Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá bống tượng - Lương Công Trung

ppt 21 trang huongle 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá bống tượng - Lương Công Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_thuat_nuoi_ca_bong_tuong_luong_cong_trung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá bống tượng - Lương Công Trung

  1. GVHD: THS. LƯƠNG CÔNG TRUNG. THÀNH VIÊN NHÓM 10 1. LÊ CÔNG THUẬT. 2. LÊ HOÀNG VĨNH THẮNG 3. LÊ MẬU QUÝ. 4. ĐỖ DUY BÌNH 5. NGUYỄN VĂN DƯ 6. HOÀNG VĂN CHUẨN. LỚP 47- NT3.
  2. 1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI Lớp: Artinopterygii Lớp phụ: Osteichthyes. Bộ: Preciformes. Họ: Oxyleotridae. Giống: Oxyleotris Loài: O.marmoratus Bleekes. Hình 1: Cá Bống Tượng(O.marmoratus)
  3. 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, HÌNH THÁI 2.1 Đặc điểm phân bố - Cá sống nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. - Phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Camphuchia, Lào, Malaysia, Việt Nam, a - Trong tự nhiên cá phân bố chủ yếu ở các vùng hạ lưu sông rạch và nhiều ở vùng trung lưu các sông. - Nước ta cá phân bố phổ biến ở các sông rạch thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Lai và Sông Vàm Cỏ. 2.2. Đặc điểm hình thái. - Đây là loài có kích thước tương đối lớn, cỡ tối đa khoảng 50 cm. Bống Tượng là loài lớn nhất trong họ cá bống. -Toàn thân phủ vẩy lược trừ mõm. - Miệng rộng, xiên. Hàm dưới dài hơn hàm trên. -Thân có mầu nâu đến nâu ngạch, bụng nhạt hơn. Ngay cuống đuôi có khoảng trắng hình chữ V. vây đuôi mầu hồng với những chấm thẫm, dìa nhạt. - Con đưc có mấu nồi ở lỗ sinh duc và có màu hồng, còn con cái thì không có.
  4. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 3.1. Đặc điểm sinh thái và tập tính sống ❖Tập tính sống -Cá Bống Tượng là loài cá dữ. Có cơ quan hô hấp phụ. Đẻ trứng dính. Cá Bống Tượng rất nhạy cảm với thời tiết. - Cá Bống Tượng có tập tính sống đáy, hoạt độn nhiều về hiểm chúng vùi ban đêm, ban ngày vùi mình xuống bùn và ẩn náu ven bờ. Khi gặp nguy mình sâu xuống bùn và có thể sống ở đó vài giờ ở gđó( theo nhiều tài liệu cho thấy cá có thể chui xuống bùn sâu khoảng 1 mét và sống ở đó hàng chục giời). ❖Đặc điểm sinh thái - Đây là loài cá nước ngọt, nhưng có thể sống được ở những nơi có: + Độ mặn không quá 17%0 + Nhiệt độ từ 15- 41.50c ( 26- 30oc). Giai đoạn phôi nhiệt độ thích hợp là từ 27- 300c. Nhiệt độ nóng trên 330c, phôi sẽ bị ung. + PH = 6.5-7.5. Có thể sống ở nơi có PH = 5 + Hàm lượng Oxi thích hợp nhất là DO > 4 mg/lit. Nhưng, nhờ có cơ quan hô hấp phụ lên chịu đựng đươc hàm lượng Oxi dưới 1 mg/lít.
  5. 3.2. Đặc điểm dinh dưỡng - Là loài cá dữ điển hình, sống ở tầng đáy. - Khi còn nhỏ cá vận động rất tích cực để tìm mồi. Đặc biệt, gia đoạn cá nhỏ hơn 100 gam. Nhưng khi lớn lên hoạt động tìm mồi của cá chậm. - Khi mới nở cá bột sử dụng noãn hoàng.khi hết noãn hoàng( khoảng 70- 120 giời) cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài như tảo , động vật phù du, - Đến giai đoạn cá hương(1.5- 2 cm), thức ăn chủ yếu của cá là chi giác ( daphnia, moina).cá cũng ăn trùng chỉ, muỗi lắc ( chironomus). - Giai đoạn cá giống cá bắt ăn thức ăn của loài chủ yếu là động vật cỡ nhỏ như tôm, tép, cua, ốc, Đôi khi, chúng cũng ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như hạt lúa, cám,
  6. 3.3. Đặc điểm sinh trưởng -Cá có tốc độ tăng trưởng trung bình chậm hơn so với các loài cá khác(Sau 1 năm cá đạt cỡ 0,5- 0,7 kg). -Cá cỡ dưới 100 gam thường lớn chậm, từ 100 gam trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá hơn. -ở giai đoạn cá bột lên cá giống, cá phải mất thời gian là 3 tháng mới đạt chiều dài khoảng 3-4cm. sau 6-7 tháng nuôi đạt cỡ 8- 10 cm. - Trong tự nhiên cá nuôi khoảng một năm có thể đạt cỡ từ 100- 300 gam. Còn trong nuôi bè thì mất 7-8 tháng nuôi mới đạt kích cỡ khoảng 100 gam. Sau 12-16 tháng đạt cỡ 400 gam ( kích cỡ thương phẩm)
  7. 3.4. Đặc điểm sinh sản Đây là loài cá đẻ trứng dính, trứng cá hình quả lê, không di cư đi đẻ( đẻ tại nơi chúng sống miễm là điều kiên môi trường thích hợp cho việc sinh sản là được). ❖Tuổi và kích cỡ thành thục: - Cá Bống Tượng thành thục ở tuổi trên dưới 1 năm tuổi. Cá tham gia sinh sản lần đầu tiên sau 9- 12 tháng tuổi. - Chúng dễ thành thục và chu khỳ phát dục ngắn. Cá có thể tái phát dục nhiều lần trong năm thời gian phát dục khoảng 30 đến 35 ngày. - Trong tự nhiên , cá thành thục có kích cỡ từ 100- 200 gam/con trở lên. a ❖Mùa vụ sinh sản: - Trong tự nhiên mùa vụ sinh sản từ tháng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian để rộ vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. - Trong sinh sản nhân tạo, cá có thể đẻ sớm từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm và có thể đẻ nhiều lần trong năm.
  8. ❖Tập tính sinh sản: - Đến mùa sinh sản cá cái tìm cá đực để bắt cặp và tiến hành sinh sản. cá đẻ trứng dính vào giá thể là vật cứng như sỏi, đá, rễ cây và các vật thể dưới nước khác. - Sau khi đẻ ,cá đực canh tổ và tham gia ấp trứng cùng cá cái. Cá cái bơi quanh tổ trứng và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thong để cung cấp oxy cho trứng phát triển nở thành cá con. ❖Sức sinh sản.A - Cá có sức sinh sản khá cao - Có thể đẻ 1 vạn đến 3 vạn trứng trên một giá thể. - Sức sinh sản đạt 76 nghìn trứng ở cá cái lặng 350 gam. - Cá cái có thể đẻ được từ 100 đến 200 nghìn trứng/ 1 kg. - Sức sinh sản thực tế trung bình từ 7 nghìn đến 20 nghìn trứng trên con.
  9. 4. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM 4.1. Kỹ thuật nuôi thương phẩm trong ao 4.1.1. Chuẩn bị ao nuôi a) Vị trí và xây dựng ao nuôi ❖Vị trí ao nuôi - Ao nuôi phải gần nguồn nước để cấp và thoát dễ dàng. - Đất thịt hoặc thịt pha sét để giữ được nước. Không nên xây dựng ao ở những nơi đất nhiêm phèn nặng . - Vị trí ao ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng và gần nhà để tiện việc chăm sóc,quản lý. ❖Xây dựng ao nuôi - Hình chữ nhật - Diện tích ao thích hợp từ 200 – 500m2., có độ sâu 1,2 – 1,5m để đảm bảo lượng nước trong ao luôn ở mực từ 90- 120 cm. - Có cống cấp và thoát nước đường kính cống từ 20 – 30cm. Đáy ao nghiêng về cống thoát nước.
  10. b) Cải tạo ao nuôi - Ao được tát cạn. - Dọn sạch cây cỏ ven bờ - Vét bùn lấp hết hang hốc xung quanh - Bón vôi – phơi nắng. Liều lượng từ 7- 10 kg/100 m2( vôi bột). Đáy ao đặt các gốc cây để làm chỗ trú ẩn cho cá. - Dùng phân xanh hoặc phân chuồng để bón lót cho ao. Liều lượng phan bón từ 30-50 kg/100 m2 đáy ao. - Lọc nước qua các lưới chắn ở các cửa cống cho cá tạp không theo vào. Cấp nước chừng 2/3 ao là được. Sau khi gây màu nước được 2-3 ngày là ta có thể tiến hành thả cá được.
  11. 4.1.2. Chọn giống và thả giống a) Chọn giống. - Ta lên chọn giống có các tiêu chuẩn sau: + Kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi, nhiều nhớt, cá khỏe mạnh. + Trên thân không dị tật, không xây sát và các dấu hiệ bệnh lý. - Trong nuôi ao, ta lên thả cá có kích cỡ có thể nhỏ hơn 60-70 gam/con. - Với cỡ cá tốt nhất từ 10-12 kg/gam, nhưng cũng có thể nhỏ hơn 60 – 70g/con. Mật độ thả 5-8con/m2. b) Thả giống. -Đối với những vùng nước ngọt, ta có thể thả cá quanh năm. - Ta lên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. - Nếu cá được vận chuyển bằng túi oxy thì trước khi thả ta nên ngâm túi dưới ao khoảng từ 15-20 phút, để tránh gây sốc cho cá. - Trước khi thả cá ta nên tắm nước muối 3 – 5% trong 3 – 5 phút để phòng nấ`m bệnh gây hại cho cá.
  12. 4.1.3. Chăm sóc, quản lý và thu hoạch. a) Quản lý và chăm sóc. ❖Cho ăn. - Thức ăn cho cá Bống Tượng kể cả nuôi lồng cũng như nuôi ao đều sử dụng các loại thức ăn động vật: Tôm, cá, tép, ốc, hến, sản xuất hoặc mua ngoài cho ăn trực tiếp, hoặc nghiền vụn trộn với cám, bột ngô, gạo để cho ăn.A - Lượng thức ăn mỗi ngày băng 3-5% tổng trọng lượng cá thả trong ao. Cho ăn vào buổi chiều tối là chủ yếu( chiếm 2/3 lượng thức ăn) hoặc lúc sáng sớm. ✓Để tăng trọng 1kg Bống Tượng. Qua nuôi thử nghiệm hoặc nuôi đại trà tiêu tốn thức ăn như: - Cá tạp đủ loại tươi sống 6 - 8 =1kg. - Ốc Bươu Vàng, cá tạp 10 -12 =1kg ( www.vietlinh.com.vn, Hồ Văn Thắng, 10/2005.) ❖Theo dõi cá và các yếu tố môi trường ao nuôi.
  13. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG CHO NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ Nhiệt độ 26-32 C PH 7.0-8.5 Oxy hoà tan >3mg/1lít NH3 (Amoniac) < 0.02 mg/lít Nitrite < 0.1 mg/lít H2S < 0.02 mg/lít Dầu thô < 0.05 mg/lít Độ cứng (CaCO3) 100 - 200 mg/lít Carbonic (Carbon dioxide) 15 - 30 mg/lít Độ mặn <15 phần ngàn (TP. Hồ Chí Minh, 10/2005Người lập dự án: HỒ VĂN THẮNG - Trung Tâm giống Thủy đặc sản Phước Long, TP. Hồ Chí Minh, 10/2005, www.vietlinh.com.vn)
  14. ❖Phòng và trị bệnh cho cá. ➢Phòng bệnh: - Cá giống trước khi đưa vào nuôi, phải chọn cẩn thận, chỉ dùng những con khoẻ mạnh. Cá phải được tắm nước muối 5% trong 3 – 5 phút để diệt nguồn gốc mầm bệnh, trước khi thả vào nuôi. - Trộn thức ăn với ít muối hoặc thuốc kháng sinh cho cá ăn 10 ngày/lần. - Tẩy dọn ao, tẩy dọn lồng theo đúng quy trình kỹ thuật, 5 – 7 ngày vệ sinh lồng lần, 1 – 2 tháng di chuyển lồng để thay đổi môi trường, tránh bệnh cho cá. - Thường xuyên theo dõi cá, khi thấy cá bị bệnh, phải phân lập nuôi riêng những con bệnh để chữa. - Có thể dùng lá xoan, vôi bột để trong bao treo ở đầu nước, cho tan ra góp phần diệt số nấm, khuẩn gây bệnh cho cá. ➢Trị bệnh: Cá Bống Tượng nuôi thường hay bị các bệnh thông thường là đốm đỏ, bệnh mỏ neo, bệnh tuột nhớt, sau đây là phương pháp trị 3 bệnh trên.
  15. - Bệnh đốm đỏ + Trị bệnh: Dùng thuốc sunphamit 10 – 16gr trộn vào thức ăn cho 100kg cá từ 2 – 3 lần. + Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 4% trong 10 phút có sục khí. - Bệnh trùng mỏ neo: + Cách trị: dùng lá xoan bó thành từng bó để dưới đáy hoặc đầu bè, lồng 0,6 kg lá/kg cá. Cá sẽ chúi vào bó lá, nước lá xoan đắng sẽ làm cho trùng mỏ neo rời ra khỏi thân cá. - Bệnh tuột nhớt: Khi cá bị bệnh này thường chỉ thay đổi môi trường: Thay nước cho ao, di chuyển lồng sang nơi khác. Cũng có thể cách ly cá bị bệnh, cho khỏi lan.
  16. b)Thu hoạch. - Cá đạt cỡ trung bình từ 500- 600 gam/con, sau 8- 10 tháng nuôi. - Khi thu hoạch dung mồi nhử và qảy lưới bắt cá. Cũg có thể tát cạn ao thu hoạch cá triệt để. - Cá Bống Tượng là cá dữ lên khi thu hoạch kích cỡ cá thường không đồng đều. vì vậy, những con còn nhỏ có thể được loại ra để nuôi thêm một thời gian nữa. - Năng suất nuôi trong ao thường đạt từ 15- 20 tấn/ha/vụ.
  17. 4.2. Kỹ thuật nuoi thương phẩm trong lồng, bè 4.2.1. Vị trí đặt lồng bè -Vị trí thích hợp là sông, suối, ao, hồ chứa nước, nơi có nước sâu để đảm bảo lượng nước trong lồng bè từ 1,4 – 1.6 m. -Chọn nơi nước chảy nhẹ, dàng chảy thích hợp là từ 0.3- 0.5 m/giây. -Lồng được đạt cách bờ 2 – 3m để có dòng nước chảy nhẹ, đáy lồng cách mặt bùn ít nhất 0,4m. -Khoảng cách các lồng cách hau 4 – 5m, không nên đạt quá dày, và đạt so le. -Cũng có cơ sở đạt lồng trong ao nuôi cá kết quả đem lại khá tốt. -Lồng nuôi phải có hệ thống neo, cọc chắc chắn, có cầu thao tác đi lại chăm sóc cho ăn.Trên lồng có nhà bảo vệ.
  18. 4.2.2. Vật liệu và thiết kế lồng bè a) Vật liệu làm lông bè. ❖ Khung lồng: Thường làm bằng gỗ tốt như sao, trò với độ bền lớn. Các nan đóng vào khung thường dùng gỗ tre, hoặc lưới thép. ❖ Phao: Là thùng phi, tre, thùng nhựa, thùng phuy sử dụng cho cá lồng cỡ nhỏ, cỡ lớn bền và vững chắc. Cũng có thể dùng tre hoặc can nhựa. b) Thiết kế lồng bè. ❖Hình dạng và kích cỡ lồng: -Lồng dạng chữ nhật. -Tùy theo điều kiện vùng nuôi và kinh tế người nuôi mà có kích cỡ khác nhau. - lồng thường có kích cỡ sau :4 x 2,5 x 2m; 5 x 3 x 2m; 6 x 3 x 2m; 7 x 3 x 2m . -Nhưng, lồng chỉ nên đóng với thể tích không quá 20 m3. ➢Tốt nhất là: + Làm một lồng nhỏ 5 – 6m2 nuôi cá nhỏ và dễ xử lý cá bị bệnh. + Lồng lớn 15 – 20m2 để chuyển cá to sang nuôi cho thông thoáng.
  19. ❖Cách đóng - Khung lồng đóng bằng tre hoặc gỗ, sau đó dùng gỗ sẻ thành rộng 8 – 10cm dày 2 – 3cm. - Ta lên đóng án(nẹp) theo chiều ngang vì sẽ giảm áp lực của sóng đập và quan trọng hợn là sẽ tạo được một khoảng kín từ 20- 30 cm dưới đáy bè không làm ảnh hưởng đến cá. - Thanh nẹp cách nhau 2 – 3cm đóng nẹp theo chiều dọc lồng. Thanh nẹp cách nhau 2 – 3cm tuỳ theo cỡ cá giống thả to nhỏ. - Cũng có dùng cả cây tre ghép lại theo chiều dọc lồng, cây cách cây 2 – 3cm cho lồng thoáng, sạch. - Trên mặt lồng đóng kín, chỉ để lại một cửu rộng 0,5 – 0,6m để cho cá ăn và thao tác vệ sinh lồng. - Hai bên thành dùng thùng phuy hoặc tre bó thành từng bó, kém hai bên thành lồng giữ cho lồng nổi trên mặt nước.
  20. 4.2.3. Chọn và thả giống a) Chọn giống - Cách chọn giống tượng tự chọn giống cá nuôi ao, nhưng trong nuôi lồng ta nên chọn giống có kích cỡ lớn hơn. - Cỡ cá tốt nhất nên chọn cá từ 10- 12 con/kg(lớn hơn càng tốt). b) Thả giống. -Tương tự nuôi ao. Nhưng mật độ thả nhiều hơn nuôi ao. Mật độ thả cá thích hợp là từ 80 – 100 con/m2. có người thả 120 – 130 con/m2.
  21. 4.2.4. Quản lý, chăm sóc và thu hoạch. a) Quản lý, chăm sóc - Các khâu cũng tương tự như nuôi ao. Nhưng, ở nuôi lồng bè thì khoảng 7-15 ngày ta tiến hành vệ sinh lồng bè một lần, hàng ngày kiểm tra tình trạng lồng bè để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố như lồng hư, lồng hỏng, - Kiểm tra nguồn nước lưu thông, giây neo, cọc, vệ sinh lồng b)Thu hoạch. - Sau 7 tháng nuôi, có thể thu hoạch đối với cá giống cỡ vừa từ 100 –150gr/ con và 8–10 tháng đối với cá giống cỡ nhỏ từ 50 – 70 gr/con. - Thu hoạch vào lúc sáng sớm khi trời mát. Để tránh làm cá sây sát ta lên dung vợt để vớt cá. - Với cỡ cá 100 gr/con, sau 7 tháng nuôi trong bè ta có thể thu hoạch cá có trọng lượng trên 400 gr/con. - Đến khi thu hoạch cá loại I bán còn cá nhỏ nuôi tiếp bán đợt sau.