Bài giảng Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường

ppt 29 trang huongle 5010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mot_so_van_de_co_ban_ve_phap_luat_bao_ve_tai_nguye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường

  1. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ QUẢNG BÌNH
  2. Bài MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
  3. I. Mục đích, yêu cầu Cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản về pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường, khái niệm, nguyên tắc, mục đích trong việc áp dụng các quy định luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật thủy sản Nắm chắc các kiến thức, vận dụng vào thực tiễn công việc và cuộc sống; nâng cao ý thức sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật pháp luật.
  4. II. Phương pháp thể hiện bài giảng - Phương pháp giảng: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích và giải thích những vấn đề trọng tâm, trọng điểm. - Phương tiện: Máy chiếu, bảng, phấn. III. Tài liệu phục vụ bài giảng * Tài liệu chính thức: 1. Tài liệu đào tạo trung cấp trưởng công an xã 2. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 3. Luật khoáng sản năm 1996, sửa đổi bổ sung 2005 4. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2005 5. Luật tài nguyên nước năm 2005 6. Luật thủy sản năm 2003
  5. * Tài liệu tham khảo: 1. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường
  6. Kết cấu bài giảng: I. Pháp luật về phòng, chống khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường II. Pháp luật về bảo vệ rừng III. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước IV. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản V. Pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
  7. I. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm về môi trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường a. Khái niệm về môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường). - Yếu tố tự nhiên là những yếu tố cơ bản - Yếu tố nhân tạo
  8. b. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Thực trạng môi trường hiện tại ở phạm vi toàn cầu Đang có những thay đổi theo chiều hướng xấu, một số biểu hiện cơ bản: + Sự thay đổi của khí hậu toàn, trái đất nóng dần lên + Sự suy giảm của tầng ozon; + Sự gia tăng chất thải tác động xấu đến môi trường + Sự suy giảm của nhiều loại thực vật, sự diệt vong của nhiều loại động vật
  9. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta !
  10. Tất cả đều khốn khổ
  11. NĂNG LƯỢNG SẠCH
  12. Cảnh núi lửa phun trào dưới đáy đại dương. Các nhà khoa học ở Mỹ xúc động khi lần đầu tiên ghi lại được Ngọn núi lửa Tây Mata ở Thái Bình Dương hồi tháng 5. Trong khoảng 1 tiếng, họ nhìn thấy khói bốc lên. "Sau đó, dung nham đỏ tuôn ra", nhà hải dương học Joe Resing, trưởng đoàn thám hiểm, cho biết. "Tất cả chúng tôi đều phát điên lên".
  13. Tầng Ozon là gì? Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
  14. - Thực trạng môi trường ở Viêt Nam Có nhiều măt, nhiều yếu tố thực trạng môi trường nước ta còn xấu hơn nhiều nước trên thế giới. + Đất đai bị xói mòn, bạc hóa, phèn hóa, ngập mặn ở nhiều nơi + Các nguồn nướ bị ô nhiễm vi sinh nặng + Không khí ở các thành phố lớn bị ô nhiễm năng. + Rừng khai thác, tàn phá dẫn đến suy giảm nghiêm trọng
  15. • Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến môi trường Việt Nam đang nằm trong trại thái cấp bách ? (Xem giáo trình)
  16. c. Các biện pháp bảo vệ môi trường - Chính trị - Kinh tế - Khoa học công nghệ - Pháp luật
  17. 2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường a. Ô nhiễm môi trường "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
  18. b. Suy thoái môi trường "Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
  19. c. Sự cố môi trường là gì? "Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng". Sự cố môi trường thường dẫn đến ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường
  20. * Sự cố môi trường có thể xảy ra do: - Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; - Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; - Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác; - Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
  21. d. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường ? (Nghiên cứu giáo trình)
  22. 3. Các quy định của pháp luật về phòng chốn ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường • Bảo vệ môi trường là việc của ai? • Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
  23. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
  24. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, UBND phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: 1/ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường địa phương. 2/ Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, sự cố môi trường ở địa phương. 3/ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Ðịnh kỳ 6 tháng hoặc đột xuất cung cấp thông tin về diễn biến môi trường tại địa phương với uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. 4/ Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương.
  25. Câu hỏi thảo luận