Bài giảng Bóng chuyền 1

ppt 50 trang huongle 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bóng chuyền 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_bong_chuyen_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bóng chuyền 1

  1. BÓNG CHUYỀN 1 Dành cho lớp chuyên nghành Giáo dục thể chất - quốc phòng
  2. NỘI DUNG • Chương I : Lý thuyết bóng chuyền • Chương II : Kỹ thuật bóng chuyền • Chương III : Luật và phương pháp tổ chức thi đấu • Chương IV : Kiểm tra, đánh giá
  3. Chương I LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN • Bài 1 : Lịch sử phát sinh, phát triển môn bóng chuyền • Bài 2 : Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền đối với cơ thể • Bài 3 : Phương pháp giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền
  4. Chương II KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN • Bài 1 : Tư thế chuẩn bị và di chuyển • Bài 2 : Chuyền bóng cao tay • Bài 3 : Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) • Bài 4 : Phát bóng thấp tay
  5. Chương III LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU • Bài 1 : Luật bóng chuyền • Bài 2 : Phương pháp tổ chức thi đấu
  6. Chương IV KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ • 1. Kiểm tra kiến thức • 2. Kiểm tra kỹ năng • 3. Nội dung thi kết thúc học phần
  7. chương I LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN Bài 1: Lịch sử phát sinh, phát triển môn bóng chuyền 1. Sự hình thành, phát tiển môn bóng chuyền trên thế giới: - Bóng chuyển ra đời ở Mỹ khoảng năm 1895 do WILIAM MORGAM nghĩ ra - Lần đầu tiên tổ chức thi đấu bóng chuyền vào tháng 6 năm 1896 tại Springfield - Năm 1897 ở Mỹ, Luật bóng chuyền ra đời gồm có 10 điều
  8. - Năm 1922 tại Brooklyn (Mỹ) chính thức tổ chức giải bóng chuyền và quyết định đưa môn bóng chuyền vào chương trình Thế vận hội lần VIII năm 1924 tại Pari ( Pháp). - Cùng với sự phát triển của phong trào bóng chuyền, luật thi đấu cũng được thay đổi - Tháng 4/1947 tại Pari, Hội nghị bóng chuyền Quốc tế đầu tiên quyết định thành lập hiệp hội bóng chuyền quốc tế (FIVB)
  9. - Năm 1964: Bóng chuyền chính thức được đưa vào chương trình thế vận hội Tokyo - FIVB tổ chức các giải chính thức sau : + Giải trong chương trình của TVH Olympic + Giải Vô địch Thế giới Cúp Thế giới 4 năm/lần + Vô địch châu Âu 2 năm một lần + Vô địch trẻ châu Âu (đến 19 tuổi) 2 năm/lần + Cúp vô địch các đội đoạt cúp châu Âu hằng năm
  10. 2. Lịch sử phát sinh và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam qua các thời kỳ: • Bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1920 - 1922 ở Hà Nội, Hải Phòng • Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, phong trào bóng chuyền không được phát triển • Sau tháng 8/1945, bóng chuyền đã phát triển ở các vùng nông thôn và được nhân dân tham gia tập luyện đông đảo • Tháng 3/1957,Hội bóng chuyền Việt Nam ra đời • 10/6/1961: Hiệp hội bóng chuyền Việt Nam được thành lập.
  11. • Năm 1964: UB TDTT TƯ phong cấp kiện tướng và cấp I đầu tiên cho VĐV môn bóng chuyền. • Từ1975 đến nay: Tổ chức các giải bóng chuyền cho các đối tượng ở các tỉnh, thành, nghành • Tháng 8/1991: Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam lần II đã quyết định đổi tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV). • VFV là thành viên chính thức của FIVB và AVC • Là môn thi đấu chính thức của Đại hội TDTT toàn quốc và Hội khỏe Phù Đổng
  12. • Là môn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa, các trường có sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị đầy đủ • Năm 1968, đại hội bóng chuyền ngành ĐH và THCN lần I có trên 100 đội nam, nữ tham gia • Sau tháng 4/1975, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục - Đào tạo) cùng Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức định kỳ giải bóng chuyền toàn Ngành
  13. Bài 2: Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền đối với cơ thể • Là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con người phát triển toàn diện về phẩm chất tâm lý, ý chí, tính tập thể, dũng cảm, tính kiên trì • Tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực • Tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh • Giúp cơ thể phát triển hài hòa, tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem
  14. Bài 3: Phương pháp giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền • Nhằm hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động • Nhiệm vụ: Giúp người học nắm vững kỹ thuật bóng chuyền • Các yêu cầu cần phải thực hiện : + Nắm vững tất cả kỹ thuật động tác và biết thực hiện các kỹ thuật động tác đó + Thực hiện ổn định kỹ thuật động tác trong điều kiện thi đấu và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
  15. • Quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động tương ứng với 3 giai đoạn giảng dạy động tác + Giai đoạn giảng dạy ban đầu + Giai đoạn giảng dạy đi sâu + Giai đoạn củng cố, hoàn thiện kỹ năng - kỹ xảo vận động
  16. Chương II KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN Bài1: Tư thế chuẩn bị và di chuyển 1. Tư thế chuẩn bị: - Tư thế chuẩn bị : Tư thế đứng thuận lợi, hợp lý nhất để quan sát, phán đoán tốt, di chuyển kịp thời theo mọi hướng tới vị trí cần thiết để đón đánh bóng. Tùy mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (khuỵu gối) để có các tư thế đánh bóng khác nhau : Thấp - trung bình - cao.
  17. - Tư thế đánh bóng: Được hình thành sau khi di chuyển đến bóng hoặc ngay từ tư thế chuẩn bị sang tư thế đánh bóng. Độ cao của tư thế đánh bóng biểu hiện ở mức độ khuỵu gối và được chia làm 3 loại: + Cao. + Trung bình. + Thấp.
  18. 2. Di chuyển Di chuyển là phương pháp chuyển đổi của đấu thủ từ vị trí này đến vị trí khác, là cầu nối giữa tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền có các cách sau: + Đi : Thường, lướt,nhảy,chéo, xoạc + Chạy. + Nhảy. + Lăn ngã. + Bật nhảy.
  19. 3. Những sai phạm thường mắc khi tập tư thế chuẩn bị • Đứng không vững do trọng tâm dồn vào một chân • Thân người cúi thấp về phía trước làm cho đầu cúi thấp, giảm tầm quan sát bóng • Không hạ thấp trọng tâm (không khuỵu gối) • Hai chân mở rộng gây khó khăn khi di chuyển • Khuỷu tay mở quá rộng, bàn tay khép chặt, các ngón tay cứng làm ảnh hưởng động tác
  20. 4. Những sai phạm thường mắc khi di chuyển • Chân bước quá cao làm giảm tốc độ di chuyển. • Sau khi di chuyển không ổn định tư thế chuẩn bị trước khi thực hiện động tác đánh bóng • Vừa di chuyển vừa thực hiện kỹ thuật động tác
  21. Bài 2: Chuyền bóng cao tay 1.Chuyền bóng cao tay bằng hai tay: • Tư thế chuẩn bị: - Chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối, góc gập khớp gối lớn hơn 90o, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa lên cao, hai bàn tay ở trước và trên trán (ngón cái ngang tầm lông mày), các ngón tay xòe đều khum theo hình quả bóng, hai bàn tay hợp thành hình bán cầu. Mắt nhìn vào hướng bóng đến.
  22. - Bóng đến gần thì hai chân duỗi mạnh khớp gối, đẩy người hơi chếch lên cao ra trước.Tay vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. -Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp hai tay vươn duỗi khớp khuỷu - Hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau
  23. - Chuyển động tay vươn theo bóng: Khi bóng rời tay,chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại
  24. - Nhảy chuyền: Khi bóng đến trên cao và ở phía sau đầu
  25. • Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay thường được vận dụng ở 3 tư thế chính: + Tư thế thấp. + Tư thế trung bình. + Tư thế cao.
  26. Chuyền bóng tư thế thấp kết hợp ngã ngữa
  27. Chuyền bóng tư thế thấp kết hợp ngã nghiêng
  28. Chuyền bóng cao tay trước mặt
  29. Chuyền bóng cao tay ra sau đầu
  30. Chuyền hai ở tư thế cao
  31. • Căn cứ theo độ dài đường chuyền để phân ra: + Chuyền dài: Chuyền vượt qua một vị trí + Chuyền trung bình: Chuyền từ vị trí này sang vị trí bên cạnh + Chuyền ngắn: Chuyền ngay trong vị trí đó • Căn cứ vào tầm cao đường chuyền để phân ra: + Bóng thấp: Bóng trên lưới dưới 1m + Bóng trung bình: Bóng trên lưới dưới 2m. + Bóng cao: Bóng vượt lưới trên 2m.
  32. 2. Phương pháp tổ chức tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản • Việc nắm vững các kỹ thuật có bóng bắt đầu từ kỹ thuật chuyền bóng • Xác định đúng động tác của người chuyền phù hợp với hướng và tốc độ bay của bóng • Nắm các yếu lĩnh cơ bản và tập luyện theo trình tự nhất định: + Hình tay + Tiếp xúc bóng + Động tác tay - chân + Phối hợp toàn thân
  33. Bài 3: Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) 1. Đệm bóng bằng hai tay • Tư thế chuẩn bị: - Đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. - Xác định chính xác điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau, tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau.
  34. • Đánh bóng: - Bóng đến tầm ngang hông, cách thân người gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng:Chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm và nâng tay, tay chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng - Khi hai tay chạm bóng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng - chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước
  35. - Góc độ đường bóng đi phụ góc độ tay đệm bóng. - Góc độ của tay đệm bóng phụ thuộc góc độ của đường bóng đến
  36. + Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ. + Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn.
  37. 2. Những sai phạm thường mắc khi tập luyện đệm bóng • Không kịp di chuyển đến đón bóng. Sau khi di chuyển không dừng ngay để đón bóng. • TTCB chân khuỵu gối chưa đạt mức cần thiết. • Tư thế thân ngã nhiều về trước - sau. • Hai tay đặt lệch nhau (cao - thấp) • Không phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể • Tay thả lỏng, hai cẳng tay không tạo thành mặt phẳng (khi đệm bóng bên trái - phải) • Sau khi đệm bóng, tay gập lại ở khuỷu
  38. Bài 4: Phát bóng thấp tay 1. Thấp tay chính diện (trước mặt) - Tư thế chuẩn bị: Mặt hướng lưới. Chân phải đặt sau cách chân trái đặt trước nữa bước, chân trước thẳng góc với biên ngang, trọng tâm dồn chân sau. Tay trái cầm bóng đưa trước bụng. - Tung bóng cao 25 - 30cm hơi chếch lên trước - Vung tay đánh bóng : Cùng lúc tay trái tung bóng, gối hơi khuỵu, tay phải vung ra sau. Khi đánh bóng tay duỗi thẳng tự nhiên vung từ sau - ra trước. Bàn tay đánh vào phần sau, dưới và tâm bóng ở tầm ngang thắt lưng
  39. • Khi đánh bóng trọng tâm chuyển dần từ sau ra trước. Kết thúc động tác đánh bóng, thân người và tay vươn thẳng theo hướng bóng
  40. 2. Thấp tay nghiêng mình - Tư thế chuẩn bị: Đứng hông và vai trái hướng lưới (đánh tay phải), 2 chân mở rộng bằng hoặc hơn vai, 2 bàn chân gần như song song với nhau, trọng tâm dồn đều 2 chân, tay trái cầm bóng ở tầm ngang thắt lưng. - Tung bóng cao 40 - 50cm hơi chếch lên trước - Vung tay đánh bóng: Lúc tung bóng thân người hơi xoay sang phải, chân hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay phải đưa xuống và vung ngang ra sau, tay duỗi tự nhiên vung từ sau ra trước và dùng cùi bàn tay đánh vào phần sau, dưới tâm bóng. Thời điểm tay chạm bóng ở tầm ngang ngực.
  41. - Khi đánh bóng, trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái, đồng thời xoay thân sang trái, mặt hướng lưới và nhanh chóng bước chân phải lên để giữ thăng bằng
  42. Chương III LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU Bài 1: Luật bóng chuyền Bao gồm: - 2 phần - 7 chương - 38 điều
  43. Luật bóng chuyền Phần 1: Thi đấu • Chương 1: Sân bãi, dụng cụ thi đấu • Chương 2: Những người tham gia • Chương 3: Thể thức thi đấu • Chương 4: Hoạt động thi đấu • Chương 5: Ngừng và kéo dài trận đấu • Chương 6: Cầu thủ Libero • Chương 7: Hành vi của cầu thủ Phần 2: Trọng tài - quyền hạn, trách nhiệm và hiệu tay chính thức
  44. SÂN THI ĐẤU Khu Khu phạt 1 x 1m Khu khởi khởi 3 x 3m 3 x 3m động Bàn thư ký động Kv thay người Đường tấn công Kv phát bóng Khu trước Kv phát bóng Khu sau Khu sau 9m Biên ngang 3m Kv tự do Đường giữa sân 3m Kv tự do 18m Biên dọc 3m
  45. Bài 2: Phương pháp tổ chức thi đấu 1. Các bước tiến hành tổ chức giải • Trước thi đấu: Giai đoạn quan trọng và mang tính quyết định để giải thành công. - Thông qua Điều lệ giải. - Ban hành và phổ biến Điều lệ giải - Ấn định thời gian và địa điểm thi đấu. - Thành lập Ban tổ chức, Ban trọng tài và các ban khác.
  46. • Trong thi đấu: - Tổng hợp tình hình, diễn biến các trận đấu - Giải quyết kịp thời, đúng luật mọi việc xảy ra trong quá trình thi đấu. • Sau thi đấu: - Công bố thành tích và trao giải thưởng - Ban tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả
  47. 2. Các hình thức thi đấu • Đấu loại trực tiếp - Một lần thua: 2 đội gặp nhau, đội nào thua bị loại ngay. + Số đội = 2n: Bốc thăm các đội thi đấu với nhau + Số đội không = 2n: Tính số đội phải thi đấu trước theo công thức : X = 2 . (a – n n ) - Hai lần thua: + Các đội thắng tiếp tục thi đấu ở bảng chính, các đội thua sẽ gặp nhau trực tiếp ở bảng phụ, nếu lại thua sẽ bị loại ra khỏi giải. + Tổng số trận đấu là : X = 2 (a - 1)
  48. • Đấu vòng tròn Có 2 thể thức: - Gặp nhau 1 lượt: + Tính số trận đấu X = A (A – 1) / 2 + Tính số vòng đấu * Nếu tổng số đội tham gia là số lẻ thì số vòng đấu bằng số đội tham gia * Nếu tổng số đội tham gia là số chẳn thì số vòng đấu bằng số đội trừ đi 1 (A - 1) - Gặp nhau 2 lượt: Tăng gấp đôi số trận đấu và số ngày thi đấu.
  49. • Thi đấu hỗn hợp - Đấu theo loại trực tiếp (1 hoặc 2 lần thua) để xác định đội nhất bảng. Sau đó các đội thi đấu vòng tròn tính điểm để xác định đội vô địch. - Các đội chia đều theo từng bảng, mỗi bảng thi đấu vòng tròn tính điểm xác định đội nhất bảng. Các đội này tiếp tục thi đấu ở vòng bán kết và chung kết (thi đấu chéo) để tìm ra đội vô địch.
  50. 3. Công tác chỉ đạo thi đấu • Chuẩn bị trước thi đấu - Nắm chắc tình hình đội nhà - Tìm hiểu tình hình đối thủ - Tìm hiểu tình hình khách quan • Công tác chỉ đạo trận đấu - Trước trận đấu - Trong trận đấu • Hội ý • Thay người