Tài liệu Kĩ năng của nhân viên xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kĩ năng của nhân viên xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_ki_nang_cua_nhan_vien_xa_hoi.pdf
Nội dung text: Tài liệu Kĩ năng của nhân viên xã hội
- 12 22. Các chúc năng của công tác xã hội là gì ? 1) Giúp mọi người nâng cao năng lực và tăng cường khả năng 2) giải quyết vấn đề. 3) Giúp mọi người tiếp cận được các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa các cá nhân và người khác trong môi trường. 4) Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của con người và tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế. 5) Anh hưởng đến chính sách xã hội. Vai trò của nhân viên xã hội là gì ? - Vai trò trực tiếp : Tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề Tư vấn hôn nhân và gia đình. Làm việc theo nhóm. Làm việc tại cộng đồng. Nhà giáo dục. - Vai trò gián tiếp hay kết nối hệ thống : Môi giới : trung gian kiên kết con người với nguồn lực. Người quản lý, điều phối theo các trường hợp. Người hòa giải. Người biện hộ nhân danh thân chủ. Nhà nghiên cứu. KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI 23. Nhân viên xã hội phải có những kỹ năng cơ bản nào ? 1) Khả năng nghe và giao tiếp với người khác theo gốc độ hiểu biết và có mục đích. 2) Khả năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong qúa trình đánh gía. 3) Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn. 4) Khả năng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ có lời và không lời bằng phương pháp chẩn đóan chính xác. 5) khả năng tạo long tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nổ lực tự giải quyết vấn đề của mình. 6) khả năng trao đổi tình cảm, tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho thân chủxấu hổ, không yên tâm. 7) khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh họat, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ. 8) khả năng đánh gía nhu cầu của thân chủ và đề ra thứ tự ưu tiên trong giải quyết vấn đề. 9) khả năng dàn xếp và hòa giải hai bên. 10) khả năng đóng vai trò làm cầu nối giữa cá nhân, nhóm ,cộng đồng và các tổ chức xã hội. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 13 11) khả năng làm rõ nhu cầu của thân chủ một cách chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ một cách hiệu quả 12) khả năng vận dụng lý thuyết của ngành công tác xã hội vào thực tế công tác. ( Theo tài liệu: Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, sách hướng dẫn tập huấn, tập 1, tr 75, 1998.) 24.Thể hiện kỹ năng lắng nghe như thế nào ? Nghe là một tiến trình sinh lý. Lắng nghe là một tiến trình tâm lý xã hội. Người lắng nghe là người đang thỏai mái về tâm lý, sẳn sàng đón nhận vô điều kiện và với tư thế dấn thân. Kỹ thuật Mục đích Ví dụ Câu hỏi mở Nhận được câu trả lời dài, chi tiết Bắt đầu với : cái gì, như thế hơn nào ? tại sao? Ơ đâu? Có lẽ, có thể Câu hỏi đóng Nhận được thông tin rõ ràng, nhanh, Bất đầu với có phải cụ thể, tập trung Nhắc lại và Kiểm tra lại ý tuởng và để tỏ ra mình “theo tôi hiểu thì diễn giải lắng nghe và hiểu kế họach của Anh là Lý do của Anh là Khuyến khích Tỏ ra sự quan tâm và chú ý lắng Tôi thấy rồi, vâng, tôi hiểu, nghe, khuyến khích nói tiếp buồn quá, chị nói tiếp đi Làm rõ nghĩa Lấy thông tin,giúp thân chủ khám Có phải Anh muốn nói phá vấn đề Chị có thể nói rõ hơn về Phản ảnh cảm Tỏ ra mình hiểu ý tuởng của thân Anh cảm thấy nghĩ chủ như thế nào, giúp thân chủ đánh Như Anh nói đó là cú sốc đối giá cảm tưởng của mình khi được với Anh thể hiện bởi người khác Tóm tắt Tập trung lại các điểm thảo luận, để Đó là ý chính mà Anh vừa chuân bị vào khía cạnh mới của vấn trình bày đề Nếu như tôi hiểu anh có cảm tưởng thế nào về hòan cảnh đó 25. Công tác xã hội thực hành là gì ? Công tác xã hội thực hành chú trọng đến : - cá nhân và xã hội - Cung cấp dịch vụ và làm việc theo chiều hướng thay đổi. - Hỗ trợ cá nhân và thực hành cộng đồng. Thực hành ở Cấp vi mô : - Làm việc với cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ ( hệ thống thân chủ ) - Tiến trình giúp đỡ là mối quan hệ đối tác thông qua đó nhân viên xã hội hợp tác hoặc cùng làm việc với thân chủ, đặc biệt quan tâm đến các mặt mạnh, khả năng và tiềm năng của thân chủ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 14 - Công tác xã hội với nhóm được sử dụng với những cá nhân cùng vấn đề để họ thỏa mãn nhu cầu và qua nhóm, họ được tăng trưởng vàthay đổi. Thực hành ở cấp trung mô : - Cấp thực hành này quan tâm đến các nhóm chính quy và các tổ chức phức tạp hơn ( như câu-lạc bộ, đoàn thể, nhóm tự giúp, tổ chức xã hội, trường học, bệnh viện, trại giam, xí nghiệp ). Mục tiêu là phối hợp và huy động tài nguyên để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Khi làm việc ở cấp này, nhân viên xã hội chú trọng đến sự thay đổi của tổ chức hơn là những cá nhân. - Nhân viên xã hội có thể cung cấp tài nguyên như dịch vụ tư vấn, thông tin, đào tạo, phát triển nhân sự, giúp lên kế hoạch và lượng gía. Thực hành ở cấp vĩ mô : - Thực hành ở cấp cộng đồng, xã hội. - Nhắm đến sự phát triển xã hội và thay đổi nhằm cải thiện cuộc sống của người dân. - Nhân viên xã hội quan tâm các thành phần kém may mắn trong cộng đồng và có thể tham gia vào việc thiết lập các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường hay hợp tác quốc tế. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 26. Giải quyết vấn đề ở các cấp độ khác nhau ra sao ? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ví dụ : Một phụ nữ bị bạo lực và nhờ nhân viên xã hội giúp đỡ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 15 Thực hành ở cấp vi mô Cá nhân : Cá nhân người phụ nữ này nhận được sự hỗ trợ Gia đình : Tham vấn gia đình, có thể bao gồm người phụ nữ này, người chồng, các con, và các thành viên khác trong hộ hay gia đình mở rộng. Nhóm nhỏ : Dùng nhóm để giúp cá nhân như phụ nữ bị bạo lực, người chồng bạo lực, các con sống trong hoàn cảnh bạo lực. Thực hành cấp trung mô Nhóm chính quy : Tham vấn nhóm tự giúp do người phụ nữ bị bạo lực thành lập để được đáp ứng nhu cầu. Thực hành ở cấp vĩ mô Cộng đồng : Tác động đến những người cùng vấn đề trong cộng đồng, tìm tài nguyên hỗ trợ ( như nhà tạm lánh ) nhằm thay đổi hoàn cảnh. Xã hội : Thay đổi chính sách, luật pháp như luật liên quan đến phụ nữ Khi nhân viên xã hội can thiệp ở mọi cấp độ thực hành như thế, đó là cách tiếp cận hội nhập ( integrated approach ). Ngoài ra, nhân viên xã hội có thể : - làm thay đổi cách nhìn của các giới chức chính quyền về người dân nghèo. - Thông hoạt mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền trong việc giải quyết các nhu cầu(ví dụ nhu cầu nhà ở ) - Huy động và thiết lập tài nguyên ( bán nguyên vật liệu rẽ ), liên kết cộng đồng với các tổ chức và dịch vụ sẳn có. - Phát triển tiềm năng cộng đồng bằng cách thúc đẩy hoạt động của khu vực phi chính quy. - Thành lập các nhóm tín dụng tăng thu nhập. - Thành lập các chương trình phát triển kỹ năng. - Cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường. - Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. - . Đó là những hoạt động được gọi là phát triển cộng đồng ở cấp thực hành vĩ mô PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN 27. Phương pháp với cá nhân là gì ? Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là một phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 16 có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống. Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Tóm lại, trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã hội( gọi là nhân viên xã hội) và đối tượng (thân chủ). Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn, tức là nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ.Vì khi họ gặp khó khăn thường họ bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình.Chỉ khi nào họ nhận thấy được, nhờ sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương hướng cho cách giải quyết vấn đề. 28. Nhân viên xã hội giúp đỡ thân chủ như thế nào theo phương pháp với cá nhân ? Phương pháp giải quyết vấn đề : Tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân bao gồm 7 bứơc : 1. Tiếp cận thân chủ 7. Đánh giá 2. Xác định vấn đề 6. Trị liệu 3. thu thập dữ kiện 5. kế hoạch trị liệu 4.Chẩn đoán 1. Nhận diện, xác định và tìm hiểu vấn đề : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 17 - Nhân viên xã hội giúp thân chủ kể lại câu chuyện, mô tả vấn đề theo kinh nghiệm đang có, cảm nhận và suy nghĩ của họ. - Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề( ai có liên quan, các khía cạnh của môi trường xã hội ). - Nhân viên xã hội phải quan tâm cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề, tức là mối tương tác giữa con người và môi trường xã hội. - Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng tập trung lắng nghe, kỹ năng làm sáng tỏ, phản hồi ( giúp thân chủ xác định rõ vấn đề và hiểu hoàn cảnh của mình) - Nhân viên thể hiện sự thấu cảm của mình ( chấp nhận, hài lòng, dấn thân, quan tâm vô điều kiện, cởi mở, tự nhiên, chân thành ). - Nhân viên xã hội đánh gía hòan cảnh, đánh gía khả năng của thân chủ trong cách đối phó với vấn đề và xác định vấn đề. 2.Đánh giá cá nhân : Nhân viên xã hội xem xét các mạnh và mặt yếu của thân chủ ( như mặt manh : có sức khỏe, có hiếu, hiểu vấn đề ; mặt yếu : đánh giá thấp bản thân, không được đi học, thiếu kỹ năng ). Nhân viên xã hội cùng với thân chủ vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh thái của thân chủ để phân tích những yếu tố kinh tế, gia đình, tâm lý và những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hòan cảnh sống của thân chủ. Biểu đồ thế hệ : Chú thích : : Nữ : Nam : mất Quan hệ tốt : quan hệ không tốt : không quan hệ, ly dị, ly thân : không kết hôn hợp pháp 3. Đánh giá môi trường xã hội : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 18 Nhân viên xã hội xem xét môi trường xã hội có quan tâm hỗ trợ cho thân chủ không, thân chủ có bị phân biệt đối xử không, công đồng có quan tâm không, mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ như thế nào. Biểu đồ sinh thái : Nội Ngọai Hàng xóm việc làm Bạn bè giải trí Thân chủ Dịch vụ xã hội Tôn giáo Y tế chính quyền địa phương Đòan thể Trường học Chú thích : trước có quan hệ, sau không còn. Ít quan hệ Quan hệ 2 chiều Nếu không có đường kẻ đến thân chủ, tức là không có quan hệ. 4. Xem xét các giải pháp có thể : Khi nhân viên xã hội cùng với thân chủ tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề thì các giải pháp khả dĩ có thể xuất hiện. Có giải pháp có thể mâu thuẩn với gía trị của thân chủ, của nhân viên xã hội, với tổ chức mà nhân viên xã hội là người đại diện. 5. Chọn lựa giải pháp : Nhân viên xã hội và thân chủ thảo luận từng giải pháp có được ở bước 2, các mặt thuận lợi và bất lợi và chọn giải pháp mà thân chủ ưng ý, đó là giải pháp phù hợp với nhu cầu, gía trị, khả năng của thân chủ . 6. Nhận diện giải pháp và lên kế hoạch hành động : Nhân viên xã hội và thân chủ thiết lập các mục tiêu hướng đến giải quyết vấn đề, những công việc phải thực hiện ( khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào ). Giải pháp có thể nhắm đền sự thay đổi cá nhân ( can thiệp ở cấp vi mô ), sự thay đổi ở nhóm hay tổ chức ( can thiệp ở cấp trung mô ) hoặc sự thay đổi của cộng đồng hay xã hội ( can thiệp ở cấp vĩ mô ). Kế hoạch hành động có thể dựa trên các tài nguyên của hệ thống an sinh xã hội chính quy và của mạng lưới riêng của thân chủ ( thân nhân, lối PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 19 xóm, giáo viên, tu sĩ, bạn bè ). Nhân viên xã hội cần chú ý đến những sinh hoạt tập tục văn hóa cổ truyền. 7. Thực hiện kế hoạch hành động : Khi thực hiện kế họach hành động, nhân viên xã hội và thân chủ cần cùng nhau đánh gía thường xuyên các kết quả và điều chỉnh phương cách khi cần thiết. Nhân viên xã hội cần theo dõi những cố gắng giải quyết vấn đề của thân chủ, có thể nhân danh thân chủ trong việc phối hợp các dịch vụ, kế họach và phát triển chương trình, thương lượng để đưa đến những thay đổi trong môi trường sống. 8. Đánh giá tiến trình và kết quả . 29. Tiêu chuẩn nào để tạo ra mục tiêu tốt:? 1. Mục tiêu phải mang tính tích cực. Nên nêu lên một cái gì đó tích cực mà thân chủ phải làm (việc gì giúp ngưng uống rượu thay vì cấm thân chủ uống rượu). Đây là cách dựa vào mặt mạnh khi xác định mục tiêu. 2. Mục tiêu phải mang tính điển hình: hành động cái gì ? 3. Mục tiêu phải liên quan đến cuộc sống hiện tại: thân chủ có thể làm ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau, ví dụ: tối nay tôi ngủ sớm. 4. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt. 5. Xác định kế hoạch để can thiệp: ta tiếp cận ai? Vai trò cuả ta là gì? Cụ thể ta sẽ làm gì và sử dụng bao nhiêu thời gian để cho thân chủ hiểu được họ phải làm gì? 6. Đánh giá: điều này có lợi cho thân chủ. Hai bên cùng hợp tác trong việc đánh giá. Ví dụ: Trường hợp trẻ có khó khăn trong quan hệ với các bạn trong lớp học: ta làm việc với trẻ trên quan điểm có những điều trẻ cần phải phấn đấu, như: “Nếu cháu muốn chơi thân thiện với bạn, bây giờ cháu cho biết nếu bạn cháu chơi không tốt với cháu thì điều gì sẽ xảy ra? Cháu hay đánh với cháu nếu hôm đó, cháu có cách đối xử tốt với bạn bè thì hôm đó có thể khác đi phải không ? Vậy mỗi tuần một lần, cháu xem cháu hành động tốt thế nào đối với trẻ khác bằng cách cháu đánh dấu đã làm điều tốt hay không tốt. Có thể ta cùng thân chủ vẽ những nấc thang tiến triển. Khi đánh giá, ta thấy thân chủ không tiến bộ, ta phải tìm con đường khác. Mục đích đánh giá không phải nhìn vào mình mà nhìn vào mục đích, và xem ta đã tiến tới mục tiêu chưa. Mục đích đánh giá là phải tìm ra cách tiếp cận hưũ ích nhất. Đánh giá đồng thời tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề, tìm hiểu tại sao có những kết quả không đạt được. KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI 30. Thế nào là kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi). PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 20 Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả .Ta nên lùi lại, xem xét các hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ quan quyết định mình phải làm gì. Các giai đoạn thay đổi diễn ra theo từng bước như sau : - Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi, có cảm giác không ổn. Đặc điểm chính la không có sự nhận thức. Có lúc khi gặp khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì? (như trường hợp người nghiện). Chúng ta phải đối diện với thân chủ, buộc họ phải nhìn vấn đề và đặt vấn đề như thế nào. Có thể họ có thái độ phản đối, cố tránh đi. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ như :cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với thân chủ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủ và cung cấp thông tin để thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc dể họ tự suy nghĩ. Giai đoạn dự định : Đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng , họ cân nhắc cái được , cái mất trong sự thay đổi .Có khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá trình thay đổi. Công vệc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ không thay đổi.Ví dụ: người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gỗ trong nhà và có thể họ còn thấy mạnh khoẻ hơn, nhưng họ cũng sợ mất bạn bè.Ta cần khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm này. Giai đoạn quyết định : đó là khi có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi thân chủ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc đẩy. Vídụ: khi thân chủ nói:”Tôi thực sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán cuộc sống nghiện ngập rồi .”Ta phải nói ngay:”Tốt, đây là việc anh phải làm “ và cùng thân chủ bàn về kế hoạch hành động.Ta nên cung cấp cho họ những phương pháp lựa chọn .Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi này và đây là bước khó nhất. Giai đoạn hành động : Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện hành động ở giai đoạn này. Chúng ta cần phải khuyến khích và tăng các điểm mạnh của họ, hướng và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những khó khăn. Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này , thân chủ ý thức rõ vấn đề , họ có khả năng nhìn lại vấn đề trong quá khứ .Công việc của ta là tạo phương hướng để giúp họ những phương hướng giải quyết vấn đề.Ta giúp họ những kỹ năng từ chối không trở lại hành vi cũ ( ví dụ họ gặp bạn mời đi nhậu ). PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 21 Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ. Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra , thường là ta thất vọng như thân chủ, ta cho là ta thất bại, nhưng không nên để lộ thất vọng trước thân chủ.Ta nên cảm thông họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một công việc rất khó khăn .Nếu việc tái hiện hành vi cũ mà gây thiệt hại cho người thứ ba (như đánh vợ khi nhậu trở lại) và phải bảo đảm rằng thân chủ phải chịu những hậu quả do mình gây ra ( có thể có những biện phap chế tài ). Dù sao, cần nên biết rằng thân chủ là những người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần chúng ta, nếu không họ cũng chẳng cần gặp chúng ta để làm gì. Cũng có nhiều yếu ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua, ví dụ họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại. Thay đổi là khó khăn và thay đổi không theo con đường thẳng. Để giúp thân chủ thêm sức mạnh khi chuẩn bị thay đổi, cần có kỹ năng giúp thân chủ thao dượt trước hành động của họ, có thể thân chủ sẽ sắm vai của họ về việc thân chủ sẽ làm (ví dụ cách từ chối khi gặp bạn mời đi nhậu ). Ở các giai đoạn này, chúng ta có thể gặp phải những hành vi đề kháng của thân chủ như thô bạo, tức giận, nhút nhát mắc cở, né tránh, Ta phải tìm hiểu nguyên nhân đề kháng của họ, có thể thân chủ đã có một kinh nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề kháng. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp báo cho nhân viên xã hội biết là mình đi quá nhanh hay quá chậm. Điều khó khăn là nhân viên xã hội thường hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là chính họ không muốn thay đổi hoặc họ không đủ khả năng thay đổi. CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI Giai Đặc điểm nơi thân chủ Phương hướng công việc của nhân viên đoạn xã hội Tiền dự Chưa nghĩ đến việc Cần tìm thông tin về vấn đề. định thay đổi. Tăng sự thắc mắc. Không có ý thức về Xóa bỏ những rào cản để thay đổi. vấn đề. Tránh sự tranh cải. Không thấy rõ vấn Lắng nghe có phản hồi. đề. Hỏi những câu hỏi mở để rộng đường trả lời. Dự định Mâu thuẩn trong tư Giúp ý thức về mâu thuẩn trong tư tưởng. tưởng. Nghĩ đến sự thay đổi, Trình bày sự tương phản, cân đo. nhưng bỏ qua. Khơi lên những câu có tính tự Cân nhắc giữa cái động viên. được và cái mất của sự thay đổi. Quyết Cần nghiêng về phía Cần phải trình bày các phương án. định của sự thay đổi. Nhấn mạnh trách nhiệm của thân PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 22 Có lời bày tỏ ý định chủ đối với sự thay đổi. hành động. Củng cố tính hiệu quả cá nhân. Quyết định thay đổi. Hợp đồng tiến trình và nêu rõ các mục tiêu. Hành - Tham gia tích cực trong kế Thiết lập các công việc và kiểm tra động hoạch trị liệu. việc thực hiện. Hỗ trợ cho sự hiệu quả cá nhân. Duy trì - Nhận thức vấn đề cũ với Lập phương hướng để áp dụng khi thay đổi. các hành vi cũ tái hiện. Xác nhận khả năng của thân chủ để duy trì sự thay đổi. Trở lại - Hành vi cũ tái hiện trở lại. Xem xét điều gì đã xãy ra. Xem cách nào để làm khác đi. Tránh làm chán nản hay làm mất tinh thần thân chủ. Đưa vào bối cảnh của quá trình thay đổi. PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM 31. Lúc nào sử dụng phương pháp nhóm ? - Khi vấn đề của thân chủ có mối tương quan giữa 2 người hoặc nhiều người ( nhóm gia đình ). - Khi một số người có cùng vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau ( như nhóm trẻ đường phố, nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm đồng đẳng ) - Khi giải quyết vấn đề chung của cộng đồng ( nhóm hành động, nhóm thanh niên tình nguyện ) 32. Làm thế nào để tác động vào nhóm hiệu quả ? Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao năng lực các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải thuận lợi. Muốn vậy cần tạo điều kiện để : - Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng. - Lấy quyết định một cách dân chủ. - Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình. - Xây dựng thói quen hợp tác. Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 23 Vấn đề Cách xử lý 1. Truyền thông tắt nghẽn Bảo đảm cho người ta trao đổi chân tình với nhau, cho mọi người hiểu một vấn đề, một từ Có thể xảy ra hiện tượng “ông giống nhau. Giúp thư giãn để giảm bớt tính nói gà bà nói vịt” chẳng ai hiểu khách sáo, trịnh trọng. nhau. Hoặc người ta xã giao khách sáo mà không đi vào chiều sâu để hiểu nhau. Hay có người bị ức chế không diễn đạt được 2. Mâu thuẫn trong nhóm Phát hiện nó khi nó còn ngấm ngầm. Không để nó phát triển thành ung nhọt khó chữa. Khéo Luôn luôn xảy ra giữa 2 người léo đưa nó ra ánh sáng. Mổ sẻ bằng con dao vô hay 2 nhóm người, do cá tính hay trùng nghĩa là bằng thái độ hoàn toàn khách quyền lợi. quan, công bằng, không thiên vị. Dựa vào nhóm viên là “quan tòa” khách quan nhất. 3. Xu hướng thống trị của một Xem đây là vô tình hay cố ý. thiểu số. Rèn luyện sự nhạy bén đối với các Có những cá tính mạnh quen tương tác trong nhóm. thói áp đặt ý kiến làm các nhóm viên khác bất mãn hay thụ động. Ngay từ đầu tập huấn kỷ về thái độ, kỹ năng lắng nghe. Khéo léo giải thích, ngăn chặn xu hướng nói nhiều, áp đặt. Hỗ trợ, liên kết để tăng sức mạnh cho người nhút nhát lên tiếng. 4. Hiện tượng ngôi sao. Đây không phải những người xấu - Tránh xu hướng chung của người phụ trách là nhưng quá vượt trội so với nhóm dựa vào khả năng của một thiểu số để đạt thành viên khác. Sự sáng chói quá đáng tích vì mục đích của CTXH nhóm là tạo điều của họ vô tình làm cho kẻ khác lu kiện phát huy cho mọi người. mờ. - Có thể đưa những người vượt trội vào các nhóm vừa sức của họ hơn. - Tốt hơn nữa là tập cho họ tự “nén” mình, chờ đồng đội để mọi người tiến lên cùng một nhịp. 5. Hiện tượng chiên ghẻ. Đặc biệt trong các nhóm trẻ Nhạy bén phát hiện khi nó chốm nổ. em có những trẻ chậm chạp, yếu kém hay khuyết tật bị các nhóm Đây là dịp giáo dục rất tốt để trẻ biết viên khác xúm lại ăn hiếp, hay đổ thương yêu, nhường nhịn và giúp đỡ bạn lỗi cho những thất bại của nhóm. mình. Hiện tượng này dĩ nhiên cu4ng có thể xảy ra trong nhóm PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 24 người lớn. 6. Cơ cấu phi chính thức, lấn át cơ - Luôn luôn quan sát mối quan hệ thân tộc, bạn cấu chính thức. bè của các thành viên để xác định cơ cấu hay tổ chức phi chính thức. - Cơ cấu chính thức là các mối quan hệ xuất phát từ vai trò, vị trí - Nếu cơ cấu này không trở thành một sức chính thức được chỉ định của các mạnh chi phối quyền lực thì không có vấn đề. cá nhân. Ví dụ quan hệ thủ trưởng, nhân viên, nhóm trưởng - nhóm - Nếu cơ cấu phi chính thức có xu hướng áp viên. đảo, nên ngăn chặn ngay. - Cơ cấu phi chính thức là các mối - Biết vận dụng mặt tích cực của nó : ví dụ như giao nhiệm vụ cho một nhóm bạn thân trong đó quan hệ tự nhiên xuất phát từ tình cảm bạn bè, thân thuộc. Điều này có một thủ lãnh tự nhiên thì sẽ được việc. vô cùng tự nhiên, có thể có lợi nhưng cũng có thể bất lợi. (Nguồn : Nguyễn thị Oanh, Công tác xã hội Nhóm ) 33. Người phụ trách nhóm là ai ? Người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Có khi người đó trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm có người phụ trách từ các thành viên của mình, nhân viên xã hội hỗ trợ gián tiếp. Điều đáng ghi nhớ cốt lõi của phương pháp nhóm là nếu trong phương pháp cá nhân, phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ thì trong phương pháp nhóm, phương tiện chính yếu là mối tương tác giữa nhóm viên với nhau. Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào các mối tương tác này. 34. Các họat động trong phương pháp nhóm có các mục đích khác nhau như thế nào ? 1. Tạo điều kiện để truyền đạt bằng lời, cảm xúc, ý kiến và kinh nghiệm. 2. Phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhóm viên. 3. Tăng cường sự gắn bó trong nhóm. 4. Tạo cơ hội để cống hiến cho người khác trong nhóm. 5. Phát triển và củng cố năng lực trong các kỹ năng xã hội khả dĩ giúp cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý, văn hóa, lịch sử và ý thức tích cực về bản thân. 6. Kích thích các cuộc thảo luận có suy nghĩ để giải quyết vấn đề, dẫn đến sự hiểu biết bản thân, người khác và các tình huống. 7. Tăng cường khả năng ra quyết định và thực thi quyết định. 8. Giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu về sự thch thú, vui vẻ và sáng tạo. 9. Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa nhu cầu và tài nguyên nơi thân chủ. 10. 10.Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa các mối tương tác trong nhóm như là một tổng thể. 35. Phương pháp nhóm cần các kỹ năng gì ? PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 25 1. kỹ năng lãnh đạo. 2. Kỹ năng điều hòa sự tham gia các nhóm viên. 3. Biết nhìn với cái nhìn mới. 4. Chọn mô hình truyền thông có mục đích. 5. Khuếch đại các thông điệp tinh tế. 6. Giảm nhẹ các thông điệp quá mạnh mẻ. 7. Tạo sự liên kết trong cảm xúc. 8. Chuyển hướng các thông điệp. 9. Hướng các vấn đề để trở lại cho nhóm. 36. Khi sử dụng một họat động trong phương pháp nhóm, chúng ta cần lưu ý cái gì ? - Mục đích của họat động sẽ góp phần đạt tới mục tiêu của nhóm. - Trọng tâm của họat động là yêu cầu và tính chất quan hệ : gần gũi hay khỏang cách, chia sẻ và hợp tác, ganh đua và mâu thuẩn, liên quan đến cá nhân hay nhóm, hoặc cả hai. - Những kỹ năng cần thiết. - Tác động trên cách biểu lộ hành vi. - Cơ hội lấy quyết định cho cá nhân và nhóm. - Sự phù hợp với tình huống có thật. - Họat động này có điểm nào tế nhị về mặt văn hóa và lịch sử. - Có phù hợp về thời điểm không ( trong một buổi sinh họat nhóm và phụ thuộc vào giai đọan phát triển của nhóm ). PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG 37. Phương pháp cộng đồng là gì ? Tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các họat động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển. Các nguyên tắc hành động là : - Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. - Tin tưởng vào dân,vào khả năng thay đổi và phát triển của họ. - Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ. - Khuyến khích người dân cùng thảo luận,lấy quyết định chung, hành động chung để họ đồng hòa mình với những chương trình hành động đó. - Bắt đầu từ những họat động nhỏ để dẫn đến các thành công nhỏ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 26 - Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết được một vấn đề cụ thể mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân. - Khi cung cấp được nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và thiết lập các họat động chung, qua đó các thành viên vừa có cảm xúc hòan thành nhiệm vụ vừa đóng góp vào việc cải thiện an sinh cho nhóm, cả hai điều này đều quan trọng như nhau. - Quy trình “hành động – suy nghĩ rút kinh nghiệm – Hành động mới “ cần được áp dụng để tiến tới những chương trình hành động chung lớn hơn, trình độ quản lý cao hơn. - Nếu điều hành có hiệu quả, việc giải quyết các mâu thuẩn phát sinh là dịp để nhóm trưởng thành. - Thiết lập mối liên kết với bên ngòai cộng đồng để có thêm sự hỗ trợ và hợp tác với nhau. - Làm việc với người dân chứ không làm cho 38. Phương pháp SARAR là gì ? Mục tiêu của công tác cộng đồng là giúp đỡ người dân mở rộng tần nhìn, tăng thêm năng lực, lòng tự tin và sự tận tụy để đảm bảo cho những nổ lực ở cộng đồng được duy trì và có hiệu quả cả ở hiện tại và trong tương lai. Phương pháp SARAR tập trung vào việc phát triển khả năng của con người để đánh gía, lựa chọn, lên kế họach, tổ chức và triển khai công việc : S Self- esteem ( lòng tự trọng ) A Associative strength ( sức mạnh tổng hợp ) R Resource fulness ( sự năng động tháo vát ) A Action planning ( lên kế họach hành động ) R Responsibility ( trách nhiệm ) Người làm công tác cộng đồng phải là người như thế nào ? a). người tạo thuận lợi : biết kích thích hành động, truyền thông tốt, có hiểu biết và đầu óc phân tích, có đạo đức và nhân cách. - người trung gian : biết thương lượng, hòa giải khi có mâu thuẩn giữa các bên. - người hỗ trợ : có kiến thức, hỗ trợ chính thức và phi chính thức. - người tạo sự thỏa hiệp chung : biết tôn trọng sự khác biệt về quan điển của nhau. - người biết xây dựng nhóm hành động : giúp điều hòa các họat động của nhóm và giải quyết mâu thuẩn trong nhóm. - người biết sử dụng kỹ năng và tài nguyên. b) nhà giáo dục : người giúp dân nhận diện vấn đề của chính họ, giúp họ thấy viễn cảnh tương lai phải thay đổi cái gì. - người thông tin : về các họat động, mục tiêu, kỹ thuật. - Người đối đầu : biết can thiệp khi có diễn biến xấu, có hại. - Nhà đào tạo : qua thảo lu6ạn, trò chơi, kịch, phim ảnh PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 27 c) Người đại diện: tiếp nhận tài nguyên bên ngòai, biện hộ nhân danh cộng đồng, trong quan hệ xã hội và xây dựng mạng lưới. d) Nhà kỹ thuật : thu thập dữ liệu và phân tích, nhà quản lý, kiểm sóat tài chính, viết báo cáo, sử dụng máy vi tính. 39. Kỹ năng xây dựng ê-kíp làm việc ở cộng đồng là như thế nào ? Ê-kíp làm việc bao gồm những cá nhân cùng chia sẻ các mục tiêu chung và phối hợp nhau trong công việc. tạo sự nhập cuộc để họ thể hiện năng lực và tận tụy. giúp họ quan tâm lẩn nhau. nhạy cảm với nhu cầu của người khác. tạo môi trường phát huy sáng tạo. 40. Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn là gì ? Các nguyên nhân gây mâu thuẩn : giá trị, quan điểm, tài nguyên,vai trò, truyền thông, sự thay đổi, tinh thần vị chủng Các phong cách giải quyết mâu thuẩn dựa trên mô hình “có cho có nhận” : cạnh tranh : không cho gì hết. hợp tác : cho và nhận. thỏa hiệp: cho phân nữa thích nghi : cho hết tránh né : bỏ cuộc phong cách hợp tác và thỏa hiệp được chọn nhiều nhất trong công tác cộng đồng. mỗi phong cách đều có ích cho mỗi hoàn cảnh khác nhau và tùy thuộc vào các kỹ năng : thấu cảm lắng nghe tự khẳng định quản lý cảm xúc nhận diện, phân tích mâu thuẩn thương lượng sử dụng quyền lực một cách thích hợp. 41. kỹ năng thương lượng như thế nào ? Người quản lý dự án phải biết kích thích các cộng hưởng tích cực hơn là làm cho người cộng tác e ngại hoặc chống đối. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 28 chuẩn bị vấn đề nhận định tình huống thương lượng rà soát lại các giả định nhận định phản ứng đôi xác định chiến lược nghiên cứu các dữ kiện điểm tương đồng và khác nhau đánh gía lại nhu cầu xác định vấn đề mong đợi của hai bên chuẩn bị vấn đề Một số nguyên tắc trong thương lượng : hãy tự tin nên hỏi nếu có thắc mắc nên cung cấp thông tin đưa ra những dự kiến của mình gợi ra những khoản nhân nhượng có đi có lại. biết lắng nghe và hiểu vấn đề. khả năng đứng ở vị trí bên kia để nhận định. Am hiểu vấn đề. 42.Tiến trình tổ chức cộng đồng gồm các bước như thế nào ? Bước 1: Chọn cộng đồng. - công đồng nghèo và có nhu cầu phù hợp với lãnh vực họat động của cơ quan của người làm công tác cộng đồng. - Có 150 – 250 hộ ( một ấp, một khu phố ). - Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và chấp nhận thay đổi. Bước 2 : Hội nhập cộng đồng và nhận diện những nhân tố tích cực trong cộng đồng. - Thăm viếng hoặc địa phương giới thiệu - Thu thập thông tin và phát hiện những tiềm năng về con người để chuẩn bị cho việc thành lập các nhóm nồng cốt. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 29 - Tham gia các họat động kinh tế và xã hội tại cộng đồng. Bước 3 : Tìm hiểu và phân tích vấn đề của cộng đồng. - đặc điểm địa lý : vị trí, dất đai, sông nước - đặc điểm về nhân khẩu học : dân số, hộ gia đình, tuổi tác, giới tính, nguồn gốc - Các tầng lớp xã hội và mối quan hệ quyền lực : dân tộc, nguồn lực kinh tế, chính trị, tôn giáo - đặc điểm về hạ tầng cơ sở : giao thông đi lại, điện nước, nhà ở, - Các họat động kinh tế : thu nhập bình quân, nguồn thu nhập, họat động nghề nghiệp - Cơ cấu chính trị, hành chính : chính quyền địa phương, cá đòan thể nhà nước - Mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ : các chương trình thanh niên, chương trình cho vay vốn, khuyến nông - Truyền thống văn hóa : tập tục, thói quen sinh họat - Giáo dục : trường lớp, số học sinh đi học và bỏ học - Sức khỏe, điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng : nước sạch, bệnh tật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở y tế - Các vấn đề và nhu cầu của người dân. - Các nguồn lực, tài nguyên ( đất đai, lao động, con người, kiến thức ) và các mặt giới hạn ( thiên tai, thiếu kiến thức, thiếu liên kết, tệ nạn xã hội, trình độ quản lý ) Những khó khăn, cản trở trong công tác cộng đồng là gì ? - Thái độ của cá nhân : . Sự thờ ơ . Cảm thấy bất lực . Phụ thuộc . Thiếu tự trọng . Thiếu tự tin . Ngại mạo hiểm . Không muốn phá bỏ những truyền thống hoặc gắn chặt với những niềm tin thông thường. . Thiếu hiểu biết về các vấn đề. - Thiếu bình đẳng về kinh tế xã hội : - Thiếu vốn - Thiếu vật thế chấp - Thiếu kỹ năng - Thiếu phương tiện để đạt mục đích ( thân thế, mối quan hệ ) - Các yếu tố văn hóa xã hội : - Thiếu sự liên kết, thiếu những tổ chức có khả năng phát triển. - Tính gia trưởng, lãnh đạo truyền thống - Những bất đồng vì quyền lợi - Bè phái PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 30 - địa vị thấp kém của phụ nữ. Tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã Việt nam : Tính cộng đồng Tính tự trị Chúc năng Liên kết các thành viên Xác định sự độc lập của làng Bản chất Dương tính, hướng ngọai Am tính, hướng nội Biểu tượng Sân đình, bến nước, cây đa Lũy tre - Tinh thần đòan kết - tinh thần tự lập tương trợ Hệ quả tốt - Tính tập thể hòa đồng - tính cần cù - Nếp sống dân chủ, bình đẳng - Nếp sống tự cấp tự túc. - Sự thủ tiêu vai trò cá - óc tư hữu, ích kỷ nhân. - óc bè phái, địa phương Hậu quả xấu - Thói dựa dẫm, ỷ lại. - óc gia trưởng, tôn ti. - Thói cào bằng, đố kị. ( Nguồn : Trần ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt nam, ĐH TH TP.HCM.,1995, tr.156 ). - Mối quan hệ quyền lực : - Lo sợ mất quyền bởi những thành viên có thế lực hơn trong cộng đồng. - Sợ phải đối mặt với những người có quyền lực - Sự khuất phục - Sự can thiệp từ bên ngòai - không tin tưởng Bước 4 : Xây dựng và tập huấn nhóm lãnh đạo nồng cốt. - Người nồng cốt phải là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, ý thức vấn đề và muốn thay đổi, biết giao tiếp tốt. - Nội dung tập huấn : kỹ năng truyền thông, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành nhóm, vấn đề nghèo đói ( tập huấn theo phương pháp giáo dục chủ động ). Bước 5 : Thành lập Ban điều hành và lên kế họach hành động. - Hình thành cơ chế điều hành và quản lý dự án. - Sự tham gia của các đại diện người dân sẽ là cơ hội tốt để giúp tăng nhận thức và năng lực của người dân. - Bắt đầu bằng họat động nhỏ, đáp ứng nhu cầu thiết thực nhất của người dân. - Từ từ lồng ghép các họat động như : sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí Bước 6 : Phát triển nhóm và củng cố tổ chức. - Chuẩn bị mở rộng các họat động. - Tăng cơ hội tham gia cho người - Tăng trách nhiệm của cộng đồng PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 31 Bước 7 : Lượng gía các họat động theo định kỳ. - Nhìn lại tiến trình họat động, các mục tiêu đã đạt được, mặt mạnh và mặt yếu, tìm cách thay đổi. - Theo quy trình : “ Hành động – suy nghĩ – Hành động mới “ Bước 8 : Liên kết bên trong và bên ngòai cộng đồng. - Thêm cơ hội học tập lẫn nhau. - Mở rộng các họat động. Bước 9 : Giai đọan tự lực của cộng đồng. - Cộng đồng nhận trách nhiệm tiếp tục duy trì và phát triển các họat động. - Cộng đồng có khả năng và tài nguyên đề duy trì dự án. - Tác viên cộng đồng rút lui. DỰ ÁN 43. Dự án là gì ? Một dự án là : hình ảnh của một hoàn cảnh, một tình trạng mà ta muốn đạt đến. nhu cầu, vấn đề cần được giải quyết. mục tiêu cần thực hiện, bởi các thành phần tham gia, trong một bối cảnh rõ ràng, trong một thời gian nhất định, với những phương tiện và công cụ thích hợp. một sự can thiệp để thay đổi. 44.Quản lý dự án là gì ? - Quản lý dự án là : tiến trình tổ chức và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể đã đề ra cho dự án. Các lãnh vực của quản lý dự án bao gồm : MỤC TIÊU PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 32 PHƯƠNG PHÁP NGƯỜI THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG CỤ BỐI CẢNH PHƯƠNG TIỆN THỜI HẠN Nói một cách khác, quản lý dự án liên quan đến các vấn đề : - Xác định chiến lược - Chức năng quản lý - Quan hệ với môi trường cộng đồng - Vai trò quản lý - Cung ứng và ký hợp đồng - Tổ chức và quan hệ bên ngoài - Kế hoạch – Thời khóa biểu các công việc - Thu thập và kiểm soát các nguồn lực. xác định chiến lược các chức năng quan hệ với quản lý môi trường quản lý dự án các vai trò quản lý cung ứng và ký hợp đồng PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 33 tổ chức và lập kế hoạch và quan hệ bên ngoài thời khóa biểu thu thập và kiểm soát các nguồn lực 45. Dự án được xây dựng và quản lý như thế nào ? 1. Phân tích tình hình 7. Lượng giá 2. Xác định mục tiêu 6. theo dõi 3. Chọn chiến lược 5. Thực hiện 4. lên kế hoạch Tiến trình xây dựng và quản lý dự án 46. Các chỉ báo là gì ? Những yếu tố đo lường kết quả mong đợi của từng hoạt động, vào một thời điểm nhất định của dự án. nó có thể nêu : số lượng chất lượng thời gian chi phí vấn đề cần khắc phục. So với mục tiêu cụ thể, các chỉ báo giúp cho ta hình dung được các bước tiến triển hiệu quả hay không, cái gì cần phải điều chỉnh. VÍ DỤ : · mục tiêu tổng quát : cải thiện kinh tế gia đình cho phụ nữ nghèo ở khu phố 5 phường 3 quận 4 trong một năm. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 34 · mục tiêu cụ thể : 30 phụ nữ nghèo từ 18-40 tuổi ở kp5 phường 3 quận 4 có công ăn việc làm ổn định sau một năm. · chỉ báo : 20 phụ nữ nghèo được nhận hàng may 50% phụ nữ nghèo thu nhập tăng gấp đôi. 50% phụ nữ nghèo có thu nhập. 47. Khi nào một dự án thành công ? - khi dự án đạt được các mục tiêu đã dự trù. - Khi người dân trong cộng đồng được tăng năng lực tự giải quyết vấn đề. - Khi người dân có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý. - Khi những thành quả đã được chấp nhận và được duy trì. - Khi cộng đồng đã biết tự tổ chức lại một cách hiệu. 48. Khi nào một dự án thất bại ? Một dự án thất bại vì các lý do sau đây : không đáp ứng đúng nhu cầu. thiếu sự tham gia của người dân sự chuẩn bị và sự phác thảo kém. điều hành kém trong thời gian thực hiện dự án. giám sát kém. ê-kíp quản lý yếu Kho Không biết vận dụng những kết quả lượng giá của các dự án tương tự và lập lại sai lầm cũ. 49. Thế nào là một dự án bền vững ? Hệ thống quản lý hiệu quả. Nhân sự có chuyên môn Được đào tạo thường xuyên Sự tham gia của cộng đồng Vận dụng được tài nguyên bên trong và ngòai cộng đồng. Lấy con người làm trọng tâm ( nhất là phụ nữ và trẻ em ). 50. Công tác xã hội thực hành ngày nay quan tâm đến cái gì ? Hiện nay công tác xã hội có những kỹ năng cốt lõi được thực hiện ở từng giai đoạn dù hệ thống thân chủ ( cá nhân, gia đình, cộng đồng ) nhỏ hay lớn, đây không phải là điều thay đổi dễ dàng đối với công tác xã hội. Khi làm công tác xã hội, cách tiếp cận PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
- 35 không thay đổi, xu hướng chung là đa khoa , có nghĩa là phải biết hết mọi thứ , nhưng ít lắm là sử dụng kỹ năng giống nhau cho từng trường hợp khác nhau. Công tác xã hội mang tính tổng quát là chủ đề của công tác xã hội ngày nay, nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ ( công tác xã hội ngày xưa dựa vào những khó khăn của thân chủ ). Khi bàn về công tác xã hội, phải nhớ đến hệ sinh thái ( cá nhân, gia đình, xã hội, nền văn hóa ) thì ta cần phải biết can thiệp ở cấp nào, cho đặc tính này đã làm cho công tác xã hội có những đặc tính riêng của mình là: Cá nhân không vận hành một mình. Có khi nhân viên xã hội chỉ chú trọng vào cá nhân, không chú ý đến môi trường xung quanh của cá nhân đó . Có khi nhân viên xã hội chẳng can thiệp vào cá nhân, chẳng can thiệp vào môi trường mà chỉ giúp về phương tiện. Có khi nhân viên xã hội chỉ tập trung vào mội trường, không chú ý vào cá nhân (vì môi trường cần thay đổi). Nhân viên xã hội phải làm việc ở ba cấp : cá nhân, gia đình và xã hội môi trường, đó là điều khác biệt giữa công tác xã hội với các nghề khác. Nhân viên xã hội đôi khi có kỹ năng làm việc cả ba cấp, nhưng đôi khi không có nguồn lực để can thiệp vào ba cấp đó. Nhiệm vụ của ta là giúp con người cá nhân thích nghi vào môi trường mà đôi khi không được can thiêp ở cấp cao hơn. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, BXB ĐHMBCTP. HCM, 1998. 2. Nguyễn ngọc Lâm, Xây dựng và quản lý dự án, tài liệu tập huấn. 3. Nguyễn ngọc Lâm, Công Tác Xã Hội với cá nhân, tài liêu tập huấn 4. Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành Công tác xã hội, sách hướng dẫn tập huấn, 1998. 5. Andrea Bernstein & Mel Gray, Social Work, a beginner’s text, 1997 6. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội Nhóm, tài liệu tập huấn. 7. Nguyễn Thị Oanh, Công Tác Xã Hội đại cương, ĐHMBCTP.HCM, 1994. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com