Tài liệu huấn luyện về hệ thống tiêu đề chủ đề của thư viện quốc hội Hoa Kỳ

pdf 386 trang huongle 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu huấn luyện về hệ thống tiêu đề chủ đề của thư viện quốc hội Hoa Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huan_luyen_ve_he_thong_tieu_de_chu_de_cua_thu_vien.pdf

Nội dung text: Tài liệu huấn luyện về hệ thống tiêu đề chủ đề của thư viện quốc hội Hoa Kỳ

  1. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A. 2009
  2. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A. © 2009
  3. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN VỀ HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. DO HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM HỘI HỖ TRỢ THƯ VIỆN VÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM (LEAF-VN) Tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tháng 11 và 12 năm 2009 © 2009 LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A.
  4. SÁCH TẶNG — DEDICATION Tác phẩm này là tặng phẩm của các soạn giả và Hội LEAF-VN (Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam) tại Hoa Kỳ cho các Trường Thư Viện, các thư viện Việt Nam để đóng góp vào nhu cầu học hỏi, nghiên cứu và phát triển ngành Thư viện và Thông Tin Học Việt Nam. This publication is a gift from the compilers and the LEAF-VN (The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam), U.S.A. to the Library Schools, the libraries in Vietnam as a contribution to the study, research and the development of the field of library and information science in Vietnam.
  5. CẢM TẠ Các soạn giả Lâm Vĩnh-Thế, Phạm Thị Lệ-Hương và Hội LEAF-VN xin chân thành cảm ơn quý vị hội viên, quý vị cố vấn và các thân hữu của Hội LEAF-VN: John Celli, Kent Con- verse, Lien Huong Fiedler, Ngoc My Guidarelli, Hoàng Ngọc Hữu, Bình P. Lê, Esther Mckintosh, Dr. Charles Nguyễn, Dean and professor of School of Engineering, Catholic Univer- sity of America, Ngọc Sương Thomas, Kim-Lien Trenbath, Mai Anh Từ, Harry Wu, President of Laogai Foundation đã giúp đỡ tài chính, cũng như các vị đồng nghiệp ngành thư viện thông tin: Ông Phạm Thế Khang & anh chị em nhân viên Phòng Đọc của Thư Viện Quốc Gia V.N., Ông Nguyễn Xuân Đức, Ông Huỳnh Trung Nghĩa & anh chị em nhân viên Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM, Ông Nguyễn Minh Hiệp & anh chị em nhân viên TV Đ.H. Khoa Học Tự Nhiên TP HCM, Bà Liên-Hương Fiedler, T.S. John Celli, Ông Rann Chrouk nhân viên của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Bà Ngọc Mỹ Guidarelli của T.V. Virginia Commonwealth University, Richmond, VA., Ông Nguyễn Minh Lân và bà Lý Thu Vân, TS. Trần Huy Bích, cựu Quản thủ thư viện, ĐH UCLA và USC, California, của Viện Việt Học, Westminster, Hoa Kỳ, v.v đã hỗ trợ cho các soạn giả trong việc tìm tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh để làm minh hoạ, giúp đọc bản thảo và giúp chúng tôi hoàn thành việc soạn thảo, xuất bản tài liệu huấn luyện về vấn đề tiêu đề chủ đề tại Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam đã nhận lời tổ chức và bảo trợ cho hai khoá huấn luyện về “Hệ thống tiêu đề chủ đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ” này vào tháng 11 và 12 năm 2009. Đặc biệt Thư Viện Quốc Gia đã tài trợ cho việc in 200 đĩa CD tài liệu huấn luyện này. Nếu không có những giúp đỡ quý báu này của tất cả quý vị, việc huấn luyện chuyên môn về tiêu đề chủ đề của Thư viện quốc Hội Hoa Kỳ cũng như xuất bản tài liệu về tiêu đề chủ đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ này sẽ không thể thực hiện được tại Việt Nam. Trân trọng cám ơn tất cả quý vị. Soạn giả: Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương - i -
  6. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU i PHẦN MỞ ĐẦU : ĐỊNH NGHĨA TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ 1 PHẦN 1 : LÝ THUYẾT TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ 2 1.1. Biên mục mô tả và Biên mục chủ đề 2 1.2. Công tác Biên mục chủ đề và công tác phân loại 2 PHẦN 2 : HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) 2.1. Lịch Sử 4 2.1.1. Các giai đoạn phát triển . 4 2.1.2. Các ấn bản . 5 2.1.3. Hiện trạng . 5 2.2. Những nguyên tắc căn bản . 7 2.2.1. Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant) 8 2.2.2. Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc giả (User and usage) . 8 2.2.3. Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhứt (Uniform heading) . 9 2.2.4. Nguyên tắc về tiêu đề duy nhứt (Unique heading) . 9 2.2.5. Nguyên tắc về tiêu đề chính xác (Specific entry) 10 2.3. Hệ thống tham chiếu (Syndetic structure) 10 2.4. Các hình thức của tiêu đề (Forms of Headings) 12 2.4.1. Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings) 12 2.4.1.1. Tiêu đề chỉ một khái niệm duy nhứt (Single-concept headings) 13 2.4.1.1.1. Tiêu đề từ đơn (Single-word headings) 13 2.4.1.1.2. Tiêu đề cụm từ (Multiple-word or phrase headings 13 2.4.1.2. Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm (Multiple-concept headings) . 13 2.4.1.3. Tiêu đề đảo ngược (Inverted headings) 14 2.4.2. Tiêu đề hình thức (Form headings) . 16 2.4.3. Tiêu đề chỉ tên (Name headings) . . 16 2.4.3.1. Tiêu đề tên người (Personal name headings) 16 2.4.3.2. Tiêu đề tên hội đoàn (Corporate name headings) 17 2.4.3.3. Tiêu đề địa danh (Geographic name headings) . 17 2.5. Tiểu phân mục (Subdivisions) . 18 2.5.1. Tiểu phân mục đề tài (Topical subdivisions) 18 2.5.2. Tiểu phân mục địa lý (Geographical subdivisions) . 18 - ii -
  7. 2.5.3. Tiểu phân mục thời gian (Chronological subdivisions) . 19 2.5.4. Tiểu phân mục hình thức (Form subdivisions) 19 2.5.5. Tiểu phân mục phù động tự do (Free-floating subdivisions) 20 2.5.6. Tiểu phân mục phù động tự do theo Tiêu đề mẫu (Free-floating subdivisions controlled by pattern headings) . 20 2.5.7. Thứ tự áp dụng tiểu phân mục (Order of Subdivisions) 23 PHẦN 3 : ẤN ĐỊNH TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (Assigning subject headings) 24 3.1. Phân tích nội dung tài liệu (Content analysis) .24 3.2. Chọn tiêu đề chủ đề (Selection of subject headings) . 25 PHẦN 4 : TIÊU ĐỀ CHUẨN CỦA LC (LC Subject authorities) . 28 4.1. Mục đích 28 4.2. Tiêu đề chủ đề chuẩn (Subject authority headings) (100, 150, 151) 30 4.3. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên người (Personal name authority headings) (100) . 32 4.3.1. Tên người dùng làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (100) hay dẫn mục phụ (700, 800)(Personal name authority used for main entry or added entry) 32 4.3.2. Tên người vừa dùng tên thật, vừa dùng bút hiệu để viết nhiều thể loại khác nhau, được dùng làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (100) hay dẫn mục phụ (700, 800) theo AACR2 Quy tắc 22.2B2 . 34 4.3.3. Tiêu đề chuẩn là tên người dùng làm tiêu đề chủ đề (Personal name authority headings used as subject headings) (100) . 38 4.3.4. Tiêu đề chuẩn là tên dòng họ dùng làm tiêu đề chủ đề (Family name used as subject headings) (100) 40 4.4. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội đoàn (Corporate name authority headings) (110) 43 4.5. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội nghị (Conference name authority headings) (111) 46 4.6. Tiêu đề chuẩn dùng cho địa danh (Geographic name authority headings) (151) 48 4.6.1 Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn dung làm tiêu đề chủ đề (Corporate name authority headings combined with geographic name) (110) 51 4.6.2. Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn và tiểu phân mục đề tài dùng làm tiêu đề chủ đề . 53 4.7. Tiêu đề chuẩn dùng cho Tên người/Nhan đề (Name/Title authority headings) (100 $t, 700 $t ) . 57 4.8. Tiêu đề chuẩn cho tùng thư (Series name authority headings) (130) . .58 - iii -
  8. 4.9. Tiêu đề chuẩn cho nhan đề đồng nhất (Uniform title authority heading) (130) . 60 4. 9. 1. Tài liệu thánh thư, thí dụ kinh thánh có nhan đề đồng nhất trong Trường 130 và 630 (Uniform title for Sacred books) 61 4 .9. 2. Nhan đề đồng nhất cho cùng một tài liệu nhưng có nhiều ấn bản với nhiều ngôn ngữ 66 PHẦN 5 : KHUÔN THỨC MARC 21 DÙNG CHO TIỀU ĐỀ CHUẨN VÀ TIỀU ĐỀ CHỦ ĐỀ LC (MARC 21 Format For Subject Authority and LC Subject Headings) . 70 5. Biểu ghi Tiêu đề chuẩn là gì? (What is an authority record?) 70 5.1. MARC 21 và Tiêu đề chủ đề chuẩn (MARC 21 and Subject Authority) 71 5. 1. 1. Tiêu đề tên người (Heading – Personal name) (100) 74 5. 1. 2. Tiêu đề tên hội đoàn (Heading – Corporate name) (110) 83 5. 1. 3. Tiêu đề tên hội nghị (Heading – Conference name) (111) . 91 5. 1. 4. Tiêu đề nhan đề đồng nhất (Heading – Uniform title) (130) 94 5. 1. 5. Tiêu đề - Từ chỉ định thời gian (Heading – Chronological term) (148) . 98 5. 1. 6. Tiêu đề - Từ chỉ định đề tài (Heading – Topical term) (150) 99 5. 1. 7. Tiêu đề - Từ chỉ định địa lý (Heading – Geographical term) (151) . 102 5. 1. 8. Tiêu đề - Từ chỉ định thể loại/hình thức (Heading – Genre/Form Term) 155 109 5. 1. 9. Tiêu đề - Tiểu phân mục tổng quát (Heading – General Subdivision) (180) . 110 5. 1. 10. Tiêu đề - Tiểu phân mục địa lý (Heading – Geographic subdivision) (181) 114 5. 1. 11. Tiêu đề - Tiểu phân mục thời gian (Heading – Chronological subdivision) (182 117 5. 1. 12. Tiêu đề - Tiểu phân mục hình thức (Heading – Form subdivision) (185) 120 5. 2. Tham chiếu và Tiêu đề chủ đề chuẩn LC (References and LC Authotity) . 122 5. 2. 1. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên người (Used for/See from tracing – Personal name) (400) 124 5. 2. 1. 1 : Tìm tiêu đề chuẩn trong Hồ sơ Tiêu đề chuẩn của LC: 126 5. 2. 1. 2. Tìm tài liệu có trong Thư mục trực tuyến của LC (Searching LC Online Catalog) 131 5. 2. 2. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên hội đoàn (Used for/See from tracing – Corporate name) (410) . 133 5. 2. 3. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên hội nghị (Used for/See from tracing – Conference name) (411) 137 5. 2. 4.Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề (Từ chỉ định đề tài) (See from tracing (Topical term) (450) 140 5. 2. 5. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề địa danh (See from tracing (Geographic name) (451) 142 5. 2. 6. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề thể loại/hình thức (See from tracing (Genre/form subdivision)) (451) 147 5. 2. 7. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM tổng quát (See from tracing (General subdivision)) (480) 148 - iv -
  9. 5. 2. 8. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM địa lý (See from tracing (Geographic subdivision)) (481) 150 5. 2. 9. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM thời gian (See from tracing (Chronological subdivision) (482) 154 5. 2. 10. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề TPM hình thức (See also from tracing (Form subdivision)) (485) 155 5. 2. 11. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (Từ chỉ thời gian) (See also from tracing (Topical term)) (550) 158 5. 2. 12. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (Địa danh) (See also from tracing (Geographic name)) (551) . 158 5. 2. 13. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM tổng quát) (See also from tracing (General subdivision)) (580) 161 5. 2. 14. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM địa lý)(See also from tracing (Geographic subdivision)) (581) . 163 5. 2. 15. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM thời gian) (See also from tracing (Chronological subdivision)) (582) . 165 5. 2. 16. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM thời gian) (See also from tracing (Chronological subdivision)) (582) 166 5. 2. 17. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM hình thức) (See also from tracing (Form subdivision)) (585) 167 5. 3. Thông tin về ghi chú tổng quát của MARC 21 (MARC 21 General Note Information) 168 5. 3. 1. Ghi chú tổng quát dùng nội bộ (L) (Nonpublic General Note) (667) .169 5. 3. 2. Ghi chú về nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng (L) (Source Data Found) (L) (670) . 170 5. 3. 3. Ghi chú về nguồn thông tin không tìm thấy (Source Data Not Found) (675). . 171 5. 3. 4. Ghi chú tổng quát để công bố (L) (Public General Note) (680) 171 5 . 3. 5. Ghi chú về thí dụ của chủ đề được dùng trong kê dẫn tiêu đề (Subject Example Tracing Note (681) . 174 PHẦN 6. THƯ TỊCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES) 177 PHẦN 7. TÀI LIỆU THỰC TẬP (MATERIALS FOR PRACTICUM) . 179 PHẦN 8. PHỤ LỤC (APPENDICES) A. Lâm Vĩnh-Thế “Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH,” bài thuyết trình được đọc tại Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings” do Thư Viện Quốc Gia chủ trì và diễn ra tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM vào ngày 5/01/2009. B. Thomas Mann. “Tiêu đề “Việt Nam” trong Bảng Tiêu Đề Đề Mục của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.” - v -
  10. LỜI NÓI ĐẦU Tháng 3 năm 1998, một trong hai người soạn tài liệu nầy, ông Lâm Vĩnh Thế, lúc đó đang giữ chức vụ Trưởng Ban Biên Mục của Thư viện Trường Đại Học Sas- katchewan, Canada, đã đến Hà Nội để tham dự một hội nghị quốc tế về Công nghệ thông tin lần thứ 10 (NIT ’98 : 10th International Conference [on] New Information Tech- nology” tổ chức vào hai ngày 24-26 tháng 3 năm 1998. Tuy hội nghị đã bị hủy bỏ vào giờ chót, một Hội thảo thu nhỏ quốc tế cũng đã được tổ chức tại Thư Viện Quốc Gia vào ngày 24-03-1998, và ông Lâm Vĩnh Thế cũng đã có dịp thuyết trình về đề tài: “Library Development in Vietnam : Urgent Needs for Standardization.” (xem tr. 141-148 kỷ yếu “NIT ’98 : 10th International Conference [on] New Information Technol- ogy : March 24-26, 1998”, Hanoi, Vietnam. Proceedings / edited by Ching-chih Chen. West Newton, Mass. : MicroUse Information, 1998); bài thuyết trình nầy cũng có thể truy dụng tại URL sau đây: bản dịch ra Việt ngữ “Vấn đề phát triển thư viện tại Việt Nam : chuẩn hóa là điều khẩn thiết nhất,” dịch giả: Phạm Thị Lệ-Hương, có thể truy dụng tại URL sau đây: StandardizationUVN.htm). Trong bài thuyết trình nầy, tác giả kêu gọi cộng đồng thư viện Việt Nam thực hiện các tiêu chuẩn cần thiết cho công tác chuyên môn trong thư viện, cụ thể là các chuẩn AACR2 (Anglo-American Cataloging Rules, 2nd Edition), Li- brary of Congress Subject Headings (LCSH) và MARC. Sau đó, chuẩn AACR2 rút gọn (The Concise AACR2 của tác giả Michael Gorman) cũng đã được hai dịch giả Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương dịch ra Việt ngữ với nhan đề Bộ Quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 xuất bản năm 2002 và 1800 bản được chuyển về để biếu cho cộng đồng thư viện Việt Nam vào năm 2003, dưới sự bảo trợ của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam = The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam, gọi tắt là LEAF-VN). Mùa Hè năm 2004, ba khóa tập huấn về AACR2 đã được tổ chức tại Việt Nam (2 tại Hà Nội và 1 tại TP Hồ Chí Minh); phụ trách giảng dạy là Cô Phạm Thị Lệ-Hương và bà Ngọc Mỹ Guidarelli, hai thành viên của hội LEAF-VN, và đã phân phối 800 CD tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988” do hai giảng viên này biên soạn. Trong tài liệu này hai giảng viên cũng kêu gọi và cỗ vũ việc thiết lập “Tiêu đề chuẩn Việt Nam” và đề nghị Thư Viện Quốc Gia đứng ra chủ trì việc làm này ngõ hầu tạo lập một “Bộ tiêu đề chuẩn Việt Nam” (Vietnam Authority File) dựa trên LC Authorities. Cẩm nang nầy có thể truy dụng tại URL sau đây: Cộng đồng thư viện Việt Nam cũng đã thực hiện việc chuyển dịch ra Việt ngữ hai chuẩn Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (bản rút gọn, ấn bản thứ 14) và MARC 21. Ngày 05 tháng 01 năm 2009, Thư Viện Quốc Gia đã tổ chức tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh một khóa Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings.” Ông Lâm Vĩnh Thế cũng đã gửi một bài thuyết trình về cho - vi -
  11. khóa hội thảo toàn quốc nầy; bài thuyết trình mang tên : “Tiêu đề đề mục trong công tác biên mục và hệ thống LCSH,” bài thuyết trình nầy có thể truy dụng tại URL sau đây: Sự thành công của hội thảo toàn quốc đã khích lệ tinh thần rất nhiều đối với các quản thủ thư viện trong và ngoài nước Việt Nam. Hội LEAF-VN quyết định đóng góp vào nỗ lực chuẩn hoá nghiệp vụ căn bản này, và chỉ định hai hội viên Lâm Vĩnh- Thế và Phạm Thị Lệ-Hương phụ trách việc soạn thảo tài liệu để dùng trong khoá huấn luyện giúp các đồng nghiệp ở Việt Nam làm quen với công cụ chuẩn nổi tiếng của ngành biên mục đề mục tại Hoa Kỳ và bắc Mỹ, đó là Library of Congress Subject Headings (Hệ thống Tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ). Để sửa soạn tài liệu cho khóa huấn luyện nầy các soạn giả đã nhận được những giúp đỡ cụ thể của quý vị đồng nghiệp tại Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa Học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh, Thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM, Thư viện Viện Việt Học, West- minster, California. Chúng tôi chân thành ghi nhận những trợ giúp quý báu này của các đồng nghiệp tại Việt Nam. Đây là một sự hợp tác chặt chẽ giữa các đồng nghiệp ngành thư viện của Việt Nam với các quản thủ thư viện người Việt tại nước ngoài, với mục đích nâng cao phẩm chất và chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện Việt Nam ngõ hầu hòa nhập với cộng đồng thư viện thế giới. Tài liệu nầy được soạn thảo để sử dụng cho các khóa huấn luyên do Hội LEAF- VN phụ trách với sự bảo trợ và tổ chức của Hội Thư Viện Việt Nam và Thư Viện Quốc Gia Việt Nam. Trong khi soạn thảo tài liệu huấn luyện các soạn giả đã sử dụng các sách trong thư viện, tài liệu trên Internet, và việc viết ra tài liệu nầy có thể có lỗi không thể tránh được, nó chỉ được tìm thấy trong lúc phụ trách việc giảng dạy trong khóa huấn luyện, do đó các soạn giả xin chịu trách nhiệm về những lỗi nầy và sẽ xin bổ chính sau để niêm yết trên trang nhà của Hội LEAF-VN ( Hai khóa huấn luyện về Library of Congress Subject Headings cho cộng đồng thư viện Việt Nam sẽ được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào các tháng 11 và 12 năm 2009, và chúng tôi hy vọng rằng nỗ lực của Hội LEAF-VN, của Thư Viện Quốc Gia Việt Nam, và của Hội Thư Viện Việt Nam sẽ giúp nâng cao phẩm chất nghiệp vụ của các đồng nghiệp trong cộng đồng thư viện Việt Nam. Ngày 1 tháng 3 năm 2009 Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế & Phạm Thị Lệ-Hương - vii -
  12. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS SYSTEM) PHẦN MỞ ĐẦU ĐỊNH NGHĨA TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ Tiêu Đề Chủ Đề (TĐCĐ) là cụm từ được sử dụng để dịch cụm từ tiếng Anh Subject Heading theo quyết định chung của cuộc Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings”,do Hội Thư Viện Việt Nam, Thư Viện Quốc gia, Vụ Thư Viện, Liên Chi Hội Thư Viện Đại Học Phía Nam và Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM đồng tổ chức. Hội thảo do Thư Viện Quốc Gia chủ trì và diễn ra tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM vào ngày 5 tháng 01 năm 2009. Heading: Theo Từ điển Webster’s New Complete Dictionary (New York : SMITHMARK, 1995), ở trang 239, từ Heading có 2 nghĩa; nghĩa thứ 2 được ghi ra như sau: “something that forms or serves as a head.” Theo Từ Điển Anh-Việt = Eng- lish – Vietnamese Dictionary / Trần Kim Nở [và những người khác]. New 3rd ed. 1993 (Hà Nội ; TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1993), ở trang 937, từ Heading được dịch là Tiêu đề, đề mục. Subject: Theo Từ điển Webster’s New Complete Dictionary (New York : SMITHMARK, 1995), ở tr. 513, từ Subject có tất cả 5 nghĩa khác nhau; nghĩa thứ 4 được ghi ra như sau: “the person or thing discussed or treated, với 2 từ đồng nghĩa là TOPIC, THEME. Theo Từ Điển Anh-Việt = English – Vietnamese Dictionary / Trần Kim Nở [và những người khác]. New 3rd ed. 1993 (Hà Nội ; TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1993), ở trang 2075, từ Subject có tất cả 5 nghĩa; nghĩa thứ 1 được dịch là Chủ đề, đề tài, đối tượng. Do đó cụm từ Subject Heading có thể dịch là Tiêu đề chủ đề. Theo cuốn từ điển ODLIS: Online Dictionary for Library and Information Science của Joan M. Reitz, có thể truy dụng tại URL sau đây: cụm từ Sub- ject heading được định nghĩa như sau: “The most specific word or phrase that de- scribes the subject, or one of the subjects, of a work, selected from a list of preferred terms (controlled vocabulary) and assigned as an added entry in the bibliographic re- cord to serve as an access point in the library catalog = Một từ hay cụm từ cụ thể nhứt mô tả chủ đề, hay một trong các chủ đề, của một tác phẩm, được chọn ra từ một danh mục những từ chọn lọc (từ vựng có kiểm soát) và được sử dụng như là một dẫn mục phụ [tiểu dẫn phụ, tiêu đề bổ sung] trong một biểu ghi thư tịch để đóng vai trò của một điểm truy dụng trong một mục lục thư viện.” - 1 -
  13. PHẦN 1 LÝ THUYẾT TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ 1.1. Biên Mục Mô Tả và Biên Mục Chủ Đề Công tác biên mục gồm hai phần khác hẳn nhau: 1) biên mục mô tả, dựa vào chuẩn AARC2, cung cấp những thông tin về hình thức của tài liệu, thí dụ như tên tác giả, tên của tài liệu (nhan đề), tên nhà xuất bản, năm xuất bản, ấn bản, số tiêu chuẩn quốc tế, vv; và, 2) biên mục chủ đề giới thiệu nội dung của tài liệu. Thành quả của công tác biên mục là một biểu ghi thư tịch cho tài liệu được làm biên mục. Biểu ghi thư tịch chính là một lộ đồ để giúp cho người sử dụng thư viện tìm đến được tài liệu mà họ cần. Lộ đồ nầy bao gồm tất cả những yếu tố cần thiết về hình thức lẫn nội dung của tài liệu. Tất cả những yếu tố nầy sẽ đóng vai trò của những điểm truy dụng để đưa người sử dụng đến tài liệu. Trong Khóa Huấn Luyện nầy, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về Công Tác Biên Mục Chủ Đề. Trong công tác biên mục chủ đề, biên mục viên sẽ thực hiện hai tác vụ căn bản như sau:  Xác định chủ đề của tài liệu  Chọn một hay nhiềuTĐCĐ, dựa vào một bảng TĐCĐ chuẩn, để đưa vào biểu ghi thư tịch 1.2. Công Tác Biên Mục Chủ Đề và Công Tác Phân Loại Tuy cùng nhắm chung một hướng là cung cấp cho người sử dụng thư viện thông tin về nội dung của tài liệu, và do đó bổ túc cho nhau, hai công tác nầy hoàn toàn khác nhau trong cách thực hiện cũng như sử dụng những chuẩn khác nhau. Trong công tác phân loại, dựa trên các hệ thống phân loại chuẩn như Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification, hay gọi tắt là DDC), Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification, hay gọi tắt là UDC), hay Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification, hay gọi tắt là LCC) v.v., phân loại viên chọn ra một số phân loại, sau đó thêm vào các ký hiệu khác (như số cho tên tác giả, năm xuất bản, v.v.) nhằm tạo ra một ký hiệu dùng để xếp giá cho tài liệu đang được làm biên mục. Mỗi một tài liệu chỉ có một ký hiệu xếp giá mà thôi. Ngay cả khi tài liệu đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, phân loại viên cũng phải quyết định chọn chủ đề nào là chính yếu nhứt để lấy số phân loại, và loại bỏ các chủ đề kia. “Do đó công tác phân loại thường được xem như là phương pháp cung cấp truy cập nội dung của tài liệu theo một đường thẳng (linear approach), chỉ đưa độc giả đến một điểm trên con đường thẳng đó.” (Lâm Vĩnh Thế, Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH,” bài thuyết trình được đọc tại Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject - 2 -
  14. Headings” đã nói bên trên, tr. 4) [Độc giả có thể truy cập bài này tại địa chỉ URL này: ] Công tác biên mục chủ đề thì khác hẳn. Trước hết, dụng cụ làm việc của các biên mục viên là các bảng liệt kê TĐCĐ chuẩn như là Sears List of Subject Headings (thường được gọi tắt là bảng Sears), hoặc Library of Congress Subject Headings (thường được gọi tắt là LCSH) ở Hoa Kỳ, hay Canadian Subject Headings và Réper- toire de vedettes-matière (thường được gọi tắt là RVM; là một bảng TĐCĐ tiếng Pháp, có thể truy dụng trực tuyến tại URL nầy: e.html ) ở Canada, v.v. Biên mục viên có thể chọn một hay nhiều TĐCĐ để giới thiệu những chủ đề khác nhau được đề cập, thảo luận trong tài liệu. “Do đó công tác biên mục đề mục thật sự cung cấp phương pháp truy cập nội dung tài liệu theo lối đa chiều (multi-dimensional approach), vì nó giúp độc giả thấy được nội dung đa dạng của tài liệu.) (Lâm Vĩnh Thế, Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH, tài liệu đã trích dẫn bên trên, tr. 4). Hệ thống phân loại nghiêng về sắp xếp tài liệu hơn là truy dụng tài liệu. Nó cung cấp cho thư viện một phương thức sắp xếp và lưu trữ tài liệu rất lô-gích. Tuy nhiên giới hạn của số phân loại là tự bản thân nó, với các ký hiệu, đã mang tính “nhân tạo,” người sử dụng thư viện nói chung ít có khả năng nắm vững ý nghĩa của con số phân loại. Ngược lại, TĐCĐ ngay tự bản thân chính là một dụng cụ để truy dụng tài liệu. Nó lại sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, và toàn bộ danh mục các TĐCĐ lại được sắp xếp theo mẫu tự nên rất gần gũi với người sử dụng thư viện. Người ta nghĩ đến một đề tài như thế nào trong đầu thì cứ dùng ý niệm (concept) đó, hoặc cái từ (term) có sẵn trong đầu để tiến hành việc truy dụng tài liệu trong mục lục. Trong Khóa Huấn Luyện nầy, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu hệ thống TĐCĐ chuẩn quan trọng nhứt của Bắc Mỹ: chuẩn LCSH. - 3 -
  15. PHẦN 2 HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) 2.1. Lịch sử 2.1.1. Các giai đoạn phát triển Việc sử dụng TĐCĐ trong các thư viện tại Hoa Kỳ đã có từ giữa thế kỷ thứ 19. Ông Charles Ammi Cutter (1937-1903), một trong những nhà thư viện học tiên phong của Hoa Kỳ, đã hệ thống hoá các tiêu chuẩn về TĐCĐ trong cuốn sách kinh điển của ông, Rules for a dictionay catalog (xuất bản lần đầu tiên dưới tựa đề “Rules for a printed dictionary catalogue,” trong cuốn Public libraries in the United States of Amer- ica, do Government Printing Office ấn hành tại Washington, D.C. vào năm 1876; ấn bản thứ 4 là ấn bản cuối cùng ra đời năm 1904; sau đó đã được Hội Thư Viện Anh Quốc in lại vào năm 1972). Rất nhiều thư viện công cộng tại Hoa Kỳ đã chấp nhận hình thức mục lục từ điển theo sự cổ vũ của ông Cutter. Trong mục lục theo lối từ điển nầy, tất cả các phiếu mục lục đều được xếp chung theo một thứ tự mẫu tự duy nhứt. Dĩ nhiên, trong các loại phiếu mục lục nầy có cả những phiếu có mang TĐCĐ. Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress, sau đây sẽ gọi tắt là LC), tuy lúc đó chưa chấp nhận lối mục lục từ điển nầy của ông Cutter nhưng từ lâu vẫn sử dụng TĐCĐ trong mục lục của họ. LC tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều những TĐCĐ mới theo với đà phát triển của bộ sưu tập, dựa trên những tiêu chuẩn mà ông Cutter đã hệ thống hóa. Sau khi dọn vào cơ sở mới vào năm 1897 (và chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày 1 tháng 11 năm 1897; độc giả có thể đọc trực tuyến sơ lược lịch sử của LC tại URL nầy: các vị điều hành LC có hai quyết định quan trọng. Thứ nhứt, vào cuối năm 1897, họ quyết định tạo ra một hệ thống phân loại mới để sắp xếp tài liệu trong thư viện; đó là Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification, sau đây sẽ gọi tắt là LCC). Quyết định thứ nhì, vào năm sau 1898, là áp dụng lối mục lục từ điển của ông Cutter. Vào năm 1899, lần đầu tiên một vị quản thủ thư viện chuyên môn, ông Herbert Putnam, lúc bấy giờ đang là Thư Viện Trưởng của Thư Viện Công Cộng Thành Phố Boston, và vừa đắc cử chức vụ Chủ Tịch Hội Thư Viện Hoa Kỳ, được Tổng Thống Hoa Kỳ William McKinley (1843-1901; Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, 1897-1901) bổ nhiệm làm Quản Thủ Thư Viện của LC (Librarian of Congress). Ông đảm nhiệm chức vụ nầy trong suốt 40 năm (1899-1939) và đã biến LC thật sự thành một “thư viện quốc gia” của Hoa Kỳ, chứ không phải chỉ đơn thuần là thư viện của Quốc Hội mà thôi. Không những cố gắng phát triển bộ sưu tập của LC, ông Putnam còn đặc biệt chú trọng đền việc phát triển việc cung cấp dịch vụ cho các thư viện trên toàn quốc. Vào cuối năm 1901, LC trở thành thư viện đầu tiên tại Hoa Kỳ với sưu tập đạt đến con số - 4 -
  16. một triệu cuốn. Cũng trong năm nầy, LC bắt đầu in và bán ra các phiếu mục lục (printed catalog cards) cho tất cả thư viện nào cần và muốn mua. Do dịch vụ nầy, càng ngày càng có nhiều thư viện sử dụng các TĐCĐ của LC, và đưa đến yêu cầu xuất bản một danh mục của những TĐCĐ nầy. Ấn bản đầu tiên của danh mục nầy mang tên Subject Headings Used in the Dictionary Catalogues of the Library of Congress và được xuất bản vào năm 1914. Đến ấn bản thứ 8, năm 1975, danh mục nầy bắt đầu mang tên mới cho đến ngày hôm nay: Library of Congress Subject Headings. 2.1.2. Các ấn bản Sau đây là danh sách liệt kê một số ấn bản tiêu biểu với những nét đặc thù: (Chan, Lois Mai, Library of Congress Subject Headings: principles and application. Ấn bản lần 4. Wesport, Conn.: Libraries Unlimited, 2005. Tr. 7-8) 1914 (Ấn bản đầu tiên): gồm có toàn bộ danh mục TĐCĐ với các tham chiếu Xem (See) và Xem Thêm (See Also) 1943 (Ấn bản lần thứ 4): gồm thêm một danh mục riêng rẽ cho các tham chiếu Từ (Refer from) 1948 (Ấn bản lần thứ 5): chính thức đưa các tham chiếu Từ (Refer from) vào danh mục TĐCĐ; giới thiệu lần đầu tiên các ký hiệu cho từng loại tham chiếu 1966 (Ấn bản lần thứ 7): lần đầu tiên được ấn hành bằng cách sử dụng một hệ thống tự động hóa, giúp cho việc tạo ra các phụ trương (supplements) được dể dàng hơn 1975 (Ấn bản lần thứ 8): đổi tên thành Library of Congress Subject Headings – LCSH; bao gồm một bài dài giới thiệu cách sử dụng các Tiểu phân mục (Subdivisions) và một danh mục riêng của các Tiêu Đề dành cho sách nhi đồng (Headings for children’s literature) 1986 (Ấn bản lần thứ 10): lần đầu tiên danh mục cũng được ấn hành dưới dạng điện tử mang tên là SUBJECTS, bây giờ là một bộ phận của cơ sở dữ liệu tiêu đề chuẩn gọi là Library of Congress Authorities 1988 (Ấn bản thứ 11): xuất bản hàng năm kể từ ấn bản nầy. 2.1.3. Hiện trạng Hiện nay, cả LCSH và LCC (Library of Congress Classification Hệ Thống Phân Loại của LC) đều có thể truy dụng trực tuyến (online access) trên mạng Classifi- cation Web của LC. Về ấn bản in trên giấy, LCSH hiện nay gồm tất cả 6 quyển, bìa bằng giấy bồi cứng màu đỏ, do đó thường được cộng đồng thư viện Hoa Kỳ gọi chung là “the Red Books.” [“Sách màu đỏ.”] Ấn bản mới nhứt là Ấn bản thứ 31 (2008-2009), gồm tất cả 6 (sáu) quyển; quyển thứ 6 mới thêm vào mang nhan đề là "Supplemental Vocabu- laries" gồm có 3 phần là : 1) các Tiểu phân mục phù động tự do (Free-floating subdivi- sions), 2) Tiêu đề thể loại / hình thức (Genre / form headings), và, 3) Tiêu đề cho sách nhi đồng (Children's subject headings); quyển nầy có thể đặt mua riêng , ở địa chỉ Internet sau đây: - 5 -
  17. Vì sự phát triển của bộ sưu tập của LC nói chung và của LCSH nói riêng là liên tục với rất nhiều TĐCĐ được tu chính, cũng như những TĐCĐ mới được các biên mục viên chủ đề (subject catalogers) của LC cấu tạo ra hàng ngày, LC đã ấn hành thêm m ột số ấn phẩm phụ sau đây để hỗ trợ cho việc sử dụng LCSH: (Chan, tài liệu đã dẫn, tr. 8; Taylor, Arlene G. Wynar’s Introduction to cataloging and classification. Ấn bản lần 9. Englewood, Colo.: Libraries Unlimited, 2000. Tr. 355). LCSH Weekly Lists: cung cấp các TĐCĐ mới và các TĐCĐ đã được tu chính; có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: Cataloging Service Bulletin (CSB): ấn hành mỗi ba tháng, cung cấp thông tin về TĐCĐ mới, TĐCĐ được tu chính, danh mục những TĐCĐ cho các chủ đề đang được mọi người quan tâm, và những thay đổi về chính sách, về TĐCĐ, và về tiểu phân mục [Truy cập miễn phí tại: ] Subject Headings Manual : ấn hành lần đầu tiên vào năm 1984, dưới hình thức những tờ rời (loose-leaf), cung cấp thông tin về những quy tắc hướng dẫn biên mục viên của LC trong việc ấn định TĐCĐ; ấn bản mới nhứt được ấn hành trong năm 2008; cập nhật (updates) mỗi 6 tháng Free-Floating Subdivisions : An Alphabetical Index: ấn hành mỗi năm một lần, cung cấp danh mục của tất cả những tiểu phân mục phù động tự do tức là những tiểu phân mục có thể dùng chung với bất cứ TĐCĐ nào Library of Congress Subject Headings : Principles of Structure and Policies for Applications : Annotated Version : như nhan đề đã ghi rõ, ấn phẩm này tập trung cung cấp tất cả các thông tin về các nguyên tắc và chính sách của LC liên quan đến vấn đề TĐCĐ, trích ra từ các tài liệu chính thức của LC. Subject Headings Manual, 2008 Free-Floating Subdivisions, 2009 - 6 -
  18. Library of Congress Subject Headings : Principles of Library of Congress Subject Headings — Structure and Policies for Application. 1990 “The Red Book” — Photo by LienHuong Fiedler Gần đây nhất, kể từ ngày 30-4-2009, LC đã cho phép truy dụng LCSH miễn phí tại URL sau đây: Không những thế, LC còn cho phép người sử dụng được hạ tải (download) toàn bộ LCSH (vào khoảng hơn 32 MB trong môt hồ sơ nén zip file ; sau khi mở ra (unzip file) thì hồ sơ nầy sẽ trên 347 MB) vào máy điện toán của mình để sử dụng. Tuy nhiên đây chỉ là một hồ sơ dữ liệu (data file), được viết bằng ngôn ngữ XML, cần phải có một phần mềm ứng dụng (application program) mới có thể truy tìm (search, query) và hiển thị (display) được. 2.2. Những nguyên tắc căn bản Trong khoảng thời gian từ 1897 đến 1930, chịu ảnh hưởng của những tư tưởng chỉ đạo trong các tác phẩm của ông Charles A. Cutter và dưới sự điều khiển kế tiếp nhau của hai vị Trưởng Khối Biên Mục (Head, Cataloging Division) James M.C. Han- son và Charles Martel, các nguyên tắc về việc thiết lập TĐCĐ của LC dần dà được định hình. Ảnh hưởng của ông Cutter chỉ được LC công nhận một cách bán chính thức trong một bài viết vào năm 1970 của ông Richard S. Angell, lúc đó là Trưởng Khối Biên Mục Chủ Đề (Chief, Subject Cataloging Division), như sau: (Chan, tài liệu đã dẫn, tr. 6) “The final formulation of Cutter’s objectives and rules was taking place at the same time that the Library of Congress was expanding and reorganizing the collec- tions at the turn of the century. His work had a considerable influence on the founders of the Library of Congress catalog = Việc định hình cuối cùng của những mục tiêu và quy tắc của ông Cutter diễn ra cùng một thời gian với việc Thư Viện Quốc Hội mở rộng và tổ chức lại các sưu tập vào đầu thế kỷ. [ghi chú thêm của người viết: đây là đầu thế kỷ 20] Tác phẩm của ông đã có một ảnh hưởng đáng kể đối với các vị đã xây dựng thư mục của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.” LCSH được xây dựng trên các nguyên tắc căn bản sau đây: - 7 -
  19. 2.2.1. Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant) Đây là một đặc điểm của LCSH. Ngay từ khởi đầu, các nhà lãnh đạo của LC, trong khi tiến hành xây dựng LCSH (cũng như LCC), đã quyết định chọn nguyên tắc chỉ đạo căn bản và quan trọng nầy: các TĐCĐ sẽ được tạo ra hoàn toàn dựa trên sự hiện hữu của các tài liệu trong sưu tập của LC. Điều nầy có nghĩa là LC không tạo ra sẵn một danh mục đầy đủ các TĐCĐ dựa trên hệ thống kiến thức chung của nhân loại (theo kiểu như hệ thống phân loại DDC), rồi sau đó sẽ sử dụng các TĐCĐ trong danh mục nầy trong công tác biên mục chủ đề. Trái lại, danh mục TĐCĐ của LC (sau nầy sẽ trở thành LCSH) được hình thành dần dần với sự phát triển của bộ sưu tập của LC. Do nguyên tắc nầy, LCSH mang 2 khuyết điểm rõ rệt: 1) Thiếu tính nhất quán (inconsistent) trong hệ thống TĐCĐ; điều nầy đã được LC xác nhận trong Lời Tựa của ấn bản lần thứ tư của LCSH (1943); ông David Judson Haykin, lúc đó là Trưởng Khối Biên Mục Chủ Đề của LC (Chief, Subject Cataloging Division) đã viết như sau: “The failures in logic and consistency are, of course, due to the fact that headings were adopted in turn as needed, and that many minds participated in the choice and estab- lishment of headings. = Dĩ nhiên, các thất bại không đạt được tính lô-gích và nhất quán là do sự kiện các tiêu đề đã được chọn tuần tự tùy theo nhu cầu, và quá nhiều người đã tham gia vào việc chọn lựa và xây dựng các tiêu đề.” 2) Hệ thống LCSH mang nặng tính “Mỹ” vì LC, trên thực tế là “thư viện quốc gia” của Hoa Kỳ, và vì thế sưu tập của LC gồm tuyệt đại bộ phận là các ấn phẩm của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, khuyết điểm nầy được sửa chữa phần nào nhờ dự án SACO (Subject Authority Cooperative Program - của chương trình PCC (Program for Cooperative Cataloging - qua đó các thư viện tham gia vào dự án đã đóng góp thêm vào LCSH rất nhiều tiêu đề phản ảnh sưu tập của các thư viện đó. 2.2.2. Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc giả (User and usage) Nguyên tắc chỉ đạo thứ nhì của LCSH là nguyên tắc xem “độc giả là trọng tâm, là tiêu điểm = reader as the focus” của công tác biên mục. Một lần nữa ta thấy rõ ảnh hưởng của ông Cutter đối với các nhà lãnh đạo tiên phong của LC. Trong Lời Mở Đầu của ấn bản lần 4 (1904) của cuốn sách Rules for a Dictionary Catalog, ông Cutter đã viết như sau: “The convenience of the public is always to be set before the ease of the cataloger. = Tiện lợi cho công chúng phải được xếp trước tiện nghi của biên mục viên.” Từ “public = công chúng” phải được hiểu là độc giả, hay, trong ngôn ngữ hiện nay, là người sử dụng (user). Điều nầy có nghĩa là TĐCĐ được chọn phải phù hợp với suy nghĩ và thói quen của người sử dụng. Muốn làm được điều nầy thì biên mục viên cần phải trả lời được một loạt những câu hỏi như sau: người sử dụng là người như thế nào, có những nhu cầu gì, và cách họ tiếp cận mục lục (nhứt là mục lục chủ đề) ra sao. Trong các tác phẩm của ông, ông Cutter cho thấy có vẻ như ông nắm rất vững cách suy nghĩ và thói quen của độc giả của ông. Điều nầy chúng ta có thể tin được phần nào vì độc giả trong thời gian hoạt động của ông Cutter (giữa thế - 8 -
  20. kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20) chưa đạt đến trình độ phức tạp như người sử dụng hiện nay. Trong những thập niên gần đây đã có rất nhiều những cuộc nghiên cứu về người sử dụng cho từng loại hình thư viện, nhứt là từ khi có sự ra đời của mục lục điện tử trực tuyến. Tuy chưa có một cuộc nghiên cứu nào thật sự trả lời rõ ràng những câu hỏi nêu trên, nguyên tắc “độc giả là tiêu điểm” nầy vẫn tiếp tục được xem là kim chỉ nam trong công tác biên mục chủ đề. 2.2.3. Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhứt (Uniform heading) Nếu hai nguyên tắc vừa kể trên mang tính chỉ đạo tổng quát về đường lối, chính sách thì nguyên tắc chỉ đạo thứ ba nầy nghiêng nặng về mặt thực tiễn nhiều hơn. Mục tiêu chính yếu của công tác biên mục chủ đề là tập trung lại dưới một TĐCĐ tất cả những tài liệu có trong thư viện bàn về cùng một chủ đề. Vì thế mỗi một chủ đề chỉ có thể được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi. Do đó, khi xây dựng các TĐCĐ, biên mục viên phải chọn để dùng làm TĐCĐ một hình thức duy nhứt trong tất cả những hình thức khác nhau của một ý niệm (concept) hay một từ (term):  các từ đồng nghĩa (synonyms) Thí dụ: Liberty và Freedom [Quyền tự do]  các dạng chính tả khác nhau của một từ Thí dụ: Catalog và Catalogue [Mục lục]  giữa các từ tiếng Anh và từ ngoại ngữ Thí dụ: Bonsai [Nghệ thuật bonsai]  giữa từ bình dân và từ khoa học Thí dụ: Butterflies và Lepidoptera [Bướm và sâu bọ cánh phấn]  giữa từ cổ và từ hiện tại Thí dụ: Computers và Electronic calculating-machines [Máy điện toán và Máy tính điện tử] Tất cả các hình thức không được sử dụng đều được làm tham chiếu để hướng dẫn người sử dụng đến hình thức đã được chọn làm TĐCĐ. 2.2.4. Nguyên tắc về tiêu đề duy nhứt (Unique heading) Nguyên tắc chỉ đạo nầy là một hệ luận từ nguyên tắc vừa nêu bên trên. Nếu mỗi chủ đề chỉ có thể được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi, thì, ngược lại, mỗi TĐCĐ cũng chỉ được sử dụng để trình bày một ý niệm hay một từ mà thôi. Nguyên tắc chỉ đạo nầy là để giải quyết vấn đề các từ đồng âm (homographs) nhưng dị nghĩa. Do đó các TĐCĐ thuộc loại nầy cần phải được làm rõ nghĩa bằng cách thêm nghĩa trong đấu ngoặc đơn; thí dụ: Cold và Cold (Disease) [Lạnh và Cảm lạnh]; Rings (Algebra) và Rings (Gymnastics) [Vòng (Đại số học) và Vòng (Thể dục dụng cụ) ] - 9 -
  21. 2.2.5. Nguyên tắc về tiêu đề chính xác (Specific entry) Theo nguyên tắc nầy, mỗi TĐCĐ phải diển tả được thật chính xác chủ đề của tài liệu đang được làm biên mục, không rộng hơn mà cũng không hẹp hơn chủ đề. Thí dụ: TĐCĐ cho một cuốn sách viết về loài mèo sẽ là Cats, chứ không phải Zool- ogy, Mammals [Động vật học, Loài có vú] , hay Domestic animals [Gia súc]. 2.3. Hệ thống tham chiếu (Syndetic structure) Hệ thống tham chiếu của LCSH có thể được mô tả bằng biểu đồ sau đây: Từ Rộng Hơn (Broader Term) BT Tiêu Đề Chủ Đề Từ Không Chọn Từ Có Liên Quan (Term NOT Selected) (Subject Heading) (Related Term) USE UF = Used For RT Từ Hẹp Hơn (Narrower Term) NT Hệ thống tham chiếu nầy được thiết lập để giúp cho người sử dụng mục lục chủ đề: 1) được hướng dẫn đến TĐCĐ đã được thiết lập, dù cho họ khởi sự việc truy dụng bằng bất cứ từ hay cụm từ nào; 2) được hướng dẫn đến những chủ đề có liên quan đến chủ đề mà họ đang tìm; và 3) được hướng dẫn đến những chủ đề chi tiết hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn. - 10 -
  22. Các tham chiếu UF (Used For = Dùng cho) và USE (Dùng) được sử dụng để nối kết giữa các từ không được chọn (từ đồng nghĩa, khác chính tả, v.v.) và từ đã được chọn làm TĐCĐ. Thí du: Từ Ethics đã được chọn để làm TĐCĐ, nên hệ thống tham chiếu sẽ như sau Ethics [Đạo đức học] UF Deontology [Đạo nghĩa học/Đạo đức học] Ethology [Phong tục học] Moral philosophy [Luân lý học] Moral science [Luân lý học] Morality [Luân lý ] Morals [Luân lý ] Deontology [Đạo nghĩa học/Đạo đức học] USE Ethics [Đạo đức học] Ethology [Phong tục học] USE Ethics [Đạo đức học] Moral philosophy [Luân lý học] USE Ethics [Đạo đức học] Moral science [Luân lý học] USE Ethics [Đạo đức học] Morality [Luân lý ] USE Ethics [Đạo đức học] Morals [Luân lý ] USE Ethics [Đạo đức học] Các tham chiếu BT (Broader Term = Từ rộng hơn) và NT (Narrower Term = Từ hẹp hơn) được sử dụng để liên kết các TĐCĐ đã được thiết lập cho các chủ đề có liên hệ đẳng cấp với nhau (hierarchical relationships): mối liên hệ nầy là mối liên hệ một chiều, nghĩa là tổng quát đến cụ thể, nhắm giới thiệu người sử dụng mục lục chủ đề đến những chủ đề đặc thù hơn. Thí dụ: Hand [Bàn tay] BT Arm [Cánh tay] NT Fingers [Ngón tay] Palm (Anatomy) [Lòng bàn tay (Cơ thể học)] Fingers [Ngón tay] BT Hand [Bàn tay] NT Finger joint [Khớp ngón tay] Finger nails [Móng tay] Thumb [Ngón tay cái] Các tham chiếu RT (Related Term = Từ có liên quan) được sử dụng để liên kết các TĐCĐ đã được thiết lập cho các chủ đề có liên quan với nhau nhưng không phải là liên hệ đẳng cấp: mối liên hệ nầy là mối liên hệ song phương (hai - 11 -
  23. chiều), nhằm giới thiệu người sử dụng mục lục chủ đề đến những chủ đề có liên quan đến chủ đề mà họ đang truy dụng. Thí dụ: Religion [Tôn giáo] Theology [Thần học] RT Theology [Thần học] RT Religion [Tôn giáo] Entomology [Côn trùng học] Insects [Côn trùng] RT Insects [Côn trùng] RT Entomology [Côn trùng học] Ngoài các loại tham chiếu vừa kể trên, LCSH còn cung cấp một loại tham chiếu tổng quát gọi là SA (See Also = Xem thêm) để giới thiệu người sử dụng mục lục chủ đề đến những tập hợp TĐCĐ hoặc những tập hợp Tiểu phân mục (sẽ bàn đến trong phần sau) có liên quan đến những chủ đề mà họ đang truy dụng. Thí dụ: Heart [Tim] SA headings beginning with the words Cardiac or Cardiogenic [Xem thêm các tiêu đề bắt đầu với những từ Cardiac [Thuộc vê tim] hay Cardiogenic [Do tim] Abbreviations (May Subd. Geog.) [Các từ viết tắt (Có thể làm tiểu phân mục địa lý) SA subdivision Abbreviations under subjects; [Xem thêm tiểu phân mục Các từ viết tắt dưới những tiêu đề chủ đề), thí dụ: Associations, institutions, etc. Abbrevations [Hội đoàn, tổ chức văn hoá, v.v. — Các từ viết tắt] Law Abbreviations [Luật — Các từ viết tắt] Toàn bộ hệ thống tham chiếu của LCSH giúp cho người sử dụng mục lục chủ đề có cơ hội khám phá được hết tất cả những TĐCĐ đã được thiết lập cho những chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau và nhờ vậy giúp cho họ (nhứt là những người làm công tác nghiên cứu về bất cứ lãnh vực nào) có thể truy dụng được tất cả những tài liệu hữu ích, mà họ có thể sử dụng được, trong bộ sưu tập khổng lồ của LC. 2.4. Các hình thức của Tiêu đề (Forms of Headings) Nói chung, Tiêu đề (TĐ) của LCSH chỉ gồm trong 3 loại chính như sau:  Loại TĐ chỉ Đề tài (Topical headings)  Loại TĐ chỉ Hình thức (Form headings)  Loại TĐ chỉ Tên (Name headings) 2.4.1. Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings) Đây là loại TĐ chiếm tuyệt đại đa số trong LCSH. Một cách tổng quát, ta cần phân biệt 2 loại chính: TĐ chỉ một khái niệm duy nhứt (Single-concept headings), và TĐ chỉ nhiều khái niệm (Multiple-concept headings). - 12 -
  24. 2.4.1.1. Tiêu đề chỉ một khái niệm duy nhứt (Single-concept headings) LC dùng hai hình thức khác nhau cho loại TĐ nầy: TĐ từ đơn và TĐ cụm từ. 2.4.1.1.1. Tiêu đề từ đơn (Single-word headings) Đây là loại TĐ có hình thức đơn giản nhứt: một danh từ hay một từ được sử dụng như danh từ (substantives or noun-equivalents) để diễn tả một khái niệm (concept) hay một sự vật (object). Thí dụ: Danh từ: Catalogs [Mục lục] Bioinformatics [Tin học sinh lý] Chemistry [Hóa học] Democracy [Dân chủ] Moneylenders [Người cho vay] Pleasure [Khoái lạc] Women [Đàn bà] Từ sử dụng như Danh từ: Advertising [Quảng cáo] Aged [Người già] Poor [Nghèo] Sick [Đau/ốm] 2.4.1.1.2. Tiêu đề cụm từ (Multiple-word or phrase headings) Khi một khái niệm hay một sự vật không thể diễn tả được bằng một Tiêu đề từ đơn thì LC dùng Tiêu đề cụm từ để diễn tả. Trong trường hợp nầy, có 2 hình thức được sử dụng: cụm từ có tính từ (adjectival phrases) hay cụm từ có giới từ (prepositional phrases). Thí dụ: Cụm từ có tính từ Digital art [Mỹ thuật số] Space flights [Chuyến bay không gian] American drama [Bi kịch Mỹ] Newtonian telescopes [Kính viễn vọng Newton] Laminated plastics [Đồ nhựa ép] Children’s festivals [Lễ hội nhi đồng] Halley’s comet [Sao chổi Halley] Toyota automobiles [Xe hơi Toyota] Veteran-owned business enterprises [Tập đoàn tài chính của cựu chiến binh] Cụm từ có giới từ Balance of power [Cân bằng quyền lực] Boards of trade [Hội đồng mậu dịch] Figures of speech [Từ pháp] Spheres of influence [Phạm vi ảnh hưởng] Stories without words [Truyện không lời] Willingness to pay [Tự nguyện trả tiền] 2.4.1.2. Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm (Multiple-concept headings) LC dùng nhiều hình thức khác nhau của cụm từ cho loại TĐ nầy. Thí dụ: Cụm từ kép (Compound phrase): có 3 loại khác nhau, sử dụng cho 3 mục - 13
  25. tiêu khác nhau như sau:  để diễn tả mối liên hệ hỗ tương (reciprocal relationships) giữa 2 đề tài cùng được thảo luận chung trên bình diện tổng quát; thí dụ: Art and technology [Mỹ thuật và công nghệ]; Education and state [Giáo dục và nhà nước] ; Literature and society [Văn học và xã hội]; Televi- sion and children [Truyền hình và trẻ em]  để kết nối các đề tài thường được thảo luận chung vì chúng tương tự với nhau, hoặc đối nghịch nhau, hoặc có liên hệ chặt chẽ với nhau; thí dụ: Boats and boating [Thuyền và đi thuyền]; Bolts and nuts [Bù loong và đinh ốc]; Debtors and creditors [Con nợ và chủ nợ]; Good and evil [Người tốt và kẻ xấu]; Open and closed shelves [Kệ sách mở và đóng]; Emigration and immigration [Di cư và nhập cư]  để kết nối hai danh từ khi một danh từ được sử dụng để định nghĩa danh từ kia; thí dụ: Forces and couples [Lực và ngẫu lực] ; Force and energy [Lực và năng lượng] Cụm từ có giới từ (Prepositional phrase): loại TĐ nầy có thể gồm nhiều danh từ (nouns), hoặc nhiều cụm từ đóng vai trò danh từ (noun phrases), hoặc cả hai, có hoặc không có kèm theo các từ bổ nghĩa (qualifiers), và được nối kết với nhau bằng một hay nhiều giới từ (prepositions), và được sử dụng để diển tả những liên hệ phức tạp giữa các đề tài; thí dụ: Care of sick animals [Săn sóc động vật ốm] Child sexual abuse by clergy [Trẻ em bị chức sắc tôn giáo bạo hành tình dục] Counseling in elementary education [Hướng dẫn ở cấp tiểu học] Federal aid to youth services [Trợ cấp liên bang cho dịch vụ của tuổi trẻ] Fertilization of plants by insects [Thụ tinh cho cây bởi côn trùng] Teacher participation in curriculum planning [Giáo chức tham gia trong việc hoạch định chương trình học] 2.4.1.3. Tiêu đề đảo ngược (Inverted headings) Đây là một tồn tại của một lề lối thiết lập TĐCĐ của LC trong quá khứ. Lề lối nầy chủ trương chọn từ có ý nghĩa nhứt trong TĐ làm thành phần mở đầu hay dẫn tố (entry element) với mục đích là tập hợp các đề tài liên quan với nhau vào chung một chỗ trong mục lục. Thí dụ: Chemistry, Analytic [Hoá học, Phân tích] Chemistry, Organic [Hoá học, Hữu cơ] Chemistry, Technical [Hoá học, Công nghệ] Education, Elementary [Giáo dục, Tiểu học] Education, Higher [Giáo dục, Đại học] Education, Secondary [Giáo dục, Trung học] Insurance, Automobile [Bảo hiểm, Xe hơi] Insurance, Life [Bảo hiểm, Nhân thọ] - 14 -
  26. Insurance, Unemployment [Bảo hiểm, Thất nghiệp] Với thời gian, loại TĐ nầy tạo ra nhiều bất nhất trong LCSH; thí dụ: Functions, Abelian và Abelian groups [Hàm, Abel và Nhóm Abel] Chemistry, Technical và Environmental chemistry [Hoá học, Công nghệ và Hóa học môi trường] Do đó, vào năm 1983, LC quyết định từ đó về sau phần lớn TĐCĐ sẽ không theo lối đảo ngược nữa. Tuy nhiên, vì TĐCĐ đảo ngược đã chiếm một số khá lớn trong LCSH nên LC cũng quyết định duy trì lối đảo ngược nầy cho các TĐ thuộc vào các loại sau đây:  TĐ bổ nghĩa bởi ngôn ngữ, quốc tịch, hay nhóm sắc tộc, thí dụ: Art, American [Mỹ thuật, Hoa Kỳ] Authors, Spanish [Tác giả, Tây Ban Nha] Porcelain, Chinese [Gốm sứ, Trung Hoa]  TĐ bổ nghĩa bởi thời đại; thí dụ: Logic, Ancient [Luận lý học, Cổ đại] Philosophy, Medieval [Triết học, Trung cổ] History, Modern [Lịch sử, Cận đại]  TĐ với từ bổ nghĩa mang tính nghệ thuật hay âm nhạc; thí dụ: Art, Baroque [Mỹ thuật, Baroque] Bronzes, Renaissance [Đồ đồng, Thời Phục hưng] Drawing, Rococo [Hội hoạ, Rococo]  TĐ dành cho các loại vật hóa thạch; thí dụ: Footprints, Fossil [Vết chân, Hoá thạch] Trees, Fossil [Cây, Hoá thạch]  TĐ dành cho âm nhạc với các từ bổ nghĩa sau đây: [ ], Arranged [Cải biên] [ ], Sacred [Nhạc tôn giáo] [ ], Secular [Nhạc thế tục] [ ], Unaccompanied [Nhạc không đệm]  TĐ dành cho các trận đánh [(battles = chiến tranh)]  TĐ dành cho các địa danh  TĐ dành cho các nhân vật tưởng tượng hay trong cổ tích  TĐ dành cho các hoàng gia Tuy nhiên, LC cũng quyết định về một số trường hợp ngoại lệ như sau:  nếu TĐ bổ nghĩa bởi ngôn ngữ, quốc tịch, hay nhóm sắc tộc mà có kèm theo các từ sau đây thì không đảo ngược: [ ] diaries [Nhật ký] [ ] drama [Kịch] [ ] drama (Comedy) [Kịch (Hài kịch)] [ ] drama (Tragedy) [Kịch (Bi kịch)] - 15 -
  27. [ ] drama (Tragicomedy) [Kịch (Bi hài kịch)] [ ] essays [Tùy bút] [ ] farces [Kịch khôi hài] [ ] fiction [Tiểu thuyết] [ ] imprints [Dấu ấn] [ ] language [Ngôn ngữ] [ ] letters [Thư tín] [ ] literature [Văn học] [ ] newspapers [Báo chí] [ ] periodicals [Ấn phẩm định kỳ] [ ] philology [Ngôn ngữ học] [ ] poetry [Thơ] [ ] prose literature [Văn xuôi] [ ] wit and humor [Dí dỏm và hài hước] [ ] wit and humor, Pictorial [Dí dỏm và hài hước, Hình ảnh]  các TĐ bổ nghĩa bởi các nhóm sắc tộc tại Hoa Kỳ thì cũng sẽ không đảo ngược: African American artists [Nghệ nhân Mỹ gốc Phi châu] Japanese American women [Người đàn bà Mỹ gốc Nhật] Italian American art [Mỹ thuật Hoa Kỳ gốc Ý] 2.4.2. Tiêu đề chỉ Hình thức (Form headings) Đây là loại TĐ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong LCSH. Gần như là một biệt lệ, loại TĐ nầy được thiết lập để mô tả hình thức thư tịch của tác phẩm thay vì nội dung của tác phẩm. Phần lớn các TĐ thuộc loại nầy được ấn định cho những tác phẩm mà nội dung không giới hạn trong một đề tài đặc biệt nào đó hoặc cho những tác phẩm bàn về những chủ đề thật tổng quát; thí dụ: Encyclopedias and dictionaries [Từ điển bách khoa và từ điển]; Almanacs [Lịch sách]; Yearbooks [Niên giám]; Devotional calendars [Lịch tôn giáo]. Một số TĐ thuộc loại nầy cũng được thiết lập để chỉ các thể loại văn chương và nghệ thuật; thí dụ: Painting, Chinese [Tranh, Trung Hoa]; Short stories [Truyện ngắn]; Suites (Wind ensemble) [Tổ khúc (Nhạc khí thổi hợp tấu)] 2.4.3. Tiêu đề chỉ Tên (Name headings) Có 2 điều cần ghi nhớ về loại TĐ nầy: 1) Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, loại TĐ nầy không được in trong LCSH; và, 2) Khi thiết lập các TĐ thuộc loại chỉ Tên nầy, biên mục viên phải tuân theo chuẩn Anglo-American Cataloging Rules (AACR2) [Quy tắc biên mục Anh-Mỹ, ấn bản 2]. Loại TĐ nầy được sử dụng để chỉ tên người, tên đoàn thể (kể cả tên hội nghị), và địa danh. 2.4.3.1. Tiêu đề tên người (Personal name headings) Loại TĐ nầy được sử dụng khi làm biên mục chủ đề cho các tác phẩm thuộc loại - 16 -
  28. tiểu sử (biographies), kỷ niệm nhân vật (festschrift), thư tịch các tác phẩm của một tác giả (bibliographies), phê bình văn học (literary criticism) có đề cập đến tác giả. Thí dụ: Alexander, the Great, 356-323 B.C. Ambrose, Saint, Bishop of Milan, d. 397 Aristotle Byron, George Gordon Byron, Baron, 1788-1824 Catherine II, Empress of Russia, 1729-1796 Charlemagne, Emperor, 742-814 Columbus, Christopher Devonshire, Andrew Robert Buxton Cavendish, Duke of, 1920- Franz Joseph I, Emperor of Austria, 1830-1916 John Paul II, Pope, 1920- Kennedy, John F. (John Fitzerald), 1917-1963 Madonna, 1958- Nguyễn, Du, 1765-1820 Nicholas, of Cusa, Cardinal, 1401-1464 2.4.3.2. Tiêu đề tên hội đoàn (Corporate name headings) Loại TĐ nầy được sử dụng khi làm biên mục chủ đề cho những tác phẩm mô tả việc hình thành, phát triển, và hoạt động của các hội đoàn; thí dụ: Arthur M. Sackler Gallery (Smithsonian Institution) Cleveland Browns (Football team : 1999) Colonial Williamsburg Foundation Conference on Security and Cooperation in Europe. Follow- up Meeting (3rd : 1986 : Vienna, Austria) First Baptist Church (Charleston, S.C.) Golden State Warriors (Basketball team) Library of Congress. Cataloging Policy and Support Office Metropolitan Museum of Art (New York, N.Y.) Michigan. Dept. of State Queen Elizabeth (Ship) Rand Corporation Teens (Musical group) United Nations. Armed Forces Viện sử học (Vietnam) 2.4.3.3. Tiêu đề địa danh (Geographic name headings) Loại TĐ nầy được sử dụng khi làm biên mục chủ đề cho các tác phẩm mô tả các vùng địa lý, các quốc gia, các thành phố, thị trấn, sông, hồ, núi, đảo, v.v.; thí dụ: Các vùng địa lý: Africa, Southern [Châu Phi, Nam] Himalaya Mountains [Hy Mã Lạp Sơn] South America [(Nước) Nam Phi] - 17
  29. Các quốc gia: Great Britain [Anh quốc] Spain [Tây Ban Nha] Vietnam [Việt Nam] Các thành phố, thị trấn: London (England) [Luân Đôn (Anh quốc)] Vienna (Austria) [Vienna (Áo quốc)] Beijing (China) [Bắc Kinh (Trung Hoa)] Toronto (Ont.) [Toronto (Ont[ario]) Boston (Mass.) [Boston (Mass[achusetts]) Hanoi (Vietnam) [Hà Nội (Việt Nam)] Sông, hồ, núi, đảo: Mekong River Dolores River (Colo. and Utah) Cold Lake (Alta.) Steinhuder Lake (Germany) Qinling Mountains (China) Asama Mountain (Japan) Nantucket Island (Mass.) Aegina Island (Greece) 2.5. Tiểu phân mục (Subdivisions) LCSH có một hệ thống Tiểu phân mục (Subdivisions; sau đây sẽ gọi tắt là TPM) rất đầy đủ để thêm vào ngay sau TĐCĐ đã được chọn để diễn tả tất cả những khía cạnh của chủ đề được bàn đến trong tài liệu đang được làm biên mục. Có tất cả 4 loại TPM: đề tài (topical), địa lý (geographical), thời gian (chronological), và hình thức (form). 2.5.1. Tiểu phân mục đề tài (Topical subdivisions) Tiểu phân mục đề tài được sử dụng để mô tả thêm những đề tài phụ (không thuộc về địa lý, thời gian hay hình thức) trong chủ đề đã được chọn làm TĐCĐ, thông thường là những diện (facets) của chủ đề như là các ý niệm (concepts), phương pháp (methods), hay kỹ thuật (techniques); thí dụ: France – Foreign relations [Pháp quốc — Ngoại giao] Hearts – Diseases [Tim — Bệnh] Physics – Research [Vật lý học — Khảo cứu] Geology – Mathematics [Địa chất học — Toán học] 2.5.2. Tiểu phân mục địa lý (Geographical subdivisions) Tiểu phân mục địa lý được sử dụng khi khía cạnh địa lý của chủ đề được trình bày rõ trong tài liệu. Trong hệ thống LCSH, chỉ có các TĐCĐ có ghi chú (May Subd Geog = Có thể làm tiểu phân mục địa lý) mới có thể áp dụng TPM địa lý. TPM địa lý có thể là tên của các lục địa (hay châu), các vùng bao gồm nhiều quốc gia, các quốc - 18 -
  30. gia, các tiểu bang hay tỉnh bang (của các nước theo chế độ liên bang như Hoa Kỳ, Canada, Úc), và các thành phố. Có 2 lối áp dụng TPM địa lý: trực tiếp và gián tiếp. Trong lối trực tiếp, địa danh được thêm vào ngay sau TĐCĐ; lối nầy áp dụng cho các lục địa, các vùng nhiều quốc gia, các quốc gia, và các tiểu / tỉnh bang. Trong lối gián tiếp, địa danh chỉ được thêm vào TĐCĐ sau tên các quốc gia hay tên các tiểu / tỉnh bang; lối nầy áp dụng cho tên các thành phố. Thí dụ: Trực tiếp Music – Germany [Âm nhạc — Đức quốc] Geology – Antarctica [Địa chất học — Nam cực] Soil chemistry – Arctic regions [Hoá chất của đất — Vùng Bắc cực] Gián tiếp Architecture – Belgium – Flanders [Kiến trúc — Bỉ quốc — Flanders] Music – Austria – Vienna [Âm nhạc — Áo quốc — Vienna] 2.5.3. Tiểu phân mục thời gian (Chronological subdivisions) Tiểu phân mục (TPM) thời gian được sử dụng khi trong tài liệu chủ đề được trình bày qua những giai đoạn lịch sử. Các TPM thời gian nầy thay đổi tùy theo chủ đề và tùy theo quốc gia. Thí dụ: France – History – 1798- [Pháp quốc — Lịch sử —1798- ] France – History – Revolution, 1789-1793 [Pháp quốc — Lịch sử — Cách mạng, 1798-1793] France – History – 1789-1900 [Pháp quốc — Lịch sử —1798- 1900] China – History – Ming dynasty, 1368-1644 [Trung Hoa — Lịch sử — Triều Minh, 1368-1644] Japan – History – Meiji period, 1868-1912 [Nhật Bản — Lịch sử — Thời Minh Trị, 1868-1912] Great Britain – Foreign relations – 1837-1901 [Anh quốc— Ngoại giao — 1837-1901] United States – Social life and customs – 1865-1918 [Hoa Kỳ — Đời sống xã hội và tập quán — 1865-1918] Vietnam – History – 1858-1945 [Việt Nam — Lịch sử—1858- 1945] Vietnam – History – 1945-1975 [Việt Nam — Lịch sử—1945- 1975] Vietnam – History – 1975- [Việt Nam — Lịch sử—1975-] Vietnam – History – Nguyễn dynasty, 1802-1945 [Việt Nam — Lịch sử— Triều Nguyễn, 1802-1945] 2.5.4. Tiểu phân mục hình thức (Form subdivisions) TPM hình thức được sử dụng để mô tả hình thức của tài liệu hay cách sắp xếp của chủ đề trong tài liệu. TPM hình thức có thể được áp dụng cho bất cứ loại TĐCĐ nào; các TPM hình thức thông dụng nhứt là Bibliography, Congresses, Encyclope- dias, Maps, Pamphlets, Periodicals, Pictorial works, Software. Thí dụ: - 19 -
  31. Art, Medieval — Congresses Cosmology — Encyclopedias Minorities — Massachusetts — Bibliography 2.5.5. Tiểu phân mục phù động tự do (Free-floating subdivisions) Từ năm 1974, một số TPM đề tài và hình thức có thể được áp dụng một cách rộng rãi đã được tập hợp lại và chính thức gọi là TPM phù động tự do (Free-floating subdivisions; sau đây sẽ viết tắt là TPMPĐTD). Có tất cả 5 loại TPMPĐTD như sau:  TPMPĐTD đề tài và hình thức có thể áp dụng tổng quát (Free- floating topical and form subdivisions of general application)  TPMPĐTD dùng cho một số TĐ đặc thù (Free-floating subdivisions under specific types of headings); thí dụ như: TĐ tên người (individual name headings), TĐ tên các hạng người và các nhóm chủng tộc (headings for classes of persons and ethnic groups), và TĐ địa danh (geographic headings)  TPMPĐTD đề tài và hình thức theo TĐ mẫu (Free-floating topical and form subdivisions controlled by pattern headings)  TPMPĐTD cho thời gian (Free-floating chronological subdivisions)  Các đề tài sử dụng như TPMPĐTD (Subjects or topics as free- floating subdivisions) 2.5.6. Tiều phân mục phù động tự do theo Tiêu đề mẫu (Free-floating subdivi- sions controlled by Pattern Headings) Subject Field Category Pattern Heading(s) [Ngành học] [Đẳng loại] [Tiêu đề mẫu] Religion Religious and monastic orders Jesuits [Dòng Tên] [Tôn giáo] [Tông phái tôn giáo và Tu viện] Religions [Tôn giáo] Buddhism [Phật giáo] Christian denominations [Hệ phái Ky Tô Catholic Church [Giáo hội Thiên Giáo] Chúa La Mã] Sacred works (including parts) [Kinh điển Bible [Kinh thánh] tôn giáo (bao gồm cả các phần)] - 20 -
  32. Subject Field Category Pattern Heading(s) [Ngành học] [Đẳng loại] [Tiêu đề mẫu] History and Geogra- Colonies of individual countries [Thuộc địa Great Britain – Colonies [Anh phy [Lịch sử và của những quốc gia cá biệt] quốc — Thuộc địa] Địa lý] Legislative bodies (including individual United States. Congress [Hoa chambers) [Cơ quan lập pháp (bao gồm cả Kỳ. Quốc Hội] từng viện cá biệt] Military services (including armies, navies, United States – Armed Forces marines, etc.) [Các quân chủng (bao gồm [Hoa Kỳ — Quân đội] lục quân, hải quân, thủy quân lục chiến, United States. Air Force v.v ] [Hoa Kỳ — Không quân] United States. Army [Hoa Kỳ — Lục quân] United States. Marine Corps [Hoa Kỳ — Thuỷ quân lục chiến] United States. Navy [Hoa Kỳ — Hải quân] Wars [Chiến tranh] World War, 1939-1945 [Thế chiến, 1939-1945] Subject Field Category Pattern Heading(s) [Ngành học] [Đẳng loại] [Tiêu đề mẫu] Social Sciences Industries [Kỹ nghệ] Construction industry [Kỹ nghệ [Khoa học xã hội] xây dựng] Retail trade [Mậu dịch bán lẻ] Types of educational institutions [Các loại Universities and colleges [Đại trường học] học và Trường cao đẳng] Individual educational institutions [Trường Harvard University [Đại học học cá biệt] Harvard] Legal topics [Đề tài về luật pháp] Labor laws and legislation [Luật lao động và pháp chế] - 21 -
  33. Subject Field Category Pattern Heading(s) [Ngành học] [Đẳng loại] [Tiêu đề mẫu] The Arts Art [Mỹ thuật] Art, Italian [Mỹ thuật, Ý] [Nghệ thuật] Art, Chinese [Mỹ thuật, Trung Hoa] Art, Japanese [Mỹ thuật, Nhật Bản] Art, Korean [Mỹ thuật, Đại Hàn] Groups of literary authors (including Authors, English [Tác giả, Anh authors, poets, dramatist, etc.) [Nhóm nhà quốc] văn (bao gồm văn sĩ, thi sĩ, nhà viết kịch, v.v ] Shakespeare, William, 1564- Literary works entered under author [Tác 1616. Hamlet phẩm được làm biên mục theo tên tác giả] Beowulf Literary works entered under title [Tác phẩm được làm biên mục theo nhan đề] English language [Anh ngữ] Languages and groups of languages [Ngôn French language [Pháp ngữ] ngữ và nhóm ngôn ngữ] Romance languages [Romance ngữ] English literature [Văn học Anh] Literatures (including individual genres) [Văn học bao gồm nhiều thể loại cá biệt] Operas [O-pê-ra] Musical compositions [Biên soạn nhạc] Piano [Đàn dương cầm] Musical instruments [Nhạc cụ] Clarinet [Hắc tiêu] Subject Field Category Pattern Heading(s) [Ngành học] [Đẳng loại] [Tiêu đề mẫu] Science and Tech- Land vehicles [Xe chạy trên mặt đất] Automobiles [Xe hơi/Ô tô] nology [Khoa học và công nghệ] Materials [Vật liệu] Concrete [Bê-tông] Metals [Kim loại] Copper [Đồng] Chemicals [Hoá chất] Insulin [In-su-lin] Organs and regions of the body [Bộ phận Heart [Tim] và vùng của thân thể] Foot [Chân] Diseases [Bệnh] Cancer [Bệnh ung thư] Tuberculosis [Bệnh lao] Plants and crops [Cây và hoa màu] Corn [Ngô/Bắp] Animals [Loài vật] Fishes [Cá] Cattle [Trâu bò] - 22 -
  34. Theo lối nầy, khi thiết lập TĐ cho một chủ đề thuộc cùng một loại (Category) với TĐ mẫu (Pattern heading), biên mục viên được phép sử dụng tất cả những TPM được liệt kê bên dưới TĐ mẫu trong LCSH cho TĐ đang thiết lập; thí dụ: biên mục viên đang làm biên mục chủ đề cho một tác phẩm về Phổi, và đã ấn định TĐ chính cho tài liệu là Phổi (Lung) thì biên mục viên được phép sử dụng bất cứ TPM nào được liệt kê cho TĐ Tim (Heart). 2.5.7. Thứ tự áp dụng Tiểu phân mục (Order of subdivisions) Vì có sự phân biệt các loại TPM như vừa trình bày bên trên, và với khả năng có thể xảy ra là nhiều TPM thuộc các loại khác nhau có thể được sử dụng cùng một lúc cho một TĐCĐ, vần đề thứ tự gán ghép các TPM vào TĐCĐ cần phải được đặt ra. Tuy vấn đề nầy chưa được giải quyết hoàn toàn thỏa đáng, hiện nay LC có chủ trương áp dụng hai thứ tự sau đây cho các TPM:  Khi TĐCĐ là một địa danh thì thứ tự của các TPM sẽ như sau: Địa danh – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức Great Britain – Civilization – 17th century – Sources [Anh quốc — Văn minh — Thế kỷ 17 — Nguồn liệu]  Khi TDCĐ là một đề tài thì thứ tự của các TPM sẽ như sau: Đề tài – TPM địa lý – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức Nobility – Great Britain – History – 16th century – Sources [Giới quý tộc — Anh quốc — Lịch sử — Thế kỷ 16 — Nguồn liệu] - 23 -
  35. PHẦN 3 ẤN ĐỊNH TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (Assigning subject headings) Trong công tác biên mục, công tác ấn định tiêu đề chủ đề (TĐCĐ) là khâu khó khăn và đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao nhứt. Công tác nầy gồm hai bước như sau: 1) Phân tích nội dung của tài liệu; và 2) Chọn TĐCĐ cho thích hợp với nội dung đã xác định. 3.1. Phân tích nội dung tài liệu (Content analysis) Để hiểu rõ nội dung của một tài liệu, biên mục viên cần phải xem xét cẩn thận nhiều thành phần của tài liệu. Trong đa số trường hợp, nhan đề của tài liệu có thể giúp cho ta biết được nội dung của tài liệu; thí dụ: Nhan đề: Cơ sở vật lý hạt nhân Tác giả: PGS. TS. Ngô Quang Huy Xuất bản: Hà Nội : Khoa Học và Kỹ Thuật, 2006 Chủ đề: Vật lý hạt nhân Nhan đề: Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản Tác giả: David Young, Michiko Young; người dịch: Lưu Văn Hy Xuất bản: Hà Nội : Mỹ Thuật, 2007 Chủ đề: Kiến trúc Nhật Bản Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những nhan đề không giúp biên mục viên biết được nội dung của tài liệu; thí dụ: Nhan đề: Con đường sáng tạo Tác giả: không có Xuất bản: Sài Gòn : Hồng Hà, 1973 Chủ đề: Lịch sử và phê bình triết học Tây phương Nhan đề: Silent spring Tác giả: Rachel Carson Xuất bản: New York : Fawcett Crest, 1964 Chủ đề: Ảnh hưởng của thuốc diệt côn trùng đối với môi trường - 24 -
  36. Do đó, biên mục viên luôn luôn cần phải xem xét thêm nhiều thành phần khác của tài liệu. Trong một cuốn sách báo cáo lại kết quả của một cuộc nghiên cứu về công tác ấn định TĐCĐ thực hiện với 6 biên mục viên chủ đề tại tại 3 thư viện đại học của Hoa Kỳ (Sauperl, Alenka. Subject determination during the cataloging process. Lanham, Md. : Scarecrow Press, 2002), ở tr. 119, tác giả ghi nhận như sau: “The cata- logers mentioned several parts of the documents as most useful for subject determina- tion. There was a slight disagreement on the role of the title in this determination. While Betty, Cecilia, and Ernest thought it was useful and actually identified tentative headings among words in the title, Dorothy and Florence expressed a warning about misleading titles. Both Dorothy and Florence, who were in the interviewed group, ex- plained that a title by itself cannot be used for subject description, but it was an appro- priate source when validated and expanded on by other parts of the text. The table of contents, introduction, cover, blurb, abstract, and bibliography were cited as other im- portant sources for subject determination by all catalogers. = Các biên mục viên nói đến nhiều thành phần của các tài liệu được xem như hữu ích nhứt cho việc xác định chủ đề. Trong khi Betty, Cecilia, và Ernest nghĩ là nó [nhan đề] hữu ích và họ thật sự đã sử dụng những từ trong nhan đề làm tiêu đề tạm, thì Dorothy và Florence nói lên sự báo động về những nhan đề có thể gây hiểu lầm. Cả Doro- thy và Florence, đều thuộc trong nhóm được phỏng vấn, giải thích rằng nhan đề tự nó thôi không thể được sử dụng cho việc ấn định chủ đề, nhưng nó là một nguồn thông tin thích hợp nếu được duyệt xét kỹ lưỡng và mở rộng thêm bởi những thành phần khác trong văn bản. Mục lục nội dung, phần giới thiệu, bìa sách, phần quảng cáo trên bao sách, toát yếu, và thư tịch đều được các biên mục viên kể ra như là những thành phần quan trọng khác cho việc xác định chủ đề.” 3.2. Chọn Tiêu đề chủ đề (Selection of subject headings) Sau khi đã xác định được nội dung của tài liệu, biên mục viên sẽ thực hiện bước kế tiếp là chọn TĐCĐ cho thích hợp với nội dung đã được xác định. Bước nầy có thể thực hiện bằng 2 lối:  Tóm lược (summarization): chỉ diễn tả nội dung tổng quát của tài liệu  Dẫn mục đầy đủ (exhaustive or in-depth indexing): liệt kê ra tất cả những khái niệm, chủ đề quan trọng được đề cập đến trong tài liệu LC, trong tài liệu Subject Cataloging Manual : Subject Headings, đã có chỉ thị rất rõ ràng cho các biên mục viên của họ như sau: “Assign to the work being cataloged one or more subject headings that best summarize the overall contents of the work and provide access to its most important topics. = Ấn định cho tác phẩm đang được làm biên mục một hay nhiều tiêu đề có thể tóm lược đầy đủ nhứt nội dung chung của tác phẩm và có thể cung cấp truy dụng đến các đề tài quan trọng nhứt của tác phẩm.” Trong thực hành, LC cũng chủ trương “Assign headings only - 25 -
  37. for topics that comprise at least 20% of the work. = Chỉ ấn định tiêu đề cho những đề tài nào chiếm ít nhứt là 20% tác phẩm.” Như vậy, rõ ràng là LC đã quyết định chọn cách “tóm lươc.” Số TĐCĐ được ấn định thay đổi tùy theo nội dung của tác phẩm đang được làm biên mục. Tuy nhiên, LC cũng đã quyết định không ấn định hơn 10 TĐCĐ cho bất cứ một tác phẩm nào. Trong tài liệu, Library of Congress subject headings : principles of structure and policies for application, do LC xuất bản năm 1990, ở tr. 38, muc 26.0, có ghi rõ như sau: “In general, no more than ten headings are assigned to any one work = Một cách tổng quát, không ấn định hơn 10 tiêu đề cho bất cứ một tác phẩm nào.” Mỗi thư viện đều có chính sách về biên mục (cataloging policy) riêng của họ và biên mục viên của họ sẽ phải tuân theo chính sách nầy. Tuy nhiên, nói một cách tổng quát, việc ấn định tiêu đề nhứt thiết phải tùy theo tác phẩm đang được làm biên mục. Xin kể ra sau đây một số trường hợp tiêu biểu:  Tác phẩm với một chủ đề: Nhan đề: Cơ sở vật lý hạt nhân TĐCĐ: Nuclear physics [Vật lý hạt nhân]  Tác phẩm với nhiều chủ đề: Nhan đề: Bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam TĐCĐ: Agricultural bioecology [Sinh thái học nông nghiệp] Husbandry [Nghề chăn nuôi] Nhan đề: Bài chòi và dân ca Liên khu 5 TĐCĐ: Bài chòi Folksongs, Vietnamese [Dân ca, Việt Nam] Folk poetry, Vietnamese [Thơ văn dân gian, Việt Nam]  Đề mục chính với nhiều khía cạnh: Nhan đề: Revisiting Vietnam : memoirs, memorials, museums TĐCĐ: Vietnam War, 1961-1975 – Monuments – United States [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Đài kỷ niệm — Hoa Kỳ] Vietnam War, 1961-1975 – Monuments – Vietnam [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Đài kỷ niệm — Việt Nam] - 26 -
  38. Vietnam War, 1961-1975 – Veterans – United States [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Cựu chiến binh — Hoa Kỳ] Vietnam War, 1961-1975 – Psychological aspects [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Khía cạnh tâm lý] Vietnam – Description and travel [Việt Nam — Mô tả và du lịch]  Các mối quan hệ trong một hay nhiều chủ đề: Nhan đề: Handbook of green chemicals TĐCĐ: Environmental chemistry – Industrial applications – Hand books, manuals, etc. [Hóa học môi trường Ứng dụng trong kỹ nghệ Sổ tay, cẩm nang, v.v.] Environmental management – Handbooks, manuals, etc. [Quản lý môi trường Sổ tay, cẩm nang, v.v.] Chemical industry – Environmental aspects –Handbooks, manuals, etc. [Kỹ nghệ hóa học – Khía cạnh môi trường — Sổ tay, cẩm nang, v.v.]  Nhan đề: Từ Điện Biên Phủ đến Dinh Độc Lập TĐCĐ: Vietnam War, 1961-1975–Chronology [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Theo niên đại] Vietnam War, 1961-1975 – Chronology – Pictorial works [Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 — Theo niên đại — Sách tranh ảnh.] Vietnam – History – 1945-1975 – Chronology [Việt Nam — Lịch sử, 1945-1975 — Theo niên đại] Vietnam – History – 1945-1975 – Chronology – Pictorial works [Việt Nam — Lịch sử, 1945-1975 — Theo niên đại — Sách tranh ảnh.] Sau khi đã có những ý niệm rõ rệt trong đầu về nội dung tài liệu cũng như những TĐCĐ tạm thời được ấn định cho tài liệu, biên mục viên luôn luôn phải thực hiện những bước kế tiếp như sau:  kiểm tra lại với hệ thống TĐCĐ chuẩn của LC (LC subject authorities) để biết chắc rằng TĐCĐ tạm thời ấn định cho tài liệu vẫn còn hiệu lực (nghĩa là có thể được sử dụng) [Truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL:  truy dụng mục lục trực tuyến của các thư viện khác để tìm hiểu thêm những khả năng ấn định TĐCĐ khác  truy dụng mục lục trực tuyến của chính thư viện mình để đạt được sự nhất quán (consistency) về TĐCĐ cho mục lục chủ đề của thư viện mình. - 27 -
  39. PHẦN 4 TIÊU ĐỀ CHUẨN CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI KHOA KỲ (Library of Congress Authorities) 4. 1. Mục đích Để bảo đảm tính nhất quán của các tiêu đề (bao gồm cho cả TĐCĐ, TĐCĐ theo tên cá nhân, tên hội đoàn, tên hội nghị, nhan đề đồng nhất, nhan đề cho tùng thư (series) hay TĐCĐ bao gồm Tên/nhan đề (Name/Title Subject, v.v.) dành cho những biểu ghi thư tịch (bibliographic records), biên mục viên cần phải tham khảo Hồ sơ tiêu đề chuẩn của Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Authorities) xuyên qua việc dùng thẻ thư mục do LC sản xuất theo lối xưa, và ngày nay thì ta có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL: - hoặc nếu dùng dịch vụ biên mục tự động hóa của OCLC thì cũng phải tham khảo Hồ sơ tiêu đề chuẩn của OCLC cũng được truy dụng miễn phí tại URL: đây là sự hợp tác giữa công ty OCLC và LC để tạo ra dịch vụ miễn phí này - những thư viện dùng dịch vụ có trả lệ phí của hệ thống OCLC này, có thể truy dụng trực tuyến khi sử dụng chương trình tích hợp Connexion để làm biên mục của OCLC mà không cần phải qua địa chỉ Internet ghi ở trên. Những biểu ghi này được làm theo khuôn thức MARC 21 và có thể hạ tải miễn phí (free downloading) qua giao diện của cổng Z39.50 từ website của LC nói trên. Xuyên qua Hồ sơ Tiêu đề chuẩn của LC, biên mục viên có thể tham khảo hay hạ tải miễn phí những TĐCĐ chuẩn dành cho chủ đề, cho tên cá nhân, tên hội đoàn, nhan đề đồng nhất, nhan đề cho tùng thư hay TĐCĐ bao gồm Tên/nhan đề (Name/ Title Subject), v.v. nhờ đó những tiêu đề dùng cho việc truy dụng mục lục thư viện xuyên qua mục lục tác giả, mục lục đề mục, mục lục nhan đề được đồng nhất. Tiêu đề chuẩn của LC cũng cung cấp những tham chiếu xuôi/ngược hướng dẫn người sử dụng đến những tiêu đề được dùng cho cả hệ thống mục lục của thư viện. Theo số liệu thống kê của Cơ sở dữ liệu về tiêu đề chuẩn của LC, được niêm yết tại URL: hiện nay có khoảng:  265.000 biểu ghi TĐCĐ chuẩn;  5,3 triệu biểu ghi tên chuẩn (khoảng 3,8 triệu tên người, 900.000 tên hội đoàn, 120.000 tên hội nghị, và 90.000 địa danh;  350.000 biểu ghi tên tùng thư và tiêu đề đồng nhất;  340.000 biểu ghi Tên/Nhan đề chuẩn. Khuôn thức MARC 21 dành cho Tiêu đề chuẩn được định nghĩa như sau: Khuôn thức MARC 21 dành cho Tiêu đề chuẩn được coi như là một dụng cụ chuyên chở thông tin liên quan đến các hình thức của những tên [bao gồm tên người, hội đoàn, hội nghị] và những tiêu đề chủ đề được dùng để làm những điểm truy dụng - 28 -
  40. trong các biểu ghi thư tịch. Các hình thức của những tên và những TĐCĐ này cùng tiểu phân mục được dùng như là những tham chiếu dẫn đến hình thức chuẩn, và các mối tương quan giữa những hình thức này. ( faq.htm#1) Một tên có thể dùng làm dẫn mục chính/Tiêu đề chính/Tiểu dẫn chính (main en- try) , dẫn mục phụ/Tiêu đề phụ/Tiểu dẫn phụ (added entry), TĐCĐ hay tùng thư (series) với mục đích dùng nó làm điểm truy dụng. Sau đây là tóm lược về cấu trúc của Tiêu đề chuẩn theo MARC 21 trích dẫn từ tài liệu của LC tại URL: để tiện theo dõi các thí dụ viện dẫn trong Phần 4 này. Để tham khảo dễ dàng Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC, các từ tiếng Anh được ghi ở đầu bảng, sau đó có từ tiếng Việt tương đương. Chi tiết về MARC 21 sẽ nói rõ ở Phần 5. Summary authority record structure [Tóm lược cấu trúc của tiêu đề chuẩn] Summary [Tóm lược]  X00 –personal name [Tên người]  X10 –corporate name [Tên hội đoàn]  X11 –meeting or conference name [Tên hội nghị]  X30 –uniform title [Nhan đề đồng nhất]  X50 –topical subject term [Chủ đề đề tài]  X51 –geographic name [Địa danh (hay tên địa lý)]  X55 –genre/form term [Thể loại / từ hình thức] Tags [Nhãn trường]  1XX Authorized form of heading [Tiêu đề chủ đề chuẩn]  260 and 360 -Complex see and see also subject references [Tham chiếu “Xem” và Xem thêm phức hợp]  4XX -See from reference [Tham chiếu “Xem”]  5XX -See also from reference [Tham chiếu “Xem thêm” từ]  6XX –Notes [Ghi chú]  64X -Series information [Thông tin về tùng thư]  663-666 -References for names [Tham chiếu cho “Tên”]  667-68X –Other kinds of notes [Các ghi chú khác]  670 –Source of information [Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng]  675 –Source data not found [Nguồn thông tin không tìm thấy] - 29 -
  41. 4. 2. Tiêu đề chủ đề chuẩn (Subject authority headings) (100, 150, 151) Khi cần chọn một vài tiêu đề chủ đề cho tài liệu đang làm biên mục, biên mục viên cần phải dùng Khung tiêu đề chủ đề của LC (Library of Congress Subject Headings) để tìm tiêu đề chủ đề thích hợp cho tài liệu, sau đó cũng phải dùng Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC (Library of Congress Authorities), truy cập và hạ tải miễn phí từ URL này: để kiểm soát lại các tiêu đề chủ đề đã chọn xem có đúng là tiêu đề chuẩn hay không. Thí dụ: thư viện có cuốn sách Mountain lion alert : safety for outdoor ad- ventures and landowners / của Steve Torres. Falcon Press, 1997. Có thể vì nhan đề của sách là “Moutain lion” nên biên mục viên sẽ cấp tiêu đề chủ đề “Mountain lion”, nhưng khi kiểm tra lại trong Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC, sẽ thấy tiêu đề cho sách này được LC làm tham chiếu “Mountain lion” Xem “Puma” [Con báo Mỹ] là TĐCĐ chuẩn. Về tên người, tên hội đoàn, tên hội nghị, v.v. cũng được LC thiết lập tiêu đề chuẩn, sẽ nói ở phần kế tiếp.  Ghi tên TĐ muốn tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Subject Authorities Headings, thí dụ : Mountain lion  Chọn ô Subject Authority Headings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [bắt đầu tìm kiếm] Tham chiếu (References) của LC từ tiêu đề không được dùng làm TĐCĐ chuẩn sang TĐCĐ chuẩn. Số biểu ghi có trong sưu tập của LC là 0 (zero) chứng tỏ LC không dùng TĐ Mountain lion làm TĐCĐ chuẩn và có tham chiếu sang TĐ chuẩn.  Nút đỏ phía tay trái chỉ References (Tham chiếu), Nhấn nút đỏ này sẽ ra kết quả  TĐ “Mountain lion” không có trong LC au- thorities, cần phải nhấn nút đỏ References ở phía tay trái để coi tham chiếu từ TĐ Mountain lion không được dùng sang TĐCĐ chuẩn - 30-
  42.  Kết quả LC cho tham chiếu “See” [Xem] Puma [Con báo Mỹ] có nghĩa là TĐ Mountain lion đã không được dùng làm TĐCĐ chuẩn, mà TĐ Puma [Con báo Mỹ] đã đựợc LC dùng.  Kết quả có 40 biểu ghi thư tịch và 35 biểu ghi thư tịch sách thiếu nhi trong sưu tập của LC,  Nhấn vào nút màu đỏ Authorized & References ở phía tay trái, sẽ ra kết quả về TĐCĐ chuẩn Puma [Con báo Mỹ]  TĐCĐ chuẩn Puma [Con báo Mỹ] được LC thiết lập Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  150 là choTĐCĐ chuẩn “Puma” [Con báo Mỹ]  450 là tham chiếu  550 là cho tham chiếu “SA” [Xem thêm]  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng - 31 -
  43. 4. 3. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên người (Personal name authority headings) (100) Tên người cũng được LC thiết lập để làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (main entry) (100) hay dẫn mục phụ (added entry) (700, 800) hoặc dùng làm TĐCĐ (600) đều phải tuân thủ quy tắc AACR2. 4. 3. 1. Tên người dùng làm tiêu đề trong dẫn mục chính (main entry) (100) hay dẫn mục phụ (added entry) (700, 800) (Personal name authority used for main entry or added entry) Thí dụ: thư viện có cuốn Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Tử / bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm. Saigon : Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá, 1971. Biên mục viên cần phải tìm một TĐ cho tên người là Nguyễn Du làm dẫn mục chính cho sách này và phải tham khảo Hồ sơ Tiêu đề chuẩn của LC:  Ghi tên người muốn tìm TĐCĐ chuẩn tên từ LC Authorities : Nguyen, Du [có thể không cần dấu phẩy sau họ, bỏ dấu tiếng Việt hay viết chữ hoa ]  Chọn ô Name Authority Head- ings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [bắt đầu tìm kiếm]  Kết quả được ghi ở mục thứ 3 với tiêu đề là: Nguyễn, Du, 1765- 1820, được dùng làm TĐCĐ chuẩn và có 50 biểu ghi thư tịch trong LC  Nhấn vào nút màu đỏ Author- ized heading ở phía tay trái sẽ tìm thấy biểu ghi TĐ chuẩn do LC thiết lập - 32 -
  44.  Kết quả có tiêu đề chuẩn cho Nguyễn Du, 1765-1820.  Nhấn vào tiêu đề Nguyễn, Du, 1765-1820 có nhãn trường (tag) 1XX có gạch chân sẽ tìm thấy biểu ghi MARC 21 cho TĐCĐ chuẩn này Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  100 là cho Tên tác giả (hay tên người) được dùng làm TĐCĐ chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho họ đơn của tác giả  400 là cho Tham chiếu từ tên người được viết khác với tên chuẩn  667 là cho Ghi chú dành riêng cho biên mục viên tham khảo  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng Bi ểu ghi đầy đủ MARC 21 trích dẫn từ TV ĐH Cornell: Biểu ghi MARC 21 với những nhãn trường được  Trường 830: là cho tùng thư ghi như sau đây: 100 : là cho Tên tác giả: Nguyễn, Du, 1765-1820. 245: là cho Nhan đề Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Tử , minh xác trách nhiệm, v.v. 490 1 là cho tùng thư 650: là cho TĐ Chủ Đề: Vietnamese literature — 19th century — History and criticism [Văn học Việt Nam — Thế kỷ 19 — Lịch sử và phê bình. 700 1: là cho dẫn mục phụ: Nguyễn, Đình Diệm. - 33 -
  45. 4. 3. 2. Tên người vừa dùng tên thật, vừa dùng bút hiệu để viết nhiều thể loại khác nhau, được dùng làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (100) hay dẫn mục phụ (700, 800) theo AACR2 (Quy tăc 22.2B2) Theo AACR2 (Quy tắc 22.2B2) khi một tác giả dùng tên thật vừa dùng một hay nhiều bút hiệu để viết nhiều thể loại khác nhau, thì biên mục viên phải dùng tên thật hay bút hiệu mà tác giả đã dùng để viết ra thể loại tài liệu đó. Thí dụ: thư viện có cuốn sách của Nguyễn Gia Nùng & Nguyễn Thế Sang có nhan đề là Phú Khánh, di tích và thắng cảnh, NXB Tổng Hợp Phú Khánh, 1989. Tác giả này cũng viết một nhan đề sách là Chuyện dùng người xưa và nay, với bút hiệu là Song Nguyễn Hoàng An, NXB Thông Tấn. Biên mục viên phải thiết lập dẫn mục chính (main entry) cho tên của tác giả này (theo Quy tắc 22.2B2 của AACR2) là Song Nguyễn Hoàng An và Nguyễn Gia Nùng Biên mục viên phải kiểm soát tiêu đề chuẩn cho hai tên tác giả này trong LC Authorities ( làm như sau:  Ghi tên người muốn tìm TĐCĐ chuẩn tên từ LC Authorities : Nguyen, Gia Nung [có thể không cần dấu phẩy sau họ, bỏ dấu tiếng Việt hay viết chữ hoa ]  Chọn ô Name Authority Head- ings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [bắt đầu tìm kiếm] - 34 -
  46.  Kết quả được ghi ở mục thứ 3 với tiêu đề là: Nguyễn, Gia Nùng, được dùng làm TĐCĐ chuẩn và có 6 biểu ghi thư tịch trong LC  Nhấn vào nút màu đỏ phía tay trái Authorized & Ref- erences  Kết quả có 2 tiêu đề: thứ 1 là Au- thority record (Tiêu đề chuẩn) cho tên Nguyễn, Gia Nùng, và thứ 2 là Tham chiếu See Also [Xem thêm] Song Nguyễn Hoàng An  Nhấn vào chữ Authority record (Tiêu đề chuẩn) sẽ tìm ra kết quả như sau đây: Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  100 là cho Tên tác giả (hay tên người) được dùng làm TĐCĐ chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho họ đơn của tác giả: Nguyễn, Gia Nùng  400 là cho Tham chiếu từ tên người được viết khác với tên chuẩn  500 là cho tham chiếu “Xem thêm” với một bút danh khác cũng dùng làm tiêu đề chuấn: Song Nguyễn Hoàng An  667 là cho Ghi chú dành riêng cho biên mục viên tham khảo  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng - 35 -
  47. Tên tác giả là bút danh được dùng song song với tên thật để viết nhiều thể loại khác nhau, cũng được LC dùng làm tiêu đề chuẩn theo Quy tắc 22B2 của AACR2. Như chúng ta thấy trong biều ghi tiêu đề chuẩn cho tác già Nguyễn Gia Nùng, có thêm phần tham chiếu SA = See also [Xem thêm : Song Nguyễn Hoàng An, như sau:  Nhấn vào hàng thứ hai có ghi tên Song Nguyễn Hoàng An, ta sẽ có kết quả như sau:  Kết quả được ghi ở mục thứ 1 với tiêu đề là: Song Nguyễn Hoàng An, được dùng làm TĐCĐ chuẩn và có 1 biểu ghi thư tịch trong LC  Kết quả có 2 tiêu đề: thứ 1 là Authority record (Tiêu đề chuẩn) cho tên Song nguyễn Hoàng An và thứ 2 là Tham chiếu See Also [Xem thêm] Nguyễn, Gia Nùng  Nhấn vào nút màu đỏ phía tay trái Authorized & Ref- erences Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  100 là cho Tên tác giả (hay tên người) được dùng làm TĐCĐ chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho họ đơn của tác giả: Song Nguyễn Hoàng An  500 là cho tham chiếu “Xem thêm” với một bút danh khác cũng dùng làm tiêu đề chuấn: Nguyễn, Gia Nùng  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng - 36 -
  48. Sau đây là hai biểu ghi thư tịch đầy đủ của hai tác phẩm do cùng một Tác giả viết dưới tên thật và bút danh, với hai thể loại khác nhau: Phú Khánh di tích và thắng cảnh / của Nguyễn Gia Nùng & Nguyễn Thế Sang; và Chuyện dùng người xưa và nay / của Song Nguyễn Hoàng An.  Biểu ghi MARC 21 Phú Khánh di tích và thắng cảnh / của Nguyễn Gia Nùng & Nguyễn Thế Sang với những nhãn trường được ghi như sau đây:  100 1_ : với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho tên họ của tác giả sau nó là dấu phẩy rồi đến phần còn lại của tên: Nguyễn, Gia Nùng  245 10 : với chỉ thị thứ 1 là 1 và hai 0 dành cho nhan đề và minh xác về trách nhiệm: Phú Khánh, di tích và thắng cảnh / Nguyễn Gia Nùng, Nguyễn Thế Sang.  651 _0 : với chỉ thị thứ nhất trống, và chỉ thị thứ 2 là zero biểu thị cho tên địa lý của LCSH : Phú Khánh (Vietnam) — Description and travel [Phú Khánh (Việt Nam) — Mô tả và du lịch  700 1_ : với chỉ thị thứ nhất là số 1 biểu thị cho tên tác giả thứ hai của tác phẩm này, cũng được gọi là dẫn mục phụ (added en- try): Nguyễn, Văn Sang.  Biểu ghi MARC 21 Chuyện dùng người xưa và nay / của Song Nguyễn Hoàng Anh, với những nhãn trường được ghi như sau đây:  100 0_ : với chỉ thị thứ 1 là số 0 dành cho tên của tác giả dùng bút danh không ghi dấu phẩy sau họ: Song Nguyễn Hoàng An.  245 10 : với chỉ thị thứ 1 là 1 và hai 0 dành cho nhan đề và minh xác về trách nhiệm: Chuyện dùng nguời xưa và nay / của Song Nguyễn Hoàng Anh.  650 _ 0 : với chỉ thị thứ nhất trống, và chỉ thị thứ 2 là 0 biểu thị cho TĐCĐ của LCSH với TPM hình thức : Leadership — Anecdotes [Lãnh đạo — Giai thoại]; Delegation of authority — Anec- dotes [Phân quyền — Giai thoại]; Vietnam — History — Anecdotes [Việt Nam — Lịch sử — Giai thoại] - 37 -
  49. 4.3.3. Tiêu đề chuẩn là tên người dùng làm tiêu đề chủ đề (TĐCĐ) (Personal name authority headings as subject headings) (100) Thí dụ: thư viện có cuốn sách “Bể dâu trong dòng họ Nguyễn Du / của Đặng Cao Ruyên, xb năm 2002. Biên mục viên cần phải chọn một TĐCĐ dành cho tên tác giả Nguyễn Du, vì thế cũng cần phải truy cập Hồ sơ tiêu đề chuẩn với tên người là Nguyễn Du, nhưng dùng làm tiêu đề chủ đề (subject headings)  Ghi tên người muốn tìm TĐCĐ chuẩn tên từ LC Authorities : nguyen du [có thể không cần dấu phẩy sau họ, bỏ dấu tiếng Việt hay viết chữ hoa ]  Chọn ô Subject Authority Headings [Tiêu đề theo chủ đề chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [bắt đầu tìm kiếm]  Kết quả được ghi ở mục thứ 4 với tiêu đề là: Nguyễn, Du, 1765-1820, được dùng làm TĐCĐ chuẩn và có 4 biểu ghi thư tịch trong LC  Ngoài ra ta còn thấy nhiều tiêu đề đựợc kết hợp với các tiểu phân mục hình thức hay đề tài được LC dùng làm TĐCĐ chuẩn ở mục 5, 6, 7, 8, v.v. Nguyển, Du, 1765-1820 — Bibliography  Tham chiếu cho t iêu đề chuẩn dành cho Tên/Nhan đề: Nguyễn, Du, 1765-1829. Đoạn trường tân thanh.  Nhấn vào nút Authorized Heading màu đỏ ở lề tay trái để coi kết quả của tiêu đề mới tìm thấy Kết quả có tiêu đề chuẩn cho Nguyễn Du, 1765-1820. - 38 -
  50.  Kết quả được ghi ở mục thứ 4 với tiêu đề là: Nguyễn, Du, 1765-1820, được dùng làm TĐCĐ chuẩn và có 4 biểu ghi thư tịch trong LC  Ngoài ra ta còn thấy nhiều tiêu đề đựợc kết hợp với các tiểu phân mục hình thức hay đề tài được LC dùng làm TĐCĐ chuẩn ở mục 5, 6, 7, 8, v.v.  Kết quả có tiêu đề chuẩn cho Nguyễn Du, 1765-1820.  Nhấn vào tiêu đề Nguyễn, Du, 1765-1820 có nhãn trường (tag) 1XX có gạch chân sẽ tìm thấy biểu ghi MARC 21 cho TĐCĐ chuẩn này Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  100 là cho Tên tác giả (hay tên người) chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho họ đơn của tác giả  400 là cho Tham chiếu từ tên người được viết khác với tên chuẩn  667 là cho Ghi chú dành riêng cho biên mục viên tham khảo  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng - 39 -
  51. 4.3.4. Tiêu đề chủ đề chuẩn là tên dòng họ dùng làm tiêu đề chủ đề (100) (Family name used as subject headings) Dòng họ Dương ở Vân Đình, với những thi sĩ nổi tiếng trong văn học Việt Nam như Dương Khuê, Dương Lâm, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, v.v. Hậu duệ của họ viết sách nói về dòng họ này, thí dụ cuốn The Sacred Wil- low : four generations in the life of a Vietnamese family / tác giả Dương Vân Mai Elliott. Oxford University Press, 1999. Tìm kiếm tiêu đề Duong family [Dòng họ Dương] như một TĐ chủ đề  Ghi chủ đề Duong family [Dòng họ Dương] vào ô tìm kiếm [Không cần bỏ dấu tiếng Việt, không cần viết hoa]  Nhấn vào ô Subject Authority Headings [Tiêu đề CĐ chuẩn]  Nhấn vào nút Begin Search [Bắt đầu  Kết quả tìm thấy 1 tiêu đề chủ đề với 1 biểu ghi thư tịch Duong family [Dòng họ Dương] có trong LC  Nhấn vào nút màu đỏ Authorized heading ở phía tay trái của tiêu đề này, sẽ thấy kết quả dẫn đến tiêu đề chuẩn Duong family [Dòng họ Dương] - 40 -
  52. Kết quả có tiêu đề chuẩn cho Duong family [Dòng họ Dương]  Nhấn vào tiêu đề Duong family [Dòng họ Dương] có nhãn trường 1XX gạch chân [underlined] sẽ tìm thấy biểu ghi MARC 21 cho TĐCĐ chuẩn này Biểu ghi MARC 21 tiêu đề CĐ chuẩn dành cho TĐ Duong family [Dòng họ Dương] với nhãn trường  100 là tên dòng họ Dương và chỉ thị thứ 1 là số 3 dành cho tên của dòng họ (family name) Trường số 670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng Biểu ghi thư tịch đầu đủ của cuốn sách: The Sacred willow : four generations in the life of a Vietnamese family / by Dương Vân Mai Elliott. New York : Oxford Univer- sity Press, 1999. trích dẫn từ LC Catalog Online: [Xem trang kê tiếp] - 41 -
  53.  Biểu ghi thư tịch đầy đủ của cuốn sách: The Sacred willow : four gen- erations in the life of a Vietnamese family / by Dương Vân Mai Elliott. New York : Oxford University Press, 1999. trích dẫn từ LC Online Cata- log :  Tiêu đề chủ đề ghi ở nhãn trường 600 00 : Duong family [Dòng họ Dương]  Tiêu đề chủ đề địa danh với TPM đề tài ($x) ghi ở nhãn trường 651_0 : Vân Đình (Vietnam) — Genealogy [Vân Đình (Việt Nam ) — Phả hệ]  Tiêu đề chủ đề địa danh với TPM đề tài ($x) ghi ở nhãn trường 651_0 : Vietnam — Genealogy [Việt Nam — Phả hệ] - 42 -
  54. 4.4. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội đoàn (Corporate name authority headings) (110) Thư viện có cuốn sách có nhan đề: Đại Nam thực lục / Quốc sử quán tri ều Nguyễn; Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch , xb năm 2002-2007. Thí dụ tìm tên hội đoàn là Viện sử học, chúng ta sẽ thấy LC cung cấp những tham chiếu dẫn đến tiêu đề chuẩn chính được dùng Hình bìa trích từ website của: www.vinabook.com  Ghi tên hội đoàn muốn tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Authorities : vien su hoc [không cần bỏ dấu tiếng Việt, hay viết hoa]   Chọn ô : Name Authority Head- ings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút : Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm]  Kết quả được tìm thấy ở mục thứ 1: Viện sử học (Vietnam) là TĐCĐ chuẩn của Tên hội đoàn này với 92 biểu ghi thư tịch có trong LC  Nhấn vào nút màu đỏ bên lề trái có chữ Authorized Heading, sẽ được kết quả dưới đây với chỉ dẫn đên TĐCĐ chuẩn : Viện sử học (Vietnam) - 43 -
  55. LC làm tham chiếu Xem” (See) đến tiêu đề chuẩn: Viện sử học (Vietnam) Tiêu đề chủ đề chuẩn cho tên hội đoàn được ghi ở nhãn trường (tag) số 110: Viện sử học (Vietnam) Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  110 là tên hội đoàn Viện sử học (Vietnam) chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 2 dành cho tên hội đoàn viết theo chiều thuận   410 là cho Tham chiếu từ tên người được viết khác với tên chuẩn  667 là cho Ghi chú dành riêng cho biên mục viên tham khảo  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng - 44 -
  56. Biểu ghi thư tịch MARC 21 cho cuốn sách Đại Nam thực lục / Quốc sử quán triều Nguyễn; Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch , xb năm 2002-2007.  Biểu ghi thư tịch đầy đủ của cuốn sách: Đại Nam thực lục / Quốc sử quán triều Nguyễn; Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xb Giáo Dục 2002-2007. Trích dẫn từ LC Catalog Online: Bao gồm những nhãn trường (tags) chính sau đây:  245 : là cho nhan đề và minh xác trách nhiệm : Đại Nam thực lục / Quốc sử quán triều Nguyễn ; Tổ phiên dịch Viện sử học phiên dịch  710 : là cho dẫn mục phụ/tiêu đề bổ sung (added entry) Tên Hội đoàn: - Quốc sử quán Triều Nguyễn - Viện sử học (Vietnam) - 45 -
  57. 4.5. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội nghị (Conference name authority headings) (111) Thư viện có cuốn sách có nhan đề: Nghiên cứu chữ Nôm: Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về Chữ Nôm / Nguyễn Khắc Mạnh, chủ biên. NXB Khoa học xã hội 2006. Tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Authorities dưới tên hội nghị  Ghi tên hội nghị muốn tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Authorities : Hoi nghi quoc te ve chu nom [có thể không cần viết chữ hoa và không cần bỏ dấu tiếng Việt]  Chọn ô Name Authority Head- ings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm] Kết quả được tìm thấy ở mục thứ 1: Hội nghị quốc tế về chữ Nôm (2004 : Hanoi, Vietnam)  Kết quả được tìm thấy ở mục thứ 1: Hội nghị quốc tế về chữ Nôm (2004 : Hanoi, Vietnam) là TĐCĐ chuẩn của Tên hội nghị này với 1 biểu ghi thư tịch có trong LC  Mục thứ 2: Tham chiếu đươc LC làm cho tiêu đề Hội nghị quốc tế về chữ Nôm ở Việt Nam (2004 : Ha- noi, Vietnam) ở Việt Nam nhưng không có 1 biểu ghi thư tịch nào có trong LC  Nhấn nút màu đỏ ghi chữ Authorized headings [TĐCĐ chuẩn] , sẽ được kết quả dưới đây với chỉ dẫn đên TĐCĐ chuẩn : Hội nghị quốc tế về chữ Nôm (2004 : Hanoi, Vietnam ) - 46 -
  58.  Kết quả có 1 tiêu đề chuẩn là: Hội nghị quốc tế về chữ Nôm (2004 : Hanoi, Vietnam ), Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  111 là tên Hội nghị quốc tế về chữ Nôm (2004 : Hanoi, Vietnam ), với chỉ thị thứ 1 là số 2 dành cho tên hội đoàn viết theo chiều thuận  411 là cho Tham chiếu từ tên Hội nghị được viết khác với tên chuẩn: Hội nghị quốc tế về chữ Nôm ở Việt Nam (2004 : Hanoi, Vietnam )  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng Biểu ghi thư tịch đầy đủ của LC về Hội nghị này: - 47 -
  59. 4.6. Tiêu đề chuẩn dùng cho địa danh (Geographic authority name headings) (151) Thư viện có cuốn sách có nhan đề là: Luật bảo vệ môi trường, Nhà xb , 2006. Đây là sách luật của nhà nuớc Việt Nam, do đó tác giả sẽ là tên nước Việt Nam (tên địa danh). Tìm tiêu đề chuẩn cho địa danh Việt Nam trong LC Authorities  Ghi tên địa danh muốn tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Authorities : Vietnam theo lối viết tiếng Anh [có thể không cần viết chữ hoa và không cần bỏ dấu tiếng Việt]  Nhấn vào ô Name Authority Headings [Tiêu đề chuẩn]  Nhấn vào ô Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm]  Kết quả ở mục thứ 1: có tiêu đề Vietnam, với 1137 biểu ghi thư tịch có trong LC với địa danh tại thời điểm tìm kiếm này  Nhấn vào nút Authorized & References màu đỏ ở lề tay trái để coi kết quả của tiêu đề mới tìm ra - 48 -
  60. Kết quả với những tham chiếu: Annam, Vietnam (Democratic Republic), Vietnam (Republic) Dùng tiêu đề có ghi: Authority Record (Tiêu đề chuẩn) Kết quả: tiêu đề chuẩn về địa danh Vietnam được ghi ở nhãn trường (tag) số 151 Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  151 là địa danh Vietnam là TĐ chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 2 để trống  451 là cho Tham chiếu từ địa danh được viết khác với tên chuẩn [Xem tiếp trang 2 của biểu ghi này nơi trang kế tiếp] - 49 -
  61.  551 là Tham chiếu “See Also = Xem thêm” từ địa danh được dùng làm TĐ chuẩn 670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng Biểu ghi thư tịch đầy đủ MARC 21 của sách Tìm hiểu luật bảo vệ mội trường. NXB Lao động xã hội, 2006.  110 là dẫn mục chính  Vietnam (địa danh được dùng làm tiêu đề chuẩn  240 là nhan đề đồng nhất: Luật bảo vệ môi trường 2005  245 là nhan đề chính: Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường 2005 - 50 -
  62. 4.6.1. Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn dùng làm tiêu đề chủ đề (Corporate name authority headings combined with geographic name) (110) Đôi khi tiêu đề chuẩn về địa danh lại còn kết hợp với tên hội đoàn, cũng được LC làm tiêu đề chuẩn. Thí dụ: biên mục viên có cuốn sách nhan đề là: Lịch sử bưu điện thành phố Hà Nội. NXB Bưu Điện, 2007. Thí dụ: Tìm tiêu đề chuẩn dưới tên Hanoi Vietnam buu dien  Ghi tên địa danh muốn tìm TĐCĐ chuẩn từ LC Authorities : Hanoi Viet- nam buu dien theo lối viết tiếng Anh [có thể không cần viết chữ hoa và không cần bỏ dấu tiếng Việt]  Nhấn vào nút Name Authority Head- ings [Tiêu đề theo tên chuẩn]  Nhấn nút Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm]  Kết quả với 1 biểu ghi thư tịch có tiêu đề chuẩn: Hanoi (Vietnam). Bưu điện trong sưu tập của LC  Bấm vào nút màu đỏ: Authorized Headings & References thì ra kết quả TĐ chuẩn Kết quả tiêu đề chuẩn về địa danh Vietnam kèm theo Tên hội đoàn được ghi ở nhãn trường (tag) số 110 và tên này được coi là tên hội đoàn, không phải địa danh - 51 -
  63. Theo biểu ghi MARC 21 ở đây, các nhãn trường (tags) liệt kê như sau:  110 là hội đoàn Hanoi (Vietnam). Bưu điện dùng làm TĐ chuẩn, với chỉ thị thứ 1 là số 1 dành cho tên hội đoàn có địa danh của tiêu đề cho hội đoàn có thẩm quyền quản hạt, được đảo lên phía trước  410 là cho Tham chiếu từ tên hội đoàn được viết khác với tên chuẩn  670 là cho Nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng Biểu ghi MARC 21 đầy đủ của sách: Lịch sử bưu điện thành phồ Hà Nội với các nhãn trường (tags) như sau:  245 00 Nhan đề và minh xác về trách nhiệm Lịch sử bưu điện thành phồ Hà Nội  260 __ HN : Nxb Bưu điện, 2007.  610 10 : TĐCĐ là địa danh kèm theo tên hội đoàn và TPM đề tài: Hanoi (Vietnam). Bưu điện — His- tory [Hà Nội (Việt Nam). Bưu điện — Lịch sử.]  650 _ 0 TĐCĐ đề tài với TPM địa lý  và TPM đề tài: Postal service — Vietnam — Hanoi — History [Bưu điện — Việt Nam — Lịch sử.]  710 1_ Dẫn mục phụ tên hội đoàn: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - 52 -
  64. 4.6.2. Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn (corporate name) và tiểu phân mục đề tài (topical subdivision) dùng làm tiêu đề chủ đề Thí dụ : Biên mục viên có cuốn sách Lịch sử bưu điện thành phố Hà Nội và cần tìm TĐCĐ chuẩn cho cuốn sách này [chủ đề chính là bưu điện TP Hà Nội và lịch sử của nó do đó chủ đề Hanoi (Vietnam). Bưu điện – History được dùng để tìm TĐCĐ cho sách này. Tìm kiếm tiêu đề Hanoi Vietnam buu dien history như một TĐ chủ đề  Ghi chủ đế Hanoi Vietnam buu dien history vào ô tìm kiếm [Không cần bỏ dấu tiếng Việt, không cần dùng hai gạch nối giữa chữ buu dien và history]  Nhấn vào ô Subject Authority Headings [Tiêu đề chủ đề chuẩn]  Nhấn vào nút Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm] Kết quả được ghi ở mục thứ 1 trong Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC, với 1 biểu ghi thư tịch có trong sưu tập của LC, chứng tỏ là có thể dùng TĐCĐ này, tuy nhiên chúng ta không thấy có nút màu đỏ ghi Authorized Headings [TĐCĐ chuẩn] ở phía tay trái vì đó là sự kết hợp của một TĐCĐ chuẩn với một tiểu phân mục đề tài (Topical sub- divisions) là “History” do đó chúng ta cũng vẫn tin tưởng rằng đây là 1 TĐCĐ chuẩn của LC với 1 biểu ghi thư tịch có trong sưu tập của LC, từ đó ta có thể quay về Mục lục trực tuyến của LC tại địa chỉ: để tìm dưới tiêu đề CĐ chuẩn này - 53 -
  65.  Kết quả được ghi ở mục thứ 1 trong Hồ sơ tiêu đề chuẩn của LC, với 1 biểu ghi thư tịch có trong sưu tập của LC  Muốn kiểm chứng thì phải vào Mục lục trực tuyến của LC để tìm dưới TĐCĐ chuẩn Hanoi (Vietnam) Bưu điện — History tại URL : Dùng thư mục trực tuyến của LC (Library of Congress Online Catalog) tại URL này:  Ghi TĐCĐ: Hanoi Vietnam buu dien history [không cần bỏ dấu tiếng Việt, không cần viết hoa, không cần ghi hai dâu gạch dài giữa từ buu dien va his- tory  Nhấn vào khung Subject Browse [Xem chủ đề]  Nhấn vào nút Begin Search [Bắt đầu tìm kiếm]   Kết quả sẽ tìm thấy trong Mục lục thư viện của LC với TĐCĐ: Hanoi (Vietnam). Bưu điện — History  Nhấn vào dòng chữ có gạch chân (underlined heading) Hanoi (Vietnam). Bưu điện — History này, ta sẽ tìm thấy biểu ghi thư tịch của sách này - 54 -