Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình

pdf 63 trang huongle 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_binh_dang_gioi_va_phong_chong_bao_luc_gia_dinh.pdf

Nội dung text: Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình

  1. BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Tài liệu tham khảo Tài liệu này đã được Ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của UNFPA và SDC Vũ Mạnh Lợi Hà nội 2007
  2. PHẦN I: BÌNH ĐẲNG GIỚI 3 1.1. Giới thiệu 3 1.2. Từ "bình đẳng nam-nữ" đến "bình đẳng giới" 4 1.3. Các vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay 19 PHẦN II. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 30 2.1. Khái niệm Bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình 30 2.2. Bạo lực trong gia đình ở Việt Nam 34 2.3. Các dạng bạo lực gia đình 41 2.4. Các chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình 44 2.5. Hiểu biết pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình của người dân 45 2.6. Các nguyên nhân của bạo lực gia đình 48 2.7. Kinh nghiệm hoạt động phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam 51 PHẦN III. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  3. PHẦN I: BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1. Giới thiệu Bình đẳng nam-nữ là vấn đề luôn được Đảng và Bác Hồ quan tâm trong suốt chặng đường cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ khi cách mạng nước ta xuất phát từ một chế độ thuộc địa và phong kiến, nơi phụ nữ có địa vị thấp kém, không được ngang bằng với nam giới. Với ngọn cờ nam nữ bình quyền, người phụ nữ dần dần được giải phóng khỏi gông cùm của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, được huy động tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc và họ đã có đóng góp to lớn trên tất cả các phương diện trong suốt cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước cho đến ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo cao nhất của nước ta ngay từ ngày đầu cách mạng cho đến nay đã có những phụ nữ như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan, và nhiều người khác. Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 đã "xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ" (Điều 2), và khẳng định "Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng" (Điều 1). Kể từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, nhân dân ta đã được sống dưới chế độ mới do Đảng lãnh đạo. Nam nữ bình đẳng luôn luôn là chính sách được Đảng và nhà nước ta theo đuổi. Phụ nữ được tạo điều kiện học tập, lao động, và phát triển về mọi mặt. Vậy tại sao ngày nay ta vẫn còn nói đến bình đẳng nam-nữ? Tại sao lại dùng từ "bình đẳng giới" thay cho "bình đẳng nam-nữ"? Phải chăng sau bao nhiêu năm sống trong chế độ đề cao bình đẳng nam-nữ phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng với nam giới? Vì sao có tình hình đó và chúng ta phải làm gì để có thể cải thiện tình hình? Phần này sẽ giúp trả lời những câu hỏi này.
  4. 1.2. Từ "bình đẳng nam-nữ" đến "bình đẳng giới" Quan niệm về bình đẳng nam-nữ thay đổi cùng với những nhận thức xã hội mới Thời phong kiến, từ nhỏ phụ nữ đã được dạy dỗ cẩn thận về đạo Tam tòng "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", nghĩa là khi còn ở nhà với cha mẹ thì phải vâng lời cha mẹ, khi đi lấy chồng thì phải nghe chồng, chồng chết thì phải nghe theo con trai. Họ cũng được dạy đạo Tứ đức, bao gồm công, dung, ngôn, hạnh, nghĩa là phải khéo trong nữ công gia chánh, phải gọn gàng sạch sẽ và dáng điệu thanh lịch, phải ăn nói dịu dàng khoan thai, phải nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ra ngoài xã hội thì nhu mì, khiêm tốn (Bính 1913 (bản in 2003)). Trong khi đó, người chồng thì không phải theo những đạo lý dành riêng cho phụ nữ này. Trong sách Việt nam Phong tục, Phan Kế Bính (bản in năm 2003 của NXB Văn hóa-Thông tin, trang 87) có viết: Chỉ người đàn ông được tự do nghĩa là muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại đâu thì đi lại, người vợ không có quyền ngăn cấm được, mà vợ hơi có điều tiếng gì trái gia pháp thì chồng có thể chửi mắng được, đánh đập được. Tục tảo hôn và chế độ đa thê đã đày đọa nhiều phụ nữ cả về thể xác lẫn tinh thần, biến họ thành cái máy đẻ và người lao động không công cho nhà chồng. Cảnh chua xót của thân phận người phụ nữ được khắc họa rất rõ nét trong nhiều vần thơ bất hủ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (các bài thơ Thân phận người đàn bà, Làm lẽ, và nhiều bài khác). Lễ giáo phong kiến có 7 điều cấm (gọi là thất xuất) đối với người vợ mà nếu phạm phải sẽ bị đuổi. Đó là (1) không có con trai, (2) dâm đãng, (3) không thờ phụng cha mẹ chồng, (4) lắm điều, (5) trộm cắp, (6) ghen tuông, và (7) có bệnh hiểm nghèo có thể lây lan (Phan Kế Bính 1913, theo bản in năm 2003). Không có những quy định tương tự cho nam giới. Thời phong kiến, phụ nữ không được đi học như nam giới không phải vì họ kém cỏi, mà bởi vì xã hội thời đó trọng nam khinh nữ. Lịch sử cũng đã ghi rằng năm Giáp Ngọ thời nhà Mạc (1594), một phụ nữ tài năng tên là Nguyễn
  5. Thị Duệ muốn đi thi buộc phải giả trai1. Ở ngoài xã hội, phụ nữ không có vai trò gì đáng kể. Phụ nữ không được tham gia các tổ chức hành chính và các tổ chức phi hành chính của làng Việt cổ truyền như phe, hội, phường, giáp (Minh 1952 (bản in năm 1970)). MỤC DÀNH CHO PHỤ NỮ: VỀ SỰ BẤT CÔNG Quảng Châu, 4-4-1926 Đại Đức Khổng Tử nói: Chồng phải dạy vợ Đức Mạnh Tử lại lưu ý rằng: Đàn bà và trẻ con khó dạy bảo: nếu cho họ gần thì họ khinh nhờn; nếu bỏ mặc họ thì họ thù oán. Người Trung Quốc thường so sánh phụ nữ với con gà mái: "Gà mái gáy báo sáng là điềm gở cho cả gia đình". Ở An Nam, chúng ta nói: Đàn bà phải quanh quẩn trong bếp. Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng chút quyền gì. Hỡi chị em! Vì sao chị em lại phải chịu sự áp bức bất công này? MỘNG LIÊN (bí danh của Hồ Chí Minh) Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 448 Những bất bình đẳng nam nữ nêu trên là những bất bình đẳng dễ thấy. Sau cách mạng, Hiến pháp và luật pháp của chính quyền nhân dân do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo đã xóa bỏ về mặt pháp lý những bất bình đẳng kể trên, khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Điều 9, Hiến Pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, có nêu rõ "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Nguyên tắc bình đẳng nam nữ này được thể hiện cụ thể hơn trong Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959, theo đó "nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng" (Điều 1), và "xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ" 1 Năm ấy bà Nguyễn Thị Duệ đỗ trạng nguyên, và trở thành người phụ nữ đầu tiên của nước ta đỗ tiến sĩ. Người đời sau lập đền thờ bà tại hậu cung Văn miếu Mao Điền thuộc tỉnh Hải Dương (theo website của Đảng Cộng sản Việt Nam).
  6. (Điều 2). Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi vào các năm 1986 và 2000 cũng khẳng định rõ ràng quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong chế độ mới, phụ nữ được đi học, được tạo điều kiện làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công sở của nhà nước, tham gia các công tác xã hội, có quyền bầu cử và ứng cử như nam giới, và nhiều phụ nữ đã tham gia bộ máy quản lý lãnh đạo ở tất cả các cấp chính quyền. Nhận thức của nam giới về bình đẳng nam-nữ cũng thay đổi nhiều. Phụ nữ ngày nay nhìn chung được tôn trọng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói cách mạng nước ta cũng đồng thời là cách mạng giải phóng phụ nữ. Sau nhiều năm sống dưới chế độ mới, nhiều người đã nghĩ rằng ở nước ta không còn bất bình đẳng giữa nam và nữ. Những khác biệt giữa nam và nữ chỉ là sự khác nhau do thiên chức của nam khác thiên chức của nữ mà thôi. Đạo Tam Tòng ngày nay không còn phổ biến nữa, nhưng đạo Tứ Đức (công, dung, ngôn, hạnh) vẫn được nhiều người cho là còn nguyên giá trị vì nó phản ánh "thiên chức" của người phụ nữ (Franklin 2001). Người ta thường nói đảm đang việc nhà là thiên chức của phụ nữ. Phụ nữ phải là người đảm đương chủ yếu các công việc nội trợ như cơm nước, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, chăm sóc con cái, và nhiều việc khác trong gia đình trong khi nam giới không làm nội trợ hoặc cùng lắm chỉ phụ giúp. Ăn cơm xong bà vợ rửa chén bát không thể nói là bất bình đẳng. Nó thể hiện sự phân công lao động Ăn chơi và nhậu chắc nam giới nhiều hơn phụ nữ, điều này phụ nữ không thể nói mấy ông nam giới được mà do giới tính của mình. Nam nông dân trẻ ở Huế (trích trong (Franklin 2001), trang 51). Phụ nữ cũng thường được xem như người yếu đuối, không quyết đoán, không có tầm nhìn xa bằng nam giới nên không thể làm trụ cột trong gia đình được, không thể có tiếng nói quyết định những việc hệ trọng của gia đình.
  7. Em thấy thứ nhất là tính cách, coi như là em thấy tính cách người đàn ông phải mạnh mẽ. Và cái thứ hai nữa là về cái mặt trí tuệ rất quan trọng vì trong cuộc sống hàng ngày, người đàn ông có chi nữa thì người ta nói người đàn ông phải trên người phụ nữ một cái đầu. Nữ buôn bán ở Huế (trích trong (Franklin 2001), trang 76). Điều này cũng được nhiều người xem là sự khác biệt về "thiên chức" giữa nam và nữ, là điều không tránh khỏi. Bình đẳng nam-nữ, vì vậy, chỉ có ý nghĩa tương đối. Sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới đã quy định cái vẫn thường được gọi là Thiên chức. Thiên chức đó quy định vai trò của họ. Điều đó có nghĩa là bình đẳng có ý nghĩa tương đối. Nam sinh viên ở Hà nội Bình đẳng là đúng, nhưng bình đẳng không có nghĩa là phải bằng nhau. Cần phải trả người phụ nữ về đúng chức năng của họ là cách tốt nhất. Nam công nhân ở Thái Nguyên (trích trong (Franklin 2001), trang 50) Điều đáng lưu ý ở đây là quan niệm về thiên chức như nêu trên, và kèm theo nó là gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ, những hạn chế của họ trong việc ra quyết định, học tập, lao động, tham gia công tác xã hội, tham gia quản lý, lãnh đạo chẳng những là quan niệm của nam giới mà còn được nhiều phụ nữ chia sẻ. Nhiều phụ nữ và nam giới khác lại không đồng ý với quan điểm này và cho rằng phụ nữ ngày nay chưa được bình đẳng với nam giới (Franklin 2001).
  8. "Thiên chức" có thể hiểu là những đặc tính "trời phú", có sẵn trong người phụ nữ ngay từ khi lọt lòng mẹ. Đúng là ngay từ khi sinh ra, phụ nữ và nam giới đã khác nhau thể hiện ở những đặc điểm sinh học như cấu tạo cơ thể và các bộ phận sinh dục. Khi trưởng thành, phụ nữ có thể mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, trong khi nam giới có thể sản xuất ra tinh trùng để thụ thai. Những khác biệt giữa nam và nữ này là dễ thấy và có lẽ không có ai cho rằng những khác biệt đó là bất bình đẳng nam-nữ. Tuy nhiên, những khác biệt giữa nam và nữ trong địa vị xã hội, trong gia đình, trong học tập, lao động, và thăng tiến như nêu trên có phải là "thiên chức" không là điều còn gây nhiều tranh cãi ở nước ta hơn nhiều. Những điều nói trên cho thấy cần phân biệt những đặc tính sinh học có sẵn từ lúc lọt lòng và những đặc tính có được do nam và nữ học được từ truyền thống, phong tục tập quán, trong quá trình giáo dục và giao tiếp xã hội. Nói cách khác, để hiểu rõ những khác biệt giữa nam và nữ nào là do "thiên chức", do sự khác nhau về sinh học, và những khác biệt giữa nam và nữ nào không phải do "thiên chức" mà chỉ là quan niệm bất bình đẳng, ta cần tách riêng những đặc tính sinh học với các đặc tính có nguồn gốc văn hóa, kinh tế, hay xã hội của nam và nữ. Khái niệm "giới tính" và khái niệm "giới" được sử dụng chính là để phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ nào là do "thiên chức" và sự khác nhau nào không phải là do "thiên chức". Những khác biệt giữa nam và nữ do "thiên chức", hay "thiên bẩm", "trời phú", sinh ra đã có là những khác biệt hầu như không thay đổi được trong suốt cuộc đời con người. Những khác biệt giữa nam và nữ nảy sinh do người ta học được từ gia đình, nhà trường, và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có mới là cái tạo nên sự bất bình đẳng nam-nữ mà ta cần phải đấu tranh để xóa bỏ. Khái niệm "giới và "giới tính" Giới tính: Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ".
  9. Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ từ khi sinh ra đã có. Sự khác nhau này được thể hiện ở vóc dáng, giọng nói, bộ phận sinh dục; nam giới có tinh trùng; phụ nữ có khả năng mang thai, đẻ con, và nuôi con bằng sữa mẹ, và nhiều sự khác nhau về sinh học trong cơ thể nam và nữ khác. Giới: Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội". Giới chỉ khác biệt giữa nam và nữ nảy sinh do người ta học được từ gia đình, nhà trường, và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có. Khi nói đến "giới" ta nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội gán cho nam và nữ trong một nền văn hoá, một xã hội và một thời điểm nhất định. Nói cách khác, "giới" chỉ những hành vi và những điều mà mọi người mong muốn thấy ở nam và nữ. Những cách nghĩ, cách ứng xử này không phải "trời sinh ra thế", mà do nam và nữ học được trong quá trình trưởng thành và giao tiếp xã hội. Những điểm khác biệt về xã hội giữa nam và nữ là do ảnh hưởng của nền giáo dục, của văn hoá truyền thống và những quan niệm xã hội tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vai trò, trách nhiệm xã hội, và quyền lợi gán cho nam và nữ này có thể thay đổi được cùng với tiến bộ trong nhận thức xã hội về bình đẳng nam nữ. Như vậy, khái niệm "giới tính" hoàn toàn khác với khái niệm "giới". Sau đây, hai khái niệm này sẽ được sử dụng mà không để trong ngoặc kép. Sự khác nhau giữa giới và giới tính: Giới tính Giới Đặc điểm về sinh học khác nhau Cách ứng xử, vai trò, hành vi
  10. Giới tính Giới giữa nam và nữ (sinh ra đã có) mà xã hội mong đợi ở nam và Ví dụ: Vóc dáng, giọng nói, cơ nữ (không phải sinh ra đã có) quan sinh dục; Nam giới có tinh Ví dụ: Chồng là trụ cột trong gia trùng và có thể làm cho phụ nữ thụ đình, phụ nữ luôn phụ thuộc vào thai; Nữ giới có trứng, có khả năng nam giới; chồng chỉ làm những mang thai, sinh con, cho con bú việc lớn, vợ phải giỏi nội trợ. bằng sữa mẹ. Người ta khi sinh ra đã thuộc về Người ta học và nhập tâm về một giới tính nhất định và không các vai trò giới trong quá trình thay đổi theo thời gian. trưởng thành và giao tiếp xã Ví dụ: một người sinh ra đã biết là hội, điều này có thể thay đổi trai hay gái căn cứ vào các đặc theo thời gian. điểm sinh học của cơ thể. Ví dụ: Nam không nấu cơm không phải vì họ không có khả năng về mặt sinh học để nấu cơm mà vì từ nhỏ đến lớn họ được gia đình và xã hội dạy rằng đó là việc của phụ nữ và họ không được dạy để làm việc đó. Nếu xã hội thay đổi quan niệm và dạy cho cả nam và nữ cùng nấu cơm thì khi lớn lên cả nam và nữ sẽ cùng chia sẻ việc nấu cơm một cách bình đẳng. Quan niệm về giới tính của một Quan niệm về các vai trò giới người ở nơi nào cũng vậy. khác nhau theo phong tục tập Ví dụ: Một người sinh ra đã là quán, theo vùng, và thời gian . nam (hay nữ) thì đi đâu cũng được Ví dụ: ở người Kinh, khi kết hôn coi là nam (hay nữ). cô dâu phải về nhà chồng (vai trò của cô dâu); ở một số dân tộc ở Tây Nguyên, khi kết hôn, chú rể phải về nhà vợ (vai trò của chú rể). Thời phong kiến, nam giới có thể có nhiều vợ; ngày nay nam giới chỉ có thể có một vợ (thay đổi
  11. Giới tính Giới theo thời gian) (Khó) Không thay đổi được Có thể thay đổi theo thời gian. (trừ phi phẫu thuật, dùng hóc-môn Có thể thay đổi khi quan niệm xã có thể thay đổi hình thể đến một hội và các điều kiện xã hội thay mức độ nào đó) đổi. Ví dụ: trước đây phụ nữ không chơi đá bóng, bây giờ có giải bóng đá nữ. Những nhầm lẫn thường gặp về cách hiểu từ "giới" Có hai nhầm lẫn quan trọng nhất thường thấy khi người ta dùng từ "giới". Thứ nhất, đó là nhầm lẫn với nghĩa khác của từ "giới". Trong tiếng Việt, từ "giới" vốn có ý nghĩa là một nhóm người, một tầng lớp, ví dụ như "giới văn nghệ sỹ", "giới báo chí" hay "báo giới", "giới thanh niên" hay "giới trẻ", vân vân. Thậm chí người ta dùng cả từ "giới phụ nữ" với ý nghĩa chỉ một nhóm phụ nữ hoặc phụ nữ nói chung. Khi từ "giới" với ý nghĩa như nêu trên, chỉ những khác biệt giữa nam và nữ mà không phải là những khác biệt sinh học, xuất hiện và được sử dụng trong những năm gần đây, nhiều người lầm tưởng đó là nói về một nhóm người nào đó. Sự nhầm lẫn này khiến cho họ không chú ý đến mối quan hệ giữa nam và nữ và vấn đề bình đẳng nam nữ mà từ này ám chỉ. Để tránh sự hiểu lầm này, nên coi từ "giới" là từ đồng âm nhưng có nhiều nghĩa. Nếu chỉ nói "giới" mà không có thêm bổ ngữ nào khác ta có thể hiểu đó là nói về quan hệ giữa nam và nữ. Nhầm lẫn thứ hai, cũng khá phổ biến, là việc coi "giới" chỉ là từ chỉ những gì liên quan đến phụ nữ. Nhầm lẫn này khá phổ biến ngay cả trong nhiều cán bộ Hội Phụ nữ ở cấp cơ sở. Họ có thể dùng từ "giới" trong các bài phát biểu hay trong các báo cáo, nhưng nội dung của nó lại chỉ bàn về các vấn đề của riêng phụ nữ. Những hoạt động liên quan đến "giới" cũng rất ít nam giới tham gia trong khi lẽ ra nam và nữ đều phải tham gia như nhau. Sở dĩ có điều này là vì trên thực tế trọng tâm của các hoạt động nhằm thúc đẩy bình
  12. đẳng giới thường nhằm vào sự cải thiện địa vị của phụ nữ so với nam giới. Cần thấy sự khác nhau căn bản giữa "giới" và "phụ nữ" là từ "giới" chỉ quan hệ giữa nam và nữ chứ không phải chỉ nói đến phụ nữ. Hai nhầm lẫn trên đây là trở ngại quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức của mọi người về bình đẳng giới. Cần nỗ lực khắc phục hai nhầm lẫn này càng nhanh càng tốt để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong toàn xã hội. Các quan niệm về giới được hình thành như thế nào? Người ta sinh ra đã có giới tính, song người ta phải học hỏi mới có các đặc tính giới. Những quan niệm về giới trong xã hội quy định những hành vi được khuyến khích đối với nam và nữ, các cơ hội trong cuộc sống của họ, các quan hệ của họ, kể cả các quan hệ về quyền lực tương đối giữa nam và nữ. Trong mọi xã hội đều có sự khác biệt và bất bình đẳng về giới và những khác biệt này được tái tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc dạy dỗ trẻ em các khuôn mẫu giới. Các vai trò và quan hệ giới có tác động lớn đến các cơ hội kinh tế và xã hội của nam và nữ thông qua ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư cho giáo dục cho con trai và con gái, việc chăm sóc sức khỏe cho con trai và con gái, việc phân công lao động theo giới tính, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất. Như trên đã nêu, thời phong kiến phụ nữ được dạy phải tuân theo Tam Tòng và Tứ Đức. Ngày nay, phụ nữ và nam giới cũng được dạy dỗ từ nhỏ để đóng các vai trò xã hội khác nhau và để có cách ứng xử khác nhau. Nhìn chung, nam giới vẫn thường được coi là trụ cột của gia đình, là người chủ gia đình, có quyền quyết định các việc quan trọng của gia đình. Phụ nữ phải đảm đương công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Tứ Đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh vẫn được coi là những điều phụ nữ cần phấn đấu để trở thành người phụ nữ tốt, trong khi không ai coi đó cũng là những điều nam giới cần làm theo.
  13. Những điều được dạy dỗ từ nhỏ có phân biệt đối với nam và nữ dần dần ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta, điều chỉnh hành vi của chúng ta đến mức chúng ta ứng xử theo khuôn phép giới đó mà không mảy may băn khoăn về tính công bằng của nó. Chính điều này giải thích tại sao nhiều phụ nữ cũng có cùng quan niệm như nam giới khi nói về vai trò của nam và nữ. Cả nam và nữ đều cho rằng việc nội trợ và chăm sóc con cái là “thiên chức” bất di bất dịch của phụ nữ, rằng vai trò trụ cột của gia đình là “thiên chức” của nam giới. Tất cả những giáo lý có phân biệt đối với nam và nữ trước đây cũng như những khác biệt trong các vai trò và kỳ vọng xã hội đối với nam và nữ ngày nay đều là sản phẩm do con người nghĩ ra, mang tính xã hội, được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục, chứ không phải do sự khác nhau tất yếu về mặt sinh học giữa nam và nữ tạo nên, không phải “thiên chức”. Những khác biệt này chính là khác biệt về giới. Các định kiến giới Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó". Với sự phân biệt khái niệm "giới tính" và "giới", chúng ta dễ nhận dạng những định kiến bất bình đẳng giữa nam và nữ hơn. Sự bất bình đẳng nào không xuất phát từ đặc điểm sinh học của nam và nữ thì đó là bất bình đẳng giới. Việc nhận dạng những định kiến giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đấu tranh thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. (Điều 5, Luật Bình đẳng giới). Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những khả năng của nam và nữ, về tính cách mà phụ nữ và nam giới nên có, về loại hoạt động nghề nghiệp
  14. mà phụ nữ và nam giới có thể làm hoặc không thể làm. Các định kiến này có thể khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau, ở các vùng khác nhau, các nền văn hoá khác nhau và các nhóm dân tộc khác nhau. Định kiến giới có thể có tác động tiêu cực đến cơ hội phát triển của nam và nữ. Chẳng hạn, định kiến "kỹ sư xây dựng phải là nam giới, nữ giới chỉ nên làm nghề giáo viên" ảnh hưởng trực tiếp đến việc lực chọn nghề nghiệp của nam và nữ vì nó thu hẹp lựa chọn nghề của họ. Định kiến "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (nghĩa là có một con trai cũng là có, mà có 10 con gái cũng là không) là một định kiến mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, có tác động tiêu cực đến thái độ và hành vi KHHGĐ, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ em. Ngày nay vẫn nhiều người có định kiến này, gây sức ép cho phụ nữ phải đẻ bằng được con trai mới thôi. Trong các gia đình đã có nhiều con gái, việc tiếp tục sinh đẻ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ, đông con gây khó khăn cho kinh tế gia đình, khiến con cái không được chăm sóc tốt. Một số định kiến thường gặp • Nam phải là trụ cột trong gia đình, nam làm chủ hộ, nữ làm nội trợ; "vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp"; • Nam làm việc lớn, nữ chăm sóc gia đình; "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm"; • Nam nhìn xa trông rộng hơn nữ, nam suy nghĩ sâu sắc, nữ hời hợt; "đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu"; • Nam có quyền dạy vợ; "dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về"; nữ phải nghe chồng, "thuyền theo lái, gái theo chồng"; • Nuôi dạy con cái là việc của phụ nữ; "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"; • Nam quyết định các việc lớn; • Nữ quản lý chi tiêu trong gia đình, "tay hòm chìa khóa"; • "Trai tài, gái sắc"; • Nam khỏe, nữ yếu; nam làm việc nặng, nữ làm việc nhẹ (cấy lúa
  15. được coi là "việc nhẹ" trong khi đó là công việc hết sức nặng nề); • Nam giỏi việc xã hội, nữ giỏi việc nhà; • Nam giỏi về kỹ thuật hơn nữ; nữ tỉ mỉ, khéo léo, kiên nhẫn, hơn nam; • Trước hôn nhân nữ phải giữ trinh tiết, nam có thể chơi bời; sau khi kết hôn vợ phải chiều chồng vô điều kiện trong quan hệ tình dục; nam phải chủ động, nữ không nên chủ động trong quan hệ nam nữ; Định kiến giới cũng có thể có mặt tác động tích cực. Ví dụ, quan niệm : phụ nữ cần giữ gìn trinh tiết và không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân; bên cạnh hàm ý bất bình đẳng giới (vì không quy định nam phải như vậy), định kiến này khuyến khích phụ nữ chưa kết hôn cần thận trọng trong quan hệ nam nữ và tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân - là điều tốt cả về mặt văn hóa lẫn chăm sóc SKSS, SKTD. Chính tính chất đa diện này của một số định kiến khiến cho việc thay đổi nó theo hướng bình đẳng giới trở nên khó khăn. Khía cạnh tích cực có thể được sử dụng để biện minh cho sự duy trì định kiến mà về bản chất là bất bình đẳng giới. Định kiến giới chi phối cách người ta lý giải thực tiễn xã hội và do đó thường có tác động khác nhau đối với nam và nữ. Chẳng hạn, chính sách cấp đất cho các hộ gia đình sản xuất thoạt nhìn có vẻ không có liên quan gì đến các quan hệ giới. Song các định kiến giới sẵn có trong gia đình và ngoài xã hội rằng nam giới có vai trò trụ cột, là người ra các quyết định quan trọng trong gia đình, đã dẫn đến việc ở phần lớn các địa phương khi cấp đất chỉ ghi tên người chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Điều này đã xảy ra ngay cả khi chính sách của nhà nước không hề quy định chỉ có nam giới mới có quyền đứng tên trong sổ đỏ. Việc không có tên trong sổ đỏ khiến cho người phụ nữ không có quyền hợp pháp đối với mảnh đất của hộ gia đình, và đặt họ vào thế dễ chịu thua thiệt trong những trường hợp khi họ không đồng ý với quyết định liên quan đến đất đai của chồng, đặc biệt trong trường hợp có ly hôn. Thực tế này đã khiến cho nhà nước có sửa đổi chính sách cấp đất cho hộ gia đình với quy định phải ghi tên cả hai vợ chồng trong sổ đỏ (xem Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo).
  16. Gia đình và vấn đề giới Trong các tổ chức xã hội, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị gán cho nam và nữ. Gia đình là nơi mà nhiều quyết định quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các thành viên được đưa ra, như các quyết định về hôn nhân, quyết định về sinh con, số con, con trai hay con gái, và thời điểm sinh con, các quyết định về sản xuất, tiêu dùng, sử dụng thời gian nhàn rỗi, v.v Gia đình cũng là nơi dạy cho trẻ em những chuẩn mực xã hội liên quan đến ứng xử của nam và nữ, và thông qua đó chuyển tải các giá trị giới từ thế hệ này sang thế hệ khác. ở một số nơi, việc gia đình dành nhiều nguồn lực cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và các đầu tư khác cho con trai hơn cho con gái đã khiến cho các em gái có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn, khi ốm đau không được chữa chạy tốt như con trai, và khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì thường các em gái phải chịu thiệt thòi hơn, phải bỏ học để tham gia kiếm sống, v.v Khi trưởng thành, những phụ nữ sinh ra và lớn lên trong các gia đình trọng nam khinh nữ thường có ít năng lực nắm bắt các cơ hội kinh tế và tham gia vào các mặt khác của đời sống chính trị-xã hội như nam giới, không phải vì họ kém cỏi chỉ vì họ là phụ nữ mà bởi vì họ đã không được tạo điều kiện chuẩn bị bản thân để có đủ năng lực như nam giới. Những quyết định thiên lệch về giới ở cấp độ gia đình như vậy thường có xu hướng củng cố thêm sự bất bình đẳng giới. Quan hệ giới trong gia đình cũng chịu ảnh hưởng của những phẩm chất cá nhân của các thành viên trong gia đình như học vấn, khả năng đóng góp về kinh tế, và các tính cách cá nhân khác. Những yếu tố bên ngoài gia đình Những vấn đề trong gia đình như nam hay nữ có quyền quyết định và có quyền quyết định về vấn đề gì đều có những hậu quả đối với các quan hệ giới trong gia đình. Nhưng những quan hệ giới trong gia đình không nảy sinh từ hư vô, mà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài gia đình như các chuẩn mực văn hóa và xã hội, các quy định của luật và chính sách, các yếu tố kích thích và trở ngại của điều kiện kinh tế bên ngoài gia đình, v.v Khi những yếu tố bên ngoài gia đình này thay đổi, chúng thường dẫn đến sự thay đổi các cơ hội và thách thức đối với nam và nữ, kết quả là các quan hệ giới cũng bị thay đổi theo. Ngay cả khi những thay đổi ngoài gia đình, như thay đổi về một chính sách nào đó, không có tính đặc thù theo giới thì thông
  17. thường chúng có tác động khác nhau đối với nam và nữ như thí dụ về việc cấp sổ đỏ nêu trên đây. Có thể thay đổi được các quan hệ giới không? Vì các vai trò và quan hệ giới mang bản chất xã hội (chứ không phải bản chất sinh học), do con người nghĩ ra, nên con người cũng có thể thay đổi chúng. Trong quá trình phát triển, các quan hệ giới thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội. ở nước ta trong thế kỷ XX đã có nhiều thay đổi trong các quan hệ giới. Địa vị phụ nữ so với nam giới đã được cải thiện nhiều, đặc biệt từ sau khi cách mạng thành công ở miền Bắc năm 1945 và sau ngày thống nhất đất nước năm 1975. Giải phóng phụ nữ đã và luôn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam. Phụ nữ ngày nay đã có nhiều quyền hơn các thế hệ phụ nữ trước đây. Tuy vậy, phấn đấu cho một xã hội bình đẳng giới là con đường lâu dài và không thể thực hiện được chỉ một sớm một chiều. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Minh 1952 (bản in năm 1970)) có viết: NAM NỮ BÌNH QUYỀN Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công. Viết ngày 8-3-1952, Sách Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà nội, 1970, tr. 31.
  18. Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ở tất các các nước ở mức độ khác nhau, kể cả các nước công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều định kiến giới, bất bình đẳng, gây cản trở cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ và việc thiết lập công bằng xã hội trong quan hệ giữa nam và nữ. Ý thức được điều này, năm 2006 Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới để điều chỉnh các hành vi trong quan hệ giữa nam và nữ, đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt của nam và nữ. Luật Bình đẳng giới cũng là công cụ quan trọng giúp nâng cao nhận thức của mọi người, cả nam và nữ, về những vấn đề liên quan đến giới và bình đẳng giới. Việc cải thiện địa vị cho phụ nữ thường được làm theo cách tạo điều kiện cho phụ nữ làm tốt hơn những công việc mà họ vốn vẫn làm từ trước tới nay theo quan niệm xã hội về vai trò của họ. Ví dụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ để giúp các bà mẹ có con nhỏ có thời gian làm việc khác, hay đưa nước sạch về gần nơi ở hơn để phụ nữ đỡ mất thời gian đi lấy nước . Cách làm này chủ yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn trước mắt của phụ nữ. Những biện pháp kiểu này có tác động tốt giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ, nhưng không phải là những biện pháp lâu dài đem đến sự bình đẳng giới thực sự. Các biện pháp có tính cơ bản hơn là làm thay đổi những định kiến bất bình đẳng giới của nam và nữ trong phân công lao động và hưởng thụ các thành quả của lao động, là lôi cuốn nam giới nhiều hơn vào việc chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, là việc tăng quyền năng của phụ nữ hơn nữa thông qua giáo dục và đào tạo và tăng cường sự tham gia của họ vào việc ra các quyết định về kinh tế, chính trị, và xã hội ở mọi cấp độ. Đây là cách làm nhằm đáp ứng những nhu cầu có tính chiến lược , giải quyết tận gốc rễ các căn nguyên của bất bình đẳng giới. Trong quá trình phấn đấu để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội, ta cần chú ý đến cả nhu cầu thực tiễn lẫn nhu cầu có tính chiến lược của phụ nữ. Thay đổi nhận thức và hành động của mọi người theo hướng bình đẳng giới hơn là việc làm khó khăn. Thay đổi này ở mỗi người thường diễn ra theo một quá trình. Đầu tiên là sự thay đổi từ chỗ không ý thức được sự khác biệt giới đến chỗ có suy nghĩ nhạy cảm hơn về các khác biệt không công bằng giữa nam và nữ. Nhiều người hiểu được sự khác biệt này, song lại không có hành động cụ thể nào để đóng góp vào việc giảm thiểu bất bình đẳng giới. Từ hiểu biết đến hành động còn có một khoảng cách. Bước thay đổi tiếp
  19. theo là biến nhận thức về giới thành hành động cụ thể để giảm thiểu bất bình đẳng giới. Trong nhiều trường hợp, những hành động này thường chỉ dừng ở việc đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của phụ nữ chứ ít góp phần giải quyết căn bản gốc rễ của sự bất bình đẳng giới. Bước quan trọng hơn là biến nhận thức thành hành động nhằm đáp ứng cả nhu cầu thực tiễn lẫn nhu cầu có tính chiến lược của phụ nữ, góp phần xóa bỏ căn nguyên sâu xa của bất bình đẳng giới trong xã hội. 1.3. Các vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay Bất bình đẳng giới có nguồn gốc lịch sử, văn hóa, kinh tế, và xã hội phức tạp. Bất bình đẳng giới, vì thế, là vấn đề có tính toàn cầu. Không có nước nào trên thế giới xóa bỏ được hoàn toàn bất bình đẳng giới dù nhiều nước có cam kết chính trị mạnh mẽ về vấn đề này. Việt Nam là một nước nghèo song có tình trạng bình đẳng giới tốt hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Trong Báo cáo đánh giá chung của Liên hợp quốc về Việt Nam năm 2004 (UNDP 2004a), UNDP cũng nhận định: Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề bình đẳng giới hơn các nước có cùng mức thu nhập đầu người khác. Vai trò thiết yếu của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập dân tộc và quyền tự quyết cũng như việc nhấn mạnh vào quyền bình đẳng trong văn hoá chính trị của Việt Nam đã củng cố nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại nhiều hố sâu ngăn cách. Phụ nữ vẫn phải nhận mức lương thấp hơn nam giới cho cùng một công việc và thường không có quyền bình đẳng đối với tài sản gia đình mặc dù đã có những tiến bộ trong các điều luật liên quan. Phụ nữ cũng phải vượt qua nhiều rào cản khi tham gia hoạt động xã hội, đặc biệt là ở cấp địa phương. Việt Nam là nước nghèo đang trên đà phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân Việt Nam, cả nam và nữ, đang có nhiều khó khăn, thách thức, và cả các cơ hội trong quá trình phát triển. Nhiều nhu cầu bức xúc của phụ nữ cũng là nhu cầu bức xúc chung của nam giới. Do nhận thức xã hội về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi trong khoảng 10 năm qua, càng ngày chúng ta càng nhận ra nhiều điều không công bằng giữa nam và nữ mà trước đây nhiều người cho là bình thường. Trong nhiều lĩnh vực phụ nữ chịu thiệt thòi hơn nam giới một cách không công bằng do tình trạng bất
  20. bình đẳng giới trong cả suy nghĩ và hành động của nhiều người vẫn còn tồn tại dai dẳng. Phần này sẽ chỉ hạn chế ở những vấn đề thực tế mà tác giả thấy bất bình đẳng giới đang là trở ngại cho sự phát triển của phụ nữ chứ không đưa ra những nhận định toàn diện về cả thành tựu và thách thức. Những bất bình đẳng giới nêu ở đây cũng là trở ngại cho sự phát triển chung của toàn xã hội do nó đã hạn chế sự đóng góp tích cực và sáng tạo của các thành viên nữ trong xã hội vào sự nghiệp chung. Nói cách khác, xóa bỏ bất bình đẳng giới chẳng những đem lại lợi ích thiết thân cho phụ nữ, mà còn đem lại lợi ích to lớn cho cả xã hội, kể cả nam giới. Từ góc độ công bằng xã hội, bất bình đẳng giới vi phạm quyền chính đáng của phụ nữ được Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam và nhiều văn bản pháp lý khác khẳng định. Trong nhiều tài liệu phân tích giới trong những năm qua, nhiều tác giả đã nêu lên tình trạng bất bình đẳng giới trong các khía cạnh khác nhau của đời sống trong gia đình và xã hội. Các góc nhìn để thấy bất bình đẳng giới thường được đề cập là: (1) bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực (các nguồn lực tài chính, vật chất, thông tin và tri thức ), (2) bất bình đẳng giới trong việc ra quyết định (trong gia đình, ở cơ quan/tổ chức, trong cộng đồng, và ngoài xã hội), (3) bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển (cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, cơ hội được bảo đảm an sinh xã hội ), (4) bất bình đẳng giới trong phân công lao động, (5) bất bình đẳng giới trong việc hưởng thụ các thành quả lao động (trong gia đình và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngoài xã hội), và (6) bất bình đẳng giới trong cách đánh giá của xã hội đối với việc làm của nam và nữ. Với các góc nhìn này áp dụng vào các lĩnh vực xã hội cụ thể ta đều dễ thấy sự tồn tại của bất bình đẳng giới. Những nghiên cứu gần đây nhìn chung đều đề cập đến bất bình đẳng giới trong lĩnh vực (1) lao động và việc làm, (2) giáo dục, (3) chăm sóc sức khỏe, và (4) sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị (Uỷ ban QGDS- GĐ-TE 2004; UNDP Vietnam 2004; Loi, Anh, and Que 2003; UNDP 2003; MOET and ADB 2003; Khiếu 2003; Liên Hợp Quốc tại Việt nam 2003; UNDP 2002b; UNDP 2002a; Anh, Minh, and Đức 2002; Franklin 2001; WB
  21. 2001b; Binh 2001; NCPFP 2000; NCEFA 2000; Long et al. 1999). Trong mỗi lĩnh vực nói trên người đọc có thể thấy nhiều vấn đề cụ thể của bất bình đẳng giới. Dường như trong lĩnh vực hoạt động xã hội nào cũng có biểu hiện ở mức độ này hay khác của bất bình đẳng giới. Kinh nghiệm những năm qua ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy các vấn đề bất bình đẳng giới không thể xóa bỏ dễ dàng trong một sớm một chiều. Đó là vấn đề phức tạp, đòi hỏi cam kết chính trị và quyết tâm cao của toàn xã hội cũng như một tầm nhìn thực tế, khả thi, có lộ trình cụ thể để từng bước thiết lập sự công bằng giới bền vững. Có nhiều vấn đề bất bình đẳng giới chúng ta có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Song, cũng có nhiều vấn đề bất bình đẳng giới cần nỗ lực lâu dài hơn. Vì thế, việc xác định những ưu tiên thực tế làm định hướng cho hành động cho một kế hoạch ngắn hạn và dài hạn là việc làm rất cần thiết. Với mục đích nêu trên, một nhóm các nhà nghiên cứu (bao gồm cả tác giả của bài viết này) đã tiến hành phân tích các tài liệu hiện có, tiến hành tham vấn với nhiều cá nhân, nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức của Việt Nam và tổ chức quốc tế làm việc ở Việt Nam nhằm xác định những vấn đề ưu tiên cho hoạt động bình đẳng giới trong thời gian tới. Kết quả của nghiên cứu này được công bố trong tài liệu do UNDP và WB xuất bản gần đây nhan đề “Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam” (Naila Kabeer, Tran Thi Van Anh, and Vu Manh Loi 2005). Trong tài liệu này các tác giả nêu ra 5 lĩnh vực ưu tiên chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. 5 lĩnh vực này là những lĩnh vực mà chúng ta có thể có nỗ lực để đạt được thành tích đáng kể trong thời gian tương đối ngắn, bao gồm: 1. Bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế 2. Bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc cho các thành viên khác 3. Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục 4. Phòng chống bạo lực trong gia đình 5. Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị Bất bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế thể hiện cả ở sự phân bố phụ nữ và nam giới theo chiều ngang (theo các ngành hoặc dạng hoạt động kinh tế) và theo chiều dọc (theo vị trí thứ bậc trong một ngành cụ thể). Về phân chia lao động theo chiều ngang, phụ nữ thường chiếm số đông trong những
  22. ngành đòi hỏi nhiều lao động và ít trình độ kỹ thuật (labor intensive), trong khu vực phi chính thức, trong khi nam giới tập trung nhiều hơn ở những ngành có thu nhập cao và trong khu vực kinh tế chính thức được trả lương. Về phân chia lao động theo chiều dọc, phụ nữ thường có tỷ lệ thấp trong những người lãnh đạo các cấp của các cơ quan/tổ chức hay doanh nghiệp, và vì thế họ ít có tiếng nói trong việc ra các quyết định quan trọng cũng như ít có khả năng bảo vệ các lợi ích của mình. Bất bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế còn thể hiện ở việc phụ nữ nói chung có thu nhập ít hơn nam giới. Theo số liệu của Điều tra mức sống dân cư 2002, thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chỉ chiếm 85% thu nhập của nam, tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78%. Trong khi đó, nói chung phụ nữ phải đảm đương một khối lượng công việc lớn hơn nam giới do việc nhà về cơ bản vẫn do họ đảm đương. Điều tra mức sống dân cư 2002 cũng cho thấy số giờ làm việc trung bình của phụ nữ trong một tuần nhiều hơn nam giới rất nhiều, nhất là số giờ làm việc nhà của họ (số giờ phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn 2,5 lần so với nam giới ở vùng thành thị và 2,3 lần ở vùng nông thôn). Sự thiệt thòi của phụ nữ so với nam giới trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ sự thua kém của họ về kỹ năng và tay nghề do họ không được tiếp cận đào tạo nghề như nam giới. Khi đã được tuyển dụng, họ cũng ít cơ hội được thăng tiến hay được đào tạo tiếp. Mặt khác, phụ nữ cũng chịu nhiều bất công trong quá trình tuyển dụng lao động. Vẫn còn khá phổ biến việc tuyển dụng lao động phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Nhóm phụ nữ đặc biệt gặp khó khăn là những phụ nữ di cư từ nông thôn ra làm việc ở các đô thị lớn. Để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế, điều quan trọng và có thể làm ngay là cần có những chính sách nhằm: • xóa bỏ khoảng cách giới trong giáo dục, đặc biệt trong đào tạo kỹ năng và tay nghề, tạo điều kiện cho phụ nữ có khả năng như nam giới trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm được trả công, và trong việc tiếp cận cơ hội được đào tạo tiếp để có cùng cơ hội thăng tiến xã hội như nam giới. • xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong thị trường lao động, đặc biệt trong tuyển dụng lao động. Hiện nay trên báo chí có rất nhiều quảng cáo tuyển lao động có phân biệt đối xử giữa nam và nữ, trái với quy định về bình đẳng nam nữ của luật pháp
  23. Việt Nam. Những quảng cáo này vừa hạn chế cơ hội của phụ nữ, vừa củng cố thêm định kiến giới trong xã hội do nó được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều có thể làm ngay là nhà nước cần nghiêm cấm (ít nhất là các cơ quan nhà nước) những quảng cáo như vậy, và tất cả những sản phẩm thông tin đại chúng có nội dung phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
  24. Hình 1. Quảng cáo Thi tuyển viên chức đăng trên Hà nội mới ngày 12/10/2007 (Năm 2005 cũng cơ quan này đã có quảng cáo tương tự đăng ngày 6/9/2005 trên Hà nội Mới). Nhiều cơ quan nhà nước còn có chính sách cử người đi đào tạo tiếp có phân biệt đối xử đối với nam và nữ. Chẳng hạn, Quyết định 104/2005/QĐ-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký ngày 3 tháng 10 năm 2005 về qui định điều kiện
  25. cấp kinh phí cho cán bộ nhà nước đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước, Điều 3 có qui định đối với những người trong nhóm đối tượng được đề bạt (lên các vị trí lãnh đạo), tuổi không quá 45 đối với nam và không quá 40 đối với nữ. Chúng tôi không thấy lý do chính đáng nào để đối xử khác nhau với một công chức nam 41 tuổi và một công chức nữ 41 tuổi trong việc sử dụng ngân sách công của nhà nước. Ngày 25 tháng 1 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 04/2006/QĐ-BNV sửa đổi Điều 3 của Quyết định 104/2005/QĐ-BNV theo đó Điều 1 có quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 trong Quy chế cử cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước như sau: Đối với đối tượng trong diện quy hoạch nguồn (nêu tại khoản 5 Điều 2) sau khi đi đào tạo về còn thời gian phục vụ trong cơ quan nhà nước tối thiểu 10 năm. Việc sửa đổi này không khiến cho Quyết định nói trên trở thành một Quyết định có tính bình đẳng giới hơn, mà chỉ là sự thay đổi về hình thức diễn đạt chừng nào tuổi về hưu của nữ và nam còn chênh nhau 5 năm. Việc quy định tuổi chênh lệch nhau 5 năm như thế này còn tạo ra sự bất bình đẳng ở chỗ buộc phụ nữ phải cạnh tranh với các đồng nghiệp nam giới hơn họ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Trong nhiều nghề, sự chênh lệch này rõ ràng đặt phụ nữ vào thế yếu. Điều phân biệt đối xử này vi phạm nghiêm trọng quyền bình đẳng theo Hiến pháp của phụ nữ. Sự phân biệt đối xử này có lẽ bắt nguồn từ tuổi về hưu khác nhau cho nam và nữ. Nếu vậy, chúng ta thấy rõ trong trường hợp này việc quy định tuổi về hưu khác nhau đã khiến cho phụ nữ thiệt thòi ngay khi họ còn trẻ. Bất bình đẳng giới trong hoạt động chăm sóc cho các thành viên khác là điều dễ thấy. Các nghiên cứu gần đây đều có cùng một kết luận là việc chăm sóc cho các thành viên khác trong gia đình về cơ bản vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Về điểm này, có rất ít tiến bộ theo hướng bình đẳng giới trong những năm qua. Phụ nữ còn là lực lượng chính tham gia các hoạt động chăm sóc như một nghề để tạo thu nhập. Thời gian gần đây, nhiều phụ nữ và cả các bé gái ở nông thôn đổ ra thành thị làm giúp việc gia đình, nhà hàng, làm các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác. Phụ nữ cũng là lực lượng chính trong đội quân xuất khẩu lao động sang Đài Loan và các nước khác làm giúp việc gia đình. Họ thường không được đào tạo và không đủ kỹ năng để bảo vệ bản thân và lợi
  26. ích của mình. Trong nhiều trường hợp họ bị bóc lột, bị lạm dụng. Để tránh tình trạng này phát triển theo chiều hướng không có lợi, cần chuyên nghiệp hóa công việc chăm sóc trong lĩnh vực công cộng, xây dựng ngành công tác xã hội với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc như một nghề được luật pháp thừa nhận và bảo vệ. Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là điều đã được nhấn mạnh từ Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo năm 1994. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc SKSS. Tuy nhiên vấn đề nạo phá thai còn là thách thức lớn, nhất là việc nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính của con. Chưa có bằng chứng chắc chắn về vấn đề này, song việc tỷ số giới tính (số nam sinh ra trong 100 bé gái sinh ra) cao đặc biệt ở một số tỉnh (Thái Bình, An Giang, và Kon Tum) cho thấy đây là vấn đề đáng báo động. Nạo thai để lựa chọn giới tính của con cũng xảy ra ở nhiều nước khác, nơi có truyền thống trọng con trai như Trung Quốc, Ấn Độ. Nếu không có sự chú ý thích đáng về chính sách và tuyên truyền, giáo dục, nó sẽ trở thành vấn đề lớn về đạo đức, nhân quyền, và tác động đến cả tình hình kinh tế và xã hội chung. Tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe tình dục, đặc biệt là sức khỏe tình dục cho vị thành niên và người có tuổi còn nhiều hạn chế và chưa có được sự chú ý thích đáng của các cấp các ngành. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt khi trong xã hội còn có 2 chuẩn mực ứng xử bất bình đẳng dành cho nam và nữ, với những định kiến nghiêm khắc đối với nữ và sự khoan dung nhiều hơn đối với nam khi họ có hành vi tình dục không theo chuẩn mực. Chúng ta không nên quên là trong quá khứ không xa lắm ở Việt Nam truyền thống phong kiến cho phép chế độ đa thê (một chồng lấy nhiều vợ), cho phép người chồng có quyền tuyệt đối trong đời sống tình dục, trong khi lại có nhiều quy định hà khắc đối với đời sống tình dục của phụ nữ. Hệ lụy của hệ tư tưởng phong kiến còn tồn tại dai dẳng dưới hình thức này hay khác đến tận ngày nay, mà một trong những biểu hiện của nó là sự cưỡng bức phụ nữ về tình dục trong hôn nhân, hay sức ép phụ nữ phải sinh bằng được con trai để nối dõi tông đường. Bạo lực trong gia đình là khía cạnh khác đáng được đặc biệt quan tâm. Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu quốc tế và ở Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này (Huy 2003; Mai and Lân 2003; WHO 2002; Hội LHPN 2001; UNFPA 2001; Duc 2001; Quy 2000; KWVC 2000; Vu et al. 1999; Mai 1997). Bạo lực trong gia đình có thể có nhiều hình thức, và nạn nhân có thể là nam hoặc nữ. Song đa số các trường hợp bạo lực trong gia đình có nạn nhân là phụ nữ.
  27. Bất bình đẳng trong nhận thức về các vai trò của nam và nữ và những định kiến giới có nguồn gốc lịch sử lâu dài đã khiến phụ nữ trở nên nhóm có nguy cơ bị bạo lực trong gia đình cao. Càng ngày người ta càng thấy rõ các điều luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể chỉ có tác dụng ngoài gia đình. Trong cuộc sống gia đình, ứng xử của các thành viên vẫn được coi là việc riêng của gia đình, và các nhà chức trách các cấp nói chung chỉ can thiệp khi tình hình quá nghiêm trọng. Thực tế này khiến cho nhiều phụ nữ bị ngược đãi, đánh đập, hay đối xử tệ trong gia đình mà không được bảo vệ. Bạo lực trong gia đình chẳng những vi phạm quyền cơ bản của nạn nhân, mà còn để lại nhiều hậu quả về sức khỏe, về kinh tế, và đạo đức đối với những người trong cuộc và đối với xã hội. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Thủ tướng Phan Văn Khải phê chuẩn năm 2002 cũng nhìn nhận bạo lực trong gia đình như một trở ngại cho phát triển. Nhiều tổ chức quốc tế và trong nước cũng đã triển khai các dự án quy mô nhỏ nhằm phòng chống bạo lực trong gia đình ở cấp cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Quốc hội đã đưa việc xây dựng luật phòng chống bạo lực trong gia đình vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2006 (Nghị Quyết Của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 49/2005/QH11 Ngày 19 Tháng 11 Năm 2005 Về Chương Trình Xây Dựng Luật, Pháp Lệnh Năm 2006). Tăng cường năng lực cho cán bộ cơ sở và nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bạo lực trong gia đình đang trở thành nhiệm vụ cấp bách, giúp xây dựng quan hệ bình đẳng hơn giữa nam và nữ trong gia đình. Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị cũng là khuyến cáo của nhiều tác giả trong và ngoài nước trong nhiều tài liệu công bố gần đây (Uỷ ban QGDS-GĐ-TE 2004; UNDP 2004b; UNDP 2004a; Loi, Anh, and Que 2003; Liên Hợp Quốc tại Việt nam 2003; World Bank 2002; WB 2001a). Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực để tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý các cấp. Tuy nhiên, cho đến nay kết quả đạt được còn hạn chế. Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng phụ nữ không có năng lực bằng nam giới trong việc gánh vác những nhiệm vụ quản lý cấp cao, rằng phụ nữ thiếu tự tin và thiếu động cơ phấn đấu vươn lên, và điều đặc biệt quan trọng là phụ nữ thiếu sự ủng hộ của người chồng để trở thành những nhà lãnh đạo các cấp do những định kiến giới về vai trò thấp kém của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nhiều hơn vào đời sống chính trị
  28. đòi hỏi những lộ trình cụ thể, khả thi, đào tạo và bồi dưỡng phụ nữ ngay từ khi còn trẻ. Sự chênh lệch tuổi về hưu và những hạn chế về tuổi đối với nữ trong quá trình thăng tiến từ khi còn trẻ là trở ngại lớn đối với sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ cần được xem xét bãi bỏ. * * * Giải quyết bất bình đẳng giới trong năm lĩnh vực nêu trên có thể cải thiện được đáng kể tình trạng bất bình đẳng giới trong thời gian ngắn hạn và trung hạn nếu chúng ta có những nỗ lực thích hợp. Đây là những lĩnh vực mà phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới. Theo một góc độ khác, cần thấy rằng phụ nữ không phải là một tập thể đồng nhất, mà gồm nhiều nhóm nhỏ với điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế và xã hội, nhu cầu và năng lực khác nhau. Đối với mỗi nhóm có thể có những nhu cầu cấp bách đặc thù về bình đẳng giới. Một số nhóm lớn có thể được phân theo chiều cạnh phát triển (theo tuổi) là nhóm các bé gái (dưới 15 tuổi), nhóm vị thành niên và thanh niên (15-29 tuổi), nhóm trung niên (30-49 tuổi), nhóm phụ nữ có tuổi (50-59), và nhóm phụ nữ cao tuổi (60 trở lên). Do những đặc thù trong chu trình sống của mình, mỗi nhóm tuổi này có những cơ hội và thách thức đặc thù, và vì thế tình trạng bất bình đẳng giới đối với mỗi nhóm sẽ có những hậu quả đặc thù, không giống với các nhóm khác. Điều này đặc biệt cần lưu ý khi vạch ra các chiến lược hành động vì bình đẳng giới, đặc biệt đối với các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ cụ thể. Đối với các bé gái, đó là quyền được đi học và được chăm sóc tốt, là việc phòng chống lao động trẻ em, bóc lột trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em. Đối với nữ vị thành niên và thanh niên, vấn đề lớn là bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, đào tạo nghề, lao động và việc làm, tình yêu, hôn nhân, gia đình và chăm sóc con nhỏ (đối với những người mới lập gia đình). Đối với nhóm trung niên bất bình đẳng giới có thể có biểu hiện trực tiếp nhiều hơn ở phân công lao động trong gia đình, chăm sóc con cái đang ở tuổi đi học, bạo lực trong gia đình, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vấn đề thăng tiến xã hội và sự tham gia vào đời sống chính trị. Đối với phụ nữ có tuổi và cao tuổi, thời kỳ họ trải qua các quá độ về sinh học (mãn kinh và sự suy giảm sức khỏe thể chất) và các quá độ về mặt xã hội (về hưu, con lớn lập gia đình ra ở riêng, chồng chết, ly dị, v.v ), cũng là thời kỳ
  29. bất bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội có thể có tác động lớn đến phúc lợi chung của họ, đặc biệt về sức khỏe và đời sống tinh thần. Theo một cách nhìn khác, chúng ta cũng thấy phụ nữ nông thôn khác với phụ nữ thành thị, phụ nữ vùng cao khác với phụ nữ đồng bằng hay ven biển, phụ nữ người dân tộc thiểu số khác với phụ nữ người Kinh. Tại một địa điểm, phụ nữ trong những gia đình nghèo cũng khác với phụ nữ trong những gia đình khá giả. Tất cả các chiều cạnh này tương tác với khuôn mẫu bất bình đẳng giới trong xã hội có thể khiến cho phụ nữ trong những nhóm yếu thế thêm phần dễ bị tổn thương. Điều đáng lưu ý khác là bất bình đẳng giới trong môi trường gia đình cũng rất khác về hình thức và nội dung với bất bình đẳng giới trong cộng đồng và ngoài xã hội. Một chương trình hành động khả thi cần tính đến tất cả những yếu tố này.
  30. PHẦN II. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2.1. Khái niệm Bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình Ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về Loại trừ Bạo lực đối với Phụ nữ và đã đưa ra định nghĩa về bạo lực đối với phụ nữ như sau: Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. Điều đáng lưu ý trong định nghĩa này là việc nhấn mạnh yếu tố giới (“bạo lực dựa trên cơ sở giới”) như một yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ phải chịu nạn bạo lực cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy “bạo lực trên cơ sở giới không xảy ra theo cách ngẫu nhiên mà trong đó nạn nhân tình cờ là phụ nữ và các cô gái; đúng hơn ‘yếu tố có nguy cơ’ chính vì họ là phụ nữ” (Bunch, Carillo và Shaw 1998, trích từ UNIFEM 1998). Nói cách khác, trong hoàn cảnh tương tự nếu nạn nhân là nam giới thì bạo lực có thể không xảy ra. Việc là phụ nữ khiến cho họ dễ bị ngược đãi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2002) thì bạo lực bao gồm những hành động xâm phạm đến cơ thể như tát, đấm, đá, và đánh, những lộng hành về tâm lý như đe dọa, thường xuyên hạ thấp nhân phẩm và xỉ nhục người khác, cưỡng bức làm tình và những hình thức khác của việc cưỡng bức về tình dục, các hành vi nhằm kiểm soát người khác như cô lập khỏi gia đình và bạn bè, giám sát sự đi lại, hạn chế việc tiếp cận thông tin và sự trợ giúp từ bên ngoài. Như vậy, quan niệm của các cơ quan Liên hợp quốc về bạo lực và bạo lực trên cơ sở giới là quan niệm rất rộng. Nó không chỉ bao gồm bạo lực về thân thể, mà còn bao gồm bạo lực về tâm lý, về tình dục và các dạng tước đoạt tự do cá nhân và quyền khác của họ. Nhóm tác giả Việt Nam gồm Lê Thị Quý
  31. và đồng nghiệp còn đưa ra một dạng ngược đãi được gọi là bạo lực lao động trong gia đình. Đó là việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt hoặc lừa phỉnh nhằm bóc lột lao động của một hoặc một nhóm người đối với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực trên cơ sở giới được cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý, thể hiện ở Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tổ chức tại Cai rô năm 1994, tiếp theo đó là Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ được tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995. Năm 1997, Uỷ ban Xoá bỏ Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ đã xây dựng 24 khuyến nghị chung trong đó có 3 khuyến nghị (số 12, 14 và 19) là về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ. Trên thế giới, khái niệm "bạo lực gia đình" (domestic violence) thường được hiểu là dạng đặc biệt của "bạo lực trên cơ sở giới" (gender- based violence) khi người gây ra bạo lực là thành viên gia đình, và các tài liệu quốc tế thường chỉ bàn về việc nam có hành động bạo lực đối với nữ. Khái niệm "bạo lực trên cơ sở giới" có hơi khác khái niệm "bạo lực gia đình" trong bối cảnh Việt Nam. "Bạo lực trên cơ sở giới" mặc dù có ý nghĩa rất rộng, chỉ hành động bạo lực của một giới gây ra cho giới kia cả trong gia đình và ngoài xã hội, song khái niệm này không bao hàm dạng bạo lực giữa những người cùng giới tính, như cha đánh con trai, hay mẹ đánh con gái. Trong khi đó, từ "bạo lực gia đình" ở Việt Nam chỉ hành động bạo lực của một thành viên gia đình gây ra cho một thành viên gia đình khác, kể cả bạo lực giữa cha và con trai cũng như giữa mẹ và con gái. Mặc dù vậy, trên thực tế người gây ra bạo lực gia đình thường là nam và nạn nhân thường là nữ trong gia đình. Bạo lực gia đình là một khái niệm mới được dùng ở Việt Nam. Mặc dù trong đời sống cũng như trong luật pháp vẫn có các khái niệm có nội dung tương tự như “hành hạ ngược đãi vợ con” hoặc “ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình”. Trong Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế đối với thành viên khác
  32. trong gia đình (theo Dự thảo lần thứ 9, ngày 15 tháng 8 năm 2006). Dự thảo luật này cũng nêu rõ những hành vi sau đây là bạo lực gia đình: 1. Đánh đập; hành hạ hoặc hành vi cố ý khác gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng; 2. Cưỡng ép lao động quá sức; 3. Cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc có hành vi khác xâm phạm đến đời sống tình dục; 4. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; 5. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn, ly hôn, sinh con, nạo phá thai hoặc cưỡng ép thực hiện hành vi khác trái pháp luật; 6. Ghen tuông gây hậu quả nghiêm trọng; cô lập, xua đuổi, quấy rối, gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; 7. Ngăn cản việc thực hiện quyền hợp pháp của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu; 8. Chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hư hỏng tiền, giấy tờ có giá và các tài sản khác là tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình mà không có lý do chính đáng; 9. Buộc ra khỏi nơi ở trái pháp luật; 10. Các hành vi bạo lực khác trong gia đình theo quy định của pháp luật. Mặc dù định nghĩa nêu trên không nêu rõ người gây ra bạo lực và nạn nhân là nam hay nữ, song dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình là bạo lực của chồng gây ra cho vợ, con gái, hay phụ nữ khác trong gia đình, như đánh vợ, cưỡng ép vợ phải sinh con trai, và các dạng ngược đãi vợ con khác, thậm chí giết vợ. Cũng có bằng chứng về việc các thành viên nam trong gia đình bị các thành viên nữ ngược đãi, song điều này ít phổ biến hơn so với việc phụ nữ bị nam giới trong gia đình bạo hành. Do vậy, tài liệu này sẽ tập trung chủ yếu đến dạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Một số tổ chức nghiên cứu và can thiệp phòng chống bạo lực gia đình đã dùng khái niệm “bạo hành gia đình” để chỉ những hành vi tương tự với một số định nghĩa như sau: Bạo hành gia đình là hành vi và sự đe doạ của các thành viên trong gia đình (thường là chồng) đối với các thành viên khác (thường là vợ) kết quả là đem lại sự đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc tình dục cho phụ nữ (Phương Mai, 2001).
  33. Bạo hành gia đình là hiện tượng một hay nhiều thành viên này dùng quyền lực và bạo lực trong cả một quá trình để thực hiện hành vi làm cho người khác bị đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh thần và bị bế tắc về mặt xã hội, nhằm khất phục, khống chế và kiểm soát người đó. Trong quan hệ nam nữ, còn có bạo lhành trong sinh hoạt tình dục của nam đối với nữ (Đinh Đoàn 2001). Những quan niệm nêu trên là những quan niệm rất mới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy người dân bình thường ở nhiều xã hội vẫn cho rằng người chồng có quyền dạy vợ, phạt vợ khi mắc lỗi, và có quyền đối với hoạt động tình dục của hai vợ chồng mà không nhất thiết cần sự đồng ý của vợ (WHO 2002; Vu et. al. 1999). Những giá trị truyền thống trọng nam khinh nữ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã khiến cho ngay cả phụ nữ ở nhiều xã hội cũng tin rằng đánh vợ trong một số trường hợp, chẳng hạn khi vợ có lỗi, là chấp nhận được. Vì thế, đấu tranh phòng chống bạo lực trong gia đình trước hết là cuộc đấu tranh để thay đổi quan niệm bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, làm cho cả nam và nữ nhận thức được nam và nữ có quyền bình đẳng và bạo lực dưới mọi hình thức là không thể chấp nhận được. Dù với tên gọi thế nào, bạo lực gia đình cũng là sự vi phạm các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và an toàn. Bạo lực trong gia đình xảy ra ở mọi nước, mọi nền văn hóa. Một ấn phẩm công bố gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2002) nêu rõ các điều tra mẫu đại diện ở 48 nước trên thế giới cho thấy có khoảng từ 10% đến 69% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã từng bị chồng hoặc bạn tình hành hung về thân thể. Mức độ phổ biến của bạo lực trong gia đình có thể khác nhau ở các nước khác nhau, song sự hiện diện của chúng trong đời sống gia đình đều thấy ở mọi nước. Ở Úc, Canada, và Mỹ có khoảng 3% phụ nữ cho biết họ bị đánh đập trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Con số này lên đến 27% ở Leon, Nicaragua, 38% ở Hàn Quốc, và 52% ở Palestine. Người ta ước tính có khoảng 10-15% phụ nữ trên thế giới từng bị chồng gây ra bạo lực thể xác trong suốt cuộc đời họ (Tờ sự thật của Tổ chức Y tế Thế giới, số 239, tháng 6, 2000). Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là nguyên nhân thứ 10 trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho phụ nữ từ độ tuổi 15 đến 44 trong năm 1998. (Theo Thông tin của tổ chức Y tế Thế giới WHO).
  34. Trong vài thập niên trước, nạn bạo lực trong gia đình được nhiều người coi là “chuyện vặt”, “chuyện nội bộ” trong các gia đình. Hiện nay, nhờ có những cuộc đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, đặc biệt là cuộc đấu tranh của phụ nữ vì sự bình đẳng, phát triển mà bạo lực trong gia đình được nhìn nhận như một sự trở ngại của phát triển và là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với quyền con người trong đó có quyền con người của phụ nữ. Trong nhận thức quốc tế ở thập niên vừa qua, nạn bạo lực trong gia đình đã được đặt trong lĩnh vực quyền con người của phụ nữ. Trước năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo lực chống lại phụ nữ là vấn đề riêng tư của các cá nhân. (United Nations 1996) 2.2. Bạo lực trong gia đình ở Việt Nam Không phải đến bây giờ vấn đề bạo lực trong gia đình ở Việt Nam mới thu hút được sự chú ý của công luận. Vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý ngay từ những năm đầu của chính quyền nhân dân. Đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn việc phòng chống bạo lực gia đình với quyền bình đẳng của phụ nữ. PHẢI THẬT SỰ TÔN TRỌNG QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đã quy định rõ điều đó. Ví dụ: Hiến pháp điều 24 nói: Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình, điều 1 nói: Nhà nước bảo đảm nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Điều 12 nói: Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt. Điều 3 nói: Cấm đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Thế nhưng hiện nay vẫn có những người chồng đối xử rất tệ với vợ, ngay
  35. ở Hà nội "nghìn năm văn vật" cũng vậy. Vài ví dụ: Ở Lương Yên (Hà nội) trong 196 gia đình, thì có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương. Ở khu Hai Bà Trưng, có người chỉ vì thức ăn không vừa ý, đã hất cả mâm cơm vào mặt vợ. Có người vợ ốm, chồng để mặc, không săn sóc trông nom. Ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay. Có người cạo trọc đầu và lột hết áo quần vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thôn xóm (xem báo Nhân dân, 20-10-1960). Những cử chỉ tàn nhẫn dã man như vậy vừa là phạm pháp luật Nhà nước, vừa trái với tình nghĩa vợ chồng. Để thật sự bảo vệ quyền lợi của phụ nữ thì: • Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn đề ấy. • Bà con trong làng xóm và trong hàng phố cần phải có trách nhiệm ngăn ngừa, không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra. • Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. • Đối với những người đã được giáo dục khuyên răn mà vẫn không sửa đổi, thì chính quyền cần phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh. Điều 34 trong Luật hôn nhân và gia đình đã quy định: "Những hành vi trái với luật này sẽ bị xử lý theo pháp luật". Nói tóm lại, giáo dục phải đi đôi với kỷ luật. T. L. (bút danh của Hồ Chí Minh) Báo Nhân dân, số 2404, ngày 23-10-1960 Trong đoạn trích nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ta có thể thấy mặc dù Người không dùng từ "bạo lực gia đình" song Người đã nêu rõ quan niệm về những hành vi "tàn nhẫn dã man" vi phạm pháp luật bao gồm một diện rộng các hành vi như đánh vợ, mắng vợ, ném đồ vật vào người vợ (hất mâm cơm vào mặt vợ), bỏ mặc không chăm sóc khi vợ ốm, làm nhục vợ (nhét tro vào
  36. miệng vợ, cạo trọc, lột quần áo, bêu riếu vợ), và lạm dụng tình dục (lột quần áo, bêu riếu vợ). Điều đặc biệt khác là Người cũng chỉ ra những phương pháp phòng chống bạo lực gia đình cơ bản mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, đáng chú ý nhất là lời kêu gọi bản thân phụ nữ phải phát huy tính tự lập tự cường, tích cực đấu tranh với nạn bạo lực gia đình. Chưa có con số thống kê chính xác về tính phổ biến của nạn bạo lực trong gia đình hay tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong các gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy các dạng bạo lực khác nhau đang tồn tại ở Việt Nam. Một loạt các nghiên cứu định tính được thực hiện trong thập niên 1990-1999 cho thấy rất nhiều phụ nữ đã không chỉ bị đánh đập, ngược đãi (bạo lực nhìn thấy được) mà còn là nạn nhân của “bạo lực không nhìn thấy được” thể hiện ở sự bất bình đẳng nam nữ trong phân công lao động, quyền ra các quyết định trong gia đình, và khả năng tiếp cận các nguồn lực của gia đình (Lê Thị Quý 1994, 1996, 2000, 2002; Mai and Lân 2003; Vietnam Women's Union 2001; Duc 2001; UNFPA 2001; Quy 2000; Vu et al. 1999; Mai 1997). Một nghiên cứu chọn mẫu tại 6 xã phường ở Hà Nội, Huế, và thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 cũng cho thấy có khoảng 16% phụ nữ trong mẫu đã từng bị chồng đánh đập (Vu et al. 1999). Bạo lực trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu trong đa số các trường hợp ly hôn ở Việt Nam. Nghiên cứu mới đây nhất của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005) với 4176 người (53,5% nữ) tại 13 tỉnh/thành cho thấy cả nam và nữ đều tương đối nhất quán trong việc thông báo về các vụ bạo lực bằng lời nói và thân thể. Theo nghiên cứu này, 21,2% phụ nữ cho biết bị chồng chửi và 22,5% nam giới cho biết có chửi vợ; 5,7% phụ nữ cho biết bị chồng đánh và 4,6% nam giới cho biết có đánh vợ. Ngược lại, cũng có 12,6% nam giới cho biết bị vợ chửi và 12,7% phụ nữ cho biết có chửi chồng; 0,7% nam giới bị vợ đánh và 0,5% phụ nữ cho biết có đánh chồng. Theo thống kê của toà án Nhân dân tối cao ở 18 tỉnh và thành phố trong những năm 1992 - 2000, tại những địa phương này xảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình. Theo một báo cáo khác của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%.
  37. Trên địa bàn Hà Nội, từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận 517 tin tố cáo cầu cứu của các nạn nhân bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Thái Bình 1.123 vụ, Hà Tây 1.484 vụ, Kiên Giang 2.005 vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bình đẳng giới trong gia đình nông thôn tỉnh Phú Thọ - Năm 2005” của Hội LHPN tỉnh Phú Thọ với 3.000 phiếu hỏi cho thấy: + Chỉ có 35,23% người được hỏi cho rằng gia đình mình có xảy ra mâu thuẫn ở những mức độ khác nhau. + 22,2% người được hỏi cho biết gia đình họ thường xuyên có mâu thuẫn bất hoà. (Con số này thấp so với thực tế vì một số ý kiến cho rằng thỉnh thoảng đánh vợ không phải là bạo lực gia đình). + 51,64% số người được hỏi cho biết mâu thuẫn trong gia đình họ là mâu thuẫn giữa vợ - chồng với nhau. + 35,03% số người được hỏi trả lời trong gia đình họ có hiện tượng bạo lực. + 40% số người được phỏng vấn trực tiếp trả lời gia đình họ có hiện tượng bạo lực gia đình nhưng chỉ ở mức độ chửi mắmg, tát, đấm, doạ vài câu cho chừa chứ không đánh đau. Nghiên cứu gần đây nhất của Viện Khoa học Xã hội Việt nam (16 ) với 4.175 người (trong đó 53.5% là phụ nữ) ở 13 tỉnh và thành phố cho thấy cả nam giới và phụ nữ đều cho biết các thông tin tương tự như nhau về bạo lực bằng lời và thân thể. Theo nghiên cứu này thì 21,2% phụ nữ nói rằng họ đã bị chồng mắng chửi và 22,5% nam giới nói rằng họ đã từng mắng chửi vợ. Gần 6% (5,7%) phụ nữ nói rằng họ đã bị chồng đánh và 4,6% nam giới nói rằng họ đã từng đánh vợ. Mặt khác, 12,6% nam giới nói rằng vợ họ đã mắng chửi họ và 12,7% phụ nữ đã nói rằng họ đã mắng chửi chồng; 0,7% nam đã bị vợ đánh và 0,5% phụ nữ nói rằng họ đã từng đánh chồng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng BLGĐ tồn tại ở các vùng miền khác nhau của đất nước: nông thôn, thành thị, đồng bằng, cao nguyên, vùng đồi núi và duyên hải. Kết quả nghiên cứu mới đây của Lê Thị Quý (2004) ở Hà nội, Thái Bình và Phú Thọ cho thấy ở một bộ phận nhỏ các gia đình có xảy ra xung đột
  38. nghiêm trọng và có các biểu hiện bạo lực ở các mức độ khác nhau. Dạng bạo lực khá phổ biến là đánh vợ. Cũng như những nghiên cứu trước đây, nhiều người dân vẫn coi việc chồng đánh vợ nếu không để lại thương tích là điều có thể chấp nhận được. Quan niệm chồng có quyền dạy vợ con bằng vũ lực tỏ ra vẫn còn sâu đậm trong một bộ phận dân cư và còn chưa bị cộng đồng phản ứng nghiêm khắc. Những dạng bạo lực được đề cập đến ở đây bao gồm: (1) cha mẹ đánh đập con cái; (2) con cái đánh đập cha mẹ; (3) chồng đánh vợ; (4) vợ đánh chồng; (5) vợ chì chiết, sỉ mắng chồng; (6) chồng chì chiết, sỉ mắng vợ; (7) vợ chồng con cái đánh đập lẫn nhau; (8) anh chị em trong nhà đánh đập lẫn nhau. Các dạng bạo lực trong gia đình nêu trên tỏ ra phổ biến hơn ở những nơi trình độ đô thị hóa còn thấp. Trẻ em cũng là nạn nhân chính của nhiều vụ bạo lực gia đình. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên tiến hành năm 1998 do Đặng Cảnh Khanh và Nguyễn Văn Buồm thực hiện đã phỏng vấn các em về các hình thức xử phạt của cha mẹ với con cái. Kết quả thật bất ngờ. Trong số 1240 em nhỏ được hỏi có tới 91% nói rằng chúng thường bị cha mẹ đánh khi có lỗi, trong đó vừa đánh, vừa mắng là 26%, đánh đau là 65%. Cũng theo báo cáo này thì có 45% các em nói rằng mình bị phạt oan ức, 72% nói rằng đã rất đau buồn khi bị xử phạt và có 28% các em nói rằng các em rất tức giận bố mẹ. Tỷ lệ các em tức giận bố mẹ cao nhất là ở nhóm các em bước vào tuổi vị thành niên (14 - 16 tuổi), chiếm 46%. Kết quả một cuộc điều tra tại 3 xã thuộc huyện Thanh Trì và phường Thượng Đình Quận Đống Đa cho thấy trong số 1.1449 trẻ em từ 1 đến 15 tuổi có 44,72% em từng bị hành hạ về thể xác, 56% từng bị hành hạ về tinh thần. Tại nhà tạm giữ Thanh Xuân (Thanh Hóa) có 37% nam và 20% nữ phạm nhân ở tuổi vị thành niên cho biết họ từng bị bố mẹ mắng chửi đánh đập. Các vụ bạo lực trong gia đình được nhiều người biết đến đều là những vụ bạo lực nghiêm trọng, thường kèm theo sự xâm phạm đến thân thể nạn nhân như đánh đập hay tước đoạt tự do của thành viên trong gia đình. Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân phổ biến trong các vụ bạo lực trong gia đình được báo cáo. Các bằng chứng thu thập được trong nghiên cứu nói trên cho thấy còn nhiều định kiến giới có liên quan đến việc đánh vợ. Thông tin định tính thu thập được cho thấy chồng có thể đánh vợ để “dạy vợ”. Những người chồng sinh
  39. ra và lớn lên trong gia đình có bạo lực thường đến lượt mình cũng sử dụng bạo lực đối với vợ con, những người không thành đạt bằng vợ cũng có thể dùng vũ lực để duy trì vài trò chủ gia đình của mình. Người vợ cũng có thể bị đánh do không làm tròn được bổn phận truyền thống của mình như sinh cho nhà chồng con trai. Thói quen uống rượu của nam giới cũng được nêu như một nguyên nhân quan trọng của việc ngược đãi vợ con. Nguyên nhân kinh tế và tác động từ bên ngoài được nhiều người đề cập đến nhất. Thái Bình có tỷ lệ trả lời các nguyên nhân này cao nhất và Hà Nội có tỷ lệ trả lời thấp nhất. Điều đáng chú ý là rất ít người cho rằng bất bình đẳng nam nữ là nguyên nhân sâu xa gây ra bạo lực trong gia đình. Điều này gợi ra rằng người dân còn chưa có hiểu biết tốt về giới và bất bình đẳng giới, vốn là nguyên nhân sâu xa của bạo lực trong gia đình. Những nghiên cứu nêu trên cho thấy bạo lực trong gia đình có mặt ở các vùng khác nhau của đất nước: nông thôn, thành thị, đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển. Kẻ gây ra bạo lực có thể ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, thành phần xuất thân và trình độ văn hoá. Nạn nhân của bạo lực hầu hết là những người yếu thế trong gia đình như phụ nữ, trẻ em, cha mẹ già phải sống phụ thuộc vào con cái. Bạo lực trong gia đình không chỉ xúc phạm nhân phẩm, quyền con người, làm tổn hại sức khoẻ, tính mạng của các nạn nhân mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, văn hoá ở nước ta. Đây không còn là “chuyện riêng“ của mỗi gia đình mà đã trở thành một vấn đề xã hội. Nạn nhân của các dạng bạo lực trong gia đình trong nhiều trường hợp đã không được cứu giúp kịp thời. Nhiều phụ nữ khi bị đánh đã không có chỗ trú thân. Nghiên cứu của Trung tâm Sức khoẻ Phụ nữ và Gia đình cho thấy có phụ nữ bị đánh thâm tím cả người, gãy xương, tổn thương các cơ quan của cơ thể, có phụ nữ bị tàn phế suốt đời, có phụ nữ bị chết do thương tật quá nặng, hoặc bạo lực buộc phụ nữ phải có thai ngoài ý muốn, phụ nữ đang có thai có nguy cơ sảy thai, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001). Hậu quả của Bạo lực trên Cơ sở Giới (Taylor and Lợi 2006) Các hậu quả về mặt sức khỏe
  40. Bạo lực trên cơ sở giới có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ và cuộc sống của phụ nữ. BLG có thể gây thương tích về thân thể, tàn tật, hoặc dẫn đến cái chết sớm. BLG có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc tự tử.2 Bạo lực cũng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em, gia đình, và đời sống kinh tế của xã hội. Hậu quả của Bạo lực trên Cơ sở Giới đối với Sức khỏe Tình dục và Sức khỏe Sinh sản Phụ nữ - những người sống với bạn tình vũ phu thường rất khó khăn trong việc đòi hỏi quyền của họ và tự bảo vệ mình khỏi việc có thai ngoài ýý muốn, bị nhiễm HIV và STI. Bạo lực có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản như rối loạn phụ khoa, vô sinh, bệnh viêm xương chậu, rối loạn tình dục, STI, HIV/AIDS, nạo hút thai không an toàn, có thai ngoài ý muốn và tử vong mẹ. Bạo lực trong quá trình mang thai thường dẫn đến sẩy thai, chăm sóc thai muộn, thai chết lưu, đẻ non, thương tổn thai nhi, và trẻ sinh ra thiếu cân.3 Các hậu quả về mặt kinh tế Các hậu quả về mặt kinh tế của BLG đối với cá nhân và xã hội là rất lớn. Đối với nạn nhân và gia đình họ, ngoài các chi phí chăm sóc y tế để chữa trị thương tích và rối loại tâm lý liên quan đến BLG, còn có các chi phí cơ hội khác về thời gian dành cho việc chữa trị và các hoạt động pháp lý khác mà lẽ ra thời gian đó nạn nhân và gia đình họ có thể sử dụng để kiếm thêm thu nhập. Một nghiên cứu ở Mỹ La Tinh năm 1996-1997 ước tính rằng chỉ riêng chi phí chăm sóc sức khoẻ do BLG (không bao gồm các chi phí khác) đã chiếm tới 1,9% GDP ở Brazil, 5% in Cô-Lom-Bia, 4,3% ở El Salvador, 1,3% ở Mexico, 1,5% ở Peru, và 0.3% ở Venezuela.4 BLG có thể gây ra những hậu quả lâu dài làm giảm năng suất của nạn nhân. Đối với xã hội, BLG tiêu tốn nguồn lực rất lớn cho các can thiệp công như các dịch vụ về công an, toà án, hỗ trợ xã hội và pháp lýý, các dịch vụ bảo vệ trẻ em và xử lý những kẻ phạm tội. Ở Mỹ người ta ước tính ngân sách quốc gia hàng năm dành cho việc thực thi Đạo luật năm 2 Krug, E G., Dahlberg, L.L., Mercey, JA, Zwi, AB, Lozano, R., (eds). (2002) Báo cáo Thế giới về Bạo lực, Chương 4, Bạo lực bởi Bạn tình, Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới 3 ibid 4 WHO.2002. Báo cáo Thế giới về Bạo lực và Sứck khỏe. Geneva. Trang 12
  41. 1994 về Phòng chống Bạo lực Gia đình đối với Phụ nữ lên tới 1,6 tỉ USD.5 2.3. Các dạng bạo lực gia đình Đa số các trường hợp bạo lực gia đình không chỉ xảy ra dưới một hình thức mà dưới nhiều hình thức bạo lực khác nhau cùng một lúc. Trên thế giới, người ta đã thống kê được các dạng bạo lực mà một người phụ nữ có thể phải trải qua trong suốt cuộc đời mình, từ khi còn trong bụng mẹ đến khi về già. Ở mỗi lứa tuổi, người phụ nữ có thể phải đối mặt với dạng bạo lực này hay khác có tính đặc thù theo từng thời kỳ trong chu trình sống của mình. Lori Heise đã đưa ra tổng quan về bạo lực xảy ra trong suốt chu trình sống của một người phụ nữ (Heise and Germain 1994). Bạo lực trên cơ sở giới trong suốt chu trình sống một người phụ nữ Giai Loại bạo lực đoạn Trước Nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính (Trung Quốc, Ấn khi sinh Độ, Cộng hoà Triều Tiên); đánh đập trong quá trình mang thai với các ảnh hưởng về tình cảm và thể chất đối với phụ nữ, ảnh hưởng đến kết quả sinh đẻ; mang thai ép buộc (ví dụ hiếp dâm hàng loạt trong chiến tranh). Sơ sinh Tục giết trẻ sơ sinh gái; lạm dụng tình cảm và thể chất; sự phân biệt trong nuôi dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ sơ sinh gái. Thời thơ Tảo hôn; cắt bỏ bộ phận kích dục; lạm dụng tình dục bởi các ấu thành viên gia đình và người lạ; sự phân biệt trong nuôi dưỡng và chăm sóc y tế đối với trẻ em gái; mại dâm trẻ em. Thời Bạo lực trong quá trình hẹn hò và tán tỉnh (tạt a xít ở 5 Các yếu tố nguy cơ về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Mỹ. Các vấn đề sức khỏe sinh sản, Tập 8, Số. 16, tháng 11/ 2000
  42. niên Băngladesh, hiếp dâm trong thời gian hò hẹn ở Mỹ; tình dục thiếu ép buộc vì lý do kinh tế (ở Châu Phi); lạm dụng tình dục ở nơi làm việc; hiếp dâm; quấy rối tình dục; mại dâm ép buộc; buôn bán phụ nữ. Tuổi Ngược đãi phụ nữ bởi chồng hay bạn tình; cưỡng bức tình dục sinh sản trong hôn nhân; lạm dụng và giết người vì của hồi môn; giết bạn tình; lạm dụng về tâm lý; lạm dụng tình dục tại nơi làm việc; quấy rối tình dục; hiếp dâm; lạm dụng phụ nữ tàn tật. Tuổi già Lạm dụng phụ nữ goá; lạm dụng người già (ở Mỹ - quốc gia duy nhất có các dữ liệu này, việc lạm dụng người già phần lớn xảy ra với phụ nữ cao tuổi). Ở nước ta, một số tài liệu của Hội LHPNVN phân bạo lực gia đình thành 4 loại : • Bạo lực thân thể: - Dùng vũ lực (tát, đấm, đá, đạp ) dùng hung khí (dao, gậy, ) hay ngược đãi, nhục hình làm tổn thương đến các bộ phận của cơ thể, thậm chí gây chết người. - Bóc lột sức lao động, hành hạ, bắt phải làm việc đến mức kiệt sức - Bắt nạn nhân phải ăn đói, mặc rách, ở khổ và đau ốm không được chữa trị • Bạo lực tinh thần:. - La hét, quát tháo, đe doạ nạn nhân với vẻ mặt hung dữ và cử chỉ thô bạo - Chửi rủa và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân - Cấm nạn nhân ra khỏi nhà, cấm giao tiếp với mọi người và cấm liên hệ bằng điện thoại với người khác nếu không được phép. - Không cho nạn nhân được học thêm, được đi làm, được hoạt động xã hội, - Kiểm soát mọi hoạt động đi đứng, quan hệ, công việc
  43. - Ruồng rẫy, xua đuổi, ngoại tình, xúc phạm, làm nhục trước mặt người khác - Chiến tranh lạnh, bỏ rơi không quan tâm - Đánh chửi con cái, làm cho vợ (hoặc chồng) cảm thấy đau đớn. • Bạo lực tình dục - Không cho quan hệ tình dục hoặc bắt buộc phải quan hệ khi người vợ/chồng không muốn, thậm chí khi người vợ/chồng ốm đau, mệt mỏi. - Đòi và cưỡng bức giao hợp theo những kiểu cách mà vợ/chồng không muốn. - Thực hiện những hành động bạo dâm khi giao hợp với vợ/chồng (lột xé quần áo, đánh đập, bóp cổ, ). - Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS. - ép buộc vợ đẻ con trai. - Cố ý gây tổn thương bộ phận sinh dục của vợ hoặc chồng khi quan hệ tình dục. - Cưỡng dâm, hiếp dâm trẻ em, loạn dâm, quấy rối tình dục • Bạo lực về kinh tế: - Cố tình đập phá làm hư hỏng, tổn thất tài sản của vợ, chồng hoặc gia đình. - Kiểm soát, tước đoạt mọi quyền chi tiêu trong gia đình và tiêu xài một cách hoang phí cho bản thân. - Không đóng góp vào thu nhập chung cho gia đình, sử dụng riêng lẻ cho lợi ích cá nhân Bạo lực gia đình cũng có thể dưới dạng nhìn thấy được như đánh, đấm, đá , cũng có thể dưới dạng không nhìn thấy được như những hành hạ về tinh thần, lăng mạ bằng lời nói, bỏ mặc không quan tâm, cưỡng ép lao động quá mức, vân vân (Lê Thị Quý 2000).
  44. Sự phân chia các dạng bạo lực gia đình như trên chỉ là tương đối, vì những hành vi bạo lực thường gây đau đớn cả về thể xác và tinh thần. 2.4. Các chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình Như trên đã nêu, ở Việt Nam pháp luật quy định phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Phụ nữ được hưởng tất cả các quyền pháp luật quy định cho công dân, phụ nữ còn được hưởng nhiều quyền pháp luật quy định riêng cho phụ nữ. Tuy nhiên cho đến gần đây, bạo lực trên cơ sở giới vẫn được coi là một vấn đề riêng tư và nhạy cảm ở Việt Nam. Thời gian gần đây Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc ban hành cách chính sách có tính đến yếu tố bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình: • Chiến lược Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo toàn diện của Việt Nam2 (CLTTXĐGNTD, 2002), bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình được xem là những cản trở đối với sự phát triển. • Mục tiêu Phát triển của Việt Nam trong Tuyên bố Thiên niên kỷ là nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với BLGĐ. • Pháp lệnh Dân số (năm 2003) lên án việc ép buộc phòng tránh hoặc sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. • Pháp lệnh cũng cấm việc nạo hút thai vì mục đích lựa chọn giới tính. • Tháng 7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia (KHHĐQG) của Việt Nam giai đoạn 2004-2010 về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Kế hoạch này đã phân định vai trò và trách nhiệm cho một số bộ và tổ chức đoàn thể chính. • Tháng 5/2005, Thủ tướng đã ký Quyết định số 106/2005/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược về Gia đình của Việt Nam, chiến lược này đã đưa ra mục tiêu giảm mạnh BLGĐ. • Ngày 1/7/2007 Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực đánh dấu một bước tiến lớn về mặt chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội và phòng chống bạo lực gia đình.
  45. • Quốc hội Việt Nam cũng đã đưa việc xây dựng Luật phòng chống BLGĐ vào chương trình xây dựng luật năm 2006. Hiện nay Dự thảo luật này đang được hoàn thiện để có thể được Quốc hội xét thông qua vào cuối năm nay (2007). Nỗ lực mới nhất này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc phòng chống BLGĐ. Việc Quốc hội đã phê chuẩn đưa vào chương trình xây dựng Luật của quốc Hội dự án Luật phòng chống bạo lực gia đình có thể được hiểu là từ “Bạo lực gia đình” đã trở thành một cụm từ chính thống, được đưa vào văn bản dự thảo luật. Khi được thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tuyên truyền và xử lý các sai phạm liên quan đến bạo lực gia đình. Tóm lại, có thể nói quyền của phụ nữ nói chung và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thế, danh dự, uy tín, nhân phẩm của phụ nữ nói riêng được quy định khá đầy đủ trong pháp luật Việt nam, phù hợp với nội dung các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ đều bị xử lý theo pháp luật, bất kể hành vi đó xẩy ra trong đời sống cộng đồng hay trong phạm vi gia đình, bất kể chủ thể vi phạm có quan hệ gia đình với nạn nhân hay không. 2.5. Hiểu biết pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình của người dân Sự hiểu biết của người dân Việt Nam về Luật pháp của Nhà nước liên quan đến đời sống và mối quan hệ bình đẳng trong gia đình giữa nam giới và phụ nữ còn rất hạn chế. Rất nhiều người chưa hiểu đầy đủ phạm vi của BLGĐ. Đại đa số cho rằng chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu thành bạo lực, do tính chất nghiêm trọng của nó (gây thương tích hoặc chết người ), hoặc khi người vợ không có lỗi, hoặc ngược đãi thân thể xảy ra thường xuyên (Vu et. al. 1999). Quan niệm cho rằng chồng có quyền “dạy” vợ và con mình bằng cách sử dụng bạo lực đang còn ăn sâu trong một bộ phận nhân dân và chưa bị dư luận lên án mạnh mẽ. Đa số người dân hiểu về luật pháp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này chứng tỏ rằng việc phổ biến và tuyên truyền về luật pháp cần phải được tiếp tục cải thiện. Bảng dưới đây tóm tắt các khái niệm khác nhau về bạo lực theo quan niệm của xã hội Việt Nam và chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc (Vu et. al. 1999).
  46. Những khác biệt giữa quan niệm của nhiều người Việt Nam và quan niệm của Liên Hiệp Quốc về một số khía cạnh của bạo lực gia đình Hành vi Quan niệm của LHQ Quan niệm của đa số người Việt Nam Đánh vợ không để lại Bạo lực Không phải bạo lực thương tích Đánh vợ gây thương Bạolực Bạo lực tích Đánh vợ khi vợ làm Bạo lực Không phải bạolực điều sai trái Đánh vợ khi vợ không Bạo lực Bạo lực có gì sai Đánh vợ thường xuyên Bạo lực Bạo lực Bắt ép vợ phải làm tình Bạo lực Không phải bạo lực Không cho phép vợ về Bạo lực Không phải bạo lực thăm bố mẹ đẻ Nghiên cứu mới đây tại 8 tỉnh của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy chỉ có 55% người trả lời cho biết có nghe nói đến bạo lực gia đình (nam là 63,4% nữ 47,6%). Những người có nghe nói đến bạo lực gia đình thì chủ yếu chỉ nghe nói đến bạo lực về thân thể như đánh vợ. Rất ít người coi việc ép buộc vợ làm tình là bạo lực. Người có học vấn càng thấp, tỷ lệ không biết về BLGĐ càng cao: 44% đối với người có trình độ tiểu học trở xuống, 17% đối với người có trình độ trung học cơ sở, 12% đối với người có trình độ trung học phổ thông, và chỉ có 2% đối với người có trình độ đại học hay cao đẳng.
  47. Tỷ lệ % người được hỏi chưa nghe nói về BLGĐ (nguồn: Nghiên cứu của UBCVĐXH QH 2006) 50% 44% 45% 40% 35% 30% 25% 20% 17% 15% 12% 10% 5% 2% 0% Tiểu học THCS THPT CĐ/ĐH Việc thiếu hiểu biết về pháp luật đã khiến cho pháp luật chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của các nạn nhân bạo lực gia đình. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách trung ương và các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Chính phủ ngày càng sẵn sàng giải quyết nạn bạo lực gia đình nhưng vấn đề này vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự về phát triển của các cấp thấp hơn và phần lớn không được quần chúng nhân dân để ý đến. Nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam về bạo lực gia đình đối với Phụ nữ, năm 2000, cho thấy tỷ lệ can thiệp, giúp đỡ của chính quyền đối với các vụ bạo lực gia đình rất thấp. Trong khi tỷ lệ bà con hàng xóm can thiệp giúp đỡ là 62,7%, Hội phụ nữ là 36,3% thì chính quyền chỉ là 2,9%, công an là 4%. Tỷ lệ can thiệp của các ban hoà giải là cũng không cao, chỉ chiếm 4,5%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó có nguyên nhân là bản thân nạn nhân kém tin tưởng ở luật pháp và chính quyền. Chính quyền can thiệp thì mọi việc cũng đã xong, họ đợi khi nào có đổ máu thì họ mới tới (Nạn nhân ở Thái Bình) Báo lắm thì cũng chả giải quyết được gì, rồi em cũng chán, em chẳng báo nữa. Bao nhiêu lần đến nhà rồi cũng thế thôi. Rồi mai ông ấy lại đánh (Nạn nhân ở Thái Bình)
  48. Điều này cho thấy nhiều nơi dư luận chung vẫn coi việc chồng đánh đập, chửi mắng vợ con là việc riêng của các gia đình. Chỉ khi vụ việc thật nghiêm trọng mới được đưa đến chính quyền hoặc chính quyền mới can thiệp (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp 1999). 2.6. Các nguyên nhân của bạo lực gia đình Trên đây đã trình bày rải rác các nguyên nhân của bạo lực gia đình được các nghiên cứu gần đây nêu ra. Ở đây xin tóm tắt các nguyên nhân được nêu nhiều nhất: a. Tàn dư của những định kiến giới phong kiến, gia trưởng. Đây là nguyên nhân gốc rễ của BLGĐ. Những định kiến giới dưới đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho bạo lực gia đình diễn ra và tiếp tục trong đời sống gia đình. • Ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã trở thành phong tục tập quán trong cộng đồng, người đàn ông được coi là trụ cột trong gia đình còn người phụ nữ phải phục tùng chồng một cách tuyệt đối. • Quan niệm gia trưởng: Người chồng là chủ gia đình, là trụ cột và thường tạo ra thu nhập nhiều hơn trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, nếu người vợ làm trái ý, người chồng có quyền dạy vợ, bắt buộc vợ phải tuân lệnh. • Trong gia đình, vai trò của phụ nữ là quán xuyến việc nội trợ, dạy bảo con cái. Phụ nữ phải là người duy trì sự yên ấm trong gia đình. Nếu thực hiện không tốt vai trò này thì người chồng có quyền mắng chửi, nhiếc móc Khi bị như vậy thì nên im lặng để giữ hoà khí trong gia đình. • “Bản tính” của nam giới là nóng nảy, khó kiềm chế . Vì vậy người vợ cần biết ý và im lặng chịu đựng. • Uống rượu là thói quen của người đàn ông “ Trai vô tửu như cờ vô phong”. Vì vậy khi chồng uống rượu, say rượu nếu có chửi mắng, đánh đập thì người vợ không được phản đối mà phải chịu đựng.
  49. Trên đây là những định kiến trái với tinh thần bình đẳng giới, cần phải đấu tranh để dần dần xóa bỏ. Xóa bỏ được những định kiến này là chúng ta xóa bỏ được cơ sở văn hóa của nạn bạo lực gia đình. b. Nguyên nhân kinh tế Kinh tế khó khăn cũng thường được nêu ra như một nguyên nhân quan trọng của bạo lực gia đình. Do kinh tế khó khăn, nghèo đói, thất nghiệp, đông con, khiến cho cuộc sống vợ chồng đầy lo âu, căng thẳng, dễ tạo ra xung đột gia đình dẫn tới các hành vi bạo lực. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạo lực về thể xác như đánh vợ thường có xu hướng xảy ra nhiều trong những gia đinh nghèo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận được nhiều trường hợp bạo lực về thân thể cũng xảy ra ở các gia đình khá giả, thậm chí ở cả những gia đình mà vợ và chồng có học vấn cao. Kinh tế khó khăn kết hợp với thói gia trưởng của người chồng càng khiến cho bạo lực dễ xảy ra. Định kiến cho rằng đàn ông phải là trụ cột về kinh tế trong gia đình đã gây một sức ép tâm lý lớn đối với người chồng. Nếu trong gia đình, người vợ là người làm ra thu nhập nhiều hơn, người chồng sẽ cảm thấy vai trò trụ cột của mình bị lu mờ. Nhiều người đàn ông có thể tìm cách để duy trì vai trò của mình bằng vũ lực. c. Phụ nữ tự ty Phản ứng của người phụ nữ đối với bạo lực gia đình tuy không hẳn là nguyên nhân của bạo lực gia đình, song cũng là yếu tố khiến cho bạo lực gia đình dễ tái diễn trong tương lai. • Người phụ nữ chưa nhận thức đầy đủ về quyền bình đẳng của mình, luôn tự ti, mặc cảm khiến đàn ông tin rằng họ có uy quyền hơn phụ nữ. • Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình phần lớn thường giấu kín vì không muốn người ngoài biết. Điều này càng làm cho người chồng dễ sử dụng vũ lực hơn khi biết rằng sẽ tránh được sự lên án của dư luận xã hội.
  50. d. Cộng đồng, gia đình thiếu tích cực phòng chống BLGĐ • Cộng đồng và các gia đình còn coi vấn đề bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình. Hầu hết mọi người làm ngơ hoặc im lặng khi phụ nữ hoặc trẻ em bị lăng nhục đánh đập. Bằng cách như vậy, họ ngầm cho phép bạo lực gia đình tiếp diễn. Nếu cộng đồng và gia đình lên tiếng mỗi khi thấy bạo lực gia đình thì điều này sẽ tạo nên một sức ép xã hội, lên án bạo lực gia đình, và sẽ khiến người gây ra bạo lực gia đình phải chùn tay. • Cộng đồng chưa phản ứng một cách có tổ chức nhằm ngăn chặn, lên án, đấu tranh để đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ nạn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. • Cộng đồng, kể cả phụ nữ, cho rằng khi người vợ có lỗi, hỗn láo với chồng và gia đình chồng thì chồng có quyền chửi bới, đánh đập và người phụ nữ đáng phải chịu những hình thức ngược đãi nếu họ có lỗi. Đây là thái độ rất không đúng tinh thần của Luật Bình đẳng giới và Hiến pháp nước ta, vi phạm nghiêm trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nhân phẩm của phụ nữ. • Thái độ khoan dung của cộng đồng đối với những hành vi tình dục ngoài hôn nhân của người chồng trong khi rất nghiêm khắc với hành vi tình dục của người vợ cũng là môi trường thuận lợi cho các hành vi bạo lực về tình dục, lạm dụng tình dục xảy ra, đem lại đau khổ về thể xác và tinh thần cho phụ nữ. e. Tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, cũng được nhiều người coi là nguyên nhân trực tiếp của các vụ bạo lực trong gia đình. f. Các nguyên nhân về pháp luật • Pháp luật chưa xây dựng được khung hình phạt nghiêm minh, thích đáng đối với những kẻ gây ra bạo lực trong gia đình. • Vẫn còn thiếu những chính sách, pháp luật về ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ và thiếu những người hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực này. • Việc tuyên truyền pháp luật phòng chống bạo lực gia đình còn chưa tốt, khiến cho nhiều người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật.
  51. 2.7. Kinh nghiệm hoạt động phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam6 Thời gian gần đây UB DS-GĐ-TE, cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gia đình, đã có một số thử nghiệm phòng chống bạo lực trong gia đình ở một số tỉnh. Có tỉnh thành lập tổ công tác đặc biệt, với đồng phục và phù hiệu riêng để người dân dễ nhận biết. Khi có bạo lực với phụ nữ, tổ công tác can thiệp bằng cách buộc người chồng phải rời nhà tạm thời, đồng thời áp dụng một số hình thức phạt để nâng cao nhận thức của họ. Vấn đề phòng chống bạo lực cũng được vận động đưa vào hương ước. Những hoạt động này đem lại kết quả khả quan. Thời gian gần đây nhiều tổ chức dân sự đã thử nghiệm nhiều mô hình can thiệp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ ở nhiều nơi. Có thể kể ra đây một số dự án can thiệp. RaFH tiến hành một dự án can thiệp tại Ninh Bình giai đoạn 2000-2002 với sự tài trợ của Sứ quán Thụy Sỹ/SDC (Swiss Agency for Development and Cooperation (SDC)) với nội dung truyền thông và xây dựng các Câu lạc bộ làm chồng, làm cha. Dự án thu hút sự tham gia tích cực của đại diện của chính quyền, Hội Phụ nữ, công an, y tế, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, cán bộ tư pháp và tòa án từ cấp tỉnh xuống cấp xã và thôn. Cơ cấu rộng rãi này với chính quyền là nhân vật chính có thể giúp cho việc xử lý các trường hợp BLGĐ dễ dàng hơn. Tổ chức CSAGA và Sở Y tế Hà nội với sự tài trợ của Hội đồng Dân số Mỹ và Quỹ Ford tiến hành một dự án can thiệp với trọng tâm là việc cải thiện chăm sóc y tế cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới ở huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2002-2005. Dự án này cũng thu hút sự tham gia rộng rãi của UBND, trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện, công an, các tổ chức quần chúng như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, cán bộ tòa án. Dự án thử nghiệm mô hình sàng lọc bệnh nhân, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ y tế về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình, nâng cao chất lượng dịch vụ và tư vấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức Oxfam GB hỗ trợ cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghề thủ công (HRPC) tiến hành một dự án can thiệp ở Lào Cai và Hà Đông, và hỗ trợ truyền thông trên kênh truyền hình VTV3 về phòng chống bạo lực trong gia đình trong giai đoạn từ 2002-2005. Dự án này tập trung 6 Xem thêm báo cáo của Kathy Taylor và Vũ Mạnh Lợi (2006), và báo cáo của Vũ Mạnh Lợi "Báo cáo Tư vấn Dự án của UNFPA-SDC: Đưa bình đẳng giới vào luồng chủ đạo trong chương trình dân số và sức khỏe sinh sản của UNFPA tại Việt Nam năm 2006 để biết thêm thông tin chi tiết về kinh nghiệm của các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. Trong phần này chỉ nêu tóm tắt những ý chính.
  52. chủ yếu vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân. Cơ quan Phát triển Quốc tế của Canada (The Canadian International Development Agency (CIDA)) và UNFPA hỗ trợ UBQG DS-GĐ-TE, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, và Mặt trận tổ quốc các tỉnh Thái Bình, Bình Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa, và Đà Nẵng lồng ghép giới và phòng chống bạo lực vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Hội Phụ nữ cũng tiến hành nhiều dự án can thiệp khác tại nhiều tỉnh trong cả nước. Nhìn chung các mô hình can thiệp này đều mang lại hiệu quả tốt. Đáng chú ý là một loạt các dự án can thiệp do UNFPA và Sứ quán Thụy Sỹ tài trợ cho Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với trọng tâm xây dựng tài liệu truyền thông trên đài phát thanh và lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực vào tài liệu giảng dạy của học viện, hỗ trợ Hội Phụ nữ và RaFH tiến hành các hoạt động can thiệp ở Hà nội, Thái Bình, và Phú Thọ, hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu về giới và phát triển (RCGAD) tiến hành nghiên cứu và đánh giá các can thiệp ở ba tỉnh này, hỗ trợ Bộ Y tế lồng ghép thông điệp phòng chống bạo lực giới vào tài liệu tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, hỗ trợ UB CVĐXH của Quốc Hội xây dựng Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình, hỗ trợ UBQG DS-GĐ-TE xây dựng tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống bạo lực trong gia đình. Đây là một loạt các hoạt động được thiết kế nhằm thay đổi nhận thức của một diện rộng các tầng lớp trong xã hội, từ các nhà lập chính sách, những người cung cấp dịch vụ của các ngành như y tế, công an, tòa án, công chức chính quyền, cán bộ trong các cơ quan thông tin đại chúng, đến người dân. Các dự án này đã tạo ra sự thay đổi nhận thức quan trọng trong các nhóm mục tiêu. Đáng chú ý nhất là sự thay đổi nhận thức của các nhà lập chính sách, góp phần quan trọng vào việc Quốc hội chính thức đưa việc xây dựng Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình vào chương trình xây dựng luật năm 2006. Trong thời gian thực hiện dự án, UB CVĐXH QH đã tiến hành nhiều hội thảo tham vấn với sự tham gia của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm về đề tài này của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức có liên quan và các cơ quan lập pháp, tiến hành nhiều hội thảo vận động thuyết phục với các đại biểu quốc hội. Những hoạt động này đã đóng góp thiết thực vào việc khởi động quá trình xây dựng luật và trực tiếp đóng góp vào nội dung của bản dự thảo luật đầu tiên. Dự án xây dựng tài liệu truyền thông trên đài phát thanh và lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực vào tài liệu giảng dạy của Học Viện Chính trị
  53. Quốc gia Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường năng lực của các cán bộ dự án và các cán bộ truyền thông trong việc cung cấp thông tin về bạo lực trong gia đình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi đa số người được hỏi trong nghiên cứu của RCGAD cho biết các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin quan trọng nhất về phòng chống bạo lực trong gia đình đối với họ. Việc lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực vào tài liệu giảng dạy của Học Viện cũng giúp nâng cao nhận thức của học viên, là những cán bộ chủ chốt của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực phòng chống bạo lực khi họ quay về làm việc ở các địa phương. Các dự án của Bộ Y tế và UBQG DS-GĐ-TE giúp nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cán bộ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn, góp phần nâng cao tính nhạy cảm giới và nhạy cảm với những vấn đề do bạo lực gây ra cho các nạn nhân cần đến dịch vụ của họ. Những dự án này cũng xây dựng được nhiều tài liệu truyền thông tốt có thể tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Các mô hình can thiệp thử nghiệm tại Thái Bình, Hà nội, và Phú Thọ đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Các xã tham gia dự án đã thiết lập nhiều tổ tư vấn dựa trên cơ sở tổ hòa giải cũ. Sáng kiến xây dựng nhiều “địa chỉ tin cậy” là những gia đình gương mẫu sẵn sàng che chở cho nạn nhân của bạo lực trong gia đình cũng tỏ ra phù hợp với tình hình tại địa phương. Nhiều địa chỉ tin cậy đã thực sự là nơi tạm lánh hiệu quả của nạn nhân trong thời gian thực hiện dự án (5 gia đình ở Thanh Nê, Thái Bình, đã thực sự bảo vệ nạn nhân thành công trong các vụ bạo lực gia đình). Sáng kiến huy động sự đóng góp công sức và tài chính của các nữ doanh nhân thành đạt cho chương trình phòng chống bạo lực trong gia đình của Đoan Hùng (Phú Thọ) cũng là sáng kiến tốt. Nhìn chung, có 4 mô hình can thiệp được thử nghiệm trong dự án là: • Mô hình truyền thông có sử dụng nhiều phương tiện truyền thông phối hợp; • Mô hình giáo dục, đào tạo thông qua tổ tư vấn; • Mô hình sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm nhỏ những người cùng giới tính, hoặc các cặp vợ chồng cùng sinh hoạt nhằm nâng cao kiến thức về phòng chống bạo lực trong gia đình; • Mô hình can thiệp trong các trường hợp khẩn cấp (đường dây “nóng”, tổ hòa giải, địa chỉ tin cậy, trạm y tế, ban chỉ đạo, công an, chính quyền);