Bài giảng Chăm sóc người bệnh ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ

ppt 32 trang huongle 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc người bệnh ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_nguoi_benh_ngo_doc_hoa_chat_tru_sau_phosp.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc người bệnh ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ

  1. Bệnh viện Bạch Mai Trung tâm Chống Độc Chăm sóc người bệnh ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ
  2. Đại cương ◼ Phospho hữu cơ là một loại hoá chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế men cholinesterase, được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. ◼ Ngộ độc cấp phospho hữu cơ là một bệnh cảnh thường gặp. ◼ Dễ nhầm với ngộ độc hoá chất BVTV khác như cacbamat
  3. Nguyên nhân ngộ độc ◼ Do tự tử ◼ Nhầm lẫn: uống hóa chất đựng trong các chai, can, lọ có hình thức tương tự với các vật dụng chứa nước uống ◼ Nghề nghiệp có tiếp xúc, phun hoá chất trừ sâu ◼ Bị đầu độc
  4. Đường xâm nhập vào cơ thể ◼ Qua đường tiêu hóa là chủ yếu ◼ Qua đường hô hấp ◼ Qua da và niêm mạc
  5. Triệu chứng ◼ Hội chứng cường cholin cấp: gồm 3 hội chứng * Hội chứng Muscarin ❑ Da tái lạnh ❑ Đồng tử co tụt huyết áp ❑ Tăng tiết và co thắt phế quản-> khó thở, suy hô hấp ❑ Mạch chậm < 60 lần/phút
  6. Triệu chứng * Hội chứng Nicotin: ❑ Máy cơ tự nhiên hoặc sau gõ cơ delta, cơ ngực, cơ bắp chân ❑ Co cứng hoặc liệt cơ-> suy hô hấp ❑ Phản xạ gân xương tăng * Hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương: ❑ Có rối loạn ý thức các mức độ từ lẫn lộn đến hôn mê
  7. Triệu chứng ◼ Hội chứng trung gian: Sau nhiễm độc 24h đến 96h ◼ Liệt cơ từ khó phát hiện -> suy hô hấp ❑ Liệt các cơ gốc chi, cơ gấp cổ, cơ hô hấp và cơ thần kinh sọ chi phối ❑ Liệt mềm, giảm phản xạ gân xương
  8. Các biến chứng - Suy hô hấp - Ngộ độc Atropin - Liệt cơ - Rối loạn điện giải - Hôn mê
  9. Nguyên tắc xử trí và chăm sóc ◼ Nguyên tắc: ❑ Hạn chế hấp thu độc chất ❑ Trung hòa độc chất bằng thuốc giải độc đặc hiệu: Atropin, PAM (oridoxime) ❑ Khắc phục hậu quả và tìm nguyên nhân gây ngộ độc
  10. Nhận định ◼ Các chức năng sống: ❑ Đánh giá ý thức ?Glasgow? ❑ Nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh ◼ Tím? Có ngừng thở không? ◼ RL nhịp thở? ◼ TS thở, biên độ thở? ◼ SpO2? ❑ Nhiệt độ: có thể hạ thân nhiệt ❑ Tuần hoàn: ◼ Mạch nhanh hay chậm, khó bắt? ◼ Huyết áp tụt?
  11. Nhận định *Các dấu hiệu ngộ độc hoá chất trừ sâu phospho hữu cơ: - Hội chứng cường cholin: +Hội chứng Muscarin Da tái lạnh? Đồng tử co? Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy -> tụt huyết áp? Tăng tiết và co thắt phế quản-> khó thở, suy hô hấp? Mạch chậm < 60 lần/phút?
  12. Nhận định Hội chứng Nicotin: ❑ Máy cơ? ❑ Co cứng hoặc liệt cơ-> suy hô hấp? ❑ Phản xạ gân xương tăng?
  13. Nhận định +Hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương:Có rối loạn ý thức ?hôn mê? điểm Glasgow?
  14. Các vấn đề cần chăm sóc ◼ Đảm bảo hô hấp ◼ Đảm bảo tuần hoàn ◼ Hạn chế hấp thu, dùng thuốc giải độc theo y lệnh ◼ Đảm bảo cân bằng điện giải ◼ Theo dõi tiến triển bệnh và phòng ngừa biến chứng ◼ Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh ◼ Tư vấn tâm lí và tư vấn phòng ngộ độc tái phát
  15. Duy trì chức năng sống cho BN ◼ Đảm bảo hô hấp ❑ Nếu có suy hô hấp phải cho người bệnh đầu cao 30 độ, thở oxy ❑ Nếu suy hô hấp nặng phải đặt NKQ, thở máy ❑ Tăng tiết cần hút dịch, thông thoáng đường hô hấp ❑ Theo dõi liệt cơ hô hấp: tím, tần số thở,SpO2
  16. Duy trì chức năng sống cho BN - Đảm bảo tuần hoàn: + Theo dõi sát mạch, huyết áp + Truyền dịch theo y lệnh + Theo dõi thể tích nước tiểu/ 24 h - Đảm bảo cân bằng điện giải: +Theo dõi lượng dịch vào , dịch ra
  17. Hạn chế hấp thu,đào thải chất độc Qua đường tiêu hóa: +Rửa dạ dày bằng hệ thống kín: ❑ Áp dụng:tốt nhất trong 6 giờ đầu. ❑ Rửa dạ dày lượng nước tối đa là: 5 lít- 10 lít, nước ấm, pha muối (5g/1 lít nước), có thể rửa lại
  18. Hệ thống kín
  19. Túi đựng dịch vào có chia vạch thể tích
  20. Túi đựng dịch ra có chia vạch thể tích
  21. Chạc ba có đường bơm than hoạt
  22. Hạn chế hấp thu, đào thải chất độc Qua đường tiêu hóa: - Thực hiện y lệnh thuốc than hoạt, sorbitol( Than hoạt dạng nhũ Antipois – Bmai) ,có thể dùng than hoạt đa liều
  23. Than hoạt dạng nhũ: Antipois-Bmai
  24. Hạn chế hấp thu, đào thải chất độc - Thay quần áo cho người bệnh - Da, tóc: Gội đầu, tắm tẩy độc
  25. Tắm,gội đầu tẩy độc cho người bệnh ngộ độc PPHC
  26. Dùng thuốc giải độc đặc hiệu ◼ Ngộ độc PPHC dùng PAM (Oridoxime), là thuốc giải độc đặc hiệu theo cơ chế trung hoà chất độc, tiêm tĩnh mạch chậm 5 phút-10 phút/ ống, hoặc truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện theo chỉ định. ◼ Atropin sunfat 1/4 mg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da tuỳ theo tình trạng người bệnh ,thực hiện theo y lệnh bác sĩ.Chú ý theo dõi dấu hiệu thấm Atropin( mạch,da, đồng tử).
  27. Theo dõi tiến triển bệnh và đề phòng biến chứng ◼ - Theo dõi ý thức ◼ - Theo dõi liệt cơ hô hấp ◼ Theo dõi tuần hoàn: mạch, huyết áp ◼ - Theo dõi các dấu hiệu ngộ độc
  28. Tìm nguyên nhân gây ngộ độc ◼ Nếu người bệnh tỉnh hỏi người bệnh kết hợp với người thân để xác định + Số lượng? + Thời gian? + Lý do ngộ độc? + Tình trạng sức khỏe trước khi bị ngộ độc? +Làm XN độc chất để xác minh chất độc + Hỏi nhiều lần, nhiều người
  29. Thực hiện các XN cận lâm sàng ◼ Lấy 200 ml dịch dạ dày đầu tiên để làm XN định tính chất độc ◼ Lấy 200 ml nước tiểu làm XN định tính chất độc ◼ Xn máu cơ bản: sinh hóa(cholinesterase giảm), CTM ◼ Đo điện tim đồ ◼ Đưa NB đi siêu âm, XQ phổi ( nếu có y lệnh)
  30. Đảm bảo dinh dưỡng ❑ Cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh 1800- 2000 Kcalo/ ngày, cả đường tĩnh mạch và đường tiêu hoá. ❑ Đối với người bệnh ngộ độc PPHC ngày đầu cần nuôi dưỡng đường tĩnh mạch do dùng than hoạt đa liều và thuốc nhuận tràng. ❑ Cần kiêng sữa, mỡ
  31. Tư vấn ◼ Các người bệnh ngộ độc cần tư vấn về ngộ độc để tránh nhầm lẫn. ◼ Tư vấn tâm lý và khám tâm thần đặc biệt cần thiết đối với người bệnh ngộ độc do tự tử để đề phòng ngộ độc tái phát.
  32. Xin chân thành cảm ơn!