Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 2: Đầu tư xây dựng cơ bản và quản lí dự án đầu tư

ppt 37 trang huongle 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 2: Đầu tư xây dựng cơ bản và quản lí dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_xay_dung_chuong_2_dau_tu_xay_dung_co_ban_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 2: Đầu tư xây dựng cơ bản và quản lí dự án đầu tư

  1. CHƯƠNG II ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
  2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Theo Luật Xây dựng (năm 2003), hoạt động xây dựng bao gồm các công việc sau : - Lập quy hoạch xây dựng (QH vùng, QH chi tiết, QH dự án ). - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế – kỹ thuật). - Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình. - Thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình. - QLDA đầu tư xây dựng công trình. - Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. - Bảo trì, bảo hành, giải quyết sự cố. - Hoạt động khác có liên quan đến xây dựng.
  3. 2.1.Khái niệm đầu tư 2.1.1.Khái niệm : Là việc bỏ vốn bằng các tài sản (hữu hình, vô hình) tham gia trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau. - Đầu tư xây dựng cơ bản : là các dự án đầu tư cho các đối tượng vật chất mà các đối tượng này là các công trình xây dựng. Đây là loại đầu tư xảy ra phổ biến. 2.1.2.Ý nghĩa - Đối với đầu tư xây dựng cơ bản nói chung là quyết định đến qui mô và góc độ phát triển, cơ sở vật chất về nguồn nhân lực của từng ngành và kể cả toàn bộ nền kinh tế.
  4. 2.2.Mục tiêu của việc đầu tư Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn được biểu hiện dưới những mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể. 2.2.1.Mục tiêu đầu tư của nhà nước ➢ Đảm bảo phúc lợi cộng đồng dài hạn ➢ Đảm bảo sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế chung và dài hạn của đất nước. ➢ Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước ➢ Đảm bảo an ninh quốc phòng ➢ Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư do nhu cầu vốn quá lớn, độ rủi ro cao mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự phát triển chung của đất nước và đời sống con người.
  5. 2.2.Mục tiêu của việc đầu tư (tt) ➢ Nâng cao đời sống vật chất văn hóa, tinh thần và các lợi ích cộng đồng như : phát triển giáo dục, tạo việc làm, phân phối nhân lực 2.2.1.Mục tiêu đầu tư của nhà nước ➢ Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận ➢ Cực đại khối lượng hàng hóa bán ra thị trường ➢ Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tính theo giá thị trường ➢ Đạt mức độ nhất định về hiệu quả tài chính của dự án ➢ Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong cạnh tranh ➢ Nâng cao uy tín, chất lượng của sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. ➢ Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ
  6. 2.2.Mục tiêu của việc đầu tư (tt) ➢ Đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp ➢ Đầu tư liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ mở rộng thị trường.
  7. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD 2.3.1.Phân loại ĐTXD a. Theo mục đích nội dung đầu tư: - Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản - Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Nhóm các dự án đầu tư sản xuất - Nhóm các dự án đầu tư dịch vụ kinh doanh - Nhóm các dự án đầu tư mở rộng - Nhóm các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - Nhóm các dự án hỗ trợ tài chính - Nhóm các dự án trợ giúp kỹ thuật - Nhóm khác. b. Theo nguồn vốn đầu tư - Vốn ngân sách nhà nước
  8. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD 2.3.1.Phân loại ĐTXD - Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước - Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA) - Vốn tín dụng thương mại - Vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước - Vốn hợp tác liên danh với nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước - Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc ọi - Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân - Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài - Các nguồn vốn khác bao gồm cả tư nhân hoặc tổ hợp nhiều nguồn khác nhau.
  9. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.1.Phân loại ĐTXD c. Theo qui mô dự án : theo tổng mức ĐT chia làm 3 loại - Dự án nhóm A : tổng mức ĐT > 1.500 tỷ đồng - Dự án nhóm B : tổng mức ĐT từ 700-1.500 tỷ đồng - Dự án nhóm C : tổng mức ĐT < 700 tỷ đồng d. Theo đối tượng đầu tư - ĐT cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác - ĐT cho tài chính ( mua cổ phiếu, cho vay) e. Theo hình thức đầu tư - ĐT trực tiếp : nhà ĐT bỏ vốn tham gia quản lý điều hành hoạt động đầu tư để đạt kết quả + Bỏ 100% vốn để thành lập tổ chức kinh tế + Góp vốn để thành lập doanh nghiệp theo hình thức cổ phần
  10. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.1.Phân loại ĐTXD + Bỏ tiền mua lại doanh nghiệp hoặc sát nhập doanh nghiệp + ĐT theo hợp đồng kinh doanh - ĐT gián tiếp : bỏ vốn vào thu lợi theo kết quả điều hành hoạt động kinh doanh các đơn vị khác, chủ thể khác. VD : Mua cổ phiếu, trái phiếu f. Theo thời đoạn kế hoạch - Đầu tư ngắn hạn - Đầu tư dài hạn - Đầu tư trung hạn
  11. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.2. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng Đầu vào Qúa trình đầu tư Đầøu ra - Tài nguyên Công trình hoàn thành - Vật tư – thiết bị và kết qủa kinh tế – xã - Tài chính hội của việc đưa công - Lao động trình vào khai thác sử - Trí thức dụng Các giai đoạn Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc CT đưa vào khai thác sử dụng
  12. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.2. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng ⚫ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư - Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm, xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. - Tiến hành điều tra khảo sát chọn địa điểm xây dựng - Lập dự án đầu tư - Thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư
  13. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.2. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng b. Giai đoạn thực hiện đầu tư ❑ Chuẩn bị xây dựng ❖ Chủ đầu tư - Xin giao đất hoặc thuê đất theo qui định của nhà nước - Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng - Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình . - Thẩm định, phê duyệt thiết kế KT, dự toán - Tổ chức đầu thầu mua sắm thiết bị, xây lắp công trình - Ký kết hợp đồng với nhà thầu xây lắp để thực hiện dự án
  14. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.2. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng ❖ Thi công xây lắp ➢ Chủ đầu tư : Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng ➢ Tư vấn : Giám định kỹ thuật và chất lượng công trình theo đúng chức năng và hợp đồng đã ký kết ➢ Nhà thầu: Thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình như đã ghi trong hợp đồng
  15. 2.3.Phân loại và trình tự lập DA ĐTXD (tt) 2.3.2. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng c. Giai đoạn kết thúc XD đưa dự án vào khai thác sử dụng - Nghiệm thu, bàn giao công trình - Kết thúc xây dựng - Bảo hành công trình - Quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư - Vận hành dự án, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình.
  16. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu
  17. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU Số văn bản và ngày Cơ quan ban Nội dung văn bản ban hành hành Thành lập hội đồng xét Xét Thầu Quốc gia để tư vấn cho Quyết định số Thủ tướng chính phủ quyết định kết quả 183/TTg ngày chính phủ đấu thầu các dự án đầu tư có 16/4/1994 giá trị 100 tỷ đồng trở nên ( tương đương 10 triệu USD) Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 Chính phủ Quy chế đấu thầu Thông tư liên bộ số Hướng dẫn quy chế thực hiện 02/TTLB ngày Bộ KH&ĐT Bộ đấu thầu 25/02/1997 XD-Bộ TM
  18. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU Số văn bản và ngày Cơ quan ban Nội dung văn bản ban hành hành Sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định 93/CP Chính phủ của Quy chế Đấu thầu ban ngày 23/08/1997 hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 Nghị định 88/1999/NĐ-CP Chính phủ Quy chế đấu thầu ngày 01/09/1999 Nghị định Sửa đổi bổ sung một số điều 14/2000/NĐ-CP của quy chế đấu thầu ban Chính phủ ngày 05/05/2000 hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999
  19. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU Số văn bản và ngày Cơ quan ban Nội dung văn bản ban hành hành Thông tư số Hướng dẫn thực hiện Quy Bộ KH&ĐT 04/2000/TT-BKH Chế đấu thầu ngày 26/05/2000 Nghị định số Sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu 66/2003/NĐ-CP Chính phủ ngày 12/06/2003 ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999
  20. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU Số văn bản và ngày Cơ quan ban Nội dung văn bản ban hành hành Luật số Luật đấu thầu Quốc hội 61/2005/QH ngày 29/11/2005 Nghị định số Hướng dẫn thi hành Luật 85/2009/NĐ-CP đấu thầu và lựa chọn nhà Chính phủ ngày 15/10/2009 thầu xây dựng theo Luật xây dựng
  21. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu ĐẤU THẦU DƯỚI CÁC GÓC NHÌN KHÁC NHAU - Chủ đầu tư : “Đấu thầu” là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát thiết kế, thi công xây lắp .) đáp ứng được yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. - Nhà thầu : “Đấu thầu” là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm và xây lắp công trình - Quản lý Nhà nước : Đấu thầu là phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư.
  22. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu TÁC DỤNG CỦA ĐẤU THẦU ⚫ Chủ đầu tư và các nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng công trình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và thời gian xây dựng ⚫ Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu => thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. ⚫ Mang lại lợi ích quan trọng cho nhà thầu, đảm bảo tính công bằng trong lựa chọn nhà thầu.
  23. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu NGUYÊN TẮC TRONG ĐẤU THẦU Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ Nguyên tắc đánh giá công bằng Nguyên tắc trách nhiệm phân minh CHỦ ĐẦU TƯ NHÀ THẦU Nguyên tắc “ba chủ thể” TƯ VẤN GIÁM SÁT Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước
  24. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM ⚫ “Chủ đầu tư” là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. ⚫ “Bên mời thầu” là chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ đầu tư được giao thực hiện công việc đấu thầu. ⚫ “Nhà thầu” là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu. ✓ Nhà thầu chính ✓ Nhà thầu tư vấn ✓ Nhà thầu trong nước ✓ Nhà thầu phụ ✓ Nhà thầu cung cấp ✓ Nhà thầu nước ngoài ✓ Nhà thầu xây dựng ✓ Nhà thầu EPC
  25. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu, gồm các yêu cầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết HĐ. ⚫ “Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do Nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
  26. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Mở thầu” là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. ⚫ “Xét thầu” là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu. ⚫ “Đóng thầu” là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
  27. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt. ⚫ “Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong HSDT sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có). ⚫ “Giá đánh giá” là giá dự thầu đã sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có) được quy đổi về cùng mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại và các nội dung khác) để làm cơ sở so sánh giữa các HSDT.
  28. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Giá đề nghị trúng thầu” là giá do Bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của HSMT. ⚫ “Giá trúng thầu” là giá được phê duyệt từ kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện, ký kết HĐ. Giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt.
  29. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Giá ký hợp đồng” là giá được Bên mời thầu và nhà trúng thầu thoả thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu. ⚫ “Kết quả đấu thầu” là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu và loại hợp đồng.
  30. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Bảo đảm dự thầu” là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT. Giá trị bảo đảm dự thầu không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt. Thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày
  31. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tt) ⚫ “Bảo đảm thực hiện hợp đồng” là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT. Giá trị bảo đảm thực hiện HĐ tối đa bằng 10% giá HĐ; TH để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị này không vượt quá 30% giá HĐ Thời gian có hiệu lực của đảm bảo thực hiệ HĐ kéo dài đến khi chuyển sang nghĩa vụ bảo hành (nếu có)
  32. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu PHÂN LOẠI ĐẤU THẦU + Đấu thầu trong nước Theo phạm vi + Đấu thầu quốc tế + Đấu thầu mua sắm Theo đối tượng + Đấu thầu chọn tư vấn + Đấu thầu xây lắp + Đấu thầu dự án + Đấu thầu một túi hồ sơ Theo phương thức ĐT + Đấu thầu hai túi hồ sơ + Đấu thầu hai giai đoạn
  33. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu PHÂN LOẠI ĐẤU THẦU (tt) THEO ĐẤU THẦU RỘNG RÃI HÌNH ĐẤU THẦU HẠN CHẾ THỨC LỰA CHỈ ĐỊNH THẦU CHỌN NHÀ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT THẦU
  34. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẤU THẦU Tổng mức đấu thầu Phạm vi và yêu cầu Quyết định đấu thầu đấu thầu Hình thức thực hiện Giá gói thầu Kế hoạch đấu thầu Nguồn vốn của dự án Hình thức lựa chọn NT, phương thức đấu thầu Thời gian lựa chọn nhà thầu Hình thức hợp đồng Tuyển chọn Mua sắm Xây lắp tư tư vấn hàng hoá Thời gian thực hiện hợp đồng Thực hiện đấu thầu
  35. 2.4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐẤU THẦU - Sơ tuyển nhà thầu - Lập HSMT Chuaồn bũ ủaỏu thaàu - Mời thầu - Phát hành HSMT Toồ chửực ủaỏu thaàu - Tiếp nhận & quản lý HSDT - Mở thầu - Đánh giá sơ bộ HSDT ẹaựnh giaự HSDT - Đánh giá chi tiết HSDT - Báo cáo kết quả đấu thầu Thaồm ủũnh vaứ pheõ duyeọt -Tính pháp lý KQẹT - Quy trình - Kết quả đấu thầu Thoõng baựo KQẹT - Teõn nhaứ thaàu truựng thaàu - giaự truựng thaàu - Hỡnh thửực Hẹ Thửụng thaỷo, hoaứn thieọn Hẹ - Thụứi gian thửùc hieọn Hẹ Kyự keỏt Hẹ
  36. HỢP ĐỒNG ❖ Hình thức trọn gói : ➢ Áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng. ➢ Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. ➢ Giá thanh toán = giá hợp đồng ❖ Hình thức theo đơn giá : ➢ Áp dụng cho những phần công việc chưa được xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng. ➢ Thanh toán theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh.
  37. HỢP ĐỒNG (tt) ❖ Hình thức theo thời gian: ➢ Áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện. ➢ Thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh. ❖Hình thức theo tỷ lệ phần trăm: ➢ Áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản. ➢ Giá hợp đồng = tỉ lệ % giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc và không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. ➢ Giá thanh toán = giá hợp đồng