Tài liệu Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình

pdf 19 trang huongle 4760
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_phong_su_truyen_hinh_phim_tai_lieu_truyen_hinh.pdf

Nội dung text: Tài liệu Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình

  1. Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình
  2. PHẦN II: PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH 1.Định nghĩa : Phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng. 2. Chức năng của phim tài liệu truyền hình. 2.1. Chức năng thông tấn và báo chí : Là chức năng quan trọng nhất, chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo phim tài liệu truyền hình, dẫn tới quan niệm phim tài liệu truyền hình là một thể loại tác phẩm báo chí truyền hình. Tính thời sự trong phim tài liệu truyền hình thể hiện qua việc phản ánh sự kiện, vấn đề, nhân vật hằng ngày với những thông tin nóng hổi, kịp thời, xác thực. Yếu tố chính trị, phục vụ kịp thời mục đích tuyên truyền (Các sự kiện chính trị nổi bật, những ngày lễ lớn , các dịp kỷ niệm.) 2.2 Chức năng giáo dục và nhận thức : Nâng cao nhận thức và tư duy của người xem, thông qua những hình ảnh có thật về con người, đất nước, thiên nhiên, sự kiện, sự việc, với tất cả sự phong phú đa dạng của nó. Phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện, nâng sự kiện lên tầm khái quát hoá bằng hình tượng tiêu biểu, qua việc sử dụng một cách có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật (điều mà các thể loại tác phẩm báo chí truyền hình khác khó có thể thực hiện được do đặc điểm thể loại, độ dài thời gian (thời lượng) và mục đích thông tin). Nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tượng và sự kiện qua việc sử dụng các chi tiết điển hình, kết hợp với âm nhạc, tiếng động, lời bình, các thủ pháp dựng phim.
  3. 2.3. Chức năng thẩm mỹ và giá trị tư liệu lịch sử : Hiện tượng thẩm mỹ và chất thơ; yếu tố ẩn dụ, tượng trưng trong các loại phim tài liệu nghệ thuật, phong cảnh, du lịch Giá trị tư liệu lịch sử của phim tài liệu truyền hình nói riêng cũng như phim tài liệu nói chung, đặc biệt đối với các sự kiện, sự việc chỉ xảy ra một lần hoặc những sự kiện, sự việc, con người thuộc về lịch sử, với những hình ảnh không gì hay tái tạo được. 3. Điểm khác nhau giữa phim tài liệu truyền hình và phim tài liệu điện ảnh : Phim tài liệu truyền hình được thừa hưởng rất nhiều đặc điểm của phim tài liệu điện ảnh. Nó chính là một thứ phim tài liệu điện ảnh được cải biến đi cho phù hợp với những đặc tính kỹ thuật và đặc điểm tiếp nhận của truyền hình để sử dụng trên loại hình báo chí này. Những thay đổi đó tạo nên sự khác biệt căn bản giữa phim tài liệu của hai loại hình truyền thông – điện ảnh và truyền hình. 3.1 Về công chúng : Trạng thái tiếp nhận của điện ảnh và truyền hình rất khác nhau. Công chúng tiếp nhận tác phẩm điện ảnh ở một điều kiện lý tưởng cho việc tiếp thu nội dung tác phẩm. Còn truyền hình phải đối mặt với rất nhiều trở ngại của cuộc sống hàng ngày, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, đến quá trình tiếp nhận của người xem. Công chúng tiếp nhận tác phẩm điện ảnh trong rạp chiếu. Đó là một khoảng không gian riêng biệt người xem ngồi trong bóng tối gần như hoàn toàn, đối diện với một màn ảnh lớn, âm lượng âm thanh lớn. Trên đó chiếu những hình ảnh ngoại cỡ, không thể thấy trong cuộc sống thường nhật. Đó là một môi trường lý tưởng cho việc tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật điện ảnh đi thẳng vào trực giác người xem, dễ đem lại những cảm xúc mạnh mẽ. Chính vì khả năng gây cảm xúc mạnh mẽ của điện ảnh cùng với môi trường tiếp nhận nhỏ hẹp, nên những hình ảnh trên phim gây được “phản ứng dây chuyền” trong cảm xúc của khán giả. Nó lan nhanh trong không gian rạp chiếu, tạo nên sự cộng hưởng về mặt tình cảm. Vì vậy, người xem càng bị tác động mạnh bởi hình ảnh, lời
  4. thoại, tiếng động, âm nhạc của bộ phim hơn, khả năng tiếp nhận của khán giả trở nên cao hơn. Và tác phẩm điện ảnh do đó được tiếp nhận đầy đủ hơn. Hơn nữa, khi xem một tác phẩm điện ảnh, người xem bị tách rời ra khỏi bối cảnh sống hàng ngày, không bị chi phối bởi bất cứ tác động nào. Xuất phát từ đặc điểm tiếp nhận này nên tác phẩm điện ảnh có thể được dồn nén đến cao độ các chi tiết mà không sợ người xem khó hiểu. Tuy nhiên, khả năng tập trung cao độ của người xem không thể duy trì lâu. Đồng thời, khi đang xem dở một buổi chiếu, khán giả không thể ngừng xem nếu muốn tiếp thu trọn vẹn tác phẩm. Vì hai lý do này, mỗi tác phẩm điện ảnh không nên kéo dài hơn 90 phút, tối đa là 100 phút để khán giả có thể hiểu được toàn bộ tác phẩm. Với những tác phẩm đồ sộ, đòi hỏi thời lượng lớn thì nên tách ra thành nhiều phần, mỗi phần khoảng 90 đến 100 phút. Mỗi đêm chiếu một phần cho tới khi hết bộ phim. Một đặc điểm nữa có tác động khá lớn đến quá trình tiếp nhận tác phẩm điện ảnh là việc người xem được phép lựa chọn tác phẩm mình thích. Công chúng thưởng thức điện ảnh là công chúng có chọn lọc. Họ chỉ xem những tác phẩm mình thích, không ai có thể ép buộc người khác xem một tác phẩm điện ảnh mà họ không thích. Điều này khiến cho người xem có một tâm lý tiếp nhận rất ổn định trước và trong suốt quá trình xem phim. Khác với điện ảnh, truyền hình, với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng, đến với mọi nhà, sục vào mọi ngõ ngách, mọi vùng xa xôi hẻo lánh trên trái đất. Truyền hình trở thành cửa ngõ để mỗi người, không cần phải ra khỏi nhà mình mà vẫn biết tất cả những sự kiện xảy ra trên thế giới, từ những sự kiện địa phương, sự kiện trong nước, cho tới những sự kiện xảy ra ở nơi cách xa hàn vạn km. Không chỉ mang đến cho người xem tin tức, truyền hình còn là phương tiện chuyển tải nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều chương trình giải trí. Do đó, truyền hình trở thành một nhà hát tổng hợp, một phương tiện giải trí toàn năng. Các tác phẩm truyền hình phải đối phó với tất cả những tác động của ngoại cảnh đến tâm lý tiếp nhận của người xem. Họ luôn bị quấy nhiễu bởi những tác động của cuộc sống hàng ngày, tạo ra những chuỗi đứt đoạn trong quá trình tiếp thu thông tin. Chính vì vậy mà tác phẩm truyền hình đòi hỏi phải rất dễ hiểu, và cụ thể trong từng khuôn hình, đồng thời phải có một độ dư thông tin nhất định để người xem có thể hiểu được những đoạn họ không tập trung nhờ logic phát triển của sự kiện. Sự dễ hiểu của
  5. tác phẩm truyền hình còn do việc truyền hình có khả năng phủ sóng một khoảng không gian lớn, cùng một lúc phục vụ hàng triệu khán giả với nhiều trình độ văn hoá khác nhau, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau. Để thu được hiệu quả truyền thông lớn nhất, tác phẩm truyền hình phải được xây dựng cho công chúng dù trình độ văn hoá như thế nào cũng tiếp nhận được thông điệp của tác phẩm. Những khác biệt về trạng thái tiếp nhận của công chúng là nguyên nhân dẫn đến một số điểm khác biệt giữa tác phẩm điện ảnh và tác phẩm truyền hình. 3.2. Về thiết bị thể hiện : Thiết bị thể hiện của điện ảnh và truyền hình rất khác nhau. Các tác phẩm điện ảnh được chiếu trên những màn hình lớn với diện tích hàng chục mét vuông, có tỷ lệ giữa chiều ngang với chiều cao là 7:4 (1:0,57) còn màn hình máy thu truyền hình truyền thống có kích thước rất nhỏ (diện tích một màn hình 21inch chỉ vào khoảng 0,137m2), và có tỷ lệ 4:3 (1:0,75), Như vậy khuôn hình của điện ảnh sẽ bao quát được một không gian chiều ngang rộng hơn nhiều so với hình ảnh truyền hình. Do đó, lượng thông tin trong một khuôn hình điện ảnh cũng lớn hơn nhiều so với một khuôn hình truyền hình. Toàn bộ hình ảnh trên phim được thể hiện hết trên màn ảnh. Thông tin được thể hiện đầy đủ, bố cục khuôn hình không bị phá vỡ. Nhưng với màn hình của máy thu hình thì việc thể hiện đầy đủ khuôn hình là một khó khăn. Đây là điều kiện khách quan mà người làm truyền hình không thể khắc phục. 3.3 Về đặc trưng phương tiện truyền tải : Hình ảnh và âm thanh của tác phẩm truyền hình được đưa đến với người xem thông qua sóng điện từ. Trước hết, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được mã hoá thành dạng tín hiệu điện từ, sau đó được đưa vào máy phát, gửi lên không trung bằng làn sóng vô tuyến điện. Trong điện ảnh, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được ghi đồng bộ trên phim. Sau đó được tái tạo lại bằng máy chiếu, màn ảnh và hệ thống hoá.
  6. Hình ảnh video sử dụng trong truyền hình được ghi lại bằng những tín hiệu điện từ trên băng từ tính. Máy ghi hình video (Máy VHS, Umatic, Betacam hay Digital) thu tín hiệu ánh sáng qua hệ thống ống kính quang học của mình. Sau đó tín hiệu ánh sáng này được biến đổi thành tín hiệu điện từ và được ghi lại trên băng từ tính. Như vậy, chỉ trong khâu ghi hình, tín hiệu ánh sáng đến từ vật thể đã phải chịu hai lần mã hoá. Một lần để biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử, và lần thứ hai là khi ghi tín hiệu điện từ đó lên bằng từ. Cho dù máy có hiện đại đến đâu thì tín hiệu hình ảnh cũng bị suy giảm chất lượng ít nhiều. Khi đến máy thu, hình ảnh được tái tạo bằng cách tín hiệu video được ống phóng ra tia âm cực biến thành những chùm điện tử, rồi phóng những chùm điện tử tới bắn phá các nguyên tử phosphor trên bề mặt của đèn hình. Điều này một lần nữa làm suy giảm chất lượng hình ảnh thu được trên máy thu. Trong khi đó, hình ảnh của phim nhựa thu được bằng cách cho ánh sáng tác động trực tiếp lên các phân tử nhạy sáng trên phim ảnh. Sau đó, những hình ảnh trên phim được chiếu lên màn ảnh bằng hai chùm sáng từ nguồn sáng của máy chiếu. Như vậy hình ảnh của điện ảnh không bị mã hoá lần nào nên chất lượng hình ảnh không bị suy giảm, hình ảnh thu được sẽ trung thực hơn so với hình ảnh video. Khác biệt đáng kể thứ hai giữa phim nhựa và video là độ tương phản. Nếu như độ tương phản giữa khu vực sáng nhất và tối nhất của phim nhựa có thể đạt tỷ lệ100:1 thì trên hình ảnh video, tỷ lệ đó chỉ đạt 20:1 ở những điều kiện lý tưởng, thông thường chỉ đạt khoảng 15:1. Như vậy phim nhựa có khả năng chuyển tải một dải sắc độ lớn hơn rất nhiều so với hình ảnh video. Độ tương phản cao của hình ảnh cho phép phim nhựa tạo ra những khuôn hình có chiều sâu bối cảnh lớn. Do đó, phim nhựa có được những cảnh toàn và viễn vô cùng hoành tráng mà hình ảnh video không thể tạo ra. Sự vượt trội về khả năng tạo cảm giác không gian của điện ảnh là hơn tuyệt đối so với truyền hình. Ngoài những hạn chế đó, hình ảnh video còn tối, mờ, không sắc nét, khó xác định ranh giới giữa sắc độ đỏ và da cam. Không những thế mà nó còn phải đối phó với tình trạng “đuôi sao chổi” là những vệt sáng xuất hiện khi thể chuyển động trên màn ảnh. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ khi vật thể chuyển động càng nhanh. Không chỉ gặp phải những hạn chế và độ phân giải, độ tương phản của thiết bị thu – phát mà truyền hình còn phải đối phó với nhiều rào cản kỹ thuật khác. Việc sử dụng sóng điện từ để chuyền tải tín hiệu tạo ra cho truyền hình khả năng đến với lượng công chúng lớn, trên một không gian
  7. rộng, không phân biệt biên giới hành chính nhưng nó cũng tạo ra nhiều khó khăn. Sóng điện từ có thể bị nhiễu bởi nhiều nguyên nhân như: các nguồn phát sóng điện từ khác, tia lửa điện, điều kiện địa hình, điều kiện thời tiết làm cho hình ảnh thu được ở máy thu không đẹp và ổn định, làm giảm chất lượng tác phẩm truyền hình. Điều kiện địa hình và thời tiết là một trở ngại khó vượt qua của truyền hình. Trong không gian, sóng điện từ truyền thẳng. Do bề mặt cong của trái đất, chúng ta chỉ thu được tín hiệu truyền hình trong một bán kính nhất định kể từ chân cột phát sóng. Ngoài khoảng cách giới hạn đó không thể thu được sóng truyền hình cho dù có tăng công suất máy phát lên đến bao nhiêu đi chăng nữa. Mặt khác, sóng điện từ không vượt qua được các chướng ngại vật hoặc một phần tín hiệu bị trễ pha khi gặp phải vật cản, tạo ra những hình ảnh không sắc nét, hình ảnh có bóng trên màn hình máy thu. Do đó, điều kiện lý tưởng của ăngten thu là ở vị trí “nhìn thấy” cột ăngten của đài phát. Địa hình không bằng phẳng, đặc biệt là địa hình đồi núi là hạn chế rất khó vượt qua của truyền hình vô tuyến. Những vùng bị các dãy núi ngăn cách với cột ăngten phát sóng sẽ không thể thu được tín hiệu truyền hình, tạo nên các vũng lõm, vùng tối. Như vậy, hình ảnh video của truyền hình kém hơn hình ảnh của điện ảnh về độ phân giải, độ tương phản. Ngoài ra, truyền thông truyền hình còn vấp phải rất nhiều rào cản do các yếu tố kỹ thuật, cơ học, xã hội, tự nhiên, gây nên. Điều này khiến cho truyền hình không thể thừa hưởng nguyên vẹn ngôn ngữ hình ảnh của điện ảnh mà nó chỉ có thể trên cơ sở kế thừa hệ thống ngôn ngữ đó để xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với những đặc trưng kỹ thuật của mình. 4. Những điểm phim tài liệu truyền hình được kế thừa từ phim tài liệu điện ảnh Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng dùng hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông điệp tới người xem. Chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời, truyền hình đã kế thừa được hệ thống ngôn ngữ của điện ảnh. Vì điện ảnh sử dụng hình ảnh động kết hợp với âm thanh. Những yếu tố này được kết cấu theo một phương pháp ghép nối gọi là montage (dựng phim). Truyền hình đã được thừa hưởng những vũ khí lợi hại nhất tạo nên sức mạnh của loại hình truyền thông đại chúng này từ điện ảnh. Yếu tố ngôn ngữ chính của điện ảnh và truyền hình là hình ảnh động. Đây cũng là yếu tố ngôn ngữ mà truyền hình được thừa hưởng nhiều nhất từ những thành quả của nghệ thuật điện ảnh. Trước hết là hệ thống cỡ cảnh.
  8. Hệ thống cỡ cảnh trong truyền hình gồm: -Viễn cảnh (extreme long shot – ELS) -Toàn cảnh rộng (very long shot-VLS) -Toàn cảnh (long shot – lịch sử) -Trung toàn cảnh (medium long shot – MLS) -Trung cảnh (medium shot – MS) -Trung cận cảnh (medium close up – MCU) -Cận cảnh (close up – ) -Đại cận cảnh (big close up – BCU) -Đặc tả (extrenme close up – ECU) -Cảnh đôi (Two shot- TS) -Qua vai (over shoulder shot-OSS) Các cỡ cảnh quay chân dung: Sau hệ thống cỡ cảnh là góc quay. Nếu như cảnh quyết định cho ta xem cái gì thì góc quay sẽ cho ta xem như thế nào. Những góc quay căn bản của truyền hình cũng được kế thừa từ điện ảnh. Đó là quay bình điện, quay nghiêng, quay chúc, quay hất Cùng với góc quay là hệ thống động tác máyvới lia, zoom, zoom giật, travelling Không chỉ học được ở điện ảnh những biện pháp bố cục khuôn hình, truyền hình còn tiếp thu được nghệ thuật sử dụng ánh sáng của điện ảnh. Tuy nhiên, hiệu quả ánh sáng trên chất liệu bằng từ không tốt bằng phim nhựa, đồng thời yêu cầu về nghệ thuật của tác phẩm truyền hình không cao nên nhiều khi ánh sáng không được chú trọng lắm trong truyền hình. Yếu tố ngôn ngữ thứ hai của truyền hình là âm thanh. Âm thanh trong truyền hình gồm lời nói, tiếng động và nhạc nền. Một lần nữa, truyền hình được thừa hưởng ở điện ảnh kỹ thuật xử lý âm thanh, đặc biệt là kỹ thuật xử lý và nghệ thuật sử dụng tiếng động và nhạc nền. Đây là hai yếu tố âm
  9. thanh đóng vai trò khá quan trọng trong tác phẩm tài liệu truyền hình. Tiếng động được dùng để phản ánh thiên nhiên, cuộc sống góp phần làm tăng tính chân thực của sự kiện, hiện tượng trong phim. Nhạc là một phần không thể thiếu trong phim tài liệu truyền hình. Nhạc được sử dụng như một phương tiện biểu cảm, tạo không khí cho phim. Chỉ có ngôn ngữ thôi thì chưa đủ, truyền hình tiếp tục vay mượn điện ảnh cả hệ thống ngữ pháp hình ảnh - thủ pháp montage. Montage có nhiệm vụ bố cục tác phẩm truyền hình thành những câu hình ảnh (những xen hình) và những trường đoạn. Montage tạo nên chỉnh thể cho tác phẩm truyền hình. Như vậy, truyền hình khi ra đời đã được thừa hưởng hầu như toàn bộ những hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh từ điện ảnh. Truyền hình chỉ phải làm cái việc chọn lọc và cải biến hệ thống ngôn ngữ đó cho phù hợp với những đặc điểm loại hình của mình. 5. Các thể loại phim tài liệu truyền hình Phim tài liệu truyền hình là một trong bốn loại hình của nghệ thuật điện ảnh mà nguyên tắc hàng đầu là loại bỏ sự hư cấu, chất liệu của nó là những hình ảnh quay người thực việc thực. Phim tài liệu truyền hình có thể chia làm ba nhóm: chân dung (Phim tài liệu địa chí, Phim tài liệu giáo khoa, Phim tài liệu phân tích), phóng sự (Phim tài liệu nghệ thuật), chính luận (Phim thời sự tài liệu) và nhằm vào ba đối tượng là: con người, sự kiện, vấn đề. Cả ba nhóm thể loại này thường có sự giao thoa, hoà nhập và hỗ trợ lẫn nhau. 5.1 Phim tài liệu chân dung : Là thể loại phim trong các loại hình phim tài liệu khoa hoc, phim truyện. Đối tượng thể hiện chính là nhân vật có thực với đầy đủ số phận, tính cách trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, với con người, với bản thân mình. Trong phim tài liệu chân dung, tác giả phải tôn trọng các sự kiện trong thời gian, không gian lịch sử, nhưng có quyền giới thiệu những nhân vật có thực ấy theo cách nhìn và cách hiểu của riêng mình; việc hư cấu các chi tiết hoặc sự kiện của nhân vật, đôi khi có sự khác biệt thậm chí ngược hẳn lại với quan niệm đương thời. Ở Việt Nam các hãng phim tài liệu và truyền hình đã làm nhiều phim chân dung về những nhân vật điển hình trong chiến đấu và sản xuất, đó là các
  10. phim tài liệu về những nhân vật thực như: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Lê Mã Lương, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (Ông cố vấn), . Các tác giả cố gắng qua chân dung một con người đã làm nổi lên những sự kiện lịch sử của các phong trào các thời đại. 5.2 Phim phóng sự tài liệu Là thể loại phim thuộc loại phim thời sự – tài liệu dựa trên những hình ảnh ghi về người thực việc thực theo một đề tài xác định. Phim phóng sự tài liệu có thể hướng ống kính vào những đối tượng khác nhau và bố cục theo những cách thức khác nhau để làm nổi bật con người, sự kiện hay một vấn đề xã hội mang tính thời sự nhất. Qua lời bình, tác giả dẫn giải, phân tích, đánh giá, bình luận theo quan điểm, cảm nghĩ của riêng mình. Mặc dù có thể có khác biệt trong quan điểm tác giả, phim phóng sự tài liệu phải đảm bảo yếu tố chân thực, nhờ đó phim phóng sự có giá trị như một tư liệu lich sử. 5.3 Phim thời sự Là nhóm thể loại thuộc loại hình phim thời sự – tài liệu trong nghệ thuật điện ảnh, sử dụng chất liệu là người thực, việc thực (do đó có giá trị tư liệu lịch sử) được phát trên phương tiện truyền thông điện ảnh hay truyền thông truyền hình, thông tin cho đại chúng biết những sự việc xảy ra hàng ngày trong nước và thế giới. Phim thời sự thường xuất hiện ở dạng một chuỗi những mẩu tin ngắn tập hợp lại thành từng cuốn phim có độ dài trung bình 200m, phim cỡ 35mm hoặc cỡ khác có thời gian chiếu tương đương (phát hành theo định kỳ) hoặc những phim phóng sự có độ dài lớn hơn, phát hành định kỳ hay đột xuất. 6. Các phương pháp khai thác chất liệu 6.1 Phương pháp trực tiếp Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại và các loại phim nói chung, kể cả phim tài liệu truyền hình, đảm bảo tính chân thực cao nhờ việc ghi lại những hình ảnh người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. Phương pháp dễ thực hiện nhất và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hoặc tái hiện quá khứ.
  11. 6.2. Phương pháp gián tiếp : Thông qua tĩnh vật (thư từ, nhật ký, ảnh chụp, hiện vật ) thường hay được sử dụng kết hợp với phương pháp trực tiếp; đặc biệt khi cần thể hiện những sự kiện hoặc vấn đề đã qua; quá khứ của nhân vật hoặc những người đã quá cố. Các chi tiết, hiện vật, tĩnh vật phải được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng một cách hạn chế, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến việc giảm bớt tính thuyết phục người xem. 6.3. Dựng các tư liệu cũ Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau (gồm phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp ) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, ý nghĩa ban đầu của tư liệu. 7. Các yếu tố trong kịch bản phim tài liệu truyền hình 7.1 Lời bình : Nhân tố quan trọng thứ hai trong phim tài liệu, chỉ đứng sau hình ảnh và có lúc còn vượt lên trên hình ảnh. Tuy nhiên, trong kịch bản, thì lời bình mới chỉ mang tính chất dự kiến, làm rõ những ý mà hình ảnh không nói được hết. Thường được hoà tan nhưng lại vô cùng cần thiết, nhất là trong việc đưa ra các chi tiết, số liệu xác thực cần phải có. Diễn giải, làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết, nhấn mạnh ý nghĩa của nó, và tránh sự hiểu lầm không đáng có, đặc biệt với những đề tài được coi là nhạy cảm, dễ bị suy diễn hay xuyên tạc. Lời bình chỉ được biết sau khi phim đã dựng xong, và nhiều khi cũng lại do người khác viết, chứ không phải tác giả kịch bản hay đạo diễn, nhưng ngay trong kịch bản cũng phải tính đến điều này. Lời bình có thể được viết ở các dạng vô nhân xưng (mang tính tự sự), nhân danh tác giả, hoặc lời bình của chính nhân vật trong phim. 7.2. Đối thoại : Lời của các nhân vật (phát biểu, trả lời phỏng vấn, trao đổi với nhau ) và câu hỏi của tác giả trong những trường hợp cần thiết, nhưng lại có ý nghĩa
  12. quan trọng, không gì thay thế được vì tính xác thực, trực tiếp của nó, không thông qua trung gian là tác giả. Nhờ vậy, tiểu sử, tính cách, đặc điểm nhân vật cũng rõ nét hơn và thường chỉ được dự kiến trong kịch bản, chứ không cụ thể hoá trong kịch bản phim truyện. Vì tại thời điểm viết kịch bản, tác giả không thể ghi được (hay thu được) lời nhân vật. Nên hạn chế sử dụng nhân vật nếu không sẽ dễ bị lẫn với các thể loại khác hoặc gây cảm giác nhàm chán cho người xem (phim nói). 8.3. Lời nói sau khuôn hình : Lời bình, lời của tác giả hoặc nhân vật không xuất hiện trên phim, với mục đích giới thiệu bối cảnh, không gian, thời gian, sự kiện con người trong trường hợp các thủ pháp khác không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, còn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề hoặc sự mỉa mai, cay đắng và độc thoại nội tâm nhân vật. Cũng chỉ được viết và đưa vào sau khi phim đã dựng xong, nhưng vẫn cần được dự kiến một cách tương đối cụ thể trong kịch bản. 7.4. Phần phụ đề : Giới thiệu nhân vật, bối cảnh, không gian , thời gian, nguồn gốc, xuất xứ của tư liệu trong các trường hợp cần thiết, nhằm đảm bảo tính chân thực, tránh sự hiểu lầm, suy diễn Thường được sử dụng trong những phim có nhiều nhân vật và bối cảnh. Tạo bước chuyển hoặc kết thúc và thay thế lời nhân vật, hoặc lời bình trong một số trường hợp nhất định. Thường là những dòng chữ ngắn gọn, đi cùng hình ảnh và chỉ được đưa vào sau khi phim đã hoàn thành. 7.5. Phần lời bạt (hoặc vĩ thanh) : Dùng để kết thúc trọn vẹn một vấn đề, thể hiện thái độ của tác giả tạo ra sự liên tưởng, làm rõ thêm những ý mà các biện pháp khác không thể hiện hết được. Được biểu hiện qua hình thức màn chữ, lời nhân vật, lời tác giả hoặc lời bình. 8. Kết cấu và bố cục kịch bản phim tài liệu truyền hình : Định nghĩa: Kết cấu là sự hình thành và bố cục cho cân đối các nhân tố trong kịch bản và phim. Nó phản ánh nhận thức của người làm phim về các
  13. quy luật hiện thực khách quan được trình bày trong diễn biến của một tác phẩm cụ thể. 8.1. Quá trình kết cấu và bố cục : 8.1.1. Mục đích: Làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tạo nên tiết tấu và nhịp điệu của kịch bản và phim; phát huy tác dụng của việc lặp lại những chi tiết tương đồng hay đối lập, nêu bật ý nghĩa của vấn đề. Cho thấy đặc điểm, tâm lý, tính cách của nhân vật, bản chất của sự việc, sự kiện hoặc vấn đề Tạo nên sự cân đối, hài hòa trong tác phẩm. 8.1.2. Yêu cầu: Vận dụng, kết hợp các yếu tố kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh; sử dụng một cách hợp lý số lượng và quan hệ giữa các nhân vật và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim. Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, dung lượng và thời lượng của phim. 8.2. Các nhân tố trong kết cấu: 8.2.1. Phần mở đầu: Còn gọi là phần giao đãi hay giới thiệu phải trả lời các câu hỏi: Ai? (nhân vật ấy là ai, lứa tuổi, giới tính, tiểu sử, nghề nghiệp ) Cái gì? (Sự kiện, sự việc chủ yếu trong kịch bản và phim) Ở đâu? (vị trí, địa điểm, vùng miền, quốc gia ) Bao giờ? (thời gian, thời điểm, thời kỳ lịch sử.) Như thế nào? (nguyên nhân, diễn biến phát triển của câu chuyện, sự việc, sự kiện ) Thường hết sức ngắn gọn, tránh dài dòng, tai nạn, dẫn đến những việc khó thu hút sự chú ý của người xem. 8.2.2. Phần thắt nút:
  14. Có nhiệm vụ rất quan trọng, là tạo ra cái cớ, hay lý do cho hành động của các nhân vật. Ở phần này, trạng thái “tĩnh” giữa các nhân vật, sự kiện và sự việc bị phá vỡ; chuyển sang thế “động”. Nhân vật sẽ buộc phải hành động theo hướng mà cái thắt nút thắt lại, và nút thắt theo hướng nào, thì hành động của nhân vật đi theo hướng đấy. Phần thắt nút không nên (và cũng không thể kéo dài, vì nếu kéo dài, nhân vật sẽ chưa thể hành động được ngay, gây cảm giác “giậm chân tại chỗ” khiến cho câu chuyện không thể phát triển được). 8.2.3. Phần phát triển và mở rộng: Mọi va chạm, mâu thuẫn xung đột đều được lần lượt triển khai thông qua hành động và mối quan hệ giữa các nhân vật với các sự kiện, sự kiện và tình huống cụ thể, trong đó phương thức hành động đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện tâm lý, tính cách, mục đích hành vi của nhân vật. Qua từng bước phát triển, sự va chạm, đụng độ giữa các nhân vật dẫn đến những quan hệ và xung đột mới, cốt chuyện nhờ vậy cũng được mở ra theo chiều rộng và bề sâu. Đối với một số thể phim tài liệu, không nhất thiết phải có xung đột mâu thuẫn cũng như cốt truyện, nhưng dù sao vấn đề này cũng rất quan trọng và qua đó, cho thấy tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ, trình độ tay nghề và bản lĩnh của anh ta. Thông thường, đây là trường đoạn dài nhất và quan trọng nhất trong kịch bản nhiệm vụ và phim tài liệu. 8.2.4. Phần đỉnh điểm (cao trào): Ở phần này mọi mâu thuẫn và xung đột đều được đẩy lên mức độ rất cao, dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”, đòi hỏi tác giả nhanh chóng tìm cách mở nút, kết thúc vấn đề. Lưu ý phân biệt phần đỉnh điểm này với những “cao trào” trong từng trường đoạn, sau đó được giải quyết ngay để lại bước sang một mâu thuẫn mới. Đây cũng là phần chứa đựng được mâu thuẫn chính, chiếm vị trí trung tâm trong tác phẩm. 8.2.5. Phần mở nút (kết thúc vấn đề): Có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo nên sự thành công của tác phẩm. Cho thấy một cách trọn vẹn tư tưởng chủ đề, những ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm,thái độ của tác giả.
  15. Có thể kết thúc một cách bất ngờ, trọn vẹn hay kết “lửng”; sử dụng lời bạt hay vĩ thanh nhưng không được kéo dài, tránh gây sự nhàm chán hay cảm giác giáo huấn vụng về đối với người xem. 8.3. Bố cục: 9.3.1. Cảnh quay (cadre): Đơn vị cơ bản, quan trọng nhất trong kịch bản và phim, là một cú bấm máy liên tục tại một bối cảnh hay ngoại nhưng máy quay không thay đổi vị trí. Phân biệt với cảnh (Plan) – để nói về cỡ cảnh và khuôn hình. Cảnh quay có thể bao hàm một nội dung trọn vẹn hoặc không, tạo nên đoạn và trường đoạn. 8.3.2. Đoạn (sèene): Gồm một hay nhiều cảnh quan hợp thành, chứa đựng một nội dung nhất định và bộ phận của câu chuyện, sự kiện hay vấn đề. Có thể diễn ra tại một bối cảnh nội hay ngoại, hoặc nội kết hợp ngoại, có sự chuyển dịch, thay đổi vị trí máy quay với những góc độ và động tác khác nhau, và tuân theo ý đồ sáng tạo nhất định. 8.3.3. Trường đoạn (épisode) : Gồm một hay nhiều đoạn liên kết với nhau bởi đề tài, vấn đề và tư tưởng chủ đề chung của kịch bản và phim. Là một phần trọn vẹn, có ý nghĩa hoàn cảnh chỉnh và độc lập trong kịch bản và phim, có chức năng phát triển đề tài chung và tư tưởng chủ đạo, bao trùm của tác phẩm. So với kịch bản phim truyện, thì cảnh quay, đoạn và trường đoạn trong kịch bản và phim tài liệu thường ngắn hơn do đặc thù của thể loại, nhưng số lượng cảnh quay lại rất nhiều, trong khi số đoạn và trường đoạn thường hạn chế do dung lượng và thời gian của phim có hạn. 8.4. Hình thức kết cấu: 8.4.1. Kết cấu theo dòng chảy thời gian và sự kiện:
  16. Hình thức phổ biến, quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất trong tất cả các loại phim tài liệu nói chung, vì dễ thực hiện và dễ đi sâu vào việc miêu tả, phân tích các sự việc, sự kiện và bản chất của vấn đề. Vai trò tác giả không lộ rõ, nhờ vậy tính khách quan được đảm bảo cao hơn và người xem cũng dễ theo dõi tác phẩm hơn. 8.4.2. Câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh (hồi tưởng): Thường được sử dụng trong các loại phim tài liệu chân dung, sự kiện hoặc vấn đề, trong đó nguyên cớ dẫn đến nội dung cần thể hiện đóng vai trò quan trọng. Phá vỡ dòng chảy thời gian và sự kiện, nhờ vậy tính kịch được tăng thêm và ý nghĩa vấn đề có thể trở lên sâu sắc hơn,nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ làm cho câu chuyện bị rối, trở lên khó hiểu, nhất là trong những phim có nhiều nhân vật, với những hồi ức khác nhau. 8.4.3. Dùng người kể chuyện hoặc dẫn chuyện: Ít được sử dụng so với hai hình thức trên, nhưng nếu sử dụng tốt thì sẽ tạo nên được hiệu quả rất mạnh và sâu. Người dẫn chuyện có thể là nhân vật trong phim hoặc chính bản thân tác giả, đóng vai trò dẫn dắt, xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm, nhưng khác hẳn phim tài liệu chân dung, người dẫn chuyện không phải là nhân vật chính, với những nét độc đáo, tiêu biểu, điển hình mà chỉ tập hợp, tổ chức xâu chuỗi các sự kiện với nhau, theo quan điểm sáng tạo của tác giả. 8.4.4. Dựng lại tư liệu cũ theo luận đề mới : Càng ít được sử dụng hơn so với các hình thức kết cấu trên. Bộc lộ rõ bản lĩnh, tư tưởng, lập trường tác gỉa, tài năng và tay nghề. Đặc biệt thích hợp với các thể phim tài liệu chính luận (chủ nghĩa phát xít thông thường, phản bội, cuộc chiến tranh Việt Nam – những hình ảnh chưa được công bố) 8.5. Các biện pháp gây cao trào hoặc nhấn mạnh : -Dùng điệp khúc (Sự lặp lại) để nhấn mạnh nét chủ đạo và ý nghĩa của vấn đề.
  17. -Dùng trường đoạn trước gây cao trào cho trường đoạn sau. -Thay đổi tiết tấu, nhịp điệu trong phạm vi trường đoạn. -Sử dụng hành động song song trong trường đoạn. Lưu ý : Cũng giống như trong bất kỳ một tác phẩm văn chương hay phim truyện nào, kịch bản và phim tài liệu truyền hình cũng phải có đầy đủ yếu tố, gồm giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Nhưng việc sắp xếp, bố cục kịch bản và phim lại không nhất thiết phải tuân theo trình tự này mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý đồ sáng tạo của tác giả. Do nhiệm vụ của từng trường đoạn khác nhau, nên độ dài ngắn cũng khác nhau, và do đặc thù của phim tài liệu khác với phim truyện nêu trên thực tế mỗi kịch bản hay bộ phim tài liệu không nhất thiết phải hộ đủ 5 trường đoạn mà vẫn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng trong phạm vi từng trường đoạn, lại hải có đủ 5 yếu tố trong kết cấu. KẾT LUẬN Phim tài liệu là thể loại ra đời sớm nhất trong hệ thống thể loại của cả điện ảnh và truyền hình. Phim tài liệu ra đời do nhu cầu ghi nhận hiện thực cuộc sống xung quanh mình bằng những hình ảnh về con người, sự việc, sự kiện có thực trong quá trình phát triển, phim tài liệu ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của nó và trở thành một thể loại không thể thiếu trong đời sống điện ảnh và truyền hình hiện đại. Nhận thấy những khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội, truyền hình đã tiếp nhận thể loại này vào hệ thống thể loại của mình. Sự xuất hiện của phim tài liệu truyền hình là sự hợp tác hai chiều. Nếu như truyền hình tìm thấy khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội; thì những nhà làm phim tài liệu tìm thấy ở truyền hình những điều kiện đảm bảo cho phim tài liệu phát huy được khả năng của mình. Phim tài liệu sử dụng trên truyền hình đã phát huy cao độ khả năng giáo dục thẩm mỹ, khả năng định hướng các giá trị thẩm mỹ và những giá trị nhân văn cho công chúng. Vì ra đời sau nên phim tài liệu truyền hình được thừa hưởng rất nhiều từ thể loại phim tài liệu của điện ảnh. Nó thừa hưởng gần như toàn bộ hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh cùng với thủ pháp Montage của điện
  18. ảnh. Tuy nhiên, do những đặc trưng loại hình khác nhau mà hệ thống ngôn ngữ đó ở phim tài liệu truyền hình có điểm khác so với phim tài liệu điện ảnh. Những điểm khác đó là cỡ cảnh thích hợp với từng loại hình, kết cấu, độ dư thông tin, tính thời sự của đề tài. Do vậy, những người làm phim khi xây dựng tác phẩm tài liệu truyền hình cần chú ý tới những điểm khác biệt này để có thể cho ra đời những bộ phim truyền hình có giá trị. So sánh Phim tài liệu và Phóng sự Phim tài liệu là tác phẩm đứng giữa điện ảnh và truyền hình. Tuy nhiên, không ít nhà báo còn đồng nhất Phim tài liệu với Phóng sự. So sánh Phim tài liệu với phóng sự ta thấy chúng có những điểm khác biệt như sau: Phóng sự sử dụng ít thủ pháp nghệ thuật, cái tôi tác giả được thể hiện thông qua sự kiện khách quan, đề cập các vấn đề, sự kiện, con người nổi bật, thời sự tại thời điểm phóng sự đề cập, phản ánh, có giá trị tư liệu. Phim tài liệu thường điển hình hoá nhân vật và sự kiện bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, thể hiện cái tôi tình cảm, cảm xúc tác giả qua bộ phim một cách rõ nét, phản ánh sự kiện, vấn đề, con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao hơn phóng sự. CHƯƠNG II: SẢN XUẤT PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH 1. Ý tưởng cho phim tài liệu 2. Xây dựng kịch bản 2.1. Thu thập tư liệu - Thông tin sẵn có - Điều tra thông tin - Kiểm phối nguồn 2.2. Thiết kế đường dây kịch bản 3. Tại hiện trường quay phim 3.1. Thứ tự thông thường các cảnh quay 3.2. Phối hợp êkíp và cảnh quay - Đạo diễn - Biên tập - Quay phim - Ánh sáng + âm thanh + phụ quay - Hoá trang
  19. 3.3. Thu phỏng vấn 4. Hậu kỳ 4.1. Xem băng nháp 4.2. Tìm tư liệu 4.3. Dựng phim - Làm kỹ xảo - Chọn nhạc 4.4. Viết lời bình HẾT