Tài liệu Một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 - Nguyễn Hoàng Long

doc 34 trang huongle 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 - Nguyễn Hoàng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_mot_so_y_kien_ve_phat_trien_dao_tao_thuong_mai_dien.doc

Nội dung text: Tài liệu Một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 - Nguyễn Hoàng Long

  1. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Tài Liệu MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Tác giả: PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long - 1 -
  2. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Mục lục Mục lục 2 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ 5 PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5 Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 5 PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long 5 Trường Đại học Thương mại 5 1. CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN ĐÀO TẠO TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 5 1.1. Đào tạo Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT- TT) đảm bảo cho TMĐT 6 1.2. Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT 7 1.3. Đào tạo TMĐT liên ngành (Interdisciplinary) 8 2. SỰ VẬN DỤNG CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TMĐT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 9 2.1. Trong đào tạo sau đại học 10 2.3. Trong đào tạo cao đẳng 11 2.4. Trong đào tạo ngắn hạn 11 2.5. Đào tạo trực tuyến 12 3. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO TMĐT Ở VIỆT NAM ĐẾN 2010 13 KẾT LUẬN 15 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - 17 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 17 ThS. Nguyễn Văn Thoan 17 - 2 -
  3. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Trưởng Bộ môn Thương mại điện tử 17 Trường Đại học Ngoại thương 17 1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 17 2. NHU CẦU ĐÀO TẠO 19 3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 20 3.1. Các hình thức đào tạo Thương mại điện tử 20 3.2. Các chương trình đào tạo thương mại điện tử 21 Chương trình đào tạo sau đại học 21 Chương trình đào tạo đại học 21 Khoa đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam 21 Bộ môn đầu tiên về Thương mại điện tử 22 3.3. Giáo trình cho đào tạo thương mại điện tử 22 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 24 4.1. Về phía lãnh đạo Vụ đại học và Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 24 4.2. Về phía lãnh đạo Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại 24 4.3. Về phía lãnh đạo các Trường đại học 24 4.4. Về phía các giảng viên 25 Tài liệu tham khảo: 25 PHỤ LỤC 1 27 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 29 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 29 TS. Trần Hòe 29 Trưởng Bộ môn Thương mại Quốc tế 29 Khoa Thương Mại - Đại học KTQD 29 - 3 -
  4. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Bảng 1: Khảo sát đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử 29 2.1. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử 31 2.2. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử về số lượng và chất lượng 32 Tài liệu tham khảo: 34 - 4 -
  5. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long Trường Đại học Thương mại Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT ở nước ta đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình trọng điểm theo lộ trình phát triển đến năm 2020. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên thế giới tồn tại nhiều góc độ tiếp cận để soạn thảo và triển khai các chương trình đào tạo TMĐT. Qua nghiên cứu ở một số nước đạt được kết quả cao trong đào tạo và ứng dụng TMĐT như Mỹ, Canada, Úc, Singapore, Hồng Kông, chúng tôi nhận thấy có 3 góc độ tiếp cận cơ bản là: (1) Đào tạo CNTT – TT TMĐT, (2) Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT; (3) Đào tạo TMĐT liên ngành. Nhằm mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá sự vận dụng các góc độ tiếp cận đào tạo thương mại theo bậc đào tạo, hình thức đào tạo ở Việt Nam thời gian qua, nhất là các năm 2003 đến 2005, bài viết đưa ra các quan điểm cá nhân về sự cần thiết, ý nghĩa và xu hướng vận dụng các góc độ tiếp cận này trong soạn thảo và triển khai các chương trình đào tạo TMĐT giai đoạn 2006-2010. Chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu ban đầu của cá nhân sẽ góp phần để hoàn thiện các chương trình đào tạo theo bậc, hình thức đào tạo để có thể đào tạo đáp ứng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển và hiệu quả triển khai TMĐT ở nước ta. 1. CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN ĐÀO TẠO TMĐT TRÊN THẾ GIỚI - 5 -
  6. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 1.1. Đào tạo Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT- TT) đảm bảo cho TMĐT Tiếp cận trên góc độ đào tạo CNTT- TT đảm bảo cho TMĐT (tiếp cận công nghệ) là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu trước hết là đào tạo các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng cao về CNTT- TT (cả phần cứng và phần mềm) ứng dụng trong TMĐT. Một khi đã giành sự quan tâm chủ yếu cho việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng công nghệ, thì các kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế- kinh doanh, lĩnh vực khoa học xã hội- hành vi sẽ vị giới hạn trng các loại chương trình này. Các kiến thức và kỹ năng CNTT- TT bao gồm chủ yếu bốn mảng sau: Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ tính toán (Computing technology); Các kiến thức và kỹ năng về hệ thống thông tin (Information systems); Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ mạng (Network technology); Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ đa phương tiện (Multimedia technology). Sự hình thành và tình trạng phổ biến khá rộng rãi của tiếp cận trên góc độ đào tạo CNTT-TT đảm bảo cho TMĐT xuất phát từ những nguyên nhân sau: Khác với những phương thức thương mại khác, TMĐT là một phương thức thương mại “dựa trên công nghệ” (Technology-based Commerce), trực tiếp ở đây là dựa trên CNTT-TT. Chính sự phát triển, phổ biến ứng dụng của CNTT-TT trong các ngành kinh tế dẫn tới sự ra đời của TMĐT. Trong thời gian đầu, ứng dụng của TMĐT là khá hạn chế. Những năm qua, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của CNTT-TT, khả năng ứng dụng của TMĐT ngày càng mở rộng (ra đời các kênh kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực kinh doanh mới ). CNTT-TT là ngành công nghệ cao, do vậy những người khởi xướng, đặt nền móng và phát triển TMĐT trong thời kỳ đầu thường là các chuyên gia CNTT có tư duy kinh doanh. Như trên đã nói, TMĐT về bản chất là một lĩnh vực liên ngành (Interdisciplinary). Trong TMĐT diễn ra sự đan xen các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức công nghệ, kinh tế quản lý, khoa học xã hội và hành vi. Đứng trên góc độ của mình, các nhà công nghệ cho rằng để vận hành TMĐT, các chuyên gia TMĐT cần được trang bị nền tảng kiến thức cao về CNTT-TT. Các cơ sở đào tạo đầu tiên khởi xướng các chương trình đào tạo TMĐT phần lớn là các khoa công nghệ tính toán, công nghệ thông tin thuộc các trường - 6 -
  7. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 đại học tổng hợp hoặc đại học, học viện kỹ thuật, có truyền thống và nguồn lực dồi dào về đào tạo CNTT. 1.2. Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT Cách tiếp cận trên góc độ đào tạo các nhà quản trị kinh doanh TMĐT (cách tiếp cận quản trị kinh doanh). Đặc trưng cho các chương trình đào tạo TMĐT này được khởi nguồn từ các trường và các khoa quản trị kinh doanh. Xét trên góc độ lịch sử, phần lớn các chương trình đào tạo thuộc cách tiếp cận này ra đời sau các chương trình đào tạo thuộc cách tiếp cận công nghệ. Tiếp cận quản trị kinh doanh nhấn mạnh trọng tâm trang bị các kỹ năng và kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, lĩnh vực khoa học xã hội - hành vi cho người học. Chương trình đào tạo được hình thành trên cơ sở chương trình đào tạo quản trị kinh doanh. So với chương trình quản trị kinh doanh truyền thống, các chương trình quản trị kinh doanh TMĐT được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với kinh doanh TMĐT. Cụ thể trong các chương trình này, một số môn học cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành với số lượng đơn vị học trình thích hợp cần được nhấn mạnh: STT Chương trình QTKD TMĐT Luật về không gian điều khiển, các vấn đề pháp lý kinh doanh, thương mại, sở 1 hữu trí tuệ, bí mật riêng tư trong TMĐT 2 TMĐT và kinh tế mạng 3 Môi trường và chiến lược kinh doanh TMĐT 4 Tác nghiệp kinh doanh điện tử 5 Quản trị doanh nghiệp trực tuyến 6 Quản trị chuỗi cung ứng và kinh doanh điện tử 7 Đầu tư trong môi trường CNTT 8 Tài chính và các hệ thống thanh toán điện tử - 7 -
  8. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 9 Kế toán cho TMĐT 10 Marketing trên Internet (Internet marketing) Ngoài việc điều chỉnh, sửa đổi các nội dung mang tính chất tương đồng giữa hai loại chương trình Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh TMĐT, nhiều môn học mới đặc thù của kinh doanh TMĐT được bổ sung. Các nhà quản trị kinh doanh TMĐT cần được trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết về CNTT-TT. Khác với tiếp cận công nghệ, tiếp cận quản trị kinh doanh không chủ trương trang bị các kiến thức nền tảng sâu về CNTT-TT, mà chú trọng trang bị các kiến thức và kỹ năng khai thác, sử dụng các phương tiện (phần cứng và phần mềm) do các chuyên gia CNTT sáng tạo ra để phục vụ cho TMĐT. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ chuyên sâu kiến thức và kỹ năng CNTT-TT cũng dao động trong biên độ lớn khi so sánh các chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận quản trị kinh doanh ở các cơ sở đào tạo khác nhau. 1.3. Đào tạo TMĐT liên ngành (Interdisciplinary) Xét với một nghĩa nào đó, tiếp cận trên góc độ đào tạo liên ngành (tiếp cận liên ngành) nằm ở vị trí trung gian giữa hai cách tiếp cận đã đề cập trên. Các chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận liên ngành chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, khoa học xã hội - hành vi và công nghệ thông tin - viễn thông. Xét một cách tổng quát, khi so sánh cơ cấu môn học trong các chương trình đào tạo TMĐT, thì các chương trình theo tiếp cận quản trị kinh doanh và tiếp cận liên ngành tương đối gần gũi nhau, trong khi các chương trình theo tiếp cận công nghệ có sự khác biệt khá lớn. Để xây dựng chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội (eTeam) liên bộ môn, liên khoa hoặc liên trường (nằm trong thành phần của cơ sở đào tạo, thường là các trường lớn). Các khoa, bộ môn tham gia và thành phần của đội (eTeam) thường thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTT. - 8 -
  9. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 2. SỰ VẬN DỤNG CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TMĐT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Nhu cầu thị trường ngày càng tăng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động đào tạo CNTT và TMĐT trong năm qua với những hình thức phong phú và sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều cơ sở đào tạo trong xã hội. Nhu cầu đào tạo CNTT và TMĐT tăng dẫn đến sự tăng tương ứng của cung. Một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc của Vụ TMĐT cho thấy 72% tổ chức đã có website riêng, 65% tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực CNTT hoặc TMĐT. Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về CNTT, TMĐT và 81% tổ chức có phòng máy tính. Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo CNTT và TMĐT trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoa mới, các ngành học mới liên quan đến rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này. Các chương trình đào tạo về CNTT và TMĐT trong thời gian qua không chỉ tăng về số lượng mà còn cả mặt chất lượng. Chất lượng tài liệu, giáo trình và trình độ giảng viên cũng đã được nâng lên một bước. Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của Internet, các tài liệu trong lĩnh vực chủ yếu được thu thập, biên soạn và cập nhật qua mạng từ các nguồn của nước ngoài. Lượng giảng viên có trình độ được đào tạo chính thức về CNTT và TMĐT trong và ngoài nước cũng đang tăng lên. Ngoài ra, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét. Nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khoá đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo theo kết quả điều tra. Chất lượng đào tạo cũng được nâng lên một bước khi một số khoá học được đào tạo bằng tiếng Anh và có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Qua điều tra của Vụ TMĐT, Bộ Thương mại trên 200 tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT và TMĐT cho thấy các khoá đào tạo về CNTT và TMĐT ở nước ta chủ yếu được thực hiện dưới những hình thức sau: (1) Đào tạo chính quy dài hạn: 16%; (2) Đào tạo tập trung ngắn hạn: 33%; (3) Đào tạo theo đặt hàng (tại tổ chức, công ty đối - 9 -
  10. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 tác): 37%. (4) Đào tạo trực tuyến: 9%. (5) Các hình thức khác: 5%. Nghiên cứu chi tiết các chương trình đào tạo này cho thấy sự vận dụng đa dạng những quan điểm đào tạo trên trong đào tạo ở nước ta. 2.1. Trong đào tạo sau đại học Điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là sự góp mặt của khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT. Chương trình của khoá học này được xây dựng dựa trên quan điểm thứ nhất: Đào tạo CNTT đảm bảo cho TMĐT. Cơ sở đào tạo điển hình là trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUT) đã hợp tác với trường ĐH North Central (NCU), Hoa Kỳ đào tạo thạc sỹ trong đó có thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT (MBA with specialization in E-Commerce) do NCU cấp bằng và kiểm định chất lượng. Ở một số trường đại học kinh tế như đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đại học Thương mại, đại học Ngoại thương một số luận văn cao học, luận án tiến sỹ đã nghiên cứu theo định hướng chuyên sâu về quản trị TMĐT. 2.2 Trong đào tạo đại học Cho đến năm 2005, ở tất cả các trường đại học Kinh tế ở nước ta, một số môn học TMĐT được xác lập trong chương trình đào tạo các chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh. Hoạt động đào tạo TMĐT trong năm 2005 còn được ghi nhận lớn ở sự xuất hiện của khoá đào tạo chính quy về TMĐT tại trường đại học Thương mại. Đây có thể coi là một bước đột phá để tạo nên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong tương lai cho lĩnh vực ứng dụng TMĐT tại Việt Nam như đánh giá của Vụ TMĐT - Bộ Thương mại. Các chương trình đào tạo này là sự vận dụng quan điểm thứ hai: Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT. Có thể minh chứng sự vận dụng hữu hiệu quan điểm đào tạo quản trị kinh doanh trong đào tạo TMĐT của trường đại học Thương mại qua mục tiêu đào tạo các cử nhân quản trị kinh doanh có phẩm chất và năng lực cơ bản, đảm nhiệm cương vị quản trị các chức năng và quá trình kinh doanh ở những doanh nghiệp có định hướng và dự án kinh doanh TMĐT, hoặc doanh nghiệp TMĐT hàng hoá cũng như dịch vụ, chương trình đào tạo với tổng số 205 đvht không kể GDTC- 5 đvht và GDQP- 11 đvht, trong đó kiến thức ngành và chuyên ngành chiếm 66 đvht. - 10 -
  11. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Trường ĐH Ngoại Thương, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai kế hoạch đào tạo TMĐT với sự ra đời của môn học TMĐT. Môn học TMĐT được mở ra với ý nghĩa là một môn học độc lập, giảng dạy cho sinh viên chính quy sau khi đã hoàn thành các môn học chuyên ngành, tạo cơ sở nền móng quan trọng cho sự phát triển chuyên ngành ở giai đoạn tiếp theo. 2.3. Trong đào tạo cao đẳng Trường Cán bộ thương mại trung ương thuộc Bộ Thương mại, trường Đại học bán công Marketing Hồ Chí Minh, trường đại học dân lập Tôn Đức Thắng là những trường đầu tiên xây dựng khung đào tạo cao đẳng cho lĩnh vực TMĐT. Mục tiêu đào tạo của khoá học này là đào tạo sinh viên làm việc chủ yếu ở các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp liên doanh. Chương trình đào tạo cao đẳng TMĐT ở nước ta được xây dựng trên cơ sở góc độ tiếp cận thứ nhất và thứ hai, trong đó, góc độ tiếp cận thứ nhất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Việc các trường đại học kinh tế - thương mại là lực lượng đi tiên phong cung cấp các hình thức đào tạo chính quy chuyên ngành về TMĐT cho thấy một hướng phát triển hợp với quy luật của thế giới, theo đó TMĐT là lĩnh vực ứng dụng thuộc phạm trù kinh tế - thương mại, đòi hỏi những kỹ năng chuyên ngành về thương mại và nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 2.4. Trong đào tạo ngắn hạn Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo TMĐT theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp. Đối tượng của loại hình đào tạo này cũng rất đa dạng, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về TMĐT, và cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức nhanh chóng này. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp, lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng TMĐT trong xã hội. - 11 -
  12. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT và TMĐT nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong năm 2005 Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010, trong đó các chương trình dự án về đào tạo chiếm một vai trò nổi bật. Đề án này cũng đồng thời đưa ra một mô hình mang tính xã hội hoá cao cho việc tổ chức triển khai công tác đào tạo CNTT và TMĐT, đó là huy động sức mạnh của các hiệp hội và bản thân doanh nghiệp. Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương. Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm đóng góp của doanh nghiệp, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức đối tác, trong đó mức hỗ trợ của Nhà nước chiếm từ 30% đến 50% tuỳ theo nhiệm vụ của từng dự án. Các cơ sở đào tạo tập trung ngắn hạn là: VCCI, sự phối hợp Vụ TMĐT với các trường đại học, một số cơ sở đào tạo về quản lý, quản trị kinh doanh và các tổ chức đào tạo Các chương trình đào tạo tập trung vào: Công nghệ thông tin và khái quát về TMĐT. Trong năm 2005 phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các đối tác tổ chức 27 khoá đào tạo về những nội dung ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, trong đó có 5 khoá đào tạo dành cho lãnh đạo doanh nghiệp, 3 khoá đào tạo cán bộ quản lý CNTT và 19 khoá đào tạo chuyên ngành cho người sử dụng ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp. 2.5. Đào tạo trực tuyến Với sự phát triển và phổ cập của Internet, đào tạo trực tuyến đang trở thành một kênh đào tạo không thể thiếu cho nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực CNTT và TMĐT. Song song với sự lớn mạnh của đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về TMĐT đang có xu hướng phát triển nhanh trong năm 2005. Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai. Hình thức đào tạo trực tuyến đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ đào tạo chứng chỉ tới đào tạo đại học và sau đại học. Chẳng hạn, các bài giảng, các bài tiểu luận đã dần dần được tải trên mạng Internet thông qua website của các trường, các buổi thảo luận, trao đổi sôi nổi trên một số diễn đàn. Mặc dù kênh đào tạo này chưa phát triển thành một kênh đào tạo chính - 12 -
  13. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 thức riêng biệt cho một khoá đào tạo nào về TMĐT trong nước nhưng nó đã hỗ trợ rất lớn cho hình thức đào tạo truyền thống. Đây cũng được xem như là một phần không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả của các khoá đào tạo CNTT hay TMĐT bằng các bài thực hành trên Internet. Thực tế, khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT của Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã áp dụng rất thành công phương pháp đào tạo này. 3. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO TMĐT Ở VIỆT NAM ĐẾN 2010 Qua thực trạng đào tạo CNTT và TMĐT ở Việt Nam những năm qua cho ta thấy, hoạt động đào tạo về TMĐT là giai đoạn khởi đầu. Bên cạnh những thành tựu đã ghi nhận còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Cùng với xu hướng phát triển ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nước ta, xu hướng phát triển đào tạo TMĐT nước ta đến 2010 gồm: 3.1. Chính sách đào tạo TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 là: Phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ và cân đối trên cơ sở huy động sự đóng góp nguồn lực của toàn xã hội. Trước hết tập trung đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT giữa các doanh nghiệp lớn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ trong giai đoạn đầu đối với các chương trình mục tiêu cụ thể; Tiến hành đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành kinh tế và luật, đồng thời đào tạo theo chương trình đại cương tại các trường dạy nghề thuộc các chuyên ngành thương mại, quản trị kinh doanh. Đào tạo cho cán bộ quản lý Nhà nước làm công tác hoạch định chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT ở Trung ương và các tỉnh, thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo về TMĐT. Theo dự báo của vụ TMĐT - Bộ Thương mại và của cá nhân có đến 95% các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo về Thương mại và quản trị kinh doanh có kế hoạch và sẽ triển khai kế hoạch mở rộng qui mô đào tạo TMĐT trong giai đoạn này. - 13 -
  14. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 3.2. Trong đào tạo Sau đại học và đại học: Sự phát triển nhanh về số lượng sinh viên đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, định vị hình ảnh và vị thế của chuyên ngành quản trị TMĐT trong ngành quản trị kinh doanh ở các trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Kinh tế Tp.HCM, ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại Thương và đào tạo CNTT TMĐT ở các trường có chuyên ngành CNTT như ĐH Bách Khoa HN, ĐH Bách Khoa Tp.HCM, ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc Gia là một xu thế phát triển trong giai đoạn này. Hầu hết các chương trình đào tạo này được xác định trên cơ sở quan điểm quản trị kinh doanh TMĐT. Có thể minh chứng xu hướng phát triển này qua kế hoạch của một số trường ĐH giai đoạn đến 2010, ví dụ như kế hoạch phát triển của khoa TMĐT trường đại học Thương mại: * Về qui mô đào tạo: - Đại học: Chính qui: Mỗi khoá đào tạo 250 đến 350 Tại chức: Chú trọng tại chức bằng hai - Sau đại học: Tham gia giảng dạy các môn học chuyên ngành và hướng dẫn luận văn với cao học, luận án tiến sỹ. * Về giáo trình: Biên soạn hoàn chỉnh các giáo trình các môn học chuyên ngành và cơ sở trọng yếu, cơ bản là: Môi trường và chiến lược TMĐT, Quản trị B2B và B2C, Marketing TMĐT, Thiết kế Web, Quản trị hệ thống TMĐT, Bảo mật thông tin trong TMĐT * Về đội ngũ giáo viên: Số lượng: Đến 2010 từ 25 – 27 giáo viên và chuyên viên. Nâng cao trình độ giáo viên: thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tập trung cho đội ngũ giáo viên để đến năm 2010 khoa có 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 5 tiến sỹ, 5 thạc sỹ. Chú trọng các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu chuyên ngành về CNTT TMĐT và TMĐT. * Về cơ sở vật chất kỹ thuật cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học: tận dụng triệt để phòng thực hành TMĐT, phòng học đa chức năng, thư viện điện tử. Có kế hoạch nâng cao kỹ năng thực hành TMĐT cho sinh viên chuyên ngành qua việc tham quan thực hành Cổng TMĐT, Sàn giao dịch của Vụ TMĐT – Bộ TM, Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam, thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp thực tiễn. - 14 -
  15. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 3.3. Về đào tạo cao đẳng: Một xu hướng đào tạo cao đẳng tích hợp CNTT và TMĐT đã bắt đầu xuất hiện trong năm 2005-2006, sẽ phát triển mạnh hơn trong giai đoạn 2006-2010. Một ví dụ điển hình khẳng định xu hướng phát triển này là chương trình đào tạo cao đẳng TMĐT của Trường Cán bộ thương mại trung ương đã được thiết lập. Theo bản kế hoạch, các khoá học sẽ được tiến hành trong 3 năm với 171 đơn vị học trình trong đó có nhiều môn học thực hành về nghiệp vụ TMĐT. 3.4. Theo Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển, chương trình đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT mà đặc biệt là TMĐT dự kiến đào tạo 42 khoá học về TMĐT trong năm 2006, trong đó 5 khoá đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp, 9 khoá đào tạo CIO có nội dung liên quan đến TMĐT và 28 khoá cho người sử dụng. Các khoá đào tạo ngắn hạn tập trung theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ phát triển về số lượng và dần hoàn thiện, nâng cao chất lượng. Ngoài xu hướng phát triển theo chiều rộng ở tất cả các loại hình đào tạo, lĩnh vực đào tạo về TMĐT trong những năm tới cũng hứa hẹn phát triển theo chiều sâu. Các khoá học nghiên cứu sâu về TMĐT như là các chiến lược phát triển TMĐT, kỹ năng trong kinh doanh trên mạng như quảng cáo trực tuyến, thanh toán điện tử, bảo mật thông tin, chứng thực chữ ký số sẽ thu hút được nhiều học viên hơn. 3.5. Xu hướng phát triển phối hợp đào tạo trực tuyến về TMĐT với sự tham gia của các tổ chức, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyên môn hóa trong và ngoài nước sẽ phát triển với nhịp điệu lớn. KẾT LUẬN Trên thế giới luôn tồn tại những quan điểm khác nhau về đào tạo TMĐT. Nổi bật lên là ba quan điểm: Đào tạo CNTT-TT cho TMĐT, đào tạo Quản trị kinh doanh TMĐT và đào tạo TMĐT liên ngành. Ở Việt Nam hai góc độ tiếp cận đầu được triển khai đồng bộ trên các bậc, hình thức đào tạo với những bước khởi động mạnh sự phát triển với nhịp điệu cao trong năm 2005, đầu năm 2006 về số lượng (số lượng người học, - 15 -
  16. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 số lượng cơ sở đào tạo), phát triển đa dạng về chương trình đào tạo mà chủ yếu nhất vẫn là các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh về TMĐT và CNTT TMĐT. Hiệu quả vận dụng các quan điểm và sự phát triển của hoạt động TMĐT nước ta trong giai đoạn 2006-2010 phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các hoạt động đào tạo và tuyên truyền về TMĐT (hình thức, bậc đào tạo, chương trình và giáo trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo ). Chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu trên đây sẽ đóng góp thêm một cơ sở để các cơ quan quản lý các cơ sở đào tạo hoạch định, thực thi hữu hiệu, phù hợp các chương trình đào tạo TMĐT nhằm phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT nói riêng, phát triển TMĐT nói chung ở nước ta giai đoạn 2006-2010 theo kế hoạch phát triển tổng thể TMĐT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005. - 16 -
  17. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Văn Thoan Trưởng Bộ môn Thương mại điện tử Trường Đại học Ngoại thương 1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển mãnh mẽ, công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Internet và Thương mại điện tử đã trở nên quen thuộc với nhiều tầng lớp dân cư, từ học sinh, sinh viên đến các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước. Thương mại điện tử góp phần hoàn thiện thương mại truyền thống đồng thời hình thành những mô hình kinh doanh mới; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với thương mại điện tử, người mua có thể lựa chọn hàng hoá, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới. Các tổ chức cá nhân có thể giới thiệu sản phẩm đến mọi thị trường, đồng thời phối hợp sản xuất và kinh doanh với nhà cung cấp, nhà phân phối thông qua Internet để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh hình thành những mô hình kinh doanh mới với năng lực sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh cao hơn. Với sự đầu tư, khuyến khích của các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ, Canada, EU, APEC, Australia, Singapore, Nhật cùng với các tổ chức quốc tế như WTO, OECD, UNCTAD, UNCITRAL, WIPO, ICANN thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của các quốc gia và thế giới. Tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 đến nay thương mại điện tử thực sự đã được đầu tư, khuyến khích phát triển từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 và Dự án quốc gia 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”. Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử cũng triển khai hàng loạt các biện pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại điện tử như xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) - 17 -
  18. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 www.vnemart.gom; xây dựng cổng thương mại điện tử quốc gia www.ecvn.gov.vn. Các doanh nghiệp cũng đã tích cực và chủ động tham gia thương mại điện tử với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như siêu thị trực tuyến như golmart.com.vn, vdcsieuthi.com.vn; các cửa hàng điện tử trong mọi ngành nghề như thiết bị điện tử, viễn thông, phần mềm, sản phẩm số hoá, sách, hàng thủ công mỹ nghệ, các dịch vụ như CNTT và truyền thông, du lịch, thông tin, tư vấn, giáo dục và đào tạo trực tuyến. Hành lang pháp lý cho thương mại điện tử cũng bắt đầu hình thành với sự bổ sung và sửa đổi những điều khoản liên quan đến thương mại điện tử trong Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Hải quan, Luật sở hữu trí tuệ và xây dựng thêm những luật mới điều chỉnh về lĩnh vực này như Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin và bổ sung những văn bản điều chỉnh cụ thể như Nghị định thương mại điện tử, nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử, nghị định về dịch vụ tài chính và ngân hàng điện tử. Tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen với thương mại điện tử và tận dụng những lợi thế của thương mại điện tử để theo kịp với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới nói riêng và của kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới, gồm nhiều mảng kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, công nghệ thông tin và truyền thông, luật, tài chính, ngân hàng, marketing do đó sự hiểu biết về thương mại điện tử trên tất cả các khía cạnh trên giữa các doanh nghiệp còn khác nhau, thậm chí giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cũng không thống nhất, giữa các doanh nghiệp ở các nước khác nhau sự khác biệt này càng rõ rệt đặc biệt là chưa có hoạt động đào tạo các chuyên gia và các cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này một cách chính quy. Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có một số ít cơ sở đào tạo về Thương mại điện tử như Trường Đại học Bách Khoa với chương trình Thạc sỹ Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại với chuyên ngành Thương mại điện tử và các chương trình đào tạo ngắn hạn về Thương mại điện tử cho doanh nghiệp của Vụ Thương mại điện tử (Bộ thương mại), Viện tin học doanh nghiệp (VCCI) Trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo về Thương mại điện tử nhưng chỉ giới hạn ở một môn học 60 tiết từ năm học 2004-2005. Từ khi thành lập, Bộ môn Thương mại điện tử của Trường Đại học Ngoại thương đã rất tích cực và đi đầu trong xây dựng chương trình và đào tạo với hơn 800 sinh viên được đào tạo chính quy mỗi năm và hàng trăm cán bộ, doanh nghiệp được đào tạo qua các khóa học ngắn hạn được tổ chức tại Trường hoặc phối hợp với các tổ chức khác như Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại), Viện tin học doanh nghiệp (VCCI), Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia) trên khắp cả nước. - 18 -
  19. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, cần sự kế thừa các kiến thức kinh tế, thương mại truyền thống và sự sáng tạo trong áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới và thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh cho người học, thương mại điện tử bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến lược thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về thương mại điện tử, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử cùng những kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp cho thương mại điện tử như lập trình xây dựng các ứng dụng và website thương mại điện tử, quản trị mạng trong thương mại điện tử, quản trị hệ thống thông tin trong thương mại điện tử, quản trị dự án thương mại điện tử. 2. NHU CẦU ĐÀO TẠO Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế vừa và nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước đều phải sử dụng hình thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là thương mại điện tử. Tính đến cuối năm 2005, Việt Nam có khoảng 200.000 doanh nghiệp, theo điều tra về hiện trạng thương mại điện tử hàng năm của Vụ thương mại điện tử (Bộ thương mại), hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử hoàn toàn chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử. Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về: thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại các doanh nghiệp. Việt Nam đang cố gắng gia nhập WTO, tuy nhiên khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức thương mại điện tử sẽ là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp khi phải thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại của các nước phát triển. Nếu không - 19 -
  20. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 được đầu tư kịp thời về nhân lực, thương mại điện tử vốn là một lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thành có thế sẽ trở thành một rào cản nữa cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông và các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đặc thù của chuyên ngành Thương mại điện tử, việc đào tạo ra một nguồn nhân lực vừa có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về thương mại điện tử, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về công nghệ thông tin, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu đang rất cấp bách của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc tế, các cơ quan quản lý, nghiên cứu kinh tế. 3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Năm 2005 đánh dấu sự khép lại của giai đoạn hình thành và bước sang giai đoạn phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam với nhiều sự kiện nổi bật như hình thành chính sách và pháp luật về thương mại điện tử, sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, khai trương cổng thương mại điện tử quốc gia, đặc biệt là pháp luật chính thức thừa nhận thương mại điện tử với sự ra đời Luật giao dịch điện tử. Trong bốn điều kiện cơ bản để thương mại điện tử phát triển gồm: nhận thức, nhân lực, nối mạng và nội dung. Khi nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức và cá nhân đã rõ ràng, nhân lực trở thành yếu tố quyết định để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tác động dần dần đến thói quen giao dịch thương mại của tổ chức và cá nhân được triển khai đồng bộ qua các phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo, đài, báo điện tử, các cuộc thi. Chính sách định hướng và nhu cầu thị trường là hai yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tuyên truyền nói chung và đào tạo thương mại điện tử nói riêng. 3.1. Các hình thức đào tạo Thương mại điện tử Theo Báo cáo Hiện trạng thương mại điện tử Việt Nam 2005, tại Việt Nam hiện có những hình thức đào tạo thương mại điện tử sau. - Đào tạo chính quy dài hạn 16 % - 20 -
  21. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 - Đào tạo tập trung ngắn hạn 33 % - Đạo tạo theo đơn đặt hàng 37 % - Đào tạo trực tuyến 9 % - Các hình thức khác 5 % Theo số liệu điều tra trên, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời có nhân viên tham gia đào tạo thương mại điện tử chính quy ít hơn so với đào tạo tập trung ngắn hạn và đào tạo theo đơn đặt hàng, nguyên nhân một phần là do các chương trình đào tạo chính quy về thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu khởi động từ năm 2003-2004 đến thời điểm điều tra (2005) số lượng sinh viên được đào tạo chính quy ra trường còn ít. 3.2. Các chương trình đào tạo thương mại điện tử Có ba điểm sáng trong đào tạo thương mại điện tử tại khu vực miền bắc là: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương. Chương trình đào tạo sau đại học Chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với trường đại học North Central (NCU), Hoa Kỳ gồm 36 tín chỉ, trong đó 18 tín chỉ (6 môn học) về chuyên ngành thương mại điện tử: 1. Introduction to E-commerce 2. Managerial E-commerce 3. Electronic - Payment Systems 4. Integrated Supply Chain Management 5. E-Commerce for Entropreneurs 6. Master Graduate Project in E-Commerce Các môn học đều do giảng viên Hoa Kỳ giảng dạy và đánh giá theo chương trình của NCU, học viên sử dụng sách giáo khoa của nước ngoài và được cấp tên truy cập và mật khẩu để sử dụng thư viện điện tử của trường NCU. Chương trình này đến năm 2005 đào tạo được 24 học viên. Chương trình đào tạo đại học Khoa đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam - 21 -
  22. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Khoa Thương mại điện tử trường đại học Thương mại được thành lập theo Quyết định 532 ngày 15/8/2005 của Hiệu trưởng trường đại học Thương mại là khoa chuyên ngành với chức năng nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học ngành quản trị kinh doanh, chuyên ngành thương mại điện tử. Khoa chính thức tuyển sinh từ năm học 2005 – 2006. Chương trình đào tạo được thiết kế tương đối toàn diện bao gồm những môn học như: Môi trường và Chiến lược thương mại điện tử, Marketing thương mại điện tử, Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B & B2C, Phân tích và thiết kế hệ thống thương mại điện tử, Thương mại điện tử với doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hành thương mại điện tử. Khóa tuyển sinh đầu tiên của Khoa năm 2005-2006 có 252 sinh viên hệ đại học dài hạn chính quy. Bộ môn đầu tiên về Thương mại điện tử Trường Đại học Ngoại thương khởi động cho hoạt động đào tạo thương mại điện tử ở bậc đại học với sự ra đời môn học Thương mại điện tử theo Quyết định ngày 1/4/2004 của Hiệu trưởng nhà trường. Môn học Thương mại điện tử được thành lập với ý nghĩa là một môn học độc lập, giảng dạy cho sinh viên chính quy các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh. Với mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên Ngoại thương sau khi ra trường có thể tổ chức và tiến hành các hoạt động kinh doanh qua mạng Internet và các phương tiện điện tử. Phương pháp giảng dạy chú trọng đến cả lý thuyết và thực hành. Phần thực hành hướng tới mục tiêu trang bị các kỹ năng để người học hiểu và ứng dụng các mô hinh kinh doanh trực tuyến phổ biến hienẹ nay, thao tác các nghiệp vụ thương mại điện tử trên máy tính. Phần thực hành nâng cao nhằm đạo tạo và phát triển những kỹ năng về công nghệ thông tin cần thiết để người học vận dụng sáng tạo và xây dựng các mô hình kinh doanh điện tử. Đến nay, môn học đã được giảng dạy cho sinh viên của Khoa Kinh tế Ngoại thương, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, các khóa 40, 41 với tổng số khoảng 1.500 sinh viên. 3.3. Giáo trình cho đào tạo thương mại điện tử Nguồn tài liệu cho các chương trình giảng dạy về thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu từ nước ngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạo về thương mại điện tử ở bậc đại học, sau đại học (chuyên ngành hoặc một số môn về thương mại điện tử) của các trường đại học nước ngoài do các giảng viên, chuyên viên tham gia đào tạo mang về nước sau khi tốt nghiệp - 22 -
  23. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Các chương trình đào tạo về thương mại điện tử của các trường đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet Sách về thương mại điện tử của nước ngoài về Việt Nam theo nhiều nguồn khác nhau Sách về thương mại điện tử do các tác giả Việt Nam viết Tài liệu đào tạo về Thương mại điện tử của chuyên gia nước ngoài Tài liệu đào tạo về Thương mại điện tử do các chuyên gia trong nước biên soạn Về mặt nội dung, các giáo trình hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các giáo trình chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược thương mại điện tử chưa có nhiều. Tại trường Đại học Ngoại thương, môn học Thương mại điện tử hiện nay sử dụng giáo trình riêng do các giáo viên Bộ môn biên soạn, đồng thời sử dụng những chuyên đề do các chuyên gia của Vụ thương mại điện tử (Bộ thương mại), Phòng thương mại điện tử (Viện tin học doanh nghiệp, VCCI), và một số chuyên gia các doanh nghiệp về thương mại điện tử làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. Ban đầu, khi xây dựng giáo trình năm 2003, giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình Thương mại điện tử (2003) của trường đại học tổng hợp New South Wales (UNSW, Sydney, Úc). Trong giai đoạn dạy thử nghiệm ba năm từ 2003 đến 2005, giáo trình liên tục được sửa đổi, bổ sung những nội dung từ cơ bản đến nâng cao, cả về nội dung thương mại lẫn nội dung về công nghệ thông tin để phù hợp hơn với khả năng và nhu cầu của sinh viên. Khi biên soạn giáo trình, Bộ môn sử dụng những sách về thương mại điện tử phổ biến và mới nhất thông qua tham khảo chương trình đào tạo của trường UNSW, Latrobe và Queensland (Úc), đặc biệt Bộ môn sử dụng các sách thương mại điện tử mới và điển hình nhất trên Amazon.com, trong đó phải kể đến hai đầu sách được tái bản liên tục qua các năm là: Electronic commerce: A managerial perspective, tác giả Efraim Turban, tái bản lần thứ 4, năm 2006, nhà xuất bản Prentice Hall Electronic commerce, tác giả Gary Schneider, tái bản lần thứ 6, năm 2006, nhà xuất bản Thomson Khó khăn lớn nhất mà các giảng viên gặp phải khi biên soạn giáo trình thương mại điện tử là các ví dụ điển hình về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử tại - 23 -
  24. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Việt Nam, bài học thành công và thất bại Trong quá trình này, nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo Vụ Thương mại điện tử (Bộ thương mại) và các chuyên viên, Bộ môn đã có những thông tin rất chi tiết, cập nhật và hữu ích để đưa vào giáo trình. Khó khăn thứ hai khi biên soạn giáo trình là nội dung thực hành, để thực hành các nội quan trọng của thương mại điện tử như giao dịch thương mại điện tử, khai thác thông tin thị trường, quản trị website thương mại điện tử, bên cạnh yêu cầu về cơ sở vật chất như phòng máy, đường truyền Internet, khó khăn về mặt giáo trình thể hiện ở khâu xây dựng những phần mềm ứng dụng thương mại điện tử để sử dụng trong các bài tập thực hành. Với sự nỗ lực của các giáo viên Bộ môn và sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia lập trình, Bộ môn đã từng bước xây dựng và nghiên cứu được một số giải pháp thương mại điện tử để cài đặt trên máy chủ của trường cho sinh viên sử dụng trong các bài thực hành. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Về phía lãnh đạo Vụ đại học và Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tạo điều kiện và khuyến khích các trường có điều kiện mở chuyên ngành đào tạo về Thương mại điện tử Hỗ trợ các trường trong việc xây dựng khung chương trình chuyên ngành Thương mại điện tử thống nhất, xây dựng đề cương chi tiết các môn học chuyên sâu về TMĐT Cho phép các trường đào tạo Thương mại điện tử theo hình thức tín chỉ, vì đây là chuyên ngành có sự giao thoa rộng với các chuyên ngành khác như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản trị 4.2. Về phía lãnh đạo Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Tăng cường hợp tác và hỗ trợ các trường để xây dựng các giáo trình chuyên sâu về thương mại điện tử, đặc biệt là các kiến thức thực tiễn và chính sách, pháp luật về thương mại điện tử Phối hợp với các trường triển khai các dự án đào tạo về thương mại điện tử 4.3. Về phía lãnh đạo các Trường đại học Thành lập chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội - 24 -
  25. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Tạo điều kiện đào tạo đội ngũ giảng viên, giỏi cả về thương mại và công nghệ thông tin Tạo điều kiện và khuyến khích xây dựng giáo trình cho các môn học chuyên sâu về thương mại điện tử Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất đặc biệt là phòng lab, đường truyền Internet, các giải pháp phần mềm thương mại điện tử để đào tạo các kỹ năng thực hành 4.4. Về phía các giảng viên Chủ động nâng cao trình độ về cả kiến thức thương mại và công nghệ thông tin để có khả năng giảng dạy các môn học chuyên sâu về thương mại điện tử Chủ động nghiên cứu các chương trình đào tạo về thương mại điện tử trên thế giới để xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo hiện nay Với những thành công ban đầu và một số thuận lợi, khó khăn trong đào tạo thương mại điện tử đã phân tích ở trên, nhằm đảm bảo tính liên tục và kế thừa, hy vọng lãnh đạo Vụ Đại học và Sau đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), lãnh đạo Vụ thưong mại điện tử (Bộ thương mại) và lãnh đạo các Trường đại học tiếp tục có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh đào tạo về thương mại điện tử ở cả chiều rộng và chiều sâu thông qua việc thành lập các Khoa, các chuyên ngành đào tạo về Thương mại điện tử linh hoạt và liên thông với các chuyên ngành khác, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao năng lực đào tạo cũng như chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực về thương mại điện tử ngang bằng với các nước trong khu vực và quốc tế. Đối với Trường Đại học Ngoại thương, việc triển khai mở chuyên ngành Thương mại điện tử, thuộc ngành Quản trị Kinh doanh sẽ góp phần đa dạng hóa các chuyên ngành của Trường Đại học Ngoại thương, phù hợp với xu hướng và nhu cầu đào tạo hiện nay của xã hội là đào tạo đa ngành và chuyên sâu hóa các ngành đào tạo, linh hoạt trong chương trình, tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn các chuyên ngành phù hợp và yêu thích. Trường Đại học Ngoại thương sẽ thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình là đào tạo cho đất nước đội ngũ nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và khả năng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo Hiện trạng Thương mại điện tử Việt Nam các năm 2003, 2004, 2005 - 25 -
  26. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 2. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 3. Dự thảo Chương trình Chuyên ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Ngoại thương - 26 -
  27. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 PHỤ LỤC 1 Dự thảo CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN HỆ CHÍNH QUY NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH - CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Tên học phần ĐVHT Ghi chú I. Kiến thức đại cương 56 1. Triết học Mác-Lênin 6 2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin 8 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 4 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 6. Toán cao cấp 6 7. Lý thuyết xác xuất và thống kê toán 4 8. Pháp luật đại cương 3 9. Tin học đại cương 6 10. Ngôn ngữ cơ sở I 4 11. Ngôn ngữ cơ sở II 4 12. Ngôn ngữ cơ sở III 4 II. Kiến thức chuyên nghiệp 109 a. Kiến thức cơ sở khối ngành 8 13. Kinh tế vi mô I 4 14. Kinh tế vĩ mô I 4 b. Kiến thức cơ sở ngành 27 15. Marketing căn bản 4 16. Nguyên lý kế toán 4 17. Kinh tế lượng 4 18. Nguyên lý thống kê 4 19. Phân tích hoạt động kinh doanh 3 20. Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1 4 21. Ngôn ngữ kinh tế thương mại 2 4 c. Kiến thức ngành (bao gồm kiến thức chuyên ngành) 64 22. Quản trị học 4 23. Quản trị chiến lược 4 24. Quản trị nhân lực 4 25. Quản trị tài chính 4 26. Nghiên cứu thị trường (SPSS) 3 27. Giao dịch thương mại quốc tế 3 28. Thanh toán quốc tế 3 - 27 -
  28. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 29. Vận tải bảo hiểm 3 30. Pháp luật kinh doanh quốc tế 3 31. Giao dịch thương mại điện tử 3 32. Tài chính ngân hàng điện tử 3 33. Marketing điện tử 3 34. Luật thương mại điện tử 3 35. Chiến lược và quy trình kinh doanh điện tử 3 36. Quản trị hệ thống thông tin 3 37. Quản trị dự án thương mại điện tử 3 38. Xây dựng các ứng dụng và website TMĐT 4 39. Ngôn ngữ kinh tế thương mại 3 4 40. Ngôn ngữ kinh tế thương mại 4 4 d. Các học phần tự chọn (Chọn đủ 12 ĐVHT) 10 41. Lập trình trong TMĐT 1 2 (C, HTML, Javascript, Dreamweaver) 42. Quản trị và thiết kế cơ sở dữ liệu trong TMĐT 2 (SQL) 2 43. Lập trình trong TMĐT 2 (ASP, Visual Basic) 2 44. Lập trình trong TMĐT 3 (Java, Microsoft . NET, 2 C#) 2 45. Xây dựng các ứng dụng web nâng cao (JSP, 2 ASP.NET) 46. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin trong TMĐT 47. Chính phủ điện tử 2 48. Quản trị mạng trong thương mại điện tử 2 49. Đảm bảo an toàn trong giao dịch TMĐT 2 50. Quản trị hệ thống nguồn lực doanh nghiệp (ERP), 2 quan hệ khách hàng (CRM) và hệ thống cung cấp (SCM) trong TMĐT 2 51. Chính sách thương mại quốc tế 2 52. Quan hệ kinh tế quốc tế 53. Đầu tư nước ngoài III. Khóa luân/Thực tập nghề và Thi tốt nghiệp 15 TỔNG CỘNG 180 - 28 -
  29. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TS. Trần Hòe Trưởng Bộ môn Thương mại Quốc tế Khoa Thương Mại - Đại học KTQD Thương mại điện tử đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học, một số Trường đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử nhưng nhìn chung đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này vẫn nổi lên một số vấn đề như cung chưa đáp ứng cầu, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa tương thích với yêu cầu cao của chuyên ngành khoa học và đào tạo. Bài viết này, trên cơ sở khảo sát sơ bộ về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử tại các Trường Đại học sẽ nêu lên những yêu cầu về xây dựng đội ngũ giảng viên và giải pháp cho vấn đề. 1.KHẢO SÁT SƠ BỘ VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hiện nay, một số Trường Đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử và xem đó là một chuyên ngành mới, nhiều hứa hẹn, được sinh viên lựa chọn. Một số trường, chưa thực hiện đào tạo chuyên ngành, hoặc đang chuẩn bị chương trình đào tạo chuyên ngành nhưng đã đưa môn thương mại điện tử vào giảng dạy khá lâu. Tuy nhiên, rất nhiều Trường đại học lại chưa giảng dạy và hầu như chưa có kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cho việc giảng dạy thương mại điện tử. Nguồn giảng viên thương mại điện tử rất khác nhau, đa số là từ các giảng viên quản trị kinh doanh chuyển sang trên cơ sở được đào tạo về sử dụng các phần mềm và tự nghiên cứu. Một số ít giảng viên hiện nay tiếp cận thương mại điện tử từ góc độ công nghệ thông tin nên thiếu kiến thức cơ sở quản trị kinh doanh. Chỉ một số rất ít đã qua các cua đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử (Bảng 1) Bảng 1: Khảo sát đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử Trường Mức độ đào tạo thương mại điện tử Nguồn giảng viên ĐH Thương Khoa TMĐT; Đào tạo sinh viên Chủ yếu từ Kinh tế và Mại chuyên ngành TMĐT QTKD chuyển sang, tự đào tạo của Trường và bên ngoài - 29 -
  30. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 ĐH Ngoại Bắt đầu đào tào chuyên ngành Tự đào tạo, bồi dưỡng của thương Trường và bên ngoài KTQD Giảng dạy TMĐT, chưa có chuyên Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngành ngoài về Kinh tế Huế Chưa giảng dạy Chưa có giảng viên ĐH Qui Nhơn Chưa giảng dạy Chưa có giảng viên Khoa Kinh tế, Chưa giảng dạy, đã đưa môn học vào Đang chuẩn bị giảng viên ĐHQG chương trình Nguồn: Tác giả tìm hiểu qua hỏi ý kiến chuyên gia Mặc dù chưa đủ điều kiện để tiến hành khảo sát chi tiết về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử và các môn học cận kề với thương mại điện tử ở các trường đại học nhưng nghiên cứu sơ bộ cũng có thể rút ra một số kết luận: Đội ngũ giảng viên thương mại điện tử ở các trường đại học đang rất thiếu, nguyên nhân vừa do đặc điểm của môn học (Vừa đòi hỏi kiến thức kinh tế và QTKD vừa đòi hỏi kiến thức công nghệ thông tin) vừa mới được triển khai. Nhận thức về sự cần thiết đào tạo thương mại điện tử tại Việt Nam chưa cao nên đầu tư chuẩn bị đội ngũ giảng viên được triển khai chậm. Nhận thức về sự đòi hỏi cao của kiến thức ngành khoa học thương mại điện tử ở đội ngũ giảng viên còn nhiều khác biệt. Nhiều giảng viên cho rằng chỉ cần được đào tạo chuyên về tin học và nghiên cứu thêm các kiến thức bổ trợ là có thể giảng dạy thương mại điện tử, một số khác lại cho rằng kiến thức QTKD mới là cơ bản. Hiện nay, tại các trường đều đã nhân thức rõ mối quan hệ giữa thương mại điện tử và các môn học quản trị kinh doanh nhưng một cản trở lớn là những người có trình độ về quản trị kinh doanh thi lại yếu về công nghệ thông tin. Thiếu các tổ chức trong ngành giáo dục hỗ trợ tích cực cho việc hình thành ngành đào tạo thương mại điện tử và xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử. Cơ sở vật chất cho đào tạo thương mại điện tử và để nâng cao trình độ của giảng viên thương mại điện tử ở các trường còn thiếu. Hiện nay, các trường chủ yếu có phần cứng nhưng hầu như các phần mềm thì không có, chẳng hạn, phần mềm ảo của sàn giao dịch hàng hóa điện tử hầu như chưa có ở trường nào. Hơn nữa, do không đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên các giảng viên thương mại điện tử vẫn có xu hướng áp dụng phương pháp giảng dạy - 30 -
  31. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 truyền thống, tương tự các môn học khác, thường lấy mô tả thay cho thực hành nên không nâng cao được trình độ và giảm thiểu khả năng tiếp nhận kiến thức của người học. 2. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử Ngành thương mại điện tử ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển các ngành khoa học công nghệ, trực tiếp là công nghệ thông tin. Vì vậy, để có định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cần phải hiểu rõ bản chất của ngành thương mại điện tử. Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa hẹp nhất là mua bán trên mạng. Nếu như vậy, chỉ cần một số kiến thức nhất định về sử dụng mạng internet và kinh doanh thương mại là có thể thực hiện thương mại điện tử. Hiểu như vậy, có lẽ không cần phải xây dựng ngành đào tạo thương mại điện tử và đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ chuyên môn cao. Cũng có quan điểm rộng hơn về thương mại điện tử, đó là quá trình thương mại (mua bán) thông qua các phương tiện điện tử. Cách hiểu này đồng nghĩa E. commerce với E. trade và cũng chỉ cần những kiến thức sử dụng phần mềm của công nghệ thông tin và kiến thức thương mại (mua bán) là đủ để hành nghề thương mại điện tử. Do đó yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cũng ở mức thấp như đã nhận định ở trên. Tuy nhiên, trong môi trường của nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tất cả những những vấn đề về chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, tính toàn cầu, nâng cao năng suất, thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức thông qua cơ chế cạnh tranh. Và do đó, nội hàm của thương mại điện tử liên quan đến tất cả các vấn đề phương thức và mô hình thương mại điện tử, Quản lý hệ thống thông tin (MIS), Hoạch định tổng nguồn lực của doanh nghiệp (ERP), E – marketing, thiết kế và xây dựng các công cụ công nghệ thông tin cho thương mại điện tử, Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh (Applications of E – commerce for business), Luật thương mại điện tử và Chiến lược phát triển TMĐT. Với nội hàm đó, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử phải được trang bị một khối - 31 -
  32. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 lượng kiến thức rộng, đồng thời chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực hẹp. Có thể nói yêu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử là: Thứ nhất, có kiến thức về quản trị kinh doanh. Kiến thức kinh doanh là cơ bản và quan trọng nhất đối với giảng viên thương mại điện tử. Tất cả phương thức, mô hình và công cụ trong kinh doanh truyền thống đều có thể vận dụng trong kinh doanh điện tử mặc dù kinh doanh điện tử có những điểm khác biệt về đối tượng, phương thức và phương tiện thực hiện. Điều này cho thấy, để có đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ cao trong thời gian ngắn phải có đội ngũ giảng viên giỏi về kinh doanh. Thứ hai, cùng với kiến thức kinh doanh, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử phải có kiến thức về công nghệ thông tin. Kiến thức công nghệ thông tin là cơ sở, đặc biệt là khả năng sử dụng được các phần mềm và hiểu được cơ chế hoạt động chuyển tải thông tin, chia sẽ tài nguyên, khả năng xây dựng các trang mang và khắc phục những trục trặc về công nghệ trong giảng dạy thương mại điện tử. Nếu các giảng viên thương mại điện tử có khả năng trang bị những kiến thức khác về khoa học máy tính, về lập trình, về quản trị mạng thì càng nâng cao kỹ năng trong giảng dạy. Hai nhóm kiến thức trên là yêu cầu bắt buộc, quan trọng của đội ngũ giảng dạy thương mại điện tử. Ngoài ra, những vấn đề về luật pháp, hiểu biết văn hóa kinh doanh, tâm lý kinh doanh, khả năng sử dụng các mô hình định lượng, phương pháp phân tích thống kê đều hỗ trợ tích cực cho giảng dạy thương mại điện tử với chất lượng cao. Theo kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, "Trong giai đoạn 2006 tới 2010 cần mở rộng hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT tại nhiều trường đại học khắp cả nước không những trong chuyên ngành kinh tế thương mại mà cả các chuyên ngành khác như CNTT, pháp lý, an ninh. Ngoài đào tạo về TMĐT ở cấp đại học, cần quan tâm đào tạo ở cấp cao đẳng và học nghề" . Đồng thời, trên cơ sở thực trạng và những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử, nhiều giải pháp cần tập trung thực hiện để trong thời gian ngắn nhất có thể có một đội ngũ giang viên đáp số lượng và chất lượng, và trong dài hạn có thể vừa tăng số lượng nhưng ưu tiên cho nâng cao chất lượng. 2.2. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử về số lượng và chất lượng - 32 -
  33. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Trước hết, giải pháp về nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm. Xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử về số lượng và chất lượng phải được nhận thức là một nhiệm vụ lâu dài, không chỉ của riêng các trường đại học. Nhận thức vấn đề như vậy sẽ góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và của cả khối doanh nghiệp. Các trường đại học sẽ chịu trách nhiệm chính trong đào tạo đội ngũ giang viên thương mại điện tử của mình. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước, mà chủ đạo là Bộ GD và ĐT cần hỗ trợ tích cực và phối hợp các trường trong công việc này. Hơn nữa, giang viên thương mại điện tử cần phải được đào tạo về công nghệ thông tin nên sự hỗ trợ về đào tạo và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp có tiềm lực trong ngành công nghệ thông tin để xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử là vô cùng cần thiết. Thứ hai, hỗ trợ các trường đại học xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử thông qua con đường thực hiện các dự án về thương mại điện tử. Cần mở rộng cửa cho các giảng viên ở các trường đại học tham gia vào những dự án nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử ở các cấp để nhanh chóng tiếp cận với nguồn kiến thức thương mại điện tử từ bên ngoài và có điều kiện thâm nhập thực tế thương mại điện tử. Tạo điều kiện để các giảng viên thương mại điện tử được tham gia vào xây dựng các văn bản pháp lý về thương mại điện tử nhằm nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực luật thương mại điện tử. Thứ ba, nguồn tài chính để xây dựng một đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ ngang tầm khu vực và thế giới là rất lớn vì vậy sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua thực hiện các dự án về thương mại điện tử rất cần thiết. Thông qua Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan nhà nước khác để thực thi một chương trình tổng thể đào tạo giảng viên thương mại điện tử trên qui mô cả nước từ nay cho đến 2010 để xây dựng một đội ngũ giảng viên thương mại điện tử chuyên nghiệp, có trình độ cao. Thứ tư, hiện nay chương trình đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đang được triển khai, đề nghị giành một số chỉ tiêu nhất định cho đào tạo giảng viên thương mại điện tử hàng năm. Nếu giành một số chỉ tiêu khuyến khích cho đào tạo giảng viên thương mại điện tử, thì hàng năm sẽ khuyên khích được đội ngũ giảng viên tham gia. - 33 -
  34. Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Cuối cùng, thương mại điện tử gắn với cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và do đó cần có giải pháp hỗ trợ các trường đại học nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng công nghệ, cả phần cứng và phần mềm, phục vụ cho việc dạy và học. Tóm lại, thương mại điện tử càng ngày càng phát triển tại Việt Nam càng cần một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của phương thức kinh doanh này. Để có nguồn lực thương mại điện tử cao cần đề ra và thực thi chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng. Công việc này là trách nhiệm của các trường đại học đào tạo về thương mại điện tử những cũng cần sự phối hợp và hỗ trợ trên nhiều phương diên của các ngành có liên quan, các cấp quản lý nhànước và khu vực doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Thương Mại: Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. 2. Gary P. Schneider: Electronic Commerce, University of San Diego, Thomson, 2003 3. Efraim Turban, Jae Lee, David King, H. Michael Chung: Electronic Commerce - A Managerial Perspective, Prentice Hall, 2002 4. UNDP: Báo cáo thương mại điện tử, 2005 - 34 -