Bài giảng Thuốc Diệt Côn Trùng - Phạm Thị Tuyết Mai

ppt 61 trang huongle 5490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuốc Diệt Côn Trùng - Phạm Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thuoc_diet_con_trung_pham_thi_tuyet_mai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thuốc Diệt Côn Trùng - Phạm Thị Tuyết Mai

  1. Thuốc Diệt Côn Trùng Giảng viên: Phạm Thị Tuyết Mai Sinh viên: Đỗ Thị Thu Lớp: 39 BQCBNS
  2. Mục lục 1) Đặt vấn đề 2) Nội dung 2.1.Khái quát về côn trùng 2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng 2.3.Những hiểu biết chung nhất về thuốc bảo vệ thực vật 2.4.Côn trùng với thuốc bảo vệ thực vật 3).Tài liệu tham khảo
  3. Đặt Vấn Đề • Đa số các loại côn trùng đều gây hại cho nông sản. • Sự phá hoại của côn trùng làm giảm sản lượng và chất lượng của nông sản. • Vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng thuốc diệt côn trùng là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
  4. Nội Dung • I. Khái quát chung về côn trùng • I.1 Định nghĩa • Côn trùng là những động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt.(Insecta)
  5. • I.2 Một số đặc điểm của côn trùng ➢Là nhóm động vật có số loài lớn nhất trong giới động vật (2/3 – 3/4) ➢Đông về số lượng cá thể ,dễ phát thành dịch ➢Tiến hóa không ngừng với sức sống và khả năng thích nghi cao ➢Sinh sản nhanh và mạnh ; khả năng phát tán lớn
  6. I.3 Vòng đời của côn trùng ➢ Đa số đều có một vòng đời, trải qua các giai đoạn: Côn trùng → Trứng → Sâu non → Hoá nhộng → con trưởng thành.
  7. I.4 Vai trò của côn trùng • I.4.1.Tác hại - Côn trùng gây hại trên cây trồng : + Gây hại do ăn phá trực tiếp + Gây hại do đẻ trứng + Gây hại do truyền bệnh - Côn trùng gây hại trong kho và các công trình - Côn trùng gây hại trên người và động vật +Tiết độc +Kí sinh, truyền bệnh
  8. I.4.2 Lợi ích của côn trùng - Thụ phấn tăng năng suất cây trồng - Cung cấp sản phẩm thương mại và công nghiệp cho con người - Làm thức ăn cho người và động vật - Bảo vệ mùa màng (thiên địch) - Sử dụng trong nghiên cứu khoa học
  9. II.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng II.1 Các nhân tố sinh thái ➢ II.1.1 Các nhân tố vô sinh • a) Nhiệt độ - Côn trùng là động vật biến nhiệt,nhiệt độ cơ thể xấp xỉ với nhiệt độ môi trường xung quanh - Côn trùng có ngưỡng nhiệt phát triển.Nếu ngoài ngưỡng nhiệt đó thì côn trùng rơi vào trạng thái ngất lịm.Nếu thời gian ngất lịm quá lâu côn trùng sẽ chết
  10. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của côn trùng - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sức sinh sản của côn trùng b)Ẩm độ và lượng mưa - Nước là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của côn trùng.Trong cơ thể côn trùng lượng nước trung bình khoảng 46 – 90%
  11. - Căn cứ vào yêu cầu về độ ẩm người ta chia côn trùng thành 3 nhóm chính: + Nhóm ưa ẩm :thích độ ẩm từ 85 – 100% + Nhóm ưa trung bình :thích độ ẩm từ 55 – 85% + Nhóm ưa khô :thích độ ẩm <55% - Lượng mưa có tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều loại côn trùng: ➢ Ảnh hưởng trực tiếp ➢ Ảnh hưởng gián tiếp
  12. • C)Ánh sáng • - Trong quá trình phát dục ,côn trùng hình thành nhu cầu về ánh sáng .Tuy nhiên với côn trùng tác động của ánh sáng không giới hạn • - Đối với loài côn trùng hoạt động ban ngày ,thiếu ánh sáng sẽ phát dục không bình thường • - Đối với loài không ưa ánh sáng khi bị chiếu sáng liên tục sẽ không giao phối được
  13. ➢ d) Đất đai – Theo thống kê của Ghi-la-rôp(1949) ,95% côn trùng có quan hệ chặt chẽ với đất: + Thành phần cơ giới của đất + Nhiệt độ của đất + Ẩm độ của đất
  14. II.1.2 Các nhân tố hữu sinh a)Thức ăn Côn trùng là sv dị dưỡng vì vậy cần chất hữu cơ từ thức ăn là các sinh vật khác.Côn trùng khác nhau cần những loại thức ăn khác nhau. - Dựa vào loại thức ăn người ta chia côn trùng thành 5 nhóm: + Nhóm ăn thực vật (Phitophaga) + Nhóm ăn thịt (Zoophaga) + Nhóm ăn phân (Coprophaga) + Nhóm ăn xác chết (Necrophaga) + Nhóm ăn cặn bã (Detrytophaga)
  15. • - Mỗi loài côn trùng có phạm vi thức ăn khác nhau nên hình thành tính ăn khác nhau và gồm các nhóm sau: + Côn trùng đơn thực + Côn trùng đa thực + Côn trùng quả thực + Côn trùng ăn tạp
  16. • b)Thiên địch • Trong tự nhiên nhiều sinh vật tiêu diệt sâu hại bằng cách kí sinh, ăn thịt.Những loài sinh vật đó được gọi là thiên địch. ➢ Gồm những nhóm sau: + Nhóm thiên địch là vi sinh vật + Nhóm thiên địch là côn trùng và nhện + Các thiên địch khác
  17. • II.2 Nhân tố con người • Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên do vô tình hay hữu ý, con người đã làm ảnh hưởng đến côn trùng • Con người đã tác động vào tự nhiên làm biến đổi môi trường sống của côn trùng • Trong giao thương buôn bán ,con người đã phát tán côn trùng tới mọi vùng miền trên thế giới (những nơi mà côn trùng có thể sống được )
  18. • Trong quá trình sản xuất nông nghiệp con người trồng nhiều loại cây trồng mới làm xuất hiện những quần thể côn trùng hại cây trồng mới • Trong quá trình đấu tranh với sâu hại con người đã biết được quy luật của các loài côn trùng ,biết nuôi dưỡng côn trùng có ích và phòng trừ những loài sâu hại để bảo vệ cây trồng
  19. III. Những hiểu biết chung nhất về thuốc bảo vệ thực vật • III.1.Cơ sở chất độc nông nghiệp • III.1.1.Khái niệm chung về chất độc • Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về chức năng và cấu trúc trong cơ thể sing vật • Tính độc là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một liều lượng nhất định của chất độc đó • Độ độc biểu thị mức độ của tính độc ,là liều lượng nhất định của chất độc cần có để gây được một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật
  20. • Thuốc BVTV (sản phẩm nông dược) Là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật, và các chế phẩm khác dùng trong phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại cho tài nguyên thực vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút sinh vật gây hại gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật nước CHXHCNVN và Điều lệ quản lý thuốc BVTV)
  21. • Liều lượng là lượng chất độc cần thiết được tính bằng (mg) hay (g) để gây được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật • III.1.2.Yêu cầu của thuốc BVTV • Thuốc BVTV là những chất độc nhưng muốn là thuốc BVTV cần đạt một số yêu cầu sau: • Có tính độc với sinh vật gây hại • Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng) nhưng chỉ tiêu diệt các loài sinh vật gây hại mà không gây hại cho đối tượng không phòng trừ (tính chọn lọc) • - An toàn đối với người ,môi sinh và môi trường • - Dễ bảo quản ,chuyên chở và sử dụng • - Giá thành hạ
  22. • III.1.3.Phân loại thuốc BVTV • - Dựa vào đối tượng phòng chống • - Dựa vào con đường xâm nhập • - Dựa vào nguồn gốc hóa học
  23. • III.2 Cơ sở sinh lý ,sinh thái học của thuốc BVTV trong phòng trừ sâu hại • III.2.1 Điều kiện để một loại thuốc có thể gây độc cho sinh vật • - Thuốc phải tiếp xúc được với sinh vật • – Đây là điều kiện tiên quyết để thuốc phát huy tác dụng • - Thuốc phải xâm nhập được vào cơ thể sinh vật và sau đó dịch chuyển đến trung tâm sống của chúng • - Thuốc độc phải tồn giữ trong cơ thể sinh vật trong một thời gian ,ở một nồng độ nhất định đủ để phát huy tác dụng
  24. • III.2.2 Các hình thức tác động của chất độc • - Tác động cục bộ, toàn bộ • - Tác động tích lũy • - Tác động liên hợp • - Tác động đối kháng • - Hiện tượng quá mẫn • - Tác động dị hậu
  25. • III.2.3 Những nhân tố liên quan đến tính độc của thuốc BVTV • - Liên quan giữa đặc tính của chất độc với độ độc của chúng • + Liên quan giữa cấu tạo ,tính chất hóa học đến độ độc của thuốc BVTV • + Liên quan giữa đặc tính vật lý của thuốc BVTV đến độ độc của chúng • + Liên quan giữa cường độ tác động của thuốc BVTV đến độ độc của chúng
  26. • - Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật với độ độc của thuốc BVTV • - Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến độ độc của thuốc BVTV • + Những yếu tố thời tiết ,đất đai • + Những yếu tố về cây trồng và điều kiện canh tác
  27. III.3 Thuốc BVTV, môi trường và hậu quả xấu của chúng gây ra cho môi sinh • III.3.1 Tác động của thuốc đến môi trường và con đường mất đi của thuốc
  28. Không Khí Thuốc bảo vệ Đất Thực Vật thực vật Sử dụng Tồn dư Thực Phẩm Nước Động Vật Người
  29. III.3.2 Thuốc BVTV và môi trường sống • Dư lượng thuốc BVTV • - Kn: Là phần còn lại của hoạt chất,các sản phẩm chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống (living system) và điều kiện ngoại cảnh • - Dư lượng thuốc BVTV trên cây trồng và nông sản: • + Thuốc BTTV tồn tại trên cây và nông sản trong mọt thời gian nhất định là điều kiện tiên quyết để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng và trong quá trình vận chuyển ,bảo quản • + Tuy nhiên dư lượng thuốc chỉ ở giới hạn cho phép, nếu vượt quá sẽ gây hại đến sức khỏe con người
  30. Các biện pháp giảm dư lượng thuốc BVTV trên cây trồng và nông sản + Bảo đảm thời gian cách ly (Preharvest interval – PHI) • + Sử dụng thuốc đúng kĩ thuật • + Nên chọn thuốc ít độc, ít bền trong môi trường , mang tính chọn lọc cao để trừ sâu hại • + Chọn dạng thuốc, phương pháp và thời điểm xử lý thích hợp để giảm số lần phun, liều lượng phun, ô nhiễm môi trường • + Chọn cây trồng luân canh thích hợp để giảm dư lượng thuốc trong đất, giảm nguy cơ gây độc cho cây trồng vụ sau • Thuốc BVTV trong đất và nước
  31. Đối với quần thể sâu hại - Phản ứng của dịch hại với thuốc liều lượng thấp + Dịch hại phát triển mạnh gây khó khăn cho việc phòng trừ + Dịch hại bị hạn chế phát triển - Tính kháng thuốc của côn trùng gây hại:là sự giảm sút phản ứng của quần thể côn trùng đối với một loại thuốc BVTV sau một thời gian dài quần thể lien tục tiếp xúc với loại thuốc đó khiến cho những sv đó chịu được liều thuốc lớn mà trước đây có thể tiêu diệt được lượng lớn sv chưa kháng thuốc - Suy giảm tính đa dạng quần thể - Xuất hiện dịch hại mới ,dịch thứ cấp - Tái phát dịch
  32. • -Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây, tác động đến sinh trưởng ,phát triển của cây • + Tác động tích cực • + Tác động không tốt • Đối với sinh vật sống trong đất • - Đối với các loài động vật ,tác hại nặng ,nhẹ của thuốc trừ sâu phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng , nồng độ, phương pháp sử dụng và điều kiện ngoại cảnh • -Thuốc BVTV tác động rất khác nhau đến các quần thể vi sinh vật trong đất
  33. Đối với con người thuốc BVTV là mối nguy hiểm: gây độc cho sức khỏe con người • III.4 Các dạng thuốc BVTV và phương pháp sử dụng • III.4.1 Các dạng thuốc BVTV • Gia công là việc lựa chọn và xác định khả năng phối hợp hoạt chất ,chất hoạt động bề mặt ,các chất phụ trợ thích hợp để tạo các dạng sản phẩm bền trong bảo quản ,tiện lợi khi sử dụng • Sự thành công của bất kì hoạt chất nào đều phụ thuộc vào dạng gia công của chúng .Nhờ gia công và thành phần phụ gia thích hợp mà hiệu lực của hoạt chất thay đổi ,có lợi cho phòng trừ sâu hại
  34. Để chọn dạng gia công thích hợp cần quan tâm đến tính chất lý hóa của thuốc kĩ thuật ,hoạt tính sinh học Yêu cầu đối với các dạng thuốc: - An toàn trong sản xuất và sử dụng - Tiện lợi cho người dùng - Dễ phân phối đóng gói hay dùng lại - Giảm lượng thuốc khi xử lý - Giảm phế thải và các ảnh hưởng khác Luật quốc tế về gia công thuốc BVTV Nội dung:Một dạng gia công chỉ được kí hiệu bằng 2 chữ cái để biểu thị trạng thái vật lý và hướng sử dụng của dạng thuốc VD :SL-solution liqid:dạng lỏng hòa tan được WP-wettable powder:bột có thể thấm nước
  35. Một số dạng thuốc cơ bản trên thị trường : Bột, hạt, viên, dung dịch • Thành phần của thuốc thương phẩm • Hoạt chất (active ingredient-ai) • - Là thành phần cơ bản của thuốc ,mang hoạt tính sinh học • Chất làm loãng (diluent) • - Là các chất trơ, ở thể lỏng hay thể rắn có tác dụng làm loãng hoạt chất nhưng không làm giảm hoạt tính sinh học của hoạt chất, giúp chất độc trang trải trên cây • + Dạng lỏng gọi là dung môi • + Dạng rắn gọi là chất mang • Chất hoạt động bề mặt (surfactant = surface active agent) • Chất thấm ướt (wetting agent)
  36. • Chất phân tán (suspending agent) • Chất loang (spreader) • Chất hợp lực (synergist) • Chất ổn định (stabilizer) • Chất hóa sữa (emulsifier) • Chất hòa tan (solutes) • Những chất nâng cao hoạt tính sinh học • Các chất chống lắng (anti-deposit) • Các chất chống vón (anti-curdling adjusvant) • Các chất chống đông (anti-cogulant) • Chất tạo bọt ,chống bọt (foaming adjuvant ,anti- foaming adjuvant)
  37. Các hợp chất màu (color adjuvant) Chất bảo quản (preservative III.4.2 Phương pháp sử dụng thuốc BVTV - Phun bột - Rắc hạt - Phun lỏng - Phun sol khí - Xử lý giống - Xông hơi - Nội liệu pháp thực vật - Bả độc - Dùng hỗn hợp thuốc
  38. • III.5 Đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc BVTV III.5.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong việc sử dụng thuốc BVTV Mục tiêu của việc sử dụng thuốc BVTV gồm hai mặt không thể tách rời: - Tăng cường hiệu lực của thuốc BVTV - Hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người ,cây trồng ,môi sinh và môi trường Hai biện pháp chính để đạt được hai mục tiêu trên là: - Thực hiện phòng trừ tổng hợp (IPM) - Sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý : + Lựa chọn bộ thuốc thích hợp + Giảm quy mô dùng thuốc + Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật + Cải tiến và đa dạng hóa công cụ dùng thuốc
  39. Đúng thuốc Đúng nồng độ, liều lượng Đúng lúc Đúng cách Nội dung nguyên tắc “ Bốn Đúng “ Thuốc tiếp xúc được với dịch hại Thuốc xâm nhập Người, đối tượng vào cơ thể dịch hại không phòng trừ, sinh vật có ích, Các loài dịch hại môi trường Thuốc dịch chuyển được vào trung tâm sống dịch hại Thuốc phát huy được tác dụng ( Tồn tại thời gian đủ dài An toàn nồng độ đủ độc) Hiệu quả
  40. • III.6 Một số quy định của nhà nước về quản lý thuốc BVTV nhằm bảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong lưu thông và sử dụng thuốc BVTV ở nước ta • III.5.1 Yêu cầu phải quản lý thuốc BVTV • Thuốc BVTV Là vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp .Khi sử dụng đúng ,thuốc giúp đẩy lùi dịch hại giữ năng suất cây trồng cao và ổn định. • Nhưng trong quá trình lưu thông và sử dụng thuốc nếu sử dụng không đúng đắn và thiếu biện pháp phòng ngừa thích đáng, thuốc sẽ gây những tác hại không nhỏ cho môi sinh và môi trường.Hậu quả là gây khó khăn cho việc phòng trừ dịch hại,chi phí phòng trừ tốn kém hơn
  41. • Một trong những nguyên nhân gây ra tác hại này là do thiếu sự quản lý chặt chẽ, dùng thuốc không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thất kinh tế to lớn • Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nông sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng cường nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV mà cần có những quy định chặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các khâu: sản xuất ,kinh doanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV trong phạm vi cả nước
  42. • III.5.2 Quy định của pháp luật đối với người sản xuất. kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV • Gồm :- Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của UBTVQH .Văn bản có tính pháp lý cao nhất của nhà nước ta về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật • Nghị định số 92 CP của chính phủ ban hành năm 1993 được thay bằng nghị định số 58 ban hành năm 2002 về “ Hướng dẫn thi hành pháp lệnh trên” • Trong “Điều lệ quản lý thuốc BVTV (06/2002 )quy định lại phạm vi thi hành của điều lệ ,đưa ra nhiều định nghĩa về những khái niệm dung trong điều lệ và quy định đối với cá nhân tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc BVTV
  43. • Nghị định 78CP ngày 27/11/1996 được sửa đổi ,bổ sung trong nghị định 26/2003/ND-CP “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BV-KDTV” • Ngoài ra còn có nhiều văn bản pháp luật cụ thể hơn của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về các hình thức sản xuất ,kinh doanh
  44. III.5.3 Một số khái niệm về các nhóm thuốc • Thuốc BVTV bị cấm sử dụng ở Việt Nam: Là những loại thuốc có độ độc cấp tính quá cao hoặc có khả năng gây đột biến, ung thư hay tồn lưu trong môi trường quá lâu gây nguy hiểm lớn cho môi sinh ,môi trường. Không được đăng nhập buôn bán, sử dụng • Thuốc bị hạn chế sử dụng • Thuốc được phép sử dụng • Thuốc ngoài danh mục
  45. Danh mục một số thuốc BVTV STT Tên họat Tên thương Đối tượng Thời gian Tổ chức xin Nhà sản xuất chất phẩm phòng trừ cách ly đăng kí hoặc ủy quyền Nguyên liệu (Trade) (Crop (Applicant) (Common /PeST) name) 1 Abamectin Song mã 24.5 Rầy xanh, 5-7 ngày Viện di Baoji Luzhou EC cánh tơ hại truyền nông Chemical chè, sâu tơ nghiệp Industry, hại rau họ Shaanxi thập tự Pr.China 2 Acrinathrin Rufast Nhện đỏ 5-7 ngày Bayer Bayer Crop (99%) 3 EC hại chè VietNam Science Ltd.(BVL) 3 Bacillus Nimbecidine Sâu tơ hại 3-7 ngày T.Stanes&Co T.Stanes&Co thuringiensis 0.03 EC rau ,Ltd ,India ,Ltd , India
  46. 4 Cartap(97%) Alfatap 95SP Sâu cuốn lá lúa 5-7 ngày Công ty Shenzhen Sâu ăn lá hại rau TNHH Alfa OCT (Saigon) Production Materials Co ,Ltd , China 5 Cyromazine Trigard Dòi đục lá dưa 5-7 ngày Syngenta Syngenta 75WP chuột, cà chua Vietnam Ltd Ltd 6 Deltamethrin Bitam 2.5 EC Bọ xít hại lúa 5-7 ngày Bayer Bayer Crop (min 98%) Vietnam Science Ltd 7 Nereistoxin Dibadan Sâu đục thân hại 5-7 ngày Công ty Zuyang (Dimehypo) 95 WP lúa, sâu xanh TNHH Pesticide (Min90%) hại rau Nông dược Factory Điện Bàn Jiangsu, China
  47. Tài Liệu Tham Khảo 1. Bài giảng côn trùng TS Nguyễn Đức Thạnh_ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 2. Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3. Cùng một số trang Web và tài liệu khác