Bài giảng Cơ sở khoa học Môi trường - Chương 6: Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững - Phạm Khắc Liệu

pdf 61 trang huongle 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở khoa học Môi trường - Chương 6: Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững - Phạm Khắc Liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_khoa_hoc_moi_truong_chuong_6_cac_van_de_nen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở khoa học Môi trường - Chương 6: Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững - Phạm Khắc Liệu

  1. Chương 6. CÁC VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6.1. Vấn đề dân số 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm 6.3. Vấn đề năng lượng 6.4. Phát triển bền vững 6.5. Chiến lược BVMT và PTBV ở Việt Nam Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 1
  2. 6.1. Vấn đề dân số 6.1.1. Gia tăng dân số thế giới và ở Việt Nam (1). Gia tăng dân số thế giới • Dân số thế giới: ~200-300 triệu (đầu CN ); ~ 500 triệu (1650); ~1 tỷ (1850 ); ~ 2 tỷ (1930); ~ 4 tỷ (1975); ~6 tỷ (1999); ~ 7 tỷ (2011); 7,3 tỷ (giữa 2015). • Dân số tăng rất chậm trước thế kỷ XX - do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh, sang thế kỷ XX tăng nhanh -nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế. • Vấn đề: thời gian giữa các lần tăng gấp đôi hay tăng thêm 1 tỷ người ngày càng ngắn lại Cần khoảng 300 ngàn năm để đạt 1 tỉ người Cần khoảng 130 năm để tăng lên 2 tỷ người Cần khoảng 30 năm để tăng lên 3 tỷ người Cần khoảng 15 năm để tăng lên 4 tỷ người Cần khoảng 12 năm để tăng lên 5 tỷ người Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 2
  3. 6.1. Vấn đề dân số • Những vấn đề dân số thế giới hiện nay – Các nước kém phát triển có dân số đông hơn và tỷ lệ tăng dân số cao hơn các nước phát triển – Dân số tiếp tục gia tăng: dự báo ~9,5-9,7 tỷ (2050), ~ 10-11 tỷ (2100) Nguồn: Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 3
  4. 6.1. Vấn đề dân số Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 4
  5. 6.1. Vấn đề dân số 10 nước có dân số đông nhất thế giới năm 2013 và 2050 Nguồn: Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 5
  6. 6.1. Vấn đề dân số (2). Gia tăng dân số ở Việt Nam • Đầu CN nước ta có khoảng 1 triệu người, thời Gia Long: ~ 5 triệu, thời Tự Đức: ~ 8 triệu, năm 1943: ~21 triệu, năm 1975: ~ 47,6 triệu. • Dân số Việt Nam năm 2014 là 90,49 triệu người (Nguồn: Kết quả điều tra dân số nhà ở giữa kỳ 1/4/2014). • Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines (Indonesia: 248,5 triệu; Philippine: 96,2 triệu) 100 80 60 40 triệungười 20 Dân số Việt Nam các năm từ 1995-2011 0 (Nguồn: www.gso.gov.vn) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 6
  7. 6.1. Vấn đề dân số • Tỷ lệ tăng dân số – Trước 1945, tỷ lệ sinh và tử đều cao (5~6% và 4~5%) – Thời kỳ 1945-1974: dù cóchi ến tranh nhưng tỷ lệ sinh vẫn cao, dân số vẫn tăng (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ởmi ền Bắc: 2,8~3,4%, miền Nam: ~3,0%) – Từ 1979 - nay: tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, ví dụ: thời kỳ 1979-1989 là 2,1%/năm, thời kỳ 1989 -1999 là 1,8%/năm ; thời kỳ 2000-2009 là 1,2% /năm. 15 13.3 11.6 11.4 10.8 12 10.3 9.7 9 0 % 6 3 0 Tỷ lệ tăng dân số giảm dần từ 2005-2011 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 7
  8. 6.1. Vấn đề dân số • Cơ cấu dân số Việt Nam Theo giới tính >> Tỷ số giới tính khi sinh: 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái (1014) ( bình thường: 104- 106/100) Theo độ tuổi Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 8
  9. 6.1. Vấn đề dân số • Phân bố dân cư theo vùng kinh tế-xã hội (1/4/2012) (Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012) • Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ 3/10 nước Đông Nam Á, thứ 16/51 nước Châu Á • Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng kinh tế-xã hội Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 9
  10. 6.1. Vấn đề dân số 6.1.2. Tác động của gia tăng dân số đến tài nguyên, môi trường (1). Tác động của gia tăng dân số đến môi trường • Gia tăng dân số là yếu tố Ô nhiễm từ sinh hoạt tác động sâu xa, căn bản Gia tăng chất thải đến mọi vấn đề về kinh sinh hoạt (nước thải, tế, xã hội, tài nguyên, môi CTR) Gia tăng Gia tăng nhu cầu tiêu thụ trường, lương thực, nước, năng thực phẩm Gia lượng sinh • Gia tăng dân số kéo theo tăng hoạt các nhu cầu tiêu thụ, sản dân số Gia tăng Gia tăng xuất tăng; từ đó gia tăng nhu cầu xây nhu cầu đi dựng, tiêu lại, vận thụ hàng chuyển mức độ cạn kiệt tài hóa nguyên và ô nhiễm môi trường Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 10
  11. 6.1. Vấn đề dân số • Gia tăng dân số tác động đến môi trường thông qua tác động đến các chức năng của môi trường: – Tạo sức ép lớn về không gian sống cho con người (giảm dần diện tích đất/người); – Tạo sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu khai thác các tài nguyên tăng; – Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; – Làm suy giảm khả năng của môi trường trong hạn chế thiên tai, sự cố; thậm chí gia tăng nguy cơ tai biến tự nhiên. – Làm suy giảm nguồn gen; thay đổi, biến mất các di tích khảo cổ - suy giam chức năng lưu trữ thông tin Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 11
  12. 6.1. Vấn đề dân số • Gia tăng dân số là 1 yếu tố trong mô hình tác động môi trường do Ehrlich & Holdren đề xuất (1971): I = P C E I (Impact) = tác động môi trường P (Population) = yếu tố gia tăng dân số C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ/đầu người E (Effects) = yếu tố liên quan tác động MT do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên • Ví dụ: Ở Mỹ sau 20 năm (1950 – 1970) – dân số tăng lên 35% (P= 1,35) – mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 51% (C = 1,5) – tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần (E=2) cường độ tác động đến môi trường thay đổi sau 20 năm: I = 1,35 x 1,5 x 2 = 4 tác động đến môi trường tăng lên 4 lần. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 12
  13. 6.1. Vấn đề dân số • Xét toàn thế giới, các nước đang phát triển đóng góp chủ yếu ởyếu tố P (bùng nổ dân số) trong khi các nước phát triển đóng góp chủ yếu ởcác yếu tố C và E (ví dụ, các nước phát triển chỉ chiếm 25% dân số nhưng tiêu thụ đến 80-90% tài nguyên thiên nhiên nên giá trị C ởcác nước phát triển lớn gấp 20-50 lần ở các nước đang phát triển) (Davis,1970). • Giả sử đến 2050, dân số tăng 2 lần so với 2000 (P=2), mức tiêu thụ tăng gấp 3 lần (C= 3). Để duy trì mức độ tác động môi trường như năm 2000 (I =1), thì phải giảm E 6 lần. Điều này rất khó thực hiện vì phải giảm phát thải/đơn vị tài nguyên đi 6 lần. Do đó, để giảm thiểu tác động môi trường, cần kết hợp: . kiểm soát gia tăng dân số (giảm P), . tiêu thụ tài nguyên tiết kiệm hơn (giảm C) . phát triển công nghệ thân thiện môi trường hơn (giảm E) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 13
  14. 6.1. Vấn đề dân số (2). Tác động của gia tăng dân số đến tài nguyên (xem chương 3) • Tài nguyên đất – số lượng: giảm diện tích đất/người; VD: đất canh tác 0,45 ha/người (1961) xuống còn 0,22 ha/người (2009) – chất lượng: suy thoái đất (hoang mạc hóa, ô nhiễm đất, ) • Tài nguyên rừng – số lượng: tăng 1% dân số - mất 2,5% rừng (1975-2003) – chất lượng: suy giảm rừng nguyên sinh, phòng hộ, • Tài nguyên nước – số lượng: giảm diện tích mặt nước, giảm lượng nước sạch/người – chất lượng: ô nhiễm nước • Tài nguyên khí hậu (khí quyển): tăng dân số chịu gần 2/3 trách nhiệm trong việc gia tăng lượng phát thải CO2. Dân số tăng Nhu cầu tài nguyên tăng Thiếu hụt sinh thái (không đáp ứng đủ dấu chân sinh thái) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 14
  15. 6.1. Vấn đề dân số 6.1.3. Đô thị hóa và môi trường • Quá trình đô thị hoá bắt đầu khoảng 2.000 năm TCN, từ nhu cầu tập trung dân cư và hoạt động giao thương. • Đô thị hóa gia tăng mạnh mẽ từ thời kỳ cách mạng công nghiệp cho đến hiện nay: dân số sống ởđô thị năm 1800 chỉ 3% , năm 2011 là 52% 80 70 60 50 40 30 20 % dân số sống ở đô thị đô ở sống số dân % 10 0 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2050 2045 Tỷ lệ dân số sống ở đô thị (1950-2050). Số liệu từ 2015 là dự báo. Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2012) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 15
  16. 6.1. Vấn đề dân số Sự hình thành các “siêu đô thị” • Khái niệm siêu đô thị (megacity) – Theo UNDIESA (1986): dân số ≥ 8 triệu {Ban Các vấn đề Kinh tế và Xã hội LHQ} – Theo World Bank (1991): dân số ≥ 10 triệu – Theo Dogan và Kasarda (1998): dân số ≥ 4 triệu – Khái niệm khác: mật độ dân số ≥ 2.000 người/km2 • Năm 1950 thế giới có 10 thành phố trên 5 triệu dân, năm 2011 có 23 thành phố trên 10 triệu dân. Hình: Số lượng và dân số các siêu độ thị (>10 triệu người) trên thế giới qua các năm (Nguồn: UNDIESA, 2012). Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 16
  17. 6.1. Vấn đề dân số • Danh sách 23 siêu đô thị năm 2011 với dân số ởmỗi đô thị (triệu người): Hơn ½ ở châu Á! (Nguồn: UNDIESA, 2012). Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 17
  18. 6.1. Vấn đề dân số Các tác động môi trường của đô thị hóa (1). Dân số lớn, mật độ cao quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (cấp, thoát nước, thu gom rác, giao thông ) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 18
  19. 6.1. Vấn đề dân số (2). Gia tăng ô nhiễm không khí do khí thải, bụi, tiếng ồn từ giao thông, SX công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, ; xuất hiện hiện tượng “đảo nhiệt” Hiện tượng “đảo nhiệt” ởthành phố Madrid, Tây Ban Nha Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 19
  20. 6.1. Vấn đề dân số (3). Gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 20
  21. 6.1. Vấn đề dân số (4). Bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp bất cập trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 21
  22. 6.1. Vấn đề dân số (5). Sử dụng đất đai bất hợp lý: diện tích rừng tự nhiên, cây xanh bị thu hẹp để sử dụng cho đất ở, cơ sở hạ tầng, Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 22
  23. 6.1. Vấn đề dân số Các vấn đề xã hội của đô thị hóa trầm trọng thêm các vấn đề môi trường • thiếu nhà ở • thiếu việc làm • nghèo đói • dịch bệnh • giao thông rối loạn • di cư bất hợp pháp • thiếu giáo dục Các khu nhà ổ chuột (slum) – nơi tập • tội phạm xã hội trung các vấn đề xã hội của đô thị hóa Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 23
  24. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm 6.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người • 5 nhóm chất dinh dưỡng cần cho con người: glucid (đường, tinh bột), lipid (chất béo), protein (đạm), các chất khoáng và các vitamin. • Nhu cầu dinh dưỡng của con người: • Về lượng – đủ số kcal cần trong một ngày đêm (TB người lớn cần 2600 kcal/ngày; nam: 3000 kcal/ngày, nữ: 2200 kcal/ngày). • Về chất - đủ các thành phần cần thiết, nhất là protein và các vitamin • Khi khẩu phần ăn thiếu về lượng và chất suy dinh dưỡng; ăn quá nhiều hay thức ăn nhiều thành phần giàu năng lượng thừa dinh dưỡng (béo phì) – đều liên quan các sức khỏe (bệnh) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 24
  25. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm Các dạng lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người (1). Cây lương thực chu ̉ yếu • Lúa: cây lương thực quan trọng hơn cả • Lúa mì: đứng hàng thứ hai sau lúa • Ngô: là loại ngũ cốc đứng thứ ba tập trung ởBắc và Trung Mỹ. Lúa và lúa mì cung cấp khoảng 40% năng lượng cho loài người. (2). Các thực phẩm chu ̉ yếu • Nhóm rau củ: khoai tây, khoai lang, sắn - vừa làm lương thực vừa làm thực phẩm. • Nhóm rau hạt: quan trọng nhất là đỗ tương (đậu nành) và lạc. Thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều so với ngũ cốc. • Nhóm thịt cá: có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Ngoài cá, còn có 9 động vật nuôi (trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà, vịt, gà tây) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 25
  26. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm 6.2.2. Các giải pháp giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm (1). Tổng quan • Đến nay, loài người trải qua các hình thức sản xuất nông nghiệp (SXNN): hái lượm-săn bắt; trồng trọt và chăn thả truyền thống; nông nghiệp công nghiệp hóa (khởi đầu bằng cách mạng xanh); nông nghiệp sinh thái (đọc thêm: Lê Văn Khoa, 2002) • Động lực phát triển SXNN là sự gia tăng dân số - để thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm khi dân số tăng • Hiện nay lương thực đầu người khoảng 350 kg; tiêu chuẩn bảo đảm an ninh lương thực theo FAO phải là 500 kg/người/năm ước tính phải tăng thêm 40% lương thực-thực phẩm đang sản xuất, tăng năng suất cây trồng lên 26%. • Ước tính: 2025 cần 3 tỷ tấn lương thực/năm để nuôi sống khoảng 8,5 tỷ người; sản lượng cuối thế kỷ XX mới đạt 1,9 tỷ tấn/năm. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 26
  27. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm (2). Cách mạng xanh (CMX) • CMX bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX: hình thành Trung tâm Quốc tế cải thiện giống ngô và lúa mì (CIMMYT) ởMehico ; hình thành Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippinesvà Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Ấn Độ (IARI). • Cây mở đầu cho cách mạng xanh là cây ngô sau đến lúa mì và lúa. • CMX có hai nội dung: − Tạo ra các giống mới có năng suất cao mà đối tượng chính là cây lương thực. − Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới: cơ giới, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 27
  28. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm • Những thành tựu của CMX: – Giải quyết nạn đói - Ấn Độ từ nước có nạn đói kinh niên (sản lượng lương thực < 20 triệu tấn/năm) thành nước đủ ăn và xuất khẩu lương thực (sản lượng 60 triệu tấn/năm) – Cải thiện chất lượng dinh dưỡng nhờ các giống lúa, lúa mì mới có hàm lượng dinh dưỡng cao • Những hạn chế của CMX: – Muốn thực hiện CMX phải có đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu và công tác thủy lợi tốt, nhưng các nước nghèo thì thiếu vốn, thiếu năng lượng khó đáp ứng nổi. – Các giống cây trồng địa phương được coi là nguồn nguyên liệu di truyền quí giá đã bị đào thải, lãng quên. – Do áp dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hoá, điện khí hóa, thủy lợi hóa gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 28
  29. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm (3). Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản • Các đại dương chứa nguồn thực phẩm vô cùng quí giá: 90% cá, mực; 6% các loài thân mềm (sò, hàu, trai, ); 3% các loài giáp xác (tôm, cua) và 1% tảo biển. • Cá và các sản phẩm biển khác là những thức ăn có chất lượng cao vì protein của chúng chứa các loại acid amin không thay thế được và dễ tiêu hoá. • Tuy nhiên, đánh bắt và khai thác quá mức sẽ tác động đến sự phục hồi nguồn lợi và suy giảm đa dạng sinh học. • Nuôi trồng thuỷ sản giúp làm giảm đánh bắt, đa dạng hoá khẩu phần thức ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng ởcác nước đang phát triển. • Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thiếu quy hoạch sẽ tác động tiêu cực đến môi trường: nhiễm mặn đất, ô nhiễm nước, Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 29
  30. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm (4). Phát triển công nghệ sinh học • Phát triển CNSH góp phần đáng kể vào giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ngày nay • Các lĩnh vực CNSH trong sản xuất lương thực, thực phẩm: – Công nghệ lên men sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản. – Công nghệ tế bào thực vật để nhân nhanh các giống cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. – Công nghệ enzym để sản xuất acid amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, lên men rượu, chế tạo biosensor – Công nghệ gen là công nghệ cao và quyết định sự thành công của cách mạng CNSH. Sinh vật biến đổi gen (GMO) cho năng suất cao, đem lại lợi ích cho người sản xuất. Tuy vậy chất lượng, ảnh hưởng của GMO này đến sức khoẻ con người và môi trường đến nay còn chưa được làm rõ. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 30
  31. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm 6.2.3. Các tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường • Gây ô nhiễm nước, đất bởi các hóa chất; từ đó tác động xấu đến sức khỏe con người và động vật, gây suy thoái các HST • Gây nhiễm độc hóa chất vào các sản phẩm lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn gia súc • Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất • Gây mặn hóa thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý • Gây ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu; do phân hủy kỵ khí trong đất; do đốt phế phẩm nông nghiệp, • Phá rừng lấy đất canh tác làm suy thoái ĐDSH và ảnh hưởng nguồn nước • Xu thế chuyên canh, tập trung 1 số giống cây, con mới làm suy giảm đa dạng nguồn gen Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 31
  32. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm (1). Ô nhiễm môi trường do phân bón hóa học • Khi bón vào đất, cây trồng chỉ hấp thu khoảng 50% lượng phân bón, phần còn lại nằm trong đất, đi vào nước + - 3- • Dư lượng phân hóa học có thể gây ô nhiễm: NH4 , NO3 , PO4 , các kim loại nặng • Điển hình là ô nhiễm - NO3 từ phân đạm – gây 2 tác động sức khỏe: • Hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobinaemia) • Ung thư dạ dày ở người lớn Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 32
  33. 6.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm (2). Ô nhiễm môi trường do HCBVTV • Các HCBVTV gồm: Theo mục tiêu sử dụng Theo bản chất hóa học: • Trừ sâu (Pesticides) • Cơ-clo (Organochlorines) • Trừ nấm (Fungicides) • Cơ-phospho (Organophosphates) • Diệt cỏ (Herbicides) • Carbamates • Diệt chuột (Rodenticides) • Pyrethroids • Dư lượng HCBVTV: phần lớn (90%) rơi ngoài mục tiêu khi phun • Các tác động của dư lượng HCBVTV: – Ô nhiễm không khí – bay hơi, tham gia phản ứng quang hóa tạo ozon – Ô nhiễm nước – độc hại với sinh vật trong nước, với người sử dụng nước (gây ung thư) – Ô nhiễm đất – gây suy giảm ĐDSH đất Đặc biệt nguy hại là các HCBVTV nhóm cơ-clo: bền vững trong môi trường, độc, có khả năng tích lũy và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 33
  34. 6.3. Vấn đề năng lượng • Năng lượng là nền tảng cho sự phát triển của xã hội loài người. Con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân mình và hoạt động sản xuất và dịch vụ. 250 200 200 150 100 50 26 2 12 0 Nghìn kcal/người/ngày Nghìn 1850 - năm TCN năm TK XV TK 500 500 Hiện nay (cácnay Hiện Thời nguyên thủy nguyên Thời nước phát triển) phát nước Nhu cầu năng lượng của con người tăng nhanh theo quá trình phát triển. Tiêu thụ năng lượng tăng cùng GDP ở Nhật Bản Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 34
  35. 6.3. Vấn đề năng lượng 6.3.1. Các nguồn năng lượng của con người Nguồn năng lượng Đặc điểm • Than đá Không tái tạo, nguy cơ cạn kiệt Giá thấp • Dầu mỏ Gây ô nhiễm môi trường, nhất là phát thải khí nhà kính • Khí đốt • Năng lượng hạt nhân Công suất lớn (từ 1 g 235U tương đương đốt 1 tấn than). Không thải khí nhà kính, nhưng lại thải chất thải phóng xạ • Thủy điện Không phát thải khí nhà kính, nhưng gây tác động sinh thải, rủi ro lũ lụt • Điện gió Năng lượng sạch, công suất nhỏ, thích hợp những nơi xa các nguồn năng lượng truyền thống • Năng lượng Mặt Trời • Địa nhiệt Còn ít phổ biến • Sinh khối & nhiên liệu sinh học Vừa giải quyết ô nhiễm chất thải hữu cơ, vừa tạo ra năng lượng sử dụng • Khác (thủy triều, sóng, ) Còn ít phổ biến Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 35
  36. 6.3. Vấn đề năng lượng 6.3.2. Khai thác và sử dụng năng lượng (1). Tinh hình sử dụng • Tỷ lệ các dạng năng lượng khác nhau ở mỗi nước, mỗi vùng • Than đá, dầu mỏ, khí đốt – vẫn là các nguồn quan trọng nhất hiện nay ở quy mô toàn cầu. Than đá chiếm phần lớn ởcá c nước đang phát triển • Tỷ lệ đóng góp của năng lượng hạt nhân có chiều hướng tăng, nhất là ở các nưóc phát triển. Tuy nhiên, sau sự cố Fukushima (2011), nhiều nước xem xét lại chính sách phát triển năng lượng hạt nhân. • Khai thác thuỷ điện hiện cao nhất ở các nước Châu Âu (chiếm 59% tiềm năng thuỷ điện) sau đó đến Bắc Mỹ (khoảng 36%), Châu Á mới khai thác khoảng 9 % tiềm năng thuỷ điện . • Những nguồn năng lượng mới và sạch như Mặt Trời, thủy triều, gió, địa nhiệt, bắt đầu được khai thác và sẽ đóng góp vào cấu thành năng lượng của tương lai. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 36
  37. 6.3. Vấn đề năng lượng NL sinh học & chất thải Hạt nhân Khí Dầu Than Các nguồn năng lượng sử dụng trên toàn thế giới từ 1971 đến 2011 (đơn vị: Mtoe, triệu tấn dầu quy đổi). (Nguồn: www.iea.org) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 37
  38. 6.3. Vấn đề năng lượng So sánh cơ cấu năng lượng toàn thế giới giữa 1973 và 2011 (đơn vị: Mtoe, triệu tấn dầu quy đổi). (Nguồn: www.iea.org) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 38
  39. 6.3. Vấn đề năng lượng Sử dụng năng lượng ở Việt Nam • Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,54%/năm (2000-2009), đạt 57 triệu TOE năm 2009. Mục tiêu đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE • Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp: chỉ tiêu năng lượng trên đầu người còn thấp so với trung bình thế giới, an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm, dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn • Hệ thống năng lượng Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính: dầu khí, than đá và điện lực. • Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Việt Nam: 61,86% (giai đoạn 1986 -1990), 72,29 % (giai đoạn 1991 -1995 ), 58,35% (giai đoạn 1996-2000). • Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: đến 2050,năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 39
  40. 6.3. Vấn đề năng lượng (2). Các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng năng lượng - Cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí) - Lãng phí trong sử dụng năng lượng (thất thoát, hiệu quả thấp, ) - Phát thải bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí khi đốt nhiên liệu hóa thach, sinh khối; đặc biệt đóng góp chủ yếu khí nhà kính CO2 - Các sự cố điện hạt nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, sức khỏe trong phạm vi rộng lớn - Các vấn đề nảy sinh từ thủy điện: thay đổi dòng chảy, tác động hệ sinh thái hạ lưu, gây thiệt hại khi xả lũ, Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 40
  41. 6.3. Vấn đề năng lượng 6.3.3. Các giải pháp năng lượng cho sự phát triển bền vững • Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của Trái đất. • Thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ năng lượng hoá thạch • Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái sinh theo hướng hạ giá thành sản xuất sao cho chúng có thể cạnh tranh các nguồn năng lượng truyền thống. • Hạn chế tối đa các tác động môi trường trong khai thác và sử dụng năng lượng. • Sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế • Tăng giá năng lượng để giảm sự lãng phí năng lượng. • Nghiên cứu các qui trình sản xuất, thiết bị sản xuất để tiết kiệm năng lượng. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 41
  42. 6.4. Phát triển bền vững 6.4.1. Khái niệm về phát triển bền vững • Quan niệm về phát triển – Nửa đầu TK XX: phát triển = gia tăng hoạt động kinh tế, thước đo GDP – Từ cuối 1970: phát triển = GDP + giáo dục, sức khỏe con người thứơc đo HDI – Những năm 1980: phát triển gồm các vấn đề̀ như tự do hóa thương mại, • Cuối thế kỷ XX, nhiều quốc gia đạt GDP và HDI cao, tuy nhiên tồn tại vấn đề: phát triển tác động tiêu cực lên môi trường (mất rừng, ô nhiễm môi trường đô thị trầm trọng, nguy cơ hủy diệt các hệ sinh thái, ) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 42
  43. 6.4. Phát triển bền vững • Phát triển kinh tế-xã hội tất yếu có ảnh hưởng đến môi trường (khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm không khí, nước, ). • Tuy nhiên xã hội loài người không thể không phát triển kinh tế-xã hội, phát triển là quy luật tất yếu của tiến hoá. • Vậy vấn đề là phải phát triển như thế nào để môi trường ít chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất, tức giữ được cân bằng giữa phát triển và chất lượng môi trường? • Vấn đề đã được đặt ra từ Hội nghị LHQ về Môi trường Con người tại Stockhlom (1972). Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 43
  44. 6.4. Phát triển bền vững • Câu trả lời được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về Môi trường và Phát triển (6/1992) ởRio de Janeiro (Brazil) - đó là "phát triển bền vững“ (sustainable development). • Hơn 170 nguyên thủ quốc gia đã nhất trí lấy phát triển bền vững làm mục tiêu của nhân loại thế kỷ XXI và thông qua "Chương trình nghị sự 21" (Agenda 21). Nhiều quốc gia đã dựa vào Agenda 21 để vạch ra chiến lược phát triển của mình. “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến kha ̉ năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ” Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 44
  45. 6.4. Phát triển bền vững tạo ra hàng hóa và dịch vụ một bình đắng trong phân phối, cách ổn định, cung cấp đủ các dịch vụ xã trong tầm kiểm soát của chính hội như giáo dục, y tế, phủ, bình đẳng giới tránh mất cân đối nghiêm trọng giữa các bộ phận dẫn đến phá hủy SX NN và CN duy trì tài nguyên ổn định, không khai thác quá mức tài nguyên, Một cách diễn đạt khác: PTBV là quá trình duy trì ĐDSH, sự ổn định khí quyển, các chức năng phi dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh kinh tế khác của hệ ST tế, môi trường và xã hội Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 45
  46. 6.4. Phát triển bền vững 6.4.2. Các nguyên tắc của phát triển bền vững 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững theo UNEP (“Hãy cứu lấy Trái đất – chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, 1991): (1). Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng (2). Cải thiện chất lượng cuộc sống con người (3). Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất (4). Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (5). Giữ hoạt động trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất (6). Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân (7). Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình (8). Đưa ra một khung quốc gia tích hợp phát triển và bảo tồn (9). Xây dựng một khối liên minh toàn cầu. (Xem sách Lưu Đức Hải, 2000, trang 218-226) {SV tự học} Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 46
  47. 6.4. Phát triển bền vững • 27 nguyên tắc PTBV trong “Tuyên bố RIO về Môi trường và Phát triển” (1992) • 7 nguyên tắc theo Luc Hens (1995) – lựa chọn từ 27 nguyên tắc trong tuyên bố RIO: (1). Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân (2). Nguyên tắc phòng ngừa (3). Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ (4). Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ (5). Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền (6). Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (7). Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (Xem sách: Lê Văn Khoa, 2002, trang 262-263) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 47
  48. 6.4. Phát triển bền vững Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) • Tháng 9/2000 các nhà lãnh đạo toàn thế giới ra Tuyên bố Thiên niên kỷ. • Tuyên bố đưa ra 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015. • Các MDGs có giá trị như là một lời khẳng định về quyền phát triển và một mức sống đàng hoàng cho tất cả mọi người. • Các mục tiêu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc ngăn chặn sự lan truyền của HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác, và trách nhiệm của các quốc gia trong việc thúc đẩy cách tiếp cận mới trong việc quản lý và bảo tồn môi trường. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 48
  49. 6.4. Phát triển bền vững Mục tiêu 1. Xóa bỏ nghèo khổ và thiếu đói (Chỉ tiêu 1, 2). Mục tiêu 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học (Chỉ tiêu 3) Mục tiêu 3. Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ (Chỉ tiêu 4) Mục tiêu 4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (Chỉ tiêu 5) Mục tiêu 5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ (Chỉ tiêu 6) Mục tiêu 6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác (Chỉ tiêu 7, 8) Mục tiêu 7. Đảm bảo bền vững môi trường Chỉ tiêu 9. Lồng ghép các nguyên tắc PTBV vào trong các chính sách và chương trình quốc gia và đẩy lùi các tổn thất về tài nguyên môi trường. Chỉ tiêu 10. Đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận với nước an toàn và vệ sinh Chỉ tiêu 11. Đến năm 2020, đạt được những tiến bộ đáng kể về cuộc sống của ít nhất là 100 triệu người đang sống trong những khu nhà ổ chuột Mục tiêu 8. Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển (Chỉ tiêu 12~18) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 49
  50. 6.4. Phát triển bền vững Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 50
  51. 6.4. Phát triển bền vững “Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030” (SDGs 2030) Được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ ngày 25/9/2015, gồm 17 mục tiêu với 169 chỉ tiêu Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ởmọi nơi Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững. Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở, công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho mọi người. Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người. Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho mọi người. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 51
  52. 6.4. Phát triển bền vững “Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030” (tt) Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh CNH rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới. Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững. Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững. Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó. Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho PTBV. Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các HST trên cạn, quản lý TN rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ởtất cả các cấp. Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để PTBV Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 52
  53. 6.4. Phát triển bền vững Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 53
  54. 6.4. Phát triển bền vững 6.4.3. Các chỉ tiêu lượng hóa phát triển bền vững • Một số chỉ số phản ánh phát triển: – Chỉ số GDP/người – Chỉ số HDI (Human Development Index) • Một số chỉ số phản ánh phát triển có tính đến môi trường: – Chỉ thị về vốn thiên nhiên (NCI: Natural Capital Indicator) – Độ đàn hồi môi trường (Environmental Elasticity) • Một số chỉ số phản ánh PTBV: – Chỉ số bền vững môi trường ESI (Environmental Sustainability Index) – Chỉ số hoàn thiện về môi trường (EPI: Environmental Performance Index) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 54
  55. 6.4. Phát triển bền vững • Chỉ số ESI – Do Đại học Yale phối hợp với Đại học Columbia (Mỹ) phát triển – Gồm 76 thông số thuộc 21 chỉ thị, thuộc 5 nhóm (thành phần) ESI của một số quốc gia năm 2005 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 55
  56. 6.4. Phát triển bền vững Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 56
  57. 6.4. Phát triển bền vững • Chỉ số EPI ( – Thay thế cho ESI từ 2006 – Gồm 20 chỉ thị (indicators) thuộc 9 nhóm vấn đề (issues) EPI của Việt Nam năm 2014 (136/178 nước) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 57
  58. 6.5. Chiến lược BVMT và PTBV ở Việt Nam • Hiện nay (2014), BVMT và PTBV ởViệt Nam đang được thực hiện theo các văn bản: – Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (ban hành ngày 17/8/2004 theo Quyết định 153/2004/QĐ- TTg) – Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 (thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI) – Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt ngày 5/9/2012 theo quyết định số 1216/QĐ-TTg) – Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (phê duyệt ngày 12/4/2012 theo quyết định số 432/QĐ-TTg) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 58
  59. 6.5. Chiến lược BVMT và PTBV ở Việt Nam (1). Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam • là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện • Định hướng chiến lược gồm 5 phần: – Phần 1: Phát triển bền vững-con đường tất yếu của Việt Nam. – Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. – Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. – Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững. – Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững Xem chi tiết: Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 59
  60. 6.5. Chiến lược BVMT và PTBV ở Việt Nam (2). Chiến lược PTBV Việt Nam 2011 – 2020 • Gồm: quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên; các nhóm giải pháp; tổ chức thực hiện. • Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp: Lộ trình TT Chỉ tiêu 2010 2015* 2020 thực hiện 1 GDP xanh (VND hoặc USD) 2015 - - - đạt nhóm đạt nhóm Chỉ số phát triển con người trung bình trung bình 2 2015 0,733 (HDI) (0-1) khá của thế cao của thế giới giới Chỉ số bền vững môi trường 3 2015 - - - (0-1) Xem chi tiết: Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 60
  61. 6.5. Chiến lược BVMT và PTBV ở Việt Nam (3). Chiến lược BVMT Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030 • Gồm các phần: quan điểm, mục tiêu; định hướng các nội dung, biện pháp BVMT; các giải pháp tổng thể; tổ chức thực hiện chiến lược. • Các chỉ tiêu đánh giá gồm các nhóm: – Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường (15 chỉ tiêu) – Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của nhân dân (8 chỉ tiêu) – Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học (18 chỉ tiêu) – Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính (5 chỉ tiêu) Xem chi tiết : Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 6 - 61