Tổng quan mô hình kinh doanh B2B trong thương mại điện tử
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan mô hình kinh doanh B2B trong thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tong_quan_mo_hinh_kinh_doanh_b2b_trong_thuong_mai_dien_tu.docx
Nội dung text: Tổng quan mô hình kinh doanh B2B trong thương mại điện tử
- TỔNG QUAN MÔ HÌNH KINH DOANH B2B TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm: Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế,tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiệt bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử có nhiều tên gọi: + Thương mại trực tuyến (online trade) + Thương mại điều khiển học (cyber trade) + Kinh doanh điện tử (electronic business) + Thương mại không dùng giấy tờ (paperless trade) Tổ chức luật thương mại quốc tế đưa ra định nghĩa: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử và không cần phải viết ra giấy bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đồi cách thức mua sắm của con người. 2. Các hính thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử: 2.1 Thư điện tử:
- Thực hiện các giao dịch tiền mua bán (quảng cáo, chào hàng) bằng cách gửi thư điện tử tới khách hàng quen thuộc hoặc gửi thông tin quảng bá tới người có sử dụng thư điện tử. 2.2 Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 1. Tổng quan thương mại điện tử B2B 1.1 Khái niệm Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịch vụ được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Hay nói cách khác B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B – Business to Business) 1.2 Tình hình kinh doanh theo mô hình B2B hiện nay - Chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%) - Chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như: các mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT
- - Các doanh nghiệp có thể tự chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao các giao dịch này có thể diễn ra tự động. - B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đám phán, tăng các cơ hội kinh doanh - Tại Việt Nam: mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Các website hướng tới đối tác là tổ chức hay doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% năm 2006 lên đến 84,8% năm 2007. - Có khá nhiều nỗ lực để phát triển B2B tại Việt Nam, song hầu hết đều chưa thành công. Nguyên nhân chính là do các điều kiện giao dịch điện tử chưa chín muồi. 2. Chức năng của các bộ phận trong mô hình kinh doanh B2B trong TMĐT - Sàn giao dịch điện tử: Là một khoảng không gian điện tử số hóa nơi các nhà cung ứng và các DN TMĐT tiến hành các giao dịch thương mại. Vd: cosivint.com; iboats.com; vnemart.vn; ecvn.com; alibaba.com, - Nhà phân phối điện tử: Là doanh nghiệp thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức kinh doanh cá thể trong TMĐT. Vd: dell.com; ford.com; intel.com; - Nhà cung cấp dịch vụ B2B: cung cấp cho DN các dịch vụ kinh doanh như: kế toán, kiểm toán, dịch vụ tài chính, quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ xuất bản, in ấn Vd: salesforce.com; fpt.com; sap.com; oracle.com; - Nhà môi giới giao dịch B2B: cung cấp các dịch vụ môi giới, giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hóa và dịch vụ mà họ cần. Vd: businessbrokers.com; B2Bbrokers.com; buybusiness.com - Trung gian thông tin: Là doanh nghiệp tập hợp thông tin về khách hàng, tiếp thị và bán những thông tin thu thập được cho các DN, đồng thời bảo vệ tính riêng tư của các thông tin đó.
- Vd: doubleclick.com; factset.com; carryquote.com; bloomberg.com; factiva.com Mô hình Mô hình Dạng thức Mô tả doanh kinh doanh thu Giúp người mua và bán gặp gỡ Thị trường Chiều sâu nhau nhằm giảm chi phí mua sắm Phí giao (Sở giao dịch – Chiều rộng trong một số lĩnh vực kinh doanh dịch trung tâm B2B) nhất định Kết nối trực tiếp các doanh nghiệp Nhà phân phối với các doanh nghiệp khác, nhằm Bán điện tử giảm thiểu chu trình bán hàng và hàng hóa giá thành sản phẩm Hỗ trợ cho các doanh nghiệp Truyền Bán dịch thông qua các dịch vụ kinh doanh thông vụ trực tuyến Nhà cung cấp Nhà cung dịch vụ B2B Cho các doanh nghiệp thuê các cấp dịch vụ Phí dịch ứng dụng phần mềm trên cơ sở ứng dụng vụ Internet (ASP) Giúp các doanh nghiệp có được Môi giới giao Phí giao các hàng hóa và dịch vụ mà họ dịch B2B dịch cần Thu thập các thông tin về người Môi giới tiêu dùng và sử dụng chúng giúp Phí giao quảng cáo các nhà quảng cáo xây dựng các dịch Trung gian chương trình quảng cáo phù hợp thông tin Phí tham Cung cấp thông tin định hướng Định hướng khảo liên kinh doanh kết
- 3. Các mô hình thương mại điện tử B2B 3.1 Mô hình bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối (B2B direct) - Đây là mô hình áp dụng trong trường hợp bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối hay nhà bán lẻ (còn gọi là hình thức bán buôn cho nhà bán lẻ). Vd: Nhà nhập khẩu hàng hoá khi nhập khẩu hàng về trong nước có thể giao trực tiếp cho các siêu thị, công ty kinh doanh bán lẻ. - Mô hình B2B direct được xây dựng trên hoạt động kinh doanh thực tế đang diễn ra giữa nhà bán buôn và nhµ bán lẻ. Mô hình cung cấp các modules để tích hợp các số liệu công nợ, thanh toán vào hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Mô hình này hữu hiệu khi số lượng mặt hàng lớn, trong kỳ giao hàng nhiều lần, có việc đối lưu hàng hoá hay thanh toán, tạm ứng nhiều lần. 3.2 Mô hình bán hàng thông qua các hệ thống các đại lý - Mô hình kinh doanh này thường được sử dụng để quản lý hệ thống đại lý. Nó hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý được hệ thống đại lý của mình, nắm được lượng hàng bán của từng đại lý tại thời điểm mà mình quan tâm. Vd: hàng ngày doanh nghiệp cần nắm được trong ngày hệ thống đại lý của mình đã bán được bao nhiêu hàng, những hàng nào đang bán chạy, đại lý nào ngày mai sẽ hết hàng và nếu phải điều hàng tới thì phải điều từ kho nào? - Mô hình này cho phép các đại lý hỗ trợ lẫn nhau trong bán hàng Vd: Khách hàng đến đại lý Honda ở Tp.Hcm mua xe máy nhưng muốn giao hàng ở Đồng Nai, nên đại lý ở TP.HCM có thể bán hàng cho khách và chuyển giao hàng cho đại lý Honda ở Đồng Nai. Tuy nhiên, vào cuối kỳ hai đại lý sẽ thanh toán bù trừ cho nhau. - Về mặt công nghệ, thực chất của mô hình này là doanh nghiệp xây dựng một catalogue chung, các thành viên của doanh nghiệp theo chức năng của mình sẽ được chia sẻ một phần catalogue chung đó, phần catalogue mà một thành viên được chia sẻ sẽ được doanh nghiệp áp dụng chính sách riêng, không phụ thuộc vào các chính sách áp dụng cho các thành viên khác. Các thông tin này là thông tin bí mật giữa doanh nghiệp và đại lý, các đại lý khác không được biết.
- - Hai điều kiện để áp dụng cho mô hình này là các thành viên chia sẻ thông tin chung theo những quy định riêng của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh có tính chất lâu dài. 3.3 Mô hình mua hàng thông qua tập hợp các nhà cung cấp - Về công nghệ, mô hình mua hàng qua các nhà cung cấp là mô hình ngược với mô hình bán hàng qua hệ thống đại lý. Mô hình bán hàng qua hệ thống đại lý doanh nghiệp xây dựng catalogue và thông tin chung rồi sau đó cho phép các thành viên tham gia được chia sẻ. - Mô hình này được sử dụng để kiên kết các nhà cung cấp riêng lẻ thành một nhà cung cấp lớn và tạo nên sức mạnh xâm nhập thị trường Vd: Một làng nghề có nhiều cơ sở sản xuất với nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi cơ sở sản xuất xây dựng một catalogue sản phẩm riêng của mình và đặt tại site chung (chợ chung) của cả làng. Chợ chung sẽ có hàng nghìn sản phẩm và sẽ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng khi họ ghé thăm. Tuy nhiên mô hình vẫn đảm bảo là khách lựa chọn sản phẩm của cơ sở nào thì khách sẽ làm việc với cơ sở đó một cách riêng tư. 3.4 Mô hình hỗn hợp mở rộng extended site (XS) Do trong thực tế một doanh nghiệp thường có nhiều khách hàng với các tính chất công việc khác nhau, do vậy cần phải quản lý các khách hàng này khác nhau. Mô hình hỗn hợp thường được sử dụng trong trường hợp này. Mô hình XS để người bán hàng có thể tạo ra nhiều site nhằm vào các nhóm người sử dụng khác nhau. Người bán hàng có thể tạo ra các site theo vùng địa lý, mặt hàng, phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng - Mỗi site thể hiện như là một site riêng duy nhất cho khách hàng truy nhập, mỗi site có thể áp dụng quy định kinh doanh riêng. Ví dụ, các vùng địa lý khác nhau có thể có qui định giá cả, điều kiện thương mại và mức thuế khác nhau. - Mô hình XS khởi tạo và quản lý một cấu hình dữ liệu chung, các site sẽ chia sẻ và sử dụng chung. DN có thể tạo XS chứa tất cả các khai báo cần thiết đối với khách hàng của mình để xác lập site duy nhất cho một thị trường đặc biệt.
- Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất ô tô có thị trường tiêu thụ là Việt Nam (miền Bắc, Trung, Nam) và xuất khẩu ra thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ); tham gia vào sản xuất có các nhà cung cấp linh kiện, bán thành phẩm, nội thất; tham gia vào quá trình phân phối có các nhà xuất khẩu, các đại lý, salon ôtô. - Khi tham gia TMĐT, doanh nghiệp sản xuất ôtô có thể mở thêm các site ngoài site chính của mình như: + Site cho nhà cung cấp săm, lốp + Site cho nhà cung cấp trang bị nội thất, ghế, đệm + Site cho nhà cung cấp dây, cáp, bảng mạch điện cho ô tô + Site cho tổng đại lý tiêu thụ + Site chuyên cho xuất khẩu + Site chuyên giới thiệu sản phẩm mới Tuy mở nhiều site, nhưng DN sản xuất ô tô chỉ cần dùng 1 catalogue chung, các site tuỳ theo yêu cầu mà sử dụng một phần tài nguyên của catalogue chung này. Khi sử dụng chung catalogue, doanh nghiệp có thể khai báo để các site mở thêm này (site phụ) phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Ví dụ có thể đưa thêm vào site cho tổng đại lý các chính sách, giá cả, khuyến mãi, lịch trình cấp hàng cũng như các yêu cầu riêng về kinh doanh, các hỗ trợ về kỹ thuật để hỗ trợ cho quản lý, kinh doanh một cách tích cực. Thực chất doanh nghiệp khi thực thi XS có thể kiến tạo site theo yêu cầu riêng của mình và cấp quyền cho các site con do mình tạo ra. Tác dụng: - Cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều chiến lược để sản phẩm/dịch vụ luôn sẵn sàng đối với khách hàng. - Doanh nghiệp có nhiều site trình diễn khác nhau mà khách hàng thấy như là một site riêng biệt. - Mô hình kinh doanh theo kiểu XS là một mô hình cho phép DN sử dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo được bí mật kinh doanh của mình. Điều này cho phép tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Ngoài ra nó có tác dụng thúc đẩy nhanh phát triển thương mại điện tử do những đòi hỏi về xây dựng cơ
- sở vật chất, kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, thiết bị đầu nối ) đã có những đơn vị chuyên đảm nhận, doanh nghiệp có điều kiện tập trung hơn cho công việc kinh doanh. 3.5 Mô hình bán đấu giá - Bán đấu giá nhằm xác định tiềm năng của thị trường đối với một mặt hàng hoặc xác định mức giá đối với một sản phẩm. Đôi khi nó còn dùng như một công cụ xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới. - Có nhiều kiểu bán đấu giá: + Open cry – tất cả các bidder (người tham gia đấu giá) biết các thông tin của nhau. + Sealed bid – thông tin của các bidder chỉ người quản trị được biết, tất cả các bidder không biết các thông tin về giá của nhau. + Dutch – Không yêu cầu bidder đặt giá khởi điểm mà người quản trị đặt giá và thông báo tới các thành viên tham gia đấu giá để xem ai chấp thuận giá này không. Thông thường sẽ đặt ra một giá cao sau đó giảm dần tới khi có người tham gia đấu giá đồng ý mua. 3.6 Mô hình gọi thầu Việc tổ chức đấu thầu là một quá trình công phu đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng và có sự tham gia của Nhà nước. Các văn bản pháp quy về đấu thầu còn phải được cụ thể hoá trong trường hợp đấu thầu qua mạng. Đó là điều kiện và cũng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả của đấu thầu qua mạng. Hàn Quốc là nước có kinh nghiệm trong tổ chức đấu thầu mua sắm công. Hàng năm họ thẩm định và phân loại các công ty tham gia muốn tham gia đấu thầu thành các hạng khác nhau. Khi gọi thầu, người gọi thầu công bố gói thầu đó dành cho doanh nghiệp hạng nào và chủ các doanh nghiệp hạng đó muốn được tham gia. Các nhà thầu Download hồ sơ mời thầu để nghiên cứu. Tại thời điểm mở thầu, các nhà thầu chỉ gửi qua mạng đến bản chào gửi và các điều kiện thương mại khác theo quy định của hồ sơ thầu. Việc xét thầu sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Năm 2004, kinh phí của Hàn Quốc dành cho mua sắm công là 38 tỷ USD, 95% mua sắm được đấu thầu qua mạng và tiết kiệm được 2,8 tỷ USD.
- CHƯƠNG 3: MÔ TẢ MÔ HÌNH KINH DOANH B2B CỦA VIETOFFER.COM 1. Giới thiệu về công ty 1.1 Giới thiệu về website
- Đứng trước vấn đề về tăng trưởng kinh tế cũng như để theo kịp tiến trình hội nhập thương mại Quốc tế, Bưu điện Tỉnh Quảng Nam kết hợp với chuyên gia Hàn Quốc đã xây dựng trang web thương mại Vietoffer.com. (Sau gần 6 tháng lao động miệt mài, các kỹ sư Trung tâm Tin học Bưu điện Quảng Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc đã đưa Vietoffer ra mắt công chúng.) Vietoffer là sàn giao dịch điện tử, nơi các doanh nghiệp tiếp xúc, quan hệ và hợp tác kinh doanh thông qua mạng Internet Vietoffer.com còn là một trang web thương mại, đăng tải và cập nhật hàng ngày các thông tin kinh tế, thương mại trong và ngoài nước, các văn bản pháp lý, cơ hội đầu tư, (Trang web được thiết kế nhằm giúp cho người bán và người mua có những cơ hội tốt nhất về hoạt động kinh doanh trong nước cũng như trên thế giới.) 1.2 Các loại hình dịch vụ và hàng hóa mà công ty cung cấp - Là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau, tìm kiếm khách hàng, trao đổi thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về đối tác. Vietoffer là nơi các doanh nghiệp có thể đăng ký thông tin về sản phẩm, đưa ra hình ảnh cùng các thông số kỹ thuật của sản phẩm để các doanh nghiệp có nhu cầu đặt mua, thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán - Các doanh nghiệp đăng kí thành viên có hai mức là thành viên thông thường và thành viên đặc biệt, khi trở thành thành viên các doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, tạo catalog, gửi thư đến khách hàng - Tạo văn phòng ảo, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý tất cả các hoạt động giao dịch thương mại điện tử của công ty thông qua 7 công cụ: danh sách khách hàng, quản lý đơn hàng, quản lý hồ sơ, đơn hàng và e-Catalog mới, hệ thống thăm dò, quản lý E-catalogs và nhận thăm dò đơn hàng. - Doanh nghiệp có thể xây dựng website tự động - Các doanh nghiệp, các nhân có thể khai thác thông tin trong và ngoài nước với nhiều lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch
- 2. Quy trình giao dịch tại website 2.1 Hoạt động giao dịch Đăng ký và đăng nhập thành viên - Đăng ký Kích chuột vào mục “Đăng ký ngay” (Join Now) trên trang chủ. Điền thông tin đầy đủ, chính xác vào các mục ở bảng “Đăng ký thành viên” (Member Registration) Nhấp chuột vào nút “Gửi” (Submit). Sau đó, trên trang web sẽ hiện ra bảng thông báo • tên thành viên ID và mật khẩu PW mà các bạn đã đăng ký. Vậy bạn đã là thành viên của Vietoffer và sử dung ID ng ười dùng và mật khẩu PW mỗi khi đăng nhập vào Vietoffer Đăng nhập chương trình. Đã là thành viên của Vietoffer và bây giờ bạn muốn truy cập vào để sử dụng các dịch vụ trên website, bạn cần phải đăng nhập tên thành viên ID và mật kh ẩu PW vào “Đăng nhập” (Member Login) trên trang chủ. Sau khi đã điền đúng ID và PW, kích chuột vào “Đi vào” (Login). Khi muốn đăng tin, cần mua hoặc chào bán thì bạn không phải tốn thời gian nhập một số thông tin cơ bản về công ty vì chương trình đã giúp bạn. Tại Vietoffer, các doanh nghiệp có thể đăng ký là thành viên để được cung cấp nhiều cơ hội và dịch vụ hấp dẫn. Có 2 mức thành viên: thành viên thông thường (Free
- member) không thu phí và thành viên đặc biệt (VIP member) sẽ thu phí 1 năm sau đó (khoảng 80USD/năm). Các thành viên thông thường (Free Member) được quyền sử dụng các dịch vụ: gửi tối đa 10 thông báo đơn chào hàng (chào mua/chào bán), 03 danh sách bảng Catalogue miễn phí lên trang web, được phép thay đổi lại nội dung đơn chào hàng, nhận email thông báo khi có đơn hàng, sản phẩm hay những công ty mới. Vietoffer sẽ gửi bảng thông báo đó tới khách hàng tiềm năng nhằm thiết lập mối quan hệ giữa người cần bán cần mua sản phẩm, dịch vụ. Đối với các thành viên đặc biệt (VIP Member), ngoài các dịch vụ trên còn được quyền gửi 100 đơn chào hàng và không giới hạn số lượng Catalogue trên trang web; xây dựng và quản lý website riêng không tốn phí và có thể dễ dàng bổ sung hoặc sửa đổi bất cứ lúc nào. Catalogue của khách hàng đặc biệt sẽ tự động được trưng bày trên trang chủ của Vietoffer. Điểm mới của Vietoffer so với các website thương mại hiện có ở Việt Nam là cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp một website riêng với tên miền tự chọn để chủ động trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình và các sản phẩm. Khi tham gia Vietoffer có thể giúp khách hàng gặp mặt nhau trên Internet một cách nhanh chóng. Trang web này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể tự mở một trang web con. Sau khi mở hoàn chỉnh, doanh nghi ệp có thể truy cập Internet và gõ ngay tên trang web của mình thì sẽ được mở ra luôn. Muốn thành lập một website riêng trên Vietoffer, doanh nghiệp chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, thao tác thuận tiện và đơn giản
- Hoạt động của văn phòng ảo: Thông qua Văn phòng ảo này, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý tất cả các hoạt động giao dịch thương mại điện tử của công ty thông qua 7 công cụ, bao gồm: 1. Danh sách khách hàng: Liệt kê các danh sách khách hàng của công ty bạn. 2. Quản lý đơn hàng: bạn có thể quản lý số lượng đơn chào hàng mà bạn đã gởi đi. Tại đây, chỉ bằng một cái nhấp chuột, bạn có thể hiệu chỉnh, xóa bỏ hoặc đăng lại chào hàng của bạn một cách dễ dàng trong một khoảng thời gian ngắn nhất. 3. Quản lý hồ sơ: cho phép bạn quản lý những thông tin của công ty hoặc doanh nghiệp bạn đã đăng trên trang Web. Bạn có thể hiệu chỉnh hồ sơ thông tin bất cứ lúc nào bạn muốn. 4. Đơn hàng và e-Catalog mới: bạn có thể dễ dàng quản lý những đơn hàng và danh sách E-catalogs mới mà bạn đã dăng trên trang Web. 5. Hệ thống đa thăm dò: bạn có thể gởi đa thăm dò tới các khách hàng. Khi truy cập trang Vietoffer, bạn sẽ thấy những catalog, đơn hàng chào bán, cần mua hoặc các doanh nghiệp tiềm năng. Nếu bạn quan tâm, kích chuột vào “Chọn” (Cart). Những catalog, đơn hàng hay doanh nghiệp bạn chọn sẽ nằm trong văn phòng ảo của bạn, cụ thể là trong “Hệ thống đa thăm dò”. Khi bạn muốn mua, muốn bán, muốn tìm cơ hội
- kinh doanh hay cần tìm hiểu thêm về công ty nào đó, hệ thống sẽ giúp bạn gửi một loạt thăm dò cùng một lúc thay vì gửi từng cái một. Thăm dò đơn hàng của bạn phụ thuộc vào quyền thành viên của bạn. Nếu bạn là thành viên đặc biệt (VIP Member), bạn có thể gửi 100 đa thăm dò mỗi ngày. Trong khi đó là thành viên bình thường số lượng đa thăm dò hạn chế là 5/ngày. 6. Quản lý E-catalogs: doanh nghiệp sẽ quản lý danh sách E-catalogs đã gửi. Bạn có thể xem, hiệu chỉnh, xóa, hay thêm mới bất cứ lúc nào bạn muốn. 7. Nhận thăm dò đơn hàng: những thăm dò của khách hàng gởi tới bạn sẽ được lưu vào 2.2 Công nghệ bán hàng và dịch vụ bổ trợ Với tốc độ truy cập nhanh, những sản phẩm trọng điểm được giới thiệu trên cửa hàng trực tuyến, nhanh gấp 8 lần so với kết quả tìm kiếm thông thường. Website Vietoffer được xây dựng bằng tiếng Anh và ti ếng Việt, trong tương lai sẽ tiếp tục có phiên bản tiếng Pháp và Trung hoa. Hiện tại khách hàng tham gia vào Vietoffer được miễn phí hoàn toàn. Khi đã có nhiều khách hàng, website thương mại đi ện tử này sẽ tiến đến việc thực hiện thanh toán thông qua mạng. Có thể nói, website Vietoffer là công cụ hữu ích, trợ giúp các doanh nghiệp quảng bá và xúc tiến thương mại một cách thuận lợi, chi phí thấp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để giải đáp những dịch vụ doanh nghiệp còn chưa rõ và để đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn, Vietoffer đã cung cấp them dịch vụ bổ trợ “Q&A” và “FAQ” - Q&A: doanh nghiệp có thể gửi mọi câu hỏi thắc mắc về những vấn đề liên quan tới Vietoffer thông qua mục Q&A. - FAQ: những câu hỏi được chắt lọc từ những thắc mắc được hỏi thường xuyên được đưa vào kèm theo lời giải đáp.
- 2.3 Danh mục sản phẩm Danh mục sản phẩm: Hàng hóa: Các sản phẩm đa dạng, phong phú trong các nhóm ngành nghề khác nhau: - hàng nông sản và thực phẩm, - mỹ phẩm và gia đình, - viễn thông và tin học, - môi trường, - máy móc và thiết bị, - khoáng sản, - vải và thuộc da, - gỗ và đồ đạc, - ô tô và xe cộ, - hóa chất và nhựa, - điện và điện tử, - kính và quang, - y tế và sức khỏe, - thể thao và giải trí, - đồ dùng văn phòng và quà tặng, - thủ công và mỹ nghệ
- Dịch vụ: - Dịch vụ xây dựng, vận tải, tài chính và các dịch vụ có liên quan; - dịch vụ kinh doanh ; - dịch vụ sản xuất, giáo dục, y tế và xã hội; - dịch vụ marketing, quảng cáo; dịch vụ tiếp thị; - dịch vụ ngân hàng, tài chính, chứng khoán Điểm tạo uy tín của website Công ty được đảm bảo bởi một cơ quan thẩm định có uy tín, từ đó giúp có được lòng tin từ các khách hàng khi bắt đầu một mối quan hệ mua bán hiệu quả. Tầm nhìn chiến lược của Vietoffer Trở thành sàn giao dịch TMĐT lớn nhất tại Việt Nam, góp phần quảng bá lợi ích của TMĐT, nâng tầm nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho rất nhi ều doanh nghiệp trên cả nước, giúp các đơn vị ứng dụng TMĐT một cách hợp lý, phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của mình . 3. Thành công và hạn chế: Thành công: - Tạo cơ hội cho các DN trong nước tiếp cân, tìm kiếm và kí kết hợp đồng kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước - Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí, tăng tính hiệu quả và năg lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp của mình đồng thời kiểm soát tốt hơn tình hình cạnh tranh ngày một khốc liệt Hạn chế: - Nhận thức về tầm quan trọng cảu TMĐT còn hạn chế gây khó khăn trong ciệc thu hút các doanh nghiệp tham gia giao dịch và không phát huy hết tối đa năng lực của sàn giao dịch Vietoffer - Có nhiều sàn giao dịch cạnh tranh như vietnam b2b, vnemart, alibaba vì vậy cần phải cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động - Việc triển khai ứng dụng TMĐT còn chậm và chưa hiệu quả - Việc kinh doanh chưa thực sự đem lại hiệu quả, DN và người tiêu dùng chưa đặt niềm tin vào các hình thức ứg dụng TMĐT
- -Ở VN chưa có đầy đủ những quy định khung cho việc xác lập quyền, nghĩa vụ giữa các DN hoạt động trên sàn và với tổ chức, cá nhân quản trị, gây khó khăn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh vì vậy khiến các DN có tâm lý ngại tham gia sàn giao dịch điện tử. CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 1. Nhận xét - TMĐT B2B giúp các công ty tiết kiệm được chi phí đồng thời tăng được lợi nhuận. Có thể thấy qua việc B2B hỗ trợ hiệu quả hơn việc quản lý hệ thống kho hàng, điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Đưa sản phẩm ra thị trường, giảm chi phí văn phòng, giảm giá đầu vào sản phẩm - Sàn giao dịch B2B là 1 website mà ở đó nhiều công ty có thể mua hàng hóa trên cơ sở 1 nền công nghệ chung. Sự phát triển của các sàn B2B là sự chứng minh tất yếu của TMĐT trong doanh nghiệp. - TMĐT theo mô hình B2B chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số TMĐT của 1 quốc gia. Triển khai TMĐT cũng là một nhân tố thiết yếu trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tác động trực tiếp lên triển vọng gia tăng doanh số bán hàng. Ứng dụng TMĐT là một phần cần thiết trong chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, là một nhân tố nền tảng cho sự bền vững lâu dài, điều này đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển như Việt Nam. 2. Kết luận - Có thể thấy TMĐT nói chung và TMĐT B2B nói riêng là một xu hướng phát triển tất yếu trong thực trạng toàn cầu hiện nay. Đây là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển, kinh nghiệm còn non yếu về TMĐT như Việt Nam. - Qua việc nhận xét, đánh giá, phân tích, mô tả mô hình kinh doanh TMĐT B2B trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của thương mại điện tử B2B và nhận thức được những lợi ích cũng như mặt hạn chế của nó. Không chỉ các doanh nghiệp trên thế giới mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam cũng rất cần quan tâm.
- - Vì vậy để các doanh nghiệp sẽ gặt hái được những thành công to lớn, đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam còn đang rất bỡ ngỡ trong việc xây dựng mô hình thương mại điện tử cần phải hiểu triệt để về mô hình này rồi có những biện pháp phát triển tận dụng lợi ích, khắc phục các mặt hạn chế rồi căn cứ vào qui mô hiện tại của doanh nghiệp xây dựng mô hình phù hợp nhất. - Chúng ta hiện nay cần phải học tập kinh nghiệm những website thành công trên thế giới để có những quyết định đúng đắn cho mô hình kinh doanh của mình.