Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong-Chi nhánh Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong-Chi nhánh Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_tai_c.pdf
Nội dung text: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong-Chi nhánh Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : NGUYỄN THỊ HÀ Giảng viên hướng dẫn: THs. CAO THỊ HỒNG HẠNH HẢI PHÒNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Nguyễn Thị Hà Giảng viên hướng dẫn: Ths. Cao Thị Hồng Hạnh HẢI PHÒNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Hà Mã SV: 110418 Lớp: QT1101N Ngành: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng.
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Phần I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Phần II : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Số liệu được sử dụng tính toán là bảng cân đối kế toán và bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng Địa chỉ: Số 175 – 176 Bình Kiều 2, Đông Hải 2, Quận Hải An, Hải Phòng.
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 11 tháng 04 năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 16 tháng 07 năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký)
- MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 I. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 1. Khái niệm hiệu quả 3 2. Phân loại hiệu quả 4 3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 6 4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7 II. Nội dung phân tích và phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 8 1.Nội dung phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 8 2. Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 10 III. Các nhân tố tác động tới việc nâng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 13 1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 13 1.1Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 13 1.2 Nhân tố Văn hóa – xã hội 14 1.3 Nhân tố môi trường tự nhiên 14 1.4 Môi trường chính trị - pháp luật 15 1.5 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 16 1.6 Môi trường kinh tế và công nghệ 16 2. Các nhân tố bên trong 17 2.1. Nhân tố vốn 17
- 2.2 Nhân tố con người 17 2.3 Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ 17 2.4 Nhân tố Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp 18 2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 18 IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 19 1.Chỉ tiêu về doanh thu 19 2.Chỉ tiêu về chi phí 20 3.Hiệu quả sử dụng lao động 23 4. Chỉ tiêu vốn kinh doanh 24 5. Các chỉ tiêu tài chính 26 6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 28 7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 29 8. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận vận tải 30 Phần II Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty 31 1. Quá trình hình thành và phát triển 31 2.Khái niệm Logistic, Chức năng, nhiệm vụ của công ty 34 3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bộ máy công ty 36 3.1Bộ máy công ty 36 3.2 Hệ thống kỹ thuật của công ty 39 3.3 Các dịch vụ chính Bee Logistic Hải Phòng cung cấp 42 3.4 Đặc điểm nhân sự 44 3.5 Đánh giá kết quả đã đạt được của doanh nghiệp 46 II Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Bee logistic (chi nhánh Hải Phòng) 47 1.Tình hình kinh doanh của công ty 47
- 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 52 2.1 Chỉ tiêu về doanh thu 52 2.2 Chỉ tiêu chi phí 55 2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 60 2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 62 2.5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả 67 III Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 69 1.Thực trạng phát triển nghành giao nhận vận tải 69 2. Biện pháp tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả kinh doanh 73 3. Biện pháp tiết kiệm chi phí xăng dầu và chi phí khác 76 4. Quản lý tốt chi phí tiền lương 77 5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong dài hạn 79
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra ngày một mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội cho các quốc gia nhỏ có thể tham gia để phát tiển thị trường kinh tế trong nước. Trong đó có Việt Nam, cơ hội cho Việt Nam càng nhiều hơn khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mở cửa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Sản xuất trong nước đưa các sản phẩm trong nước gia thị trường quốc tế, nhu cầu về các dịch vụ liên quan tới vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải, đi đôi với nó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn phải vận động và tìm hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ được khẳng định bằng việc kinh doanh có hiệu quả. Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khách hàng và nhu cầu của họ vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hỉa phòng, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng" làm đề tài nghiên cứu của mình. Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào thực trạng thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 1
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: PHẦN I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp PHẦN II Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng PHẦN III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo - Ths. Cao Thị Hồng Hạnh. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban trong Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Hà Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 2
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm hiệu quả Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó Có thể nói rằng dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra trong xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả là nằm trên giới hạn của khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Xét trên góc độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường, thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực. Tóm lại: Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào và để đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất. Kết quả đầu ra Hiệu quả = Nguồn lực đầu vào Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 3
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng 2. Phân loại hiệu quả Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả, và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả. Để hiểu rõ hơn vần đề hiệu quả thì chúng ta xem xét vấn đề hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng với 3 lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị, và hiệu quả xã hội. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và nếu xem xét về vấn đề hiệu trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ánh những kết quả tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp nếu ta xem xét từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh. Cũng giống như một chỉ tiêu khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách khác, chỉ tiêu hiệu kinh tế phản ánh về mặt lượng và định tính trong sự triển kinh tế. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 4
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh nhũng lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù kinh tế hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lí doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì nó phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố dầu vào trong quá trình sản xuất. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: - Doanh thu tăng, chi phí cố định - Doanh thu giảm, chi phí tăng - Doanh thu tăng, chi phí giảm Nói tóm lại ở tầm vi mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng yếu tố đầu vào đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ.Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đày là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị Hiệu quả xã hội là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển một cách toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: Trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt hiệu quả chính trị xã hội kèm theo và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta có những đường lối, chính sách cụ thể dể đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội, một bài học rất lớn từ thời kỳ chế độ bao cấp để lại cho chúng ta thấy rõ được điều đó. 3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy moác thiết bị, nguyên liệu, nguồn vốn) Trong quá trình tioến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâg cao năng năng suất lao động xã hội. đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp bộc phỉa chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là đạt kết quả tối đa với chi Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 6
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng phí tối thiểu, hay là phải đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả. 4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp Sản xuất ra cái gì? như thế nào? cho ai? sẽ không thành vấn đề bàn nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hoá, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động ,một cách không cần tính toán, không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu cầu tiêu Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 7
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng dùng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do vật liệu, của cải khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc con người phải lựa chọn kinh tế. Càng ngược trở lại đây, tổ tiên ta càng không phải lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đa dạng. Khi đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động đất đai Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất , mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. II. Nội dung phân tích và phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1. Nội dung phân tích kết quả sản xuất kinh doanh a) Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 8
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Kết quả sản xuất kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt như kết quả sản xuất, kết quả mua hàng, kết quả bán hàng hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh: kết quả tài chính. Khi phân tích kết quả kinh doanh người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kinh doanh như : doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận - Chỉ tiêu doanh thu: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng các dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng, và được khách hàng thanh toán. - Chỉ tiêu Chi phí: Biểu hiện bằng tiền các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: khoản mua sắm nguyên vật liệu, mua máy móc nhà xưởng, quản lý doanh nhiệp, tiền lương cho người lao động. Nghĩa là các khoản chi cho đến khi giao được hàng tới người tiêu dùng kể cả nộp thuế và mua bảo hiểm. + Chi phí được biểu hiện bằng một số chỉ tiêu như tổng chi phí kinh doanh, chi phí sản xuất( giá thành), chi phí ngoài sản xuất (chi phí lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm ) chi nộp thuế mua bảo hiểm, chi tiếp thị và các khoản khác. Để tính hiệu quả kinh doanh người ta thường sử dụng chi tiêu tổng vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động, tổng chi phí sản xuất. - Chỉ tiêu lợi nhuận: là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp. b) Phân tích chỉ tiêu dựa trên mối quan hệ chỉ tiêu và điều kiện kinh doanh Có 2 nhân tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến doanh thu bàn hàng là khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ. Tuy nhiên , các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác như: - Các nhân tố về thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như đặc điểm tính chất của thị trường, cung cầu hàng hóa trên thị trường, sự Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 9
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng biến động giá cả trên thị trường Những nhân tố này có tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá cả trên thị trường. - Các nhân tố về cơ chế chính sách của nhà nước Việt Nam cũng như các nước trên thế giới: Như chính sách thương mại, chính sách bảo hộ mậu dịch, các quy định luật pháp luật lệ của quốc gia các chính sách ưu đãi thuế và thuế quan, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ chế chính sách cụ thể khác từng thời kỳ. - Nhóm các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như tình trạng trang thiết bị các thiết bị máy móc, hệ thống kho của hàng, phương tiện vận chuyển, mạng lưới kinh doanh cũng tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Ngoài vốn kinh doanh có tác động lớn đến quy mô kinh doanh, khả năng dự trữ và thực hiện các đơn đặt hàng lớn của doanh nghiệp. - Nhóm các nhân tố về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử trong quan hệ với khách hàng với công chúng có tác động trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Nghiên cứu những nhân tố khách quan chủ quan sẽ thấy được những tác động của yếu tố bên trong bên ngoài doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng những cơ hội thuaanhj lợi, tìm ra những giải pháp hạn chế những rủi ro khó khăn, khai thác một cách triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh bán ra tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 2. Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh a) Phương pháp chi tiết Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 10
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho biết đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh daonh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thưc hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đều. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu đồng thời nhịp điệu của các chỉ tiêu có lien quan với nhau như: lượng mua hàng vào, dự trữ với lượng hàng bán ra, lượng vốn được cung cấp với khối lượng công việc xây lắp hoàn thành, từ đó phát hiện ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh. - Chi tiết theo địa điểm: việc phân tích giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác như: khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý chưa và thực hiện mức khoán như thế nào. Cũng thông qua thực hiện các mức khoán mà phát hiện bộ phận nào tiên tiến, bộ phận nào lạc hậu trong thực hiện mục tiêu kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tang về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong kinh doanh. b) Phương pháp so sánh So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp hợp được nét chung, tách ra được nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 11
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. - Khi nghiên cứu mức tăng trưởng của các chỉ tiêu theo thời gian, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước. - Khi nghiên cứu mức độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời khoảng thời gian trong 1 năm, gốc so sánh là chỉ tiêu cung kỳ năm trước. - Khi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kế hoạch - Khi nghiên cứu vị trí của doanh nghiệp, gốc đẻ so sánh là chỉ tiêu trung bình nghành Tóm lại thời kỳ chon làm gốc là kỳ gốc, các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước cùng kỳ năm trước, kế hoạch gọi chung là trị số kỳ gốc. thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích( kỳ thực tế). c) Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định nức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác đínhẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo thứ tự nhất định. - Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định nhân tố còn lại. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 12
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng d) Phương pháp chênh lệch: đây là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính được ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức đọ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó. e) Phương pháp cân đối: đây là phương pháp nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng đại số với chỉ tiêu phân tích. Nguyên tắc sử dụng phương pháp: - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, xác định đối tượng cần phân tích. - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: là chênh lệch giữa kỳ thực tế (kỳ phân tích) với kỳ kế hoạch( kỳ gốc) của nhân tố đó. III. Các nhân tố tác động tới việc nâng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm, đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải thực hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bao gồm như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu ngành, tập quán, trong môi trường kinh doanh còn có môi trường tranh cạnh. Có thể nói cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 13
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là công việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để "vượt qua đối thủ". Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. 1.2 Nhân tố Văn hóa – xã hội Mỗi nơi có văn hóa đặc trưng riêng biệt vì thế đây là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại hàng Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với văn hóa, sức mua, thói quên tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác Marketingvà cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Nhân tố môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý * Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới quy trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh Doanhcủa các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mang tính chất mùa vụ như nông, lâm, thuỷ sản, giày dép Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh không ổn định, và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn địng hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố tài nguyên thiên nhiên Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số khu vực có tài nguyên thiên nhiên, với trữ Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 14
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố vị trí địa lý Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vân chuyển, sản xuất các nhân tố náy tác độnh trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tưpơng ứng. 1.4 Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - Pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiêu đề cho hoạt động kinh doanh . Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của một nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng tới mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính – Phấp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 15
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng 1.5 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thôpng tin liên lạc, điện nước đều là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực đố có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu giảm chi phí kinh doanh Và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ sở hạ tàng kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả không cao. Thậm trí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vânx khonng thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượn g của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp tới nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.6 Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm: - Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngành Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 16
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng 2. Các nhân tố bên trong Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm năng của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp vụ thể. 2.1. Nhân tố vốn Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sắc mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (Nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý cos hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định dến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội để khi thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2 Nhân tố con người Trong sản xuất kinh doamh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù có tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có hiện đại tới đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, tình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bán được trên cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3 Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 17
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng ddamr bảo quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiêp-j. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn làm giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dẫn tới tăng hiệu quả kinh doanh. 2.4 Nhân tố Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như quy mô khác. Nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó. Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới hai nhiệm vụ chính. - Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động đạt hiệu quả cao. - Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp một cách vững chắc và ổn định. 2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Thông tin được coi là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được thành công khi kinh doanh trông điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần các thông tin về kinh nghịêm thành công hay thất bại của Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 18
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần cập nhập thông tin sự thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước và các cơ quan khác có liên quan. Trong kinh doanh biết mình biế ta, hiểu thấu đáo được đối thủ cạnh tranh, thì mới có đối sách thích hợp, có chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp mình. Kinh nghiệm thành công của nhiêud doanh nghiệp nắm được thông tin cần thiết và biết sử dụng thông tin kịp thời là một điều kiện để ra quyết định chính xác, có tính thực thi cao. Những thông tin hữu ích, kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn. IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1. Chỉ tiêu về doanh thu Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại( nếu có chứng từ hợp lê) và khách hàng chấp nhận thanh toán( không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu; + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán( không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền) + Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ - Các khoản giảm trừ gồm các khoản: Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 19
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng + Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài chính, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập năm trước nhưng không sử dụng hết. Thu nhập từ khác hoạt động khác: Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như : thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dư thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, phỉa thu khó đòi trích từ năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường. Kết quả đầu ra ( Tổng doanh thu) Hiệu quả SXKD = Chi phí đầu vào (tổng chi phí) Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo bao nhiêu đồng doanh thu - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận theo DT = Doanh thu trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 2. Chỉ tiêu về chi phí Khái niệm: Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ nó. Các loại chi phí Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 20
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng - Phân theo tính chất hoạt động kinh doanh + Chi phí hoạt động kinh doanh gồm: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí khác như chi phí nhương bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí bất thường khác. - Phân theo các khoản mục chi phí; + Chi phí trực tiếp gồm: chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm; chi phí về tiền lương chính , phụ cấp, lương phụ, tiền bảo hiểm xã hội. + Chi phí sản xuất chung Chi phí này phản ánh những chi phisanr xuất chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. + Chi phí bán hàng Chi phí phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hàng. Chi phí gồm các khoản mục sa: chi phí nhân viên, chi phí dụng cụ đồ dùng, Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác. + Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các tiểu khoản muc sau: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phi dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác + Chi phí hoạt động tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 21
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Chi phí liên doanh, liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí mua bán trái phiếu tín phiếu cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có, dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, chi phí nghiệp vụ tài chính. - Phân theo các yếu tố chi phí + chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương + Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác - Phân theo sự phụ thuộc vào sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh + Chi phí bất biến : là chi phí không thay đổi hay rất ít thay đổi khi khối lượng sản xuất kinh doanh thay đổi. Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán, phải trả cho dù khối lượng sản xuất kinh doanh nhiều hay ít, thậm chí đôi khi không hoạt động cũng phải trả. + Chi phí khả biến Chi phí khả biến là những chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh. Khi khối lượng sản xuất kinh doanh tăng lên thì các khoản chi tăng theo, khi khối lượng sản xuất kinh doanh giảm, các khoản chi phí giảm theo. * Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí: - Chỉ tiêu sức sản suất của Chi phí Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 22
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Doanh thu thuần Tỷ suất DT/CP = Tổng chi phí trong kỳ - Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng chi phí trong kỳ ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 3. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động Khái niệm: là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và là tổng thể những con người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được huy động vào quá trình lao động. Năng suất lao động Khái niệm: Năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hay thời gian để sản xuất ra 1 kết quả cụ thể có ích với 1 chi phí nhât định. - Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân Doanh thu thuần NSLĐ bình quân = Tổng số lao động bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Mức sinh lời lao động Chỉ tiêu mức sinh lời của lao động Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 23
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Lợi nhuân sau thuế Mức sinh lời bình quân của LĐ = Tổng số lao động trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thu nhập bình quân Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần Tổng quỹ lương Tỷ suất tiền lương/DTT = Tổng số lao động Ý nghĩa: Phản ánh thu nhập bình quân của doanh nghiệp 4. Chỉ tiêu vốn kinh doanh Khái niệm về vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền ứng với 2 loại tài sản ta có 2 loại vốn: - Vốn cố định là toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền. - Vốn lưu động là toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện bàng tiền. Hiệu quả sử dụng vốn - Sức sinh lời của vốn kinh doanh Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN/ vốn KD = Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhận sau thuế - Sức sản xuất của vốn kinh doanh Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 24
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Doanh thu thuần Tỷ suất DT/ vốn KD = Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ a) Vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Hàm lượng vốn cố định Vốn cố định Tỷ lệ vốn cố định = Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Ý nghĩa: tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh Sức sinh lời của vốn cố định Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN/ VCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận b) Vốn Lưu động Sức sinh lời Vốn lưu động Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN/ VLĐ = Vốn lưu động binh quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Sức sản xuất của vốn lưu động Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 25
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Doanh thu thuần Tỷ suất DT/ VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Vòng quay vốn lưu động - Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. Doanh thu thuần Số vòng quay vốn LĐ = Vốn lưu động trong kỳ 360 Số ngày luân chuyển vốn vốn LĐ = Số vòng quay vốn LĐ Ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. 5. Các chỉ tiêu tài chính Khả năng thanh toán Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ Tổng tài sản công ty Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ công ty Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số nợ phải trả Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 26
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Hệ số nợ: Thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tái chính của doanh nghiệp. Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số này cho biết khả năng rhanh toán lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán = Lãi vay Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Cơ cấu nguồn vốn và tài sản Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ. Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số vốn chủ = 1- Hệ số nợ Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 27
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Chỉ tiêu sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lợi ròng của tài sản (ROA) Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh daonh trong kỳ có khả năng sinh lởi ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế *100 Hệ số sinh lợi trên tổng vốn = ( ROA) Tổng vốn - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế *100 Hệ số doanh lợi trên tổng VCSH = (ROE) Vốn chủ sở hữu 6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. a) Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 28
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. b) Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội c) Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong bối cạnh tranh như ngày nay đòi hỏi mỗi doanh phải sự cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi thương vụ và toàn doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ thực hiện điều đó như thế nào ? Dựa vào công thức tính hiệu quả kinh doanh thì ta có thể thực hiện bằng phương pháp tăng doanh thu, giảm chi phí , hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chí phí. Tuy nhiên để thực hiện được 3 phương pháp này thì cách thức hiện là không giống nhau tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Có thể tổng kết một số biện pháp cơ bản cho từng phương pháp. a) Tăng doanh thu Đây là con đường cơ bản để tăng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp tìm mọi cách tiêu thụ được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn trước, hoặc tăng giá bán cao hơn trước. Và thêm vào đó doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 29
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng nghiệp phải năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, làm tốt công tác Marketing quảng bá thêm thương hiệu sản phẩm của công ty. b) Giảm chi phí Có thể nói con đường này quan trọng không kém tăng doanh thu. Giảm chi phí doanh nghiệp có thể bán với giá rẻ hơn, thậm chí rẻ hơn đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó doanh nghiệp có thể thự c hiện các biện pháp sau đây nhằm quản lý chặt chẽ chi phí như sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất, bao bì đóng gói, dự trữ bảo quản hàng hóa tốt tránh hư hỏng. Giảm chi phí khấu hao TSCĐ bằng cách hạch toán đầy đủ, theo dõi quản lý TSCĐ Việc giảm chi phí sẽ dẫn tới tăng lợi nhuận, điều đó cũng có nghĩa tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. c) Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí Trong điều kiện hoạt động các doanh nghiệp lớn không giảm được chi phí thì doanh nghiệp phải dùng mọi cách để sao cho tốc độ tăng doanh thu phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí để thu dược nhiều lợi nhất. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí và tăng doanh thu. 8. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận vận tải Các khái niệm Giao nhận vận tải quốc tế là bất cứ một dịch nào liên quan đến gom hàng, vận chuyển, lưu kho, bốc xếp hay đóng gói hàng hóa phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn liên quan đến dịch vụ trên. Thông thường là các dịch vụ hải quan, bảo hiểm, tài chính, các chứng từ liên quan tới hàng hóa. Hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải là hiệu quả kinh doanh tính cho các hoạt động giao nhận hàng hóa. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 30
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng PHẦN II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỒ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra ngày một mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội cho các quốc gia nhỏ có thể tham gia để phát tiển thị trường kinh tế trong nước. Trong đó có Việt Nam, Cơ hội cho Việt Nam càng nhiều hơn khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mở cửa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Sản xuất trong nước đưa các sản phẩm trong nước gia thị trường quốc tế, nhu cầu về các dịch vụ liên quan tới vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Nhận thấy đây là thị trường đầy tiền năng, một số thành viên tham gia sáng lập nên công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong. Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tên công ty: Tải Con Ong Tên công ty viết tắt: Vận Tải Con Ong Viết tắt: BeeLogistics Điện thoại: 84-08-9954546 Fax : 84-08-9954547 Email : info@beelogistics.com Website : www.beelogistics.com 29 Huỳnh Văn Bánh, P.17, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Địa chỉ: Minh Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 31
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Tỉnh/Tp: Tp.Hồ Chí Minh Ngành nghề: ThươngMại-DịchVụ » Thương mại Chi nhánh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng Loại hình thương mại: Dịch vụ Thông tin công ty: Lĩnh vực HĐ - Dịch vụ vận tải đường biển, đường không, đường bộ quốc tế và nội địa; đặc biệt là dịch vụ gom hàng lẻ và vận tải đa phương thức Sea-Air hoặc Air-Sea từ Vietnam đến Châu Âu, Châu Mỹ - Dịch vụ vận tải hóa chất và thực phẩm lỏng bằng ISO tank và Flexitank - Dịch vụ khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi, đóng gói, phân phối, môi giới bảo hiểm hàng hóa - Dịch vụ làm đại lý cho các hãng tàu biển, hãng máy bay, công ty giao nhận vận tải quốc tế - Được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018889 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 8 năm 2004. - Số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng (Bằng chữ:Mười năm tỷ VND đồng). - Giám đốc điều hành: Ông Hồ Quang Minh Công ty giao nhận vận tải chi nhánh Hải Phòng - Chi nhánh được thành lập vào 24/6/2008 theo quyết định số 136/QĐ-SKĐT - Vốn điều lệ: 8,5 tỷ (Tám tỷ năm trăm triệu VND) - Giấy CNĐKHĐ và đăng ký thuế số: 0303482440-001 do Phòng ĐKKD Sở KHĐT Hải Phòng cấp đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 1/4/2010. - Từ 2008-2010: tại 110 đường bao Trần Hưng Đaọ, Đông Hải1 Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 32
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng - Từ 2010: chuyển về số 175-176 Bình Kiều 2, Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng - Điện thoại: 84-313-753108 Hải Phòng có cảng Hải Phòng chiếm một vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông chiến lược, trung tâm giao lưu vận chuyển hàng hóa lớn nhất nhì cả nước. Cảng Hải Phòng bốc xếp hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ cho nhiều mặt phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là các công trình quốc gia. Nhận thấy vị trí địa lý thuận lợi cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế Hải Phòng Công ty quyết định mở chi nhánh tại nơi đây. Quyết định mang tính chiến lược lớn tới sự phát triển của Công ty Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong – CN Hải Phòng ( BEE LOGISTICS CORPORATION- HAIPHONG BRANCH) , đã hơn 3 năm là nhà cung cấp chuyên nghiệp dịch vụ logistics, tư vấn và thực hiện các thủ tục thông quan hải quan, thông quan hải quan điện tử, các thủ tục đăng ký xuất - nhập khẩu, tư vấn quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Công ty thực hiện cam kết là đối tác tin cậy và chiến lược của khách hàng, không ngừng nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ bằng việc đầu tư phương tiện, thiết bị, xây dựng các trung tâm logistics tại các cảng biển, khu công nghiệp, phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng mạng lưới đại lý giao nhận, thiết kế các gói dịch vụ logistics tích hợp cho những yêu cầu riêng biệt, quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng của khách hàng là những hành động mà Công ty thực hiện cam kết với khách hàng. Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong – CN Hải Phòng ( BEE LOGISTICS CORPORATION- HAIPHONG BRANCH) đánh giá cao sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau của các khách hàng và tin tưởng có thể trở thành những đối tác lâu dài. Mỗi thành viên trong đội ngũ của Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong – CN Hải Phòng ( BEE LOGISTICS CORPORATION- HAIPHONG BRANCH) từ quản lý đến nhân viên đều được giao phó toàn bộ sự phục vụ khách hàng. Công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 33
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng xem chất lượng với sự đúng hẹn, sự an toàn, sự tin cậy và việc đem lại sự đổi mới đều như nhau. Mỗi ngày công ty đều cung cấp sự phục vụ tốt nhất cho các chuyến hàng mà các khách hàng giao phó. Tài sản quý nhất của BEE LOGISTICS CORPORATION- HAIPHONG BRANCH là tất cả những nhân viên, họ là những người của kiến thức và sự quyết tâm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất vào bất cứ lúc nào. Tất cả các nhân viên của công ty đều là những người có thái độ xem khách hàng là thượng đế, có động cơ cao và thành thạo công nghệ thông tin để cung cấp những dịch vụ tốt nhất nhằm gia tăng giá trị của khách hàng. 2. Khái niệm Logistic, Chức năng, nhiệm vụ của công ty Khái niệm Logistic Dịch vụ logistics đã xâm vào nước ta khá lâu nhưng người Việt ta chưa thật sụ quen với thuật ngữ này, mặc dù đâu đó trong các trang mục quảng cáo về dịch vụ giao nhận, tuyển dụng nhân viên có đề cập đến dịch vụ logistics, nhân viên logistics Logistic không chỉ là vận chuyển hành khách hay hàng hoá, mà là một loại hình dịch vụ tổng hợp - giao-nhận-kho - vận. Logistic là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hoá, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường. Thật là khó khi phải hoàn thành việc tiếp thị hay sản xuất mà không có sự hỗ trợ của logistic. Nó thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Trách hiệm vận hành của hoạt động ogistic là việc tái định vị (theo mục tiêu địa lý) của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình, và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể. Vậy từ những tiên đề như trên ta có thể hiểu định nghĩa của Logistics đơn giản như là thời gian liên quan đến việc định vị các nguồn lực. Vì vậy, logistic Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 34
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng nhìn chung được coi như một nhánh của quá trình tạo ra một hệ thống liên quan đến nguồn lực con người hơn là một hệ thống về máy móc Logistic có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm và với chi phí phù hợp. Nó là nghệ thuật, là một quá trình khoa học. Nó phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý vòng đời dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả. Có hai khác biệt cơ bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực ) để tiến hành quá trình. Logistic trong Kinh doanh Trong kinh doanh, logistic có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà „sản xuất gốc‟ đến „người tiêu dùng cuối cùng‟. Chức năng chính của logistic bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Người quản lý logistic kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành. Có hai khác biệt cơ bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực ) để tiến hành quá trình. Logistic trong quá trình sản xuất Thuật ngữ này ám chỉ quá trình logistic trong các ngành công nghiệp. Mục đích của nó là đảm bảo mỗi một máy móc thiết bị hay trạm làm việc được „nạp‟ đủ sản phẩm với đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc. Vấn đề như vậy không phải là chỉ liên quan đến việc vận chuyển, mà còn là phân luồng và điều chỉnh các kênh xuyên suốt quá trình gia tăng giá trị và xoá bỏ những giá trị không gia tăng. Logistic trong quá trình sản xuất được ápdụng cho cả những nhà máy đang tồn tại hoặc mới được thành lập. Sản xuất chế tạo là một nhà máy với quá trình thay đổi ổn định ( có thể hiểu là một nhà máy thì luôn phải hoạt động nhưng với một công suất ổn định). Máy móc được thay đổi vày thay Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 35
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng mới.Theo đó sẽ là cơ hội cải thiện hệ thống logistic trong sản xuất. Ngược lại, logistics sẽ cung cấp các „phương tiện‟ cho việc đạt được hiệu quả mong muốn của khách hàng và hiệu quả sử dụng vốn Chức năng của công chức: Chức năng của công ty là cung cấp các dịch vụ theo giấy phép kinh doanh, đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải thực hiện phân phối theo hai hướng cơ bản: - Thiết lập mạng lưới của công ty khắp các cảng biển, sân bay của thế giới. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi tiềm lực lớn về vốn. - Phân phối công bằng hợp lý mọi kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó đạt được. Nhiệm vụ của công ty: - Công ty phải kinh doanh các loại mặt hàng, dịch vụ theo đúng giấy phép kinh doanh - Tuân thủ theo đúng luật của nhà nước về kinh doanh dịch vụ Logistic - Đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật về việc sử dụng lao động. - Trích 5%-10% lãi ròng hàng năm để lập quỹ bắt buộc theo điều lệ công ty đó quy định. 3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bộ máy công ty 3.1 Bộ máy công ty Mô hình quản lý Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – Chi nhánh Hải Phòng có quy mô nhỏ, việc quản lý không phức tạp, công ty sử dụng mô hình quản lý trực tuyến. Với mô hình này giúp cho ban giám đốc thực hiện tất cả các chức năng quản lý, hoàn thiện trách nhiệm mỗi thành viên của công ty . Theo mô hình dưới đây ban giám đốc mệnh lệnh của ban giám đốc sẽ dược triển khai nhanh chóng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 36
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Ban giám đốc Nhiệm vụ và chức năng - Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động. Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 37
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty. Phó giám đốc Công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc uỷ quyền. Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan Nhà nước và tài phán khi được uỷ quyền, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Giám đốc Công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh Các phòng ban + Phòng kế toán: gồm 3 người, trong đó có 1trưởng phòng và 2 kế toán Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước. Quản lý quỹ tiền mặt và Ngân phiếu. + Phòng kinh doanh: gồm 10 người, Có một trưởng phòng và 9 nhân viên kinh doanh Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, sử lý các giấy tờ liên quan tới các hoạt động của hợp đồng kinh tế như làm thủ tục hải quan, xin giấy phép , giao dịch với khách hàng,tìm kiến các hợp đồng mới cho công ty. + Phòng giao nhận, vận tải: Có 11người, gồm 1trưởng phòng 9 nhân viên Nên kế hoạch, bố trớ hợp lý cỏc nguồn hàng, vận chuyển hàng hoá lưu thông , đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đó đề ra. Và cú kế hoạch xử dụng, sửa chữa hệ thống xe, container cho hợp lý. Bộ phận giao nhận và vận chuyển: Gồm 20người Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 38
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Nhận nhiệm vụ từ phòng giao nhận vận tải,thùc hiÖn viÖc giao nhËn, vËn chuyÓn hµng ho¸ theo yªu cÇu, víi tr¸ch nhiÖm cao. §¶m b¶o tiÕn ®é vÒ mÆt thêi gian còng nh• chất lượng hàng hoá. Đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, phục vụ nhiệt tình, xây dựng và củng cố uy tín cho doanh nghiệp. Trong quá trình vận chuyển hay có trách nhiệm đảm bảo an toàn với hàng hoá và tài sản được giao. Nhân viên kho bãi trong coi hàng hoá, có sự sắp xếp khoa học, khai thác diện tích bến bãi hiện có của công ty. 3.2 Hệ thống kỹ thuật của công ty Hệ thống thông tin của công ty là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động giao nhận hàng hóa. Các nhân viên của BeeLogistic sử dụng rất thành thạo hệ thống thông tin của công ty thiết lập để trao đổi thông tin với đại lý của công ty được thiết lập tại các cảng biển mà công ty có quan hệ giao nhận, trao đổi thông tin giữa khách hàng và công ty, và phát hành B/L và các loại chứng từ khác, cập nhật và lưu trữ thông tin về hàng hóa, phân tích và tổng hợp số liệu để lập báo cáo kịp thời, đặc biệt cung cấp cho khách hàng những thông tin về hàng hệ thống tin là: Bee and Documentation execution system (BDS) BDS là hệ thống thông tin quan trọng nhất, ban đầu BDS được thiết lập để phục vụ cho vận chuyển đường biển. BDS được sử dụng để quản lý đơn đặt hàng của khách hàng, có đặc điểm như sau: + Với những khách hàng đặc biệt, BDS cài đặt để nhận biết ngay số đơn đặt hàng, vừa cập nhật xem đúng hay sai, giúp nhân viên cập nhật số liệu và liên hệ ngay với khách hàng, để kiểm tra lại và sửa lại cho đúng. + BDS cài đặt chương trình đặc biệt là shipping window để quản lý thời hạn giao hàng.Nếu thời hạn giao hàng của đơn hàng nào đó mà hệ thống chưa cập nhật số liệu của đơn hàng đó, thệ thống sẽ tự động gửi thông báo giao hàng trễ đến cho khách hàng . Việc này giúp giảm một lượng thời gian đáng kể trong việc truyền tin Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 39
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng và nhận lệnh từ khách hàng. Khi BDS được mở rộng cho vận tải hàng không thì khoảng thời gian tiết kiệm được là rất có ý nghĩa. Hệ thống BDS có nhiều chương trình nhỏ để phục vụ quá trình làm hàng như: + Nhận yêu cầu xếp hàng ( Shipping Order ) + Nhận hàng vào kho ( Cargo Receiving ) + Hàng được xếp lên chuyên bay/tàu ( Container Stuffing ) + Vận đơn ( B/L) + Tính cước phí + Chứng từ được gửi đi (Shipping Advice ) ; Trong trường hợp , nhiều khách hàng cung cấp trước cho BEE Logistic số đơn đặt hàng cùng chi tiết của từng đơn hàng,trong đó nêu rừ thời hạn sớm nhất và trễ nhất nhà cung cấp phải giao hàng cho khách hàng, BDS sẽ cập nhật và lưu dữ số liệu của tất cả các PO được cung cấp trước từ khách hàng. Công việc này có tên gọi là PO Upload. Sau này khi một PO được xuất đi, nhân viên cập nhật dễ dàng truy xuất các số liệu sẵn có đảm bảo tính chuẩn xác, nhanh chóng, cũng nhờ BDS, công ty có thể biết trước được nhà cung cấp đó cung cấp đủ số hàng hay chưa? Giao hàng mấy lần? vào những thời điểm nào? Nhờ chương trình mà nhân viên có thể sử dụng để cập nhập thông tin về hàng hóa qua các khâu: + Nhận bốc xếp hàng (shipping oder) + Nhận hàng vào kho` + Nhận hàng tại bến container + Sơ đồ và hàng hóa được sắp xếp trong container + Tính toán cước phí + Phát hành chứng từ: Forwarder‟s Cargo receipt, house bill of loading + Gửi các hướng dẫn chi tiết B/l cho các hãng tàu liên quan Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 40
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Đặc biệt hệ thống này giúp Beelogistic Hải phòng quản lý chi tiết các đơn hàng của khách hàng, số lượng, mã hàng, ngày giao hàng so với hợp đồng. Online booking & documentation system of shipper Đây là hình thức thương mại điện tử Hệ thống này cho phép khách hàng công ty gửi các yêu cầu ủy thác xếp hàng và đặt chỗ qua mạng internet rất nhanh chóng và tiện lợi. Hình thức này sẽ thay thế dần cho gửi yêu cầu ủy thác xếp hàng đặt chỗ (booking note) theo phương thức truyền thống bằng fax và điện thoại. Hình thức này giúp cho cả hai bên, công ty và khách hàng trong giao dịch hàng ngày. Khách hàng gửi Booking note qua mạng internet mọi lúc, mọi nơi được công ty xác nhận qua internet một cách nhanh chóng.Công ty cũng dễ dàng nhận được các booking note với đầy đủ thông tin và xác nhận booking note kịp thời. Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại.Một khi cơ sở hạ tầng của nước ta đi vào hoàn thiện hơn, cơ sở pháp lý được hình thành và phát triển, thanh toán điện tử và bảo mật điện tử có đủ trình độ thì sẽ tạo điều kiện cho Beelogistic thành công. Gobal airfreight system (Axs freight) Hệ thống này được công ty lắp đặt để phực vụ chủ yếu cho vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Airfreight được dùng để phát hành vận đơn hàng không; House away air bill, matter away bill, direct away bill. Airfreight có chương trình tự động tính cước phí, tự động lấy mức cước phí của hợp đồng đang có hiệu lực được lưu trong hệ thống. Chương trình này có thể tự gửi số liệu sang bộ phận phát hành, tuy nhiên hệ thống này lại cùng có chương trình quản lý PO như BDO. Do hai hệ thống BDO và Axs freight chưa tương thích, dẫn đến nhân viên phải thực hiện cập nhật thông tin vào cả hai hệ thống, làm cho công việc giảm hiệu quả. Sắp tới công ty sẽ nâng cấp hệ thống, giúp người sử dụng tận dụng được tiện ích của các hệ thống này. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 41
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Hiện nay nhờ hệ thống axs freight mà người sử dụng có thể : + Nhập các thông tin về hàng + Phát hành không vận đơn hàng không + In nhãn hiệu hàng hóa + Tính toán cước phí và phát hành hóa đơn Đặc biệt hệ thống này được gắn với hệ thống Tradevison – một công cụ tìm kiếm thông tin về hàng hóa hàng cũng rất có hiệu quả. Do vậy khách hàng nhận được thông tin về hàng hóa được vận chuyển hàng không nhanh chóng và thuận tiện. 3.3 Các dịch vụ chính Bee Logistic Hải Phòng cung cấp - Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, gồm các hoạt động - Giao nhận hàng hóa đường biển - Giao nhận hàng hóa đường hàng không - Giao nhận vận tải đa phương thức. - Đối với hàng hóa xuất khẩu đường biển * Quy trình Nhận hàng từ phía nhà xuất khẩu và vận chuyển nội địa hàng tới cảng Đăng ký với cảng về mã hàng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ Làm thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm định Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu Lập biên lai thuyền phó ghi lại số lượng, tình trạng hàng hóa xếp hàng lên tàu Nhận Mater B/l từ người chuyên chở có chữ ký của thuyền trưởng Cấp vận đơn House B/L cho chủ hàng có chữ ký của công ty giao nhận Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và việc phải mua bảo hiểm hàng hóa ( nếu cần) Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 42
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng - Bốc xếp hàng hoá; - Lưu giữ hàng hoá trong kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác - Giao nhận hàng hoá nội địa, hàng hoá xuất nhập khẩu - Dịch vụ khai thuê hải quan - Dịch vụ đại lý tàu biển - Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không - Dịch vụ đại lý container - Dịch vụ môi giới hàng hải - Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 43
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng 3.4 Đặc điểm nhân sự Cuối kỳ Cuối kỳ 31/12/2009 31/12/2010 So Trong đó Trong đó sánh TT Chức Danh Ghi chú Tổng Tổng nhân Thử Thử số Nữ số Nữ sự việc việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG SỐ 48 15 6 50 14 5 2 I Bộ Phận quản lý 25 14 27 13 2 1 Giám đốc 1 1 2 Phó Giám đốc 1 1 3 Kế toán 3 3 3 3 02 HĐ thử 4 Nhân viên kinh doanh 10 6 2 10 5 2 việc 02 HĐ thử 5 Nhân viên giao nhận 10 5 2 12 5 2 2 việc II Bộ phận giao nhận 23 1 23 1 1 Lái xe ô tô, xe con, 6 9 9 CN bốc xếp 01HĐ thử 7 Thợ sửa chữa xe 3 3 1 việc 8 Phụ xe 8 2 8 9 Lái xe Container 8 8 Đội kho bãi, giao 10 2 1 2 1 nhận (Nguồn tài liệu: phòng kế toán cung cấp) * Nhận xét: Qua những số liệu dưới đây ta có thể rút ra các kết luận sau : - Việc phân bổ và sử dụng lao động theo giới tính, số lượng phù hợp với tính chất công việc và một trong những đặc điểm kinh doanh dịch vụ của giao nhận vận tải của công ty. Cụ thể là số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ là 22 người, số lao động ở bộ phận quản lý là 27 người chiếm 55% tổng số lao động toàn công ty ( ngày 31/1/2010 ), hơn nữa trong số những nhân viên ở bộ phận giao nhận chủ yếu có lao động nam, lao động nữ có 1 người vì tính chất của công việc. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 44
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng - Từ 31/12/2009 - 31/1/20010 số lương lao động của công ty tăng lên 2 người. Có 05 hợp đồng thử việc gồm 2 nhân viên kinh doanh, 2 nhân viên giao nhận, 1 thợ sửa chữa xe, trong đó tăng đi 1 lao động nữ. Có 2 nhân viên thử việc ở bộ phận giao nhận vận tải được nhận vào ký hợp đồng dài hạn với công ty. * Đánh giá theo trình độ trình độ học vấn Bảng 2: Trình độ học vấn của công nhân viên Trình độ t c ậ ọ p c ấ Tổng ng ọ i h i ẳ thu STT Chức danh ạ ỹ số ih ạ Đ Cao đ Cao Trung c Trung CNk Trên đ Trên 1 Giám đốc 1 1 2 Phó giám đốc 1 1 3 Kế toán 3 1 2 1 4 Nhân viên kinh doanh 10 4 4 2 5 Nhân viên giao nhận 12 3 6 3 6 Lái xe phục vụ, xe con 1 7 Lái xe Container 8 8 Phụ xe 8 9 Đội kho bãi giao nhận 1 1 10 Thợ sửa chữa xe, CN bốc xếp 8 2 6 Tổng cộng 55 2 8 12 10 6 (Nguồn: Phòng kế toán cung cấp) Chú ý: Đối với lái xe container thi đều có bằng lái xe từ B1 trở nên. Lái xe con, phục vụ thi có bằng lái xe theo đúng quy định của nhà nước. Còn đối với phụ xe có 3 người có bằng trung học phổ thông, số còn lại có bằng lái xe. - Nhìn chung lao động trong công ty có đầy đủ các trình độ trong đó lao động phổ thông (không phân loại trình độ) chiếm một tỷ lệ rất it (6%), số lao động này làm việc tại bộ phận phụ. Số lao động có trình độ đại học vá trên đại học trong lực lượng lao động của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn 20%, trình độ cao đẳng chiếm 24%, ttrình độ trung cấp chiếm 20%. Xét trình dộ học vấn của công ty tương đối Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 45
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng cao, tuy nhiên trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn, với tỷ trọng này chỉ phủ hợp với cuờng độ lao động hiện tại, trong thời gian tới cần có hwngs đào tạo cho công nhân viên nâng cao trình độ. 3.5 Đánh giá kết quả đã đạt được của doanh nghiệp Bảng 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh So sánh năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 so năm 2010 Giá trị % Tổng doanh thu VND 10,168,665,064 10,203,575,178 34,910,114 0.34% Tổng chi phí VND 6,258,971,850 6,928,707,545 669,735,695 10.70% Lợi nhuận trước thuế VND 3,909,693,214 3,274,867,633 (634,825,581) -16.24% Thuế TNDN nộp VND 977,423,304 818,716,908 (158,706,395) -16.24% Số lượng lao động Người 48 50 2 4.17% Thu nhập bình quân lao động VND 3,912,000 4,388,000 476,000 12.17% Biểu Đồ phản ánh kết quả kinh doanh Nhận xét: Nhìn chung tổng doanh thu của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 34.910.114 VND tương ứng 0.34%.Đây là thành tích cũng như nỗ lực của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí tăng 669.735.695 VND tương ứng 10.7 %. Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn tới lợi nhuận giảm 634.825.581 VND tương ứng 16.24%, và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước cũng giảm 158.706.395 VND. Công ty cần nghiên cứu, có điều chỉnh để Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 46
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng tiết kiện chi phí trong thời gian tới. Số lượng lao động tăng không đáng kể 4.17%, trong khi đó thu nhập bình quân của người lao động tăng 476.000 VND tuơng ứng 12,17%. Nhận thấy công ty đã quan tâm tới nâng cao thu nhập cho người lao động hơn, điều góp phần này khiến nhân viên thêm phần gắn bó hơn với công ty, làm việc nỗ lực, có trách nhiệm hơn với công việc của mình. II Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Bee logistic (chi nhánh Hải Phòng) 1. Tình hình kinh doanh của công ty Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh (ĐVT: VND) So sánh năm 2009 và năm 2010 Chỉ tiêu Mã Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % 1 doanh thu bán hàng cung cấp 1 10,134,649,854 10,172,459,198 37,809,344 0.4% dịch vu 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - - - 3.Doanh thu thuần về bán hàng 10 10,134,649,854 10,172,459,198 37,809,344 0.4% và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 20 4,912,645,892 5,524,562,958 611,917,066 12.2% 5. Lợi nhuận gộp 21 5,112,003,962 4,537,896,240 (574,107,722) -11.2% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 22 15,468,954 18,546,129 3,077,175 12.1% 7. Chi phí tài chính (chi phí lãi 23 356,124,356 380,126,423 24,002,067 9.4% vay) 8.Chi phí bán hàng 24 412,356,429 451,245,624 38,889,195 9.4% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 562,598,928 562,556,892 (42,036) 0.0% 10. Lợi nhuận tư hoạt động kinh 30 3,906,393,203 3,272,513,430 (633,879,773) -16.2% doanh 11. thu nhập khác 31 18,546,256 12,569,851 (5,976,405) -32.2% 12. Chi phí khác 32 15,246,245 10,215,648 (5,030,597) -33.0% 13. Lợi nhuận khác 40 3,300,011 2,354,203 (945,808) -28.7% 14. tổng lợi nhận kế toán trước 50 3,909,693,214 3,274,867,633 (634,825,581) -16.2% thuế 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 977,423,304 818,716,908 (158,706,395) -16.2% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 2,932,269,911 2,456,150,725 (476,119,186) -16.2% doanh nghiệp 18. lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - - - Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 47
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng (Nguồn: Phòng kế toán cung cấp) Phân tích báo có kết quả kinh doanh Lợi nhuận sau thuế năm 2010 so năm 2009 giảm 476,119,186 VND tưong ứng giảm 16.2% , tổng doanh thu 2010 so năm 2009 tăng 37,809,344 VND tương ứng 0,4% chứng tỏ khả năng tích lũy của công ty có chiều hướng tăng. Giá vốn hàng bán năm 2010 so năm 2009 tăng 611,917,060 VND tương ứng 12,2% . Xét với tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 0,062 tỷ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lơn hơn tốc độ tăng của doanh thu, cho thấy chi phí bỏ ra của doanh nghiệp khá lớn trong khi đó doanh thu đem về cho doanh nghiệp không tương ứng với chi phí. Ta cần xem xét nghiên cứu một số loại chi phí, trước hết là chi phí bán hàng năm 2010 so năm 2009 tăng 38.889.195 VND tương ứng với 9,4% cho thấy răng công ty chưa tiết kiệm chi phí bán hàng, và cung cấp dịch vụ để hạ giá thành sản phẩm. về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so năm 2009 là giảm 42,036 VND, giảm không đáng kể. Vậy nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận sau thuế giảm là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng, doanh nghiệp cần phải xem xét nguyên nhân khiến cho hai chỉ tiêu này tăng để có biện pháp khắc phục. Như vậy giá thành của doanh nghiệp mới giảm, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 48
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Bảng 5: Cân đối kế toán Thuyết STT CHỈ TIÊU Mã Năm 2009 Năm2010 Năm 2010 so 2009 minh (1) (2) (3) (4) Số tiền % TÀI SẢN A TÀI SẢN ngắn hạn 100 879,576,389 888,921,624 9,345,235 1% I I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 432,564,254 442,455,245 9,890,991 2% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn II 120 III.05 51,234,625 53,124,658 1,890,033 4% (120=121+129) 1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 51,234,625 53,124,658 1,890,033 4% 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn 2 129 - - - hạn (*) III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 383,764,245 381,328,456 (2,435,789) -1% 1 1. Phải thu của khách hàng 131 382,564,245 380,128,456 (2,435,789) -1% 2 2. Trả trước cho người bán 132 - - 3 3. Các khoản phải thu khác 138 1,200,000 1,200,000 - 0% 4 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 - - - IV IV. Hàng tồn kho 140 - - - 1 1. Hàng tồn kho 141 III.02 - - - 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - - - V V. Tài sản ngắn hạn khác 150 12,013,265 12,013,265 - 0% 1 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 12,013,265 12,013,265 - 0% 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà 2 152 - - - nước Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 49
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Thuyết STT CHỈ TIÊU Mã Năm 2009 Năm2010 Năm 2010 so 2009 minh 3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 - - - B - TÀI SẢN DÀI HẠN B 200 16,207,260,561 16,478,471,713 271,211,152 2% (200=210+220+230+240) I I. Tài sản cố định 210 III.03.04 15,912,999,206 16,193,910,465 280,911,259 2% 1 1. Nguyên giá 211 15,489,452,312 16,652,456,590 1,163,004,278 8% 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (423,546,894) (458,546,125) (34,999,231) 8% 3 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 - - - II II. Bất động sản đầu tư 220 - - - 1 1. Nguyên giá 221 - - - 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 - - - III III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 - - - 1 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 - - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài 2 239 - - - hạn (*) IV IV. Tài sản dài hạn khác 240 294,261,355 284,561,248 (9,700,107) -3% 1 1. Phải thu dài hạn 241 294,261,354 284,561,248 (9,700,106) -3% 2 2. Tài sản dài hạn khác 248 - - - 3 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) 250 17,086,836,950 17,367,393,337 280,556,387 2% Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 50
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng NGUỒN VỐN - A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 7,330,875,458 7,879,019,385 548,143,927 7% I I. Nợ ngắn hạn 310 4,806,314,224 5,013,592,949 207,278,725 4% 1 1. Vay ngắn hạn 311 3,546,245,625 3,654,585,568 108,339,943 3% 2 2. Phải trả cho người bán 312 356,789,759 356,428,965 (360,794) 0% 3 3. Người mua trả tiền trước 313 657,666,486 767,117,163 109,450,677 17% 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 245,612,354 235,461,253 (10,151,101) -4% 5 5. Phải trả người lao động 315 - - - 6 6. Chi phí phải trả 316 - - - 7 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 - - - 8 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - - - II II. Nợ dài hạn 320 2,524,561,234 2,865,426,436 340,865,202 14% 1 1. Vay và nợ dài hạn 321 1,976,699,991 2,303,290,978 326,590,987 17% 2 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 - - - 3 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 547,861,243 562,135,458 14,274,215 3% 4 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 - - - B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 9,755,961,492 9,488,373,952 (267,587,540) -3% I I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 8,500,000,000 8,500,000,000 - 0% 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 - - - 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - - 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 - - - 5 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 - - - 6 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 - - - 7 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 1,255,961,492 988,373,952 (267,587,540) -21% II II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) 440 17,086,836,950 17,367,393,337 280,556,387 2% Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 51
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Phân tích bảng cân đối kế toán Dựa vào bảng số liệu so sánh tài sản, nguồn vốn trên nhận thấy rằng tổng tải sản công ty từ năm 2009 so với 2010 tăng 280,556,387 VND tương ứng với 2%. Ta cần đi vào tìm hiểu nghiên cứu cụ thể từng chỉ tiêu. Trước hết xét đến tài sản ngắn hạn năm2009 so với 2010 tăng 1 %, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 9.890.991 VND tương ứng với 2%, các khoản thu ngắn hạn giảm 2.435.789 VND tương ứng 1%, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên1.890.033 VND tương ứng 4%. Điều này cho thấy khả năng chi trả tiền mặt của công ty khá tốt, chủ động được thanh toán tức thời. Các khoản nợ của công ty được đẩy mạnh thu hồi, tình trạng bị chiếm dụng vốn là không đáng kể. Công ty có đầu tư trong ngắn hạn nhưng vẫn chưa nhiều trong thời gian tới cần có chiến lược đầu tư tốt hơn. Xét về tài sản dài hạn tăng 271.211.152VND tương ứng với 2%. Thấy được rằng năm 2010 công ty chú trọng đầu tư vào tài sản công ty, tăng khả năng phục vụ khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về phần nguồn vốn của công ty năm 2010 so với năm 2009 nợ phải trả tăng 548,143,927 VND tương ứng với 7% , trong đó nợ ngắn hạn tăng 207,278,725 VND tương ứng 4%, nợ dài hạn tăng 340,565,202 VND tương ứng 14%. Vốn chủ sở hữu công ty giảm đi 238,814,993 VND tương ứng 3%, lợi nhuận chưa phân phối giảm 81,887,505VND tương ứng 7%. Nguyên nhân chính khiến nguồn vốn tăng do nợ dài hạn. Từ các số liệu thống kê ở trên thấy được tình hình tài chính công ty tương đối tốt. Năm 2010 công ty có hướng đầu tư mở rộng hơn quy mô kinh doanh. Công ty đang tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng, bên cạnh đó cần có kế hoạch trả nợ phù hợp tránh lân vào tình khó chi trả,nên đầu tư vào những hạng mục có khả năng sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn phù hợp. Trong thời gian tới cần có chiến lược phát triển phù hợp để phát huy được thế mạnh hiện có. 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1 Chỉ tiêu về doanh thu - Tình hình doanh thu của doanh nghiệp qua 2 năm Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 52
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Bảng 6: Tình hình doanh thu của doanh nghiệp (ĐVT: VND) So sánh năm 2009 và Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 năm 2010 Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng 10,134,649,854 10,172,459,198 37,809,344 0.37% cung cấp dịch vụ 1.1 Doanh thu cung 8,046,154,823 8,468,910,109 422,755,286 5.25% cấp dịch vụ giao nhận 1.2 Doanh thu cung 2,078,495,031 1,693,549,089 (384,945,942) -18.52% cấp dịch vụ khác 2.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10,124,649,854 10,162,459,198 37,809,344 0.37% dịch vụ 3. Doanh thu hoạt 15,468,954 18,546,129 3,077,175 12.08% động tài chính 4 Doanh thu khác 18,546,256 12,569,851 (5,976,405) -32.22% 5. Tổng doanh thu 10,168,665,064 10,203,575,178 34,910,114 0.34% (Nguồn : Phòng kế toán cung cấp) Trong doanh thu bán hàng gồm cung cấp dịch vụ giao nhận và cung cấp dịch vụ khác, cung cấp dịch vụ giao nhận chiếm phần lớn trong doanh thu. Trong 2 năm vừa qua doanh thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khá ổn định, và năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009 là 37,809,344 VND, tương ứng với 0.37% Đây có thể coi là thành tích của doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu còn thấp có thể do tên tuổi doanh nghiệp chưa được biết đến nhiều, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp tại thị trường Hải Phòng và các vùng lân cận chưa có vị trí cao trong mắt người tiêu dùng, dẫn đến dịch vụ mới chỉ cung cấp cho khách hành quen thuộc chưa có nhiều khách hàng mới, trong thời gian tới doanh nghiệp cần có đối sách để khai thác tốt hơn nguồn lực hiện có của mình, tăng doanh thu cao hơn nữa. Còn đối với doanh thu hoạt động tài chính gồm lãi tiền gửi và tiền cho doanh nghiệp cho thuê đầu kéo của doanh nghiệp khi nhàn rỗi năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3,007,175 VND tương ứng với 12,08%. Mặc dù có tăng nhưng nhin chung vẫn Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 53
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng thấp. Có thể doanh nghiệp mới đầu tư vào hoạt động tài chính nên doanh thu chưa tăng nhiều. hứa hẹn năm 2011 có doanh thu cao hơn. Doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển. Bảng 7 Kết quả bảng giao nhận trong năm Tổng giá trị Tỷ trọng Hình Thức Số hợp đồng (VND) ( %) Đường biển 280 3,521,624,323 42% Đường bộ 112 2,157,868,977 25% Hàng không 138 1,587,557,890 19% Đa phương thức 160 1,201,859,000 14% Tổng 690 8,468,910,190 100% (Nguồn: phòng kế toán cung cấp) Giá trị trung bình hợp đồng biển là 20,283 triệu VND, hợp đồng đường bộ là 19,266 triệu VND, hợp đồng hàng không là 11,504 triệu VND, hợp đồng đa phương thức là 7, 556 triệu VND. Nhìn trung giá trị trung bình phản ánh khách hàng chủ yếu của công ty là vừa và nhỏ, đây cũng là khách hàng chủ yếu của công ty. Tỷ trọng đường biển 67% phản ánh khách hàng công ty chủ yếu sử dụng được vận tải đường biển. Vận tải đa phương thức chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 14%, chứng tỏ trong năm vừa qua hình thức vận tải này chưa được chú trọng. Tổng số hợp đồng 690 hợp đồng, điều này phản ánh rõ nhất hiệu quả của đội ngũ sale trong việc tìm kiếm hợp đồng và năng lực đàm phán hợp đồng. Thực tế trong thời kỳ thời kỳ cạnh tranh gay gắt, để có được một hợp đồng thì nhân viên sales phải rất nỗ lực từ khâu lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng đến khâu đàm phán ký kết hợp đồng. Đội nhân viên sales tương đối chuyên nghiệp và các chính sách khách hàng thì Bee Logistic Hai phong mới có thành tích như trên. Gồm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu. Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 54
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Bảng 8: Hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu doanh thu (ĐVT: VND) So sánh năm 2009 và Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 năm 2010 Giá trị % Tổng doanh thu 10,168,665,064 10,203,575,178 34,910,114 0.34% Tổng chi phí 6,258,971,850 6,928,707,545 669,735,695 10.70% Lợi nhuận sau thuế 2,932,269,911 2,456,150,725 (476,119,186) -16.24% Hiệu suất kinh doanh 1.6247 1.4727 (0.152) -9.36% theo chi phí Hiệu suất lợi nhuận 0.288 0.241 (0.048) -16.52% trên doanh thu (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm) Nhận xét: - Lợi nhuận là kết qủa cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nó là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lợi nhuận còn được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của Công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Công ty. Việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của Công ty được vững chắc. Nhìn chung tỷ lệ của lợi nhuận trong doanh thu tương đối cao, và hiệu quả kinh doanh theo chi phí khá cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh tương đối tốt, với hiệu quả cao. Tuy nhiên năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009, là một doanh nghiệp mới hoạt động trong ngành mới mẻ lợi nhuận có thể biến động đôi chút, thêm vào đó năm 2010 doanh nghiệp đang triển khai chính sách mở rộng quy mô doanh nghiệp và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. 2.2 Chỉ tiêu chi phí Cụ thể chi phí của doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 55
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sxkd tại BeeLogistic – CN Hải phòng Bảng 9: Chi phí của doanh nghiệp (ĐVT: VND) So sánh năm 2009 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 với năm 2010 Giá trị % 1. Giá vốn hàng bán 4,912,645,892 5,524,562,958 611,917,066 12.46% 2. Chi phí tài chính (chi phí 356,124,356 380,126,423 24,002,067 6.74% lãi vay) 3.Chi phí bán hàng 412,356,429 451,245,624 38,889,195 9.43% 4. Chi phí quản lý doanh 562,598,928 562,556,892 (42,036) -0.01% nghiệp 5. Chi phí khác 15,246,245 10,215,648 (5,030,597) -33.0% 6. Tổng chi phí 6,258,971,850 6,928,707,545 669,735,695 10.7% (Nguồn: Phòng kế toán cung cấp) Nhìn chung tổng chi phí của doanh nghiệp tăng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 669,735,695VND tương ứng 10,7% . Ta đi xem xét từng chi phí, chí phí giá vốn tăng 12.46%, Chi phí tài chính tăng 6.74%. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,01%, chi phí khác giảm mạnh 33%, đây là thành tích của doanh nghiệp trong năm 2011 cần phát huy tốt hơn nữa trong quá trình giảm thiểu chi phí. Như vậy yếu tố chính làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Việc tăng mạnh giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc giá thành dịch vụ của doanh nghiệp đã tăng đáng kể, đây là điều bất lợi lớn cho doanh nghiệp, khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên thị trường, khả năng thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng cũ của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. . Vì do tính chất là công ty giao nhận vận tải nên nguyên nhân làm cho chi phí giá vốn lên, có thể do : _ Doanh nghiệp mới mua máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định lớn _Năm 2010 giá xăng dầu có nhiều biến động. _Vận dụng các nhân tố về môi trường kinh doanh, chế độ chính sách của nhà nước chưa tốt. Chi phí nhân công tăng _ Chi phí cho lưu thuê kho bãi tăng lên Sinh viên: Nguyễn Thị Hà – Lớp QT 1101N Trang 56