Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập

doc 121 trang huongle 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_can_bo_quan_li_va_giao_vien_bien_soan_de.doc

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN Hoá học CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Tài liệu bồi dưỡng cốt cán) Hà Nội, tháng 01/ 2011
  2. LỜI GIỚI THIỆU 3
  3. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT KTĐG: kiểm tra đánh giá KT-KN: kiến thức – kĩ năng THCS: trung học cơ sở SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên HS: học sinh GV: giáo viên Đ/c: đồng chí GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo KT: kiểm tra PPCT: phân phối chương trình GDPT: giáo dục phổ thông GDĐT: giáo dục đào tạo CTPT: công thức phân tử CTCT: công thức cấu tạo KL: kim loại PK: phi kim dd: dung dịch TNKQ: trắc nghiệm khách quan TNTL: trắc nghiệm tự luận PPDH: phương pháp dạy học KTĐG: kiểm tra đánh giá PPHT: phương pháp học tập PP: phương pháp CSVC: cơ sở vật chất TBDH: thiết bị dạy học CNTT: công nghệ thông tin 4
  4. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Danh mục các chữ viết tắt 4 Mục lục 5 Phần thứ nhất Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá I. Một số khái niệm về kiểm tra đánh giá 1. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá 8 2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học 9 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học 11 II. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá 12 1. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá 14 2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá 16 Phần thứ hai Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra định kì I. Thiết kế ma trận đề kiểm tra 1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra 25 2. Khung ma trận đề kiểm tra 29 3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 THPT 30 II. Biên soạn đề kiểm tra 1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận 36 2. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm 37 3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 38 4. Ví dụ biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đã thiết kế 39 III. Một số đề kiểm tra có ma trận kèm theo 1. Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 + 6 Hoá học 10 THPT 46 2. Đề kiểm tra học kì và cuối năm 62 Phần thứ ba Xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập 1. Một số yêu cầu 83 6
  5. 2. Các bước tiến hành 85 3. Ví dụ minh hoạ 86 4. Thư viện câu hỏi học kì II lớp 12 THPT 90 Phần thứ tư Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương 1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng 119 2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu) 3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các 120 mẫu phiếu thăm dò, khảo sát (trước và sau đợt bồi dưỡng) Tài liệu tham khảo 121 7
  6. Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nội dung 1.1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học 1.1. Thuận lợi Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này. Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế. Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình. 1.2. Khó khăn và nguyên nhân a) Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau. Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn. Thiếu tính năng động: do chưa thiết kế ma trận đề kiểm tra và chưa có thư viện câu hỏi, bài tập nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi tốt nghiệp THPT hay các đề thi vào các trường đại học của các năm trước. Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện. Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của học sinh. 8
  7. Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng. b) Trong quản lí chỉ đạo đã chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đối với việc tạo động cơ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện: Về thi, kiểm tra, đánh giá hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc; ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tình cảm, thái độ. Chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm. Tình trạng trên đang là một trong những rào cản chính đối việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; làm thui chột hứng thú và động cơ học tập đúng đắn. 2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học 2.1. Khái niệm kiểm tra có thể hiểu là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó là cơ sở cho việc đánh giá. Nói cách khác thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Khái niệm đánh giá có thể hiểu là căn cứ vào các kiến thức, số liệu, biểu đồ, các dữ liệu, các thông tin để ước lượng năng lực hoặc phẩm chất để nhận định, phán đoán và đề xuất quyết định. Nói ngắn gọn thì đánh giá là nhận định giá trị. 2.2. Ba chức năng của kiểm tra: Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau. a) Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một học kỳ, một năm ) của quá trình dạy học đã hoàn thiện đến một mức độ và kiến thức về kỹ năng b) Phát hiện lệch lạc (theo lý thuyết thông tin) phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó 9
  8. khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết. c) Điều chỉnh qua kiểm tra (theo lý thuyết điều kiện) GV điều chỉnh kế hoạch dạy học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS). 2.3. Các thuật ngữ - Đo: Kết quả trả lời hay làm bài của mỗi học sinh, ghi nhận bằng 1 số đo theo quy tắc đã định thông thường (bằng điểm số theo thang bậc nhất định). Điểm số là những ký hiệu gián tiếp, phản ánh trình độ của mỗi học sinh về mặt định tính (giỏi, khá, trung bình ) và định hạng thứ bậc cao thấp của học sinh trong học tập. Cần lưu ý rằng điểm số không có ý nghĩa về mặt định lượng. Ví dụ không thể nói, trình độ của HS đạt điểm 10 là cao gấp đôi HS đạt điểm 5. - Lượng giá: Dựa vào số đo mà đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức của HS. + Lượng giá theo chuẩn: là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình của lớp HS. + Lượng giá theo tiêu chí: là sự đối chiếu với các tiêu chí đã đề ra. - Đánh giá: + Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một nội dung nào đó, nhằm giúp GV nắm được tình hình về những kiến thức có liên quan với bài học. Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp. + Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp những thông tin ngược để GV và HS kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học. + Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc kỳ học hay năm học khoá học (thi). - Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình đánh giá, GV quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh có sai sót đặc biệt. 2.4. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Đầu tiên dựa vào mục tiêu của dạy học, GV đánh giá trình độ xuất phát của học sinh (kiểm tra đầu vào) trên cơ sở đó mà có kế hoạch dạy học: Kiến thức 10
  9. bộ môn rèn kỹ năng bộ môn để phát triển tư duy bộ môn. Kiến thức khoá học lại kiểm tra đánh giá (đánh giá đầu ra) để phát hiện trình độ HS, điều chỉnh mục tiêu và đưa ra chế độ dạy học tiếp theo. Bản chất của khái niệm kiểm tra thuộc phạm trù phương pháp, nó giữ vai trò liên hệ nghịch trong hệ điều hành quá trình dạy học, nó cho biết những thông tin về kết quả vận hành, nó phần quan trọng quyết định cho sự điều khiển tối ưu của hệ (cả GV và HS). Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là hết sức phức tạp luôn luôn chứa đựng những nguy cơ sai lầm, không chính xác. Do đó người ta thường nói: "Kiểm tra -đánh giá" hoặc "đánh giá thông qua kiểm tra" để chứng tỏ mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai công việc này. 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học + GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. 11
  10. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. + Điểm kiểm tra thực hành (điểm hệ số 1), giáo viên căn cứ vào tường trình thí nghiệm một bài thực hành (được thống nhất trước trong toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành. + Các bài kiểm tra định kỳ (kiểm tra 01 tiết, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm học) cần được biên soạn trên cơ sở thiết kế ma trận cho mỗi đề. + Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và hình thức thi TNPT mà Bộ GDĐT tổ chức hằng năm. Nội dung 1.2: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục. Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”. Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá 12
  11. trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: - “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”. - “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”. - “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định” - “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”. - “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC). - “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”. Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo. Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. 13
  12. Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. 2. Đảm bảo tính toàn diện Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích. 3. Đảm bảo tính hệ thống Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. 4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu. 5. Đảm bảo tính công bằng Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau. 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới PPDH cũng như đổi mới giáo dục. Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự 14
  13. đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học. 2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. 3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học. 4) Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình. Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ 15
  14. chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT- ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy. Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả. 5) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp. 6) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện. 2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế 16
  15. hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV. b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học. Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành thói quen, tình trạng này dẫn đến việc kiến thức của HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với thực tiễn, làm cho giờ học trở nên khô khan, gò bó, dẫn đến kiểm tra đánh giá đơn điệu, không kích thích được sự sáng tạo của HS. c) Để vừa coi trọng việc nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn làm đơn vị cơ bản triển khai thực hiện. Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau đây (tổ chức theo cấp: cấp tổ chuyên môn, cấp trường, theo các cụm và toàn tỉnh, thành phố). - Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG. - Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, nghệ thuật bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH. - Về đổi mới KT-ĐG: các phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của HS và cách áp dụng; cách kết hợp đánh giá của GV với đánh giá của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. - Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề kiểm tra tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; xây dựng ma trận đề kiểm tra; biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website chuyên môn. 17
  16. - Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và sử dụng chuẩn KT-KN của chương trình môn học thế nào cho khoa học, sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử dụng SGK trong KT-ĐG; - Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh lạm dụng CNTT; - Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV; Ngoài ra, căn cứ tình hình cụ thể của mình, các trường có thể bổ sung một số chuyên đề phù hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu của GV. d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường Về PP tiến hành của nhà trường, mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí điểm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm và thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp, thanh tra, kiểm tra chuyên môn. Trên cơ sở tiến hành của các trường, các Sở GDĐT có thể tổ chức hội thảo khu vực hoặc toàn tỉnh, thành phố, nhân rộng vững chắc kinh nghiệm tốt đã đúc kết được. Sau đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo từng chuyên đề để thúc đẩy GV áp dụng và đánh giá hiệu quả. 2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theo kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến dịch” trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chuyên môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo HS và phải tổ chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới PPDH, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới. Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổi mới KT-ĐG để thu được kết quả cuối cùng, phát động, xây dựng, củng cố thành nền nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học: 18
  17. - Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học đã được quy định tại chương trình môn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG; - Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT- ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học; - Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT- ĐG nói chung và các hình thức KT-ĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng. Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ phận không ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao, chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng bộ môn, không ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm. - Phải chỉ đạo đổi mới KT-ĐG theo chuyên đề có chiều sâu cần thiết, coi trọng phổ biến kinh nghiệm tốt và tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các GV cùng bộ môn. b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG. c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ. 2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo: - Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG, đưa công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục 19
  18. tiêu xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và phát huy vai trò tích cực, tinh thần hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; - Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn, trung hạn và năm học, cụ thể hóa các trong tâm công tác cho từng năm học: + Xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung, đối tượng, phương pháp tổ chức bồi dưỡng, hình thức đánh giá, kiểm định kết quả bồi dưỡng; lồng ghép việc đánh giá kết quả bồi dưỡng với việc phân loại GV, cán bộ quản lý cơ sở GD hằng năm theo chuẩn đã ban hành. + Xây dựng đội ngũ GV cốt cán vững vàng cho từng bộ môn và tập huấn nghiệp vụ về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG cho những người làm công tác thanh tra chuyên môn. + Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG. + Giới thiệu các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG. + Tổ chức tốt việc bồi dưỡng GV: Cần tổ chức sử dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của Chương trình giáo dục phổ thông” do Bộ GDĐT ban hành, sớm chấm dứt tình trạng GV chỉ dựa vào SGK như một căn cứ duy nhất để dạy học và KT-ĐG, không có điều kiện và thói quen tiếp cận nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình môn học. - Tăng cường khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo và thông tin về đổi mới PPDH, KT-ĐG: + Lập chuyên mục trên Website của Sở GDĐT về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về thư viện câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa ; + Thí điểm hình thức dạy học qua mạng (learning online) để hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi; - Chỉ đạo phong trào đổi mới PPHT để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức của HS, gắn với chống bạo lực trong trường học và các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường. b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV: 20
  19. - Trách nhiệm của nhà trường + Cụ thể hóa chủ trương của Bộ và Sở GDĐT về chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG đưa vào nội dung các kế hoạch dài hạn và năm học của nhà trường với các yêu cầu đã nêu. Phải đề ra mục tiêu phấn đấu tạo cho được bước chuyển biến trong đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG; kiên trì hướng dẫn GV thực hiện, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến và chăm lo đầu tư xây dựng CSVC, TBDH phục vụ đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG; + Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng GV; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; + Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV: (i) Trước hết, phải tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình, tích cực chuẩn bị TBDH, tự làm đồ dùng DH để triệt để chống “dạy chay”, khai thác hồ sơ chuyên môn, chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS. (ii) Nghiên cứu áp dụng PPDHTC vào điều kiện cụ thể của lớp; nghiên cứu tâm lý lứa tuổi để vận dụng vào hoạt động giáo dục và giảng dạy. Nghiên cứu các KN, kỹ thuật dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho HS. Tổ chức cho GV học ngoại ngữ, tin học để làm chủ các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, khai thác Internet phục vụ việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn. (iii) Hướng dẫn GV lập hồ sơ chuyên môn và khai thác hồ sơ để chủ động liên hệ thực tế dạy học, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS. + Tổ chức diễn đàn về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của GV, diễn đàn đổi mới PPHT cho HS; hỗ trợ GV về kỹ thuật ra đề tự luận, trắc nghiệm, cách kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng của môn học. + Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của GV: (i) Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, kịp thời động viên mọi cố gắng sáng tạo, uốn nắn các biểu hiện chủ quan tự mãn, bảo thủ và xử lý mọi hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm; 21
  20. (ii) Tiến hành đánh giá phân loại GV theo chuẩn đã ban hành một cách khách quan, chính xác, công bằng và sử dụng làm căn cứ để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng; + Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý học tập HS ở nhà, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học: (i) Duy trì kỷ cương, nền nếp và kỷ luật tích cực trong nhà trường, kiên quyết chống bạo lực trong trường học và mọi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường, củng cố văn hóa học đường tạo thuận lợi để tiếp tục đổi mới PPDH, KT- ĐG; (ii) Tổ chức phong trào đổi mới PPHT để thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy ý kiến phản hồi của HS về PPDH, KT-ĐG của GV. + Khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG: + Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa ; + Thí điểm hình thức dạy học qua mạng LAN của trường (learning online) để GV giỏi, chuyên gia hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi. - Trách nhiệm của Tổ chuyên môn: + Đơn vị tổ chức bồi dưỡng thường xuyên quan trọng nhất là các tổ chuyên môn. Cần coi trọng hình thức tổ chức cho GV tự học, tự nghiên cứu, sau đó GV có kinh nghiệm hoặc GV cốt cán chủ trì thảo luận, giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu mỗi chuyên đề, cần tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG; + Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của CT môn học và hoạt động GD mình phụ trách và tổ chức đều đặn việc dự giờ và rút kinh nghiệm, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; thảo luận cách giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó, phát huy các hoạt động tương tác và hợp tác trong chuyên môn; + Yêu cầu GV thực hiện đổi mới hình thức KT – ĐG học sinh. Cần đa dạng hóa các dạng bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh (tập các bài làm tốt nhất của học sinh; tập tranh ảnh học sinh sưu tầm, các bài văn, bài thơ, bài báo sưu tầm theo chủ đề; sổ 22
  21. tay ghi chép của học sinh ); đánh giá thông qua chứng minh khả năng của học sinh (sử dụng nhạc cụ, máy móc ); đánh giá thông qua thuyết trình; đánh giá thông qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thông qua kết quả hoạt động chung của nhóm + Đề xuất với Ban giám hiệu về đánh giá phân loại chuyên môn GV một cách khách quan, công bằng, phát huy vai trò GV giỏi trong việc giúp đỡ GV năng lực yếu, GV mới ra trường; + Phản ánh, đề xuất với nhà trường về công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV, phát hiện và đề nghị nhân điển hình tiên tiến về chuyên môn, cung cấp các giáo án tốt, đề kiểm tra tốt để các đồng nghiệp tham khảo; + Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG có hiệu quả. - Trách nhiệm của GV: + Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ GV cốt cán chuyên môn khi được lựa chọn; kiên trì vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học; + Phấn đấu thực sự nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT-ĐG, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật dạy học (trong đó có kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác internet ), tích lũy hồ sơ chuyên môn, tạo được uy tín chuyên môn trong tập thể GV và HS, không ngừng nâng cao trình độ các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học; + Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS lựa chọn PPHT hợp lý, biết tự học, tự đánh giá, tự chủ, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT-ĐG của mình để điều chỉnh; + Tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý kiến cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp; tự giác tham gia hội giảng, thao giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn. Trong quá trình đổi mới sự nghiệp GD, việc đổi mới PPDH và KT-ĐG là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng GD toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải 23
  22. chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ GV, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo HS. Để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới PPDH và KT-ĐG, phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ GV, đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, nhất là TBDH. Các cơ quan quản lý GD phải lồng ghép chặt chẽ công tác chỉ đạo đổi mới PPDH và KT-ĐG với việc tổ chức thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 24
  23. Phần thứ hai THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Nội dung 2.1: THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra 1.1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. 1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau: 1) Đề kiểm tra tự luận; 2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; 3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. 1.3. Thiết kế ma trận đề kiểm tra a) Cấu trúc ma trận đề: + Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng và vận dụng ở mức cao hơn). + Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. + Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. 25
  24. b) Mô tả về các cấp độ tư duy: Cấp độ tư duy Mô tả * Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra * Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: Nhận biết xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra, * Ví dụ: Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS có thể chỉ ra công thức nào biểu diễn hợp chất este; Trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận được những chất nào phản ứng được với anilin (C6H5NH2) (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK) * Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình Thông hiểu * Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi * Ví dụ: SGK nêu quy tắc gọi tên amin và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi tên được một vài amin không có trong SGK; SGK cú một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự không có trong SGK. * Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. HS có khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng Vận dụng đã học trong những tình huống cụ thể, tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông thường). 26
  25. * Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề ), sắm vai và đảo vai trò, * Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành * Ví dụ: SGK nêu “Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ về amin có 4 nguyên tử C, HS có thể viết được cấu tạo của các đồng phân amin có 3 hoặc 5 nguyên tử C HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được ancol, anđehit, axit bằng phản ứng hoá học; HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết phương trình hoá học và tính toán định lượng. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để Vận dụng ở giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa mức độ cao hơn từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”; Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”; Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”. Tuy nhiên: Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”; Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”. Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn. 27
  26. c) Chú ý khi xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học, đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ vận dụng nhiều hơn. d) Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra: d1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra; d2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; d3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ); d4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %; d5. Quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng; d6. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; d7. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. e) Chú ý khi quyết định tỷ lệ % điểm và tính tổng số điểm: + Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % điểm cho từng chủ đề; + Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh; + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B4 để quyết định số điểm và số câu hỏi tương ứng (trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ nên có số điểm bằng nhau); + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức TNKQ và TNTL thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi hình thức, có thể thiết kế một ma trận chung hoặc thiết kế riêng 02 ma trận; + Nếu tổng số điểm khác 10 thì cẩn quy đổi về điểm 10 theo tỷ lệ %. 28
  27. 2. Khung ma trận đề kiểm tra: 2.1. Khung ma trận đề kiểm tra theo một hình thức Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng (nội dung,chương ) mức cao hơn Chủ đề 1 Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KNcần KNcần kiểm KNcần kiểm KNcần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Chủ đề 2 Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KNcần KNcần kiểm KNcần kiểm KNcần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Chủ đề n Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KNcần KNcần kiểm KNcần kiểm KNcần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % Tỉ lệ % 29
  28. 2.2. Khung ma trận đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng (nội dung, mức cao hơn chương ) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Chủ đề 2 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Chủ đề n Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % 3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 THPT: 3.1. Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: a) Chủ đề 1: Khái niệm điện li, mức độ điện li b) Chủ đề 2: Axit, bazơ, muối và độ pH c) Chủ đề 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch và tổng hợp kiến thức 2. Kĩ năng: a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan b) Viết phương trình điện li và viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn c) Xác định môi trường của dung dịch và tính pH của dung dịch c) Tính nồng độ mol và tính toán theo phương trình hoá học 3. Thái độ: a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học. 3.2. Hình thức đề kiểm tra: Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (50%) và TNTL (50%) 30
  29. 3.3. Ma trận đề kiểm tra: Khâu 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, -Phân biệt được Viết được Tính nồng độ Xét sự biến mức độ điện li chất điện li và phương trình mol của ion đổi độ điện không điện li, điện li và nêu trong dung li theo nồng chất điện li được cơ chế dịch khi biết độ mạnh và yếu của sự điện li độ điện li 2. Axit, bazơ, muối và -Nhận ra một - Viết được PT - Viết được - Tìm được Độ pH số chất cụ thể điện li của các PT điện li các mối quan hệ là axit, bazơ, axit, bazơ, muối axit, giữa nồng hiđroxit lưỡng hiđroxit lưỡng muối phức tạp độ, độ điện tính, muối. tính, muối cụ thể - Tính nồng li, các hằng - Viết hằng số theo cả 2 thuyết độ khi biết Ka, số Ka,Kb và Ka, Kb cho một - Ý nghĩa tích Kb và ngược pH số chất cụ thể số ion của nước lại - Xác định - Biểu thức tích - Xác định môi - Xác định pH pH của dung số ion của nước trường dựa vào của dung dịch dịch sau khi + - Chất chỉ thị [H ]; [OH ]; khi biết Ka, Kb phản ứng axit-bazơ và Biểu pH; pOH và ngược lại thức tính pH 3. Phản ứng trao đổi - Xác định trong - Bản chất phản -Viết PTHH - Bài toán ion trong dung dịch dung dịch chất ứng xảy ra dạng ion thu gọn tính nồng nào ở dạng ion, trong dung dịch - Viết PTHH độ, độ điện dạng kết tủa, là phản ứng của sự thuỷ li, Ka, Kb và dạng phân tử giữa các ion. phân muối ngược lại 31
  30. - Điều kiện để - Ion nào trong - Phân biệt các xảy ra phản chất điện li bị axit, bazơ, muối ứng trao đổi ion thuỷ phân trong bằng chât chỉ trong dung dịch dung dịch thị và thuốc thử Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 3. QĐ phân phối tỷ lệ % điểm cho mỗi chủ đề Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, 10% mức độ điện li 10 % 2. Axit, bazơ, muối và 40% Độ pH 40 % 3. Phản ứng trao đổi 50 % 50% ion trong dung dịch Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với % Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, 1,0 đ mức độ điện li 10 % 2. Axit, bazơ, muối và 4,0 đ Độ pH 40 % 3. Phản ứng trao đổi 50 % 5,0 đ ion trong dung dịch Tổng số câu Tổng số điểm 32
  31. Khâu 5. Tính số điểm, số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm 1. Khái niệm điện li, -Phân biệt được Viết được Tính nồng độ Xét sự biến mức độ điện li chất điện li và phương trình mol của ion đổi độ điện không điện li, điện li và nêu trong dung li theo nồng chất điện li được cơ chế dịch khi biết độ mạnh và yếu của sự điện li độ điện li 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm 2. Axit, bazơ, muối và -Nhận ra một - Viết được PT - Viết được 1 câu- Tìm x được1,0 = 1,0 điểm Độ pH số chất cụ thể điện li của các PT điện li các mối quan hệ là axit, bazơ, axit, bazơ, muối axit, giữa nồng hiđroxit lưỡng hiđroxit lưỡng muối phức tạp độ, độ điện tính, muối. tính, muối cụ thể - Tính nồng li, các hằng1 câu x 1,5 = 1,5 - Viết hằng số theo cả 2 thuyết độ khi biết Ka, số Ka,Kb và điểm Ka, Kb cho một - Ý nghĩa tích Kb và ngược pH số chất cụ thể số ion của nước lại - Xác định - Biểu thức tích - Xác định môi - Xác định pH pH của dung số ion của nước trường dựa vào của dung dịch dịch sau khi + - Chất chỉ thị [H ]; [OH ]; khi biết Ka, Kb phản ứng axit-bazơ và Biểu pH; pOH và ngược lại thức tính pH 1 câu x 0,5 = 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm 0,5 điểm 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm 1 câu x 1,0 = 1,0 điểm 3. Phản ứng trao đổi - Xác định trong - Bản chất phản -Viết PTHH - Bài toán ion trong dung dịch dung dịch chất ứng xảy ra dạng ion thu gọn tính nồng nào ở dạng ion, trong dung dịch - Viết PTHH độ, độ điện dạng kết tủa, là phản ứng của sự thuỷ li, Ka, Kb và dạng phân tử giữa các ion. phân muối ngược lại - Điều kiện để - Ion nào trong - Phân biệt các xảy ra phản chất điện li bị axit, bazơ, muối ứng trao đổi ion thuỷ phân trong bằng chât chỉ trong dung dịch dung dịch 1 câuthị xvà 1,5 thu ố=c 1,5thử điểm Tổng số câu 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm Tổng số điểm (trong đó chủ đề 3 có một phần tổng hợp các chuẩn với nhau) 33
  32. Khâu 6. Điền vào ma trận và tính số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, -Phân biệt được Viết được Tính nồng độ Xét sự biến mức độ điện li chất điện li và phương trình mol của ion đổi độ điện li không điện li, điện li và nêu trong dung theo nồng độ chất điện li được cơ chế dịch khi biết độ mạnh và yếu của sự điện li điện li Số câu hỏi 2 2 Số điểm 1,0 1,0 (10%) 2. Axit, bazơ, muối -Nhận ra một - Viết được PT - Viết được PT - Tìm được và Độ pH số chất cụ thể điện li của các điện li các mối quan hệ là axit, bazơ, axit, bazơ, muối axit, giữa nồng độ, hiđroxit lưỡng hiđroxit lưỡng muối phức tạp độ điện li, các tính, muối. tính, muối cụ - Tính nồng độ hằng số Ka,Kb - Viết hằng số thể theo cả 2 khi biết Ka, Kb và pH Ka, Kb cho một thuyết và ngược lại - Xác định pH số chất cụ thể - Ý nghĩa tích - Xác định pH của dung dịch - Biểu thức tích số ion của của dung dịch sau khi phản số ion của nước khi biết Ka, Kb ứng nước - Xác định môi và ngược lại - Chất chỉ thị trường dựa vào axit-bazơ và [H+]; [OH ]; Biểu thức tính pH; pOH pH Số câu hỏi 1 1 1 1 1 5 Số điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 1,0 4,0 (40%) 3. Phản ứng trao đổi - Xác định trong - Bản chất -Viết PTHH dạng - Bài toán tính ion trong dung dịch dung dịch chất phản ứng xảy ion thu gọn nồng độ, độ nào ở dạng ion, ra trong dung - Viết PTHH điện li, Ka, Kb dạng kết tủa, dịch là phản của sự thuỷ và ngược lại dạng phân tử ứng giữa các phân muối - Điều kiện để ion. - Phân biệt các xảy ra phản - Ion nào trong axit, bazơ, muối ứng trao đổi chất điện li bị bằng chât chỉ thị ion trong dung thuỷ phân và thuốc thử dịch trong dung dịch Số câu hỏi 2 2 1 1 1 7 Số điểm 1,0 1,0 1,0 0,5 1,5 5,0 (50%) Tổng số câu 5 3 1 2 2 1 14 Tổng số điểm 2,5 1,5 1,0 1,0 3,0 1,0 10,0 (25%) (15%) (10%) (10%) (30%) (10%) (100%) 34
  33. HOẶC MA TRẬN KHÔNG GHI CHUẨN Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng Nội dung kiến thức mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm chất 1 câu 1 câu điện li, sự điện li 0,5 đ 0,5 đ (5%) 2. Chất điện li mạnh, 1 câu 1 câu chất điện li yếu, độ 0,5 đ 0,5 đ điện li (5%) 3. Sự điện li của 1 câu 1 câu 2 câu nước, pH của dung 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ dịch (10%) 4. Axit, bazơ, muối 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu 0,5 đ 1,5 đ 1,0 đ 3,0 đ (30%) 5. Phản ứng trao đổi 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 5 câu ion trong dung dịch 1,0 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 3,0 đ (30%) 6. Tổng hợp kiến 1 câu 1 câu 2 câu thức 0,5 đ 1,5 đ 2,0 đ (20%) Tổng số câu 5 câu 3 câu 1 câu 2 câu 2 câu 1 câu 14 câu Tổng số điểm 2,5 đ 1,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 3,0 đ 1,0 đ 10,0 đ (25%) (15%) (10%) (10%) (30%) (10%) (100%) Khâu 7. Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 35
  34. Nội dung 2.2: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: 1.1. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn; 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi HS; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của HS; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. 1.2. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNTL 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó; 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS; 7) Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu HS học thuộc lòng 36
  35. 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của GV ra đề đến HS; 10) Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà HS đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. 2. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác; Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cách tính điểm 2.1. Đề kiểm tra theo hình thức TNKQ Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10X , trong đó (X là số điểm đạt được của HS) X max (Xmax là tổng số điểm của đề) Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, 10 32 một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 8 40 điểm. 2.3. Đề kiểm tra theo hình thức TNTL Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B6 phần thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh). 2.2. Đề kiểm tra kết hợp hình thức TNKQ và TNTL Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. 37
  36. Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu 3 TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 0,25điểm. 12 Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: (XTN là điểm của phần TNKQ) (XTL là điểm của phần TNTL) XTN .TTL XTL , trong đó TTN (TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNTL) (TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ) Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: (X là số điểm đạt được của HS) 10X , trong đó X max ( Xmax là tổng số điểm của đề) Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của 12.60 phần tự luận là: X 18 . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu TL 40 10.27 một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 9 điểm. 30 3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 38
  37. 4. Ví dụ từ ma trận đã thiết kế ở trên có thể biên soạn nhiều đề kiểm tra 4.1. Thống kê số câu theo số điểm Theo ma trận đã thiết kế trên ta thấy: Chủ đề 1 có 2 câu (0,5 đ) ở mức độ biết tổng 1,0 đ Chủ đề 2 có 3 câu (0,5 đ) gồm 1 câu ở mức độ biết + 1 câu ở mức độ hiểu và 1 câu ở mức độ vận dụng tổng 1,5 đ Ngoài ra còn có 1 câu (1,5 đ) ở mức độ vận dụng và 1 câu (1,0 đ) ở mức độ vận dụng cao hơn tổng 2,5 đ Chủ đề 3 có 5 câu (0,5 đ) gồm 2 câu mức độ biết, 2 câu mức độ hiểu, 1 câu mức độ vận dụng tổng 2,5 đ Ngoài ra còn có 1 câu (1,0 đ) ở mức độ hiểu và 1 câu (1,5 đ) ở mức độ vận dụng tổng 2,5 đ Như vậy, có 10 câu (0,5 đ) là những câu TNKQ, 2 câu (1,0 đ) và 2 câu (1,5) điểm là những câu TNTL. 4.2. Chọn các câu theo mức độ nhận thức từ thư viện câu hỏi a) Chủ đề 1: Mức độ biết: 1. Có mấy chất điện li mạnh trong số : HCl, H2O, Ca3(PO4)2, NaOH, Al(OH)3, H3PO4 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 2. Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li : NaCl, C2H5OH, HF, Ca(OH)2, C6H12O6, CH3COOH, HClO, CH3COONa? A. NaCl, HF, Ca(OH)2, CH3COOH, HClO, CH3COONa. B. NaCl, HF, Ca(OH)2, HClO, C2H5OH. C. NaCl, Ca(OH)2, CH3COONa, C6H12O6. D. C2H5OH, C6H12O6, CH3COOH, CH3COONa. Mức độ vận dụng: 3+ 2+ – 2– 1. Dung dịch A chứa 0,3 mol Al , 0,2 mol Fe , 0,1 mol Cl và x mol SO4 . Giá trị x bằng A. 0,4 B. 0,6 C. 0,5 D. x> 0 đều đúng 2. Cần trộn dd HCl 0,6M (A) với dd HCl 1,6M (B) theo tỉ lệ thể tích (VA/VB) thế nào để được dd HCl 1M. A. 3 : 2 B. 2 : 3 C. 2 : 1 D. 1 : 2 b) Chủ đề 2: Mức độ biết: 1. Có mấy axit một nấc trong số: HCl, CH3COOH, H2S, H2O, NaOH, HF, H3PO4, HI? A. 3 B. 5 C. 7 D. 4 2. Phản ứng nào sau đây H2O đóng vai trò là 1 axít ? 39
  38. + – A. Na + H2O NaOH + 1/2 H2. B. HCl + H2O H3O + Cl . + – C. NH3 + H2O € NH4 + Cl . D. CuSO4 + 5H2O CuSO4. 5H2O. Mức độ hiểu: 1. Có 10 lít dd axit HCl có pH = 2, cần cho thêm bao nhiêu lít H2O để được dd có pH = 3 ? A. 9 lít. B. 100 lít. C. 90 lít. D. 10 lít. 2. Trộn hai thể tích bằng nhau của dd H2SO4 và dd NaOH có cùng nồng độ mol, pH của dd sau phản ứng như thế nào ? A = 7. B 7. D. Không xác định được. Mức độ vận dụng: 1. Trộn 500ml dd HCl pH = 1 với 500 ml dd HCl pH = 3 thu được dung dịch có pH = ? A 1,3. B. = 2. C. 0,5. D. 8 2. Cần bao nhiêu gam dd NaOH 2M (d=1,2 gam/ ml) để trung hoà hoàn toàn 2 lít dd HCl có pH=1. A. 240 gam B. 120 gam C. 80 gam D. 100 gam 3. Tính pH của dd HF 0,1M có Ka = 6,5.10–4 (1,0 điểm) 4. Cho 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4 M và HNO3 0,6M vào 800 ml dd Ba(OH)2 0,125M. Tính pH của dd sau phản ứng. (1,0 điểm). 5. Dung dịch X có chứa kali hiđroxit và kali sunfat. Nồng độ của ion kali bằng 0,650 M và của ion OH- bằng 0,400 M. Tính thể tích dung dịch HCl có pH = 1 tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch X? (1,5 điểm) 6. Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn khi cho dd HCl dư, dd – NaOH dư lần lượt tác dụng với dd Ca(HCO 3)2. Nhận xét về vai trò của ion HCO 3 trong các phản ứng trên. (1,5 điểm) c) Chủ đề 3: Mức độ biết: 1. Cho các dd sau : Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2, K2SO4, Na3PO4 trộn lẫn từng cặp dd, có mấy phản ứng hh xảy ra. A. 4. B. 8. C. 6. D. 5. 2. Có mấy muối bị thuỷ phân trong dd : Na2S, NH4Cl, CH3COONa, KCl, AlCl3 ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Mức độ hiểu: 1. Có mấy chất (hay dung dịch) tác dụng được với NaOH? H2SO4, CuSO4, NaHCO3, K2CO3, Zn(OH)2, SO3, HF, BaCl2. A. 4 B. 5 C. 7 D. 6 2. Muối nào không thể hiện tính axit trong dung dịch ? A. NH4Cl. B. ZnCl2. C. CH3COONa. D. NaHSO4. 2+ 2– 3. Phương trình ion : Ca + CO3 CaCO3  không ứng với phương trình phân tử nào 40
  39. A. CaCl2 + Na2CO3 CaCO3  + 2NaCl B. Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 CaCO3  + 2NH4NO3 C. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3  + 2NaHCO3 D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3  + 2H2O 2+ – 4. Phương trình ion Fe + 2OH Fe (OH)2  ứng với phương trình phân tử nào. A. FeSO4 + Cu(OH)2 B. Fe + NaOH C. FeCl2 + KOH D. FeCO3 + Ba(OH)2 5. Cho 200 ml dung dịch A chứa hốn hợp 2 axit HCl 0,4 M và HNO3 0,6M. Để làm kết – tủa hết ion Cl trong A cần cho vào bao nhiêu ml dd AgNO3 0,5M? (1,0 điểm). 6. Giải thích môi trường của dd sau. a) Na2S. b) NH4NO3. (1,0 điểm) Mức độ vận dụng: 1. Chỉ dùng thêm quỳ tím làm thuốc thử có thể nhận ra được mấy dd các chất sau mất nhãn H2SO4 Ba(OH)2, Na2CO3, NaOH. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 2. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH. A. Mg(OH)2, ZnO, Al(OH)3. B. Cr(OH)3, NaHCO3, Al2O3. C. CO2, Zn(OH)2, NaHCO3. D. Sn(OH)2, K2SO4, ZnO. 3. Có 4 dd mất nhãn, nêu cách nhận biết, viết đầy đủ các phương trình hoá học : Na2CO3, NaOH, Ba(OH)2, NaCl. (1,5 điểm) 4. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp Y chứa BaCl2 0,02 M, Ba(NO3)2 0,05 M tác dụng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch X chứa kali hiđroxit và kali sunfat. Nồng độ của ion kali bằng 0,650 M và của ion OH- bằng 0,400 M? (1,5 điểm) Mức độ vận dụng cao: 1. Đổ 300 ml dd KOH vào 100 ml dd H 2SO4 1M, dd sau phản ứng trở thành dư bazơ, cô cạn dd sau phản ứng thu được 23g chất rắn khan. Nồng độ mol của dd KOH bằng. A. 1M. B. 0,66M. C. 2M. D. 1,5M. 2– 2. Để kết tủa hết ion SO 4 trong 200 ml dd gồm HCl 0,1M, H2SO4 0,2M cần 1800 ml dd Ba(OH)2. pH của dd sau phản ứng bằng. A. 1. B. 2. C. 12. D. 13. 4.3. Lắp ráp các câu hỏi theo ma trận thành 2 đề thi: ĐỀ SỐ 1 A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào mỗi phương án chọn đúng 1. Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li : NaCl, C 2H5OH, HF, Ca(OH)2, C6H12O6, CH3COOH, HClO, CH3COONa? A. NaCl, HF, Ca(OH)2, CH3COOH, HClO, CH3COONa. B. NaCl, HF, Ca(OH)2, HClO, C2H5OH. C. NaCl, Ca(OH)2, CH3COONa, C6H12O6. D. C2H5OH, C6H12O6, CH3COOH, CH3COONa. 41
  40. 2. Có mấy axit một nấc trong số: HCl, CH3COOH, H2S, H2O, NaOH, HF, H3PO4, HI? A. 3 B. 5 C. 7 D. 4 3. Cho các dd sau : Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2, K2SO4, Na3PO4 trộn lẫn từng cặp dd, có mấy phản ứng hh xảy ra. A. 4. B. 8. C. 6. D. 5. 4. Trộn hai thể tích bằng nhau của dd H2SO4 và dd NaOH có cùng nồng độ mol, pH của dd sau phản ứng như thế nào ? A = 7. B 7. D. Không xác định được. 5. Cần bao nhiêu gam dd NaOH 2M (d=1,2 gam/ ml) để trung hoà hoàn toàn 2 lít dd HCl có pH=1. A. 240 gam B. 120 gam C. 80 gam D. 100 gam 6. Chỉ dùng thêm quỳ tím làm thuốc thử có thể nhận ra được mấy dd các chất sau mất nhãn H2SO4 Ba(OH)2, Na2CO3, NaOH. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 7. Cần trộn dd HCl 0,6M (A) với dd HCl 1,6M (B) theo tỉ lệ thể tích (VA/VB) thế nào để được dd HCl 1M. A. 3 : 2 B. 2 : 3 C. 2 : 1 D. 1 : 2 2+ 2– 8. Phương trình ion : Ca + CO3 CaCO3  không ứng với phương trình phân tử nào A. CaCl2 + Na2CO3 CaCO3  + 2NaCl B. Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 CaCO3  + 2NH4NO3 C. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3  + 2NaHCO3 D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3  + 2H2O 9. Muối nào không thể hiện tính axit trong dung dịch ? A. NH4Cl. B. ZnCl2. C. CH3COONa. D. NaHSO4. 10. Đổ 300 ml dd KOH vào 100 ml dd H 2SO4 1M, dd sau phản ứng trở thành dư bazơ, cô cạn dd sau phản ứng thu được 23g chất rắn khan. Nồng độ mol của dd KOH bằng. A. 1M. B. 0,66M. C. 2M. D. 1,5M. B. Phần tự luận (5,0 điểm) 11. (1,0 điểm) Tính pH của dd HF 0,1M có Ka = 6,5.10–4 12. (1,0 điểm) Giải thích môi trường của dd sau. a) Na2S. b) NH4NO3. 13. (1,5 điểm) Dung dịch X có chứa kali hiđroxit và kali sunfat. Nồng độ của ion kali bằng 0,650 M và của ion OH- bằng 0,400 M. Tính thể tích dung dịch HCl có pH = 1 tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch X? 14. (1,5 điểm) Tính thể tích dung dịch hỗn hợp Y chứa BaCl2 0,02 M, Ba(NO3)2 0,05 M tác dụng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch X ở câu 13? (Cho H=1 ; O= 16 ; Na= 40 ; Cl =35,5) ĐỀ SỐ 2 A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào mỗi phương án chọn đúng 1. Phản ứng nào sau đây H2O đóng vai trò là 1 axít ? 42
  41. + – A. Na + H2O NaOH + 1/2 H2. B. HCl + H2O H3O + Cl . + – C. NH3 + H2O € NH4 + Cl . D. CuSO4 + 5H2O CuSO4. 5H2O. 2. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH. A. Mg(OH)2, ZnO, Al(OH)3. B. Cr(OH)3, NaHCO3, Al2O3. C. CO2, Zn(OH)2, NaHCO3. D. Sn(OH)2, K2SO4, ZnO. 3. Có 10 lít dd axit HCl có pH = 2, cần cho thêm bao nhiêu lít H2O để được dd có pH = 3 ? A. 9 lít. B. 100 lít. C. 90 lít. D. 10 lít. 2+ – 4. Phương trình ion Fe + 2OH Fe (OH)2  ứng với phương trình phân tử nào. A. FeSO4 + Cu(OH)2 B. Fe + NaOH C. FeCl2 + KOH D. FeCO3 + Ba(OH)2 5. Trộn 500ml dd HCl pH = 1 với 500 ml dd HCl pH = 3 thu được dung dịch có pH = ? A 1,3. B. = 2. C. 0,5. D. 8 3+ 2+ – 2– 6. Dung dịch A chứa 0,3 mol Al , 0,2 mol Fe , 0,1 mol Cl và x mol SO4 . Giá trị x bằng A. 0,4 B. 0,6 C. 0,5 D. x> 0 đều đúng 7. Có mấy chất điện li mạnh trong số : HCl, H2O, Ca3(PO4)2, NaOH, Al(OH)3, H3PO4 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 8. Có mấy chất (hay dung dịch) tác dụng được với NaOH? H2SO4, CuSO4, NaHCO3, K2CO3, Zn(OH)2, SO3, HF, BaCl2. A. 4 B. 5 C. 7 D. 6 9. Có mấy muối bị thuỷ phân trong dd : Na2S, NH4Cl, CH3COONa, KCl, AlCl3 ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. 2– 10. Để kết tủa hết ion SO 4 trong 200 ml dd gồm HCl 0,1M, H2SO4 0,2M cần 1800 ml dd Ba(OH)2. pH của dd sau phản ứng bằng. A. 1. B. 2. C. 12. D. 13. B. Phần tự luận (6 điểm) 11. ( 1,5 điểm) Có 4 dd mất nhãn, nêu cách nhận biết, viết đầy đủ các phương trình hoá học : Na2CO3, NaOH, Ba(OH)2, NaCl. 12. ( 1,5 điểm) Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn khi cho dd HCl dư, dd NaOH dư lần lượt tác dụng với dd Ca(HCO 3)2. Nhận xét về vai trò của ion – HCO3 trong các phản ứng trên. 13. (1,0 điểm). Cho 200 ml dung dịch A chứa hốn hợp 2 axit HCl 0,4 M và HNO3 – 0,6M. Để làm kết tủa hết ion Cl trong A cần cho vào bao nhiêu ml dd AgNO3 0,5M? 14. (1,0 điểm). Cho 200 ml dung dịch A ở câu 13 vào 800 ml dd Ba(OH)2 0,125M. Tính pH của dd sau phản ứng. (Cho H = 1 ; Cl = 35,5 ; N =14 ; O =16 ; Ag = 108) 43
  42. 4.4. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm ĐỀ SỐ 1 A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D D B B C A D C A B. Phần tự luận (6,0 điểm) 11. (1,0 điểm) PT điện li : HF  H+ + F– 0,1M ( 0,1–x ) x x 2 x –4 Ka = = 6,5. 10 có 0,1– x 0,1 (do chất điện li rất yếu) 0,1 x nên x 00,81.10,1.6,5.10 4 –2 Vậy pH= –lg 0,81. 10–2 2,09 12. (1,0 điểm) + 2– a) Na2S 2Na + S 2– – – S + H2O  HS + OH dd có môi trường kiềm b) NH4NO3 NH4 NO3  + NH4 + H2O  H3O + NH3 dd có tính axit 13. Dung dịch X có chứa kali hiđroxit và kali sunfat. Nồng độ của ion kali bằng 0,650 M và của ion OH- bằng 0,400 M. a) Số mol OH- trong 0,500 lít dung dịch X: 0,200 Dung dịch HCl có pH = 1,000 → [H+] = 0,1 M + - H + OH → H2O 0,200 0,200 n n 0,200(mol) HCl H 0,200 Thể tích dung dịch HCl cần dùng là: 2 (lít) 0,100 14. Dung dịch hỗn hợp Y chứa BaCl2 0,0200 M, Ba(NO3)2 0,050 M có C 2 0,020 0,050 0,070(M ) Ba Theo sự trung hoà điện trong dung dịch X : 2- [SO4 ] = (0,650- 0,400):2 = 0,125 M. 2- Số mol SO4 trong 0,400 lít dung dịch X: 0,05 2+ 2- Ba + SO4 → BaSO4↓ 0,050 0,050 0,050 Thể tích dung dịch Y cần dùng là: 0,714 (lít) 0,070 44
  43. ĐỀ SỐ 2 A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B C C B C A D B B B. Phần tự luận (6,0 điểm) 11. (1,5 điểm) Na2CO3 NaOH Ba(OH)2 NaCl dd HCl có bọt khí dd Na2CO3 có kết tủa dd MgCl2 có kết tủa PTHH : Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2+ H2O Na2CO3 + Ba(OH)2 2NaOH + BaCO3 MgCl2 + 2NaOH 2NaCl + Mg(OH)2 12. (1,5 điểm) PTHH : Ca(HCO3)2 + 2HCl CaCl2 + CO2+ H2O + HCO3 + H CO2+ H2O ; HCO3 là bazơ. Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O. – 2+ HCO3 + OH + Ca CaCO3 + H2O ; HCO3 là axit. 13. (1,0 điểm) Số mol H+ = 0,2. (0,4 + 0,6) = 0,2 (mol) Số mol Cl– = 0,08 (mol) – Số mol NO3 = 0,12 (mol) PTHH : Ag+ + Cl– AgCl – Số mol AgNO3 = số mol Cl = 0,08 mol => Vdd AgNO3 = 0,08/ 0,5 = 0,16 (lít) hay 160 ml 14. (1,0 điểm) Số mol OH– = 2. 0,8. 0,125 = 0,2 (mol) + – PTHH : H + OH H2O 0,2 0,2 Dung dịch sau pư có môi trường trung tính nên pH = 7. 45
  44. Nội dung 2.3: MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA CÓ MA TRẬN KÈM THEO 1. Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 + 6 Hoá học 10 THPT 1.1. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 A. Ma trận đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Cấu hình 1 1 electron 0.25 0.25 nguyên tử 2. Tính chất 1 6 1 2 2 12 0.25 1.5 2.0 0.5 5 9.25 3. Điều chế - 2 2 Nhận biết 0,5 0.5 Tổng 1 10 4 15 0.25 4.25 5.5 10,0 Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm. B. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 17. Nguyên tố X là A. 19K. B. 53I. C. 35Br. D. 17Cl. Câu 2. Hãy chỉ ra câu không chính xác. A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá là -1. B.B. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm dần. C. Bán kính nguyên tử tăng dần từ từ flo đến iot. D. Tất cả các hợp chất của halogen với hiđro đều là những chất khí ở điều kiện thường. Câu 3. Để điều chế HBr người ta dùng phản ứng nào ? A. 2 P + 3 Br2 + 6 H2O  2 H3PO3 + 6 HBr B. Br2 + H2O HBr + HBrO C. PBr3 + 3 H2O  H3PO3 + 3 HBr D.D. Cả A và C đều đúng. Câu 4. Sục khí clo vào dung dịch KOH dư , ở nhiệt độ 70-75 0C thu được dung dịch chứa các chất sau : 46
  45. A. KCl, KClO3, KOH, H2O. B. KCl, KClO3, Cl2, H2O. C. KCl, KClO, H2O. D. KClO3, KClO, KOH, H2O Câu 5. Phản ứng nào sau đây không đúng ? t 0 A. 2NaBr +H2SO4 đặc  2HBr ↑ +Na2SO4 B. Ca(OH)2 +Cl2CaOCl2 +H2O C. 2 NaOH+Cl2NaCl+NaClO+H2O D. 2NaI + Br2  2NaBr + I2 Câu 6. Đổ dung dịch chứa 30 gam HCl 30% vào dung dịch chứa 60g dung dịch NaOH 15%. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu A. màu đỏ. B. màu xanh. C. không đổi màu. D. không xác định được. Câu 7. Axit HCl thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng A. 2KMnO4 +16HCl 2MnCl2 + 2KCl+5Cl2↑ +8H2O B. 2HCl + Fe  FeCl2 + H2 ↑ C. 2HCl + Fe(OH)2  FeCl2 + 2H2O D. 6HCl + Al2O3  2AlCl3 + 3H2O Câu 8. Cho hỗn hợp khí gồm : Cl 2, O2, CO, CH4 , CO2 đi chậm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Hỗn hợp khí được giữ lại trong bình là : A. O2 , CO , CH4. B. Cl2, CO2. C. Cl2, CH4, O2. D. O2 , CO2. Câu 9. Cho các chất sau : Br2 , Cl2 , CO2 , N2 , I2 , H2, HCl. Các chất khí ở điều kiện thường là A. I2 , N2. B. Br2 , I2 , HCl. C. Cl2, CO2, N2, H2, HCl. D. Tất cả các chất trên Câu 10. Sục 2,24 lít khí clo (ở đktc) vào 200 g dung dịch NaOH 40 %. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g chất rắn. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, m có giá trị là A. 83,5. B. 85,3. C. 13,3. D. 77,85. 47
  46. Câu 11. Trong các phản ứng dưới đây phản ứng dùng để điều chế oxi trong công nghiệp là to A. 2KMnO4  K2MnO4 +MnO2 +O2 ↑ dp B. 2H2O 2H2 +O2 ↑ C. 2Ag +O3 Ag2O +O2 ↑ to D. KNO3  KNO2 +1/2O2 ↑ Câu 12. Cho dung dịch H2SO4 tới dư vào BaCO3, thấy hiện tượng A. sủi bọt khí không màu. B. có kết tủa trắng. C. có kết tủa trắng và có khí không màu. D. không có hiện tượng gì. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau : 1. FeO + H2SO4(loãng) 2. FexOy + HCl 3. Fe + I2 4. FeO + H2SO4(đặc nóng) Câu 2. (2 điểm) Cho 5,6 g kim loại M tác dụng với khí clo dư , thu được 16,25g muối. Xác định kim loại M. Câu 3. (3 điểm) Hỗn hợp A gồm HCl, H2SO4, NaCl. Người ta làm các thí nghiệm sau : Nếu cho 200 ml dung dịch A tác dụng với 200 ml dung dịch BaCl2 1M sau phản ứng thu được 23,3 g kết tủa và dung dịch B. Nếu cho dung dịch B tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì sau phản ứng thu được 114,8 g kết tủa. Mặt khác, cho trung hòa A bằng dung dịch Ba(OH)2 1M thì cần 150 ml. Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch A. Hướng dẫn giải I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C B D A A A B B C B B C II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) 1. FeO + H2SO4 (loãng) FeSO4 +H2O 2. FexOy + 2y HCl x FeCl2y/x + y H2O 48
  47. 3. Fe + I2 FeI2 4. 2 FeO + 4 H2SO4(đặc nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + 4 H2O Câu 2. (2 điểm) M + n/2 Cl2 MCln Ta có 5,6/M =16,25/(M+35,5n) 56 Suy ra M = n n = 3 ; M = 56 ; M là Fe 3 Câu 3. (3 điểm) Gọi x là số mol của HCl và y là số mol của NaCl trong A H2SO4 + BaCl2 BaSO4 ↓ + 2HCl 0,1 mol 0,1mol  0,1 mol 0,2 mol n 0,1mol BaCl2 Dung dịch B gồm BaCl2dư(0,1mol), HCl ban đầu(x mol) và HCl mới (0,2 mol), NaCl(y mol) 2AgNO3 + BaCl2 Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓ 0,1 mol 0,2 mol AgNO3 + HCl HNO3 + AgCl ↓ x+0,2 x+0,2 AgNO3 + NaCl NaNO3 + AgCl ↓ y mol ymol Ta có phương trình : 0,2+x+0,2+y=0,8 x+y=0,4(1) 2HCl +Ba(OH)2 BaCl2 +2H2O xmol x/2 H2SO4 +Ba(OH)2 BaSO4 +2H2O 0,1mol 0,1 mol x/2+0,1=0,15 x=0,1 ; y=0,3 Vậy : CMHCl = 0,1/0,2 = 0,5M. CMNaCl = 0,3/0,2 =1,5M. CMH2SO4 = 0,1/0,2 =0,5M. 49
  48. 1.2. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 A. Cấu trúc đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Cấu hình 1 1 electron 0.25 0.25 nguyên tử 2. Tính chất 1 6 1 2 2 12 0.25 1.5 2.0 0.5 5 9.25 3. Điều chế - 2 2 Nhận biết 0,5 0.5 Tổng 1 10 4 15 0.25 4.25 5.5 10,0 Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm. B. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6. Nguyên tố X là A. 19K. B. 53I. C. 35Br. D. 17Cl. Câu 2. Hãy chỉ ra phát biểu không chính xác. A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá là -1. B. Từ flo đến iot,độ âm điện của chúng giảm dần. C. Bán kính nguyên tử tăng dần từ từ flo đến iod. D. Tất cả các hợp chất của halogen với bạc đều là những không tan trong nước. Câu 3. Để điều chế SO2 người ta dùng phản ứng A. Na2SO3+H2SO4 Na2SO4+H2O+SO2 ↑ to B. 4FeS2+11O2  2Fe2O3+8SO2 ↑ to C. S + O2  SO2 ↑ D. cả 3 phản ứng trên đều đúng. Câu 4. Sục khí clo vào dung dịch KOH dư , ở nhiệt độ thường thu được dung dịch chứa các chất A. KCl, KClO3, KOH,H2O. B. KCl, KClO3, Cl2, H2O. C. KCl, KClO, H2O, KOH. 50
  49. D. KClO3, KClO, KOH, H2O. Câu 5. Phản ứng nào sau đây không đúng ? A. H2SO4 + 2 HII2 + 2 H2O + SO2 ↑ B. 2 NaOH +Cl2NaCl + NaClO + H2O C. 2Fe + 6 H2SO4 đặc nguộiFe2(SO4)3 + 3 SO2 ↑ + 6 H2O D. 4 Ag + 2 H2S + O22 Ag2S ↓ + 2 H2O Câu 6. Thuốc thử để phân biệt CO2 và SO2 là A. dung dịch nước brom. B. đung dịch thuốc tím. C. dung dịch nước vôi trong. D. cả A và B đều được. Câu 7. Dung dịch dưới đây không phản ứng với dung dịch AgNO3 là A. NaF. B. NaCl. C. HCl. D. CaCl2. Câu 8. SO2 phản ứng được với các chất trong dãy A. P2O5, HCl,O2. B. H2S, Mg, KMnO4. C. H2S, H2, HI D. Cu, Mg, CO2 Câu 9. Cho các chất sau. Br2 , Cl2 , CO2 , N2 , I2 , H2, HCl. Chất ở trạng thái rắn ở điều kiện thường là A. I2. B. Br2 , I2 , HCl. C. Cl2, CO2, N2, H2, HCl. D. tất cả các chất trên. to Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng sau. X + H2SO4 đăc  Fe2(SO4)3 + SO2 ↑+ H2O. X là A. FeSO4. B. Fe(OH)2. C. Fe. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 11. Phản ứng chứng tỏ H2S là chất khử là A. H2S + 2 NaOH Na2S + 2 H2O. B. 2 H2S + SO2 3 S ↓ + 2 H2O. C. H2S + CuSO4 CuS kk + H2SO4. D. cả A và C đều đúng. to Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng : Mg + H2SO4 (đặc)  MgSO4 + H2S ↑+ H2O 51
  50. Hệ số phân tử H2SO4 tham gia làm chất oxi hóa là A. 1. B. 4. C. 5. D. 6. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau : 1. FeCO3 + H2SO4(loãng) 2. FexOy + H2SO4 (loãng) 3. Fe(OH)2 + H2SO4 (đặc nóng) 4. Fe2O3 + H2SO4 (đặc nóng) Câu 2. (2 điểm) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Cu và Mg . Cho A tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 khí B có tỉ khối so với hiđro bằng 24,5 . Để hỗn hợp khí B trong một thời gian thu được 1 khí C duy nhất và kết tủa màu vàng. Sục khí C vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6,0 g muối . Tính % khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3. (3 điểm) Hỗn hợp A gồm FeO, Fe, Cu. Người ta làm các thí nghiệm sau : – Cho hỗn hợp A tác dụng với 600 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch B ; 2,24 lít khí ở đktc và 1 chất rắn không tan D. Để phản ứng vừa đủ với B cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,00M. Sau phản ứng thu được kết tủa C, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 16,00g chất rắn. Cho D tác dụng với một lượng dung dịch H2SO4 đặc dư sau phản ứng thu được một khí có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 32, có thể tích bằng 2,24 lít ở đktc. Xác định thành phần % khối lượng của các chất trong A. Hướng dẫn giải I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA D D D C C D A B A D D A II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) 1. FeCO3 + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2O + CO2↑ 2. 2 FexOy + 2y/xH2SO4 (loãng) Fe2(SO4)2y./.x + 2y/x H2O 3. 2 Fe(OH)2 + 4 H2SO4(đặc nóng) Fe2(SO4)3+ SO2↑ + 6 H2O 4. Fe2O3+ 3 H2SO4(đặc nóng) Fe2(SO4)3 + 3 H2O Câu 2. (2 điểm) 52
  51. Theo bài ra ta thấy 2 khí trong B phải là SO2 và H2S. SO2+2H2S 3S+2H2O Trường hợp I : Khí C là SO2dư SO2+Ca(OH)2 CaSO3 +H2O 0,05 0,05 mol Gọi a là số mol SO2 phản ứng với H2S Ta có : 64(a 0,05) 34.2a 24,5.2 49 0,05 3a a=0,05 mol. Số mol của SO2 trong B = 0,1 mol ; số mol của H2S = 0,1mol. +6 Vì Mg hoạt động mạnh hơn Cu nên khi tham gia phản ứng với H 2SO4 đặc sẽ khử S xuống -2 +6 +4 S (H2S) ; còn Cu sẽ khử S xuống S (SO2) 4Mg + 5H2SO4 4MgSO4 + H2S + 4H2O 0,4mol 0,1mol Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O 0,1mol 0,1mol %Mg=60% ; %Cu=40% Trường hợp II : Khí C là H2S dư. H2S+Ca(OH)2 CaS +2H2O 1/12 1/12 mol Gọi a là số mol SO2 phản ứng với H2S. Ta có : 64a 34.(2a 1/12) 49 a<0(loại). 1/12 3a Câu 3. (3 điểm) Giả sử HCl dư, chất rắn D là Cu FeO + 2HCl FeCl2 + H2O (1) 0,1 mol 0,1 mol Fe + 2HCl FeCl2 + H2 ↑ (2) 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol n n 0,1mol m 5,6g Fe H2 Fe HCl + NaOH NaCl + H2O (3) 0,2mol 0,2mol FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaCl (4) 0,2 mol 0,4mol0,2 mol 4 Fe(OH)2 + O2 2 Fe2O3 + 4 H2O (5) 0,2 mol 0,1 mol 53
  52. n 0,1mol n 0,2 mol n 0,2 mol Fe2O3 Fe(OH)2 FeCl2 nFeO nFe 0,2 mol nFeO 0,1mol mFeO 7,2g. Cho D tác dụng với H2SO4 đặc dư thì Cu phản ứng hết Cu + 2 H2SO4 CuSO4 + SO2 ↑+ 2 H2O n n 0,1mol m 6,4g Cu SO2 Cu %mCu = 6,4/19,2 = 33,33% %mFe = 5,6/19,2 = 29,17% %mFeO = 7,2/19,2 = 37,5% nHCl 2nFe(1) 2nFeO(2) nNaOH (3) = 2.0,1 + 2.0,1 + (0,6 – 0,4) = 0,6mol. CMHCl = 0,6/0,6 =1M. 1.3. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 A. Cấu trúc đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Cấu hình 1 1 electron 0.25 0.25 nguyên tử 2. Tính chất 1 6 1 2 2 12 0.25 1.5 2.0 0.5 5 9.25 3. Điều chế - 2 2 Nhận biết 0,5 0.5 Tổng 1 10 4 15 0.25 4.25 5.5 10,0 Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm B. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron 16. Nguyên tố X là A. oxi. B. lưu huỳnh. C. clo. D. brom. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không chính xác ? 54
  53. A. Tính axit của HX tăng dần theo thứ tự sau. HI, HBr, HCl, HF ,do độ phân cực của liên kết giữa các halogen với hiđro tăng dần từ I đến F. B. Từ F2 đến I2 nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Trong các halogen F2 có tính phi kim mạnh nhất. D. Nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X1- cấu hình electron của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn. Câu 3. Để điều chế HF người ta dùng phản ứng to A. CaF2 +H2SO4 đặc  CaSO4 + 2 HF B. H2 + F2 2 HF C. HI + NaF NaI + HF D. F2 + 2 HCl 2 HF + Cl2 Câu 4. Sục khí ozon vào dung dịch KI dư , ở nhiệt độ thường thu được dung dịch chứa các chất A. KOH, KI, I2, O2. B. KOH, I2. C. KOH, KI, I2. D. KOH, I2, O2 Câu 5. Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng ? A. CuS + 2 HCl CuCl2 + H2S B. H2S + 2O2 H2O + SO3 C. Na2CO3 + HCldư NaCl + NaHCO3 D. Tất cả phương trình phản ứng trên. Câu 6. Cho sơ đồ biến hóa sau : SO2 A B ↓ (trắng, không tan trong các axit mạnh) A là A. H2SO4. B. SO3. C. Na2SO3. D. cả A và B đều đúng. Câu 7. Phân biệt O2 và O3 bằng A. tàn đóm đỏ. B. giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột. C. kim loại Ag. D. cả B và C đều được. Câu 8. Clo không phản ứng trực tiếp với A. Cu. B. P. C. O2. 55
  54. D. S. Câu 9. H2SO4 đặc được dùng để làm khô khí ẩm A. H2S. B. CO2. C. HBr. D. HI. Câu 10. H2SO4 đặc phản ứng với những chất nào sau đây tạo ra đồng thời 2 chất khí ? A. FeCO3. B. C (cacbon). B. Cu. D. cả A và B đều đúng. to Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng sau. X + 2H2SO4 đăc  CO2 +2 SO2 + 2H2O . X là A. cacbon. B. lưu huỳnh. C. đường kính . D. pirit sắt. Câu 12. Hỗn hợp khí không tồn tại ở nhiệt độ thường là A. CO2, SO2, N2, HCl. B. SO2, CO, H2S, O2. C. HCl,CO, N2,Cl2. D. H2, HBr, CO2,SO2. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. ( 2 điểm) Hiện tượng gì xảy ra khi cho khí SO2 liên tục đến dư vào dung dịch : a) Dung dịch Fe2(SO4)3 b) Dung dịch KMnO4 c) Dung dịch K2Cr2O7/H2SO4 Câu 2. ( 2 điểm) Cho 19,5 g kim loại Zn tác dụng với H2SO4 đặc nóng, lượng H2SO4 dùng để oxi hóa Zn là 0,1 mol, tạo sản phẩm có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó. Câu 3. (3 điểm) Trộn hỗn hợp bột Al, Fe, Cu với bột S dư rồi nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A gồm 3 muối sunfua của 3 kim loại. Chia hỗn hợp A làm 2 phần bằng nhau : Phần 1 : hòa tan vào nước thu được 3,36 lít khí ở (đktc). Phần 2 : đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 17,36 lít O2 ở (đktc), lượng khí sinh ra làm mất màu vừa đủ 200ml dung dịch KMnO4 1,0M . Tính thành phần % về khối lượng của 3 kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 56
  55. Hướng dẫn giải I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A A A D A D C B D A B II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) a) Dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu lục nhạt Fe2(SO4)3 + SO2 + 2 H2O  2 H2SO4 + 2 FeSO4 b) Dung dịch từ màu tím chuyển dần sang không màu 2 KMnO4 + 5 SO2 + H2O  K2SO4 + 2 MnSO4 + 2 H2SO4 c) Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu tím đỏ 3 SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4  K2SO4 + Cr2(SO4)3 +H2O Câu 2. (2 điểm) Zn Zn2++2e 0,3 0,6 S+6 + (6-x)e Sx 0,1 0,1(6-x) Số mol electron cho bằng số mol electron nhận 0,1(6-x) =0,6 x=0. Vậy sản phẩm chứa lưu huỳnh là S Câu 3. (3 điểm) to 2 Al + 3S Al2S3 0,2mol 0,1 mol o Fe+St FeS 2x 2x o Cu+St CuS 2y 2y Al2S3 + 6 H2O 2Al(OH)3 + 3 H2S 0,05 mol 0,15 mol nAl 0,2 mol mAl 5,4g to Al2S3 + 4,5 O2  Al2O3 + 3 SO2 0,1 0,45 0,3mol to 2 FeS + 3,5 O2  Fe2O3 + 2 SO2 x 3,5/2x x to CuS + 1,5 O2  CuO + SO2 y 1,5 y y 5 SO2 + 2 KMnO4 + 2 H2O  K2SO4 + 2 MnSO4 + 2 H2SO4 57
  56. 0,5 mol 0,2 mol x+y = 0,2 (1) 3,5/2x +1,5 y = 0,775 -0,45 = 0,325 x= 0,1 mol ; y=0,1 mol mCu = 0,2.64 = 12,8 g mFe = 0,2.56 = 11,2 g mhỗn hợp ban đầu = 29,4 g %mAl =18,37% %mFe = 38,10 % %mCu = 43,53% 1.4. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4 A. Cấu trúc đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Cấu hình 1 1 electron 0.25 0.25 nguyên tử 2. Tính chất 1 6 1 2 2 12 0.25 1.5 2.0 0.5 5 9.25 3. Điều chế - 2 2 Nhận biết 0,5 0.5 Tổng 1 10 4 15 0.25 4.25 5.5 10,0 Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm. B. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1. Để phân biệt 2 khí Cl2 và SO2 đựng trong 2 lọ riêng biệt, có thể dùng A. giấy tẩm hỗn hợp KI và hồ tinh bột. B. dung dịch nước vôi trong. C. giấy tẩm dung dịch I2 trong KI dư. D. cả 3 phương án trên. Câu 2. Phản ứng nào sau đây viết không chính xác ? 250o C A. H2 +I2  2HI B. 2P+3Br2  2PBr3 C. I2 +K2S 2KI+ S D. Br2 +SO2 +2H2O 2HBr+H2SO4 Câu 3. Phản ứng nào sau đây viết đúng ? 58
  57. A. 4HF+ SiO2  SiF4 +2H2O B. 4HCl+ SiO2  SiCl4 +2H2O C. 4HI+ SiO2  SiI4 +2H2O D. 4HBr+ SiO2  SiBr4 +2H2O Câu 4. Liên kết hóa học trong các phân tử halogen đều là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết cho nhận. Câu 5. Sục 1,12 lít khí SO2 ở đktc vào 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M ; sau phản ứng thu được A. 12,6 g Na2SO3. B. 5,2 g NaHSO3. C. 6,3 g Na2SO3. D. 20,8 g NaHSO3. Câu 6. Cho sơ đồ biến hóa : HCl X Y ( chất khí , màu vàng lục) X là A. AgCl. B. NaCl. C. H2. D. cả A và B đều đúng. Câu 7. SO2 đóng vai trò chất khử trong phản ứng A. SO2 + 2 H2S 3 S + 2 H2O B. SO2 + 2 Mg S + 2 MgO C. SO2 + Br2 + 2 H2O 2 HBr + H2SO4 D. SO2 + 2 NaOH Na2SO3 + H2O Câu 8. Oxi không phản ứng trực tiếp với A. Cu. B. P. C. Cl2. D. S. Câu 9. Dung dịch Ca(OH)2 có thể hấp thụ được những chất khí nào sau đây ? A. H2S. B. CO2. C. SO2. D. tất cả các khí trên. 59
  58. Câu 10. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 , sau phản ứng thu được khí A và dung dịch B, cho B tác dụng với nước vôi trong dư thu được kết tủa C. Dung dịch B chứa A. Na2CO3, K2CO3, KCl, NaCl. B. HCl dư, NaCl, KCl. C. NaCl, KCl. D. NaCl, KCl, NaHCO3, KHCO3. Câu 11. Để phân biệt 2 dung dịch NaCl, KCl đựng trong 2 lọ mất nhãn có thể dùng A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch nước vôi trong. C. dung dịch NaOH. D. phương pháp đốt và quan sát màu của ngọn lửa. Câu 12. Dung dịch được dùng để khắc hình lên những đồ dùng bằng thủy tinh là A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc. D. HF. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. ( 2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau : o (A) t KCl +(B) KCl +(C) ®pdd KOH +(D) +(E) m.n o (D) +(E) t (H) (H)+ NaOH (I) +(C) (I) +(M)  AgCl +(N) AgClas (F) +(E) Câu 2. (3 điểm) Cho 2,4 g kim loại Mg tác dụng với H2SO4 đặc nóng, lượng H2SO4 dùng để oxi hóa Mg là 2,45g, tạo sản phẩm có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó. Câu 3. (3 điểm) Một oleum A có công thức H2SO4.nSO3. Hòa tan hoàn toàn 29,80 g A vào nước, sau đó cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch BaCl2dư thu được 81,55 g kết tủa. Xác định công thức phân tử của olêum. 60
  59. Hướng dẫn giải I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA D A A C C A C C D D D D II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. ( 2 điểm) to KClO3  KCl +3/2O2 2KCl + 2 H O®pdd 2KOH +Cl +H 2 m.n 2 2 to Cl2 + H2  2 HCl HCl + NaOH NaCl + H2O NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3 as AgCl Ag +1/2 Cl2 Câu 2. ( 2 điểm) Mg  Mg2++2e 0,1 0,2 S+6 + (6-x)e Sx 0,025 0,025(6-x) Số mol electron cho bằng số mol electron nhận 0,025(6-x) =0,2 x=-2. Vậy sản phẩm chứa lưu huỳnh là H2S. Câu 3. (3 điểm) SO3 + H2O  H2SO4 H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2 HCl Gọi số mol của A là a mol Tổng số mol của H2SO4 (a + na) mol Theo phương trình phản ứng số mol của BaSO4 = a +na a na 0,35 Vậy ta có hệ 98a 80na 29,8 a=0,1 mol, na=0,25 n=2,5. Công thức của olêum là H2SO4.2,5SO3. 61
  60. 1.2. Đề kiểm tra học kì ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10 Môn Hóa học (theo SGK Hoá học 10) I. Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: a) Quan hệ giữa số p, số e, số n, số Z với vị trí các nguyên tố và với quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. b) Liên kết hoá học và độ âm điện nguyên tố c) Phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học. 2. Kĩ năng: a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan b) Viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử c) Tính toán theo phương trình hoá học 3. Thái độ: a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học. II. Ma trận đề kiểm tra: Tỷ trọng mức độ nhận thức: Nhận biết (25%) ; Thông hiểu (35%) ; Vận dụng (40%) Tổng số câu : TNKQ (8 câu) và Tự luận (2 câu) Trọng số điểm tối thiểu : TNKQ (0,5 điểm/câu) và Tự luận (0,25 điểm/đơn vị kiến thức) Tổng số điểm : TNKQ (4,0 điểm) + Tự luận (6,0 điểm) = 10 điểm MẠCH KIẾN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Quan hệ giữa số p, số 4 I.1 2 I.2 1 I.3 e, số n, số Z với vị trí các (0,5) (1,0) (0,5) (0,5) (0,5) (0, nguyên tố và với quy luật 5 3 5) 4,5 biến thiên tính chất (0,5) (0,5) 2. Liên kết hoá học và độ 6 âm điện (0,5) 0,5 3. Phản ứng oxi hoá - khử II.1a 7 II.1 II. và phân loại phản ứng hoá (0,5) (0,5) b 2 học. 8 (1,0) (2, 5,0 (0,5) 5) Tổng 1,0 1,5 2,0 1,5 1,0 3,0 10,0 62
  61. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10 Môn HÓA HỌC (theo SGK Hoá học 10) Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm). (Thời gian: 15 phút, không kể thời gian giao đề) Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng. 1. Một nguyên tử của nguyên tố M có 19 electron và 20 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố M ? 20 39 39 19 A. 19 M B. 19 M C. 20 M D. 39 M 2. Số đơn vị điện tích hạt nhân của sắt là 26. Sắt thuộc loại nguyên tố A. s. B. p. C. d D. f 3. Trong nhóm IA, khi đi từ Li đến Cs, khả năng nhường electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần. Nguyên nhân là do: A. điện tích hạt nhân tăng. B. số lớp electron giảm. C. số lớp electron tăng làm bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng nhanh. D. bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm. 4. Trong dãy các nguyên tố thuộc chu kì 3, khi đi từ Na đến Cl, A. độ âm điện giảm dần B. tính khử giảm dần C. bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần D. tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần 5. Số thứ tự của nguyên tố clo là 17, clo thuộc A. chu kì 3, nhóm VIIB . B. chu kì 4, nhóm VIIA. C. chu kì 3, nhóm VIIA D. chu kì 4, nhóm VIA. 6. Cho độ âm điện của Mg = 1,31 ; Cl = 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử MgCl 2 là liên kết A. cộng hóa trị. B. cộng hóa trị không cực. C. ion. D. cộng hóa trị có cực. t0 7. Phản ứng 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 thuộc loại A. phản ứng hóa hợp B. Phản ứng oxi hóa khử C. phản ứng thế D. Phản ứng trao đổi t0 8. Trong phản ứng hoá học: 3Cl2 + 6KOH  KClO3 + 5KCl + 3H2O. Cl2 đóng vai trò A. là chất oxi hóa B. không phải là chất oxi hóa, chất khử C. là chất khử D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử 63
  62. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10 Môn HÓA HỌC (theo SGK Hoá học 10) Phần II. Tự luận (6,0 điểm). (Thời gian: 30 phút, không kể thời gian giao đề) Câu1: (2,0 điểm) Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố N, F và P lần lượt là 7, 9 và 15. Dựa vào cấu hình electron và qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh (có giải thích) tính phi kim của P và F . Câu 2: (4,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 0,45 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO trong dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau đó thêm từ từ dung dịch KMnO 4 0,040 M vào dung dịch thu được và lắc liên tục cho đến khi màu tím bắt đầu xuất hiện thì hết 37,50 ml dung dịch KMnO4. 1. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. ( Cho : Fe = 56 ; O = 16) Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 10 Môn Hóa học (theo SGK Hoá học 10) Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm). Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm : 0,5 .8 = 4,0 điểm. Cõu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C B C C B D Phần II. Tự luận (6,0 điểm). Câu1: (2,0 điểm) Từ số hiệu nguyờn tử của nguyờn tố N là 7 ( nguyờn tử của nguyờn tố N cú 7 electron. Cấu hỡnh electron của N là: 1s22s22p3 ( N thuộc chu kỡ 2, nhúm VA). (0,50 điểm) Tương tự F: 1s22s22p5 F thuộc chu kì 2, nhúm VIIA (0,25 điểm) P: 1s22s22p63s23p3 F thuộc chu kì 3, nhúm VA (0,25 điểm) Như vậy N, F thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thỡ tớnh phi kim tăng (do số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau, nhưng điện tích hạt nhân tăng dần, làm cho lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngũai cựng tăng, do đó bán kính nguyên tử giảm dần, khả năng thu electron tăng dần). Như vậy F có tính phi kim mạnh hơn N (1). (0,5 điểm) Mặt khác N và P lại thuộc cùng nhóm VA. Trong cùng nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, tuy điện tích hạt nhân tăng, nhưng quan trọng hơn là số lớp electron cũng tăng, làm bán 64
  63. kính nguyên tử các nguyên tố tăng nhanh, nên khả năng nhận electron của các nguyên tố giảm, tính phi kim giảm, do đó N có tính phi kim mạnh hơn P (2). (0,25 điểm) Từ (1) và (2) suy ra F có tính phi kim mạnh hơn P. (0,25 điểm) Câu 2: (4,0 điểm) 1. Các phương trỡnh hoỏ học: (1,5 điểm) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (0,25 điểm) FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O (0,25 điểm) 10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8 H2SO4 5 Fe2(SO4)3 + 2Mn SO4 + K2SO4 + 8H2O (1,0 điểm) 2. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp . (2,5 điểm) Theo (1), (2), (3) tổng số mol Fe = tổng số mol FeSO4 = 5 số mol KMnO4 = 5 0,040 37,50.10-3 = 7,5.10-3 mol (0,5 điểm) Tổng khối lượng Fe trong hỗn hợp = 7,5 .10-3 .56 = 0,42 (gam) (0,5 điểm) Khối lượng của oxi = 0,45 - 0,42 = 0,03 (gam) (0,25 điểm) 0,03 72 0,135 Khối lượng FeO = = 0,135 gam chiếm 100% = 30%. (1,0 điểm) 16 0,45 và % khối lượng Fe = 100 – 30 = 70% (0,25 điểm) (Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được đủ điểm tối đa) 65
  64. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 10 ĐỀ 1 (Theo SGK nâng cao) 1. Cấu trúc đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL 1. Nhóm Halogen 2 1 1 4 0.5 0.25 0.25 1.0 2. Oxi - Lưu huỳnh 2 2 1 1 6 0.5 0.5 3.0 0.25 4.25 3. Tốc độ phản ứng 1 1 1 3 và CBHH 0.25 0.25 0.25 0.75 4. Bài toán tính 1 1 thành phần hỗn hợp 4.0 4.0 Tổng 5 5 4 14 1.25 4.0 4.75 10 Chữ số bên trên, góc trái mỗi ô là số câu hỏi, chữ số bên dưới góc phải mỗi ô là số điểm. 2. Đề bài I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1. Trong dãy các halogen từ F đến I. A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. độ âm điện giảm dần. C. khả năng oxi hoá tăng dần. D. năng lượng liên kết trong phân tử đơn chất tăng dần. Câu 2. Clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử trong phản ứng của clo với A. hiđro. B. sắt. C. dung dịch NaBr D. dung dịch NaOH Câu 3. Để làm khô khí clo người ta dùng : A. dung dịch H2SO4 đặc. B. vôi sống. C. NaOH khan. D. cả 3 chất trên. Câu 4. Trong dãy axit HCl, HI, HF, HBr, axit mạnh nhất là : A. HF B. HCl C. HBr D. HI 66
  65. Câu 5. Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là : A. dung dịch có màu vàng nhạt. B. dung dịch có màu xanh. C. dung dịch trong suốt. D. dung dịch có màu tím. Câu 6. Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc nguội ? A. háo nước. B. phản ứng hoà tan Al và Fe. C. tan trong nước toả nhiệt. D. làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ. Câu 7. Nhiệt độ của một phản ứng tăng từ 50o lên 100o, tốc độ phản ứng tăng A. 10 lần C. 32 lần B. 25 lần D. 16 lần o Câu 8. Cho cân bằng : 2NO2  N2O4 H = -58,04 kJ Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì A. hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu B. màu nâu đậm dần C. màu nâu nhạt dần D. hỗn hợp có màu khác Câu 9. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp, để hấp thụ khí anhiđrit sunfuric người ta dùng : A. Nước B. dung dịch H2SO4 loãng C. dung dịch H2SO4 98% D. dung dịch H2SO4 48% Câu 10. Cân bằng nào sau đây (chất tham gia phản ứng và sản phẩm đều ở trạng thái khí) không bị chuyển dịch khi áp suất tăng ? A. N2 + 3H2  2NH3 B. N2 + O2  2NO C. 2CO + O2  2CO2 D. 2SO2 + O2  2SO3 Câu 11. Hidro sunfua là chất A. có tính khử mạnh B. có tính oxi hóa mạnh C. có tính axit mạnh D. tan nhiều trong nước Câu 12. Người ta nhiệt phân hoàn toàn 24.5g kali clorat. Thể tích oxi thu được ở đktc (K=39, Cl = 35.5) là : 67
  66. A. 4,55 lít B. 6,72 lít C. 45,5 lít D. 5,6 lít II. Tự luận (7 điểm) Câu1. (3,0 điểm) Có các chất sau : S, SO2, H2SO4, H2S. a) Xếp các chất theo chiều tính oxi hoá tăng dần. b) Chất nào vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá ? Dẫn thí dụ minh họa. Câu 2. (4,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp Fe và Fe 2O3 ( hỗn hợp A) bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 672 ml khí SO2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí SO2 qua bình đựng 200 ml dung dịch NaOH có nồng độ 0,5 M, được dung dịch B. 1. Viết các phương trình hoá học hoà tan hỗn hợp A. 2. Tính thành phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 3. Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch B. ( Cho : Fe = 56 ; O = 16 ; S = 32 ) Hướng dẫn giải I. Trắc nghiệm khách quan (12 câu * 0,25điểm = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B D A D B B C C C B A B II.Tự luận (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) a) Xếp các chất theo chiều tính oxi hoá tăng dần : H2S, S, SO2, H2SO4 (0,5 điểm) b) Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá là S và SO2 (0,5 điểm) Dẫn thí dụ minh họa : to S + O2  SO2 (S là chất khử) (0,5 điểm) to S + 2Na  Na2S ( S là chất oxi hoá ) (0,5 điểm) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + MnSO4 + 2H2SO4 ( SO2 là chất khử ) (0,5 điểm) SO2 + 2H2S  3S + 2H2O (SO2 là chất oxi hoá) (0,5 điểm) Câu 2. (4,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp Fe và Fe 2O3 ( hỗn hợp A) bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 672 ml khí SO2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí SO2 qua bình đựng 200 ml dung dịch NaOH có nồng độ 0,5 M, được dung dịch B. 1. Viết các phương trình hoá học hoà tan hỗn hợp A. 2. Tính thành phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 68