Tài liệu Một cái nhìn mới về Phan Châu Trinh - Nguyễn Ái Quốc

pdf 463 trang huongle 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Một cái nhìn mới về Phan Châu Trinh - Nguyễn Ái Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_mot_cai_nhin_moi_ve_phan_chau_trinh_nguyen_ai_quoc.pdf

Nội dung text: Tài liệu Một cái nhìn mới về Phan Châu Trinh - Nguyễn Ái Quốc

  1. Vlột cái nhìn mới về ian Châu Trinh - Nguỵến Ài QUŨC HUỲNH LÝ & TRẦN VĩẾT NGẠC uôl năm 1990, Giáo sư Daniel Hémery, nhà sử học CPháp có nhiều tác phẩm về Việt Nam, đã cho in cuôn HoChiMinh de ưlndochine au Vietnam (Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam). Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta một sô" tư liệu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một cách nhìn mới của tác giả về Phan Châu Trinh và môi quan hệ giữa Phan Châu Trinh - Nguyễn Ái Quôc. Theo tác giả, Phan Châu Trinh trong chủ trương đấu tranh với thực dân Pháp, đã đặt vấn đề tiến bộ cho toàn xã hội lên hàng đầu và dànhưu tièn cho mục tiêu dân chủ. Chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XX, các nhà nho yêu nước, rút kinh nghiệm từ những thất bại của phong trào Cần Vương, đã tiếp thu tư tưởng tư sản dân quyền của cách mạng Pháp 1789 như là một vũ khí tư tưởng đầy triển vọng. Phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh) hay Duy Tân hội (Phan Bội Châu) đều nhận thức được hai nhiệm vụ lịch sử là độc lập dân tộc và dân chủ. Sự khác biệt 486
  2. giữa chủ trương của hai cụ Phan chĩ là nên ưu tiên cho nhiệm vụ nào. Phan Bội Châu đặt nặng vấn đề độc lập dân tộc và xem đây là tiền đề để thực hiện xã hội dân chủ. Theo Hémery, Phan Châu Trinh lại xem dăn chủ và tiến bộ xã hội như là tiền đề để thực hiện độc lập dân tộc. Và, Nguyễn Tất Thành không hướng theo con đường Đông Du, ở lại để theo học các trường Pháp - Việt Đông Ba, chính là do ảnh hưởng của Phan Châu Trinh. Nhưng những hoạt động "Khai dân trí, chấn dân khí" của cả hai xu hướng đều bị Pháp thẳng tay ngăn chặn, dẹp bỏ. Pháp thương lượng với Nhật để giải tán học sinh Đông Du, trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để, đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục và hàng chục trường dân lập ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, bắt bớ và đày ải thầy, đánh đập học sinh; phá nát trường sở. Và nhân vụ chống thuế 1908, Pháp đày các sĩ phu tiến bộ của cả hai phái ra ngoài "trường học thiên nhiên” Côn Lôn: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Đặng Nguyên cẩn và giết tiến sĩ Trần Quý Cáp. Nguyễn Sinh Cung đã tham gia phong trào chống thuế ở Huế (1908) và đã lên tiếng bênh vực công khai phong trào trước bạn học và cả giáo sư người Pháp ở trường Quốc Học (Hồ sơ mật thám Pháp về cụ Nguyễn Sinh Huy) hẳn đã cảm phục khí tiết của Phan Châu Trinh - bạn đồng khoa của thân phụ - đã dám từ quan, vượt biển sang Trung Hoa và Nhật Bản, gửi thư cho toàn quyền Beau, mạt sát bọn quan lại Nam triều và khẳng khái nhận cái án chung thân đày Côn Đảo! 487
  3. Năm 1909, phó bảng Nguyễn Sinh Huy đi nhậm chức tri huyện Bình Khê (Bình Định) dể rồi năm sau bị kết án và bị thải hồi (1910). Nguyễn Tất Thành vào Bình Định rồi Phan Thiết và nhờ Công ty Liên Thành giúp dỡ đã đến Sài Gòn vào tháng 9-1910. Ba tháng trước đó, 24-6-1910, nhờ sự can thiệp của Liên đoàn bảo vệ nhân quyền và dân quyền (Ligue française pour la défense des droits de l’homme et du citoyen) Phan Châu Trinh được trả tự do nhưng lại bị an trí ở Mỹ Tho. Phan Châu Trinh phản đối và có ý nguyện sang Pháp. Tháng 3-1911, Phan Châu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật sang Pháp. Ba tháng sau, tháng 6-1911, Nguyễn Tất Thành cũng lên đường sang Pháp. Trong quyết định Tây du này, Daniel Hémery cho rằng có tác động của Phan Châu Trinh. Điều chắc chắn là từ lúc sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã luôn có quan hệ thư từ với Phan Châu Trinh. Bản cung của Cao Đắc Minh - hồ sơ mật thám Pháp - cho biết Nguyễn Tất Thành đã gửi cho Phan Châu Trinh vào năm 1913: "Tôi nghĩ lá thư này do Tất Thành viết để trả lời thư của Phan Châu Trinh. Trong thư Tất Thành đã phàn nàn về những nỗi thông khổ của đồng bào, sau đó có đoan chắc với Phan Châu Trinh là sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông sau này". Và, vào lúc Thế chiến thứ nhất bùng nổ, từ Anh quốc, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho Phan Châu Trinh để trao đổi ý kiến về thời cuộc: 488
  4. "Cháu nghĩ là trong vòng ba hoặc bốn tháng nữa, số phận chău Á sẽ thay dổi và thay dổi nhiều Xin gửi lời thăm Bác và em Dật. Xin trả lời cháu sớm về địa chỉ sau đây: Nguyễn Tất Thành, số nhà 8 đường Stephen, Tottenham Rd, London Trong một thư khác, khoảng 1917, Nguyễn Tất Thành hỏi ý kiến Phan Châu Trinh: ”Cách lâu không biết tôn tín, không hay Bác hành chỉ thế nào và sự thế bèn ta thế nào? Và cháu muốn biết như cháu có thể gặp Bác trước lúc đi hay không vĩ cháu rất cần một ít lời tôn hối, Xin Bác trả lời liền cho cháu, vì chừng trong tuần lễ cháu sẽ xuống tàu đi chưa biết đâu. Kính chúc Bác, M,Trường và em Dật và các dồng bào yèn hảo". Nguyễn Tất Thành 10. Orchard Place, Southamton England Qua các thư trên, lời lẽ thân mật và kính trọng, Nguyễn luôn luôn trao đổi ý kiến chính trị, tin tức ở quê nhà và muốn nhận được nhừng lời khuyên bảo của Phan. Vậy, thì khi Nguyễn Tât Thành sang Pháp, chẳng có gì là lạ khi Nguyễn cùng cư ngụ với Phan ở nhà luật sư Phan Ván Trường, rồi cùng hoạt động cho hội Người An Nam yêu nước, cùng bàn bạc và soạn thảo bẳn yêu cầu Tám điểm gửi hội nghị Versailles (1919). Cũng trong năm 1919, Daniel Hổmery cho chúng ta biết Nguyễn Ái Quôc có dự định dịch cuốn UEsprit des 489
  5. Lois của Montesquieu mà bản dịch Pháp Ý đã làm say mê Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp vào đầu thế kỷ. Theo tác giả HoChiMinh de ưlndochine au Vietnam, có một thời gian Ngtiyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm Nguyễn Tất Thành, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường. (Điều này, chúng tôi cũng đã được nghe cụ Lê Âm kể lại. Cụ Phan Châu Trinh, trong những ngày trước khi mất có cho biết Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm cho đến một hôm cảnh sát Paris gửi giấy mời Nguyễn Ái Quốc đến - mà họ nghĩ là Phan Châu Trinh - thì Nguyễn Tất Thành đã đến cảnh sát cuộc Paris để nhận mình là Nguyễn Ái Quốc mới là bút hiệu riêng và rồi trở thành tên của Nguyễn Tất Thành). Và thời điểm Nguyễn Ái Quô"c chuyển hướng chính trị, vượt qua Phan Châu Trinh phải là sau khi gửi bản yêu cầu đến Hội nghị Versailles. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy chủ nghĩa Wilson chỉ là những lời hoa mỹ. Người thanh niên năng động, thông minh, có đầu óc thực tiễn với trực giác chính trị dã sớm nhận ra rằng muốn đấu tranh có hiệu quả phải gây được một phong trào quần chúng mạnh mẽ như ở Ân Độ, Ai Cập Điều đó, sau những nỗ lực vô hiệu, Phan Châu Trinh mới cay đắng thừa nhận. Năm 1920, là năm Nguyễn Ái Quốc tách khỏi "người cha tinh thần" mà trong 10 năm đã luôn luôn là "một người học trò cần mẫn" (Chữ của Daniel Hémery). Đồng ý hay không đồng ý với Daniel Hémery, tiếp thu hay lên tiếng bác bỏ đó là công việc của các nhà 490
  6. nghiên cứu uyên thâm. Chúng tôi, với kiến thức ít ỏi, chỉ xin làm công việc giới thiệu một cái nhìn mới về Phan Châu Trinh và về mối quan hệ Phan Châu Trinh - Nguyễn Ái Quôc, tuy rằng không thực mới về phương diện tư liệu. Trong bức thư gửi Nguyễn Ái Quô^c, ngày 18-2-1922, từ Marseilles, Phan Châu Trinh đã khiêm tôn nhận thức rằng tương lai ở về phía Nguyễn Ái Quố^c và Phan cũng kỳ vọng cũng như cầu chúc cho Nguyễn Ái Quôc thành công trong con đường mới của mình. Lịch sử cho thấy sự kỳ vọng đó đã trở thành hiện thực. 491
  7. Quan hệ giữa Phan Bội Châu với gia đình Chủ tịch Hổ Chí Minh TRẦN MINH SIÊU àng Đan Nhiệm, quê hương của Phan Bội Châu cách -/quê của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ một cánh đồng. Phan Bội Châu sinh năm Đinh Mão (1867), hồi nhỏ có tên là Phan Văn San, Phan Bội Châu sớm nổi tiếng là "thần đồng", đến mức nhân dân trong vùng cho rằng "Thánh Nam Đàn" đã xuất hiện. Cụ Nguyễn Sinh sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh năm Nhâm Tuất (1863) hơn cụ Phan Bội Châu bôn tuổi. Xuất thân trong một gia đình nông dân, cha mẹ mất sớm, phải ở với người anh cùng cha khác mẹ, lao động vất vả, ít được học hành, mãi đến năm 15 tuổi (Mậu Dần - 1878) mới được nhà Nho Hoàng Đường ở làng Hoàng Trù đưa về nhà nuôi cho ăn học. Được đi học, Nguyễn Sinh Sắc học rất chăm nên chẳng bao lâu tiếng tăm học hỏi đã được đồn đại, được nhân dân trong vùng' Chung Cự mệnh danh là "thần đồng"^^l (1) Hồi đó ở làng Kim Liên có ông Nguyễn Đậu Tài học giỏi, nhân dân mệnh danh là "thần đồng". Nhân dân Chung Cự thường 492
  8. Nhân dân Nam Đàn, một địa phương nổi tiếng có truyền thống hiếu học và học giỏi hồi đó đã cảm phục và liệt tên hai người vào danh sách "tứ hổ Nam Đàn". Uyên bác bất như San Thông minh bất như Sắc Tài hoa bất như Quý Cường ký bất như Lương. Thế nhưng bao nhiêu năm miệt mài đèn sách mà hai cụ vẫn lận đận ở chốn trường thi. Mãi tới khoa Hương năm Canh Tý (1900), sau hai mươi sáu năm học tập và thi cử, Phan Bội Châu mới giật được cái Giải nguyên ở trường Nghệ và đến năm Tân Sửu (1901), sau hai mươi năm rèn luyện văn chương, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới đậu được Phó bảng. Và mãi đến khi Nguyễn Sinh sắc làm quan ở triều đình Huế, mới ngán ngẫm với nhân tình thế thái, chua chát rút ra kết luận; "Quan trường thị nô lệ trung, chi nô lệ hữu nô lệ" (Quan trường ỉà nô lệ trong những người nô lệ lại càng nô lệ hơn). Hai cụ đều là học trò của thầy Đông Khê Nguyễn Thúc Tự. Lớn lên, cả hai đều có lòng yêu nước và hoạt động cứu nước, tuy mức độ và phương pháp hoạt động có khác nhau. Phan Văn San đi học sớm và rất sớm hiểu biết, nhát lằ sớm có lòng yếu nước nồng nàn và chí căm thù truyền nhau câu ca "Sắc Tài ai kém ai đâu, nối danh tài sắc một th ĩ’ để so sánh sự học giỏi giừa Nguyễn Sinhsắ c với Nguyễn Đậu Tài. 493
  9. giặc sâu sắc. Phan nói: "Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít. Lúc còn bé, đọc sách của cha tôi, mỗi khi nói đến chỗ người xưa chịu chết để thành đại nhân, nước mắt lại nhỏ xuông ướt đầm đìa cá giẫy^(1 ) \ Mười bảy tuổi, nghe tin giặc chiếm Bắc kỳ, nửa đêm Phan Văn San đã thắp đèn viết hịch "Bình Tây thu Bắc" và lập đội "Thiếu sinh quân", rồi thi đậu giải nguyên trường Nghệ, lập hội Duy Tân, khởi xướng phong trào Đông Du, hô hào hoạt động cứu nước v.v Bằng những việc làm yêu nước ấy, tiếng tăm của cụ Phan ngày một lừng lẫy khắp nơi. Uy tín của cụ được mọi người ngưỡng mộ. Tuy Nguyễn Sinh Sắc hơn Phan Bội Châu 4 tuổi nhưng hồi còn nhỏ đã quen biết nhau, có quan hệ mật thiết với nhau. Theo giai thoại về hát phường vải ở vùng Nam Đàn thì hồi trước Nguyễn Sinh sắc và Phan Bội Châu đã từng cùng nhau đi hát phường vải. Do đó mới có câu chuyện một hôm bốn chàng trai trong "tứ hổ Nam Đàn” đi hát ở một phường nọ, mở đầu buổi sinh hoạt bằng những câu hát chào, hát mừng, hát hỏi, bên phường con gái đã mạnh dạn hát: Nam Đàn tứ hổ là ai? Nói cho em biết để mai em chào. Phan Bội Châu đã nhanh nhẹn và hóm hỉnh hát đáp lai rằng: Nam Đàn tứ hổ là đây Sắc, Sariy Lương, Quý một bầy bốn anh. (1) Ngục trung thư. 494
  10. Khoa Mậu Tuất (1898), cụ Nguyễn Sinhsắc đi thi Hội lần thứ hai cũng bị trượt, rồi về làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang mở lớp dạy học, còn bà Hoàng Thị Loan vẫn ở lại trong ngôi nhà ở đường Mai Thúc Loan sau cửa Đông Ba Huế. Cũng trong thời gian này, sau khi mang cái án oan nghiệt "Hoài hiệp văn tự" trong khoa thi* Hương "Đinh Dậu" (1897) ở trường Nghệ, Phan Văn San đã rời quê hương Nghệ Tĩnh vào kinh đô Huế rồi dạy học tại nhà ông Võ Bá Hạp ở An Hòa, thành phố^ Huế. Hai con người trong "Tứ hổ Nam Đàn" cứ lận đận mãi ở chôn trường thi, nay lại gặp lại nhau ở đất đế đô, chắc rằng trong thực tế hai người đã có cuộc gặp gờ trao đổi về cảnh ngộ, về thời cuộc, về tư tưởng, về con đường đang và sẽ đi tới của cuộc đời. Đầu năm Canh Tý (1900), Phan Văn San được giải oan án "Hoài hiệp văn tự", rồi tháng 5 về trường Nghệ thi Hương và đậu Giải nguyên với cái tên mới Phan Bội Châu. Đầu năm 1905, cụ Phan Bội Châu rời quê hương Nghệ Tĩnh, bí mật sang Nhật Bản, khởi xướng phong trào cứu nước sôi nổi khắp cả nước. Tháng 5-1906, không thể từ chối được lệnh của triều đình, cụ Nguyễn Sinh sắc đành phải vào Huế nhậm chức Thừa biện bộ Lễ. Ngày 1-9-1909 làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bìĩih Định, đến ngày 17-1-1910bị triều đình Huế bắt giam vì tội "lạm quyền”. Ngày 27-8-1910 cụ được ra khỏi nhà tù của triều đình Huế với cái án "giáng bốn cấp và bị triệt hồi". Nhưng cụ đã từ bỏ quan trường đi vào các tỉnh phía Nam tiếp tục cuộc sông tự do. 495
  11. Năm 1925, cụ Phan Bội Châu đang hoạt động ở Trung Quốc, bị thực dân Pháp bắt cóc ở ga Bắc Thượng Hải, cuối cùng chúng đưa cụ về giam lỏng ở dốc Bến Ngự, Huế. Thực dân Pháp và triều đình Huế đưa bả vinh hoa ra mua chuộc, nhưng cụ đã thẳng thắn từ chối, cam chịu một cuộc sống vô cùng thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng bào cả nước hết sức bảo vệ, thương mến và giúp đỡ cụ. Trong thực tế, cụ Phan Bội Châu đã nhiều lần nhận được thư và tiền của cụ Nguyễn Sinhsắc, lúc đó đang làm nghề bốc thuốc cứu dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gửi ra giúp đỡ. Vào tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1929), cụ Phan Bội Châu ở Huế vô cùng đau đớn nhận được tin người bạn quê hương và là đồng chí của mình đã từ trần, cụ Phan đã làm câu đối viếng, một vế như sau: Trùng tuyền hạ, đối án hàn huyên, Cầm sắt hữu danh giai quốc tháo. (Nghĩa là: Dưới suối vàng cùng nhau trò chuyện tình bạn sắt son đều vì việc nước). Sau khi cụ Nguyễn Sinh sắc vào Huế làm quan, thì ở quê nhà Kim Liên, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, anh và chị Nguyễn Sinh Cung đã lần lượt hăng hái đi theo tiếng gọi cứu nước của Phan Bội Châu, tham gia tổ chức đánh Pháp của Đội Quyên - Đội Phấn. Đội Quyên - Đội Phấn là hai người cầm đầu phái đâu tranh võ trang dưới ngọn cờ yêu nước của Phan Bội Châu đã xây dựng căn cứ chống Pháp ở vùng Bồ Lư 496
  12. thuộc huyện Thanh Chương và vùng Đông Hồ thuộc vùng Tân Kỳ, miền Tây Nghệ Tĩnh. Cuôl năm 1910, cô Nguyễn Thị Thanh trong một chuyến đi liên lạc bí mật với nghĩa quân Đội Quyên - Đội Phấn bị bọn thực dân Pháp đón bắt ngay giữa đường. Cô Thanh đã thông minh nhanh chóng thủ tiêu các tài liệu bí mật mang theo người, tuy vậy, thực dân Pháp vẫn bắt cô nhốt vào nhà tù và dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man để khai thác tài liệu về hoạt động của nghĩa quân. Nhưng cô vẫn giữ lòng trung kiên, không hề khai báo nửa lời. Cuối cùng, không có tang chứng cụ thể, chúng buộc phải thả cô ra khỏi nhà tù vào đầu năm 1911. Tôi ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Ngọ (tôl ngày 5-2 rạng 6-2-1918), cô Thanh đã phối hợp với Nguyễn Kiên, một sĩ quan lính khố xanh đã giải ngũ, bí mật trèo vào thành Vinh lấy trộm 3 khẩu súng trong doanh trại Lữ đoàn lính khố xanh để giao cho Phan Khắc Tiêu, một cộng tác viên tích cực của cô Thanh chuyển cho nghĩa quân của Đội Quyên - Đội Phấn ở căn cứ Bồ Lư, Thanh Chương. Nhưng công việc đang tiến hành thì cô Thanh bị bắt. Ngày 17-2-1918, bọn Pháp đến đào hầm bí mật trong nhà cô Thanh ở tại cửa tả thành phố Vinh lấy được 3 khóa nòng súng. Chúng dùng mọi thủ đoạn tra tấn, nhưng cô Thanh không hề khai báo về tổ chức cách mạng mà cô đang tham gia hoạt động. Tuy vậy, trong phiên tòa số 80 ngày 4-6-1918 tại Vinh, chúng đã tuyên án xử phạt cô Thanh đánh 100 trượng, tù khổ sai 9 năm, dày cách quê hương Nghệ Tĩnh 300 dăm. 497
  13. Ngày 2-12-1918, chúng đưa cô Thanh vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Năm 1922, chúng chuyển cô Thanh ra Huế và giam lỏng ở đây cho đến tháng 9-1940. Năm 1926 ở Huế, khi được tin cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp đưa từ Hỏa Lò Hà Nội về giam lỏng tại ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự, cô đã đến thăm. Cuộc gặp gỡ sau hai mươi năm xa cách, thấy Phan Bội Châu già yếu đi, cô xót xa ứng khẩu đọc hai câu thơ; Tây phong nhất dạ linh nhân lão Điều tận châu nhan, hạch tận đầu. (Nghĩa là: Ngọn gió tây thổi một đêm làm người ta già đi, tàn cả dung nhan, bạc cả đầu). Cậu Nguyễn Sinh Khiêm, anh ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chịu ảnh hưởng của cụ Phan Bội Châu và tham gia phong trào cứu nước của cụ Phan bằng cách hoạt động tài chính, ủng hộ nghĩa quân của Đội Quyên - Đội Phấn và Ấm Võ. Năm 1913, tuy cậu Nguyễn Sinh Khiêm mới 25 tuổi, nhưng là người có lòng thương dân, có nhiều hiểu biết, có chí khí nên dân làng đã bầu cậu làm hương hào, phụ trách công việc hương bản. Bề ngoài tuy là hương hào, nhưng bên trong cậu đã bí mật tham gia hoạt động chống Pháp trong tổ chức nghĩa quân của Đội Quyên - Đội Phấn bằng công viêc vân đông tài chính để tiếp tế cho nghĩa quân đang đóng ở căn cứ Bồ Lư (Thanh Chương) và Đồng Hồ (Tân Kỳ). Đầu năm 1914, thực dân Pháp và phong kiến Nam triều ở Nghệ Tĩnh cho rằng cậu có biết tung tích và mối 498
  14. quan hệ của tổ chức nghĩa quân, nên chúng mời cậu xuông Vinh vừa hăm dọa, vừa mua chuộc bằng cách đưa trước cho cậu một số tiền và hứa nếu bắt được Đội Quyên - Đội Phấn thì sẽ thưởng lớn. Cậu vui vẻ nhận số tiền đó và đã tiếp tế cho nghĩa quân. Mấy tháng sau, sự việc bại lộ, ngày 1-4-1914, cậu bị chúng bắt giam tại nhà lao Vinh. Sau một thời gian tra tấn, truy tìm, ngày 25-9-1914, chúng mở phiên tòa xét xử, kết án cậu 3 năm tù khổ Ngày 31-7-1915, chúng dẩy cậu vào làm khổ sai đắp đường tại huyện Ba Ngòi, tỉnh Nha Trang. Cậu phải lao động cực nhọc ở đây gần 5 năm, đến ngày 17-3-1920, chúng chuyển cậu về giam lỏng ở Huế. Và mãi đến ngày 16-8-1941, cậu mới được chính thức ra khỏi nhà tù về sông với bà con họ hàng ở Kim Liên. Người con trai thứ ba Nguyễn Sinh Cung khi lên 11 tuổi, theo cụ sắc về sông ở quê nội Kim Liên, trong một đêm cụ Phan Bội Châu đang ngồi đàm đạo thời cuộc với cụ Nguyễn Sinh sắc, Nguyễn Sinh Cung đứng bên cạnh để giúp cha tiếp khách. Cụ Phan thấy Nguyễn Sinh Cung là một chú bé thông minh, dĩnh ngộ. Nhân thấy trăng lên sáng đẹp, cụ Phan liền ra cho cậu một câu đối: (1) Theo hồ sơ A 3781 J tòa Khâm sứ Trung kỳ có ghi rõ tội trạng xét xử tóm tắt "Nguyễn Tất Đạt từ lâu có liên lạc với Đội Quyên, mới đây các quân tinh đưa tiền cho y để bố trí bắt Đội Quyên được dễ dàng. Nhưng y đã đưa số tiền ấy cho Đội Quyên để có thêm điều kiện hoạt động nổi dậy ở địa phương. Các quân tinh kết tội đồng mưu phản bội". 499
  15. Nguyệt thượng bạch (nghĩa là mặt trăng lên sáng trong). Cậu Cung ứng khẩu đối ngay: Nhật xuất hồng (nghĩa là mặt trời mọc đỏ chói). Cụ Phan tấm tắc khen ngợi, cho cậu là một chú bé có khẩu khí anh hùng, nếu biết rèn luyện thì sau này sẽ làm nên đại sự cho đất nước. Nội dung đàm đạo việc nước giữa cụ Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước trong vùng đã có tác động bồi dưỡng, gợi mở một đường hướng mới cho cậu Nguyễn Sinh Cung trong suy nghĩ và hành động. Thượng tuần tháng 7 năm Ất Tỵ (1905), cụ Phan Bội Châu từ Nhật Bản bí mật trở về nước, rồi về Nghệ Tĩnh họp các đảng viên bàn kế hoạch đưa học sinh xuất dương du học, trong số những thiếu niên ưu tú, cụ Phan Bội Châu dự định đưa sang Nhật chắc chắn có tên Nguyễn Sinh Cung. Trần Dân Tiên kể lại trong tác phẩmNhững mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, cụ Phan muốn dưa cậu sang Nhật, nhưng cậu không đi. Cậu đã từ chối con đường Đông du. Nguyễn Sinh Cung lớn lên với sự mẫn cảm đặc biệt đối với thời cuộc, với thiên tài, trí tuệ, đã vượt ra ngoài những hạn chế của dân tộc, của thời đại. Người không đi theo con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu, mà quyết tâm đi sang các nước Tây Âu, tiếp thu được tư tưởng tiên tiến, lý luận tiên tiến của thời đại. 500
  16. Năm 1924, Người từ Liền Xô trở về Trung Quô"c mở lớp học đào tạo cán bộ cốt cán chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc này, cụ Phan Bội Châu được tiếp xúc với Người một cách gián tiếp qua trung gian là cụ Hồ Tùng Mậu tại Quảng Châu. Cụ Phan rất ngưỡng mộ Người, đồng thời tiếp thụ sự góp ý của Người để chuẩn bị cải tổ Quốc Dân Đảng theo hướng mới. Điều đó làm cho Người hết sức vui mừng. Khi gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản, Người đã nói rõ: "Trong cuộc thảo luận, tôi (Nguyễn Ái Quốc) đã giải thích cho ông ta (Phan Bội Châu) hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ sở. Ông ta đã đồng Năm 1929, nằm trong ngôi nhà tranh ở Huế, giữa sự bao vây của bọn thực dân Pháp, cụ Phan Bội Châu thấy cần phải tổng kết kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách mạng của mình để làm bài học cho thế hệ sau bằng tập hồi ký Phan Bội Châu niên biểu, trong đó nhiều lần cụ đã trân trọng nhắc đến tên Nguyễn Ái Quốc. Trong ngôi nhà ở dốc Bến Ngự có người đã hỏi cụ: "Thánh Nam Đàn là ai? Thì cụ đã nói ngay là Thánh Nam Đàn là ông Nguyễn Ái Quốc". Cụ đã khuyên một số thanh niên có tâm huyết với vận mệnh đất nước lúc ây là không nên theo cụ nữa mà nên theo ỏng Nguyễn Ái Quôc để hoạt động cứu nước^^l (1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1980, tr.314. (2) Theo hồi ký của Tôn Quang Phiệt và Nguyễn Đức Vân. 501
  17. Năm 1934, cụ Trần Lê Hữu có ghé thăm cụ Phan trên một chiếc thuyền trên sông Hương. Qua câu chuyện về đất nước, cụ Trần Lê Hữu than thở: "Thưa cụ, chúng tôi không hiểu rồi nước ta có độc lập được không. Thấy từ trước đến nay, hễ lớp anh hùng chí sĩ nào nổi lên là bị bắt, bị tù, bị giết, cho đến cụ là niềm hy vọng trong mấy chục năm nay rồi cũng bị bắt về giam lỏng ở đây, như thế thì còn mong gì nữa!". Cụ Phan khoát tay giải thích: "ông không nên nghĩ thế. Đời hoạt động cách mạng của tôi rốt cuộc là một thất bại lớn. Đó là bởi tuy tôi có lòng mà thực bất tài. Nhưng dân tộc ta thế nào rồi cũng độc lập. Nhất định phải thế. Hiện nay đã có người khác lớn hơn lớp chúng tôi nhiều đứng ra đảm đương công việc để làm tròn cái việc mà chúng tôi không làm xong, ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quô'c không?". Lúc ấy cụ Trần Lê Hữu nói với cái giọng buồn rầu, thương tiếc: "Các báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt và chết ở Hương Cảng cách đây mấy năm rồi". Cụ Phan Bội Châu phủ nhận cái tin đó: "Không, tôi chắc ông Nguyễn vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta sẽ được độc lập. Họ bắt tôi dễ, chứ họ làm sao mà bắt được ông Quốc, mà có bắt đi nữa thì họ cũng phải thả thôi, vì ông ấy giỏi chứ có như tôi đâu. ông ta lại có nhiều vây cánh và bạn bè khắp thế giới nữa"^^\ (ĩ) Đào Duy Anh: Một số hồi ửc chưa được công hố về Phan Bội Châu. Ông già Bến Ngự, NXB Thuận Hóa (Huế) 1982. 502
  18. Quan hệ qua lại giữa cụ Phan Bội Châu và những người trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí minh là môi quan hệ bạn bè, đồng chí, quê hương, quan hệ giữa thế hệ con cháu với các bậc cha, chú, với một miền tin "hậu sinh khả úy" được xuyên suốt bởi sợi chỉ đỏ: Yêu nước, thương dân. 503
  19. 'rao đôi ý kiên về bài: "Nguyển Ai Quôc có về nước cuoi 1929 đẩu 1930 hay không?" r ò KI-ỈẮC VVI iệc cụ Võ Khắc Triển khi ở An Nhơn (Bình Định) Vđã gặp Ngnyễn Tât Thành - Nguyễn Ái Quô"c - là việc có dẫn chứng cụ thể. Chỉ xin đưa ra ba sự việc sau đây để chứng minh: 1. Ngày 23-6-1993, tại Hà Nội, ông Võ Thuần Nho, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, đã phát biểu: " Tôi khi còn nhỏ ở quê đã biết gia đình Cụ (Võ Khắc Triển), mà ông thân sinh ra tôi là người bạn thân thiết của Cụ. Hơn nữa là khi kháng chiến, tôi là chủ tịch đã gặp Cụ và đã cùng Cụ xây dựng Mặt trận Tổ quôc (Liên Việt) của huyện. Rồi khi ra Hà Nội, khi Cụ ở phô" Nguyễn Gia Thiều, tôi cũng đã đến gặp Cụ và trao đổi, chuyện trò". " Hơn nữa, Cụ thường kể tôi nghe: K hi Bác Hồ đi ngang qua từ miền Trung vào miền Nam, thì có ghé qua Bình Định và đươc cụ nhà ta giúp đỡ. Việc đó khiến tôi nhớ (1) Sách "Võ Khắc Triển, Tiến sĩ nho học cuối cùng của Việt Nam", NXB Văn hóa - Thông tin - quý III/1999 - trang 150. 504
  20. 2. Ong Phạm Hoàng Minh cũng đã có bài báo vào tháng 3-1998 về sự việc nêu trên, ông Minh là cán bộ tiền khởi nghĩa, hiện ở số nhà 189 phố Minh Khai-Hà 3. Ông Võ Khắc Mừng, con trai lớn của cụ Võ Khắc Triển, sang định cư ở Pháp từ cuối thập niên 1940, trong một bức thư gửi gia đình ở trong nước, ngày 8-2-1990, có đoạn viết: Cụ Võ Khắc Triển" Khi đang làm Tri phủ An Nhơn đã gặp Cụ Hồ và có giúp Cụ Hồ,., để Cụ đi ra xứ ngoài., Như vậy qua ba thông tin kể trên ở ba người, tuy hoàn toàn không quen biết nhau, không từng gặp nhau, ở ba địa điểm khác nhau, vào ba thời gian khác nhau, nhưng cả ba người đều đồng nhất nêu lên một sự kiện; Khi đang làm việc ở phủ An Nhơn (Bình Định - 1927 - 1930), cụ Võ Kliắc Triển đã có gặp Nguyễn Ái Quốc. Vì lòng kính yêu Nguyễn Ái Quôc, xin cung câp các thông tin về sự việc trên. - Hiện nay băng ghi âm ghi hình ông Võ Thuần Nho phát biếu vẫn được lưu giữ. (1) Tạp chí Xưa và Nay - số 49 tháng 3/1998 - trang 41. (2) Ông Võ Khắc Mừng hiện ở số 9 Quai Louis Blériot - Paris. 505
  21. NGUYỂNÁIQUÔC có hay khống về nước năm 1929?^*^ NGUYỀN VIỆT HỒNG '’rong những năm 80, để nghiên cứu về hệ thông giao - - thông liên lạc của Đảng ta, chúng tôi có dịp may mắn được tiếp xúc với một số đông cán bộ cách mạng lão thành làm nhiệm vụ giao thông hoặc am hiểu về tình hình này. Chúng tôi đã được gặp bác Nguyễn Tài, bác Đặng Quỳnh Anh, anh Vũ Quốc Tài (con trai bác Đặng Quỳnh Anh và Vũ Tùng). Trong thời gian bác Tài phụ trách Trưởng phòng biên chính quân khu 4 (thực chất là Phòng giao thông quốc tế của Đảng ta) có một số cán bộ dưới quyền bác mà sau đó chúng tôi cũng được gặp như anh Nguyễn Tử Quý một trong những giao thông đã đưa Hoàng thân Lào Xuphanuvông từ Hạ Lào lên Việt Bắc để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần đây chúng tôi có được gặp các anh Song Tùng, chị Quỳnh Châu, chị Lý, anh Hòa là những người đã sống lâu năm trên đất Thái, có hiểu biết về con đường liên lạc từ Việt qua Lào này. (*) Nhân đọc bài Nguyễn Ải Quốc đã về nước 1929? của Thanh Đạm. Xưa & Nay số 2 (03) 1994. 506
  22. Theo những tư liệu có được, chúng tôi nghĩ rằng, thanh niên yêu nước từ Việt Nam sang Thái đi nhiều vào những năm 1924-1925-1926, mà người dẫn đường chủ yếu là Vương Thúc Oánh, con rể Phan Bội Châu^^\ Kết hỢp giữa ý kiến của Vương Thúc Oánh và bác Đặng Quỳnh Anh thì lộ trình thường hay dùng là: Kim Liên, Vinh, Chợ Thượng (Đức Thọ), Chu Lễ, Hương Khê, Chợ Tiêm, Trại Trụ, Bản Trân, xuyên rừng, vượt núi (dãy Giăng Màn) trên đất Lào, đến bờ sông Mêkông, vào Thakhet hay Mục Đa Hán rồi qua sông sang Thái. Đường đi rất khó khăn, đầy nguy hiểm vì phải tránh các quốc lộ, tỉnh lộ, tránh các đồn gác, bốt giặc, núi cao, suối độc, thú dữ, không bóng người. Dân ca Nghệ Tĩnh có câu; Động Trìm, động Trẹo thì cao Nác Xăm Mòi thì nậy biết làm sao hỡi chàng. "Động" là núi, "Nác" là suối "nậy" là lớn, sâu đó là hình ảnh những địa hình mà ai muôn sang Lào đi bằng đường tắt phải vượt qua. Cho đến năm 1929-1930, cơ sở Đảng của Việt Nam ở Thái ít qua lại con đường này nữa. Ngoài nhiều lý do, có một lý do quan trọng là người dẫn đường không còn. Bà Nhiêu Đĩnh đi chuyên cuối vào năm 1923-1924, Vương Thúc Oánh bị bắt ở Vinh năni 1929 bị tòaán kết tội tử hình, sau bị đày trên Lao Bảo (1) Theo tự thuật của Vương Thúc Oánh viết ngày 28-8-1962. Tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ An. 507
  23. Bác Tài có kể "mấy lần đưa Cụ Hồ qua sông, cắm đò chờ, có lần 2-3 ngày lần 5-6 ngày lại thấy Cụ trở về. Cũng không hỏi han gì, nhưng biết chắc là không đi (Việt Nam) được". Chúng tôi cũng được đọc hai trang đánh máy của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phô Hồ Chí Minh về câu chuyện bà Thu Tâm, trong đó có doạn nói Nguyễn Ái Quô"c có về nước năm 1929 qua đường Ngọc Trạo, Thanh Hóa. Đối chiếu với hệ thông giao thông liên lạc của Đảng vào những năm 1929-1930, chúng tôi chưa có được tư liệu về con đường này từ Ngọc Trạo đi ra Ninh Bình, đi vào Nghệ An Vì sau trạm Ngọc Trạo, trước trạm Ngọc Trạo là trạm nào, cung đoạn ra sao? Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa cũng chưa thấy đề cập đến con đường này Chắc rằng cũng như chúng tôi, nhiều người đã có nghe câu chuyện "cảnh sát Hải Phòng bắt hụt một người phu xe giống hệt Nguyễn Ái Quốc cuối 1929 đầu 1930" hoặc "trong Xô Viết Nghệ -Tĩnh có một người nói tiếng Nghệ An, cán bộ cấp trên rất giống Nguyễn Ái Quốc". Hai câu chuyện trên cho đến nay vẫn chưa tìm ra được những cứ liệu khoa học. Có lẽ điều cơ bản dẫn đến "vấn đề" về nước năm 1929 này của Nguyễn Ái Quốc là 4 chữ "Đi về Việt Nam" trong báo cáo ngày 18 tháng 2 năm 1930 của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản, bản tiếng Anh còn lưu tại Viện Hồ Chí Minh, dẫn trong "Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập II 1930-1945). Do tính chất một công trình biên niên, do sự hạn chế về số chữ, số trang và vì một vài lý do khác mà 508
  24. mục "C. Đi về Việt Nam'\ tập biên niên này chưa đưa được vào mấy dòng chữ tiếng Anh tiếp theo sau đây: '’Hai lần tôi thử ưề Việt Nam nhưng phải quay trở lại, Mật thám và cảnh sát ở hiên giới rất cảnhgiáCy đặc biệt là từ khi có vụ Việt Nam quốc dân đảng ”. Vì đường sá khó khăn, thiếu ’’giao thông", địch kiểm soát ngặt nghèo, cái án tử hình của Nguyễn Ái Quốc đã có sẵn trên đất Nghệ An cho nên Nguyễn Ái Quô"c không về được Việt Nam trong năm 1929 mặc dầu Người rât mong muôn. 509
  25. Mot van de lich SLf can diiac xac minh: NGUYEN Al QUOC da ve niJcyc c u q i nam 1929? THANH DAM ' I % ngay c6 nhOfng bai va sach viet ve qua trinh boat X dong cua Chu tich Ho Chi Minh, biet bao tac gia da ghi mot sii kien quan trong: Nam 1929 Ngiicfi dang cf tren dat Xiem (nay la Thai Lan), thi dLicfc tin trong niidc da hinh thanh ba nhom Cong san, chuyeu la Dong Diiang cong san dang va An Nam cgng sdn dang dang tranh chap nhau kich liet, Ngiicri lien rori dat Xiem sang Hi/cing Cang chu tri Hoi nghi Hop nhdt, thanh lap ra Dang Cong sdn Viet Nam ngay 3-2-1930. Ghi lai sU kien nay, nhiing chiia c6 mot tac gia nao tim kiem them la Ngifcii da tii Xiem den HiiOng Cang bang con dii&ng nao? May chuc nam qua, nhieu ngiidi lam sijf, trong do c6 toi van nghi rang c6 le hoi ay Bac Ho da xuong tau thuy d Bang Coc de di Hu'orng Cang. Do la con diiofng thong thiicfng va thuan tien hon ca. Nhiing cuoi nam 1990 toi da bat dau hieu van de mot cach khac. 510
  26. Năm ấy, có dịp vào TP.HCM, tôi đã bắt gặp anh Vũ Quô"c Tài, con trai cụ Đặng Quỳnh Anh (1896-1986). Anh Tài thân mật kể với tôi rằng anh đã gặp được người đưa đường Bác Hồ từ đất Xiêm qua Lào về Việt Nam, rồi từ Việt Nam sang Hương Cảng cuối năm 1929. - Ai vậy? - Tôi hỏi. - Đó là bà Thu Tâm, người đã từng nhận làm con nuôi mẹ tôi từ thời trước khi có Đảng. Bà Tâm đã trên 80 tuổi, sống tại miền Nam mấy chục năm qua không gặp mẹ tôi, nay nghe đài báo tin mẹ tôi đã mất, lại đọc cuốn "Con người và con đường" của Sơn Tùng viết về Đặng Quỳnh Anh, nên đã tìm đến nhà tôi, thắp hương tỏ lòng thương tiếc mẹ. - Chắc anh đã ghi được hồi ký bà Tâm? - Tôi đã hỏi khá tỉ mỉ Nhưng mình nghỉ hưu lâu rồi, lại không thạo việc viết lách - Vậy thì anh nên giới thiệu cho các bạn làm sử tại Thành phố này để họ khai thác. - Tôi đã nói với một vài người. Nhưng họ gạt đi, cho là chuyện của bà Thu Tâm không đáng tin cậy lắm - Sao vậy? - Vì bà Thu Tâm mất liên lạc với Đảng từ nhiều chục năm rồi. Chồng bà hy sinh trong hoạt động cách mạng cũng không ai xáe minh. Sống' trong vùng địch, rồi Sài Gòn giải phóng, đến nay bà chỉ cô đơn một mình, không con cái, không có tiêu chuẩn, chế độ nào cả. Câu chuyện của bà Tâm liên quan đến nhiều người đã khuất, khó mà tìm ra để xác minh 511
  27. Bẵng đi khá lâu, năm 1992 tôi được tin anh Vũ Quốc Tài đã được Bảo tàng Phụ nữ TP.HCM giúp đỡ phương tiện để ghi lại hồi ký bà Thu Tâm. Anh cũng đã can thiệp với Thành ủy để bà hưởng một chế độ khiêm tốn, có mười mấy thước nhà ở. Nhưng vừa được tý chút đãi ngộ thì bà đã qua đời, thọ 86 tuổi. Anh Tài cầm bản thảo hồi ký ra Hà Nội trao đổi với Sơn Tùng là nhà văn, nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh được nhiều người biết tới, để góp sức hoàn chỉnh bản thảo. Gần đây, nhân hoàn chỉnh bản thảo cuốn sách "Nguyễn Ải Quốc trên đường về nước" (1924-1941), do NXB Nghệ An mời viết, tôi có dịp đọc kỹ hai tập "Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử" (Tập I do NXB Thông tin lý luận tháng 11-1992 và tập II do NXB Chính trị Quốc gia tháng 5-1993), tôi mới dám khẳng định rằngNguyễn Ái Quốc thuở ấy có qua Lào và về Việt Nam trước khi tới Hương Cảng để thành lập Đảng Cộng sản. Trong tập II, trang 13, cuốn sách trên, ghiBiên niên ngày 18 tháng 2 năm 1930, có đoạn viết; "Nhân sự kiện thành lập Đảng ( ) Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo (bằng tiếng Anh) gửi Quốc tế Cộng sản. Báo cáo gồm các mục sau: A. Vài nét về hoạt động của tôi trong năm 1928-1929. B. Đi công tác của tôi ở Lào c. Đi về Việt Nam D. Tới Trung Quốc E. Công tác của Trung ương mới 512
  28. Chỉ mấy dòng đó khiến tôi đã tin chắc rằng câu chuyện của bà Thu Tâm không phải là vu vơ, bịa đặt. Tìm hiểu tiếp: Vì sao Nguyễn Ái Quốc đã quyết định về nước trước khi qua Hương Cảng? Trần Dân Tiên trong "Những mẩu chuyện về đời hoạt dộng của Hồ Chủ tịch" đã viết: ”Ông (chỉ Nguyễn Ái Quôc - BT) biết rõ tình hình trong nước. Hai việc quan trọng làm cho ông đã từ giã nhà chùa và nước Xiêm. Việc thứ nhất là cuộc bạo động của Quôc dân đảng đang chuẩn bị. Nhận xét cuộc bạo động ấy quá sớm và khó thành công, ông muôn bàn lại kế hoạch với anh em Quốc dân đảng Việc thứ hai: vừa mới đây "Tân Việt" và ”Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí" đã gặp nhau để thông nhất lại. Nhưng "Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí" lại chia thành hai nhóm. Mỗi nhóm tổ chức một đảng cộng sản ( ) sự chia rẽ đã làm cho những người yêu nước lo lắng " Nghĩ tới bà Thu Tâm và anh Vũ Quốc Tài tôi lấy làm tiếc, bà không còn nữa! Nhưng cũng may là anh Tài có bản thảo ghi nhận lại cuộc đời và chuyến đi của bà Tâm, tuy việc xác minh còn phải tiếp tục. Tôi nhớ lại năm 1965-1966, cụ Nguyễn Tài (1891-1985) đã kể với tôi rằng hồi cụ còn hoạt động trên đất Xiêm, từng ở chung với Thầu Chín (Bác Hồ) mấy tháng trong năm 1929, có lần Thầu Chín rủ cụ vượt sông Mê kông sang Lào, đi hai ngày men theo đường mòn, dọc bờ sông, gần đễn thành phố Viên Chăn mới vượt sông trở về Xiêm trên địa phận tỉnh Noọng Khai. Hồi ấy tôi mời cụ Tài ghi lại hồi ký, nhưng cụ từ chối: "Thân với anh 513
  29. nên tôi kể qua thế thôi, chứ viết thành văn chương ra điều khoe mình được gần gũi Cụ Hồ!". Vậy thì sau chuyến đi có vẻ "thăm dò" với Nguyễn Tài, Bác Hồ có thể trở lại đất Lào, như Bác đã báo cáo với Quốc tế Cộng sản. Sự thật lịch sử là một vấn đề hết sức phức tạp. Con người che giấu nó, và thời gian cũng che giấu nó không kém. Hồi ký của bà Thu Tâm chính xác tới đâu? Bản thảo của anh Vũ Quốc Tài hiện nay nằm đâu? Bác Hồ đã về qua Việt Nam năm 1929? Vậy thì Bác đã dừng lại ở những địa phương nào? Người đã gặp những ai?, có tiếp xúc được với "anh em Việt Nam Quốc dân đảng" để ngăn chặn cuộc khởi nghĩa "quá sớm" như Người đã suy tính hay không? Người đã đi theo đường nào để vượt biên giới Trung Quốc sang Hương Cảng? Tiếc rằng tôi không đủ điều kiện và phương tiện để tiếp tục sưu tầm, xác minh sự kiện quan trọng này. Tôi phải viết thư hỏi anh Vũ Quô"c Tài (ở 585/48 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM) mong được xem bản thảo hồi ký bà Thu Tâm. Nhưng anh Tài trả lời đã nộp hết cho Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ ở TP.HCM. Nghe nói mấy năm gần đây Viện Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng như Viện nghiên cứu lịch sử Đảng đã sưu tầm thêm nhiều sử liệu mới. Một số cơ quan đã cử người đi Nga nghiên cứu, sao chụp nhiều sử liệu trong kho lưu trữ Liên Xô cũ. Mong sao những sử liệu này được công bố. Chỉ riêng nội dung bản báo cáo của Nguyễn Ái Quốc 12 mục gửi QTCS ngày 18 tháng 514
  30. 2 năm 1930 cũng giúp cho giới sử học và những người yêu sử hiểu thêm Bác Hồ đã làm việc ở Lào và ở Việt Nam cuối năm 1929 như thế nào. Tôi chân thành đề nghị các cơ quan có trách nhiệm sớm công bố những tư liệu mới sưu tầm, hoặc mở rộng cửa kho tư liệu cho các nhà sử học đến nghiên cứu. Trước mắt, các cơ quan sử học có phương tiện và thẩm quyền nên tiến hành xác minh và công bố hồi ký bà Thu Tâm, làm rõ chặng đường Nguyễn Ái Quốc đã trở về Việt Nam để tới Hương Cảng trong thời điểm lịch sử rất quan trọng 1929-1930. 515
  31. NGUYỂN TẦT THÀNH đã đẽn Mỹ Tho năm 1911? NGUYỄN HỮU HIỂU Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây không phải thời gian mà là trong thời gian đó người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đi đâu, ở đâu, liên hệ với ai, sinh sống và hoạt động như thế nào, Vi chính những động thái đó mới là yếu tố góp phần tích cựcy trực tiếp cho việc Nguyễn Tất Thành xuống tàu Amiral Latouche Tréville vào ngày 5-6-1911. Bài viết này muốn tìm hiểu xem trong thời gian nêu trẽn, Nguyễn Tất Thành có cùng cha là phó bảng Nguyễn Sinh Huy đến Mỹ Tho (quá Sài Gòn khoảng 70 km về phía Nam) để gặp Phan Chu Trinh hay không? ^]Ị“'^rên hành trình vào phương Nam tìm đường ra nước - . ngoài, địa điểm dừng chân xa nhât trên đất Nam bộ của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành là thành phô Sài Gòn. Điều này đến nay đã được Hồ Chí Minh bièn niên tiểu sử xác nhận^^l (1) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr. 44. 516
  32. Theo sách đã dẫn thì vào tháng 2 nám 1911, sau mấy tháng dạy học ở trường Dục thanh (Phan Thiết), Nguyễn Tất Thành rời trường vào Sài Gòn. Tuy nhiên, tại cuộc Hội thảo khoa học ”Bác Hồ với Thuận Hải" năm 1985, tỉnh ủy Thuận Hải và một vài nhà nghiên cứu có đưa ra ý kiến và tư liệu cho rằng Nguyền Tất Thành vào Sài Gòn ngày 19-9-1910 cùng với cụ Nghè Trương Gia Mô và được cụ Nghè đưa về tạm trú ở nhà người anh em bạn dì của cụ là ông Lê Văn Đạt, nằm trong xóm Rạch Bần (nay là số^ nhà 185/1 đường Cô Bắc, quận 1, thành phố^ Hồ Chí Minh)^^\ trước khi về ở tại cơ sở của Liên Thành phân cục (nay là sô^ 5, đường Châu Vãn Liêm, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh). Hai môc thời điểm nêu trên chênh lệch nhau gần 5 tháng. Nếu tính theo thời điểm thứ nhât cho đến ngày Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn ra đi (ngày 5-6-1911), thì thời gian anh số’ng ở Nam bộ là 4 tháng; còn nếu tính theo thời điểm thứ hai thì thời gian đó là gần 9 tháng. Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây không phải thời gian mà là trong thời gian đó Nguyễn Tất Thành đi đâu, ở đâu, liên hệ với ai, sinh sống và hoạt động như thế nào. Vì chính những động thái đó mới là yếu tổ’ góp phần tích cực, trực tiếp cho việc Nguyễn Tất Thành xuông tàu Amiral Latouche Tréville vào ngày 5-6-1911. Bài viết này muôn tìm hiểu xem trong thời gian nêu trên, Nguyễn Tất Thành có cùng cha là phó bảng Nguyễn (1) Vàng trong ỉửa, Ban Khoa học xã hội Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.I-47 - 1-48. 517
  33. Sinh Huy đến Mỹ Tho (quá Sài Gòn khoảng 70 km về phía Nam) để gặp Phan Chu Trinh hay không? Chúng ta biết rằng, sau vụ chống thuế nổ ra ở Trung kỳ (1908), Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội và bị đày đi Côn Đảo. Sau đó, do sự can thiệp của "Liên minh đoàn quyền" Pháp, chúng phải thả ông ra; nhưng chúng đưa ông về an trí ở Mỹ Tho. Để thoát cảnh cá chậu chim lồng, ông yêu cầuđược sang Pháp; điều này trúng ý đồ của chúng, lúc nào chúng cũng muốn tống khứ ông ra khỏi nước vì chúng cho ông là phần tử "cực kỳ nguy hiểm cho nền thống trị của Pháp tại Đông Dương”. Do đó, ngày 29-3-1911 chúng đưa ông lên Sài Gòn và ngày 1-4-1911 ông xuống tàu sang Pháp. Như vậy thời gian ông sống ở Mỹ Tho là từ ngày 22-6-1910 đến 29-3-1911. Trong thời gian này, ông bị chỉ định cư trú tại nhà ông Đoàn Hữu Đức, cai tổng Thạnh Phong (quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho), ở tại bến Tắm ngựa (nay thuộc phường II, thành phố Mỹ Tho), dưới sự giám sát chặt chẽ trực tiếp của viên chánh tham biện Mỹ Tho là Couzineau. Sở dĩ chúng chọn nhà ông Đoàn Hữu Đức vì ông Đức làm cai tổng lại có hàm tri huýện (có người gọi là Cai tổng Huyện) có con trai là Đoàn Hữu Chung lúc đó là chánh văn phòng cho chánh tham biện Mỹ Tho là công chức người Việt cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, ông Đức lại có hai người con rể: một là Trần Đình Túy tức Trần Năng Liểu (Bái Liểu) là ông ngoại của bác Tôn gái, nhà ở Vĩnh Kim (nay thuộc huyện Châu Thành - Tiền Giang); hai là Nguyễn Kim Thinh tự Tử Dân (tức Bộ Dân), nhà ở cầu Dỹ (làng Mỹ Phong) gần thành phố Mỹ Tho. Nhà ông Bộ Dân mới chính là nơi ở thường 518
  34. xuyên của Phan Chu Trinh; còn nhà ông Đức khi nào quan chức Tây cần tiếp xúc, ông mới về. Cả hai người con rể của ông Đức đều là nhà Nho yêu nước. Chính là nhờ sự che chở, cẩn trọng, khéo léo của cha con cai tổng Đức mà Phan Chu Trinh gặp gỡ, tiếp xúc được nhiều người. Song do sự kín đáo của các cụ, nên ngày nay chúng ta không thể biết hết những nhân vật ấy là ai. Trong cuốn Phớt qua những trang sử của xã Vĩnh Kim của ông Trần Năng Dung, con ông Trần Năng Liểu, cháu ngoại cai tổng Đức, ấn hành năm 1972 (in rônéo) có đề cập đến chi tiết phó bảng Nguyễn Sinh Huy có đến ở nhà cai tổng Đức. Tiếc là trong tài liệu này không nói rõ thời điểm nào, vì cả hai ông Nguyễn Sinh Huy và Phan Chu Trinh đều có ở nhà ông cai tổng Đức trong hai thời điểm mà chúng ta đang bàn (tức năm 1911) và thời điểm thứ hai là năm 1926, tức là sau khi ở Pháp về, Phan Chu Trinh có ở Mỹ Tho một thời gian ngắn rồi mới về Sài Gòn và qua đời. Như vậy, Nguyễn Tất Thành cùng Nguyễn Sinh Huy có gặp Phan Chu Trinh ở Mỹ Tho vào năm 1911 không? Do vụ án Tạ Đức Quang^^l Nguyễn Sinh Huy bị cách chức tri huyện Bình Khê (Bình Định) triệu hồi về kinh chờ xét xử. Ngày 19-5-1910, Hội đồng nhiếp chánh triều đình Huế họp xét vụ án này đã buộc ông vào tội "lạm quyền" và tuyên án phạt 100 trượng; sau đổi thành giáng 4 cấp và thải hồi. Bản án này được duyệt y ngày (1) Xem thêm: Nguyễn Hữu Hiếu - Ngô Bé (Nguyễn Đắc Hiền chủ biên), Cụ Phó hảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc xuất bản, 1990, tr. 71-72. 519
  35. 27-8-1910. Nhưng sau đó, ngày 19 tháng 4 nám Duy Tân thứ 4 (tức ngày 23-9-1910, Bộ Hình lại có tờ tấu trong đó có đoạn: " Tuy xét ra không có tư tình thù oán gì khác, nhưng làm như vậy thật là trái phép. Viên tri huyện này là Nguyễn Sinh Huy vôn nên chiếu luật (có trình bày rõ) phải phạt giáng 4 cấp mà lưu. Truy thu mười lạng bạc cấp cho gia đình người chết lo việc chôn cất. Lại xét viên tri huyện này mới làm quan chưa tường dân chính, xin cho Bộ Lại tôi cải bổ kinh chức"^^\ Nhưng sau khi thoát khỏi cảnh tù tội, Nguyễn Sinh Huy không chờ "cải bổ kinh chức" tức bổ nhiệm làm quan tại kinh đô, mà vội vã vào Phan Thiết, nơi Nguyễn Tất Thành đang dạy học. Đến Phan Thiết, không gặp Nguyễn Tất Thành, ông vào ngay Sài Gòn. Lúc này hành tung của ông đã được mật thám lưu ý. Trong bức điện sô" 8505, ngày 14-3-1911 của Khâm sứ Trung kỳ ghi rõ: "Nguyễn Sinh Huy được phát hiện đã lên thuyền ngày 26-2-1911 để đi gặp con trai Nguyễn Tất Thành và bàn bạc với Phan Chu Trinh"^^\ Trong bài "Phan Chu Trinh ở Mỹ Tho" của tác giả Phan Thị Minh đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 4 (tháng 4-1995), có đoạn viết; "Trong tư liệu Phan Chu Trinh đem về, lưu giữ tại gia đình, thì Phan Chu Trinh cùng con trai lên Sài Gòn ngày 29-3-1911 và xuống tàu sau đó hai ngày (1-4)". Như vậy cuộc gặp gỡ trên nếu có, (1) Châu bản triều Nguyễn, TTLT. TƯ II. (2) Dẫn lại theo Phan Thị Minh. Tlđd. 520
  36. chỉ có thể diễn ra ở Mỹ Tho. Sự khẳng định này cũng được củng cố khi liên hệ với nội dung mà anh Vũ Kỳ là thư ký riêng của Hồ Chủ tịch đã xác nhận lời Bác phát biểu về cụ Phan Chu Trinh: "Mình biết Cụ từ trong nước rất sớm vì Cụ là bạn thân của cha mình. Lúc đi Pháp là dựa vào Cụ, ở Pháp cũng dựa vào Cụ để sông và hoạt động " (Anh Vũ kỳ nói ngày 2-3-1993, có chứng kiến và xác nhận của Bảo tàng Hồ Chí Minh). Cãn cứ vào một số tư liệu nêu trên, chúng tôi nhất trí với nhận xét của tác giả Phan Thị Minh là cuộc gặp gỡ này nếu có, chỉ có thể diễn ra ở Mỹ Tho, vì Phan Chu Trinh lên Sài Gòn ngày 23-9-1911 và xuống tàu ngày 1-4; trong hai ngày 30 và 31-3 đương nhiên Phan Chu Trinh được giám sát chặt chẽ, hạn chế mọi cuộc tiếp xúc, chớ không như lúc ở Mỹ Tho, Trong công tác điền dã năm 1988 cho công trình Cụ Phó bảng Nguyên Sinh sấé^\ chúng tôi có đến nhà ông Ngô Đình Đẩu ở xã Tân Lý Tây huyện Châu Thànl;!, tỉnh Tiền Giang. Lúc bây giờ Ngô Đình Đẩu đã qua đời, người nhà cho biết cha ông Đẩu là Ngô Đình Hanh tức Hộ Hanh khi còn sông thỉnh thoảng có nói cho người trong gia đình biết; vào nám 1911 cụ phó bảng Huy có đến nhà, cùng đi với một thanh niên khoảng 19, 20 tuổi mà cụ thường gọi là cháu. Theo gia phả (chúng tôi có được xem) thì họ tộc Ngô Đình của ông Hộ Hanh là (1) Khu mộ cụ Phó bang Nguyễn Sinh Sắc xuất bản năm 1990, tái bản lần thứ nhất nàm 1994. 521
  37. một chi trong họ tộc Ngô Đình của Ngô Đình Diệm gốc ở Quảng Bình. Trong tham luận của Ban Nghiên cứu Lịch sử Tỉnh ủy Tiền Giang đọc tại cuộc Hội thảo khoa học về cụ Nguyễn Sinh Sắc tổ chức tại Đồng Tháp vào tháng 1-1990, có đoạn: " ở Mỹ Tho, có lẽ nơi cụ (Nguyễn Sinh sắc) tới sớm nhất là nhà ông Ngô Đình Hanh (thường gọi là Hộ Hanh là cha của ông Ngô Đình Đẩu) ở xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Theo bà Túy Hoa, người cùng xã với ông Ngô Đình Đầu cho biết: khoảng năm 1911, cụ Phó bảng có đến nhà ông Hộ Hanh, cùng di với một thanh niên khoảng 19, 20 tuổi, dáng cao gầy, giống cụ Phó bảng, nhưng cụ gọi là cháu. Gia đình ông Ngô Đình Đẩu còn cho biết; cuôl năm 1945, cụ Hồ có gởi tặng cho ông Ngô Đình Đẩu một tấm chân dung cụ Hồ, phía sau có đề bô"n câu thơ và một cây kiếm ngắn của Nhật. Rất tiếc, những kỷ vật đó gia đình không còn giữ được". Cứ liệu này, đến nay tuy chưa được xác minh, nhưng đôi chiếu với các tư liệu được trình bày, phân tích ở trên và nhất là đôi chiếu với phát biểu của Bác Hồ về Phan Chu Trinh: "Mình biết cụ từ trong nước rất sớm vì Cụ là bạn thân của cha mình. Lúc đi Pháp là dựa vào Cụ ", cho chúng ta thấy sự kiện Nguyễn Tất Thành cùng thân phụ là phó bảng Nguyễn Sinh Huy có đến Mỹ Tho và gặp Phan Chu Trinh tại đây trước ngày 29-3-1911 là có khả năng diễn ra. Nếu nội dung bức điện số 8505 của Khâm sứ Trung kỳ chính xác về thời điểm Nguyễn Sinh Huy xuông tàu vào Sài Gòn là ngày 522
  38. 26-2-1911, thì thời gian Nguyễn Tất Thành đến Mỹ Tho nằm trong khoảng sau ngày 26-2-1911 đến 29-3-1911; còn nơi đến thì ngoài nhà ông Ngô Đình Đẩu ở Tân Lý Tây (huyện Châu Thành - Tiền Giang) còn có nhà ông Nguyễn Kim Thinh (tức Tử Dân, Bộ Dân) ở cầu Dỹ, gần chùa Vĩnh Tràng (xã Mỹ Phong) nay thuộc thành phố Mỹ Tho. 523
  39. Traũ đổi ý kiên Mguyển Ái Quốc có về nước cuôi 1929 đầu 193Ũ hay không? NGLYỄN THỊ GIANG ạp chí Xưa & Nay số 40 (6-1997) có đăng bài của Tông Võ Khắc Vui viết về Vị tiến sĩ nho học cuối cùng của nước ta - cụ Võ Khắc Triển. Bài viết có đoạn: "Những năm đầu thế kỷ XX, do lui tới thi cử ở Huế, cụ đã có dịp đi lại nhiều lần với cụ Nguyễn Sinh sắc đàm đạo và ngâm vịnh, nên cụ quen biết cậu học sinh Nguyễn Sinh Cung. Khi làm tri huyện Đồng Xuân (Phú Yên), cụ đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành giấy tờ đi đường trước khi xuất ngoại". Cũng tạp chí trên, sô 49 (3-1998) lại đàng tiếp một bài của bạn đọc là ông Phạm Hoàng Minh. Bài viết nhắc lại câu chuyện do Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh (quê ở Qui Hậu, Đại Phong, Lệ Thủy, Quảng Bình) kể lại như sau: "Khi làm tri phủ An Nhơn, tĩnh Bình Địĩih, mật thám Pháp đã bắt thầy giáo Nguyễn Tất Thành đưa về nhôt ở lao phủ An Nhơn. Cụ Võ nhận ra Nguyễn Tất Thành vì đã từng quen biết và đi lại với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ngay nửa đêm hôm đó, cụ Võ lệnh cho cai 524
  40. ngục giao chìa khóa đế vào lao gặp Nguyễn Tất Thành, biếu 20 đồng bạc Đông Dương và giục phải đi ngay lập tức". Bài viết cho biết thêm: trong cải cách ruộng đất, năm 1956, cụ Võ bị quy là quan lại, địa chủ, đã bị khép vào án tử hình. Nhờ viết bản khai việc cứu Nguyễn Tất Thành năm xưa nên được hoãn lại, "sau đó được đưa trả Trung ương theo lệnh của Bác Đây là những thông tin mới, có liên quan đến một giai đoạn tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi thành lập Đảng. Nếu những thông tin này được trao đổi, xác minh, ghi nhận thì sẽ là những sự kiện làm phong phú thêm cuộc đời von đã đầy oanh liệt, phong phú và vô cùng gian truân của Bác Hồ chúng ta. Vừa qua, Viện Hồ Chí Minh lại nhận được thư phản ánh về các sự kiện này của ông Võ Khắc Vui, kèm theo bản photo hai bài viết nói trên cùng lời kể của một hai người khác nữa. Bức thư của ông Võ Klìắc Vui gửi cho Viện Hồ Chí Minh cũng xác nhận là "đã được cha chúng tôi kể chuyện này từ năm 1940, trước Cách mạng tháng Tám 1945. Khi cha tôi làm tri phủ An Nhơn (Bình Định), cha tôi đã có gặp Nguyễn Ái Quôc (vào khoảng cuôì năm 1929 đến năm 1930)". Riêng chúng tôi thấy đây là một việc rất quan trọng, cần được trao đổi, xác minh. Trước hết, chúng tôi xin tỏ lòng kính trọng đôi với vỊ tiến sĩ nho học cuối cùng ở nước ta, bởi có khi việc chúng ta đem ra bàn ở đây lại (1) Thực ra là theo lời mời của Bộ Văn hóa để dịch sách Hán Nôm. 525
  41. ngoài ý muốn của cụ. Điều mong muôn của chúng tôi là không biết gia đình còn giữ được văn bản, tư liệu nào lúc sinh thời do cụ Võ đích thân ghi chép cụ thể về sự kiện này không? Bài viết của cụ Lê Thước về cụ Triển năm 1966, khi cụ mất, cũng không thấy nhắc gì đến sự kiện này. Còn lời kể của các ông Vui, ông Minh đều chỉ là do nghe người khác kể lại mà thôi. Vì vậy, cho phép chúng tôi chỉ bàn mấy điều về những lời kể truyền miệng này. 1. Cụ Võ Khắc Triển sinh năm 1883, kém cụ Nguyễn Sinh Sắc (sinh năm 1862) 21 tuổi, hơn bà Nguyễn Thị Thanh 1 tuổi (sinh năm 1884) và hơn Nguyễn Sinh Cung 7 tuổi, như vậy cách cụ sắc gần một thế hệ. Cụsắc dỗ phó bảng năm 1901 (39 tuổi) lúc đó cụ Triển mới 18 tuổi, giữa năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế nhận chức thừa biện bộ lễ. Thời gian này cụ Triển lui tới thi cử nhiều lần ở Huế nên có thể có quen biết với gia đình cụ sắc. Tuy có sự cách bức về tuổi tác và vị thế ngày xưa, nhưng nếu tâm đầu ý hợp, cụ sắc có thể coi cụ Triển là bạn vong niên, cùng nhiều lần "đàm đạo, ngâm vịnh", đó là điều có thể hiểu được. 2. Năm 1911, khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước thì cụ Triển chưa đỗ đạt gì. Năm 1912 cụ đỗ cử nhân, năm 1919 mới đỗ tiến sĩ, năm 1920 mới được bổ tri huyện Đồng Xuân, Phú Yên, thì lúc này Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài được gần 10 năm, đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên năm 1920 với tên mới Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, cơ hội để tri huyện 526
  42. Đồng Xuân "giúp giấy tờ cho Nguyễn Tất Thành trước khi xuất ngoại" là không có diều kiện gì xảy ra. 3. Quan trọng nhất là sự kiện: khi làm tri phủ An Nhơn, Bình Định, cụ Triển đã giải thoát cho thầy giáo Nguyễn Tất Thành khỏi nhà lao phủ An Nhơn (ông Minh kể lại theo lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh). Rất tiếc là lời kể của ông Thanh đã không cho biết rõ sự việc đó xảy ra chính xác vào tháng năm nào, nguồn xuất xứ từ đâu, do nhân chứng lịch sử nào kể lại? Chúng ta được biết cụ Võ làm tri phủ An Nhơn từ năm 1927 đến nám 1931 thì được thăng về Huế làm Lang trung bộ Binh kiêm Hộ thành Binh mã phó sứ ở Kinh thành Huế. Vậy việc giải thoát cho Nguyễn Tất Thành xảy ra vào năm nào, từ 1927 đến 1931? Nhưng điều then chôt nhất cần làm sáng tỏ là trong thời gian đó (1927-1931),Nguyễn Ái Quốc có lần nào về nước hay không? Theo Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập ta được biết: từ giữa năm 1928 Nguyễn Ái Quôc về hoạt động tại Xiêm, tuyên truyền yêu nước trong đồng bào ta ở Bản Đông, huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanulốc, miền Trung nước Xiêm. Sau dó, Người rời đi Uđon, xây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền về trong nước. Thời gian ở ưđon, Nguyễn Ái Quô"c đã đến Noong Khai gặp gỡ một số cán bộ hoạt động ở Viêng Chán sang, để tìm hiểu tình hình phong trào ở Lào và khả năng đẩy mạnh cuộc tuyến truyển vận động cách mạng về Việt Nam. Đầu năm 1929, Nguyễn Ái Quôc đến Sacon, Mucđahan, (lì Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993. 527
  43. nơi có đông Việt kiều sinh sông. Tại đây, một thời gian dài Nguyễn Ái Quốc ở ngay tại hiệu thuôc của Đặng Văn Cáp. Đến tháng 11, Nguyễn Ái Quôc rời Xiêm đi Trung Quốc. Vậy Người đi Trung Quôc bằng con đường nào? Đây là điều quan trọng nhất cần làm rõ: Nguyễn Ái Quôc có qua Việt Nam không, do đó có việc bị bắt ở An Nhơn, Bình Định không? Từ Xiêm đi Quảng Châu, Hồng Kông (Trung Quôc) hồi đó, Hội Việt Nam thanh niển cách mạng đồng chí đã hình thành dược mấy tuyến giao thông chính: - Tuyến Bản Đông ~ Băng Côc - Quảng Châu, đi bằng tàu buôn nước ngoài. Tuyến này nhanh và an toàn nhất. - Tuyến từ Noong Khai - Viên Chăn - Thanh Hóa - Nam Định - Hải Phòng - Móng Cái, rồi đi thuyền buồm đến Bắc Hải, vào Quảng Châu. Tuyến này phức tạp và nguy hiểm, vì phải qua nhiều chặng kiểm soát bên Việt Nam, nhất là cửa khẩu Hải Phòng. Hai đồng chí Úy viên Trung ương lâm thời Hạ Bá Cang và Phạm Hữu Lầu trên đường đi họp Hội nghị Trung ương năm 1930 đã bị bắt tại đây. Còn tuyến từ nam Thái Lan qua Hạ lào sang Bình Định của ta thì chưa nói gì đến, vì phải qua nhiều chặng á ể m soát trên đât liền từ Trung ra Bắc, nên càng nguy hiểm hơn. Vào thời gian Nguyễn Ái Quô"c rời Xiêm đi Trung Quốc (tháng 11-1929) có mấy điểm cần lưu ý: 528
  44. - Ngày 10-10-1929, Nguyễn Ái Quốc đã bị tòa án Nam triều họp tại Vinh xử tử hình vắng mặt cùng với 6 người khác, trong đó có Trần Phú, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm v.v - Việc chuẩn bị khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị bại lộ, các chiến sĩ cách mạng đang bị Pháp vây ráp, khủng bô" rất căng thẳng. Nguyễn Ái Quô"c biết rõ điều này. Một người hoạt đọng dày dạn kinh nghiệm và rất thận trọng như Nguyễn Ái Quốc có thể lựa chọn một tuyến đường bộ dài ngày và nguy hiểm trên đất nước Việt Nam hay không? - Hồi ký cách mạng của các cụ hoạt động với Bác Hồ thời kỳ người ở Xiêm như cụ Nguyễn Tài (người đã năm lần được cùng đi công tác với Nguyễn Ái Quốc trên đất nước Thái Lan và một lần đưa người sang Lào, đến tận thị xã Xavannakhét rồi lên Xiêng Vang)^^\ của cụ Lê Mạnh Trinh, Đăng Văn Cáp, v.v cũng đều không thấy nói đến việc về Việt Nam và bị bắt này. Mỗi lần đi công tác trên đất Xiêm, đất Lào của Nguyễn Ái Quốc đều có cán bộ của tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí đi bảo vệ và dẫn đường, dù có về Việt Nam cũng vậy, nếu sự việc xảy ra, họ phải báo cáo và tổ chức của ta phải biết đến. Cuối cùng, để giúp làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc viết tại Hồng Công, ngày (1) Nguyễn Tài, "Nhớ lại ngày đưa Bác Hồ t,ừ Thái Lan sang xây dựng cơ sở ở Lào". Tạp chí Cộng sán, số 12-1986. Thế Tập ghi. 529
  45. 18-2-1930, sau Hội nghị thành lập Đảng, đoạn nói về công tác của Người tại Xiêm, từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, mục cĐi . về An Nam, như sau: "Đã hai lần tôi cố gắng về An Nam, nhưng p h ải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam "Quốc dân đảng"? Khi tôi đang cố gắng thử đi lần thứ ba thì một đồng chí Hồng Công tới Xiêm và tin cho tôi biết tình hình: Hội An Nam Thanh niên cách mạng bị tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái, v.v Lập tức tôi đi Trung Quốc tôi tới đó vào ngày 23-12"^li Tiếp theo, ngày 27-2-1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết thư gửi đại diện Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc tế Cộng sản. Trong thư, ở mục 9, Người viết: "Tôi không tham gia Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi chưa trở về Đông Dương được, nhất là lúc này, chúng đã ban cho tôi một cái án tử hình vắng Như vậy là, theo hai bản báo cáo viết tay (có bút tích) của Nguyễn Ái Quốc, thì cuối năm 1929 Người đã nhiều lần thử tìm đường về Việt Nam mà không thực hiện được. Đầu năm 1930, cuối tháng 2, Người vẫn nói: Tôi chưa trở về Đông Dương được. Nếu có chuyện về Việt Nam và bị bắt, tôi được giải thoát - một dẫn chứng hùng hồn về cảm tình của quần chúng đối với cách mạng, chắc chắn Người sẽ đưa vào các báo cáo nói trên. Còn (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, H, 1995, tập 3, tr. 11-12 (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXBCTQG, H. 1995, tập 3. tr. 22. 530
  46. như, nếu Tòa án Nam t i u họp tại Vinh đã kết tội tử hình một yếu nhân nhu ĩ giiyễn Ái Quốc, mật thám đã bắt được, rồi một viên tri phủ của Nam triều lại có thể thả ra, hoặc để sống, môt tu nhân quan trọng đến như vậy - một tù nhân mà cả guồng máy đàn áp của chính quyền thực dân đã bỏ ra bao công sức, tiền của mới bắt được, thế mà viên tri phủ đó đã không bị đàn hặc trách cứ gì, lại còn được thăng lên cấp cao hơn, đưa về kinh đô, đó cũng là một chuyện vô lý. 531
  47. "lực hiện Di chúc của Chủ tịch Hổ Chí Minh Tại lễ kỷ niệm 109 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 30 năm thực hiện Di chúc của Người, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đọc bài diễn văn kêu gọi cán bộ đảng viênhọc tập, rèn luyện tư tưởng và đạo đức cách mạng, thực hiện thắng lợi cuộc vận dộng xây dựng, chỉnh đốn Đảng.C húng tôi xin trích giới thiệu bạn đọc. X&N Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, phải hoàn thiện mình để lãnh đạo đất nước. Người khẳng định: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đầy tớ trung thành của nhân dân". "Vì người cầm quyền, người lãnh đạo nếu không là đầy tớ của dân thì chỉ có thể là ông quan phụ 532
  48. mẫu, ông chủ của dân mà thôi. Phải hiểu rằng khi được giao chức quyền, cán bộ, nhân viên Nhà nước chỉ là người đại diện cho nhân dân”. Nhà nước ta là của dăn, do dân và vì dân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo Nhà nước ta là công cụ phục vụ lợi ích của nhân dân, thực hiện nhân dân làm chủ. Bác Hồ xem dản chủ là bản chất của ché độ ta. Nhà nước ta. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, coi trọng xây nền nhản dân là hai mặt không thể tách rời nhau của cùng một vấn để. Muốn xây dựng nền nhân dân phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng phải củng cố nền nhân dân thật bền vững. Về chỉnh đôn Đảng, Bác không coi đó là biện pháp tình thế mà là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên dể thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển của cách mạng. Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng thái độ bình tĩnh, sáng suốt, kiên định lập trường, không để rơi vào tình trạng dao động, bi quan; khi cách mạng trên đà thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu; khi Đảng cầm quyền, đảng viên rất dễ đánh mất mình, ngày hôm qua vĩ đại, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến nếu họ không trong sáng, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy lại cần coi trọng chỉnh đôn Đảng. Đặc biệt là hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử mới và trước thực trạng 533
  49. của Đảng ta thì thấy nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đô"n Đảng vừa là cơ bản, thường xuyên lại vừa cấp bách. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã giành được, Đảng đã có bước trưởng thành mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đa số cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất cách mạng. Nhưng chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng có một bộ phận của bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, dao động về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý là có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, vi phạm luật pháp Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của dất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vỊ mình. Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phải toàn tâm toàn ý chăm lo sự nghiệp chung thì lại làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc quyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, luồn lách, chỉ coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần; nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản và lâu dài. Cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh đạo phải gần gũi nhân dân, đi sát cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, hiểu thấu nguyện vọng của đồng bào, lắng nghe ý kiến và học tập kinh nghiệm của quần chúng, tổ chức 534
  50. thực hiện cụ thể, giải quyết kịp th(/i các vấn đề nóng hổi đặt ra trong đời sống, thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách, xách nhiễu, không tôn trọng nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống của nhân dân làm thước đo sự lãnh đạo và phấm chất của mình. Đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phát huy cao nhất nội lực, cần kiệm liêm chính thì một bộ phận cán bộ đảng viên xa hoa, phung phí tiền của, bỏ mặc tài sản của công mất mát, hư hỏng và bị phá hoại. Các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn nham hiểm, trắng trỢn và độc ác chông lại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn ra phức tạp và quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh vững vàng và tỉnh táo thì một số cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước lại mơ hồ, mất cảnh giác. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm, kỷ luật và quản lý đảng viên lỏng lẻo, chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình không nghiêm, tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài ở một số cấp ủy, địa phương Trước tình hình ấy, có cấp ủy, đảng viên chưa thấy hết tính chất nghiêm trọng của thực trạng, còn chủ quan, đơn giản, thờ ơ, không nhận thức được yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ( ). Từ vị trí then chố^t eủạ công tóc xây dựng Đảng, từ yêu cầu của thời kỳ mới, từ thực trạng Đảng ta hiện nay, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) đã đi tới một quyết định đặc biệt quan trọng: Phai tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình 535
  51. nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng. Cuộc vận động tiến hành trong hai năm, từ 19-5-1999 đến 19-5-2001, sau đó trở thành nên nếp thường xuyên. Cuộc vận động này phải đạt được yêu cầu: - Nâng cao sự thông nhất về nhận thức tư tưởng, chính trị, về ý chí và hành động trong toàn Đảng, kiên định lập trường cách mạng và những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Đảng về mọi mặt, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời kỳ mới. - Bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống làm cho Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng - dân một ý chí, thực hiện lời dạy của Bác; "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". - Tạo bước chuyển biến mới trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, gương mẫu chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết Đảng, pháp luật Nhà nước, nói đi đôi với làm. - Chấn chỉnh, sắp xếp các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính để bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân ( ). Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng lần này thể hiện trách nhiệm và tình cảm của Đảng đối với Bác Hồ, đối với nhân dân. Cuộc vận động ấy liên quan đến vận mệnh của Đảng, của chế độ, hạnh phúc của đồng bào và việc hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp 536
  52. hóa, hiện đại hóa, đổi mới toàn diện và sâu sắc đất nước. Vì vậy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng la nhiệm vụ của toàn Đảng và cũng là nguyện vọng, trách nhiệm của toàn dân. Năm nay vừa tròn 30 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do ý nghĩa đặc biệt ấy, với lòng thành kính nhớ ơn Người, chúng ta phải tự xem xét lại mình một cách cặn kẽ đã sống, học tập, rèn luyện, làm việc, chiến đấu như thế nào và phải tiếp tục làm gì để thực hiện Di chúc của Bác. Trong buổi lễ trọng thể này, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí có trọng trách, quyết tâm và gương mẫu thực hiện thắng lợi cuộc vận động. Tôi thiết tha đề nghị các đồng chí lão thành cách mạng, các vị trong Mặt trận Tổ quô"c Việt Nam, các đại biểu Quô"c hội, các nhân sĩ, trí thức, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, sinh viên cùng toàn thể đồng bào, các cựu chiến binh và các lực lượng vũ trang nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng cuộc vận động, thường xuyên tham gia xây dựng Đảng, giám sát cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di chúc của Chủ tjch Hổ Chí Minh [Trích phẩn nói về Đảng] Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng 537
  53. ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hãng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thông cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần dạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. 538
  54. Thử xác định thêm thời gian Nguyến Tằt Thành đên Pháp - Xuằt xứ của tên gọi Nguyển Ai Quôc LÊ THỊ KINH tức PHAN THỊ MINH ề ngày đến Pháp của Bác Hồ thì đến nay vẫn còn Vcó những ý kiến khác nhau. Nhiều sử gia Pháp và phương Tây tìm cách xác minh, nhưng vì không có chứng cớ cụ thể cuối cùng phần lớn đành phải chấp nhận lấy theo lời khai của Người ở sở cảnh sát Paris trong hai lần được gọi đến xét hỏi trong năm 1919 và 1920 là: Đến Pháp từ tháng 6-1919, trước đã ở Mỹ và ở Anh, sang Pháp ở đường Stockholm, không nhớ số nhà, rồi ở 56 đường Monsieur Leprince. Quê ở Nghệ An nhưng không có bất cứ một giấy tờ nào từ nơi gốc gác cả,.M\ Đến mức một năm sau, ngày 12-10-1920, Khâm sứ Pierre Guesde, tổng kiểm tra người Đông Dương (tại Pháp) còn tức tối viết trong một báo cáo:Anh ta không muốn ai biết về mình cả, anh ta đả nhiều lần thay ten đổi họ.,. Anh ta chen vào nến chính trị của chúng ta, (1) Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác “ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Thông tin lý luận. 539
  55. tham gia các nhóm cnính trị, phát biểu trong các cuộc nhóm họp cách mạng, thế mà chúng ta không biết anh ta là ai cả (Hồ sơ SPCE 364 tại CAOM - Thư khô" Aix-en Provence). Tập I của Hồ Chí Minh - hiên niên tiểu sử có ghi "Nguyễn Tất Thành từ Anh sang Pháp cuối 1917”, nhưng không ghi rõ nguồn tư liệu. Tiến sĩ sử học Thu Trang trong 2 tập Phan Châu Trinh tại Pháp và Nguyễn Á i Quốc tại Pháp từ đầu những năm 70 cũng xác định Tất Thành sang Pháp năm 1917. Để hiểu thêm việc Nguyễn Tất Thành sang Pháp và hiểu làm sao Người lại có thể ngang nhiên có thái độ bất tuân trong khai báo đối với nhà cầm quyền chính quô"c như vậy, chúng ta hãy xem xét lại quá trình hoạt động của những người yêu nước tại Pháp thời ấy và diễn biến của bối cảnh lịch sử Pháp lúc bấy giờ Ngay từ khi mới đến Pháp, Phan Châu Trinh đã cùng luật sư Phan Văn Trường triển khai vận động phong trào yêu nước tại Pháp, trong đó có sự kiện nổi bật là tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước đầu tiên tại Pháp với cái tên dung dị là Hội Đồng bào thân ái (18-1-1912 tại trường Parangon, nơi có 40 học sinh Việt Nam). Luật sư Phan Văn Trường rất thông minh tài năng, lại giỏi tiếng Pháp, có quốc tịch Pháp làm lá chắn, đã nhận chức Chủ tịch Hội, ông Bùi Kỷ đã đỗ phó bảng trong nước, lại học thêm tiếng Pháp và sang Pháp học Trường Thuộc địa tại Paris, đã làm tổng thư ký Hội. ông Khánh Ký, nhà nhiếp ảnh tài ba kiêm kinh doanh vật liệu ảnh, làm thủ quỹ Hội. Hội có một bản điều lệ rất hoàn 540
  56. chỉnh^^^ nhưng không khai báo với cảnh sát. Cứ hai tuần Hội có một cuộc họp ở phòng sau một tiệm ăn Tàu ỡ đường Cardinal Lemoine để phổ biến các vấn đề khoa học kỹ thuật hiện đại, xen lẫn với nội dung củng cô" tinh thần yêu nước. Biên bản được phổ biến trong nội bộ. Người Việt Nam bắt đầu ngẩng cao đầu. Bọn Tây thuộc địa hết sức tức tôi, Điển hình là buổi biểu diễn đầu tiên của kịch ''Những con châu chấu ” mà Emile Fahre, giám đốc nhà hát lớn Vaudeville của Paris đã soạn theo lời kể của cụ Phan về phong cách của Tây thực dân ở Đông Dương, với nhân vật Nam Triệu là hình ảnh của Cụ Phan, ông Bùi Kỷ ghi lại như sau^^^:Khi diễn ở Vaudeville người Nam mình lủ lượt đến xem rất đông. Cả một sô viên chức thuộc địa cũng đến. Bọn này đang ức lại càng tức khi thấy người Nam đến xem một cách hãnh diện. Không biết chúng báo cáo lại thế nào mà hôm sau có tin là người Nam đến xem dã vỗ tay ầm ĩ đến nỗi các diễn viển không hát được nữa Thế là các hiệu trưởng gọi học sinh Nam đến la rầy, Hoạt động của Cụ Phan và những người yêu nước dựa vào lực lượng trí thức cánh tả Pháp tập trung trong Liên minh Nhân quyền bấy giờ có thế lực rất lớn tại Pháp và có chi nhánh rât năng động ở các thuộc địa, nơi xảy ra nhiều vi phạm nhân quyền. Chính nhờ sự (1) Đả tìm tháy trongthư khố CAOM hồ sơ SLOTFOM XV/3 về Phan Văn Trường. (2) Trong thư gửi cụ Ngô Đức Kế năm 1927 tại Hà Nội kể lại hoạt động Phan Châu Trinh trong mấy năm đầu tại Pháp (thư khố CAOM - hồ sơ SPCE 374 về Ngô Đức Kế). 541
  57. can thiệp của Liên minh Nhân quyền mà Cụ Phan đã được sớm ra khỏi Côn Đảo. Khi cụ sang Pháp, vẫn được sự bảo trợ giúp đỡ của tổ chức này, đặc biệt trong dấu tranh đòi thả các bạn tù của Cụ Bộ Thuộc địa và cơ quan mật vụ cảnh sát theo dõi rất chặt chẽ Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường. Ngày 3-8-1914, Đức tuyên chiến với Pháp. Cả nước Pháp lập tức được tổng động binh để đối phó: Lãnh thổ Pháp được chia thành những vùng quân sự dưới quyền Bộ Quôc phòng. Các tòa án dân sự chuyển thành hệ thống quân pháp, các tòa án trở thành tòa án binh đặt dưới quyền các hội đồng quân sự vùng do các sĩ quan phụ trách việc điều tra và xét xứ theo quân luật Ngày 22-8-1914 Bộ Thuộc địa gởi công văn tố cáo với Bộ Quô"c phòng hành động khả nghi của Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường đã kích động sinh viên đồng bào họ thù ghét Chính phủ Pháp và đưa họ vào một tổ chức có mầm mống phản loạn. Hội đồng quân sự số 1 vùng Paris được giao nhiệm vụ, đã cho soát nhà và ngày 14-9-1914 đã cho bắt hai ông Phan, ông Trinh bị đưa vào giam tại lao La Santé, ông Trường ở lao Cherche-midi. Những người Pháp thân cận với hai ông đều bị động viên vào quân ngũ: ông Moutet về vùng Vosges phía Đông, ông Roux vào pháo binh đóng tận biên giới phía Nam. Thế nhưng họ vẫn không bỏ mặc hai ông. Đặc biệt, Moutet sau khi đắc cử hạ nghị sĩ cuối năm 1914 đã tích cực can thiệp lên tận Thủ tướng Viviani Hai ông được 542
  58. tuyên bố trắng án. Hồ sơ lao Santé ghi ông Trinh ra tù ngày 16-7-1915. Toàn quyền Roume sang thay Albert Sarraut quyết định cắt trỢ cấp của Phan Châu Trinh và con trai kể từ 1-10-1915 và buộc ông phải về nước. Nhưng theo báo cáo của Capus, đại diện của Toàn quyền tại Bộ Thuộc địa thì sau khi bị cắt trợ cấp ông Phan không còn mối ràng buộc nào với Bộ Thuộc địa nữa, trên thực tế đã trở thành người tự do trên đất Pháp. Và với sự bảo trợ của Liên minh Nhân quyền ông không thể bị bắt về nước được. Phan Châu Trinh đã sử dụng khéo léo của bàn tay quen dùng bút lông, nhờ ông Khánh Ký dạy cho nghề chấm sửa ảnh và cả nghề vẽ truyền thần, ông tự kiếm sông, và nuôi con trai học và tiếp tục hoạt động yêu nước. Với chiến tranh, tình hình người Việt ở Pháp có một bước đột biến: hàng vạn thanh niên, phần lớn là Bắc và Trung kỳ đã được đưa sang Pháp bổ sung vào lực lượng chiến đấu hoặc hậu cần. Tố chức và quản lý không tốt, cộng với tệ phân biệt chủng tộc làm cho những con người, đa số là nông dân, lần đầu tiên đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, tiếng tăm không biết, gặp vô vàn khó khăn tủi nhục, cần can thiệp giúp đỡ họ đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các nhân tố tích cực Phan Văn Trường ró quốc tịch Pháp phải vào quân ngũ, ra tù về sở đạn ở Toulouse cho đến hết chiến tranh. Lấy cớ làm ăn, Phan Châu Trinh không ngừng đi lại như con thoi những nơi có đông người Việt Nam. Họ dành cho ông niềm tin cậy và kính trọng. 543
  59. Nhưng đầu năm 1917 ông bị ôm nặng, phải nằm bệnh viện Cochin ở hạng miễn phí cho người nghèo suốt gần ba tháng. Tiền dành dụm đã cạn kiệt, không muôri nhờ vả bạn bè, con trai ông, Cậu Dật 16 tuổi đang học rất giỏi phải nghỉ học để xin làm một chân đưa hàng ở tiệm Au Bon Marché. Cuộc sống vật chất đã vậy nhưng còn hoài bão cứu nước thì sao? Hơn nữa trong những ngày bệnh nặng chắc ông không khỏi nghĩ dến khả năng sớm ra đi. Bàn giao công việc cho ai đây, ngoài "Cuồng Điệt"^^^ tin cậy, bấy giờ đã 27 tuổi cực kỳ thông minh và đã chín chắn, lại đang ở chỉ cách ông một eo biển Manche qua lại dễ dàng? Vả lại khi sang châu Âu tìm đường cứu nước chắc chắn cả hai đã xác định địa bàn hoạt động chính phải là đất Pháp, hang ổ của kẻ đô hộ đất nước nhưng lại là cái nôi của chế độ dân chủ phương Tây có những người Pháp thiện chí hào hiệp, đồng thời là nơi có nhiều thanh niên Việt Nam du học, có nhiều mối liên hệ với trong nước Huống hồ nay lại đã có một lực lượng thanh niên tòng quân mà Cụ Phan đã tiếp cận và là đôi tượng cần tích cực vận động yêu nước Trong tình hình đó, anh thanh niên Tất Thành có khả năng trà trộn dễ dàng mà không bị phát hiện Có khả năng anh đã sang Pháp "giữa lúc chiến» tranh" như những người thân cận với Bác đá tiếp thu qua lời của Bác và viêt trong "Những (1) Cuồng Điệt (người cháu đang sôi sục muốn hành động) thường được ký dưới những lá thư của Nguyễn Tất Thành gửi Phan Châu Trinh. 544
  60. mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" hay như hai báo cáo của tên chỉ điểm sau này đã tiếp cận với Nguyễn Ái Quốc^^^ - Ngày 8-1-1920 tên mang mật danh Jean báo: đã được Nguyễn nói thoáng qua "Đã ở Mỹ và Anh, và đã ở Pháp 4 năm rồi - Trước đó, ngày 10-12-1919 tên Jean báo đã được bà gác cổng nhà 6 Villa des Gobelins cho biết: "Anh Nguyễn đã ở đây cả năm nay rồi". Từ những tài liệu trên ta có thể kết luận là có nhiều khả năng Nguyễn Tất Thành đã từ Anh sang.Pháp năm 1917, nhưng đã cảnh giác không xuất hiện công khai, mà chủ yếu là để gần gũi Nghi bá và những người thật thân cận, làm quen với môi trường và luyện tập tiếng Pháp để chuẩn bị cho những hoạt động công khai. Đầu năm 1919 đã xuất hiện tình hình mới: chiến tranh chấm dứt với thắng lợi của nước Pháp và đồng minh. Trong không khí hồ hởi của chiến thắng, nước Pháp chuyển từ chế độ quân luật trở về dân luật, phục hồi các sinh hoạt chính trị dân chủ bình thường. Hòa hội Versailles khai mạc ngày 18-1-1919 nhằm chia sẻ quyền lợi giữa các nước chiến thắng và khai sinh một số quôc gia mới. Diễn văn khai mạc của Tổng thông Mỹ Wilson đề cập vấn đề "đền đáp xứng đáng cho các dân tộc đã góp phần cho chiến thắng ". Quỏc hội Pháp trở lại với các cuộc thảo luận sôi nổi về chính sách thuộc địa: tại Đông Dương ngày 24-4-1919 (1) Tài liệu thư khố Pháp Aix-en-Provence, hồ sơ SLOTFOM XV/1. 545
  61. Toàn quyền Albert Sarraut đọc diễn văn về phương hướng mới cho một "Chính sách Đông Dương" trong đó có nói Các công dân bản xứ phải có được những quyển chính trị mở rộng hơn Tháng 7-1917 Đại hội toàn Phi họp tại Paris. Thủ đô Pháp đã trở thành tâm điểm của cuộc đấu tranh đòi tự do của các dân tộc bị đô hộ. Các đoàn đại diện, các nước Triều Tiên, Ân Độ vào hoạt động ở hành lang của Hòa hội, tiếp xúc, đưa kiến nghị. Nhóm người An Nam yêu nước ở 6 Villa des Gobelins mà hai ông Phan là linh hồn thấy đă đến lúc có cơ hội để khẳng định sự tồn tại của nước Việt Nam, đã gửi ngót một trăm ngàn thanh niên sang góp phần xương máu Bối cảnh này đã thuận lợi cho việc Tất Thành xuất hiện công khai và an toàn tại Pháp Như một quả bom nổ trước giới Pháp thuộc địa: ngày 18-6-1919 các bản "kiến nghị 8 điểm" ký tên Nguyễn Ái Quốc được đồng loạt gửi đến Hòa hội Versailles, đến Tổng thông Pháp, Tổng thông mỹ, đồng thời đăng ở báo L’Humanité ngày 18-6-1919 của Đảng Xã hội Pháp. Đồng thời văn kiện này lại được công bố cho một số phóng viên đại diện cho báo chí tiến bộ nước ngoài^^''. Chữ "Quốc" viết là "Quấc" theo phát âm của miền Trung và Nam. Từ đầu những năm 70 khi giúp bà Thu Trang làm luận án tiến sĩ về "Phan Châu Trinh tại Pháp", Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã sớm đánh giá "ban đầu đó là bút danh tập thể của nhóm Việt Nam yêu nước ở 6 Villa des Gobelins trước khi trở thành tên mới (1) Lúc đó Đảng Cộng sản chưa tách ra khỏi Đảng Xã hội. 546
  62. của Tât Thành". Nhận định này đã được hầu hết các sử gia Pháp và phương Tây tán thành với các lập luận sau: - Lúc đó trình độ về tiếng Pháp và lý luận của Tất Thành chưa đủ để tự mình viết ra văn kiện đó. - Vào thời điểm đó vai trò và trách nhiệm chính trị của người thanh niên yêu nước này chưa thể so sánh với hai ông Phan. Đặc biệt là Phan Châu Trinh, người đã lãnh đạo phong trào yêu nước tại Pháp. - Văn bản này thể hiện tinh thần và nội dung đường lôì yêu cầu cải cách của Phan Châu Trinh cùng trình độ Pháp văn và am hiểu luật pháp của Phan Văn Trường, - Hai ông Phan, đặc biệt ông Trinh, có tiền án, cần cảnh giác cao nên không trực tiếp ký tên mà đã dùng bí danh chung là "Nguyễn, người yêu nước". Họ Nguyễn có thể được coi là điển hình cho người Việt Nam. Và "yêu nước, vì lợi ích đất nước" được nêu nổi bật thành nguyên tắc trong hành động của Nhóm. Các lập luận trên đã hoàn toàn khớp với điều ông Vũ Kỳ đã nói với tôi chiều 2-3-1993 ( có xác nhận). Bác Hồ đã nói: "Bản yêu sách 8 điểm gửi Hòa hội Versailles là do hai Cụ Phan (Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường) viết. Hai cụ có hỏi mình có thêm ý kiến gì không, không phải do mình viết đâu, lúc đó mình viết sao nổi mặc dầu bản đó ký tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đó trở thành tên hoạt động của mình ". Cách làm đó của Nhóm người yêu nước ở 6 Villa des Gobelins hoàn toàn bất ngờ đôi với giới thực dân và làm cho các quan chức thuộc địa và ngay cả một số 547
  63. chỉ điểm đang theo dõi hai ông Phan đã rất lúng túng trong một thời gian dài. Ngày 23-6-1919 Phủ Tổng thông sau khi nhận được văn kiện ký tên Nguyễn Ái Quôc đã gởi công văn đến Bộ Thuộc địa yêu cầu "Báo cáo về Nguyễn Ái Quốc và nhóm do anh ta đại diện”. Nhà sử học Jean Lacouture đă viết: Lúc đầu Bộ trưởng Thuộc địa, lúc đó là Albert Sarraut mới về nhận chức, trong một cuộc trao đổi với Paul Arnoux, trùm mật thám Đông Dương được điều về Pháp làm giám đôc cơ quan điều tra chính trị của Bộ Thuộc địa, vẫn khẳng định: "Nguyễn Ái Quốc không có thật, đó chỉ là một hí danh của Phan Châu Trinh!" (?). Nhưng các văn kiện ký tên Nguyễn Ái Quôc đã được tiếp tục gởi đến một sô" lớn nghị sĩ và nhiều thành viên chính phủ. Màng lưới cảnh sát, mật thám và chỉ điểm được huy động, ráo riết tìm hiểu và ngày 5-9, ngót hai tháng rưỡi sau công văn nói trên của Phủ Tổng thông mới được Bộ Thuộc địa trả lời về Nguyễn Ái Quô"c với nội dung mập mờ, nhiều diểm không chính Ngày 6-9, Bộ . trưởng Albert Sarraut cho mời Nguyễn Ái Quốc (lúc này chính là Nguyễn Tất Thành) đến Bộ Thuộc địa để trực tiếp gặp. Ngày hôm sau Sarraut nhận được văn kiện 8 yêu sách gởi Hòa hội Versailles kèm theo một thư ký tên Nguyễn Ái Quốc như sau: Paris ngày 7-9-1919 Kính gởi Ngài Albert Sarraut, Toàn quyển Đông Dương. (1) Lúc này Sarraut đã về nhận chức Bộ trưởng thuộc địa sau 2 nhiệm kỳ Toàn quyền Đông Dương. 548
  64. Thưa Ngài Toàn quyền! Tiếp theo cuộc trao đổi với ngài hôm qua, tôi xin phép gởi đến ngài kèm theo đây bản trình bày các yêu cầu của người An Nam. Vì Ngài có nhã ý nói với tôi rằng Ngài luôn luôn muốn làm sáng tỏ mọi vấn đề, tôi xin niạn phép yếu cầu Ngài cho biết là trong 8 điểm yẽu cầu của chúng tôi có điểm nào đã được thực hiện và chúng tỏi phải liên hệ với những tư liệu nào để chứng minh điều đó. Vì tôi xin khẳng định là cả 8 điểm đều còn nguyễn vẹn và chưa có điểm nào được giải quyết một cách thỏa đáng. Xin Ngài vui lòng tiếp nhận Ký tên: Nguyễn Ái Quốc 6 Villa des Gobelins Paris 13. Có ghi chú thêm trong vãn bản: Sau khi nghiên cứu hai thư trên ông p. Arnoux đã kết luận "chính Phan Văn Trường là tác giả 2 thư trẽn - lưu ý là 2 chữ ký trong 2 thư khác nhau và chữ ký thư gởi cho Outrey lại khác nữa”, Đã thấy được Nguyễn Ái Quôc bằng xương bằng thịt rồi đấy, nhưng anh ta là ai, và lai lịch như thế nào? Chính quyền thực'dân phải dùng biện pháp hành chính! Ngày 20-9-1919 Guesde viết cho sở cảnh sát Paris:"Người có tên là Nguyễn Á i Quốc hiện ở lầu 2y cửa số 6 đường Villa des Gobelins cùng với Khánh Ký, trong nhà của Phan Văn Trường, c ẩ n xét hỏi và chụp ảnh dưa về Đông Dương đế xác minh" (Thư khô' CAOM - hồ sơ SLOTFOM XV - cặp sô^ 1). 549
  65. Ngày 12-10-1919 Guesde báo cáo kết quả xét hỏi: "Nguyễn Ái Quôc đã được mời ra cảnh sát để hỏi và chụp ảnh ngày 20-9-1919. Anh ta kiên quyết khai là tên Nguyễn Ái Quốc mặc dù ta biết là khai không thật ". Ngày 20-10-1919 Toàn quyền Đông Dương lâm thời Monguillot gởi điện lưu ý Bộ Thuộc địa: "Địa chỉ Nguyễn Ái Quốc ghi trong thư "6 Villa des Gobelins" là địa chỉ thường trú của Phan Châu Trinh. Nguyễn Ái Quốc chỉ là một bí danh có nghĩa là Nguyễn người yêu nước, cầ n xác định xem trong nhóm của Phan Châu Trinh ai là người được giao danh hiệu đó, Sở mật thám Đông Dương không thể chấp nhận thông tin của Sở cảnh sát Pháp đó là một người gốc - Nghệ An đã ở Anh 10 năm! ”. Thư khố Pháp có lưu thư ngày 14-11-1919 của Pierre Pasquier, chánh văn phòng Phủ Toàn quyền lúc ấy về Pháp đã mời Nguyễn Ái Quốc đến Bộ Thuộc địa để thông báo về nghi lễ truy điệu tử sĩ Đông Dương tại đền Nogent nhằm mục đích nhận mặt và dối thoại để đánh giá bản lĩnh của nhân vật này. Nội dung đối thoại với Pasquier được phản ánh trong báo cáo ngày 17-11-1919 của chỉ điểm có mật danh Edouard cho thấy Người mang danh Nguyễn Ái Quô"c đã có thái độ vững vàng tự tin trước quan chức chóp bu thuộc địa và được các quan chức thực dân đánh giá là "nguy hiểm". Tại thư khô" Pháp trong hồ sơ SLOTFOM XV/1 có lưu một công vãn ngày 16-9-1919 của Guesde yêu cầu sở cảnh sát phải gọi Nguyễn Ái Quốc ra hỏi lại. Sở cảnh sát đã cho gọi lần thứ hai ngày 20-9-1919 và đã làm báo cáo như sau: 550
  66. París ngày 27-9-1919 Anh ta đả khai: "Tôi tẽìi là Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 15-1-1894 ở Vinh (Trung kỳ) cha là Nguyễn, mẹ là Hoàng đều đã chết, Cha đã chết 9 năm, mẹ đã chết 15 năm nay. Tôi có 6 anh chị em đều đã chết. Tôi làm ruộng như cha mẹ tôi. Tôi đã đến Paris hơn 1 năm rồi, khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 năm 1919. Để đến Pháp tôi đi trên một chiếc tàu Viễn dương của hăng Chargeurs Réunis đi hành trình Sài Gòn - Marseille, tôi không còn nhớ tèn tàu đã đi từ Sài Gòn. Trước tôi ở số 5 hay 7 đường Monsieur le Prince và từ tháng 8 vừa qua tôi ở nhà ông Phan Vãn Trường, luật sư tòa phúc thẩm Paris, số 6 Villa des Gobelins. Ba tháng đầu tôi sống bằng tiền tiết kiệm, sau đó đi làm chấm sửa ảnh ở tiệm phóng ảnh cho đến tháng 7 vừa qua. Sau đó tôi làm nghề trang trí cho các bích họa Tầu ở hiệu ông Contier chuyền sản xuất đồ gỗ Tàu ở sô 3 Cour des Noues. Từ ngày 10 đến nay tôi không có việc làm vì nạn thất nghiệp, Tôi chưa làm nghĩa vụ quân sự - Sinh ra sau ngày Pháp chiếm đóng tôi tự coi mình là dân Pháp". Nguyễn không hề có một giấy tờ gì từ nước gốc gác mà chi có mot thẻ đươc phát ngày 4-9-1919 theo thư giới thiệu của ông Daniel Renault nhà bảo và một thể ra vào thư viện quốc gia theo sự giới thiệu của nghị sĩ Longuet. Được yèu cầu giới thiệu người quen biết, Nguyễn Ái Quốc đã nói ra tên 3 người: 551
  67. - ông Bút buôn bán ở Bến Thủy. - Ồng Lưu buôn bán ở thành phố Vinh. - Ông Ba Phúc buôn bán cũng ở đó. Nguyễn Ái Quốc báo: Vì lý do sức khỏe, anh ta có ý định đi Chartres từ 15 ngày đến 3 tuần để đến với ông Phan Châu Trinh, thợ ảnh, hiện đang ở 19 Rue de ỉa Volaille tại Chartres, Kèm theo đây có ảnh của Nguyễn đã đưa nộp". (Xin lưu ý: Đây là lời khai với nhà cầm quyền thực dân nên nội dung không hẳn là sự thật - XN). Chánh văn phòng Sở cảnh sát Giroux, người viết báo cáo trên, nhấn mạnh:Nguyễn Ái Quốc chỉ đưa ra các giấy tờ như trẽn, không có gi mới cả. Anh ta có dính dáng đến sự gởi gắm của nghị sĩ Longuet và ông Daniel Renoult chủ bút báo Le Populaire. Trong một phụ bản số 2 ngày 12-10-1919 của Guesde gởi Bộ trưởng Thuộc địa: Sau khi kể lại toàn bộ kết quả theo dõi trước về Nguyễn Ái Quôc, Guesde viết tiếp: "Sau khi trao đổi với Toàn quyền Đông Dương, thấy cần phải biết rõ Nguyễn Ái Quo'c là ai. Ngày 20-9-1919 đã đưa giấy gọi Ngxiyễn Ái Quôc đến sở cảnh sát để chụp ảnh và hỏi lại lai lịch (kết quả kèm theo đây). Thây rõ đây vẫn là lời khai không đúng thật. Ký tên: Guesde^^^ (1) Guedes có hàm khâm sứ là Giám đốc Sở kiểm soát người Đông Dương tại Pháp. 552
  68. Dưới sự chỉ huy của trùm mật thám Arnoux, hai chỉ điểm người Việt Nam có mật danh là Edouard và Jean được phái đến tiếp cận Nguyễn Ái Quốc. Ngày 7-11-1919, Edouard đã đến sô' 56 đường Monsieur le Prince địa chỉ cũ đã khai để kiểm tra. Y được báo là "cách đây 3 tháng có một người An Nam đã ở đây nhưng không phải tên như vậy và nay không còn ở đây nữa ". Như vậy ta đã có một chứng cứ là việc Tất Thành lây tên Nguyễn Ai Quôc là xảy ra sau khi Người rời số 56 đường Monsieur le Prince (khoảng đầu tháng 8-1919) để đến ở 6 Villa des Gobelins. Trên kia chúng ta đã thấy ngày 20-9 Guesde đã lệnh cho sở cảnh sát Paris gọi người có tên Nguyễn Ái Quốc ra xét hỏi. Vậy có nhiều khả năng là khi được xét hỏi Nguyễn Tất Thành mới công khai nhận tên là Nguyễn Ái Quôc. Điều này khớp với nội dung bản thân tôi từ lúc còn nhỏ đã được nghe mẹ tôi kể về cuộc chuyện trò giữa hai cụ Phan Châu Trinh và Nguyễn Sinh Huy tại Sài Gòn trước khi cụ Phan qua Sau gần 15 năm cách biệt, hai người bạn tâm giao mới lại gặp nhau: một người trên giường bệnh, gần kề cỏi chết, người kia bao nhiêu năm lang bạt, cảnh giác tránh né sự khủng bố của thực (1) Bà Phan Thị Châu Liên sinh nãm 1901 đã từ Huế vào chăm sóc cha khi cụ Phan ốm nặng. Bà cùng chồng là giáo sư Lê Âm đà bảo quản toàn bộ di cảo của cụ Phan chuyển từ Pháp về. Nội dung về cuộc gặp gỡ cụ Phan với cụ Sinh Huy đã được bà kể lại cho nhiều người thân cận. Học giả Nguyễn Văn Xuân đã ghi lại trong tạp chí Bách khoa xuất bản tại miền Nam năm 1966, kỷ niệm 40 năm ngày cụ Phan qua đời. 553
  69. dân đôi với cha đẻ của một lãnh tụ yêu nước lừng danh, lúc này đã về đến Quảng Châu Hai vị đã tâm sự nhiều ngày về người thanh niên mà cả hai yêu quý Cụ Sinh Huy vui mừng khôn xiết với lời ngợi khen và niềm tin tưởng của cụ Châu Trinh dành cho con mình, đặc biệt với việc mang tên Nguyễn Ái Quôc Cụ Phan kể: "Trước đó chúng tôi đã có vài bài ký bút danh Nguyễn Ái Quôc nhưng ít ai chú ý. Chỉ sau khi có tờ dơn của dân Nam gởi đến Hòa hội Versailles và công bô^ rộng ra thì mới được chú ý. Bộ Thuộc địa và cảnh sát Pháp đã đưa giấy đến cho tôi, đòi Nguyễn Ai Quô"c ra trình diện Chúng ngỡ là tôi sẽ ra. Tôi đã bảo Tất Thành ra nhận làm chúng rất ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên chúng xáp mặt Tất Thành với tên hoạt động là Nguyễn Ái Quôc ". Chỉ mấy tuần sau Cụ Phan đã từ trần ngày 24-3-1926 tại sô" 52 đường Pellerin ở Sài Gòn. Lúc sắp trút hơi thở cuối cùng cụ đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng lời trăn trối cuôi cùng có tính chất tiên tri: "Độc lập dân tộc sở cậy Nguyễn Ái Quô"c!". Như vậy ý nghĩ cuôl cùng của cụ Phan vẫn dành cho đất nước dân tộc và hình ảnh cuối cùng trong tâm trí của cụ đã dành cho "Cuồng Điệt" của cụ là Người ngót hai mươi năm sau sẽ khai sinh nước Việt Nam độc lập. (*) Sau khi phần đầu bài viết này đăng trên Xưa & Nay số 75, Ban biên tập đã đến gặp bác Vũ Kỳ để thông cảm việc công bố những ý kiến của bác cung cấp cho tác giả mà không hỏi ý kiến. Vì sự chậm trễ ấy,Xưa & Nay xin có lời chân thành xin lỗi. 554
  70. Gặp lại Hổ Chí Minh °hong trào Pugwash và tín hiệu về cuộc hòa đàm Việt Nam HAYMOND AUBIỈAC Cuốn hồi ký Nơi kỷ ức dừng chân của Raymond Aubrac đã dành nhiều chương để nói về sự tham gia của tác giả với tư cách là sứ giả trong việc chuấn bị cho những cuộc hòa đàm ưề chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi xin trích đoạn sau đây nhằm cung cấp cho bạn đọc những ìioạt động của các nhân sĩ trẽn thế giới đấu tranh cho hòa bĩnh ở Việt Nam. 'Pv. Tgày 28 tháng 6-1967, tại vãn phòng FAO ở Rôma, . \ tôi nhận được điện thoại của Emmanuel d'Astier, yêu cầu tôi ngày hôm sau gặp ông ta ở Paris tại nhà của Etienne Bauer, một người bạn kháng chiến cũ, là thành viên ban giám đôc Viện khoa học và kỹ thuật Hạt nhân quốc gia. Xin Ilghỉ một ngày, tôi đến rií/i đúng hẹn. Nhiều người đang chờ tôi ở đó. Sau khi giới thiệu xong, d^Astier biến luôn. Tôi gặp ở đây một nhóm người nổi tiếng mà tên thường đi kèm với nhiều danh hiệu. Tôi buộc phải giới thiệu những nhà khoa học đó, mà dù muốn hay không, 555
  71. họ cũng đã ảnh hưởng đến cuộc dời tôi: những người Xô viết Mikhail Dimitrovitch Millionschikov, phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học, chủ tịch Xô viết tôi cao Liên bang Nga, và Ruben Napoleonovitch Andreossian, nhà kinh tế và viện sĩ; những người Mỹ Bernard Feld, nhà vật lý, GS Đại học kỹ thuật Massachusetts, và Paul Doty, nhà sinh vật học, GS Đại học Harvard, cả hai đều là viện sĩ; người Anh Joseph Rotblat, GS Đại học London; những người Pháp Francis Perrin, nhà vật lý, GS Collège de France, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học, cao ủy Năng lượng nguyên tử, Herbert Marcovitch, nhà vi sinh học, giám đôc Viện Pasteur và Etienne Bauer. Thoạt đầu tôi rất ngạc nhiên về môi dây đồng cảm liên kết những người đó lại với nhau. Không phải là sự thân mật giả vờ như ta thường thấy ở các nghị sĩ, có thể mày tao chi tớ ngay cả khi đang chông nhau và thường khinh miệt lẫn nhau. Đây là không khí của những người biết tôn trọng nhau và có một lý tưởng chung. Họ giải thích cho tôi đây là cuộc họp các thành viên của ban chấp hành Pugwash. Tôi chưa bao giờ nghe cái tên này của một địa danh ở Canada, nơi lần đầu tiên tổ chức một cuộc hội nghị các nhà khoa học tập hợp quanh một tuyên ngôn mang tên Russell-Einstein. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1945, các nhà bác học nguyôn tử làm ra quả bom và đã nhìn thấy sự tàn phá của nó ở Hiroshima và Nagasaki, đã thức tỉnh về nguy cơ kết quả việc làm của mình đang đè nặng lên toàn thể nhân loại. Ngay từ tháng 11-1945, Bertrand Russell quyết định báo động trước dư luận toàn thế giới. 556
  72. Tuyên ngôn do ông khởi thảo được nhiều người có giải thưởng Nobel ký tên. Albert Einstein đã ký hai ngày trước khi qua đời. Lời kêu gọi được đưa ra công chúng tháng 7-1955, đã gây tiếng vang lớn. Nhà công nghiệp Mỹ Cyrus Eaton là người triệu tập hội nghị quốc tế lần đầu về chủ đề "Khoa học và các vấn đề thế giới", họp tại làng quê ông ở Pugwash tháng 7-1957, vì vậy đã ra đời Phong trào "Pugwash". Từ ngày đó, các nhà khoa học của 30 nước có thói quen hội họp nhiều lần trong năm để trao đổi về đủ mọi vấn đề liên quan đến khoa học, chiến tranh và chạy đua vũ trang. Lần lượt mỗi năm lại họp ở phía Đông hay phía Tây một hội nghị toàn thể, là cơ hội duy nhất dể công bố với thế giới, vì sau cuộc họp thường có họp báo. Vào những ngày đầu tháng 6, nhóm này đã họp vì được báo động về việc bùng nổ cuộc "chiến tranh Sáu ngày" ở Cận-Đông. Những ý kiến khác nhau khi phân tích sự kiện này gay go đến mức là cuộc trao đổi không thành công. Trước khi chia tay, mọi người thống nhất sẽ trao đổi ý kiến về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vào cuôl mùa xuân năm 1967, chiến tranh đã đi vào giai đoạn ác liệt. Máy bay Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc Việt Nam. Xe vận tải, các đoàn tiếp tế hay quân đội, trạm biến thế đều trở thành mục tiêu. Trên nguyên tắc họ phải tránh khu trung tâm thành phố, nhưng nhiều vụ vi phạm, vô tình hay cố ý, đã bác bỏ luận thuyết đó. Mặc dầu những cuộc oanh tạc mỗi tuần mỗi ác liệt đó, cố gắng chiến tranh của Việt Nam vẫn đi lên. Miền Nam Việt Nam tồn tại đầy những vùng chiến đấu được 557
  73. miền Bắc hỗ trợ, và chính quyền Sài Gòn trên thực tế không kiểm soát được gì cả, phải trút gánh nặng chiến tranh cho quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ thì không ngừng đòi tiếp viện và yêu cầu tăng cường oanh kích miền Bắc. ở Mỹ, một bộ phận lớn dư luận, một số nhóm ở Thượng viện, thậm chí trong chính quyền, đòi hỏi kết thúc chiến tranh. Giống như hồi chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, cánh quân nhân hứa hẹn chiến thắng trong 15 phút sau. Các nhà quan sát ghi nhận là họ đang lùi bước. Nhưng ở Paris, trong khi các ủy viên thường trực của phong trào Pugwash đang họp, thì Henry Kissinger, người đã tham gia vào hoạt dộng của phong trào, cho biết là ông ta đang ở đây. Là giáo sư của "chính quyền", nghĩa là về khoa học chính trị, ông đã được biết đến vì những phân tích về ngoại giao và chiến lược. Bạn bè của ông ta biết rằng ông là cố vấn của Bộ Ngoại giao và của Nhà Trắng, ồng nắm vững hồ sơ về Việt Nam, cụ thể là những ý đồ bí mật thương lượng đang tiến hành không có kết quả. Tham gia vào các cuộc thảo luận, khi thì ở văn phòng của Francis Perrin ở Collège de France, khi thì tại nhà Etienne Bauer, Kissinger đề nghị một công thức có sự tham dự của các nhà khoa học Xô Viết, Mỹ, Anh và Pháp. Đưa ra với tính cách cá nhân, đề nghị của ông ta không phải là thông báo của chính phủ Mỹ. Dù sao, trong chừng mực nó được nói ra từ miệng một cô" vấn cao cấp, thông minh, thận trọng, và nhiều tham vọng, người ta coi đó là đề nghị có thể được chính phủ Mỹ chấp nhận ( ). 558
  74. Đề nghị của nhóm PugAvash được chuyển tới nguyên thủ các nước có liên quan. Kissinger chịu trách nhiệm với Nhà Trắng. Còn lại Hà Nội. Được đề nghị tiếp xúc, những người Xô Viết từ chối. Người ta nghĩ đến người Pháp. Ai đã đưa ra tên tôi? Tôi không biết. Lúc đầu người ta tiếp xúc với Emmanuel d’Astier, người đã nhiều lần gặp Hồ Chí Minh. Nhưng sức khỏe ông không tốt và bác sĩ bắt ông phải kiêng nhiều thứ.về sau, người ta cho tôi biết là tướng de Gaulle, được thông báo sáng kiến của nhóm PugAvash, đã đồng ý để tôi làm nhiệm vụ cùng với Herber Marcovitch. Sau khi nói rõ cho tôi biết nội dung của sứ mệnh và trước khi trao thông điệp cho tôi, người ta hỏi xem tôi có nhận lời không. Tôi không do dự mà nói ngay rằng tôi đã hai lần từ chối sứ mệnh đi Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Nhưng lần này, phải chuyển đạt một đề nghị mà tôi biết rằng không phải là một tối hậu thư. Những người yêu cầu tôi không phải là những chính khách tìm cách quảng cáo, mà là những nhà khoa học đáng kính hoạt động hoàn toàn kín đáo. Điều lo ngại duy nhất của tôi là với tư cách viên chức quốc tế, nó không phù hỢp với nhiệm vụ loại này. Những người nói chuyện với tôi khuyên tôi đến gặp tổng giám đốc FAO, tiến sĩ Sen, để thông báo việc tôi muốn dành một thời gian phục vụ cho ban chấp hành phong trào Pugwash. Họ đảm bảo rằng ông ta sẽ không hỏi lý do tại sao. Quả đúng như vậy. Mấy ngày sau tiến sĩ Sen cho tôi nghỉ phép không lương. Như vậy FAO đã được 559
  75. bảo vệ. Điều tôi không ngờ tới, là chuyến nghỉ phép đó kéo dài tới ba tháng. Người ta bèn thông báo cho tôi kiến nghị của Pugwash, sáng kiến của Kissinger. Không phải là chấm dứt ngay chiến tranh bằng một chiếc đũa thần, mà là ngăn chặn cuộc leo thang. Nếu người Mỹ ngừng ném bom Bắc Việt Nam và nếu lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không tăng thêm, mà chỉ nhận của miền Bắc vừa đủ lương thực và đạn dược cho lực lượng hiện tại, thì leo thang sẽ chấm dứt và có thể nói đến việc đàm phán. Đấy là thông điệp mà tôi nhận thông báo cho Hồ Chí Minh, cùng với Herbert Marcovitch, trong cuộc họp ngày 29 tháng 6-1967. Bấy giờ xảy ra một chuyện trục trặc, thoạt đầu không được giải thích rõ, nhưng sau đó tôi mới hiểu ra. Được chờ đến ăn trưa, Kissinger không lại. Mãi đến cuôl chiều mới tiếp xúc được với ông ta qua điện thoại. Cuộc nói chuyện của chúng tôi qua điện thoại khá lâu. ồng ta muốn biết chắc rằng tôi đã hiểu rõ đề xuất và cảm thấy khó chịu khi làm việc đó. Sau khi gác máy, tôi nhận xét rằng cuộc đến thăm của ông ta là một sự sửa sai tôl thiểu. Bernard Feld gọi Kissinger để ông ta đến gặp chúng tôi 20 phút. Tôi thử đưa ra tranh luận, nêu vấn đề tồn tại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông ta xem xét vấn đề rồi bỏ đi rất nhanh, để lại cho tôi một cảm giác khó chịu. Trong một cuộc viếng thăm ngắn của tôi vào buổi tôi ‘cùng với Etienne Bauer, hình như d’Astier lấy làm tiếc là không tham gia chuyến đi này. Tôi kể lại chuyện vừa xảy ra và biết 560
  76. ngay hiệu quả mong đợi: d’Astier phe phán gay gắt sự không nhất quán của người Mỹ và có vẻ giảm bớt mối tiếc rẻ. Mấy ngày sau ở Hà Nội, khi Phạm Văn Đồng nhắc lại những cuộc trao đổi trước đây và sự phức tạp của vấn đề, Herbert và tôi mới hiểu rằng Kissinger dã cố tình tránh không nói nhiều với chúng tôi, vì sợ rằng trở thành những người thương lượng ngoài ý muốn, chúng tôi sẽ coi nhẹ nhiệm vụ truyền đạt của mình. Người Mỹ đề nghị để nhóm Pugwash của họ chịu kinh phí cho chuyên đi của chúng tôi, nhưng tôi không đồng ý. Nhóm Pugwash Pháp thì không có tiền. Francis Perrin giải quyết vấn đề bằng cách họp tại nhà Bleustein-Blanchet, cùng với Marcovitch, cùng một vài nhân vật nữa được mời tới để đóng góp chi phí cho một công vụ của Pugwash mà người ta không thể trình bày cho họ biết, cũng như sau này sẽ không có báo cáo. Việc đó có hiệu quả và Bleustein-Blanchet ứng trước tiền đóng góp đã hứa, giúp cho Herbert mua được vé. Lại còn phải có chiếu khán nhập cảnh. Người ta lần lượt thử nhờ Matxcơva qua trung gian Milionschnikov, phái đoàn của Việt Nam DCCH ở Paris, nhà báo cộng sản Uc Wilfred Burchett mà d'Artier quen thân và thường đến Hà Nội. Không nơi nào đi đến kết quả vì không thể nêu mục đích của chuyến đi. Tôi chờở Roma. Người ta nói hồi đó tôi cáng thẳng nhưng tôi có lý do. Và chiến tranh cứ tiếp diễn. Trong thời gian chờ đợi đó, Herbert được phép của tổng giám đốc Viện Pasteur, tiến sĩ Pierre Mercier, cấp một công lệnh đến thăm Viện 561
  77. Pasteur ở Campuchia. Herbert và Etienne Bauer cùng đến thăm ông de Saint-Légier, cố vấn ngoại giao của Phủ tổng thống, để thông báo những biện pháp đã quyết định, theo nguyên tắc của Pugwash. Lập trường chính thức của Pháp đòi hỏi quân đội Mỹ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Như vậy là Bộ Ngoại giao Pháp chưa được thông tin. Hậu quả là không có được sự giúp đỡ nào về phía nhà chức trách Pháp. Người ta thỏa thuận sau khi phái đoàn trở về, tướng de Gaulle sẽ tiếp các phái viên. Không lấy được visa, chúng tôi quyết định đến thủ đô một nước gần Hà Nội nhất, nơi nước Việt Nam DCCH có đặt cơ quan ngoại giao. Đấy là Phnôm Pênh. Visa Campuchia được cấp cho công dân Pháp không chút khó khăn. Ngày 19 tháng 7 chúng tôi đến Phnôm Pênh. Wilfred Burchett coi như sẽ xin được visa cho chúng tôi và đã đặt phòng tại khách sạn Monorom. Nếu phòng đã được đặt rồi, thì một cuộc viếng thăm sứ quán Việt Nam DCCH cho chúng tôi biết rằng không có visa. Chúng tôi đưa yêu cầu khẩn thiết, nêu lý do cần thiết phải đến thăm Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội, vốn là Viện Pasteur. Nhà ngoại giao trẻ tiếp chúng tôi không bị đánh lừa vì cái lý do đó, nó có giá trị đối với Herbert nhưng không có giá tri đối với tôi: "Các ông biết, ông ta nói, đang lúc chiến tranh. Kliu vực Hà Nội ngày nào cũng bị oanh tạc ". Chúng tôi có nằn nì nhưng không thể nói tại sao. Cuôl cùng tôi yêu cầu, với tất cả sự thuyết phục mà tôi có thể đưa ra, là gửi một bức điện cho Chủ tịch Hồ Chí 562
  78. Minh nói rõ rằng Raymond Aubrac và người bạn Herbert Marcovitch đang ghé qua đây, và mưôn đến chào chủ tịch. Tôi còn nói rằng vị chủ tịch, mà tôi là một người bạn, sẽ rất phiền lòng nếu ngài biết rằng người ta không muôn gửi bức thư của tôi đi. ông ta lúng túng và tỏ ra khó xử. Phnom Penh vốn là một thành phô" nhỏ và đẹp, mà không có cái gi có thể dấu được trong thời kỳ như vậy và các khách sạn đầy rẫy tai mắt. Cái cớ của Viện Pasteur dã được tìm thấy. Trong 48 tiếng đồng hồ ở Phnôm Pênh, chúng tôi gặp ông giám đốc Viện Pasteur Phnom Penh, ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục và ông Meyer nổi tiếng, cố vấn riêng của hoàng thân Sihanouk. Ngày 21 tháng 7, lúc 4 giờ sáng, người chúng tôi gặp ở sứ quán Việt Nam đến đập cửa phòng. Sau một thời gian dài lưỡng lự, ông ta đã quyết định gửi bức điện đi. Thật là kinh ngạc khi ông ta nhận được lệnh cấp visa cho chúng tôi. Đúng ngày hôm đó, chiếc máy bay của úy ban kiểm soát quốc tế, được thiết lập từ Hội nghị Genève 1954, sẽ bay qua. Quả thật từ cái ngày đó, mặc cho tất cả những biến động trong vùng, một đường hàng không thường xuyên hoạt động giữa Hà Nội và Sài Gòn, qua Viêng Chăn và Phnôm Pênh, theo cả hai chiều. Chúng tôi mua vé, với giá khá đắt. Đường bay do một công ty tư nhân khai thác, chỉ có một cổ đông duy nhất là Sylvain Floirat, một nhà công nghiệp Pháp. Người ta kể rằng con đường, lúc đầu được trang bị 6 chiếc máy bay Boeing sản xuất vào năm 1942 cho Bộ tham mưu của tướng Eishenhower, nay chỉ còn có ba chiếc. Một 563