Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 9: Rủi ro trong TMĐT - Nguyễn Đức Cường

pdf 33 trang huongle 12350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 9: Rủi ro trong TMĐT - Nguyễn Đức Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_9_rui_ro_trong_tmdt_nguy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 9: Rủi ro trong TMĐT - Nguyễn Đức Cường

  1. Chương 9: RỦI RO TRONG TMDT Trình bày: Nguyễn Đức Cương Email: cuongnguyenduc@gmail.com Website:
  2. Nội dung  Khái niệm  Một số rủi ro thường gặp  Phòng tránh rủi ro Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 2
  3. Khái niệm  Rủi ro là những sự cố, xác xuất không an toàn có thể xảy ra làm thiệt hại ảnh hưởng tới việc kinh doanh, giao dịch thương mại trên internet.  Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, song một khi gặp rủi ro thì những thiệt hại đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng cũng không nhỏ. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 3
  4. Các rủi ro thường gặp 2.1 Rủi ro khi mua hàng trên mạng 2.2 Rủi ro trong thanh toán trên Internet 2.3 Rủi ro an toàn thông tin trong thương mại điện tử 2.4 Những sơ xuất kỹ thuật của nhân viên 2.5 Do yếu tố khách quan 2.6 Rủi ro trong quá trình vận chuyển Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 4
  5. Rủi ro trong TMĐT Rủi ro trong thương mại điện tử có rất nhiều hình thái. Tuy nhiên,có thể chia thành bốn nhóm cơ bản sau Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 5
  6. Rủi ro về dữ liệu  Rủi ro về dữ liệu đối với người bán  Thay đổi địa chỉ nhận đối với chuyển khoản ngân hàng và do vậy chuyển khoản này sẽ được chuyển tới một tài khoản khác của người xâm nhập bất chính .  Nhận được những đơn đặt hàng giả mạo. Trong trường hợp một khách hàng quốc tế đặt hàng và sau đó từ chối hành động này, người bán hàng trực tuyến thường không có cách nào để xác định rằng thực chất hàng hóa đã được giao đến tay khách hàng hay chưa và chủ thẻ tín dụng có thức sự là người đã thực hiện đơn đặt hàng hay không. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 6
  7. Rủi ro về dữ liệu  Rủi ro về dữ liệu đối với người mua  Thông tin bí mật về tài khoản bị đánh cắp khi tham gia giao dịch thương mại điện tử.  Hiện tượng các trang web giả mạo, giả mạo địa chỉ Internet (IP Spoofing), phong tỏa dịch vụ (DOS – denial of service), và thư điện tử giả mạo của các tổ chức tài chính ngân hàng  Tin tặc tấn công và các website thương mại điện tử, truy cập các thông tin về thẻ tín dụng. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 7
  8. Rủi ro về dữ liệu  Rủi ro về dữ liệu đối với chính phủ  Các hacker có nhiều kỹ thuật tấn công các trang web này nhằm làm lệch lạc thông tin, đánh mất dữ liệu thậm chí là đánh “sập” khiến các trang web này ngừng hoạt động.  Đặc biệt một số tổ chức tội phạm đã sử dụng các tin tặc để phát động các cuộc tấn công mang tính chất chính trị hoặc tương tự như vậy. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 8
  9. Rủi ro liên quan đến công nghệ  Xét trên góc độ công nghệ thì có ba bộ phận dễ bị tấn công và tổn thương nhất khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử  Hệ thống của khách hàng : có thể là doanh nghiệp hay cá nhân  Máy chủ của doanh nghiệp: ISP – nhà cung cấp dịch vụ (Internet service provider), người bán, ngân hàng  Đường dẫn thông tin (communication pipelines) Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 9
  10. Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng  Trong thương mại điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với thương mại truyền thống.  Trong thương mại điện tử mối đe doạ lớn nhất là bị “mất”(hay bị lộ) các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc các thông tin giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 10
  11. Sự từ chối phục vụ (DOS – Denial of Service, DDoS) Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 11
  12. Kẻ trộm trên mạng (sniffer)  Kẻ trộm trên mạng (sniffer) là một dạng của chương trình nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát hiện ra những yếu điểm của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phạm tội, nó sẽ trở thành các mối nguy hiểm khó lường và rất khó có thể phát hiện.  Xem lén thư điện tử là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng. Kỹ thuật xem lén thư điện tử sử dụng một đoạn mã ẩn bí mật gắn vào thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có thể giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 12
  13. Nhóm rủi ro về thủ tục, quy trình giao dịch của tổ chức  Nhiều website vẫn tiến hành bán hàng theo các yêu cầu mà không có bất kỳ sự xác thực cần thiết và cẩn trọng nào về thông tin của người mua. Họ đưa ra các đơn chào hàng và tiến hành giao hàng nếu nhận được đơn chấp nhận chào hàng từ phía người mua.  Do không có những biện pháp đảm bảo chống phủ định của người mua trong quy trình giao dịch trên các website nên không thể buộc người mua phải nhận hàng hay thanh toán khi đơn đặt hàng đã được thực hiện và hàng đã giao. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 13
  14. Nhóm rủi ro về thủ tục, quy trình giao dịch của tổ chức  Hay những đơn đặt hàng không được nhà cung cấp thực hiện trong khi khách hàng đã tiến hành trả tiền mà không nhận được hàng, nhà cung cấp từ chối đã nhận đơn đặt hàng  Khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử, hợp đồng đó sẽ có thể được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể gây tranh cãi nếu bạn không có bằng chứng về sự hình thành hợp đồng. Doanh nghiệp sử dụng một phương tiện điện tử (như e-mail) trong quá trình thiết lập một hợp đồng thì rủi ro do không lường trước được. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 14
  15. Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp  Hiệu lực pháp lý của giao dịch thương mại điện tử.  Nước ta mặc dù đã có luật về giao dịch điện tử, trong đó thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 15
  16. Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp  Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo rằng một thoả thuận đạt được qua hệ thống điện tử sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý khi có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật khác nhau,  Ví dụ: Việt Nam và Nhật Bản? Chưa có một công ước chung nào về giao dịch thương mại điện tử có hiệu lực sẽ gây trở ngại trong việc giải quyết tranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm. Lấy đơn giản là ASEAN, chưa có quy định nội khối chính thức điều chỉnh giao dịch điện tử Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 16
  17. Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp  Các quy định cản trở sự phát triển của thương mại điện tử hoặc chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử như đăng ký website, mua bán tên miền; sự chậm trễ về dịch vụ chứng thực điện tử, thanh toán điện tử một phần là do thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh Rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 17
  18.  Thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.  Sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn công nghiệp sẽ gây nhiều khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng như vận chuyển hàng hoá, thủ tục hải quan, thuế Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 18
  19.  Mặt khác sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi ro không mong đợi. Đặc biệt là đối với những hàng hoá vô hình như các loại dịch vụ trên Internet thì hiện nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp nào để đánh giá chính xác. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 19
  20. Một số rủi ro điển hình khác  Rủi ro vì mất cơ hội kinh doanh  Rủi ro do sự thay đổi của công nghệ  Rủi ro liên quan đến thông tin cá nhân  Tấn công quá khích  Rủi ro bị mất tài sản thông tin (Information Assets Theft) rủi ro gây ra những tổn thất về dữ liệu, các nguồn hệ thống máy tính và tài sản thông tin như số thẻ tín dụng, các thông tin về khách hàng, kể cả băng thông của đường truyền do những cuộc tấn công trên mạng Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 20
  21. Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp  Rủi ro bị đánh cắp danh phận(Indenty theft): do các hacker tiến hành thâm nhập vào máy tính cá nhân phá khoá mã bí mật và dùng danh phận của người bị đánh cắp vào các mục đích xấu. Nạn nhân thường là những người nổi tiếng và giàu có  Rủi ro về gián đoạn kinh doanh (Business Interruption): do mạng máy tính ngừng hoạt động hoặc hoạt động đình trệ, do một nguyên nhân an ninh mạng bị phá vỡ. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 21
  22.  Rủi ro bị tống tiền (Cyber Exortion) qua mạng bao gồm các rủi ro bị đe doạ tấn công mạng hay trang web, truyền virus, tiết lộ thông tin về số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường các chi phí dàn xếp với bọn tống tiền và chi phí điều tra  Rủi ro khủng bố máy tính (Cyber Terrorism) Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 22
  23.  Rủi ro về mất uy tín (Reputation) do các nguyên nhân như tấn công từ chối dịch vụ, bị lộ thông tin cá nhân của khách hàng  Rủi ro bị phạt (Punitive, Examplary risks) hoặc buộc phải bồi thường do các phán quyết của tòa án hay trọng tài  Rủi ro do bị khiếu nại (Claim Risks) đòi bồi thường vật chất hoặc phi vật chất như công khai xin lỗi, huấn thị Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 23
  24.  Rủi ro bị tấn công (Computer Attacks Risks)vào trang web hay mạng máy tính như truy cập hoặc sử dụng trái phép hệ thống máy tính của doanh nghiệp, tấn công từ chối dịch vụ, nhiễm các loại virus hoặc sâu máy tính.  Rủi ro bị mất cắp (Physical Theft of Data) bị mất cắp các hệ thống maý tính hay phần cứng có chứa các thông tin quan trọng, các hệ thống xử lý giao dịch  Rủi ro thưởng tiền (Crimminal Rewards Risk)cho những thông tin hay việc truy bắt hay buộc tội những kẻ tội phạm tin học Công ty Bảo hiểm sẽ trả tối đa 50.000$ cho rủi ro này một cách vô điều kiện Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 24
  25. Các biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 25
  26. Bảo mật trong giao dịch  Trong giao dịch thương mại nói chung, và giao dịch thương mại điện tử nói riêng, việc bảo đảm tuyệt đối sự bí mật của giao dịch luôn phải được đặt lên hàng đầu.  Để tránh những nguy cơ như nghe trộm, giả mạo, mạo danh hay chối cãi nguồn gốc Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 26
  27. Mã hóa dữ liệu  Mã hoá khoá bí mật (Secret key Crytography): Mã hoá khoá bí mật hay còn gọi là mã hoá đối xứng, nghĩa là dùng một khoá cho cả hai quá trình “mã hoá” và “giải mã”. Khoá này phải được giữ bí mật. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 27
  28.  Mã hoá công khai (Public key Crytography): Mã hoá công khai hay còn gọi là mã hoá không đối xứng. Phương pháp này người ta sử dụng hai khoá khác nhau, khoá công khai (Public key) và khoá bí mật (Private key). Khoá công khai được công bố, khoá bí mật được giữ kín. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 28
  29. Chữ ký điện tử  Sử dụng chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không bị sửa đổi bởi người khác của dữ liệu trong giao dịch.  Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật an toàn nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của thông điệp mà không phải là một ai khác.  chữ ký điện tử được gắn với một thông điệp điện tử thì đảm bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị thay đổi bởi bất kỳ một người nào ngoài người ký ban đầu. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất sẽ đều bị phát hiện một cách dễ dàng.  Chữ ký điện tử có thể là chữ ký tự đánh từ bàn phím, một bản quét của chữ viết tay; một âm thanh, biểu tượng; một thông điệp được mã hoá hay dấu vân tay, giọng nói Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 29
  30. Phong bì số (Digital Envelope)  Tạo lập một phong bì số là một quá trình mã hoá một chìa khoá bí mật (chìa khoá DES) bằng khoá công khai của người nhận.  Chìa khoá bí mật này được dùng để mã hoá toàn bộ thông tin mà người gửi muốn gửi cho người nhận và phải được chuyển cho người nhận để người nhận dùng giải mã những thông tin. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 30
  31. Cơ quan chứng thực (Certificate Authority – CA)  Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là người thứ 3 đáng tin cậy trong thương mại điện tử để xác định nhân thân của người sử dụng khoá công khai.  Sự xác nhận của CA về chữ ký điện tử, về lai lịch của người ký, thông điệp của người ký và tính toàn vẹn của nó là rất quan trọng trong giao dịch điện tử.  Cơ quan chứng thực có vai trò quan trọng, bởi trong thương mại điện tử, các bên tham gia không gặp mặt trực tiếp nhau và đôi khi không quen biết nhau nên rất cần có sự đảm bảo của người thứ 3.  Hệ thống bảo mật hiện nay đảm bảo độ an toàn rất cao, gần như là tuyệt đối, song việc thực hiện phụ thuộc vào trình độ cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng tin học của các bên. Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 31
  32. Các phương pháp phòng tránh khác  Kiểm tra tính đúng đắn và chân thực của thông tin trong giao dịch  Lưu trữ dữ liệu nhiều nơi với nhiều hình thức  Cài đặt các phần mềm chống Virút tấn công  Tham gia bảo hiểm Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 32
  33. The end Nguyễn Đức Cương – cuongnguyenduc@gmail.com Slide 33