Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải

pdf 54 trang huongle 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chan_doan_benh_thu_y_vu_van_hai.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀIBÀI GIẢNGGIẢNG CCHHẨẨNN ĐĐOOÁÁNN BBỆỆNNHH TTHHÚÚ YY (dùng cho chuyên ngành thú y và chăn nuôi - thú y) Biên soạn: Vũ Văn Hải, giảng viên bộ môn thú y học lâm sàng, khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế Huế tháng 02/2007.
  2. Chương I CÔNG TÁC KHÁM BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN. Tóm tắt chương Chương này được viết súc tích trong 4 trang, được trình bày trong 3 tiết. Nội dung tập trung nói về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán cả về mặt chuyên môn, khoa học và chính trị; cách tiến hành công tác khám bệnh và chẩn đoán trong ngành thú y phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam chúng ta. Ngoài ra nội dung của chương cũng dành một phần giới thiệu sơ qua nội dung của công tác khám bệnh cũng như một số nguyên tắc cần phải tôn trọng trong chẩn đoán. Mục tiêu của chương Sau khi học xong chương này, sinh viên chuyên ngành thú y và chăn nuôi thú y sẽ được cung cấp những kiến thức về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán, cách chuẩn nơi khám bệnh, dụng cụ khám bệnh, gia súc khám bệnh. Ngoài ra, nội dung của chương cũng nhằm giáo dục sinh viên những tác phong và đức tính cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học để sau này trở thành một thầy thuốc thú y có trình độ tay nghề cao và có lương tâm nghề nghiệp. Nội dung của chương I. Tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán Khám bệnh là một khâu quan trọng, có lẽ là khâu chủ yếu trong công tác của bác sĩ điều trị vì nó quyết định khá nhiều cho sự thành công hay thất bại của công tác điều trị: công tác khám bệnh có được làm tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ, rồi từ đó mới định được tiên lượng, cách điều trị và phòng bệnh đúng đắn. Đây là một công tác: - Khoa học: ngoài kiến thức thú y học mà tất cả các thầy thuốc bắt buộc phải có đầy đủ, còn phải có một quan niệm biện chứng cơ thể là một khối thống nhất trong đó mỗi bộ phận đều có liên quan hữu cơ với nhau, vì thế không chỉ khám đơn độc bộ phận có bệnh mà luôn luôn phải khám toàn bộ cơ thể. - Kỹ thuật: phải theo đúng quy tắc khám và kỹ thuật khám mới phát hiện được đúng triệu chứng. - Chính trị: cách khám bệnh kỹ lưỡng tỉ mỉ của thầy thuốc ngoài việc giúp thầy thuốc phát hiện đúng bệnh còn củng cố lòng tin cậy của chủ gia súc, giúp họ tin tưởng vào việc điều trị cho bệnh súc của họ và giữ được uy tín cho bản thân. Ngày nay mặc dù các phương pháp cận lâm sàng tiến bộ và phát triển rất mạnh, nhưng vai trò của khám bệnh lâm sàng vẫn quan trọng vì nó cho hướng chẩn đoán để từ đó có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, tránh tình trạng làm tràn lan, không làm những xét nghiệm cần thiết. Vậy công tác khám bệnh nên tiến hành như thế nào? 2
  3. II. Cách tiến hành công tác khám bệnh 1. Nơi khám Cần phải: - Sạch sẽ, thoáng khí nhưng tránh gió lùa. - Ấm áp, nhất là về mùa rét. - Có đủ ánh sáng. - Kín đáo, tránh ồn ào Thực trạng ngành thú y của chúng ta hiện nay không phải lúc nào cũng có được điều kiện như vậy. 2. Phương tiện Ngoài các bàn ghế cần thiết cho thầy thuốc và giường thăm bệnh hay giá cố định để khám bệnh súc, nơi khám cần được trang bị một số phương tiện tối thiểu là: - Ống nghe bệnh. - Máy đo huyết áp. - Nhiệt kế - Búa gõ - Búa phản xạ và kim: để khám về thần kinh. - Găng tay hoặc bao ngón tay cao su: để khám trực tràng hoặc âm đạo khi cần thiết. - Dao phẫu thuật, kim khâu, chỉ khâu, kim chọc dò, các dụng cụ lấy mẫu (lamen, hộp lồng, túi nilon, ống đựng huyết thanh, xilanh và kim tiêm các loại) - Nếu có thêm một đèn pin để kiểm tra phản xạ đồng tử khi cần thiết thì càng tốt. Về mặt thuốc men cần chuẩn bị sẵn một số loại thông dụng: - Thuốc cấp cứu : Adrenalin, cafein - Dung dịch truyền : đường glucose, ringer lactate, NaCl - Thuốc giảm đau : Novocain, Lidocain - Thuốc an thần : Aminagin, Anagin - Thuốc cầm máu : Vitamin K, adrenocine - Các dung dịch sát trùng như cồn Iod, cồn 70, thuốc tím 3.Thầy thuốc - Cần lưu ý đến cách ăn mặc: áo quần bẩn thỉu, móng tay dài, bẩn, đầu tóc rối bù sẽ làm giảm sự tin tưởng của chủ gia súc đối với thầy thuốc rất nhiều. - Thái độ cần phải thân mật, niềm nở để chủ gia súc dễ tiếp xúc, dễ thổ lộ những thông tin liên quan. Cần tránh những thái độ kiêu căng, là thầy thuốc “ban ơn” cho họ. 3
  4. - Khi khai thác thông tin liên quan nhằm chẩn đoán bệnh từ chủ gia súc cần dùng những từ ngữ dễ hiểu, tránh dùng những danh từ y học mà người thường khó biết (hoàng đản, huyết niệu ) và nhất là cần nhẫn nại: nếu cần thì không ngần ngại hỏi đi hỏi lại hoặc thay đổi cách hỏi để nắm bắt hết ý. - Khi khám bệnh cần phải có tác phong nhẹ nhàng, tỉ mỉ, tránh thô bạo, tránh day trở bệnh súc nhiều mà không cần thiết nhất là đối với các ca bệnh nặng. - Khi nhận định các triệu chứng cần khách quan và thận trọng: không nên có thành kiến trước, nhất là đối với bệnh súc cũ, thầy thuốc thường dễ có tư tưởng là bệnh cũ tái phát. Cần phải đánh giá đúng mức các triệu chứng, nhất là các triệu chứng chủ quan của bệnh: việc nhận định, phân tích, đánh giá các triệu chứng đó phải dựa trên một cơ sở khoa học. - Phải thận trọng khi nói với gia chủ về tình trạng của bệnh súc; nói chung, phải suy nghĩ trước khi nói để không nói những vấn đề gì có thể làm cho họ lo sợ, hoang mang; phải giải thích để nâng đỡ tinh thần, ổn định tư tưởng cho họ yên tâm. Thầy thuốc cũng không nên khoe khoang, nói quá khả năng của mình. 4. Bệnh súc - Cần được khám ở một tư thế thoải mái. Nếu tình trạng sức khoẻ cho phép, nên khám bệnh súc cả cách đi. - Cần được cố định hoặc chủ nắm giữ - Phải bộc lộ các vùng cần phải khám đối với con vật nhiều lông che phủ. III- Nội dung khám bệnh Sau khi hỏi kỹ phần bệnh sử, việc khám bệnh thường tiến hành: - Khám toàn thân. - Khám từng bộ phận. - Kiểm tra chất thải tiết. IV – Từ khám bệnh sang chẩn đoán Các tài liệu lâm sàng và cận lâm sàng nói trên cần được tập hợp lại, phân tích để rồi đi đến những chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá tiên lượng bệnh. Để kết luận chẩn đoán được chính xác thì người khám cần tôn trọng một số nguyên tắc sau đây : - Phải dựa vào những triệu chứng của bệnh súc thật cụ thể, thật rõ ràng không ai có thể chối cãi được, lâm sàng cũng như cận lâm sàng. - Nên nghĩ trước hết đến những bệnh thường có nhất và phải căn cứ vào những triệu chứng đặc hiệu có giá trị chẩn đoán của bệnh đó. - Nên cố gắng tìm một chẩn đoán bệnh có thể bao gồm được tất cả các hội chứng và triệu chứng chính của bệnh súc. Nếu không thể được thì mới được coi như bệnh súc bị 2 hay 3 bệnh cùng một lúc. 4
  5. V. KẾT LUẬN Chẩn đoán bệnh là một công tác rất khó. Muốn chẩn đoán đúng bệnh để có được một thái độ điều trị và phòng bệnh thích đáng, người thầy thuốc cần phải có: - Kiến thức thú y học đầy đủ toàn diện. - Tác phong khám bệnh kỹ lưỡng, tỉ mỉ. - Phương pháp suy luận khoa học và biện chứng. - Tinh thần yêu thương, coi bệnh súc như con vật của mình. Đây cũng là 4 yêu cầu chính mà mỗi sinh viên phải tự rèn luyện cho mình trong quá trình thực tập ở lâm sàng Câu hỏi ôn tập - Vai trò của công tác khám bệnh và chẩn đoán. Tại sao nó được coi là công tác khoa học, kỹ thuật và chính trị? - Nêu các bước chuẩn bị khám bệnh? -. Nêu những yêu cầu chính mà mỗi sinh viên phải tự rèn luyện cho mình trong quá trình thực tập ở lâm sàng? - Những nguyên tắc cần phải tôn trọng trong chẩn đoán bệnh? Tài liệu tham khảo - Moss R: clinical issues, AORN Journal 61:869, 1995 - Website: - Francois Gaudon : Santé Pratique Animaux n°5 de Juillet 2003 5
  6. CHƯƠNG II BỆNH ÁN VÀ BỆNH LỊCH Tóm tắt chương Chương này gồm 5 trang được trình bày trong 4 tiết. Nội dung của chương nói về các khái niệm, Tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý; Các yêu cầu của hồ sơ bệnh; nội dung của bệnh án và bệnh lịch cũng như công tác tổng kết và lưu trữ Mục tiêu của chương Nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức về tầm quan trọng của hồ sơ bệnh, giúp sinh viên biết cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực. Ngoài ra mục tiêu của chương cũng giúp sinh viên biết cách sắp xếp và lưu trữ hồ sơ bệnh để công tác tra cứu và tổng kết được dễ dàng và nhanh chóng cũng như không để thất thoát dữ liệu. Nội dung của chương Bệnh án và bệnh lịch là hai phần trong hồ sơ bệnh: - Bệnh án là văn bản do thầy thuốc làm ngay khi bệnh súc vào bệnh viện, ghi chép lại tất cả các vấn đề có liên quan đến bệnh súc từ tên, tuổi, địa chỉ, mục đích sử dụng, đến tình trạng phát sinh, tiến triển cũng như hoàn cảnh sinh sống vật chất của bệnh súc. Và cũng trong bệnh án này của người thầy thuốc sẽ ghi lại các biểu hiện bình thường và không bình thường mà thầy thuốc đã phát hiện thấy trong khi khám lần đầu tiên cho bệnh súc. - Bệnh lịch là văn bản kế tiếp bệnh án trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, ghi chép lại các diễn biến của bệnh súc kết quả các xét nghiệm và các phương pháp điều trị đã được áp dụng. I. Tác dụng của bệnh án và bệnh lịch 1. Tác dụng về chuyên môn Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để: - Chẩn đoán bệnh được đúng, - Theo dõi bệnh được tốt và do đó - Áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn, - Ngăn chặn được các biến chứng, chóng trả bệnh súc về với gia chủ. Và cũng nhờ các tài liệu đó mà sau khi bệnh súc khỏi và ra viện, thầy thuốc có thể - Tiếp tục theo dõi bệnh súc ngoại trú, chỉ dẫn cho gia chủ các phương pháp dự phòng để bệnh có thể khỏi hẳn không tái phát, không có biến chứng hoặc di chứng hay lây truyền sang gia súc khác. - Trong các trường hợp bệnh súc chết và có giải phẫu kiểm tra thi thể, người thầy thuốc mới rút được kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị và phục vụ của mình để cải tiến công tác phục vụ mỗi ngày một tốt hơn cho các bệnh súc khác sau này. 6
  7. Ngoài tác dụng về chuyên môn nói trên, có ích lợi phục vụ trực tiếp cho bệnh súc, bệnh án và bệnh lịch có giúp ích cho: * Tác dụng về công tác nghiên cứu khoa học: Các số liệu Việt Nam, các hình thái lâm sàng đặc biệt của bệnh lý Việt Nam, giá trị chẩn đoán các phương pháp thăm dò mới cũng như tác dụng của các phương pháp trị liệu mới chỉ có thể làm được dựa trên tổng kết các bệnh án, bệnh lịch. * Tác dụng về phương diện hành chính và pháp lý: - Về phương diện hành chính: các tài liệu đó sẽ giúp ta nắm được số liệu bệnh súc ra vào viện, số ngày nằm viện của bệnh súc, tình hình khỏi bệnh, không khỏi hoặc chết nhiều hay ít để đặt dự trù về thuốc men, lương thực và nhân viên cho đúng, cũng như đặt các chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng điều trị cho sát. - Về phương diện pháp lý: bệnh án và bệnh lịch là những tài liệu rất cần thiết cho việc mổ khám, nhất là khi có vấn đề khúc mắc trong cái chết của bệnh súc. 2. Yêu cầu của bệnh án và bệnh lịch Với các tính chất quan trọng nói trên, bệnh án và bệnh lịch cần phải: - Làm kịp thời: + Bệnh án phải được làm ngay khi bệnh súc vào viện. + Bệnh lịch cần phải được ghi chép hằng ngày những diễn biến của bệnh. - Chính xác và trung thực: Có nghĩa là các triệu chứng, các số liệu đưa ra cần phải đúng với sự thực và thật cụ thể. - Đầy đủ và chi tiết: Đầy đủ tức là các mục trong bệnh án cần phải sử dụng vì mỗi mục đều có tác dụng riêng của nó. Đầy đủ về phương diện ghi chép các triệu chứng còn có nghĩa là không những ghi chép các triệu chứng “có” mà cả các triệu chứng “không” vì sự không có của một vài triệu chứng nào đó rất cần thiết cho sự chẩn đoán xác định (∆ +) và nhất là chẩn đoán phân biệt (∆ ≠) cũng như để đánh giá tiên lượng (P) của bệnh. Đối với bệnh lịch, đầy đủ còn có nghĩa là: - Ghi chép được những nhận xét thu được khi làm các thủ thuật cho bệnh súc (chọc dò màng phổi, chọc dò cổ trướng, chọc dò nước não tuỷ, sinh thiết hạch, gan ). - Từng thời kỳ cho làm lại các xét nghiệm, nhất là những xét nghiệm mà các lần làm trước có kết quả không bình thường. Chi tiết có nghĩa là mỗi triệu chứng cần được nêu tỉ mỉ với các yếu tố về thời gian, tính chất và tiến triển của nó. - Được lưu trữ lại: Lưu trữ lại để sau này nếu bệnh tái phát hoặc vì một nguyên nào khác bệnh súc phải tái nhập viện, chúng ta có đầy đủ những tài liệu của những lần bệnh trước, nhiều khi giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị lần này. Ngoài ra, việc lưu trữ hồ sơ bệnh có làm tốt thì về phương diện nghiên cứu khoa học, việc tổng kết hồ sơ mới được đầy đủ và trung thực. 7
  8. Công tác bệnh án, bệnh lịch có làm tốt hay không chủ yếu do trình độ chuyên môn nhưng cũng còn do tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh súc, có thật quan tâm đến tình trạng bệnh của bệnh súc như đối với thú nuôi của mình hay không. Có quan điểm phục vụ tốt, nắm được yêu cầu bệnh án bệnh lịch, kết hợp với trình độ nhất định về chuyên môn, công tác hồ sơ bệnh của chúng ta chắc chắn sẽ làm được tốt. II. Nội dung của bệnh án và bệnh lịch Như trên chúng ta đã thấy, bệnh án và bệnh lịch là những tài liệu ghi chép lại các triệu chứng của bệnh súc. *) Triệu chứng lâm sàng: là những triệu chứng thu thập được ngay ở giường bệnh bằng cách hỏi bệnh và khám bệnh (bao gồm chủ yếu nhìn, sờ, gõ, nghe ). *) Triệu chứng cận lâm sàng: là các tài liệu thu thập đuợc bằng các phương pháp: - X-quang - Xét nghiệm. - Thăm dò bằng dụng cụ hoặc máy móc khác: điện tâm đồ, đo chuyển hoá cơ bản, đo chức năng phổi, soi dạ dày, soi ổ bụng, soi bàng quang Có một số trường hợp bệnh lý khi điển hình bình thường biểu hiện bằng một số triệu chứng nhất định, những triệu chứng nhất định đó tập hợp lại gọi là hội chứng: hội chứng tràn dịch màng phổi, hội chứng tiêu chảy, hội chứng tắc ruột Nội dung chủ yếu của các bệnh án là việc ghi chép lại các triệu chứng nói trên cùng với các diễn biến của nó từ khi bệnh súc bắt đầu mắc bệnh cho đến khi bệnh súc đến bệnh viện để có thể được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng ngay khi bệnh súc vào viện và từ đó có một hướng điều trị thích đáng. 1. Nội dung bệnh án Gồm hai mục lớn: hỏi bệnh và khám bệnh. a) Hỏi bệnh (xem phần khám chung) Mục “hỏi bệnh” làm được chu đáo và tỉ mỉ sẽ giúp cho ta rất nhiều trong hướng khám bệnh và chẩn đoán, thậm chí có những trường hợp "hỏi bệnh” đóng một vai trò chủ yếu trong chẩn đoán lâm sàng. Chúng ta có thể nói rằng tiến hành được tốt việc hỏi bệnh là đi được nửa đoạn trên con đường chẩn đoán bệnh. b) Khám bệnh Mục này chủ yếu để ghi chép lại các triệu chứng thực thể phát hiện được bằng các phương pháp lâm sàng nghĩa là bằng “sờ, nhìn, gõ, nghe”. Sẽ có một bài riêng nói về “kỹ thuật khám bệnh”. Việc “hỏi bệnh" chu đáo tỉ mỉ kết hợp với việc khám lâm sàng kỹ lưỡng trong phần lớn trường hợp có thể giúp cho thầy thuốc tập hợp được thành hội chứng và từ đó có được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng. Từ chẩn đoán sơ bộ đó, mới đề ra mới đề ra các phương pháp cận lâm sàng để: - Xác định chẩn đoán (thường viết là ∆ +). - Loại trừ một số bệnh khác cũng có một bệnh cảnh lâm sàng tương tự. Thường gọi là chẩn đoán phân biệt (∆ ≠). 8
  9. - Xác định nguyên nhân. - Đánh giá tương lai của bệnh, gọi là tiên lượng (P). 2. Nội dung bệnh lịch Bệnh lịch tiếp tục nhiệm vụ của bệnh án: nội dung chủ yếu của nó bao gồm 3 mục lớn: a) Ghi chép mệnh lệnh điều trị Mệnh lệnh điều trị bao gồm các mặt: thuốc men, hộ lý, ăn uống. Cần phải ghi: - Rõ ràng và chính xác: - Không được viết tắt hoặc viết ký hiệu hoá học. - Trong lượng của đơn vị và số đơn vị: ví dụ: Novocain 0,25% 5ml x 2 ống. - Đường dùng thuốc: uống; tiêm bắp, dưới da hay tĩnh mạch - Cách dùng: chia làm bao nhiêu lần uống, uống lúc nào hoặc tiêm lúc nào. - Ghi hằng ngày: Mặc dù mệnh lệnh điều trị không thay đổi, hằng ngày vẫn ghi lại toàn bộ chứ không được viết “như trên”. b) Theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình điều trị Cần phải ghi lại hằng ngày: - Diễn biến các triệu chứng cũ. - Các triệu chứng mới xuất hiện thêm. - Kết quả các thủ thuật thăm dò đã làm tại giường bệnh, ví dụ: đã chọc dò màng phổi trái lúc giờ ngày tháng năm lấy ra được 50ml nước vàng chanh. - Nhiệt độ, mạch, huyết áp, nước tiểu, nhịp thở c) Theo dõi các xét nghiệm cận lâm sàng Các xét nghiệm này cần phải làm lại từng thời kỳ. Nhất là các kết quả không bình thường của những lần làm trước. Có rất nhiều trường hợp mà chẩn đoán và tiên lượng chỉ có thể làm được sau một thời gian vào viện, dựa trên: - Sự diễn biến của bệnh, nhất là sự xuất hiện thêm các triệu chứng lúc đầu chưa có hoặc không rõ. - Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. - Kết quả điều trị. Những phân tích trên đây làm cho ta càng thấy rõ tầm quan trọng của bệnh lịch. Khi bệnh súc khỏi và ra viện hoặc chết, chúng ta phải tổng kết bệnh án bệnh lịch. III. Tổng kết hồ sơ bệnh Trong phần này, cần ghi lại: - Các nét chính về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 9
  10. - Các phương pháp điều trị chủ yếu. - Các diễn biến chủ yếu của bệnh trong quá trình theo dõi tại bệnh viện. Kết quả điều trị: tình trạng bệnh súc khi ra viện (hoặc chết) về lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu có mổ khám xác chết, phải ghi cả chẩn đoán đại thể và vi thể. Việc tổng kết hồ sơ bệnh làm được tốt sẽ đưa đến một chẩn đoán chính thức (chẩn đoán khi ra viện) thật chính xác và đầy đủ để có thể chỉ dẫn cho gia chủ các phương pháp điều trị và theo dõi tại nhà, phòng bệnh tái phát, có biến chứng hoặc lây truyền sang gia súc khác. Hồ sơ đã tổng kết xong cần phải được lưu trữ tại một phòng hồ sơ. IV. Lưu trữ hồ sơ bệnh Lưu trữ hồ sơ là một công tác quan trọng, đảm bảo tốt sẽ giúp rất nhiều cho việc chẩn đoán trong những lần vào viện sau này của bệnh súc cũng như cho công tác nghiên cứu khoa học. Không nên quan niệm đấy chỉ là một công tác hành chính mà đây thực sự là một công tác chuyên môn, cho nên khi phân công cán bộ phụ trách phòng hồ sơ, cần chọn người có trình độ hiểu biết khá về chuyên môn Trong công tác lưu trữ hồ sơ ngoài yêu cầu đảm bảo lưu trữ được đầy đủ và vẹn toàn hồ sơ, không để hư hỏng và mất mát (từ bệnh án, bệnh lịch đến các kết quả của phòng xét nghiệm, biên bản phẫu thuật hoặc mổ xác chết ), phải coi hồ sơ như là một tài sản khác (thuốc men, dụng cụ), cần để ra hai yêu cầu chính: - Đảm bảo việc sưu tầm hồ sơ được nhanh chóng khi cần đến, không phải tìm tòi quá nhiều sổ sách. - Sắp xếp được theo từng loại bệnh để việc làm thống kê bệnh tật được dễ dàng. Câu hỏi ôn tập - Bệnh án là gì? Bệnh lịch là gì, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch? - Yêu cầu của bệnh án và bệnh lịch? - Nội dung bệnh án và bệnh lịch? - Nêu công tác tổng kết hồ sơ bệnh án? - Ý nghĩa và yêu cầu của việc lưu trữ hồ sơ bệnh án? Tài liệu tham khảo - Website: - Dick, RS and Steen, EB: The Computer-Based Patient Record: An Essential Technology for Health Care. National Academy Press. Washington, DC. 1991 - Kohane, IS et al: Building National Electronic Medical Record Systems via the World Wide Web. JAMIA. 1996:3:191-207. - Kohane, IS et al: Exploring the Functions of World Wide Web-Based Electronic Medical Record Systems. MD Computing. 1996;4:339-346. 10
  11. - Electronic Medical Record System Demonstrations on the Web. - Szolovits, P: A Revolution in Electronic Medica Record Systems via the World Wide Web. 11
  12. CHƯƠNG III MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG CHẨN ĐOÁN Tóm tắt chương Chương này gồm 4 trang được trình bày trong 3 tiết. Nó nêu rõ những khái niệm thường dùng trong chẩn đoán như hội chứng, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng. Tiếp đến là các phần trình bày sâu về các phân loại của chúng. Trong mỗi phần đều dẫn chứng những ví dụ cụ thể làm cho người đọc dễ hình dung và dễ nhớ. Mục tiêu của chương Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ nắm được các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng và cách phân loại, sử dụng chúng trong các trường hợp khác nhau. Từ đó phục vụ rất nhiều cho việc thu thập, nhận xét, đánh giá triệu chứng và định tiên lượng, đảm bảo cho công tác chẩn đoán được tốt và mang lại hiệu quả cho việc điều trị cũng như phòng bệnh trong thú y. Nội dung của chương I. Triệu chứng (Symptom) 1. Khái niệm. Một quá trình bệnh lý có thể gây ra những rối loạn về cơ năng hay làm thay đổi về hình thái của các khí quan bộ phận trong cơ thể. Những biểu hiện của sự rối loạn đó được gọi là triệu chứng. Vì vậy có thể hiểu: Triệu chứng là những biểu hiện của sự rối loạn về cơ năng, thay đổi về hình thái của các khí quan bộ phận trong cơ thể. Ví dụ: tăng hoặc giảm tần số hô hấp, tần số tim đập; tăng hoặc giảm nhu động của dạ dày, ruột, sốt. Nhiệm vụ của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng bệnh. Trong một quá trình bệnh lý, giá trị chẩn đoán của các triệu chứng không giống nhau. Ví dụ: Bệnh uốn ván ở trâu bò có thể xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy, sốt cao, bỏ ăn, cơ bị co cứng Trong đó triệu chứng cơ co cứng là có giá trị nhất vì nó điển hình cho bệnh. Một triệu chứng ở các giai đoạn bệnh lý khác nhau thì ý nghĩa chẩn đoán cũng khác nhau. 2. Phân loại triệu chứng 2.1. Phân loại theo phạm vi biểu hiện 2.1.1. Triệu chứng cục bộ Là triệu chứng chỉ biểu hiện ở một khí quan, bộ phận nào đó của cơ thể. Ví dụ, âm bùng hơi vùng hõm hông trái của trâu bò trong bệnh chướng hơi dạ cỏ; âm đục ở vùng ngực trong bệnh viêm phổi. 2.1.2. Triệu chứng toàn thân Là triệu chứng xuất hiện do phản ứng của toàn bộ cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: sốt, bỏ ăn, tim đập nhanh, ủ rũ. 2.2. Phân loại theo giá trị chẩn đoán 12
  13. 2.2.1. Triệu chứng đặc thù Là triệu chứng chỉ có ở một bệnh, khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đoán đúng ngay. Ví dụ: tĩnh mạch cổ đập dương tính trong bệnh hở van ba lá. * Chú ý: không phải bệnh nào cũng có triệu chứng đặc thù. 2.2.2. Triệu chứng chủ yếu - thứ yếu Triệu chứng chủ yếu bao gồm tất cả những triệu chứng có giá trị chẩn đoán. Nó bao gồm cả triệu chứng đặc thù, triệu chứng điển hình Ví dụ: âm "vỗ nước", tiếng "cọ" vùng tim trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật. Ngược lại triệu chứng thứ yếu thường ít có giá trị chẩn đoán. Ví dụ: rối loạn tiêu hóa, đi lại khó khăn, phù thũng trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật. 2.2.3. Triệu chứng điển hình- không điển hình Triệu chứng điển hình là triệu chứng sinh ra do những bệnh biến điển hình của tổ chức hay khí quan trong cơ thể. Ví dụ: hoàng đản trong rối loạn chức năng gan. Lưu ý: Triệu chứng điển hình không phải là triệu chứng đặc thù. Ở ví dụ trên, hoàng đản do rối loạn chức năng gan gặp trong nhiều bệnh như Leptospirosis, Kí sinh trùng đường máu. Triệu chứng không điển hình là sự thể hiện mập mờ, không rõ. 2.2.4. Triệu chứng cố định- ngẫu nhiên Triệu chứng cố định là triệu chứng thường phát ra trong một quá trình bệnh lý. Ví dụ: tiếng ran nhất định nghe thấy trong bệnh viêm phổi thùy, bệnh viêm phổi phế quản. Ngược lại, triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng lúc có lúc không trong một bệnh. Ví dụ: hoàng đản trong viêm ruột cata. 2.2.5. Triệu chứng trường diễn- nhất thời Là triệu chứng xảy ra suốt quá trình bệnh. Ví dụ: ho trong trong bệnh viêm phế quản; con vật toát mồ hôi lạnh, thân nhiệt giảm trong bệnh giun chui ống mật. Ngược lại, triệu chứng nhất thời là triệu chứng chỉ xảy ra trong một giai đoạn nào đó của quá trình bệnh. Ví dụ: tiếng ran trong bệnh viêm phổi, con vật la hét từng cơn trong bệnh giun chui ống mật (khi giun không chui lên ống mật thì con vật ngừng la hét). II. Hội chứng (syndroms) 1. Khái niệm Có một số trường hợp bệnh lý khi điển hình bình thường biểu hiện bằng một số triệu chứng nhất định, những triệu chứng nhất định đó tập hợp lại gọi là hội chứng. Thông thường khi gặp các triệu chứng đó ta không thể kết luận được bệnh gì vì nhiều bệnh cùng thể hiện triệu chứng đó. Ví dụ: - Hội chứng hoàng đản (vàng da): ở một số bệnh như: viêm ruột cata, xoắn khuẩn, ký sinh trùng đường máu, viêm gan do virus. - Hội chứng ỉa chảy: triệu chứng ỉa chảy xuất hiện trong một số bệnh như: viêm ruột cata, bệnh phó thương hàn, bệnh dịch tả 13
  14. III. Khái niệm chẩn đoán 1. Khái niệm: Chẩn đoán là phán đoán bệnh thông qua các triệu chứng. Một chẩn đoán phải chú ý đến các nội dung như: Vị trí bệnh biến trong cơ thể: bệnh ở gan, tim, phổi hay thận Tính chất của những thay đổi đó: viêm, áp xe, phù hay hoại tử; xung huyết, xuất huyết, tụ huyết, nhồi huyết hay bần huyết, bệnh kế phát, bội nhiễm hay tái phát. Hình thức, mức độ những rối loạn chức năng: phổi viêm ở các thời kỳ gan hóa hay nhục hóa, ổ viêm thuộc dạng viêm loét hay viêm tăng sinh Nguyên nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, chấn thương, môi trường. Một quá trình bệnh lý thường rất phức tạp. Do vậy, để kết quả chẩn đoán chính xác và hoàn thiện, khi tiến hành chẩn đoán cần khám kỹ càng, phân tích nhiều mặt, tiến hành nhiều khâu. Kết hợp khám cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Kết luận chẩn đoán không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo quá trình bệnh vì chẩn đoán nhiều mặt, nhiều giai đoạn mới phản ánh đầy đủ quá trình bệnh. 2. Phân loại chẩn đoán Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đoán mà ta có các loại chẩn đoán sau: 2.1. Theo phương pháp chẩn đoán 2.1.1. Chẩn đoán trực tiếp Là chẩn đoán căn cứ vào các triệu chứng điển hình của bệnh. Nghĩa là cách này chỉ có kết quả khi quá trình bệnh lý của một bệnh nào đó xuất hiện triệu chứng điển hình. Ví dụ, tiếng thổi tâm thu trong bệnh hẹp lỗ nhĩ thất tim; xuất huyết trên da lợn hình vuông tròn trong bệnh đóng dấu. 2.1.2. Chẩn đoán phân biệt Với những triệu chứng phát hiện thấy trên con vật bệnh, liên hệ đến các bệnh khác có cùng một số triệu chứng, rồi loại dần các điểm không phù hợp. Cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng nhất là bệnh mà gia súc đang mắc. Ví dụ: chẩn đoán phân biệt các bệnh sau: - Bệnh xung huyết phổi và viêm phổi: hai bệnh trên đều có triệu chứng giống nhau là khó thở nhưng trong bệnh xung huyết phổi thì con vật không sốt. Ngược lại trong bệnh viêm phổi thì con vật sốt. - Bệnh viêm ruột thể ca ta và viêm ruột: viêm ruột thể ca ta thì con vật không sốt. Nhưng viêm ruột thì con vật sốt cao. - Viêm phổi thùy và viêm phổi - phế quản: viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên. - Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (học trong vi sinh vật học- truyền nhiễm). 2.1.3. Chẩn đoán sau một thời gian theo dõi Có nhiều bệnh triệu chứng không điển hình, sau khi khám không thể kết luận được bệnh và phải tiếp tục theo dõi, phát hiện thêm các triệu chứng mới đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh. 14
  15. 2.1.4. Chẩn đoán theo kết quả điều trị Với những trường hợp mà triệu chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám rất khó kết luận bệnh này hay bệnh khác. Do đó cần điều trị một trong số bệnh đó và theo kết quả mà rút ra chẩn đoán. Ví dụ chẩn đoán bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị; chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị. 2.2. Theo thời gian chẩn đoán 2.2.1. Chẩn đoán sớm Là chẩn đoán mà kết luận bệnh thực hiện được ở ngay thời kỳ đầu của quá trình bệnh lý. Chẩn đoán sớm là mục đích của người làm công tác thú y vì nó sẽ giải quyết được các vấn đề về phòng và điều trị bệnh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế. 2.2.2. Chẩn đoán muộn Là chẩn đoán mà ta chỉ có thể kết luận được bệnh ở giai đoạn cuối của quá trình bệnh, thậm chí khi gia súc đã chết, mổ khám mới có kết luận bệnh. 2.3. Chẩn đoán theo mức độ chính xác 2.3.1. Chẩn đoán sơ bộ Là kết luận bệnh sau khi khám sơ bộ. Đây là cơ sở cho những phương pháp điều trị. Chẩn đoán sơ bộ còn nhiều nghi vấn, phải tiếp tục theo dõi để bổ sung thêm để chẩn đoán được chính xác. 2.3.2. Chẩn đoán cuối cùng Là kết luận chẩn đoán sau khi áp dụng nhiều phương pháp như khám, xét nghiệm; hoặc thông qua kết quả điều trị. 2.3.3. Chẩn đoán nghi vấn Là kết luận chẩn đoán tạm thời, đưa ra khả năng có thể khi gặp các trường hợp bệnh lý có triệu chứng mập mờ, diễn biến phức tạp. Cần phải theo dõi kỹ diễn biến của bệnh và kết quả điều trị để có kết luận chính xác hơn. IV. Khái niệm về tiên lượng (prognosis) 1. Khái niệm: Tiên lượng là sự phán đoán về tương lai của bệnh như: bệnh còn kéo dài bao lâu, những bệnh nào có thể kế phát, con vật sống hay chết, có khỏi hoàn toàn không, khả năng khai thác, sản xuất của con vật sau khi khỏi như thế nào (giá trị kinh tế). Một tiên lượng chính xác đòi hỏi phải suy xét nhiều yếu tố, kết hợp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm. Chẩn đoán là kết luận hiện tại, tiên lượng là kết luận cho tương lai. 2. Phân loại tiên lượng: Có thể có 3 kết luận về tiên lượng: - Tiên lượng tốt: là con vật khỏi bệnh, có khả năng phục hồi hoàn toàn về chức năng, vẫn còn giá trị về kinh tế. - Tiên lượng xấu: là gia súc sẽ chết, hoặc có thể sống nhưng không lành hoàn toàn, mất khả năng sản xuất và sinh sản; nếu điều trị khỏi cũng tốn kém, mất nhiều thời gian. 15
  16. - Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh biến phức tạp, triệu chứng rất mập mờ không thể kết luận được bệnh và xác định tiên lượng. Câu hỏi ôn tập - Khái niệm triệu chứng, phân loại theo phạm vi biểu hiện? -Triệu chứng điển hình, đặc thù, cố định, trường diễn? - Khái niệm “chẩn đoán”, phân loại chẩn đoán theo phương pháp? - Phân loại chẩn đoán dựa theo thời gian chẩn đoán? - Phân loại chẩn đoán theo mức độ chính xác? - Tiên lượng là gì? Có mấy loại tiên lượng ? Tài liệu tham khảo - Lê Hữu Nghị (2006), Chẩn đoán thú y, ĐH Nông Lâm, Huế - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Definition on the web: 16
  17. CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH CHO CON VẬT Tóm tắt chương Nội dung của chương trình bày ngắn gọn các phương pháp khám bệnh lâm sàng rất thường dùng trong thú y như phương pháp nhìn, phương pháp sờ nắn, phương pháp gõ và phương pháp nghe. Ngoài ra chương cũng đề cập đến những ưu nhược điểm của các phương pháp lâm sàng và so sánh với các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm khác. Nội dung của chương được trình bày trong 10 trang ứng với 6 tiết giảng trên lớp. Mục tiêu của chương Mục tiêu của chương nhằm cung cấp cho người học những kỹ thuật khám bệnh lâm sàng quan trọng mà nó sẽ theo người học trong suốt quá trình thực tập khám bệnh ở lâm sàng và cho cả quá trình công tác sau này. Mặt khác nó cũng giúp người học chọn cho mình một phương pháp thích hợp nhất trong điều kiện cụ thể nào đó, bảo đảm an toàn cho người khám cũng như cho cả bệnh súc. Nội dung của chương I. Các phương pháp lâm sàng 1. Phương pháp nhìn (inspectio) Nhìn ngoài là phương pháp khá đơn giản nhưng chính xác. Nó được sử dụng rộng rãi trong thú y. Để đảm bảo an toàn cho người khám, sau khi con vật đã được cố định hoặc được chủ của nó cầm giữ mới được quan sát. Nhìn từ xa lại gần để làm quen với gia súc, tránh tác động đột ngột làm cho con vật có phản xạ tự vệ bất lợi cho người khám. Nhìn bằng mắt thường hoặc có thể dùng đèn chiếu tùy từng trường hợp Tùy theo mục đích và vị trí nhìn mà đứng xa hay gần con vật. Cần tập quan sát các con vật trong trạng thái sinh lý mới dễ dàng phát hiện ra triệu chứng khi chúng mắc bệnh. Nên rèn luyện cách nhìn từ tổng quát đến cục bộ. Thường thì bắt đầu bằng nhìn tinh thần gia súc, thể cốt, tình hình dinh dưỡng; sau đó đến các bộ phận như: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và 4 chân. Nhìn vùng đầu: chú y tới sự biến đổi của niêm mạc mắt, mũi, miệng, quan sát sừng, ngà, vòi chú ý sự gãy, dập. Quan sát lưng: chú ý độ cong của xương sống (lưng cong cứng trong bệnh uốn ván) Quan sát hai bên sườn, đối chiếu so sánh giữa hai bên (loài nhai lại khi bị chướng hơi dạ cỏ, bụng bên trái thường rất to; ngược lại khi con vật có thai thì bụng phải to hơn bên trái) Quan sát vùng bụng xem vú có sưng không (con cái); quan sát vùng đuôi và âm hộ (con cái) có dịch chảy ra không, dịch hoàn (con đực) có sưng không 2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio) Phương pháp này cũng được áp dụng khi con vật đã được cố định, đảm bảo an toàn cho người khám. Sờ nắn để xác định ôn độ, độ ẩm, đàn tính của da, cảm giác đau. Sờ nắn còn biết được tính chất của tổ chức (ung thư, áp xe, hecni hay khí thũng ) 17
  18. Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng, khám thai. Có hai cách sờ nắn: + Sờ bề mặt: là sờ những bộ phận nông để biết ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ; sờ để biết tần số hô hấp, tần số mạch đập và hoạt động của thành ngực khi con vật hô hấp. + Sờ sâu: để khám các khí quan sâu như sờ dạ cỏ, kiểm tra ngoại vật, khám thai qua trực tràng. Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tùy theo cảm giác ở tay có thể có những trạng thái sau: + Dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, di chuyển, ấn tay có vết lõm. Trạng thái này gặp khi tổ chức bị thủy thũng, ổ mủ. + Dạng nhão bột: cảm giác như ấn tay vào túi bột, chỗ ấn để lại vết tay ấn. Trạng thái này gặp trong bệnh bội thực dạ cỏ. + Dạng cứng: như lúc sờ vào gan + Dạng rất cứng: như lúc sờ vào xương 3. Phương pháp gõ (Percussis) Các cơ quan, tổ chức của cơ thể có vị trí giải phẫu khác nhau, cấu tạo khác nhau và tính chất khác nhau nên khi bị chấn động cũng phát ra các âm khác nhau. Khi gõ vào cơ quan tổ chức là tạo ra chấn động và làm phát ra âm thanh. Khi bị bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi nên âm thanh phát ra khác với khi tổ chức bình thường. Sự khác nhau về âm thanh phát ra lúc tổ chức lành và khi tổ chức bị bệnh cho phép ta chẩn đoán được bệnh. Do vậy, phương pháp gõ được dụng rộng dãi trong thú y cũng như y tế. Để có thể chẩn đoán được bệnh thông qua gõ, người khám cần có kinh nghiệm và có thành thạo về kỹ thuật gõ. 1. Kỹ thuật gõ 1.1. Gõ trực tiếp: là dùng ngón tay gõ trực tiếp lên thân con vật; với con vật nhỏ thì dùng các ngón tay phải co lại và gõ theo chiều lòng bàn tay úp xuống dưới; với con vật lớn thì gõ theo chiều lòng bàn tay ngửa lên trên. Cách gõ này lực gõ yếu, âm thanh phát ra nhỏ, trong thú y ít dùng. 1.2. Gõ gián tiếp: là gõ qua một vật trung gian, có hai cách gõ gián tiếp. 1.2.1. Gõ qua ngón tay: dùng ngón trỏ và ngón giữa trái áp lên thân gia súc, ngón giữa phải cong lại và gõ lên đó. Nên tập gõ từ cổ tay, không dùng lực của cánh tay. 1.2.2. Gõ có búa và bản gõ: là thay tay gõ bằng búa gõ, tay đệm bằng bản gõ. Búa gõ làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ, sừng, nhựa; bản gõ cũng có thể được làm từ những chất liệu trên. Búa gõ và bản có có nhiều loại với kích cỡ khác nhau với mục đích là sao cho dễ cầm khi khám và gọn nhẹ. 2. Các âm phát ra khi gõ 2.1. Âm trong - âm đục Âm trong vang, âm hưởng dài gặp khi gõ vào vùng khí quản, vùng phổi Âm đục yếu, ngắn gặp khi gõ vào vùng gan, cơ. 18
  19. Âm trong hay âm đục là do tính chất của tổ chức đặc hay xốp, tính đàn hồi của tổ chức cao hay thấp, lượng khí tích trong đó nhiều hay ít. Lúc có bệnh, tổ chức vốn xốp chuyển thành đặc lại, lượng khí chứa trong đó ít hoặc bị đẩy ra hết, đàn tính của tổ chức bị mất làm cho âm gõ chuyển từ trong sang đục. Ví dụ âm đục ở vùng phổi trong bệnh viêm phổi ở thời kỳ gan hóa, nhục hóa. Ngược lại, tổ chức vốn đặc nay chứa khí, khi gõ sẽ thấy âm bùng hơi. Ví dụ gõ vào ổ ung khí thán. 2.2. Âm cao hay âm thấp Phụ thuộc vào mức độ chấn động của tổ chức được gõ. Chấn động càng nhiều thì âm gõ càng cao và ngược lại. 2.3. Âm dài - âm ngắn Do chấn động kéo dài hay tắt ngay, âm này khó phân biệt nên ít có ý nghĩa trong chẩn đoán. 2.4. Âm trống Là âm nghe được khi gõ vào túi khí trong tổ chức của cơ thể, âm này to nhưng không vang. Ví dụ gõ vào phần trên dạ cỏ (trâu, bò), phần dưới manh tràng (ngựa). Cấu trúc của tổ chức khác nhau nên âm phát ra khi gõ khác nhau, mặt khác trong thú y có nhiều con vật to, nhỏ khác nhau nên việc phân biệt các âm gõ càng trở nên phức tạp. Người khám cần phải tập gõ nhiều và nghe quen các âm gõ. Gõ chỉ áp dụng ở vùng tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, lách và xoang trán. 4. Phương pháp nghe (thính chẩn = Auscultatio ) Nguyên lý của phương pháp nghe là dựa vào âm thanh phát ra từ các cơ quan bộ phận trong cơ thể khi chúng hoạt động. Do tính chất hoạt động, cấu tạo của các cơ quan khác nhau nên âm hưởng nghe được cũng khác nhau (giống khi gõ). Chúng ta có thể dựa vào các âm thanh nghe được để chẩn đoán bệnh cho con vật. 4.1. Nghe trực tiếp Lấy một miếng vải, một tờ giấy đặt lên vùng nghe. Sau đó người khám áp tai của mình lên đó để nghe. Phương pháp này đôi khi không nghe được ở một số vị trí khó nên chỉ dùng khi không có ống nghe. 4.2. Nghe gián tiếp Phương pháp này là dùng ống nghe (Stethoscope). ống nghe có nhiều loại, loại có một tai nghe, loại có nhiều tai nghe. Nhưng phổ biến hay dùng hiện nay là loại có hai tai nghe. Để nghe được chính xác thì con vật phải được để ở nơi yên tĩnh và con vật cũng phải trong trạng thái yên tĩnh; không để cho nó kêu la,dãy đạp, rên rỉ. II. Các phương pháp cận lâm sàng Sự tiến bộ của khoa học trong mọi lĩnh vực đã góp phần vào việc phát triển các phương pháp cận lâm sàng để giúp cho sự chẩn đoán của y học thêm chắc chắn. Các phương tiện đó ngày càng nhiều, càng chính xác và tinh vi. Các thăm dò cận lâm sàng có thể nhằm vào 4 loại mục đích: 19
  20. 1. Để nhận định hình thái: Thường là các phương pháp: - X quang; chiếu và chụp, chụp thường hoặc có thuốc cản quang. - Soi nội tạng. - Đồng vị phóng xạ. 2. Để nhận định tổn thương, giải phẫu bệnh học: Đây là các phương pháp sinh thiết phủ tạng (sinh thiết mù hoặc tốt hơn hết sinh thiết dưới sự kiểm tra của mắt) để lấy ra một mẫu tổ chức đem xét nghiệm. - Vi mô: tìm các tổn thương giải phẫu bệnh học, thường có giá trị chẩn đoán chắc chắn nhất. - Sinh hoá mô đã áp dụng ở các nước có khoa học tiến bộ. 3. Để tìm tác nhân gây bệnh: Xét nghiệm giải phẫu bệnh học nói trên cũng là một phương pháp tìm tác nhân gây bệnh (sinh thiết một hạch to để biết tác nhấn gây bệnh là ung thư hay lao tuỳ theo hình thái giải phẫu bệnh học có tế bào ung thư hay tế bào khổng lồ của lao). Ngoài ra còn phương pháp khác để tìm một cách trực tiếp hay gián tiếp: - Vi khuẩn, virus. - Ký sinh trùng. - Nấm Ở các thể dịch và các chất thải tiết. 4. Để thăm dò chức năng: Một phần lớn các phương pháp này là các xét nghiệm sinh hoá học. Ngoài ra còn các phương pháp dùng máy móc (do chuyển hoá cơ bản để thăm dò chức năng giáp trạng điện tâm đồ để thăm dò chức năng tim ) và gần đây đã dùng thêm các phương pháp đồng vị phóng xạ. Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. 1. Các phương pháp lâm sàng Ưu điểm: Các phương pháp khám lâm sàng đơn giản, không cần đến những máy móc hiện đại, không cần nhiều đến các loại hóa chất đắt tiền, chi phí cho một chẩn đoán thường thấp. Chính vì vậy mà nó có thể áp dụng ở mọi nơi, đặc biệt là ở những nơi xa không có phòng thí nghiệm. Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác hoặc có khi kết luận ngay được bệnh nếu quá trình bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc thù. Chẩn đoán lâm sàng còn là định hướng quan trọng cho các chẩn đoán phòng thí nghiệm. Nhược điểm: Sự chính xác của chẩn đoán phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của người thầy thuốc cũng như diễn biến của quá trình bệnh lý. Mặt khác, rất nhiều 20
  21. trường hợp bệnh biến phức tạp mà căn cứ vào chần đoán lâm sàng khó có thể kết luận là bệnh gì, do nguyên nhân gì. Do vậy nó rất cần sự hỗ trợ của các chẩn đoán cận lâm sàng. 2. Các phương pháp cận lâm sàng Ưu điểm: Đến nay, chưa có ai dám phủ nhận sự cần thiết của các phương pháp cận lâm sàng vì thực tế các phương pháp này đã giúp cho thấy thuộc chẩn đoán: - Thật chính xác. - Thật đầy đủ. - Và nhất là thật sớm, có khi chẩn đoán được bệnh ngay khi còn ở thời kỳ tiền lâm sàng. Nhưng nó không tránh khỏi có nhược điểm. Nhược điểm: Sự đúng sai trong các phương pháp cận lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Phẩm chất của máy móc hay hoá chất dùng trong đó. - Cách lấy và bảo đảm bệnh phẩm từ bệnh phòng đến nơi làm xét nghiệm. - Tinh thần trách nhiệm và khả năng chuyên môn của người làm xét nghiệm. Cho nên đối với các phương pháp cận lâm sàng chúng ta không những cần phải dựa trên sự khám lâm sàng để có chỉ định đúng tránh tình trạng làm tràn lan không cần thiết vừa lãng phí hoá chất, máy móc và sức lao động của người làm xét nghiệm, vừa lãng phí bệnh phẩm nhất là máu và huyết thanh của vật bệnh, có khi lại làm mệt vật bệnh mà không cần thiết. Mặt khác cần dựa trên lâm sàng để nhận định các kết quả đó, nghĩa là phải đối chiếu các kết quả cận lâm sàng với bệnh cảnh lâm sàng: nếu không phù hợp thì cần kiểm tra lại, cả lâm sàng và cận lâm sàng nếu cần thiết thì cho làm lại xét nghiệm cận lâm sàng. Có như thế chúng ta mới có được những tài liệu chính xác về lâm sàng cũng như cận lâm sàng, những yếu tố cần thiết để chúng ta đi sang phần chẩn đoán. Câu hỏi ôn tập - Trình bày phương pháp nhìn ? - Trình bày phương pháp sờ nắn ? - Trình bày Phương pháp nghe ? - Trình bày phương pháp gõ ? - Các thăm dò cận lâm sàng nhằm mục đích gì ? - Lợi ích và nhược điểm của các phương pháp cận lâm sàng - Lợi ích và nhược điểm của các phương pháp lâm sàng Tài liệu tham khảo - Lê Hữu Nghị (2006), Chẩn đoán thú y, ĐH Nông Lâm, Huế. - Lê Hữu Nghị (2006), Thú y cơ bản, ĐH Nông Lâm-Huế. 21
  22. - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Hồ Văn Nam, Nguyễn Đào Nguyên, Nguyễn Văn Thạch (2003), Bệnh Nội khoa gia súc, ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội. 22
  23. Chương V Khám chung Tóm tắt chương Nội dung của chương được trình bày tóm tắt trong 24 trang tương ứng với 8 tiết giảng trên lớp. Nội dung tập trung giới thiệu các tiến trình khám tổng thể con bệnh như kiểm tra niêm mạc, than nhiệt, khám lông, khám da, khám hạch lâm ba. Với mỗi phần khám chúng tôi có sự so sánh giữa các loài vật khác nhau. Chẳng hạn như nhiệt độ của mỗi loài khác nhau, màu sắc niêm mạc của mỗi loài cũng khác nhau Mục tiêu của chương Mục tiêu của chương là cung cấp cho người học những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất định. Ngoài ra cũng giúp người học nhớ lại kiến thức cơ bản của môn giải phẫu và sinh lý gia súc. Người học sẽ có kiến thức tổng thể về cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng. Từ đó có thể phân loại được bệnh và đi đúng hướng cho những phương pháp khám chuyên biệt và các chẩn đoán cận lâm sàng khác. Nội dung của chương I. Hỏi bệnh Trước khi khám bệnh cần hỏi tên và địa chỉ của gia chủ để tránh nhầm lẫn giữa các ca bệnh. Sau đó là hỏi họ các thong tin sau đây lien quan đến bệnh súc: Loài, giống: Các loài, giống khác nhau đôi khi mắc các bệnh khác nhau, hoặc mắc cùng một bệnh nhưng thể hiện triệu chứng khác nhau. Tuổi: Một số bệnh lại chỉ xảy ra ở một lứa tuổi nhất định Tính biệt: bệnh ở con đực khác ở con cái Trọng lượng: ở cùng độ tuổi, một số cá thể to khỏe lại dễ mắc một số bệnh. Mặt khác biết trọng lượng cho phép tính được liều lượng thuốc sẽ đưa vào cơ thể. Gia chủ đã mua con vật về lâu chưa: con vật mới bắt về có thể chưa bình thường trở lại do các tress vận chuyển; một số bệnh lại phát ra ngay sau khi con vật bị chuyển vùng. Nuôi con vật để làm gì: mỗi một loại hình khai thác con vật sẽ làm nảy sinh các bệnh theo các loại hình khai thác đó. Các bệnh đã được tiêm phòng, thời gian tiêm phòng: con vật chưa được tiêm phòng bệnh nào thì có nguy cơ mắc bệnh đó nhiều hơn. Tình hình thức ăn, nước uống, chăm sóc - quản lý con vật: chăm sóc quản lý con vật không tốt đôi khi làm con vật mắc một số bệnh. Tình hình dịch bệnh tại chỗ: nhiều bệnh tồn tại lưu cữu tại địa phương, thỉnh thoảng lại phát lại. Thời gian mắc bệnh: biết thời gian mắc bệnh cho phép chẩn đoán nguyên nhân bệnh, tính chất của bệnh, tiên lượng. Số lượng gia súc mắc bệnh: cho ta biết tỷ lệ ốm, chết. Sau đó căn cứ vào triệu chứng để xem con vật mắc bệnh gì, bệnh truyền nhiễm hay trúng độc. 23
  24. Do nguyên nhân gì: có khi gia chủ biết nguyên nhân gây bệnh, cũng có khi ta gợi ý mà gia chủ suy luận ra nguyên nhân. - Hỏi các phương pháp điều trị mà bệnh súc đã được áp dụng trước ngày vào viện và tác dụng của các phương pháp đó. Chẳng hạn bệnh súc đã dùng thuốc gì, liều lượng, liệu trình là bao nhiêu, hiệu quả của các phương pháp đó như thế nào: từ đó có thể suy ra bệnh. Sau khi biết các thông tin nói trên, tiến hành hệ thống lại các tài liệu thu thập được, phân tích, đối chiếu tìm mối liên hệ giữa chúng và từ đó dự kiến chẩn đoán. Tuy nhiên có trường hợp thông tin cung cấp từ gia chủ không đủ, không đúng, thiếu khách quan nên trong lúc điều tra phải biết lựa chọn những điểm không phù hợp để hỏi lại cặn kẽ. Khi chẩn đoán bệnh cho con vật, để khỏi bỏ sót các thông tin cần thiết, nên khám theo một trình tự nhất định dưới đây: Khám chung bao gồm: thể cốt; trạng thái dinh dưỡng; tập tính của con vật; khám niêm mạc; khám hạch lâm ba, lông, da; kiểm tra thân nhiệt. Sau đó khám các hệ thống: hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu hóa; hệ tiết niệu; hệ thần kinh; máu và các cơ quan tạo máu. Tuy nhiên, không phải khám tất cả các trường hợp bệnh theo thứ tự như trên, mà tùy từng ca bệnh cụ thể, người khám đưa ra trình tự khám cho phù hợp. Nên khám kỹ những cơ quan thấy cần thiết cho việc nhanh chóng tìm ra bệnh. Khi đã biết rõ nguyên nhân và bệnh biến ở khí quan, bộ phận nào đó của con vật bệnh, người khám cũng không được coi nhẹ hay bỏ qua việc khám các cơ quan, bộ phận khác. Có những ca bệnh chỉ cần khám một lần là có thể xác định được bệnh, nhưng cũng có những trường hợp người khám phải khám đi khám lại nhiều lần mới chẩn đoán được con vật mắc bệnh gì. Những lần khám lại tùy theo nghi vấn mà áp dụng các phương pháp khám sâu hơn đối với các khí quan nghi bệnh. II. Khám bệnh Kết thúc việc hỏi bệnh, thầy thuốc tiến hành khám trực tiếp trên cở thể bệnh súc để tìm các triệu chứng xuất hiện ngay lúc đó. 1. Quan sát các biểu hiện khác thường của con vật - Đứng co cứng: bốn chân thẳng cứng, lưng thẳng, đầu khó quay về phía sau, đi lại khó khăn, khó thở. Kiểu này con vật thường mắc các bệnh về thần kinh, các bệnh gây trở ngại về hô hấp, bệnh viêm phúc mạc, viêm bao tim do ngoại vật, bệnh uốn ván, bệnh viêm âm đạo nặng. - Đứng không vững: thường gặp trong hội chứng đau bụng ngựa, bệnh lồng xoắn ruột ở trâu, bò, lợn; cũng có khi là con vật bị đói lả, hay sau khi bị cảm nắng, mới tỉnh lại sau khi gây mê. - Vận động lung tung: thường gặp trong các bệnh có triệu chứng thần kinh như: Newcatsle, Tụ huyết trùng trâu bò thể quá cấp, ấu sán não cừu; hay trong một số bệnh như bại liệt sau khi đẻ, chứng xetol huyết của bò sữa cao sản. 2. Quan sát thể tạng Thể tạng là những đặc tính chung của cơ thể về mặt hình thái bên ngoài và tổ chức của các khí quan bên trong cơ thể. Thể tạng thường do di truyền để lại, nhưng có thể thay đổi 24
  25. trong những điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Quan sát thể tạng không chỉ có ý nghĩa trong chọn giống mà trong chẩn đoán nó cũng rất quan trọng. Theo Pavlov, nhân tố chủ yếu tạo lên thể tạng là thần kinh. Trong ngành thú y chúng ta thường dùng cách phân loại hình thể tạng của Kulesov. + Loại hình thon nhẹ: thể hiện bằng xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn và mịn, trao đổi chất mạnh, nhanh nhẹn, nhạy bén với các kích thích xung quanh. Loại này mắc bệnh cũng dễ điều trị và mau hồi phục + Loại hình thô: con vật thể hiện bằng xương to, da khô, dầy, lông xù, cứng, đầu to, ăn nhiều nhưng hiệu xuất làm việc kém. Loại này sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. +. Loại hình chắc nịch: cơ thể rắn chắc, nẳn, da bóng và mềm, năng xuất làm việc cao. Loại này mắc bệnh thì thường mau khỏi, sức đề kháng tốt + Loại hình thô nhão: thịt nhiều, mỡ dày, chân to, ngắn, đầu to, đi lại chậm chạp, sức đề kháng bệnh tật kém, năng xuất làm việc thấp. Con vật có thể tạng khác nhau có sức đề kháng với bệnh tật khác nhau nên khi bị bệnh, quá trình thể hiện triệu chứng cũng khác nhau. Vì vậy khi chẩn đoán nên chú ý đến thể tạng con vật để đánh giá triệu chứng, khả năng diễn biến của bệnh và tiên lượng của bệnh. 2. Khám niêm mạc Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ. Vì vậy, khám niêm mạc ngoài việc biết được tình trạng chung của cơ thể, trao đổi khí CO2 còn có thể biết được con vật đang mắc bệnh gì qua sự thay đổi của niêm mạc. Những con vật da có nhiều sắc tố như trâu, bò, ngựa, lợn đen; hoặc da có lông vũ như đà điểu, vịt, gà thì việc khám niêm mạc càng trở nên quan trọng vì khó thấy sự biến đổi và màu sắc của da. Nói chung, những niêm mạc bên ngoài như niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, mũi, âm hộ đều có thể khám được Để biết được các biến đổi của niêm mạc ta cần biết trạng thái sinh lý của niêm mạc. Niêm mạc của mỗi loài có trạng thái sinh lý khác nhau: Niêm mạc mắt của trâu bò màu đỏ, ít ánh quang Niêm mạc mắt ngựa đỏ thẫm hơn của trâu bò, Niêm mạc mắt lợn, dê cừu có màu hồng nhạt và rất dễ thay đổi khi bị tác động nên khi khám cần tránh đè mạnh hoặc ánh sáng chiếu trực tiếp vào niêm mạc Lúc định mức độ và tính chất thay đổi màu sắc niêm mạc cần có sự so sánh với bên đối diện. 2.1. Khám niêm mạc mắt a) Khám cho ngựa Người khám đứng về phía mắt cần khám, một tay cầm cương; tay còn lai làm như sau: ấn ngón trỏ vào mi mắt trên, ngón cái kéo mi dưới để bộc lộ niêm mạc trong khi các ngón còn lại tì vào phần ngoài khoang mắt trên làm điểm tựa. b) Khám cho trâu bò Khám cho trâu bò cũng giống như khám cho ngựa. Nhưng có thể dùng cách kéo sừng trâu bò về một bên để bộc lộ niêm mạc. 25
  26. c) Khám cho gia súc nhỏ và gia cầm Dùng ngón trỏ và ngón cái mở rộng mí mắt để thấy rõ niêm mạc 2.2. Những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc - Niêm mạc nhợt nhạt Niêm mạc nhợt nhạt là triệu chứng của bệnh thiếu máu; thiếu máu vùng đầu hoặc hàm lượng huyết sắc tố thấp. Tùy theo mức độ thiếu máu mà niêm mạc ta có thể quan sát thấy: + Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính gặp trong trường hợp con vật bị mất quá nhiều máu trong thời gian ngắn (vỡ gan, lách, dạ dày, xuất huyết tử cung hoặc các vết thương ngoại khoa) + Niêm mạc nhợt nhạt lâu ngày Niêm mạc nhợt nhạt kéo dài thường do con vật bị suy dinh dưỡng, bị bệnh ký sinh trùng, viêm ruột mạn tính; một số bệnh truyền nhiễm mạn tính như lao, suyễn - Niêm mạc đỏ ửng + Đỏ ửng cục bộ Do các mạch máu ở mắt bị xung huyết. Nếu xung huyết nặng mạch máu nổi rõ như chùm dễ cây. Loại xung huyết này thường gặp trong các bệnh như: viêm não, xung huyết não, vùng đầu bị ứ máu hoặc do tĩnh mạch cổ bị tắc; các bệnh ở tim, phổi gây rối loạn tuần hoàn. + Đỏ ửng lan tràn Toàn bộ niêm mạc mắt đỏ. Nguyên nhân có thể do trúng độc, trong máu có nhiều khí Carbonic và thiếu Oxy; do mắc các bệnh gây sốt quá cao và thường là các bệnh truyền nhiễm. - Niêm mạc hoàng đản Khi trong máu chứa nhiều sắc tố mật Bilirubin sẽ gây ra hoàng đản (vàng da). Mức độ vàng niêm mạc phụ thuộc vào lượng Bilirubin có trong máu và màu sắc của niêm mạc. Niêm mạc có màu trắng thì dễ thấy hiện tượng hoàng đản. ở ngựa bình thường lượng Bilirubin trong máu đạt 1,5mg% đã thấy hiện tượng hoàng đản; nhưng nếu niêm mạc xung huyết đỏ ửng, lượng Bilirubin trong máu đạt đến 8mg% vẫn khó thấy hoàng đản. Niêm mạc hoàng đản thường thấy trong các bệnh ở gan, gan bị tổn thương; do tắc ống dẫn mật, sỏi ống dẫn mật; hoặc khi hồng cầu bị vỡ với số lượng lớn (trúng độc). - Niêm mạc tím bầm Do rối loạn nghiêm trọng ở vòng tiểu tuần hoàn, gây trở ngại việc trao đổi khí CO2 và khí O2. CO2 tích lại nhiều trong máu tạo nên Carboxyhaemoglobin (máu đen). Các bệnh như: viêm bao tim, viêm cơ tim, suy tim, hở van tim làm hạn chế việc trao đổi khí gây niêm mạc tím bầm; hoặc do các bệnh truyền nhiễm, trúng độc, con vật bị xẹp phổi, khí thũng phổi. - Niêm mạc sưng Thành niêm mạc dày hơn, thể tích niêm mạc tăng nên niêm mạc lồi ra ngoài. Niêm mạc sưng gặp trong các bệnh cảm mạo lưu hành ở ngựa, bệnh loét da quăn tai trâu, bò. - Dử mắt (ghèn, ken) 26
  27. Dử mắt là các chất phân tiết ở mắt, các niêm dịch, xác của bạch cầu và vi khuẩn xâm nhập tạo nên. Khi mắt có bệnh thì thường xuất hiện dử mắt. Tuy nhiên một số bệnh gây sốt cao hay gây đau đớn kịch liệt thì niêm mạc mắt khô và không có dử mắt (giun chui ống mật). Dử mắt có trong các bệnh loét da quăn tai, uốn ván, dịch tả, bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc 3. Khám hạch lâm ba Hạch lâm ba thuộc hệ thống mạch bạch huyết, hạch thường có hình thái hạt đỗ. Hạch thường có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn. Nhưng khi bị bệnh thì hạch có thể sưng hoặc teo đi và chuyển màu tím đỏ. Hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán. Một số bệnh làm cho hạch lâm ba thay đổi hết sức đặc trưng (bệnh lao hạch, bệnh tỵ thư, bệnh lê dạng trùng). a) Vị trí và cách khám Khám hạch lâm ba thường sử dụng phương pháp nhìn và sờ nắn, lúc cần thiết có thể chọc dò. Trên cơ thể con vật có rất nhiều hạch lâm ba. Những hạch nhỏ và ở sâu dưới các lớp cơ, bị các khí quan che lấp thì không khám được. Chỉ có thể khám các hạch ở phần nông ngay dưới da như hạch vú, hạch dưới hàm, hạch trước đùi - Khám hạch lâm ba ngựa Khám hạch dưới hàm (hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới, sau gờ động mạch mặt), hạch trước đùi, hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai. - Khám hạch lâm ba loài nhai lại Khám hạch dưới hàm (hình tròn dẹt, to bằng quả táo, nằm ở phía trong, phần sau xương hàm dưới). Khi khám hạch dưới hàm có thể đứng bên trái hay bên phải con vật tùy theo muốn khám bên nào. Một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Khi sờ hạch, ngón cái để bên ngoài xương hàm, 4 ngón còn lại đưa vào cạnh trong và sờ; chú ý đến bề mặt và kết cấu của hạch. Khám hạch trước vai (ở trên khớp bả vai một chút). Khi khám dùng cả 4 ngón ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai sẽ thấy hạch, trâu bò gầy dễ thấy hơn. Khám hạch trước đùi (to bằng hạt mít, nằm phía trước cơ căng cân mạc đùi, khoảng giữa đường nối từ khớp đầu gối tới gờ xương mỏm hông). Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay con lại ấn mạnh vào vị trí vừa mô tả, đưa qua đưa lại sẽ thấy. Khám hạch trên vú (con cái): hạch nằm dưới chân buồng vú, về phía sau. Lúc khám cần cố định tốt con vật. Hai tay lần theo bẹn đến chân buồng vú, ấn mấy ngón tay sẽ thấy hạch. Khi con vật bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu. - Khám cho lợn và loài ăn thịt Khám hạch trong bẹn; các hạch khác có vị trí giống nhưng ở trâu, bò, ngựa nhưng nằm sâu và không sờ được. b) Những thay đổi bệnh lý của hạch lâm ba - Hạch lâm ba sưng cấp tính 27
  28. Hạch sưng, nóng, đỏ, đau; các thùy hạch nổi rõ. Thường do bị viêm do mầm bệnh hoặc độc tố của chúng tác động trực tiếp vào hạch. Hạch sưng cấp tính gặp trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh nhiễm trùng - Hạch lâm ba hóa mủ Sau khi bị viêm cấp tính một thời gian, hạch sẽ dần dần hóa mủ ở bên trong. Phần giữa của hạch mềm ra, hạch có thể bị vỡ ở giữa và có mủ chảy ra. Tùy theo tính chất của viêm mà mủ có màu khác nhau và độ lỏng khác nhau. - Hạch lâm ba tăng sinh Do bị viêm lâu ngày nên hạch lâm ba tăng sinh dần. Tổ chức xung quanh và tổ chức dưới da cũng tăng sinh làm cho hạch và tổ chức này kết thành một khối sờ hạch thấy sưng to và không di động; con vật không còn cảm giác đau. Trường hợp này gặp trong bệnh xạ khuẩn ở bò. Nếu lợn bị lao thì hạch lâm ba cổ, hạch hầu sưng to, cứng và không đau. Hạch lâm ba toàn thân sưng trong bệnh máu trắng (Leucosis). 4. Khám lông Trạng thái lông: Trạng thái lông phản ánh rõ tình trạng của cơ thể về bệnh tật, mức độ dinh dưỡng. Quan sát trạng thái lông phần nào giúp cho người làm công tác chẩn đoán biết được bệnh của con vật và biện pháp để can thiệp. Chẳng hạn nếu thấy con vật bị thiếu khoáng thì có thể đưa ra phương pháp để bổ sung khoáng vào thức ăn cho con vật; nếu là bệnh nào đó thì đưa ra biện pháp chữa trị. Chúng ta có thể gặp một số biểu hiện sau đây: -Lông thô, khô, dài ngắn không đều thường do thức ăn kém, dinh dưỡng tồi; hoặc con vật bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh ký sinh trùng. -Thay lông chậm: Các loài vật đều có thời gian thay lông (đổi lông) nhất định trong năm: trâu, bò, ngựa, cừu, chó thường thay lông hai lần vào mùa xuân và mùa thu; gia cầm thường rụng từng đám, thay từng bộ phận. Ngoài ra thời điểm thay lông còn phụ thuộc vào yếu tố cá thể. Thay lông chậm thường do mắc bệnh mãn tính, rối loạn tiêu hóa, sau khi mắc bệnh nặng đã được chữa khỏi. - Với gia súc, thay lông từng đám có thể do bị ghẻ, nấm da; một số trường hợp trúng độc mãn tính, rối loạn thần kinh. 5. Khám da a) Màu của da - Da nhợt nhạt thường do con vật bị thiếu máu, mất máu, bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh viêm nhiễm lâu ngày. - Da ửng đỏ: do huyết quản ở dưới da bị xung huyết, máu tập trung đến nhiều nên thấy xuất hiện màu đỏ, nếu xung huyết không được khắc phục có thể dẫn tới tụ huyết. Da ửng đỏ có thể là một vùng rộng hay hẹp, đôi khi thấy ửng đỏ toàn thân như trong bệnh sốt cao, bệnh tụ huyết trùng lợn; hay ửng đỏ có kèm theo lấm chấm xuất huyết trong bệnh dịch tả lợn. - Da tím bầm: thường la do rối loạn tuần hoàn gây nên, đã trình bày trong phần niêm mạc tím bầm. 28
  29. - Da vàng: do tổ chức dưới da tích nhiều billirubin làm cho có màu vàng (giống như niêm mạc vàng, do vậy xem lại phần niêm mạc vàng để biết nguyên nhân và cơ chế phát sinh). Thường màu vàng chỉ xuất hiện rõ ở con vật có màu da trắng. Nhìn chung vàng da thường kèm theo vàng niêm mạc nên khám niêm mạc là có thể suy đoán được. b) Nhiệt độ của da Dùng nhiệt kế bán dẫn hoặc dùng mặt ngoài của bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của da, với các loài vật khác nhau ta sờ ở các vị trí khác nhau. Do mạch quản ở dưới da phân phối không đều nên nhiệt độ các vùng da khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ ở mé ngực của ngựa nhiệt độ da là 35,2oC, trong khi ở chân là 13 - 15oC và ở bàn chân chỉ là 11,5oC; mũi, tai, môi thường nóng hơn đuôi và 4 chân. Nhiệt độ của da còn thay đổi khi con vật hưng phấn hay khi lao tác; hoặc ảnh hưởng bởi lớp lông trên da. Những vùng lông dày da có nhiệt độ cao hơn những vùng lông thưa Trâu, bò, dê, cừu sờ ở mũi, gốc sừng, mé ngực và bốn chân Ngựa sờ ở tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng và bốn chân Lợn sờ ở mũi, tai và bốn chân Gia cầm sờ ở mào, cẳng Nhiệt độ của da cao hơn bình thường: do các mao mạch dưới da bị giãn, xung huyết, làm cho da nóng. Trường hợp này gặp trong các bệnh gây sốt cao, khi con vật hưng phấn; con vật bị đau đớn kịch liệt; con vật phải lao tác dưới trời nắng nóng. Một vùng da nhỏ nóng thường do tổ chức ngay dưới da hoặc tổ chức lân cận bị viêm. Nhiệt độ của da thấp hơn bình thường: do tuần hoàn ở dưới da bị trở ngại, máu đến các mạch quản dưới da ít hoặc mất. Thường gặp trong các bệnh bại liệt sau khi đẻ, con vật bị mất nhiều máu, chứng xetol huyết ở bò sữa cao sản, các bệnh gây rối loạn thần kinh. Một vùng da nhỏ lạnh thường do bị thủy thũng hay do bị tê liệt tại chỗ. Bốn chân lạnh thường do suy tim. Da chỗ nóng chỗ lạnh: vùng da nóng và lạnh thường đối xứng nhau. Ví dụ tai này nóng thì tai bên kia lạnh; mé ngực bên kia nóng thì mé ngực bên này lạnh Hiện tượng này thấy trong các bệnh gây đau đớn kịch liệt (giun chui ống mật, đau bụng ngựa). c) Mùi của da Mỗi loài đều có mùi đặc trưng. Mùi của da do tầng mỡ, mồ hôi và các tế bào thượng bì tróc ra, phân giải mà thành. Tuy nhiên những con vật được tắm chải thường xuyên, da không có mùi đặc biệt; nếu chuồng bẩn, con vật không được tắm chải thì con vật có mùi hôi tanh hoặc sặc mùi phân. Chúng ta cần chú ý một số bệnh mà qua sự biến đổi mùi của da mà chẩn đoán được bệnh: Da có mùi nước tiểu: con vật bị u rê niệu, vỡ bàng quang Da có mùi chloroform: con vật bị xê tôn huyết Da có mùi thối, tanh: con vật bị nhiễm trùng kế phát của bệnh ghẻ, bê nghé bị bệnh phó thương hàn, bệnh bạch lị. d) Độ ẩm của da 29
  30. Độ ẩm của da do sự phân tiết của tuyến mồ hôi ở da quyết định. Các loài khác nhau thì ôn độ khác nhau. Ngựa có nhiều mồ hôi nhất, sau đó đến bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo. Gia cầm không có tuyến mồ hôi. Bình thường, da như khô, nhìn kỹ mới có một lớp mồ hôi như sương, nhỏ và mịn. Lúc lao tác hay khí hậu nóng bức thì mồ hôi chảy thành dòng hay thành từng giọt. Các trường hợp cần chú ý: Mồ hôi ra nhiều (vã mồ hôi - Hyperhidrosis): vã mồ hôi toàn thân gặp khi con vật bị khó thở nghiêm trọng như viêm phổi, phổi khí thũng; các bệnh gây rối loạn tuần hoàn nặng; các bệnh gây đau đớn kịch liệt như đau bụng ngựa, viêm móng; các bệnh gây co giật liên tục như uốn ván; con vật bị say nắng; các bệnh sốt cao lúc hạ sốt; lúc tiêm nhiều Adrenalin. Mồ hôi ra nhiều ở từng bộ phận: do tổn thương đầu mút dây thần kinh, do tủy sống bị tổn thương; hoặc do phản ứng của từng vùng (khi ngựa bị vỡ ruột thấy vã mồ hôi ở trên da các cung sườn tương ứng). Mồ hôi có lẫn máu (Hematydrosis): do xuất huyết nên máu chảy ra cùng với mồ hôi. Trường hợp này gặp trong bệnh nhiệt thán và bệnh dịch tả lợn. Mồ hôi ít hơn bình thường (Anhidrosis): do cơ thể bị mất nước như bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt cao, vỡ bàng quang. Con vật già yếu, suy nhược da thường khô. Mồ hôi lạnh và nhầy: gặp khi con vật sắp chết, các trường hợp trúng độc, vỡ dạ dày. Lưu ý: gương mũi của loài nhai lại, chó, lợn thường bóng và có mồ hôi lấm tấm như hạt sương, khi lau khô thì xuất hiện lại rất nhanh. Nếu gương mũi khô là dấu hiệu của sốt. e) Đàn tính của da Đàn tính của da có được do sự co dãn của các tổ chức liên kết, sợi chun, sợi cơ cấu tạo nên da; mạng lưới huyết quản và lâm ba quản, thần kinh và lượng nước trong da. Kiểm tra đàn tính của da bằng cách kéo da lên rồi thả ra và quan sát thời gian da trở lại trạng thái bình thường. Ngựa kéo da cổ; trâu, bò kéo da ngực, con vật nhỏ kéo da lưng. Những con vật non, con vật khoẻ mạnh, dinh dưỡng tốt thì đàn tính của da cao. Khi kéo da lên và thả ra thì da trở lại bình thường rất nhanh. Con vật già yếu, suy dinh dưỡng, các trường hợp mất nước, mất máu thì da khô, đàn tính da kém. Con vật bị viêm da hoặc thiếu chất thì làm cho tổ chức liên kết dưới da tăng sinh, cứng lại va da mất đàn tính. f) Da sưng dày Da sưng dày ở một vùng hoặc lan tràn trên một diện tích rộng, đôi khi chỗ da sưng có ranh giới rõ với vùng da lành. Da sưng dày có thể do thủy thũng, khí thũng, huyết thũng, lâm ba ngoại thấm (không khí, nước hoặc máu vì nguyên nhân nào đó lọt vào dưới da và làm cho da sưng lên) ổ mủ, áp xe, viêm tấy hay trong bệnh nấm xạ khuẩn. Da sưng dày do bị khí thũng: biểu hiện bằng ấn vào da nghe tiếng kêu lạo xạo vì bọt khí vỡ. Thường do bị thương làm rách khí quản, thực quản. Chú ý da không nóng, không đau để phân biệt với triệu chứng da sưng do viêm. Da sưng dày do bị thủy thũng: ấn tay thấy độ đàn hồi da rất kém, da sưng nhưng không căng như trường hợp khí thũng. 30
  31. Nguyên nhân dẫn tới da thủy thũng có thể do áp lực máu trong lòng mạch quản tăng cao làm nước trong máu chui ra ngoài; hoặc do áp lực keo ở tổ chức cao hơn trong lòng mạch quản làm nước thấm ra khỏi lòng mạch quản. Nước thoát ra khỏi lòng mạch tích lại dưới da và gây nên thủy thũng (nếu là máu tích lại dưới da gọi là huyết thũng, nếu là dịch lâm ba thì gọi là lâm ba ngoại thấm). g) Da nổi mẩn (Eruptio) Triệu chứng: những đám màu đỏ nổi trên da và có các hình thái sau đây: - Nốt sần (papylae): dạng này thường có hình tròn to bằng hạt gạo hay hạt đậu. Gặp trong bệnh dịch tả trâu bò, cúm ngựa, viêm đường hô hấp trên truyền nhiễm. - Da nổi mề đay (Urticaria): Những nốt to bằng hạt đậu, có khi bằng nắm tay va làm cho con vật rất ngứa. Gặp trong trường hợp dị ứng, trúng độc thức ăn. - Da có mụn nước (Vesicula): Do tương dịch thẩm xuất tụ lại dưới da tạo thành những mụn nhỏ bằng hạt đậu. Gặp trong bệnh lở mồm long móng, bệnh đậu cừu, bệnh lở mép của dê. - Da có mụn mủ (pustula): mụn giống mụn nước nhưng bên trong là mủ. Thường là ở giai đoạn sau của mụn nước, trong bệnh đậu, bệnh dịch tả lợn, bệnh ca rê ở chó. - Da có nốt loét: do những mụn mủ vỡ ra hoặc da bị hoại tử. Gặp trong bệnh tỵ thư của ngựa, bệnh lao, vết thương ngoài ra bị nhiễm trùng, giai đoạn sau của da nứt nẻ do thiếu kẽm và bị nhiễm trùng kế phát. 6. Kiểm tra thân nhiệt Cơ thể khoẻ mạnh có thân nhiệt ổn định do cơ thể luôn luôn cố giữ thế cân bằng giữa lượng nhiệt tạo ra và hấp thu được với lượng nhiệt thải ra môi trường. Dù sống nơi băng tuyết Xibia hay dưới nắng lửa xích đạo, động vật đẳng nhiệt luôn giữ được thân nhiệt của mình ở mức nhất định. Nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ này thuộc về bộ da. Làn da cùng với tứ chi thuộc “vùng vỏ nhiệt”, có nhiệt độ ngoại vi dao động ít nhiều. Nó chịu nóng, chịu lạnh để bảo vệ não và nội tạng. Da bàn tứ chi bao giờ cũng mát hơn da thân. Người xưa cho rằng cơ thể cũng như vạn vật, đều do “ngũ hành” (trong đó có "hỏa") sinh ra. Trái tim được coi như một lò lửa sưởi ấm toàn thân. Do nhận thấy hai vật cọ vào nhau thì nóng ran và khi sốt thì mạch thường nhanh nên có quan điểm cho rẳng việc tim bơm máu xiết vào thành mạch đã tạo nên thân nhiệt. Nhưng điều đó là không đúng. Nhà bác học Italia Boreli đã đem cái nhiệt kế ông vừa phát minh ra để đo nhiệt độ ở tim một con hươu và nhận thấy tim chẳng nóng hơn gan, phổi, ruột chút nào. Ông kết luận rằng tim không sinh nhiệt mà chỉ truyền nhiệt. Lavoadie (Pháp) và Lomonoxop (Nga) cắt nghĩa rằng ngọn lửa là kết quả của một quá trình ôxy hoá. Thân nhiệt cũng do sự đốt cháy chậm thức ăn trong ôxy dưới tác dụng của các men tạo nên. Một phần năng lượng từ thức ăn sẽ chuyển hoá, toả thành nhiệt; một phần được dự trữ, chủ yếu trong hợp chất ATP. Việc vận động cơ bắp làm tăng sinh nhiệt, thúc đẩy quá trình ôxy hoá đó. Sinh nhiệt là một hiện tượng hoá học. Còn thải nhiệt (chủ yếu qua da) lại là một hiện tượng vật lý. Bình thường, cơ thể thải nhiệt bằng 4 con đường: bức xạ ( 30-60%), dẫn truyền, đối lưu (trao đổi nhiệt qua không khí) và toát mồ hôi (25%). Khi môi trường nóng hơn thân 31
  32. nhiệt thì bức xạ, dẫn truyền hay đối lưu chỉ thu thêm nhiệt vào cơ thể chứ không thải chút nhiệt nào. Lúc này, đường thải nhiệt duy nhất là bốc hơi nước, mồ hôi, hơi thở. Trận tuyến chống nóng lạnh, bảo vệ sự ổn định của thân nhiệt được cơ thể bố trí rất chu đáo. Trên mặt da có những thụ thể nhận biết nóng lạnh. Chúng truyền tin về trung tâm điều hoà sự sinh nhiệt và thải nhiệt ở vùng dưới đồi của não. Nhiệt độ của dòng máu cũng được thông báo về đây. Nhận tin, bộ chỉ huy điều nhiệt liền phát đi những mệnh lệnh đối phó với nóng lạnh, truyền qua các đường thần kinh và thể dịch tới các cơ quan thực hiện như hạch mồ hôi, cơ bắp, tim mạch, phổi, tuyến nội tiết v.v Nhiệt môi trường tăng dần, đến một mức nào đó sẽ khiến mồ hôi chảy, sau đó là mạch tăng, rồi thân nhiệt cũng tăng. Nhưng mồ hôi sẽ ngừng tăng khi đến một lượng tối đa trong khi mạch và thân nhiệt còn tăng tiếp. Tóm lại, thân nhiệt được tạo ra do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, các phản ứng sinh hóa sảy ra đốt cháy nguyên liệu tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và sản sinh nhiệt lượng. Mặt khác thân nhiệt có được do hấp thu nhiệt từ bên ngoài môi trường. Loài cá có thân nhiệt không ổn định và được xếp vào loài động vật biến nhiệt. Đa số các loài động vật khác (động vật có vú, gia cầm) nhờ thần kinh phát triển, chức năng điều tiết thân nhiệt hoàn chỉnh thì thân nhiệt ổn định trong những điều kiện sống khác nhau. Sở dĩ thân nhiệt giữ được ở mức ổn định là nhờ có quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt xảy ra ở cơ thể. Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Tăng sinh nhiệt khi quá trình oxy hóa tăng, tức là quá trình trao đổi chất và năng lượng tăng. Toả nhiệt là một quá trình xảy ra thường xuyên song song với quá trình sinh nhiệt, toả nhiệt là thải bớt nhiệt từ cơ thể ra ngoài để cơ thể khỏi bị nóng lên. Toả nhiệt được thực hiện dưới 3 hình thức: bức xạ, bốc hơi và truyền nhiệt. Thân nhiệt của các loài vật khác nhau thì khác nhau. Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh lý phụ thuộc vào những nhân tố như: tuổi, giống, tính biệt, nghỉ hay hoạt động, trạng thái sinh lý, thời gian một ngày đêm. a) Ý nghĩa của việc đo thân nhiệt Đo thân nhiệt là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh, thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường là triệu chứng quan trọng. Sự thay đổi về thân nhiệt không chỉ giúp: - Chẩn đoán bệnh, là căn cứ để phán đoán tính chất, mức độ và quá trình tiến triển của bệnh; - Chẩn đoán bệnh cấp tính hay mãn tính: bệnh cấp tính thường gây sốt cao (viêm phổi, dịch tả lợn, dịch tả trâu bò); những bệnh mãn tính thường không gây sốt hoặc sốt nhẹ (bệnh lao, viêm phế quản mãn tính). - Chẩn đoán phân biệt: ví dụ phổi khí thũng, viêm ruột thể ca ta thì gia súc không sốt. Nhưng viêm phổi, viêm ruột thì con vật sốt cao; viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên. Đo thân nhiệt hàng ngày cho phép ta biết được thân nhiệt của từng cá thể ở trạng thái sinh lý để tránh sự hiểu lầm khi căn cứ vào khoảng giao động về thân nhiệt của từng loài. Bảng thân nhiệt bình thường của các loài gia súc 32
  33. Loài vật Thân nhiệt (oC) Trâu 37 - 38.,5 Bò 37,5 - 39,5 Dê, cừu 38,5 - 40 Ngựa, la, lừa 37,5 - 38,5 Lợn 38 - 40 Chó 37,5 - 39 Mèo 38 - 39,5 Thỏ 38,5 - 39,5 Gà 40- 42 Vịt 41 - 43 Ngan 41 - 43 Trong quá trình điều trị bệnh, đo thân nhiệt còn giúp chúng ta biết được hiệu quả của điều trị và tiên lượng của bệnh. Điều trị đúng và có kết quả thì thân nhiệt sẽ hạ dần tới mức bình thường. Nhưng cần chú ý nếu đang sốt cao mà thân nhiệt tụt xuống đột ngột là triệu chứng của bệnh trầm trọng. Do vậy việc theo dõi thân nhiệt hàng ngày rất quan trọng. Trong cùng một điều kiện sống, con vật non thân nhiệt cao hơn con vật trưởng thành, già; Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái. Giống cao sản có thân nhiệt thấp hơn giống thấp sản. Khi giận giữ và trong thời gian động dục thân nhiệt tăng cao. Lúc hoạt động, thân nhiệt cao hơn lúc nghỉ ngơi, khi con vật lao tác dưới trời nắng nóng thì thân nhiệt có thể cao hơn bình thường 1 - 1,8oC, khi ăn thân nhiệt cao hơn 0,2 - 1oC. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất vào lúc 1 - 5 giờ sáng và cao nhất vào 4 - 6 giờ chiều. Nhiệt độ môi trường ngoài cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới thân nhiệt, mùa rét thân nhiệt tăng để chống rét, mùa nóng cơ thể nhân nhiệt từ bên ngoài làm thân nhiệt cũng tăng lên. Thông thường thân nhiệt giao động trong vòng 1oC là dao động sinh lý. Nếu vượt quá 1oC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của cơ thể. Khi thân nhiệt vượt khỏi phạm vi sinh lý thì không nên nghi ngay đó là biểu hiện bệnh lý, mà phải kiểm tra các mặt khác vì có trường hợp thân nhiệt tăng một cách sinh lý (khi con vật vận động, thân nhiệt có thể tăng từ 1 - 3oC, khi con vật động dục, hưng phấn, thân nhiệt cũng tăng). b) Cách đo thân nhiệt - Dụng cụ đo: nhiệt kế thủy ngân, nghiệt kế điện tử 33
  34. Thông thường dung thang chia độ là độ C (Celsius). Gia súc dùng nhiệt kế 42 oC, gia cầm dùng nhiệt kế 100 oC. Nhưng cũng có thể dùng thang độ F (Fahrenheit). Sự quy đổi từ oC sang oF như sau: Thân nhiệt oF= chỉ số oC * 1,8 + 32 Thân nhiệt oC = (chỉ số oF - 32) : 1,8 Để kết quả chính xác, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, trước khi đo phải vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch cuối cùng. - Vị trí đo Với gia súc: Con đực đo thân nhiệt ở trực tràng, ở miệng (trong trường hợp con đực bị viêm trực tràng, trực tràng lòi ra ngoài. Nhưng rất nguy hiểm vì con vật có thể cắn vỡ nhiệt kế). Con cái có thể đo ở trực tràng, âm đạo. Lưu ý nhiệt độ ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ trong máu 0,5 – 1 oC; nhiệt độ ở âm đạo thấp hơn nhiệt độ ở trực tràng 0,2 - 0,5 oC; nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,5 ºC. Gia cầm đo thân nhiệt ở nách cánh. 3. Phương pháp đo Phải sát trùng nhiệt kế trước và sau khi đo. Trước khi đo nên làm trơn nhiệt kế bằng vazơlin hoặc bằng nước, tránh làm sây sát niêm mạc nơi đo. Khi cắm nhiệt kế phải làm sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc được với niêm mạc nơi đo, tránh hiện tượng cắm đầu nhiệt kế vào giữa cục phân làm cho kết quả thu được không chính xác. Con vật lớn cắm gần ngập nhiệt kế, con vật nhỏ cắm sâu 1/2 - 1/3 nhiệt kế. Sau 3 - 5 phút thì rút ra đọc kết quả. Khi đo tránh đuổi bắt con vật vì như thế thân nhiệt có thể tăng cao hơn bình thường. Tùy từng loài, tùy từng cá thể mà phải tính đến chuyện an toàn cho người đo, đặc biệt khi đo thân nhiệt cho ngựa thì phải cố định thật chắc chắn vì ngựa có thần kinh rất mẫn cảm, hay đá; đo cho chó thì phải cố định mõm chó. 4. Những rối loạn về thân nhiệt a). Sốt (Fever, Febris) Sốt là một phản ứng của toàn bộ cơ thể nhằm tăng cường hoạt động các chức năng để chống lại nguyên nhân gây bệnh. Thông thường thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 0,5oC mà không nằm trong các trường hợp sinh lý thì được coi là sốt. ở một ngưỡng nào đó (thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 1oC) thì phản ứng sốt được coi là có lợi, nhưng nếu sốt quá ngưỡng có thể dẫn tới những tai biến gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân gây sốt thường do protein lạ và các sản phẩm phân giải của nó; độc tố của vi khuẩn, vi rút; các chất hóa học sản sinh trong quá trình dị ứng, quá trình viêm như histamin, serotonin; một số kích tố như adrenalin, parathyrosine; hoặc khi con vật bị tiêm nước muối hoặc đường có nồng độ cao. Các tác nhân này tác động tới trung khu điều hòa thân nhiệt ở thùy sau của vỏ não làm cho quá trình điều hòa thân nhiệt bị rối loạn và gây sốt. Một quá trình sốt gồm 3 thời kỳ: 34
  35. + Kỳ thân nhiệt tăng (Stadium incrementi): thân nhiệt tăng nhanh hoặc chậm, tăng từ nửa giờ đến vài ngày. Mạch quản dưới da co lại, con vật thở nhanh, ủ rũ, tiêu hóa giảm, mạch nẩy, run rẩy. + Kỳ sốt cao (Stadium fastigii): thân nhiệt ngừng tăng lên và duy trì theo thể sốt liên miên hay lên xuống hàng giờ đến hàng tuần. Niêm mạc đỏ ửng, sinh nhiệt và toả nhiệt đều tăng. + Kỳ hạ sốt (Stadium decrementi): các chất sinh nhiệt bị phân giải, sinh nhiệt giảm, mạch quản giãn, toả nhiệt tăng, con vật ra nhiều mồ hôi và thân nhiệt trở lại bình thường. Thân nhiệt hạ nhanh trong vài giờ hoặc chậm trong vài ngày mới trở lại mức bình thường. - Những rối loạn của cơ thể khi bị sốt + Cơ thể run: hiện tượng này thấy rõ ở lợn. Do các chất hóa học sản sinh trong quá trình sốt tác động tới thần kinh cơ làm cho cơ co rút gây nên hiện tượng run. Run không theo ý muốn của bản thân con vật. Hiện tượng run cũng xảy ra khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể có những phản ứng mãnh liệt để chống rét. + Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: sốt cao làm cho thần kinh bị hưng phấn, cơ thể phải thích ứng bằng cách tăng thải nhiệt dẫn đến tim đập nhanh, mạch nhanh, mạch nẩy. Sốt cao 1oC, mạch có thể tăng 8 - 10 lần. Sốt làm cơ thể mất nước, máu bị cô đặc, độ nhớt máu tăng làm cho tim hoạt động quá tải. Nếu kéo dài có thể gây suy tim, huyết áp hạ và ứ máu toàn thân. Sốt hạ mà tần số mạch không giảm là biểu hiện của suy tim. + Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: khi sốt thường kèm theo hô hấp bị rối loạn. Máu nóng vá các sản phẩm toan tính tác động vào trung khu hô hấp làm cho con vật thở nhanh và sâu. Đây cũng là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm tăng quá trình thải nhiệt để cân bằng nhiệt cho cơ thể. + Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: sốt cao con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, nôn mửa; chức năng phân tiết, nhu động của dạ dày - ruột đều giảm, gây táo bón. Loài nhai lại có thể bị nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ. + Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu: lúc mới sốt, do huyết áp tăng, lượng máu đến thận nhiều, nên lượng nước tiểu tăng. Sau giai đoạn sốt cao, máu bị cô đặc, lượng nước tiểu giảm và có tỉ trọng và độ nhớt cao, lượng cặn vô cơ ít; có thể xuất hiện albumin niệu. Trong nước tiểu nếu thấy tế bào thượng bì thận, tế bào bàng quang, trụ niệu là biểu biện bệnh rất nặng. + Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: thần kinh bị ức chế, con vật ủ rũ, co giật hoặc mê man. + Ảnh hưởng đến máu: Trong khi sốt cao thấy bạch cầu trong máu tăng, công thức bạch cầu nghiêng hữu; có khi thấy hồng cầu bị biến dạng. - Các loại hình sốt Căn cứ vào mức độ sốt, thời gian sốt, đường biểu diễn sốt để phân loại các loại hình sốt. * Phân loại sốt theo mức độ + Sốt cao: thân nhiệt tăng hơn bình thường từ 2 - 3oC. + Sốt vừa: thân nhiệt tăng hơn bình thường từ 1 - 2oC. + Sốt nhẹ: thân nhiệt tăng 1oC so với bình thường * Phân loại sốt theo thời gian 35
  36. + Sốt cấp tính (Febris acuta): sốt trong vòng 2 tuần, có khi kéo dài đến gần một tháng. Loại sốt này thường thấy trong trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, như nhiệt thán, viêm phổi - phế quản truyền nhiễm. + Sốt á cấp tính (Febris subacuta): sốt kéo dài đến một tháng rưỡi. Thường gặp trong bệnh tỵ thư ngựa, bệnh huyết ban, bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa, trong bệnh viêm phổi - phế quản. + Sốt mãn tính (Febris chonica): sốt kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Thường gặp trong bệnh lao, tỵ thư, tiên mao trùng thể mãn tính. + Sốt đoản kỳ (Febris aephemea): sốt vài giờ đến 2 ngày. Thường do tiêm huyết thanh, do thử phản ứng Tuberculin (xét nghiệm lao), phản ứng Malein (xét nghiệm tỵ thư); do rối loạn tiêu hóa. * Phân loại sốt theo đường biểu diễn sốt - Các loại sốt định hình: là sốt theo một đường biểu diễn nhất định, bao gồm: + Sốt liên miên (Febris continua): sốt cao và thân nhiệt lên xuống trong một ngày không quá 1oC. Thân nhiệt tăng nhanh và hạ sốt cũng nhanh, con vật toát nhiều mồ hôi. + Sốt lên xuống (Febris remittens): thân nhiệt lên xuống trong một ngày không quá 1 - 2 oC. Lúc sốt thân nhiệt tăng chậm và hạ sốt cũng từ từ, con vật toát mồ hôi. Thường gặp trong các bệnh gây bại huyết. + Sốt cách nhật (Febris intermittens): thời kỳ sốt và thời kỳ không sốt xen kẽ lẫn nhau; thời kỳ không sốt không cố định, có thể kéo dài 1- 3 ngày hay lâu hơn nữa. Gặp trong bệnh tiên mao trùng trâu, bò, ngựa. + Sốt hồi quy (Febris recurrens): sốt cao trong vài ngày, trong thời gian này có thể sốt liên miên hoặc lên xuống. Sau đó thân nhiệt xuống mức bình thường và khoảng 6 - 8 ngày sau lại sốt lại. Lúc sốt con vật run rẩy và vã mồ hôi. Trường hợp này gặp trong bệnh thiếu máu truyền nhiễm cấp tính và mãn tính của ngựa. - Các loại sốt bất định hình: là sốt không theo một đường biểu diễn nào cả vì biến động của thân nhiệt không có quy luật. Trường hợp này gặp trong bệnh tỵ thư cấp tính, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, viêm họng. b) Thân nhiệt thấp hơn bình thường (nhiệt nhược) Thân nhiệt thấp hơn bình thường ít gặp hơn là sốt và thường rất khó chữa. Nguyên nhân có thể do sinh nhiệt giảm; hoặc sinh nhiệt bình thường mà toả nhiệt tăng mạnh hoặc rất mạnh. Thân nhiệt thấp hơn bình thường 10C, gặp trong bệnh bò bại liệt sau khi đẻ, chứng xê tôn huyết, bệnh viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa; một số trường hợp trúng độc; các trường hợp mất máu, thiết máu nặng; cơ thể bị suy nhược; u não Thân nhiệt thấp hơn bình thường từ 2-40C, gặp khi ngựa bị vỡ dạ dày, vỡ gan, vỡ ruột. Thân nhiệt thấp kèm theo tim đập chậm, mồ hôi lạnh và nhầy. Nếu thân nhiệt giảm xuống còn 34 - 35oC thì con vật có thể chết. Câu hỏi ôn tập - Trình bày các nội dung chính của phẩn hỏi bệnh? - Thể tạng có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh? 36
  37. - Cách khám niêm mạc mắt đối với từng loài gia súc khác nhau? - Những chú ý khi khám lông, khám da, khám hạch lâm ba? - Ý nghĩa của việc kiểm tra và những rối loạn về thân nhiệt Tài liệu tham khảo - Clinique des animaux des jeunes de la rue : unes_rue.html - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Hồ Văn Nam, Nguyễn Đào Nguyên, Nguyễn Văn Thạch (2003), Bệnh Nội khoa gia súc, ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội. - Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung (1983), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp- Hà Nội. - Cơ sở sinh học của thú y hiện đại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1979. - Huỳnh Văn Kháng (1999), Bệnh Ngoại khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Francois Gaudon : Santé Pratique Animaux n°5 de Juillet 2003 37
  38. CHƯƠNG VI KHÁM HỆ TIM MẠCH (Cardiovascular system examination) Tóm tắt chương Chương này gồm 43 trang được trình bày trong khoảng 15 tiết gồm những nội dung sau đây: Sinh lý hệ tuần hoàn, kiểm tra huyếp áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch; các phương pháp bắt mạch và vị trí bắt mạch đối với mỗi loại gia súc; phương pháp điện tâm đồ; các kỹ năng khám tim bằng phương pháp lâm sàng nhìn, gõ, sờ nằn đã học ở chương IV. Mục tiêu của chương Mục tiêu của chương nhằm giúp cho người học hiểu thêm về sinh lý của hệ tuần hoàn, các bệnh có thể xảy ra ở hệ tuần hoàn của gia súc và các khám khám bệnh cụ thể. Người học sẽ được giới thiệu cách kiểm tra huyết áp đối với mỗi loại gia súc; cách nghe tim và phân biệt các âm bệnh lý cung như âm sinh lý phát ra khi tim hoạt động. Nội dung của chương Bệnh của các khí quan thuộc hệ tuần hoàn ở gia súc không nhiều nhưng do hoạt động có liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể. Do đó khi các khí quan đó có bệnh thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng. Mặt khác, định mức độ rối loạn của tim không chỉ có ý nghĩa trong chẩn đoán, mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt tiên lượng. Vì vậy mà người làm công tác chẩn đoán phải thành thạo kỹ thuật chẩn đoán, nắm vững hoạt động bình thường và các biểu hiện khác thường của nó. Các phương pháp chủ yếu khám hệ tuần hoàn là nhìn, sờ nắn, gõ, nghe và một số phương pháp đặc biệt như điện tâm đồ, đo huyết áp động mạch và tĩnh mạch, nội soi truyền hình động mạch. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng phương pháp kiểm tra chức năng. I. Sơ lược về hệ tim mạch. 1. Thần kinh tự động của tim. Ngoài sự điều tiết và chi phối của vỏ đại não và hệ thống thần kinh thực vật thì hệ thống thần kinh tự động của tim có vai trò quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và có tính chất tự động nhất định. Hệ thống thần kinh tự động của tim gồm có: + Nốt Keith - Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào; + Nốt Aschoff - Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là nốt nhĩ thất; + Bó His bắt nguồn từ nốt Aschoff - Tawara và chia làm hai nhánh trái và phải. + Chùm Purkinje do hai nhánh bó His phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất. Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith - Flack, truyền đến cơ tâm nhĩ, sau đó theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff - Tawara làm cho tâm nhĩ co bóp. Sau khi đến nốt Aschoff - Tawara thì hưng phấn nhanh chóng lan đến bó His và chùm Purkinje. Tiếp theo tâm nhĩ bóp là tâm thất bóp. 2. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim. 38
  39. Tim hoạt động chịu sự điều tiết của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh đến từ nốt thần kinh sao (Ganglion Stellatum) còn gọi là thần kinh tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu tận cùng tới nốt Keith - Flack, Aschoff - Tawara và cơ tim. Thần kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm, vì nó liên hệ chặt chẽ với nốt Keith - Flack. Còn thần kinh mê tẩu bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara, nên hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ - thất, làm tim đập yếu hoặc ngừng. Thần kinh giao cảm phía phải có tác dụng chủ yếu ở tâm nhĩ, phía bên trái chủ yếu lại là tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh. Tim hoạt động chịu sự điều tiết trước tiên của trung khu ở hành tuỷ, thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Nhưng trung khu chi phối hoạt động của tim cao nhất ở dưới khâu não và trung khu này chịu sự khống chế của vỏ não. 3. Thần kinh điều tiết mạch quản. Trung khu điều tiết vận mạch ở hành tuỷ và dọc tuỷ sống. Những trung khu này có tính tự động nhưng vẫn chịu sự điều tiết của vỏ đại não. Xung động từ các trung khu theo thần kinh vận động mạch quản và tuỳ theo yêu cầu máu của cơ thể mà kích thích mạch quản làm co mạch hay giãn mạch. Thần kinh co mạch do dây giao cảm phân ra, thần kinh dãn mạch một phần do dây giao cảm và một phần do dây phó giao cảm tạo thành. 4. Sự điều tiết hoạt động chức năng của tim. Tuy tim có khả năng phát sinh xung động và tự động co bóp, nhưng mọi hoạt động của tim đều thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm với sự khống chế và điều tiết của thần kinh trung khu. Thần kinh giao cảm không những có thể làm tăng tần số và cường độ tim co bóp, mà còn có tác dụng dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn tăng tính hưng phấn và khả năng dẫn truyền của cơ tim. Ngược lại, thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm và yếu, tính hưng phấn và dẫn truyền thấp. Tính ổn định của huyết áp cũng có ý nghĩa trong điều tiết tim hoạt động. Phản ứng huyết áp cao qua cơ quan thụ cảm hoặc bằng hình thức phản xạ đến trung khu thần kinh làm thay đổi hoạt động của tim và độ căng của mạch quản để điều tiết huyết áp. Ngoài ra, tham gia điều tiết hệ tim mạch còn những nhân tố sau: + Nội tiết tố, như kích tố thượng thận (adrrenalin, vasopressin) làm co mạch quản, tăng huyết áp. + Những chất hóa học tạo ra trong quá trình sinh hóa trong cơ thể, như histamin làm dãn mạch quản. + Chất hình thành trong thận: đặc biệt là chất Renin tác dụng hoạt hóa Hypertensinogen thành Hypertensin hoạt tính, làm co mạch quản, gây cao huyết áp. + Một số chất khoáng Ca, Na, K 5. Vị trí giải phẫu của tim Tim trâu bò: khoảng 5/7 tim ở bên phải. Tim nhỏ và dài so với cơ thể, đáy nằm ngang nửa ngực, đỉnh tim ở phần sụn của xương sườn 5, cách xương ức 2cm, bờ trước tim tới xương sườn 3, bờ sau tới xương sườn 6. Tim sát vách ngực khoảng giữa sườn 3 và sườn 4, phần còn lại bị phổi bao phủ. Tim dê cừu có vị trí trong lồng ngực giống ở trâu bò, chỉ khác là cách vách ngực xa hơn. 39
  40. Tim ngựa: 3/5 tim ở mé trái, đáy ở gần cao bằng nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ức 2cm. Bờ trước mé trái tim đến xương sườn 2, bờ sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 - 4. Tim lợn: khoảng 3/5 bên mé ngực trái, đáy tim ở giữa ngực, đỉnh tim về phía dưới, đến chỗ tiếp nhau giữa phần sụn của sườn 7 và xương ngực, cách xương ngực 1,5 cm. Tim chó: khoảng 3/5 bên mé ngực trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nghiêng về sau, xuống dưới đến phần sụn của xương sườn 6 - 7, có khi đến sụn xương sườn 8, cách xương ức 1 cm. II. Khám tim. 1. Nhìn vùng tim. Chú ý hiện tượng tim đập động. Tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực ở vùng tim, do thành ngực thay đổi lúc tim co bóp. ở động vật lớn như trâu, bò, ngựa, lạc đà, tim đập động là thân tim đập vào vách ngực; ở động vật nhỏ lại do đỉnh tim đập vào thành ngực. Tim đập động có thể thấy rõ ở những gia súc gầy, nhất là ở chó. Gia súc béo thường khó thấy hiện tượng này. 2. Sờ vùng tim. Sờ nắn vùng tim có thể biết được vị trí, cường độ, thời gian tim đập và tính mẫn cảm của tim. ở gia súc lớn, phía bên trái khoảng sườn 3, 4, 5 có thể sờ được vùng tim đập động. ở trâu bò, vùng tim đập động rộng, khoảng 5 - 7 cm2, ở những con nhỏ thì 2 - 4 cm2, ở ngựa rộng khoảng 4 - 5 cm2. ở lợn, vùng tim đập động rộng khoảng 3 - 4 cm2. ở những lợn béo thường không sờ thấy. ở chó, mèo và những gia súc nhỏ khác, vùng tim đập động nằm ở khoảng sườn 3 - 4. Con vật to, nhỏ khác nhau, độ béo không đồng đều, nên vùng tim đập động cũng khác nhau. Để có những cảm giác đúng, phán đoán chính xác, cần phải thực tập nhiều trên gia súc. Sờ vùng tim cần chú ý: a) Lực đập: tim đập động mạnh yếu phụ thuộc vào tim co bóp mạnh yếu, tình trạng tổ chức dưới da vùng ngực và thành ngực dày hay mỏng. + Tim đập động mạnh hơn bình thường là do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng. Tim đập động mạnh có thể do trời nóng bức, lao động nặng, hoặc do những bệnh sốt cao gây nên, có thể gặp trong bệnh viêm nội tâm mạc, teo phổi, trúng độc atropin. Trường hợp tim đập rất mạnh thường do viêm cơ tim cấp tính hay trong bệnh thiếu máu truyền nhiễm. + Tim đập động yếu, lực đập yếu, diện tích đập động nhỏ. Gặp trong trường hợp thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, suy tim Vị trí vùng tim đập động có thể thay đổi do các khí quan lân cận, do khối u hay dịch thẩm xuất chèn đẩy mà gây nên. 40
  41. Vùng tim đập động chuyển về phía trước: do dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, thoát vị cơ hoành đẩy tim về trước làm cho vùng tim đập động chuyển về phía trước. Vùng tim đập động chuyển về phải: có thể do tích nước, tích khí ở xoang ngực trái. Vùng tim đập động di chuyển về phía sau: thường hiếm gặp. b) Vùng tim đau: lúc sờ nắn, gia súc tránh, rên, đau, tỏ ra khó chịu; thấy trong bệnh viêm bao tim do ngoại thương, viêm màng phổi. c) Tim đập động âm tính: là lúc tim đập, cùng với hiện tượng chấn động, thành ngực hơi lõm vào trong. Triệu chứng đó là do bao tim, thành ngực và các tổ chức xung quanh dính lại với nhau. d) Tim rung: là hiện tượng chấn động nhẹ thành ngực ở vùng tim, do bệnh ở van tim, hoặc viêm bao tim. Lỗ động mạch chủ và lỗ nhĩ thất trái hẹp cũng gây hiện tượng này. Trong khi sờ nắn vùng tim, nếu hiện tượng rung động gắn liền với hai kỳ hoạt động của tim là do bệnh ở van tim hay bao tim, nếu cùng với hoạt động hô hấp là do màng phổi (màng phổi viêm, sần sùi, cọ xát gây nên). 3. Gõ vùng tim Gõ vùng tim để xác định vị trí, hình thái và cảm giác của tim. Gõ vùng tim thường áp dụng với ngựa, chó. Còn các loại gia súc khác nhất là loài nhai lại rất khó tìm được vùng âm đục tuyệt đối, nên phương pháp gõ trong chẩn đoán bệnh của tim ít có ý nghĩa. a) Phương pháp xác định vùng âm đục của tim Vùng âm đục tuyệt đối: là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng âm đục tương đối: là vùng giữa tim và thành ngực còn một lớp phổi chèn. Khi gõ nên để đại gia súc đứng, kéo chân trái về phía trước nửa bước, tiểu gia súc để nằm. Trên thực tế người ta thường gõ theo phương pháp sau: theo gian sườn 3, gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm có âm gõ thay đổi. Sau đó theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm âm thay đổi. Nối các điểm ấy lại với nhau. Trong chẩn đoán tim thì vùng âm đục tương đối có ý nghĩa hơn vùng âm đục tuyệt đối. Vùng âm đục bình thường ở gia súc. ở bò thường chỉ xác định được vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và gian sườn 4. Vùng âm đục tuyệt đối xuất hiện chỉ lúc quả tim to hoặc lúc bao tim bị viêm. ở ngựa, vùng âm đục tuyệt đối là một hình tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 - 3 cm. Cạnh trước lấy cơ khuỷu làm giới hạn. Cạnh sau là một đường cong đều, kéo từ đỉnh đến mút sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao ngoài vùng âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5 cm. ở dê, cừu, vùng âm đục tương đối giống ở bò. Lợn béo thường không xác định được vùng âm đục. Chó có vùng âm đục tuyệt đối giữa gian sườn 4 - 5. b) Những thay đổi bệnh lý 41
  42. + Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau một hay hai xương sườn: gặp trong bệnh tim nở dày, viêm bao tim, phổi bị gan hoá (đặc lại). + Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất: trong trường hợp phần phổi dưới tim bị khí thũng đẩy tim ra xa thành ngực. + Vùng âm đục di chuyển như đã nói trong phần "sờ nắn vùng tim". + Âm bùng hơi ở vùng tim: thường thấy trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở bò. Lúc bao tim bị viêm, dịch thẩm xuất tích lại làm thể tích tim to. Có lúc do thối rữa, sinh hơi, tích lại phần trên bao tim. Tuỳ mức độ nhiều, ít, bao tim căng đến mức độ nào mà lúc gõ vùng tim có thể có âm bùng hơi, âm kim thuộc. + Gõ vùng tim thấy con vật đau: thường do viêm màng phổi, viêm bao tim. 4. Nghe tim Trong các phương pháp chẩn đoán hệ tim mạch thì nghe tim là quan trọng nhất. Qua nghe tim có thể biết không những tình trạng hoạt động của tim mà còn biết sự hoạt động của các khí quan khác và tình hình chung của cơ thể. Thường có hai cách nghe: Trực tiếp và gián tiếp (xem lại phần các phương pháp khám bệnh). a) Tiếng tim và tính chất của nó Tim bình thường hoạt động phát ra hai tiếng: "Pùm - pụp" đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra khi tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; tiếng thứ hai phát ra khi tim giãn gọi là tiếng tâm trương. Tiếng tim thứ nhất đục và dài xuất hiện ở đầu kỳ tâm thu, nó đánh dấu điểm khởi đầu cho giai đoạn tăng áp trong tâm thất. Khi nghe thấy tiếng thứ nhất cũng là lúc van nhĩ thất đóng và van tổ chim (van động mạch) mở. Nguyên nhân gây ra tiếng thứ nhất là do kết quả đóng van nhĩ thất và thêm vào sự rung động của cơ tâm thất. Thí nghiệm: nếu cơ tim không co bóp, ta bơm nhịp nhàng vào tâm thất cho van nhĩ thất đóng thì chỉ nghe thấy một tiếng thanh, còn khi có sự kết hợp co cơ tâm thất thì xuất hiện thêm tiếng rên kéo dài do sự rung động của nó. Vì vậy mà tiếng tim thứ nhất đục và dài. - Tiếng tâm trương: trong và ngắn, xuất hiện ở ngay đầu thời kì tim giãn. Nó là dấu hiệu kết thúc giai đoạn tâm thất thu. Nó chiếm một thời gian nhỏ của giai đoạn tâm trương toàn bộ. Khi nghe thấy tiếng tim thứ hai là ứng với thời gian van tổ chim đóng và van nhĩ thất mở. Nguyên nhân sinh ra tiếng thứ hai là do kết quả đóng van tổ chim ở gốc động mạch chủ và động mạch phổi. Vì quan sát trên tim bóc trần trong xoang ngực, khi tim hoạt động thấy động mạch lớn rung chuyển, lúc tiếng tim thứ hai xuất hiện. Nếu cắt các động mạch lớn ngang với van tổ chim sẽ không nghe thấy tiếng tim thứ hai. Giữa tiếng tim thứ nhất và hai có một khoảng im lặng ngắn, giữa tiếng tim thứ hai và tiếng tim thứ nhất có một khoảng im lặng dài. Khoảng này là thời gian tâm trương toàn bộ và tâm nhĩ thu hẹp lại (tâm nhĩ thu không phát ra tiếng). Một chu kì tim đập được tính từ tiếng thứ nhất đến hết khoảng nghỉ dài. Để phân biệt hai tiếng tim cần chú ý những đặc điểm sau đây: + Tính chất: tiếng thứ nhất âm dài và trầm; tiếng thứ hai âm ngắn và vang. + Kỳ nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn; kỳ nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài. + Tiếng tim thứ nhất nghe rõ ở đỉnh, tiếng tim thứ hai nghe rõ ở đáy. 42
  43. + Tiếng tim thứ nhất xuất hiện trong kỳ tâm thu đồng thời với động mạch cổ đập; tiếng tim thứ hai xuất hiện ngay sau đó. Với con vật lớn, việc phân biệt hai tiếng tim dễ hơn con vật nhỏ vì tim con vật nhỏ thường đập nhanh, hai kỳ khác nhau không nhiều. Do vậy căn cứ vào mạch đập xuất hiện cùng tiếng nào để phân biệt. Việc căn cứ vào mạch đập để phân biệt hai tiếng tim cũng áp dụng với con vật lớn khi tim đập nhanh. b) Tiếng tim thay đổi. Do nhiều nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý, tiếng tim có thể thay đổi: mạnh hơn bình thường, yếu đi, tiếng tim tách đôi hoặc tiếng ngựa phi - Cường độ tiếng tim thay đổi: có thể một hoặc cả hai tiếng bị thay đổi. Thường do: + điều kiện làm việc, môi trường xung quanh. Nếu làm việc dưới trời nắng nóng, tim đập nhanh. + Lồng ngực và thành ngực: con vật béo, lồng ngực tròn, thành ngực dày thì tiếng tim nhỏ, nghe không rõ. + Bệnh ở thành ngực và tim: thành ngực bị thủy thũng, khí thũng. Phổi bị khí thũng nặng thì tiếng tim nghe không rõ; bao tim tích nước, lồng ngực tích nước thì có khi không nghe được tiếng tim. Viêm cơ tim giai đoạn đầu thì tim đập mạnh và nghe rõ tiếng tim. + Vị trí của tim đối với thành ngực: tim càng xa thành ngực thì tiếng tim càng yếu. + Thành phần của máu: máu càng loãng, tiếng tim càng vang (con vật bị thiếu máu). - Cường độ tiếng tim thứ nhất thay đổi do: + Lực co bóp của quả tim thay đổi. Tim co bóp càng khỏe thì tiếng tim thứ nhất càng rõ và ngược lại. + Tốc độ co bóp: nếu tim co bóp mạnh nhưng chậm thì tiếng tim yếu. + Độ đẩy máu ở tâm thất: nếu độ căng máu trong tâm thất ít thì tiếng tim thứ nhất tăng vì cuối kỳ tâm trương, thành tim, các van vẫn có một độ chùng nhất định, và lúc tim co đến một độ căng rất lớn làm tiếng thứ nhất to hơn bình thường. Ngược lại, nếu độ căng máu trong tâm thất càng lớn, cuối kỳ tâm trương, máu chứa đầy trong tâm thất, lúc tim co sẽ không gây tiếng vang lớn. - Cường độ tiếng tim thứ hai thay đổi. Tiếng tim thứ hai mạnh hay yếu chủ yếu do áp lực trong động mạch chủ và động mạch phổi quyết định. Cụ thể là: + Tiếng tim thứ nhất tăng: lúc con vật lao tác nặng, hưng phấn, con vật gầy yếu, lồng ngực lép, cả hai tiếng tim đều tăng. Tiếng tim thứ nhất tăng trong trường hợp bệnh lý như giai đoạn đầu của viêm cơ tim, các trường hợp thiếu máu, khi bị sốt hoặc bị ký sinh trùng đường máu. + Tiếng tim thứ hai tăng do huyết áp trong động mạch chủ và động mạch phổi tăng. Huyết áp trong động mạch chủ tăng khi bị viêm thận, tâm thất trái nở dày. Huyết áp động mạch phổi tăng lúc phổi bị khí thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín, lỗ nhĩ thất phải hẹp. + Tiếng tim thứ nhất giảm trong bệnh viêm cơ tim, tim giãn, cơ tim biến tính. 43
  44. + Tiếng tim thứ hai giảm lúc van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi đóng không kín. c) Tính chất tiếng tim thay đổi. - Tiếng tim tách đôi: một tiếng tim nghe như tách làm hai, đi liền nhau. Nếu hai phần tách ra rõ rệt, thì gọi là tiếng tim "tách đôi". Nếu hai âm tách ra không rõ thì gọi là " tiếng tim trùng phục ". Tiếng tim kéo dài, tách đôi hay trùng phục là biểu hiện của bệnh lý và có giá trị chẩn đoán ngang nhau. Nguyên nhân là do chức năng cơ tim hay thần kinh điều khiển hoạt động của tim bị rối loạn, làm cho hai tâm thất không cùng bóp hay giãn. + Tiếng tim thứ nhất tách đôi: do tâm thất phải, trái không cùng co bóp, van hai lá và ba lá không cùng đóng mà gây nên. Thường do một bên tâm thất bị thoái hóa hay nở dày; hoặc do dẫn truyền của một nhánh bó His bị trở ngại. + Tiếng tim thứ hai tách đôi: do van động mạch chủ và động mạch phổi đóng không cùng lúc. Huyết áp động mạch chủ hay động mạch phổi thay đổi và bên nào huyết áp tăng, áp lực cảm thụ lớn thì tâm thất bên đó co bóp trước. Cũng có thể vì các van nhĩ thất và lỗ nhĩ thất không bình thường, độ đầy máu của hai bên tâm thất không đồng đều. Bên nào máu đầy hơn thì co bóp dài hơn, van đóng sớm hơn và gây ra tiếng tim tách đôi. - Tiếng ngựa phi (Galop rhythm): ngoài tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ hai ra còn xuất hiện thêm tiếng thứ ba nên nghe như ngựa phi từ xa. + Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: âm phụ xuất hiện trước kỳ tim bóp và tiếng tim thứ nhất. + Tiếng ngựa phi tâm thu: âm phụ xuất hiện trong kỳ nghỉ, lúc tim giãn. Nguyên nhân gây ra tiếng ngựa phi cho tới nay vẫn chưa được làm rõ. Trong các bệnh mà xuất hiện tiếng ngựa phi là biểu hiện của sự rối loạn hệ thống dẫn truyền trong tim hoặc rối loạn tim. + Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh, hai tiếng rất giống nhau không phân biệt được đâu là tiếng thứ nhất và đâu là tiếng thứ hai. Thời gian nghỉ giữa hai tiếng tim và sau kỳ tim co cũng giống nhau. Nguyên nhân là do suy tim. d) Tạp âm. Tạp âm phát ra khi tổ chức xung quanh tim, cơ tim hoặc bên trong quả tim có tổn thương; khi viêm dính bao tim - màng phổi. Tạp âm khác tiếng tim, tạp âm cũng có nhiều âm khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Tạp âm trong tim: do các tổ chức bên trong tim hoạt động không bình thường gây ra, bao gồm: + Tạp âm do bệnh biến thực thể: do các nguyên nhân sau đây: Các van đóng không kín, máu chảy ngược trở lại Các lỗ trong tim hẹp, máu chảy qua cọ xát mà gây nên Nguyên nhân chủ yếu là do các van bị viêm cứng và teo lại làm thay đổi hình dạng và mất đàn tính dẫn đến đóng không kín, hoặc do quá trình tăng sinh, mép lỗ đầy và sần sùi, hẹp lại, van và các dây chằng dính liền với nhau trong khi máu chảy qua với áp lực lớn. 44
  45. Tạp âm ngoài tim: thường do tổn thương ở bao tim, màng phổi III. Điện tâm đồ Khi dòng điện phát sinh trong tim thì nó tạo ra một từ trường lan toả khắp cơ thể, vì vậy người ta có thể dùng điện kế cực nhạy để ghi lại đồ thị hoạt động của dòng điện đó. Khi hưng phấn, tim phát ra dòng điện hoạt động theo một quy luật nhất định. Lúc tim bị bệnh thì dòng điện này thay đổi. ứng với mỗi loại bệnh thì có sự thay đổi khác nhau. Vì vậy dựa vào điện tim người ta có thể chẩn đoán được bệnh tim. Năm 1843, người ta đã phát hiện ra hiện tượng điện trong một quả tim cô lập. Năm 1856, lần đầu tiên vẽ được sơ đồ điện sinh vật của tim ếch. Năm 1887 đã ghi được dòng điện sinh vật ở tim người trên một đồ thị khá đơn giản. Cho đến năm 1903, Einthoven mới sáng chế được điện tâm kế nhạy, nó cho phép ghi lại được những điện tâm đồ đầy đủ như ngày nay. 1. Điện tim. Khi một tổ chức hay một khí quan hưng phấn thì bộ phận đang hưng phấn mang điện âm (-) so với bộ phận tĩnh tại. ở tim, nốt Keith-Flack là khởi điểm điện âm của tim, là nguồn gốc sản sinh ra hưng phấn. Hưng phấn lan dần xuống dưới, đến nốt Aschoff- Tawara, theo bó His, chùm Purkinje đến tâm thất. Các cơ tâm thất lần lượt hưng phấn theo thứ tự xung động truyền đến. Khi hưng phấn ở đáy tim lan đến đỉnh tim thì điện (-) cũng mạnh dần về phía đỉnh tim và đỉnh tim hình thành điểm điện âm mạnh nhất. Nếu mắc một điện kế vào chỗ gần với hai đầu một tổ chức hay khí quan đang hoạt động thì sẽ ghi được dòng điện sinh vật trên. Dòng điện do tim phát ra truyền đến toàn thân, hình thành trên cơ thể những điểm mang điện (-) hoặc dương (+) với cường độ khác nhau. Dùng một điện tâm kế nối với hai điểm mang điện khác dấu (+) và (-) trên bề mặt cơ thể sẽ ghi được dòng điện do tim hoạt động phát ra. Dòng điện ấy được ghi trên một đồ thị gọi là điện tâm đồ. IV. Khám mạch máu Khám mạch quản 1. Mạch đập (Pulsus) Tim co bóp đẩy một lượng máu vào mạch quản làm mạch quản mở rộng, thành mạch căng cứng, sau đó nhờ tính đàn hồi của mình, mạch quản tự co lại cho đến kỳ tim co lần tiếp theo. Để tay nhẹ lên mạch quản sẽ có cảm giác mạch nẩy lên. Hình tượng đó được gọi là “mạch đập”. Qua tần số và tính chất của mạch có thể biết hoạt động của tim và trạng thái tuần hoàn của cơ thể mà trong nhiều trường hợp chỉ kiểm tra hoạt động của tim không phát hiện được. 2. Vị trí và phương pháp kiểm tra mạch đập. 2.1. Vị trí. Trâu, bò: động mạch đuôi, động mạch mặt Ngựa: động mạch hàm ngoài, động mạch mặt, động mạch đuôi. La, lừa: động mạch đuôi Chó: động mạch đùi 45