Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lưới

ppt 24 trang huongle 5150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lưới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_khai_thac_thuy_san_dai_cuong_phan_4_che_tao_luoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lưới

  1. KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG Phần 4. Chế tạo lưới
  2. Cấu tạo lưới ◼ Lưới tấm: do các hàng chỉ lưới xếp song song và được gút lại với nhau bởi các gút liên kết ◼ Diện tích tấm lưới: tùy thuộc kích thước mắt lưới và số lượng mắt lưới ◼ Chất lượng tấm lưới: tùy thuộc chất lượng chỉ lưới và độ thô của chỉ
  3. Kích thước mắt lưới (a hoặc 2a) ◼ Kích thước mắt lưới: biểu thị tính chọn lọc cá và lực cản của ngư cụ ◼ Độ lớn mắt lưới: biểu thị bằng 1 cạnh mắt lưới (a) hay 2 cạnh liên tiếp của mắt lưới (2a) ◼ Đơn vị a: thường là mm, hoặc cm, dm. ◼ Tên lưới: đôi khi gọi theo kích thước mắt lưới, vd lưới ba (a=3cm), lưới bảy (a=7cm)
  4. Chiều dài và chiều rộng tấm lưới ◼ Độ lớn tấm lưới: phụ thuộc chiều dài (L) và chiều rộng tấm lưới (H) ◼ Chiều dài tấm lưới: biểu thị bằng chiều dài kép căng các cạnh mắt lưới (L0), tính bằng m ◼ Chiều rộng tấm lưới: biểu thị bằng số lượng mắt lưới (n) theo chiều rộng ◼ Khổ đan lưới: máy dệt thường có khổ đan với số lượng mắt gầy ban đầu là 500 hay 1000 mắt.
  5. Hệ số rút gọn của tấm lưới (U) ◼ Hệ số rút gọn (U): biểu thị tấm lưới được rút ngắn lại theo 1 tỷ lệ nào đó so với chiều dài hoặc chiều rộng kéo căng của tấm lưới ◼ 2 loại hệ số rút gọn (HSRG): ◼ HSRG ngang (U1): tỉ lệ rút gọn giữa chiều ngang thực tế (L) và chiều ngang kéo căng của tấm lưới (L0): ◼ U1 = L / L0; ◼ HSRG đứng (U2): tỉ lệ rút gọn giữa chiều cao thực tế (H) và chiều cao kéo căng của tấm lưới (H0): ◼ U2 = H / H0; ◼ HSRG càng nhỏ biểu thị chiều đó càng ngắn lại, nhưng chiều kia sẽ dài ra tương ứng: 2 2 ◼ (U1) + (U2) = 1
  6. Diện tích tấm lưới ◼ Diện tích giả (S0) của tấm lưới: ◼ dùng chiều dài kéo căng và chiều rộng kéo căng để tính diện tích ◼ Là diện tích mang tính lý thuyết, không có trong thực tế vì không thể kéo căng cả 2 chiều ◼ Diện tích thật (S) của tấm lưới: ◼ Là diện tích thực tế, vì khi kéo 1 chiều thì chiều kia cũng thay đổi ◼ Diện tích thật luôn nhỏ hơn DT giả ◼ DT thật biến đổi tùy thuộc hệ số rút gọn, muốn S max thì chọn U1 = U2 = 0,707
  7. Cường độ tấm lưới ◼ Cường độ tấm lưới biểu thị độ bền tấm lưới ◼ Cường độ tấm lưới phụ thuộc vào nguyên vật liệu làm lưới và kiểu gút liên kết tạo thành mắt lưới ◼ Trong tấm lưới thành phẩm, cường độ đứt của chỉ bị giảm đi 30-40% so với ban đầu, do sự hình thành các gút lưới ◼ Gút lưới càng phức tạp thì cường độ chỉ càng giảm
  8. Lưới tấm ◼ Lưới tấm được chế tạo từ chỉ lưới được đan hoặc bện tết thành mắt lưới. ◼ Mắt lưới là yếu tố cơ bản hình thành tấm lưới. Thông số cơ bản của mắt lưới là kích thước cạnh mắt lưới, được ký hiệu bằng chữ “a”, được đo trên hai nút lưới liên tiếp khi kéo căng và được tính bằng milimet (mm). ◼ Tấm lưới hình thành bằng cách đan tay hoặc đan máy. Có hai dạng lưới là lưới có nút và lưới không nút. Hiện nay, ngoài lưới tấm có mắt lưới hình thoi, người ta còn sử dụng trong nghề cá lưới tấm có mắt lưới sáu cạnh, mắt lưới hình vuông. ◼ Trong lý thuyết và thiết kế ngư cụ, tỷ số giữa đường kính chỉ lưới và kích thước cạnh mắt lưới d/a là thông số chỉ độ dày của tấm lưới và nó ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngư cụ. Đối với loại lưới đóng (lưới rê), để nâng cao hiệu quả khai thác, thường dùng lưới có tỷ số d/a nhỏ, còn các ngư cụ như lưới kéo, lưới vây thường dùng tỷ số này lớn hơn.
  9. Chế tạo lưới ◼ Chế tạo lưới là kỹ thuật gia công chỉ lưới thành tấm lưới ◼ Hiện nay đã hoàn toàn tự động hóa khâu chế tạo lưới thành phẩm: với số lượng mắt lưới 500 hay 1000, máy dệt sẽ tự động dệt theo 1 kiểu gút nào đó, với chiều dài lưới tùy ý. ◼ Tuy nhiên nghề đan lưới thủ công vẫn còn phổ biến, với công cụ đan và biết cách đan, có thể tự làm tấm lưới
  10. Lưới dệt (lưới dệt bằng máy) ◼ Lưới dệt có 2 loại: lưới dệt có nút và lưới dệt không nút. ◼ Lưới dệt có nút thường sử dụng để lắp ráp thành các loại lưới khác nhau. ◼ Lưới dệt không nút được sử dụng trong nghề xâm (khai thác moi), lưới rùng, lưới vây, lồng nuôi cá. ◼ Lưới dệt trước khi sử dụng phải được xử lý nhiệt để các nút lưới không bị tuột.
  11. Lưới đan (lưới đan bằng tay) ◼ Lưới đan là việc dùng ghim đan, cữ đan để liên kết chỉ lưới thành các mắt lưới bằng các loại nút lưới khác nhau tạo thành tấm lưới. ◼ Tùy theo yêu cầu chế tạo của từng loại ngư cụ và hình thức đan có thể tạo ra tấm lưới đan có hình dạng khác nhau như: ◼ đan bình thường (tạo ra tấm lưới hình chữ nhật hoặc hình vuông), ◼ đan tăng giảm mắt lưới (tạo ra tấm lưới tam giác hoặc hình thang), ◼ đan biên theo chu kỳ cắt (ví dụ đan biên cánh phao, cánh chì của lưới kéo).
  12. Dụng cụ đan ◼ Ghim đan: bằng tre, nhựa hoặc sắt, dùng để đan lưới, độ lớn của ghim đan phải nhỏ hơn ½ kích thước mắt lưới 2a muốn đan. ◼ Cự đan (cữ đan / cỡ đan): dụng cụ bằng tre, nhựa hoặc sắt , để ổn định kích thước các cạnh mắt lưới muốn đan.
  13. Gầy mắt lưới ◼ Gầy mắt lưới: số mắt lưới được gầy ban đầu sẽ quyết định chiều rộng, hoặc chiều cao tấm lưới (nếu gầy theo chiều dọc) ◼ Các cách gầy mắt lưới:
  14. Đan lưới ◼ Sau khi gầy mắt lưới, tiến hành đan lần lượt từ trái qua phải (hoặc ngược lại) và đan cho đủ số mắt lưới đã gầy. ◼ Nếu đan đúng số mắt lưới đã gầy ban đầu trong mỗi hàng cữ đan, sẽ cho tấm lưới hình chữ nhật ◼ Đan tăng mặt (tăng treo): hàng cữ đan phía dưới có số mắt lưới lớn hơn hàng cữ trên, kết quả cho tấm lưới hình thang ◼ Đan giảm mặt: ngược lại với đan tăng mặt
  15. Các hình thức đan
  16. Nút lưới ◼ Nút lưới là hình thức liên kết các sợi, chỉ lưới để tạo thành mắt lưới. ◼ Tùy phương pháp đan và loại vật liệu sợi mà sử dụng các loại nút lưới khác nhau: ◼ Các loại nút đơn (nút dẹt đơn, nút chân ếch đơn ) dùng cho sợi thực vật (bông, gai) đan tay và sợi tổng hợp đan máy (trường hợp đan máy phải xử lý nhiệt vì dễ tuột), ◼ Các loại nút lưới kép (nút dẹt kép, nút chân ếch kép, nút dẹt biến dạng, nút chân ếch biến dạng) dùng cho sợi tổng hợp đan tay. Các loại nút lưới kép chắc hơn, nhưng tốn chỉ và công đan hơn nút lưới đơn. ◼ Ngoài ra, còn loại lưới dệt (lưới không nút) do máy dệt tự đan chéo các sợi chỉ lưới với nhau tạo thành, có ưu điểm tốn ít chỉ hơn nhưng khó vá khi rách. ◼ Mắt lưới được đan hoặc dệt bằng các loại nút như nút dẹt, nút chân ếch đơn, nút chân ếch kép , hoặc bện tết để tạo thành lưới tấm hoặc ngư cụ.
  17. Các loại nút lưới ◼ Nút dẹt có kết cấu đơn giản, dễ thao tác, song dễ biến dạng mắt lưới khi lực tác dụng không đều theo các phương. Với lưới làm bằng sợi tổng hợp, ít dùng nút dẹt. ◼ Nút chân ếch đơn đựơc sử dụng rộng rãi hơn. Độ bền vững của nút chân ếch khi lực kéo theo mọi phương như nhau. ◼ Nút chân ếch kép, tuy có độ bền lớn hơn các loại nút khác, nhưng vì có nhiều nhược điểm, nên chỉ được sử dụng trong một vài vị trí đặc biệt của ngư cụ.
  18. Các loại nút lưới khác ◼ Nút dẹt ◼ Nút mở ◼ Nút sống ◼ Nút chân ếch: đơn, kép, biến dạng ◼ Nút khóa: ngược đầu, chụm đầu ◼ Nút nối dây câu: ngược đầu, chụm đầu ◼ Nút ghế: đơn, kép ◼ Nút tếch: đều, phải, trái ◼ Nút thòng lọng: thường, ghế ◼ Nút tai thỏ ◼ Nút thang ◼ Nút hoạt ◼ Nút chầu dây
  19. Cắt lưới ◼ Cắt lưới là công đoạn quan trọng để chế tạo ngư cụ từ lưới tấm. ◼ Để cắt tấm lưới theo yêu cầu, cần phải tiến hành các hình thức cắt khác nhau. Có hai dạng cắt lưới cơ bản: cắt lưới đơn giản và cắt lưới phối hợp. ◼ Cắt đơn giản: là cắt thẳng hoàn toàn và cắt xiên hoàn toàn. ◼ Cắt thẳng hoàn toàn có thể cắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Cắt thẳng được tiến hành cắt đứt toàn bộ hai cạnh của các mắt lưới liên tiếp theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang (hình 2a và hình 2b). ◼ Cắt xiên hoàn toàn là cắt tất cả các cạnh mắt lưới đối diện nhau tạo thành đường xiên (hình 2c)
  20. Cắt phối hợp ◼ Cắt phối hợp giữa cắt xiên và cắt thẳng ngang (H.3a) ◼ Cắt phối hợp giữa cắt xiên và cắt thẳng đứng (H.3b) ◼ Để lựa chọn hình thức cắt phù hợp, cần thiết phải biết số mắt lưới thẳng đứng và thẳng ngang, là cạnh của tam giác vuông có cạnh huyền là đường phải cắt (H.4).
  21. Cắt phối hợp 2 ◼ Gọi số mắt lưới thẳng đứng của cạnh tam giác vuông kề đường cắt là m và số mắt lưới nằm ngang của cạnh kề đường cắt còn lại là n: ◼ Nếu m>n thực hiện cắt phối hợp giữa cắt xiên với cắt thẳng đứng. ◼ Nếu m<n thực hiện cắt phối hợp giữa cắt xiên với cắt thẳng ngang. ◼ Đặc biệt khi m=n thực hiện cắt xiên hoàn toàn. ◼ Theo ký hiệu quốc tế, cắt xiên cạnh mắt lưới được ký hiệu B; cắt ngang mắt lưới được ký hiệu bằng chữ T; cắt đứng mắt lưới được ký hiệu bằng chữ N. ◼ Ví dụ: Cắt tấm lưới theo chu kỳ 1N2B; 1T2B; 1B2T là những phép cắt được biểu diễn trên hình 5.
  22. Ghép lưới ◼ Ghép lưới là công đoạn dùng ghim đan ghép các tấm lưới với nhau. ◼ Có ba hình thức: ◼ Ghép tạm thời: Khi mối ghép đòi hỏi dễ tháo lắp, nghĩa là mở nhanh và lắp nhanh, cần phải thực hiện mối ghép tạm thời. Mối ghép này thường để ghép các cheo lưới của vàng lưới rê. Trong ghép tạm thời, người ta sử dụng các nút dễ tháo và đường ghép thường sử dụng phương pháp sươn ghép ◼ Ghép bán cố định: là mối ghép khi cần dễ tháo gỡ, đường ghép ít bị tổn thất. Loại ghép này thường là ghép mối ngắn ◼ Ghép cố định: Là mối ghép được thực hiện bằng cách đan thêm 1/2 mắt lưới nối liền 2 tấm lưới cần ghép
  23. Tỷ số lắp ghép ◼ Tỷ số lắp ghép là tỷ số giữa số mắt lưới hay chiều dài kéo căng của tấm lưới này so với tấm lưới kia, có 2 hình thức ghép lưới: ◼ Số lượng mắt lưới của hai tấm lưới ghép như nhau: ◼ Ghép 2 tấm lưới lại với nhau bằng cách đan thêm 1/2 mắt lưới. Cứ 1 mắt của tấm lưới này ghép với 1 mắt lưới của tấm kia. ◼ Số lượng mắt lưới của hai tấm lưới cần ghép khác nhau: ◼ Nếu hai tấm lưới cần ghép có số mắt lưới hoặc chiều dài kéo căng khác nhau, người ta có thể ghép a mắt lưới của tấm lưới này với b mắt lưới của tấm lưới kia hoặc L1 chiều dài kéo căng của tấm lưới này với L2 chiều dài kéo căng của tấm lưới kia.
  24. Tài liệu tham khảo ◼ Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010. ◼ Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 pp ◼ Friman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp. ◼ Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC. ◼ Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt Nam ◼ Hà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.