Tài liệu Điều gì khiến một số phụ nữ chịu nhiều bạo lực hơn những phụ nữ khác?

pdf 20 trang huongle 1970
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Điều gì khiến một số phụ nữ chịu nhiều bạo lực hơn những phụ nữ khác?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_dieu_gi_khien_mot_so_phu_nu_chiu_nhieu_bao_luc_hon.pdf

Nội dung text: Tài liệu Điều gì khiến một số phụ nữ chịu nhiều bạo lực hơn những phụ nữ khác?

  1. VỤ BÌNH ĐẲNG GIỚI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐIỀU GÌ KHIẾN MỘT SỐ PHỤ NỮ CHỊU NHIỀU BẠO LỰC HƠN NHỮNG PHỤ NỮ KHÁC? Báo cáo tóm tắt Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ bị bạo lực bởi chồng Tháng 11 năm 2014 1
  2. Ảnh bìa: Aidan Dockery/LHQ tại Việt Nam Xuất bản tháng 11 năm 2014
  3. ĐIỀU GÌ KHIẾN MỘT SỐ PHỤ NỮ CHỊU NHIỀU BẠO LỰC HƠN NHỮNG PHỤ NỮ KHÁC? Báo cáo tóm tắt Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ bị bạo lực bởi chồng Tháng 11 năm 2014
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Thông tin chung 6 Bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra trong 12 tháng qua được đo lường thế nào? 8 Các yếu tố được xem xét trong phân tích 8 Các phát hiện 11 Bạo lực do chồng gây ra liên quan tới một mối tương tác phức tạp các yếu tố ở nhiều cấp độ khác nhau. 12 Bạo lực do chồng gây ra có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hành vi nam tính, là các hình thức biểu hiện nam tính có hại 12 Bạo lực do chồng gây ra có liên quan chặt chẽ tới những trải nghiệm về bạo lực của cả người vợ lẫn người chồng trước hôn nhân của họ cũng như trải nghiệm bạo lực của cả mẹ vợ hoặc mẹ chồng 13 Học vấn, kinh tế của phụ nữ số con, tuổi của chồng và vị trí địa lý có ảnh hưởng đến nguy cơ bị bạo lực của phụ nữ 13 Hầu hết các yếu tố về quan hệ gia đình và mạng lưới hỗ trợ cùng cộng đồng không liên quan chặt chẽ tới bạo lực do chồng gây ra 14 Khuyến nghị 15 Ý nghĩa của các phát hiện đối với các hoạt động can thiệp 16 Khuyến nghị 16 4
  5. Lời nói đầu guyên nhân sâu xa của bạo lực đối với phụ nữ là do bất bình đẳng giới, nó tồn tại trong hầu hết mọi xã hội, bao gồm cả Việt Nam. Bạo lực luôn là rào cản với phụ nữ trong việc Nthực hiện và thụ hưởng quyền con người. Bạo lực cũng gây ra những tác động nghiêm trọng với sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, nó thường gây ra những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần, như mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm HIV. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2010 cho thấy 58% số phụ nữ từng kết hôn phải chịu ít nhất một trong các hình thức bạo lực thể chất, tình dục hay tinh thần từ chính người chồng của mình tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời (Tổng cục Thống kê, 2010). Tuy nhiên, 87% số nạn nhân này chưa bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ công. Hậu quả của bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam không chỉ ảnh hưởng ở cấp độ cá nhân hay gia đình mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Ước tính tổng chi phí thiệt hại trực tiếp và các nguồn thu nhập bị mất do bạo lực gia đình gây ra tương đương khoảng 1,4% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2010 (LHQ, 2012). Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý khá tiến bộ trong đó có Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và những chính sách liên quan nhằm khuyến khích bình đẳng giới và giải quyết tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hệ thống tư tưởng gia trưởng vẫn còn tồn tại mạnh mẽ, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của phụ nữ. Phụ nữ luôn bị mặc định là người có thân phận thấp kém, dưới quyền và “thuộc sở hữu” của chồng cũng như gia đình nhà chồng sau khi kết hôn. Có nhiều phụ nữ thường xuyên phải chịu những tổn thương về tình cảm, tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, trong cuộc sống hôn nhân, bạo lực gia đình rất hiếm khi được nhận biết do bị che phủ bởi những mong đợi truyền thống mang tính văn hóa, những quy tắc chuẩn mực, những tiêu chuẩn đạo đức liên quan đến giới cũng như hệ tư tưởng gia trưởng trong xã hội. Tất cả những điều này đã làm cho bạo lực gia đình trở nên “bình thường”. Do đó, mặc dù trên cơ sở pháp lý, phụ nữ được bảo vệ, nhưng trên thực tế, vị thế của phụ nữ vẫn luôn thấp hơn nam giới do những mong đợi xã hội về giới còn phổ biến. Những nhân tố trên đã góp phần tạo nên một thực trạng: sự thống trị của nam giới và bạo lực với phụ nữ dường như là điều không thể tránh khỏi. Năm 2013, Qũy Dân số LHQ đã phối hợp với Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành phân tích thứ cấp dữ liệu thô của Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010. Báo cáo này là phần bổ sung, hoặc có thể xem là phần 2 của báo cáo “Chịu nhịn là chết đấy – Kết quả từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với Phụ nữ ở Việt Nam”. Phân tích lần này sẽ đưa ra lời giải cho vấn đề tại sao cùng sống trong một môi trường mà một số phụ nữ phải chịu đựng bạo lực gia đình từ chồng nhiều hơn một số phụ nữ khác. Lời giải này sẽ giúp Chính phủ xây dựng những biện pháp can thiệp hiệu quả cũng như có những chính sách cần thiết để giải quyết bạo lực đối với phụ nữ một cách toàn diện hơn. Bạo lực đối với phụ nữ là một trong những chỉ tiêu quốc gia cơ bản để giám sát việc thực hiện Công ước xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Qũy Dân số LHQ tại Việt Nam cam kết cùng phối hợp với các các tổ chức xã hội và đối tác phát triển nhằm tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu này sẽ góp phần vào việc xây dựng các chính sách, chương trình và các dịch vụ nhằm hỗ trợ tốt hơn những phụ nữ đang phải chịu bạo lực hoặc có nguy cơ phải chịu bạo lực. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những bằng chứng khoa học tương tự để giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn căn nguyên của bạo lực đối với phụ nữ và đề xuất những giải pháp tốt nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm quyền con người và phân biệt đối xử trên cơ sở giới nghiêm trọng. Khi có những bằng chứng cụ thể trong tay, chúng ta có thể cùng nhau hành động để hiện thực hóa một xã hội không còn phụ nữ phải sống trong nỗi lo sợ bị bạo hành. Arthur Erken Trưởng đại diện Qũy Dân số LHQ tại Việt Nam 5
  6. Thông tin chung 6
  7. ạo lực đối với phụ nữ là một trong những hình thức của bạo lực trên cơ sở giới. Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù nam giới và trẻ em trai cũng là nạn nhân, song phụ nữ vẫn là Bnhóm dễ bị tổn thương và bị bạo lực hơn, chủ yếu do nam giới (chồng/bạn tình ) gây ra. Nguyên nhân căn bản của bạo lực trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng về quyền lực, về vị thế và sự kiểm soát nguồn lực giữa nam giới và phụ nữ. Năm 2010, nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với Phụ nữ tại Việt Nam được Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện trong cấu phần của Chương trình hợp tác chung về Bình đẳng giới (JPGE) giữa Chính Phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, với sự hỗ trợ về kỹ thuật từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và điều phối chung từ Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cùng sự tham gia của tư vấn trong nước từ Trung tâm Sáng kiến về sức khỏe và dân số (CCIHP), Bộ Y tế và một chuyên gia tư vấn quốc tế. Nghiên cứu bao gồm điều tra trên qui mô dân số với 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi đại diện cho toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi này ở Việt Nam. Những phụ nữ thuộc mẫu điều tra được phỏng vấn bởi các điều tra viên được tập huấn đặc biệt. Thêm vào đó, 30 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm tập trung cũng được thực hiện ở Hà Nội, Huế và Bến Tre. Điều tra áp dụng phương pháp luận do Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng cho các Nghiên cứu đa quốc gia về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình, sử dụng bảng câu hỏi và phương pháp đã được chuẩn hóa nhằm đảm bảo tính so sánh của dữ liệu cùng việc tuân thủ tuyệt đối các quy tắc về an toàn và đạo đức nghiên cứu. Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với Phụ nữ ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam thu thập thông tin chi tiết cấp quốc gia về: (1) Mức độ phổ biến, tỷ lệ và các loại hình thức bạo lực khác nhau đối với phụ nữ và trẻ em. (2) Mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình do chồng gây ra liên quan tới sức khỏe và các hậu quả khác. (3) Các yếu tố bảo vệ hoặc yếu tố đặt phụ nữ vào nguy cơ chịu bạo lực gia đình gây ra bởi chồng. (4) Các biện pháp đối phó và dịch vụ phụ nữ sử dụng để đối phó với bạo lực gia đình do chồng gây ra, quan điểm về bạo lực cũng như hiểu biết của phụ nữ về quyền lợi hợp pháp của mình đến đâu. Kết quả của mục tiêu (1), (2) và (4) đã được giới thiệu ở báo cáo đầu tiên mang tên “Chịu nhịn là chết đấy - Kết quả từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” (2010). Kết quả thể hiện mục tiêu (3) được trình bày trong báo cáo thứ hai “Đằng sau sự hòa hợp gia đình, các yếu tố liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra tại Việt nam” (2013). Phân tích các yếu tố nguy cơ và bảo vệ trong bạo lực đối với phụ nữ giúp cho việc tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ phụ nữ tránh khỏi bạo lực là cần thiết, song chưa được khai thác từ nghiên cứu này. Vì vậy, trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2012 - 2016, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường - Tổng cục Thống kê và chuyên gia quốc tế thực hiện phân tích thứ cấp này. Báo cáo chi tiết và báo cáo tóm tắt được thực hiện bởi Tiến sỹ Henrica A.F.M. (Henriette) Jansen, cùng Bà Nguyễn Thị Việt Nga (TCTK) và Bà Hoàng Tú Anh (CCIHP). Nghiên cứu này cùng với các báo cáo nêu trên nhằm mục đích cung cấp thêm bằng chứng về khoảng trống trong chính sách đối với bạo lực trên cơ sở giới. 7
  8. Báo cáo tóm tắt này phản ánh những phát hiện chính trong phân tích các yếu tố nguy cơ trong báo cáo thứ hai mà không đề cập tới các kỹ thuật thống kê. Bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra trong 12 tháng qua được đo lường thế nào? Một phụ nữ được coi là có trải nghiệm bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra nếu người ấy trả lời đã từng trải nghiệm tối thiểu một lần trong vòng 12 tháng từ thời điểm điều tra trở về trước một hoặc nhiều hơn một hành động dưới đây. Bạo lực thể xác do chồng gây ra a) Tát hoặc ném vật gì đó gây tổn thương người trả lời. b) Đẩy, xô thứ gì vào người trả lời hoặc túm tóc. c) Đánh đấm hoặc đánh bằng vật có thể gây tổn thương. d) Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn. e) Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng người trả lời bằng cách nào đó. f) Đe dọa sử dụng hoặc đã sử dụng súng, dao hoặc các vũ khí khác làm hại người trả lời. Bạo lực tình dục do chồng gây ra g) Dùng vũ lực ép người trả lời phải quan hệ tình dục khi người trả lời không muốn. h) Người trả lời từng phải có quan hệ tình dục cưỡng ép bởi sợ những gì xấu do chồng gây ra. i) Ép người trả lời làm điều có tính kích dục mà người trả lời cảm thấy nhục nhã, hạ thấp nhân phẩm. Ở Việt Nam, 9% phụ nữ đã từng kết hôn hay trong mỗi 10 phụ nữ đã kết hôn thì có 1 người cho biết đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục hay thể xác do chồng gây ra trong 12 tháng qua. Các yếu tố được xem xét trong phân tích Phân tích xem xét 40 đặc điểm của phụ nữ và chồng của họ, các mối quan hệ gia đình và xã hội, bao gồm các yếu tố nhân khẩu học-xã hội của phụ nữ và chồng (như tuổi và trình độ giáo dục), các trải nghiệm bạo lực khác, nhận thức, hành vi của chồng, đặc điểm cặp đôi và hỗ trợ từ gia đình cùng mạng lưới quan hệ gần gũi. Tỷ lệ phụ nữ trả lời chịu bạo lực do chồng gây ra trong 12 tháng qua theo từng đặc điểm được trình bày ở các biểu đồ từ 1 tới 12. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kỹ thuật thống kê xem xét đặc điểm nào của phụ nữ, chồng, mối quan hệ gia đình và xã hội khiến người phụ nữ có nguy cơ chịu bạo lực do chồng gây ra trong 12 tháng qua. Khi một đặc điểm (hoặc yếu tố) có liên quan tới bạo lực không nhất thiết có nghĩa rằng yếu tố đó gây ra bạo lực mà nên hiểu rằng nguy cơ bạo lực xảy ra sẽ tăng lên khi có yếu tố này. 8
  9. Biểu đồ 1. Tỷ lệ bạo lực tình dục hoặc thể xác do chồng gây ra Biểu đồ 2. Tỷ lệ bạo lực tình dục hoặc thể xác do chồng gây ra trong 12 tháng qua, chia theo tuổi và trình độ giáo dục của phụ nữ trong 12 tháng qua, chia theo nhóm dân tộc, tôn giáo, tình trạng kiếm tiền của phụ nữ và chỉ số tài sản của hộ 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 Kinh Không theo tôn giáo Có thu nhập Chỉ số tài sản trung bình 0 Dân tộc khác Theo tôn giáo bất kỳ Không có thu nhập Chỉ số tài sản thấp Chỉ số tài sản cao 18-29 30-39 40-49 50-60 Tiểu học Trung Cao hơn Không học trung học đến cơ sở cơ sở trường Biểu đồ 3. Tỷ lệ bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra Biểu đồ 4. Tỷ lệ chịu bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra trong 12 tháng qua, chia theo tuổi kết hôn của phụ nữ và trong 12 tháng qua, chia theo quan điểm của phụ nữ về việc tình trạng kết hôn hiện tại đánh vợ và trải nghiệm bạo lực thể xác và tình dục 30 do người khác ngoài chồng gây ra 40 25 35 30 20 25 20 15 15 10 10 5 0 5 0 Tuổi khi Tuổi khi Tuổi khi Không có Hiện tại Ly hôn/ Góa kết hôn kết hôn kết hôn đám cưới đang có Ly thân Không đồngĐồng tình ý với việcít nhất đánh 1 lý vợ do đánh vợ Bị lạm dụng tình dục trước tuổi 15 ≤ 19 20-29 30+ gia đình Trải nghiệm bạo lực thể xác trướcTrải tuổinghiệm 15 bạo lực tình dục trước tuổi 15 Không trải nghiệm bạo lực thểKhông xác trước trải tuổinghiệm 15 bạo lực tình dục trước tuổi 15 Không trải nghiệm lạm dụng tình dục trước tuổi 15 Biểu đồ 5. Tỷ lệ chịu bạo lực tình dục hoặc thể xác do chồng Biểu đồ 6. Tỷ lệ chịu bạo lực tình dục hoặc thể xác do chồng gây ra trong 12 tháng qua, chia theo tuổi và lần quan hệ đầu tiên gây ra trong 12 tháng qua, chia theo số con của phụ nữ và giới tính con của phụ nữ, đặc điểm lần quan hệ đầu tiên và trải nghiệm 30 về bạo lực do chồng gây ra của mẹ đẻ 40 25 35 20 30 25 15 20 10 15 10 5 5 0 0 Quan hệ lần đầu tiên trướcQuan 17 hệ lần đầu tiên ở tuổiTự nguyện 22+ trong lần đầu Mẹ đẻ bị đánh 1 con 2 con 0 con 3-4 con 5+ con Không có con Chỉ có con traiChỉ có con gái Có cả con trai và con gái 9
  10. Biều đồ 7. Tỷ lệ chịu bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra Biểu đồ 8. Tỷ lệ chịu bạo lực tình dục hoặc thể xác do chồng gây ra trong 12 tháng qua, chia theo tuổi, trình độ giáo dục trong 12 tháng qua, chia theo mức độ thường xuyên uống rượu, và tình trạng công việc của chồng sử dụng chất gây nghiện của chồng và chồng đã từng đánh 30 nhau với người đàn ông khác hay không 25 30 20 25 15 20 10 15 5 10 0 5 50+ ≤ 29 30-39 40-49 Tiểu học Làm việc 0 Trung học cơ sở Không làm việc Không Uống Uống Uống Ít hơn Không Đã Không Đã Không đến trường uống hàng hàng hàng 1 tháng dùng từng đánh từng Cao hơn trung học cơ sở ngày tuần tháng 1 lần ma túy dùng nhau đánh ma túy nhau Biểu đồ 9. Tỷ lệ chịu bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra Biểu đồ 10. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra trong trong 12 tháng qua, chia theo chồng quan hệ ngoài hôn nhân 12 tháng qua, chia theo sự khác biệt về tuổi tác, trình độ giáo dục, hay không và mẹ chồng đã từng bị lạm dụng hay chồng đã đóng góp cho kinh tế gia đình của vợ chồng, và phụ nữ có được từng bị bạo hành khi còn nhỏ hay không tham gia vào việc chọn chồng không 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 Không Quan hệ Mẹ Mẹ Không Chồng Chồng Không có ngoài chồng chồng biết không bị bạo biết quan hệ hôn không bị bạo bị bạo hành ngoài nhân bị bạo hành hành khi hơn chồng của vợ cao hơn của vợ đăng ký kết hôn Đóng góp nhiều hôn hành khi còn nhỏ Không kiếm tiến Không lễ cưới, có trình độ giáo dục trình độ giáo Trình độ giáo dục độ giáo Trình dục độ giáo Trình Tuổi vợ nhiều hơn vợ Tuổi của chồng cao hơn Không khác biệt về Chồng hơn 3-8 tuổi Đóng góp ít hơn vợ nhân còn nhỏ Chồng/chồng chọn Đóng góp như nhau Chồng hơn vợ 2 tuổi Chồng hơn vợ Chồng hơn vợ 9+ tuổi Chồng hơn vợ Phụ nữ/cả 2 cùng chọn Phụ Biểu đồ 11. Tỷ lệ chịu bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng Biểu đồ 12. Tỷ lệ chịu bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra trong 12 tháng qua, chia theo sự gần gũi và hỗ trợ từ gia đình gây ra trong 12 tháng qua, chia theo vùng địa lý, thành thị/nông thôn nhà vợ, gia đình chồng, cộng đồng/hàng xóm và nhóm/tổ chức 30 30 25 20 25 15 20 10 15 5 10 0 5 Thành thị Nông thôn Tây Nguyên 0 Đông Nam Bộ K K S K G Liên lạc hàng tuần Í N K K S Người t r Sinh r Là thành viên nhóm/ t K Hàng x t hơn 1 lần tuần ống v ống cùng hông gần nhà bố mẹ đẻ hông hỗ t r hông sống v hông sống v hông là thành viên hông g hờ đến hỗ t r ần nhà bố mẹ đẻ a v ới nhà v óm g Đồng bằng sôngDuyên Hồng hải miền Trung ả lời lớn lên ở nơi khác iúp à lớn lên trong cùng cộng đồng bố mẹ chồng Đồng bằng sông Cửu Long ợ/ k iúp đỡ ới nhà v ới bố mẹ chồng ợ từ nhà vợ ợ Trung du và miền núi phía Bắc hông biết ợ ổ 10
  11. Các phát hiện 11 Photo: Jirka Pasz/CSAGA
  12. Bạo lực do chồng gây ra liên quan tới một mối tương tác phức tạp các yếu tố ở nhiều cấp độ khác nhau Nhìn chung tương tự như các lý thuyết hiện hành, phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh sự bất bình đẳng giới và sự mất cân bằng về vị thế giữa nam giới và phụ nữ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bạo lực đối với phụ nữ. Các phát hiện cho thấy không có yếu tố đơn lẻ nằm trong khung cấu trúc ở cấp độ cá nhân, gia đình hay cộng đồng có thể giải thích cơ bản về bạo lực bởi khi xem xét tất cả các yếu tố cùng lúc cho thấy một số yếu tố luôn có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực. Điều này cho thấy nếu chỉ loại bỏ một yếu tố như lạm dụng rượu thì chỉ giảm số lần bị bạo lực mà không thể chấm dứt bạo lực. Biểu đồ 13: tóm tắt các yếu tố có liên quan tới bạo lực do chồng gây ra khi xem xét toàn bộ sự ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố đã được diễn giải ở phần trước. Biểu đồ 13. Các yếu tố nguy cơ giải thích trải nghiệm về bạo lực thể xác và/ hoặc tình dục do chồng gây ra trong 12 tháng qua Chồng Tuổi chồng trẻ Vợ Gia đình Khu vực Uống rượu Trình độ giáo dục thấp Vợ đóng góp kinh tế Đồng bằng hơn THPT nhiều hơn chồng Đánh nhau với người sông Hồng đàn ông khác Bị bạo lực tình dục do người Có con khác ngoài chồng gây ra Tây nguyên Có quan hệ ngoài hôn nhân Chỉ số tài sản thấp Đông Nam Bộ Bị ép buộc trong lần quan Mẹ chồng bị lạm dụng hệ đầu tiên Chồng bị bạo hành Mẹ bị đánh khi còn nhỏ Cấp xã hội Cấp cộng đồng Cấp gia đình Cấp cá nhân Bạo lực do chồng gây ra có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hành vi nam tính, là các hình thức biểu hiện nam tính có hại Phụ nữ có chồng uống rượu hàng ngày có thể chịu nguy cơ chịu bạo lực cao gấp 7 lần so với phụ nữ có chồng không bao giờ uống rượu; nhưng ngay cả khi người chồng chỉ uống 1 lần 1 tháng, nguy cơ chịu bạo lực của vợ người này vẫn cao gấp 3 lần. Phụ nữ có chồng đã từng đánh nhau với người khác, chịu nguy cơ về bạo lực cao gấp 5 lần và nếu người chồng có quan hệ ngoài hôn nhân, nguy cơ chịu bạo lực của người vợ cao gấp 3.4 lần so với những phụ nữ khác. “Kể từ lúc đó [ từ khi phải chịu bạo lực] tôi chỉ có những suy nghĩ tiêu cực về đàn ông. Tôi rất không ưa đàn ông. Do đó tôi đã theo đạo từ 2 năm trước. Đàn ông theo đạo rất đứng đắn.Họ phải kiềm chế bản thân khi theo đạo. Họ không uống rượu. Họ không sử dụng ma túy. Họ không quan hệ với người phụ nữ nào khác ngoài vợ. Thật thoải mái khi sống trong môi trường trong sạch như vậy ” (Phụ nữ ở Hà Nội) 12
  13. Bạo lực do chồng gây ra có liên quan chặt chẽ tới những trải nghiệm về bạo lực của cả người vợ lẫn người chồng trước hôn nhân của họ cũng như trải nghiệm bạo lực của cả mẹ vợ hoặc mẹ chồng Phụ nữ từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời do người khác ngoài chồng gây ra có nguy cơ chịu bạo lực do chồng gây ra cao hơn; đặc biệt ở phụ nữ đã trải nghiệm bạo lực tình dục sau tuổi 15 có nguy cơ cao gấp 5.5 lần, trong khi những phụ nữ từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ (dưới 15 tuổi) có nguy cơ cao gấp 2.8 lần khi so sánh với phụ nữ chưa từng bị bạo lực tình dục do người khác ngoài chồng gây ra. Phụ nữ bị ép buộc trong lần đầu tiên quan hệ tình dục có nguy cơ cao gấp 4.2 lần. Nếu một phụ nữ cho biết mẹ của cô ấy từng bị bố đánh, họ có nguy cơ cao bị bạo lực do chồng gây ra cao gấp 2.3 lần so với những phụ nữ khác, nếu phụ nữ có mẹ chồng bị đánh, nguy cơ bị bạo lực của cô ấy cao hơn 2.8 lần. Khi phụ nữ trả lời có chồng từng bị đánh khi còn nhỏ, nguy cơ bị bạo lực ước tính cao hơn gấp 2 lần. “Mẹ tôi bị đánh nhiều đến nỗi hóa điên. Tôi không thể để cuộc sống của tôi cũng như vậy. Điều đó khiến tôi phải bỏ trốn [tới trung tâm tư vấn].Tôi nói với mẹ rằng tôi không thể chịu đựng khổ sở như mẹ. Khi tôi còn nhỏ tôi không thể bảo vệ mẹ. Bây giờ tôi đã lớn, có hiểu biết và sức mạnh nhưng mẹ đã già mất rồi. Khi còn nhỏ, tôi phải chứng kiến bố tay cầm chai rượu, tay túm tóc mẹ từ đằng sau. Mẹ phải cắn chặt môi trong khi tôi không thể làm gì cả. Tôi thấy rất tuyệt vọng” (Phụ nữ ở Hà Nội) Học vấn, kinh tế của phụ nữ số con, tuổi của chồng và vị trí địa lý có ảnh hưởng đến nguy cơ bị bạo lực của phụ nữ Phụ nữ có trình độ giáo dục cao hơn trung học cơ sở chịu nguy cơ về bạo lực thấp hơn so với phụ nữ có trình độ giáo dục thấp hơn; phụ nữ có con (so với nhóm không có con) và phụ nữ từ hộ nghèo hơn chịu nguy cơ cao hơn về bạo lực. Hơn nữa, phụ nữ có chồng ở nhóm trẻ tuổi chịu nguy cơ cao hơn những phụ nữ có chồng ở nhóm tuổi già hơn, điều này phù hợp với phát hiện ở báo cáo thứ nhất rằng bạo lực thường xuất hiện sớm trong mối quan hệ hoặc hôn nhân và có thể giảm theo thời gian. Cuối cùng, nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ ở các vùng địa lý xác định có nguy cơ cao hơn về bạo lực do chồng gây ra so với phụ nữ ở các vùng khác (ngay cả khi nghiên cứu xem xét tới nghèo đói, thành thị/nông thôn và tất cả các yếu tố khác). Phụ nữ ở các vùng Đồng Bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Tay Nguyên có nguy cơ chịu bạo lực cao nhất sso với các vùng khác trên cả nước. Phụ nữ chúng tôi ở dưới đàn ông và không thể ở vị trí cao hơn được. Khi lấy chồng phải theo chồng [trích dẫn từ lời một bài hát dân ca].Vì vậy khi lấy chồng, tôi rời khỏi bố mẹ và theo chồng. Tôi là phụ nữ nên tôi theo chồng tôi, tôi đến nơi chồng tôi muốn tới, tôi không thể đánh lại anh ta. (Phụ nữ ở Huế) 13
  14. Hầu hết các yếu tố về quan hệ gia đình và mạng lưới hỗ trợ cùng cộng đồng không liên quan chặt chẽ tới bạo lực do chồng gây ra Một số các yếu tố khác được xem xét bao gồm quan điểm của phụ nữ đối với bạo lực, các yếu tố các mối quan hệ và mạng lưới hỗ trợ phụ nữ. Khi cùng xem xét với tất cả các yếu tố khác thì những yếu tố này thể hiện mối liên hệ yếu hoặc không liên quan tới trải nghiệm về bạo lực do chồng gây ra. Nghiên cứu đồng thời xem xét ảnh hưởng của sở thích con trai với bạo lực. Tuy nhiên, kết quả cho thấy phụ nữ chỉ có con gái có cùng nguy cơ bị bạo lực như phụ nữ chỉ có con trai Một yếu tố đáng đề cập ở đây là tình trạng đóng góp vào tài chính của hộ của phụ nữ so với chồng. Trong nghiên cứu có 14% phụ nữ đóng góp nhiều hơn chồng, họ có nguy cơ cao gấp 2.4 lần về bạo lực khi so với những phụ nữ đóng góp vào kinh tế hộ ít hơn chồng. Phụ nữ đóng góp bằng chồng hoặc không có đóng góp tài chính gì không có nguy cơ cao. Điều này có thể được giải thích qua thực tế rằng khi phụ nữ có vị thế tài chính tốt hơn chồng, ở xã hội mà về truyền thống người chồng được cho là “trụ cột kinh tế”, đã tạo nên căng thẳng trong mối quan hệ gia đình và do đó kích đonọg thêm bạo lực trong gia đình. Đồng thời, bạo lực được đàn ông sử dụng như cách nhằm tái khẳng định quyền lực và sự kiểm sóat gia đình để bù đắp vào những đóng góp ít hơn về tài chính của mình đối với hộ gia đình. “Nếu trong cuộc sống vợ là người nuôi sống gia đình, vợ là người kiếm tiền cho cả gia đình trong khi chồng không thể làm được việc đó, người chồng sẽ cảm thấy là không có gì để thể hiện. Chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi quan niệm văn hóa cho rằng nam giới phải là người đứng đầu trong gia đình. Nam giới do vậy sẽ cảm thấy vị thế của mình trong gia đình bị thấp đi, và do vậy họ sẽ sử dụng bạo lực để khẳng định quyền lực của họ trong gia đình và cho vợ thấy rằng tiền không thể kiểm soát mọi việc trong gia đình. Khi nam giới không thể kiếm tiền và không thể tìm thấy các cách khác để thể hiện quyền lựcc ủam ình họ sẽ sử dụng bạo lực như một cách để lấy lại quyền lực của mình. (Nam giới ở Hà Nội) 14
  15. Khuyến nghị 15 Photo: Na Son/CSAGA
  16. Ý nghĩa của các phát hiện đối với các hoạt động can thiệp Một số các yếu tố ảnh hưởng tới bạo lực do chồng gây ra liên quan tới các hành vi ủng hộ nam quyền và bất bình đẳng giới: như chồng có quan hệ ngoài hôn nhân và chồng đánh nhau với đàn ông khác. Việc chồng sử dụng rượu cũng làm tăng đáng kể nguy cơ phụ nữ chịu bạo lực. Phát hiện cũng cho thấy rõ nét cách mà bạo lực tồn tại trong gia đình qua các thế hệ, bạo lực là hành vi được học hỏi qua các thế hệ trong gia đình. Kết quả phân tích cho thấy những trải nghiệm về bạo lực trong gia đình thời thơ ấu có ảnh hưởng lâu dài tới mối quan hệ gia đình trong cuộc sống sau này, khiến cho phụ nữ chịu nguy cơ cao hơn về bạo lực do chồng gây ra và nam giới có nguy cơ trở thành người ngược đãi vợ cao hơn. Những phát hiện này cho thấy nhu cầu cấp thiết về can thiệp trong phạm vi gia đình (đặc biệt can thiệp đối với trẻ em), trong phạm vi trường học, cộng đồng, bao gồm cả nam giới và trẻ em trai. Khuyến nghị Các khuyến nghị cụ thể từ các phát hiện trên được đề ra như sau: 1. Tập trung vào phòng ngừa như một nguyên tắc chính để giải quyết bạo lực trên cơ sở giới. Các phát hiện cho thấy trải nghiệm sớm về bạo lực, đặc biệt bạo lực khi ở cùng cha mẹ, gây ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời đối với cả nam giới cũng như nữ giới, làm tăng nguy cơ khiến họ trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm gây ra bạo lực. Các biện pháp can thiệp cần được bắt đầu sớm trong cuộc đời nhằm phá vỡ chu kỳ bạo lực và ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới trước khi bạo lực hình thành. Các chương trình phòng chống cần tập trung ngăn ngừa lạm dụng trẻ em, các hành vi kiểm soát cưỡng ép, cũng như bạo lực tình dục và thể xác, đồng thời tích cực thúc đẩy bình đẳng giới và phản kháng trước các hành vi nam tính tiêu cực. Thúc đẩy giáo dục giới tính như một nội dung độc lập hoặc một cấu phần của chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ em trai và trẻ em gái trong hoặc ngoài trường học cũng không kém phần quan trọng. Chương trình giáo dục nên dựa trên quyền, khẳng định quyền về tình dục của thanh niên nói chung và của phụ nữ cùng trẻ em gái nói riêng, tránh tăng cường ủng hộ vai trò giới cũng như tiêu chí truyền thống về giới liên quan tới giới tính và quan hệ tình dục. Trình độ giáo dục cao hơn của phụ nữ và nam giới là một yếu tố mang tính hỗ trợ và nên được thúc đẩy, cùng với các kiến thức về bình đẳng giới và nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ cùng trẻ em gái nên được gắn vào chương trình học ở trường cũng như các chương trình đào tạo khác. 2. Đẩy mạnh hoạt động bình đẳng giới và phòng tránh bạo lực trên cơ sở giới bằng cách tăng cường nhận thức về các yếu tố nguy cơ về bạo lực đối với phụ nữ với cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt cho các cặp vợ chồng trẻ. Các phát hiện cho thấy bạo lực thường xuất hiện sớm trong hôn nhân và cũng liên quan tới các áp lực như tình hình kinh tế và số con. Do đó các chương trình phòng chống nên tập trung vào cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là trước khi kết hôn. Tập huấn tiền hôn nhân nên tập trung và thay đổi các chuẩn mực xã hội tư duy hiện thời về vai trò cũng như vị trí truyền thống của phụ nữ trong gia đình để ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ trong hôn nhân. Các tập huấn tiền hôn nhân cũng nên đề cập tới bạo lực đối với phụ nữ và nhắm đến nguyên nhân cơ bản của bạo lực chính là sự bất bình đẳng giới. Cả phụ nữ và đàn ông cần nhận thức về các yếu tố có thể tăng nguy cơ về bạo lực và tìm hiểu cách xử lý các tình huống xung đột không dùng bạo lực. 16
  17. 3. Làm việc với cộng đồng nhằm xóa bỏ sự kỳ thị và giữ im lặng đối với bạo lực trên cơ sở giới và thay đổi các quy chuẩn xã hội liên quan tới sự chấp nhận bạo lực và hạ thấp vị thế người phụ nữ. Đề cập đến tình dục, lạm dụng tình dục, hãm hiếp và bạo lực gây ra bởi chồng vẫn được coi là cấm kỵ ở Việt Nam. Nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới là phụ nữ và trẻ em gái thường bị xã hội chỉ trích và hậu quả là những phụ nữ và trẻ em gái bị lạm dụng thường đổ lỗi cho bản thân và tự hạ thấp chính mình. Do vậy các chương trình truyền thông cần tập trung xóa bỏ kỳ thị đối với phụ nữ và trẻ em gái, những người đã phải chịu bạo lực. Các sáng kiến cộng đồng nên tập trung vào tăng cường hiểu biết, kỹ năng và việc thực thi của các thành viên trong cộng đồng cũng như cán bộ địa phương nhằm thay đổi các quy chuẩn xã hội liên quan tới việc chấp nhận bạo lực và hạ thấp vị thế người phụ nữ. Việc có những phản ứng thích hợp trong hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới cùng những nạn nhân thứ cấp (những người gián tiếp bị ảnh hưởng bởi bạo lực như trẻ em) là rất quan trọng. 4. Làm việc với nam giới và trẻ em trai nhằm khuyến khích hình mẫu đàn ông hướng tới bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Các phát hiện chỉ ra mối liên hệ vững chắc và thống nhất giữa việc người chồng gây bạo lực với những nam giới có các hành vi có hại khác nhằm thể hiện sự nam tính. Đàn ông có uống rượu, có mối quan hệ ngoài hôn nhân hoặc đánh nhau với người đàn ông khác nhiều khả năng gây ra bạo lực đối với vợ. Bạo lực do đàn ông gây ra vẫn được xã hội Việt Nam đồng tình cao dựa trên lý giải rằng đàn ông thường có “máu nóng”. Nhằm thay đổi những quan điểm này thì trong thực tế, mô hình về “hình mẫu đàn ông lý tưởng” hướng tới bình đẳng, tôn trọng và các tiêu chí lành mạnh về nam tính cần được xây dựng và khuyến khích trong xã hội. Hình mẫu nên là người đàn ông Việt Nam biết cách chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái, sẵn sàng giúp đỡ vợ và có kỹ năng xử lý mâu thuẫn tốt. Các chương trình giáo dục và truyền thông cũng cần giúp trẻ em trai và đàn ông xây dựng kỹ năng kiểm soát bản thân và không dùng bạo lực để xử lý các tình huống xung đột trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Giáo dục về bạo lực trên cơ sở giới nên là chương trình bắt buộc đối với thủ phạm gây bạo lực. 5. chỉ rõ vấn nạn ngược đãi trẻ em và thúc đẩy mô hình gia đình lành mạnh không bạo lực cho trẻ nhỏ. Khi trẻ em (cả trai và gái) lớn lên trong môi trường gia đình bạo lực, các mối quan hệ bất bình đẳng giới, chịu đựng bạo lực, trẻ học được rằng quyền lực trong mối quan hệ gia đình được duy trì bằng bạo lực và bạo lực là một phần trong mối quan hệ vợ chồng là điều bình thường. Việc dùng bạo lực như một phương tiện để kỷ luật, giáo dục hay giải quyết vấn đề là nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên cơ sở giới trong cuộc sống sau này của trẻ. Trong tất cả trường hợp bạo lực gia đình đều có kẻ gây bạo lực, nạn nhân chính và nạn nhân thứ cấp ( trẻ em, các thành viên khác trong gia đình, v vv). Bằng cách xây dựng gia đình lành mạnh với môi trường không bạo lực cho trẻ em, chúng ta hoàn toàn có thể phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả và triệt để. Chúng ta cần thúc đẩy yêu thương và sự tôn trọng nhằm đem đến bình yên và hạnh phúc cho từng cá nhân, từng thành viên trong gia đình ở Việt Nam. Trường học phải là nơi không có bạo lực và cần chấm dứt thực tế sử dụng bạo lực như công cụ giáo dục, kỷ luật hoặc giải quyết xung đột. 17
  18. 6. Lồng ghép phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực trên cơ sở giới với các chương trình kinh tế và y tế khác sử dụng cách tiếp cận liên ngành. Các phát hiện chỉ ra rằng cùng với các trải nghiệm sớm về bạo lực, các yếu tố như đóng góp vào tài chính của hộ, tình trạng kinh tế xã hội và trình độ giáo dục cũng có liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ. Phụ nữ và nam giới ở điều kiện kinh tế xã hội thấp đặc biệt có nguy cơ trở thành nạn nhân hoặc người gây bạo lực. Do đó các phát hiện của nghiên cứu cho thấy cần có những giải pháp toàn diện. Để xác định bạo lực đối với phụ nữ hiệu quả, cần áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành với sự tham gia của tất cả các cơ quan và tổ chức có liên quan. Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cần được phối hợp với các chương trình phát triển kinh tế dành cho các hộ nghèo. Những chương trình hỗ trợ phải được dựa trên cơ sở hiểu biết về cách bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới tác động tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới và gia đình họ. Ngành y tế cũng đóng vai trò quan trọng, nhân viên y tế cần được đào tạo để đối phó với bạo lực một cách linh hoạt và phù hợp với từng hoàn cảnh của địa phương. Các ứng phó này cần được thực hiện với sự phối hợp cùng các ban ngành, các tổ chức xã hội khác qua các chương trình và chiến lược toàn diện ở cấp quốc gia cũng như ở các cấp địa phương. 7. Tăng cường năng lực và nhân rộng các mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới hiện đã được thí điểm tại 63 xã của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 (hiện mô hình này đã được nhân rộng lên 75 xã). Một mô hình hiện đã có Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiếu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, Tổ phòng, chống bạo lực giới, Địa chỉ tin cậy, Nhà tạm lánh ở cộng đồng. Việc tăng cường năng lực cho mô hình, cán bộ thực hiện mô hình như: chuẩn hoá các tiêu chí về nhà tạm lánh tại cộng đồng, địa chỉ tin cậy;đào tạo, tập huấn giúp tăng khả năng tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực; tăng cường truyền thông cho người dân giúp họ tự vệ trước bạo lực góp phần giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới trong cộng đồng. 8. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức xã hội, các cơ quan, tổ chức và chính phủ về bạo lực trên cơ sở giới. Nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của việc lồng ghép các chương trình và chiến lược một cách toàn diện, cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức, cơ quan nhà nước đối với bạo lực trên cơ sở giới. Các tổ chức, cơ quan có liên quan như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, những người làm việc trong cơ quan truyền thông, các cơ quan công an, tòa án, giáo dục và y tế, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, quản lý nhà nước về gia đình. 9. Các chính sách phòng tránh và can thiệp cần được thực hiện trên toàn quốc, trong trường hợp thiếu kinh phí, các chương trình/dự án thử nghiệm nên được ưu tiên với các vùng có phụ nữ ở nhóm chịu bạo lực cao nhất (Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Các phát hiện nhấn mạnh tính cấp thiết của các biện pháp liên ngành. Những biện pháp này nên được thực hiện trong một kế hoạch hành động quốc gia. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nguồn lực hữu hạn, dự án/ chương trình thử nghiệm nên được ưu tiên trước cho các vùng nơi phụ nữ đang có nguy cơ cao về bạo lực mà theo như báo cáo này là 3 vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 18
  19. Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam ĐT: 84-4-3822 6632 Fax: 84-4-3823 2822 Website: