Bài giảng Kĩ thuật xử lý nước thải - Chương 1: Những vấn đề chung về xử lí nước thải

pdf 26 trang huongle 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kĩ thuật xử lý nước thải - Chương 1: Những vấn đề chung về xử lí nước thải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ki_thuat_xu_ly_nuoc_thai_chuong_1_nhung_van_de_chu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kĩ thuật xử lý nước thải - Chương 1: Những vấn đề chung về xử lí nước thải

  1. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.1. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI Để hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước thải khác nhau. Có nhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong tài liệu này tác giả đưa ra 3 loại nước thải dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải như sau. 1.1.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân, chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước. Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh - Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 – 450%mg/l thoe trọng lượng khô. Có khỏang 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày trong bảng 1.1 Bảng.1.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người Tổng chất thải Chất thải hữu cơ Chất thải vô cơ Các chất (g/người.ngày) (g/người.ngày) (g/người.ngày) 1. Tổng lượng chất thải 190 110 80 2. Các chất tan 100 50 50 3. Các chất không tan 90 60 30 4. Chất lắng 60 40 20 5. Chất lơ lửng 30 20 10 Trang nuoc.vn1
  2. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Bảng 1.2: Thành phần nước thải sinh họat phân tích theo các phương pháp của APHA Mức độ ô nhiễm Các chất (mg/l) Nặng Trung bình Thấp - Tổng chất rắn 1000 500 200 - Chất rắn hòa tan 700 350 120 - Chất rắn không hòa tan 300 150 8 - Tổng chất rắn lơ lửng 600 350 120 - Chất rắn lắng 12 8 4 - BOD5 300 200 100 - DO 0 0 0 - Tổng nitơ 85 50 25 - Nitơ hữu cơ 35 20 10 - Nitơ ammoniac 50 30 15 - NO2 0,1 0,05 0 - NO3 0,4 0,2 0,1 - Clorua 175 100 15 - Độ kiềm 200 100 50 - Chất béo 40 20 0 - Tổng photpho - 8 - Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l. Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1 Một tính chất đặc trưng nữa của Nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn. 1.1.2. Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) Là lọai nước thải sau quá trình sản xuất, phục thhuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất. Bảng 1.3. lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp Lưu lượng nước Ngành công nghiệp Tính cho thải 1. Sản xuất bia 1 l bia 5,65 (l) 2. Tinh chế đường 1 tấn củ cải đường 10 - 20 (m3) 3. Sản xuất bơ sữa 1 tấn sữa 5-6 (l) 4. sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa - - 5. Sản xuất nước khoáng và nước chanh - - 6. Nhà máy đồ hộp rau quả 1 tấn sản phẩm 4,5 - 1,5 7. Giấy - - 8. Giấy trắng 1 tấn - 9. Giấy không tẩy trắng 1 tấn - 10. Dệt sợi nhân tạo 1 tấn sản phẩm 100 (m3) 11. Xí nghiệp tẩy trắng 1 tấn sợi 1000 - 4000 (m3) Trang nuoc.vn2
  3. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất. Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường. Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý. Sau đây là 1 số số liệu về thành phần nước thải của 1 số ngành công nghiệp Bảng 1.4. Tính chất đặc trưng của nước thải 1 số ngành công nghiệp Chế biến Sản xuất Dệt sợi Sản xuất Các chỉ tiêu sữa thịt hộp tổng hợp clorophenol - BOD5 (mg/l) 1000 1400 1500 4300 - COD (mg/l) 1900 2100 3300 5400 - Tổng chất rắn 1600 3300 8000 53000 (mg/l) 300 1000 2000 1200 - Chất rắn lơ lửng 50 150 30 0 (mg/l) 12 16 0 0 - Nitơ (mgN/l) 7 7 5 7 - Photpho (mgP/l) 29 28 - 17 - pH - 500 - - - Nhiệt độ (0C) - - - 27000 - Dầu mỡ (mg/l) - - - 140 - Clorua (mg/l) - Phenol (mg/l) Nói chung, nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng nitơ và photpho đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các chất dinh dưỡng này trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so với nhu cầu phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải ở các nhà máy hóa chất thường chứa 1 số chất độc cần được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi thải vào hệ thống nước thải khu vực. Có hai loại nước thải công nghiệp: - + Nước thải công nghiệp qui ước sạch : là lọai nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. - + Lọai nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước kjhi xả vào mạng lưới thóat nước chung hoặc vào nguồn nước tùytheo mức độ xử lý. 1.1.3. Nước thải là nước mưa Đây là lọai nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ, khi đi vào hệ thống thóat nước. Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên tới 470m3/ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa. Lưu ý: Trong đô thị : Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản xuất và gọi chung là nước thải đô thị. Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước Trang nuoc.vn3
  4. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn thấm, 36% là nước thải sản xuất. Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho 1 nguồn trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị thường dao động trong phạm vi rất lớn. Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ biến động từ 20% QTB- 250%QTB Lưu lượng nước thải của các thành phố lớn biến động từ 50% QTB- 200%QTB Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10-12h trưa và thấp nhất vào lúc khoảng 5h sáng. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động lưu lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm. 1.2. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI VA CÁC DẠNG NHIỄM BẨN 1.2.1. Lưu lượng nước thải - Xác định lưu lượng nước thải có HTTN dùng PP đo lưu lượng tại cửa xả. - Nếu chưa có HTTN hoàn chỉnh ta tính theo từng loại sau: 1 2.1.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt thường chiếm từ 65% đến 80% lượng nước cấp đi qua đồng hồ các hộ dân, các cơ quan, bệnh viện, trường học, khu thương mại , khu giải trí, 65% áp dụng cho nơi nóng, khô, nước cấp dùng cả cho việc tưới cây cỏ. Trong một số trường hợp phải dựa vào tiêu chuẩn thoát nuớc để tính toán sơ bộ lưu lượng nước thải.(tham khảo bảng 1.5) sau đây: Bảng 1.5. Tiêu chuẩn thải nước khu vực dân cư Stt Mức độ thiết bị vệ sinh trong công trình Tiêu chuẩn thải (l/người.ngđ) 1 Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ 80 – 100 sinh, không có thiết bị tắm 2 Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ sinh 110 – 140 và thiết bị tắm thông thường (vòi sen) 3 Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ 140 – 180 sinh, có bồn tắmvà cấp nước nóng cục bộ Ở các khu thương mại, cơ quan, trường học, bệnh biện, khu giải trí ở xa hệ thống cống thoát của thành phố, phải xây dựng trạm bơm nước thải hay khu xử lý nước thải riêng, tiêu chuẩn thải nước có thể tham khảo bảng 1.6, bảng 1.7, bảng 1.8. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong thực tế điều kiện nước ta. Bảng 1.6. Tiêu chuẩn thải nước từ các khu dịch vụ thương mại Lưu lượng (l/đơn vị tính- ngày) Nguồn nước thải Đơn vị tính Khoảng dao động Trị số tiêu biểu Nhà ga sân bay Hành khách 7,5 -15 11 Gara- ôtô, sửa xe Đầu xe 26 -50 38 Quán bar Khách hàng 3,8 -19 11 Người phục vụ 38-60 50 Kho hàng hoá Nhà vệ sinh 1515-2270 1900 Nhân viên phục vụ 30-45 38 Khách sạn Khách 151-212 180 Người phục vụ 26-49 38 Hiệu giặt là Công nhân 26-60 49 Máy giặt 1703-2460 2080 Tiệm ăn Người ăn 7,5-15 11 Siêu thị Người làm 26-50 38 Cơ quan Nhân viên 26-60 49 Trang nuoc.vn4
  5. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Bảng 1.7: Tiêu chuẩn thải nước từ các công sở Lưu lượng (l/đơn vị tính-ngày) Nguồn nước thải Đơn vị tính Khoảng dao động Trị số tiêu biểu Bệnh viện Giường bệnh 473 -908 625 Nhân viên phục vụ 19 -56 38 Bệnh viện tâm thần Giường bệnh 284-530 378 Nhân viên phục vụ 19 -56 38 Nhà tù Tù nhân 284 -530 435 Quản giáo 19 -56 38 Nhà nghỉ Người trong nhà điều 190 -455 322 Trường đại học dưỡng Sinh viên 56 -133 95 Bảng 1.8. Tiêu chuẩn thải nước từ các khu giải trí Lưu lượng (l/đơn vị tính-ngày) Nguồn nước thải Đơn vị tính Khoảng dao động Trị số tiêu biểu Khu nghỉ mát có khách Người 189 -265 227 sạn mini Khu nghỉ mát lều, trại, Người 30 -189 151 ôtô di động Quán cà phê giải khát Khách 3,8 -11 7,5 Nhân viên phục vụ 30 -45 38 Cắm trại Người 75 -150 113 Nhà ăn Xuất ăn 15 -38 26,5 Nhân viên 30 -189 151 Bể bơi Người tắm 19 -45 38 Nhân viên 30 -45 38 Nhà hát Ghế ngồi 7,5 -15 11 Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15 -30 19 Lưu lượng nước thải sinh hoạt: Qtb = N.q n Q max = Qtb . Kng Qs = Qtb /86400 s Q max = Qs . Kc Trong đó : + N : Số dân cư + q : Tiêu chuẩn thoát nước + Kng :Hệ số không điều hòa ngày Hệ số không điều ngày của nước thải sinh hoạt khu dân cư lấy Kng = 1,15 – 1,3 + Kc : Hệ số không điều hòa chung Hệ số không điều hòa chung Kc = Kng . Kh Trang nuoc.vn5
  6. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Bảng 1.9. Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt Lưu lượng 5 10 20 50 100 300 500 1000 5000 trung bình (lit/giây) Kc max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44 Kc min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71 1.2.1.2. Nước thải cơng nghiệp Phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy. Lưu lượng sản xuất có thể dùng công thức sau đây: Q = qtc x P Trong đó : + P : Công suất sản phẩm của nhà máy + qtc : Tiêu chuẩn (định mức ) sử dụng nước cho sản xuất. Có thể tham khảo số liệu định mức xả thải của nhà máy trong bảng 1.10 Bảng 1.10. Tiêu chuẩn thải nước của một số ngành công nghiệp STT Ngành sản xuất nước thải/sản phẩm (qtc) 1 Chế biến mủ cao su 54 lit/tấn sản phẩm crếp 2 Chế biến thủy sản 20 – 100 m3/tấn 3 Chế biến nông sản 6 – 60 m3/tấn nông sản 4 Chế biến thịt 3 – 10 m3/tấn sản phẩm 5 Thuộc da 65 – 100 m3/tấn da ướt 6 Giặt giũ 33 lit/kg quần áo 7 Rượu bia 0,3 m3/giạ lúa (36 lit) 8 Cà phê 22 m3/tấn sản phẩm 9 Luyện dầu 3 m3/thùng dầu thô (150 l) 10 Luyện cán thép 0,1 – 0,8 m3/tấn thép 11 Chăn nuôi gia cầm 15 – 25 lit/kg gia cầm 12 Sản xuất giấy và bột giấy 60 – 240 m3/tấn sản phẩm Ngoài ra trong xí nghiệp còn có một lượng nước thải sinh hoạt rất lớn nên việc xác định nó cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của công nhân trong các phân xưởng s3n xuất có thể lấy theo Bảng 1.11 Bảng 1.11 Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt trong các phân xưởng sản xuất Loại phân xưởng Tiêu chuẩn thoát nước Kh (l/người.ngđ) Phân xưởng nóng tỏa 35 2,5 nhiệt 25 3,0 Phân xưởng thường Trang nuoc.vn6
  7. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc theo kíp là 40 – 60 lit/người và thời gian tắm là 45 phút. Lưu lượng nước thải trong các xí nghiệp công nghiệp: Qtb = (25N1 + 35N2)/1000, m3/ngđ h Q max = (25N3 + 35N4)/T.1000 s h Q max = Q max /3,6 Sự phân bố lưu lượng nước thải sản xuất theo ca kíp có thể lấy theo phần trăm lưu lượng ngày như trong bảng 1.12 Bảng 1.12. Phân bố phần trăm lưu lượng sản xuất theo ca Buổi Làm việc 3 ca Làm việc 2 ca Buổi sáng 40 – 50 50 – 65 Buổi chiều 35 – 30 50 – 65 Buổi đêm 20 – 25 Cả ngày 100 100 Ngoài ra khi không có số liệu cụ thể của từng nhà máy có thể tính lượng nước thải chung theo diện tích của khu công nghiệp như sau: - KCN gồm các nhà máy SX ra sản phẩm thô, ít ngậm nước, lượng nước thải dao đông từ 9- 14m3/ha.ngày. - SX sản phẩm ngậm nước trung bình từ 14-28m3/ha.ngày. - Lượng nước thải KCN tính theo lượng nước cấp: 90-95% 1.2.1.3. Nước mưa Việc xác định lưu lượng nước mưa khá phức tạp. Rất nhiều công trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay chưa đề câp nhiều đến việc xác định lượng mưa. Tài liệu này trình một phương pháp động học (phương pháp .) để xác định lưu lượng nước mưa tại một vùng bất kỳ. Việc tính toán mạg lưới thoát nước mưa sẽ đề cập trong một tài liệu khác của tác giả 1.2.1.3.1. Các số liệu cơ bản thiết kế hệ thống thoát nước mưa 1. Thời gian mưa: Là thời gian kéo dài của một trận mưa tính bằng phút hoặc giờ. Thời gian bắt đầu cơn mưa có lượng nước chảy vào mạng lưới nhỏ hơn lưu lượng tính toán. Hiện tượng này gọi là sự chậm trễ của dòng chảy nước mưa, do nước mưa phải mất thời gian di chuyển từ bề mặt lưu vực đến mạng lưới thoát nước. Vì vậy, trên suốt chiều dài đoạn ống, lưu lượng luôn nhỏ hơn lưu lượng tối đa hiện diện ở cuối đoạn ống tính toán. - Thời gian mưa tính toán: ttt = tm + tr + to Trong đó: + tm : Thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất đến mạng lưới 1,5.n0,6 .L0,6 t = , phut m Z 0,3 .i 0,5 .I 0,3 9 Z,n,i : hệ số lớp phủ, hệ số nhám và độ dốc bề mặt tập trung nước mưẵ 9 I : cường độ mưa, mm/phút 9 L : chiều dài đoạn nước chảy Trang nuoc.vn7
  8. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn (Công thức xác định tm áp dụng cho các bề mặt tập trung nước mưa đã được san nền không có rãnh, luống, ) Lưu ý: Tính toán tm sơ bộ có thể lấy như sau: 9 Trong tiểu khu không có hệ thống thoát nước mưa: tm = 10 phút 9 Trong tiểu khu có hệ thống thoát nước mưa: tm = 05 phút + tr : Thời gian nước chảy trong rãnh: tr = 1,25. lr /vr (giây) 9 lr, vr : chiều dài (m) và vận tốc (m/s) nước mưa chảy ở cuối rãnh 9 1,25 : hệ số tính đến sự tăng tốc độ chảy trong thời gian mưa + to : Thời gian nước chảy trong ống đến tiết diện tính toán: to = M lo / vo (giây) 9 lo, vo : chiều dài, vận tốc nước mưa chảy trong ống 9 M : hệ số tính đến sự chậm trễ của dòng chảy nước mưa • M = 2 : địa hình thoát nước mưa bằng phẳng i 0,03 2. Cường độ mưa: là lượng nước mưa rơi xuống tính trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian. Cường độ mưa được biểu diễn dưới 2 hình thức: theo lớp nước và theo thể tích. - Cường độ mưa tính theo lớp nước là tỉ số giữa chiều cao lớp nước và thời gian mưa. i = h/t (mm/phút) - Cường độ mưa tính theo thể tích là lượng nước mưa tính bằng l/s.ha q = 166,7 i (l/s.ha) - Cường độ mưa được xác định theo công thức Liên xô cũ: [20n.q (1+ C.lg P)] q = 20 t n Trong đó: + n,C : Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu từng vùng + q20 : Cường độ mưa trong thời gian 20 phút với chu kỳ P= 1 năm + P : Chu kỳ mưa, năm + t : thời gian mưa tính toán, phút - Cường độ mưa được xác định theo công thức Trần Liệt Viễn: ()20 + b n + q (1+ C.lg P) q = [ 20 ] ()t + b n Các giá trị n, C, b tra trong bảng phân bố mưa ở từng địa phương 3. Chu kỳ mưa: Là thời gian lặp lại một trận mưa có cùng cường độ và thời gian mưa. Đơn vị tính bằng năm 4. Chu kỳ tràn cống (P): là thời gian có một trận mưa vượt quá cường độ mưa tính toán Lựa chọn P : + Khu dân cư, thành phố nhỏ : 0,3 – 01 năm + Thành phố lớn, khu công nghiệp: 01 – 03 năm + Khu vực đặc biệt quan trọng: 05 – 10 năm Bảng 1.13. Chu kỳ tràn cống đối với khu vực dân cư Loại cống Điều kiện làm việc của cống Thuận lợi Trung bình Bất lợi Rất bất lợi Khu vực 0,25 0,35 0.5 1 Phố chính 0,35 0,5 1 2 Trang nuoc.vn8
  9. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Điều kiện thuận lợi: a. Diện tích lưu vực không lớn hơn 150 ha, địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình của mặt đất 0,005 và nhỏ hơn b. Đường cống đặt theo đường phân thủy hoặc ở phần trên của sườn dốc cách đường phân thủy không quá 400m Điều kiện trung bình: a. Diện tích lưu vực lớn hơn 150 ha, địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình của mặt đất khoảng 0,005 và nhỏ hơn. b. Đường cống đặt phía thấp của sườn dốc, theo khe tụ nước, độ dốc của sườn dốc nhỏ hơn hay bằng 0,02, diện tích lưu vực không quá 150 ha. Điều kiện bất lợi: a. Đường cống đặt phía thấp của sườn dốc và diện tích lưu vực lớn hơn 150 ha. b. Đường cống đặt theo khe tụ nước của sườn dốc, độ dốc trung bình của sườn dốc lớn hơn 0,02. Điều kiện rất bất lợi: Đường cống dùng để thoát nước từ một chỗ trũng Bảng 1.14. Giá trị P theo q20 Đặc điểm vùng thoát nước mưa Giá trị P khi q20 bằng 50 – 70 70 – 90 90 – 100 > 100 Địa hình phẳng, i 150 ha 0,33 – 0,50 0,5 – 1,5 1,5 – 2 4 Địa hình dốc, i> 0,006 khi: F ≤ 20 ha 0,33 – 0,5 0,5 – 1,5 1 – 2 3 – 4 F = 20 – 50 ha 0,5 – 1 1 – 2 1 – 3 5 – 10 F = 50 – 100 ha 2 – 3 3 – 5 5 10 F > 100 ha 5 5 10 10 – 20 Bảng 1.15. Chu kỳ tràn cống đối với khu vực công nghiệp Hậu quả do việc tràn cống P (năm) Quá trình công nghệ không bị hư hỏng 1 – 2 Quá trình công nghệ bị hư hỏng 3 - 5 5. Hệ số dòng chảy: Là tỉ số giữa lượng nước mưa chảy vào mạng lưới thoát nước và lượng nước mưa rơi xuống. ψ = qc / qr + qc, qr: Lượng nước mưa rơi trên diện tích 1 ha và lượng nước mưa chảy vào mạng lưới thoát nước từ 1 ha đó. 0,2 0,1 ψ = Ztb . q . t Trong đó: - q,t: cường độ mưa (l/s.ha) và thời gian mưa tính toán (phút) - Ztb:hệ số mặt phủ trung bình của toàn lưu vực Khi diện tích bề mặt không (hoặc ít) thấm nước lớn hơn 30% diện tích lưu vực thì hệ số dòng chảy ψ cho phép lấy bằng ψtb là đại lượng trung bình chung của hệ số dòng chảy ψo và diện tích bề mặt mà không phụ thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa. Bảng 1.16. bảng xác định hệ số dòng chảy ψo và hệ số lớp phủ bề mặt Z Dạng bề mặt Hệ số dòng chảy ψo Hệ số Z Mái nhà, mặt đường bêtông 0,95 0,240 Trang nuoc.vn9
  10. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Mặt phủ đá dăm, đá đẽo, đường nhựa 0,6 0,224 Đường lát đá cuội, đá hộc 0,45 0,145 Mặt phủ đá dăm không có vật liệu kết dính 0,4 0,125 Đường sỏi trong vườn 0,35 0,09 Mặt đất 0,3 0,064 Mặt cỏ 0,15 0,038 1.2.1.3.2. Tính toán nước mưa Giả thiết rằng thời gian mưa chính bằng thời gian để nước mưa từ điểm xa nhất trong lưu vực chảy đến tiết diện tính toán. Xác định lưu lượng tính toán nước mưa căn cứ vào thời gian tập trung nước mưa được gọi là phương pháp cường độ giới hạn. Qtt = μ. ψ. q. F Trong đo: + F: diện tích lưu vực, ha + Hệ số phân bố mưa rào μ là hệ số kể đến sự phân phối mưa không đồng đều trên toàn lưu vực μ = qTB / qmax 1 μ = 2 / 3 1+ 0,001 .F Bảng 1.17. Giá trị μ Diện tích lưu vực, ha <300 300 500 1000 2000 3000 4000 Hệ số phân bố mưa rào 1 0,96 0,94 0,91 0,87 0,83 0,8 Lượng nước mưa khi cống tràn xâm nhập vào MLTN riêng là 470m3/ha.ngày. 1.2.2. Dao động của lưu lượng nước thải - Lưu lượng dao động so với lưu lượng giờ TB: + 20-400%: dân cư ≤ 1000 người. + 50-300%: dân cư ≤ 10000 người. + 80-200%: dân cư ≤ 100000 người. - Thành phố lớn thì: max tb qh ≈ (1.25-1.5) qh tb min qh ≈ (1.25-1.5) qh 1.2.3. Chọn lưu lượng thiết kế - Tuân theo sự quy hoạch dân cư (tăng dân cư, ), xây dựng KCN mới, mở rộng mặt bằng, . - Ta có thể chọn như sau: 1. Lưu lượng ngày TB: dùng tính toán + Năng lượng điện tiêu thụ + Lượng hóa chất tiêu thụ + Lượng cặn bùn cần xử lý + Lượng nước xả nguồn tiếp nhận 2. Lưu lượng giờ max, min + Mạng lưới thoát nước + Máy bơm của trạm bơm nước thải + Song chắn rác + Bể lắng cát và bể điều hòa lưu lượng. 3. Khi có hệ số không điều hòa K ≤ 1.5 : Không xây bể điều hòa. Lấy Qtb của các giờ: 6, 7, 11, 12, 18, 19 đề tính cho các công trình sinh học, các bể lắng. 1.2.4. Thành phần, tính chất nước thải 1.2.4.1. Thành phần và tính chất cặn có trong nước thải Trang 10nuoc.vn
  11. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn a. Tổng hàm lượng cặn (TS) - Tổng các loại cặn Hữu Cơ và Vô Cơ ở dạng lơ lửng và hòa tan (mg/l). - Để xác định: Lấy một thể tích (V) nước thải đem sấy khô ở 103oC, sau đó đem cân và chia cho thể tích (V) ta được TS b. Cặn hữu cơ : Có nguồn gốc + Thức ăn của người, động vật + Xác động, thực vật + Thành phần hóa học: C, H, O, N, O, P, S. + Dạng tồn tại chủ yếu: Protein, Carbonhydrate, chất béo, Để xác định: Cân và đem sấy ở 550-600oC: VS (cặn bay hơi). c. Cặn vô cơ Là cặn còn lại sau khi sấy ở 550oC (hay còn gọi là độ tro). Nguồn gốc là các muối khoáng, cát, sạn, . d. Cặn lơ lửng (SS) - Là những cặn có thể quan sát bằng mắt thường hay loại bỏ bằng các phương pháp như lắng, lọc. - Để xác định ta lấy một (V) nước thải đem lọc qua giấy lọc, sấy khô ở 150oC và đem cân (mg/l). - SS:70% là HCơ, 30% là VCơ e. Cặn lắng được - Lấy 1 lít nước thải cho vào ống lắng có khắc độ, để lắng tĩnh 30’. Đo thể tích cặn lắng ở phía đáy ống nghiệm, kết quả ml cặn lắng / lít nước thải (ml/l) hay ml cặn lắng / gam SS: Gọi là chỉ Vlắng số thể tích: SVI = SS f. Cặn lơ lững dạng keo - Là loại cặn sau thời gian từ 3-4h vẫn không bị lắng ở đáy ống nghiệm (65% HCơ + 35% VCơ) g. Cặn hòa tan - Có kích thước rất nhỏ và lọt qua giấy lọc (40% HCơ + 60% VCơ). - Vì vậy, khi thiết kế công trình xử lý nước thải là phải làm sao phát triển được các VSV hấp thụ cặn HCơ ở dạng hòa tan, keo, lơ lửng thành cặn ở dạng ổn định dễ lắng. • Ta có thể hình dung mô hình cặn như sau: ng ọ m 99.9 ế ng ượ l c chi % theo tr ướ N m 100% 100% ng ế 800mg/l cặn hòa tan ng ọ ượ ng hàm g ổ tr n (TS) n ề 70mg/l cặn dạng keo ặ ợ ư 200 mg/l cặn l ng c ng hàm ng hàm l lơ lửng (SS) n (TS). Chi ổ 0.1% v ặ ượ T ặ ắ l c 130mg/l c n l ng 1000 mg/l t 1.2.4.2. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD và nhu cầu oxy hóa học COD a. BOD (NOS): (mg/l) Là lượng oxy cần thiết cho VK phát triển để oxy hóa các chất HCơ có trong nước thải. Đây là thông số quan trọng dùng chỉ mức độ nhiễm bẫn nước thải bằng các chất HC và dùng tính toán, thiết kế công trình xừ lý bằng pp sinh học . • CÁCH XÁC ĐỊNH BOD: o - Lấy nước bão hòa oxy, đo DObđ (mg). Lấy (V) nước thải cho vào mẫu và cho vào tủ sấy ở 20 C, sau 5 ngày đưa ra đo lượng oxy còn lại trong mẫu (DOsau) Trang 11nuoc.vn
  12. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn DObđ - DOsau BOD5 = V (mg/l) - Để phân hủy hoàn toàn (98%) thì phải cần đến 20 ngày cấy (BOD20) BOD5 = (0.68 - 0.7)BOD20 b. COD (NOH): - Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất HCơ và một phần các chất Vô cơ. - Xác định COD bằng PP oxy hóa mạnh trong điều kiện acid (PP Bicromat) - COD luôn > BOD - COD/BOD càng nhỏ thì XLSH càng dễ. - Nước thải sinh hoạt có BOD ~ 0.86COD (NT công nghiệp thì thay đổi) 1.2.4.3. Oxy hòa tan (DO) - Đây là chỉ số quan trọng trong xử lý SINH HỌC hiếu khí (luôn giữ 1.5 _ 2mg/l). - DO phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất của nước (nhiệt độ tăng Æ DO giảm, áp suất tăng Æ DO tăng). - Nếu ký hiệu độ thiếu hụt oxy: D + D = 0: oxy bão hòa hoàn toàn + D = 1: Thiếu hụt hòan toàn nên không có oxy. -K2t - Độ thiếu hụt oxy sau thời gian t: Dt = Do*10 o Trong đó: Với: K2: hệ số tốc độ hòa tan ( phụ thuộc vào t , S, ) Nguồn nước K2 10oC 15 oC 20 oC 25 oC Không có dòng chảy - 0.11 0.15 - vchảy <0.5 m/s 0.17 0.185 0.02 0.215 Chảy mạnh 0.425 0.46 0.05 0.54 - Sự thay đổi chế độ oxy có thể biểu diễn như sau: 100 3 Độ hụt tối đa B A 2 Oxy % 75 o hòa o hòa ả 50 b độ 1 c ứ 25 M 01 02 03 04 05 06 07 08 Thời gian, Ngày Đồ thị thay đổi chế độ Oxy A: Điểm tới hạn của độ hụt Oxy tối đa B: Điểm phục hồi tốc độ oxy hòa tan tối đa A: điểm tới hạn của Dmax, biểu diễn trạng thái nguy hiểm của nước nguồn về mặt vệ sinh. 1.2.4.4. Thành phần thức ăn: có 3 loại chủ yếu - Carbonhydrat: là nguồn đầu tiên cung cấp năng lượng và các hợp chất cứa carbone cho VK sống trong nước thải. - Protein ( Các sản phẩm phân hủy: amino acid): là nguồn cung cấp nitơ cần thiết. - Chất béo: chúng bị phân hủy thành acid béo dưới tác dụng của VK. Trang 12nuoc.vn
  13. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn 1.2.4.5. pH - Đánh giá sự tồn tại của H+ trong nước thải. Chỉ tiêu khá quan trọng khi nghiên cứu xử lý nước thải . pH = -lg[H+] - Quá trình xử lý nước thải bằng PP SH rất cần giá trị pH. - Quá trình XL hiếu khí cần pH = (6.5-8.5). Tốt nhất là 6.8-7.4. 1.2.4.6. Hợp chất Nitơ và Phospho N là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của VSV trong các công trình XLSH. Trong - - - nước thải tồn tại 2 dạng là NO2 và NO3 . NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrát hóa. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: Nitroza 2NH3 + 3O2 2HNO2 + 2H2O + Q Nitrosomona \Sau đó: VK 2HNO2 + O2 2HNO3 + 2H2O + Q Nitrobacter Như vậy, NO2 và NO3 chỉ có thể xuất hiện sau khi xử lý nước thải trong công trình sinh hóa: Biophin và Areten. Phospho cũng nư nitơ là chất dinh dưỡng cho VK sống và phát triển trong các công trình xử lý nước 3- thải. Tồn tại chủ yếu PO4 . Cả hai loại Nitơ và P nếu vượt quá giá trị nào đó sẽ gây phú dưỡng hóa. Trong xử lý nước thải bằng PP SH thường COD:N:P ~150:5:1 1.2.4.7. Các hợp chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt không cần phân tích, nhưng đáng lưu ý là chlorite và sulphate - Chlorite không biến đổi trong quá trình xử lý, nhưng nó cho chúng ta nhận biết nước thải sinh hoạt có bị pha trộn nước thải CN hay không. - Sulphate trong điều kiện hiếm khí sẽ sinh H2S rất hôi. - Nước thải CN chứa một hàm lượng chất vô cơ, có cả các KL nặng. Nên cần xác định và loại trừ cục bộ trước khi cho vào mạng lưới chung. 1.2.4.8. Thành phần VS Nước thải có chứa một lượng lớn VK, VR, nấm, rêu tảo, giun sán, . Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi VK, người ta đánh giá qua một loại VK đường ruột: Coli. - Coli index ( Coli chuẩn độ) là đại lượng dùng tính toán số lượng trực khuẩn có chứa trong 1 lít nước thải. - Trị số Coli ( Colitit) là thể tích nước nhỏ nhất (ml) có chứa một trực khuẩn. VD: nói rằng Colitit = 400 tức là trong 400 ml nước thải chứa 1 trực khuẩn. 1.2.4.9. Nhiệt độ nước thải Đây là đại lượng ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xử lý nước thải bằng PP sinh học. Nhiệt độ klhông chỉ ảnh hưởng đến thời gian chuyển hóa của SV mà còn tác động đến quá trình hấp thu khí oxy vào nước thải và quá trình lắng bông cặn ở bể lắng 2. Biến thiên nhiệt độ PƯ phụ thuộc vào nhiệt độ: (T – 20) rT = r20 x θ Trang 13nuoc.vn
  14. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Trong đó: o - rT: nhiệt độ phản ứng & ở T (K) o - r20: nhiệt độ phản ứng & ở 20 C - θ: hệ số hoạt độ nhiệt độ (1.02-1.09) Nồng độ thích hợp cho xử lý SH: 30-35oC 1.3. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC KHỎI BỊ NHIỄM BẨN, KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA NGUỒN NƯỚC 1.3.1. Dấu hiệu nguồn nước nhiễm bẫn. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước Dấu hiệu: - Xuất hiện chất nổi lên trên bề mặt và cặn lắng ở đáy. - Thay đổi tính chất vật lý (Màu sắc, mùi vị ). - Thay đổi thành phần hóa học (số lượng CHC, phản ứng, chất khoáng và chất độc ). - Lượng oxy hòa tan giảm giảm xuống - Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây bệnh. Nguồn nước bị nhiễm bẩn sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng ST. Do đó, nguồn nước tự điều chỉnh để tái lập lại trạng thái ban đầu gọi là quá trình tự làm sạch (QTTLS). b QTTLS chia 2 giai đọan: xáo trộn và tự làm sạch. Sự tương quan giữa lưu lượng nguồn và lưu lượng nước thải là yếu tố quan trọng trong quá trình tự làm sạch: gọi là hệ số pha trộn n: Q + q C - Cng n = = q Cgh - Cng Với: - C: hàm lượng bẩn của nước thải - Cng: hàm lượng bẩn của nguồn - Cgh: hàm lượng bẩn sau khi hòa trộn (yêu cầu) - Q: lưu lượng nước nguồn - q: lưu lượng nước thải xả vào nguồn Sự hòa tan oxy (DO) cũng là yếu tố quan hệ mật thiết đến QTTLS. Thực tế thì không phải tất cả lưu lượng nước nguồn tham gia vào quá trình xáo trộn mà chỉ một phần nào đó mà thôi. Phần nước nguồn tham gia vào quá trình được đặc trưng bởi hệ số xáo trộn. Công thức trên được viết thành: γ .Q + q n = q - γ: Hệ số phụ thuộc đặc tính thủy lực và hình dạng dòng chảy của nước nguồn: 3 1− e−α l γ = Q 3 1+ e−α l q Trong đó: + l : Khoảng cách từ cửa xả nước thải đến mặt cắt tính toán (m) +α : Hệ số có tính đến ảnh hưởng thủy lực Trang 14nuoc.vn
  15. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn 3 E α = ϕ ξ q ¾ ϕ : Hệ số cong (ϕ = l/l1) ¾ ξ : (ξ = 1: Cửa xả gần bờ , ξ = 1.5: Cửa xả xa bờ ) ¾ E : Hệ số khuyếch tán V .H E = tb tb 200 g.V .H E = tb tb 2mc • VTB: Vận tốc dòng chảy trung bình • HTB: Chiều sâu trung bình dòng chảy • m : Tỷ lệ giữa vận tốc dòng chảy nước nguồn và nước thải qua miệng xả • c: nồng độ nhiễm bẩn của nước hồ chứa Lưu ý : Từ công thức trên ta thấy hệ số γ tiến tới đơn vị khi khoảng cách l dài ra vô cùng. Một khoảng cách như thế trong thực tế là không có. Chính vì vậy người ta chỉ xác định cho moat khoảng cách nào đó để nước nguồn có thể tham gia được 70 – 80% lưu lượng vào quá trình xáo trộn đối với những nguồn nước nhỏ và 0.25 – 0.3 đối với những nguồn nước trung bình và lớn. Khoảng cách l có thể tham khảo bảng 1.18. Bảng 1.18 . Bảng dùng xác định khoảng cách l Tỷ lệ giữa lưu lượng Khoảng cách (km) từ cửa xả tới mặt cắt xáo trộn hoàn nước nguồn và nước toàn (điểm tính toán), khi lưu lượng nước nguồn, (m3/h) thải Q:q 500 1:1 - 5:1 0.54 0.72 0.9 1.35 5:1 – 25:1 0.54 4.0 6 8 25:1 – 125:1 10 12 15 20 125:1 – 600:1 25 30 35 50 > 600 50 60 70 100 1.3.2. Nguyên tắc xả nước thải vào nguồn Sau khi xử lý, việc xả vào nguồn phải tuân theo luật bảo vệ nguồn nước: Bảng 1.19. Bảng các giá trị cho phép tăng lên sau quá trình xả thải Hồ chứa Loại 1 2 3 Chất nhiễm bẩn 1. SS Sau khi xả nước thải thì SS trong nguồn tăng lên cho phép 0.25 (mg/l) 0.75 (mg/l) 1.5 (mg/l) 2. Mùi, vị Sau khi xả nước thải thì nước nguồn không mùi 3. DO D > 4 mg/l 4. BOD20 Sau khi xả thì BOD20 không vượt quá 3 (mg/l) 6 (mg/l) Không quy định 5. PƯ Không làm thay đổi PƯ: 5.5 < pH < 8.5 6. Màu sắc Không có màu khi nhìn qua cột nước cao 20 cm 10 cm 5 cm 7. VK Cấm xả nước thải có VK gây bệnh 8. Chất độc Nước thải xả vào không có tính độc hại Trang 15nuoc.vn
  16. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Ghi chú: - Loại 1: Cấp nước đô thị, XN chế biến thực phẩm - Loại 2: Cấp cho Công nghiệp , dùng để chăn nuôi ca, tắm giặt, - Loại 3: Tưới tiêu, chăn nuôi thủy sản 1.3.3. Xác định mức độ xử lý nước thải - Khi bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải không phải làm cho chúng bằng không mà phải đến mức độ cho phép xả vào nguồn (TC xả thải). - Công trình xử lý tốt hay không dựa vào 2 yếu tố: + Hiệu quả xử lý (mức độ xử lý). + Niên hạn sử dụng. - Có 2 cách xác định mức độ xử lý: + Xác định mức độ xử lý theo SS + Xác định mức độ xử lý theo BOD 1.3.3.1. Theo SS Hàm lượng chất lơ lửng cho phép trong nước thải xả vào nguồn được xác định như sau: Q C2 = p(γ . q + 1) + Cng Trong đó: - C2: Hàm lượng chất lơ lửng cho phép trong nước thải xả vào nguồn - p: Hàm lượng chất lơ lửng tăng cho phép trong nước nguồn sau xáo trộn (g/m3) (TC SS) - Q: Lưu lượng nước nguồn (m3/h) - q: Lưu lượng nước thải (m3/h) 3 - Cng: Hàm lượng chất lơ lững trong nước nguồn (g/m ) - γ: Hệ số phụ thuộc đặc tính thủy lực 100% (C1 - C2) ⇒ Eo = C1 1.3.3.2. Theo BOD BOD của nước thải cho phép thải vào nguồn: ' ⎛ L −k1t ⎞ L Q ⎜ th 10 ⎟ th L2 = γ − Lng + ⎜ −k1t −k1t ⎟ −k1t q ⎝10 10 ⎠ 10 Với: - Lng: BOD nguồn ’ - k1, k1 : Hằng số tốc độ tiêu thụ oxy của nước thải và nước nguồn - k1: Theo bảng phụ thuộc nhiệt độ To, oC 10 15 20 25 30 k1 0.063 0.08 0.1 0.126 0.158 ’ - k1 : Theo bảng sau: Trang 16nuoc.vn
  17. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn ’ Đặc tính nguồn nước Giá trị k1 , với nhiệt độ nước nguồn 100C 1050C 200C 250C Nguồn nước không có dòng chảy 0.11 0.15 hoặc chảy chậm Nguồn nước có tốc độ dòng chảy 0.17 0.185 0.02 0.215 < 0.5 m/s Nguồn nước với dòng chảy mạnh 0.425 0.46 0.05 0.54 Nguồn nước nhỏ với dòng chảy 0.684 0.74 0.08 0.865 mạnh - t: Thời gian xáo trộn =1 - Lth: BOD tới hạn của hổn hợp nước thải và nguồn Suy ra: Mức độ cần thiết xử lý nước thải: Lo - L2 Eo = . 100% Lo 3 Ví dụ: Xác định mức độ cần thiết xử lý nước thải với lưu lượng q= 0.8 m /s, BOD ban đầu Lo = 261 3 mg/l, hàm lượng chất lơ lững C1 = 271.6 mg/l. Lưu lượng nước sông Q = 14 m /s, tốc độ dòng chảy VTB = 0.4 m/s, chiều sâu trung bình HTB = 2 m, nồng độ chất lơ lững Cng = 12 mg/l, BOD là Lng = 2 mg/l. Khoảng cách từ cửa xả tới mặt cắt tính toán là L = 30 km, nhiệt độ trung bình mùa hè to = 15oC. Thời gian tới hạn cho bằng 2.6 (h). Hệ số cong của sông ψ = 1.2. Sông thuộc nguồn loại I. Bài giải • Theo SS E = (VTB.HTB)/200 = (0.4 x 2)/200 = 0.004 3 0.004 α = 1.2 x 1.5 0.8 = 0.321 3 1 -e- 0.32 30000 γ = = 0.85 3 14 - 0.32 30000 1 + 0.8 e C2 = 0.25 [0.85(14/0.8) + 1] + 12 =15.98 (mg/l) Eo = [(271.6 – 15.98)/ 271.6]. 100% = 93.5 (%) • Theo BOD 14 3 10- 0.185x2.6 3 L2 = 0.85 0.8 (10- 0.08x2.6 - 2 10- 0.08x2.6) + 10- 0.08x2.6 = 28.69 (mg/l) Eo = [(261– 28.69)/ 261]. 100% = 89 (%) 1.4. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.4.1. Cơ sở lựa chọn công trình xử lý nước thải: Trang 17nuoc.vn
  18. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn ™ Trong việc quyết định xây dựng công trình xử lý nước thải, 3 nhân tố chính quan trọng được gọi là 3E, gồm: Môi trường (Environment), Kỹ thuật (Engineering), Kinh tế (Economic) cần phải hài hòa với nhau. Khi khảo sát thiết kế một tổ hợp công trình, tiến trình xem xét theo sơ đồ sau: Các bước thiết kế công trình xử lý nước thải Trong các bước trình bày trong sơ đồ, việc chọn lựa qui trình xử lý để thiết kế công trình mang tính chất quyết định quan trọng. Một công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ năng của kỹ sư thiết kế, chiến lược của nhà quản lý, khả năng đầu tư xây dựng công trình và trang bị các thiết bị máy móc, chât lượng thi công và lắp đặt máy móc và chi phí xây dựng và vận hành bảo dưỡng. ™ Ngoài ra ta có thể dựa vào mục tiêu xử lý để lựa chọn công trình cho phù hợp. VD: -Tách rắn khỏi lỏng: song chắn rác, lắng, lọc -Tách lỏng khỏi rắn: nén bùn, tách nước khỏi bùn -Tách lỏng khỏi lỏng: tách dầu mỡ -Tách khí khỏi lỏng: tách khí ammonia, khí sinh học -Chất hữu cơ: hiếu khí (bùn hoạt tính,sinh trưởng bám dính), kị khí (UASB ) -Chất dinh dưỡng: khử Nitơ, Photpho Trang 18nuoc.vn
  19. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Tổng quan về công nghệ và phương pháp xử lý nước thải Công nghệ Phương pháp Công trình xử lý Mục tiêu xử lý xử lý xử lý Xử lý + Hóa Lý - Tuyển nổi - Tách các chất lơ lửng sơ bộ + Hóa học - Hấp phụ và khử màu - Keo tụ - Oxy hóa - Trung hòa và khử độc - Trung hòa nước thải + Cơ học - Song chắn rác - Tách các tạp chất rắn và Xử lý tập trung - Bể chắn rác cặn lơ lửng - Bể lắng đợt I + Sinh học - Hồ sinh vật - Tách các chất hữu cơ - Cánh đồng lọc, tưới dạng lơ lửng và hòa tan - Kênh oxy hóa - Aeroten - Bể lọc sinh học - Bể lắng đợt II - Trạm trộn Clor + Khử trùng - Máng trộn - Khử trùng trước khi xả - Bể tiếp xúc ra nguồn - Bể metan + Xử lý bùn cặn - Sân phơi bùn - Ổn định và làm khô - Trạm xử lý cơ học bùn cặn nguồn cặn + Cơ học - Bể lọc cát - Tách các chất lơ lửng Xử lý triệt để + Sinh học - Bể aeroten bậc II - Bể lọc sinh học bậc II - Khử nitơ và phốtpho - Hồ sinh vật - Bể khử nitơrat - Khử nitơ ,phốtpho và + Hóa học - Bể oxy hóa các chất khác 1.4.2. Dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải: 1 dây chuyền xử lý có thể bao gồm 5 khối sau: a. Khối xử lý cơ học: tách các chất không hòa tan và 1 phần dạng keo (song chắn rác, lắng cát, lắng, vớt dầu lọc ) b. Khối xử lý hóa học (thường đặt sau các công trình xử lý cơ học, trước công trình xử lý sinh học): biến đổi hóa học và kết hợp cơ học (keo tụ, hấp phụ, hấp thụ ) c. Khối xử lý sinh học: dùng VSV oxy hóa chất bẩn hữu cơ dạng keo và hòa tan (điều kiện tự nhiên và nhân tạo: cánh đồng tưới,hồ sinh học, mương oxy hóa, cánh đồng tưới, bể lọc sinh học, bùn hoạt tính ) d. Khối xử lý cặn: xử lý các chất thải tạo thành trong quá trình xử lý cơ học, hoá học, sinh học (bể metan, sân phơi bùn, trạm xử lý cơ học bùn cặn ) e. Khối khử trùng: khử trùng trước khi xả ra nguồn (trạm trộn Clor, máng trộn, bể tiếp xúc) Trang 19nuoc.vn
  20. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn VD: Sơ đồ phân khối xử lý nước thải sinh hoạt: 1.4.3. Giới thiệu 1 số dây chuyền xử lý nước thải: 1. XLNT sinh hoạt: 9 Nước thải được đưa qua song chắn rác để loại bỏ tạp chất lơ lửng thô có thể làm nghẹt thiết bị 9 Sau đó NT được đưa vào bể vớt dầu mỡ để tách dầu mỡ ra khỏi nước. Trên hình là mô hình bể lắng ngang kết hợp bể vớt dầu mỡ nên ta không cần xử dụng bể lắng đợt I. 9 Bể aeroten sẽ xử lý các chất hữu cơ phân hủy sinh học có trong nước thải. 9 Bể lắng 2 dùng để lắng bùn sinh học có trong nước thải sau quá trình xử lý ở bể aeroten. 9 Trước khi xả ra nguồn nguồn tiếp nhận, nước thải được đưa vào bể tiếp xúc chlorine để khử trùng. 9 Lượng bùn phát sinh được đưa vào bể lắng bùn để tách nước và bùn trước khi đưa vào bể metan xử lý cặn hữu cơ. Trang 20nuoc.vn
  21. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn SCRaùc Beå laéng ñôït I Beå Laéng Caùt beå vôùt daàu Xöû û Lyù ù baäcä moätä Nöôùc thaûi Beå aeroten Beå Laéng ñôït II Cl2 Xöûû Lyùù Sinh Hoïïc Beå tieáp xuùc chlorine khöû nöôùc Neùn buØn Phaân huûy kò khí chöùa buØn 2. XLNT bệnh viện: 9 -Bể điều hòa: ñieàu hoaØ söï bieán thieân cuûa löu löôïng/cöôØng ñoä chaát höõu cô. Trang 21nuoc.vn
  22. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn 9 -Beå sinh hoïc tieáp xuùc vaØ beå laéng: Khöû nhöõng chaát höõu cô phaân huûy sinh hoïc (BOD) vaØ caën lô löûng (SS). 9 -Beå sinh hoïc tieáp xuùc ñöôïc laØm thoaùng bôûi maùy thoåi thoåi khí. 9 -BuØn tuaàn hoaØn: duy trì maät ñoä sinh khoái cao 9 -BuØn dö: buØn dö ñöôïc thaûi ñeán heä thoáng xöû lyù buØn vaØ thaûi boû. 9 -Trước khi xả ra nguồn nguồn tiếp nhận, nước thải được đưa vào bể tiếp xúc chlorine để khử trùng. 3. XLNT dệt nhuộm: -Keo tụ-tạo bông: giúp cho việc tập hợp của các hạt cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực Trang 22nuoc.vn
  23. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Bể keo tụ tạo bông nếu để như trên hình là không phù hợp vì chất lơ lửng qua bể hiếu khí và bể lắng đã được xử lý gần hết.Bể keo tụ tạo bông phải đặt sau bể điều hòa để hiệu quả xử lý đạt cao nhất. Trang 23nuoc.vn
  24. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Hệ thống xử lý nước thải nhà máy Giấy +3.7(m) +2.2(m) +2.4(m) +2.4(m) +1.9(m) +1.8(m) +1.8(m) 0(m) Maë t Ñaát -0.8(m) -1.2(m) -2.0(m) -2.0(m) -2.4(m) Maë t Ñaát -3,74(m) Hoá thu nöôùc a x b x c 6 x 4 x 3 (m) Beå Laéng Li Taâm I D x c Beå Aeroten a x b x c Hoá Tieáp Xuùc a x b x c Beå Ñieàu Hoaø a x b x c Beå Taïo Boâng x b x c Beå Laéng Li Taâm II D x c 11 x 4.7 (m) 16.5 x 7 x 4.5 (m) 20.6 x 4.7(m) 6 x 4.4 x 3.3 (m) Beå Phaûnc ÖÙngx b a x 10.6 x 2.5 x 1.8 (m) 14.1 x 9 x 4.8(m) 1.8 x 1.25 x (m) 0.6 Bôm aùp löïc OÁng töï chaûy töï OÁng chaûy töï OÁng chaûy töï OÁng chaûy töï OÁng chaûy töï OÁng chaûy töï OÁng Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Trang 24 nuoc.vn
  25. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt + 3000 + 2500 + 2000 + 2000 + 1000 XAÛ RA NGUOÀN ± 0.0 -1000 ± 0.0 -1300 -1300 NÖÔÙC THAÛI VAØO - 3800 -5200 -4400 TEÂN COÂNG TRÌNH HAÀM BÔM BEÅ ÑIEÀU HOØA BEÅ LAÉNG I BEÅ AEROTANK BEÅ LAÉNG II BEÅ KHÖÛ TRUØNG KÍCH THÖÔÙC D=4 D=4,8 (Daøi*Roäng*Cao), m 4*2,5*3,8 10*5,3*3,5 11*7*4,4 H=7,2 3*1,3*2,3 H=6,4 Hệ thống xử lý nước thải nhà máy thực phẩm + 3300 + 3000 + 1700 + 1500 + 1400 + 1000 + 200 XAÛ RA NGUOÀ N ± 0.0 -1000 ± 0.0 -1300 -1300 NÖÔÙ C THAÛ I VAØ O - 3000 -3850 -4015 TEÂ N COÂ NG TRÌNH HAÀ M BÔM BEÅ ÑIEÀ U HOØ A BEÅ LAÉNG I BEÅ UASB BEÅ AEROTANK BEÅ LAÉ NG II BEÅ KHÖÛ TRUØ NG KÍCH THÖÔÙ C D=2,87 D=4,7 2,5*2,2*3,2 15*5*2,7 6*4*3,3 19,1*4*5 3*2,08*2,3 (Daø i*Roä ng*Cao), m H=5,515 H=5,25 Trang 25 nuoc.vn
  26. Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn NÖÔÙC SAÏCH THUØNG PHA DUNH DÒCH PAC Hệ thống xử lý nước thải nhà máy vifon THUØNG PHA THUØNG PHA DUNH DÒCH DUNH DÒCH Al2(SO4)3 NaOH C 0.00 B 0.00 A THANH GAÏT BUØN BEÅ TUYEÅN NOÅI BEÅ KEO TUÏ, TAÏO BOÂNG TRAÏM BÔM BEÅ LAÉNG NGANG (MOÃI NGAÊN BEÅ XÖÛ LYÙ SINH HOÏC BÔM AÙP LÖÏC & ÑIEÀU HOØA BÔM AÙP LÖÏC 2 x 2,8 x 2 OÁNG AÙP KHOÂNG 15 x 4 x 2,5 OÁNG AÙP KHOÂNG 30 x 10 x 5 D x H = 7,4 x 4 2,3 x 2,3 x 2) KEÂNH THAM LÖÔNG THUØNG PHA DUNH DÒCH MAÙY EÙP BUØN C-Polymer CHUÙ THÍCH: Ñöôøng buøn BEÅ NEÙN BUØN D x H = 5 x 4,4 Ñöôøng hoùa chaát Trang 26 nuoc.vn