Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình (Phần 2) - Phan Văn Tú

ppt 50 trang huongle 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình (Phần 2) - Phan Văn Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhap_mon_bao_chi_truyen_hinh_phan_2_phan_van_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn báo chí truyền hình (Phần 2) - Phan Văn Tú

  1. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1. Tác phẩm truyền hình và chương trình truyền hình Chương trình truyền hình là một đơn vị phát sóng trong nội dung truyền hình, là hình thức giao tiếp cơ bản của khán giả với truyền hình. Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí các nội dung thông tin, giáo dục, giải trí trong một thời gian nhất định theo một chủ đề và phạm vi nội dung nhất định. Chương trình truyền hình thường được sắp xếp trên 1 khung giờ và có 1 phần mở đầu (gọi là hình hiệu) ổn định để khán giả dễ theo dõi. Các tác phẩm truyền hình được phát sóng thông qua các chương trình truyền hình với sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí trong một tổng thể để giúp khán giả tiếp nhận một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
  2. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1. Tác phẩm truyền hình và chương trình truyền hình + Dựa trên quy trình sản xuất: - Chương trình sản xuất theo phương thức điện ảnh - Chương trình sản xuất theo phương thức trường quay + Dựa trên thời điểm phát sóng: - Chương trình phát sóng trực tiếp - Chương trình sản xuất có hậu kỳ Quy trình sản xuất các chương trình/tác phẩm truyền hình nói chung thường qua các bước: Xác định đề tài, chủ đề - Nghiên cứu thực tế - Viết kịch bản - Ghi hình - Dựng hình - Viết lời bình - Lồng tiếng
  3. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề: + Đề tài do Ban biên tập giao + Đề tài do phóng viên phát hiện + Xác định tốt đề tài – chủ đề là cơ sở để quyết định dùng thể loại, hình thức chương trình nào để phản ánh sự kiện, vấn đề; phản ánh theo hướng nào và lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. + Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến những yếu tố sau: Đề tài có tính thời sự, có được công chúng quan tâm? Đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí? Khả năng, điều kiện ghi hình, hậu kỳ? Có bị trùng với những đề tài cũ?
  4. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: - Khảo sát thực tế là yêu cầu có tính nguyên tắc để ê-kíp thực hiện xác định tốt góc tiếp cận và khả năng thực hiện tác phẩm/chương trình. Phóng viên có tài năng đến đâu cũng sẽ khó làm tốt tác phẩm truyền hình nếu bỏ qua công việc khảo sát - Quá trình nghiên cứu thực tế, khảo sát, liên hệ cơ sở, chúng ta có thể kiểm tra được những yêu cầu đặt ra cho tác phẩm/chương trình. Phải biết kiểm tra thông tin về đối tượng/nhân vật, dự đoán trước những trắc trở (tiếng ồn, an ninh, tắc đường, tập quán địa phương ), kiểm tra chéo - Khảo sát thực tế phải biết tỏ ra hoài nghi khoa học và thận trọng. Ghi chép càng nhiều, càng có cơ hội nảy sinh nhiều ý tưởng để thực hiện tốt tác phẩm.
  5. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: Một nội dung quan trọng của quá trình đi thực tế chính là KHẢO SÁT HÌNH ẢNH - Khi lắng nghe để lấy thông tin trong quá trình khảo sát, thì cần phải hình dung trước về hình ảnh: camera sẽ ghi cái gì, hình ảnh nào sẽ minh họa cho vấn đề này, vấn đề kia; nhân vật nào sẽ được ghi hình phát biểu/phỏng vấn, diễn tả thái độ, cảm xúc nhân vật trong câu chuyện, tác phẩm bằng những chi tiết, hình ảnh nào - Nói cách khác, cần hình ảnh hóa những ý tưởng chính để phác thảo diện mạo cho tác phẩm, để ghi hình.
  6. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: + Quan sát mọi hoạt động của con người, cả trong trạng thái động và tĩnh, ở bất kỳ nơi nào. Đặt mình vào vị trí máy ghi hình, lấy thử khuôn hình xung quanh từng hành động riêng lẻ, hình dung mỗi khuôn hình sẽ là một cảnh trong tác phẩm. + Lựa chọn: hãy xác định và tự hỏi xem khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt, cảnh chính diễn tả hành động hay tâm trạng của nhân vật. Tiếp đó, nghĩ đến hành động khác và hình dung ra hình ảnh tóm tắt hành động (hình ảnh mấu chốt) + Biểu trưng: hình dung những chi tiết đặc trưng, những cú quay cận cảnh. Ví dụ: hình ảnh nào đặc trưng cho sự khốn khó của người dân vùng lũ hình ảnh nào đặc trưng cho vùng đất thực hiện tác phẩm
  7. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Kịch bản là xương sống của một sản phẩm truyền hình. Mỗi thể loại hình thức sản xuất trong truyền hình có những dạng kịch bản riêng + Kịch bản truyền hình là “kim chỉ nam” cho hoạt động của cả ê-kíp sản xuất. + Kịch bản truyền hình thường mang tính dự kiến chứ không phải ở dạng ổn định.
  8. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Kịch bản là sự sắp xếp các hình ảnh theo chuối logic của hành động và tâm trạng. * Tư duy hình ảnh: Từ trừu tượng đến cụ thể. Hình dung về hình ảnh diễn tả những khái niệm hoặc sự vật trừu tượng Ví dụ: sự tiến triển, tốc độ, sự liên kết, hòa thuận, mâu thuẫn * Tiếp cận hình ảnh từ nhiều góc độ ý nghĩa của nó: - Tính thực tế: chuyển tải thông tin trực tiếp - Tính định vị: mang lại thông tin về bối cảnh, địa đIểm - Tính diễn giải: gợi sự liên tưởng. Ví dụ: bước chân mạnh mẽ thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát - Tính biểu trưng: logo, biểu tượng, quốc kỳ
  9. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Đối với những tác phẩm truyền hình thuộc nhóm thông tấn, xây dựng kết cấu tốt là yếu tố mang đến thành công. Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm theo một trình tự nhất định. Kết cấu tác phẩm truyền hình đòi hỏi sự đơn giản, dễ hiểu nhưng phải đạt yêu cầu thu hút khán giả. + Kết cấu thường có 4 phần sau: - Lôi kéo được sự chú ý: phải hấp dẫn, ấn tượng - Bối cảnh: rõ ràng, đủ thời lượng, chọn hình ảnh chặt chẽ - Diễn biến (phát triển): đẩy kịch tính cùng lúc kể chuyện - Kết thúc: Gợi mở
  10. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cảnh là khái niệm chỉ những hình ảnh do máy ghi hình thu được theo ý chủ quan của con người trong một lần bấm máy. Các thuộc tính liên quan đến cảnh: + Cỡ cảnh + Động tác máy + Góc máy + Bố cục + Độ dài
  11. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh tổng quát (wide shot - WS): Cảnh diễn tả quy mô, bối cảnh diễn ra sự kiện. Trong cỡ cảnh này, nhân vật không rõ, kích thước người không đáng kể. Thường dùng để khởi đầu một trường đoạn. Cỡ cảnh này hạn chế sử dụng trong truyền hình
  12. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh rộng (Very long shot - VLS) : Được sử dụng để diễn đạt hình ảnh nhân vật gắn với bối cảnh sự kiện. Cũng thường dùng để mở đầu các trường đoạn nhằm tạo lập thông tin về không gian và thời gian.
  13. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh (Long shot - LS): Cỡ cảnh thường dùng để giới thiệu đầy đủ về nhân vật/chủ đề trong mối liên hệ với không gian sự kiện. Quy ước phổ biến trong cỡ cảnh này là chiều cao nhân vật được ghi hình gần bằng chiều cao khuôn hình (trừ khoảng hở chân (foot room) bằng 1/10 chiều cao khuôn hình và khoảng hở đầu (head room) bằng 02 lần khoảng hở chân)
  14. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung toàn cảnh (Medium long shot - MLS): Nhân vật được ghi hình từ khoảng đầu gối trở lên. Diễn tả rõ nét hơn nhân vật trong hoạt động cụ thể với bối cảnh.
  15. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung cảnh (Medium shot - MS): Nhân vật được ghi hình bán thân (cắt gần thắt lưng). Ví dụ cách ghi hình phát thanh viên trong phòng thu.
  16. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung cận cảnh (Midium Close up - MCU): Nhân vật được ghi hình từ ngực, túi áo trở lên. Đây là cảnh phổ biến trong truyền hình.
  17. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Cận cảnh ( Close up - CS): Cảnh tập trung vào chi tiết của nhân vật. Cắt quanh vai. Nhìn chung các cảnh cận tạo điểm nhấn và giúp khán giả nhận biết phản ứng của chủ thể. Nhưng cảnh cận chỉ hiệu quả khi đi liền với các cỡ cảnh khác trong tương quan câu hình.
  18. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Big close up (BCS) - Đại cận cảnh: Cảnh cắt ngang cằm của nhân vật. Hoặc cảnh cắt ngang trán. Dùng đặc tả nội tâm, tính cách của nhân vật.
  19. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Cận cảnh chi tiết (Extrem close up - ECS) : Đặc tả một bộ phận của cơ thể như đôi mắt hoặc một bộ phận của vật thể như ổ khóa phòng giam. Cận cảnh chi tiết đặc tả có tính cách điệu và nhấn mạnh để tạo ý đồ đặc biệt, tạo tình huống cao trào của sự kiện.
  20. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Để hình ảnh sinh động, tận dụng không gian 3 chiều và để diễn tả ý đồ thông tin, trong ghi hình, người ta dùng một số động tác chuyển động ống kính nhằm tạo ra hiệu quả thông tin, hiệu quả nghệ thuật được gọi chung là động tác máy. Mỗi loại động tác máy đều có ý nghĩa riêng. Mỗi động tác máy phải có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Phải ổn định hình ảnh với thời lượng nhất định (khoảng 1- 3 s) ở đầu và ở cuối mỗi động tác máy.
  21. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Pan - Lia máy (theo chiều ngang): Động tác lia một đường quét ngang theo một trục cố định từ trái sang phải hoặc ngược lại. Pan nhằm giới thiệu quan hệ giữa chủ thể và cảnh vật, sự vật trong không gian. Tốc độ pan: Lia nhanh khi quay cảnh rộng hoặc ống kính góc rộng. Lia chậm khi quay cảnh cận hoặc ống kính góc hẹp. Nếu quay vác vai thì nên mở ống kính góc rộng. Tốc độ lia hình không được ngập ngừng.
  22. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Pan - Lia máy (theo chiều ngang): - Lia theo chuyển động - Lia khảo sát (tìm tòi) - Lia nhanh: Máy ghi hình chuyển động nhanh (có khi hình ảnh bị mờ) Người ta thường lia nhanh khi muốn: * Thay đổi trọng tâm của sự chú ý * Mô tả nguyên nhân và hiệu quả * So sánh và tương phản
  23. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Tilt – Lia máy (theo chiều đứng): Gồm có Tilt up và Tilt down. Giống động tác Pan nhưng với chiều thẳng đứng trong không gian. * Lia dọc lên phía trên tạo sự mong đợi và cảm giác phấn chấn. * Lia dọc xuống phía dưới gợi ra cảm giác âm tính
  24. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Zoom: Thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Động tác zoom máy thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. * Zoom in: Động tác thay đổi ống kính để miêu tả chủ thể từ cảnh rộng vào cảnh cận. Mục đích: Gây sự chú ý khi đặc tả, tạo cảm giác về không gian, về chiều sâu, độ dài. * Zoom out: Động tác thay đổi ống kính để di chuyển từ 01 cận cảnh ra cảnh rộng. Mục đích: cho thấy sự liên quan giữa cận cảnh của đối tượng chủ thể với bối cảnh chung quanh, giữa hành động với bối cảnh, tạo cảm giác không gian (bề rộng). Lưu ý: Zoom không ngập ngừng. Phải xác định trước điểm dừng.
  25. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Góc máy Xác định điểm thu hình với nhân vật / cảnh vật để tạo hiệu quả hình ảnh. Chính diện: Không làm “biến dạng” đối tượng, trung tính. Góc cao: Với chủ thể là con người, góc máy này hạ chiều cao nhân vật, trông kém đường bệ, thấp bé và có vẻ bất lực nhưng với cảnh vật, góc máy này sẽ cho thấy những đại cảnh bao quát. Góc thấp: Tăng chiều cao nhân vật, nâng tầm quan trọng cho nhân vật, tạo kịch tính Chủ thể trông đường bệ hơn, mạnh mẽ hơn, có dáng vẻ đe doạ.
  26. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Bố cục - Là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình, thu hút sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, giảm thiểu và loại bỏ nhưng chi tiết làm mất tập trung. - Quy tắc 1/3: Nếu màn hình chia đôi hay chia bốn, sẽ cho những hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ tạo nên sự năng động, hấp dẫn hơn. Khi đó, điểm mạnh rơi vào điểm giao nhau và khu vực 1/3 theo chiều ngang và dọc sẽ tập trung những chi tiết quan trọng.
  27. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Quy tắc không gian: - Không gian thở (headroom): khoảng cách phía trên đầu đến mép màn hình phía trên. - Nên tránh: để hình một người đầy chặt tới đỉnh khuôn hình làm cho gò bó, chật hẹp; ngườc lại, không để khoảng cách này lớn, sẽ mất cân đối và nặng đáy. - Không gian thở thay đổi theo cỡ cảnh. Cỡ cảnh càng lớn, càng cần nhiều không gian thở và ngược lại. - Theo Reuters, khoảng cách này dao động từ 1/10 đến 1/8 chiều dọc khuôn hình. Ngoại lệ duy nhất là cận đặc tả có thể cắt ngang trán, hoặc ngang cằm.
  28. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ - Không gian nhìn (looking room): phần màn hình phía hướng nhìn phải lớn hơn phía sau, ngoại trừ nhìn trực diện máy ghi hình. Nếu không gian cho hướng nhìn hẹp sẽ mất cân đối, tạo nên sự gò bó. Nếu mặt người càng nghiêng thì khoảng nhìn càng phải lớn để duy trì cân bằng. Quy tắc này tương tự với trường hợp của chuyển động. - Không gian di chuyển (walking room): phần màn hình hướng chủ thể di chuyển tới nhìn phải lớn hơn phía sau, ngoại trừ hướng di chuyển thẳng vào camera, trực diện máy ghi hình. Ghi chú: chuyển động vào gần hay xa camera thì mạnh hơn chuyển động ngang. Đối với chuyển động ngang, phải lấy khuôn hình cẩn thận, đảm bảo không gian hình và không gian thở cho hành động đó, hoặc nếu có hành động khác cùng diễn ra.
  29. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 5: Dựng hình Dựng hình là sự chọn lọc, sắp xếp, định thời gian, trình bày cho tác phẩm truyền hình + Chọn lọc: hình ảnh, âm thanh giàu thông tin, chất lượng kỹ thuật của hình ảnh đảm bảo, trường đoạn hấp dẫn, phỏng vấn hiệu quả + Sắp xếp: trình tự logic, mở hấp dẫn, thân mạch lạc, kết ấn tượng + Định thời gian: nhịp và tiết tấu của câu chuyện, sự phối hợp giữa hình ảnh và âm thanh; độ dài cảnh, các thành phần câu chuyện: dẫn vào, dẫn hiện trường, phỏng vấn + Trình bày: hiệu quả về mặt nghệ thuật của hình ảnh (không nhảy hình); tiếng và hình không đối chọi nhau; có các khoảng ngưng để người xem hiểu và xử lý thông tin.
  30. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ + Dựng hình nhằm 2 mục đích: giúp kể câu chuyện một cách hiệu quả và duy trì sự chú ý của người xem + Dựng hình khiến người xem động não, nhận ra sự thay đổi giữa các cảnh, diễn giải mối liên hệ giữa chúng và tự đặt mình vào bối cảnh. + Dựng phải logic, đơn giản, dễ hiểu, nếu không, người xem phải lý giải hình ảnh và không tập trung vào lời bình được. + Quy tắc quan trọng: không được bóp méo sự thật. + Dựng thô: dựng thử để xem hiệu quả sau đó sẽ dựng chính thức
  31. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ + Các kiểu dựng hình: Có rất nhiều kiểu dựng hình (tùy theo tiêu chí nội dung và hình thức, hoặc theo cách phân chia của người làm truyền hình), nhưng có những kiểu phổ biến: - Kiểu câu chuyện: theo trật tự nhất định của hành động - Kiểu phân tích: ghép nối theo mối quan hệ: nguyên nhân-kết quả, điều kiện-mục đích , sự mâu thuẫn - Kiểu tư duy: khi trình bày khái niệm về một vấn đề phức tạp - Kiểu tương phản: đối lập giữa những trạng thái khác nhau - Kiểu song song: hai hành động xảy ra đồng thời nhưng khác không gian
  32. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Một số vấn đề cần chú ý trong dựng hình - Cắt cảnh: Cắt cảnh nhịp nhàng, hành động diễn ra hợp lý. Thời gian cắt cảnh nói chung khớp với hành động, hoặc chuyển động ra - vào khuôn hình. -Trộn hình: (fade in, fade out): * Chuyển cảnh chậm, tạo cảm giác sự tiếp nối về thời gian. * Chuyển cảnh nhanh, tạo cảm giác hành động song song.
  33. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Chồng mờ: một hình thức chuyển cảnh nhằm thay đổi không gian truyện nhằm diễn tả: sự tương phản, sự thay đổi trạng thái Độ dài: cảnh không được quá ngắn hoặc quá dài; căn cứ trên: ý đồ thông tin, hành động, thời gian để hiểu Ghép cảnh: tránh ghép nhảy hình hai cỡ cảnh giống nhau, làm cho mạch logic bị nhảy, chủ thể từ chỗ này nhảy sang chỗ khác. Trái trục: trục được hiểu là giới hạn của sự quan sát và hành động, thường được quy định bởi bản thân chủ thể, hoặc các đối tượng, hoặc hướng của hành động. Máy quay đặt nhất quán ở một vị trí thì duy trì được sự logic; Khi chuyển trục (vượt trục) thì phải có cảnh đệm.
  34. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ * Dựng hình để tạo tiết tấu: - Nhanh: + chuyển động ra/vào khuôn hình + chuyển động trong khuôn hình + rút ngắn trình tự hành động + tiếng động tự nhiên ngắn, sắc ở đầu và cuối đoạn + cắt hình theo âm thanh + cảnh ngắn - Chậm: + lấy cảnh trước khi hành động bắt đầu (dễ chuyển cảnh) + sau khi hoàn thành hành động + không rút ngắn trình tự + cảnh không có hành động, tạm ngưng + cảnh dài
  35. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ * Một số khái niệm khác: - Câu hình (câu montage): + tập hợp một số cảnh quay để diễn đạt 1 ý trọn vẹn + câu hình cũng có thể chỉ là một cảnh - Đoạn hình (đoạn montage): + Bao gồm các câu hình để diễn tả một chủ đề. -Cách sắp xếp các cỡ cảnh: -+ Thông thường: Toàn – Trung – Cận – Đặc tả -+ Tiết tấu chậm: Toàn – Trung rộng – Trung hẹp - Cận rộng – Cận hẹp -+ Tiết tấu nhanh: Toàn – Cận
  36. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 6: Viết lời bình (thuyết minh) - Lời bình là thông tin bổ sung cho những gì hình ảnh không nói được. Lời bình góp phần thực hiện chức năng giao tiếp của truyền hình - Hình và lời không khớp hiệu quả thông tin sẽ thấp, khán giả bối rối, lẫn lộn. Khi đó, hình ảnh luôn giành phần thắng. - Trường hợp khác, nếu có quá nhiều lời bình thì hình ảnh trở nên kém quan trọng, chỉ để minh họa. - Phương pháp viết lời trước khi dựng hình làm cho hình ảnh mất vai trò quan trọng, thiếu gắn kết, khiên cưỡng và trở nên tùy tiện, bị ép theo ý đồ của tác giả.
  37. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 6: Viết lời bình (thuyết minh) - Để khớp hình và lời hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo: Hãy hỏi: + Những hình ảnh này nói gì? + Những hình ảnh này buộc tôi nói gì? + Những hình ảnh này giúp tôi nói gì? - Hình ảnh trả lời cái gì và lời bình trả lời tại sao. Vì vậy, lời bình phải có nhiệm vụ bổ sung thông tin, lý giải những điều hình ảnh không diễn tả. - Hình ảnh là chỗ dựa cho lời bình, lời bình nâng giá trị cho hình ảnh (nói chung) - Hình ảnh và âm thanh đưa khán giả đến nơi xảy ra sự kiện và lời bình lí giải vì sao họ phải đến.
  38. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 6: Viết lời bình (thuyết minh) * Những điểm lưu ý: - Không nên viết khi không biết chính xác hình ảnh - Phân tích kinh nghiệm của người xem trước hình ảnh để bổ sung thông tin cần thiết, không nên viết những gì mà người xem đã biết hoặc đã thể hiện bằng hình. - Bản thân tâm lý tiếp nhận của khán giả đã có sự liên hệ trở đi trở lại của hình ảnh và lời nói - Quan hệ tỉ lệ nghịch: + khi phải chuyển tải nhiều thông tin, hãy dùng những hình ảnh trung tính. + khi có những hình ảnh mạnh, hạn chế lời bình, hoặc chỉ nên nói chung
  39. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 6: Viết lời bình (thuyết minh) - Can đảm giữ im lặng khi cần thiết (khi có hình ảnh mạnh) - Tránh dùng tính từ, nếu khảo sát hiện trường kỹ lưỡng, và biết cách chọn từ, có thể bỏ qua tính từ. - Nhớ sử dụng những khoảng lặng. - Kết nối với người xem bằng cách chia sẻ kinh nghiệm: sự kiện thì không tác động đến con người khi nó chưa được liên hệ bằng kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, không nên tham lam con số, sự kiện mà vấn đề là cốt lõi câu chuyện xảy ra giúp người xem chứng kiến và cảm thấy mình có liên quan.
  40. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3. Vài nét về sản xuất các chương trình trực tiếp: Chương trình truyền hình trực tiếp và phương thức trực tiếp: a. Chương trình truyền hình trực tiếp là chương trình truyền hình cung cấp cho khán giả những sự kiện ngay thời điểm nó xảy ra b. Phương thức làm truyền hình trực tiếp là cách làm truyền hình hiện đại. Theo đó, có một số khâu, một số nội dung trong hoạt động sản xuất chương trình được thực hiện trực tiếp chứ không phải tất cả các nội dung sự kiện đều đồng thời xảy ra ngay thời điểm phát sóng.
  41. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3. Vài nét về sản xuất các chương trình trực tiếp: Chương trình truyền hình trực tiếp và phương thức trực tiếp: Các chương trình truyền hình trực tiếp được thực hiện khi có những sự kiện nổi bật, tác động rộng rãi chi phối nhiều họat động khác nhau trong đời sống xã hội. Đó có thể là sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao như bầu cử, khủng bố, chiến tranh, các đại hội, cuộc họp lớn, hoạt động của nguyên thủ quốc gia, . Các sự kiện văn hóa, thể thao: bóng đá, thế vận hội, thi hoa hậu, lễ hội, chào mừng năm mới, Các sự kiện kinh tế như: khánh thành một nhà máy, thủy điện, mở một con đường, Các sự kiện tự nhiên: bão, lũ lụt, cháy rừng, nổ nhà mày hóa chất (Ở đây đang nói tới chương trình trực tiếp các sự kiện lớn, chứ không phải các dạng chương trình sản xuất ở phòng thu)
  42. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3. Vài nét về sản xuất các chương trình trực tiếp: * Thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp Về kỹ thuật: Thiết bị thường dùng trong truyền hình trực tiếp là xe truyền hình lưu động (OB van). Mỗi một xe lưu động có thể có từ 3 đế 7 máy ghi hình. Tín hiệu thu từ các camera này sẽ được chuyển về xe truyền hình lưu động bằng cáp. Tại đây, đạo diễn hình xử lý tín hiệu nguồn trên bàn mixer. Sau đó tín hiệu hoàn chỉnh được chuyển về trung tâm qua vệ tinh viễn thông (TV satellite), viba, cáp quang hoặc các phương tiện khác. Trong các dạng cầu truyền hình, đạo diễn hình tại trung tâm sẽ điều khiển việc lựa chọn nguồn tín hiệu hình nào để phát, đó chính là hình ảnh được truyền đi đến máy thu hình.
  43. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3. Vài nét về sản xuất các chương trình trực tiếp: Về nội dung: Thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp là công việc hết sức phức tạp và căng thẳng. Vì vậy, chương trình thường được chuẩn bị hết sức kỹ càng về kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngoài kịch bản. Nhóm thực hiện phải quyết định cần đến bao nhiêu người giúp việc, cách tạo hình ảnh tốt nhất và lượng ánh sáng cần thiết; phải trù liệu trước được những điều không chủ động được. Truyền hình trực tiếp thường tạo cho các nhà báo truyền hình sự năng động, phát huy được tính chủ động và làm chủ được các tình huống có thể xảy ra.
  44. PHẦN VII: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 1. Hệ thống chương trình truyền hình: + Chương trình thời sự + Chương trình chuyên đề + Chương trình khoa học – giáo dục + Chương trình thể thao + Chương trình thiếu nhi + Chương trình văn nghệ + Chương trình ca nhạc (sân khấu, tạp kỹ) + Chương trình phim truyện + Chương trình trò chơi truyền hình + Chương trình phim tài liệu / phim khoa học
  45. PHẦN VII: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình: Để sản xuất một chương trình truyền hình, cần có một ê kíp với nhiều chức danh khác nhau. Tùy theo mức độ phức tạp của chương trình mà các chức danh trong ê kíp thực hiện chương trình đó nhiều ít khác nhau. Cơ bản có thể chia làm hai loại: 1. Với các chương trình sản xuất có hậu kỳ, có các chức danh: biên tập viên, người ghi hình, đạo diễn, kỹ thuật viên dựng hình 2. Với các chương trình sản xuất theo kiểu lưu động hoặc ghi phối hợp (như giao lưu, tọa đàm, trò chơi, cầu truyền hình), êkíp có nhiều chức danh như: giám đốc sản xuất, đạo diễn, đạo diễn hình, biên tập, ghi hình (3-4 người), người dẫn chương trình, trợ lý, chủ nhiệm, tổ chức sản xuất, kỹ thuật viên ánh sáng, âm thanh, mỹ thuật, kỹ thuật viên xe màu, kỹ thuật viên dựng hình
  46. PHẦN VII: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình: Vai trò, nhiệm vụ của các chức danh trong êkíp sản xuất chương trình: + Giám đốc sản xuất + Đạo diễn (tổng đạo diễn) + Biên tập viên + Đạo diễn hình + Người ghi hình (quay phim) + Dẫn chương trình (MC) + Kỹ thuật viên âm thanh + Kỹ thuật viên ánh sáng + Kỹ thuật viên dựng phim + Tổ chức sản xuất + Chủ nhiệm Một số chức danh có thể kiêm nhiệm hoặc thay đổi tùy từng chương trình cụ thể: trợ lý, chủ nhiệm, tổ chức sản xuất
  47. PHẦN VIII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 1. Hệ thống thể loại: + Nhiều nhà nghiên cứu báo chí truyền thông xếp các thể loại báo chí thành 3 nhóm chính: Nhóm 1. Các thể loại thông tấn báo chí; Nhóm 2. Các thể loại chính luận báo chí; Nhóm 3. Các thể loại chính luận nghệ thuật. + Truyền hình, ngoài các thể loại báo chí kinh điển, còn nhiều dạng thức chương trình – thể loại khác có sự giao thoa đặc điểm, tính chất của các thể loại, nhóm thể loại. Mặt khác, do tính chất đa dạng trong quá trình sản xuất tác phẩm/chương trình truyền hình, nên hiện có nhiều cách phân loại hệ thống báo chí truyền hình khác nhau.
  48. PHẦN VIII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 1. Hệ thống thể loại: + Ở một số nước, có nhà nghiên cứu đã xếp các thể loại truyền hình thành 5 loại cơ bản: - Loại thuyết trình (Lecture) - Loại phỏng vấn (Interview) - Loại thảo luận (Panel Discusion) - Loại kịch bản (Dramatization) - Loại sản xuất trực tiếp (Live programme)
  49. PHẦN VIII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 1. Hệ thống thể loại: + Hiện nay cũng có một số nhà nghiên cứu phân chia các nhóm thể loại báo chí truyền hình thành - Nhóm Giao lưu - gặp gỡ ( một số tác giả định danh là nhóm hội thoại hoặc nhóm giao tiếp) - Nhóm Tạo hình (một số tác giả còn gọi là nhóm Điện ảnh) - Nhóm Tạp kỹ và trò chơi truyền hình
  50. PHẦN VIII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 2. Một vài thể loại truyền hình có tần suất xuất hiện cao Tin, ghi nhanh, tường thuật Phỏng vấn, vox-pop Phóng sự Đối thoại, giao lưu, tọa đàm Phim tài liệu, ký sự Điều tra 3. Một vài dạng thức thể loại/chương trình truyền hình khác: Trò chơi truyền hình (game show) Cầu truyền hình Tạp chí truyền hình Các series chương trình giải trí khác