Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 7: Lưới váy

ppt 19 trang huongle 5210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 7: Lưới váy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_khai_thac_thuy_san_dai_cuong_phan_7_luoi_vay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 7: Lưới váy

  1. KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG Phần 7. Lưới vây
  2. Giới thiệu ◼ Lưới vây đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, lưới vây được thả từ tàu và kéo lên tàu. Lưới vây chuyên đánh cá đi thành đàn và chỉ thả đến 1 độ sâu nhất định ◼ Lưới vây khác với lưới rùng (thả từ bờ và kéo lên bờ) và lưới quây (thả bao vây đàn cá rồi xua cá đóng vào) ◼ Tùy theo kích cỡ tàu thuyền và đối tượng khai thác, lưới vây thường có chiều dài từ 300-1500m và chiều cao từ 45-150m.
  3. Lưới vây ở VN ◼ Sự phát triển nghề lưới vây ở các vùng biển VN khác nhau rõ rệt: ◼ Vịnh Bắc bộ: phát triển rất yếu, sản lượng chỉ chiếm 4,5% tổng sản lượng nghề lưới vây toàn quốc, tàu thuyền nhỏ, ngư trường chủ yếu ven bờ (<30m) ◼ Miền Trung, Đông - Tây Nam bộ: phát triển mạnh, có nhiều tàu lưới vây công suất lớn. Hàng năm, tàu lưới vây các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa thường di chuyển ngư trường đến vịnh Bắc bộ và Đông - Tây nam bộ
  4. Phân loại lưới vây ◼ Phân chia theo phương pháp khai thác: ◼ Lưới vây tự do ◼ Lưới vây kết hợp ánh sáng ◼ Lưới vây kết hợp ánh sáng và chà ◼ Phân chia theo đối tượng khai thác: ◼ Lưới vây cá ngừ, cá thu ◼ Lưới vây cá nổi nhỏ, cá cơm ◼ Phân chia theo khu vực: ◼ Lưới bao sông ◼ Lưới vây biển ◼ Phân chia theo số lượng tàu sử dụng để cùng thu, thả lưới: ◼ Lưới vây 1 tàu ◼ Lưới vây 2 tàu (ít sử dụng) ◼ Phân loại theo cơ giới: thủ công, bán cơ giới, cơ giới ◼ Phân loại theo cấu tạo: đối xứng, không đối xứng
  5. Phân loại theo nghề cá của Việt Nam ◼ Lưới vây tự do: ◼ dò tìm đàn cá bằng mắt thường hoặc sử dụng thiết bị dò tìm đàn cá sau đó vây bẳt đàn cá. ◼ Lưới vây kết hợp ánh sáng: ◼ sử dụng ánh sáng để tập trung cá, ◼ rồi tiến hành thả lưới đánh bắt đàn cá. ◼ Lưới vây kết hợp ánh sáng và chà: ◼ có thể sử dụng lưới vây tự do hoặc lưới vây ánh sáng để đánh bắt kết hợp chà. ◼ Chà là thiết bị làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau để tập trung cá thành đàn, sau đó dùng ánh dáng dụ ra ngoài vùng chà để vây bắt. ◼ Lưới vây cá ngừ: ◼ là loại lưới vây có kích thước lớn, được sử dụng để khai thác đối tượng là cá ngừ. ◼ Có thể khai thác theo hình thức vây tự do hoặc kết hợp với ánh sáng và chà
  6. Cấu tạo lưới vây
  7. Cấu tạo lưới vây ◼ Lưới vây gồm: vàng lưới và phụ tùng lưới
  8. Cấu tạo vàng lưới vây ◼ Vàng lưới vây gồm: cánh lưới, thân lưới, tùng lưới ◼ Cánh lưới: ◼ Vai trò bao vây, lùa cá vào thân và tùng ◼ Chiếm chiều dài rất lớn (3/5) so với thân và tùng ◼ a cánh > a thân > a tùng ◼ Thân lưới: ◼ Tiếp tục bao vây và lùa cá vào tùng lưới ◼ Chiều dài chiếm 1/5 đến 2/5 vàng lưới
  9. Tùng lưới ◼ Là phần giữ cá và bắt cá ◼ Tùng lưới có kích thước mắt lưới (a) nhỏ nhất và độ thô chỉ lưới (d) lớn nhất so với thân và cánh lưới ◼ Chiều dài: chiếm 1/5 vàng lưới ◼ Ngược với cánh và thân, tùng lưới được lắp ráp tấm lưới theo chiều dọc, vì phần này chịu lực kéo dọc là chủ yếu.
  10. Phụ tùng lưới vây ◼ Gồm: Dây cáp rút chính và các giềng rút biên đầu cánh và đầu tùng ◼ Dây cáp rút chính: ◼ là dây quan trọng nhất, quyết định hiệu quả đánh bắt của lưới vây. ◼ Vai trò cuộn rút, giúp thu gom các đoạn giềng chì lại với nhau thành 1 điểm, không cho cá lặn thoát ra phía dưới vàng lưới ◼ Chiều dài ít nhất phải bằng chiều dài giềng chì + chiều dài dự trữ 2 đầu cánh lưới và tùng lưới
  11. Các giềng rút biên đầu cánh và đầu tùng ◼ Giúp thu ngắn 2 đầu biên lưới ở cánh và tùng nhằm tạo thuận lợi cho quá trình cuộn rút lưới vây ◼ Độ thô của giềng rút biên thường nhỏ hơn cáp rút chính, thường là 10-12 mm.
  12. Trang bị phao chì ◼ Phao được lắp ráp trên giềng phao nhằm tạo lực đảm bảo để giềng phao luôn nổi trên mặt nước trong quá trình thả và thu lưới ◼ Chì được lắp ráp vào giềng chì để tăng tốc độ rơi chìm của lưới nhằm ngăn chặn đàn cá trốn thoát. ◼ Vòng khuyên được chế tạo từ nhiều loại vật liệu, được liên kết với giềng chì dùng để cuộn rút giềng chì khi thu lưới bắt cá.
  13. Hình dạng lưới vây khi đánh bắt ◼ Khi đánh bắt, hình dạng của lưới vây luôn thay đổi: thả lưới (tấm lưới phẳng), kết thúc thả (hình trụ) và cuộn rút (hình chóp cầu)
  14. Vòng bao vây thả lưới ◼ Dây dẫn được thả khi bắt đầu thả lưới, khép kín vòng vây
  15. Kỹ thuật khai thác lưới vây ◼ Gồm 5 bước: chuẩn bị, thăm dò, thả lưới, thu lưới, bắt cá. ◼ Chuẩn bị: tàu, nguyên vật liệu, ngư cụ ◼ Thăm dò cá: bằng kinh nghiệm (trực tiếp) hay máy thăm dò (gián tiếp) ◼ Trực tiếp: chim hải âu bu lại bắt mồi, gợn sóng bề mặt lăn tăn bất thường, bề mặt biển phát sáng ban đêm, màu sắc mặt nước biển ◼ Gián tiếp: máy tầm ngư, máy bay
  16. Thả lưới (bủa lưới) ◼ Sau thăm dò, tiếp cận đàn cá ◼ Chọn vị trí và hướng thả lưới ◼ Thả phao tiêu (hoặc đèn nếu trời tối), rồi lần lượt thả cánh lưới, thân lưới, tùng lưới ◼ Thời gian thả lưới phải nhanh: 5-10 phút ◼ Khi kết thúc vòng bao vây thả lưới thì mạn làm việc (mạn thu lưới) phải nằm phía cuối gió (tránh cho tàu bị gió đẩy càn lên lưới)
  17. Thu lưới & bắt cá ◼ Giai đoạn 1: thu cáp rút chính ◼ Giai đoạn 2: thu lưới ◼ mất nhiều thời gian và nặng nhọc nhất ◼ Thu cánh lưới rồi đền thân lưới ◼ Để lại phần tùng nằm trong nước để chứa cá ◼ Bắt cá ◼ Bằng vợt xúc (50 kg/vợt) ◼ Hoặc bằng bơm hút, nếu cá nhiều và nhỏ ◼ Chu kỳ đánh bắt 1 mẻ lưới vây: 45-60 phút
  18. Quy trình khai thác lưới vây tự do và lưới vây kết hợp ánh sáng
  19. Tài liệu tham khảo ◼ Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010. ◼ Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 pp ◼ Friman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp. ◼ Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC. ◼ Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt Nam ◼ Hà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.