Bài giảng Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng - Nguyễn Thị Thu Hồng

pptx 21 trang huongle 7571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng - Nguyễn Thị Thu Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cham_soc_tre_so_sinh_non_thang_nguyen_thi_thu_hong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng - Nguyễn Thị Thu Hồng

  1. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG NHS Nguyễn Thị Thu Hồng 1
  2. Định nghĩa Trẻ non tháng theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là những trẻ được sinh ra trước khi được 37 tuần tuổi. 2
  3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng • Da mỏng, nhiều lông tơ; lớp mỡ dưới da ít, phủ nhiều chất gây • Sụn vành tai kém phát triển • Xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng • Không sờ thấy mầm vú (tuổi thai 30 – 32 tuần) hay kích thước mầm vú từ 2 – 4 mm khi thai được 32 – 36 tuần. 3
  4. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng 4
  5. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng • Tinh hoàn chưa di chuyển xuống túi bìu • Túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề đối với bé trai; • Ở trẻ gái, môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. 5
  6. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng • Nếp nhăn ở gan bàn chân mờ và chỉ có ở 1/3 trước gan bàn chân. • Trương lực cơ giảm, các phản xạ nguyên thủy rất kém 6
  7. Đặc điểm sinh lý Chức năng hô hấp • Yếu, dễ suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, phổi chưa dãn nở tốt • Các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh. 7
  8. Đặc điểm sinh lý Chức năng điều hòa thân nhiệt • Dễ nhiễm lạnh do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. • Lớp mỡ dưới da kém phát triển nên cũng dễ mất nhiệt. 8
  9. Đặc điểm sinh lý Chức năng tuần hoàn • Các mao mạch dễ vỡ • Các yếu tố đông máu thiếu hụt hoặc giảm 9
  10. Đặc điểm sinh lý Chức năng gan và tiêu hóa • Thiếu hụt và kém hoạt động nên dễ vàng da nặng và kéo dài. • Thể tích dạ dày nhỏ và nằm ngang, men tiêu hóa thiếu hụt do đó việc hấp thu không hết thức ăn nên trẻ dễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. • Dễ bị hạ đường huyết 10
  11. Đặc điểm sinh lý Hệ thống miễn dịch Non yếu, hệ thống thực bào chưa hoàn thiện → dễ bị nhiễm trùng nặng. 11
  12. Chăm sóc và nuôi dưỡng Chăm sóc về hô hấp • Đề phòng suy hô hấp • Đánh giá mức độ suy hô hấp – Chỉ số Silverman gồm 5 tiêu chuẩn: phập phồng cánh mũi, hõm ức, co rút khoang gian sườn, cử động tương đối ngực bụng và rên khi thở ra. Khi chỉ số này : • < 3 : không có suy hô hấp • 3 – 7 : suy hô hấp vừa • 7 : suy hô hấp nặng. 12
  13. Chăm sóc và nuôi dưỡng • Theo dõi và ghi nhận nhịp thở, cần phải chú ý nhịp thở có chu kỳ và các cơn ngưng thở. Được xem là cơn ngưng thở khi trẻ không thở trong 10 – 15 giây. 13
  14. Chăm sóc và nuôi dưỡng • Thở oxy – Thở oxy qua hood, mặt nạ – Thở qua nội khí quản – Thở oxy với áp lực dương liên tục (CPAP) 14
  15. Chăm sóc và nuôi dưỡng Thở CPAP khi • Trẻ có thể tự thở được với tần số 60 – 70 lần/ phút hoặc có cơn ngừng thở ngắn 5 điểm, SpO2 30% nhưng không cải thiện • Sau khi ngừng thở máy • Co kéo cơ hô hấp nhiều sau rút nội khí quản 15
  16. Chăm sóc và nuôi dưỡng • Kiểm tra nồng độ oxy trong khí thở qua máy phân tích oxy • Kiểm tra thường xuyên hệ thống oxy và thay bình làm ẩm oxy hàng ngày • Vệ sinh thân thể và mũi trẻ thường xuyên • Ghi phiếu chăm sóc tổng thời gian thở oxy, lưu lượng và nồng độ oxy thở trong ngày. 16
  17. Chăm sóc và nuôi dưỡng Theo dõi thân nhiệt • Nhiệt độ thích hợp đối với trẻ sơ sinh non tháng là 30 – 330 C • Độ ẩm thích hợp trung bình là 40 – 600C, thân nhiệt trung bình của trẻ từ 36.5 – 370C • Trong điều kiện trẻ ổn định, có thể nuôi trẻ bằng phương pháp kangaroo • Trẻ cực non hoặc hạ thân nhiệt, cho nằm lồng ấp có nhiệt độ 33 – 340C (trẻ < 2000g) hay 34 – 350C (trẻ <1500g) 17
  18. Chăm sóc và nuôi dưỡng Dinh dưỡng • Ăn sớm những giờ đầu sau sanh • An toàn khi nuôi ăn qua đường tiêu hóa • Không có biểu hiện xuất tiết dịch ở miệng quá mức, nôn quá mức. • Bụng mềm không chướng, nhu động ruột bình thường • Nhịp thở < 60 lần/phút khi tự bú và < 80 lần/phút khi nuôi ăn qua sonde 18
  19. Chăm sóc và nuôi dưỡng • Trẻ trên 34 tuần, cân nặng 2.300g, có phản xạ bú→ tập bú mẹ • Trẻ < 32 tuần không có khả năng mút bú, vắt sữa mẹ, cho ăn bằng ống thông dạ dày 19
  20. Chăm sóc và nuôi dưỡng • Trẻ cực non, có cân nặng dưới 1500g → truyền dung dịch đường 5 – 10% qua đường tĩnh mạch và tập dần nuôi ăn qua đường ruột. Có thể dùng máy truyền nhỏ giọt qua dạ dày hoặc tá tràng. • Ống thông dạ dày được thay mỗi ngày và được bảo đảm đúng vị trí trước khi cho ăn. • Ghi nhận lượng dịch tồn lưu qua sonde trước mỗi cử ăn 20
  21. Chăm sóc và nuôi dưỡng Đề phòng nhiễm trùng sơ sinh • Luôn đảm bảo vô trùng tối đa trong chăm sóc • Cắt ngắn móng tay, không đeo nhẫn, vòng vàng khi chăm sóc trẻ • Lồng kính và nôi phải luôn được bảo quản sạch • Nhân viên bị cảm cúm không được trực tiếp chăm sóc trẻ. 21