Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học

pdf 145 trang huongle 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_on_tap_va_thi_tot_nghiep_mon_tieng_viet_v.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HOÀNG TẤT THẮNG (Chủ biên) NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN – NGUYỄN QUỐC DŨNG LÊ THỊ HOÀI NAM – TRẦN THỊ QUỲNH NGA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP Môn TIẾNG VIỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HUẾ - 2013 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt của các học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ Đại học từ xa, nhóm biên soạn xin giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trình của các giáo trình “Tiếng Việt” và “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học” dành cho học viên hệ Đào tạo từ xa, Đại học Huế, cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm hai phần chính: a. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong từng phân môn. b. Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng phân môn. Tài liệu này được phân công biên soạn như sau: Phần Cơ sở ngôn ngữ học PGS.TS Hoàng Tất Thắng Phần Ngữ âm tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Từ vựng tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Ngữ pháp tiếng Việt ThS. Nguyễn Quốc Dũng Phần Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ThS Trần Thị Quỳnh Nga ở Tiểu học Ths. Nguyễn Thị Hoài Nam Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” sẽ có tác dụng tốt đối với học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ đào tạo từ xa, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đọc giả xa gần. Nhóm biên soạn 2
  3. PHẦN I CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT 3
  4. A. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Những vấn đề chung - Trên cơ sở phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, cần nắm vững khái niệm ngôn ngữ. - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và giảng dạy tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng. 2. Bản chất của ngôn ngữ - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng tâm lý cá nhân. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành một cách lịch sử từ lâu đời. - Mặc dù ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng nó không giống với các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như văn học, chính trị, đạo đức, pháp luật Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng không thuộc cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội. Vì vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Do có bản chất tín hiệu mà ngôn ngữ mới trở thành một phương tiện giao tiếp để truyền đạt thông tin. Muốn hiểu rõ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cần nắm vững khái niệm tín hiệu (là một hình thức vật chất có mang nội dung thông tin). Đồng thời, cần nắm vững các đặc điểm chung của tín hiệu (tính vật chất, tính hai mặt, tính quy ước, tính hệ thống và tính khái quát). - Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản. 3. Chức năng của ngôn ngữ - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Cần nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp, các chức năng của ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp và vì sao người ta coi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. 4
  5. - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ hình thành và biểu đạt sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ vừa là phương tiện ghi lại sản phẩm kết quả của quá trình tư duy, vừa tham gia vào quá trình tư duy, tạo điều kiện cho tư duy phát triển. 4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ - Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và khác loại. Các đơn vị đồng loại là những đơn vị trong cùng một cấp độ, cùng một chức năng như các âm vị, các hình vị, các từ, các cấu trúc câu. Các đơn vị khác loại là những đơn vị khác nhau về cấp độ và chức năng như âm vị - hình vị - từ - câu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất, bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng (quan hệ hệ hình, quan hệ dọc, quan hệ lựa chọn, quan hệ đối vị), quan hệ ngữ đoạn (quan hệ tuyến tính, quan hệ ngang, quan hệ kết hợp, quan hệ cú đoạn) và quan hệ tôn ti (quan hệ cấp bậc, quan hệ đơn vị). 5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ - Cần phân biệt sự khác nhau giữa việc nghiên cứu nguồn gốc của ngôn ngữ loài người nói chung và nghiên cứu nguồn gốc của các ngôn ngữ cụ thể. - Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội. - Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ. Quan điểm ấy đã phân tích và lý giải một cách khoa học về những tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội cho sự hình thành ngôn ngữ thành tiếng ở con người. 6. Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ - Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử, cần đặc biệt lưu ý đến ngữ hệ của tiếng Việt: ngữ hệ Môn – Khmer và các dấu tích thời kỳ việt – Mường trong tiếng Việt hiện nay. - Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ, những ưu điểm và hạn chế của nó? 5
  6. - Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). 7. Phân loại các ngôn ngữ Học viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ. - Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử, nghĩa là so sánh các ngôn ngữ trong quá trình phát triển lịch sử của nó dựa trên ngữ liệu hiện tại, các ngữ liệu trên các văn bia và các thư tịch cổ. người ta so sánh vốn từ vựng cơ bản để tìm ra sự tương đồng về ngữ âm, về ý nghĩa, từ đó xác định các họ, các dòng, các nhánh ngôn ngữ. - Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình, tức là so sánh ngôn ngữ trên diện đồng đại về cơ cấu của chúng. Người ta so sánh cấu tạo từ và các phương thức hiển thị ý nghĩa ngữ pháp của từ để tìm ra các phổ niệm, các đặc trưng loại hình, từ đó xác định các loại hình ngôn ngữ. 8. Một số vấn đề về ngữ dụng học - Nắm vững nội dung các khái niệm ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định. - Khi tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn, cần phải phân biệt sự giống nhay và khác nhau giữa hàm ngôn và tiền giả định. Hai loại ý nghĩa này đều không được bộc lộ trưc tiếp bằng câu chữ mà là kết quả của một quá trình suy luận. - Cách nói có hàm ngôn là cách nói khá phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng đặc biệt là các nhân tố như vi phạm quy tắc chiếu vật, dùng câu phân loại theo mục đích giao tiếp, vi phạm nguyên tắc lập luận, vi phạm quy tắc hội thoại. II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 01: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Gợi ý: - Về bản thể, ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị từ thấp đến cao (âm vị, hình vị, từ và câu) và một hệ thống các quy tắc ngữ pháp. - Lời nói là những phát ngôn cụ thể, do từng cá nhân cụ thể nói ra hoặc viết ra, mang một nội dung tư tưởng, tình cảm cụ thể và có thể biểu thị những đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân người nói. - Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói thể hiện ở chỗ: + Ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng, khái quát. Trái lại, lời nói là những phát ngôn cụ thể, vật chất. 6
  7. + Ngôn ngữ là một hiện tượng mang bản chất xã hội, vì nó là sản phẩm của tập thể, được tập thể người nói sáng tạo từ lâu đời. Trái lại lời nói là hiện tượng mang tính chất cá nhân, vì nó là sản phẩm của từng cá nhân. + Ngôn ngữ là một hiện tượng có tính ổn định, bất biến. Trái lại, lời nói là hiện tượng mang tính lâm thời. + Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị hữu hạn, trái lại, lời nói là những phát ngôn vô hạn. Câu 02: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có đúng không? Gợi ý: - Nếu nhìn bề ngoài, dường như ngôn ngữ có liên quan với các hiện tượng nói trên, bởi vì, cũng như ngôn ngữ, các hiện tượng ấy đều gắn liền với con người (cơ thể sinh vật, đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc) hoặc liên quan đến ngôn ngữ âm thanh của con người (tiếng kêu của loài vật). Nhưng xét về bản chất thì ngôn ngữ không có mối liên hệ gì với chúng. - Cơ thể sinh vật (các loài thực vật, động vật) cũng có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, hưng thịnh và mất đi tương tự như ngôn ngữ. Nhưng các cơ thể sinh vật khi đã chết đi, là mất đi hoàn toàn, không để lại dấu vết gì trong các cơ thể mới. Trong khi đó, các ngôn ngữ cổ (các từ ngữ) cho dù ngày nay không được dùng nữa, nhưng nó còn để lại nhiều dấu vết trong các ngôn ngữ mới, nhất là về cơ cấu ngữ âm, từ vựng (như tiếng Latin, tiếng Phạn ). - Các đặc trưng bản năng sinh vật của con người (như đi, đứng, ăn uống, khóc, cười ) cũng có một quá trình hình thành đồng thời với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở mỗi người. Nhưng các đặc trưng bản năng là những hiện tượng có thể nảy sinh và tồn tại ngay cả ở trạng thái đơn lập (bên ngoài xã hội loài người). Trong khi ngôn ngữ không nảy sinh và tồn tại ở trạng thái ấy. Ngôn ngữ hình thành trong mỗi cá nhân chỉ ở trong cộng đồng xã hội, do sự tác động của ngôn ngữ cộng đồng. - Những nét đặc trưng chủng tộc (như màu da, màu tóc, màu mắt, kích thước xương sọ, ) về hình thức dường như có liên quan với cộng đồng ngôn ngữ (dường như mỗi chủng tộc đều nói các thứ tiếng giống nhau). Nhưng, về bản chất, các đặc trưng chủng tộc luôn luôn mang tính di truyền. Trái lại, ngôn ngữ không mang tính di truyền. Mặt khác, có những ngôn ngữ được nhiều chủng tộc 7
  8. khác nhau cùng sử dụng; lại có những chủng tộc sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. - Tiếng kêu của loài vật hoàn toàn khác về chất so với tiếng nói của loài người. Tiếng kêu của các loài vật là những âm thanh có tính chất bản năng, vô nghĩa thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất; tiếng nói của loài người là một hệ thống âm thanh có nghĩa, được hình thành một cách có ý thức, là sản phẩm của tư duy và mang tính xã hội. Câu 03: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân. Gợi ý: - Như được biết, ngôn ngữ do chính con người sáng tạo ra, nó nảy sinh, tồn tại và phát triển luôn luôn phụ thuộc vào con người và xã hội loài người. Mọi biến động trong xã hội dù lớn hay nhỏ đều tác động trực tiếp đến ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ vận động, biến đổi (nhất là ở bộ phận từ vựng). Lấy tiếng Việt và thực tiễn xã hội Việt Nam để chứng minh. - Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra là để làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Vì thế ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, là một hệ thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng đồng. - Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ khác về chất so với các hiện tượng tự nhiên gắn liền hoặc liên quan đến con người như cơ thể sinh vật, đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc, âm thanh của trẻ sơ sinh và âm thanh các loài vật, - Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính khách quan, chịu ảnh hưởng các quy luật của xã hội, và không phải là một hiện tượng có tính chất bẩm sinh, bản năng. Câu 04: Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Gợi ý: Khi so sánh ngôn ngữ với các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như pháp luật, văn học, chính trị, đạo đức , ta thấy: - Các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng luôn luôn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy các hiện tượng xã hội nói trên sẽ bị mất đi hoặc bị thay thế khi cơ sở hạ tầng tương ứng bị mất đi hoặc bị thay thế. Trái lại, ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng, cũng không thuộc cơ sở 8
  9. hạ tầng, vì vậy, khi cơ sở hạ tầng sụp đổ, ngôn ngữ cũng không bị mất đi hoặc thay thế ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác. Thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam và tiếng Việt là một minh chứng. - Các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng luôn luôn mang tính giai cấp, luôn luôn phục vụ cho một giai cấp nhất định trong xã hội. Trái lại, ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, của mọi giai cấp trong xã hội. Ngôn ngữ là tiếng nói chung của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi thành viên trong một cộng đồng. - Cũng cần lưu ý rằng: + Mặc dù ngôn ngữ không mất đi hoặc không bị thay thế ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác khi cơ sở hạ tầng bị thay thế, nhưng trong nội bộ ngôn ngữ (nhất là bộ phận từ vựng) vẫn luôn luôn diễn ra một quá trình vận động, biến đổi và phát triển nhằm đáp ứng với nhu cầu giao tiếp của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Lấy lịch sử tiếng Việt để chứng minh. + Mặc dù ngôn ngữ không mang tính giai cấp vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội, nhưng mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội khi sử dụng ngôn ngữ không tỏ ra “vô can” đối với nó, luôn luôn có ý thức thể hiện quan điểm, lập trường giai cấp của mình; luôn luôn “lợi dụng” ngôn ngữ để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Lấy thực tiễn vận dụng tiếng Việt để chứng minh. Câu 05: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Gợi ý: - Trước hết, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và chức năng cơ bản của các tín hiệu là chức năng giao tiếp. - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ được thể hiện trước hết, ngôn ngữ là phương tiện để con người truyền đạt những tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của mình đối với cộng đồng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và trực tiếp nhất. - Ngôn ngữ còn là phương tiện để con người thiết lập và thể hiện một cách chính xác các mối quan hệ giữa con người với con người. - Ngôn ngữ còn là phương tiện để con người thực hiện chức năng quản lý xã hội, điều hành và phát triển xã hội. - Lấy thực tiễn vận dụng tiếng Việt để chứng minh. Câu 06: Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người? 9
  10. Gợi ý: - Lênin đã định nghĩa rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong yếu nhất của con người. Trước hết, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Bởi vì, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được con người dùng để truyền đạt tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của mình đến người khác. Ngôn ngữ còn là phương tiện để tạo lập và thể hiện các mối quan hệ. Đồng thời, ngôn ngữ là phương tiện để tổ chức, quản lý xã hội, phát triển xã hội. - Nếu so sánh ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp bổ sung khác như: động tác, cử chỉ, công thức, ký hiệu, biểu đồ, các môn nghệ thuật đơn lập (âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa) thì ta thấy ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp đặc biệt, vì: a. Nội dung biểu đạt của các phương tiện giao tiếp bổ sung nói chung là nghèo nàn, ít ỏi, đơn nghĩa. Trái lại, nội dung biểu đạt của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hết sức phong phú và sâu sắc. Bởi vì, mối quan hệ giữa hai mặt trong các phương tiện giao tiếp bổ sung là quan hệ 1/1. Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai mặt trong phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quan hệ 1/n và n/1, vì vậy, ngôn ngữ luôn luôn tồn tại các hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm b. Nội dung của các phương tiện giao tiếp bổ sung nói chung là khó hiểu, không quen thuộc đối với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. trái lại, ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ rất quen thuộc và dễ hiểu đối với mọi người, đối với mọi lứa tuổi, thành phần, tầng lớp trong xã hội. c. Ngoại trừ các môn nghệ thuật đơn lập, các phương tiện giao tiếp bổ sung khác không có khả năng biểu thị cảm xúc. Trái lại, ngôn ngữ luôn luôn có khả năng biểu thị mọi cảm xúc, trạng thái tâm lý tinh tế và sâu kín nhất của con người. Có thể nói, ngôn ngữ không bao giờ chịu “bó tay” trước bất kì một nhu cầu biểu đạt nào của con người. Lấy các dẫn chứng để phân tích, minh họa cho các luận điểm “a,b,c”. Câu 07: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Trước hết phải giải thích rõ khái niệm tư duy: - Tư duy biểu thị quá trình nhận thức (quá trình hình thành ý tưởng). - Tư duy còn thể hiện kết quả của nhận thức (biểu thị ý tưởng đã hình thành) b) Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy: 10
  11. - Dù tư duy được hiểu theo nghĩa nào thì ngôn ngữ vẫn luôn luôn là “vỏ vật chất” để diễn đạt tư duy, để tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng, đồng thời để định hình các ý tưởng. - Nhờ ngôn ngữ mà các ý tưởng của tư duy trở nên rõ ràng hơn. Nếu không có ngôn ngữ thì các ý tưởng cũng chỉ như là “những đám mây ngũ sắc”. Câu 08: Giải thích và chứng minh câu nói của Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”? Gợi ý: Câu nói này khẳng định vai trò và mối quan hệ của ngôn ngữ đối với tư duy. - Về vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ như là mặt hình thức, là cái “vỏ vật chất” của tư duy. Nó vừa là phương tiện ghi lại sản phẩm, kết quả của quá trình tư duy, vừa tạo điều kiện cho tư duy phát triển. Nói cách khác, dù tư duy được theo nghĩa nào thì ngôn ngữ luôn luôn là phương tiện vừa tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng, vừa định hình các ý tưởng đã hình thành. - Về quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy: Đó là mối quan hệ có tính biện chứng, thống nhất và hữu cơ. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy được ví như hai mặt của một tờ giấy, không thể cắt bỏ mặt này mà không đồng thời cắt bỏ cả mặt bên kia. Ở đâu có ngôn ngữ thì ở đó có tư duy, và ngược lại, ở đâu có tư duy thì ở đó phải có ngôn ngữ để diễn đạt. Ngôn ngữ và tư duy là hai đối tượng tồn tại khách quan, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất và chúng khác nhau nhưng không tách rời. Các đơn vị của tư duy được diễn đạt bởi các đơn vị của ngôn ngữ (lấy ví dụ để phân tích và minh họa). Câu 09: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Gợi ý: - Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ (thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội) là những giả thuyết thể hiện quan điểm của các nhà duy vật siêu hình: lấy cái hiện tượng quy thành cái bản chất, lấy cái cá biệt quy thành cái phổ biến, phi lý và mâu thuẫn. - Thuyết tượng thanh cho rằng ngôn ngữ ra đời là do con người dùng cơ quan phát âm của mình để mô phỏng những âm thanh của tự nhiên như tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy , hoặc dùng đặc điểm của tư thế bộ máy phát âm để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan. Cơ sở của giả thuyết trên là ở sự tồn tại của các từ tượng thanh và từ mô phỏng trong các ngôn ngữ (lấy ví dụ để minh họa, phân tích). 11
  12. - Thuyết cảm thán cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh để biểu thị cảm xúc như mừng, giận, vui, buồn, đau đớn Cơ sở của giả thuyết này là sự tồn tại trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phát sinh thán từ (lấy ví dụ để minh họa, phân tích). - Thuyết tiếng kêu trong lao động cho rằng ngôn ngữ xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể theo nhịp lao động. Những âm thanh này về sau trở thành tên gọi của động tác lao động. Cơ sở của giả thuyết này là ở sự tồn tại của một số từ được dùng để thống nhất hành động chung trong các ngôn ngữ (lấy ví dụ minh họa). - Thuyết khế ước xã hội cho rằng, ngôn ngữ ra đời là do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra (lấy ví dụ minh họa). - Thuyết ngôn ngữ cử chỉ cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng. Để giao tiếp với nhau, người ta dùng tư thế một số bộ phận của thân thể như đầu, lưng và tay để truyền đạt thông tin (lấy ví dụ minh họa). Câu 10: Trình bày quan điểm của Ăng ghen về nguồn gốc của ngôn ngữ. Gợi ý: - Khác với các nhà duy vật siêu hình, các nhà duy vật biện chứng đã dựa vào những thành tựu của các khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội nhân văn để phân tích và chứng minh quá trình hình thành ngôn ngữ thành tiếng ở con người. Một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chứng minh một cách duy nhất đúng sự hình thành ngôn ngữ ở con người là Ph. Ăng ghen với luận văn khoa học “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”. - Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, khi phân tích quá trình tiến hóa tự nhiên để trở thành con người trên trái đất, Ăng ghen đồng thời đã phân tích và lý giải một cách khoa học điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội cho sự hình thành ngôn ngữ âm thanh ở con người. - Về điều kiện tự nhiên, Ăng ghen đã chỉ rõ bước quyết định trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người là sự kiện chuyển từ dáng đi khom sang dáng đi thằng đứng cùng với đôi tay được giải phóng. Nhờ có dáng đi thẳng đứng mà khí quản của bộ máy phát âm được hình thành và hoàn thiện dần. Nhờ có đôi tay được giải phóng, con người có thể tạo ra công cụ lao động, điều mà bất cứ một loài vượn nào cũng không thể làm được. Nhờ công cụ lao động mà lao động của con người trở nên có sáng tạo, khác hẳn với lao động bản năng của loài vật. Nhờ lao động mà bộ óc con người được hình thành và phát triền, tư duy trừu tượng ra 12
  13. đời. “Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người bắt đầu thống trị giới tự nhiên và sự thống trị đó, cứ mỗi lần tiến lên một bước và nó mở rộng thêm tầm mắt của con người” [3,60]. Như vậy, theo Ăng ghen, sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau và làm cho mỗi cá nhân ngày càng có ý thức rõ rệt đối với lợi ích của sự hợp tác ấy. Tóm lại, những con người đang được hình thành đó đạt đến mức độ với nhau là họ có những điều kiện cần phải nói mới được. Như vậy, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp. Nhưng nhu cầu giao tiếp ấy của con người cũng lại do lao động quyết định. Câu 11: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ? Gợi ý: - Trong ba bộ phận tạo thành một ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) thì bộ phận từ vựng biến đổi và phát triển nhanh nhất và nhiều nhất, sau đó bộ phận ngữ âm và cuối cùng là bộ phận ngữ pháp. - Bộ phận từ vựng biến đổi nhanh nhất và nhiều nhất vì từ vựng trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Mọi biến đổi trong xã hội đều được ngôn ngữ trực tiếp phản ánh. Cũng cần phân biệt từ vựng nói chung và từ vựng cơ bản. Từ vựng nói chung biến đổi không ngừng, ngày càng phong phú. Những từ gốc, từ vựng cơ bản ổn định, có tính bất biến. - Bộ phận ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều vì nếu biến đổi nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngữ âm biến đổi dẫn đến tồn tại các cách phát âm địa phương. - Bộ phận ngữ pháp biến đổi chậm nhất, vì cùng với bộ phận từ vựng cơ bản, ngữ pháp là cơ sở của ngôn ngữ. Sự biến đổi nhanh của quy tắc ngữ pháp sẽ dẫn đến khó khăn trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, trong thời gian dài, hệ thống ngữ pháp cũng có biến đổi, cải tiến, bổ sung thêm các quy tắc mới. Câu 12: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Gợi ý: - Tiếng Việt thời phong kiến: Do tiếng Việt và tiếng Hán gần nhau về mặt loại hình, nghĩa là cả hai đều thuộc loại ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính, nên tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ tiếng Hán theo chiều hướng chủ đạo là Việt 13
  14. hóa trước hết về mặt âm đọc, sau đó về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Có một số từ Hán vào tiếng Việt qua con đường khẩu ngữ ở một thời điểm xa xưa, dưới các vỏ ngữ âm cổ và dần dần đã hòa đồng vào vốn từ vựng tiếng Việt khiến người ta khó nhận ra đó là từ Việt gốc Hán như: đầu, gan, ghế, cưới Từ thế kỷ XI về sau, Nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển. Nhờ vậy, con đường Việt hóa văn tự Hán được đẩy mạnh và tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, đa dạng, tinh tế, uyển chuyển. Chữ Nôm ra đời bằng cách vay mượn một số yếu tố văn tự Hán (hoặc từng bộ phận chữ, hoặc cả chữ trọn vẹn) để ghi lại tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết. Chữ Nôm góp phần phản ánh diện mạo hệ thống ngôn ngữ văn học của tiếng Việt lúc bấy giờ (qua những bài phú Nôm thời Trần, thơ Nôm và truyện Nôm thời Lê, Nguyễn ). - Tiếng Việt thời thuộc Pháp: Thời kỳ này, chữ quốc ngữ trở nên thông dụng cùng với sự ảnh hưởng của ngôn ngữ - văn hóa Pháp, làm cho tiếng Việt được phát triển thêm một bước. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời ngày càng nhiều. Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt. Nhiều hoạt động văn chương, báo chí sôi nổi cùng với sự hình thành nhiều thể loại mới làm cho tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế, đa dạng. - Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay: Với bản “Tuyên ngôn độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới vào ngày 2.9.1945, tiếng Việt thực sự đã giành lại địa vị độc tôn. Chức năng xã hội của tiếng Việt ngày càng được mở rộng, được sử dụng trong các lĩnh vực giao tiếp khác nhau của xã hội (từ sáng tác văn học đến giao soạn thảo công văn hành chính; từ lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục đến giao tiếp thông tin đại chúng ). Tiếng Việt còn có vai trò là ngôn ngữ quốc gia, dùng chung cho cả khối cộng đồng nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam. Câu 13: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc? Gợi ý: - Cũng như mọi đối tượng trong hiện thực, ngôn ngữ là một thực thể bao gồm các yếu tố, các bộ phận bên trong và các mối quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận ấy. Chỉ có điều các đối tượng trong hiện thực là các đối tượng vật chất, cụ 14
  15. thể; trái lại, ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng khái quát, là sản phẩm của nhận thức, được trừu tượng hóa khỏi các đối tượng vật chất, cụ thể (lời nói). - Các yếu tố trong hệ thống – cấu trúc ngôn ngữ chính là các loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ và câu). Bên cạnh các loại đơn vị cơ bản là một tập hợp gồm nhiều đơn vị đồng loại (cùng cấp độ, cùng chức năng) tạo thành một hệ thống. Chẳng hạn: hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ thống cú pháp. Các đơn vị trong cùng một hệ thống tạo thành một cấp độ (bậc), chẳng hạn: cấp độ ngữ âm, cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp Các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ luôn luôn nằm trong các mối quan hệ chằng chịt, ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ vừa tồn tại các quan hệ chung nhất, bao trùm như quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tôn ti; vừa tồn tại các quan hệ riêng, đặc thù như quan hệ ngữ pháp (quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị), quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ đồng nghĩa, quan hệ đa nghĩa, quan hệ trái nghĩa ) Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh. Câu 14: Phân tích các đơn vị đồng loại và khác loại trong hệ thống – cấu trúc của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Các đơn vị đồng loại là những đơn vị giống nhau về cấp độ và chức năng. Chẳng hạn, các âm vị đều cùng cấp độ ngữ âm và đều có cùng chức năng phân biệt nghĩa, cấu tạo hình vị, các hình vị đều cùng cấp độ hình thái và cùng chức năng biểu thị ý nghĩa và cấu tạo từ, các từ đều cùng cấp độ từ vựng và cùng chức năng định danh, biểu thị khái niệm và cấu tạo câu, các câu đều cùng cấp độ cú pháp và cùng chức năng thông báo, cấu tạo đoạn. b) Các đơn vị khác loại là những đơn vị khác nhau về cấp độ và chức năng. Đó là các loại đơn vị từ thấp đến cao: âm vị, hình vị, từ và câu. Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh. Câu 15. Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Về quan hệ liên tưởng - Quan hệ liên tưởng là mối quan hệ giữa các đơn vị đồng loại, tồn tại tiềm tàng trong kí ức của người nói và có thể thay thế cho nhau ở cùng một vị trí trong chuỗi lời nói. 15
  16. - Quan hệ liên tưởng liên quan trực tiếp đến vốn ngôn ngữ của người nói, là tiền đề, cơ sở cho thao tác lựa chọn của tư duy. - Quan hệ liên tưởng có tác dụng giúp người nói tạo lập được những lời nói sinh động, gợi cảm, chính xác, giàu hình ảnh và hàm súc về ý nghĩa. - Học viên cần nêu ra các dẫn chứng để phân tích và chứng minh. b) Về quan hệ ngữ đoạn - Quan hệ ngữ đoạn là mối quan hệ giữa các đơn vị cùng tồn tại hiện thực trên lời nói, được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phù hợp với các quy tắc về lô gích, ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ. - Quan hệ ngữ đoạn liên quan trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ của người nói, là tiền đề, cơ sở cho thao tác kết hợp của tư duy. - Quan hệ liên tưởng có tác dụng giúp người nói tạo lập được những lời nói rõ ràng, lô gích và dễ hiểu. - Học viên cần nêu ra các dẫn chứng để phân tích và chứng minh. Câu 16: Hãy phân tích và chứng minh ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu? Gợi ý: Cũng như mọi tín hiệu thông thường trong cuộc sống quanh ta, ngôn ngữ cũng mang những đặc điểm cơ bản của tín hiệu như sau: - Ngôn ngữ cũng có hai mặt – mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt (còn gọi là cái biểu đạt và cái được biểu đạt). Mặt biểu đạt là vỏ vật chất âm thanh, mặt được biểu đạt là nội dung sự vật, hiện tượng. Hai mặt này luôn tồn tại trong mối quan hệ thống nhất. - Ngôn ngữ cũng mang tính vật chất, vì có tính vật chất thì con người mới tiếp nhận trực tiếp bằng giác quan của mình. Mặc dù ngôn ngữ là một thực tế trừu tượng, khái quát, nhưng ngôn ngữ phải tồn tại trong một đối tượng cụ thể vật chất là lời nói thì chúng ta mới nhận biết được ngôn ngữ. - Ngôn ngữ cũng mang tính hệ thống. Mỗi tín hiệu ngôn ngữ chỉ có giá trị nhất định khi nằm trong cùng một hệ thống ngôn ngữ nào đó. - Ngôn ngữ bao giờ cũng mang tính khái quát. Chẳng hạn, mỗi từ của ngôn ngữ không biểu thị một đối tượng vật chất cụ thể nào trong hiện thực mà biểu thị một lớp sự vật có những đặc điểm chung nào đó. Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích. Câu 17: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt? Gợi ý: Tính chất đặc biệt của hệ thống ngôn ngữ thể hiện ở các đặc trưng sau: 16
  17. - Tính võ đoán. Đối với các tín hiện thông thường, mối quan hệ giữa hình thức vật chất và nội dung thông tin mang tính quy ước. Tín hiệu ngôn ngữ cũng có nguồn gốc quy ước, nhưng vì quá lâu đời nên mang tính võ đoán. Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ là không có lý do, không giải thích được. - Tính hình tuyến. Các tín hiệu ngôn ngữ khi hoạt động giao tiếp không bao giờ xuất hiện tại một thời điểm hoặc một vị trí từ hai tín hiệu trở lên mà xuất hiện kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Nhờ tính hình tuyến mà người ta có thể phân tích và nhận diện được các quy tắc kết hợp với các yếu tố để tạo thành các đơn vị ngôn ngữ khác nhau. - Tính phức tạp, nhiều tầng bậc. Trước hết, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bao gồm một số lượng đơn vị rất lớn, khó có thể thống kê hết số lượng từ, câu trong một ngôn ngữ. Mặt khác, bên cạnh các tín hiệu ngôn ngữ đồng loại còn tồn tại các tín hiệu ngôn ngữ khác loại, đó là các đơn vị của ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ khác nhau có quan hệ cấp bậc (tức là các đơn vị bậc thấp nằm trong các đơn vị bậc cao hơn, các đơn vị bậc cao, bao hàm các đơn vị bậc thấp hơn). Do vậy, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ là một hệ thống của nhiều hệ thống (hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ thống câu). - Tính đa trị. Trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ không phải bao giờ cũng tương ứng 1/1; mà cùng một CBĐ có thể tương ứng với nhiều CĐBĐ như hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, hoặc cùng một CĐBĐ có thể tương ứng với nhiều CBĐ như hiện tượng đồng nghĩa Đồng thời, ngoài chức năng truyền tin, tín hiệu ngôn ngữ còn có nhiều chức năng như biểu thị khái niệm, biểu cảm - Tính năng sản. Các tín hiệu ngôn ngữ luôn luôn tiềm tàng khả năng sản sinh các tín hiệu mới từ những tín hiệu ban đầu. Học viên tự lấy dẫn chứng để phân tích, minh họa. Câu 18: Phân tích sự khác nhau giữa phương pháp so sánh – lịch sử và phương pháp so sánh – loại hình? Gợi ý: Sự khác nhau giữa hai phương pháp này thể hiện ở các mặt sau đây: - Nếu phương pháp so sánh – lịch sử hướng vào sự so sánh các ngôn ngữ trong lịch sử phát triển của nó thì phương pháp so sánh – loại hình lại hướng vào tình trạng hiện có của ngôn ngữ. - Nếu nội dung của phương pháp so sánh – lịch sử là so sánh các từ, các dạng thức của từ tương tự nhau về ý nghĩa và âm thanh trong các ngôn ngữ khác 17
  18. nhau dựa vào tư liệu ngôn ngữ sống cũng như những tài liệu được ghi trên văn bia và thư tịch cổ thì nội dung của phương pháp so sánh – loại hình là so sánh đồng đại giữa các ngôn ngữ về kết cấu (có thể về mặt ngữ âm, từ vựng, hình thái, cú pháp hoặc ngữ nghĩa) của chúng để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Từ những điểm giống nhau, người ta rút ra các phổ niệm, tập hợp một số phổ niệm cho ta một loại hình ngôn ngữ. - Nếu kết quả của phương pháp so sánh – lịch sử là xác định nguồn gốc lịch sử các ngôn ngữ (hình thành các ngữ hệ (họ), các dòng, các nhánh ngôn ngữ ) thì kết quả của phương pháp so sánh – loại hình là khái quát thành các phổ niệm và các loại hình ngôn ngữ. Học viên tự lấy dẫn chứng để phân tích, minh họa. Câu 19: Vị trí của tiếng Việt trong kết quả phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và theo loại hình? Tóm tắt giả thuyết về nguồn gốc của tiếng Việt? Gợi ý: - Khi phân loại các ngôn ngữ về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc họ Môn – Khmer, gần gũi với các ngôn ngữ Mường, Khmer, Bana, Ktu. - Khi phân loại các ngôn ngữ về loại hình, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, gần gũi với các ngôn ngữ Hán, Thái, Mường, Khmer. - Giả thuyết có nhiều sức thuyết phục về nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt bắt nguồn từ một ngữ hệ lớn sinh thành trong khung cảnh Đông Nam Á thời tiền sử (gọi là ngữ hệ Nam Á) từ bờ sông Dương Tử (Trung Quốc) cho tới vùng Atsam (Mianma), bao gồm cả Thái, Lào, Việt Nam, Campuchia và lan tỏa tới các bán đảo, đảo phía Nam giáp Châu Đại Dương. Về sau, ngữ hệ này phân chia thành nhiều dòng, trong đó có dòng Môn – Khmer phân bổ ở vùng Nam Đông Dương và vùng phụ cận vùng núi Bắc Đông Dương. Tiếng Việt từ chỗ là một ngôn ngữ thuộc dòng Môn – Khmer (gọi là ngôn ngữ tiền Việt – Mường), đã chuyển thành tiếng Việt Mường chung (hoặc tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách thành tiếng Việt và tiếng Mường. Câu 20: Phân tích các khái niệm ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn, tiền giả định, hàm ngôn. Gợi ý: - Ý nghĩa tường minh là phần ý nghĩa của câu nói được bộc lộ một cách trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại. - Ý nghĩa hàm ẩn là phần ý nghĩa không bộc lộ trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại mà nhờ suy ý mới nắm bắt được. 18
  19. - Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong câu nói của mình. - Hàm ngôn là những nội dung có thể suy ra từ một câu nói cụ thể nào đấy từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định. Học viên tự tìm dẫn chứng để phân tích và chứng minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987. 2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992. 3. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. 4. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng – Quyển I, Nxb KHXH, Hà Nội, 1991. 5. Hoàng Tất Thắng, Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003. 6. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1989. 7. N. V. Xtankêvich, Loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982. 8. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Giáo trình tiếng Việt 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002. 19
  20. B. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Cơ sở ngữ âm 1.1. Cơ sở tự nhiên: Cơ sở cấu âm bao gồm hoạt động của bộ máy cấu âm để sản sinh các âm thanh ngôn ngữ và cơ sở âm học bao gồm những cơ sở âm thanh mà tai người có thể phân biệt được trong âm thanh ngôn ngữ như sự phân biệt giữa tiếng thanh và tiếng động, độ cao, độ mạnh, độ dài và âm sắc của âm thanh ngôn ngữ. 1.2. Cơ sở xã hội: Cách tổ chức hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ cụ thể, cách xử lý ngữ âm và cách phối hợp các đơn vị ngữ âm. 2. Đơn vị ngữ âm 2.1. Đơn vị đoạn tính: - Âm tiết (khái niệm, phân loại) - Âm tố (khái niệm, phân loại âm tố: nguyên âm - phụ âm, các tiêu chí phân loại nguyên âm, các tiêu chí phân loại phụ âm) - Âm vị (khái niệm khu biệt - khái niệm âm vị - âm vị và biến thể âm vị) 2.2. Đơn vị siêu đoạn tính: - Thanh điệu (khái niệm, phân loại) - Trọng âm (khái niệm, phân loại) - Ngữ điệu (khái niệm, phân loại) 3. Ngữ âm tiếng Việt 3.1. Âm tiết tiếng Việt - Đặc điểm ngữ âm - đặc điểm chức năng – đặc điểm cấu tạo. - Phân loại âm tiết (phân loại dựa vào số lượng thành tố - phân loại dựa vào yếu tố kết thúc) 3.2. Hệ thống âm vị tiếng Việt. 3.2.1. Hệ thống âm đầu (đặc điểm, sự hiện thể chữ viết, biến thể âm đầu) 3.2.2. Âm đệm (đặc điểm, sự thể hiện bằng chữ viết, quan hệ giữa âm đầu và âm đệm, quan hệ giữa âm đệm và âm chính). 3.2.3. Hệ thống âm chính (đặc điểm, sự thể hiện chữ viết, khả năng phân bố của âm chính, biến thể của âm chính). 3.2.4. Hệ thống âm cuối (đặc điểm, sự thể hiện chữ viết, khả năng phân bố của âm cuối, biến thể của âm cuối). 20
  21. 3.2.5. Hệ thống thanh điệu ( khả năng phân bố). 3.3. Chữ viết và chính tả. 3.3.1. Chữ viết tiếng Việt 3.3.2. Vấn đề chính tả tiếng Việt. II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý Câu 1: Trình bày về tính đơn lập của âm tiết tiếng Việt. Gợi ý: + Ranh giới âm tiết rõ ràng: - Các âm tiết tách biệt nhau rất rõ - Âm tiết tiếng Việt không có hình thức đọc nối như trong các ngôn ngữ Ấn Âu. (có thể dẫn một số ví dụ để so sánh) - Lưu ý một số trường hợp 2 âm tiết tiếng Việt nhập lại thành một âm tiết. + Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị: - Âm tiết tiếng Việt có vai trò quan trọng vì ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa) cần lưu ý trong ngôn ngữ Ấn Âu đơn vị hình vị có thể thể hiện các loại đơn vị ngữ âm khác nhau hoặc bằng môt âm vị hoặc một số tập hợp âm vị (nhỏ hơn âm tiết), một âm tiết hoặc một tổ hợp âm tiết (lớn hơn âm tiết). Trong tiếng Việt đơn vị có nghĩa nhỏ nhất là một âm tiết. Trong ngôn ngữ Ấn Âu có trường hợp hình vị trùng với âm tiết nhưng đó không phải là hình thức điển hình. Ngược lại trong tiếng Việt cũng có một số hình vị gồm nhiều âm tiết nhưng đây là hiện tượng lẻ tẻ. Về cơ bản một âm tiết tiếng Việt đồng thời cũng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và là đơn vị cơ bản để cấu tạo từ tiếng Việt. Hơn thế nữa, trong tiếng Việt còn có sự trùng hợp một cách phổ biến 3 đơn vị: âm tiết – hình vị - từ. Đây là cơ chế đơn tiết và là đặc điểm cơ bản để tiếng Việt được xếp vào loại hình ngôn ngữ đơn lập. Câu 2: Trình bày về đặc điểm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Gợi ý: - Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ đơn tiết tính điển hình như tiếng Việt là cấu tạo âm tiết hết sức chặt chẽ. - Dựa vào thực tế sử dụng tiếng Việt (như cấu tạo từ láy, cấu tạo từ theo phương thức iếc hóa, nói lái, hiệp vần thơ ) có thể phân xuất âm tiết tiếng Việt thành 5 thành tố cấu tạo nhỏ hơn. - Mỗi thành tố trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt có đặc điểm riêng và giữ chức năng riêng không thể thay thế cho nhau. 1. Thanh điệu: là thành phần siêu đoạn tính, giữ chức năng khu biệt dựa vào sự thay đổi độ cao của âm tiết. 21
  22. 2. Âm đầu: tất cả đều là phụ âm đơn, giữ chức năng mở đầu âm tiết 3. Âm đệm: khu biệt dựa vào sự thay đổi âm sắc của âm tiết (trầm hóa/ không có hiện tượng trầm hóa) 4. Âm chính: giữ chức năng quy định âm sắc của âm tiết. Đây là âm vị âm tiết tính. 5. Âm cuối: giữ chức năng kết thúc âm tiết. Sơ đồ cấu tạo âm tiết tiếng Việt Thanh điệu F1 Vần w NA F2 Cần lưu ý đến vai trò quan trọng của nguyên âm chính và thanh điệu trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt vì đây là 2 yếu tố không thể thiếu trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Các thành tố khác có thể có, có thể không có. Học viên có thể vẽ sơ đồ cấu tạo âm tiết và các phân bố thành phần trong cấu tạo để dễ hình dung hơn. Câu 3: Sự phân bậc trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Gợi ý: - Các thành phần trong cấu tạo âm tiết được tổ chức theo các kiểu quan hệ nhất định tạo thành các tầng bậc. - Có thể dựa vào 2 loại quan hệ để phân bậc: + Dựa vào khả năng phân tách các thành tố của âm tiết theo ranh giới hình thái học hay theo ranh giới ngữ âm học có thể phân cấu tạo âm tiết thanh hai bậc: Bậc I: là bậc của các thành tố có ranh giới hình thái học (đường ranh giới liên quan đến vấn đề cấu tạo từ, cấu tạo hình thái của từ). Đó là 3 thành tố: Phụ âm đầu/ vần/ thanh điệu. Bậc II: là bậc của các thành tố được phân chia ra trong phần vần. Đối với bậc này ranh giới giữa các thành tố mờ nhạt hơn (ranh giới ngữ âm học). Ranh giới này được xác đinh dựa vào thực tế của một số từ láy, đặc biệt dựa vào một số hình thức hiệp vần thường cũng dựa vào các cách nói lái không bình thường để tách phần vần ra thành ba thành tố nhỏ hơn: Âm đệm/ âm chính/ và âm cuối. + Dựa vào quan hệ thuần túy ngữ âm học theo hình thức lưỡng phân (mức độ chặt chẽ và ít chặt chẽ) người ta chia cấu tạo âm tiết thành các bậc. Bậc I: bậc lưỡng phân giữa hai loại đơn vị siêu đoạn và chiết đoạn. 22
  23. Bậc II: lưỡng phân lần thứ hai trong thành phần chiết đoạn giữa âm đầu và phần vần. Bậc III: lưỡng phân trong cấu tạo phần vần giữa âm đệm và vần cái (vần chứa âm chính và âm cuối) bậc lưỡng phân cuối cùng trong phần vần cái giữa âm chính và âm cuối. Có thể hình dung như sau: Âm tiết Siêu đoạn chiết đoạn Âm đầu vần Âm điệu vần cái Âm chính âm cuối Ở bậc đầu tiên là bậc quan hệ giữa các thành tố lỏng lẻo nhất. Ở bậc lưỡng phân cuối cùng là bậc của hai thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Câu 4: Dựa vào cách kết thúc âm tiết có thể phân loại âm tiết như thế nào? Hãy thử phân loại các âm tiết trong đoạn thơ sau đây: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hót vừa bay. (Trích “Nói với em”-Vũ Quần Phương) Gợi ý: Có 4 loại âm tiết: - Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm (âm tiết không có âm cuối). Ví dụ: lá, nghe, vừa - Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng các bán âm (-w và –j). Ví dụ: nếu, nhiều, hay, - Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng các phụ âm vang (m, n, η). Ví dụ: nhắm, vườn, - Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh (p, t, k, ). Ví dụ: mắt, hót, lích rích, (các ví dụ lấy từ đoạn thơ). 23
  24. Câu 5: Trình bày sự khác nhau giữa phụ âm và nguyên âm tiếng Việt về cấu âm và về chức năng cấu tạo âm tiết. Gợi ý: - Sự khác nhau giữa phụ âm và nguyên âm tiếng Việt về mặt cấu tạo âm âm học. + Về mặt cấu âm: Khi phát âm nguyên âm luồng hơi thóat ra tự do, khi phát âm phụ âm luồng hơi bị chặn ở một điểm nào đó trong bộ máy cấu âm. Vì vậy phụ âm có tiêu điểm cấu âm còn nguyên âm thì không có. Khi phát ra nguyên âm luồng hơi đi ra yếu còn khi phát ra phụ âm luôngd hơi đi ra mạnh. Khi phát âm nguyên âm bộ máy cấu âm căng đều còn khi phát âm phụ âm độ căng thường tập trung ở tiêu điểm cấu âm (điểm chặn khi cấu âm). + Về mặt âm học: Nguyên âm chủ yếu đợc tạo ra bởi tiếng thanh còn phụ âm chủ yếu được tạo ra bởi tiếng động. + Về chức năng cấu tạo âm tiết: Nguyên âm gĩ vai trò âm chính (âm vị âm tiết tính) còn phụ âm vẫn giữ vai trò âm phụ (cần lưu ý trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt nguyên âm luôn luôn giữ vai trò âm chính (đỉnh âm tiết), trong một số ngôn ngữ các phụ âm vang / l, r / cũng có thể giữ vai trò âm chính trong âm tiết). Nguyên âm là yếu tố không thể thiếu trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt (âm tiết đơn giản nhất gồm 2 thành tố nguyên âm và thanh điệu) còn phụ âm có thể có hoặc không. Lưu ý: Học viên có thể trình bày thêm đặc điểm lưỡng khả của các bán âm (bán âm đệm và bán âm cuối) trong tiếng Việt. Câu 6: Trình bày về sự thể hiện chữ viết các âm đầu tiếng Việt. Gợi ý: - Nêu nhận xét chung về nguyên tắc chữ viết tiếng Việt: chữ viết ghi âm tố, mỗi âm được thể hiện bằng một ký hiệu chữ viết. - Tuy nhiên trong thực tế tình hình phức tạp hơn. Một số âm được thể hiện bằng tổ hợp con chữ, ví dụ: / t / - th; / c / - ch; một số âm khác có nhiều cách thể hiện bằng chữ viết khác nhau, ví dụ: / k / thể hiện bằng 3 hình thức c , k , q , ngược lại một con chữ có thể lại có nhiều âm trị khác nhau, ví dụ: con chữ g ghi 2 âm / j / và /z/ 24
  25. - Cần lưu ý trong các âm vị có nhiều hình thức chữ viết, trừ trường hợp của âm /z/ ra, các trường hợp còn lại đều có quy luật phân bố chặt chẽ. Cần phải giúp học sinh nắm vững điều này để có thể viết đúng chính tả. Câu 7: Trình bày về quan hệ giữa âm chính và âm đệm / - w - / và hai bán nguyên âm cuối / -w - / và / -j / (trình bày khả năng phân bố giữa các âm chính với âm đệm / - w - / và hai bán âm cuối / -w / và / -j / ) Gợi ý: Giữa âm chính với âm đệm và 2 bán âm cuối có những hạn chế trong điều kiện phân bố như sau: - Nguyên âm dòng sau tròn môi / u, o, □, uo/ không kết hợp với âm đệm / -w-/ và bán âm cuối / -w /. Đây là quy luật dị hóa trong phân bố (các nguyên âm có tính chất giống nhau (cùng là dòng sau tròn môi) không kết hợp với nhau) - Nguyên âm / / và // không kết hợp với âm đệm. - Nguyên âm /  / ít kết hợp với bán âm cuối / -w / - Nguyên âm dòng trước / i, e, ε, ie / không kết hợp với bán âm cuối / -j / (cũng theo quy luật dị hóa như trên). - Các nguyên âm dòng giữa (trừ / /và // như trên) đều có thể kết hợp với âm đệm và 2 bán âm cuối / -w /, / -j / Câu 8: Trình bày sự thể hiện chữ viết của các âm chính trong tiếng Việt. Gợi ý: - Cũng như phụ âm, các nguyên âm tiếng Việt ngoài những trường hợp tuân thủ nguyên tắc một âm một chữ còn có những trường hợp phức tạp khác như : - Nguyên âm đôi ie có 4 cách viết, iê, yê, ya, ia, nguyên âm đôi /uo/ có 2 cách viết uô và ua, // có 2 cách viết ươ, ưa theo những điều kiện phân bố khác nhau. - Nguyên âm / / có hai cách thể hiện bằng chữ viết e và a - Nguyên âm /i/ có hai cách thể hiện bằng chữ viết : i và y - Nguyên âm /ă / có hai cách thể hiện bằng chữ viết ă và a Câu 9: Trình bày những hiểu biết của anh chị về thanh điệu và thanh điệu tiếng Việt. Gợi ý: - Nêu khái niệm thanh điệu. - Đặc điểm cấu âm của thanh điệu: Sự thay đổi tần số rung động của dây thanh. 25
  26. - Đặc điểm âm học của thanh điệu: sự thay đổi độ cao của âm tiết mang chức năng khu biệt trong các ngôn ngữ có thanh điệu. - Số lượng thanh điệu tiếng Việt : 6 thanh điệu Tiêu chí khu biệt của thanh điệu (chú ý đến loại âm tiết có phụ âm cuối tắc vô thanh các thanh điệu -,`, ?, ~ (ngang, huyền, hỏi, ngã) không phân bố được) - Biến thể của thanh điệu (chú ý biến thể địa phương) Câu 10: Dựa vào những hiểu biết về Ngữ âm học hãy giải thích hiện tượng biến âm của 2 nhóm từ láy hoàn toàn sau đây: 1) đỏ đỏ  đo đỏ tím tím  tim tím võ võ  vò võ 2) nượp nượp  nườm nượp sát sát  san sát hực hực  hừng hực Gợi ý: - Từ láy hoàn toàn 2 âm tiết là thanh trắc biến đổi một thanh trắc thành một thanh bằng cùng âm vực, tạo âm hưởng hài hòa. đỏ đỏ  đo đỏ tím tím  tim tím Theo nhóm thanh điệu: ngang – hỏi – sắc võ võ  vò võ nhẹ nhẹ  nhè nhẹ Theo nhóm thanh điệu: huyền – ngã – nặng. - Nhóm 2 gồm những từ láy gồm 2 âm tiết khép nên muốn thay đổi bằng một thanh bằng phải thay đổi phụ âm cuối theo nguyên tắc thay phương thức cấu âm. Tắc vô thanh  mũi - cùng điểm cấu âm / p /  / m / / t /  / n / / k /  /  / Câu 11: Giải thích tại sao [ ][], khi đứng đầu âm tiết được giải thuyết là 2 âm vị, nhưng khi đứng cuối âm tiết được giải thuyết là 2 biến thể của một âm vị. Gợi ý: - [ ], [] khi đứng đầu âm tiết nằm trong điều kiện phân bố đồng nhất tạo ra nhiều cặp từ có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: nha / nga; nhi / nghi nên chúng là 2 âm vị độc lập (thỏa đáng âm vị học). 26
  27. - [- ], [-] ở cuối âm tiết xuất hiện trong điều kiện phan bố bổ sung - [- ] phân bố sau nguyên âm đơn dòng trước còn [] phân bố sau các nguyên âm khác (không phải nguyên âm dòng trước) nên đó là 2 biến thể của một âm vị. Câu 15: Nêu ra một số biến thể địa phương của phần vần tiếng Việt ở địa phương các anh chị Gợi ý: Có thể xác định được nhưng biến thể địa phương xảy ra ở phần vần ở địa phương nơi anh chị sống và miêu tả rõ bằng những kí hiệu ghi âm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Giản yếu ngữ âm tiếng Việt, Tài liệu TTĐTTX – ĐHH, 1995 2 Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục,1994 3. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, 1986 27
  28. C. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Để có thể tiếp thu những kiến thức về từ vựng tiếng Việt, học viên cần nắm vững những kiến thức khái quát về ngôn ngữ đã được cung cấp trong học phần tiếng Việt 1 (dẫn luận ngôn ngữ), cụ thể là những nội dung về tín hiệu – về hệ thống tín hiệu ngôn ngữ - các quan hệ trong ngôn ngữ (quan hệ ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng, ) 2. Các nội dung cần nắm trong từ vựng học tiếng Việt: 2.1. Các khái niệm: Khái niệm từ vựng, khái niệm từ, khái niệm cấu tạo từ, phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo, và những khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy với những tiểu loại của chúng, khái niệm ngữ cố định. 2.2. Phương pháp hệ thống khi nghiên cứu từ vựng. 2.3. Nắm vững các quan niệm về yếu tố cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ và các loại từ phân theo đặc điểm cấu tạo (từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy). 2.4. Các thành phần nghĩa trong nghĩa của từ: + Nghĩa biểu vật + Nghĩa biểu niệm + Nghĩa biểu thái + Nghĩa ngữ pháp + Nghĩa liên hội 2.5. Phương thức chuyển nghĩa của từ: Ẩn dụ - hoán dụ 2.6. Hệ thống ngữ nghĩa của từ (các quan hệ ngữ nghĩa) + Quan hệ cùng trường (các trường nghĩa) + Quan hệ đồng nghĩa + Quan hệ trái nghĩa + Quan hệ đồng âm + Vận dụng lý thuyết trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa để nghiên cứu nghĩa của từ trong tác phẩm văn chương. 2.7. Các lớp từ vựng: + Thuật ngữ khoa học – từ nghề nghiệp + Từ địa phương 2.8. Từ vay mượn và hệ thống từ Hán – Việt + Khái niệm từ vay mượn- khái niệm từ Hán Việt + Vai trò của từ Hán – Việt trong vốn từ tiếng Việt 28
  29. + Các đặc điểm phân hóa ngữ nghĩa và chức năng giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt + Vấn đề sử dụng từ Hán – Việt. II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý Câu 1: Trình bày về phương pháp hệ thống trong nghiên cứu Từ vựng học Gợi ý: - Vốn từ của một ngôn ngữ gồm nhiều yếu tố nhưng những yếu tố này không phải là sự tập hợp giản đơn mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ làm thành một chỉnh thể. Nghiên cứu từ vựng theo phương pháp hệ thống là phải xét một đơn vị từ vựng trong mối quan hệ với các đơn vị từ khác của hệ thống. Cần làm rõ các mối quan hệ sau đây: + Quan hệ đồng nhất / đối lập: Mỗi từ trong một hệ thống luôn luôn có quan hệ đồng nhất và đối lập với từ khác. Quan hệ đồng nhất xác lập nét đặc trưng chung không phải chỉ riêng một từ mà một nhóm từ. Quan hệ đối lập là quan hệ giúp cho người ta nhận ra từ này khác với từ khác. Hai quan hệ này gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng nhất giả định sự đối lập và ngược lại đối lập trên cơ sở đồng nhất. Có thể dẫn ra một số ví dụ: Các từ tiết kiệm, hà tiện, bủn xỉn, ki bo, đều có nét nghĩa đồng nhất là tính chất của người luôn có ý thức hạn chế sử dụng của cải, tiền bạc. Nhưng mỗi từ lại mang một nét nghĩa riêng không hoàn toàn giống nhau. Tiết kiện kiệm là hạn chế việc sử dụng tiền bạc, của cải. Cái gì đáng chi tiêu thì chi tiêu, cái gì không cần thiết thì thôi, không phung phí của cải. Hà tiện là ý thức giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng của cải – hạn chế dưới mức cần thiết. Bủn xỉn: hà tiện đên mức không dám chi tiêu cả khoản hết sức nhỏ nhặt. Ki bo: khư khư giữ lấy của cải không muốn cho ai hoặc xuất ra cho người khác một tí gì. Như vậy các từ trên phát triển ý nghĩa từ tích cực (tốt) đến tiêu cực (xấu). + Quan hệ ngang (ngữ đoạn) / quan hệ dọc (liên tưởng): Các từ khi được sử dụng kết hợp với nhau theo những nguyên tắc ngữ pháp nhất định của một ngôn ngữ tạo thành một chuỗi hình tuyến. Đó là quan hệ ngang (ngữ đoạn). Đặc điểm của quan hệ này là 2 yếu tố không thể cùng xuất hiện mà xuất hiện theo trình tự trước sau trên trục thời gian. Các yếu tố trên trục ngữ đoạn có quan hệ phụ thuộc chi phối lẫn nhau. Lấy ví dụ trong tiếng Việt: Nói thầm - thầm nói. Do trật tự sắp xếp trước và sau từ Nói nghĩa của từ Thầm đã thay đổi và do đó nghĩa của cả tổ hợp cũng thay đổi. 29
  30. Quan hệ dọc hay quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các từ có một hay một nét chung nào đó do kí ức có thể gợi lên. Ví dụ: Buồn có thể gợi lên các từ như sầu, ủ rủ, ảo não (liên tưởng quan hệ ngữ nghĩa) có thể gợi lên những từ như luồn, chuồn, (liên tưởng do quan hệ ngữ âm) và trong tư duy của mỗi người đều có những cách liên tưởng khác nhau làm cơ sở cho sự lựa chọn để sử dụng trong trục kết hợp (quan hệ tuyến tính) cho phù hợp với ý nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh và phù hợp với sắc thái biểu cảm. Ví dụ câu thơ của Nguyễn Bính: Dừng chân trước cửa nhà nàng Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau. Ở vị trí của từ hôn có thể lựa chọn nhiều từ khác như, trêu, giỡn, vờn, Tập hợp những từ này tạo thành quan hệ liên tưởng. - Trên đây là những mối quan hệ chung nhất trong tổ chức hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Ngoài quan hệ chung nhất này ở mỗi phạm vi còn có những mối quan hệ cụ thể hơn, chẳng hạn về ngữ nghĩa có thể có các quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa, cùng trường v.v. Như vậy nghiên cứu đơn vị từ trong hệ thống từ vựng luôn luôn phải chú ý đầy đủ các mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp hệ thống trong nghiên cứu từ vựng cần chú ý đến tiêu chí cấp độ. Vốn từ tiếng Việt là một hệ thống chứa trong lòng nó các tiểu hệ thống, mỗi tiểu hệ thống như vậy có nhuáng mối quan hệ riêng làm nên tính phức tạp cho toàn bộ hệ thống từ vựng. - Hệ thống từ vựng không phải là hệ thống khép kín mà là một hệ thống có tính sản sinh. Nó là một hệ thống động chứ không phải là một hệ thống tĩnh. Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo từ của tiếng Việt. Gợi ý: - Cấu tạo từ là hoạt động nhằm sản sinh ra từ mới cho ngôn ngữ. Nghiên cứu cấu tạo từ cần chú ý 2 điểm sau đây: a. Xác định đơn vị cơ sở cấu tạo từ trong tiếng Việt: Về vấn đề này hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau, tiêu biểu là 2 quan niệm sau: Quan niệm 1: Xem yếu tố cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng (đó là âm tiết đã được dùng làm đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt) và nghiên cứu các quan hệ giữa các âm tiết kết hợp với nhau tạo ra đơn vị hoàn chỉnh chính là nghiên cứu cấu tạo từ. Quan niệm 2: Xem yếu tố cấu tạo từ là từ tố (hình vị), đó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và đơn vị này có thể trùng với âm tiết trong tiếng Việt ( âm tiết có nghĩa) 30
  31. hoặc có thể do hai ba âm tiết tạo thành (là những âm tiết không có nghĩa trong các từ vay mượn hoặc trong các từ song tiết cổ còn bảo lưu lại trong tiếng Việt). Từ những quan niệm về yếu tố cấu tạo từ như trên, các nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về cách phân biệt từ đơn, từ ghép (từ láy thì không có sự khác nhau đáng kể). Giáo trình của TTĐTTX theo quan niệm thứ 2. Nhưng học viên cũng có thể trình bày theo quan niệm thứ 1, bởi vì đây là quan niệm đang được dùng trong sách Giáo khoa bậc tiểu học. Yêu cầu là cách trình bày phải chặt chẽ có cơ sở. b. Xác định các phương thức để cấu tạo từ: + Phương thức cơ bản: Phương thức ghép, phương thức láy. + Phương thức thứ yếu: Phương thức chuyển đổi ngữ nghĩa, phương thức rút gọn. Lưu ý: Hai loại phương thức thứ yếu có thể không cần trình bày. 3. Phân loại từ về mặt cấu tạo: Dựa theo một quan niệm về đơn vị cấu tạo từ và phương thức cấu tạo mà bạn chọn và tiến hành phân tiểu loại. a. Từ đơn: Từ được cấu tạo từ một tiếng vừa độc lập vừa có ý nghĩa (hoặc do một tổ hợp âm tiết được tạo thành từ hiện tượng phiên âm từ vay mượn hoặc do kết quả của hiện tượng mất nghĩa hay âm tiết hóa tổ hợp phụ âm cổ, nếu chấp nhận quan niệm thứ hai về cấu tạo từ thì đây gọi là từ đơn đa âm) Đối với việc phân loại từ ghép và từ láy cần lưu ý đến cơ sở phân loại và kết quả phân chia các tiểu loại. b. Từ ghép Phân loại từ ghép dựa vào quan hệ chức năng giữa các yếu tố + Từ ghép Đ-L : là những từ ghép trong đó hai yếu tố có vai trò ngang nhau. Về ngữ nghĩa, hai yếu tố trong từ ghép đẳng lập có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa hoặc nghĩa của hai yếu tố hoàn toàn giống nhau (đồng nghĩa) như giảng giải hoặc nghĩa hai yếu tố gần nhau như học hành, hoặc nằm trong một trường nghĩa như áo quần. Nghĩa của hai yếu tố cũng có thể trái ngược nhau ví dụ như mua bán, ra vào. + Từ ghép : C-P : Từ ghép C-P. Ví dụ: máy bay, tàu hỏa, hoa hồng. Từ ghép P- C. Ví dụ: học sinh, trưởng thôn Phân loại từ ghép dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố + Từ ghép hợp nghĩa: là loại từ ghép mà ý nghĩa của từ là ý nghĩa của các yếu tố kết hợp lại. Có thể có các kiểu từ ghép hợp nghĩa như ghép hợp nghĩa tổng 31
  32. loại, ghép hợp nghĩa chỉ loại, ghép hợp nghĩa bao gộp ( học viên có thể trình bày các tiểu loại hoặc không). + Từ ghép phân nghĩa: yếu tố chính là yếu tố chỉ loại, yếu tố phụ là yếu tố cụ thể hóa nghĩa của loại. Ví dụ: hoa hồng, hoa phượng (hoa là yếu tố chỉ loại; hồng, phượng là yếu tố cụ thể hóa loại được nêu ra) Lưu ý: Từ ghép phân nghĩa có 2 loại: phân nghĩa một chiều, phân nghĩa 2 chiều. + Từ ghép phân nghĩa đặc biệt. Loại 1: đó là loại từ ghép mà yếu tố phụ không mang nghĩa cụ thể và xuất hiện trong hệ thống vốn từ tiếng Việt theo một kiểu kết hợp. Đây là từ ghép sắc thái hóa. Loại 2: là loại có nghĩa của từ ghép trùng làm một với nghĩa của yếu tố phân loại. Loại 3: từ ghép phụ gia hóa. c. Từ láy - Các tiểu loại của từ láy: - Từ láy hoàn toàn – từ láy bộ phận Chú ý: Láy là một phương thức cấu tạo từ được cấu tạo từ một từ tố cơ sở do đó trong từ lấy nhiều nhất chỉ có một yếu tố có nghĩa (có thể cả hai yếu tố đều không mang nghĩa). Điều cơ bản của từ láy là quan hệ ngữ âm. Đó là sự lặp lại hoặc phụ âm đầu hoặc phần vần hoặc lặp lại hoàn toàn hình thức ngữ âm của từ tố cơ sở. Phần thanh điệu hòa phối theo 2 nhóm: Ngang-hỏi-sắc và huyền-ngã- nặng. - Đối với trường hợp có 2 âm tiết có quan hệ ngữ âm mà cả 2 đều có nghĩa thì phải xếp vào loại từ ghép. - Một số trường hợp từ láy không có hiện tượng hòa phối thanh điệu thành 2 nhóm như đã nói trên. Đó là những trường hợp ngoại lệ. - Ngoài loại từ láy đôi phổ biến, còn có láy ba, láy tư. Đây là những từ láy giàu sắc thái biểu cảm và thường được dùng trong khầu ngữ hoặc trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ: Sạch sành sanh, tẻo tèo teo, nhấp nha nhấp nhổm. - Nghĩa của từ láy: Cũng như từ ghép nghĩa của từ láy phát triển theo hai hướng: Khái quát hóa: Tạo ra từ có nghĩa tổng quát hơn so với nghĩa gốc như: rau ráng, chim chóc, thịt thà, sách siếc, tiệc tùng, người ngợm Cụ thể hóa (sắc thái hóa): Tạo ra ý nghĩa cụ thể, tinh tế. Ví dụ: Nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhặt Như vậy, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ phân theo đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự phát triển của tư duy con người theo hai hướng khái quát hóa và cụ thể hóa. 32
  33. Câu 3: Nêu các thành phần trong nghĩa miêu tả của từ (thực từ). Gợi ý: a. Nghĩa của từ miêu tả bao gồm nhiều thành phần: + Nghĩa biểu vật: là ý nghĩa biểu thị loại sự vật mà từ gọi tên. Sự phân chia các phạm trù sự vật tùy thuộc vào từng ngôn ngữ khác nhau. Nghĩa biểu vật là kết quả của sự khái quát hóa và phân tách thế giới hiện thực khách quan của mỗi cộng đồng ngôn ngữ. + Nghĩa biểu niệm: Thành phần nghĩa liên quan đến quá trình nhận thức của con người về loại sự vật mà từ gọi tên. Nhận thức của con người là sự phân xuất các thuộc tính của sự vật. Mỗi thuộc tính được xác định đi vào ngôn ngữ trở thành nét nghĩa của từ. Nghĩa biểu niệm là tổ chức các nét nghĩa tạo thành cấu trúc biểu niệm. Sự miêu tả nghĩa của từ bằng cách cấu trúc hóa các nghĩa vị giúp cho chúng ta xác lập các quan hệ giữa các yếu tố từ vựng tạo ra một chỉnh thể thống nhất. Ví dụ: Nghĩa của các từ cao, thấp; dài, ngắn được cấu trúc hóa từ các nghĩa vị sau: ++ Đặc điểm kích thước của vật. ++ Phương xác định (nằm ngang cho từ dài, ngắn, hoặc thẳng đứng cho từ cao, thấp) ++ Sự đánh giá (hơn hay kém so với mức trung bình) như vậy dài: (tính chất) (thể hiện đặc điểm kích thước của vật) (theo phương nằm ngang) (được đánh giá vượt quá chuẩn) + Nghĩa ngữ pháp: Là ý nghĩa quy định loại (sự vật, hoạt động, tính chất, v.v ) của từng nhóm từ. Đây là cơ sở để phân chia từ loại trong một ngôn ngữ không có biến đổi hình thái của từ như tiếng Việt. Nghĩa ngữ pháp liên quan chặt chẽ đến chức năng ngữ pháp của các thành phần cấu tạo câu. + Nghĩa biểu thái: Ý nghĩa thể hiện thái độ của người nói. Thông thường nghĩa biểu thái thể hiện rõ nhất khi từ đi vào hoạt động hành chức. Nhưng ngay trong hệ thống từ vựng cũng có một số từ đồng nghĩa nhưng có sự khác biệt về sắc thái biểu cảm. Đó là phương tiện để người sử dụng ngôn ngữ có thể lựa chọn thể hiện sắc thái tình cảm khi nói. (Ví dụ: Từ chết và qua đời hoặc mất) + Nghĩa liên hội: Đây không phải là thành phần ý nghĩa thường trực trong nghĩa của từ và không có tính xác định, nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ từ ngữ luôn gợi cho ta những khả năng liên tưởng, chính sự liên tưởng này là cơ sở cho những hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ hoán dụ. Nghĩa liên hội này có vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thức ngôn ngữ nghệ thuật (ở cả hai bình diện tạo lập và tiếp nhận văn bản) 33
  34. Các thành phần nghĩa trong nghĩa của từ có quan hệ gắn bó quy định lẫn nhau. Và chúng tùy thuộc về tâm lý, điều kiện hoạt động và đặc biệt là cách thức tổ chức ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ. Câu 4: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Trình bày hệ thống ngữ nghĩa của từ nhiều nghĩa. Gợi ý: a. Khái niệm nhiều nghĩa (đa nghĩa) : Là một từ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa (biểu vật hay biểu niệm) và những ý nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với nhau. b. Các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa quan hệ với nhau làm thành một hệ thống ngữ nghĩa. Đây là cơ sở khá quan trọng để phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa (mặc dù sự phân biệt này không phải khi nào cũng rạch ròi) - Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa có một sự thống nhất nào đó, dựa vào một nét nghĩa chung trong cấu trúc biểu niệm của nghĩa cơ bản. Mỗi nét nghĩa này sẽ tập trung chung quanh nó một nhóm từ là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. Ví dụ: Chân: chân bàn, chân núi, chân trời c. Tính nhiều nghĩa của từ bao gồm hai loại: Nhiều nghĩa biểu vật: là hiện tượng từ chuyển đổi từ định danh loại sự vật này sang định danh loại sự vật khác. Ví dụ: Mũi: mũi dao, mũi tàu Nhiều nghĩa biểu niệm: từ có thể biểu thị nhiều cấu trúc biểu niệm. Ví dụ: ĐI: - (hoạt động)(di chuyển)(của người và động vật) Ví dụ Người đi, ừ nhỉ người đi thật - (hoạt động) (di chuyển) (rời bỏ nơi này đến nơi khác). Đi Hà Nội. - (hoạt động) (làm cho một vật di chuyển). Đi con cờ. Tính thống nhất ngữ nghĩa là cơ sở để phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm, đồng thời lý giải sự khác nhau về hướng phát triển ngữ nghĩa cho phù hợp với thực tế sử dụng. Câu 5: Thế nào là phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. Thế nào là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. Cho ví dụ cụ thể để minh họa. Gợi ý: - Chuyển nghĩa là phương thức phát triển ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào quan hệ liên tưởng nhất định giữa hai sự vật. + Chuyển nghĩa ẩn dụ: Là phương thức lấy tên sự vật A để gọi tên sự vật B dựa vào quan hệ liên tưởng tương đồng giữa 2 sự vật. Ví dụ: Sóng  sóng lòng; Cây cam  (cột) cây số; Đầu( người)  đầu (làng) 34
  35. + Chuyển nghĩa hoán dụ: Là phương thức chuyển nghĩa lấy tên sự vật A để gọi tên sự vật B dựa vào mối quan hệ liên tưởng tương cận giữa hai sự vật. - Cần phân biệt hai hiện tượng chuyển nghĩa : Chuyển nghĩa đã được từ vựng hóa và chuyển nghĩa tu từ. + Chuyển nghĩa từ vựng hóa là những trường hợp chuyển nghĩa đã được cố định trong hệ thống từ vựng và trở thành công cụ chung của cả cộng đồng. Đây là hình thức phát triển ý nghĩa của từ từ nghĩa gốc đến ngĩa nhánh. Chuyển nghĩa từ vựng hóa không mang tính sáng tạo và không có giá trị thẩm mỹ. Ví dụ lửa giận( ẩn dụ), có chân trong đội bóng đá (hoán dụ) + Chuyển nghĩa tu từ là những trường hợp chuyển nghĩa có tính nhất thời do sự sáng tạo của cá nhân trong một tình huống sử dụng cụ thể. Chuyển nghĩa tu từ thường có giá trị thẩm mỹ và sắc thái biểu cảm cao. Ví dụ: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa. (Huy Cận) - Tôi nhớ bờ tre gió lộng Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau Có tiếng gà gáy sớm. (Hồng Nguyên) Những trưa đồng đầy nắng Trâu nằm nhai bóng râm Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim (Nguyễn Công Dương) Câu 6: Hãy miêu tả cấu trúc nghĩa biểu niệm của các từ “thông minh, cưới.” Gợi ý: Đối với loại câu hỏi thực hành như thế này yêu cầu học viên phải biết vận dụng những kiến thức lý thuyết để có thể thực hiện. Bài tập này yêu cầu học viên phải biết phân tích và cấu trúc hóa nghĩa của các từ đã cho. Ví dụ cụ thể sau: Thông minh: (tính chất) (của người) (xét về trí tuệ) (tiếp thu nhanh hoặc có năng lực phát hiện nhanh vấn đề đang được quan tâm) Cưới: (hoạt động) (tổ chức lễ chính thức) (lấy nhau làm vợ chồng) 35
  36. Câu 7: Thế nào là trường nghĩa? Phân loại các trường nghĩa. Vận dụng lý thuyết trường nghĩa trong phân tích tác phẩm văn học. Gợi ý: - Khái niệm Trường nghĩa là tập hợp một nhóm từ có mối quan hệ nhất định về ngữ nghĩa - Phân loại trường nghĩa : Có 3 loại trường nghĩa: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm và trường nghĩa liên tưởng. Ở mỗi loại, cần nêu những ví dụ cụ thể để minh họa. - Đối với phần vận dụng học viên cần dựa vào yêu cầu cụ thể để giải quyết. Cần lưu ý trường liên tưởng là cơ sở tạo ra sự liên tưởng đói với việc sử dụng từ trong văn bản nghệ thuật, là cơ sở của các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lầ cơ sơ rcủa việc tạo ra nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm văn chương. Câu 8: Thế nào là hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa trong từ vựng? Gợi ý: - Khái niệm : từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa gần giống nhau hoặc hoàn toàn giống nhau - Lưu ý cần phân biệt hai loại hiện tượng đồng nghĩa. a. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là hiện tường hai từ hoàn toàn giống nhau về nội dung ngữ nghĩa. Đây là hiện tượng rất ít gặp vì làm cho hệ thống từ vựng trở nên công kềnh phức tạp. Phổ biến hơn là hiện tượng đồng nghĩa khác sắc thái. Đó là những từ gần nghĩa, vì có hoặc sắc thái ý nghĩa khác nhau (ví dụ: tiết kiệm và hà tiện, đẹp và xinh, nhỏ nhoi và nhỏ nhắn) hoặc là khác về sắc thái biểu cảm (như chết và hy sinh, cha và thân phụ) hoặc khác về sắc thái địa phương (như lợn và heo, mãng cầu và na). - Từ đồng nghĩa khác sắc thái là một phương tiện vô cùng phong phú để lựa chọn trong thực tế sử dụng cho phù hợp với tình huống và sắc thái ý nghái tinh tế cũng như sắc thái biểu cảm. b. Từ trái nghĩa: Là những từ nằm trong cùng một trường nghĩa có một nét nghĩa nào đó trái ngược nhau (và những nét nghĩa còn lạigiống nhau) - Cần chú ý đến 3 loại từ trái nghĩa trong ngôn ngữ: + Trái nghĩa đối lập: (loại trừ nhau): Chết – sống; giống – khác. + Trái nghĩa theo thang độ: ở đây chúng ta có 2 nhóm từ trái nghĩa biến đổi theo thang độ: Yêu – ghét; đẹp – xấu. + Trái nghĩa nghịch chiều nhau: Lên – xuống; trong – ngoài. Cần lưu ý đến hiện tượng đa nghĩa khi xét các quan hệ đồng nghĩa – trái nghĩa. 36
  37. Câu 9: Thuật ngữ khoa học và từ nghề nghiệp giống và khác nhau thế nào? Nêu một số ví dụ cụ thể về thuật ngữ khoa học và từ nghề nghiệp. Gợi ý: - Nêu khái niệm về thuật ngữ khoa học: là những từ ngữ được sử dụng trong một ngành khoa học. - Đặc điểm của thuật ngữ khoa học: + Tính chính xác : Một thuật ngữ khoa học luôn phải biểu đạt một nội dung nhất định. Thuật ngữ khoa học không có hiện tượng nhiều nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm như vốn từ vựng chung. + Tính hệ thống : Thuật ngữ khoa học gồm nhiều yếu tố được tổ chức chặt chẽ thành một hệ thống. + Tính quốc tế: Thuật ngữ khoa học có tính quốc tế và tính ổn định cao. Từ nghề nghiệp: Vốn từ ngữ được sử dụng trong một nghề thủ công hoặc các hoạt động sản xuất truyền thống. - Đặc điểm: + Từ nghề nghiệp có tính chính xác, không chấp nhận hiện tượng nhiều nghĩa và sắc thái biểu cảm. + Từ nghề nghiệp có tính hệ thống nhưng không đòi hỏi chặt chẽ như thuật ngữ khoa học. + Từ nghề nghiệp có tính dân tộc, thậm chí còn mang sắc thái địa phương. Câu 10: Thế nào là từ địa phương? Nêu lên một số từ địa phương ở vùng quê các anh chị. Gợi ý: - Nêu khái niệm từ địa phương: Là vốn từ ngữ được sử dụng trong một phạm vi địa lý nhất định. - Tiêu chuẩn để xác định từ địa phương. + Từ chỉ những sự vật hiện tượng chỉ riêng có ở địa phương + Những từ có sự khác biệt về ngữ âm (không thuộc về khác biệt hoàn toàn) và những khác biệt về ngữ nghĩa hoặc là những từ hoàn toàn khác nhau so với ngôn ngữ toàn dân. - Những từ ngữ còn lưu lại cách phát âm cổ trong khi các vùng khác đã biến đổi. - Những từ vay mượn khác nhau ở các địa phương. Dựa vào những tiêu chuẩn này để có thể nêu ra một số từ địa phương ở quê các anh chị. 37
  38. Câu 11: Thế nào là từ Hán – Việt? Từ Hán – Việt có vai trò như thế nào trong từ vựng tiếng Việt? Theo anh chị cần sử dụng từ Hán – Việt thế nào để giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Gợi ý: Từ Hán – Việt là từ ngữ được vay mượn từ tiếng Hán ở thế kỷ VIII- X và vẫn còn bảo lưu khá đầy đủ cách phát âm tiếng Hán ở đời Đường (là thời kỳ từ Hán – Việt được vay mượn vào vốn từ tiếng Việt) - Từ Hán – Việt có vai trò rất quan trọng trong vốn từ tiếng Việt không phải chỉ vì nó chiếm một số lượng lớn mà còn vì nó tạo nên một sự phân hóa ngữ nghĩa và chức năng khá đặc biệt với vốn từ tiếng Việt đã có (chọn những từ Hán – Việt và thuần Việt đồng nghĩa để phân tích sự phân hóa ngữ nghĩa này, ví dụ: Chết / hy sinh; độc lập / đứng một mình) - Vấn đề sử dụng từ Hán – Việt (nói chung là từ vay mượn) cần tránh 2 quan niệm: + Cho rằng từ vay mượn là không cần thiết do đó tìm mọi cách để thay thế nó. + Cho từ vay mượn là tối cần thiết, nên vay mượn tùy tiện không chọn lọc. Cần phải sử dụng từ Hán – Việt đúng nơi, đúng lúc. Như Bác Hồ đã từng nói: “Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình giản yếu về Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt,Tài liệu TTĐTTX – ĐHH,1995 2. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học Từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999 4. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục,1998 5.Nguyễn Thị Ly Kha, Giáo trình tiếng Việt II, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế, 2004 6. Nguyễn Văn Tu, Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN,1982 38
  39. D. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. TỪ LOẠI 1.1 Khái niệm từ loại Từ loại là một phạm trù ngữ pháp. Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, tức có chung những đặc điểm ngữ pháp giống nhau trong một ngôn ngữ nhất định. 1.2 Tiêu chuẩn phân định từ loại Người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau: + Ý nghĩa khái quát: Đây là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, của từng lớp từ nhất định. + Khả năng kết hợp: Những từ có cùng khả năng kết hợp giống nhau, tức được phân bố cùng vị trí như nhau thì có thể xếp chung vào một từ loại. + Chức vụ cú pháp: Đây là khả năng tham gia cấu tạo câu, khả năng hoạt động của từ trong câu với tư cách một thành phần chức năng. Trong ba tiêu chuẩn trên đây thì 2 tiêu chuẩn đầu có tác dụng nhiều hơn trong việc tập hợp và quy loại cho từ. 1.3 Đặc điểm của hệ thống từ loại tiếng Việt + Danh từ và các tiểu loại danh từ. + Động từ và các tiểu loại động từ. + Tính từ và các tiểu loại tính từ. + Phụ từ và các tiểu loại phụ từ. + Quan hệ từ và các tiểu loại. + Đại từ. + Số từ. + Trợ từ. + Thán từ. + Tình thái từ. 2. CỤM TỪ 2.1 Khái niệm cụm từ Cụm từ là tổ hợp từ gồm hai từ trở lên, giữa các từ tồn tại các mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp nhưng chưa thành câu. 2.2 Các loại cụm từ Tùy theo mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ, người ta phân định thành: 39
  40. - Cụm đẳng lập: Các thành tố trong cụm từ bình đẳng về ngữ pháp. - Cụm chính phụ: Thành tố trung tâm quyết định bản chất ngữ pháp của toàn bộ kết cấu, các thành tố còn lại phụ thuộc vào nó. - Cụm chủ vị: Mối quan hệ giữa hai thành tố trong cụm từ là quan hệ chủ vị 2.3 Cụm từ chính phụ 2.3.1 khái niệm Cụm từ chính phụ là cụm từ trong đó có một thành tố giữ vai trò chính, các thành tố còn lại giữ vai trò phụ, bổ sung. Mối quan hệ giữa các thành tố là quan hệ chính phụ. Việc đảm nhận vai trò chính trong cụm chính phụ là các thực từ: danh từ, động từ, tính từ. 2.3.2 Các loại cụm chính phụ và đặc điểm cấu tạo của chúng - Cụm danh từ: danh từ là thành tố chinh. - Cụm động từ: động từ là thành tố chinh. - Cụm tính từ: tính từ là thành tố chính. 3. CÂU TIẾNG VIỆT 3.1 Khái niệm Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ pháp nhất định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo. 3.2 Các bình diện nghiên cứu câu - Bình diện nghĩa học - Bình diện kết học - Bình diện dụng học 3.3 Thành phần câu 3.3.1 Thành phần nòng cốt (thành phần chính) - Khái niệm: thành phần nòng cốt là bộ khung ngữ pháp của câu bảo đảm cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. - Các bộ phận của thành phần nòng cốt câu: + Chủ ngữ là thành phần chính của câu biểu thị thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng thái của nó độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi vị ngữ. + Vị ngữ là thành phần chính của câu biểu thị hành động, tính chất, trạng thái, quá trình hoặc quan hệ của sự vật được thể hiện qua chủ ngữ. 3.3.2 Thành phần phụ của câu - Khái niệm: Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi 40
  41. tiết cần thiết cho nòng cốt câu hoặc bổ sung cho câu một chức năng, một ý nghĩa tình thái nào đó. - Các thành phần phụ của câu: + Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung các ý nghĩa về địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, tình hình, nguyên nhân, mục đích, cho sự tình được đề cập trong câu. + Bổ ngữ là thành phần phụ trong cụm từ vị ngữ (cụm động từ và cụm tính từ), có vai trò bổ sung chi tiết cho vị ngữ + Định ngữ là thành phân phụ của câu, tham gia cấu tạo câu dưới hình thức các thành tố phụ của cụm danh từ, có vai trò xác định, miêu tả cho sự vật nêu ở danh từ - thành tố chính. + Phụ ngữ là thành phần phụ của câu, nằm ngoài nòng cốt câu, nhằm bổ sung những ý nghĩa cần thiết cho nong cốt. 3.4 Cấu trúc cú pháp của câu 3.4.1 Câu đơn Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu và không chứa hơn một kết cấu chủ vị. Câu đơn gồm các loại: câu đơn hai thành phần, câu đơn tỉnh lược và câu đặc biệt. 3.4.2 Câu phức Câu phức là câu có một nòng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị. Trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại chỉ là một thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, 3.4.3 Câu ghép Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt trở lên. Có thể phân chia câu ghép thành các loại sau đây: câu ghép chuỗi, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại. 3.5 Câu xét theo mục đích giao tiếp 3.5.1 Câu trần thuật (câu kể, câu tường thuật) Câu trần thuật là câu dùng để miêu tả về sự tình hoặc để nêu nhận định, phán đóan nhằm thông báo về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, nào đó. Câu trần thuật được phân chia thành nhiều loại: câu khẳng định, câu phủ định, câu bị động, câu chủ động, 3.5.2 Câu nghi vấn Câu nghi vấn là câu có nội dung nêu lên điều chưa biết hay còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời, hoặc giải thích cho rõ thêm. 41
  42. Câu nghi vấn còn được phân loại thành câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn không chính danh. 3.5.3 Câu cầu khiến Câu cầu khiến là câu nhằm mục đích yêu cầu người nghe thực hiện nội dung được nêu trong câu. Nó thể hiện ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe. 3.5.4 Câu cảm thán Câu cảm thán là câu dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết. II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý Câu 1: Từ loại là gì? Người ta căn cứ vào đâu để phân định từ loại trong tiếng Việt? Gợi ý: a) Từ loại là gì? Toàn bộ vốn từ của một ngôn ngữ có thể phân chia thành nhiều lớp từ khác nhau. Nếu sự phân chia ấy căn cứ trên cấu tạo của từ, ta có các lớp từ được gọi là từ đơn, từ ghép, từ láy. Nếu căn cứ trên đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa ta có các lớp từ như toàn dân, từ địa phương, từ vay mượn, v.v Còn nếu căn cứ trên cơ sở các đặc điểm ngữ pháp, ta sẽ có các lớp từ được gọi là từ loại. Như vậy, từ loại là một phạm trù ngữ pháp. Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, tức có chung những đặc điểm ngữ pháp giống nhau trong một ngôn ngữ nhất định. Các từ đọc, xem, nghiên cứu phải được xếp vào cùng một từ loại, vì chúng có chung những đặc điểm ngữ pháp: Ý nghĩa hoạt động, thành tố chính trong vị ngữ b) Các tiêu chuẩn phân định từ loại: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập (đơn tiết tính, không biến hình). Do đó, để phân định các từ loại trong tiếng Việt, người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau: + Ý nghĩa khái quát: Đây là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, của từng lớp từ nhất định. Chẳng hạn ý nghĩa “sự vật” là ý nghĩa chung của lớp từ được gọi là danh từ; ý nghĩa “hoạt động” là ý nghĩa chung của lớp từ được gọi là động từ. Như vậy, những từ cùng có một ý nghĩa khái quát giống nhau thì thuộc cùng một từ loại. + Khả năng kết hợp: Đây là khả năng tham gia cấu tạo cụm từ của từ theo sự phân bố vị trí nhất định của nó. Những từ có cùng khả năng kết hợp giống nhau, tức được phân bố cùng vị trí như nhau thì có thể xếp chung vào một từ loại. 42
  43. Chẳng hạn các từ nhà, bàn, ghế, sông, núi, có thể xuất hiện trước các từ chỉ định vị trí này, nọ, kia, ấy, đó để hình thành các cụm từ như nhà này, nhà nọ, bàn này, bàn kia, sông ấy, núi kia nên chúng thuộc cùng một từ loại (danh từ). Khả năng kết hợp có vai trò tích cực trong việc giúp ta nhận ra được ý nghĩa khái quát của từ ở trường hợp những từ có vỏ ngữ âm giống nhau. So sánh khả năng kết hợp của hai từ gói trong câu sau: “ An đã gói kẹo thành những gói lớn nhỏ khác nhau để phân phát cho các cháu nhi đồng”. Từ gói thứ nhất kết hợp với đã và mang ý nghĩa “hoạt động” (thuộc từ loại động từ); từ gói thứ hai kết hợp với những, do đó không thể có cùng ý nghĩa khái quát như từ gói thứ nhất; ở đây nó mang ý nghĩa “sự vật” (thuộc từ loại danh từ). + Chức vụ cú pháp: Đây là khả năng tham gia cấu tạo câu, khả năng hoạt động của từ trong câu với tư cách một thành phần chức năng. Một từ ở những câu nói khác nhau có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, nhưng thông thường bao giờ cũng có một chức vụ chủ yếu, nổi bật. Chẳng hạn, những từ thuộc từ loại danh từ thường làm chủ ngữ; thuộc động từ, tính từ thường làm vị ngữ. Trong ba tiêu chuẩn trên đây thì 2 tiêu chuẩn đầu có tác dụng nhiều hơn trong việc tập hợp và quy loại cho từ. Câu 2: Thế nào là danh từ? Có thể phân chia danh từ thành những tiểu loại (danh từ) nào? Gợi ý: a) Thế nào là danh từ? Danh từ là từ có ý nghĩa “sự vật” (dùng để chỉ người, động vật, đồ vật ), có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng ở trước và những từ chỉ định (này, nọ, ấy, đó ) ở sau, thường ít khi tự mình làm vị ngữ. Danh từ nói chung có những đặc điểm như sau: - Ý nghĩa khái quát: Biểu thị ý nghĩa “sự vật”. Ví dụ: nhà, sách, mũ - Khả năng kết hợp: Danh từ kết hợp được với những từ chỉ định vị trí ở sau như nhà này, sách kia, mũ nọ Danh từ cũng có thể kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp ở trước nó với các từ chỉ số lượng như ba cây, sáu ngày, những tư tưởng, mấy học sinh, năm quả cam - Chức vụ cú pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu (Ví dụ: Học sinh đã về hết). Khi làm vị ngữ, danh từ phải đứng sau từ là hoặc những từ tương đương chỉ quan hệ: của, tại,do (Ví dụ: Chị ấy là kỹ sư) b) Các tiểu loại của danh từ: 43
  44. Danh từ có thể phân chia thành nhiều tiểu loại (các lớp con danh từ). Do tính chất đa dạng về ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp nên việc phân loại danh từ khá phức tạp. Người ta có thể tiến hành phân loại từng bước và lần lượt tách thành các lớp con đối lập nhau như sau: + Danh từ riêng / danh từ chung. + Danh từ tổng hợp / danh từ không tổng hợp. + Danh từ đơn vị / danh từ không chỉ đơn vị (DT vật thể, Dt chất liệu, DT trừu tượng). + Danh từ đếm được / danh từ không đếm được. (Xem thêm trong giáo trình để biết rõ hơn về đặc điểm của các tiểu loại danh từ nêu trên). Câu 3: Thế nào là động từ? Gợi ý: Động từ là từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, trạng thái, có thể kết hợp được ở trước nó với các từ hãy, đừng, chớ, và thường trực tiếp làm vị ngữ trong câu. Ví dụ: Xe chạy. Trăng lên. Từ định nghĩa trên có thể rút ra các đặc điểm của động từ như sau: + Ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa (hoạt động), (trạng thái). + Khả năng kết hợp: nói chung là kết hợp được với các từ rồi, xong, nữa, mãi ở phía sau; với các từ đang, sẽ, đã, vẫn, cứ , đặc biệt là với các từ hãy, đừng, chớ ở phía trước (ví dụ: Nói xong; làm rồi; đang tiến hành; hãy tin tưởng; đừng nghi ngờ ). + Chức vụ cú pháp: thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố chính trong vị ngữ của câu (ví dụ: Em bé ngủ; Nam đã đi làm). Câu 4: Hãy phân biệt động từ nội động với động từ ngoại động. Gợi ý: Động từ nội động là động từ mà hoạt động hay trạng thái do nó biểu thị chỉ diễn ra hay tồn tại ở chính chủ thể của hoạt động, trạng thái ấy, chứ không tác dụng, ảnh hưởng đến đối tượng bên ngoài nó, như đứng, chạy, rơi, nghĩ ngợi Còn động từ ngoại động là động từ mà hoạt động do nó biểu thị có tác dụng, ảnh hưởng đến đối tượng bên ngoài chủ thể của hoạt động ấy, như đọc sách, dắt xe, mặc áo, đóng cọc, xây nhà Như vậy động từ nội động và động từ ngoại động có những điểm giống và khác nhau như sau: + Giống nhau: 44
  45. - động từ chỉ hoạt động. - có khả năng kết hợp với các phụ từ hãy, đừng, chớ - trực tiếp làm vị ngữ hoặc làm thành tố chính trong vị ngữ + Khác nhau: - Động từ nội động: biểu thị hoạt động của chủ thể không có tác dụng lên đối tượng bên ngoài chủ thể. Do đó, động từ nội động không có bổ ngữ đối tượng kèm theo sau. Ví dụ: chảy; trôi;đứng - Động từ ngoại động: biểu thị hoạt động của chủ thể có tác dụng lên đối tượng bên ngoài chủ thể. Do đó, động từ ngoại động có bổ ngữ đối tượng kèm theo sau. Ví dụ: viết thư; học bài; mua sách Câu 5: Thế nào là tính từ? Gợi ý: Tính từ là từ biểu thị ý nghĩa tính chất (đặc điểm của sự vật, hiện tượng), có thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ như rất, khá, hơi, vô cùng ở trước, và với lắm, quá, vô cùng ở sau. Tính từ nói chung có những đặc điểm sau: + Ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Biển xanh; cây cao; chạy nhanh + Khả năng kết hợp: phần lớn các tính từ kết hợp được với từ chỉ mức độ. Ví dụ: rất ngoan; hơi xấu; cực kỳ đẹp + Chức vụ cú pháp: thường làm vị ngữ trong câu như động từ. Tính từ có thể dùng kèm với danh từ, động từ để miêu tả đặc điểm cho sự vật (định ngữ), hoạt động (bổ ngữ) do danh từ, động từ biểu thị. Câu 6: Tại sao động từ và tính từ có thể xếp chung vào phạm trù từ loại vị từ? Gợi ý: Động từ và tính từ được xếp chung vào phạm trù từ loại vị từ, vì theo các nhà nghiên cứu chúng có những đặc điểm tương đồng: - Về khả năng kết hợp: động từ (Đ) và tính từ (T) đều có đặc điểm kết hợp gần gũi nhau, như kết hợp được với các phó từ vẫn, cứ, cũng, còn Nhất là đối với nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý như yêu, ghét, giận, thương, mến, xúc động, băn khoăn, lo lắng thì khả năng kết hợp của chúng với các phó từ chỉ mức độ chẳng khác tính từ. Ví dụ: rất thương (thương: Đ), rất đẹp (đẹp: T). - Về chức năng cú pháp: động từ và tính từ đều có khả năng đảm nhiệm một chức vụ cú pháp phổ biến là làm vị ngữ. Ví dụ: Hoa nở; Bức tranh đẹp lắm. 45
  46. Câu 7: Động từ và tính từ, tuy có những đặc điểm tương đồng với nhau (xem câu 6), nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt nhau. Vậy, động từ và tính từ khác nhau như thế nào? Gợi ý: Động từ và tính từ, tuy có những đặc điểm tương đồng nhau (xem câu 6), chúng vẫn có những điểm khác biệt nhau như sau: + Về ý nghĩa khái quát: động từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, trạng thái; còn tính từ biểu thị ý nghĩa tính chất. + Về khả năng kết hợp: nói chung động từ kết hợp được với các phó từ mang ý nghĩa cầu khiến như hãy, đừng, chớ còn tính từ thì không. Trái lại hầu hết tính từ đều có thể kết hợp được với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, cực kỳ ); trong khi đó, động từ, trừ nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý (yêu, ghét, giận, mến, lo lắng ), thì không thể kết hợp được. Câu 8: Thế nào là đại từ? Tại sao đại từ có thể xếp vào thực từ, cũng có thể xếp vào hư từ? Gợi ý: Đại từ là từ dùng để thay thế, chỉ trỏ. Xét về mặt ngữ nghĩa, đại từ không có nghĩa thực như danh từ, động từ và tính từ. Khi được dùng để thay thế, đại từ mang nghĩa của từ hay ngữ đoạn mà nó thay thế. Còn khi được dùng để chỉ trỏ, đại từ thường trực tiếp chỉ ra đối tượng (người, vật ) mà người nói muốn đề cập đến. Ví dụ: Thành là con tôi. Nó học rất giỏi. Trong ví dụ trên, nó là đại từ dùng để thay thế cho Thành. Trong ngữ cảnh này nó lâm thời biểu thị người có tên gọi là Thành. Còn tôi là đại từ nhân xưng trực tiếp chỉ ra người nói (ngôi một, số ít). Do đặc điểm ngữ nghĩa như vậy, đại từ rất gần gũi với hư từ (là những từ không mang nghĩa từ vựng mà chỉ có nghĩa ngữ pháp). Tuy vậy, xét về khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, đại từ lại gần gũi với thực từ (như danh từ, động từ, tính từ). Đại từ có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp như danh từ, động từ, tính từ (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ hay định ngữ). Đại từ có thể kết hợp được với các phụ từ như tất cả chúng ta, những ai, cũng vậy khả năng này nói chung có hạn chế. Câu 9: Danh từ và động từ khác nhau thế nào? Gợi ý: Danh từ và động từ có những đặc điểm giống và khác nhau như sau: 46
  47. a) Giống nhau: - Về ý nghĩa khái quát: đều mang ý nghĩa thực. - Về khả năng kết hợp: có khả năng làm trung tâm của cụm từ. - Về chức vụ cú pháp: có khả năng làm thành phần chính (nòng cốt) trong câu. b) Khác nhau: - Về ý nghĩa khái quát: Danh từ mang ý nghĩa “sự vật”, động từ mang ý nghĩa “hoạt động” hoặc “trạng thái”. - Về khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng làm trung tâm của cụm danh từ (ngữ danh từ), thường xuất hiện sau các từ chỉ số lượng như những, các, mỗi, một, mấy ; còn động từ có khả năng làm trung tâm của động từ (ngữ động từ), thường xuất hiện sau các từ chỉ thời gian như đang, sẽ, đã, vừa, mới hay những từ có ý nghĩa cầu khiến như hãy, đừng, chớ - Về chức vụ cú pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ, còn động từ thường làm vị ngữ. Câu 10: Danh từ chung và danh từ riêng giống và khác nhau như thế nào? Gợi ý: Danh từ chung và danh từ riêng giống và khác như sau: a) Giống nhau: - Đều là danh từ biểu thị ý nghĩa “sự vật”. - Thường đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu. b) Khác nhau: - Về ý nghĩa khái quát: Danh từ chung là tên gọi chung cho từng lớp sự vật đồng chất về một phương diện nào đó; do vậy, ý nghĩa của danh từ chung mang tính khái niệm. Danh từ riêng là tên gọi riêng của từng sự vật cá biệt, duy nhất, có quan hệ một – một giữa tên gọi và vật được gọi tên; do vậy, danh từ riêng không mang tính khái niệm. - Về khả năng kết hợp: Danh từ riêng không có khả năng kết hợp rộng rãi như danh từ chung. Danh từ chung có thể xuất hiện sau các từ chỉ số lượng như các, những, mỗi, tất cả, cả hoặc trước các từ chỉ định như này, kia, nọ, ấy (cả nhà này, những chiến sĩ kia, mỗi giáo viên ). Danh từ riêng không có khả năng này. Cá biệt, người ta có thể đặt các từ chỉ định sau danh từ riêng trong trường hợp trùng tên gọi nhằm phân biệt cá thể này với cá thể khác. Ví dụ: Hòa này thông minh hơn Hòa kia. Danh từ riêng chỉ người thường đi sau danh từ chung chỉ chức vụ và / hoặc danh từ chung chỉ loại (để thể hiện sự tôn trọng, các danh từ chung này thường viết hoa) Ví dụ: Hiệu trưởng Nguyễn Văn An; Ông chủ tịch Trần Thành Đạt. 47
  48. Câu 11: Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ gồm những tiểu loại từ nào? Gợi ý: a) Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ là những từ không có nghĩa thực (nghĩa từ vựng) mà chỉ có nghĩa ngữ pháp, dùng để liên kết các đơn vị ngữ pháp (như từ, cụm từ, câu, đoạn văn) với nhau trong văn bản. Trong một số sách ngữ pháp, quan hệ từ còn có tên gọi là kết từ. b) Các tiểu loại quan hệ từ: Hiện nay, việc phân chia các tiểu loại trong quan hệ từ chưa có sự thống nhất về nội dung và tên gọi. Chẳng hạn, về tên gọi, có tác giả chia quan hệ từ thành giới từ và liên từ; có tác giả chia thành quan hệ từ (kết từ) đẳng lập hay liên hợp và quan hệ từ (kết từ) chính phụ hay phụ thuộc. Những cách gọi tên khác nhau đó hàm chứa những cách hiểu khác nhau về các tiểu loại, đồng thời cũng cho thấy việc phân chia quan hệ từ trong tiếng Việt thành các tiểu loại là một vấn đề phức tạp. (Do vậy, để cho được đơn đơn giản, sinh viên có thẻ căn cứ vào một tài liệu giáo khoa nhất định để trình bày vè các tiểu loại của quan hệ từ). Căn cứ vào tính chất quan hệ mà các quan hệ từ biểu thị, có thể chia quan hệ từ thành các tiểu loại sau: + Quan hệ đẳng lập: dùng để nối kết các đơn vị ngữ pháp có quan hệ bình đẳng với nhau: và, hay, hoặc, còn, nhưng, song + Quan hệ từ phụ thuộc: dùng để nối các đơn vị ngữ pháp có quan hệ phụ thuộc bao gồm quan hệ chính phụ (quan hệ phụ thuộc một chiều) được thể hiện bằng các quan hệ từ như của, vì, do, tại, bằng, ở, rằng , và quan hệ qua lại (quan hệ phụ thuộc hai chiều) được thể hiện bằng các cặp quan hệ từ như: Tuy nhưng; mặc dù nhưng; nếu / giá / hễ thì; dù thì v.v Câu 12: Thế nào là phụ từ? Phụ từ gồm những tiểu loại nào? Gợi ý: a) Thế nào là phụ từ? Phụ từ là những hư từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung một ý nghĩa ngữ pháp nào đó (ý nghĩa số lượng, ý nghĩa tình thái) cho chúng. Phụ từ có những đặc điểm sau: + Về ý nghĩa khái quát: nói chung phụ từ mang ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng ở phụ từ nếu có thường mờ nhạt. + Về khả năng kết hợp: phụ từ không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ, mà thường làm thành tố phụ cho các từ loại nòng cốt. 48
  49. + Về chức vụ cú pháp: phụ từ có chức năng phụ nghĩa cho các từ loại nòng cốt mà nó đi kèm. Làm định ngữ khi nó đi kèm danh từ; làm bổ ngữ khi nó đi kèm vi từ. b) Các tiểu loại của phụ từ: Khái niệm phụ từ, nói chung, có thể hiểu như đã trình bày trên. Thự ra trên các sách ngữ pháp hiện nay còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có sách cho rằng mọi hư từ có khả năng kết hợp được với danh từ, động từ, tính từ đều thuộc phụ từ. Có sách giới hạn phụ từ ở phạm vi hẹp hơn. Chẳng hạn, các từ chỉ tổng lượng (cả, tất cả ), các từ chỉ định (này, kia, nọ ), các từ chỉ hướng đứng sau động từ, tính từ (ra, vào, lên, xuống ) v.v hoặc được xếp vào phụ từ hoặc bị loại trừ ra. Sau đây là một cách phân loại; theo cách này, phụ từ có hai tiểu loại sau: + Định từ: là phụ từ chỉ lượng đi kèm danh từ như những, các, từng, mấy, mỗi, một, mọi Ví dụ: Đó là một học sinh thông minh. + Phó từ: là phụ từ chỉ tình thái (chủ quan, khách quan về thời gian, kết quả, khẳng định, phụ định ) như: - đang, sẽ, đã, sắp, mới, từng - vẫn, cứ, còn, mãi, cùng, đều - được, mất, ra, vào, phải (như trong: nhận được, quên mất, đẹp ra, nói ra nói vào, ăn phải ớt ). - có, không, chẳng, chả, chưa - đừng, chớ, hãy. Câu 13: Thế nào là trợ từ? Gợi ý: Có thể trả lời cho câu hỏi trên với cách hiểu về trợ từ như sau: Trợ từ là những hư từ có tác dụng đem đến cho câu nói những sắc thái tình cảm, thái độ của người nói đối với nội dung hiện thực được diễn đạt hay đối với người nghe. Những sắc thái ấy có thể là: kính trọng, nghi ngờ, ngạc nhiên, nhắc nhủ, nhấn mạnh Đặc điểm của trợ từ, về mặt ngữ nghĩa, trợ từ biểu thị thái độ của người nói; về mặt ngữ pháp, trợ từ chỉ là những yếu tố hư đệm thêm, gia thêm vào cho câu nói với tác dụng ngữ nghĩa đã nói trên. Trợ từ có thể dùng đệm cho từ hoặc cho câu. Trợ từ đệm cho từ gồm: cái, những, đến, tới, ngay, cả, chính, đích thị Trợ từ đệm cho câu gồm: à, ư, nhỉ, nhé, ạ, nào, đi, với, cơ 49
  50. Câu 14: Hãy cho biết các từ gạch dưới trong đoạn văn sau đây thuộc từ loại nào? Tại sao? “Nam Cao hiểu khá thấu đáo, sâu xa cuộc sống nhiều mặt ở nông thôn. Truyện Nam Cao dựng lại rất đúng, cái không khí, hương vị quen thuộc của nông thông Bắc Bộ. Những điều Nam Cao đã quan tâm sâu sắc là số phận của người nông dân nghèo khổ. Mỗi tác phẩm của ông là một lời kể chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân” (Nguyễn Hoàng Khung) Gợi ý: a) Thấu đáo: thuộc từ loại tính từ, vì: - Về ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa “tính chất”. - Về khả năng kết hợp: kết hợp với từ chỉ mức độ khá. - Chức vụ cú pháp: bổ ngữ cách thức cho động từ hiểu. b) Quen thuộc: thuộc từ loại tính từ, vì: - Về ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa “tính chất”. - Khả năng kết hợp: có thể thêm từ chỉ mức đô ở phía trước: rất quen thuộc. c) Quan tâm: thuộc từ loại động từ, vì: - Về ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa “hoạt động”. - Khả năng kết hợp: kết hợp với phó từ chỉ thời gian đã. - Chức vụ cú pháp: thành tố chính trong vị ngữ. d) Tác phẩm: thuộc từ loại danh từ, vì: - Về ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa “sự vật”. - Khả năng kết hợp: kết hợp với từ chỉ lượng đứng trước: Mỗi. - Chức vụ cú pháp: thành tố chính trong chủ ngữ. Câu 15: Thế nào là cụm từ chính phụ? Gợi ý: Cụm từ chính phụ là tổ hợp từ được cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Cấu tạo của cụm từ chính phụ thường gồm 3 phần: Phần trung tâm (T) đứng giữa và do thực từ đảm nhiệm, phần phụ trước (Pt) đứng trước trung tâm và phần phụ sau (Ps) đứng sau trung tâm. Giữa trung tâm và phần phụ sau có thể có sự hiện diện của một từ nối (n). Trong mỗi phần của cụm từ có thể chứa nhiều yếu tố được gọi là một thành tố. Có thể hình dung cấu tạo của cụm từ chính phụ theo mô hình chung như sau: Pt + T + (n) Ps 50
  51. Câu 16: Thành tố chính trong cụm từ chính phụ có vai trò, đặc điểm như thế nào? Gợi ý: Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố chính có vai trò và đặc điểm như sau về mặt ngữ pháp: - Thành tố chính phải do thực từ đảm nhiệm, là thành tố cần thiết trong tổ chức của cụm từ. Nó không thể vắng mặt khi cụm từ tách rời khỏi ngữ cảnh. - Trong quan hệ nội bộ của cụm từ, thành tố chính chi phối và qui định chức năng cho các thành tố phụ. Thành tố chính là danh từ thì các thành tố phụ là định ngữ; thành tố chính là vị từ thì thành tố phụ là bổ ngữ. - Trong quan hệ với các yếu tố khác ngoài cụm từ, thành tố chính là thành tố đại diện cho toàn bộ cụm từ. Chức năng của cả cụm từ cũng là chức năng của thành tố chính. Như vậy, trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố chính là thành tố đóng một vai trò rất quan trọng, nó chi phối và quy định đặc điểm ngữ pháp cho toàn cấu trúc của cụm từ. Câu 17: Trong cụm từ chính phụ, thành tố phụ có vai trò, đặc điểm như thế nào? Gợi ý: Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố phụ có vai trò, đặc điểm như sau: - Về vị trí: thành tố phụ xuất hiện trước thành tố chính là thành tố phụ trước; thành tố phụ xuất hiện sau thàn tố chính là thành tố phụ sau. - Về từ loại: các từ làm thành tố phụ trước thường do các hư từ đảm nhiệm. Các từ làm thành tố phụ sau có thể là thực từ hoặc hư từ. Ví dụ: những vấn đề ấy; không tốt lắm; đã làm bài tập rồi. Cũng có một số từ nhất định có thể xuất hiện trước hoặc sau thành tố chính. Ví dụ: cực kỳ hay; hay cực kỳ; quá thật thà; thật thà quá. - Về cấu tạo: có thể có một hoặc nhiều từ tham gia làm thành tố phụ trước hoặc sau. Trật tự sắp xếp các thành tố phụ trước nói chung đơn giản, dễ xác định. Trật tự sắp xếp các thành tố phụ sau phức tạp hơn. Khi thành tố phụ sau là một thực từ, nó dễ dàng phát triển thành một cụm từ mới. Nói chung, các thành tố phụ sau có thể là các từ rời (ví dụ: nhận được tiền rồi), cũng có thể là những loại cụm từ khác nhau (chính phụ, đẳng lập, chủ vị). Câu 18: Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ. 51
  52. Gợi ý: Cụm danh từ là cụm từ chính phụ trong đó có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay nhiều thành tố phụ đứng chung quanh bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính. Cấu tạo của cụm danh từ thường gồm ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. Ba phần này được sắp xếp theo mô hình chung như sau: - 3 - 2 - 1 D1 D2 + 1 + 2 Tất cả những cái quyển sách cũ kỹ ấy + Phần trung tâm: Do danh từ đảm nhiệm. Số lượng danh từ xuất hiện ở trong tâm có thể một hoặc hai. Nếu là hai danh từ thì trung tâm có hình thức cấu tạo như sau: D1 + D2. Nếu trung tâm chỉ có một danh từ thì danh từ ấy hoặc là D1 hoặc là D2. Cũng cần chú ý, có khi trung tâm là một cấu trúc đẳng lập (gồm hai hay trên hai danh từ, ví dụ: tất cả nhà cửa đất đai ở đây; những tâm tư nguyện vọng chính đáng ấy). D1 bao giờ cũng là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (cái, con, cây, chiếc, tấm, quyển, cuốn, cục, viên, tảng ) hoặc là danh từ chỉ đơn vị qui ước (mét, thước, tấn, tạ, lạng, ký, cân ). Còn D2 là các loại danh từ còn lại (danh từ chỉ người, vật, chất liệu, tổng hợp ). Ví dụ: Hai cây táo; một chiếc lá; mấy thước vải; những quyển sách cũ kỹ ấy (Trung tâm có 2 danh từ). Nhà này; sách ngoại ngữ (Trung tâm có một danh từ: D2). + Phần phụ trước: Gồm 3 vị trí: - Vị trí -1: là vị trí của từ chỉ xuất (cái). - Vị trí -2: là vị trí của từ chỉ số lượng (hai, ba, những, các, mấy ) - Vị trí -3: là vị trí của những từ chỉ tổng lượng (cả, cả thảy, tất cả ) + Phần phụ sau: Gồm hai vị trí: - Vị trí +1: là vị trí của thực từ (danh từ, vị từ; có thể được chiếm giữ bởi một thực từ hoặc một cụm từ CP, ĐL hay C-V). Ví dụ: Những quyển sách của thư viện thành phố (Cụm từ CP). Những quyển sách cũ kỹ nhưng đắt tiền ấy (Cụm từ ĐL) Những quyển sách tôi mới mua (Cụm từ C-V) - Vị trí +2: là vị trí của các từ chỉ định (này, kia, nọ, ấy, đó ) Câu 19: Cho biết sự khác nhau giữa phần phụ trước và phần phụ sau trong cụm danh từ. 52
  53. Gợi ý: Phần phụ trước (Pt) và phần phụ sau (Ps) của cụm danh từ có những khác biệt như sau: + Về số lượng và vị trí các thành tố: Pt có ba thành tố xuất hiện ở các vị trí -3, -2, -1 trước trung tâm. Ps có hai thành tố xuất hiện ở các vị trí +1, +2 sau trung tâm. + Về trật tự các thành tố: Trật tự các thành tố Pt không thay đổi. Các thành tố Ps nói cung cũng thế; tuy nhiên đôi khi để tránh hiểu nhầm, trật tự của chúng có thể thay đổi. + Về cấu tạo: Mỗi vị trí của Pt chỉ có một từ. ở Ps, trừ vị trí +2, vị trí còn lại (+1) có thể xuất hiện nhiều từ với những quan hệ khác nhau. Ví dụ: Những đóa hoa nở muộn (quan hệ CP) Những đóa hoa nho nhỏ xinh xắn (quan hệ ĐL) Những đóa hoa chị ấy mới mua (quan hệ C-V) Những đóa hoa nho nhỏ, xinh xắn mà chị ấy mới mua (Vị trí +1 của Ps gồm hai thành tố: từ “nho nhỏ” và cụm chủ-vị “chị ấy mới mua”.) Nói chung, vị trí +1 của Ps có cấu tạo khá phức tạp. Về mặt lý thuyết, vị trí này có thể mở rộng đến vô hạn. Câu 20: Hãy chỉ ra các cụm danh từ chứa trong các đoạn văn sau và phân tích cấu tạo của chúng. (1) Liên ngồi bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chi bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khác của ngày tàn. (Thạch Lam) (2) Quê hương thứ nhất của chị ở Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. (Nguyễn Khải) (3) Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh) Gợi ý: 53