Bài giảng Chăm sóc người bệnh ung thư phổi điều trị bằng hóa chất - Vũ Lệ Thương

ppt 49 trang huongle 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc người bệnh ung thư phổi điều trị bằng hóa chất - Vũ Lệ Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_nguoi_benh_ung_thu_phoi_dieu_tri_bang_hoa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc người bệnh ung thư phổi điều trị bằng hóa chất - Vũ Lệ Thương

  1. Chuyên đề: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ BẰNG HÓA CHẤT Người trình bày: CN. Vũ Lệ Thương
  2. MỤC TIÊU • Nắm được nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biến chứng của bệnh ung thư phổi • Lập được kế hoạch chăm sóc (KHCS) người bệnh (NB) ung thư phổi điều trị bằng hóa chất. • Thực hiện KHCS NB ung thư phổi điều trị bằng hóa chất.
  3. ĐẠI CƯƠNG BỆNH UNG THƯ PHỔI • Rất phổ biến, xu hướng ngày càng gia tăng • Tiên lượng xấu,% tử vong cao, sống sót >5 năm: 13%. • Việt Nam: xếp thứ 2 trong ung thư ở nam (sau ung thư gan) 29,6/100.000; một trong bốn loại ung thư thường gặp nhất ở nữ 7,3/100.000
  4. NGUYÊN NHÂN ▪ Hút thuốc ▪ Ô nhiễm không khí ▪ Di truyền ▪ Hóa chất ▪ Phóng xạ ▪ Tuổi (80% >60)
  5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG – Ho kéo dài, không đỡ – Đau ngực liên tục – Ho ra máu – Khó thở, thở khò khè, khàn giọng – Viêm phổi hoặc viêm phế quản tái phát nhiều lần – Sưng mặt và cổ – Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân – Mệt mỏi
  6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • K phổi đã di căn: biểu hiện triệu chứng ở những nơi khác • Đau đầu, giảm hoặc mất thị lực • Đau xương, gãy xương không liên quan đến chấn thương • Các triệu chứng thần kinh: liệt, giảm trí nhớ • Chảy máu, xuất huyết dưới da, niêm mạc, cơ quan • Suy kiệt (K phổi thường di căn tới các bộ phận khác của phổi, hạch bạch huyết, xương, não và tuyến thượng thận.)
  7. CẬN LÂM SÀNG ▪ X – quang ngực T-N: đám mờ, TDMP. ▪ CT ▪ PET/CT: ▪ Nội soi phế quản ▪ Sinh thiết phổi ▪ Siêu âm ổ bụng ▪ SPECT: ▪ MRI ▪ Xét nghiệm máu (CEA) ▪ Tế bào học, mô bệnh học ▪ Xét nghiệm đột biến gen
  8. X- Quang tim phổi thẳng có hình ảnh đám mờ toàn bộ thùy trên phổi trái Nguồn ảnh: ungthubachmai.com.vn
  9. Hình ảnh chụp CT phổi: u phổi P Hình ảnh MRI sọ não: di căn não đa ổ Nguồn ảnh: Ca lâm sàng ThS. Vương Ngọc Dương - TT YHHN&UB Bệnh viện Bạch Mai, tháng 6 - 2014
  10. Hình ảnh PET/CT Ung thư phổi di căn hạch, di căn xương Nguồn ảnh: Ca lâm sàng ThS. Vũ Hữu Khiêm - TT YHHN&UB Bệnh viện Bạch Mai, tháng 11 - 2013
  11. Xạ hình xương: Tổn thương xương sườn, cổ xương đùi. Nguồn ảnh: Ca lâm sàng ThS. Thiều Thị Hằng - TT YHHN&UB Bệnh viện Bạch Mai, tháng 1 - 2015
  12. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI • Điều trị Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: – Phẫu Thuật – Tia xạ – Hóa chất – Điều trị đích • Điều trị Ung thư phổi tế bào nhỏ – Hóa chất – Tia xạ Điều trị có thể đơn thuần hoặc phối hợp nhiều phương pháp tùy giai đoạn bệnh, thể mô bệnh học
  13. BIẾN CHỨNG • Khó thở • Ho ra máu • Đau • Tràn dịch màng phổi • Di căn
  14. CHỈ ĐỊNH DÙNG HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI • K phổi tế bào nhỏ: giai đoạn khu trú, lan tràn • K phổi tế bào nhỏ: giai đoạn IV, IIIB, IIIA. Giai đoạn IB, IIA (cân nhắc). • Các trường hợp chống chỉ định hoặc NB từ chối phẫu thuật, tia xạ.
  15. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ BẰNG HÓA CHẤT
  16. NGUYÊN TẮC CHUNG – NB có xác định: K, có chỉ định, có y lệnh điều trị bằng hóa chất (HC) của BS ung bướu. – Nguyên tắc 5 đúng + Đúng thứ tự phác đồ, đúng tốc độ truyền, thời gian truyền. – Theo dõi chặt chẽ, xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn, các sự cố khi thực hiện y lệnh tiêm truyền HC cho NB. – Bảo đảm an toàn cho NB, nhân viên y tế và môi trường
  17. NHẬN ĐỊNH Toàn trạng Hô hấp Tiêu hóa Bệnh sử • Tỉnh hay mệt? • Khó thở? tần số • Nôn, buồn nôn? • Thời gian và diễn • Da, niêm mạc? thở? • Đại tiện: lỏng hay biến bệnh? • Phù ? • Ho? Ho khan hay táo?Số lần/ngày? • Số đợt hóa chất ho có đờm (màu, BN đã được • Thể trạng? số lượng, tính truyền, uống, tác • Đau? (điểm 1-10) chất)? dụng không • Mạch? Nhiệt độ? • Ho khạc ra máu? mong muốn?, Huyết áp? Số lượng? biến chứng của các lần truyền trước?
  18. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG • NB lo lắng sợ hãi do chuẩn bị truyền HC. • NB buồn nôn, nôn do tác dụng phụ của HC. • NB bị mẩn ngứa, khó chịu do dị ứng HC • NB bị bỏng rát, tấy đỏ da niêm mạc do tác dụng tại chỗ của HC • NB có các biểu hiện rối loạn hô hấp: đau ngực, khó thở, thở rít, thở nhanh • NB có các biểu hiện rối loạn tim mạch: đau ngực, tim nhanh, nhịp tim không đều, rối loạn tăng hoặc hạ HA
  19. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC (KHCS) – Giảm lo lắng cho NB trước và sau khi truyền HC – Chuẩn bị thuốc & phương tiện pha HC. – Tiến hành pha HC – Thực hiện tiêm truyền HC – Theo dõi & xử trí các tác dụng không mong muốn – Chế độ dinh dưỡng – Giáo dục sức khỏe
  20. THỰC HIỆN KHCS ▪ Giảm lo lắng cho NB • Tạo bầu không khí thân thiện • Giải đáp các thắc mắc của NB trong phạm vi cho phép. • Giải thích các phản ứng có thể xảy ra trong và sau khi truyền HC=> cách giải quyết
  21. Thực hiện y lệnh điều trị NB ung thư bằng hóa chất (HC) Chuẩn bị: Thuốc HC dịch pha, thuốc HC trong phác đồ, thuốc chống tác dụng phụ, thuốc chống shock Dụng cụ Buồng pha HC, dây truyền, bơm tiêm, bộ dụng cụ tiêm truyền, kim luồn Nhân viên y đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mang kính bảo hộ, đeo găng, tế Người bệnh + Động viên NB yên tâm. + Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở (bất thường báo lại BS) + NB truyền ở tư thế thích hợp (không nhất thiết phải nằm) + Các phương tiện giải trí: tivi, sách báo trong phòng truyền HC (nếu có).
  22. Thực hiện y lệnh điều trị NB ung thư bằng hóa chất (HC) Pha hóa chất: • Pha tại buồng pha HC, tủ pha HC chuyên dụng: có kính chắn và hệ thống dẫn lưu khí, đảm bảo vô trùng, khô, thoáng, đủ ánh sáng, To thích hợp (20- 250C). • Pha thuốc đúng y lệnh về loại thuốc, liều lượng, loại dịch pha, SL dịch pha. Không pha hai loại HC trong một chai dung môi. • Ghi lên vỏ chai: tên HC, hàm lượng, số lượng, thời gian pha, họ tên NB, tuổi, số giường, số phòng, số thứ tự bước truyền, tốc độ truyền • Thuốc HC sau khi pha: tiêm truyền ngay. Nếu phải chờ đợi thì để nơi thoáng, mát, vô trùng và che ánh sáng nếu cần.
  23. Thực hiện y lệnh điều trị NB ung thư bằng hóa chất (HC) Tiêm truyền hóa chất • Đặt đường truyền TM, tiêm các thuốc chống nôn, chống shock, chống dị ứng trước truyền HC (theo y lệnh). • Truyền HC đúng thứ tự các bước, đúng tốc độ. • Theo dõi sát diến biến của NB, sự lưu thông của thuốc, tốc độ truyền, tác dụng phụ của thuốc: nôn, buồn nôn, mẩn đỏ, bỏng rát da, ngứa, dị ứng, sốt (trong và ngay sau khi truyền HC).
  24. Theo dõi & xử trí tác dụng phụ của hóa chất (HC) Phát hiện, xử trí khi HC thoát mạch: • Biểu hiện: Đau nơi tiêm truyền, sưng phồng, mẩn đỏ • Xử trí: – Ngừng truyền – Khoanh vùng đánh dấu ổ tụ dịch bằng bút dạ. – Dùng bơm tiêm rỗng hút lại dịch đã thoát mạch. – Báo BS & thực hiện y lệnh • Trường hợp HC thoát mạch gây viêm, hoại tử tổ chức: – CS hàng ngày: rửa ổ hoại tử bằng dung dịch sát trùng pha loãng: Natriclorua 0,9%, nước oxy già, Betadin theo y lệnh
  25. Theo dõi & xử trí tác dụng phụ của hóa chất (HC) Phát hiện, xử trí biểu hiện của phản ứng dị ứng: • Biểu hiện: – Các mức độ Mẩn ngứa, nổi mề đay, shock phản vệ • Xử trí: – Ngừng truyền – Báo BS – Để NB nằm đầu thấp, thông thoáng đường thở, – Đo mạch, huyết áp, nhịp thở. – Ủ ấm nếu NB rét run, – Thực hiện y lệnh cấp cứu
  26. Theo dõi & xử trí tác dụng phụ của hóa chất (HC) Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bất thường: – Hô hấp: khó thở, nhịp thở nhanh nông – Tim mạch: nhịp tim nhanh, loạn nhịp, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tăng hoặc giảm. – Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, ù tai – Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa Báo BS và thực hiện y lệnh
  27. Theo dõi & xử trí các biểu hiện biến chứng muộn Viêm loét niêm mạc miệng • Biểu hiện: – Đau miệng, khó hoặc không ăn được • Xử trí: – súc miệng bằng muối sinh lý và/hoặc dung dịch sát khuẩn (theo y lệnh) – Dùng thuốc theo y lệnh Dị ứng muộn • Biểu hiện: – nổi mẩn, sẩn ngứa ngoài da • Xử trí: – Dùng thuốc chống dị ứng đường uống và bôi da (mỡ phenergan ) theo y lệnh
  28. Theo dõi & xử trí các biểu hiện biến chứng muộn Thiếu máu • Biểu hiện: – Da xạnh, niêm mạc nhợt – Hay choáng – XN máu • Xử trí: – Tăng cường dinh dưỡng, – Bổ sung sắt và acid folic nếu thiếu, dùng các thuốc kích thích tăng sinh hồng cầu (Erythropoietine), truyền khối hồng cầu khi có y lệnh
  29. Theo dõi & xử trí các biểu hiện biến chứng muộn Hạ bạch cầu, nhiễm trùng: • Biểu hiện: – Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ – XN máu • Xử trí: – Dùng kháng sinh dự phòng, tiêm thuốc kích thích tăng sinh bạch cầu (filgrastim), truyền khối bạch cầu khi có y lệnh
  30. Theo dõi & xử trí các biểu hiện biến chứng muộn Hạ tiểu cầu, nguy cơ xuất huyết: • Biểu hiện: – Đốm hoặc mảng xuất huyết dưới da – XN máu • Xử trí: – NB tránh va chạm – Truyền khối tiểu cầu khi có y lệnh.
  31. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ BỆNH ÁN • Ghi phiếu tiêm truyền, phiếu chăm sóc: – Tốc độ truyền, giờ bắt đầu và kết thúc; – Các chỉ số sinh tồn (mạch, To, HA, NT) – Tình trạng người bệnh, chức năng hô hấp – Các diến biến bất thường và các xử trí trước, trong và sau truyền HC (nếu có).
  32. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ▪ Ăn đa dạng, chia nhiều bữa nhỏ, thức ăn mềm, giàu năng lượng, vi chất & dễ tiêu hóa: thịt nạc, trứng, cá, sữa, các loại ngũ cốc, tăng cường rau củ quả (theo chế độ của Khoa dinh dưỡng) ▪ Hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và chất kích thích, đồ uống có ga . ▪ Theo dõi tình trạng tiêu hóa thức ăn: (nôn, buồn nôn? bụng chướng – mềm?, tiêu chảy – táo bón?) Báo BS khi có bất thường
  33. GDSK CHO NGƯỜI BỆNH • Hiểu về bệnh và sự cần thiết của truyền HC → lạc quan tin tưởng ĐT. • Cách theo dõi và phát hiện biểu hiện sớm của tác dụng không mong muốn do truyền HC. • Cách súc miệng nước muối sinh lý, bôi thuốc sát khuẩn, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung sắt, phòng & làm giảm các biến chứng sau truyền HC. • Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng: đi bộ, công việc đơn giản: đọc sách báo, tham gia CLB Yoga, thiền → tránh chán nản, bi quan. • Môi trường thông thoáng, yên tĩnh, vệ sinh thân thể (vệ sinh răng miệng). Tùy theo giai đoạn bệnh, tham khảo ý kiến BS → tư vấn phù hợp
  34. GDSK CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH • Hiểu về bệnh để biết cách cùng phối hợp chăm sóc và nâng đỡ tinh thần NB → giảm đau đớn. • Cách theo dõi và phát hiện biểu hiện sớm của tác dụng không mong muốn do truyền HC → kịp thời xử trí. • Khuyến khích NB duy trì các hoạt động nhẹ nhàng: đi bộ, công việc đơn giản: đọc sách báo, tham gia CLB Yoga, thiền → tránh chán nản, bi quan. • Tạo môi trường thông thoáng, yên tĩnh, hỗ trợ vệ sinh thân thể NB (vệ sinh răng miệng).
  35. Một số hình ảnh minh họa Hệ thống tủ bảo quản thuốc hóa chất trong Phòng hóa chất
  36. Phác đồ hóa chất được đánh máy và dán nhãn, sắp xếp trên giá theo thứ tự
  37. Nhân viên pha HC tại buồng pha HC và tủ pha HC chuyên dụng: có kính chắn và hệ thống dẫn lưu khí
  38. Pha Hóa chất trong buồng chuyên dụng – đảm bảo an toàn cho Nhân viên
  39. Sơ đồ thực hiện phác đồ hóa chất
  40. Bệnh nhân được truyền hóa chất tại buồng bệnh, qua buồng tiêm truyền
  41. Xin trân trọng cảm ơn !
  42. ĐÁNH GIÁ ĐAU • Định nghĩa: đau là dấu hiệu chủ quan, là cảm giác không thoải mái mà người bệnh cảm nhận được và báo với người chăm sóc hay điều trị. Hiện nay, đau được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ năm.
  43. • Nhận định Xác định tính chất của đau: − Thời điểm xuất hiện, bất ngờ hay đã có từ trước. − Liên tục hay gián đoạn, có xuất hiện định kỳ. − Vị trí của đau, hướng lan nếu có. − Mô tả đặc điểm của đau như dao cắt, búa bổ, quặn − Mức độ đau dùng thang điểm đau để đánh giá. − Các triệu chứng khác đi kèm. Những yếu tố làm đau tăng hay giảm.
  44. Thang điểm đau
  45. • Tác hại của đau: − Gây lo lắng buồn phiền. − Mệt mỏi dai dẳng, giảm tập trung. − Mất ngủ, sụt cân. − Ngăn trở sự phục hồi.
  46. Can thiệp điều dưỡng Kế hoạch chăm sóc Thực hiện Quản lý đau Xác định tính chất đau Phân tích, tìm nguyên nhân của đau Đánh giá thang điểm đau Theo dõi thường xuyên tùy theo mức độ, báo BS khi mức độ tăng, kéo dài hoặc kèm những dấu hiệu bất thường khác Theo dõi tác hại của đau Giảm đau Tuỳ theo nguyên nhân mà chăm sóc Thay đổi tư thế Liệu pháp tâm lý, gây chú ý bằng vấn đề khác Chườm nóng hay lạnh Dùng thuốc theo y lệnh: an thần, giảm đau Xoa bóp Thư giãn: tập thở, nghe nhạc
  47. Tiêu chuẩn lượng giá Thang điểm đau. Thái độ của người bệnh.