhân tố nào được thay thế sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, nhân tố nào chưa được thay vẫn giữ nguyên giá trị ở kì gốc. Mỗi lần thay chỉ thay một nhân tố và có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính bằng hiệu số của kết quả của lần thay thế nhân tố đó với kết quả của lần thay thế trước đó ( với giá trị của kì gốc nếu là lần thay thế thứ 1). + Bước 5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố phải bằng đúng đối tượng cụ thể của phân tích. 1.3.3. Phương pháp số chênh lệch: a. Mục đích, điều kiện áp dụng: - Mục đích: để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích - Điều kiện áp dụng: Các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ tích số b. Nội dung phương pháp số chênh lệch: đây là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dung số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó. 1.3.4. Phương pháp cân đối: a. Mục đích, điều kiện áp dụng: - Mục đích: để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. - Điều kiện áp dụng: khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng đại số với chỉ tiêu phân tích Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 18
  22. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p b. Nội dung phương pháp: 3 bước - Bước 1: Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích; xây dựng công thức tính chỉ tiêu; xác định đối tượng cụ thể của phân tích. - Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu phân tích chính bằng chênh lệch của bản than nhân tố kì phân tích so với kì gốc. - Bước 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng cụ thể phân tích. 1.3.5. Phương pháp tương quan: Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một hay nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng dưới dạng hệ thực. a. Mục đích, điều kiện áp dụng: - Mục đích: nhằm xác định tính quy luật của các hoạt động, quá trình và kết quả kinh tế từ đó cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý. - Điều kiện áp dụng: phải thiết lập mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng quá trình và kết quả kinh tế thông qua một hàm mục tiêu nào đó cùng với các điều kiện ràng buộc của nó. b. Nội dung phân tích: 3 bước - Bước 1: Xác định hàm mục tiêu dựa vào mối quan hệ vốn có của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế với hàm mục tiêu phân tích đề ra. - Bước 2: Bằng nghiên cứu kiểm sát sự biến động của hàm mục tiêu đó trong các điều kiện ràng buộc của nó nhằm phát hiện ra tính quy luật của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế đó. - Bước 3: Rút ra những thông tin cần thiết để dự đoán dự báo phục vụ công tác quản lý. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 19
  23. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 1.4. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp 1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: 1.4.1.1. Thị trường cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe doạ cho các doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính (có thể hình thành một tập đoàn nắm giữ về giá) có khả năng chi phối khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin phân tích đánh giá chính xác khả năng của đối thủ cạnh tranh này là để tìm ra một chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt, thúc đẩy doanh số bán hàng, chiếm lĩnh thị trường và tăng hiệu quả. 1.4.1.2. Nhân tố tiêu dùng: Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chính là lực lượng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, là lực lượng quyết định đến sự phát triển hay thất bại của doanh nghiệp. Nhưng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức mua chịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mặt hàng sản xuất. Mỗi một sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua và cấu thành sức mua cũng khác nhau, làm cho hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, có hiệu quả, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp thì hiệu quả của doanh nghiệp cũng tăng lên. 1.4.1.3. Nhân tố tài nguyên môi trường: Tài nguyên môi trường cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh rất lớn đối với nền kinh tế. Nếu nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho nguyên giá vật Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 20
  24. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và làm cho hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi tài nguyên môi trường cũng có lúc mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, chi phí an toàn lao động, giá nguyên vật liệu tăng do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm cũng làm cho hiệu quả kém đi. 1.4.1.4. Các chế độ, chính sách của nhà nước: Các quy định của pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những công cụ chính của nhà nước để điều tiết nền kinh tế là các chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng, pháp luật. Đó là hệ thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lãi suất tín dụng quy định mức lãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lợi nhuận giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Các chế độ, chính sách của nhà nước bảo đảm tính bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật. Trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp phải gắn chặt với lợi ích kinh tế xã hội của đất nước. 1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: 1.4.2.1. Lực lượng lao động: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con người mới chính là chủ thể, là nhân tố quyết định sự thành công thất bại của doanh nghiệp. Cũng chính người lao động đã sáng tạo ra công nghệ kĩ thuật và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới và kiểu dáng phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 21
  25. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao đã đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội ngũ được trang bị tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật. Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.2. Bộ máy quản lý: Nhiệm vụ trước tiên của bộ máy quản trị là xây dựng một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Lập các kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện kinh doanh, tổ chức điều động nhân sự hợp lý đồng thời kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. Do đó, sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức của bộ máy quản trị. Doanh nghiệp muốn có bộ máy quản lý tốt, phải có một đội ngũ cán bộ trình độ học vấn cao, không những nắm vững được kiến thức về tổ chứuc quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm bắt được xu hướng biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trường, phải có khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích các tình huống để hoạch định cho mình một bước đi trong tương lai. Hơn nữa, việc lựa chọn bộ máy quản trị phù hợp với từng doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất linh hoạt sẽ giúp cho quá trình sản xuất trôi chảy, có thể kết hợp các nguồn lực đầu vào tối ưu, từ đó nâng cao hiệu quả. 1.4.2.3. Khả năng tài chính: Khả năng tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, có thể áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 22
  26. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p có thể đưa ra những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.4 Trang thiết bị kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do đó làm hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường đáp ứng nhu cầu khách hàng cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Mặt khác, công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất. Sự thay đổi này mang lại những thách thức cũng như những đe doạ đối với các nhà doanh nghiệp, đòi hỏi phải có nguồn chi lớn bỏ ra cho công nghệ mới, phải có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, tư duy tốt, tiếp cận với công nghệ mới. 1.5. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhưng thông tin này không có sẵn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc bất kỳ tài liệu nào của doanh nghiệp. Để có được thông tin này phải qua phân tích các bước sau: - Bước 1: Phân tích chung hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh. - Bước 2: Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp. - Bước 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng. - Bước 4: Nhận xét. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được thực hiện tốt các mối quan hệ sau: Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 23
  27. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hoá. Trong đó phải tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, giảm số lượng hàng hoá tồn kho và bán thành phẩm cùng số lượng tồn dở dang. + Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng giữa tốc độ tăng trưởng kinh doanh và tăng các nguồn chi phí để đạt tới kết quả đó. Trong tốc độ tăng kết quả phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. + Mối quan hệ giữa kết quả lao động và chi phí bỏ ra để duy trì, phát triển sức lao động, phải tăng nhanh tốc độ tăng tiền lương bình quân. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 24
  28. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p CHƢƠNG II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP 2.1. Giới thiệu chung về công ty : Tên DN: Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt-Pháp Tên tiếng Anh: VIFA coating Ioint Stock Company Tên viết tắt : VIFA Lĩnh vực kinh doanh : + Kinh doanh sản xuất tôn mạ, tôn mạ sơn màu và các sản phẩm khác liên quan đến quá trình sản xuất (tôn lợp, xà gồ kim loại, khung nhà thép, các chế phẩm khí công nghiệp). + Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng. + Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách đường thuỷ, đường bộ. Loại hình DN : Công ty cổ phần Sản phẩm chủ yếu : Sản phẩm tôn mạ các loại Tổng vốn : 725.157.491.310 Tổng lao động :231 người Địa bàn : + Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đông Hải, Hải An, Hải Phòng. +Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà SIMCO, 28 Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. +Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 214 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, TP Đà Nẵng. 2.2. Lịch sử phát triển của công ty: Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp (Vifa) là thành viên của tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama. -9/2002 Vifa được đầu tư xây dựng toạ lạc trên khuôn viên 5,3 ha tại khu công nghiệp Đông Hải - Hải An - Hải Phòng, cạnh quốc lộ 5 Hải Phòng đi Hà Nội và đường ra cảng Đình Vũ, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đi các Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 25
  29. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như quốc tế bằng đường bộ và đường thủy . -10/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động.Song song với việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu đồng bộ từ các nước G7 Vifa coi con người là nền tảng, nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vifa có đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề được đào tạo bài bản từ Châu Âu cũng như được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia nước ngoài; đội ngũ bán hàng có kỹ năng chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao. Vifa tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 nhằm đem đến cho khách hàng ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng hoàn hảo và xây dựng niềm tin vững chắc về thương hiệu Tôn Việt - Pháp. Suốt 4 năm qua,Vifa đã không ngừng phát triển và nâng cao uy tín, trở thành một thương hiệu được khách hàng cả nước tin cậy với dòng sản phẩm tôn mạ kẽm, mạ màu, mạ hợp kim chất lượng cao và có khả năng thay thế hàng ngoại nhập. Vifa tự hào đóng góp cho sự phong phú của thị trường tôn mạ nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung 2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 26
  30. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Ban tæng gi¸m ®èc Phßng Phßng Phßng Phßng X•ëng Phßng X•ëng Phßng kü kinh kÕ to¸n tæ c¬ KCS s¶n tµi thuËt doanh vËt t• chøc ®iÖn xuÊt chÝnh c«ng hµnh kÕ to¸n nghÖ chÝnh VP§D VP§D B¶o tr× B¶o Hµ §µ c¬ tr× Ca A Ca B Ca C Néi N½ng ®iÖn Nguồn: www.tonvietphap.vn Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 27
  31. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 2.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban: - Hội đồng quản trị mà người đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT. - Tổng giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước HĐQT , các cổ đông và tập thể người lao động về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn lực của công ty, có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty và các cam kết tài chính, nộp thuế cà các khoản nộp khác theo quy định hiện hành. - Phó tổng giám đốc là người trợ giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực + Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ + Công tác tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng sản phẩm + Đại diện của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 + Công tác đào tạo + Công tác sáng kiến + Công tác xuất nhập khẩu và giao dịch thương mại + Giao dịch tài chính, duyệt thu khi được tổng giám đốc uỷ quyền Dưới tổng giám đốc và phó tổng giám đốc là các phòng ban - Phòng tổ chức – hành chính: là nơi quản lý hồ sơ lưu trữ tài liệu, theo dõi báo cáo tổng giám đốc về chất lượng, số lượng CBCNV, tham mưu cho giám dốc về tuyển dụng hay đề bạt cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách lao động, tiền lương, BHXH - Phòng kĩ thuật công nghệ :lập kế hoạch tiến độ sản xuất, nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật khác. Đồng thời kết hợp với các phòng ban khác trong công tác đào tạo thi nâng bậc, kiểm tra tay nghề và quản lý công tác bảo hộ lao động. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 28
  32. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm,nghiên cứu xu thế của thị trường, đánh giá đúng năng lực của đối thủ cạnh tranh, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng thời kì, tổng hợp và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.Bên cạnh đó xây dựng chính sách bán hàng, dịch vụ sau bán hàng, quảng cáo và xúc tiến thương mại, quản lý và chăm sóc khách hàng, giao nhận hàng hoá đồng thời xử lý khiếu nại ( nếu có). - Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch định kì mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng hợp các chi phí trong sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kết hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch sản xuất, đánh giá thị trường mua cùng dự báo diễn biến thị trường mua và xây dựng giá bán sản phẩm. Tham mưu cho ban giám đốc về phương án sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới. - Phòng tài chính - kế toán: + Lập cáo báo cáo tài chính, xử lý các số liệu về thu chi của doanh nghiệp + Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. + Thu nhập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm cung cấp thong tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. + Tổng hợp số liệu và lập báo cáo kế hoạch theo định kì báo cáo + Thực hiện phân tích thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo, giúp công ty có đường lối phát triển đúng đắn đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý - Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra đánh giá sản phẩm trong quá trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm dựa trên bộ tiêu chuẩn được xây dựng, quy trình kiểm tra chất lượng. Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm và kết hợp cùng với phòng kỹ thuật công nghệ về công tác cải tiến và ứng dụng sản phẩm mới. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 29
  33. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Xưởng sản xuất: + Tổ chức, quản lý, điều hành các ca sản xuất theo kế hoạch công ty giao đảm bảo an toàn - chất lượng - hiệu quả + Quản lý nhân lực theo định biên + Quản lý máy móc, trang thiết bị trên dây chuyền chính + Giám sát quá trình đầu tư, sửa chữa các thiết bị trong phạm vi được giao quản lý + Quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất + Quản lý và thực hiện các quy trình vận hành, quy trình công nghệ trong sản xuất - Xưởng cơ điện + Tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong việc thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa các thiết bị trong công ty + Quản lý điều hành, vận hành các thiết bị, cung cấp các nguyên vật liệu phụ trong sản xuất như khí Hydro, khí Nitơ, Gas LPG Nhận xét: Có thể nói mô hình quản lý của công ty rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Tất cả các phòng ban trực thuộc công ty đều thuộc sự điều hành của tổng giám đốc nên hoạt động kinh doanh của công ty đều thống nhất và đồng bộ. Các yêu cầu, đòi hỏi đều được thực hiện một cách kịp thời, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế này cho thấy mỗi phòng ban, đơn vị thấy rõ quyền hạn của mình nên có trách nhiệm hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch. Đây là một yếu tố thuận lợi và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công ty trên con đường hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới. 2.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.4.1. Chức năng: - Hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 30
  34. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Sản xuất các loại tôn mạ kẽm, tôn mạ kẽm sơn màu, tôn mạ hợp kim nhôm - kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm - kẽm sơn màu - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: + Xuất khẩu: các loại tôn mạ kẽm, tôn mạ kẽm sơn màu, tôn mạ hợp kim nhôm - kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm - kẽm sơn màu +Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu (kẽm, sơn, phôi thép ), máy móc thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất kinh doanh. 2.4.2. Nhiệm vụ: - Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngành thép là vật tư chiến lược chịu sự tác động của cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước nên phải tuân thủ: + Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị với tổng công ty thép và bộ công thương giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới thiết bị, tự bù đắp chi phí sản xuất, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước. Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ - Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 31
  35. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 2.5. Phân tích hoạt động chung của công ty: Bảng 2.1 Bảng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận qua 2 năm 2007, 2008 ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu thuần 458.794.741 562.365.987 2.Lợi nhuận sau thuế 2.063.772 5.365.960 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu của công ty qua 2 năm 2007 và 2008 Nghìn đồng 600000000 500000000 400000000 300000000 Doanh thu 200000000 100000000 0 Năm 2007 Năm 2008 Hình 2.3 Biểu đồ lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2007 và 2008 Nghìn đồng 6000000 5000000 4000000 3000000 Lợi nhuận 2000000 1000000 0 Năm 2007 Năm 2008 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 32
  36. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Như vậy, cả doanh thu và lợi nhuận năm 2008 đều có sự tăng trưởng so với năm 2007. Sức tăng của lợi nhuận lớn hơn sức tăng của doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí gia tăng được lợi nhuận. Công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 33
  37. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p CHƢƠNG III PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1 Phân tích chung hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 3.1 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐVT: đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu bán hàng và 459.974.130.469 562.365.987.412 102.391.856.943 122,26 cung cấp dịch vụ 2.Doanh thu thuần về bán 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 hàng và cung cấp dịch vụ 3.Giá vốn hàng bán 421.256.956.465 516.930.592.827 95.673.636.362 122,71 4.Lợi nhuận thuần về bán 37.537.785.192 45.435.394.585 7.897.609.393 121,04 hàng và cung cấp dịch vụ 5.Doanh thu doạt động tài 132.367.464 293.497.212 161.129.748 221,73 chính 6.Chi phí tài chính 26.009.389.114 26.602.306.598 592.917.484 102,28 - Trong đó: chi phí lãi vay 23.417.508.414 20.110.157.915 -3.307.350.499 85,88 7.Chi phí bán hàng 5.821.887.467 5.511.454.184 -310.433.284 94,67 8.Chi phí quản lý doanh 3.077.082.781 6.191.333.863 3.114.251.082 201,21 nghiệp 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt 2.761.793.294 7.423.797.153 4.662.003.859 268,80 động kinh doanh 10.Thu nhập khác 186.264.265 93.390.693 -92.873.572 50,14 11.Chi phí khác 81.707.034 64.465.308 -17.241.726 78,90 12.Lợi nhuận khác 104.557.231 28.925.385 -75.631.846 27,66 13.Tổng lợi nhuận kế toán 2.866.350.525 7.452.722.538 4.586.372.013 260,01 trước thuế 14.Chi phí thuế TNDN 802.578.147 2.086.762.311 1.284.184.164 260,01 hiện hành 15.Lợi nhuận sau thuế 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 TNDN Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 34
  38. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 3.1.1. Tổng doanh thu: Năm 2008 tổng doanh thu của công ty tăng 102.391.856.943 đồng, đạt mức tăng trưởng tương đối là 22,26% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng doanh thu là do số lượng hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng. Việc đánh giá sự thay đổi của tổng doanh thu sẽ chính xác hơn sau khi xem xét sự biến đổi của các loại chi phí mà công ty phải bỏ ra. 3.1.2. Chi phí: Các loại chi phí của công ty có thể được chia thành hai loại chính là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá mà công ty công ty tiêu thụ được, chi phí cố định là các khoản chi phí gần như không thay đổi (ít thay đổi và có tốc độ thay đổi chậm hơn tốc độ tăng sản lượng). Tổng chi phí năm 2008 là 555.300.152.780 đồng đã tăng thêm 99.053.129.919 đồng tương ứng 21,71% so với tổng chi phí năm 2007 là 456.247.022.861 đồng. Tổng chi phí tăng xấp xỉ với mức tăng trưởng của doanh thu, điều này cho thấy việc cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất là rất cần thiết. Trong các chi phí của công ty ta nhận thấy chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng với số lượng lớn nhất, vấn đề đặt ra với công ty là phải có biện pháp để giảm chi phí này. Một số lý do làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là : bộ máy quản lý chưa gọn nhẹ, bố trí lao động chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Ta thấy rằng trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay một doanh nghiệp có sản lượng và doanh thu đều tăng là một điều rất tốt. Những yếu tố tích cực trên công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. 3.1.3. Lợi nhuận: Năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty là 5.365.960.227 đồng tăng 3.302.187.849đồng tương ứng 160,01% so với lợi nhuận sau thuế của năm 2007 là 2.063.772.378 đồng. Như vậy sản lượng tiêu thụ tăng, lợi nhuận tăng là điều kiện thuận lợi để công ty có những bước tiến vững chắc cho những chiến lược kinh doanh lâu dài. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 35
  39. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 3.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp: 3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Bảng 3.2 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu thuần Đồng 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 2.Lợi nhuận sau Đồng 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 thuế 3.Lãi vay phải trả 23.417.508.414 20.110.157.915 -3.307.350.499 85,88 4.Tổng tài sản bình Đồng 612.108.283.834 697.263.181.747 85.154.897.913 113,91 quân 5.Sức sản xuất của Lần 0,7495 0,8065 0,057 107,6 tổng TS (1/4) 6.Sức sinh lợi của Lần 0,0416 0,0365 -0,0051 87,77 tổng TS((2+3)/4) Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2007 là 0,7495 có nghĩa 1 đồng tài sản mang vào sản xuất kinh doanh làm ra 0,7495 đồng doanh thu. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2008 là 0,8065 nghĩa 1 đồng tài sản mang vào sản xuất kinh doanh làm ra 0,8065 đồng doanh thu. Sức sinh lợi của tài sản năm 2007 là 0,0034 có nghĩa là 1đồng tài sản tạo ra 0,0034 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của tài sản năm 2008 là 0,0077 có nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra 0,0077 đồng lợi nhuận. * Các nhân tố ảnh hưởng: - Sức sản xuất của tài sản năm 2008 tăng 0,261 lần tương ứng 39,63% so với năm 2007 do các nhân tố sau: + Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của tài sản tăng một lượng là DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 TTS 2007 TTS 2007 612.108.283.834 612.108.283.834 = 0,1692 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 36
  40. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Tổng tài sản tăng nên sức sản xuất của tài sản giảm đi một lượng là: DTT 2008 _ DTT 2008 = 562.365.987.412 _ 562.365.987.412 TTS 2008 TTS 2007 697.263.181.747 612.108.283.834 = - 0,1122 => Tổng hợp 2 nhân tố trên: 0,1692 – 0,1122 = 0,057 - Sức sinh lợi của tài sản năm 2008 tăng 0,0043 so với năm 2007 do các nhân tố sau: + Tổng lợi nhuận tăng do đó sức sinh lợi của tài sản tăng một lượng là: LNST 2008 _ LNST 2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 TTS 2007 TTS 2007 612.108.283.834 612.108.283.834 = 0,0278 + Tổng tài sản tăng làm cho sức sinh lợi của tài sản giảm : LNST 2008 _ LNST 2008 = 5.365.960.227 _ 5.365.960.227 TTS 2008 TTS 2007 697.263.181.747 612.108.283.834 = - 0,0329 => Tổng hợp 2 nhân tố trên : 0,0278 – 0,0329 = -0,0051 3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 3.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu thuần Đồng 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 2.Lợi nhuận sau Đồng 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 thuế 3.Nguồn vốn CSH Đồng 107.895.514.460 141.277.794.178 33.382.279.718 130,94 bình quân 4.Sức sản xuất của Lần 4,2522 3,9806 -0,2716 93,61 vốn CSH(1/3) 5.Sức sinh lời của Lần 0,0191 0,038 0,0189 198,57 vốn CSH(2/3) Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 37
  41. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Ta thấy năm 2008 vốn chủ sở hữu của công ty tăng so với năm 2007 là 33.382.279.718 đồng tương ứng 30,94%. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2007 là 4,2522 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu của năm 2007 làm ra 4,2522 đồng đồng doanh thu. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2008 là 3,9806 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu của năm 2008 làm ra 3,9806 đồng doanh thu. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu của năm 2007 là 0,0191 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2007 tạo ra 0,0191 đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2008 là 0,0380 nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2008 tạo ra 0,0380 đồng lợi nhuận sau thuế. * Các nhân tố ảnh hưởng: - Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu của năm 2008 giảm 0,2716 so với năm 2007. Các nguyên nhân dẫn đến kết quả này là: + Do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng, dẫn đến sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu giảm một lượng: DTT 2007 _ DTT 2007 = 458.794.741.657 _ 458.794.741.657 VCSH 2008 VCSH 2007 141.277.794.178 107.895.514.460 = -1,0047 + Do doanh thu tăng dẫn đến sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu tăng một lượng là: DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 VCSH 2008 VCSH 2008 141.277.794.178 141.277.794.178 = 0,7331 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: (-1,0047) + 0,7331 = -0,2716 - Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 0,0189 so với năm 2007 là do các nguyên nhân sau: + Lợi nhuận tăng dẫn đến sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu tăng một lượng là: LNST 2008 – LNST 2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 VCSH 2008 VCSH 2008 141.277.794.178 141.277.794.178 = 0,0234 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 38
  42. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dẫn đến sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi một lượng là: LNST 2007 _ LNST 2007 = 2.063.772.378 _ 2.063.772.378 VCSH 2008 VCSH 2007 141.277.794.178 107.895.514.460 = - 0,0045 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,0234 + (- 0,0045) = 0,0189 3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí đã tiêu hao trong kỳ để tạo ra được những kết quả trực tiếp hữu ích có lợi cho doanh nghiệp. Sự biến động chi phí kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 3.4 Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chi phí của công ty ĐVT : đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) Tổng chi phí 456.247.022.861 555.300.152.780 99.053.129.919 121,71 Trong đó Giá vốn hàng bán 421.256.956.465 516.930.592.827 95.673.636.362 122,71 Chi phí tài chính 26.009.389.114 26.602.306.598 592.917.484 102,28 Chi phí bán hàng 5.821.887.467 5.511.454.184 -310.433.284 94,67 Chi phí quản lý doanh 3.077.082.781 6.191.333.863 3.114.251.082 201,21 nghiệp Chi phí khác 81.707.034 64.465.308 -17.241.726 78,9 Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp không chỉ mở rộng thêm sản xuất, đầu tư vào khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng hàng hoá Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 39
  43. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p mà còn phải hạn chế tới mức thấp nhất những chi phí của doanh nghiệp trong những điều kiện có thể. Những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm rất nhiều loại khác nhau, để thuận tiện cho quá trình phân tích ta có thể chia chi phí của doanh nghiệp ra thành các nhóm chính sau: - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí khác Để thấy rõ tốc độ tăng giảm của chi phí tại công ty có ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả sản xuất kinh doanh ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng số liệu tổng hợp sau. Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu Đồng 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 thuần 2.Tổng chi phí Đồng 456.247.022.861 555.300.152.780 99.053.129.919 121,71 3.Lợi nhuận sau Đồng 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 thuế 4.Sức sản xuất Lần 1,0056 1,0127 0,0071 100,71 của chi phí (1/2) 5.Sức sinh lợi của Lần 0,0045 0,0097 0,0052 213,63 chi phí (3/2) Năm 2008 công ty đã sử dụng chi phí hiệu quả hơn so với năm 2007, điều này thể hiện rõ qua sự biến động của 2 chỉ tiêu chính được thể hiện ở hiệu quả sử dụng chi phí. Đó là tỷ suất doanh thu của chi phí ( sức sản xuất của chi phí ) và tỷ suất lợi nhuận của chi phí ( sức sinh lợi của chi phí ). Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 40
  44. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p * Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí: Năm 2007, sức sản xuất của chi phí là 1,0056 nghĩa là 1 đồng chi phí mà công ty bỏ ra thì thu được 1,0056 đồng doanh thu. Năm 2008 chỉ tiêu này là 1,0127, nghĩa là 1 đồng chi phí mà công ty bỏ ra thì thu được 1,0127 đồng doanh thu. Như vậy,năm 2008, 1 đồng chi phí công ty bỏ ra đã thu về thêm 0,0071 đồng doanh thu so với năm 2007. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Doanh thu thuần tăng làm cho sức sản xuất của chi phí tăng: DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 TCP 2007 TCP 2007 456.247.022.861 456.247.022.861 = 0,227 + Tổng chi phí tăng dẫn đến sức sản xuất của chi phí giảm là: DTT 2008 _ DTT 2008 = 562.365.987.412 _ 562.365.987.412 TCP 2008 TCP 2007 555.300.152.780 456.794.741.657 = -0,2199 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,227 + ( - 0,2199) = 0,0071 * Chỉ tiêu sức sinh lợi của chi phí: Năm 2007 , chỉ tiêu sinh lợi của chi phí là 0,0045 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu được 0,0045 đồng lợi nhuận. Năm 2008, chỉ tiêu sinh lợi của chi phí là 0,0097 nghĩa là cứ 1 đồng mà doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu đuợc 0,0097 đồng lợi nhuận. Như vậy, 1 đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở năm 2008 đã thu về thêm 0,0051 đồng lợi nhuận so với năm 2007. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của chi phí tăng: LNST 2008 _ LNST 2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 TCP 2007 TCP 2007 456.247.022.861 456.247.022.861 = 0,0073 + Tổng chi phí tăng dẫn đến sức sinh lợi của chi phí giảm: LNST 2008 – LNST 2008 = 5.365.960.227 _ 5.365.960.227 TCP 2008 TCP 2007 555.300.152.780 456.247.022.861 = - 0,0021 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,0073 + ( - 0,0021) = 0,0052 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 41
  45. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 3.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận: 3.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp là công ty con của tổng công ty lắp máy Lilama. Do tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty nên số lượng lao động công ty không nhiều. Đội ngũ cán bộ lao động này đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và nhiệm vụ của tổng công ty giao phó. Bảng 3.6 Bảng cơ cấu lao động của công ty ĐVT: người Năm 2007 Năm 2008 So sánh STT Các chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tăng Tỷ lệ lƣợng (%) lƣợng (%) giảm (%) 1 Theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 142 62,56 145 62,77 3 102,11 Lao động gián tiếp 85 37,44 86 37,23 1 101,18 Tổng số 227 100 231 100 4 101,76 2 Theo trình độ Đại học 61 26,87 64 27,71 3 104,92 Cao đẳng và trung cấp 21 9,25 22 9,52 1 104,76 Công nhân 145 63,88 145 62,77 0 100 Tổng số 227 100 231 100 4 101,76 3 Theo giới tính Lao động nữ 39 17,18 42 18,18 3 107,69 Lao động nam 188 82,82 189 81,82 1 100,53 Tổng số 227 100 231 100 4 101,76 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Lao động năm 2008 đã tăng 4 người tương ứng 1,76% trong đó lao động trực tiếp tăng 3 người, lao động gián tiếp tăng 1 người. Để phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta sử dụng nhóm các chỉ tiêu sau: Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 42
  46. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Năng suất lao động - sức sản xuất của người lao động: phản ánh trong một kỳ kinh doanh ( 1năm) bình quân mỗi lao động của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - Sức sinh lợi của 1 người lao động: phản ánh trong 1 năm mỗi người lao động mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Sức sản xuất của chi phí tiền lương: phản ánh công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu khi phải bỏ ra 1 đồng lương trả cho người lao động. - Sức sinh lợi của chi phí tiền lương: phản ánh 1 đồng chi phí tiền lương mà công ty trả cho người lao động sẽ gián tiếp mang về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 3.7 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty ĐVT: đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu thuần 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 2.Lợi nhuận sau thuế 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 3.Tổng số lao động (người) 227 231 4 101,76 4.Sức sản xuất của lao 2.021.122.210 2.434.484.794 413.362.584 120,45 động 5.Sức sinh lợi của lao động 9.091.508 23.229.265 14.137.757 255,51 * Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của người lao động: Sức sản xuất của lao động (năng suất lao động) năm 2008 tăng 413.362.584 đồng so với năm 2007 do các nhân tố sau: - Lao động bình quân tăng làm cho sức sản xuất của lao động giảm: DTT 2008 _ DTT 2008 = 562.365.987.412 _ 562.365.987.412 LĐ 2008 LĐ 2007 231 227 = -42.898.410 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 43
  47. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của lao động tăng: DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 LĐ 2007 LĐ 2007 227 227 = 456.260.995 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: ( -42.898.410) + 456.260.995 = 413.362.584 * Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh lợi của người lao động: Sức sinh lợi của người lao động năm 2008 tăng 14.137.757 đồng so với năm 2007 do các nhân tố sau: - Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi tăng như sau: LNST 2008 _ LNST 2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 LĐ 2007 LĐ 2007 227 227 = 14.547.083 - Lao động tăng làm cho sức sinh lợi giảm như sau: LNST 2008 _ LNST 2008 = 5.365.960.227 _ 5.365.960.227 LĐ 2008 LĐ 2007 231 227 = - 409.32 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 14.547.083 + ( - 409.326) = 14.137.757 Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả của việc tăng số lượng lao động trong năm 2008 ta sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ: so sánh sự biến động lao động của công ty giữa hai năm 2007 và 2008 trong mối liên hệ với chỉ tiêu tổng doanh thu của công ty. Công thức so sánh tương đối như sau: S = S 2008 – S 2007 DT 2008 DT 2007 = 231 – 227 562.365.987.412 458.794.741.657 = - 47 Năm 2007 để đạt được mức tổng doanh thu là 458.794.741.657 đồng thì công ty cần 227 lao động. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 44
  48. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Với cùng điều kiện như năm 2007 để đạt được tổng doanh thu 562.365.987.412 đồng thì công ty cần một lượng lao động là: S 2008 cần = 227 562.365.987.412 458.794.741.657 = 278 lao động Tuy nhiên trên thực tế công ty chỉ cần 231 lao động, như vậy đã tiết kiệm được 47 lao động. Xét về phương diện đem lại doanh thu năm 2008 công ty đã sử dụng lao động hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2007. 3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Bảng 3.8 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu thuần Đồng 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 2.Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 3.TSCĐ bình quân Đồng 421.256.956.465 544.800.391.895 123.543.435.430 129,33 4.Sức sản xuất của Lần 1,0891 1,0322 -0,0569 94,78 TSCĐ (1/3) 5.Tỷ suất sinh lợi Lần 0,0049 0,0098 0,0049 200 TSCĐ (2/3) Năm 2008 tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 123.543.435.430 đồng tương ứng 29,33% so với năm 2007. * Chỉ tiêu sức sản xuất tài sản cố định: Năm 2007, sức sản xuất của TSCĐ là 1,0891 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định đem lại 1,0891 đồng doanh thu. Năm 2008, sức sản xuất của TSCĐ là 1,0322 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định đem lại 1,0322 đồng doanh thu. Như vậy, sức sản xuất của TSCĐ ở năm 2008 đã giảm 0,0569 so với năm 2007. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 45
  49. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p - Các nhân tố ảnh hưởng: + Doanh thu thuần tăng dẫn đến sức sản xuất tài sản cố định tăng: DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 TSCĐ 2007 TSCĐ 2007 421.256.956.465 421.256.965.465 = 0,2459 + Tài sản cố định tăng dẫn đến sức sản xuất tài sản cố định giảm: DTT 2008 _ DTT 2008 = 562.365.987.412 _ 562.365.987.412 TSCĐ 2008 TSCĐ 2007 544.800.391.895 421.256.956.465 = -0,3027 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,2459 + (-0,3027) = -0,0569 * Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định: Năm 2007, sức sinh lợi của tài sản cố định là 0,0049 có nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng tài sản cố định sẽ thu về 0,0049 đồng lợi nhuận. Năm 2008, sức sinh lợi của tài sản cố định là 0,0098 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định được đầu tư thì thu về 0,0098 đồng lợi nhuận. Như vậy ở năm 2008 chỉ tiêu này đã tăng thêm 0,0049 so với năm 2007. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Lợi nhuận tăng dẫn đến sức sinh lợi của tài sản cố định tăng: LNST 2008 _ LNST2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 TSCĐ 2007 TSCĐ 2007 421.256.956.465 421.256.956.465 = 0,0078 + Tài sản cố định tăng dẫn đến sức sinh lợi của tài sản cố định giảm: LNST 2008 _ LNST 2008 = 5.365.960.227 _ 5.365.960.227 TSCĐ 2008 TSCĐ 2007 544.800.391.895 421.256.956.465 = - 0,0029 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có : 0,0078 + (-0,0029) = 0,0049 3.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau đảm bảo cho quá Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 46
  50. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ta sẽ tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính phản ánh sự vận động của tài sản lưu động của công ty đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự biến động đó nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong thời gian tới. Bảng 3.8 Cơ cấu tài sản lưu động của công ty ĐVT: đồng Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tỷ Tỷ Loại tài sản Tỷ lệ Giá trị (đ) trọng Giá trị (đ) trọng Chênh lệch (%) (%) (%) 1.Tiền 6.137.850.089 4,93 4.268.295.731 2,41 -1.869.554.358 69,54 2.Các khoản 38.114.694.068 30,6 14.158.584.936 8 -23.956.109.132 37,15 phải thu 3.Hàng tồn 76.669.614.120 61,6 137.732.109.965 77,79 61.062.495.845 179,64 kho 4.Tài sản ngắn hạn 3.550.162.775 2,85 20.890.768.592 11,8 17.340.605.817 588,45 khác 5.Tổng cộng tài sản lưu 124.472.321.052 100 177.049.759.224 100 52.577.438.172 142,24 động Trong tổng tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho. Năm 2007 hàng tồn kho là 76.669.614.120 đồng chiếm 61,60% trên tổng tài sản lưu động. Năm 2008 hàng tồn kho là 137.732.109.965 đồng chiếm 77,79% tổng tài sản lưu động. Như vậy, hàng tồn kho của công ty ở năm 2008 đã tăng 61.062.495.845 đồng tăng 79,64% so với năm 2007. Hàng tồn kho có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưu động. Hàng tồn kho lớn sẽ làm giảm sức sản xuất của tài sản lưu động và cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa tốt. Hàng tồn kho có giá trị cao do một số nguyên nhân sau: Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 47
  51. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p -Nguyên nhân thứ nhất: Công ty thường xuyên phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu lớn trong kho để phục vụ sản xuất. Tại công ty nguyên vật liệu chính là thép cuộn. Việc dự trữ nguyên vật liệu là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục và đạt hiệu quả. -Nguyên nhân thứ hai: Công ty tồn kho một lượng hàng hoá chưa tiêu thụ hết Bên cạnh hàng tồn kho có tỷ trọng lớn thì các khoản phải thu cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm. Năm 2007, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 30,62% tài sản lưu động của công ty. Tuy nhiên sang năm 2008 thì công ty đã có biện pháp đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn khiến tỷ trọng các khoản phải thu chỉ còn 8%. Ta thấy cơ cấu tài sản lưu động năm 2008 nhìn chung đã biến động đáng kể so với năm 2007. Trong năm qua tình hình giá cả thép ( nguyên vật liệu chính ) biến động ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tôn, khiến cho tỷ trọng hàng tồn kho tăng đột biến trong năm 2008 chiếm tới 77,79%. Để đánh giá tình hình sử dụng tài sản lưu động trong năm 2008 ta đi tính toán và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. - Vòng quay tài sản lưu động: đây là chỉ tiêu thể hiện trong một chu kì kinh doanh thường là 1 năm. - Sức sản xuất của tài sản lưu động: chỉ tiêu này thể hiện lượng tài sản lưu động của công ty quay được bao nhiêu lần Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 48
  52. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Bảng 3.9 Bảng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ Chênh lệch (%) 1.Doanh thu thuần Đồng 458.794.741.657 562.365.987.412 103.571.245.755 122,57 2.Lợi nhuận sau Đồng 2.063.772.378 5.365.960.227 3.302.187.849 260,01 thuế 3.Tài sản lưu động Đồng 87.521.904.173 150.761.040.138 63.239.135.965 172,26 bình quân 4.Sức sản xuất của Lần 5,2421 3,7302 -1,5119 71,16 TSLĐ 5.Thời gian 1 vòng Ngày 69 97 28 140,53 luân chuyển TSLĐ 6.Mức đảm nhận Lần 0,1908 0,2681 0,0773 140,53 TSLĐ 7.Sức sinh lời của Lần 0,0236 0,0356 0,012 150,94 TSLĐ * Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản lưu động: Năm 2007, sức sản xuất của tài sản lưu động là 5,2421 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại 5,2421 đồng doanh thu. Năm 2008, sức sản xuất của tài sản lưu động là 3,7302 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại 3,7302 đồng doanh thu. Như vậy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2008 đã giảm 1,5119 so với năm 2008. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Doanh thu tăng dẫn đến sức sản xuất của tài lưu động tăng: DTT 2008 _ DTT 2007 = 562.365.987.412 _ 458.794.741.657 TSLĐ 2007 TSLĐ 2007 87.521.904.173 87.521.904.173 = 1,1834 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 49
  53. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Tài sản lưu động bình quân tăng dẫn đến sức sản xuất tài sản lưu động giảm: DTT 2008 _ DTT 2008 = 562.365.987.412 _ 562.365.987.412 TSLĐ 2008 TSLĐ 2007 150.761.040.138 87.521.904.173 = -2,6953 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 1,1834 + ( -2,6953) = -1,5119 * Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động: Năm 2007, sức sinh lợi của tài sản lưu động là 0,0236 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất thì thu về 0,0236 đồng lợi nhuận. Năm 2008, sức sinh lợi của tài sản lưu động là 0,0356 hay cứ 1 đồng tài sản lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất thì thu về 0,0356 đồng lợi nhuận. Như vậy, sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2008 đã tăng thêm 0,012 so với năm 2007. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng: LNST 2008 _ LNST 2007 = 5.365.960.227 _ 2.063.772.378 TSLĐ 2007 TSLĐ 2007 87.521.904.173 87.521.904.173 = 0,0377 + Tài sản lưu động tăng dẫn đến sức sinh lời của tài sản lưu động giảm: LNST 2008 _ LNST 2008 = 5.365.960.227 _ 5.365.960.227 TSLĐ 2008 TSLĐ 2007 150.761.040.138 87.521.904.173 = -0,0257 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,0377 + (-0,0257) = 0,012 * Chỉ tiêu hệ số đảm nhận tài sản lưu động( suất hao phí): Năm 2007 hệ số đảm nhận tài sản lưu động là 0,1908 nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 0,1908 đồng tài sản lưu động. Tương tự, hệ số đảm nhận tài sản lưu động năm 2008 là 0,0268 nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 0,0268 đồng tài sản lưu động. Như vậy năm 2008 đã hao phí thêm 0,0773 đồng tài sản lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu so với năm 2007. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Tài sản lưu động tăng dẫn đến hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động tăng: Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 50
  54. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p TSLĐ 2008 _ TSLĐ 2007 = 150.761.040.138 _ 87.521.904.173 DTT 2007 DTT 2007 458.794.741.657 458.794.741.657 = 0,1378 + Doanh thu tăng dẫn đến hệ số đảm nhiệm giảm: TSLĐ 2008 _ TSLĐ 2008 = 150.761.040.138 _ 150.761.040.138 DTT 2008 DTT 2007 562.365.987.412 458.794.741.657 = - 0,0605 => Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,1378 + ( - 0,0605) = 0,0773 Nhận xét: * Khoản phải thu: Năm 2007: DTT 2007 = 458.794.741.657 = 12,0372 KPT 2007 38.114.694.068 Năm 2008 : DTT 2008 = 562.365.987.412 = 39,7191 KPT 2008 14.158.584.936 Hiệu quả sử dụng các khoản phải thu năm 2008 cao hơn vượt bậc so với năm 2007, do các khoản phải thu năm 2008 đã giảm mạnh. * Thời gian thu tiền bán hàng: Năm 2007: Các khoản phải thu 360 Thời gian thu tiền bán hàng = Doanh thu thuần = 38.114.694.068 360 458.794.741.657 = 29,91 ngày Năm 2008: Các khoản phải thu 360 Thời gian thu tiền bán hàng = Doanh thu thuần = 14.158.584.936 360 562.365.987.412 = 9,06 ngày Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 51
  55. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Thời gian thu tiền bán hàng năm 2008 đã giảm rất nhiều so với năm 2007 * Hàng tồn kho: Năm 2007: DTT 2007 = 458.794.741.657 = 5,98 HTK 2007 76.669.614.120 Năm 2008: DTT 2008 = 562.365.987.412 = 4,08 HTK 2008 14.158.584.936 Hàng tồn kho năm 2008 đã tăng mạnh so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng rất cao trong tài sản lưu động vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp giảm lượng hàng tồn kho. * Nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của công ty: Năm 2008 công ty sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả, tuy sức sinh lời của tài sản cố định tăng 100% và sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng 50,94% nhưng sức sản xuất của tài sản cố định và tài sản lưu động đều giảm so với năm 2007. Bên cạnh đó, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu giảm 6,39% so với năm 2007. Tuy sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2008 đã tăng so với năm 2007 nhưng hệ số này còn thấp (=3,8%) nhỏ hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Công ty cần có những biện pháp để tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 52
  56. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p 3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty: Bảng 3.10 Bảng các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT Công thức 2007 2008 1.Các hệ số về khả năng thanh toán TSLĐ và ĐTNH Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,3665 0,3706 Nợ ngắn hạn TSLĐ+ĐTNH - Hàng Khả năng thanh toán nhanh Lần tồn kho 0,0454 0,032 Nợ ngắn hạn 2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính TSLĐ + ĐTNH Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ % 13,08 20,79 Tổng TS TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ % 81,4 75,58 Tổng TS Vốn CSH Tỷ suất tự tài trợ % 20,71 19,85 Tổng TS Vốn CSH + Nợ dài hạn Tỷ số tài trợ dài hạn % 64,32 43,9 Tổng TS 3.Các tỷ số về khả năng hoạt động Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,6904 4,8221 Hàng tồn kho bq 360 ngày Số ngày một vòng quay hàng tồn Ngày 46,8116 74,6563 kho Số vòng quay hàng tồn kho - Khả năng thanh toán: + Tuy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2008 đã được cải thiện so với năm 2007 tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty vẫn rất thấp (< 1), công ty còn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Khả năng thanh toán nhanh cả hai năm 2007 và 2008 đều << 1 nên công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn - Cơ cấu tài chính: + Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động và tỷ số cơ cấu tài sản cố định cho ta biết tỷ lệ của tài sản lưu động và tài sản cố định có trong tổng tài sản của công ty. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 53
  57. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p + Tỷ số cơ cấu TSLĐ năm 2008 cao hơn so với năm 2007 còn tỷ số cơ cấu TSCĐ lại giảm. Mặt khác doanh thu năm 2008 cao hơn năm 2007 điều này chứng tỏ công ty sử dụng TSLĐ trong năm 2008 kém hiệu quả hơn so với năm 2007. + Tỷ số tài trợ dài hạn: Tỷ số này = 0,5 thì tình hình kinh tế là vững chắc nhất. Nếu tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro càng nhỏ. Năm 2007, tỷ số tài trợ dài hạn là 0,6432 nên tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2008 tỷ số tài trợ dài hạn của công ty chỉ còn 0,4390 nên tình hình tài chính của công ty còn gặp nhiều khó khăn. - Khả năng hoạt động: + Năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho ( 4,8221) đã giảm mạnh so với năm 2007 ( 7,6904). Như vậy lượng hàng tồn kho năm 2008 đã tăng mạnh so với năm 2007 khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. + Năm 2008 số ngày một vòng quay hàng tồn kho ( 74,6563) đã tăng mạnh so với năm 2007 ( 48,8116). Thời gian cho một vòng quay hàng tồn kho tăng, khả năng luân chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 54
  58. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Bảng 3.11 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của công ty So sánh N/(N+1) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ (%) +Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp 1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,45 0,95 212.12 2.Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn % 0,34 0,77 228,25 kinh doanh 3.Sức sinh lời của tài sản(ROA) Lần 0,0459 0,0381 83,01 4.Sức sinh lời của vốn CSH(ROE) Lần 0,0267 0,0387 144,94 +Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 1.Hiệu quả sử dụng lao động Sức sản xuất của lao động Đồng 2.021.122.210 2.434.484.794 120,45 Sức sinh lợi của lao động Đồng 9.091.508 23.229.265 255,51 2.Hiệu quả sử dụng tài sản Sức sản xuất của tài sản Lần 0,7495 0,8065 107,61 Sức sản xuất của TSCĐ Lần 1,0891 1,0322 94,78 Sức sinh lời của TSCĐ Lần 0,0049 0,0098 200 Sức sản xuất của TSLĐ Lần 5,2421 3,7302 71,16 Sức sinh lời của TSLĐ Lần 0,0236 0,0356 150,85 3.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Sức sản xuất của vốn CSH Lần 4,2522 3,9806 93,61 4.Hiệu quả sử dụng chi phí 0,0191 0,038 198,95 Sức sản xuất của chi phí Lần 1,0056 1,0127 100,71 Sức sinh lợi của chi phí Lần 0,0045 0,0097 215,56 +Nhóm chỉ tiêu tài chính 1.Các tỷ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,3665 0,3706 101,12 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 55
  59. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,0454 0,032 70,48 2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ % 0,1308 0.2097 160,32 Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ % 0,814 0,7558 92,85 Tỷ suất tự tài trợ % 0,2071 0,1985 95,85 Tỷ số tài trợ dài hạn % 0,6432 0,439 68,25 3.Các tỷ số về khả năng hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,6904 4,8221 62,70 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Ngày 46,8116 74,6563 159,48 3.5 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: 3.5.1. Ưu điểm: - Như vậy qua 2 năm 2007 và 2008 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp đã có những kết quả đáng kể. Trên các mặt đều có bước tăng trưởng, sản lượng hàng hoá tăng, doanh thu tăng, đặc biệt lợi nhuận năm 2008 tăng 160% so với năm 2007. Thu nhập của người lao động tăng, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Có được kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau: + Hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước Châu Âu cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường. + Công ty với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo ra sức mạnh to lớn trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn hiện nay. 3.5.2. Nhược điểm: - Trong năm qua, công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành tôn thép nói chung đã chịu sức ép lớn từ thị trường thép biến động, khiến tỷ trọng hàng tồn kho tăng mạnh so với năm 2007 và chiếm tỷ Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 56
  60. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p trọng lớn trong tài sản lưu động, số vòng quay hàng tồn kho giảm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm mạnh, hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm - Các hoạt động marketing xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất. - Khả năng thanh toán của công ty còn gặp nhiều khó khăn. =>Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp em xin đưa ra một số biện pháp dựa trên những hiểu biết và những kiến thức được học trong thời qua tại khoa quản trị kinh doanh trường đại học dân lập Hải Phòng với mong muốn được góp phần tạo ra được sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 57
  61. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p CHƢƠNG IV ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT – PHÁP 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp Theo chiến lược phát triển chung của tổng công ty, theo định hướng phát triển của ngành xây dựng và nền kinh tế đất nước trong xu thế phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp chủ trương: - Tiếp tục chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. - Mở rộng thị trường tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Á, Châu Phi - Tiếp tục đầu tư tiếp cận công nghệ hiện đại. Hệ thống thiết bị được đầu tư đảm bảo theo nguyên tắc thân thiện với môi trường, hầu như không có các chất độc hại. - Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực, gia tăng khả năng cạnh tranh. - Phát huy các thế mạnh sẵn có về năng lực sản xuất, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, con người từng bước phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Xây dựng công ty phát triển ổn định, bền vững, khẳng định vị thế của công ty trong ngành xây dựng, nâng cao uy tín của thương hiệu tôn mạ màu Việt – Pháp. 4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty: Qua việc phân tích và đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt – Pháp em xin được đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới, nội dung và việc thực hiện các biện pháp như sau: 4.2.1. Biện pháp thứ nhất: Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả * Cơ sở của biện pháp: Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở chương III cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 58
  62. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Cụ thể, vốn lưu động bình quân năm 2008 là 150.761.040.138 đồng và vốn lưu động bình quân năm 2007 là 87.521.904.173 đồng Vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 3,7302 vòng đã giảm 1,5119 vòng so với năm 2007 là 5,2421 vòng. Chứng tỏ, công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 2007. * Mục đích của biện pháp: Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. * Nội dung của biện pháp: Để xác định nhu cầu vốn lưu động cho kế hoạch ta áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động gián tiếp vì nó tương đối đơn giản giúp công ty ước tính nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ cho phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Công thức tính: VLđo M1 Vnc = ( 1 - t%) Mo Trong đó: - Vnc, VLđo : nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch và năm thực hiện. - M1, Mo : tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm thực hiện. - t% : tỷ lệ tăng ( giảm ) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm thực hiện. Tỷ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm thực hiện được xác định theo công thức: (K1 – Ko) t% = Ko Trong đó: - K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. - Ko : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 59
  63. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Với công thức trên ta có thể tính được nhu cầu vốn lưu động của công ty trong năm 2008. Công ty có vốn lưu động năm 2007 là 87.521.904.173 đồng, doanh thu năm 2007 đạt 458.794.741.657 đồng. Nếu năm 2008 công ty vẫn giữ nguyên kỳ luân chuyển vốn như năm 2007 ( tức là t% = 0) và doanh thu năm 2008 là 562.794.741.657 đồng. Vậy lượng vốn lưu động bình quân cần thiết trong năm 2008 là: 87.521.904.173 562.794.741.657 Vnc = ( 1 – 0 ) 458.794.741.657 = 107.279.656.001 đồng Như vậy để đạt doanh thu là 562.794.741.657 đồng thì công ty cần 107.279.656.001 đồng vốn lưu động bình quân. * Dự kiến kết quả: Bảng 4.1 Bảng dự kiến kết quả so với trước khi thực hiện biện pháp Trƣớc khi thực Sau khi thực Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT hiện hiện % 1.Vốn lưu động bình Đồng 150.761.040.138 107.279.656.001 -43.481.384.137 71,16 quân 2.Số vòng quay vốn Vòng 37,302 52,421 15,119 140,53 lưu động 3.Số ngày một vòng Ngày 97 69 -28 71,13 quay vốn lưu động 4.Sức sinh lợi vốn lưu Lần 0,0356 0,05 0,0144 140,45 động 5. ROA Lần 0,0365 0,0391 0,0026 171,2 6. ROE Lần 0,038 0,038 0 100 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 60
  64. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Như vậy sau khi thực hiện biện pháp ta thấy số vòng quay của vốn lưu động tăng, sức sinh lời của vốn lưu động tăng, sức sinh lợi của tổng tài sản tăng. Điều đó chứng tỏ vốn lưu động hoạt động có hiệu quả hơn. 4.2.2. Biện pháp thứ hai: Xác định nhu cầu vốn cố định * Cơ sở biện pháp: Như ta đã phân tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2008 kém hiệu quả so với năm 2007. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 là 1,0891 Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 là 1,0322 Qua số liệu tính toán ta thấy cứ 1 đồng vốn cố định bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 1,0891 đồng doanh thu thuần vào năm 2007 và 1,0322 đồng doanh thu thuần vào năm 2008. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,0569 đồng, tương ứng giảm 5,22%. Do: + Doanh thu thuần năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 103.571.245.755 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 22,57%. + Vốn cố định bình quân năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 123.543.435.430 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,33% Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 giảm so với năm 2007 là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân. Mặc dù năm 2008 công ty có quan tâm đến đầu tư tài sản cố định nhưng đem lại hiệu suất chưa cao là do công ty chưa thực hiện tốt chi phí sử dụng vốn cố định, đòi hỏi cần có biện pháp thích hợp để tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định trong thời gian tới. * Mục đích: Việc xác định nhu cầu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với công ty nhằm: - Tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn tiết kiệm và hợp lý - Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành bình thường không gây nên sự căng thẳng về nhu cầu sử dụng vốn kinh doanh. Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 61
  65. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p * Nội dung biện pháp: VCĐo DT1 VCĐnc = ( 1 – t%) DTo Trong đó: VCĐ nc : nhu cầu vốn cố định VCĐo : vốn cố định năm thực hiện DTo : doanh thu năm thực hiện DT1 : doanh thu năm báo cáo t% : tỷ lệ tăng giảm kỳ luân chuyển vốn cố định Với công thức trên ta có thể áp dụng để tính nhu cầu vốn cố định bình quân năm 2008 của công ty. Năm 2008 vốn cố định bình quân của công ty là 421.256.956.465 đồng. Nếu năm 2008 công ty vẫn giữ nguyên kỳ luân chuyển vốn như năm 2007 (t% = 0) với doanh thu năm 2008 là 562.365.987.412 đồng thì lượng vốn cố định bình quân cần thiết trong năm là: VCĐo DT1 VCĐnc = ( 1 – t%) DTo 421.256.956.465 562.365.987.412 = ( 1 – 0 ) 458.794.741.657 = 516.354.183.618 đồng Như vậy để đạt được doanh thu là 562.365.987.412 đồng thì công ty cần 516.354.183.618 đồng vốn cố định bình quân. * Dự kiến kết quả: Bảng 4.2 Bảng dự kiến kết quả so với trước khi thực hiện biện pháp Trƣớc khi thực Sau khi thực Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT hiện hiện % - 1.Vốn cố định bình quân Đồng 544.800.391.895 516.354.183.618 94,78 28.446.208.277 2.Hiệu suất sử dụng vốn Lần 10,322 10,891 0,0569 105,51 cố định 3.Hiệu suất sinh lợi vốn Lần 0,0098 0,0104 0,0005 105,51 cố định 4. ROA Lần 0,0365 0,0382 0,0017 104,66 5. ROE Lần 0,038 0,038 0 100 Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 62
  66. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh t¹i Cty CP T«n m¹ mµu ViÖt – Ph¸p Như vậy sau khi thực hiện biện pháp ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sinh lợi vốn cố định, sức sinh lợi của tổng tài sản đều tăng so với khi chưa thực hiện biện pháp. Có được kết quả này là do hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên. 4.2.3. Biện pháp thứ ba:Nâng cấp, hoàn thiện website riêng của công ty phục vụ công tác bán hàng trực tiếp trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ - giảm lượng hàng tồn kho. * Cơ sở của biện pháp: Ở phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong hai năm 2007 và 2008 ta thấy giá trị hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2008 giá trị hàng tồn kho là 137.732.109.965 đồng chiếm 77,79% trong tổng lượng vốn kinh doanh của công ty. Trong đó giá trị thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Lượng hàng tồn kho của công ty đã ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như làm tăng thêm một khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng. Với mức lãi vay ngân hàng bình quân là 8,88% / năm thì với lượng vốn lưu động công ty phải vay để sử dụng thì lãi suất phải trả lãi vay năm 2008 là : 137.732.109.965 8,88% = 12.230.611.365 đồng Như vậy công ty phải lo trả thường xuyên lãi ngân hàng với một số tiền không nhỏ như thế thì sẽ dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty giảm đáng kể do đó việc giảm lượng hàng tồn kho để giảm bớt chi phí lãi vay là rất cần thiết. Ở phần phân tích nguyên nhân của lượng hàng tồn kho đã cho thấy lượng hàng tồn kho là do một lượng lớn hàng hoá sản phẩm chưa tiêu thụ hết. Do vậy để giảm bớt đáng kể một lượng hàng hoá tồn đọng ngoài việc duy trì công tác bán hàng cho các khách hàng hiện tại, công ty cần tìm thêm các đối tác mới, kể cả các khách hàng trên thế giới. Muốn làm được điều đó thì việc bán hàng trực tiếp trên mạng là rất thích hợp. Hiện nay nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng máy tính toàn cầu internet đã đang và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của con người, trong các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như trong công tác marketing và bán hàng nói Hoµng ThÞ Thanh Nga – QT 902N 63