Bài giảng Tin học Cơ sở - Chương 5: Các khái niệm cơ bản về lập trình máy tính - Đặng Bình Phương

ppt 21 trang huongle 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Cơ sở - Chương 5: Các khái niệm cơ bản về lập trình máy tính - Đặng Bình Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_co_so_chuong_5_cac_khai_niem_co_ban_ve_lap.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Cơ sở - Chương 5: Các khái niệm cơ bản về lập trình máy tính - Đặng Bình Phương

  1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Công nghệ thông tin Bộ môn Tin học cơ sở TIN HỌC CƠ SỞ A Đặng Bình Phương dbphuong@fit.hcmuns.edu.vn CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH 1
  2. & VC BB Nội dung 1 Các khái niệm cơ bản 2 Các bước xây dựng chương trình 3 Biểu diễn thuật toán 4 Cài đặt thuật toán bằng NNLT Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 2
  3. & VC BB Các khái niệm cơ bản ❖Lập trình máy tính ▪ Gọi tắt là lập trình (programming). ▪ Nghệ thuật cài đặt một hoặc nhiều thuật toán trừu tượng có liên quan với nhau bằng một ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình máy tính. ❖Thuật toán ▪ Là tập hợp (dãy) hữu hạn các chỉ thị (hành động) được định nghĩa rõ ràng nhằm giải quyết một bài toán cụ thể nào đó. Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 3
  4. & VC BB Các khái niệm cơ bản ❖Ví dụ ▪ Thuật toán giải PT bậc nhất: ax + b = 0 (a, b là các số thực). Đầu vào: a, b thuộc R Đầu ra: nghiệm phương trình ax + b = 0 • Nếu a = 0 • b = 0 thì phương trình có nghiệm bất kì. • b ≠ 0 thì phương trình vô nghiệm. • Nếu a ≠ 0 • Phương trình có nghiệm duy nhất x = -b/a Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 4
  5. & VC BB Các tính chất của thuật toán ❖Bao gồm 5 tính chất sau: ▪ Tính chính xác: quá trình tính toán hay các thao tác máy tính thực hiện là chính xác. ▪ Tính rõ ràng: các câu lệnh minh bạch được sắp xếp theo thứ tự nhất định. ▪ Tính khách quan: được viết bởi nhiều người trên máy tính nhưng kết quả phải như nhau. ▪ Tính phổ dụng: có thể áp dụng cho một lớp các bài toán có đầu vào tương tự nhau. ▪ Tính kết thúc: hữu hạn các bước tính toán. Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 5
  6. & VC BB Các bước xây dựng chương trình Xác định vấn đề Biểu diễn bằng: - bài toán • Ngôn ngữ tự nhiên • Lưu đồ - Sơ đồ khối Lựa chọn • Mã giả phương pháp giải Xây dựng thuật toán/ thuật giải Cài đặt chương trình Lỗi cú pháp Hiệu chỉnh Lỗi ngữ nghĩa chương trình Thực hiện chương trình Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 6
  7. & VC BB Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên Đầu vào: a, b thuộc R Đầu ra: nghiệm phương trình ax + b = 0 1. Nhập 2 số thực a và b. 2. Nếu a = 0 thì 2.1. Nếu b = 0 thì 2.1.1. Phương trình vô số nghiệm 2.1.2. Kết thúc thuật toán. 2.2. Ngược lại 2.2.1. Phương trình vô nghiệm. 2.2.2. Kết thúc thuật toán. 3. Ngược lại 3.1. Phương trình có nghiệm. 3.2. Giá trị của nghiệm đó là x = -b/a 3.3. Kết thúc thuật toán. Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 7
  8. & VC BB Sử dụng lưu đồ - sơ đồ khối Khối giới hạn Chỉ thị bắt đầu và kết thúc. Khối vào ra Nhập/Xuất dữ liệu. Khối lựa chọn Tùy điều kiện sẽ rẽ nhánh. Khối thao tác Ghi thao tác cần thực hiện. Đường đi Chỉ hướng thao tác tiếp theo. Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 8
  9. & VC BB Sử dụng lưu đồ - sơ đồ khối Bắt đầu Đọc a,b Đ S a = 0 Đ S Tính b = 0 x = -b/a Xuất Xuất Xuất x “VSN” “VN” Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 9
  10. & VC BB Sử dụng mã giả ❖Vay mượn ngôn ngữ nào đó (ví dụ Pascal) để biểu diễn thuật toán. Đầu vào: a, b thuộc R Đầu ra: nghiệm phương trình ax + b = 0 If a = 0 Then Begin If b = 0 Then Xuất “Phương trình vô số nghiệm” Else Xuất “Phương trình vô nghiệm” End Else Xuất “Phương trình có nghiệm x = -b/a” Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 10
  11. & VC BB Cài đặt thuật toán bằng C #include void main() { int a, b; printf(“Nhap a, b: ”); scanf(“%d%d”, &a, &b); if (a==0) { if (b==0) printf(“Phuong trinh VSN”); else printf(“Phuong trinh VN”); } else printf(“x = %d”, float(-b)/a); } Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 11
  12. & VC BB Bài tập lý thuyết 1. Thuật toán là gì? (80) Trình bày các tính chất quan trọng của một thuật toán? (81) 2. Các bước xây dựng chương trình? (81) 3. Các cách biểu diễn thuật toán? Ưu và khuyết điểm của từng phương pháp? Cho ví dụ minh họa. (85) Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 12
  13. & VC BB Bài tập thực hành 4. Nhập năm sinh của một người. Tính tuổi người đó. 5. Nhập 2 số a và b. Tính tổng, hiệu, tính và thương của hai số đó. 6. Nhập tên sản phẩm, số lượng và đơn giá. Tính tiền và thuế giá trị gia tăng phải trả, biết: a. tiền = số lượng * đơn giá b. thuế giá trị gia tăng = 10% tiền Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 13
  14. & VC BB Bài tập thực hành 7. Nhập điểm thi và hệ số 3 môn Toán, Lý, Hóa của một sinh viên. Tính điểm trung bình của sinh viên đó. 8. Nhập bán kính của đường tròn. Tính chu vi và diện tích của hình tròn đó. 9. Nhập vào số xe (gồm 4 chữ số) của bạn. Cho biết số xe của bạn được mấy nút? 10.Nhập vào 2 số nguyên. Tính min và max của hai số đó. Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 14
  15. & VC BB Bài tập 4 Bắt đầu Nhập năm sinh Tính Tuổi = 2007 – năm sinh Xuất Tuổi Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 15
  16. & VC BB Bài tập 5 Bắt đầu Nhập a và b Tính Tổng = a + b Hiệu = a – b Tích = a * b Thương = a / b Xuất Tổng, Hiệu, Tích, Thương Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 16
  17. & VC BB Bài tập 6 Bắt đầu Nhập Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Tính Tiền = Số lượng * Đơn giá VAT= Tiền * 0.1 Xuất Tiền và VAT Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 17
  18. & VC BB Bài tập 7 Bắt đầu Nhập Điểm T, L, H Hệ số T, Hệ số L, Hệ số H Tính ĐTB = (T*HsT + L*HsL + H*HsH) / (HsT + HsL + HsH) Xuất ĐTB Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 18
  19. & VC BB Bài tập 8 Bắt đầu Nhập Bán kính R Tính PI = 3.1415 Chu vi = 2*PI*R Diện tích = PI*R*R Xuất Chu vi và Diện tích Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 19
  20. & VC BB Bài tập 9 Bắt đầu Nhập số xe N (gồm 4 chữ số) Tính Số thứ 4: n4 = N mod 10, N = N div 10 Số thứ 3: n3 = N mod 10, N = N div 10 Số thứ 2: n2 = N mod 10, N = N div 10 Số thứ 1: n1 = N Số nút S = (n1 + n2+ n3 + n4) mod 10 Xuất Số nút S Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 20
  21. & VC BB Bài tập 10 Bắt đầu Đọc a,b Đ S a > b Xuất Xuất a max, b min a min, b max Kết thúc Tin học cơ sở A - Đặng Bình Phương 21