Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.pdf
Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở Lớp 9
- VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC BÙI NGỌC DIỆP - HOÀNG KIM THANH ĐINH MẠNH CƯỜNG- BÙI ANH TÚ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Lớp 9 HÀ NỘI, 2011
- Lời nói đầu 2
- Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường và trách nhiệm của người học sinh cuối cấp. - Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường. - Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó. II. Nội dung hoạt động - Nhiệm vụ của học sinh cuối cấp - Các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Thảo luận về Nhiệm vụ học sinh cuối cấp I. Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. - Xác định được trách nhiệm bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. 3
- - Sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp. - Có ý thức thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp II. Quy mô Hoạt động “Thảo luận về nhiệm vụ học sinh cuối cấp” được thực hiện ở quy mô lớp III. Nội dung - Nhiệm vụ của học sinh lớp cuối cấp - Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của học sinh cuối cấp - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. IV. Phương pháp/Hình thức tổ chức - Thảo luận nhóm 4, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn - Thảo luận nhóm 6, sử dụng sơ đồ tư duy - Thảo luận lớp - Bài tập cá nhân V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị giấy A1, bút dạ 2. Học sinh - Cử người mời đại biểu, nhóm trang trí lớp, kê bàn ghế, - Phân công cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị giấy A1, bút dạ VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Tung bóng cho nhau” a. Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao, phát triển sức mạnh tay. b. Chuẩn bị: Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa ). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một, hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt. c. Cách chơi: 4
- - Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng. - Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m, mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi. - Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp - Trước khi đi vào thảo luận, GV nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ để tìm hiểu xem các em đã có những hiểu biết gì về nội dung này. - Câu hỏi: “Các em đã biết gì về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp” - GV lần lượt yêu cầu từng học sinh trả lời câu hỏi trên. - GV ghi bảng những câu trả lời của học sinh, nếu các ý kiến trùng nhau thì GV sẽ đánh dấu vào các ý kiến trùng đó để thống kê xem ý kiến nào về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp được các em nhắc tới nhiều nhất và giới thiệu vào chủ đề của buổi thảo luận - Trên cơ sở những ý kiến về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp mà các em đã đưa ra ở trên, GV chốt thành một danh sách các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp và hỏi xem trong lớp còn bạn nào muốn bổ sung thêm ý kiến vào danh sách này không. - Một số học sinh trả lời - GV kết luận về các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. - GV mời 1 học sinh nhắc lại các nhiệm vụ của người học sinh năm học cuối cấp đã được thống nhất ở hoạt động trên - Tiếp theo GV chia học sinh trong lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng có 6 học sinh) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Các nhóm sẽ chọn 1 hoặc 2 nhiệm vụ 5
- trong danh sách các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp và sử dụng bản đồ tư duy (tham khảo phần tư liệu tham khảo) để tìm hiểu về các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp. - GV treo sơ đồ tư duy (tham khảo phần tư liệu tham khảo) đã được vẽ to trên giấy Ao và giải thích cho học sinh biết cách thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm - Các nhóm chọn nhiệm vụ và thảo luận theo sơ đồ tư duy - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung - GV tổng kết lại các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. Hoạt động 3: Xác định trách nhiệm bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. - GV yêu cầu 4 học sinh tạo thành một nhóm để thảo luận các câu hỏi sau: “Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải có những trách nhiệm gì để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp?” - GV yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ trên, kĩ thuật khăn trải bàn được thực hiện theo mẫu sau: 6
- - GV dành thời gian cho cá nhân làm việc trong khoảng 2 – 3 phút, sau đó tiếp tục hướng dẫn các em chia sẻ kết quả thảo luận bằng cách viết ý kiến chung vào giữa khăn trải bàn (Như mẫu trên) - Đại diện một nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp lại các ý kiến và kết luận về trách nhiệm của bản thân từng học sinh trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. Hoạt động 4: Thực hành – Xây dựng kê hoạch thực hiện nhiệm vụ của học sinh cuối cấp - GV yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm học cuối cấp theo mẫu sau: STT Mục tiêu Nội dung Thời gian Cách Người hỗ hoàn thành thực hiện trợ - Sau khi từng cá nhân hoàn thành được bản kế hoạch cho mình, GV yêu cầu các em chia sẻ thông tin với người ngồi bên cạnh, hai bạn sẽ bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn - GV yêu cầu từng học sinh về nhà trình bày lại bản kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm học cuối cấp thật đẹp và dán tại góc học tập của mình VII. Tư liệu tham khảo Mẫu sơ đồ tư duySơ đồ tư duy về các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. (Hoạt động 2) Biện pháp 2 Biện pháp 1 Nhiệm 7 vụ 1 Biện Biện
- Hoạt động 2. Tiếp nối truyền thống nhà trường I. Mục tiêu - Học sinh hiểu ý nghĩa của việc thiết kế tập san hoặc báo tường làm kỷ vật lưu niệm nhà trường của học sinh cuối cấp. - Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại kỷ niệm đẹp cho trường . - Tích cực học tập để tiếp tục xây dựng truyền thống nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ học sinh năm học cuối cấp. II. Quy mô - Hoạt động “Tiếp nối truyền thống nhà trường” được thực hiện ở quy mô lớp III. Nội dung - Ca ngợi truyền thống của lớp, của nhà trường - Kế hoạch thực hiện để phát huy truyền thống nhà trường IV. Hình thức tổ chức - Thiết kế tập san hoặc báo tường - Tổ chức triển lãm sản phẩm của các lớp trong khối 9 V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Trước khi tiến hành hoạt động từ 1 đến 2 tuần, GV phổ biến tới từng học sinh nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động. 8
- - Cùng cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở tiến độ thực hiện công việc - Thảo luận trước với các GVCN trong khối và Ban giám hiệu về địa điểm trưng bày sản phẩm của các lớp. 2. Học sinh - Cán bộ lớp bàn bạc cùng các bạn trong lớp về hình thức thể hiện sản phẩm của lớp mình, có thể là tập san hoặc báo tường, - Từng học sinh chuẩn bị bài viết, vẽ, bài sưu tầm, về truyền thống của nhà trường - Thành lập nhóm biên tập và thiết kế tập san hoặc báo tường - Giấy khổ lớn, bút dạ màu, - Chân dung những học sinh giỏi, những học sinh nghèo vượt khó - Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi trong trường VI. Tiến trình tổ chức Bước 1: Tập hợp các sản phẩm của các bạn trong lớp - Các bạn học sinh trong lớp nộp bài (viết, vẽ, sưu tầm, ) cho ban cán bộ lớp. - Nhóm biên tập và thiết kế cấu trúc tập san (hoặc báo tường) tập hợp sản phẩm của các bạn học sinh trong lớpvà biên tập lại những bài có nội dung phù hợp với chủ đề hoạt động. - Nhóm thiết kế nêu ý tưởng thiết kế của mình cho cả lớp, các bạn khác trong lớp góp ý, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện bản thiết kế dự kiến về tập san hoạc báo tường của lớp Bước 2: Thiết kế sản phẩm (báo tường hoặc tập san) - Sau khi bản thiết kế dự kiến đã được thông qua, ban cán bộ lớp cùng nhóm thiết kế phân công công việc cho các tổ đảm nhận, sao cho các tổ đều tham gia vào việc trình bày sản phẩm chung của lớp. - Nhóm thiết kế chỉnh sửa, hoàn thiện tập san hoặc báo tường lần cuối trước khi đưa ra trưng bày sản phẩm với cả khối Bước 3: Trưng bày sản phẩm - Các lớp đưa sản phẩm của lớp mình về khu vực trưng bày sản phẩm của khối để triển lãm. Cử người giới thiệu về ý tưởng và sản phẩm của lớp mình. - Học sinh các lớp đi tham quan sản phẩm của tất cả các lớp ở khu vực trưng bày, có thể đặt các câu hỏi về sản phẩm của các lớp khác để hiểu rõ hơn những ý tưởng cho việc xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường 9
- - Sản phẩm của các anh/chị lớp 9 sẽ được trưng bày một thời gian ở nơi dễ quan sát cho các em lớp dưới tham quan, học tập. Sau khi triển lãm xong, có thể được đưa những tập san hoặc báo tường có chất lượng vào phòng truyền thống của trường để lưu niệm. VII. Tư liệu tham khảo B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I- Tên hoạt động: Truyền thống nhà trường II. Mục tiêu - HS hiểu nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và hiểu được ý nghĩa đó. - Có ý thức, thái độ tự hào về truyền thống của nhà trường từ đó tạo tâm thế hăng say học tập III-Nội dung hoạt động Chuẩn bị: Tài liệu về truyền thống và thành tích của nhà trường. Đội ngũ các thầy cô giáo trong nhà trường. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của nhà trường và kết quả học tập và rèn luyện của HS trong nhà trường. - Thành lập các tổ, nhóm trong chi đội (có thể theo phân đội) để trao đổi thảo luận. - HS tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường. - Học các bài hát truyền thống về trường. VD: Đưa ra một số câu hỏi để trao đổi, thảo luận. 1- Là một Đội viên , em cần làm gì để tạo một môi trường thân thiện trong lớp?. 2- Em có biện pháp nào để xây dựng phong trào Đội ngày càng vững mạnh? 2. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trong học đường, là một học sinh em đề xuất biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? IV. Phương thức hoạt động - Hình thức: thảo luận tại chi đội, có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ (các bài hát sáng tác cho phong trào Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực). - Quy mô: khối 8, 9 C-TRÒ CHƠI MÈO ĐUỔI CHUỘT I. Mục đích: 10
- Rèn luyện khả năng chạy, phát triển sức nhanh, tính sáng tạo. II.Chuẩn bị: - Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Tập hợp thành một vòng tròn rộng, quay vào trong, từng em dang tay nắm lấy bàn tay của bạn bên cạnh tạo thành những “lỗ hổng” để cho "mèo" và "chuột" đuổi nhau. - Chọn một HS đóng vai "mèo", một đóng vai "chuột". Hai em này đứng ở trong vòng tròn, cách nhau 3m. III- Cách chơi: - Khi có lệnh, tất cả HS đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân, đồng thời đọc: “Mèo đuổi chuột” Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Chạy vội chạy mau Mèo chạy đằng sau Trốn đâu cho thoát!”. Sau từ “thoát”, "chuột" chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi "mèo", còn "mèo" phải nhanh chóng luôn theo các “lỗ hổng” mà "chuột" đã chạy để bắt “lỗ hổng”. Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ tay vào người "chuột" và "chuột" bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để tiếp tục. Nếu sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" thì phải dừng lại và thay bằng một đôi khác để tránh cho các em hoạt động quá sức. Trường hợp phạm quy: "mèo" hoặc "chuột" chạy trước khi các bạn đọc đến từ “thoát”. Ghi chú: - Có một số vần điệu đã được trẻ em sử dụng trong nhiều năm trước đây về các trò chơi có liên quan đến "mèo" và "chuột", GV có thể sử dụng vào trong trò chơi này: “Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo!”. - Tương tự như cách chơi trên, có một số nơi gọi tên trò chơi là “Hổ và lợn”. 11
- KÉO CO I. Mục đích Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức. II. Chuẩn bị - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. III. Cách chơi Giáo viên hô “Chuẩn bị bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị ” sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác. Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra sau rất nguy hiểm. TUNG BÓNG CHO NHAU I. Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao, phát triển sức mạnh tay. 12
- II. Chuẩn bị: Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa ). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một, hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt. II. Cách chơi: - Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng. - Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m, mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi. - Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ I. Mục tiêu - Học sinh bước vào năm học mới vui tươi, phấn khởi với các hoạt động văn nghệ của lớp. - Thống nhất về nội quy, phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ trong năm học mới. - Cùng nhau xây dựng một chương trình văn nghệ để chào mừng năm học mới. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Sinh hoạt Câu lạc bộ văn nghệ. - Thảo luận về phướng hướng, nội dung của chương trình văn nghệ. -Xây dựng chương trình văn nghệ. IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận 13
- V. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dự thảo kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp. - Chuẩn bị nội dung chương trình văn nghệ. 2. Học sinh: Cùng với giáo viên chủ nhiệm thảo luận chương trình hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch hoạt động văn nghệ của lớp. - Bầu quản ca, phụ trách Câu lạc bộ văn nghệ - Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm ) - Lên Chương trình văn nghệ với chủ điểm Chào năm học mới. VII. Gợi ý - Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát tập thể ); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập thể ); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn. - Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu phẩm nhỏ với các nội dung về nhà trường. - Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần lựạ chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp với giọng hát của lứa tuổi học sinh THCS (Không nên chọn những bài hát của người lớn, không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và không có tính nghệ thuật, tính giáo dục ). Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, khuyến khích. Do đó, các chương trình văn nghệ, ngoài những bài hát mới sáng tác, cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp với học sinh THCS. Ngoài các bài hát quy định trong chương trình môn Âm nhạc lớp 9, của Chương trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 9, có thể lựa chọn một số bài hát khác để tập theo chủ điểm Chào năm học mới như: Bóng dáng một ngôi trường (Sáng tác: Hoàng Lân), Trường làng tôi (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu). Tập các bài hát viết về chính ngôi trường của mình (nếu có). 14
- Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ học tập và rèn luyện của người học sinh cuối cấp. - Xác định trách nhiệm học tập tích cực để đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối cấp THCS. - Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tiến bộ. II. Nội dung hoạt động - Những thành tích tốt của các anh /chị học sinh lớp trước - Đặc điểm một số trường THPT, trường nghề trong khu vực III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Giao lưu với cựu học sinh đạt thành tích tốt I. Mục tiêu - Học sinh biết thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của các cựu học sinh trong trường. - Cảm phục, tôn trọng và yêu mến các cựu học sinh có thành tích tốt. - Học tập, rèn luyện theo gương các cựu học sinh có thành tích tốt. II. Quy mô Hoạt động “Giao lưu với cựu học sinh đạt thành tích tốt” được thực hiện ở đơn vị khối lớp 9 III. Nội dung - Thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của các cựu học sinh trong trường. - Những biện pháp học tập hiệu quả - Những khó khăn cần vượt qua để có thành tích tốt trong học tập IV. Hình thức tổ chức - Giao lưu ở quy mô khối lớp - Văn nghệ xen kẽ V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Trưởng khối cùng với các Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 liên hệ với những cựu học sinh có thành tích tốt của trường để mời các em về tham gia buổi giao lưu với các em khối 9. 16
- - Nêu mục đích, nội dung, thời gian buổi giao lưu với học sinh có thành tích tốt để các em chuẩn bị. - Thông báo nội dung, yêu cầu, kế hoạch với từng lớp, động viên học sinh tham gia tích cực trong buổi giao lưu. 2. Học sinh - Chuẩn bị các câu hỏi giao lưu. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Cử người dẫn chương trình. - Mời đại biểu (Tổng phụ trách Đội hoặc đại diện Ban giám hiệu nhà trường). - Trang trí khu vực giao lưu VI. Tiến trình tổ chức 1. Khởi động - Hát tập thể - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu cựu học sinh đạt thành tích tốt tham gia giao lưu với khối 9. - Giới thiệu chương trình giao lưu. 2. Giao lưu và văn nghệ xen kẽ - Người dẫn chương trình mời cựu học sinh đạt thành tích tốt lên sân khấu tham gia giao lưu. - Mời cựu học sinh đạt thành tích tốt tự giới thiệu về bản thân, các thành tích đã đạt được và tóm tắt quá trình rèn luyện, phấn đấu của bản thân. - Học sinh chuẩn bị các câu hỏi giao lưu và ghi vào giấy, chuyển cho người dẫn chương trình. - Người dẫn chương trình lần lượt đọc các câu hỏi của các bạn học sinh, cựu học sinh đạt thành tích tốt trả lời các câu hỏi, cùng trao đổi với các học sinh khối 9. - Học sinh cũng có thể trực tiếp nêu câu hỏi với cựu học sinh đạt thành tích tốt. - Trong quá trình giao lưu, có xen kẽ các tiết mục văn nghệ của học sinh các lớp 3. Kết thúc hoạt động - Cả khối có thể cùng hát một bài hát tập thể. - Phát biểu của đại biểu hoặc giáo viên chủ nhiệm. - Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động và tuyên bố kết thúc cuộc giao lưu. VII. Tư liệu tham khảo 17
- Hoạt động 2. Ngôi trường mơ ước của em I. Mục tiêu - Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôi trường cho việc học tếp lên bậc THPT hay học nghề - Biết phân tích và đánh giá bản thân để lựa chọn trường học tiếp theo phù hợp với năng lực, sở trường của mình. - Có thái độ rõ ràng trong việc suy nghĩ lựa chọn trường học tiếp theo cho bản thân. II. Quy mô Hoạt động “Ngôi trường mơ ước của em” được thực hiện ở quy mô lớp III. Nội dung - Các tư liệu tìm hiểu, thống kê về các trường THPT và trường nghề ở địa phương - Tự đánh giá khả năng, năng lực, sở trường của bản thân mỗi học sinh và sự phù hợp với việc lựa chọn trường cho tương lai IV. Hình thức tổ chức - Thảo luận nhóm nhỏ - Kĩ thuật Xoay ổ bi - Hùng biện: Kĩ thuật Trình bày 1 phút V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - GVCN phổ biến tới học sinh trong lớp về nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động. - Giao nhiệm vụ cho các học sinh tìm hiểu trước về ngôi trường mà các em muốn mình sẽ học sau khi tốt nghiệp THCS 2. Học sinh - Chuẩn bị Giấy Ao, Bút dạ viết bảng, Băng dính - Tìm hiểu kĩ về ngôi trường mà các em muốn mình sẽ học sau khi tốt nghiệp THCS về lịch sử phát triển của trường, thành tích nhà trường, đặc điểm của trường, địa điểm trường đóng, một số điểm cần lưu ý trong các kì tuyển sinh gần đây, VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Chim bay cò bay” a. Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý. 18
- b. Chuẩn bị: Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam giác , em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m. c. Cách chơi: Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như chim đang vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước thao. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, thì tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai trường hợp sai như nêu ở trên, người bị sai phải chịu một hình phạt nào đó do GV và HS cùng thống nhất. Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. Hoạt động 1: Thảo luận về sự lựa chọn trường THPT, trường nghề đúng đắn, ý nghĩa và những yêu cầu khi lựa chọn. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh) và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Thế nào là sự lựa chọn trường THPT, chọn trường nghề đúng đắn? + Việc chọn trường học lên tiếp theo có ý nghĩa như thế nào? + Lựa chọn trường để học tiếp lên cần tuân theo những yêu cầu nào? - Các nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận và ghi kết quả thảo luận lên giấy Ao. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại sẽ đánh dấu vào những ý trùng với nhóm trình bày, sau đó bổ sung các ý chưa được nhắc tới. - GV tổng hợp các ý kiến và kết luận về thế nào là sự lựa chọn trường học cho tương lai đúng đắn, ý nghĩa của việc chọn trường học cho tương lai và những yêu cầu khi lựa chọn. Hoạt động 2: Thảo luận về sự lựa chọn trường học cho tương lai của bản thân - GV tổ chia lớp đứng thành 2 nhóm có số học sinh bằng nhau. Sau đó yêu cầu nhóm thứ nhất tạo thành một vòng tròn đứng quay lưng vào nhau, nhóm thứ 2 tạo thành vòng tròn lớn hơn đứng xung quanh vòng tròn kia, (Những người ở vòng tròn ngoài đứng quay mặt vào trong, những người ở vòng tròn trong đứng quay mặt ra ngoài) đảm bảo rằng cứ 2 người tạo thành một cặp đứng đối mặt nhau - GV gợi ý câu hỏi thảo luận như sau: + Bạn đã lựa chọn trường THPT nào sẽ học sau khi tốt nghiệp lớp 9 chưa? + Tại sao bạn lại chọn trường đó ? Bạn đã có những thông tin gì về trường này ? 19
- + Bạn có băn khoăn gì khi lựa chọn trường này không? + Khi có thắc mắc về trường THPT mà bạn dự định sẽ học, bạn sẽ trao đổi với ai ? - GV yêu cầu các đôi thảo luận những câu hỏi trên trong thời gian 3 phút - Kết thúc lần trao đổi thứ nhất, GV yêu cầu các học sinh đứng ở vòng tròn trong giữ nguyên vị trí, còn các học sinh đứng ở vòng tròn ngoài sẽ di chuyển sang phải một bước để tạo thành một đôi thảo luận mới, nội dung thảo luận như lần thứ nhất - Vòng tròn tiếp tục được vận chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ khoảng 5 đến 6 lần thì GV yêu cầu các học sinh dừng cuộc thảo luận, trở về vị trí - GV nêu câu hỏi để học sinh trả lời: + Em cảm thấy như thế nào về hoạt động vừa rồi? + Em học được gì từ hoạt động đó ? - Một số học sinh trả lời câu hỏi trên - GV kết luận về hoạt động Hoạt động 3. Hùng biện về ngôi trường mơ ước của em - GV yêu cầu HS nhớ lại 2 hoạt động thảo luận ở trên và viết một bài luận khoảng 1/2 trang về ngôi trường mà mình định lựa chọn để học tiếp lên. - Các học sinh viết bài luận - GV tổ chức cho từng học sinh lên trình bày về bài viết của mình, mỗi học sinh được báo cáo trong một phút - GV tổ chức cho các HS chia sẻ những cảm nhận của mình về bài trình bày của bạn Hoạt động 4. Tổng kết - GV nhắc nhở các em về việc vận dụng những gì thu được từ buổi thảo luận này vào việc ra quyết định lựa chọn trường học cho tương lai của bản thân hoặc có thể chia sẻ những thông tin thu nhận được để trao đổi với bạn bè trong việc lựa chọn trường học tương lai. VII. Tư liệu tham khảo B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I. Tên hoạt động: Chăm ngoan, học giỏi II- Mục tiêu - Củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt để chuẩn bị kỳ thi vào 10. 20
- - Tạo tâm thế, gây hứng thú học tập - Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo. Rèn kĩ năng nói trước đám đông. III. Chuẩn bị - Các phương tiện hoạt động: câu hỏi, bài toán vui, các câu hỏi phụ về kiến thức xã hội - Phân công người dẫn chương trình, Ban giám khảo, thư ký IV. Nội dung hoạt động - Khởi động: trò chơi tập thể - Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu. - Chia theo đội chơi (Tùy theo chi đội có thể chia phân đội) - Phần thi có thể thiết kế; + Khởi động + Tăng tốc + Về đích - Công bố trao giải thưởng - Kết thúc V.Phương thức: - Thi theo đội chơi, phát huy kĩ năng làm việc theo nhóm. Có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ. - Trao đổi tọa đàm phương pháp học tập, ôn tập, thi cử C- TRÒ CHƠI CHIM BAY CÒ BAY I. Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý. II. Chuẩn bị: Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam giác , em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m. III. Cách chơi: Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như 21
- chim đang vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước theo. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, thì tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai trường hợp sai như nêu ở trên, người bị sai phải chạy một nhỏ quanh lớp hoặc nhảy lò cò 1 vòng (do GV và HS cùng thống nhất). Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. BỊT MẮT BẮT DÊ I. Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo. II. Chuẩn bị: - Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc một hình vuông hay chữ nhật, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m. - Chọn 2 - 5 HS tương đối nhanh nhẹn, hoạt bát, hai em giả làm người đi tìm, những em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này được bịt mắt bằng khăn và đứng ở trong vòng, cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất là 1,5m. III. Cách chơi: - Khi có lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em giả làm “dê” di chuyển trong vòng và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “be e e”. Hai em đóng vai người đi tìm, đi đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị chạm vào người có quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi bắt được hết “dê” hoặc sau 3 - 4 phút thì dừng lại, đổi vai hoặc để thay nhóm khác. Những HS đứng ở ngoài có thể reo hò, cổ vũ cho trò chơi thêm phần sinh động. Ghi chú: - Trò chơi này có thể tổ chức 1 người đi tìm và 1 “dê” bị lạc, hoặc 1 người đi tìm 2 - 5 “dê” bị lạc, cũng có thể tổ chức 2 - 3 người đi tìm, nhiều “dê” bị lạc. - Gần giống với trò chơi này có trò chơi “Bịt mắt thổi còi”. LÒ CÒ CHỌI GÀ I. Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân, khả năng thăng bằng, sự phối hợp khéo léo II-Chuẩn bị: 22
- - Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc hàng ngang, những người chơi đứng thành từng cặp có sự tương ứng về thể lực, cùng giới tính, cặp nọ cách cặp kia 1,5 – 3m, một chân co, tay cùng bên nắm lấy cổ chân hoặc chân co một cách tự nhiên (không cần nắm tay vào cổ chân). Có thể kẻ cho mỗi đội một vòng tròn có đường kính 2 – 3m III. Cách chơi: - Khi có lệnh các em vừa nhảy lò cò, vừa dùng một tay hay hai tay hoặc vai (theo qui định riêng của từng cặp) để “chọi” nhau, ai để mất thăng bằng, cả hai chân chạm đất là thua một điểm. Sau đó trò chơi lại tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định (do GV qui định, ai được nhiều điểm là thắng cuộc. Nếu trò chơi được tiến hành trong vòng tròn, người nào ra ngoài vòng tròn cũng tính thua một điểm. B. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ I. Mục tiêu Tập chương trình văn nghệ theo chủ điểm của tháng. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Ôn luyện các tiết mục văn nghệ - Tập một số bài hát mới theo chủ điểm. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Chuẩn bị các ý kiến nhận xét về chương trình văn nghệ, hoạt động của Câu lạc bộ. - Có những định hướng và kế hoạch của tháng. - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ điểm của tháng cho học sinh tập. 2. Học sinh: Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Em lớn khôn lên (Sáng tác:Trọng Loan), Ước mơ hồng (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu). 23
- Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo A-HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - Tích cực học tập, rèn luyện để xứng đáng là những học sinh lớn của cấp học và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. II. Nội dung hoạt động - Viết nhật kí tri ân thầy cô - Truyền thống “Tốn sư trọng đạo” của dân tộc và ngày lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11. III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Nhật kí tri ân thầy cô I. Mục tiêu - Học sinh thể hiện được sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Bày tỏ được tình cảm với thầy cô qua trang nhật kí - Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. - Tôn trọng, trân trọng nghề thầy giáo II. Quy mô Hoạt động “Nhật kí tri ân thầy cô” được tổ chức ở quy mô lớp III. Nội dung - Tình cảm gắn bó với các thầy cô giáo - Những kỉ niệm đẹp với các thầy cô IV. Hình thức tổ chức - Sáng tác dưới hình thức viết nhật kí - Văn nghệ V. Chuẩn bị 24
- 1. Giáo viên - GVCN phổ biến tới học sinh trong lớp về nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động viết nhật kí tri ân thầy cô. - Giao nhiệm vụ cho các học sinh chuẩn bị các phương tiện để viết nhật kí 2. Học sinh - Cử bạn dẫn chương trình cho buổi hoạt động - Chuẩn bị Giấy A4, Bút viết, sáp màu (nếu có) để trang trí bài viết - Những kỉ niệm đẹp với thầy cô giáo VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Sẵn sàng chờ lệnh” a. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy, nhanh nhẹn và tinh thần tập thể b. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hay hàng ngang hoặc vòng tròn. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết để từng HS nhận biết số của mình. Nếu chuẩn bị chơi theo vòng tròn thì điểm số thứ tự theo cả lớp c. Cách chơi: - Khi chỉ huy gọi đến số nào, thì tất cả những em có số đó phải chạy hoặc lò cò (do GV thống nhất với HS) một vòng quanh các bạn của tổ mình rồi về đứng ở vị trí cũ Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động viết nhật kí tri ân thầy cô - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do buổi hoạt động - Dẫn chương trình nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời: + “Bạn hãy nêu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 ?” + Theo bạn để thể hiện tình cảm biết ơn của người học sinh với các thầy cô giáo, chúng ta có thể thể hiện qua những hình thức nào? - Dẫn chương trình mời một số bạn học sinh trả lời 2 câu hỏi trên, sau đó tổng hợp các ý kiến và giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động viết nhật kí tri ân thầy cô giáo. Hoạt động 2: Viết nhật kí tri ân thầy cô - Dẫn chương trình phổ biến nội dung và thời gian viết nhật kí 25
- - Các học sinh dành thời gian viết nhật kí có nội dung tri ân các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Lưu ý: Các bạn có thể ghi hoặc không ghi tên của mình trên trang nhật kí và có thể dùng sáp màu vẽ, trang trí cho tờ nhật kí của mình thêm đẹp mắt - Dẫn chương trình mời một vài bạn xung phong chia sẻ những trang nhật kí của mình - Cán bộ lớp tập hợp các bài viết của các bạn để đóng thành quyển nhật kí của lớp. Hoạt động 3: Tổng kết - Dẫn chương trình có thể phỏng vấn một vài bạn về cảm xúc của mình khi tham dự hoạt động này - Dẫn chương trình có thể nhấn mạnh lại ý nghĩa của hoạt động và những bài viêt hay của lớp - Cả lớp hát một bài về thầy cô giáo để kết thúc buổi sinh hoạt VII. Tư liệu tham khảo 1. Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982) Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava (Ba Lan) đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20-11-1958, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, ngày 20-11 được tiến hành kỉ niệm trong cả nước. Ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm Ngày nhà giáo Việt Nam. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày 20-11 ở nước ta là ngày động viên, cổ vũ các thầy, cô giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; là ngày biểu dương, khen thưởng các thầy, cô giáo. Học sinh đã hưởng ứng Ngày nhà giáo Việt Nam bằng những hoạt động cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô giáo. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi, động viên các thầy, cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô giáo về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20-11, xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế, đã chuyển thành ngày hội truyền thống Nhà giáo Việt Nam, động viên giáo giới cả nước ta nêu cao ý thức trách nhiệm làm tròn sứ mệnh trồng người vẻ vang của mình. 26
- 2. Danh ngôn về học tập Học mà đạo hạnh chẳng cần Khác chi cỏ dại nẩy mầm đồi hoang Khổng Nghi (Trung Quốc) Những thiếu niên nào có công học tập cũng sẽ sớm trở thành vĩ nhân cả Lin-Côn (Mỹ) Thật vô cùng may mắn cho ai được học cách học Mê.nan-drơ (Hy Lạp) Cần phải học nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn ít M.Mông-te-nhơ (Pháp) Không kho báu nào quý bằng học thức Hãy tích luỹ nó, lúc bạn còn đủ sức Ru-da-ki (Ta-ghi-xtăng) Học là cái tính quý nhất của đời người. W.Gớt (Đức) Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt. Ngạn ngữ Nga Học trường đời là điều bắt buộc, không một ai tránh khỏi. G.Vut-be-ri (Mỹ) Ngọc không dũa không thành đồ đẹp Người không học không biết lẽ phải Sách Lễ Ký (Trung Quốc) Sự học trước hết phải biết phân biệt việc nghĩa với việc hại Trương Thức (Trung Quốc) Học rộng điều gì không bằng hiểu rành điều ấy Hiểu rành điều ấy không bằng thực hành điều ấy. Chân Hy (Trung Quốc) Học mà không suy nghĩ thì vô ích; suy nghĩ mà không có học thì hiểm nghèo. Khổng Tử (Trung Quốc) Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu Tục ngữ dân tộc Thái Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người Ngạn ngữ Nga 27
- Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học Ngạn ngữ Nga Học, học nữa, học mãi V.I.Le-nin (Nga) Học chỉ quý nhất là giỏi, không cứ ở nhiều Cổ ngữ (Trung Quốc) Tuổi trẻ mà ham học thì như mặt trời mới mọc, đứng tuổi mà ham học thì như bóng nắng giữa trưa, già mà ham học thì như ánh nến. Có ánh nến còn hơn mò mẫm trong đêm tối. Thuyết Uyển Không nên tiêu phí tuổi trẻ vào cái gì nhất thời E.B.Váctan-Gốp (Nga) Hãy trân trọng tuổi trẻ của mình ! Hãy sống sao để lúc về già, ta có cái để nhớ lại những năm tháng thanh xuân. M.Goóc-ki (Nga) Còn trẻ bạn phải học nhiều, phải năng thu nhận, phải yêu nghe nhìn. Xô-phô-Chơ (Hy lạp) Thà đừng sinh ra trên đời còn hơn lại bị Thất học Hây út (Mỹ) Học là cái tính quý nhất của đời người W.Gớt (Đức) Sự học trước hết phải phân biệt việc nghĩa với việc hại Trương Thức (Trung Quốc) Hoạt động 2. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam I. Mục tiêu - Nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam. - Trân trọng, biết ơn các thế hệ thầy cô giáo của lớp, của trường. - Biết ứng xử có văn hoá với thầy cô giáo. - Phát triển tư duy ngôn ngữ, kỹ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác. II. Quy mô Hoạt động “Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam” được thực hiện ở quy mô khối lớp III. Nội dung - Vai trò và công ơn của các thầy cô giáo 28
- - Những kỉ niệm sâu sắc của giáo viên và học sinh qua 4 năm học cấp THCS. IV. Hình thức tổ chức - Thi viết, vẽ, xé dán - Văn nghệ V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo viên chủ nhiệm Thông báo nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. - Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường. - Thành lập ban giám khảo, chuẩn bị Barem chấm điểm cho các sản phẩm viết, vẽ, xé dán 2. Học sinh - Họp tổ, chia nhóm thực hiện các công việc cụ thể. - Phân công người dẫn chương trình, viết lời chúc mừng. - Mời các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo đã dạy trong 4 năm qua. Đại diện ban phụ huynh học sinh. - Vật liệu để trang trí và giá vẽ, bút vẽ, giấy, bút viết - Trang trí không gian triển khai hoạt động kỉ niệm. VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: - Cả khối hát tập thể bài hát có nội dung về thầy cô hoặc mái trường để tạo không khí vui tươi, trang trọng chào đón các đại biểu. - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình hoạt động, ban giám khảo và thư ký cuộc thi. Hoạt động 1: Chúc mừng thầy cô giáo - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Chúc mừng tập thể thầy cô giáo trong toàn trường. - Học sinh tặng hoa các thầy cô giáo. - Đại diện ban phụ huynh phát biểu ý kiến chúc mừng thầy cô giáo . - Các thầy cô giáo phát biểu ý kiến. Hoạt động 2: Thi viết, vẽ, xé dán, ca ngợi vai trò và công ơn của các thầy cô giáo cũng như nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc đối với các thầy cô. 29
- - Từng lớp thảo luận, chọn đề tài và vẽ tranh trong thời gian quy định. - Trưng bày tranh của các lớp trước toàn khối. - Đại diện từng lớp trình bày ý tưởng của lớp mình về bức tranh, sản phẩm xé dán của mình (theo thứ tự người điều khiển yêu cầu). - Ban giám khảo chấm điểm và bình luận tranh, sản phẩm xé dán của các lớp về: + Nội dung của bức tranh? + Kỹ thuật vẽ tranh? + Hình thức trình bày? - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi và trao giải thưởng Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ do các lớp đã chuẩn bị sẵn. - Phát biểu cảm tưởng của học sinh. - Những kỉ niệm của học sinh và các thầy cô giáo trong 4 năm qua. Kết thúc hoạt động - Người dẫn chương trình đại diện toàn khối phát biểu ý kiến cảm ơn, bày tỏ lòng biết ơn tập thể thầy cô giáo đã dạy trong toàn cấp THCS. - Đại diện Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của khối. VII. Tư liệu tham khảo B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - ĐỘI I- Tên hoạt động: Tôn sư trọng đạo II- Mục tiêu: - Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của Tuần học tốt, tháng học tốt. - Có ý thức tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn thầy cô. III- Nội dung hoạt động - Chương trình hoạt động của lớp 9 trong tháng 11 là tháng cao điểm để làm tấm gương cho lớp sau noi theo - Các cá nhân, phân đội, chi đội đăng ký danh hiệu thi đua - Chi đội bàn họp với GVCN để thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động. - Hướng dẫn cá nhân, phân đội trưởng, chi đội trưởng viết bản đăng ký thi đua về chỉ tiêu học lực và hạnh kiểm. - Đại diện từng phân đội lên đăng ký vào biên bản của chi đội. - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ theo chủ để IV-Phương thức hoạt động - Thảo luận, trao đổi 30
- C- TRÒ CHƠI SẴN SÀNG CHỜ LỆNH I. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức kỉ luật, chấp hành lệnh theo người chỉ huy, tác phong nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hay hàng ngang hoặc vòng tròn. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết để từng HS nhận biết số của mình. Nếu chuẩn bị chơi theo vòng tròn thì điểm số thứ tự theo cả lớp. III. Cách chơi: - Khi chỉ huy gọi đến số nào, thì tất cả những em có số đó phải chạy hoặc lò cò (do GV thống nhất với HS) một vòng quanh các bạn của tổ mình rồi về đứng ở vị trí cũ. AI NHANH HƠN I. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức kỉ luật, chấp hành lệnh theo người chỉ huy, tác phong nhanh nhẹn II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau, hàng nọ cách hàng kia 1,5 – 2m trong hàng em nọ cách em kia 1m. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết III. Cách chơi: - Khi chỉ huy gọi đến số nào (nên gọi 2 – 3 số bất kì), thì tất cả những em có số đó phải chạy một vòng quanh các bạn cả lớp (chạy theo chiều kim đồng hồ) về vị trí cũ, ai nhanh hơn thì thắng cuộc CHẠY NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ I. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, và theo lệnh của người điều khiển, tác phong nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị: - Một chiếc còi 31
- - Tập hợp lớp thành 1 hoặc 2 vòng tròn thì phải đồng tâm em nọ cách em kia 1,5m – 2m. III. Cách chơi: - Khi chỉ có lệnh tất cả HS chạt theo vòng tròn với tốc độ tăng dần (do người điều khiển dùng lời hoặc tiếng vỗ tay để thúc giục HS tăng tốc độ). Khi đang chạy mà nghe thấy tiếng còn của người điều khiển thì chạy ngược lại (vẫn theo vòng tròn). B. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 11 là tháng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Các hoạt động đều hướng đến ngày kỉ niệm 20-11 với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngoài những bài ca ngợi về quê hương, đất nước những bài hát ca ngợi về thầy cô sẽ là điểm nhấn trong chương trình văn nghệ. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Tập một số bài hát mới có nội dung viết về thầy, cô giáo. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-11. - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ điểm ngày 20-11 cho học sinh tập. 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về ngày 20-11 VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 11. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. 32
- - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Hổng dám đâu (Sáng tác: Nguyễn Văn Hiên), Khi tóc thầy bạc trắng (Sáng tác:Trần Đức). Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta. - Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng. II. Nội dung hoạt động - Truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc - Các chặng đường lịch sử của dân tộc - Gương các anh hùng liệt sĩ. - III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động. Hành quân theo bước chân những người anh hùng I. Mục tiêu - Giúp học sinh hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. - Quý trọng các gia đình có công với cách mạng. II. Quy mô Hoạt động “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” được tổ chức ở quy mô lớp III. Nội dung - Truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc - Các chặng đường lịch sử của dân tộc - Gương các anh hùng liệt sĩ. IV. Hình thức tổ chức - Thi tìm hiểu - Trò chơi V. Chuẩn bị 33
- 1. Giáo viên + Phân công các tổ tìm hiểu những giai đoạn lịch sử cụ thể của truyền thống cách mạng dân tộc: Trong cách mạng tháng Tám; trong kháng chiến chống Pháp; trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trong hoà bình xây dựng hiện nay v.v + Thành lập Ban giám khảo, cùng học sinh xây dựng Barem chấm điểm + GVCN góp ý kiến với cán bộ lớp về các công việc chuẩn bị. 2. Học sinh + Xây dựng chương trình hoạt động + Phân công người điều khiển chương trình. + Phân công tổ, nhóm trang trí lớp, một số tiết mục văn nghệ, + Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng của quân, dân ta và một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng của quân, dân ta. + Từng tổ phân công người chuẩn bị tiết mục văn nghệ. VI. Tiến trình tổ chức Khởi động : Trò chơi «Gác ban đêm » a. Mục đích: Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. b. Chuẩn bị: - Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài - Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhay khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm. c. Cách chơi: - GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát” Phần 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu Ban giám khảo - Mở đầu cuộc thi, dẫn chương trình hỏi cả lớp xem các bạn học sinh đã biết gì về truyền thống cách mạng của dân tộc - Một số học sinh trả lời 34
- - Dẫn chương trình ghi lên bảng những câu trả lời của các bạn học sinh và giới thiệu vào phần thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc. Phần 2. Cuộc thi Hoạt động 1: Đội nào nhanh hơn - Dẫn chương trình chia lớp thành các đội (mỗi đội khoảng 6 – 7 HS) và yêu cầu các đội chuẩn bị trả lời câu hỏi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc. - DCT giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần Thi “Đội nào nhanh hơn” - DCT lần lượt nêu câu hỏi, mỗi đội có thời gian suy nghĩ 10 giây cho mỗi câu hỏi đội nào có tín hiệu trước sẽ cử đại diện trả lời. - Nếu câu trả lời chưa đúng thì đội tiếp theo sẽ được trả lời - BGK chấm điểm, - Thư kí tổng hợp điểm phần thi “Đội nào nhanh hơn”. Hoạt động 2: Đội nào đúng hơn - DCT yêu cầu các đội giữ nguyên đội hình ở phần thi “đội nào nhanh hơn” để chuyển sang phần thi “đội nào đúng hơn” - DCT giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần Thi “Đội nào đúng hơn” - DCT lần lượt đọc các câu hỏi, từng đội lựa chọn phương án trả lời đúng cho đội của mình và giơ kết quả lựa chọn. - Ban giám khảo yêu cầu từng đội giải thích về phương án lựa chọn của từng đội và công bố phương án trả lời đúng, nhận xét. - BGK công bố điểm cho từng đội sau mỗi câu trả lời. - Thư kí tổng hợp điểm của cả 2 phần thi - BGK công bố điểm, trao giải thưởng (nếu có) Phần 3. Tổng kết - DCT nhắc nhở các bạn học sinh cả lớp về nhà vận dụng những hiểu biết của mình về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc để chia sẻ thông tin với anh, chị em, bố mẹ, ông bà, và người người thân trong gia đình, những người hàng xóm, để có thể bổ sung thêm kiến thức đã học. VII. Tư liệu tham khảo 35
- B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN- ĐỘI I- Tên hoạt động: Uống nước nhớ nguồn II- Mục tiêu - Giáo dục HS lòng biết ơn sâu sắc về thế hệ cha anh đã chiến đấu vì Tổ quốc và vẫn còn đó những nỗi đau sau chiến tranh mà các bác, các chú phải vượt qua. - HS hiểu và cảm nhận tinh thần vượt khó của các bác, các chú thương binh trong cuộc sống đời thường. - Rèn kĩ năng cho HS biết yêu thương, chia sẻ những nỗi đau sau chiến tranh giữa đời thường. III-Nội dung hoạt động - Phân công các chi đội, phân đội vẽ, sáng tác thơ về chủ đề anh bộ đội cụ Hồ làm quà tặng các bác, các chú. - Phát động phong trào ủng hộ tặng quà cho các bác CCB (có thể hiện vật, tiền mặt ) - Tổ chức đi thăm hỏi và tham quan nơi ăn, ở sinh hoạt của các bác CCB IV- Phương thức hoạt động - Đi thăm hỏi. C- TRÒ CHƠI THEO LỆNH TÔI I. Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì GV đứng ở tâm vòng tròn, III. Cách chơi: - Khi GV nói “Theo lênh tôi hai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo GV ai không đưa hai tay ra trước là phạm quy. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang cũng phạm quy, trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ 36
- GÁC BAN ĐÊM I. Mục đích: Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. III. Chuẩn bị: - Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài - Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhau khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm. III. Cách chơi: - GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác”, nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát” BÁO ĐỘNG I. Mục đích: Rèn luyện phản ứng nhanh, tinh thần tập thể II. Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hoặc một vòng tròn, mặt quay theo chiều vòng tròn HS, em nọ cách em kia 1m – 1,5m III. Cách chơi: Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy . GV đếm 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5, HS nào còn động đậy thì coi như địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu. 37
- B. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Việt Nam 22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ điểm Uống nước nhớ nguồn với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội Việt Nam. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22- 12. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12. - Tập một số bài hát mới có nội dung viết anh bộ đội cụ Hồ. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12. - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập. 2. Học sinh -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về ngày 22-12 VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Tổ quốc nhớ ơn các anh (Sáng tác: Hoàng Lân), Tiễn các anh đi tòng quân (Sáng tác: Phạm Thanh Hưng). 38
- Chủ điểm tháng 1 và 2: Mừng đảng mừng xuân A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. - Có niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng. - Tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương - Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên. II. Nội dung hoạt động - Sự đổi mới và phát triển của đất nước - Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Chào xuân mới I. Mục tiêu - Học sinh hiểu những nét cơ bản về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước. - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới, đấu tranh và cảnh giác với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày. II. Quy mô Hoạt động “Chào xuân mới” được tổ chức ở quy mô lớp III. Nội dung - Những nét cơ bản về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước. IV. Hình thức tổ chức - Quay xổ số đầu xuân - Trò chơi V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Phổ biến đến học sinh trong lớp về nội dung, hình thức và thời gian thực hiện hoạt động 39
- - Cùng ban cán bộ lớp chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu cần thiết như vòng quay xổ số, các câu hỏi, phần thưởng, - Thành lập Ban cố vấn 2. Học sinh - Sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước - Chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề nêu ra để cùng trao đổi thảo luận. - Mời giáo viên hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động quay xổ số đầu xuân. - Cử người điều khiển chương trình hoạt động. - Cử người điều khiển chương trình văn nghệ. - Phân công chuẩn bị, trang trí lớp. VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Tung bóng vào rổ” a. Mục đích Rèn luyện sự khéo léo chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận. b. Chuẩn bị - 2 - 4 chiếc rổ hoặc xô đựng nước hay hộp các tông làm đích và 10 - 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa làm vật ném đích. - Kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn cách nhau tối thiểu 1,5m cách vạch giới hạn 3 - 7m đặt vật đích. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng (3 - 5 quả) tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném bóng vào đích. c. Cách chơi Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném bóng (3 - 5 quả theo quy định) vào đích, sau đó chạy lên nhặt bóng về trao cho số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Khi số 1 lên nhặt bóng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn để chuẩn bị đón bóng do số 1 mang về. Sau khi nhận bóng, lần lượt ném bóng vào đích, rồi lên nhặt bóng về trao cho số 3. Số 3 tiếp tục thực hiện động tác như số 2, trò chơi tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều bóng trúng đích (vào rổ) và xong trước, đội đó thắng. Hoạt động 1: Mở đầu 40
- - DCT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - DCT Giới thiệu mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động Phổ biến luật chơi đến các bạn học sinh trong lớp: Trên bảng để một vòng quay xổ số, bất cứ bạn học sinh nào trong lớp đều có quyền được lên quay xổ số bằng cách tự tay mình đẩy một vòng quay , nếu kim của vòng quay đứng lại ở số nào thì bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi của số đó. Nếu trả lời đúng câu hỏi, sẽ nhận được một phần thưởng. Lưu ý, nội dung các câu hỏi liên quan đến sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước và vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương, đất nước. - Mời Ban cố vấn lên làm việc Hoạt động 2: Quay xổ số - Lần lượt các học sinh trong lớp sẽ lên quay xổ số và trả lời câu hỏi - Ban cố vấn sẽ thẩm định câu trả lời của các bạn học sinh và trao quà cho những bạn trả lời đúng. - Xen kẽ giữa những lần quay xổ số là các tiết mục văn nghệ có nội dung về vẻ đẹp của quê hương đất nước - Kết thúc hoạt động, DCT tổng kết lại những nội dung đã thực hiện. Hoạt động 3: Tổng kết VII. Tư liệu tham khảo B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I- Tên hoạt động: Mừng Đảng mừng xuân II. Mục tiêu - Giáo dục HS lòng biết ơn sâu sắc về thế hệ cha anh đã chiến đấu vì Tổ quốc và vẫn còn đó những nỗi đau sau chiến tranh mà các bác, các chú phải vượt qua. - HS hiểu và cảm nhận tinh thần vượt khó của các bác, các chú thương binh trong cuộc sống đời thường. - Rèn kĩ năng cho HS biết yêu thương, chia sẻ những nỗi đau sau chiến tranh giữa đời thường. III. Nội dung hoạt động - Phân công các chi đội, phân đội vẽ, sáng tác thơ về chủ đề anh bộ đội cụ Hồ làm quà tặng các bác, các chú. - Phát động phong trào ủng hộ tặng quà cho các bác CCB (có thể hiện vật, tiền mặt ) - Tổ chức đi thăm hỏi và tham quan nơi ăn, ở sinh hoạt của các bác CCB 41
- IV. Phương thức hoạt động - Đi thăm hỏi. C- TRÒ CHƠI ĐẨY GẬY I. Mục đích Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể. II. Chuẩn bị - Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m. - Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của gậy 1m -2m. III. Cách chơi Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc. Trò chơi có thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, đội đó thắng cuộc. TUNG BÓNG VÀO RỔ I. Mục đích Rèn luyện sự khéo léo chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận. II. Chuẩn bị Chuẩn bị 2 - 4 chiếc rổ hoặc xô đựng nước hay hộp các tông làm đích và 10 - 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa làm vật ném đích. - Kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn cách nhau tối thiểu 1,5m cách vạch giới hạn 3 - 7m đặt vật đích. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng 42
- nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng (3 - 5 quả) tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném bóng vào đích. III. Cách chơi Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném bóng (3 - 5 quả theo quy định) vào đích, sau đó chạy lên nhặt bóng về trao cho số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Khi số 1 lên nhặt bóng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn để chuẩn bị đón bóng do số 1 mang về. Sau khi nhận bóng, lần lượt ném bóng vào đích, rồi lên nhặt bóng về trao cho số 3. Số 3 tiếp tục thực hiện động tác như số 2, trò chơi tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều bóng trúng đích (vào rổ) và xong trước, đội đó thắng. GIÀNH CỜ I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn, thông minh, khéo léo. II. Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 20m, giữa sân kẻ một vòng tròn có đường kính 1m và cắm ở tâm một lá cờ nhỏ. Tuỳ theo số HS trong lớp nhiều hay ít để tổ chức đội hình chơi, mỗi lần chơi chỉ tố chức cho 2 tổ, do đó nếu lớp có 4 tổ có thể tổ chức 2 sân chơi, hoặc 2 tổ chơi thì 2 tổ đứng xem sau đó đổi chỗ cho nhau. Hai tổ tham gia chơi là hai đội thi với nhau, cần có số người và tỷ lệ nam, nữ bằng nhau. Từng đội tập hợp thành một hàng ngang ở 2 bên đường giới hạn, mặt quay về phía cờ và điểm số để từng em nhận biết số của mình. III. Cách chơi: Người điều khiển gọi tên đến số nào, ví dụ “số 3” thì 2 em số 3 của hai đội nhanh chóng chạy lên giành lấy cờ mang về cho đội mình. Khi người của đội bạn đã cầm cờ, người cùng số phải chạy đuổi theo để giành lại cờ bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn, nếu vỗ được, người cầm cờ bị thua, nếu để người cầm cờ chạy qua vạch giới hạn thì người cầm cờ thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào vòng tròn và trò chơi tiếp tục lại từ đầu. Ghi chú: Người điều khiển có thể gọi 2 - 3 số liên tiếp nhau. ĐẨY GẬY I. Mục đích 43
- Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể. II. Chuẩn bị - Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m. - Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của gậy 1m -2m. III. Cách chơi Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc. Trò chơi có thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, đội đó thắng cuộc. NÉM CÒN I. Mục đích Nhằm rèn luyện kĩ năng tung bắt, phát triển sự khéo léo, chính xác. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị 5 - 10 quả còn. Quả còn làm bằng một túi vải trong đựng giẻ hoặc cát nặng 100gam - 150gam. Quả còn được nối với một dây dài khoảng 0,4m - 0,8m. Quả còn và dây được trang trí bằng cách đính nhiều dải lụa hay vải màu sặc sỡ, tạo thành những tua trông rất đẹp mắt nhưng lại không gây cản trở khi ném và bắt. - Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị một cây tre hoặc cột cao 4m - 8m, trên cao có đính một vòng tre (hoặc mây) có đường kính 0,3m - 0,5m. Vòng tre cũng được trang trí bằng cách dán các giấy màu theo đường viền của vòng và giấy hoặc vải màu làm các tua. Có nơi còn dán cả bề mặt vòng tre bằng giấy màu đỏ hoặc trắng nên trông vòng tre như một mặt trời. Vòng tre được đính vuông góc với mặt đất để hai bên đứng ném đều nhìn thấy toàn bộ vòng tròn. - Tuỳ theo số lượng HS trong lớp, có thể tập hợp các em thành 2 - 4 hàng ngang (tương đương mỗi tổ là một đơn vị tham gia cuộc chơi) và tuỳ theo số quả còn đã 44
- chuẩn bị để cho lần lượt từng 2 nhóm vào chơi một lần (một nhóm cầm còn, nhóm kia đứng ở phía bên kia để đón bắt còn), khoảng cách giữa hai nhóm 10m - 15m, nếu có cột và vòng tre thì cột và vòng tre ở giữa khoảng cách hai nhóm. III. Cách chơi - Cách thứ nhất: Chơi không có đích là cột và vòng tre, cách này mang tính hình tượng mà dân tộc Thái ở Trung Quốc cũng như một số dân tộc khác đã tổ chức chơi trong những ngày lễ hội. Cách này phù hợp với những trường hợp không có điều kiện tạo ra cây và vòng tre làm đích. Cách chơi này hai bên đứng cầm dây quay quả còn rồi tung sang cho bạn của mình (theo từng đôi một) ở hàng đối diện, bạn ở hàng đối diện bắt lấy còn bằng hai tay hoặc một tay, thêm tiêu chí nếu còn bị rơi xuống đất thì nhặt lên rồi cũng quay còn ném lại. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy theo kiểu tung, bắt. - Cách thứ hai: Ném qua vòng đích ở trên cao. Cách này các dân tộc miền núi ở nước ta vẫn chơi trong những ngày Tết và lễ hội. Cách quay còn và ném cũng như ở cách thứ nhất, nhưng yêu cầu độ chuẩn xác cao hơn, lúc này phải ném sao cho quả còn bay. NÉM VÒNG VÀO CỔ CHAI I. Mục đích Rèn luyện sự khéo léo, chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận. III. Chuẩn bị - Chuẩn bị 10 - 20 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em hoặc bằng mây, tre có đường kính tương đương. Có thể làm vòng bằng dây điện có vỏ nhựa, đường kính khoảng 1cm có đoạn nối được bọc bằng băng dính. - Chuẩn bị một số vỏ chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có cát bên trong và tuỳ theo lứa tuổi, giới tính kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn đứng ném cách nhau tối thiểu 1,5m. Cách vạch giới hạn khoảng 2 - 5m cho mỗi đội thì đặt những vỏ chai làm đích (mỗi đích có thể đặt 1 - 5 chai theo quy định thống nhất). - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm vòng tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném vòng vào đích. III. Cách chơi 45
- Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném các vòng vào cổ chai, sau đó lên nhặt vòng đưa cho bạn số 2. Khi số 1 lên nhặt vòng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn, sau khi nhạn vòng từ số 1, lần lượt ném vào đích như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều vòng trúng đích, đội đó thắng. Ghi chú: Trò chơi này có thể chơi cá nhân, ném 5 vòng, trúng 4 trở lên là xuất sắc, trúng 3 vòng là giỏi, trúng 2 vòng là khá, trúng 1 vòng là đạt yêu cầu. NÉM TRÚNG ĐÍCH I. Mục đích Nhằm rèn luyện kĩ năng ném đích, phát triển khả năng phối hợp khéo léo, chính xác của tay. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị dích để cho HS ném. Đích có thể ỏ nhiều dạng khác nhau như: là các vật để trong một vòng tròn vẽ trên mặt đất (các vật ở đây có thể là một hoặc một số quả bóng nhỏ, hoặc các khúc gỗ xếp lại với nhau , đích cũng có thể là một vòng tròn làm bằng mây, tre hay kim loại được dựng đứng cao cách mặt đất một khoảng nào đó (có thể cao như ném còn), hoặc đích là những vòng tròn đồng tâm vẽ lên tường - Chuẩn bị một số vật để ném như bóng cao su, bóng nhựa, mẩu gỗ, túi bọc cát, bóng da 150g.v.v - Tuỳ theo lứa tuổi và giới tính, kẻ một vạch giới hạn đứng ném cách đích 3m - 7m và tập hợp HS thành 1 - 4 hàng dọc sau vạch giới hạn. III. Cách chơi Các em lần lượt vào cầm vật ném để ném vào đích, ai ném trúng đích, được quyền ném lần thứ hai và tiếp tục như vậy cho đến khi nào không ném trúng đích thì chuyển quyền đó sang bạn tiếp theo. Trường hợp đích là một số vòng tròn đồng tâm ở trên tường có thể cho mỗi em ném 3 - 5 lần liền và tính điểm theo các vòng tròn quy định, ai nhiều điểm nhất người đó thắng. Ví dụ có 5 vòng tròn đồng tâm có bán kính lớn dần từ 5cm - 10cm, 15cm - 20cm và 25cm thì nếu ném trúng vòng trong cùng được 5 điểm, vòng thứ 2 được 4 điểm, vòng thứ ba được 3 điểm, vòng thứ tư được 2 điểm và vòng ngoài cùng được 1 điểm. 46
- B. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 1, 2 là mùa xuân. Cả nước đón chào một mùa xuân mới với ngày kỉ niệm thành lập Đảng 3-2. Tất cả các hoạt động đều hướng tới chủ điểm: Mừng Đảng, mừng xuân. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân tươi đẹp. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng 3-2 và chào mùa xuân mới. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân - Tập một số bài hát mới ca ngợi mùa xuân và Đảng quang vinh. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân - Chuẩn bị một số bài hát mới về Đảng và mùa xuân. 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới về Đảng và mùa xuân. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 1, 2. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Mùa xuân yêu thương em được đến trường (Sáng tác: Nguyễn Nam), Mùa xuân tình bạn (Sáng tác:Trần Đức). 47
- Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên Đoàn A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Hiểu được vai trò của Đoàn, nhiệm vụ và lý tưởng của thanh niên hiện nay. - Tự hào về tổ chức Đoàn, có ý thức tôn trọng và bảo vệ, danh dự của Đoàn. - Phấn đấu vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn. II. Nội dung hoạt động - Những đoàn viên tương lai - Món quà tình bạn III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Những đoàn viên tương lai I. Mục tiêu - Học sinh nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. - Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản HCM - Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn - Có ý thức vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người đoàn viên. II. Quy mô Hoạt động “Những đoàn viên tương lai” được tổ chức ở quy mô khối lớp III. Nội dung - Vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. IV. Hình thức tổ chức - Diễn đàn - Xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Định hướng nội dung diễn đàn cho học sinh 48
- - Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo - Họp các cán bộ lớp phân công trách nhiệm và công việc cụ thể trong tổ chức diễn đàn 2. Học sinh - Cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn - Phân công các lớp chuẩn bị theo từng nội dung cụ thể: trang trí, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn, cử người dẫn chương trình, mời đại biểu - Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi, có chất lượng tốt - Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn để định hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Tình bạn” a. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân. b. Chuẩn bị: - Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc cắm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó - Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên. c. Cách chơi: Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. Các trường hợp phạm quy: 49
- - Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước. - Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân. - Không nhảy lò cò theo cặp như quy định. Hoạt động 1: Mở đầu - DCT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - DCT đọc lời dẫn về vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Hoạt động 2: Tham gia diễn đàn - DCT nêu mục đích, yêu cầu của diễn đàn - DCT giới thiệu các thầy cô giáo là cố vấn - Lần lượt mời đại diện các lớp lên diễn đàn phát biểu ý kiến, nêu quan điểm của mình về vấn đề đặt ra - Sau mỗi ý kiến trên diễn đàn, DCT cho các bạn thaotr luận, tranh luận để làm sáng tỏ, khắc sâu vấn đề. Đồng thời DCT có thể nêu các câu hỏi liên quan tới vấn đề để tất cả các bạn cùng trao đổi. Có thể hỏi ý kiến cố vấn về các vấn đề mà học sinh cảm thấy chưa thỏa đáng - Quá trình diễn đàn nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ - Cuối cùng, DCT tóm tắt lại và kết luận, có thể , mời ban cố vấn giúp đỡ để có những kết luận thỏa đáng sau diễn đàn VII. Tư liệu tham khảo Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931) Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống lịch sử rất vẻ vang. Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản ngày 26 - 3 - 1931. Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần. - Từ 1931 đến 1937 là Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam rồi Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương. - Từ 1937 đến 1939 là Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương. - Từ tháng 11 - 1939 đến 1941 là Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương. - Từ tháng 5 - 1941 đến 1956 là Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam. - Từ 25 - 10 - 1956 đến 1970 là Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. - Từ 3 - 2 - 1970 đến 1976 là Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. 50
- - Từ tháng 12 - 1976 đến nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những thế hệ thanh niên đã kế tục nhau chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên của phong trào cách mạng và tiền khởi nghĩa như Lý Tự Trọng, Nguyễn Hoàng Tôn Đó là lớp thanh niên cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Văn Trỗi, Thái Văn A và hàng trăm anh hùng trẻ tuổi khác. Với các phong trào “Thanh niên xung phong tình nguyện”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung kích”, “Thanh niên quyết thắng” thế hệ thứ ba này đã có mặt đông đủ trong cuộc tấn công thần tốc mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ, vững bước tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Hiện nay chương trình hành động của tuổi trẻ là thực hiện hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, chú trọng công tác hậu phương quân đội, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, triển khai các công trình, chương trình, dự án kinh tế - xã hội của thanh niên. Với truyền thống vẻ vang đó, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng. Hoạt động 2. Món quà tình bạn I. Mục tiêu - Học sinh hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống - Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa các học sinh trong lớp - Học sinh cảm thấy thân thiện, gần gũi với nhau hơn - Biết cách giao tiếp có văn hóa và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng trong tình bạn II. Quy mô Hoạt động “Món quà tình bạn” được tổ chức ở quy mô lớp 51
- III. Nội dung - Vẻ đẹp và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống IV. Hình thức tổ chức V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Phổ biến đến học sinh mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động - Giao nhiệm vụ cho mỗi học sinh chuẩn bị một món quà, được đóng gói đẹp đẽ để làm đồ dùng cho hoạt động - Thành lập Ban tổc chức hoạt động - Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị của học sinh 2. Học sinh - Ban tổ chức lên chương trình hoạt động, phối hợp với GVCN tổ chức buổi hoạt động - Từng học sinh chuẩn bị quà và mang đến lớp VI. Tiến trình tổ chức Khởi động: Trò chơi “Tìm bạn” a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí vui vẻ, tập trung và giới thiệu chủ đề sinh hoạt b. Các bước thực hiện: GV phát cho mỗi học sinh một tờ giấy A4 trên đó có vẽ một bông hoa sáu cánh có đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, và nhuỵ hoa đánh số 7. Tiếp theo GV hướng dẫn học sinh lần lượt đi tìm các bạn có các thông tin giống mình và điền tên vào các ô (cánh hoa) như sau: - Ô thứ nhất: Tìm những bạn có cùng chữ cái đầu của tên giống mình - Ô thứ hai: Tìm những bạn có cùng tháng sinh với mình - Ô thứ ba: Tìm những bạn có cùng chiều cao với mình - Ô thứ tư: Tìm những bạn có cùng chiều dài cánh tay với mình - Ô thứ năm: Tìm những bạn cùng thích một môn thể thao/nghệ thuật giống mình - Ô thứ sáu: Tìm những bạn cùng thích một món ăn giống mình - Ô thứ bẩy: Tìm những bạn có nụ cười đáng yêu Sau thời gian quy định (từ 7 đến 10 phút) người điều khiển mời các học sinh trở về chỗ ngồi và yêu cầu các học sinh lần lượt trình bày các thông tin mà mình đã thu thập được cho cả lớp cùng biết. Tiếp theo, GV hỏi cả lớp câu hỏi sau: “Em nghĩ gì về trò chơi này? Theo em trò chơi có ý nghĩa gì?” 52
- - GV mời một số HS trả lời và kết luận về ý nghĩa của trò chơi: Kết bạn là nhu cầu của mỗi người, tiêu chí kết bạn của mỗi người cũng khác nhau và trò chơi đã tạo được sự thân mật, gần gũi giữa các thành viên. Trò chơi vừa rồi cũng đã nhắc đến mối quan hệ tình bạn, một mối quan hệ rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Buổi sinh hoạt hôm nay, chúng ta cùng nhau chơi trò chơi trao đổi quà. Hoạt động 1: Chuẩn bị quà - Ban tổ chức tập hợp món quà của tất cả các bạn trong lớp để lên khu vực bàn giáo viên - Đánh số thứ tự cho các món quà - Chuẩn bị các thẻ bắt thăm (lưu ý số thẻ bắt thăm phải vừa đủ với số học sinh trong lớp) - Sắp xếp lại các món quà theo số thứ tự để tiện cho việc bắt thăm Hoạt động 2: Trò chơi trao đổi quà - Dưới sự điều khiển của BTC, Lần lượt từng học sinh lên bắt thăm, bạn nào bắt tham được số thứ tự nào thì sẽ nhận món quà có số thứu tự trùng với số trên thẻ bắt thăm - Các học sinh mở qùa và chia sẻ với các bạn về món quà mình nhận được - GV hướng dẫn học sinh thảo luận một số câu hỏi sau khi các bạn đã mở quà: + Em có thích món quà mình vừa nhận được không ? + Theo em món quà này có ý nghĩa như thế nào? + Hãy nêu cảm tưởng, suy nghĩ của em về hoạt động này? VII. Tư liệu tham khảo A. Một số khái niệm về tình bạn, tình yêu: 1. Tình bạn: Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin ) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “Tôi” thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. Đối với tuổi trẻ, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ và có một vai trò quan trọng. Tuổi trẻ thường có nhiều bạn bè và họ thích dành nhiều thời gian để trò chuyện với bạn bè, để cùng nhau tham gia các hoạt động cùng sở thích, hoặc để giải trí. Thanh niên thường có nhiều nhóm bạn và nhiều loại nhóm bạn khác nhau: Có nhóm có 53
- những hoạt động cùng yêu thích, nhóm có cùng trí hướng và mơ ước. Ví dụ nhóm học tập, nhóm đá bóng, nhóm yêu âm nhạc Một tình bạn tốt có những điểm sau: - Có sự phù hợp về xu hướng. - Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. - Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với nhau. - Có sự cảm thông sâu sắc với nhau (đồng cảm). - Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc mà vẫn giữ được sự mặn nồng, thắm thiết. 2. Tình bạn khác giới. Có những đặc điểm cơ bản của tình bạn cùng giới nhưng nó có những đặc điểm riêng. Đó là: - Trong tình bạn khác giới, mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hoàn thiện mình. - Có một “khoảng cách” tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới, ở đây có sự “tự điều chỉnh” một cách tự nhiên: Trong quan hệ khác giới, người ta dễ trở nên lịch sự, tế nhị hơn so với quan hệ cùng giới. - Tình bạn khác giới có thể là khởi điểm cho quá trình chuyển hoá thành tình yêu sau này, mặc dù nó chưa phải là tình yêu. Do đó, nó dễ bị ngộ nhận là tình yêu. 3. Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới + Không nên coi thường, hạ thấp khả năng của bạn + Không nên tự cao, tự đại hoặc tự ty trong các mối quan hệ + Không được bất bình đẳng trong đối xử + Không được giả dối, lừa gạt nhau. + Không được mất lòng tin ở nhau. + Không được thiếu trách nhiệm với nhau. + Không được ích kỷ trong các mối quan hệ. + Không a dua theo những thói hư tật xấu của bạn. + Không nên bao che những khuyết điểm của bạn. + Không nên gán ghép, đùa cợt thiếu nghiêm túc trong quan hệ với bạn khác giới + Không nên đi chơi xa, chơi tối với bạn khác giới khi chỉ có hai người + Cần tránh sự gần gũi về thể xác đối với bạn khác giới + Không nên lợi dụng tình bạn, tình bạn khác giới vào các mục đích xấu. 54
- 4. Trách nhiệm của vị thành niên trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới + Phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn sức khoẻ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của từng người. + Phải luôn quan tâm, chăm sóc đến nhau. + Phải biết chia xẻ, đồng cảm với nhau + Khi có những tình huống xảy ra vượt quá khả năng giải quyết của bản thân, phải tìm đến sự giúp đỡ của những người lớn có trách nhiệm như thầy cô, cha mẹ, các chú công an. B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I- Tên hoạt động: Tiến bước lên Đoàn II-Mục tiêu: - Lớp đội viên măng non hiểu được truyền thống vẻ vang của Đảng CS. - Qua đó có thái độ và lòng tự hào về phẩm chất người Đảng viên trong sự nghiệp cách mạng. - Có lòng tự hào, cảm phục yêu mến tổ chức Đảng. III-Nội dung hoạt động - Sưu tầm, tìm hiểu truyền thống vinh quang của Đảng và cuộc đời vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong giai đoạn thành lập tổ chức Đảng CS Việt Nam - Phân công các phân đội tìm hiểu về từng giai đoạn lịch sử, tìm hiểu văn kiện Đảng đầu tiên, về cuộc đời của Bí thư Đảng -Trần Phú - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ca ngợi về Đảng, mùa Xuân năm mới IV- Phương thức hoạt động - Thảo luận, diễn đàn tại chi đội C- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC HOÁ TRANG I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo tháo vát. II. Chuẩn bị: 4 - 6 chiếc mũ (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 4 - 6 bộ quần áo thể thao), 4 - 6 đôi giầy tập và những thứ để hoá trang khác. Kể hai vạch xuất phát và chuẩn bị cách nhau 1,5 - 2m, cách vạch xuất phát 10 - 15m kẻ 4 - 6 vòng tròn, mỗi 55
- vòng trong có đường kính 0,8 - 1m, trong đó để những vật dụng hoá trang. Tập hợp HS thành 4 - 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu, các đội phải bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi hàng tiến vào sát vạch xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị. III. Cách chơi: Khi có lệnh, số 1 chạy đến bước vào trong vòng tròn, tiến hành hoá trang sau đó chạy nhanh về vạch xuất phát chuyển những vận dụng hoá trang cho số 2 và đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến hành địa điểm xuất phát, khi nhận được các vật dụng hoá trang, nhanh chóng hoá trang, chạy đến vòng tròn giới hạn cởi bỏ các vật dụng hoá trang để vào vòng tròn, chạy nhanh về chạm vào tay số 3. Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2, trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy, đội đó thắng cuộc. Các trường hợp phạm quy: - Xuất phát trước lệnh hoặc chưa hoá trang xong hay chưa chạm tay bạn đã chạy. - Không hoá trang, hoặc hoá trang không hết các vật dụng quy định. TÌNH BẠN I Mục đích: Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân. II. Chuẩn bị: - Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc căm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó - Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên. III. Cách chơi: Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự 56
- động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng. Các trường hợp phạm quy: - Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước. - Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân. - Không nhảy lò cò theo cặp như quy định. GÀ ĐUỔI CÓC I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân, sự nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị: - Kẻ hai vạch xuất phát cho “cóc” và “gà” cách nhau 2,5 - 3m, cách vạch xuất phát của “cóc” 8 - 10m kẻ vạch giới hạn. - Chia HS thành nhiều đợt chơi, mỗi đợt tập hợp thành 2 hàng ngang sau vạch xuất phát tạo thành từng cặp một (em trước, em sau là một cặp), mặt hướng về vạch giới hạn, cặp nọ cách cặp kia tối thiểu 1,5m. Hàng trên là “cóc”, những em này cần chuẩn bị theo tư thế cóc ngồi, hàng sau là “gà”, những em này đứng chuẩn bị co một chân, tay cùng bên nắm lấy cổ chân. III. Cách chơi: Khi có lệnh, “cóc” và “gà” cùng bật nhảy nhanh về phía trước theo tư thế quy định dưới hình thức đuổi nhau. Khi “gà” đuổi kịp “cóc”, dùng tay vỗ nhẹ vào người “cóc”, như vậy “cóc” bị thua, nếu “cóc” đã nhảy qua vạch giới hạn mà “gà” không đuổi kịp thì “gà” bị thua. Thống kê số “cóc” bị bắt và số “gà” không đuổi kịp “cóc”, bên nào ít hơn là thắng cuộc. Tiếp theo đổi vai, tiếp tục cuộc chơi. Sau 2 - 4 hoặc 6 lần, nghĩa là sau số lần được đuổi và bị đuổi tương đương nhau, tổng số người bị bắt bên nào nhiều hơn là thua và phải chạy một vòng nhỏ hoặc nhảy lò cò 1 vòng (do GV và HS thống nhất). C. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 3 có 2 ngày kỉ niệm: ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về người phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 57
- I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. - Tập một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu. IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn và kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. - Chuẩn bị một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu. 2. Học sinh -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 3. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (Sáng tác:Triều Dâng), Mưa ơi đừng rơi (Nhạc: Bùi Anh Tú- Lời: Thơ Viễn Phương). 58
- Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó. - Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc. - Biết phân tích và đánh giá các vấn đề hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. II. Nội dung hoạt động - ý nghĩa của hoà bình, sự cần thiết có hoà bình cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân loại. - Các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Trái đất này là của chúng mình I. Mục tiêu - Học sinh hiểu ý nghĩa của hoà bình, sự cần thiết có hoà bình cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân loại. Từ đó biết được cần phải làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình để cho mọi người đều có cơ hội phát triển. - Có thái độ yêu quý hoà bình, ghét chiến tranh, ủng hộ cái thiện, phản đối cái ác, phản đối bạo lực. - Tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình. Biết sống hợp tác, hoà nhập và đoàn kết. II. Quy mô Hoạt động “Trái đất này là của chúng mình” được tổ chức ở quy mô lớp III. Nội dung - ý nghĩa của hoà bình, sự cần thiết có hoà bình cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân loại. - Các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình IV. Hình thức tổ chức - Trò chơi “Rung chuông vàng” 59
- V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Thành lập Ban tổc chức hoạt động - Phổ biến đến học sinh mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động 2. Học sinh + Xây dựng chương trình hoạt động + Phân công người điều khiển chương trình. + Phân công tổ, nhóm trang trí lớp, một số tiết mục văn nghệ, + Sưu tầm tư liệu ý nghĩa của hoà bình, sự cần thiết có hoà bình và các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình VI. Tiến trình tổ chức - Trang trí lớp học để chuẩn bị cho trò chơi Rung chuông vàng. Phát cho mỗi học sinh 1 bảng nhỏ và khăn lau bảng hoặc phát cho mỗi học sinh 10 tờ giấy và bút viết. Có thể di chuyển bàn ghế để học sinh có thể ngồi theo hàng ở trên sàn lớp học. Mời 1-2 học sinh xung phong làm trọng tài trong trò chơi này. - Hướng dẫn cách chơi: Khi đọc câu hỏi, học sinh sẽ có 10 giây để suy nghĩ và viết câu trả lời của mình lên bảng hoặc giấy đã được phát trước đó và giơ cao lên đầu. Sau 10 giây, trọng tài sẽ công bố đáp án cho mỗi câu hỏi, học sinh nào có câu trả lời sai thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu như nhiều học sinh bị loại khỏi cuộc chơi quá, có thể yêu cầu người đại diện hoàn thành một phần thi cứu trợ để đưa những học sinh đã bị loại khỏi cuộc chơi trở lại với sàn thi đấu (hướng dẫn cụ thể : khi trên sàn không còn HS nào hoặc đến câu 8/10 có thể sử dụng cứu trợ - chỉ cứu trợ một lần duy nhất - Ngoài ra có thể sử dụng sự hỗ trợ của bạn bè, khi trên sàn chỉ còn 2-3 HS - Hướng dẫn cách cứu trợ - Đọc từng câu hỏi một. Sau mỗi câu hỏi, yêu cầu một hoặc một vài học sinh giải thích cho câu trả lời của mình và người hướng dẫn có thể bổ sung thông tin nếu cần thiết. VII. Tư liệu tham khảo B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN –ĐỘI I- Tên hoạt động: Hòa bình và hữu nghị II-Mục tiêu - HS hiểu được nếp sống văn minh thanh lịch trong nhà trường từ đó có lối sống đẹp 60
- - Hình thành cách cư xử và cách sống văn minh trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cô và gia đình. - Rèn KN có ứng xử trong mối quan hệ xã hội. III-Nội dung hoạt động - Tổ chức diễn đàn: Nói không với bạo lực học đường. - Phân công MC, các tham luận đóng góp. Phân công các chi đội đóng các tiểu phẩm của HS hiện nay (các hiện tượng nói tục chửi bậy, yêu ở tuổi học sinh ) - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ hoặc điệu nhảy, múa - Kết hợp rèn KNS cho đội viên về phong cách ứng xử trong gia đình và nhà trường. - Có kĩ năng trình bày ý kiến của mình IV-Phương thức hoạt động - Tổ chức diễn đàn cấp chi đội hoặc liên chi khối 9 C- TRÒ CHƠI NHẢY LƯỚT SÓNG I. Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản xạ nhanh, phát triển sức mạnh chân và sức bật. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị 2 - 5 đoạn dây hoặc cây sào (bằng tre, trúc, gỗ ). Tuỳ theo độ dài của dây (sào) để tập hợp HS trong lớp thành 1 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8 - 1m. - Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 0,4m phía trước các bạn trong hàng. III. Cách chơi: Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng chân vẫn tiếp tục 61
- nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người cầm dây, tiếp chơi lần hai. KIỆU BẠN TIẾP SỨC I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình bạn, giúp đỡ nhau trong khó khăn. II.Chuẩn bị: - Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 8 - 15m kẻ vạch đích. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc, cho từng tổ điểm số theo chu kỳ 1-2-3 để tạo thành từng nhóm 3 người nam với nam, nữ với nữ phía sau vạch chuẩn bị. Nhóm 3 người thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, số 2 và 3 làm nhiệm vụ kiệu số 1, thực hiện tư thế chuẩn bị như sau: số 2 và số 3 đứng sát vạch xuất phát vai cách nhau 0,3 - 0,5m, 2 tay nắm lấy cổ tay nhau theo kiểu úp lòng bàn tay lên cổ tay, số 1 đứng ở phía trước tay của hai người kiệu, mặt hướng về trước cùng chiều với 2 người kia. Hai người làm kiệu hơi khuỵu hai chân, hạ thấp trọng tâm để chỗ 4 tay nắm với nhau xuống dưới mông của người được kiệu (hơi lùi sâu vào phía đùi một chút). Người được kiệu quàng 2 tay bá lấy cổ 2 bạn, đồng thời kiễng chân lên ngồi vào chỗ nắm tay nhau của 2 người. Sau đó 2 người làm kiệu đứng thẳng người lên chờ lệnh xuất phát. III. Cách chơi: Khi có lệnh, nhóm thứ nhất của mỗi đội nhanh chóng kiệu bạn đến đích, sau đó kiệu quay về vạch xuất phát, đưa tay chạm vào bạn được kiệu của nhóm thứ hai, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Nhóm thứ hai tiến vào vị trí xuất phát (sau khi nhóm thứ nhất xuất phát), thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay nhóm thứ nhất. Trò chơi được tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Các trường hợp phạm quy: - Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn - Chưa đến đích đã quay lại. 62
- KÉO CO I. Mục đích Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức. II. Chuẩn bị - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. III. Cách chơi Giáo viên hô “Chuẩn bị bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị ” sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, GV cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác. Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra sau rất nguy hiểm. 63
- Tháng 4 Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề - Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát mới: Trái đất này của chúng mình (Nhạc:Trương Quang Lục. Lời: Thơ Định Hải), Cánh én tuổi thơ (Sáng tác: Phạm Tuyên). 64
- Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Mục tiêu chủ điểm - Hiểu được những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. - Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy. - Tích cực rèn luyện để xứng đáng là người thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. II. Nội dung hoạt động - Những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, - Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. III. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động . Hành trình của Bác I. Mục tiêu - Học sinh nhận thức một cách hệ thống cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ - Tự hào, kinh trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc - Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương của Bác. II. Quy mô Hoạt động . Hành trình của Bác được thực hiện ở quy mô lớp III. Nội dung - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ - Những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, - Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. IV. Hình thức tổ chức - Thi tìm hiểu - Trò chơi V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Để giúp học sinh hiểu biết cơ bản, hệ thống công lao của Bác đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam; Giáo viên gợi ý để học sinh chuẩn bị đề cương và chuẩn bị các tài liệu. 65
- + Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới chế độ nô dịch của thực dân Pháp. + Các phong trào và con đường cứu nước của các chiến sĩ yêu nước thời điểm đó như : Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh để phân tích tính tích cực và những hạn chế về con đường cứu nước như dựa vào Nhật để đánh Pháp, phong trào đông Du Từ đó làm nổi bật con đường cứu nước đúng đắn của Bác. + Để lựa chọn con đường cứu nước phải hiểu được tình hình chính trị và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Do đó Bác đã phải bôn ba đến nhiều nước trên thế giới. Giáo viên gợi ý : vì sao Bác đến các nước đó ? + Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. + Bác cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 2. Học sinh - Lớp trưởng thống nhất chia lớp thành các nhóm nhỏ để : Phân công các bạn trong nhóm sưu tầm tài liệu, các loại tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho cuộc thi. - Thảo luận và thống nhất chương trình theo mục tiêu của hoạt động - Gặp gỡ các nhóm trưởng để giải đáp thắc mắc hoặc mời giáo viên dạy môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân cung cấp thêm kiến thức và trao đổi về nội dung. - Lớp trưởng hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng, bàn bạc thống nhất nội dung, hình thức tiến hành và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: + Xây dựng chương trình hoạt động + Cử người điều khiển + Cử Ban giám khảo + Thống nhất cách chấm điểm và thang điểm + Các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên tìm hiểu những lời dạy của Bác trong thư để sẵn sàng tham gia thi hỏi đáp và thảo luận. + Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ theo các thể loại như thơ ca, kể chuyện. + Dự kiến mời đại biểu - Lớp trưởng báo cáo kế hoạch và kết quả chuẩn bị với GVCN. GVCN góp ý thêm (nếu có). VI. Tiến trình tổ chức 66