Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

ppt 30 trang huongle 12480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_benh_nhan_co_hau_mon_nhan_tao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

  1. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO
  2. 1. ĐỊNH NGHĨA Hậu môn nhân tạo là lỗ mở chủ động ở đại tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra ngoài thay thế hậu môn thật.
  3. 2. PHÂN LOẠI HẬU MÔN NHÂN TẠO
  4. 2.1. Hậu môn nhân tạo tạm thời Chỉ sử dụng trong thời gian nhất định giúp thoát phân ra ngoài trong thời gian tạm thời ( khoảng 3 – 6 tháng ) do bệnh hay do chấn thương để đoạn ruột phía dưới được nghỉ ngơi, lành chỗ khâu nối ruột. Sau đó hậu môn nhân tạo sẽ được đóng và tái lập lại lưu thông phân bình thường qua hậu môn thật.
  5. 2.2. Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn Là trường hợp đưa đại tràng ra da và người bệnh đại tiện qua hậu môn nhân tạo suốt đời, thường gặp ở bệnh lý ung thư đại - trực tràng, kỹ thuật làm loại hậu môn này có tên là phẫu thuật Hartmann.
  6. 2.3. Các kiểu làm hậu môn nhân tạo - Hậu môn nhân tạo kiểu quai ( loop – colostomy) - Hậu môn nhân tạo kiểu tận ( end – colostomy) - Hậu môn nhân tạo có cựa - Hậu môn nhân tạo có cầu da ( kiểu này hiếm gặp ).
  7. 3. CHỈ ĐỊNH LÀM HẬU MÔN NHÂN TẠO
  8. 3.1. Bảo vệ thương tổn - Tạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc.
  9. - Chỉ định trong các trường hợp: + Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ. + Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều. + Rò trực tràng – âm đạo hay trực tràng – bàng quang. + Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc. + Vết thương ở đoạn đại tràng cố định.
  10. 3.2. Thoát phân khi có tắc Chỉ định trong các trường hợp: + Dị dạng hậu môn trực tràng. + Phình to đại tràng tiên thiên. + Tắc ruột do ung thư đại trực tràng. + Chít hẹp đại tràng.
  11. 3.3. Làm sạch đại tràng Nhiều trường hợp bệnh lý như chít hẹp hậu môn, hoặc phình to đại tràng, tiên thiên .chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột, do đó cần phải làm hậu môn nhân tạo để qua đó thụt tháo ruột thật sạch chuẩn bị cho cuộc mổ điều trị triệt căn.
  12. 4. CÁC BIẾN CHỨNG TRONG HẬU MÔN NHÂN TẠO
  13. 4.1 Chảy máu tại chỗ rạch mở đại tràng 4.2 Chảy máu trong ổ bụng 4.3 Hoại tử đoạn đại tràng đưa ra ngoài ổ bụng 4.4 Viêm phúc mạc 4.5 Nhiễm trùng tại chỗ làm hậu môn nhân tạo:
  14. 4.6 Áp xe giữa các lớp thành bụng nơi đặt hậu môn nhân tạo 4.7 Tụt hậu môn nhân tạo vào bên trong 4.8 Tắc ruột 4.9 Sa ruột qua lỗ hậu môn nhân tạo 4.10 Thoát vị thành bụng tại chỗ làm hậu môn nhân tạo
  15. 5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO
  16. 5.1. Chỉ định + Khi túi hậu môn nhân tạo đầy 2/3 túi chứa phân. + Khi phân quá bẩn. + Sau khi người bệnh tắm.
  17. 5.2. Nhận định * Tình trạng người bệnh: + Người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy? + Trên bụng có dẫn lưu không? + Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng? * Hậu môn nhân tạo: + Vị trí hậu môn nhân tạo? kiểu nào? + Hậu môn nhân tạo mở miệng ngày thứ mấy? + Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo? + Quan sát tình trạng phân? + Quan sát da chung quanh hậu môn nhân tạo? + Loại túi người bệnh đang sử dụng?
  18. 5.3. Quy trình chăm sóc + Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc sắp làm. + Cho bệnh nhân nằm nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để phân không tràn vào vết mổ. + Đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo. + Kê khay hạt đậu dưới dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân. + Sát khuẩn tay nhanh và mang gants.
  19. + Gỡ túi đựng phân, quan sát và đánh giá tính chất phân, số lượng phân, phân, gom tất cả lại và bỏ vào túi rác y tế. + Tháo bỏ gants. + Mang gants tay sạch mới. + Mở mâm vô trùng và sắp xếp lại dụng cụ trong mâm.
  20. + Rửa niêm mạc hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý vô trùng từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ cao xuống thấp, lau khô hậu môn nhân tạo bằng cách dùng gạc chấm nhẹ lên niêm mạc ruột và xoay nhẹ lên hậu môn nhân tạo, không lau khô, không sát trùng. Nếu còn phân trên miệng hậu môn nên dùng vải thưa lấy sạch trước khi rửa niêm mạc hậu môn.
  21. + Rửa da xung quanh chân hậu môn nhân tạo bằng nước muối sinh lý từ chân hậu môn nhân tạo rộng ra khoảng 5cm. + Dùng gạc lau khô da. + Sát trùng da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra khoảng 5cm. Nếu thay băng bằng túi dán thì nên sử dụng dung dịch sát trùng bay hơi nhanh để da thật khô mới được dán túi.
  22. + Đo túi hậu môn ( chú ý rìa miệng túi phải cách niêm mạc ruột 1 – 2cm ), vẽ và cắt túi theo kích thước đã đo. + Đặt khay hạt đậu qua một bên gấp tấm nylon lót dưới hậu môn nhân tạo che lại phần bị ướt. + Dán túi đựng phân, nếu người bệnh đi đứng được thì đặt túi theo chiều dọc thành bụng, nếu người bệnh nằm thì đặt túi theo chiều ngang.
  23. + Lấy khay hạt đậu hứng phân để vào tầng dưới xe dụng cụ, gấp gọn tấm lót dưới hậu môn nhân tạo cho vào túi rác y tế. + Tháo gants tay cho vào túi rác y tế. + Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái, báo cho bệnh nhân biết việc đã làm xong. + Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
  24. 6. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
  25. - Che kỹ vết mổ tránh phân tràn ra. + Nếu vết mổ ướt hay bẩn nên thay băng trước, băng kín lại vết mổ + Nếu hậu môn nhân tạo quá bẩn tràn sang vết mổ thì nhân viên y tế nên rửa sạch hậu môn nhân tạo trước, sau đó soạn mâm vô khuẩn khác để thay băng vết mổ.
  26. - Đối với hậu môn nhân tạo mới mở miệng vào những ngày đầu nhân viên y tế nên quấn chân hậu môn nhân tạo bằng gạc Vaselin. +Nếu lỗ mở hồi tràng ra da nên phòng ngừa rôm lở da tích cực, chú ý bù nước và điện giải cho người bệnh. + Que thủy tinh được rút 5 – 6 ngày sau mổ.
  27. - Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà, cho người bệnh tự thực tập có mặt nhân viên y tế. Tập đại tiện đúng giờ. Giúp người bệnh tự tin và cùng tham gia vào sinh hoạt gia đình, xã hội, công việc, vui chơi giải trí. - Hướng dẫn bệnh nhân về dinh dưỡng, tái khám đúng hẹn hay khi có dấu hiệu bất thường.