Bài giảng quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp - Lê Xân

pdf 58 trang huongle 5750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp - Lê Xân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_trinh_van_hanh_mot_trang_trai_nuoi_ca_bien_quy.pdf

Nội dung text: Bài giảng quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp - Lê Xân

  1. VIỆN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TRUNG CẤP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I NGHỀ NINH HÒA DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ KHUYẾN NGƢ CHO VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I PHA 3 - NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN VIỆT NAM Mã số: SRV-11/0027 BÀI GIẢNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP (Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý trang trại) Biên soạn: TS. Lê Xân Bắc Ninh, 2014
  2. Mục lục Danh mục các bảng 5 Danh mục các hình 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN 11 1. Tổng quan tình hình nuôi cá biển Thế giới và Việt Nam 11 1.1 Thế giới 11 1.2 Việt Nam 16 2. Các loài cá biển phù hợp với quy mô công nghiệp 23 2.1 Tiêu chí chọn loài cá biển phù hợp nuôi với quy mô công nghiệp 23 2.2 Các loài cá phù hợp để nuôi quy mô công nghiệp 24 2.3 Công nghệ nuôi được sử dụng 30 2.4 Giới hạn độ mặn và nhiệt độ của các loài cá nuôi 33 2.5 Nhu cầu Oxy. 34 2.6 Tập tính ăn, loại thức ăn. 34 2.7 Đặc điểm tăng trưởng và tình trạng sức khỏe. 37 BÀI II. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CÁ GIỐNG. 39 1. Giới thiệu tình hình sản xuất giống và hiện trạng các trại sản xuất giống cá biển ở Việt Nam 39 1.1 Tình hình sản xuất giống cá biển ở Việt Nam 39 1.2 Hiện trạng các trại sản xuất giống 41 2. Nguồn gốc cá giống và ảnh hưởng tới an toàn sinh học, chất lượng 42 2.1 Cá giống nuôi trong bể của các trại giống. 42 2.2 Cá giống nuôi trong ao. 43 2.3 Cá giống nuôi trong lồng nổi (giai) hay mương nổi đặt trong ao. 43 2.4 Cá giống nhập khẩu. 43 3. Kiểm tra bệnh, ký sinh trùng 45 3.1 Kiểm tra bệnh do virus, vi khuẩn 45 3.2 Kiểm tra bệnh do ký sinh trùng 45 2
  3. BÀI III: LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. 48 1. Lựa chon, xác định số lượng (đếm) cá giống 48 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống 48 1.2 Định lượng cá giống 48 2. Kỹ thuật vận chuyển cá giống 48 2.1 Phương pháp vận chuyển kín. 48 2.2 Phương pháp vận chuyển hở. 49 3. Tắm cá giống trước khi thả nuôi 50 4. Thả giống. 50 BÀI IV: DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ CHẤT LƢỢNG, KỸ THUẬT CHO ĂN. 52 1. Lựa chọn thức ăn 52 1.1 Giới thiệu nhu cầu dinh dưỡng của cá 52 1.2 Thức ăn viên, ưu điểm thức ăn viên so với cá tạp 52 2. Chất lượng thức ăn 53 2.1 Cỡ viên thức ăn 53 2.2 Bảo quản thức ăn 54 3. Quản lý thức ăn và phương pháp cho cá ăn 55 3.1 Thời gian cho ăn. 55 3.2 Lượng thức ăn và tỷ lệ cho ăn 55 3.3 Kỹ thuật cho cá ăn 55 4. Theo dõi tình trạng sức khỏe cá. 56 4.1 Kiểm tra hoạt động của cá. 56 4.2 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 56 4.3 San cá, duy trì khối lượng cá/m nước 57 4.4 Phân cỡ cá 57 4.4.1 Phân cỡ bằng tay (phân cỡ bằng quan sát trực quan) 57 4.4.2 Phân cỡ cá bằng thiết bị chuyên dụng 57 BÀI V: KIỂM TRA, LẮP ĐẶT BẢO TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG. 59 3
  4. 1. Kiểm tra lưới lồng nuôi và lưới bảo vệ 59 1.1 Nguyên nhân rách lưới 59 1.2 Giải pháp 59 2. Loại bỏ cá chết 60 3. Kiểm tra định vị lồng nuôi 61 4. Kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh lồng 61 5. Thay túi lưới lồng nuôi 62 6. Chuyển cá sang lồng nuôi mới 63 7. Giám sát môi trường vùng nuôi 64 8. Bảo vệ hệ thống lồng nuôi 64 BÀI VI: THU HOẠCH VÀ xỬ LÝ SAU THU HOẠCH 65 1. Thời gian thu hoạch. 65 1.1 Tiếp thị và thông tin thị trường 65 1.2 Cỡ cá thu hoạch 65 1.3 Thời điểm thu hoạch 66 2. Thu hoạch 66 2.1 Thu tỉa 67 2.2 Thu toàn bộ 67 3. Xử lý sau thu hoạch(sơ chế, bảo quản sau thu hoạch) 67 3.1 Sơ chế cá sau thu hoạch 67 3.2 Vận chuyển đến nhà máy chế biến, sân bay hoặc nhà phân phối 67 3.3 Chất lượng 67 BÀI VII: CÁC HOẠT ĐỘNG HẬU CẦN TRÊN BỜ. 69 1. Quản lý lưới lồng 69 1.1 Vệ sinh, làm sạch túi lưới 69 1.2 Sửa chữa túi lưới 69 1.3 Kiểm tra độ chắc, an toàn của lưới 69 1.4 Bảo quản lưới 69 1.5 Ghi chép, đánh số lưới, ngày sử dụng hoặc lưu giữ: 69 2. Bảo quản lưu giữ thức ăn, trang thiết bị 70 4
  5. 2.1 Thức ăn 70 2.2 Bảo quản, lưu giữ trang thiết bị 70 3. Hội thảo 71 BÀI VIII. LƢU GIỮ HỒ SƠ 72 1. Báo cáo kiểm tra lưới, phao, khung lồng, neo, dây 72 1.1 Hồ sơ ghi chép công việc hàng ngày 72 1.2 Hồ sơ ghi chép công việc theo lịch trình 72 2. Ghi chép thức ăn và quản lý thức ăn 74 3. Ghi chép tình trạng sức khỏe cá. 74 3.1 Hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá 74 3.2 Kiểm tra ký sinh trùng và tắm cho cá 74 3.3 Lấy mẫu bệnh phẩm nếu thấy cá có những dấu hiệu bất thường 75 3.4 Cá chết 75 3.5 Kiểm tra khối lượng cá trong lồng 75 4. Ghi chép các yếu tố môi trường, thời tiết 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Tổng lƣợng chất thải do các sông chính tải ra biển (t/năm) 22 Bảng 1. 2: Một số loài cá mú là đối tƣợng nuôi. 29 Bảng 1. 3: Sản lƣợng, số lƣợng lồng cá biển nuôi ở Việt Nam [2] 31 Bảng 1. 4: Hiện trạng nguồn giống, phƣơng thức nuôi các loài cá biển ở VN[3] 31 Bảng 2. 1: Kết quả nghiên cứu và sản xuất giống cá biển đến năm 2009. 39 Bảng 2. 2: Mức độ đáp ứng tiêu chí an toàn sinh học của cá giống có nguồn gốc khác nhau. 44 Bảng 3. 1: Kích thƣớc (L mm) cá nuôi và cỡ mắt lƣới lồng nuôi. 51 Bảng 3. 2: Cỡ giống và mật độ thả ban đầu. 51 Bảng 4. 1: So sánh thức ăn công nghiệp với cá tạp. 53 5
  6. Bảng 4. 2: Cỡ thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn của cá. 54 Bảng 6. 1: Cỡ thƣơng phẩm của một số loài cá nuôi. 66 Bảng 8. 1: Công việc cần thực hiện trong ngày. 73 Bảng 8. 2: Nhật ký cho cá ăn theo các lồng nuôi 74 Bảng 8. 3: Theo dõi khối lƣợng cá. 75 Bảng 8. 4: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trƣờng vùng nuôi. 76 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Sản lƣợng cá biển nuôi trên thế giới 1993 - 2003 [4] 12 Hình 1. 2: Giá trị cá biển nuôi trên thế giới [4] 13 Hình 1. 3: Sản lƣợng một số đối tƣợng cá biển nuôi của thế giới [4] 14 Hình 1. 4: Cá Giò(cá Bớp) Rachycentron canadum Linnaeus, 1766. 25 Hình 1. 5: Cá Chim vây vàng (Pompano) (Trachinotus blochii Lacepède, 1801). 26 Hình 1. 6: Cá Hồng Mỹ (Redrum) (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) 26 Hình 1. 7: Cá chẽm – cá vƣợc (Sea Bass) Lates calcarifer (Bloch, 790) 27 Hình 1. 8: Cá Hồng bạc và cá Hồng đỏ. 28 Hình 1. 9: E. Coioides Forsskcal, 1775 30 Hình 1. 10: E. bleekeri Vaillant, 1878 30 Hình 1. 11: E. fuscoguttatus (Forsskcal, 1775) 30 Hình 1. 12: Cromileptes altivelis 30 Hình 2. 1: Nhà xƣởng, ao ƣơng giống của Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc tại Cát Bà, Hải Phòng. 42 Hình 2. 2: Trùng bánh xe (Trichodina rostrata) và sán lá đơn chủ (Diplectanum querni) 46 Hình 3. 1: Bơm oxy, đóng túi nylon vận chuyển cá giống. 49 Hình 4. 1: Thức ăn công nghiệp cho cá biển. 54 6
  7. Hình 4. 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. 55 Hình 4. 3: Nhân công cho cá ăn và máy tự động cho cá ăn. 56 Hình 4. 4: Lọc phân cỡ cá bằng sàng và bằng máy tự động 58 Hình 5. 1: Cá kiếm và cá nóc là địch hại làm rách lƣới lồng nuôi. 59 Hình 5. 2: Lƣới lồng bị rách. 60 Hình 5. 3: Lặn kiểm tra lồng nuôi, lồng bảo vệ. 60 Hình 5. 4: Thu cá chết trong lồng nuôi. 60 Hình 5. 5: Vệ sinh khung lồng, loại bỏ sinh vật bám 61 Hình 5. 6: Kiểm tra phao, dây, neo và lƣới lồng nuôi. 62 Hình 5. 7: Lƣới lồng bị sinh vật bám trên bề mặt. 62 Hình 5. 8: Thay lƣới và giặt túi lƣới 63 Hình 5. 9: Thay lƣới và chuyển cá sang lƣới lồng mới. 63 Hình 5. 10: Vận chuyển cá bằng Platform (A) và bằng túi lƣới (B) 64 Hình 5. 11: Hệ thống phao cảnh báo vùng nuôi. 64 Hình 7. 1: Kiểm tra an toàn lƣới và vá lƣới. 69 LỜI MỞ ĐẦU Nuôi cá biển qui mô công nghiệp tuy đã có ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay ở Phú Yên (Marine Farm), Vũng Tàu, Kiên Giang (Đài Loan) nhƣng các trang trại này của những doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bởi vậy, vận hành một trang trại nuôi cá biển qui mô công nghiệp là vấn đề mới ở Việt Nam. Với trại nuôi cá biển truyền thống, qui mô gia đình là phổ biến nên việc vận hành hầu nhƣ bị động, công việc hàng ngày và cả vụ, cả năm thƣờng do phát sinh và đƣợc điều hành theo kinh nghiệm. Con giống, chủ yếu khai thác tự nhiên (một số không lớn mua từ các trại giống hay nhập ngoại qua các doanh nghiệp kinh doanh). Thời gian và nguồn giống không chủ động; sản lƣợng không lớn, không tập trung và phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái. Tại các vùng nuôi, số lƣợng lồng bè tự phát nên mật độ không 7
  8. đƣợc khống chế, nhiều nơi quá cao dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh lây lan khó kiểm soát, ngƣời nuôi thất thu. Với các trang trại nuôi công nghiệp, dù lớn hay nhỏ, quản lý trang trại nhất thiết phải là doanh nghiệp. Đã là doanh nghiệp, mọi hoạt động từ lúc bắt đầu thành lập đến quá trình sản xuất kinh doanh đều phải đƣợc xây dựng kế hoạch ở dự án đầu tƣ. Sau khi địa điểm đƣợc lựa chọn, cơ sở vật chất: lồng, lƣới, tàu thuyền đƣợc xây dựng, những ngƣời quản lý điều hành trang trại không những phải hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá biển từ khâu chọn và mua giống, chọn và mua thức ăn, phòng và trị bệnh cho cá, biết đề phòng và phát hiện sớm để giải quyết những sự cố có thể xẩy ra, biết tổ chức thực hiện, bố trí nhân lực hợp lý để phát huy hiệu quả mà còn phải biết lập kế hoach sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các bài giảng trong Modul này nhằm giới thiệu sơ lƣợc các vấn đề để ngƣời điều hành quản lý trang trại có đƣợc những kỹ năng trên. Bài I . GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN TIỀM NĂNG Bài học giới thiệu cho ngƣời học biết đƣợc tình hình nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam; ngƣời học có thể bao quát chung mô hình phát triển và đối tƣợng nuôi của mỗi nƣớc để có thể tham khảo áp dụng cho trang trại mình. Bài học cũng giới thiệu một số loài cá biển có thể là đối tƣơng để nuôi công nghiệp ở Việt Nam, sơ bộ về đặc điểm sinh học, mùa vụ sinh sản trong tự nhiên và ở các trại giống. Qua đó có thể lựa chọn nên nuôi loài cá nào, mua giống ở đâu? Thời gian nào thì có cá giống?các yêu cầu tối thiểu về điều kiện môi trƣờng của mỗi loài Bài II. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CÁ GIỐNG. Đây là công việc đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất của một vụ nuôi. Bài học sẽ giới thiệu tình hình chung về sản xuất giống cá biển ở Việt Nam, về khả năng cung ứng giống cho trang trại của mình. Ngƣời học cũng sẽ nắm đƣợc ƣu nhƣợc điểm của cá giống từ các nguồn khác nhau: cá giống ƣơng nuôi trong bể, trong ao đất, trong lồng nổi và cá giống nhập khẩu; khả năng đảm bảo an toàn sinh học của các nguồn giống đó. Bài giảng cũng giới thiệu sơ lƣợc về phƣơng pháp kiểm tra mức độ nhiễm bệnh của cá giống để có quyết định mua hay không. 8
  9. Bài III. LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý phƣơng pháp quan sát, kiểm tra tình trạng sức khỏe, nguồn gốc (trong hồ sơ sản xuất cuat trại giống) của từng mẻ cá giống để quyết định lựa chọn trại cung cấp giống; vận chuyển giống thƣờng do trại giống đảm nhiệm nhƣng ngƣời quản lý trại nuôi cần hiểu đƣợc các phƣơng pháp vận chuyển để kiểm tra, giám sát. Bài học cũng giới thiệu để ngƣời học nắm đƣợc những việc cần làm khi cá giống đã đƣợc vận chuyển tới trại nuôi nhằm đảm bảo cá giống có chất lƣơng tốt nhất. Bài IV. DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN, CHẤT LƢỢNG VÀ CÁCH CHO ĂN. Đây là công việc xuyên suốt quanh vụ, quanh năm của một trang trại và cũng là công việc quyết định hiệu quả sản xuất. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý trang trại biết đƣợc phƣơng pháp lựa chọn loại thức ăn cho loài cá mình nuôi, cỡ và thành phần dinh dƣỡng của từng giai đoạn, khẩu phần ăn, kỹ thuật cho ăn và biết quan sát tình trạng sức khỏe của cá qua hoạt động bắt mồi để điều chỉnh lƣợng thức ăn phù hợp. Ngƣời học cũng đƣợc giới thiệu về sự cần thiết và phƣơng pháp phân cỡ cá để nâng cao hiệu quả thức ăn, cá lớn đồng đều. Bài V. KIỂM TRA, LẮP ĐẶT BẢO TRÌ VÀ CÁC VẬN HÀNH KHÁC. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý vận hành trang trại nắm đƣợc những công việc hàng ngày nhất đinh phải đƣợc thực hiện, giám sát, kiểm tra: lặn kiểm tra tình trạng rách lƣới, vệ sinh lƣới bảo vệ , lƣới nuôi; kiểm tra vị trí lồng; theo dõi các yếu tố môi trƣờng; thay lƣới, chuyển cá đến lồng mới; trông coi bảo vệ và giám sát các công việc khác. Bài VI. AN TOÀN SINH HỌC. Bài học giới thiệu chung về các loại bệnh thƣờng gặp cho các loài cá biển nuôi; phƣơng pháp phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh. Đặc biệt, trại nuôi cá biển công nghiệp phải phát triển đảm bảo an ninh sinh học nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm. Bài học giới thiệu giới thiệu những việc cần làm để đảm bảo anh toàn sinh học cho trang trại và sản phẩm của trang trại. Bài VII. THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH. 9
  10. Sau một vụ nuôi, sản phẩm cuối cùng đã có nhƣng phƣơng pháp thu hoạch và xử lý sản phẩm (sơ chế) sau thu hoạch có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả vụ nuôi. Bài học giới thiệu cỡ cá thƣơng phẩm của một số loài, những việc cần làm khi cá đã đến cỡ thƣơng phẩm: ký kết hợp đồng, tìm kiểm thị trƣờng, chuẩn bị phƣơng tiện Bài học cũng giới thiệu các phƣơng pháp thu hoạch, sơ chế trƣớc khi vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ. Bài VIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HẬU CẦN TRÊN BỜ. Với trại nuôi công nghiệp, rất nhiều các loại vật tƣ, dụng cụ, trang thiết bị, tàu thuyền, lồng lƣới, thức ăn cần có để bổ sung, sử dụng hàng ngày hay thay thế định kỳ và đột xuất. Bởi vậy các hoạt động trên bờ không kém phần quan trọng mà ngƣời quản lý trang trại phải quán xuyến. Bài học giới thiệu phƣơng pháp vệ sinh, sửa chữa lồng lƣới, bảo quản và kiểm tra chất lƣợng lƣới, sợi, thức ăn cho cá nhằm giảm thiểu hƣ hao, mất mát hoặc giảm sút chất lƣợng. Bài IX. LƢU GIỮ HỒ SƠ. Đây là bài học cuối cùng của Quy trình vận hành và cũng là bài học quan trọng, khẳng định tính công nghiệp, chính qui của trang trại nuôi công nghiệp so với nuôi truyền thống. Đây cũng là những công việc quan trọng để xây dựng một trang trại nuôi an toàn sinh học và bền vững. Bài học giới thiệu tầm quan trong và phƣơng pháp lập hồ sơ chi tất cả trang thiết bị, cơ sở vật chất, tình trạng cá và biến động của điều kiện môi trƣờng hàng ngày. Do là một nghề mới đối với Việt nam, trên cơ sở kinh nghiệm tham gia hay trực tiếp quản lý điều hành và tham khảo một số trại giống, trại nuôi cá biển ở Việt Nam và một số nƣớc có nghề nuôi cá biển phát triển, các Bài học trên chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót, những ngƣời biên soạn xin cáo lỗi và mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của những cán bộ kỹ thuật, những ngƣ dân lành nghề để Bài học hoàn chỉnh dần, góp phần nhỏ vào sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam. 10
  11. BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN 1. Tổng quan tình hình nuôi cá biển Thế giới và Việt Nam 1.1 Thế giới Nuôi cá biển là một ngành mới nhƣng đã có tốc độ phát triển nhanh, tạo ra hàng tỷ USD và hàng triệu việc làm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lƣợng thực phẩm của nhân loại. Theo thống kê của FAO, sản lƣợng nuôi cá biển năm 2002 của khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng đạt khoảng 1 triệu tấn, giá trị 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và chiếm 95% sản lƣợng nuôi cá biển của thế giới [3]. Cá biển luôn là nguồn thực phẩm có giá trị cao, hầu hết các nƣớc có biển đều mong muốn tăng nhanh sản lƣợng nuôi để bù đắp sản lƣợng cá biển khai thác tự nhiên đang có xu hƣớng giảm sút. Theo các báo cáo đƣợc công bố, nuôi cá biển phát triển nhanh và đạt sản lƣợng từ 3,5 – 4 triệu tấn vào năm 2000[4]. Các đối tƣợng nuôi quan trọng là: cá Hồi (Nauy đạt 1 triệu tấn, Chi lê khoảng 0,5 triệu tấn); các loài cá quý hiếm nhƣ cá Song, cá Tráp, cá Cam, cá Hồng đƣợc phát triển nuôi ở Đông Á, Đông Nam Á và Địa Trung Hải. Sản lƣợng của nhóm cá này đạt khoảng 0,5 – 0,6 triệu tấn (2000) [4]. Na uy là cƣờng quốc về nuôi cá biển trong 2 thập kỷ qua, là nƣớc xuất khẩu cá biển nuôi số 1 của thế giới. Từ đầu thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là mũi nhọn kinh tế của đất nƣớc, trong đó cá Hồi là đối tƣợng chủ đạo. Sau 20 năm liên tục nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt tới đỉnh cao về nuôi cá biển, sản lƣợng và giá trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lƣợng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị 53 triệu USD; năm 1990 đạt 46.000 tấn giá trị 776 triệu USD, năm 1995 đạt 250.000 tấn giá trị 08 triệu USD, đến năm 2000 sản lƣợng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị 350 triệu USD. Sản phẩm cá Hồi của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến trên 7kg/con [4], chu kỳ nuôi rất khác nhau từ 2 đến 6 năm. Hệ số chuyển đổi thức ăn tinh giảm xuống chỉ còn 1,5. Cá hồi đƣợc nuôi trong lồng đơn hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong các lồng hình chữ nhật xếp thành từng khối hay nuôi trong các bể bê tông xây sát bờ biển. Điều đáng chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung mật độ cao nhƣng về cơ bản vẫn giữ đƣợc độ trong sạch cho môi trƣờng nƣớc biển và thành công của công nghệ vacxin nên 20 năm nuôi liên tục cá hồi Nauy vẫn chƣa bị dịch bệnh gây tổn 11
  12. hại lớn. Thị trƣờng tiêu thụ cá Hồi Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số nƣớc Đông Nam Á. Việc cá Hồi Đại Tây Dƣơng của Nauy chiếm lĩnh thị trƣờng Nhật Bản và mới đây là thị trƣờng Trung Quốc đƣợc coi là thành tích lớn trong lĩnh vực thƣơng mại cá biển nuôi. Theo kế hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2000 sản lƣợng cá Hồi của Nauy đạt 1 triệu tấn, cá tuyết sẽ đạt 0,5 triệu tấn. Sau thành công của Nauy, nuôi cá biển ở khu vực Bắc Âu cũng phát triển mạnh, các loài nuôi chính vẫn là cá hồi Đại Tây Dƣơng và cá hồi vân. Phần lớn sản lƣợng 2 đối tƣợng trên là ở Nauy, Scốtlen, Aixơlen và Đảo Faeroe, một số nƣớc Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển đang tiếp cận công nghệ nuôi đối tƣợng này. Sản lƣợng ở khu vực Bắc Âu năm 2004 đạt 800.000 tấn cá hồi Đại tây Dƣơng và 80.000 tấn cá hồi vân [5]. Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng cá biển nuôi của tăng nhanh: năm 1990 sản lƣợng nuôi là 10.000 tấn, năm 1995 là 264.000 tấn, năm 1999 là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lƣợng nuôi của Châu Á, năm 2004 là 562.000 tấn, năm 2005 là 660.000 tấn [7]. Sau 10 năm sản lƣợng nuôi cá biển tăng gấp 5 lần nhƣng giá trị nuôi cá biển của Trung Quốc lại không cao, tổng giá trị cá biển nuôi năm 1999 chỉ đạt 962 triệu USD, giá trị trung bình của sản phẩm cá biển nuôi thƣơng phẩm chỉ đạt 1,9 USD/kg. Với sản lƣợng chiếm 20,5% tổng sản lƣợng cá biển nuôi của thế giới nhƣng giá trị chỉ chiếm 1%. Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ cá biển lớn nhất thế giới và mục tiêu của họ chủ yếu là tiêu thụ nội địa. [7] Riêng cá hồng Mỹ (cá Hồng Mỹ- Scyaenops ocellatus) năm 2005 Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ 43.500 tấn [ 7 ] 1400 1200 1000 800 Sản lượng (1000tấn) 600 400 200 0 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003 Hình 1. 1: Sản lượng cá biển nuôi trên thế giới 1993 - 2003 [4] 12
  13. Nhật Bản là nƣớc đứng thứ 3 thế giới về mặt sản lƣợng cá biển nuôi, nhƣng đứng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản lƣợng. Nhật Bản là nƣớc đƣa ra mô hình hiện đại về nuôi cá biển trong lồng rất sớm (đầu thập kỷ 70), là nƣớc hiện nay cho sinh sản nhân tạo nhiều loài cá nhất và đang đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và lồng nuôi đƣợc đặt ngay tại dòng hải lƣu ấm của Thái Bình Dƣơng. Sản lƣợng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn, năm 2001 đạt 252.73 tấn, năm 2002 : 260.373 tấn và năm 2003 đạt 264.858 tấn [4]. Nhìn chung sản lƣợng nuôi của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2000 không tăng nhiều nhƣng do nuôi nhiều loại cá quý hiếm nhƣ cá Cam, cá Chình Nhật Bản, cá Song, nên đạt giá trị sản lƣợng cao, năm 1999 giá trị sản lƣợng nuôi cá biển của Nhật Bản đạt 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên do nhu cầu trong nƣớc luôn cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển. Năm 2000 nhập khẩu 334 triệu USD cá biển nuôi ở dạng sống (chủ yếu là cá Chình từ Trung Quốc, cá Song từ Đài Loan), 70 triệu USD cá Hồi nuôi từ Nauy, Canada, Chi Lê. 6 5.349 5 4.27 4.046 4.051 4 3.376 3.382 3 2.76 Gia tri (ty USD) 2 1 0 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003 Hình 1. 2: Giá trị cá biển nuôi trên thế giới [4] Sau Nhật Bản, Đài Loan phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển của thế giới. Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi khoảng 20 loài cá biển và hầu hết đều đƣợc sinh sản nhân tạo thành công (trừ cá Chình). Đài Loan có trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây do sản lƣợng một số đối tƣợng nuôi nƣớc ngọt (cá Chình) ngày một giảm, sản lƣợng nuôi cá chình năm 1999 chỉ còn 6.000 tấn, giảm 7% so với năm 1990 [5]. Nguyên nhân chính là do Trung 13
  14. Quốc phát triển ồ ạt nghề nuôi cá Chình đạt sản lƣợng lớn và giá rẻ: giá cá Chình giảm từ 8,4USD/kg xuống còn 3,8USD/kg. Do vậy, Đài Loan đã phát triển mạnh nghề nuôi cá biển và coi đây là hƣớng quan trọng của của nghề cá theo phƣơng châm phát triển nuôi đa loài. Hình thức nuôi cá biển của Đài Loan cũng đa dạng nhƣng chủ yếu là nuôi trong ao đất (bờ đúc ximăng) và hệ thống lồng hiện đại chịu đƣợc sóng gió lớn. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống đi hầu hết các nƣớc châu Á. 2000 Sản lượng cá 1800 hồi (nghìn tấn) 1600 1400 Sản lượng cá 1200 rạn san hô (nghìn tấn) 1000 Sản lượng 800 nhóm cá đối 600 (nghìn tấn) 400 Tong cong 200 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Hình 1. 3: Sản lượng một số đối tượng cá biển nuôi của thế giới [4] Chi Lê là nƣớc trƣớc đây nghề cá khá đơn điệu chỉ tập trung vào khai thác cá nổi có giá trị thấp. Do có bờ biển khúc khuỷu, nhiều eo ngách, vịnh, khí hậu ôn hoà, nƣớc biển trong sạch rất thích hợp trong việc phát triển các loài cá ôn đới chính vì vậy Chi Lê đã chọn mô hình nuôi cá Hồi Đại Tây Dƣơng của Nauy và cá Hồi Thái Bình Dƣơng của Nhật Bản làm đối tƣợng nuôi chính. Bắt đầu phát triển nuôi cá biển từ những năm 80, nhƣng chỉ sau 10 năm, Chi Lê đã trở thành cƣờng quốc đứng thứ 4 thế giới về sản lƣợng, thứ 3 về giá trị và thứ nhì thế giới về xuất khẩu cá biển nuôi. Ngoài 2 đối tƣợng trên, Chi Lê còn phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá Hồi sông với sản lƣợng đạt 50.000 tấn vào năm 2000 [5]. Khi áp dụng công nghệ nuôi cá lồng của Nauy và Nhật Bản họ không rập khuôn mà sáng tạo xây dựng thành mô hình riêng của mình. Lợi dụng địa hình thuận lợi, họ quây lƣới ở các eo ngách, vịnh nhỏ rồi nuôi cá, hoặc đào các ao dọc biển để nuôi cá Hồi, hạn chế việc nuôi cá trong lồng. Chi Lê lại có công nghiệp chế biến bột cá rất phát triển đạt tiêu chuẩn cao nên thức ăn cho nuôi cá 14
  15. biển ở Chi lê có giá thành thấp- đây chính là lợi thế nên Chi lê có giá thành cá biển nuôi thấp nhất thế giới dẫn đến xuất khẩu đạt lợi nhuận cao. Ở khu vực Trung Âu, năm 1970, Pháp thành công trong việc nghiên cứu sản xuất cá Tráp Châu Âu, cuối năm 1980, Italia thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá Mú Địa Trung Hải. Đến năm 2002 tổng số cá giống của 2 đối tƣợng này đạt 650 triệu con [5]. Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nƣớc đứng đầu có nghề nuôi cá biển phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống tiến bộ của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản. Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho cá sinh sản nhân tạo, sản xuất đƣợc cá giống chất lƣợng cao, công nghệ nuôi đƣợc phát triển nhanh chóng. Năm 2000 sản lƣợng nuôi đạt 79.000 tấn, giá trị 49 triệu USD, sau 10 năm phát triển, năm 2000 Hy Lạp trở thành cƣờng quốc số thế giới về nuôi cá Tráp châu Âu: 35.000 tấn và cá Mú Địa Trung Hải: 44.000 tấn. Thành công của Hy Lạp về nuôi cá biển đã trở thành phong trào nuôi cá biển rầm rộ ở các quốc gia ven Địa Trung Hải. Sau Hy Lạp nhiều nƣớc ở khu vực này nhƣ Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đều đƣa các đối tƣợng trên vào nuôi và đã cho kết quả tốt. Sản lƣợng năm 1995 ở khu vực này đạt 34.700 tấn, năm 2004 đạt 75.000 tấn [5]. Tăng trƣởng trung bình hàng năm đạt 7%. Kích cỡ nuôi thƣơng phẩm 2 đối tƣợng (cá Tráp châu Âu và cá Mú Địa Trung Hải) tại khu vực này dao động trong khoảng 300 – 400 gam với thời gian nuôi từ 2 – 20 tháng. Mục tiêu của Hy Lạp là nuôi cá biển xuất khẩu, hơn 70% sản lƣợng đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc EU. Cỡ cá xuất khẩu rất đa dạng từ 250 – 700 gam/con. Cá đƣợc chế biến dƣới dạng cá đông nguyên con, cá tƣơi nguyên con, cá philê. Mặc dù giá nuôi thƣơng phẩm liên tục rớt giá: cá Tráp châu Âu từ 6,7USD/kg năm 1990 xuống còn 0,5USD/kg năm 1994 và 6,5USD/kg năm 1999 nhƣng nghề nuôi cá biển Hy Lạp vẫn đứng vững và phát triển ổn định do luôn cải tiến công nghệ nuôi, quản lý, tăng cƣờng tiếp thị hơn nữa đầu vào luôn đƣợc giảm một cách hợp lý nên nghề nuôi vẫn phát triển vững chắc. Các nƣớc Đông Nam Á chƣa có nghề nuôi cá biển phát triển nhƣ các khu vực khác. Thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển nhờ 15
  16. thành công sản xuất giống nhân tạo và sau đó phát triển nuôi cá Vƣợc. Những năm cuối thập niên 90, sản lƣợng cá Vƣợc của Thái Lan đã đạt tới hàng trăm ngàn tấn. Thị trƣờng tiêu thụ cá Vƣợc của Thái Lan là Hồng Kông và một số nƣớc châu Âu. Cỡ cá Vƣợc thƣơng phẩm từ 0,6-,0kg. Từ sau năm 2000, do sự cạnh tranh của cá Tráp Châu Âu, sự thành công của Trung Quốc và các nƣớc khác trong sản xuất giống và nuôi cá Vƣợc, giá cá Vƣợc giảm nhanh làm cho nghề nuôi cá Vƣợc của Thái Lan bị đình trệ. Philippin là nƣớc dẫn đầu thế giới về nuôi cá Măng biển (Chanos chanos) và đang tiếp tục phát triển tuy giá trị cũng đang ngày càng giảm sút. Sản lƣợng cá Măng năm 2005 của Philipin đạt trên 37.000 tấn. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn khá hạn chế. Những mô hình phát triển nuôi đơn loài của Na Uy, Chi Lê, Hi Lạp, nuôi đa loài nhƣng tập trung một số loài chủ lực nhƣ Nhật Bản, Thái Lan(với cá Vƣợc trƣớc đây); nuôi đa loài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan đều là những bài học mà Việt Nam có thể tham khảo để chọn ra mô hình phát triển. 1.2 Việt Nam Với bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều eo vịnh; điều kiện tự nhiên thuận lợi, đối tƣợng cá nuôi phong phú: cá Mú, cá Hồng, cá Cam, cá Tráp, cá Giò, cá Vƣợc nhƣng nuôi cá biển ở Việt Nam chƣa phát triển đúng tiềm năng. Khởi đầu nuôi cá biển ở Việt Nam là những lồng nuôi giữ cá giống bắt từ tự nhiên để bán cho khách du lịch ở tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh từ cuối những năm 80. Đến năm 1995, Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển. Sau gần 20 năm, nuôi cá biển ở Việt nam mới có những bƣớc phát triển khiêm tốn. Hình thức và qui mô nuôi Các hoạt động nuôi cá trên biển trong cả nƣớc chỉ mới tiến hành một cách lẻ tẻ, không đáng kể, chƣa tạo ra một khối lƣợng sản phẩm lớn, sản phẩm đơn thuần là cá sống tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn. Hình thức nuôi phổ biến là nuôi trong lồng nhỏ, đặt trong các vịnh kín. Nuôi cá biển trong ao chỉ mới bắt đầu ở một số địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bình Định, Nghệ An Các vùng cửa sông chƣa đƣợc tận dụng để đặt lồng nuôi cá trừ một số diện tích không đáng kể ở Vũng Tàu. Nhìn chung, 16
  17. nuôi cá biển ở Việt Nam có hệ thống canh tác đơn sơ, tự phát, chƣa có sự điều hành quản lý hay định hƣớng của Nhà nƣớc. Kỹ thuật nuôi Kỹ thuật nuôi cá biển ở Việt Nam còn đơn giản, nuôi theo kinh nghiệm của ngƣời dân, chƣa mang tính công nghiệp. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc (Đài Loan) đã và đang đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi biển theo hƣớng công nghiệp tại nƣớc ta. Đây là động lực tốt để phát triển nghề này. Đối tượng nuôi Với hơn 36 loài cá kinh tế, Việt Nam đang nuôi khoảng loài với quy mô và hình thức khác nhau. Các loài cá nuôi trong lồng hiện nay chủ yếu là một vài loài cá Song (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentron canadum) và một vài loài cá Hồng (Lutjanus spp), cá Tráp (Pagrus spp), cá Hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus) Rất nhiều các loài cá khác có thể nuôi một sản lƣợng lớn để chế biến đông lạnh hay đông tƣơi chƣa đuợc quan tâm phát triển. Thức ăn Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu. Một số cơ sở bắt đầu sử dụng thức ăn viên công nghiệp hoặc tự chế biến thức ăn hỗn hợp từ nguồn nguyên liệu tại chỗ. Giá cá tạp thay đổi thất thƣờng và theo mùa vụ từ 2.000 – 10.000đ/kg. Hệ số thức ăn dao động từ 8 – 5 tuỳ theo loại thức ăn và loài cá nuôi [4]. Đã có đề tài nghiên cứu về dinh dƣỡng và thức ăn nhân tạo cho cá biển nhƣng chƣa đi đƣợc vào thực tế. Do chƣa có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chƣa quan tâm đến sản xuất thức ăn cá biển. Sự đắn đo này nếu kéo dài cũng sẽ mất thị phần nhƣ thức ăn tôm đã bị lấn át của các hãng thức ăn nƣớc ngoài. Nuôi cá biển bằng cá tạp sẽ không chủ động và không thể phát triển lớn về sản lƣợng, môi trƣờng sẽ ô nhiễm, dịch bệnh sẽ lây lan. Dịch bệnh Tuy nuôi cá biển ở Việt Nam chƣa phát triển nhƣng dịch bệnh đã phát triển lan rộng nhất là các vùng có mật độ lồng nuôi cao. Một số bệnh đã gây thiệt hại trên cá biển nuôi nhƣ: bệnh ký sinh trùng, bệnh do virus VNN, bệnh do vi khuẩn, bệnh nấm trên cá Song, cá Giò. Năm 2003 tại Cát Bà - Hải Phòng tỷ lệ nhiễm bệnh VNN ở cá 17
  18. Song là 28,75% và cá Giò là 25,84% trong tổng số mẫu thu [7]. Hiện nay không những ở Việt Nam mà trên thế giới cũng chƣa có thuốc đặc trị các loại bệnh cá biển nhất là bệnh do VNN. Đối với các bệnh khác hầu hết chỉ mới đề xuất đƣợc một số biện pháp phòng bệnh, chƣa có thuốc hay các biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Nghiên cứu sản xuất Vacxin nhƣ Nauy chỉ mới đƣợc khởi đầu. Trong khi đó, một số vùng nuôi cá biển có thời điểm bệnh đã làm thiệt hại 20-80% tùy loài, tùy năm. Hiện trạng dịch vụ Cung cấp con giống: lƣợng giống từ trong nƣớc cung cấp còn ít, lƣợng giống khai thác tự nhiên, nhập từ Đài Loan, Trung Quốc còn chiếm sản lƣợng lớn. Dịch vụ vật tƣ và các dịch vụ khác: hầu hết chƣa hình thành, cung ứng vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thƣơng lái nhỏ, chƣa hình thành các cơ sở sản xuất phụ kiện phục vụ nuôi cá biển. Dịch vụ khuyến ngƣ: hầu hết các địa phƣơng đã có tổ chức khuyến ngƣ. Hàng năm ở mỗi địa phƣơng các tổ chức này đã mở từ 5-10 lớp tập huấn về nuôi cá biển, nhuyễn thể cho hàng trăm lƣợt ngƣời. Tuy nhiên, chất lƣợng của các lớp tập huấn chƣa đạt yêu cầu. Những khó khăn để phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam hiện nay. Trƣớc khi quyết định xây dựng và phát triển hay để điều hành một trang trại những ngƣời quản lý cần nắm rõ những khó khăn, thách thức có thể gặp phải để có kế hoạch và biện pháp khắc phục. Có thể tóm lƣợc các khó khăn nhƣ sau: + Cơ sở hạ tầng. Nhƣ đã phân tích ở trên, cơ sở hạ tầng cho nuôi biển ở Việt Nam hiện nay gần nhƣ chƣa có .Cụ thể: - Con giống. Việt Nam hiện nay mới sản xuất đƣợc cá giống của 8 loài cá biển nhƣng chủ yếu qui mô nhỏ và công nghệ mới dừng lại ở các Viện nghiên cứu, các Trƣờng Đại học. Một số Công ty tƣ nhân ở Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa và TP Hồ chí Minh đang 18
  19. xây dựng Trại sản xuất cá giống nhƣng mục đích chủ yếu là nhập cá hƣơng từ Đài Loan về ƣơng thành cá giống. - Thức ăn. Thức ăn nuôi cá hiện nay chủ yếu là cá tạp nhƣng khi nuôi biển phát triển trên qui mô lớn nhất thiết phải có thức ăn tổng hợp. Bởi vậy cần có biện pháp hỗ trợ để một số nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm thử nghiệm sản xuất thức ăn nuôi cá biển. - Công nghệ nuôi. Nuôi biển ở Việt Nam là một lĩnh vực mới, công nghệ nuôi chỉ mới có đƣợc những nghiên cứu ban đầu. Bởi vậy nhất thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, đào tạo kể cả hợp tác với nƣớc ngoài. - Cầu cảng, dịch vụ hậu cần, trang thiết bị phụ trợ: Do sản xuất chƣa phát triển nên các dịch vụ cũng chƣa phát triển. Trang thiết bị phụ trợ hầu hết đáng nhập ở nƣớc ngoài. + Khó khăn về tiếp thị Đây là một khâu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói Việt Nam đã có một ít kinh nghiệm trong một số ngành sản xuất nhƣng về tiếp thị chúng ta còn rất non kém. Khi có đƣợc một sản phẩm mới, một mặt hàng mới, một đối tƣợng nuôi mới thì các phƣơng tiện thông tin thƣờng chỉ tuyên truyền về hiệu quả của nó so với sản phẩm cũ: nuôi, trồng đối tƣợng này hiệu quả gấp đôi gấp 2-3 lần đối tƣợng kia mà không kể đến nhu cầu thị trƣờng. Ngƣời dân cứ thế mà tự phát đầu tƣ phát triển. Khi đã có sản phẩm lại không có ai mua, mất giá Tiếp thị kém không những giảm thấp hiệu quả sản xuất mà có khi còn làm tổn hại to lớn cho nền sản xuất. Nuôi biển phải đầu tƣ lớn, thời gian nuôi dài nên tiếp thị cần đi trƣớc một bƣớc. Trƣớc khi tập trung phát triển nuôi một đối tƣợng cần nắm đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế đối với các loại sản phẩm chế biến từ đối tƣợng đó và phải triển khai công tác tiếp thị song song thậm chí trƣớc khi phát triển nuôi. Để chủ động thị trƣờng cần phát triển nuôi đa loài, không chỉ ƣu tiên nuôi các đối tƣợng tiêu thụ tƣơi sống có giá trị cao (các loài cá Song, cá Tráp ) mà nên ƣu tiên phát triển nuôi những đối tƣợng có khả năng tiêu thụ đƣợc lƣợng sản phẩm lớn 19
  20. bằng sản phẩm phi lê, đông tƣơi nguyên con nhƣ cá Giò, cá Chim vây vàng, cá Vƣợc, cá Hồng Mỹ, cá Hồng bạc, cá Song Vua, cá Tráp v.v. + Tác động từ các ngành khác. - Sự phát triển cảng biển và giao thông vận tải biển Các vùng có điều kiên phát triển nuôi biển cũng thƣờng có điều kiện để phát triển cảng, vận tải biển và các loại dịch vụ hàng hải. Các cảng lớn hiện đang hoạt động và tiếp tục đƣợc nâng cấp phát triển nhƣ cảng Hải Phòng, cảng Hòn Gai, Cảng Cái Lân, Cảng Vân Phong và hàng chục cảng nhỏ khác . Sự phát triển của các cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực nhƣng nhất định sẽ có tác động xấu đến môi trƣờng, ảnh hƣởng đến khả năng phát triển nuôi biển cả hiện tại và tƣơng lai. Do vậy khi phát triển nuôi các đối tƣợng trên biển cần xem xét mức độ ảnh hƣởng của nguyên nhân này trong từng khu vực. Phát triển nuôi biển sẽ không làm ảnh hƣởng đến giao thông và cũng không để chịu tác động xấu do hoạt động giao thông đem đến. - Phát triển công nghiệp và xây dựng khu công nghiệp ven biển: Hầu hết các tỉnh ven biển đều phát triển các khu công nghiệp ven biển, gần với các cảng, các vịnh kín. Sự hoạt động của các khu công nghiệp này chắc chắn sẽ có ảnh hƣởng đến môi trƣờng biển nhất là khi các khu CN không có hệ thống xử lý nƣớc thải. Sự bùng nổ của các khu CN ven biển nếu không đƣợc qui hoạch và không có những qui định tiêu chuẩn rõ ràng thì sẽ trở thành mối đe dọa lớn và lâu dài cho môi trƣờng biển nói chung và hoạt động NTTS trên biển nói riêng. - Phát triển du lịch và đô thị Ven biển Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các bãi biển khá bằng phẳng, nƣớc trong, sóng gió vừa phải, cảnh quan đẹp rất thích hợp cho việc tắm biển và vui chơi giải trí. Sự kết hợp hài hoà giữa các cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển. Đặc biệt, các vịnh kín và bán kín thuận lợi để phát triển nuôi cá biển đồng thời là các vùng có tiềm năng phát triển du lịch lớn. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, 5 trong số 8 khu vực trọng điểm du lịch của cả nƣớc nằm ở vùng ven biển đồng thời cũng là các khu vực có tiềm năng để phát triển nuôi cá biển. Các khu vực có tiềm năng du lịch biển lớn trong vùng 20
  21. tập trung ở các tỉnh, TP nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa Vũng Tàu. Tuy nhiên, tác động xấu của Du lịch lên môi trƣờng sinh thái và nuôi trồng hải sản biển không những không lớn mà còn có tác động hỗ trợ nếu sự phát triển của cả 2 ngành theo qui hoạch và đều đƣợc kiểm tra chặt chẽ. Hiệu quả của cả 2 ngành bị ảnh hƣởng lớn nếu chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, không khí không đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt . Cùng với việc phát triển các khu du lịch và các thành phố lớn, sự phát triển thêm nhiều đô thị vừa và nhỏ dọc ven biển cũng là một vấn đề có thể gây tác động xấu đến môi trƣờng nuôi cá biển. Việc mở rộng và phát triển các đô thị luôn dẫn đến một lƣợng lớn các chất thải đƣa ra biển. Mức độ tác động xấu của các chất thải tuỳ thuộc vào số lƣợng và khả năng xử lý chất thải của các khu đô thị cũng nhƣ các khu công nghiệp và dân cƣ. Ảnh hƣởng của sự phát triển các ngành kinh tế đối với phát triển nuôi cá biển. Cá biển và các giống loài hải sản là các cơ thể sống. Sự tăng trƣởng, sinh sản, và tỷ lệ sống của chúng liên quan chặt chẽ đến điều kiện môi trƣờng. Mọi hoạt động của các ngành kinh tế khác nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, dân cƣ sinh hoạt trên đất liền, các cảng biển, giao thông, du lịch đều có tác động đến sự phát triển của ngành nuôi cá biển nói riêng và nuôi hải sản nói chung. Ngoài những tác động xấu có thể có do các hoạt động của các ngành kinh tế gây ra cho nuôi hải sản thì sự phát triển của các ngành cũng có những tác động tốt đến phát triển nuôi cá biển và hải sản nói chung. + Tác động tích cực - Phát triển các ngành kinh tế tạo ra thị trƣờng tiêu thụ hải sản rộng lớn: lực lƣợng lao động công nghiệp ngày càng lớn, nhu cầu và chất lƣợng sản phẩm hải sản cao, cơ cấu và chất lƣợng bữa ăn của ngƣời dân cần đƣợc cải thiện làm cho ngƣời ngƣ dân phải lựa chọn nuôi trồng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng ổn định (trong nƣớc và xuất khẩu). Để chiếm lĩnh thị trƣờng các sản phẩm ngành hải sản phải có chất lƣợng cao và giá thành hạ. - Với sự phát triển của hệ thống hạ tầng đến các vùng bãi ngang và hải đảo, đƣờng giao thông, mạng lƣới điện, cung cấp nƣớc ngọt, phát thanh truyền hình, phát triển giáo dục y tế đã từng bƣớc nâng cao trình độ dân trí của ngƣ dân, tạo cho họ tiếp 21
  22. cận với thị trƣờng, tiếp nhận đƣợc khoa học - công nghệ trong nuôi trồng hải sản, từng bƣớc thay đổi nhận thức của ngƣời dân, nâng cao đƣợc trình độ công nghệ và tiếp thị. - Trong sự phát triển của các ngành công nghiệp sẽ có cả công nghiệp chế biến. Khi công nghiệp chế biến, bảo quản phát triển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế của các sản phẩm thủy sản. + Tác động tiêu cực - Ô nhiễm môi trƣờng Có thể nói, phần lớn các trung tâm đô thị và khu công nghiệp lớn của nƣớc ta đều tập trung ở ven biển. Do sản xuất còn ở trình độ công nghệ thấp, hầu hết chất thải (chất thải lỏng và rắn) từ các trung tâm đô thị và công nghiệp của nƣớc ta chƣa đƣợc xử lý tốt, gây ô nhiễm nặng ở một số khu vực ven bờ. Theo tính toán, năm 1993 thành phố Hải Phòng đã thải vào môi trƣờng nƣớc khoảng 8 tấn axit các loại; 92 tấn Clo, 7.6 tấn kim loại nặng, 3.940 tấn chất rắn lơ lửng Sự phát triển của các khu công nghiệp, các thành phố ở các địa phƣơng khác cũng sẽ đƣa đến hậu quả về môi trƣờng tƣơng tự. Cùng với nguồn chất thải trực tiếp của các trung tâm đô thị và công nghiệp ven biển, một lƣợng đáng kể nƣớc thải và các chất thải rắn, hoá chất, phân hoá học, thuốc trừ sâu hoà tan từ sản xuất nông nghiệp theo sông ngòi chảy ra biển đã gây ô nhiễm vùng nƣớc ven bờ, nhiều địa phƣơng đã ở mức báo động làm suy giảm nguồn lợi sinh vật ven biển thậm chí phá hoại môi trƣờng sinh thái nói chung. Dự báo trong 10-15 năm tới, lƣợng nƣớc thải công nghiệp và sinh hoạt sẽ tăng lên khoảng 5 lần. Nếu không có sự quan tâm thoả đáng thì vấn đề ô nhiễm vùng biển ven bờ chắc chắn sẽ là một nguy cơ lớn đối với cộng đồng dân cƣ ven biển, đối với nguồn lợi biển và đặc biệt tác động xấu đến nuôi cá biển. Bảng 1. 1: Tổng lượng chất thải do các sông chính tải ra biển (t/năm) Các sông Zn AS Cd Cr Cu Pb Hg Dầu & SP COD chính dầu (*) S.Thái Bình 2300 4000 25 100 600 1000 1,5 200 45700 Sông Hồng 8500 3000 100 4000 900 300 3 3000 46400 Nguồn: Trung tâm quản lý và kiểm soát môi trƣờng (*) Các chất hữu cơ không có khả năng bị phân huỷ sinh học trong nƣớc.  Các vấn đề khác 22
  23. + Thiên tai : Những năm gần đây thiên tại ở một số vùng ven biển có xu hƣớng gia tăng: bão lụt, thủy triều dâng cao Các cơn bão càng ngày càng có cƣờng độ lớn hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây nhiều thiệt hại cho nuôi trồng hải sản ven biển. + Tiêu cực về xã hội - Song song với sự phát triển của các ngành kinh tế các mặt hạn chế của kinh tế thị trƣờng cũng phát triển, xâm nhập vào các khu vực ngƣ dân sinh sống ở ven biển và các hải đảo nhƣ buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, làm cho một bộ phận ngƣ dân nhất là giới trẻ thay đổi nếp sống, đạo đức và thuần phong mỹ tục. - Sự phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn giữa các cộng đồng ngƣ dân sống ở những nơi có điều kiện thuận lợi với những nơi khó khăn, giữa ngƣ dân với những ngƣời dân kiếm sống bằng các ngành nghề khác. + Tác động của nuôi cá biển đến môi trƣờng và các ngành khác. - Tác động của nuôi cá biển đến môi trƣờng là sự tác động tổng hợp. Tập trung một lƣợng lớn lồng bè quá mức trên một vùng biển, không tuân thủ qui trình công nghệ, sử dụng cá tạp làm thức ăn, thức ăn thừa, sự lƣu chuyển nƣớc kém là những nguyên nhân gây ô nhiễm vùng nƣớc, tác động xấu đến môi trƣờng. - Nuôi cá phát triển tự phát, không theo qui hoạch cũng sẽ ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của các ngành khác nhất là Du lịch, Giao thông và Bảo vệ nguồn lợi. Bởi vậy qui hoạch nuôi cá biển phải đảm bảo cho các ngành khác cùng phát triển. - Trong cơ chế thị trƣờng, khó có thể ngăn cấm các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giải quyết đƣợc nhiều việc làm. Nếu thị trƣờng có nhu cầu lớn về cá biển nuôi mà chúng ta chƣa có giống, chƣa có thức ăn thì thức ăn và giống vẫn từ Trung Quốc, Đài Loan tràn về mặc dù Chính quyền các cấp kiểm soát nghiêm ngặt. Mặt khác, không một nƣớc nào chỉ phát triển đơn thuần một ngành sản xuất nhƣ du lịch hoặc giao thông. Vấn đề ở chỗ là phải kết hợp hài hoà, phải phát triển có qui hoạch để các lĩnh vực hỗ trợ nhau phát triển nhằm tạo nhiều việc làm cho dân, tăng sản phẩm cho xã hội. 2. Các loài cá biển phù hợp với quy mô công nghiệp 2.1 Tiêu chí chọn loài cá biển phù hợp nuôi với quy mô công nghiệp 23
  24. - Giá trị thƣơng phẩm cao, giá thành sản xuất thấp. - Thị trƣờng tiêu thụ rộng, ổn định: xuất khẩu, nội địa. - Tốc độ sinh trƣởng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn. - Chủ động đƣợc nguồn giống (sản xuất nhân tạo). - Chủ động thức ăn (thức ăn công nghiệp phổ biến trên thị trƣờng). - Ít bị bệnh dịch, có sức kháng bệnh tốt. - Có thể chịu đƣợc điều kiện nhiệt độ tƣơng đối thấp vào mùa lạnh (nếu nuôi ở miền Bắc) - Khả năng nuôi đƣợc mật độ cao 2.2 Các loài cá phù hợp để nuôi quy mô công nghiệp Cá Giò/Bớp (Rachycentron canadum), cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá Vƣợc/Chẽm (Lates calcarifer), cá Hồng Mỹ (Sciaenop ocellatus), cá Hồng (Lutjanus spp), cá Mú/Song (Epinephelus spp). - Cá giò (tên tiếng Anh Cobia) có thịt thơm ngon.Cá phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cá có tốc độ tăng trƣởng nhanh, nuôi 2 tháng có thể đạt khối lƣợng 5 – 6kg, 2 năm có thể đạt 10 – 20kg. Trong tự nhiên cá giò đánh bắt nhiều ở vịnh Mexico phổ biến có chiều dài 0,8 – 1,2 m nặng từ 8 – 25 kg/con, ở độ tuổi 2+ – 5+(Đỗ Văn Khƣơng và ctv, 2001) Cá Giò còn gọi là cá Bớp, hiện nay đƣợc nuôi phổ biến ở: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia Ở Đài Loan cá Giò đƣợc bắt đầu nuôi vào năm 1992. Ngày nay cá giò trở thành đối tƣợng nuôi phổ biến của công nghiệp nuôi cá lồng trên biển ở Đài Loan. Ở Việt Nam, cá Giò là đối tƣợng có nhiều triển vọng, cá Giò đƣợc nuôi ở các lồng bè nuôi truyền thống ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang; nuôi qui mô công nghiệp do các doanh nghiệp nƣớc ngoài ở Phú Yên, Kiên Giang, Vũng Tàu. Giá cá Giò tại thị trƣờng nội địa khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg. Sản phẩm cá sống, cá đông nguyên con hoặc phi-lê. 24
  25. Trong điều kiện nuôi vỗ, cá giò bố mẹ ở miền Bắc thành thục đẻ trứng 2 vụ/năm. Vụ chính từ tháng 4 đến đến tháng 6, vụ 2 từ tháng 10 đến tháng 2. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam cá giò có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm nhƣng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 10[5] Hình 1. 4: Cá Giò(cá Bớp) Rachycentron canadum Linnaeus, 1766. - Cá chim vây vàng vây ngắn (Trachinotus blochii) và cá chim vây vàng vây dài (T. falcatus) có tên tiếng anh là Pompano, là loài phân bố tƣơng đối rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dƣơng, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Nƣớc ta cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá có kích cỡ thƣơng mại 0,8- 1kg/con, giá trị kinh tế cao, giá bán cá sống từ 5-6 USD/kg, thị trƣờng xuất khẩu rộng nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore. Đây là một đối tƣợng mới, đã đƣợc nuôi ở Việt Nam từ năm 2007 ở ao đất, lồng nhỏ ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và lồng lớn qui mô công nghiệp ở Khánh Hòa, Phú Yên, Nghệ An (Lê Xân và ctv, 2007). Sản phẩm đông nguyên con hoặc cá sống. Đây là đối tƣợng quen thuộc của nhiều thị trƣờng châu Á, châu Âu, Hoa kỳ Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá Chim vây vàng khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau. Ở miền Bắc Việt Nam cá Chim vây vàng có mùa sinh sản từ tháng 5-8 trong khi các tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Phú Yên, Vũng Tàu ) cá có thể sinh sản quanh năm và tập trung từ tháng 2 đến tháng 10. [7] 25
  26. Hình 1. 5: Cá Chim vây vàng (Pompano) (Trachinotus blochii Lacepède, 1801). - Cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) có tên tiếng Anh là Red drum. Cá có tốc độ sinh trƣởng nhanh, dễ nuôi, ít bị bệnh, giá trị kinh tế cao (giá bán từ 80.000 – 90.000 đồng/kg) nên đã trở thành đối tƣợng nuôi hấp dẫn ở nhiều nƣớc thuộc châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đặc biệt Trung Quốc có sản lƣợng hàng năm 40-50 ngàn tấn[9]. Sản phẩm đông nguyên con, cá sống hoặc phi lê. Thịt cá ngon, giá hợp lý, có thể nuôi đạt năng suất cao nên đây là một trong những đối tƣợng ƣu việt để phát triển nuôi qui mô công nghiệp bằng các lồng lớn trên biển.[7] Mùa vụ sinh sản: Ngoài tự nhiên cá hồng Mỹ ở vùng địa lý khác nhau có mùa sinh sản khác nhau. Ở châu Á, mùa sinh sản từ tháng 1 đến tháng 4, tại Bắc Trung Mỹ là từ tháng 8 đến tháng 12. Quá trình sinh sản của cá hồng Mỹ tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng nhƣ nhiều loài cá biển khác. Trong điều kiện nuôi vỗ ở Việt Nam cá Hồng Mỹ bố mẹ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10. Hình 1. 6: Cá Hồng Mỹ (Redrum) (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) - Cá Chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi cá Vƣợc là loài cá có giá trị kinh tế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Cá Chẽm đƣợc nuôi 26
  27. nhiều trong các ao nƣớc lợ, nƣớc ngọt và nuôi lồng ở vùng ven biển tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Việt Nam (Đỗ Văn Khƣơng và ctv, 200). Do giá trị thƣơng phẩm khá cao nên cá trở thành đối tƣợng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản quy mô nhỏ và vừa. Ở Việt Nam, cá Chẽm chủ yếu đƣợc nuôi trong các ao đất ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Cá Chẽm là đối tƣợng có thể phát triển nuôi qui mô công nghiệp trong ao nƣớc lợ và lồng nổi ven biển, cửa sông- nơi có độ mặn thấp và không ổn định. Sản phẩm có thể là cá sống, đông nguyên con hay chế biến Phi-lê. Hình 1. 7: Cá chẽm – cá vược (Sea Bass) Lates calcarifer (Bloch, 790) - Cá Hồng (Lutjanus spp) Cá hồng (Lutjanus spp) là đối tƣợng có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, thịt thơm ngon và đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng, đặc biệt là thị trƣờng Châu Á nhƣ Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Cá hồng hiện đang đƣợc nuôi ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Hồng Kông, Malaysia, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Australia và một số nƣớc Nam Mỹ khác và chủ yếu là 2 loài: cá Hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) và cá Hồng đỏ (Lutjanus erythropterus). Đây cũng là đối tƣợng có thể phát triển nuôi công nghiệp. Mùa vụ sinh sản của cá hồng từ cuối tháng đến tháng , tuy nhiên cá đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 8. Cá đẻ vào ban đêm, từ 8 giờ – 4 giờ sáng, thƣờng đẻ vào lúc thủy triều lên. Bãi đẻ là nơi có độ sâu 8 – 37m, chất đáy cát hoặc cát san hô, nơi có độ mặn cao và ổn định 30 – 35ppt.[1,2] 27
  28. Cá Hồng bạc Lutjanus argentimaculatus Cá Hồng đỏ (L. erythropterus Bloch, Forsskal, 1775) 1790) Hình 1. 8: Cá Hồng bạc và cá Hồng đỏ. - Một số loài cá mú (cá song) Epinephelus sp Các loài cá mú đƣợc nuôi nhiều trên thế giới gồm: Epinephelus akaara, E. fuscoguttatus, E. malabaricus, E. coioides, E. lanceolatus, Plectropomus spp, Cromileptes altivelis, Hầu hết các loài cá mú có giá trị kinh tế cao; đƣợc nuôi nhiều ở các nƣớc châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Thái Lan,Việt Nam bằng các hình thức nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Thị trƣờng tiêu thụ chính là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan Sản lƣợng cá mú đánh bắt tự nhiên và nuôi đạt 30.000 tấn, trong đó cá nuôi chiếm 5.90 tấn, riêng Đài Loan chiếm 3.73 tấn (FAO, 2004). Sản lƣợng tiêu thụ tại các thị trƣờng chính khoảng 1.600 – 1.700 tấn/năm (Mike Rimmer, 2000). Giá cá mú trên thị trƣờng thế giới dao động từ 8 – 68 USD/kg tùy theo loài, theo thời điểm và thị trƣờng các nƣớc. Ở Việt Nam cá mú đƣợc nuôi ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang (Lê Xân và ctv, 2001). Nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên và giống từ các trại giống, hình thức nuôi lồng và nuôi trong ao đất, cho ăn chủ yếu là cá tạp. Thị trƣờng nội địa là chủ yếu và xuất khẩu đi Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc giá bán dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng/kg tùy theo loài. 28
  29. Bảng 1. 2: Một số loài cá mú là đối tượng nuôi. Tên khoa học Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Greasy grouper Cá mú mỡ, mú chấm nâu E. coioides (Forsskcal, 1775) Green grouper Cá song gầu, mú đen Epinephelus akaara Hongkong grouper Cá song (mú) chấm đỏ (Temminck & Schelgel, 1842) Red – spotted grouper E. fuscoguttatus Brow – marbel grouper Cá mú hoa nâu, cá mú cọp (Forsskcal, 1775) Tiger grouper E. lanceolatus Giant grouper Cá mú nghệ (song vang) Duskytail grouper Cá mú Bơlêkơri, cá mú đuôi E. bleekeri (Vaillant, 1878) Bleeker’s grouper đen Malabar grouper E. malabaricus Cá mú Malaba, chấm đen Estuarine grouper Cromileptes altivelis Humpback grouper Cá mú chuột Ở Việt Nam, cá mú đen (song gầu) E. coioides đƣợc nuôi phổ biến và có sản lƣợng lớn nhất, tiếp đến là các loài mú cọp, mú chấm đỏ Những năm gần đây, một số ít nƣớc Úc, Philippin và Việt Nam đã bƣớc đầu sản xuất giống mú lai (lai tạo giữa cá mú nghệ E. lanceolatus với mú cọp E. fuscoguttatus) đã cho ra cá giống E. hybrid có tốc độ sinh trƣởng nhanh, thịt trắng thơm ngon và nhiều ƣu việt khác nếu phát triển nuôi công nghiệp cùng với cá mú chuột, mú nghệ . Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá mú khác nhau tùy theo loài và vùng địa lý. Có nhiều loài đẻ vào tháng 3 - tháng 10, cũng có những loài đẻ vào tháng 10 - tháng 2. Ở Đài Loan, cá E. tauvina, E. coioides, E. malabaricus đẻ tự nhiên trong ao đất từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10. Ở Philippines cá E. coioides hầu nhƣ đẻ quanh năm. Ở Việt Nam cá mú cũng đẻ rải rác quanh năm, nhƣng thời điểm chính là từ tháng 4 đến tháng 10.(Lê Xân và ctv, 2007) 29
  30. Hình 1. 9: E. Coioides Forsskcal, 1775 Hình 1. 10: E. bleekeri Vaillant, 1878 Hình 1. 11: E. fuscoguttatus Hình 1. 12: Cromileptes altivelis (Forsskcal, 1775) 2.3 Công nghệ nuôi đƣợc sử dụng Hiện nay, ở Việt Nam có 2 hình thức nuôi đƣợc sử dụng: nuôi cá biển bằng lồng trên biển và nuôi trong ao đất. - Nuôi cá biển bằng lồng: Năm 2001 tổng số lồng nuôi trên biển là 3.990 lồng, sản lƣợng đạt 2.50 tấn, năm 2002 tổng số lồng nuôi 4077 chiếc sản lƣợng cá nuôi đạt 2626 tấn, trong đó miền Bắc đạt 599 tấn; Nam Trung Bộ đạt 99 tấn; miền Nam đạt 108 tấn [4], [2]. Theo Báo cáo của Bộ Thủy sản[1], [2], năm 2005 hình thức nuôi cá lồng trên biển đã phát triển ở các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, ven biển miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, ven biển phía Nam Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang. Tổng số lồng bè nuôi cá trên biển là 5.200 chiếc, sản lƣợng đạt 8000 tấn. Báo cáo của Tổng cục Thủy sản, sản lƣợng cá biển nuôi năm 2001 đạt khoảng 22.000 tấn trong đó nuôi trong ao đất chiếm khoảng 6.000 tấn. 30
  31. Bảng 1. 3: Sản lượng, số lượng lồng cá biển nuôi ở Việt Nam [2] Năm 200 2002 2003 2004 2005 200 Số lƣợng lồng (chiếc) 3990 4077 680 6856 75 5.200 Sản lƣợng (tấn) 250 2626 2327 2769 3556 8000 Từ năm 2006 , một số doanh nghiệp nƣớc ngoài nuôi cá biển qui mô công nghiệp ở Phú Yên, Khánh Hòa nhƣ Công ty Marine-Farm, Công ty An Hải nuôi cá giò, cá song bằng lồng nổi đặt xa bờ Chỉ tính riêng sản lƣợng của 2 công ty này ƣớc tính khoảng 700 tấn năm 2006 và 1000 tấn năm 2007 (số liệu điều tra riêng). Nuôi cá bằng lồng qui mô công nghiệp phải đầu tƣ lớn, cho sản lƣợng lớn, chi phí để xử lý môi trƣờng vùng nuôi thấp, nhƣng có thể rủi ro do thiên tai Tuy nhiên, đây là hình thức cần ƣu tiên phát triển trong thời gian tới. Nuôi cá biển trong ao đất : nuôi cá biển trong ao đất mới phát triển ở một số tỉnh: Quảng Ninh, Nam Định,Thanh Hóa, Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mâu, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Chƣa có số liệu thống kê chính thức nhƣng theo ƣớc tính của Viện nghiên cứu NTTS I và Báo cáo của Tổng cục Thủy sản, sản lƣợng năm 2001 khoảng khoảng 600 tấn và chủ yếu là cá vƣợc, cá song và cá hồng Mỹ. [2] Nuôi ao đất ít rủi ro do thiên tai, gió bão gây ra, chi phí lao động, nhân công thấp hơn, nhƣng tiềm ẩn rủi ro về ô nhiễm môi trƣờng ao nuôi, dịch bệnh. Nguồn gốc cá giống: Hiện nay, nguồn giống cho nuôi cá biển ở nƣớc ta chủ yếu vấn là khai thác tự nhiên, một số đƣợc sản xuất từ các trại giống và nhập khẩu. Hiện trạng nguồn giống của các hình thức nuôi ở Việt nam hiện nay đƣợc thể hiện ở bảng 1.4 Bảng 1. 4: Hiện trạng nguồn giống, phương thức nuôi các loài cá biển ở VN[3] Hình Tên địa Tên tiếng TT Tên khoa học thức Nguồn giống phƣơng Anh nuôi 31
  32. Cá Grouper Epinephelus spp Lồng, nhân tạo, tự nhiên, Song/Mú ao đất nhập khẩu 2 Cá Giò/Bớp Cobia Rachycentron Lồng Nhân tạo, nhập canadum khẩu 3 Cá Seabass Lates calcarifer Lồng, Nhân tạo, tự nhiên Vƣợc/chẽm ao đất 4 Cá Hồng Snapper Lutjanus spp Lồng Tự nhiên, nhân tạo 5 Cá Tráp Redseabream Pagrosomus spp Lồng Tự nhiên 6 Cá Dìa Golden Rabit Siganus guttatus Lồng, Tự nhiên fish ao đất 7 Cá Cam Yellowtail Seriola dumerili Lồng Tự nhiên S.nigrofasciata 8 Cá Ngựa Sea horse Hippocampus spp Bể (thử Tự nhiên, nhân tạo nghiệm) 9 Cá Hồng Red drum Sciaenops Lồng Nhân tạo Mỹ ocellatus 0 Cá Vƣợc Glass eyed Psammoperca Lồng Nhân tạo mõm nhọn perch waigiensis Cá chim Pompano Trachinotus Lồng Nhân tạo, nhập vây vàng blochii khẩu Tuy nhiên, với các trại nuôi công nghiệp, nguồn giống nhất thiết phải đƣợc chủ động từ các trại sản xuất giống. - Cá giống có nguồn gốc rõ ràng. Đàn cá bố mẹ đƣợc chăm sóc và quản lý tốt, bảo đảm đủ dinh dƣỡng để phát dục, trứng và ấu trùng có chất lƣợng cao. Ấu trùng mới nở khỏe, không bị dị hình, nhiễm bệnh 32
  33. - Cá giống đƣợc ƣơng, chăm sóc trong điều kiện dinh dƣỡng tốt, kích thƣớc đồng đều, cách ly an toàn sinh học cao, không mang mầm bệnh, tỷ lệ dị hình thấp. - Cá giống có hồ sơ lý lịch ghi chép, theo dõi có hệ thống về nguồn gốc từ cá bố mẹ, tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình ƣơng nuôi. 2.4 Giới hạn độ mặn và nhiệt độ của các loài cá nuôi Hầu hết các loài cá biển nuôi đƣợc giới thiệu sống ở vùng nhiệt đới, có đặc điểm rộng muối và sinh trƣởng bình thƣờng trong điều kiện nƣớc ấm. Cá giò có ngƣỡng nhiệt độ chịu đựng của chúng từ 6,8oC- 32oC (David T.L.O, 1988). Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nƣớc 7,7oC và ngừng bắt mồi khi nhiệt độ nƣớc còn 8,3OC, chúng chỉ bắt mồi trở lại khi nhiệt độ nƣớc tăng lên đến 9oC [9]. Ngƣỡng chịu đựng độ mặn từ 22,5 ppt - 44,5 ppt (Đào Mạnh Sơn và CTV, 1995). Tuy nhiên, những thí nghiệm của Hassler & Rainville, 1975 cho thấy cá vẫn có thể sống đƣợc ở độ mặn 9 ppt. Độ pH thích hợp của cá giò là 7,5- 8,3; Cá chim vây vàng trƣởng thành sinh trƣởng tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 22- 280C, là loài rộng muối có thể sinh sống, phát triển từ 3 - 33‰. Dƣới 20‰ cá sinh trƣởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trƣởng chậm lại.(Lê Xân và CTV, 2007) Cá hồng Mỹ là loài rộng muối, có thể sống đƣợc ở độ mặn từ 0 – 35 ppt, nhiệt độ từ 10 – 30oC, nhu cầu oxy hòa tan > 2,5mg/l. Cá chẽm là loài rộng muối nên nó có thể sống và sinh trƣởng bình thƣờng trong nƣớc ngọt, lợ, mặn, có độ muối dao động từ 0 – 32 ppt, thậm chí là 35 ppt.(Lê Trọng Phân và CTV, 1999) Nhiệt độ nƣớc thích hợp cho cá chẽm sinh trƣởng và phát triển khoảng 26 – 32oC, khoảng thích hợp nhất là 28 – 30oC. Nếu nhiệt độ giảm dƣới 20oC, cá bắt mồi kém, chậm phát triển, tỷ lệ sống thấp, nhiệt độ tiếp tục giảm đến 5oC cá bắt đầu chết. Độ pH thích hợp cho cá chẽm sinh trƣởng và phát triển là 7 – 9, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5; pH từ 5 – 7 và từ 9 – kéo dài, cá sinh trƣởng chậm hoặc không có khả năng sinh sản; pH nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 11 cá sẽ chết. 33
  34. Cá hồng bạc và hồng đỏ. Giai đoạn cá giống sống chủ yếu ở vùng nƣớc lợ cửa sông và rừng ngập mặn. Chúng xuất hiện ở độ sâu 0,3 - 0,4m; độ mặn lớn hơn 5ppt. Khi cá sắp trƣởng thành và trƣởng thành chúng di cƣ dần ra vùng biển xa bờ, nƣớc sâu, sống ở gần đáy và sống đáy. Nơi có đáy rạn đá san hô, đá sỏi hoặc có nền đáy cứng, có nhiều rong biển, độ mặn cao 30 - 35ppt, độ pH trên 7,5 [3]. Thỉnh thoảng ta có thể tìm thấy cá trƣởng thành ở vùng biển có độ sâu lớn hơn 100m nƣớc. Cá hồng có thể sống và sinh trƣởng bình thƣờng ở nhiệt độ 5-32oC. Các loài cá mú: Epinephelus coioides, Epinephelus malabaricus, Epinephelus lanceolatus, thƣờng sống ở vùng nƣớc lợ và nƣớc mặn, có độ mặn 10 – 32ppt, chất đáy rất đa dạng từ đáy cứng đến đáy cát bùn. Cá con thƣờng tìm thấy ở vùng triều ven bờ, cửa sông và rừng ngập mặn. Các loài: mú chuột (C.altivelis) mú đỏ (E. akaara) có ngƣỡng độ mặn thích hợp 25-35ppt.[4] Nhiệt đôi thích ứng của các loài cá mú 22 – 32oC khoảng thích hợp cho tăng trƣởng và phát triển là 26 – 30oC. Mùa hè chúng thƣờng tập trung ở vùng nƣớc gần bờ, mùa Đông di chuyển ra vùng nƣớc sâu có các rạn đá và san hô, chỉ di cƣ với cự ly ngắn. Có thể sống bình thƣờng trong điều kiện độ pH từ 7,0 – 9,0, tuy nhiên thích hợp là 7,5 – 8,5.Hàm lƣợng Oxy hòa tan >4,0 mg/l. 2.5 Nhu cầu Oxy. Các loài cá biển thƣờng có nhu cầu Oxy hòa tan cao đặc biệt là các loài cá có tập tính hoạt động mạnh: cá giò, cá chim vây vàng, cá hồng Mỹ, cá chẽm, các loài cá hồng nhu cầu oxy hòa tan phải luôn đáp ứng >4,5mg/l. Các loài cá mú vận động chậm hơn có nhu cầu Oxy hòa tan thấp nhất >3,5mg/l. Tuy nhiên, các lồng nuôi công nghiệp thƣờng ở xa bờ, luôn có sóng gió, dòng chảy và mật độ hợp lý. Vấn đề Oxy hòa tan không phải quá quan tâm. 2.6 Tập tính ăn, loại thức ăn. Cá giò là loài cá dữ, bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm ăn. Chúng có thể ăn nhiều lần trong ngày. Vùng hoạt động rộng từ tầng mặt đến tầng đáy. Trong các lồng 34
  35. nuôi cá giò thƣờng bơi thành đàn trên mặt nƣớc và bắt thức ăn rất nhanh. Do tập tính này nên thức ăn công nghiệp cho cá giò phải là thức ăn viên nổi. + Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày tuổi, dinh dƣỡng bằng noãn hoàng. + Giai đoạn sau 3 ngày tuổi, ăn động vật phù du và các loại ấu trùng côn trùng, ấu trùng giáp xác, động vật thân mềm và các loại tôm cá nhỏ. Khi đạt kích thƣớc 10-12 cm thì chúng sử dụng thức ăn nhƣ cá trƣởng thành, ăn các loại cá, giáp xác, động vật thân mềm phù hợp với cỡ miệng. Cá giò thƣờng tập trung thành đàn 30 – 1000 con, bắt mồi khi di cƣ dọc vùng nƣớc nông ven bờ. Ngƣời ta còn phát hiện thấy chúng thƣờng bơi theo các loài cá khác nhƣ cá đuối, cá mập, rùa và ăn bất cứ thứ gì mà các loài này không ăn hết + Trong điều kiện sản xuất giống, sau 3 ngày tuổi cho cá ăn luân trùng, Copepoda, Artemia, sau khoảng 20 ngày tuổi chúng có thể ăn thịt tôm cá băm nhỏ và thức ăn tổng hợp + Nuôi thƣơng phẩm sử dụng thức ăn là cá tạp, thức ăn chế biến và có thể sử dụng 100% thức ăn tổng hợp viên nổi. Cá chim vây vàng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, cá trƣởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng nhƣ: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng (Rotifer), Nauplius Copepoda, Artemia. Cá con ăn tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trƣởng thành là: các loại tôm, cá nhỏ, những động vật thân mềm sống ở cát và các loài động vật không xƣơng sống khác. Trong điều kiện ƣơng nuôi, cá dài 2cm thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ, thức ăn viên. Cá trƣởng thành có thể sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Cá hồng Mỹ là loài cá dữ, ăn thịt, thức ăn ƣa thích của cá trƣởng thành ngoài tự nhiên là cá nhỏ, mực và giáp xác. Giai đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật phù du nhƣ luân trùng, Copepoda. Cá lớn hơn ăn các loài tôm, cá nhỏ. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con ngoài sinh vật phù du (luân trùng, Copepoda và ấu trùng Artemia), có thể sử dụng các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt cỡ 5mm trở lên. Giai đoạn nuôi thƣơng phẩm có thể nuôi bằng thức ăn công nghiệp viên nổi hay bán nổi. 35
  36. Cá chẽm là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá: Giai đoạn mới nở từ 0 – 3 ngày tuổi, dinh dƣỡng bằng noãn hoàng. Giai đoạn 3 – 5 ngày tuổi, kích thƣớc dƣới 1cm, thức ăn chủ yếu là Rotifer, động vật phù du khác, ấu trùng giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm Giai đoạn cá có chiều dài 1 – 5 cm, ở ngoài tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá chẽm là ấu trùng nhuyễn thể, ấu trùng giáp xác, tôm, cá nhỏ Giai đoạn sắp trƣởng thành và trƣởng thành cá ăn mồi động vật hoàn toàn: tôm, cua cá. Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo, cho ăn chủ yếu là Rotifer (Brachionus plicatilis) ở giai đoạn từ 2 đến 3 ngày tuổi. Sau 10 ngày tuổi đến cỡ 2,5cm, thức ăn chủ yếu là Nauplius Artemia, Copepoda Từ 2 – 5cm, thức ăn chủ yếu cho cá là Artemia trƣởng thành, các loại giáp xác nhỏ và tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp, cá tạp băm nhuyễn.Từ 5 cm, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, tôm, cá tạp băm nhỏ và thức ăn tổng hợp. Trong điều kiện nuôi thƣơng phẩm cho ăn cá tạp, thức ăn chế biến và thức ăn tổng hợp hoặc 100% là thức ăn tổng hợp viên nổi. Cá hồng và cá hồng bạc là cá dữ ăn thịt, hàm trên có những đôi răng nanh khỏe. Cƣờng độ bắt mồi mạnh nhất vào lúc gần tối, thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, giáp xác và các loài động vật không xƣơng sống khác. Giai đoạn cá mới nở (3 ngày tuổi) dinh dƣỡng bằng noãn hoàng. Sau 3 ngày tuổi, ăn động vật phù du, ấu trùng giáp xác, ấu trùng nhuyễn thể, giai đoạn ấu niên ăn tôm, cá nhỏ. Trong sinh sản nhân tạo, khi cá hết noãn hoàng cho ăn trứng hầu kích thƣớc 60 – 90µm, Rotifer dòng nhỏ (Brachianus rotindunformis) kích thƣớc < 100µm. Sau 8 ngày tuổi cho ăn Rotifer kích thƣớc lớn hơn (B. plicatilis). Khi cá đạt chiều dài 1cm cho ăn Nauplii Artemia, Copepoda, cá cỡ 4 – 5 cm trở lên cho ăn Artemia trƣởng thành, cá tạp băm nhỏ, thức ăn tổng hợp. Trong nuôi thƣơng phẩm cho ăn cá tạp, thức ăn chế biến và có thể cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp viên nổi hay bán nổi. Các loài cá mú. Cá mú có tập tính hung dữ, ăn thịt, săn mồi bằng cách ẩn nấp trong các hang đá, hang hốc của rạn san hô để rình mồi. Giai đoạn ấu trùng ăn động vật phù du: Rotifer, 36
  37. Copepoda, giai đoạn cá giống ăn các loại tôm, cá nhỏ. Khi trƣởng thành cá ăn các loài cá nhỏ, giáp xác, mực. Trong sản xuất giống nhân tạo, khi ấu trùng mới mở miệng thức ăn là trứng hầu, dòng Rotifer kích thƣớc nhỏ (Brachianus rotindunformis). Sau 10 ngày tuổi cho ăn Rotifer kích thƣớc lớn hơn (B. plicatilis), Nauplius Copepoda, N- Artemia, Artemia trƣởng thành. Khi cá đạt cỡ trên 4cm, tập cho cá ăn cá tạp băm nhỏ, khi nuôi thƣơng phẩm cho ăn cá tạp, thức ăn chế biến và cũng có thể ăn thức ăn tổng hợp bán nổi. 2.7 Đặc điểm tăng trƣởng và tình trạng sức khỏe. Cá giò là loài có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh. Kích thƣớc cá đánh bắt đƣợc ngoài tự nhiên thƣờng có chiều dài từ 50 – 20cm, Kích cỡ trung bình của cá là 23 kg, có con chiều dài tới 200cm, nặng 68kg. Một nghiên cứu ở Mexico đã chỉ ra rằng cá giò tăng trƣởng nhanh ở tuổi thứ hai sau đó giảm dần. Tuổi thọ lớn nhất của cá khoảng 5 năm đối với cá sống ở vùng lạnh và khoảng 10 năm tuổi đối với cá sống ở vùng ấm hơn. Cá cái có kích thƣớc lớn hơn và tăng trƣởng nhanh hơn cá đực (Đỗ văn Khƣơng và ctv, 2001). Trong sinh sản nhân tạo: Cá mới nở có chiều dài khoảng 2 – 3 mm. Sau thời gian 30 – 40 ngày, có chiều dài 4 – 6cm, sau 2 tháng đạt chiều dài 8 – 10cm. Khi nuôi thƣơng phẩm, sau thời gian nuôi 10 – 12 tháng cá có thể đạt khối lƣợng: 4 – 6kg/con. Cá giò là loài cá có tình trạng sức khỏe tốt, dễ thích nghi với điều kiện môi trƣờng, ít bị bệnh. Trong khi nuôi, cá khỏe mạnh thƣờng bơi lội, bắt mồi nhanh. Cá yếu, bị bệnh hoạt động chậm, lờ đờ, nổi trên mặt nƣớc hay ven lồng. Cá chim vây vàng. Hiện ở Việt Nam có 2 loài: cá chim vây vàng vây ngắn (T.blochii) sinh trƣởng chậm thành thục sớm, cá chim vây vàng vây dài(T. Falcatus)có kích thƣớc tƣơng đối lớn, kích thƣớc có thể đạt 45 - 60cm. Cá sinh trƣởng nhanh, trong điều kiện nuôi bình thƣờng 1 năm đạt 0,5-1,0 kg/con. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm khối lƣợng tăng tuyệt đối là 1,0 kg.(Lê Xân và CTV, 2007) Cá hồng Mỹ sinh trƣởng nhanh, kích thƣớc cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 55cm, nặng 45kg. Cá sinh trƣởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50g trở lên. Ấu trùng 1 ngày tuổi có chiều dài 2mm, sau 35 ngày ƣơng đạt cỡ 30 - 40mm. Cỡ cá 6 – 8g nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng protein 40% và 37
  38. lipid 10% sau 1 năm nuôi thâm canh trong ao đạt khối lƣợng từ 1,0 –1 ,5 kg, năng suất 9 – 24 tấn/ha, tỷ lệ sống 88,7 – 94,9%, hệ số FCR 2,5 – 2,60. Trong nuôi thƣơng phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trƣởng chậm hơn, sau 1 năm đạt 0,9 -1,2 kg ( FAO, 2004). Cá chẽm tăng trƣởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt 20 – 30g tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn và chậm lại khi đạt khối lƣợng khoảng 4 kg/con. Ở ngoài tự nhiên cá tuổi 1+ đạt chiều dài 30cm, tuổi 3+: 58cm, tuổi 4+: 69 cm, tuổi 6 – 9+ đạt chiều dài từ 85 – 100cm. Có con sống trên 30 năm có chiều dài hơn 50cm, nặng khoảng 55 kg. Trong điều kiện nuôi, cá mới nở có chiều dài trung bình 0,49 cm, sau 20 ngày uơng cá đạt cỡ 1-2cm, sau 30 ngày cỡ 2-3cm, sau 40 – 50 ngày đạt cỡ cá giống 4-6cm. Từ cỡ này trở lên có thể đƣa ra ao hoặc lồng nuôi thƣơng phẩm. Sau 8 tháng nuôi cá có thể đạt 600g –1kg/con, 1 năm đạt 800g –1,5 kg/con, 2 – 3 năm có thể đạt 3 – 5 kg/con. Các loài cá hồng có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, kích thƣớc thƣờng từ 40-80cm, tối đa có thể đạt 50cm chiều dài, khối lƣợng cơ thể lớn nhất đã công bố là 8,7 kg và độ tuổi lớn nhất là 3 tuổi [2; 3], Trong điều kiện nhân tạo, cá mới nở có chiều dài 0,56 - 0,87mm, sau 30 - 40 ngày đạt chiều dài 2,5 - 3,0cm và sau 3 tháng đạt 7,5mm, khối luợng 7,5 g/con. Cá giống cỡ 3cm, khối lƣợng 20g/con, sau 10 tháng nuôi cá đạt đƣợc 890 g/con, tỷ lệ sống 83%. Cá 30 g/con, sau thời gian 9 - 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 500 - 960 g/con, kích thƣớc 28cm, tỷ lệ sống đạt 95% [2,3]. Các loài cá mú. Tăng trƣởng của cá mú khác nhau tùy loài loài, một số loài cá mú nuôi sau 1 năm đạt khối lƣợng: 0,3 – 0,4 kg/con cá mú đỏ (Cephalopholis miniata), cá mú chấm đỏ (E. akaara) , 0,6 - 0,8 kg cá mú chấm đen (E. malabaricus) và cá mú chấm cam (E. coioides), 1,0 -1,2 kg cá mú mỡ (E. tauvina) , 3 – 4 kg cá mú nghệ (E. lanceoratus), cá mú nghệ là loài lớn nhất trong họ Serranidae, cỡ khai thác lớn nhất là 50 kg. Trong điều kiện nuôi, sau 2 đến 5 tháng, hầu hết các loài cá mú đều đạt kích cỡ thƣơng phẩm (> 500g đến 1, 5kg/con). (Lê Xân và CTV 2007) 38
  39. BÀI II. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CÁ GIỐNG. 1. Giới thiệu tình hình sản xuất giống và hiện trạng các trại sản xuất giống cá biển ở Việt Nam 1.1 Tình hình sản xuất giống cá biển ở Việt Nam Đến năm 2009, Việt Nam đã nghiên cứu thành công hoặc nhập công nghệ sản xuất giống loài cá biển. (Bảng 2.1) Bảng 2. 1: Kết quả nghiên cứu và sản xuất giống cá biển đến năm 2009. Tên đơn vị có Số lƣợng cá Các đơn vị tham gia sản TT Loài cá công nghệ sản xuất năm xuất 2009. 1 Cá Song Chấm Nâu Viện nghiên 800.000 con Viện NC NTTS I mú đen (Epinephelus cứu NTTS I Viện NC NTTS II coioides) 2 Cá Song Chuột Viện nghiên 200.000 Viện nghiên cứu NTTS I (Cromileptes altivelis) cứu NTTS I 3 Cá Song Vằn-mú cọp Viện nghiên 20.000 Viện NC NTTS I, II,III (E. fuscoguttatus) cứu NTTS I 4 Cá Song vua-mú nghệ Viện nghiên 10.000 Viện nghiên cứu NTTS I (E. lanceolatus) cứu NTTS I 5 Cá Giò (Rachycentron Viện nghiên 1.000.000 Viện NCNTTS I canadum) cứu NTTS I con Các trại tôm giống 6 Cá song lai (E.hybrid) Viện nghiên 20.000 con Viện NCNTTS I (E. lanceolatus X E. cứu NTTS I fuscoguttatus) 7 Cá Hồng Mỹ Viện nghiên 1.000.000 Viện NCNTTS I (Scyaenops ocellatus) cứu NTTS I con Các trại tôm giống ở H. Phòng, Q. Ninh 39
  40. 8 Cá Vƣợc-Chẽm (Lates Viện nghiên 1.500.000 Viện NC NTTS II, các calcarifer) cứu NTTS II, con trại sản xuất giống ở Trƣờng ĐHTS miền Trung 9 Cá Vƣợc Mõm nhọn Trƣờng ĐHTS 20.000 con Viện NC NTTS II, các (Psammoperca trại sản xuất giống ở waigiensis) miền Trung 10 Cá Chim Vây Vàng Trƣờng CĐTS 800.000 Viện nghiên cứu NTTS I, (Trachinotus blochi) IV, nhập CN từ Trƣờng Cao đẳng Thủy và T. falcatus Trung Quốc sản 11 Cá Hồng Bạc (L. Viện nghiên 20.000 Viện nghiên cứu NTTS I argentimaculatus) cứu NTTS I (Số liệu thống kê của Viện nghiên cứu NTTS I) Tuy đã có công nghệ sản xuất giống của 11 loài nhƣng thực sự đã chủ động đƣợc công nghệ, có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu nuôi công nghiệp là: cá Vƣợc, cá Giò, cá Chim vây vàng, cá Mú chuột, cá mú chấm đen, cá hồng Mỹ, cá Hồng bạc; 4 loài mú cọp, mú lai, mú nghệ và vƣợc mõm nhọn, đang ở qui mô thí nghiệm. Trừ đối tƣợng cá vƣợc đã đƣợc nhiều trại sản xuất, các loài còn lại cũng chỉ mới đƣợc sản xuất trong cơ sở của các Viện nghiên cứu, trƣờng Đại học và một số ít các doanh nghiệp do những lý do sau: - Công nghệ phức tạp, đầu tƣ tốn kém nhƣng lợi nhuận thấp, rủi ro lớn nên chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các doanh nghiệp hay ngƣ dân. - Nhà nƣớc tuy đã có những chủ trƣơng chính sách khuyến khích phát triển nuôi biển nhƣng thiếu các biện pháp cụ thể bằng ƣu tiên đầu tƣ cho các đề tài, dự án nghiên cứu để giải quyết dứt điểm trong một thời gian ngắn việc chủ động đƣợc công nghệ sản xuất giống một số loài có giá trị kinh tế cao. - Chƣa có đàn cá bố mẹ “hùng hậu” đảm bảo sản xuất ra một lƣợng lớn cá giống chất lƣợng tốt nhƣng giá thành hạ và khi triển khai các đề tài nghiên cứu trong 3-4 năm khó có thể giải quyết chủ động đƣợc một số loài. 40
  41. - Công nghệ sản xuất giống một số loài đã chủ động đƣợc thì chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, chƣa đƣợc xã hội hóa để khích lệ mọi ngƣời sản xuất, tìm mọi phuơng pháp cải tiến, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. - Một số loài đƣợc đầu tƣ nhập công nghệ nhƣng sau đó không có sự tiếp nối để duy trì, tuyển chọn bổ sung và quản lý chất lƣợng đàn bố mẹ dễ dẫn đến công nghệ nhập xong là kết thúc, không phổ biến hay phát triển đƣợc. Muốn phổ biến, chuyển giao công nghệ thì không có cá bố mẹ. - Có loài đƣợc nghiên cứu thành công CN giống nhƣng sau đó không đƣợc tiếp tục nghiên cứu chất lƣợng di truyền (cá giò) dễ dẫn đến thoái hóa. - Nuôi cá biển thực sự chƣa phát triển ở Việt Nam. Các vùng nuôi cá biển hiện nay chủ yếu là nuôi nâng cấp : giống bắt tự nhiên, cho ăn cá tạp để nuôi và bán khi có ngƣời mua. Một số khu vực nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa tuy đã phát triển nuôi cá biển nhƣng chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, chƣa tạo ra một lƣợng đáng kể sản phẩm của bất cứ loài nào để yêu cầu một lƣợng giống lớn, khuyến khích các đơn vị làm giống. Một số Công ty Đài Loan, Nauy, Nga đã bắt đầu đầu tƣ nuôi cá biển qui mô công nghiệp ở Khánh Hòa, Phú Yên nhƣng chúng ta không nắm đƣợc thông tin. Các công ty này và những đơn vị sản xuất đƣợc giống cá biển trong nƣớc chƣa thực sự gắn kết với nhau dẫn đến họ phải mua cá giống trôi nổi, nhập khẩu cá giống từ nƣớc ngoài dẫn đến giá thành cao và dễ bị bệnh.Từ năm 2006-2009, 2 Công ty 100% vốn nƣớc ngoài nuôi cá biển ở Phú Yên (Công ty An Hải của Nga và Công ty Marinfarm của Nauy) đã mua cá giò giống (10-12cm) của Viện nghiên cứu NTTS I với số lƣợng 2006: 20.000 con, 2007: 50.000 con , 2008; 2009: 350.000 con. Thông tin từ các Công ty này cho biết: 100% sản phẩm của họ đều xuất khẩu, tỷ lệ sống trung bình 70%, cá thƣơng phẩm trung bình 10kg/con. Nhƣ vậy, giống cá biển của VN đã có thƣơng hiệu về chất lƣợng. 1.2 Hiện trạng các trại sản xuất giống 41
  42. Hình 2. 1: Nhà xưởng, ao ương giống của Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc tại Cát Bà, Hải Phòng. Việt Nam hiện nay đã có hàng trăm trại sản xuất tôm giống có năng lực sản xuất từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu tôm giống/năm/trại. Tuy nhiên, chƣa có các trại chuyên sản xuất giống cá biển. Nhận thức đƣợc chiến lƣợc phải phát triển nuôi biển, Bộ Thủy sản (cũ) và Tổng cục Thủy sản đã cho đầu tƣ xây dựng 3 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản trực thuộc các Viện I,II,III từ những năm 2005-2009. Về cơ sở hạ tầng: các trại này có đủ năng lực để nghiên cứu, sản xuất, xây dựng qui trình công nghê sản xuất giống các loài cá biển kinh tế, nhuyễn thể, tôm biển và tập kết nuôi đàn cá bố mẹ các loài cá phục vụ sản xuất giống. Tuy nhiên, do những khó khăn đã nêu, hiện nay các cơ sở này vẫn chƣa phát huy hết năng lực của mình. Vấn đề là nhu cầu cá giống? Khi có nhu cầu, có thị trƣờng tiêu thụ cá giống, các cơ sở này và các trại tôm giống (hiện không hoạt động và đang hoạt động) sẽ nhanh chóng tiếp thu công nghệ, sản xuất và hoàn thiện công nghệ. 2. Nguồn gốc cá giống và ảnh hưởng tới an toàn sinh học, chất lượng Để có thể phát triển nuôi cá biển qui mô công nghiệp hiệu quả cần thiết cá giống phải đảm bảo chât lƣợng, an toàn sinh học. Có thể phân tích chất lƣợng cá giống (tƣơng đối, tóm tắt) sản xuất trong các mô hình nhƣ sau: 2.1 Cá giống nuôi trong bể của các trại giống. Cá giống đƣợc sản xuất trong trại giống có hệ thống bể ƣơng bằng xi măng. Có hai giai đoạn: Ƣơng từ ấu trùng mới nở đến cá hƣơng (hết biến thái) cỡ 2 – 3cm và ƣơng giống từ 2 - 3cm đến cỡ nuôi thƣơng phẩm bằng lồng (10 – 12cm hoặc 5-8cm 42
  43. chiều dài tùy theo loài). Cá đƣợc ƣơng trong điều kiện hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh. Hệ thống bể, trang thiết bị dụng cụ đƣợc vệ sinh, khử trùng và nguồn nƣớc đƣợc xử lý trƣớc khi sử dụng. Thức ăn giàu dinh dƣỡng, đầy đủ, có hệ thống sục khí, cá đƣợc ƣơng ở mật độ cao. Do đƣợc ƣơng trong điều kiện quản lý tốt các yếu tố đầu vào, nên đã loại bỏ đƣợc các mầm bệnh thông thƣờng đối với cá giống. 2.2 Cá giống nuôi trong ao. Cá giống đƣợc ƣơng trong ao đất từ khi mới nở đến kích cỡ đƣa ra lồng nuôi thƣơngphẩm: Ấu trùng đƣợc thả thẳng xuống ao ƣơng có diện tích từ 1000 - 2.000m2 từ giai đoạn mới nở. Thức ăn sống (Rotifer, Copepoda) cho ấu trùng đƣợc gây nuôi tự nhiên trong ao bằng bột cá, bột đậu nành, chế phẩm sinh học nên chi phí thấp. Mật độ cá ƣơng từ 300 - 500 con/m2. Việc quản lý chất lƣợng môi trƣờng ao ƣơng có ý nghĩa quyết định tới chất lƣợng cá giống. Thực tế cho thấy, cá giống thƣờng nhiễm ký sinh trùng hoặc giun sán nếu môi trƣờng ao nuôi không đƣợc cải tạo, diệt tạp, tẩy trùng kỹ trƣớc khi ƣơng cá. 2.3 Cá giống nuôi trong lồng nổi (giai) hay mƣơng nổi đặt trong ao. Cá giống nuôi trong giai, lồng lƣới nổi trong ao hay trên vịnh kín, nuôi trong máng nổi đặt trong ao giai đoạn từ cá hƣơng lên cá giống cũng có ƣu nhƣợc điểm tƣơng tự nhƣ nuôi. Cá có thể lớn nhanh do tận dụng thêm thức ăn tự nhiên nhƣng dễ nhiễm ký sinh trùng, giun sán. 2.4 Cá giống nhập khẩu. Cá giống nhập khẩu tuy đƣợc kiểm định ở nƣớc xuất khẩu nhƣng do không rõ nguồn gốc nên thƣờng mang sẵn mầm bệnh. Đặc biệt, cá nhập từ Trung quốc, theo đƣờng tiểu ngạch tỷ lệ mang mầm bệnh rất cao, chất lƣợng cá giống thấp, dƣ lƣợng kháng sinh lớn nên cá chậm lớn và dễ bùng phát bệnh, chết hàng loạt. Nuôi công nghiệp nhất thiết phải coi trọng chất lƣợng cá giống. Các trại nuôi cần phát triển theo hƣớng đảm bảo an toàn sinh học. Để xác định mức độ an toàn sinh học đối với các nguồn cá giống có thể dựa vào các tiêu chí ở Bảng sau: 43
  44. Bảng 2. 2: Mức độ đáp ứng tiêu chí an toàn sinh học của cá giống có nguồn gốc khác nhau. TT Tiêu chí 1 (ƣơng 2(ƣơng 3(ƣơng 4(nhập bể) ao) mƣơng khẩu) nổi) 1 Nguồn gốc cá bố mẹ. Có Có thể Có thể Không 2 Kiếm soát bệnh cá bố mẹ. Có Có thể Có thể Không 3 Kiểm soát chất lƣợng cá bố mẹ. Có Có thể Có thể Không 4 Kiểm soát nguồn nƣớc trại đẻ và Có Có thể Có thể Không ƣơng ấu trùng sớm. 5 Kiểm soát nguồn nƣớc trại ƣơng Có Mức độ Không Có giống. 6 Kiểm soát thức ăn ấu trùng đến cá Có Khó Có thể Không hƣơng. 7 Kiểm soát thức ăn cá hƣơng đên Có Khó Khó Có giống 8 Vô trùng cơ sở vật chất, trang thiết Có Khó không Có thể bị 9 Vệ sinh nhân lực Có Khó không Có thể 0 Sự dụng chế phẩm sinh học tăng Có Có Có Có thể cƣờng sức khỏe cá giống Sự dụng chế phẩm sinh học phòng Có Có Có Có thể trị bệnh. 2 Cách ly mầm bệnh từ bên ngoài Có Hạn chế Hạn chế Hạn chế 3 Khả năng nhiễm bệnh không Có Có Có 4 Cách ly cá bị bệnh Có Hạn chế Hạn chế Hạn chế 5 Xử lý bệnh cá giống khi thu hoạch Có Có thể Có thể Có thể 44
  45. 6 Dƣ lƣợng kháng sinh Kiểm có thể Có thể khó soát 7 Tỷ lệ sống Cao Thấp Tr.bình Có thể cao 8 Tốc độ sinh trƣởng Trung cá lớn Trung Trung bình nhanh bình bình 9 Hồ sơ lý lịch cá giống Có Có thể Có thể Khó 20 Giá thành cá giống Cao Thấp Thấp Cao 3. Kiểm tra bệnh, ký sinh trùng Các tác nhân gây bệnh trên cá biển có thể là virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Nhƣng thƣờng gặp nhất là các bệnh do ký sinh trùng. 3.1 Kiểm tra bệnh do virus, vi khuẩn Triệu chứng: cá bị bệnh thƣờng ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ riêng rẽ trên mặt nƣớc hoặc bám vào lƣới, thành bể, bờ ao không theo đàn; cơ thể có thể bị lở loét hoặc không, có thể bị chuyển màu đen. Khi phát hiện trong bể, trong lồng hay ao có những cá thể có triệu chứng trên nhất thiết phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để kiểm tra, xác định và có biện pháp xử lý hay quyết định có mua cá hay không. 3.2 Kiểm tra bệnh do ký sinh trùng Trong quá trình ƣơng cá, cá có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu thấy cá có biểu hiện bất thƣờng nhƣ bơi không có định hƣớng, thƣờng cọ mình vào lƣới lồng, da chuyển màu xám bạc, nhợt nhạt, mất nhớt, thƣờng nổi lên mặt nƣớc và bỏ ăn. Lấy mẫu bệnh phẩm ở mang hoặc dịch nhầy trên da, soi tươi trên kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 đến 200 lần sẽ nhìn thấy KST, sán lá đơn chủ có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng. Ký sinh trùng ký sinh ở da, mang, vây các loài cá biển. Ký sinh trùng thƣờng gây chết hàng loạt cá ƣơng thƣờng là do một số loài ngoại ký sinh thuộc giống Trichodina (trùng bánh xe) thƣờng gặp nhất là loài Trichodina rostrata và Sán lá đơn chủ Monogenea (mò cá) (Diplectanum querni). Trùng bánh xe có dạng hình tròn, đƣờng 45
  46. kính từ 40-56µm, vận động theo kiểu quay tròn cơ thể nhƣ bánh xe, bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Trùng bánh xe sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, thƣờng diễn ra quanh năm, sau khi rời cơ thể cá, chúng có thể sống tự do trong nƣớc đƣợc 1-5 ngày. Đây là nguyên nhân trùng bánh xe dễ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Hình 2. 2: Trùng bánh xe (Trichodina rostrata) và sán lá đơn chủ (Diplectanum querni) Sán lá đơn chủ (Diplectanum querni) ký sinh trên da, mang cá. Hình dạng cấu tạo cơ thể có các đặc điểm chung của giống Diplectanum nhƣ: có 4 điểm mắt, hai điểm mắt phía trên thƣờng nhỏ và nằm cách xa nhau hơn hai điểm mắt phía dƣới. Cơ quan bám phía trƣớc phân thành 6 thùy. Phía sau cơ thể là đĩa bám sau có 4 móc rìa, 2 cặp móc giữa, 2 giác bám kitin, trên giác bám kitin có những vòng kitin nhỏ. Sán có chiều dài khoảng 800 – 840μm; chiều rộng khoảng 400μm. Cơ quan giao cấu đực có dạng phễu, chia thành 4 thùy, cơ quan giao cấu cái có dạng hình bông hoa, thanh nối bụng của D. querni cong hơn các loài khác. Khi cá bị bệnh nặng, một số lƣợng lớn KST bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lấy đủ lƣợng oxy hoà tan để cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, KST còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Bệnh thƣờng xuất hiện vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc vào mùa mƣa, đặc biệt khi nƣớc vùng nuôi bị đục và hàm lƣợng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thƣờng gây hậu quả nghiêm trọng trên cá cá giống, cá thƣơng phẩm. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90% trong vòng 48 giờ. 46
  47. + Kiểm tra trên kính hiển vi. + Lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm ở các trƣờng, viện nghiên cứu: Đối với cá có dấu hiệu bị bệnh, ngƣời nuôi cần liên lạc với các cơ quan liên quan nhƣ phòng thí nghiệm bệnh cá của cơ quan Thú y thuỷ sản hoặc Trƣờng, Viện nghiên cứu để đƣợc tƣ vấn và kiểm tra kịp thời. Thu mẫu cá còn sống, chuyển về phòng thí nghiệm để kiểm tra. 47
  48. BÀI III: LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. 1. Lựa chon, xác định số lượng (đếm) cá giống 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống - Quan sát tại chỗ: Cá phải khoẻ mạnh, đồng đều về kích cỡ, không bị xây xát, không bị dị hình, 2 mắt sáng, hoạt động nhanh, sống tụ đàn. - Kiểm tra hồ sơ (rất cần nếu có thể): cá bố mẹ, nhật trí quá trình ƣơng nuôi, bệnh và biện pháp đã xử lý, kháng sinh đã sử dụng - Kiểm tra mầm bệnh: (ngƣời mua lấy mẫu đi kiểm tra hoặc xem xét hồ sơ kiểm nghiệm của Trại giống) cá không mang các mầm bệnh, không lở loét. 1.2 Định lƣợng cá giống Cá giống đƣợc định lƣợng phổ biến bằng cách đếm từng cá thể. Nếu số lƣợng lớn có thể cân mẫu (-2 kg/mẫu), đếm số lƣợng cá trong mẫu, sau đó quy đổi ra số lƣợng trên cơ sở tổng khối lƣợng mẫu đƣợc cân. Lƣu ý việc lấy mẫu để cân phải đƣợc tiến hành ngẫu nhiên và tiến hành tối thiểu 3 lần, sau đó tính trung bình giữa các lần đếm số lƣợng cá trong các mẫu. 2. Kỹ thuật vận chuyển cá giống Hiện nay có 2 hình thức vận chuyển phổ biến: vận chuyển kín và vận chuyển hở 2.1 Phƣơng pháp vận chuyển kín. Phƣơng pháp vận chuyển kín bằng túi nylon bơm oxy thông thƣờng đƣợc tiếnhành với cá giống có chiều dài nhỏ hơn 5cm. Túi nylon thể tích từ 0 đến 20 lít. Hai túi lồng vào nhau, bên ngoài có bao bảo vệ. Nƣớc vận chuyển đƣợc lọc sạch, chiếm khoảng /3 thể tích của túi. Cá giống vận chuyển với mật độ từ 20 – 60 con/l, tuỳ theo loài, kich thƣớc cá và thời gian vận chuyển. Túi nylon đƣợc bơm căng khí oxy, buộc chặt, xếp lên ô tô vận chuyển. Trƣờng hợp vận chuyển số lƣợng lớn, túi đƣợc đặt vào thùng xốp hoặc carton, dán băng keo kín và xếp lên phƣơng tiện vận chuyển.Phƣơng tiện vận chuyển, tuỳ thuộc vào khoảng cách,điều kiện có thể vận chuyển bằng xe máy, ôtô hoặc máy bay Thời gian vận chuyển sẽ quyết định mật độ. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài > 5h cần có nơi trung chuyển để thay nƣớc, bổ sung Oxy 48
  49. hoặc sử dụng hóa chất khử amoniac. Nhiệt độ phù hợp cho vận chuyển nên trong khoảng từ 20 – 24oC, ổn định trong suốt quãng đƣờng vận chuyển. Một số vấn đề cần lƣu ý: - Trƣớc khi vận chuyển không nên cho cá ăn ít nhất một ngày, để tránh cá ói thức ăn và thải chất thải vào túi làm nhiễm bẩn nƣớc trong quá trình vận chuyển. - Giảm nhiệt độ nƣớc xuống 20 – 25oC, tốt nhất là vận chuyển bằng ô tô có máy điều hòa nhiệt độ để ổn định nhiệt trong quá trình vận chuyển. - Thuần hóa cá giống: Tiến hành hạ độ mặn để thuần hóa cá nếu độ mặn khu vực nuôi thƣơng phẩm thấp hơn ở trại giống > 3%o. Hình 3. 1: Bơm oxy, đóng túi nylon vận chuyển cá giống. 2.2 Phƣơng pháp vận chuyển hở. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng đối với cá giống có chiều dài lớn hơn 5cm và tùy thuộc điều kiện giao thông thủy bộ của quãng đƣờng. Phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vận chuyển là ô tô hoặc tàu thông thuỷ. Ô tô chuyên dụng có thiết bị ổn định nhiệt độ ở mức 22 - 240C thƣờng dùng để vận chuyển cá đƣờng dài. Cá giống đƣợc vận chuyển bằng tàu thông thuỷ sẽ an toàn hơn, mật độ cao hơn, cá giống khoẻ hơn so với vận chuyển bằng ô tô. - Vận chuyển bằng tàu thông thuỷ: mật độ cá vận chuyển dao động từ .000-.400 con/m3(cỡ cá từ 5 - 20 cm); mật độ từ .400-.500 con/m3 (cỡ cá 0 - 5cm) và .500- 2.000 con/m3 đối với cỡ cá từ 5 - 0cm. 49
  50. - Đối với vận chuyển bằng ô tô chuyên dụng: mật độ cá vận chuyển dao động từ 600- 800 con/m3, với cỡ từ 5-20cm; 800-1.000 con/m3 với cá cỡ từ 10-15cm và 1.000-1.300 con/m3 với cá cỡ 15-20cm. Vận chuyển bằng ô tô chuyên dụng, ngoài nhiệt độ nƣớc, mật độ cá phù hợp, thì nƣớc trong bể cần đƣợc thay mới 70 - 80% sau mỗi 8-10 giờ để - hạn chế cá bị ngộ độc do NH3, NO2 và do các sản phẩm thải của chúng trong thời gian vận chuyển. Nên sử dụng viên khử NH3 để nâng cao hiệu quả vận chuyển cá giống. Cá trƣớc khi vận chuyển cũng nên bỏ đói trong thời gian từ 6 -10 giờ để hạn chế chất thải phát sinh và gây tress đối với cá do bị sức ép. 3. Tắm cá giống trước khi thả nuôi Cá giống mới vận chuyển đến trƣớc khi thả vào lồng nuôi cần tiến hành tắm nƣớc ngọt hoặc formalin nồng độ 37% pha loãng 10 - 15ml/100 lít nƣớc để tắm trong 20 - 40 phút để loại bỏ các loài sinh vật ngoại ký sinh trên cá, 4. Thả giống. Thuần hoá nhiệt độ và độ mặn - Độ mặn: Độ mặn đã đƣợc thuần hóa tại trại giống. Tại trại giống độ mặn thƣờng chỉ đƣợc hạ xuống ở mức còn cao hơn độ mặn nơi nuôi cá khoảng 3%o. Khi cá đƣợc vận chuyển về cần tiếp tục thuần hóa. - Nhiệt độ: Trong xe vận chuyển nhiệt độ đƣợc duy trì 20-25oC nên nhiệt độ nơi nuôi cá thƣờng cao hơn. Đề tránh cá bị sốc cần thiết phải thuần hóa trƣớc khi thả: thả các túi nilong chứa cá xuống lồng để cân bằng nhiệt độ nƣớc bên ngoài và trong túi. Sau đó, mở miệng túi cho nƣớc vào từ từ cho đến khi đầy túi mới thả cá ra ngoài. Nếu vận chuyển hở, cần đƣa nƣớc bên ngoài vào thùng chứa cá để cân bằng cả nhiệt độ và độ mặn. Không nên thả cá khi nhiệt độ còn chênh lêch >oC, độ mặn > 2%o. • Thời gian thả giống: Thời gian thả cá giống thƣờng vào thời điểm mát trời, chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ nƣớc thấp. Thời điểm thả tốt nhất là trƣớc 8-9 giờ hoặc sau 6-7giờ. • Kích thước mắt lưới của túi lưới: Túi lƣới nuôi cá giống có kích thƣớc mắt không quá lớn để cá chui ra ngoài kể cả chui không lọt làm cá bị mắc vào mắt lƣới, nhƣng 50
  51. cũng không quá nhỉ làm nƣớc kém lƣu thông, lƣới dễ bị xô đẩy do lực cản lớn. Tuỳ thuộc vào kích thƣớc và loài cá, kích thƣớc mắt lƣới đƣợc lựa chọn phù hợp. Bảng 3. 1: Kích thước (L mm) cá nuôi và cỡ mắt lưới lồng nuôi. Cỡ cá nuôi (L cm) Mắt lƣới 2a (cm) 0 – 5 1,5 5 – 20 2,0 20 – 30 3,0 trên 30 5,0 • Mật độ cá thả: tuỳ thuộc vào các loài cá, kích thƣớc cá giống lúc thả và cỡ cá thƣơng phẩm sẽ có mật độ thả giống khác nhau. Bảng 3. 2: Cỡ giống và mật độ thả ban đầu. Cỡ giống (L cm) Mật độ (con/m3) 5 – 7 70-80 7-0 60-70 0-5 40-50 5-20 30-35 >20 20-25 Trong quá trình nuôi, tùy loài mà duy trì mật độ (con/m3) khác nhau. Ở giai đoạn giống nhỏ, cá đƣợc phân cỡ và san thƣa 2 tuần/lần nhằm tạo sự đồng đều về kích thƣớc cá và mật độ nuôi phù hợp theo từng giai đoạn. Năng suất cá tại thời điểm thu hoạch từ 5-7 kg/m3 lồng là cơ sở để duy trì mật độ trong quá trình nuôi. 51
  52. BÀI IV: DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ CHẤT LƢỢNG, KỸ THUẬT CHO ĂN. 1. Lựa chọn thức ăn 1.1 Giới thiệu nhu cầu dinh dƣỡng của cá Hầu hết các loài cá biển là đối tƣợng nuôi đều là cá dữ, ăn thịt. Trong tự nhiên, thức ăn của chúng ở thời kỳ trƣởng thành là cá nhỏ, tôm, cua ; thời kỳ cá bột là động vật phù du (luân trùng, copepod0. Trong sinh sản nhân tạo cá bột dinh dƣỡng nhờ khối noãn hoàng khoảng 3 ngày; sau đó cá bát đầu mở miệng và bắt đầu ăn thức ăn ngoài : luân trùng, Copepoda, ấu trùng Nauplius của Artemia. Khi hoàn thành biến thái, cơ thể hoàn toàn giống cá trƣởng thành- giai đoạn cá hƣơng- cá ăn cá, tôm băm nhỏ hoạc thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp tốt nhất hiện nay cho cá hƣơng, cá giống là Otohim của Nhật (Lê Xân và ctv, 200) có hàm lƣợng Protein 50-60%. Giai đoạn nuôi cá thịt, thức ăn tổng hợp của cá biển thƣờng có hàm lƣợng Protein từ 35-45% cao hơn cá nƣớc ngọt(28-35%). Ngoài Protein, thức ăn cá biển cần có hàm lƣợng Lipid khoảng 8-10% và các vitamine. Với hàm lƣợng thức ăn trên, khẩu phần mỗi ngày dao động từ 3-5% khối lƣợng thân (Lê Xân và ctv, 2007) 1.2 Thức ăn viên, ƣu điểm thức ăn viên so với cá tạp Hiện nay, sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá biển vẫn đang phổ biến, nhất là trong nuôi truyền thống. Việc sử dụng cá tạp cho cá ăn sẽ dễ gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh, khó kiểm soát nguồn thức ăn, không chủ động số lƣợng và chất lƣợng. Các loài cá biển nuôi hầu hết là cá dữ, ăn thịt, có tập tính ăn lẫn nhau, nếu không cung cấp đủ nhu cầu thức ăn thì cá lớn sẽ ăn cá bé, nhất là khi cá còn nhỏ. Hơn nữa, do hệ số chuyển đổi thức ăn –FCR lớn (từ 5-8), một lƣợng thức cá tƣơi lớn đƣợc sử dụng là nguồn phát sinh ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và đáy, dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh cho cá nuôi. Sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dƣỡng bổ sung đáp ứng nhu cầu của từng loài cá nuôi và có nhiều ƣu điểm hơn. Do hệ số chuyển đổi thức ăn -FCR chỉ dao động từ 1,4-1,6(có loại thức ăn chỉ cần hệ số 1,0), lƣợng thức ăn sử dụng ít, hạn chế đƣợc nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng vùng nuôi. Nguồn thức ăn ổn định trong mọi thời 52
  53. tiết; giá thức ăn ổn định, ngƣời nuôi có thể chủ động tính toán đƣợc thời điểm xuất bán cá hoặc xác định quy mô đầu tƣ phù hợp Bảng 4. 1: So sánh thức ăn công nghiệp với cá tạp. Chỉ tiêu Thức ăn công nghiệp Cá tạp Bảo quản Dễ Khó Tính chủ động Chủ động Không chủ động Hệ số chuyển đổi thức ăn 1,4-1,6 5,5-8,0 Thành phần dinh dƣỡng phù hợp Có thể lựa chọn phù Không phù hợp theo giai đoạn phát triển cá hợp Ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng vùng nuôi 2. Chất lượng thức ăn Các loại thức ăn công nghiệp của các hãng khác nhau có chất lƣợng khác nhau. Thức ăn công nghiệp đạt chất lƣợng cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho từng loài cá nuôi: có hàm lƣợng Protein phù hợp với từng giai đoạn, từng loài cá; đầy đủ năng lƣợng; các loại vitamin, khoáng chất và acid béo omega-3 đảm bảo cá tăng trƣởng tốt và tỷ lệ sống tối ƣu - Có nhiều cỡ viên phù hợp với các giai đoạn phát triển của từng loài cá. Có mùi vị hấp dẫn, kích thích cá bắt mồi; có tính chất vật lý phù hợp với tính ăn của loài cá nuôi (cá giò, cá chẽm, cá chim vây vàng ăn thức ăn nổi; cá mú, cá hồng ăn thức ăn bán nổi) và có thời gian tan trong nƣớc phù hợp với mỗi loại thức ăn . - Có hệ số thức ăn(FCR) thấp, bao bì đóng gói bảo quản tốt đảm bảo không bị ẩm mốc, vụn nát hạn chế sự thất thoát thức ăn; - Thân thiện môi trƣờng, đảm bảo các tiêu chí về an toàn sinh học. - Từ cơ sở sản xuất lớn, có thƣơng hiệu, ổn định về giá và chất lƣợng. 2.1 Cỡ viên thức ăn 53
  54. Hình 4. 1: Thức ăn công nghiệp cho cá biển. Thức ăn cho cá có nhiều cỡ viên và thành phần dinh dƣỡng khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn vừa cỡ miệng cá sẽ giúp cho chúng bắt mồi dễ dàng, hạn chế đƣợc lƣợng thức ăn bị thất thoát ảnh hƣởng đến hiệu quả của ngƣời nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Bảng 4. 2: Cỡ thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn của cá. Cỡ cá (g) Cỡ thức ăn (mm) 0,5 - 1,0 0,5 -1 ,5 1,0 - 30,0 1,0 - 2,0 30,0 - 20,0 2,0 20,0 - 250,0 3,0 >250,0 4,0 2.2 Bảo quản thức ăn Thức ăn công nghiệp cho cá có chứa các thành phần dinh dƣỡng nhƣ protein, lipit, khoáng chất và các yếu tố vi lƣợng khác, đƣợc sản xuất bằng các nguyên liệu dễ ẩm mốc, biến tính nếu không đƣợc bảo quản tốt. Nơi bảo quản cần riêng biệt, xa các nơi để hóa chất, chất độc hại, khô ráo, không có chuột, gián hay các loại côn trùng. Nhữngtrang trại lớn, nếu có thể nên có kho lạnh bảo quản thức ăn riêng, nhiệt độ duy 54
  55. trì -80C, có thể duy trì đƣợc lƣợng lớn thức ăn đảm bảo chất lƣợng trong thời gian dài. 3. Quản lý thức ăn và phương pháp cho cá ăn 3.1 Thời gian cho ăn. - Giai đoạn cá giống: thƣờng đƣợc cho ăn 3-5 lần/ngày. Lƣợng thức ăn mỗi lần tùy thuộc nhu cầu của cá (cho ăn đến khi cá không còn muốn ăn). - Giai đoạn nuôi lớn: thƣờng cho ăn 2 lần/ngày: sang sớm (7-8h) và chiều muộn (6- 8h). 3.2 Lƣợng thức ăn và tỷ lệ cho ăn Lƣợng thức ăn cho cá hàng ngày (khẩu phần thức ăn) đƣợc tính từ 3 - 5% tổng khối lƣợng đàn cá trong lồng nuôi. Giai đoạn cá giống sẽ cần lƣợng thức ăn lớn hơn (4-5%) cá càng lớn lƣợng thức ăn cần thiết/ngày sẽ thấp dần 2-3%. Tuy nhiên, cách cho ăn hiệu quả là ngƣời cho ăn quan sát tình trạng của cá để cho ăn với lƣợng thức ăn vừa đủ theo nhu cầu của chúng. Tỷ lệ cho ăn các bữa trong ngày tùy thuộc vào tình trạng bắt mồi của cá và thƣờng buổi sáng cá ăn nhiều hơn buổi chiều. 3.3 Kỹ thuật cho cá ăn Cá đƣợc cho ăn hàng ngày bằng máy cho ăn tự động hoặc bằng tay, đƣợc thao tác bởi công nhân chăm sóc cá. Sử dụng máy cho ăn sẽ ƣu việt nhất là cho giai đoạn cá giống. Thức ăn: Ngƣời chăm sóc cá: Chất lƣợng tốt? Hiểu biết, kiên nhẫn? Hệ số chuyển đổi Giá hợp lý? Kinh nghiệm? thức ăn (FCR) Cá: Trách nhiệm? Chất lƣợng Khỏe? môi trƣờng nuôi thích Sinh trƣởng tốt? hợp? Cỡ đồng đều? Hình 4. 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. Không nhiễm bệnh ? 55
  56. Cho cá ăn đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng trong nuôi cá thƣơng phẩm quy mô công nghiệp. Luôn tuân thủ mục tiêu giảm chi phí thức ăn, nhƣng đảm bảo cá sinh trƣởng đồng đều trong quá trình nuôi. Nguyên tắc cho cá ăn là thức ăn phải đƣợc phân bố đều để các cá thể cá nuôi có thể bắt đƣợc mồi dễ dàng, cho ăn đủ lƣợng, không để dƣ thừa Vì thức ăn chiếm từ 55 - 60% chi phí đầu tƣ trực tiếp cho mô hình nuôi. Trong quản lý, chăm sóc cá đối với trang trại nuôi quy mô công nghiệp, thì hệ số thức ăn (FCR) thấp sẽ là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả vụ nuôi. Hình 4. 3: Nhân công cho cá ăn và máy tự động cho cá ăn. 4. Theo dõi tình trạng sức khỏe cá. 4.1 Kiểm tra hoạt động của cá. Cá khỏe, thƣờng bơi lội nhanh, hoạt động liên tục (trừ các loài cá mú). Cá yếu hay bị bệnh, thƣờng bơi lội lờ đờ trên mặt nƣớc hay ven thành lồng lƣới, không theo đàn. Hàng ngày quan sát cá bơi lội và khả năng bắt mồi, lƣợng thức ăn sử dụng. Nếu thấy biểu hiện khác thƣờng: Cá bơi lội kém linh hoạt, đổi màu, cá ăn kém hoặc bỏ ăn thì giảm lƣợng thức ăn hoặc không cho cá ăn, sau đó tiến hành kiểm tra bệnh, môi trƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ lặn kiểm tra đáy lồng, cá chết hay yếu thƣờng chìm ở đáy. 4.2 Kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trƣởng của cá về khối lƣợng và kích thƣớc với tần suất lần/tháng để điều chỉnh chế độ chăm sóc và tính khẩu phần thức ăn cho cá phù hợp 56
  57. dựa trên tổng khối lƣợng cá trong lồng. Qua đó đánh giá chất lƣợng, thành phần thức ăn. 4.3 San cá, duy trì khối lƣợng cá/m nƣớc Giai đoạn cá giống duy trì mật độ tùy kích thƣớc (Lmm) cá. Giai đoạn sau cá giống nhất là khi cá gần đạt cỡ thƣơng phẩm cần duy trì mật độ, khối lƣợng cá trong lồng khoảng từ 5 -7 kg/m3 lồng, bảo đảm cho cá có tốc độ tăng trƣởng nhanh, tỷ lệ sống cao, rút ngắn chu kỳ nuôi, tăng hiệu quả của nghề nuôi. 4.4 Phân cỡ cá Tại sao phải phân cỡ cá? Cá đồng đều sẽ có cƣờng độ bắt mồi nhƣ nhau, không săn đuổi nhau và tốc độ sinh trƣởng bằng nhau nên hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả nuôi cao. Cá không đồng đều, cá lớn sẽ chèn ép cá bé làm cá bé sợ sệt, không theo đƣợc đàn, ít có cơ hội bắt mồi dẫn đến sinh trƣởng chậm, còi cọc, dễ nhiễm bệnh chết rồi lây lan sang cá khỏe. Do vậy, phân cỡ cá cũng là giải pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả nuôi. 4.4.1 Phân cỡ bằng tay (phân cỡ bằng quan sát trực quan) Sử dụng các loại vợt có kích thƣớc mắt lƣới phù hợp với cỡ cá để vớt những cá thể có cỡ tƣơng đƣơng, chuyển sang nuôi cùng lồng. Khung vợt đƣợc làm bằng gỗ, inox; hình tròn hoặc vuông. Lƣới sử dụng làm vợt có kích thƣớc mắt lƣới 2a = cm đến 4cm, sâu khoảng 3 - 5cm. Hình thức phân cỡ này phù hợp với những cơ sở qui mô nhỏ, vùng nuôi là vịnh bán kín, lúc sóng gió lặng. 4.4.2 Phân cỡ cá bằng thiết bị chuyên dụng Thƣờng đƣợc sử dụng để tiến hành ở quy mô nuôi lớn, lƣợng cá nuôi nhiều và thƣờng sử dụng khi cá còn nhỏ. Cá đƣợc phân cỡ tự động ngay trong lồng nuôi hoặc trên tàu thuyền .(Hình 4.4) 57
  58. Hình 4. 4: Lọc phân cỡ cá bằng sàng và bằng máy tự động Giai đoạn nhỏ, dƣới 100 g/con cá thƣờng phân đàn nhanh nên cần tiến hành phân cỡ 2 tuần/lần. Cá lớn, khoảng cách giữa các lần phân cỡ dài hơn cho đến khi cá trong lồng đã đồng đều về kích thƣớc, khối lƣợng. 58