Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao hiệu quả gỉang dạy và yếu tố hình học ở học ở học sinh lớp 5"

pdf 34 trang huongle 4950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao hiệu quả gỉang dạy và yếu tố hình học ở học ở học sinh lớp 5"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giang_day_va_yeu_to.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao hiệu quả gỉang dạy và yếu tố hình học ở học ở học sinh lớp 5"

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Đề Tài Nâng cao hiệu quả gỉang dạy và yếu tố hình học ở học ở học sinh lớp 5
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao hiệu quả gỉang dạy và yếu tố hình học ở học sinh lớp 5 a. phần mở đầu i. Cơ sở lý luận: Như chúng ta được biết tiểu học là học phổ cập, tạo tiền để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới: Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình môn Toán bậc tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học giữ một trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng về hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hỗ trợ các môn khoa học khác (như môn vẽ, thủ công, và tìm hiểu tự nhiên xã hội) là mảng kiến thức quan trọng cho học lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên giảng dạy trong mỗi nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. ii. cơ sở thực tiễn:
  3. Trong những năm qua giáo viên khối năm chúng tôi đã cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Đối với môn Toán ở bậc tiểu học, chúng tôi đã nhận thấy có sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Đối với môn Toán ở bậc tiểu học, chúng tôi đã nhận thấy có sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy trong giờ học đó là: Học sinh đã làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy các yếu tố hình học đối với lớp 5, tổ nhóm chúng tôi còn thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn sau: 1. Về giáo viên: a) Thuận lợi: - Các đ/c trong tổ có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Là những giáo viên đã từng giảng dạy lớp 5 nên ít nhiều đã nắm được đặc điểm, đặc trưng của môn toán và khả năng tiếp thu của học sinh. - Đồ dùng giảng dạy về các yếu tố hình học được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ. b) Khó khăn: - Tuy đã được trang bị đồ dùng giảng dạy, song đồ dùng còn nhỏ. Giáo viên sử dụng đồ dùng chưa được triệt để. Vì vậy mà việc dẫn dắt học sinh nắm kiến thức mới chưa cao. 2) Về học sinh: a) Thuận lợi: - Các em đều ngoan, có ý thức học tập môn toán, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
  4. - Trong năm nay, tất cả học sinh khối năm đều được học 2 buổi trong ngày, nên thời gian củng cố, rèn luyện kiến thức được nhiều hơn. - Trong những năm gần đây, phụ huynh học sinh đã quan tâm tới việc học của con em mình. b) Khó khăn: - Còn một số học sinh chưa chăm học, mải chơi. - Chỗ học ở nhà không có. - Đồ dùng học tập còn thiếu. - Còn có những học sinh phát triển trí tuệ không bình thường. - Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của các em. - Do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em cũng còn hạn chế nhiều dẫn tới ngại làm các bài tập có nội dung về các yếu tố hình học. Qua khảo sát chất lượng của 98 học sinh lớp 5 vào đầu tháng 12 theo 3 tiêu chí sau: Nhận biết hình và kĩ Nắm kiến thức cơ Vận dụng kiến thức năng vẽ hình bản về hình học làm bài tập Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt đạt 83 15 70 28 68 30 em em em em em em
  5. 85% 15% 71% 29% 69% 31% Từ thực trạng trên, đặt cho mỗi giáo viên giảng dạy lớp 5 chúng tôi là giảng dạy về yếu tố hình học như thế nào để có hiệu quả cao. Vì vậy nhóm chúng tôi mạnh xây dựng chuyên đề: "Nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5". b. nội dung chuyên đề: i. nội dung chương trình sách giáo khoa tiểu học về dạy các yếu tố hình học: Nội dung các yếu tố hình học ở tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Tức là các yếu tố hình học được lặp đi lặp lại vài lần trong chương trình, lần sau củng cố và phát triển kiến thức đã học của lần trước. Đối với lớp 1: Môn Toán lớp 1 gồm 4 chương, dạy trong 35 tuần. Trong đó, Toán về các yếu tố hình học gồm 9 tiết, các tiết này được rải ra và sắp xếp xen kẽ với các yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán. a) Nội dung các yếu tố hình học lớp 1 gồm: + Hình vuông, hình tròn. + Hình tam giác + Điểm; đoạn thẳng. + Thực hành đo độ dài + Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. + Điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
  6. b) Mức độ yêu cầu: - Giúp học sinh có biểu tượng về điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông và hình tam giác ở mức độ nhận biết được điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông qua các hình vẽ và mẫu hình. - Biết cắt, ghép hình tam giác, hình vuông và biết vẽ đoạn thẳng bằng thước kẻ. Giúp các em có biểu tượng về độ dài và đơn vị độ dài "xentimet". Biết kí hiệu "cm", nhận biết được độ dài 1 cm trên thước có vạch cm. Biết dùng thước để đo, biết ước lượng độ dài, biết cộng trừ các số đo đoạn thẳng. Đối với lớp 2: Chương trình môn Toán lớp 2 gồm 7 chương, dạy trong 35 tuần. Trong đó Toán về các yếu tố hình học gồm 14 tiết và cũng đựơc rải ra xen kẽ cùng với việc dạy các yếu tố đại số. a) Nội dung các yếu tố hình học lớp 2 gồm: + Hình chữ nhật, hình tứ giác. + Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc. + Chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật + Đơn vị đo độ dài: dm, m, km, mm. b) Mức độ yêu cầu: + Nhận biết được hình chữ nhật, hình tứ giác và đường gấp khúc. + Biết đếm số hình chữ nhật và hình tứ giác trong một hình vẽ cho trước. + Biết nói các điểm cho trước để có hình chữ nhật, hình tứ giác + Biết đo và tính độ dài đường gấp khúc.
  7. + Biết cách tính chu vi hình chữ nhật, hình tứ giác bằng cộng tổng độ dài các cạnh. Đối với lớp 3: Chương trình Toán lớp 3 gồm có 175 tiết, dạy trong 35 tuần. Trong đó, các bài toán về yếu tố hình học được dạy trong 24 tiết, và các tiết đó cũng được rải ra sắp xếp xen kẽ với việc dạy các yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán. a) Nội dung các yếu tố hình học lớp 3 gồm: + Dùng chữ ghi hình. + Đỉnh, cạnh, góc của một hình + Sử dụng eke + Giải bài toán về phân tích, tổng hợp hình. + Vẽ hình, cắt, ghép, gấp, xếp hình + Tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn + Các số đo độ dài: km, mm, dam, hm, bảng đơn vị đo độ dài. b) Mức độ yêu cầu: + Nhận biết được các yếu tố: Đỉnh, cạnh, góc của một hình, và xác định được chúng trong những trường hợp cụ thể + Biết dùng chữ để đặt tên cho các đỉnh của hình tam giác, hình tức giác. + Biết gọi tên hình theo các đỉnh (Ví dụ: Đoạn thẳng AB, tam giác ABC, hình chữ nhật ABCD". + Nhận dạng được góc vuông, góc không vuông, biết dùng eke để kiểm tra lại góc. Nhận dạng và phân biệt được tam giác có góc vuông, hình chữ nhật với hình tứ giác. Biết vẽ hình.
  8. + Nắm được đơn vị đo độ dài: km, mm và biế đổi các đơn vị đo độ dài. Đơn vị đo diện tích: cm2 + Biết giải toán có liên quan đến số đo độ dài. + Biết tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật và hình vuông theo công thức chung. Đối với lớp 4: (Đây là lớp chưa thay sách) Chương trình môn toán 4 gồm 165 tiết dạy trong 33 tuần, trong đó các bài toán về yếu tố hình học được dạy trong 24 tiết. a) Nội dung các yếu tố hình học gồm: - Đoạn thẳng; Đường thẳng; Tia; Đường thẳng song song; Đường thẳng vuông góc. - Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Hình chữ nhật; Hình vuông - Sử dụng eke và thước vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc. - Tính chu vi, tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - Các đơn vị đo độ dài: dam, hm, bảng đơn vị đo độ dài. - Đơn vị đo diện tích: m2, dm2, cm2, mm2 - Tỉ lệ xích, vẽ thu nhỏ đoạn thẳng trên giấy, giống và đo đoạn thẳng trên mặt đất. b) Mức độ yêu cầu: - Nắm được kiến thức cơ bản về đoạn thẳng, đường thẳng, tia. - Nắm được các góc và mỗi góc có một đỉnh hai cạnh.
  9. - Nắm được đặc điểm hình vuông. Hình chữ nhật - Biết vẽ đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc. - Nắm được tên các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích và biết chuyển đổi các đơn vị đó dựa trên mối quan hệ. - Biết cách tính chu vi, cách tính diện tích hình chữ nhật hình vuông theo công thức chung. - Biết tính khoảng cách thực tế, khoảng cách thu nhỏ trên giấy. - Biết áp dụng công thức để giải những bài toán có nội dung hình học. Đối với lớp 5: Chương trình toán 5 được dạy trong 33 tuần 165 tiết. Trong đó các bài toán về yếu tố hình học được dạy tập chung trong một chương gồm 29 tiết. a) Nội dung các yếu tố hình học gồm: - Hình tam giác. Hình thang. Hình tròn - Tính diện tích hình tamg giác. Tính diện tích hình thang. Tính chu vi, diện tích hình tròn. - Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ. - Tính diện tích xung quanh. Tính diện tích toàn phần, tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ. - Đơn vị đo thể tích: cm3, dm3, m3. Bảng đơn vị đo thể tích. b) Mức độ yêu cầu: - Hình tam giác: Nhận dạng, vẽ được hình bằng thước và eke các loại tam giác, chiều cao tam giác ứng với đáy cho trước. Nắm được công thức tính diện tích hình tam giác. Biết tính chiều cao và cạnh đáy hình tam giác theo công thức ngược.
  10. - Hình thang: Nhận dạng và vẽ được hình thang. Biết vẽ đường cao hình thang, nắm và nhớ công thức tính diện tích hình thang, đồng thời biết vận dụng công thức để giải toán, biết vận dụng các công thức ngược. - Hình tròn: + Nhận dụng và vẽ được hình tròn. Nắm được các yếu tố trong hình tròn + Biết tính chu vi và diện tích hình tròn theo công thức tổng quát. - Hình hộp chữ nhật; Hình lập phương; Hình trụ: Biết nhận dạng các hình và vẽ được hình. Nắm được quy tắc, công thức tổng quát, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích. Biết giải các bài tập có nội dung hình học. Như vậy, các yếu tố hình học ở lớp 1,2,3,4 được rải ra và sắp xếp xen kẽ với các kiến thức số học, yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán nhằm tạo ra mối liên hệ hữu cơ và sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các tuyến kiến thức với nhau. Song ở lớp 5 là lớp duy nhất các yếu tố hình học được dạy tập trung trong một chương, số tiết dạy nhiều hơn, kiến thức kĩ năng đòi hỏi cao hơn so với các lớp dưới. ii. vị trí, vai trò toán về các yếu tố hình học lớp 5: Dạy các yếu tố hình học chương trình toán 5 nó giữ một vị trí rất quan trọng trong việc: - Góp phần vào việc củng cố kiến thức, kĩ năng về các yếu tố hình học mà các em đã học từ các lớp dưới. - Mở rộng, phát triển và cắt ghép hình. Vẽ hình khối trong không gian, phát triển trí tưởng tượng trong hình học không gian. Cách lập luận suy diễn logic. Biết cách giải các bài toán về yếu tố hình học. Giúp các em tích luỹ được những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập. Tạo tiền đề cho việc học tiếp lên bậc phổ thông trung học cơ sở.
  11. iii. những yêu cầu khi giảng dạy các yếu tố hình học: - Học sinh phải tham gia và hoạt động học một cách tích cực, tự nhiên và tự tin. Trong giờ học các em phải biết quan sát, so sánh và tự phát hiện, tự tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào giải toán. - Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan. Lên kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập một cách nhẹ nhàng. Sử dụng triệt để đồ dùng trực quan giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân của học sinh. - Giáo viên tạo điều kiện để học sinh hứng thú học tập. iv. các phương pháp giảng dạy về những bài toán có yếu tố hình học ở tiểu học: + Phương pháp trực quan + Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng + Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn. + Phương pháp thực hành luyện tập * Phương pháp trực quan: ( phương pháp hình học trực quan) ở tiểu học các chỉ tiếp thu kiến thức hình học dựa trên những hình ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động thực hành như: Đo đạc, tô, vẽ, cắt, ghép, gấp xếp hình. Chẳng hạn để đi đến quy tắc tính diện tích hình thang ở lớp 5 (tiết 90) giáo viên chỉ cần dạy như sau: Giáo viên có hình thang ABCD - học sinh quan sát.
  12. Bằng cách cắt ghép hình để hướng dẫn học sinh tìm ra quy tắc chung. a) Lấy điểm chính giữa M của cạnh CD hình thang ABCD. Nối AM rồi cắt hình thang ABCD theo đường AM được tam giác ADM. b) Ghép tam giác ADM vào vị trí ECM ta được tam giác ABE. Vì diện tích ABCD bằng diện tích của ABE và bằng 1 (BE x h): 2 = (BC + CE) x 2 1 = (BC + AD) x 2 1 Vì CE = AD nên ta có công thức diện tích hình thang = (a + b) x 2 Như vậy đối với học sinh tiểu học không cần phải chứng minh chặt chẽ bằng suy diễn logic mà chỉ cần dựa vào quan sát để rút ra kết luận. * Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể & cái trừu tượng: Vì hình học ở tiểu học là hình học trực quan, nên phương pháp cơ bản để dạy là kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể & cái trừu tượng theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Tư duy trừu tượng đến thực tiễn. ở đây học sinh tiếp thu và vận dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hoặc với mô hình hay sơ đồ hình vẽ. Và áp dụng những điều khái quát đã lĩnh hội được vào những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn khi dạy về hình vuông ở lớp 1, giáo viên có thể làm như sau:
  13. Giới thiệu hình vuông: giáo viên giơ lần lượt từng tấm bia hình vuông cho học sinh xem. Mỗi lần đều giơ một hình vuông, với màu sắc, kích thước và có vị trí khác nhau và nói: Đây là hình vuông -> học sinh nhắc lại. - Học sinh lấy trong hộp đồ dùng tất cả hình vuông đặt lên mặt bàn -> học sinh lần lượt giơ hình vuông và nói. - Học sinh xem các đồ vật có hình vuông -> nêu tên các đồ vật đó. + Dùng bút chì màu tô các hình vuông trong sách giáo khoa. - Nêu tên các vật có hình vuông ở trong lớp, ở nhà (viên gạch bông) * Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn trong dạy học các yếu tố hình học. Ta đã biết: - Phương pháp quy nạp là phương pháp suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ những trường hợp cụ thể để rút ra kết luận tổng quát. - phương pháp suy diễn là phương pháp suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ quy tắc tổng quát áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. - Trong giảng dạy các YTHH, giáo viên thường dùng phương pháp quy nạp để dạy học sinh các kiến thức mới, sau đó dùng phương pháp suy diễn để hướng dẫn học sinh luyện tập, áp dụng các kiến thức và quy tắc mới ấy vào giải những bài tập cụ thể. Chẳng hạn để dạy học sinh lớp 5 về cách tích thể tích hình hoọp chữ nhật giáo viên có thể làm như sau: a) Dạy bài mới (dùng phương pháp quy nạp): Giáo viên dựa vào một vài ví dụ cụ thể để giúp học sinh nhận rút ra kết luận chung.
  14. Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm và chiều cao 2 cm. Ta chia hình hộp chữ nhật này thành các hình lập phương 1 cm3, ở hình này sẽ có 2 lớp hình lập phương mỗi lớp gồm có: 4 x 3 = 12 hình lập phương 1 cm3 vậy muốn tìm số hình lập phương 1cm3 ta chỉ cần tính 4 x 3 x 2 = 24 hình lập phương 1 cm3 hay thể tích của hình lập phương này là: 4 x 3 x 2 = 24 (cm3) Giáo viên cho học sinh nhận thấy 4 -> số đo chiều dài 3 là số đo chiều rộng, 2 là chiều cao. Tương tự tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 3 dm, chiều cao 2 dm -> V = 5 x 3 x 2 = 30dm3 - Học sinh lấy trong hộp đồ dùng tất cả hình vuông đặt lên mặt bàn -> học sinh lần lượt giơ hình vuông và nói. - học sinh xem các đồ vật có hình vuông -> nêu tên các đồ vật đó. + Dùng bút chì màu tô các hình vuông trong sách giáo khoa. - Nêu tên các vật có hình vuông ở trong lớp, ở nhà (viên gạch bông). 3. Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn trong dạy học các yếu tố hình học. Ta đã biết: - Phương pháp quy nạp là phương pháp suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ những trường hợp cụ thể để rút ra kết luận tổng quát. - phương pháp suy diễn là phương pháp suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ quy tắc tổng quát áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. - Trong giảng dạy các YTHH, giáo viên thường dùng phương pháp quy nạp để dạy học sinh các kiến thức mới, sau đó dùng phương pháp suy diễn để hướng dẫn học sinh luyện tập, áp dụng các kiến thức và quy tắc mới ấy vào giải những bài tập cụ thể.
  15. Chẳng hạn để dạy học sinh lớp 5 về cách tính thể tích hình hộp chữ nhật giáo viên có thể làm như sau: a) Dạy bài mới (dùng phương pháp quy nạp): giáo viên dựa vào một vài ví dụ cụ thể để giúp học sinh nhận rút ra kết luận chung. Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 2cm. Ta chia hình hộp chữ nhật này thành các hình lập phương 1cm3, ở hình này sẽ có 2 lớp hình lập phương mỗi lớp gồm có: 4 x 3 = 12 hình lập phương 1cm3 vậy muốn tìm số hình lập phương 1cm3 ta chỉ cần tính 4 x 3 = 12 hình lập phương 1cm3 hay thể tích của hình lập này là: 4 x 3 x 2 24 (cm3) Giáo viên cho học sinh nhận thấy 4 -> số đo chiều dài 3 là số đo chiều rộng, 2 là chiều cao. Tương tự tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3dm, chiều cao 2dm -> V = 5 x 3 x 2 = 30dm3 Từ ví dụ như trên học sinh nêu ra được quy tắc chung tính thể tích cho tất cả các hình hộp chữ nhật -> muốn tính V ta lấy số đo chiều dài x số đo chiều rộng x số đo chiều cao. b) Luyện tập áp dụng (dùng phương pháp suy diễn): Giáo viên cho học sinh vận dụng quy tắc chung vừa học vào các trường hợp riêng để giải bài toán cụ thể. Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có. - Chiều dài: 18 cm - Chiều rộng: 12cm - Chiều cao: 7cm
  16. Một cái bể có chiều dài = 4cm, chiều rộng = 2m, chiều cao 1,5m. Hỏi nếu chứa đầy nước thì sẽ được bao nhiêu khối nước. * Tính thể tích phòng học có dài: 8m, rộng 6m, cao 3,5m * Phương pháp thực hành luyện tập trong dạy cấc yếu tố hình học: - phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức mới hoặc rèn luyện kỹ năng làm bài tập, thực hành. - Dùng phương pháp này để dạy và kiến thức mới. Chẳng hạn khi dạy về tính diện tích hình tam giác. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau. Học sinh thực hành cắt đôi một hình tam giác thành 2 tam giác theo đường cao sau ghép với hình tam giác còn lại để được một hình chữ nhật. Sau đó so sánh diện tích hình tam giác với diện tích hình chữ nhật -> diện tích hình chữ nhật bằng 2 lần diện tích hình tam giác Mà tính diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài x chiều rộng -> diện tích hình tam giác chiều rộng x chiều dài/2 mà: chiều dài chữ nhật = cạnh đáy hình tam giác, chiều rộng hình chữ nhật = chiều cao hình tam giác -> diện tích hình tam giác = đáy x chiều cao/2. Vậy bằng phương pháp thực hành cắt ghép hình học sinh đã rút ra được kết luận chung cho việc tính diện tích hình tam giác. Trong các tiết luyện tập về hình học học sinh được thực hành luyện tập giải các loại bài tập dạng dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để củng cố kiến thức mới và rèn kỹ năng. Như vậy khi giảng dạy các yếu tố hình học trong một tiết dạy giáo viên phải biết kết hợp khéo léo các biện pháp trên, tạo không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng. Ngoài 4 biện pháp trên, khi dạy về các yếu tố hình học, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các tuyến kiến thức khác như đo đại số giải toán, đặc biệt là hỗ trợ cho việc giảng dạy số học.
  17. Đồng thời người giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ hình học. Thường xuyên ôn tập củng cố và hệ thống các kiến thức và kỹ năng hình học. Đảm bảo cân đối tính khoa học và vừa sức trong giảng dạy các yếu tố hình học. v. quy trình một tiết dạy về các yếu tố hình học: Giảng dạy các yếu tố hình học là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh (đó là: quan sát, thực hành, phát triển và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích, tổng hợp và rút ra quy tắc chung). Quy trình một tiết dạy các yếu tố hình học nó cũng như quy trình một tiết dạy toán chung. HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5') HĐ 2: Dạy bài mới (13 - 15') Bước 1: Giới thiệu bài (1 - 2') Bước 2:Tìm hiểu bài ( 10 - 12') Tìm hiểu nội dung bài a) Cho học sinh quan sát - thực hành b) Nhận xét, so sánh - rút ra kết luận HĐ3: Thực hành luyện tập (15 - 17') HĐ 4: Củng cố, dặn dò (3 - 5') VI. Phương pháp dạy một số dạng toán về các yếu tố hình học lớp 5: 1. Dạy về hình học phẳng: a) Các yếu tố hình học gồm:
  18. + Hình tam giác: Các loại tam giác, chiều cao, đáy, diện tích hình tam giác + Hình thang: Hình thang, hình thang vuông, đáy lớn, đáy bé, cạnh bên, chiều cao của hình thang, diện tích hình thang. + Hình tròn: Đường tròn, tâm, bán kính, chu vi, diện tích Ví dụ 1: Giảng dạy về hình tròn: - ở lớp 1: Học sinh đã được làm quen với hình tròn bằng cách quan sát các đồ vật, mẫu vật có dạng hình tròn. Lên lớp 5 học sinh được biết thêm về các yếu tố của hình tròn. Khi dạy giáo viên có thể tiến hành như sau: b) Giới thiệu hình tròn và cách vẽ đường tròn - Giáo viên gọi cho học sinh nêu các ví dụ về hình tròn (mặt trời ) - Giáo viên giới thiệu compa, cách sử dụng. Để vẽ được hình tròn ta phải dùng compa, các compa gồm có - Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn - Học sinh thực hành vẽ hình tròn có bán kính 2cm vào giấy - Giáo viên giới thiệu hình tròn (dùng tay chỉ quét lên bề mặt hình tròn) đấy là hình tròn, dùng phấn tô đậm đường bao quanh hình tròn đó là đường tròn. - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút chì tô đậm đường tròn HS nhắc lại. * Giới thiệu các yếu tố của đường tròn (hình tròn) - Giáo viên nêu: điểm 0 tâm của đường tròn - Giáo viên yêu cầu học sinh nối tâm với một điểm tuỳ ý trên đường tròn
  19. - Giáo viên thực hành làm đường vừa nối được bán kính - Yêu cầu học sinh vẽ các đoạn OA, OB, OC đều là bán kính. - Yêu cầu HS dùng compa ướm thử lên các đoạn OA, OB, OC, OD rồi nêu nhận xét các bán kính trong đường tròn thì bằng nhau cho vài em nêu. - Giáo viên vẽ một đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm trên đường tròn đường kính học sinh so sánh giữa đường kính và bán kính. - Giáo viên gọi vài em nêu các yếu tố trong hình tròn. * Luyện tập: Học sinh vẽ đường tròn bằng compa theo bán kính cho trước và đường kính. - Như vậy khi dạy bài này giáo viên cần cho học sinh phân biệt được hình tròn và đường tròn. - Hình tròn là phần (mặt phẳng) nằm trong đường kính. - Đường tròn là đường con khép kín bao quanh hình tròn (do đầu compa vẽ lên). - Chỉ nói diện tích hình tròn chứ không nóilà diện tích hình đường tròn. c) Giảng dạy về tính diện tích hình thang: Tương tự như bài tính diện tích hình tam giác, quy tắc tính diện tích hình thang cũng ????? (Đã được minh hoạ ở phương pháp trực quan) 2. Dạy về hình học không gian:
  20. ở lớp 5 ngoài nhiệm vụ bổ sung và phát triển những biểu tượng hình học phẳng. Chương trình còn phát triển một số biểu tượng hình học không gian cho học sinh. Các em được giới thiệu đầy đủ các yếu tố đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương và trụ. Sơ bộ cách vẽ, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích của hình đó. a) Giới thiệu hình hộp chữ nhật: - Giáo viên cho học sinh quan sát hình hộp chữ nhật bằng nhựa - Học sinh mỗi em một bao diêm có dạng hình hộp chữ nhật - Học sinh quan sát nhận xét: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Các mặt có dạng hình gì, đỉnh, cạnh học sinh nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật. b) Hình hộp lập phương Từ hình hộp chữ nhật học sinh quan sát hình lập phương và học sinh cùng rút ra đặc điểm của hình hộp lập phương và đặc điểm các mặt, cạnh, đỉnh . c) Hình trụ Giáo viên giới thiệu thông qua các ví dụ cụ thể như hộp sửa, thùng đựng nước . kèm theo quan sát mô hình và học sinh nhận thấy hình trụ có 2 đáy là hình tròn bằng nhau, chiều cao bằng đoạn thẳng nối hai tâm của 2 hình tròn đáy. Như vậy khi giới thiệu ba hình trên, giáo viên cần tận dụng các đồ vật xung quanh như hộp phấn, bao diêm, viên gạch, lon sữa cùng với các mô hình bằng gỗ, nhựa để giúp học sinh hình thành biểu tượng cụ thể, biểu tượng khái quát, khái niệm sơ bộ về 3 loại hình trên. - Kết hợp chặt chẽ với môn mĩ thuật, cho học sinh vẽ khối hộp, khối trụ. d) Giảng dạy quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích
  21. - Quy tắc chung để tính diện tích xung quanh của cả 3 loại hình (hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ) là: Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân chiều cao Để đi đến quy tắc này giáo viên cho học sinh khai triển hình hộp chữ nhật (hình lập phương, hình trụ) rồi gợi ý học sinh: diện tích xung quanh mỗi hình đều bằng diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là chu vi đáy và chiều rộng bằng chiều cao của hình (minhhoạ trên mô hình). ở đây học sinh tính chu vi đáy theo công thức tính chu vi hình chữ nhật (hình vuông, hình tròn) Đối với hình lập phương còn có cách tính khác, diện tích một mặt nhân với 4 Để tính diện tích toàn phần của ba hình nói trên ta đều lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai mặt đáy. Trong đó diện tích mặt đáy tính theo quy tắc đã học về diện tích hình chữ nhật (diện tích hình vuông, diện tích hình tròn). Riêng hình lập phương còn có cách tính khác là lấy diện tích một mặt nhân 6. Để xây dựng quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật, giáo viên dùng mô hình hình hộp chữ nhật được ghép từ các khối vuông 1cm3 bằng nhựa để hướng dẫn học sinh nhận xét. Chẳng hạn: Hình hộp chữ nhật có dài 4cm, rộng 3cm, cao 2cm, gồm có 2 lớp khối vuông. Mỗi lớp khối vuông gồm có: 4 x 3 khối vuông, 1cm3 vậy muốn tìm số khối vuông 1cm3 ta chỉ việc tính 4 x 3 x 2 đó chính là thể tích hình hộp chữ nhật. Từ đó học sinh tự nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Công thức tính thể tích hình lập phương được suy ra từ công thức tính hình hộp chữ nhật V = a x a x a vì chiều dài, rộng, cao đều bằng nhau.
  22. Đối với quy tắc tính thể tích hình trụ. Giáo viên có thể xây dựng trên cơ sở phép tương tự sau: Thể tích hình hộp chữ nhật (a x b) x c Thể tích hình lập phương = (a x a) x a Ta thấy thể tích 2 hình trên đều bằng diện tích đáy nhân chiều cao (thể tích = diện tích đáy x chiều cao) Đối với hình trụ cũng vậy (thể tích hình trụ = diện tích đáy x chiều cao) Khi học sinh đã nắm được quy tắc và công thức tính. Giáo viên nên hình thành cho học sinh các quy tắc tính ngược được.
  23. Suy ra từ công thức V V Ví dụ: Chiều cao = ; a x b = a x b c Như vậy khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 5, giáo viên cũng phải quan tâm đến các vấn đề chung trong phương pháp giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 4. Người giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành. Tăng cường so sánh đối chiếu để hệ thống hoá các quy tắc, công thức tính toán giúp học sinh nhớ lâu. Đồng thời cần chú ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh vì lớp 5 là lớp cuối cấp, học sinh tương đối lớn, sắp sửa bước vào trường trung học cơ sở. Do đó bên cạnh phương pháp cung cấp kiến thức chính cho học sinh là dựa vào khả năng suy luận một cách có cơ sở, có căn cứ. Để giúp các em nhớ được công thức (kể cả công thức ngược) thì giáo viên phải thường xuyên ôn tập, hệ thống hoá để giúp các em nhận thấy có thể từ quy tắc này trong khi dạy giáo viên đã thường sử dụng 4 phương pháp (công thức) này suy ra quy tắc (công thức kia). 3. Dạy giải toán đó có nội dung hình học Trong chương trình lớp 4 và lớp 5 (mà chủ yếu là lớp 5) các bài toán đó có nội dung hình học ở tiểu học giữ vai trò rất quan trọng. Khi giải các bài toán này s phải vậndụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về: + Yếu tố hình học: Công thức tính P, S,V và các công thức ngược + Cách giải các loại toán điển hình + Các phép tính số học + Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh như tính: số gạch lót nền, tính diện tích quét vôi nhà, tính m3 nước của bể. Ví dụ: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật dài 18dm, rộng 12dm, cao 9dm, hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước.
  24. Để giải bài toán này học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính. Ví dụ 1: Một tam giác có đáy là 10cm, có diện tích bằng hình vuông có cạnh 8cm, tính đường cao của tam giác đó. Đối với bài toán này để đi tính chiều cao tam giác phải biết tính diện tích tam giác mà diện tích tam giác bằng diện tích hình vuông. Để giải bài toán này học sinh áp dụng quy tắc tính diện tích hình vuông để làm. Ví dụ 2: Một nhà máy đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật dài 12m, rộng 6m và sâu 3m. Đất đào lên cứ 1m3 nặng1,25 tấn. Nếu dùng xe tải loại 5 tấn để chuyển số đất đó thì phải bao nhiêu chuyến mới hết. Như vậy từ các kiến thức đã học, học sinh đã biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. VII. biện pháp thực hiện việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 5 1. Tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động học tập một cách chủ động, tự lực trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất - Giáo viên phải tổ chức tiết học để học sinh chủ động học bài, làm bài - Người giáo viên không làm thay hoặc áp đặt mà chỉ định hướng để học sinh tự tìm ra kết luận. 2. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy để thu hút học sinh vào hoạt động học tập Trong giờ dạy, giáo viên tránh nói nhiều và làm thay học sinh mà phải tổ chức cho tất cả học sinh cùng làm việc dưới hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên kiểm tra, giúp các em sửa sai, động viên các em làm bài tốt.
  25. 3. Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường từ quan sát đến nhận xét so sánh và hình thành kiến thức - Như vậy để học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, trong giờ học giáo viên phải khai thác một triệt để các đồ dùng dạy học, tạo không khí lớp thoải mái giờ học nhẹ nhàng. 4. Thực hiện nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở tất cả các khối lớp - Chúng tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp5 đạt được kết quả thì phải thực hiện đồng bộ đổi mới cách dạy này ở tất cả các khối lớp. Vì thế giáo viên phải hiểu, nắm chắc nội dung chương trình, kiến thức kỹ năng của việc dạy các yếu tố hình học, từ đó định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp. Vậy để nâng cao hiệu quả học về các yếu tố hình học nói riêng và học môn toán nói chung thì phải đổi mới phương pháp dạy một cách đồng bộ. Có như vậy thì mới có thể đưa chất lượng học tập lên đạt kết quả.
  26. C. kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề "Nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5" với các biện pháp mà chúng tôi đã thu được kết quả như sau: I. kết quả 1. Về phía giáo viên - Chúng tôi đã nắm chắc được phương pháp dạy học. Người thầy trên lớp đóng vai trò chỉ đạo dẫn dắt, không làm thay trò. - Giáo viên đã có kinh nghiệm giao việc cho học sinh đúng đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, hướng thú tích cực chủ động trong học tập. 2. Về phía học sinh: Các em nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học môn toán, nhất là học về dạng toán hình học. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí như ban đầu. Kết quả đạt được là: Nắm kiến thức cơ Nhận biết bản Vận dụng luyện tập về kỹ năng vẽ hình về hình học Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt đạt
  27. 91 7 em 89 9 em 89 9 em em em em 93% 7% 91% 9% 91% 9% Qua bảng khảo sát trên đã bước đầu khẳng định việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học nói riêng và của môn toán nói chung là việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra. II. Bài học Từ những kết quả đạt được nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 1. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy tức là phải giảng theo hướng đổi mới. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lòng thương yêu, quan tâm tới học sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy. 2. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình bày dạy sách giáo khoa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp. 3. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả, tạo không khí lớp học thoải mái 4. Kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học. 5. Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về toán học thông qua nghiên cứu các tài liệu thăm lớp dự giờ và các buổi hội thảo chuyên đề.
  28. Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 mà nhóm giảng dạy khối 5 chúng tôi. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là một công việc đòi hỏi người thầy phải tìm tòi công phu trong từng tiết học, do vậy mà chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, và sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp đồng chí để giúp tôi có những tiết dạy tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm 200 . Người viết Nguyễn Thị Tính Diện tích hình tam giác I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh biết cách tính diện tích hình tam giác theo cạnh đáy và chiều cao. II. Chuẩn bị - HS: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa) ê ke - GV: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa) bảng phụ, phấn màu, ê ke
  29. III. Lên lớp HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là một hình tam giác - Ngoài những yếu tố trên, trong hình tam giác em còn được học yếu tố nào? - Trong tam giác thế nào là chiều cao? - Em hiểu thế nào là diện tích của một hình HĐ2: Bài mới - Giới thiệu bài (1 - 2') - Tìm hiểu bài (12 - 13') GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho bài mới của HS. GV HS * Hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng - Dùng bút chì, ê kê kẻ chiều cao trên 2 hình tam Cả lớp thực hiện giác - Lấy 1 hình tam giác, dùng kéo cắt theo chiều cao của hình đó. - Hãy lắp ghép những hình vừa cắt được với hình tam giác còn lại sao cho 2 cạnh của 2 hình ghép với nhau phải bằng khít
  30. - Kết quả khi ghép xong ta được hình gì HS nêu *Cho HS quan sát hình cắt ghép của GV trên bảng - Em hãy so sánh diện tích 1 tam giác ban đầu - Diện tích hình tam với diện tích hình chữ nhật giác bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật -Vì sao? - Vì từ 2 tam giác bằng nhau ta cắt ghép được 1 hình chữ nhật - Để tính diện tích hình tam giác em dựa vào - Dựa vào diện tích đâu? hình chữ nhật - Em hãy tính diện tích hình chữ nhật S = chiều dài x chiều rộng - Vậy tính diện tích hình tam giác ta làm thế - Lấy diện tích CN nào? chia cho 2 * Dẫn dắt HS so sánh h.daix c.rong S = 2 - Chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật bằng - Chiều dài hình CN những yếu tố nào của hình tam giác. bằng cạnh đáy hình tam giác
  31. - Chiều rộng bằng chiều cao hình tam giác Thay thế các yếu tố của hình tam giác vừa so sánh vào biểu thức (*) để rút ra cách tính diện tích hình tam giác Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế 2 - 3 em nào * Quy tắc: SGK 1 - 2 em đọc quy tác (Lưu ý đơn vị đo của đáy và chiều cao) - Diện tích hình tam giác được ghi bằng S - Đáy hình tam giác ghi bằng a - Chiều cao hình tam giác ghi bằng h S được tính như thế nào? HS nêu a x h *Công thức S 2 - Cho HS ứng dụng tính luôn diện tích hình tam giác trên bảng với các số đo:
  32. Cạnh đáy: 30 cm HS làm miệng Chiều cao: 20cm Nêu cách tính: 30x 20 S 300(cm2 ) 2 - Muốn tính được diện tích hình tam giác em cần HS nêu biết gì? HĐ3: Luyện tập Bài 1: Cả lớp đọc thầm - Nêu yêu cầu bài Phần a, c - Thực hiện bảng con Nhận xét - Vì sao em thực hiện như vậy? áp dụng quy tắc Bài 1 củng cố kiến thức gì? Bài 2 - Lớp đọc thầm - Nêu yêu cầu bài
  33. - Thực hiện bảng Bài 3 - Lớp đọc thầm - Nêu yêu cầu bài - Bai toán cho biết gì? - Khi làm bài em lưu ý gì? -Thực hiện vở GV chấm một số vở Bài 4: (Nếu còn thời gian) - Lớp đọc thầm GV treo bảng phụ có vẽ hình thể hiện nội dung bài - Bài yêu cầu gì? Cho biết gì? - Nhìn hình vẽ em có nhận xét gì? HS thực hiện vở
  34. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? -Nêu công thức - Muốn tính diện tích tam giác ta cần biết gì? - Khi tính ta cần lưu ý điều gì? Về nhà: Học kỹ bài, hoàn thành bài tập