Tài liệu dành cho cha mẹ giúp con hướng nghiệp

pdf 64 trang huongle 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dành cho cha mẹ giúp con hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_danh_cho_cha_me_giup_con_huong_nghiep.pdf

Nội dung text: Tài liệu dành cho cha mẹ giúp con hướng nghiệp

  1. Tài liệu dành cho cha mẹ GIÚPGIÚP CONCON HƯỚNGHƯỚNG NGHIỆPNGHIỆP Hà Nội, tháng 7 năm 2013
  2. Chịu trách nhiệm nội dung: Ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Biên soạn: Th.S Hồ Phụng Hồng Phoenix Th.S Trần Thị Thu Ban biên tập: Nguyễn Thị Tuyết Mai Đào Thị Vi Phương Nguyễn Thị Thủy
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 TỪ VIẾT TẮT 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 5 PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP 7 I. Khái niệm chung về hướng nghiệp 8 II. Tầm quan trọng của cơng tác hướng nghiệp 9 III. Vai trị và quan niệm của cha mẹ trong hướng nghiệp 10 MỤC LỤC IV. Một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp 12 PHẦN 2 CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP 29 I. Giúp con tìm hiểu bản thân và kĩ năng thiết yếu 30 II. Giúp con tìm hiểu thị trường tuyển dụng/ lao động 35 III. Giúp con tìm hiểu ngành nghề học và nơi đào tạo 36 IV. Giúp con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp 38 PHẦN 3 PHỤ LỤC 43 Phụ lục 1. Tầm nhìn hướng nghiệp 44 Phụ lục 2. Phiếu trắc nghiệm sở thích phần 1, phần 2 46 Phụ lục 3. Các nhĩm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland 49 Phụ lục 4. Các nhĩm kĩ năng thiết yếu 55 Phụ lục 5. Giới thiệu cổng thơng tin hướng nghiệp 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 1
  4. TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDHN Giáo dục hướng nghiệp Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ TỪ VIẾT TẮT HS Học sinh LĐTB & XH Lao động, Thương bình và Xã hội THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thơng 2 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  5. LỜI NÓI ĐẦU “Chọn nghề là chọn cho mình một tương lai” 1. Điều này cho chúng ta thấy, tương lai của con em chúng ta cĩ được như mong muốn hay khơng tùy thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn nghề nghiệp của chính các em. Khơng những thế, việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi em trong thời điểm hiện tại cịn là đĩng gĩp cho sự phát triển kinh tế _ xã hội của địa phương, đất nước mai sau bởi khơng ai khác, chính các em sẽ là những chủ nhân tương lai, là những người trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Hướng nghiệp đĩng vai trị rất quan trọng trong việc định hướng chọn nghề cho thế hệ trẻ. Làm tốt cơng tác hướng nghiệp sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ những địi hỏi, yêu cầu của nghề đối với người lao động cũng như hiểu được những yếu tố tác động tới bản thân từng người trong quá trình chọn nghề. Nhờ đĩ, các em sẽ chọn được nghề phù hợp với bản thân mình để cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, cơng tác giáo dục hướng nghiệp cho thanh, thiếu niên ở nước LỜI NÓI ĐẦU ta vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc chọn nghề của các em chủ yếu dựa vào cảm tính hoặc theo trào lưu của xã hội. Hậu quả là nhiều em thiếu hứng thú, thiếu động lực và khả năng trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo nghề, kể cả tại trường đại học đã lựa chọn. Nhiều em tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng khơng xin được việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo. Thậm chí cĩ em phải nghỉ học giữa chừng vì khơng cĩ đủ khả năng theo học Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do cơng tác hướng nghiệp mới chỉ triển khai và thực hiện ở phạm vi trường học nên chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng, các lực lượng xã hội và cha mẹ HS - những người hiểu rõ về con em mình hơn ai hết. Với mong muốn huy động được sự tham gia tích cực, cĩ hiệu quả của các bậc cha mẹ và cán bộ Hội LHPN Việt Nam vào cơng tác giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ tương lai của đất nước, Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức biên soạn tài liệu dành cho cha mẹ “Giúp con hướng nghiệp”. Tài liệu này được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về thực trạng và nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với việc hướng nghiệp do Hội LHPN triển khai vào tháng 5/2012 tại 5 tỉnh (gồm Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức VVOB Việt Nam xin chân thành cảm ơn ThS. Hồ Phụng Hồng Phoenix, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp Trường Đại học RMIT Việt Nam, ThS. Trần Thị Thu, nguyên Trưởng phịng Hướng nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cán bộ của Hội LHPN 5 tỉnh tham gia chương trình và Ban Biên tập đã đĩng gĩp nhiều ý kiến quý báu và hỗ trợ cho việc biên soạn tài liệu này. 1 Nguồn: www.huongnghiepviet.com Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 3
  6. Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đĩng gĩp của những người sử dụng tài liệu. Ý kiến xin gửi về theo các địa chỉ: Đào Thị Vi Phương: daoviphuong@gmail.com Hồ Phụng Hồng Phoenix: hophunghoang@gmail.com Trần Thị Thu: tranthu.edu@gmail.com Ban Gia đình Xã Hội Trung ương Hội LHPN Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 4 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  7. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1. Mục đích Tài liệu dành cho cha mẹ “ Giúp con hướng nghiệp” được Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) phối hợp với Hội LHPN Việt Nam biên soạn nhằm mục đích: Cung cấp thơng tin cơ bản về hướng nghiệp. Nâng cao kĩ năng giúp con hướng nghiệp. Tạo sự chuyển biến về nhận thức của cha mẹ đối với cơng tác hướng nghiệp. Các nội dung được trình bày trong tài liệu sẽ hỗ trợ đắc lực cho cha mẹ HS trong quá trình giúp con hướng nghiệp, từ việc hiểu rõ những kiến thức cơ bản về hướng nghiệp đến cách thức giúp con tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai. Nhờ đĩ, các em cĩ cơ sở vững chắc hơn để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân, đồng thời phù hợp với điều kiện, hồn cảnh gia đình và nhu cầu lao động của xã hội. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 2. Đối tượng sử dụng Các đối tượng sử dụng tài liệu bao gồm: Cha mẹ HS. Cán bộ của Hội LHPN các cấp. Những người làm cơng tác phát triển giáo dục tại cộng đồng. Các em HS cấp THCS, THPT. Những người cĩ nhu cầu tham gia hướng nghiệp cho thanh, thiếu niên. 3. Hướng dẫn sử dụng Tài liệu này được cấu trúc thành 3 phần: Phần 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Phần này sẽ giúp cha mẹ HS nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác hướng nghiệp; vai trị và quan niệm của cha mẹ đối với cơng tác hướng nghiệp; đồng thời giúp cha mẹ HS cĩ được những hiểu biết cơ bản về hướng nghiệp. Các nội dung chủ yếu bao gồm: Khái niệm chung về hướng nghiệp. Tầm quan trọng của cơng tác hướng nghiệp. Vai trị và quan niệm của cha mẹ HS trong hướng nghiệp. Một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 5
  8. Phần 2. CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Đây là phần trọng tâm của tài liệu. Qua những nội dung được trình bày trong phần này, cha mẹ HS biết được cơng việc cần làm và cách áp dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn giúp con hướng nghiệp. Phần này sẽ giúp cha mẹ hỗ trợ con: Nhận thức bản thân và phát triển kĩ năng thiết yếu. Tìm hiểu thị trường lao động. Tìm hiểu ngành nghề học và nơi đào tạo. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Phần 3. PHỤ LỤC Phần này cung cấp một số thơng tin bổ sung để cha mẹ tham khảo và sử dụng trong quá trình giúp con hướng nghiệp, bao gồm: Tầm nhìn hướng nghiệp do Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An và Quảng Nam xây dựng vào tháng 3 năm 2012. Một số cơng cụ đánh giá sở thích, khả năng nghề nghiệp và kĩ năng thiết yếu được sử dụng trong hướng nghiệp. Cổng thơng tin hướng nghiệp do tổ chức VVOB Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT và Hội LHPN tỉnh Nghệ An và Quảng Nam xây dựng năm 2012. Những nội dung được trình bày trong tài liệu dễ hiểu, thiết thực và dễ vận dụng. Chúng tơi hi vọng rằng, với tâm huyết của đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ và những người làm cha mẹ, các nội dung trong tài liệu này sẽ được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả hướng nghiệp thiết thực tại gia đình và cộng đồng. 6 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  9. Phần 1 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 7
  10. I. Khái niệm chung về hướng nghiệp PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP 1. Khái niệm hướng nghiệp? Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn cịn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ. Cĩ người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho HS chuẩn bị tốt nghiệp phổ thơng; cĩ người cho rằng đây là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề cĩ giá trị trong xã hội. Cĩ người lại cho rằng hướng nghiệp là cơng việc dành riêng cho nhà trường và chỉ cĩ nhà trường mới làm được hướng nghiệp Vậy, nên hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng? “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngồi nhà trường để giúp HS cĩ kiến thức về nghề nghiệp và cĩ khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” 2. Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp khơng phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em cĩ được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội. Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách cĩ chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp khơng chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cơ giáo mà cịn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đồn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS. 2. Mục đích của hướng nghiệp Mục đích chính của cơng tác hướng nghiệp là “Phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đĩ đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân”3. 2 Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục 3 Nguồn: Chỉ thị 33/2003/CT- BGDĐT 8 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  11. Vì vậy, cơng tác hướng nghiệp được thực hiện với mong muốn giúp HS4: Ở bậc THCS: Các em cĩ thể khám phá bản thân "mình là ai". Kết quả là HS cĩ thể lựa chọn ban học phù hợp ở cấp THPT (tự nhiên, xã hội ) và cĩ kế hoạch nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Đối với những HS khơng thể tiếp tục học lên THPT, các em sẽ cĩ tự tin và năng lực để chọn các chương trình đào tạo nghề/trường nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Ở bậc THPT: Các em cĩ thể hiểu biết sâu hơn "mình là ai" về năng lực/ kĩ năng/ điểm mạnh của bản thân; hiểu được các cơ sở lao động của địa phương và quốc gia, bao gồm thị trường lao động, nhu cầu của xã hội, các đặc tính của nghề, quy mơ và cơ cấu nhân lực tại địa phương ; hiểu rõ các tác động từ xã hội, gia đình tới việc lập kế hoạch nghề nghiệp và ra quyết định nghề nghiệp của bản thân. II. Tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp Cơng tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ cĩ tầm quan trọng đặc biệt khơng chỉ cho tương lai của các em mà cịn cĩ tác động đến gia đình và xã hội, thể hiện như sau: Hướng nghiệp PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG Bản thân: Gia đình: Xã hội: • Tự tin đưa ra quyết định • Tiết kiệm thời gian, • Phân luồng hợp lý HS phổ nghề. cơng sức, tiền của. thơng sau khi tốt nghiệp. • Gĩp phần vào xây dựng • Xây dựng hạnh phúc • Cung cấp nguồn nhân lục nền tảng cho tương lai. gia đình. chất lượng và phù hợp. Hình 1. Vai trị của hướng nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay cĩ một vấn đề nổi cộm dễ nhận thấy, đĩ là: hầu hết các gia đình cĩ con đi học đều muốn con thi vào đại học ngay cả khi khả năng học tập của các em cịn chưa tốt. Rất nhiều em chạy theo những ngành nghề “thời thượng” đang được đánh giá cao trong khi hiểu biết về đầu ra của thị trường lao động hầu như khơng cĩ, khả năng của bản thân lại khơng phù hợp với ngành nghề đã chọn. Hậu quả là nhiều em rất khĩ kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp trường đại học, nhiều em phải xin làm những cơng việc trái ngành, trái nghề hoặc khơng cần phải cĩ trình độ đại học 4 Mục tiêu hướng nghiệp được xác định trong Tầm nhìn hướng nghiệp cấp tỉnh do VVOB Việt Nam hỗ trợ xây dựng tháng 3 năm 2012 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 9
  12. PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Từ những phân tích trên cho thấy, vấn đề cấp thiết được đặt ra lúc này là làm thế nào để nâng cao nhận thức của mọi người đối với cơng tác hướng nghiệp, huy động được nhiều lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS tham gia hướng nghiệp một cách tích cực, đúng hướng và hiệu quả. III. Vai trò và quan niệm của cha mẹ trong hướng nghiệp 1. Vai trị của cha mẹ trong hướng nghiệp Từ trước tới nay, nhiều người thường nghĩ rằng, nhà trường là tác nhân chính, đĩng vai trị quyết định trong cơng tác hướng nghiệp cho HS phổ thơng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, chính cha mẹ HS mới là tác nhân quan trọng nhất vì cha mẹ là người gần gũi và hiểu con rõ nhất. Hạnh phúc và sự thành đạt của con là niềm mong ước lớn nhất của những người làm cha mẹ. Hơn nữa, theo truyền thống gia đình ở nước ta, con thường nghe lời cha mẹ vì tin tưởng và muốn làm vui lịng cha mẹ, ngay cả trong việc chọn ngành, nghề cho bản thân. 10 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  13. Thấy rõ vấn đề này, Tầm nhìn hướng nghiệp của các tỉnh tham gia chương trình VVOB Việt Nam đã khẳng định: “Cha mẹ là một trong các tác nhân quan trọng nhất để cơng tác hướng nghiệp cho HS trung học đạt hiệu quả . Khi cha mẹ hiểu rõ những bước cần làm cho việc quyết định tốt về nghề nghiệp, họ sẽ làm mọi cách để hỗ trợ con em mình”. 2. Một số quan niệm của cha mẹ trong hướng nghiệp Khi giúp con hướng nghiệp, cha mẹ thường cĩ quan niệm như sau: Xem nhẹ việc định hướng nghề, cho rằng chỉ cần định hướng nghề cho những em HS “khơng cĩ kết quả học tập tốt” và khơng cĩ khả năng học lên cao hơn; Coi trọng con đường học vấn, xem nhẹ việc học nghề: Trong số 572 cha mẹ HS tham gia phỏng vấn về hướng nghiệp, cĩ đến 88,7% người muốn con học cao lên đến đại học. Chỉ cĩ 10,6% người muốn con học nghề và 0,7% muốn con tham gia lao động; Thường hướng con vào những ngành học đang được coi là “thời thượng”, dễ xin việc hoặc chọn cơng việc “lương cao, nhàn hạ”, tức là chỉ chú ý đến những điểm hấp dẫn của nghề, chưa chú ý tìm hiểu những khĩ khăn thử thách, các yêu cầu cụ thể của nghề; Áp đặt ý kiến của cha mẹ, thiếu tơn trọng ý kiến của con; Bỏ qua kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp; Bất bình đẳng về giới trong khi định hướng nghề nghiệp cho con. PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG Nguyên nhân chủ yếu là do đa số cha mẹ cịn thiếu kiến thức cơ bản về hướng nghiệp. Họ thường hướng nghiệp cho con theo cảm tính và kinh nghiệm, bỏ qua bước phân tích, đối chiếu xem nghề đĩ cĩ phù hợp với bản thân con mình hay khơng. Trong thời gian qua, VVOB Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Hội LHPN với mong muốn thơng qua Hội sẽ từng bước nâng cao nhận thức của cha mẹ về giá trị của cơng tác hướng nghiệp cũng như tăng cường kiến thức kĩ năng hướng nghiệp; qua đĩ, huy động được cha mẹ tham gia hỗ trợ con hướng nghiệp tích cực và hiệu quả hơn. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 11
  14. IV. Một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Để giúp con hướng nghiệp, điều quan trọng nhất là cha mẹ biết được các bước cần làm và cách thực hiện từng bước đĩ ra sao. Hình vẽ dưới đây là sơ đồ tổng quát về các bước cần làm trong quy trình hướng nghiệp: Em là ai? (Đánh giá) - Sở thích. - Cá tính. - Khả năng. - Giá trị. - Thành tích. Làm sao để đi Em đang đi về đâu? đến nơi em muốn tới? (Tìm hiểu/Nghiên cứu) (Kế hoạch hành động) - Thơng tin nghề nghiệp. - Kĩ năng cần thiết. - Thơng tin thị trường tuyển dụng. - Giáo dục/bằng cấp. - Nghiên cứu nghề nghiệp. - Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp. - Mục tiêu ngắn - Viết đơn xin việc. và dài hạn. - Phỏng vấn. - Trở ngại/Chiến lược. Hình 2. Quy trình hướng nghiệp Để cĩ thể thực hiện được các bước trong quy trình hướng nghiệp trên, cha mẹ cần hiểu một số lí thuyết cơ bản nhất như sau: Lí thuyết cây nghề nghiệp. Lí thuyết mơ hình lập kế hoạch nghề. Lí thuyết hệ thống. Lí thuyết ngẫu nhiên cĩ kế hoạch. Lí thuyết vị trí điều khiển. 12 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  15. 1. Lí thuyết cây nghề nghiệp5 Lí thuyết cây nghề nghiệp là lí thuyết cơ bản nhất trong hướng nghiệp. a. Nội dung chủ yếu Khi chọn bất cứ một ngành nghề học nào, mỗi người đều phải dựa vào sở thích nghề nghiệp, khả năng (hay Cơng việc cịn gọi là năng lực) thực cĩ, cá tính ổn định Mơi trường làm việc tốt 6 và giá trị của bản thân mình, tức là Được nhiều dựa vào “rễ” của cây nghề nghiệp. người tơn Nếu một người quyết tâm theo đuổi trọng ngành nghề học phù hợp với “rễ” thì sau khi tốt nghiệp sẽ cĩ nhiều khả Lương Cơ hội năng thu được những “quả ngọt” cao việc làm trong nghề nghiệp. Họ sẽ cĩ nhiều cơ hội tìm việc tốt, dễ dàng được tuyển dụng vào vị trí thích hợp, mơi trường Sở thích Giá trị làm việc tốt, lương cao, được nhiều nghề nghiệp người tơn trọng Khả năng Cá tính Ngồi các yếu tố trên, cịn cần phải cĩ những yếu tố khác như nhu cầu sử dụng lao động, các kĩ năng tìm kiếm Hình 3. Mơ hình lí thuyết cây nghề nghiệp việc làm, kinh nghiệm ngồi lớp học, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp Nhưng quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất vẫn NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG là quyết định chọn ngành nghề học dựa vào “rễ” cây nghề nghiệp. b. Ý nghĩa của mơ hình lí thuyết cây nghề nghiệp Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, việc tìm hiểu bản thân để biết rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của chính mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Càng hiểu rõ về bản thân, càng cĩ cơ sở khoa học vững chắc để chọn nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề cảm tính, theo lời khuyên của người khác hoặc theo trào lưu chung. 5 Nguồn: Tài liệu Kĩ năng tư vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, VVOB Việt Nam. Tác giả: Hồ Phụng Hồng Phoenix, Nguyễn Thị Châu, 2012. 6 Giá trị nĩi đến trong hướng nghiệp là giá trị nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp là những điều được coi là quý giá, là quan trọng, cĩ ý nghĩa nhất mà mỗi người mong muốn đạt được khi tham gia lao động nghề nghiệp. Đĩ là việc họ sẽ được nhiều người tơn trọng, được làm việc trong mơi trường cĩ cơ hội để phát huy cao độ khả năng của bản thân, cĩ thu nhập cao, cĩ cơ hội thăng tiến Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 13
  16. Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp: PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Bà Hạnh cĩ cơ con gái chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Vợ chồng bà khuyên con nên theo học ngành ngân hàng vì em ruột của ơng hiện đang làm phĩ giám đốc một ngân hàng lớn trong tỉnh và hứa khi con ơng bà ra trường sẽ đảm bảo cĩ việc làm trong ngành. Mặt khác, bà Hạnh nghĩ rằng ngành Ngân hàng là một ngành khá ổn định, phù hợp với phụ nữ và cĩ thu nhập cao. Con gái bà Hạnh đã nghe theo lời khuyên của cha mẹ dù bản thân khơng yêu thích nghề này. Em cũng biết rằng khả năng làm việc với con số, làm tài chính của bản thân rất hạn chế. Tốt nghiệp THPT, em thi vào trường Đại học Dân lập Tài chính _ Ngân hàng. Trong suốt thời gian học đại học, em đã hết sức cố gắng để hồn thành nhiệm vụ học tập. Em tốt nghiệp ra trường với kết quả trung bình. Ngày em tốt nghiệp cũng là lúc cơ ruột mất chức, khơng ai đứng ra xin việc cho em. Với kết quả học tập khơng cao, bản thân lại khơng yêu thích, khơng cĩ khả năng nổi trội trong ngành đã theo học, em đã khơng kiếm được việc làm trong ngành mà em theo học. Trên đây là một câu chuyện cĩ thật và rất điển hình của việc một gia đình quyết định cho con theo học ngành nghề dựa vào “quả” thay vì dựa vào “rễ” của cây nghề nghiệp. Nếu con gái bà Hạnh học ngành Tài chính _ Ngân hàng vì em cĩ sở thích, cĩ khả năng về tài chính và cĩ những kĩ năng cần thiết khác thì khi ra trường, dù người cơ ruột cĩ cịn tại chức hay khơng, em vẫn cĩ thể tìm được một vị trí thích hợp trong ngành Tài chính _ Ngân hàng. GHI NHỚ Khi giúp con hướng nghiệp, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là hỗ trợ con tìm hiểu bản thân để con biết rõ khả năng, sở thích, cá tính, giá trị của chính mình. Làm tốt việc này sẽ tạo nền tảng vững chắc để con bạn chọn ngành học, chọn nghề phù hợp, giúp cho cây nghề nghiệp ra hoa, kết quả như mong muốn của bản thân con và gia đình. 14 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  17. 2. Lí thuyết mơ hình lập kế hoạch nghề7 Ra quyết định 3 bước tìm hiểu: - Bản thân - Thị trường tuyển dụng/lao động Bản Thị - Những tác động/ảnh hưởng thân trường tuyển Xác định 4 bước hành động: Đánh dụng giá Hiểu mục tiêu - Xác định mục tiêu - Ra quyết định - Thực hiện Những tác động/ ảnh hưởng - Đánh giá Thực hiện Các bước cĩ thể thực hiện theo bất cứ thứ tự nào Hình 4. Mơ hình lập kế hoạch nghề a. Nội dung chủ yếu Lập kế hoạch nghề là cơng việc rất quan trọng cần phải làm trước khi chọn nghề. Điều này giúp mỗi người biết trước được các cơng việc, cách tiến hành và thời gian cần thiết để tiến hành từng cơng việc một cách chủ động, hiệu quả. PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG Lập kế hoạch nghề được thực hiện qua 7 bước: 3 bước tìm hiểu và 4 bước hành động. * Ba bước tìm hiểu Bước 1: Tìm hiểu bản thân Tìm hiểu bản thân là tìm hiểu về sở thích nghề nghiệp, khả năng, cá tính và giá trị. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi con bạn chọn ngành, nghề học. Cĩ thể thực hiện bước này bằng nhiều cách khác nhau như: tìm hiểu khả năng và kết quả học tập các mơn học; tham gia các hoạt động ở nhà trường, gia đình và cộng đồng; làm các phiếu trắc nghiệm về sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp Chỉ khi nào các em hiểu được bản thân mình thì khi đĩ mới cĩ thể quyết định chọn ngành nghề học dựa vào “rễ” cây nghề nghiệp (xem hình 3. Mơ hình lí thuyết cây nghề nghiệp). Thực tế cho thấy, khơng phải ai cũng phù hợp với con đường học hành và khơng phải người thành cơng là nhất thiết phải cĩ bằng đại học hay cao đẳng. Do đĩ, trong quá trình tìm hiểu ngành 7 Nguồn: McAlpine & McCowan, Personal communication, December 2011 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 15
  18. nghề cho con, các bậc cha mẹ trước hết cần nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực thực tế của con mình để xem concĩ đủ sức thi vào đại học hoặc theo học ngành nghề mong PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP muốn hay khơng. Nếu khơng thi vào đại học thì cĩ thể hướng cho con theo học trường cao đẳng, trường trung cấp nghề hoặc trường dạy nghề. Bước 2: Tìm hiểu thị trường tuyển dụng Tìm được cơng việc làm phù hợp và ổn định là mong ước của HS khi học xong ngành nghề. Nhưng điều này tùy thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng lao động của ngành, nghề mà con bạn theo học. Nĩi cách khác, là tùy thuộc vào thị trường tuyển dụng lao động của ngành, nghề đĩ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu thị trường tuyển dụng để biết: Các cơng việc đang cĩ nhu cầu sử dụng lao động ở tại địa phương, quốc gia và quốc tế; Những nghề cĩ tiềm năng phát triển trong tương lai; Các yêu cầu và địi hỏi của nghề Những ngành nghề nào càng cần tuyển dụng nhiều lao động thì những người học xong ngành nghề đĩ càng dễ cĩ cơ hội xin việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân. Ví dụ: Trong thời gian vừa qua và những năm sắp tới, ngành Du lịch _ Khách sạn _ Nhà hàng cĩ xu hướng phát triển mạnh ở nước ta, nhất là những vùng cĩ tiềm năng du lịch cao như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Nghệ An, Quảng Ninh Vì vậy, những em học ngành này ra trường thường dễ cĩ việc làm hoặc tự tạo được việc làm cho bản thân (như mở cơng ty du lịch tư nhân, nhà hàng, quán cơm, quán cà phê ). Bước 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học, chọn trường học và chọn nghề Việc lựa chọn và theo đuổi ngành nghề khơng chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bản thân người đĩ mà cịn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan như hồn cảnh gia đình, xã hội Các em thanh thiếu niên rất dễ bị dao động bởi ý kiến của người xung quanh, bao gồm: Bạn bè; Thầy cơ; Cha mẹ, người thân; Báo chí, đài phát thanh, truyền hình; Vẽ tranh cậu bé bị ảnh hưởng Mạng xã hội (Facebook) bởi các tác nhân này Do đĩ, trong giai đoạn này, nhận biết đầy đủ về những tác động và mức độ của tác động sẽ giúp con bạn sáng suốt, kiên định và bình tĩnh hơn trong quyết định chọn ngành nghề. 16 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  19. *Bốn bước hành động Sau khi hồn tất ba bước tìm hiểu về bản thân, thị trường tuyển dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của con, các bậc cha mẹ hãy bắt đầu bốn bước hành động sau: Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu nghề nghiệp là cái đích mà mỗi người đặt ra cho hoạt động nghề nghiệp tương lai, bao gồm mục tiêu gần và mục tiêu xa. Mục tiêu gần là ngành, nghề mà mỗi người chọn học tại một cơ sở đào tạo nghề nào đĩ. Mục tiêu xa là tìm được cơng việc mong muốn sau khi ra trường. Cho dù là mục tiêu gần hay mục tiêu xa cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản sau: 1. Ngành, nghề chọn học phải phù hợp với sở thích nghề nghiệp và khả năng của bản thân. 2. Ngành, nghề chọn học phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương, trong khu vực hoặc trong nước. 3. Ngành, nghề và trường chọn học phải phù hợp với hồn cảnh và khả năng kinh tế của gia đình. Bước 2: Ra quyết định nghề nghiệp Đây là bước quyết định sẽ theo học ngành gì, làm nghề gì trên cơ sở các thơng tin đã tìm hiểu. PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG Bước 3: Thực hiện quyết định nghề nghiệp Ở bước này, cần hướng cho các em chuẩn bị những bước cần thiết như: Chuẩn bị làm hồ sơ thi vào trường đã chọn; Nỗ lực học tập để thi đầu vào; Chuẩn bị vào học tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề hay trường nghề đã đăng kí theo học (cũng cĩ thể là chuẩn bị tốt tâm thế, kế hoạch để sẵn sàng đi lao động nếu như khơng cĩ khả năng đi học tiếp sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT). Bước 4: Đánh giá Bước này được thực hiện sau khi các em đã tham gia hoạt động nghề nghiệp một thời gian. Điều này nhằm giúp các em xem xét việc quyết định nghề nghiệp: Cĩ thực sự phù hợp với bản thân hay khơng; Cĩ đúng hướng khơng. Từ đĩ, các em cĩ định hướng cho việc thực hiện bước kế tiếp để đảm bảo đạt được mục tiêu và sự phát triển nghề nghiệp của mình. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 17
  20. b. Ý nghĩa của lí thuyết mơ hình lập kế hoạch nghề PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Cần thiết phải lập kế hoạch nghề nghiệp vì chọn nghề cả một cuộc hành trình lâu dài với nhiều cơng việc phải làm, từ tìm hiểu bản thân, tìm hiểu thị trường tuyển dụng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện quyết định và đánh giá quyết định nghề nghiệp. Một điểm quan trọng trong bước này là khơng nên ảo tưởng hay mơ mộng xa vời thực tế, khơng phù hợp với hồn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình. Ví dụ sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 bước tìm hiểu, 4 bước hành động trong mơ hình lập kế hoạch nghề và ý nghĩa của lí thuyết này: 3 bước tìm hiểu Tìm hiểu bản thân: Bân là con trai lớn trong một gia đình dân tộc thiểu số ở vùng cao của tỉnh Quảng Nam nhưng Bân rất thích những cơng việc địi hỏi sáng tạo và thích làm việc với máy mĩc. Ngay từ khi cịn học ở trung học cơ sở, bản thân Bân và cha mẹ em đã nhận thấy em rất cĩ khả năng và hứng thú trong lĩnh vực sửa chữa, cải tiến cơng cụ lao động và các máy mĩc, vật dụng trong gia đình. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng: Được thầy/ cơ hướng dẫn, Bân đã tìm hiểu và biết được nghề Cơ khí khơng những phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân mà cịn là nghề được nhiều cơng ty, doanh nghiệp cĩ nhu cầu tuyển dụng. Mặt khác, cĩ chuyên mơn và vốn liếng, người học nghề này ra cĩ thể mở được xưởng cơ khí nhỏ tại địa phương để sản xuất, sửa chữa máy mĩc, cải tiến cơng cụ lao động. Từ những thơng tin như vậy, Bân tiếp tục tìm hiểu thơng tin về các trường nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề (TCN), trường cao đẳng (CĐ), trường đại học (ĐH) cĩ đào tạo nghề Cơ khí để sau khi tốt nghiệp phổ thơng cĩ thể đăng kí theo học. Bân đã trao đổi những thơng tin này với cha mẹ và nĩi với cha mẹ mơ ước lớn nhất của mình là sau này sẽ được theo học tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng để trở thành kĩ sư cơ khí. Tìm hiểu yếu tố tác động/ảnh hưởng: Cha mẹ nĩi với Bân rằng: “Cha mẹ rất ủng hộ mong muốn của con nhưng con cũng biết đấy, thu nhập của cả nhà mình chỉ trơng chờ vào nương lúa, con trâu và mấy con lợn, con gà. Ngồi ra, chẳng cĩ nguồn thu nhập nào khác. Khĩ khăn lắm con ạ”. Bản thân Bân cũng nhận thấy cha mình vài tháng nay khơng được khỏe, thỉnh thoảng phải đi bệnh viện. Nhà Bân cịn một đứa em trai đang học tiểu học. Hồn cảnh kinh tế của gia đình Bân thực sự là cịn khĩ khăn. 18 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  21. 4 bước hành động Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Sau khi thực hiện 3 bước tìm hiểu, Bân xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình là theo học nghề Cơ khí. Ra quyết định nghề nghiệp: Bân luơn ước mơ sẽ trở thành kĩ sư cơ khí. Nhưng sau khi tìm hiểu và biết rõ hồn cảnh gia đình của mình, Bân quyết định sau khi tốt nghiệp THCS sẽ đăng kí học nghề Cơ khí tại trường Cao đẳng Nghề kĩ thuật cơng nghệ Dung Quất, nơi cĩ tiếp nhận đào tạo HS trình độ tốt nghiệp THCS. Bân và cha mẹ của Bân được biết, trường này vừa đào tạo nghề, vừa dạy văn hĩa. Những em cĩ hồn cảnh khĩ khăn cịn được nhà trường hỗ trợ tiền học và sinh hoạt phí. Khi tốt nghiệp, em vừa được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề để đi làm, vừa được nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng. Ngay sau khi nhận bằng, Bân sẽ xin đi làm ở Khu Cơng nghiệp Dung Quất hoặc xưởng cơ khí nhỏ gần nhà để phụ giúp gia đình. Sau này, nếu cĩ điều kiện, Bân sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình là thi vào trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Cha mẹ Bân đã khuyến khích, ủng hộ quyết định của Bân. Thực hiện quyết định nghề nghiệp: Trong khi cịn đang học ở trường THCS, cùng với việc tiếp tục học tốt các mơn văn hĩa, Bân sẽ đăng kí học nghề Cơ khí ở Trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp của huyện để tìm hiểu thêm về nghề này. Cha mẹ Bân luơn động viên, khuyến khích em theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình. Đánh giá: Bước này sẽ được thực hiện sau khi Bân thực hiện kế hoạch theo học nghề Cơ khí ở Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật cơng nghệ Dung Quất. Nếu quyết định nghề nghiệp của Bân là đúng đắn thì trong suốt thời gian học nghề, Bân sẽ luơn cảm thấy hứng thú học tập, yêu thích các mơn học trong nghề cơ khí và đạt NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG được thành tích tốt. Cịn nếu trong thời gian học, Bân cảm thấy nghề này khơng phù hợp như mình đã nghĩ, thì em sẽ lập lại quy trình, bắt đầu từ 3 bước tìm hiểu, để cĩ một định hướng phù hợp trong tương lai. GHI NHỚ Khi giúp con hướng nghiệp, cha mẹ cần tập trung hỗ trợ con xây dựng, thực hiện kế hoạch nghề nghiệp theo 7 bước, bao gồm: 3 bước tìm hiểu: Tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động, tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chọn nghề; 4 bước hành động: Xác định mục tiêu nghề nghiệp, ra quyết định nghề nghiệp, thực hiện quyết định nghề nghiệp, đánh giá kế hoạch nghề nghiệp. Cĩ thể thực hiện các bước một lần hoặc nhiều lần. Thực hiện tốt các bước, con bạn sẽ cĩ cơ sở vững chắc để chọn được trường học, ngành học, nghề nghiệp tương lai phù hợp. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 19
  22. 3. Lí thuyết hệ thống8 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP a. Nội dung chủ yếu Mỗi người là một cá thể sống trong một hệ thống phức tạp, đa dạng và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Ở mức độ cá nhân, những ảnh hưởng ấy đến từ bên trong, gồm: khả năng, sở thích, cá tính, giá trị, tuổi tác, giới tính, sức khỏe Ở mức độ xã hội, những ảnh hưởng ấy là cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, truyền thơng, mạng xã hội Ở mức độ mơi trường xã hội, những tác động, ảnh hưởng ấy là: vị trí địa lí, hồn cảnh kinh tế _ xã hội, tồn cầu hĩa Sự tác động của từng yếu tố chủ quan và khách quan đối với quyết định chọn nghề của mỗi người khơng như nhau vì nĩ cịn tùy thuộc vào từng thời điểm, nhận thức, điều kiện, khả năng và phản ứng của mỗi người trước từng yếu tố. Truyền Giáo dục Gia đình thống Tình trạng Nhĩm kiến thức về thể lý kinh tế, xã hội dân tộc thế giới nghề của gia đình dân tộc niềm tin giá trị Trường Địa điểm sức khỏe học sở thích địa lí Tơi giới tính tuổi tự tin Thị trường tuyển dụng Cộng cá tính sức khỏe đồng khả năng Bạn bè Làng xĩm, xã, Tồn huyện, tỉnh cầu hĩa Hình 5. Mơ hình lí thuyết hệ thống Ví dụ: Do ảnh hưởng của yếu tố giới, nên vân cĩ sự khác nhau trong định hướng chọn nghề cho các em gái và em trai. Nhiều bậc cha mẹ nĩi rằng họ khơng thấy cĩ bất kì rào cản của vấn đề giới trong khi hướng nghiệp cho con. Mặc dù họ khơng phản đối quyết định của con trai hay con gái mình nhưng trong thực tế, bất bình đẳng giới vẫn 8 Nguồn: McMahon, M., & Patton, W. Career Development and Systems Theory, The Netherlands: Sense Publishers, 2006. 20 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  23. ẩn hiện trong quan niệm truyền thống của nhiều bậc cha mẹ như: ưu tiên con trai học ở bậc học cao hơn; mong muốn con trai lựa chọn làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật _ cơng nghệ, quân đội, quản trị kinh doanh. Đối với con gái thì định hướng chọn nghề nghề dạy học, các nghề trong ngành y, ngành dịch vụ (nấu ăn, cắt may, cắt uốn tĩc, thẩm mĩ, nhà hàng ), ngành tài chính, ngân hàng và ít chọn những nghề trong các lĩnh vực kĩ thuật như điện, điện tử, cơ khí, xây dựng hoặc nghề địi hỏi cĩ trình độ quản lí cao. "Nếu tơi cĩ con gái, tơi muốn cháu trở thành giáo viên hoặc y tá vì con gái khơng cĩ sức khỏe tốt bằng con trai. Hơn nữa con gái nên làm những nghề cho phép mình cĩ thời gian chăm sĩc gia đình và con cái." (Ơng Phạm Tường Chi, thơn Thành Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện đã cĩ nhiều em nữ tham gia vào các lĩnh vực nghề nghiệp tưởng như chỉ dành cho nam giới (cảnh sát giao thơng, xây dựng, quân đội, lái xe ) và cĩ nhiều em nam tham gia vào lĩnh vực tưởng chừng như chỉ cĩ phụ nữ mới làm (nấu ăn, thiết kế thời trang và cắt may, cắt uốn tĩc, thẩm mĩ, giáo viên mầm non và tiểu học, hộ lí ). b. Ý nghĩa của mơ hình lí thuyết hệ thống Việc chọn nghề khơng chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố khách quan. Vì vậy, trước khi ra quyết định chọn nghề, cùng với việc tìm hiểu bản thân, cần phải tìm hiểu các yếu tố khách quan cĩ tác động đến bản thân, đặc biệt là hồn cảnh gia đình, nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội và các yêu cầu, địi hỏi của nghề. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mơ hình lí thuyết hệ thống trong hướng nghiệp: Ơng bà Lanh cĩ cơ con gái rất yêu thích ngành Tài chính và cĩ năng khiếu để học NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG ngành này. Gia đình ơng bà cĩ đủ điều kiện cho con gái theo học Trường Đại học Tài chính hoặc Học viện Ngân hàng ở Hà Nội. Nhưng, ơng bà Lanh và con gái rất phân vân vì hiện nay, kinh tế tồn cầu đang trong tình trạng khĩ khăn. Ngành Tài chính _ Ngân hàng ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc sinh viên ngành này ra trường rất khĩ kiếm việc làm. Truyền thơng trong nước cũng đưa tin nhiều về việc dư thừa nhân lực trong ngành Tài chính _ Ngân hàng. Vì vậy, ơng bà Lanh và con gái quyết định tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan trước khi ra quyết định. Sau một thời gian tìm hiểu kĩ càng, ơng bà Lanh thấy rằng, nếu con gái ơng bà yêu thích và cĩ năng khiếu trong ngành Tài chính _ Ngân hàng vẫn cĩ thể chọn con đường theo học ngành này được bởi những lí do sau: Thứ nhất, ngành Tài chính ở Việt Nam nhìn chung là thừa nhân lực, nhưng các cơng ty đa quốc gia và các văn phịng đại diện cơng ty nước ngồi vẫn rất cần nhân lực giỏi trong lĩnh vực này. Thứ hai, con gái của ơng bà Lanh thật sự yêu thích và cĩ năng khiếu về ngành Tài chính. Đây là yếu tố cơ bản giúp con gái ơng bà Lanh cĩ động lực để học tập đạt kết quả cao trong quá trình học đại học. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 21
  24. Thứ ba, học ngành Tài chính khơng cĩ nghĩa là chỉ cĩ thể làm trong lĩnh vực PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP tài chính sau khi tốt nghiệp. Nếu thực sự giỏi, con gái của ơng bà Lanh cĩ thể áp dụng kiến thức và kĩ năng học được từ ngành này vào nhiều cơng việc khác như nghiên cứu thị trường, kinh doanh bất động sản, kế tốn, thuế, v.v Cuối cùng, trong thời gian học, con gái của ơng bà Lanh cĩ thể rèn luyện thêm những kiến thức, kĩ năng khác để làm tăng thêm khả năng tuyển dụng của bản thân như học thật giỏi tiếng Anh, giỏi vi tính, làm việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm, thực tập ngắn hạn và tham gia những hoạt động khác. Những thơng tin trên đã được ơng bà Lanh trao đổi, chia sẻ với con gái. Sau khi phân tích, ơng bà Lanh nĩi với con gái rằng, con hãy suy nghĩ, tìm hiểu thêm cho kĩ để tự mình ra quyết định theo học hay khơng theo học ngành Tài chính. Điều này rất quan trọng vì việc chọn ngành học, chọn nghề sẽ được con gái của ơng bà quyết định khi đã cĩ đầy đủ thơng tin cần thiết và được sự đồng thuận của cha mẹ. Trong thời đại tồn cầu hĩa nền kinh tế như hiện nay, ở nước ta sẽ khơng cĩ một ngành nghề nào mãi mãi là “nĩng” và cũng khơng cĩ một ngành nghề nào hồn tồn khơng cần phải tuyển lao động. Việc quyết định học một ngành nghề nào đĩ khơng nên chỉ dựa vào xu hướng chung vì khơng ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra do sự thay đổi nhanh chĩng về nhu cầu sử dụng lao động của các ngành nghề trong xã hội. Thay vào đĩ, một quyết định dựa vào hiểu biết bản thân hay hồn cảnh gia đình sẽ vững vàng hơn. Đối với giới trẻ tồn cầu, đặc biệt là HS Việt Nam, cha mẹ và thầy cơ cĩ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định nghề nghiệp của các em. Trong khi đĩ, chính các bậc cha mẹ và thầy cơ lại dễ bị tác động bởi thơng tin trên đài, báo, truyền hình Vì vậy, khi hướng nghiệp cho con, bạn nên tích cực tìm hiểu để biết rõ những tác động này, nhất là những tác động trực tiếp đến quyết định nghề nghiệp của con cũng như những hệ quả mà những tác động ấy nhằm giúp con bạn ra quyết định nghề nghiệp thích hợp nhất. GHI NHỚ Khi giúp con hướng nghiệp, cùng với việc quan tâm hỗ trợ con tìm hiểu bản thân, cha mẹ cần hỗ trợ con tìm hiểu và phân tích các yếu tố khách quan bên ngồi trong quá khứ, hiện tại và tương lai cĩ tác động đến nghề nghiệp. Làm được điều này, cha mẹ sẽ giúp con dần dần trả lời được 2 câu hỏi “Em đang đi về đâu?” và “Em cần làm gì để đi được đến nơi em muốn đến?”. Từ đĩ, tự con sẽ đưa ra được quyết định chọn nghề phù hợp. 22 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  25. 4. Lí thuyết ngẫu nhiên cĩ kế hoạch9 a. Nội dung chủ yếu Theo lí thuyết này, sự may mắn hay ngẫu nhiên đĩng vai trị rất quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, sự may mắn ấy khơng đến một cách tự nhiên mà là những thành quả do ta gieo mầm từ trước, nay thu hoạch được. Bạn hãy đọc câu chuyện cĩ thật của cơ giáo Đinh Thị Bích Nga, Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để hiểu rõ hơn nội dung chủ yếu của lí thuyết này: Cách đây đã lâu, ở lớp cơ Nga chủ nhiệm cĩ một HS nam rất thích thể thao và luơn đạt điểm cao ở mơn Thể dục. Em rất tích cực tham gia các cuộc thi thể dục thể thao do trường, huyện, tỉnh tổ chức và luơn đạt giải trong các cuộc thi đĩ. Tuy nhiên, khả năng học các mơn văn hĩa của em lại rất bình thường. Điểm số các bài kiểm tra, bài thi các mơn học chỉ đạt được điểm 5, điểm 6. Thậm chí cĩ mơn chỉ được điểm 4. Khi học đến lớp 9, em HS đĩ đã gặp cơ Nga và tâm sự với cơ là khơng biết cĩ nên tiếp tục học THPT để thi vào đại học khơng vì khả năng học các mơn văn hĩa của em chỉ ở mức trung bình. Hồn cảnh gia đình em cũng khĩ khăn. Hiểu rõ khả năng, sở thích của em HS đĩ, cơ Nga đã khuyên em nên đăng kí thi vào trường năng khiếu thể dục thể thao. Về nhà, em HS này đã kể lại cuộc trị chuyện của mình với cơ giáo và nĩi với cha mẹ mong muốn đăng kí thi vào trường năng khiếu thể dục thể thao. Cha mẹ đã đồng ý và ủng hộ quyết định của con vì cha mẹ em cũng thấy rất rõ sở thích, khả năng của con mình. Hiện nay, em HS giỏi thể dục thể thao của cơ giáo Nga ngày nào đã trở thành một NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG vận động viên nổi tiếng, đoạt được nhiều huy chương ở các cuộc thi trong nước và quốc tế. Em luơn cảm thấy hạnh phúc trong con đường nghề nghiệp đã chọn. Nếu được gặp vận động viên nổi tiếng trong câu chuyện trên và hỏi em về con đường nghề nghiệp, chắc chắn em đĩ sẽ trả lời: Điều may mắn nhất là em cĩ được cơ giáo chủ nhiệm đã hiểu được khả năng, sở thích và đưa ra lời khuyên quý báu và cha mẹ ủng hộ đối với quyết định hướng đi của mình. Nhưng trong trường hợp này, cĩ thật sự hồn tồn là sự may mắn khơng nếu em HS đĩ khơng học tốt mơn Thể dục, nếu khơng tham gia các cuộc thi thể dục thể thao và đạt được nhiều thành tích tốt. Ngồi ra, nếu em HS đĩ khơng cĩ năng khiếu thể dục và khơng khổ cơng luyện tập thì em cĩ được thành cơng như vậy hay khơng? Do đĩ, ta cĩ thể nĩi: Em HS lớp cơ Nga chủ nhiệm quả thật rất may mắn, nhưng điều may mắn ấy khơng tự nhiên cĩ mà nĩ là thành quả của những hạt đã được gieo mầm trong suốt quá trình em học ở trường phổ thơng. 9 Nguồn: Krumholtz, J. D., & Levin, A. S. Luck is No Accident: Making the Most of Happenstance in Your Life and Career, California, USA: Impact Publishers California, 2004. Lí thuyết này tạm dịch từ thuật ngữ planned happenstance theory và xuất hiện vào đầu những năm 2000. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 23
  26. b. Ý nghĩa của lí thuyết ngẫu nhiên cĩ kế hoạch PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Sự may mắn là yếu tố tác động tích cực đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của mỗi người. Tuy nhiên, sự may mắn khơng đến một cách tự nhiên mà nĩ là hệ quả của những việc làm tốt, những nỗ lực trong quá khứ, hiện tại và cả những nhận thức đúng về bản thân để tìm ra hướng đi. Con bạn học giỏi hay khơng, đĩ chưa phải là yếu tố quyết định tất cả. Điều quan trọng nhất đối với con bạn bây giờ là nỗ lực học tập, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, chủ động, tích cực làm nhiều việc tốt cho mọi người xung quanh, vững vàng vượt qua các khĩ khăn, rào cản trong cuộc sống cũng như học tập. GHI NHỚ Thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho con “gieo hạt may mắn” ngay từ nhỏ bằng cách nỗ lực rèn luyện bản thân trong học tập, trong các hoạt động ngoại khĩa (thể thao, văn nghệ, báo tường, làm cán bộ lớp ), các hoạt động cộng đồng (tình nguyện viên Mùa hè xanh, thăm viếng các mái ấm tình thương ), hay các hoạt động khác như giúp đỡ cha mẹ, làm thêm Tất cả những hành động con bạn “gieo” ở quá khứ và hiện tại sẽ là những may mắn con bạn “gặt” được trong tương lai. 24 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  27. 5. Lí thuyết vị trí điều khiển10 a. Nội dung chủ yếu Lí thuyết vị trí điều khiển đưa ra 2 quan điểm sống: (1) Cuộc đời của mỗi người là do chính bản thân người đĩ làm chủ và điều khiển. Do đĩ, họ cĩ tồn quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ suy nghĩ, nội tâm của mình. (2) Cuộc đời của mỗi người là do vận mệnh đã sắp đặt sẵn và điều khiển. Do đĩ, họ luơn cho rằng mình cĩ làm gì cũng khơng thay đổi được số mệnh và thường để người khác hoặc hồn cảnh làm chủ vận mệnh của họ. Cĩ thể khái quát 2 quan điểm của lí thuyết vị trí điều khiển trong sơ đồ sau: Người khác làm Tơi làm chủ chủ vận mệnh vận mệnh của của tơi mình Vị trí nội điều khiển ngoại Hình 6. Sơ đồ minh họa lí thuyết vị trí điều khiển PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG b. Ý nghĩa của lí thuyết vị trí điều khiển Cĩ rất nhiều chuyện xảy đến trong cuộc đời mỗi người mà chúng ta khơng cĩ khả năng tránh né hay điều khiển được. Ví dụ: ta sinh ra trong gia đình kinh tế khĩ khăn hay khá giả; sinh sống ở một quốc gia giàu cĩ hay chậm phát triển; tai nạn đột nhiên xảy đến khi đang đi ngồi đường Nhưng, ta cĩ tồn quyền quyết định cách ta phản ứng lại khi những chuyện ấy xảy ra. Nếu ta cĩ phản ứng một cách tích cực thì sẽ đem lại kết quả tích cực và ngược lại. Nĩi cách khác, chúng ta khơng điều khiển được ngoại cảnh hay những yếu tố khách quan, nhưng cĩ khả năng 100% điều khiển được nội tâm mình. Vì vậy, ta cĩ khả năng tự làm chủ vận mệnh của mình. Lí thuyết vị trí điều khiển liên quan chặt chẽ với lí thuyết ngẫu nhiên cĩ kế hoạch đã được giới thiệu ở trên và cho rằng cuộc đời khơng cĩ sự may mắn đến một cách tình cờ, mà chỉ đến khi chúng ta tạo điều kiện cho nĩ xảy ra. Sau đây là một số câu chuyện cĩ thật chứng minh cho lí thuyết ngẫu nhiên cĩ kế hoạch và lí thuyết vị trí điều khiển. 9 Nguồn: Krumholtz, J. D., & Levin, A. S. Luck is No Accident: Making the Most of Happenstance in Your Life and Career. California, USA: Impact Publishers California, 2004 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 25
  28. Câu chuyện thứ nhất: Dịch giả Nguyễn Bích Lan sinh năm 1976 tại Hưng Hà _ Thái PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Bình. Năm 13 tuổi, Bích Lan mắc bệnh nan y loạn dưỡng cơ, cơ đã phải nghỉ học năm lớp 8. Nhưng cơ đã khơng gục ngã, khơng đầu hàng mà đã vươn lên để chiến thắng số mệnh nghiệt ngã. Được sự giúp đỡ, động viên, khuyến khích của cha mẹ, cơ đã tự mày mị học tiếng Anh. Trong 6 năm liền, mỗi ngày cơ đã dành ra 6 tiếng để tự học tiếng Anh. Sau đĩ, cơ mở lớp dạy tiếng Anh “lớp học cây táo” tại nhà. Trong vịng 5 năm, cơ đã dạy tiếng Anh cho 200 học trị, giờ đã cĩ người tốt nghiệp đại học và giúp cơ dịch sách. Khi bệnh loạn dưỡng cơ biến chứng sang tim, khơng thể đi đứng được, phải nằm liệt giường trong căn phịng nhỏ, Bích Lan đã chuyển sang dịch các tác phẩm văn học nước ngồi. Hiện nay, cơ là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học đã được xuất bản. Năm 2010, Bích Lan nhận giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Triệu phú ổ chuột và trở thành hội viên Hội Nhà văn. Bích Lan cịn viết và cho xuất bản tự truyện Khơng thể gục ngã, đồng thời là dịch giả bộ tự truyện Cuộc sống khơng giới hạn và Đừng bao giờ gục ngã của Nick Vujicic. Cơ nĩi rằng, đối với cơ, 3 chìa khĩa của sự thành cơng là: lịng yêu đời, sự kiên nhẫn và niềm tin rằng dù cĩ thách thức đến đâu cũng khơng thể mạnh bằng sức mạnh của con người. Câu chuyện thứ hai: Nick Vujicic sinh ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia. Anh là một người bị tật nguyền từ nhỏ. Khi sinh ra Nick đã khơng cĩ cả tay lẫn chân. Bố mẹ anh đã gần như ngất đi sau khi nhìn thấy đứa con bé bỏng đáng thương của mình chào đời nhưng chính họ lại là những người tận tình chăm sĩc và giúp anh phát triển như một đứa trẻ bình thường. Từ khi 18 tháng tuổi, Nick đã được bố dạy bơi. Năm 6 tuổi, Nick làm quen với máy vi tính và giờ đây anh cĩ thể dùng bàn chân bé tẻo teo cĩ hai ngĩn nhỏ xíu của mình gõ máy tính với tốc độ 43 từ/phút. Anh cũng học đá bĩng, bơi lội thậm chí là một tay lướt sĩng rất cừ. Đã cĩ những lúc anh cảm thấy chán chường vì bị bạn bè ở trường chế giễu, bắt nạt, nhưng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, anh đã vượt qua tất cả trở ngại đĩ. Nick bắt đầu những bài diễn thuyết của mình từ năm anh 17 tuổi tại các nhà thờ. Cho tới thời điểm hiện tại, ở độ tuổi 31 anh đã đi qua 47 nước để diễn thuyết. Những bài diễn thuyết của anh đã làm lay động trái tim hàng triệu độc giả trên thế giới bởi lịng nhiệt thành và những câu chuyện cảm động. Chúng đã mang tới cho các bạn trẻ niềm hi vọng vào cuộc sống, nghị lực vươn lên nghịch cảnh. Năm 1990, Nick vinh dự nhận giải thưởng "Cơng dân trẻ nước Úc" cho những nỗ lực của mình. Năm 23 tuổi, anh lấy bằng cử nhân thương mại với chuyên mơn kế hoạch tài chính và kế tốn. Khơng cĩ tay nhưng anh cĩ thể chạm tới trái tim hàng triệu người. Khơng cĩ chân, Nick vẫn đi tới khắp mọi nơi trên tồn thế giới. Hiện tại, Nick là Chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs, là giám đốc cơng ty Attitude Is Altitude, đồng thời là một diễn giả cĩ sức truyền cảm lớn nhất và đặc biệt nhất hành tinh. 26 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  29. Cuốn sách Life without limits (Cuộc sống khơng giới hạn) là cuốn sách đầu tay của Nick kể về những nỗ lực của anh trong suốt những năm qua. Cuốn sách đã được hàng triệu độc giả trên thế giới đĩn nhận và hiện đã được dịch và phát hành tại Việt Nam11. Trong thời gian từ 23 _ 26/ 5/ 2013, Nick Vujicic đã đến Việt Nam và đã diễn thuyết trước hàng chục vạn khán giả ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. Nhìn thấy Nick và nghe câu chuyện của Nick, mỗi người hiểu rõ hơn về Cuộc sống khơng giới hạn và Đừng bao giờ gục ngã mà Nick Vujicic đã viết trong bộ tự truyện của mình. Câu chuyện thứ ba: Đây là câu chuyện về nhà tỉ phú người Hồng Kơng LiKa-Sing, người giàu nhất châu Á với tổng tài sản lên tới 29,7 tỉ đơ la Mĩ (tương đương trên 600 nghìn tỉ đồng Việt Nam). Năm 12 tuổi, ơng phải bỏ học để đi làm vì cha mắc bệnh nặng. Ơng đã nỗ lực phấn đấu vươn lên khơng biết mệt mỏi. Từ một cơng nhân, ơng đã dần dần được thăng chức thành người quản lí nhà máy nhựa. Năm 22 tuổi, cĩ chút vốn liếng, ơng đứng ra lập cơng ty riêng. Đến nay, việc kinh doanh của ơng trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ viễn thơng, vận tải đến cơng nghệ sinh học với đội ngũ nhân viên tại 52 quốc gia12. Câu chuyện thứ tư: Bạn tơi cĩ hai người con trai, chẳng may chồng chị mất sớm từ khi con chị cịn nhỏ. Chị một mình nuơi dạy con khơn lớn. Đến nay, người con trai lớn của chị đã tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa và đang làm việc cho một cơng ty lớn. Riêng cháu thứ hai nhất quyết khơng thi vào đại học mặc dù sức học của cháu vào loại khá. Mẹ cháu cũng mong muốn cháu thi vào đại học. Ngay từ khi học THCS, cháu đã thể hiện rõ năng khiếu đồ họa trên máy vi tính và cĩ đam mê thực sự đối với cơng việc này. Cháu nĩi với mẹ rằng, sau khi tốt nghiệp THPT, cháu muốn được học một khĩa nghiệp vụ về đồ họa trên máy tính của Trường Đại học FPT, sau đĩ đi làm luơn. Hiểu rõ khả năng và niềm đam mê của con, chị vui vẻ đồng ý với quyết định NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG của con, khơng bắt con thi vào đại học nữa. Cháu đã làm họa sĩ thiết kế đồ họa đầy triển vọng cho VCTV Việt Nam với mức lương trên 10 triệu/tháng. Các câu chuyện cĩ thật trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn lí thuyết vị trí điều khiển, đồng thời cũng cho thấy, học đại học khơng phải là con đường duy nhất đem đến vinh quang, sự nghiệp cho mỗi người. Vấn đề quan trọng nhất là mỗi người hãy tự làm chủ bản thân mình, phản ứng tích cực trước những sự cố xảy ra ngồi ý muốn để tìm ra con đường đi đúng đắn nhất cho bản thân. 11 Nguồn: www. bing. com 12 Nguồn: Tin nhanh Vn Express- đọc báo, tin tức online 24h ngày 12 tháng 5 năm 2013 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 27
  30. GHI NHỚ PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP Phát triển nghề nghiệp là một cuộc hành trình lâu dài với nhiều điều khơng mong đợi xảy ra cho mỗi người. Cách phản ứng tích cực của cha mẹ đối với con trước những điều tốt đẹp, mong đợi và những rủi ro sẽ là nguồn động lực hỗ trợ con tạo ra những may mắn, những điều tình cờ tốt đẹp cho cuộc hành trình này. Nếu như con bạn khơng cĩ khả năng học lên đại học, hãy vui vẻ chấp nhận và hỗ trợ con, động viên con tìm ra con đường khác phù hợp với khả năng, sở thích của con như học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất ngay sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Nếu cha mẹ là người đồng hành với con, nhất định con bạn sẽ thành cơng trên con đường nghề nghiệp. Trên đây là một số lí thuyết cơ bản về hướng nghiệp. Hiểu rõ những lí thuyết hướng nghiệp sẽ giúp cha mẹ vững tin hơn trong cuộc hành trình hướng nghiệp cùng con. Hãy luơn nhớ rằng, những thành quả trong nghề nghiệp của mỗi người phụ thuộc chủ yếu vào các khả năng thực cĩ và sự nỗ lực vươn lên của chính người đĩ, giúp người đĩ bước từng bước vững chắc trên đơi chân của mình. Là những người làm cha mẹ, bạn hãy tỏ rõ tình yêu thương và sự quan tâm của bạn đối với con bằng việc hỗ trợ con tìm hiểu sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của con; tìm hiểu những ngành nghề mà con yêu thích và cĩ khả năng phù hợp; cùng con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai để con bạn cĩ cơ sở vững chắc trong việc chọn nghề và trở thành người thành đạt trong nghề nghiệp, đĩng gĩp được nhiều nhất cho gia đình, xã hội và cộng đồng. 28 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  31. Phần 2 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 29
  32. Khái niệm hướng nghiệp ở Phần 1 đã nêu rõ “Thực chất của hướng nghiệp khơng phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em cĩ được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh để lựa chọn nghề phù hợp ” . PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Do vậy, mặc dù cha mẹ đĩng vai trị rất quan trọng trong việc hướng nghiệp cho con nhưng khơng phải là người quyết định trong việc chọn ngành, nghề. Hãy trao quyền quyết định cho con vì đây là tương lai của con. Khi để con tự ra quyết định, con sẽ tự chịu trách nhiệm và cố gắng thực hiện tốt chọn lựa của mình. Cha mẹ nên đĩng vai trị như người Huấn luyện viên, cĩ nhiệm vụ định ra “chiến lược” phù hợp để con phát huy được hết khả năng của mình. Để làm được điều đĩ địi hỏi cha mẹ phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính, giá trị của con, khơng ảo tưởng nhưng cũng khơng đánh giá thấp tiềm năng của con. Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con, giúp con hiểu rõ bản thân, và tạo động lực cho con nhưng khơng quyết định nghề thay cho con, giống như huấn luyện viên khơng ra sân thay cho cầu thủ. Hãy luơn chia sẻ, quan sát, cổ vũ, đồng hành cùng con và cho con những lời khuyên hữu ích. Hãy luơn ở bên cạnh hỗ trợ tinh thần cho con một cách vơ điều kiện vì đĩ sẽ là động lực mạnh mẽ nhất giúp con phát triển. Sau khi đã hiểu rõ vai trị của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con, bạn hãy vận dụng những hiểu biết về các lí thuyết hướng nghiệp vào cơng việc sau: I. Giúp con nhận thức bản thân và phát triển kĩ năng thiết yếu 1. Mục đích Giúp con hiểu rõ hơn về sở thích nghề nghiệp, khả năng và những kĩ năng thiết yếu của bản thân. Nhờ đĩ, con cĩ cơ sở vững chắc để chọn nghề phù hợp với “rễ” của cây nghề nghiệp. 2. Cách tiến hành Khi giúp con tìm hiểu bản thân, bạn hãy thực hiện theo những bước sau: Bước 1. Hồi tưởng lại quyết định chọn nghề của bạn Bạn hãy nhớ lại quyết định nghề nghiệp của bản thân bạn khi ở lứa tuổi con bạn bây giờ và trả lời các câu hỏi: Trước đây mình đã quyết định chọn ngành, nghề như thế nào? Vì sao mình lại chọn lựa như vậy? Hiện tại, mình cĩ muốn thay đổi quyết định đĩ khơng? Nếu cĩ thì vì sao? Nếu khơng thì vì sao? 30 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  33. Nếu cha mẹ hiểu rõ quá trình hướng nghiệp của bản thân thì sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ con. Từ đĩ, giúp con tránh được những sai lầm mà cha mẹ đã mắc phải khi ở độ tuổi con bây giờ. Lưu ý: Nếu muốn con chọn nghề mà mình mơ ước ngày cịn trẻ nhưng khơng thực hiện được, cần phải cân nhắc kĩ bởi vì: Nghề mà cha mẹ chọn đĩ nhiều khi lại khơng phù hợp với sở thích nghề nghiệp và khả năng của con. Điều kiện sống ở mỗi thời điểm rất khác nhau. Thời điểm hiện tại khác biệt rất nhiều so với thời điểm khi bạn bằng tuổi con. Do đĩ, những yếu tố tác động tới việc lựa chọn ngành nghề tại thời điểm đĩ sẽ cĩ những điểm rất khác so với bây giờ. Bước 2. Xem xét lại yếu tố chi phối quan điểm giúp con hướng nghiệp của bạn Theo lí thuyết hệ thống, mỗi người sống trong một hệ thống và đều chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác nhau. Việc hiểu rõ yếu tố nào chi phối mạnh mẽ nhất là rất quan trọng trong việc giúp con hướng nghiệp. Ví dụ: Cĩ rất nhiều cha mẹ giúp con chọn trường học, ngành học vì nghe theo lời khuyên của bạn bè hoặc đồng nghiệp. Cũng cĩ nhiều người lại chịu tác động của báo chí và truyền hình Lưu ý: Những quyết định như trên nếu khơng được xem xét từ “rễ” cây nghề nghiệp sẽ dẫn đến sai lầm khi giúp con hướng nghiệp. PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Bước 3. Nắm vững một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp Theo quy trình hướng nghiệp và lí thuyết mơ hình lập kế hoạch nghề thì bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là tìm hiểu bản thân. Lí thuyết cây nghề nghiệp cho thấy: Giúp con tìm hiểu bản thân tức là tìm hiểu những yếu tố thuộc về “rễ” cây nghề nghiệp, đĩ là: 1) Sở thích nghề nghiệp; 2) Khả năng; 3) Cá tính ; 4) Giá trị. Lưu ý: Nếu con bạn đang học phổ thơng thì tìm hiểu yếu tố số 1 và 2 là quan trọng nhất. Yếu tố số 3 và 4 cần thiết hơn vào giai đoạn chuẩn bị tìm việc làm. Bước 4. Tiến hành các liệu pháp giúp con tìm hiểu bản thân a. Kể chuyện Kể chuyện là phương pháp tốt nhất mà bạn cĩ thể dùng để giúp con tìm hiểu sở thích và khả năng nổi trội của các em. Bạn nên tranh thủ những dịp gia đình quây quần đầy đủ Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 31
  34. như bữa cơm tối, hay sinh nhật, giỗ chạp để nhắc lại những mẩu chuyện về thời thơ ấu, kỉ niệm về mỗi giai đoạn trưởng thành, từ lúc mới biết nĩi, chập chững bước đi, đến các mốc phát triển quan trọng như biết đọc, biết viết, cao lên, vỡ tiếng; những thành tích và thất bại; những nỗ lực; những lời khen ngợi của ơng bà, cơ chú, của thầy cơ hoặc hàng PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP xĩm Khi kể chuyện, bạn nên quan tâm và lắng nghe, khơng nên lên mặt khuyên răn, dạy bảo dễ làm con khĩ chịu, làm phản tác dụng của mục đích kể chuyện. Nếu bạn và con khơng cĩ điều kiện thường xuyên gặp mặt thì cĩ thể sử dụng nhiều cách khác để liên hệ và kết nối với con, ví dụ như sử dụng điện thoại, thư điện tử (email), mạng xã hội (facebook). Cơng việc mưu sinh bận rộn với những lo toan vất vả làm bạn và con ít cĩ thời gian trị chuyện, chia sẻ với nhau. Do đĩ, nếu hình thành thĩi quen kể chuyện thường xuyên, bạn sẽ giúp con cĩ nhiều cơ hội suy ngẫm về bản thân để hiểu rõ hơn về sở thích, khả năng, cá tính của mình. Bước đầu tiên cĩ thể khĩ khăn, nhưng khi đã trở thành thĩi quen, việc kể chuyện sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp, làm cho con luơn cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ cha mẹ, giúp cho bạn và con hiểu rõ hơn về bản thân, đồng thời làm cho quan hệ giữa cha mẹ với con trở nên khăng khít hơn. b. Làm trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp Biết rõ sở thích nghề nghiệp là cách giúp con nhanh chĩng thu hẹp phạm vi tìm hiểu những ngành, nghề phù hợp. Theo lí thuyết hướng nghiệp của nhà tâm lí học J. Holland, sở thích nghề nghiệp được phân ra thành sáu nhĩm: Kĩ thuật; Nghệ thuật; Quản lí; Nghiên cứu; Xã hội; Nghiệp vụ. Những sở thích trong từng nhĩm rất gần gũi, dễ hiểu đối với các em HS cấp THCS, THPT. Trước hết, bạn hãy thử làm 2 phiếu trắc nghiệm về sở thích (phụ lục 2, phần phụ lục) xem cĩ đúng với mình khơng. Sau đĩ, bạn cho con làm 2 phiếu trắc nghiệm này. 32 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  35. Để chắc chắn hơn, bạn tiếp tục cho con tìm hiểu một lần nữa sở thích nghề nghiệp, khả năng nghề nghiệp và những nghề phù hợp bằng cách cho con đọc các nội dung trong bảng nhĩm tính cách của Holland (Phụ lục 3, phần Phụ lục). Từ đĩ, đối chiếu kết quả trắc nghiệm đã làm với nội dung trong từng bảng để xác định 3 nhĩm sở thích nổi trội theo thứ tự: nhĩm sở thích nổi trội nhất; nhĩm sở thích nổi trội nhì; nhĩm sở thích nổi trội thứ ba. Làm xong, con bạn sẽ biết được mình thuộc nhĩm tính cách nào, cĩ những sở thích nghề nghiệp nào và những cơng việc nào là phù hợp. Lưu ý: Điều quan trọng trong giai đoạn này là quá trình suy ngẫm xem kết quả trắc nghiệm cĩ chính xác hay khơng. Hãy khuyến khích con dùng trắc nghiệm này như một cơng cụ để tìm hiểu sở thích, nhưng khơng nên xem đây là câu trả lời hồn tồn đầy đủ cho bài tốn hướng nghiệp. c. Tìm hiểu khả năng PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Để chọn được nghề phù hợp, việc xác định sở thích phải đi đơi với xác định khả năng vì cĩ sở thích nghề nghiệp nhưng khả năng khơng phù hợp với yêu cầu của nghề thì khĩ cĩ thể thành cơng trong nghề nghiệp. Vì vậy, sau khi con bạn đã xác định ba nhĩm sở thích nổi trội, bạn hãy tiếp tục giúp con tìm hiểu xem con cĩ những khả năng nào thích hợp với các cơng việc trong nhĩm đĩ. Cĩ thể giúp con tìm hiểu khả năng bằng cách: Hỏi han và trị chuyện với con về các mơn học ở trường để biết con cĩ khả năng nổi trội ở những mơn học nào. Tìm hiểu kết quả các hoạt động giáo dục như giáo dục thể chất, giáo dục mơi trường, giáo dục ngồi giờ lên lớp, giáo dục nghệ thuật Trao đổi với con về những hoạt động khác như tham gia làm cán bộ lớp, hoạt động ngoại khĩa, hoạt động thể thao, văn nghệ, đồn đội, làm báo tường, sinh hoạt cộng đồng Quan sát cách con tham gia giúp đỡ cha mẹ như làm đồng, cơm nước, quét dọn nhà cửa, chăm em, làm thêm Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 33
  36. Lưu ý: Mỗi người đều cĩ khả năng nổi trội. Nếu khơng nổi trội trong học tập thì rất cĩ thể sẽ đạt kết quả tốt trong các lĩnh vực khác như kĩ thuật, thể dục, thủ cơng, ca hát, hội họa, làm người dẫn chương trình Điều quan trọng là phải biết phát hiện và bồi dưỡng những khả năng này ngay từ nhỏ. Thơng qua việc quan sát, chuyện trị và chia sẻ với con, PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP cha mẹ cĩ thể sớm phát hiện và khuyến khích con phát triển những phẩm chất, tính cách hoặc khả năng này. d. Phát triển các kĩ năng thiết yếu Kĩ năng thiết yếu là những kĩ năng luơn cần thiết trong cuộc sống, học tập và cơng tác, ví dụ như kĩ năng học và tự học, kĩ năng làm việc nhĩm, kĩ năng đọc và tìm hiểu thơng tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề Đây là nền tảng giúp mỗi người học hỏi các kĩ năng khác, hỗ trợ đắc lực cho sự tiến bộ và thành cơng. Do vậy, trong khi tuyển dụng, cùng với việc kiểm tra, đánh giá về chuyên mơn, các nhà tuyển dụng luơn xem xét và đánh giá cao các kĩ năng thiết yếu của mỗi ứng viên. Cĩ thể giúp con phát triển các kĩ năng thiết yếu bằng cách: Cho con đọc bảng các kĩ năng thiết yếu ( phụ lục 4, phần phụ lục) để con tự đánh giá xem bản thân đã cĩ được kĩ năng nào và cịn cần phát triển những kĩ năng thiết yếu nào. Đây là những kĩ năng giúp con bạn tăng thêm cơ hội cĩ việc làm sau khi ra trường, khơng phân biệt ngành học hay trường học. Lưu ý: Để giúp con phát triển các kĩ năng thiết yếu, cùng với việc tạo điều kiện cho con học tốt trong các mơn văn hĩa ở trường học, bạn cần động viên, khuyến khích con tham gia vào nhiều hoạt động bên ngồi lớp học, như: Hoạt động tình nguyện: Dạy học cho trẻ em nghèo, tổ chức sinh hoạt hè tại tổ/xĩm, giúp các gia đình liệt sĩ, người già neo đơn khơng ai chăm sĩc. Tham gia hoạt động giao lưu với bạn bè trong lớp và ngồi lớp, những gương sáng vượt khĩ, những người lao động giỏi, những người thành đạt trong nghề nghiệp; giao lưu văn hĩa, văn nghệ với các trường, các đơn vị bộ đội đĩng quân ở địa phương Sinh hoạt văn hĩa: Tham gia đội văn nghệ lớp, trường, biểu diễn văn nghệ, làm báo tường Sinh hoạt cộng đồng: Trồng cây xanh, dọn vệ sinh ngõ xĩm, tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày Tết Trung thu 34 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  37. II. Giúp con tìm hiểu thị trường tuyển dụng/lao động 1. Mục đích Giúp con biết được nhu cầu sử dụng lao động và xu thế phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế _ xã hội để cĩ định hướng chọn nghề sao cho nghề đĩ vừa phù hợp với khả năng, sở thích nghề nghiệp của con, vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Đây là một trong những tiền đề quan trọng giúp con bạn tăng thêm khả năng được tuyển dụng hoặc cĩ khả năng tự tạo việc làm cho bản thân sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo nghề. 2. Cách tiến hành Cĩ nhiều cách tìm hiểu thị trường tuyển dụng/ lao động. Sau đây là một số cách mà bạn cĩ thể áp dụng ngay được để giúp con hướng nghiệp: a. Tìm thơng tin qua báo viết, báo mạng Đọc báo hằng ngày, gồm báo in (Báo địa phương, báo tỉnh phát hành, báo phát hành tồn quốc như Báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên, Đầu tư ) và báo mạng (Báo Tin nhanh Việt Nam ( báo Dân Trí ( com.vn/) ). Lựa chọn những bài liên quan đến nghề nghiệp, từ thơng tin tuyển sinh đến câu chuyện nghề nghiệp, từ tin tức thị trường và kinh tế đến gương sáng PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP thành cơng. Tìm hiểu thơng tin trên các trang thơng tin hướng nghiệp: hegi.edu.vn/home, Chia sẻ những tin tức, những đề tài nĩng hổi liên quan đến tuyển sinh, nhu cầu sử dụng lao động, nghề nghiệp, thị trường tuyển dụng trong bữa ăn hoặc vào lúc cả nhà quây quần đơng đủ. Hiện nay, VVOB Việt Nam đã hỗ trợ các tỉnh tham gia chương trình hướng nghiệp xây dựng cổng thơng tin hướng nghiệp, trong đĩ cĩ thơng tin về thị trường tuyển dụng. Xin xem phần giới thiệu cổng thơng tin hướng nghiệp ở phụ lục 5, phần Phụ lục. Lưu ý: Hãy chia sẻ và lắng nghe các ý kiến từ các thành viên trong gia đình, nhất là ý kiến từ con bạn. Khơng nên áp đặt ý kiến của riêng mình hay cao giọng răn giảng đạo đức. Cĩ rất nhiều mẩu chuyện và video clip hay trên mạng. Nếu cĩ thể được, bạn hãy chia sẻ bằng cách gửi vào facebook hay email của con bạn. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 35
  38. b. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng, nghề nghiệp qua phương tiện thơng tin đại chúng, bạn bè, người quen của cha mẹ Việc tìm hiểu thị trường tuyển dụng nhìn chung rất đơn giản, cĩ thể bắt đầu ngay từ trong gia đình mình, sau đĩ tìm hiểu ở phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP phố, quốc gia. Nếu bạn cùng con thường xuyên quan tâm theo dõi tình hình kinh tế qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình về những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, kinh tế, việc làm thì dần dần bạn sẽ cĩ được những kiến thức vững chắc về nhu cầu lao động ở địa phương, trong vùng, trong nước và quốc tế. Từ những kiến thức này, bạn hãy cùng con sàng lọc ra một số ngành nghề học vừa phù hợp với sở thích nghề nghiệp và khả năng của con, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường tuyển dụng. Khi con quan tâm và thích thú về một ngành, nghề nào mà bạn cĩ người quen đang làm việc trong lĩnh vực này thì bạn nên giới thiệu con gặp người đĩ để tìm hiểu thêm thơng tin thực tế mà đơi khi sách báo chưa thể nĩi hết, ví dụ như tìm hiểu thơng tin về nghề Y _ một nghề mà con thấy rất hay nhưng trong thực tế, đây là cơng việc tương đối vất vả, địi hỏi phải cĩ sức khỏe, sự kiên trì, tỉ mỉ, lịng nhân ái Cùng con chia sẻ và phân tích về những thơng tin tìm được Lưu ý: Cha mẹ khuyên con đến gặp người quen và bạn bè để hỏi han về ngành, nghề con quan tâm, mặt khác chủ động chia sẻ những trải nghiệm nghề nghiệp của mình với con, em của họ. Như vậy là tạo thành một diễn đàn nhỏ giúp các em hiểu rõ hơn, cĩ hình dung thực tế về nghề nghiệp tương lai. III. Giúp con tìm hiểu ngành nghề học và nơi đào tạo 1. Mục đích Tạo cơ sở để đối chiếu khả năng, sở thích, cá tính, giá trị nghề nghiệp, sức khỏe của bản thân với yêu cầu, địi hỏi, nội dung của nghề mà con yêu thích và lựa chọn; đối chiếu nguyện vọng của bản thân với hồn cảnh gia đình. Đây là phần việc quan trọng để giúp con chọn nghề theo “rễ” đã nêu trong lí thuyết cây nghề nghiệp ở phần 1. 2. Cách tiến hành Bạn cĩ thể giúp con tìm hiểu ngành nghề học và nơi đào tạo theo một số cách sau: a. Tìm đọc thơng tin tuyển sinh Đọc cuốn tài liệu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ví dụ: Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng hoặc Những điều cần biết về tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp được phát hành hằng năm. 36 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  39. Tìm thơng tin qua mạng internet. Trang mạng Chuong-trinh-dao-tao_C43.htm. Trong trang này cĩ thơng tin về : + Đào tạo ở các trình độ khác nhau: đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. + Đào tạo ở các vùng, miền và tỉnh, thành khác nhau. + Đào tạo theo từng nhĩm ngành nghề, ví dụ như ngành vật lí trị liệu, nghề xử lí dữ liệu + Thơng tin tương đối chi tiết về mục tiêu, những địi hỏi về kiến thức, năng lực, kĩ năng, thái độ trong mỗi nhĩm ngành nghề và mỗi ngành nghề. Lưu ý: Cha mẹ hãy chia sẻ, trao đổi những thơng tin này với con để giúp con hiểu rõ hơn về các ngành nghề, nhất là ngành nghề mà con yêu thích. b. Trị chuyện, phỏng vấn Sau khi đã cĩ những thơng tin trên, bạn hãy cùng con tiếp tục tìm hiểu những trường đang đào tạo các ngành nghề trên. Nên tìm hiểu kĩ càng những trường và ngành học đĩ bằng nhiều cách khác nhau, như: Đọc thơng tin về ngành nghề đang được đào tạo tại trường. Hỏi chuyện những sinh viên, anh chị em họ, bạn bè đã hoặc đang học ở ngành nghề và cơ sở đào tạo mà con bạn muốn theo học để biết được chất lượng và mơi trường học tập của trường. Đến cơ sở đào tạo mà con bạn muốn học để trực tiếp gặp gỡ, nĩi chuyện, phỏng vấn những sinh viên đang học ở đĩ. PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Thơng tin thu thập được càng nhiều càng tốt. Từ những thơng tin này, bạn hãy cùng con lựa chọn trường học, ngành học phù hợp nhất với sở thích nghề nghiệp và khả năng học tập của con. Lưu ý: Cha mẹ nên cùng con tìm hiểu ngành nghề học theo cách này vì những thơng tin thu được rất sát với thực tế. Nếu biết cách tìm hiểu thơng tin, con bạn sẽ thấy được những mặt tích cực, những điều hay và điều dở mà đứng ngồi khơng thấy được. Từ đĩ, sẽ cĩ sự cân nhắc nên hay khơng nên tiếp tục chọn trường học và ngành nghề này. c. Tham quan Nếu điều kiện cho phép, bạn và con hãy đến thăm cơ sở đào tạo để tìm hiểu vì đến tận nơi, nhìn tận mắt bao giờ cũng thu được thơng tin thực tế hơn. Lưu ý: Nếu khơng cĩ điều kiện tham quan, cĩ thể xem trang thơng tin điện tử (website) của cơ sở đào tạo, những đoạn phim hay video clip trên mạng. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 37
  40. IV. Giúp con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp 1. Mục đích PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Giúp con tập hợp những kết quả tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao động, thị trường tuyển dụng và tìm hiểu ngành nghề. Từ đĩ, xác định những cơng việc cần làm để hồn tất quy trình hướng nghiệp và chuẩn bị tốt nhất cho việc đi đến mục tiêu nghề nghiệp của con. 2. Cách tiến hành Sau khi đã hồn tất các việc tìm hiểu trên, bạn hãy xem lại quy trình hướng nghiệp trong hình 1 của phần 1 để tiếp tục hỗ trợ con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp theo các bước trong quy trình hướng nghiệp. Bước 1: Xác định em là ai? Trong bước này, con bạn sẽ ghi lại sở thích nghề nghiệp, khả năng nổi trội và kĩ năng thiết yếu của bản thân trên cơ sở tìm hiểu bản thân và kết quả làm các trắc nghiệm ở Phụ lục 2, 3 và 4 ở phần phụ lục. Ví dụ: Sau khi đã tìm hiểu bản thân, con bạn ghi vào bước 1 của kế hoạch nghề nghiệp như sau: a. Sở thích nghề nghiệp: 1. Nhĩm xã hội ; 2. Nhĩm quản lí b. Khả năng: giúp đỡ người khác; làm việc với người lạ; nĩi trước đám đơng; tổ chức các buổi họp lớp; quản lí nhĩm cộng tác viên. c. Kĩ năng thiết yếu đã cĩ: làm việc nhĩm; đọc và tìm hiểu thơng tin; làm việc độc lập Bước 2: Xác định em đang đi về đâu? Bước này sẽ ghi lại 2 cơng việc mà con bạn thích trong tương lai, 2 ngành nghề và 2 cơ sở đào tạo con bạn cĩ nguyện vọng thi vào. Đây là kết quả của tìm hiểu bản thân, tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động và ngành nghề học, cơ sở đào tạo mà bạn đã hỗ trợ con thực hiện ở trên. Những chọn lựa này phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, khả năng của bản thân, trong đĩ quan trọng nhất là học lực của con bạn. Ví dụ: Với sở thích nghề nghiệp, khả năng như đã ghi ở bước 1, con cĩ thể xác định và ghi vào bước 2 của kế hoạch nghề nghiệp như sau: a. Cơng việc: Tư vấn tâm lí và tổ chức sự kiện. b. Ngành nghề học: tâm lí - giáo dục và khách sạn _ nhà hàng. c. Cơ sở đào tạo: Trường Trung cấp Du lịch; Trường Trung cấp Nấu ăn hoặc Học viện Quản lí Giáo dục; Trường Đại học Khoa học Xã hội _ Nhân văn 38 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  41. Bước 3: Lên kế hoạch hành động để đến được nơi em muốn Trong bước này, con bạn cần lên kế hoạch hành động để đạt được mong muốn, nguyện vọng ghi ở bước 2. Kế hoạch cần rõ ràng, chi tiết, vừa sức, cĩ thể thực hiện được. Trong kế hoạch, nên liệt kê những cơng việc cần làm và cách thực hiện theo mốc thời gian cụ thể để con theo đĩ thực hiện từng bước và cuối cùng là đến được đích đã xác định. * Nếu con bạn đang học THCS thì cần ghi kế hoạch những nội dung chủ yếu sau: PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Học tiếp lên THPT hay đăng kí học nghề đã chọn ở trường nghề hoặc trường trung cấp nghề. Nếu hướng đi là vào THPT thì dự định thi vào trường nào? (Trường chuyên hay trường THPT cơng lập, hay dân lập). Cần xác định rõ thời gian, cách thức học tập từng mơn, nhất là những mơn thi vào trường THPT. Nếu hướng đi là học trung cấp nghề thì ghi rõ thời gian, địa điểm đăng kí học nghề; kế hoạch tìm hiểu thêm về trường nghề Thời gian, cách thức tham gia các hoạt động khác như hoạt động ngoại khĩa, hoạt động cộng đồng để tăng thêm cơ hội nghề nghiệp và hiểu rõ hơn sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 39
  42. Ví dụ: Họ tên: Nguyễn Mai Hương Lớp 8 _ Trường THCS Tam Giang Xã Tam Giang, huyện Tam Anh Nam, tỉnh Quảng Nam PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP Mục tiêu: Sau khi học xong lớp 9, tơi sẽ học tiếp lên THPT Nguyễn Khuyến tại tỉnh Hoạt động Thời gian Cách thực hiện Tìm hiểu các thơng tin Tháng • Hỏi các anh, chị hiện đang học ở về nhà trường 3/2012 trường. • Xem trang mạng điện tử (website) của trường. Tìm hiểu thơng tin tuyển sinh Tháng • Xem trang mạng điện tử (website) 5/2012 của trường. • Hỏi các thầy cơ giáo. Học các mơn văn hĩa Tham gia hoạt độn ngoại khĩa Tham gia học nghề phổ thơng Ơn luyện các mơn thi đầu vào * Nếu con bạn đang học THPT thì cần ghi vào kế hoạch những nội dung chủ yếu sau: Thời gian, cách thức tìm hiểu sở thích, khả năng của bản thân. Thời gian, cách thức tìm hiểu ngành nghề cĩ nguyện vọng theo học. Thời gian, cách thức tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của nghề hoặc khả năng tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo nghề. Thời gian, cách thức tìm hiểu cơ sở đào tạo nghề. Thời gian, cách thức ơn tập các mơn để thi tốt nghiệp THPT; kết quả dự kiến. Thời gian, cách thức ơn luyện các mơn để thi vào đại học, cao đẳng hoặc trường trung cấp nghề đào tạo HS cĩ trình độ THPT; kết quả dự kiến. Những kĩ năng thiết yếu cần rèn luyện. Cách thức rèn luyện kĩ năng thiết yếu. Kết quả mong đợi. Kế hoạch làm hồ sơ tuyển sinh 40 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  43. Ví dụ: Họ tên: Nguyễn Văn Tuấn Lớp 11 _ Trường THPT Đại An Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Mục tiêu: Sau khi học xong lớp 12, tơi sẽ học khoa Nấu ăn, Trường Trung cấp Dạy nghề tại tỉnh Hoạt động Thời gian Cách thực hiện Tìm hiểu bản thân để Tháng • Trao đổi, chia sẻ với cha mẹ. biết rõ sở thích, khả 11/2011 • Nĩi chuyện với cơ giáo. năng và các kĩ năng thiết • Xem lại khả năng, kết quả học các mơn và yếu của bản thân hoạt động giáo dục. • Làm trắc nghiệm. • Nấu ăn và làm cỗ giúp cha mẹ, cơ chú. Tìm hiểu về nghề nấu ăn Tháng • Đọc tạp chí Bếp gia đình. 4/2012 • Xem chương trình “Mĩn ngon” trên truyền hình. • Hỏi chuyện chú Tiến là bếp trưởng của khách sạn Hải Yến gần nhà. Tìm hiểu về nhu cầu Tháng • Xem mục “Tuyển dụng” và “Việc tìm tuyển dụng nấu ăn và 4/2012 người” trên báo để xem các yêu cầu khi PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP khả năng tự tạo việc làm tuyển đầu bếp và nhu cầu tuyển tại địa phương. • Nĩi chuyện với bố mẹ, với chú Tiến và cơ Thu về việc mở tiệm bán cơm, phở. Tìm hiểu các thơng tin Tháng • Hỏi chuyện chị Lan hàng xĩm. về khoa, trường 5/2012 • Xem trang mạng điện tử (website) của trường. • Đến thăm trường. Lấy kinh nghiệm thực tế Từ tháng • Thăm khoa Nấu ăn của Trung tâm Dạy 4 _ 7/2012 nghề. • Thử nấu các mĩn khác nhau. Ra quyết định đăng kí học Đăng kí học Trên đây là những cơng việc giúp con hướng nghiệp mà các bậc cha mẹ đều cĩ thể làm được, dù bạn đang làm nghề nghiệp gì và giữ vị trí nào trong xã hội. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 41
  44. Lưu ý: Cha mẹ hỗ trợ con xây dựng kế hoạch sao cho vừa sức, hợp lí để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa thi cử đạt kết quả cao. Thực hiện được những cơng việc trên, bạn đã giúp con trả lời được các câu hỏi “Em là ai?” PHẦN 2: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP “Em đang đi về đâu?” và “Em làm thế nào để đi được đến nơi em muốn đến?” trong quy trình hướng nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để con bạn chọn được nghề nghiệp phù hợp và vững bước vào tương lai. Lời kết Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn cĩ được một cuộc sống an bình, hạnh phúc. Định nghĩa về sự an bình và hạnh phúc của mỗi người khác nhau, nhưng lịch sử luơn chứng minh rằng: Người sở hữu nhiều tài sản vật chất chưa chắc đã là người an bình, hạnh phúc nhất. Những người hạnh phúc là những người được làm cơng việc họ yêu thích và đĩng gĩp được nhiều cho gia đình, xã hội. Hướng nghiệp tốt là yếu tố quan trọng để giúp cho mỗi người tìm được cơng việc yêu thích, phù hợp. Tuy nhiên, hướng nghiệp là một cuộc hành trình lâu dài mà mỗi bước đi hiện tại sẽ quyết định tương lai của khách lữ hành. Cha mẹ là người đồng hành tốt nhất của con trong cuộc hành trình này. Điều quan trọng nhất là hãy giúp con hiểu rõ bản thân, hiểu rõ nghề nghiệp, hiểu rõ nhu cầu lao động của xã hội và hiểu rõ hướng đi của mình. Khi đã rõ ràng về các lĩnh vực trên, các em sẽ cĩ cái nhìn rất thực tế về bản thân, hồn cảnh gia đình và tăng thêm sự tự tin. Nhờ đĩ, các em sẽ phát triển nghề nghiệp vững vàng. Nếu con bạn cĩ nhiều ước mơ, hãy hướng dẫn con xếp thứ tự ưu tiên các chọn lựa ấy sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và hồn cảnh gia đình. Trước hết, hãy làm việc gì cần thiết nhất, phù hợp nhất; sau này, nếu cĩ điều kiện sẽ dần dần theo đuổi thực hiện ước mơ. Là những người làm cha mẹ, bạn hãy kiên nhẫn giúp con từng bước hướng nghiệp và mở rộng lịng đĩn nhận những Thơng tin, những chia sẻ của con trên con đường đi tìm nghề nghiệp tương lai. Chúc các bậc cha mẹ giúp con hướng nghiệp thành cơng! 42 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  45. Phần 3 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG PHỤ LỤC Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 43
  46. PHỤ LỤC 1 Tầm nhìn hướng nghiệp của 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Nam Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Bỉ và vùng Flamăng với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tại những nước đang phát triển. Bản Kế hoạch hoạt động 2008 _ 2013 và Kế hoạch thực hiện Chương trình 2011 – 2013 PHẦN 3: PHỤ LỤC được xây dựng dựa trên những kết quả mà VVOB đã đạt được trong thời gian trước đây. Chương trình giáo dục hiện nay của VVOB hướng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học tại 5 tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi) thơng qua hỗ trợ cho quá trình đổi mới dạy học tích cực (DHTC). Chương trình hướng nghiệp (2011 _ 2013) được xây dựng dựa trên chương trình giáo dục và được khởi động vào năm 2011. Chương trình tập trung vào cơng tác hướng nghiệp ở cấp trung học và nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của hướng nghiệp. Các đối tác thực hiện chủ yếu là các sở GD&ĐT và Hội LHPN ở hai tỉnh. Hoạt động đầu tiên trong chương trình hướng nghiệp là VVOB hỗ trợ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An và Quảng Nam xây dựng Tầm nhìn hướng nghiệp. Tầm nhìn hướng nghiệp cấp tỉnh đã trả lời các câu hỏi: Cơng tác hướng nghiệp trong tỉnh hướng tới xây dựng năng lực nào của HS? Các bên liên quan nào cĩ thể và nên đĩng vai trị gì trong bối cảnh cụ thể của tỉnh? Từng bên liên quan sẽ thực hiện vai trị đĩ như thế nào? Sau đây là một số nét chính trong Tầm nhìn hướng nghiệp cho cấp trung học ở 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Nam 1. Mục tiêu Mong muốn sẽ xây dựng các năng lực hướng nghiệp cho như sau: Ở bậc THCS, HS cĩ thể khám phá bản thân "họ là ai" và kết quả là HS cĩ thể lựa chọn ban học phù hợp ở cấp THPT (tự nhiên, xã hội ) và cĩ kế hoạch nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Đối với những HS khơng thể tiếp tục học lên THPT, các em sẽ cĩ tự tin và năng lực để chọn các chương trình đào tạo nghề/trường nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. Ở bậc THPT, HS cĩ thể khám phá "mình là ai" về năng lực/ kĩ năng/ điểm mạnh của bản thân. Tiếp theo, cần phải hiểu được các cơ sở lao động của địa phương và quốc gia, bao gồm thị trường lao động, nhu cầu của xã hội, các đặc tính của nghề, quy mơ và cơ cấu nhân lực tại địa phương Điều quan trọng nhất là HS hiểu rõ các tác động từ xã hội, gia đình 44 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  47. và các tác động khác ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch nghề nghiệp và ra quyết định nghề nghiệp của bản thân mình. HS dần dần cĩ thể xác định được các mục tiêu nghề nghiệp của mình, đưa ra các quyết định về nghề nghiệp một cách hợp lí, và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân mình một cách tốt nhất. 2. Chiến lược thực hiện Trong Tầm nhìn hướng nghiệp đề ra 4 chiến lược cơ bản, đĩ là: Cung cấp thơng tin trực tuyến; Tài liệu hướng nghiệp; Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao nhận thức về cơng tác hướng nghiệp trong xã hội. Trong phần này, xin được nhấn mạnh các ý sau: Nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho đối tượng cha mẹ HS để giúp họ hỗ trợ con cái trong việc ra quyết định về hướng nghiệp. Cha mẹ HS là những người cĩ cĩ ảnh hưởng/tác động lớn nhất đối với con cái, đặc biệt trong những quyết định PHẦN 3: PHỤ LỤC quan trọng của cuộc đời. Do vậy, điều quan trọng thiết yếu là nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho các bậc cha mẹ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xã hội ở địa phương và quốc gia như Sở LĐTB&XH, Hội LHPN để tạo ra những hoạt động hướng nghiệp chân rết tại địa bàn một cách hiệu quả. 3. Vai trị của các tác nhân khác nhau Trong Tầm nhìn hướng nghiệp xác định rõ vai trị của Sở GD&ĐT; Ban giám hiệu nhà trường; Giáo viên chủ nhiệm/Giáo viên phụ trách cơng tác Hướng nghiệp; Cha mẹ HS và các tổ chức đồn thể xã hội đối với cơng tác hướng nghiệp cho HS cấp THCS, THPT. Vai trị của cha mẹ HS và cơ quan tổ chức xã hội đã được đề cập cụ thể ở Phần 1 trong tài liệu này. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 45
  48. PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH(Phần 1) Đánh dấu X vào ơ vuơng trước mỗi câu mà bạn thấy phù hợp với mình. Đừng suy nghĩ quá nhiều khi lựa chọn câu trả lời. Thời gian hồn thành : 20 phút. Mỗi ơ được đánh dấu sẽ tính là 1 điểm, khơng phải điểm cao là làm giỏi mà phải lựa chọn theo đúng suy nghĩ bản thân. Tơi tự thấy mình là người khá về các mơn thể thao. Cộng số điểm ở các ơ được Tơi là người yêu thích thiên nhiên. đánh dấu X và viết số tổng Tơi là người hay tị mị về thế giới xung quanh mình (thiên nhiên, khơng gian, những sinh vật sống). bên dưới. Tơi là người độc lập. PHẦN 3: PHỤ LỤC Tơi thích sửa chữa đồ vật, vật dụng xung quanh tơi. Tơi thích làm việc sử dụng tay chân (làm vườn, sửa chữa nhà cửa). Tơi thích tập thể dục. Nhĩm Kĩ thuật Tơi thích dành dụm tiền. Tơi thích làm việc cho đến khi cơng việc hồn thành (khơng thích bỏ dở việc). ___ Tơi thích làm việc một mình. Tơi là người rất hay để ý tới chi tiết và cẩn thận. Cộng số điểm ở các ơ được Tơi tị mị về mọi thứ. đánh dấu X và viết số tổng Tơi cĩ thể tính những bài tốn phức tạp. bên dưới. Tơi thích giải các bài tập tốn. Tơi thích sử dụng máy tính. Tơi rất thích đọc sách. Tơi thích sưu tập (đá, tem, tiền đồng). Nhĩm Nghiên cứu Tơi thích trị chơi ơ chữ. Tơi thích học các mơn khoa học. ___ Tơi thích những thách thức. Tơi rất sáng tạo. Cộng số điểm ở các ơ được Tơi thích vẽ, tơ màu và sơn. đánh dấu X và viết số tổng Tơi cĩ thể chơi một nhạc cụ. bên dưới. Tơi thích tự thiết kế quần áo cho mình hoặc mặc những thời trang lạ và thú vị. Tơi thích đọc truyện viễn tưởng, kịch và thơ ca. Tơi thích mĩ thuật và thủ cơng. Tơi xem rất nhiều phim. Nhĩm Nghệ thuật Tơi thích chụp hình mọi thứ (chim, người, cảnh đẹp). Tơi thích học một ngoại ngữ. Tơi thích hát, đĩng kịch và khiêu vũ. ___ Tơi rất thân thiện. Cộng số điểm ở các ơ được Tơi thích chỉ dẫn hoặc dạy người khác. đánh dấu X và viết số tổng Tơi thích nĩi chuyện trước đám đơng. bên dưới. Tơi làm việc rất tốt trong nhĩm. Tơi thích điều hành các cuộc thảo luận. Tơi thích giúp đỡ những người gặp khĩ khăn. Tơi chơi các mơn thể thao cĩ tính đồng đội. Nhĩm Xã hội Tơi thích đi dự tiệc. Tơi thích làm quen với bạn mới. ___ Tơi thích làm việc với các nhĩm hoạt động xã hội tại trường học, nhà thờ, chùa, phường, xĩm, hay cộng đồng. Tơi thích học hỏi về tài chính (tiền bạc). Cộng số điểm ở các ơ được Tơi thích bán các sản phẩm (kẹo, bút viết ). đánh dấu X và viết số tổng Tơi nghĩ mình thuộc dạng nổi tiếng ở trường. bên dưới. Tơi thích lãnh đạo nhĩm và các cuộc thảo luận. Tơi thích được bầu vào các vị trí quan trọng trong nhĩm hoặc câu lạc bộ trong và ngồi nhà trường. Tơi thích cĩ quyền và thích ở vị trí lãnh đạo. Tơi muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ. Nhĩm Quản lí Tơi thích tiết kiệm tiền. Tơi thích làm việc cho tới khi cơng việc hồn tất. ___ Tơi thích mạo hiểm và tham gia các cuộc phiêu lưu mới. Tơi thích gọn gàng và ngăn nắp. Cộng số điểm ở các ơ được Tơi thích phịng của tơi thường xuyên gọn gàng và ngăn nắp. đánh dấu X và viết số tổng Tơi thích sưu tầm các bài báo về các sự kiện nổi tiếng. bên dưới. Tơi thích lập những danh sách các việc cần làm. Tơi thích sử dụng máy tính. Tơi rất thực tế và cân nhắc mọi chi phí trước khi mua một thứ gì đĩ. Tơi thích đánh máy bài tập của trường lớp hơn là viết tay. Nhĩm Nghiệp vụ Tơi thích đảm nhận cơng việc thư ký trong một câu lạc bộ hay nhĩm. Khi làm tốn, tơi hay kiểm tra lại bài làm nhiều lần. ___ Tơi thích viết thư. 46 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  49. PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH(Phần 2) Làm phần 1 trước khi làm phần 2. Từ kết quả của phần 1, viết số điểm của ba nhĩm cao nhất xuống dưới đây. Nếu bạn cĩ hai hay ba phần bằng nhau thì cũng khơng sao. Đây là kết quả sở thích của bạn. Hãy dùng kết quả trắc nghiệm sở thích của bạn để tìm hiểu bạn cĩ tính cách gì và một số cơng việc phù hợp với bạn nhất. Hãy gạch dưới chân những nghề mà bạn thấy thích ở cột bên phải Nhĩm sở thích của bạn: ___ ___ ___ Tổng số cao nhất Tổng số cao thứ hai Tổng số cao thứ ba Nhĩm Kĩ thuật là những người cĩ tính Nghề nghiệp bạn thích thực tế. Những ai cĩ khả năng như Vận hành máy, cơ khí ứng dụng, bảo trì và sửa chữa ơ tơ, thiết Kĩ sư ơ tơ. một vận động viên thể thao bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện- điện tử , tin Kĩ sư chế tạo máy. hoặc cĩ khả năng như một học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuơi, trồng rừng, nuơi trồng thợ máy, thích làm với những thủy sản, mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ, nấu ăn, làm vườn và Kĩ sư ngành tự động hĩa. vật cụ thể, máy mĩc, dụng chăm sĩc cây xanh, cắt may, thêu, đan, mĩc, kĩ thuật phịng Kĩ sư nơng, lâm, ngư nghiệp. cụ, cây cối, con vật, hoặc các lab, lái xe , lái tàu, cơng nghệ thơng tin y tá điều dưỡng Kĩ sư thiết kế cảnh quang đơ thị, cơng hoạt động ngồi trời. Các cơng việc hoạt động thuộc nhĩm kĩ thuật cĩ từ cơng trình cơng cộng, kĩ sư cơng nghệ may, kĩ nhân bậc 2/7, 3/7, cơng nhân kĩ thuật trình độ trung cấp sư cơng nghệ thơng tin, bác sĩ nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trường trung Các cơng việc này được đào tạo tại các cấp nghề, trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của trường đại học và cao đẳng trên tồn địa phương. quốc. Nhĩm Nghiên cứu PHẦN 3: PHỤ LỤC là những người thích tìm Nghề nghiệp bạn thích tịi, khám phá, điều tra. Những ai thích quan sát, tìm Lập trình viên, kĩ thuật viên y tế, kĩ thuật viên phịng thí Nhà sinh vật học. tịi, khám phá, học hỏi, điều nghiệm, chăn nuơi, thú y, kỹ thuật viên phục hồi răng, Nha sĩ/Dược sĩ. tra, phân tích, đánh giá hoặc chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên nghiên cứu giải quyết vấn đề. các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội Kĩ sư phần mềm. Các ngành nghề trên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, Nhà khảo cổ học. các trường trung cấp nghề, các trung tâm kĩ thuật tổng hợp Nhà hĩa học/vật lí học/địa lí học, nhà _ hướng nghiệp của địa phương. Các ngành nghề này cũng nghiên cứu (địa chất, sử, dân tộc học ), được đào tạo trực tiếp tại đơn vị tuyển dụng sau một thời bác sĩ, giảng viên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ gian thực hành và làm việc trực tiếp tại đơn vị đĩ. các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Các cơng việc này được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các học viện trên tồn quốc. Nhĩm Nghệ thuật là những người cĩ sở thích Nghề nghiệp bạn thích thẩm mĩ, sáng tạo. Những ai cĩ khả năng nghệ Thiết kế đồ họa, phĩng viên, thợ chụp ảnh, ca sĩ, diễn viên Giám đốc quảng cáo. thuật, sáng tác, trực giác và (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng ) thợ thủ cơng mĩ Kĩ sư thiết kế đồ họa. thích làm việc trong các tình nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm huống khơng cĩ kế hoạch bạc ), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người kiến trúc sư, giáo viên dạy kịch, nhà văn, trước như dùng trí tưởng mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, nhà thơ, đạo diễn, chuyên họa sĩ, nhạc sĩ, kĩ sư thiết kế mẫu, giảng tượng và sáng tạo. viên trang điểm, thiết kế thời trang, chăm sĩc cây kiểng, viên văn học cắm hoa, tỉa rau củ, làm hoa Các cơng việc này được đào tạo tại các Các ngành nghề trên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, trường đại học, cao đẳng và các học viện, các trường trung cấp nghề, các trung tâm kĩ thuật tổng nhạc viện trên tồn quốc. hợp - hướng nghiệp, hội Liên hiệp phụ nữ, nhà văn hĩa của địa phương. Nhĩm Xã hội là những người thích Nghề nghiệp bạn thích hoạt động xã hội. Những ai thích làm việc cung Nhà hoạt động xã hội, y tá cộng đồng, dược tá, nhân viên Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, cấp hoặc làm sáng tỏ thơng các cơng ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, huấn luyện viên, dược sĩ, luật sư, bác sĩ khoa tâm thần, tin, thích giúp đỡ, huấn tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, thần kinh, chuyên gia tâm lý, chuyên gia luyện, chữa trị hoặc chăm sĩc cán bộ Hội phụ nữ, nhân viên khách sạn/ resort., nhân viên tư vấn học đường, chuyên gia tư vấn bất sức khỏe cho người khác; cĩ bảo hiểm động sản khả năng về ngơn ngữ. Các ngành nghề trên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, Các cơng việc này được đào tạo tại các các trường trung cấp nghề, các trung tâm kinh tế kỹ thuật trường đại học, cao đẳng và các học viện, tổng hợp và hướng nghiệp, hội Liên hiệp Phụ nữ, nhà văn trên tồn quốc. hĩa của địa phương. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 47
  50. Nhĩm Quản lí là những người cĩ sở thích Nghề nghiệp bạn thích kinh doanh, lãnh đạo, thuyết phục người khác. Những ai thích làm việc với Cơng an, quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật hệ thống Quản lí khách sạn, giám đốc tín dụng, những người khác, cĩ khả thơng tin, quản trị mạng, chủ doanh nghiệp, chủ đại lý giám đốc ngân hàng, sĩ quan cơng an, sĩ năng tác động, thuyết phục, kinh doanh, chuyên viên PR , quản lí khách sạn, bếp trưởng quan quân đội, chánh án, viện kiểm sát thể hiện, lãnh đạo hoặc khách sạn cao cấp, kế tốn nhân dân, quản lí giáo dục các cấp, kế quản lí các mục tiêu của tổ Các ngành nghề trên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, tốn trưởng. chức, các lợi ích kinh tế. các trường trung cấp nghề, các trường trung cấp cảnh sát, Các cơng việc này được đào tạo tại các trung cấp quân sự, các trung tâm kĩ thuật tổng hợp- hướng trường đại học, cao đẳng và các học nghiệp, Hội Liên hiệp phụ nữ, nhà văn hĩa của địa phương. viện, trên tồn quốc. Nhĩm Nghiệp vụ là những người thích PHẦN 3: PHỤ LỤC nguyên tắc, làm việc với Nghề nghiệp bạn thích con số, báo cáo hoặc làm việc với máy mĩc được sắp đặt trật tự. Những ai thích làm việc với Kế tốn, thanh tra các ban ngành, thủ thư, thư kí, nhân viên Cử nhân các ngành ngân hàng, tài chính, dữ liệu, con số; cĩ khả năng lưu trữ, nhân viên văn phịng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, hành chánh tổng hợp, tổ chức cán bộ, làm việc văn phịng, thống kế tốn viên, tiếp tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng giáo viên, kiểm tốn viên, nghiên cứu kê; thực hiện các cơng việc Các ngành nghề trên được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, viên, luật sư, cơng an hình sự địi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn các trường trung cấp nghề, các trung tâm kĩ thuật tổng Các cơng việc này được đào tạo tại các thận hoặc làm theo hướng hợp- hướng nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, nhà văn hĩa của trường đại học, cao đẳng và các học dẫn của người khác. địa phương. viện, trên tồn quốc. 48 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  51. PHỤ LỤC 3 CÁC NHÓM TÍNH THEO LÍ THUYẾT MẬT MÃ HOLLAND 1. NHĨM KĨ THUẬT Kiểu thực tế cụ thể _ thao tác kĩ thuật (ký hiệu KT) 1. Đặc điểm Những người ở nhĩm kĩ thuật cĩ sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy mĩc, làm những cơng việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ơ tơ, điện, tin học hoặc các ngành nghề địi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sĩc cây xanh, thủ cơng mĩ nghệ Khả năng của những người thuộc nhĩm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Thực tế _ cụ thể. _ Thể lực tốt suy nghĩ thực tế. PHẦN 3: PHỤ LỤC Tư duy, trí nhớ tốt. Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kĩ thuật. Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ. Năng lực chú ý vững vàng. Thị lực tốt. Trí tưởng tượng khơng gian tốt. Phản ứng cảm giác/ vận động nhanh, chính xác. Chịu đựng trạng thái căng thẳng. Kiên trì, nhạy cảm. Khí chất thần kinh ổn định. 2. Mơi trường làm việc tương ứng Các cơng việc liên quan đến điều khiển máy mĩc, đồ vật hoặc chăm sĩc, bảo vệ vật nuơi, cây trồng; làm việc ngồi trời, địi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các cơng cụ, máy mĩc hoặc trong hoạt động thể thao. Nghề phù hợp điển hình: chăm sĩc cây _ con, điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy mĩc, nghề thủ cơng, huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hoả Chống chỉ định của những cơng việc trên13: Dị ứng dầu mỡ, hĩa chất. Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận. 13 Chống chỉ định trong nghề nghiệp cĩ nghĩa là khơng nên làm nghề thuộc nhĩm này nếu người nào đĩ bị mắc các tật hoặc bệnh mà nghề khơng “chấp nhận” như các tật hoặc bệnh kể trên Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 49
  52. Loạn thị, loạn sắc, mù màu. Run tay và mồ hơi quá nhiều. Tâm lí khơng ổn định. 3. Các ngành nghề đào tạo Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ơ tơ, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện _ điện tử , tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuơi, trồng rừng, nuơi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ, thể thao, PHẦN 3: PHỤ LỤC nấu ăn, làm vườn và chăm sĩc cây xanh, may mặc, thêu nghệ thuật, đan, mĩc, làm hoa, điêu khắc, nhân viên kĩ thuật phịng lab, tài xế, lái tàu Điện, cơ khí, ơ tơ, cơng nghệ thơng tin, kĩ thuật nấu ăn, kĩ thuật cảnh quan và mơi trường, kĩ thuật chăm sĩc cây cảnh, may dân dụng, may cơng nghiệp, kĩ thuật làm vườn, kĩ thuật nuơi trồng thủy sản Các cơng việc hoạt động thuộc nhĩm kĩ thuật cĩ từ cơng nhân bậc 2/7, 3/7, cơng nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sư thực hành, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia cơng, chế biến cơ _ hĩa _ điện _ điện tử, ơ tơ, đầu bếp Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều cĩ đào tạo tại các trung tâm Kĩ thuật tổng hợp _ hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng nghề, đại học vùng và Trung ương. 50 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  53. 3. NHĨM NGHỆ THUẬT Kiểu người sáng tạo tự do _ văn học _ nghệ thuật (ký hiệu NT) 1. Đặc điểm Những người ở nhĩm nghệ thuật rất thích và cĩ khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như văn chương, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhĩm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ Khả năng của người thuộc nhĩm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Sáng tạo _ Tự do: Sáng tạo, linh hoạt và thơng minh. Kiên trì, nhạy cảm. Tinh thần phục vụ tự nguyện. Cĩ tính tưởng tượng khơng gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể. PHẦN 3: PHỤ LỤC Cĩ khả năng sống thích ứng. Diễn tả ngơn từ lịch sự, rõ ràng. Hiểu biết về lịch sử, văn hĩa, chính trị. 2. Mơi trường làm việc tương ứng Sáng tác trong các lĩnh vực văn hĩa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ cơng mĩ nghệ; biểu diễn văn hĩa, nghệ thuật, dẫn chương trình. Nghề phù hợp điển hình: viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa.), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên văn học Chống chỉ định: Bệnh lao, truyền nhiễm. Dị tật, nĩi ngọng, điếc. 3. Các ngành nghề đào tạo Nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng ) thợ thủ cơng mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc ), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, kiến trúc sư Hiện nay,cĩtất cả các ngành nghề này đều cĩ đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp _ hướng nghiệp của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên tồn quốc. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 51
  54. 4. NHĨM XÃ HỘI Kiểu người linh hoạt quảng giao _ phục vụ xã hội (ký hiệu XH) 1. Đặc điểm Những người ở nhĩm xã hội cĩ sở thích và cĩ khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đĩ. Cùng trong nhĩm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư Khả năng của những người thuộc nhĩm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: PHẦN 3: PHỤ LỤC Quảng giao _ Linh hoạt: Cĩ khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch. Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, cĩ phản hồi. Sáng tạo, linh hoạt, thơng minh. Tuyệt đối tơn trọng ý kiến thân chủ. Năng lực chú ý vững vàng. Kiên trì, nhạy cảm. Lịch thiệp. Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt. Tơn trọng mọi người. Sức khỏe tốt, bền bỉ. Cĩ tính sáng tạo. Tinh thần phục vụ tự nguyện. 2. Mơi trường làm việc tương ứng Làm các cơng việc trong mơi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc cĩ nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người khác. Nghề phù hợp điển hình: sư phạm, y khoa, dược khoa, luật sư, tâm lí – giáo dục, du lịch, xã hội học Chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh sau: Lao. Thiếu máu. Tâm thần khơng ổn định. Bệnh truyền nhiễm. 3. Các ngành nghề đào tạo Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các cơng ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân viên khách sạn/ Resort Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều cĩ đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp _ hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng và Trung ương. 52 Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP"
  55. 5. NHĨM QUẢN LÍ Kiểu người chủ động uy quyền _ dựng nghiệp quản lí (ký hiệu QL) 1. Đặc điểm Những người ở nhĩm quản lí cĩ sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhĩm người hay cả một tập thể lớn. Nghề thuộc nhĩm này mang tính chất quản lí như cơng an, sĩ quan, quản trị kinh doanh, kĩ thuật cơng nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống cĩ tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn với nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp kinh tế, vĩ mơ. Khả năng của những người thuộc nhĩm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Chủ nghĩa - Uy quyền: Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền. Trí tuệ là một quyền lực. Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vĩc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nĩi. Là người cĩ kĩ năng sống: hài hịa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo, cĩ hệ thần kinh vững , bình tĩnh xét đốn tình hình, đối tượng, cĩ trí nhớ tốt, tập trung sâu, bền vững. PHẦN 3: PHỤ LỤC Địi hỏi phải cĩ các kĩ năng: Kiến tạo tổ chức. Xây dựng giá trị mới cho tổ chức. Tạo ra động lực hoạt động. Khơng ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập. 2. Mơi trường làm việc tương ứng Mơi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng: Điều hành chung. Chủ trì sản xuất. Điều phối thơng tin, chiến lược giao tiếp. Giám sát từng giai đoạn; trợ giáo. Tạo điều kiện hịa hợp và hội nhập. Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, luật sư 3. Các ngành nghề đào tạo Cơng an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật cơng nghệ, chủ doanh nghiệp, chuyên viên PR (pi-a), quản lí khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp, quản lí giáo dục các cấp Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều cĩ đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp _ hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên tồn quốc. Tài liệu dành cho cha mẹ "GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP" 53