Bài giảng Tổng quan về chuỗi cung ứng - Lê Văn Phong

ppt 69 trang huongle 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan về chuỗi cung ứng - Lê Văn Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tong_quan_ve_chuoi_cung_ung_le_van_phong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổng quan về chuỗi cung ứng - Lê Văn Phong

  1. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG GV Lê Văn Phong Email : vanphongle76@yahoo.com Tel: 0903264489 LOGO
  2. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. LOGO
  3. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau: ▪ “Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chức năng đó trong những công ty riêng biệt nhằm mục đích cải tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi cung ứng”. LOGO
  4. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ▪ “Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ”. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng. LOGO
  5. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn hàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào. Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn chi phí vận hành và chi phí bán hàng. LOGO
  6. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ❖ Hậu cần: ➢ Phạm vi: Liên quan đến các hoạt động xảy ra trong phạm vi của một tổ chức riêng lẻ. ➢ Chức năng: - Tập trung vào sự quan tâm đối với các hoạt động như: thu mua, phân phối, bảo trì. - Là một phần công việc của chuỗi cung ứng. LOGO
  7. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ❖ Quản lý chuỗi cung ứng: ➢ Phạm vi: Liên quan đến hệ thống các công ty làm việc với nhau và kết hợp các hoạt động để phân phối sản phẩm trên thị trường. ➢ Chức năng: - Tất cả các vấn đề về hậu cần nhưng thêm các hoạt động khác như tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng. - Là hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. LOGO
  8. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng lẻ và hướng hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực sau: a. Sản xuất: ❑ Các quyết định liên quan: - Thị trường cần có sản phẩm gì? - Sản phẩm được sản xuất khi nào và số lượng bao nhiêu? LOGO
  9. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ❑Hoạt động liên quan: - Lập lịch trình sản xuất và lịch trình này phải phù hợp với khả năng sản xuất của nhà máy. - Cân đối trong xử lý công việc. - Kiểm soát chất lượng. - Bảo trì thiết bị. LOGO
  10. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: b. Tồn kho: ❑ Các quyết định liên quan: - Hàng tồn kho nào sẽ được tồn trữ ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng? - Mức tồn kho là bao nhiêu cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm? - Xác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu? ❑ Hoạt động liên quan: - Chống lại sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng. LOGO
  11. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: c. Địa điểm: ❑ Các quyết định liên quan: - Nơi nào có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tồn trữ hàng hóa? - Nơi nào có hiệu quả nhất về chi phí trong việc sản xuất và tồn trữ hàng hóa? - Nên sử dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có hay tạo ra điều kiện thuận lợi mới? ❑ Hoạt động liên quan: - Khi các quyết định này được thực hiện tức là chúng ta đã xác định một hướng đi hợp lý để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh phân phối. LOGO
  12. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: d. Vận tải: ❑ Các quyết định liên quan: -Hàng tồn kho được vận chuyển từ nơi cung ứng này đến nơi khác bằng cách nào? -Khi nào thì sử dụng loại phương tiện vận chuyển nào là tốt nhất? ❑ Hoạt động liên quan: - So sánh chi phí vận chuyển: vận chuyển bằng đường hàng không hay bằng xe tải thì nhanh và đáng tin cậy hơn nhưng chi phí đắt. Vận chuyển bằng đường biển hay bằng xe lửa có chi phí thấp hơn nhưng thời gian vận chuyển lâu và không đáng tin cậy. - Dự trữ hàng tồn kho ở mức cao hơn để bù đắp cho sự không đáng tin cậy trong vận tải. LOGO
  13. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: e. Thông tin: ❑ Các quyết định liên quan: - Nên thu thập dữ liệu gì? Và chia sẻ bao nhiêu thông tin? - Nắm bắt thông tin kịp thời chính xác tạo ra khả năng kết hợp và quyết định tốt ❑ Hoạt động liên quan: - Với thông tin tốt, con người có thể quyết định hiệu quả về việc sản xuất cái gì, bao nhiêu, hàng tồn kho đặt ở đâu và vận chuyển tốt nhất bằng phương tiện nào? LOGO
  14. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: Tất cả các quyết định này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả chuỗi cung ứng của một công ty. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty. ➢ Chiến lược của công ty: ▪ Đáp ứng cho thị trường đại trà và cạnh tranh trên cơ sở giá. ▪ Phục vụ một phân khúc thị trường và cạnh tranh trên cơ sở phục vụ khách hàng LOGO
  15. 1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ➢ Đặc tính của chuỗi cung ứng: - Kinh tế vì qui mô, kinh tế vì phạm vi. - Chi phí thấp. - Lọai đáp ứng. - Chuỗi cung ứng này sẽ cho biết công ty là ai và công ty có thể làm gì phục vụ thị trường? LOGO
  16. Thảo luận: ▪ 1. Xem xét chuỗi cung ứng cho công ty sản xuất xe ôtô trong nước ▪ Các cấu thành của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp này là gì ? ▪ Những doanh nghiệp khác nào liên quan trong chuỗi cung ứng ? ▪ Mục tiêu của các công ty này là gì? ▪ Cho ví dụ về những mục tiêu mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng này? 2. Xem xét sự thế chấp tiêu dùng do ngân hàng đề nghị a. Những câu thành của chuối cung ứng đối với việc thế chấp này là gì? b. Có nhiều hơn một doanh nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng không? Mục tiêu của doanh nghiệp? c. Sự giống nhau giữa chuỗi cung ứng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ là gì? Sự khác biệt là gì? LOGO
  17. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó. LOGO
  18. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.1 Sản xuất: Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công suất thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm. LOGO
  19. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp với sản xuất: ▪ Tập trung vào sản xuất– một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này. ▪ Tập trung vào chức năng– Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. LOGO
  20. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Cách tiếp cận theo hướng chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần quyết định phương pháp tiếp cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại cho chính công ty khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. LOGO
  21. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.2 Tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. LOGO
  22. Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho: o Tồn kho chu kỳ : o Đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để đạt được kinh tế nhờ qui mô. o Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho. LOGO
  23. o Tồn kho an toàn: o Là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc. Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn kho định kỳ. o Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo. LOGO
  24. o Tồn kho theo mùa o Đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm. o Một lựa chọn khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. o Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt. LOGO
  25. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.2 Tồn Kho: Có 3 phương pháp tiếp cận chính sử dụng trong nhà kho: ▪ Đơn vị tồn trữ - SKU (Stock Keeping Unit) – Theo phương pháp truyền thống này, tất cả sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu quả và dễ thực hiện tồn trữ sản phẩm. ▪ Tồn trữ theo lô – Tất cả các sản phẩm có liên quan đến nhu cầu của một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một công việc được tồn trữ chung với nhau. Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả nhưng đòi hỏi nhiều không gian tồn trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền thống SKU. LOGO
  26. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: ▪ Cross-docking – Do tập đoàn siêu thị Wal-Mart đưa ra nhằm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản phẩm không được xếp vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được sử dụng để dự trữ một sản phẩm thì xe tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn nhiều sản phẩm khác nhau. Những lô hàng lớn này được phân thành những lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ hơn có nhiều sản phẩm khác nhau này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày và được bốc lên xe tải đưa đến khách hàng cuối cùng. LOGO
  27. Tình huống quan sát: ▪ Vào năm 1979, Kmart là một trong số những công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ, với 1.891 của hàng và doanh số trung bình mối cửa hàng là 7,25 triệu USD. ▪ Vào thời gian đó, Wal-Mart chỉ là một nhà bản lẻ nhỏ ở miền Nam chỉ với 229 cửa hiệu và doanh thu bình quân khoảng một nửa so với cửa hàng của Kmart. ▪ Trong 10 năm, Wal-Mart đã thay đổi chính bảnthân mình; vào năm 1992, Wal-Mart đạt kỷ lục về doanh số cao nhất cho mỗi mét vuông diện tích cửa hàng, vòng quay tồn kho lớn nhất và lợi nhuận hoạt động lớn nhất trong cửa hàng bán lẻ chiết khấu. ▪ Ngày nay Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trên toàn thế giới. LOGO
  28. Tình huống quan sát (tt) ▪ Thực ra, vào năm 1999, Wal-Mart chiếm gần 5% chi tiêu về bán lẻ của toàn nước Mỹ. ▪ Wal-Mart đã thực hiện được điều đó như thế nào? Khởi điểm chính là nhờ tập trung thường xuyên vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; ▪ mục tiêu của Wal-Mart là đảm bảo cho khách hàng có được hàng hóa bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn và xây dựng cấu trúc chi phí cho phép có một mức giá cạnh tranh. Yếu tố then chốt để đạt được mụctiêu này là tạo ra cách thức giúp công ty bổ sung tồn kho trên cơ sở chiến lược về tồn kho. ▪ Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật về hậu cần có tên gọi là dịch chuyển chéo(cross-docking). Trong chiến lược này, hàng hóa liên tục được phân phối đến các kho hàng của Wal-Mart, từ đây chúng được gửi đến các cửa hàng mà không tồn kho. ▪ Chiến lược này làm giảm đáng kể chi phí bán hàng của Wal-Mart và giúp nó đưa ra mức giá thấp cho khách hàng. LOGO
  29. Thảo luận 1. Xem xét trường hợp một doanh nghiệp đang lựa chọn dịch vụ vận tải của một nhà cung cấp. Thuận lợi nào khi sử dụng vận chuyển bằng xe tải? 2. Thuận lợi đối với một công ty có mức tồn kho cao là gì? Bất lợi là gì? Thuận lợi khi có mức tồn kho thấp? Bất lợi là gì? LOGO
  30. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.3 Địa điểm: ▪ Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. ▪ Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. ▪ Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của chuỗi cung ứng. Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường. LOGO
  31. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.4 Vận tải : Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. LOGO
  32. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Có 6 phương thức vận tải chính mà công ty có thể lựa chọn: ✓ Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất. Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh đào. . . ✓ Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Nó cũng giới hạn sử dụng giữa những nơi có lưu thông xe lửa. ✓ Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt. Xe tải hầu như có thể đến mọi nơi. Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu biến động và đường xá thay đổi. LOGO
  33. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: ✓ Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. Đây cũng là hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển. ✓ Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên. ✓ Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và có hiệu quả về chi phí. Hình thức này chỉ được sử dụng để vậnchuyển loại sản phẩm như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh, nhạc, văn bản. LOGO
  34. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: 2.5 Thông tin: Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng. ▪ Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải. Các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ. LOGO
  35. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: ▪ Dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng ngày. Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn tại. . . LOGO
  36. 2. Hoạt động của chuỗi cung ứng: Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể là rất cao. Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. LOGO
  37. 3. Cấu trúc của chuỗi cung ứng: Sự thay đổi chậm của thị trường đại trà trong thời đại công nghiệp, đặc điểm chung của các công ty thành công chính là nổ lực có được chuỗi cung ứng hiệu quả. Điều đó được biết đến như là sự liên kết dọc. Mục tiêu của liên kết dọc là sự tối đa hoá hiệu quả dựa vào tính kinh tế nhờ qui mô. Trong nửa đầu thập niên 1990, công ty xe Ford đã sở hữu nhiều thứ cần thiết nhằm phục vụ cho các xưởng xe hơi. Công ty đã sở hữu và vận hành: các mỏ sắt để phục khai thác sắt; các xưởng thép chuyển nguồn mỏ thành sản phẩm thép; các nhà máy sản xuất các linh kiện xe hơi; các dây chuyền lắp ráp xe hơi hoàn chỉnh. LOGO
  38. 3. Cấu trúc của chuỗi cung ứng: Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh về công nghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công ty kết hợp với nhau và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động mà mình làm tốt nhất. Xu hướng hiện nay các công ty thực hiện “liên kết ảo” thay vì “liên kết dọc”. Các công ty tìm kiếm các đối tác khác để cùng thực hiện các hoạt động cần có trong chuỗi cung ứng. LOGO
  39. Thảo luận: ▪ 1. Hãy ví dụ về một chuỗi cung ứng phát triển qua thời gian? ▪ 2. Một công ty tích hợp theo chiều dọc là một công ty sở hữu, quản lý và vận hành tất cả các chức năng kinh doanh của nó. Một công ty tích hợp theo chiều ngang là một tập đoàn bao gồm nhiều công ty, mà mối công ty hoạt động một cách độc lập. Tập đoàn cung cấp chiến lược về nhãn hiệu, định hướng và chiến lược chung. Hãy so sánh và đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau của các chiến lược chuỗi cung ứng của hai loại hình doanh nghiệp này? LOGO
  40. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: Một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống: ▪ Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. LOGO
  41. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: ▪ Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. ▪ Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. LOGO
  42. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. ▪ Nhà sản xuất : Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác. LOGO
  43. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: ▪ Nhà phân phối: Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. LOGO
  44. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất. LOGO
  45. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: ▪ Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. ▪ Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. LOGO
  46. 4. Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng: ▪ Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. LOGO
  47. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp cận đến thị trường mà công ty phục vụ. Chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp chiến lược kinh doanh của công ty. Chiến lược kinh doanh mà công ty sử dụng xuất phát từ nhu cầu khách hàng, đang hay sẽ phục vụ.→Dựa vào nhu cầu khách hàng, chuỗi cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả LOGO
  48. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: Chúng ta cùng xem xét 2 hệ thống siêu thị Coopmark và Big C: ▪ Siêu thị Coopmark: ✓ Diện tích: Siêu thị có diện tích trung bình ✓ Vòng bao phủ: Phân bổ ở trung tâm thành phố, có mật độ dân cư đông. ✓ Khách hàng: Có nhiều nhu cầu và sở thích. ✓ Đặc tính: - Khách hàng tìm kiếm sự tiện lợi chứ không phải giá thấp nhất. LOGO
  49. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: - Khách hàng thường vội vã, chọn cửa hàng ở gần nhất và có đủ loại sản phẩm để họ có thể mua hàng hoá thường dùng trong nhà và nhiều loại thức ăn nhanh chóng. - Chuỗi cung ứng cần phải làm nỗi bật tính đáp ứng kịp thời. - Nhóm khách hàng mong muốn sự tiện lợi và sẵn sàng chi trả cho điều này. LOGO
  50. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: ▪ Siêu thị Big C: ✓ Diện tích: Siêu thị có diện tích lớn. ✓ Vòng bao phủ: Đặt ở cửa ngõ chính của thành phố. ✓ Khách hàng: Hưởng chiết khấu khi mua sắm. ✓ Đặc tính: - Khách hàng tìm kiếm giá thấp nhất. LOGO
  51. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: - Khách hàng không vội vã, họ sẵn lòng lái xe với khoảng xa và mua với số lượng lớn sản phẩm để được mức giá thấp nhất có thể. - Chuỗi cung ứng cần phải tập trung vào tính hiệu quả cao. - Khách hàng biết rất rõ về giá nên chuỗi cung ứng cần phải tìm từng cơ hội để giảm chi phí để có thể tiết kiệm cho khách hàng. LOGO
  52. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty bạn: o Buớc 1: Hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụ, o Bước 2: Xác định thế mạnh hay khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty và vai trò công ty có thể thực hiện trong việc phục vụ thị trường, o Bước 3: Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng để hỗ trợ vai trò mà công ty bạn đã chọn. LOGO
  53. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: ➢ Hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụ: Để làm rõ các yêu cầu đối với khách hàng mà công ty phục vụ cần xác định những thuộc tính sau: - Khối lượng sản phẩm cần thiết cho mỗi lô hàng. - Thời gian đáp ứng để khách hàng hài lòng. - Đa dạng hoá sản phẩm cần thiết. - Mức độ phục vụ yêu cầu. - Giá cả của sản phẩm. - Mức độ mong muốn thay đổi sản phẩm. . . LOGO
  54. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: ➢ Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty: - Công ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ? - Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng? - Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì? - Công ty muốn tạo lợi nhuận bằng cách nào? LOGO
  55. 5. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh: Ví dụ: Công ty Holcim Việt Nam sản xuất xi-măng cho nhiều thị trường khác nhau thông qua nhiều sản phẩm, xi-măng bao, xi măng rời, nhiều chủng lọai xi-măng dùng cho xây tô, cho cầu cảng, các công trình công cộng Công ty này còn tham gia các đấu thầu các công trình lớn của quốc gia. Công ty cung ứng cho các đại lý qua hệ thống đường bộ và đường thủy. LOGO
  56. 5. Thiết lập CCU phù hợp với chiến lược kinh doanh: ➢ Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng: + Sản xuất– tác nhân thúc đẩy này có thể đáp ứng nhanh qua việc xây dựng nhà máy với công suất thừa, sử dụng kỹ thuật sản xuất linh hoạt nhằm tạo ra đủ loại sản phẩm. + Tồn kho – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua việc tồn trữ sản phẩm ở mức cao với đủ chủng loại. Tính đáp ứng kịp thời có thể đạt được bằng cách tồn trữ sản phẩm nhiều nơi gần với khách hàng, sẵn sàng cung ứng ngay khi cần. LOGO
  57. 5. Thiết lập CCU phù hợp với chiến lược kinh doanh: + Địa điểm –Tính kịp thời có thể đạt được thông qua việc mở nhiều địa điểm gần nơi khách hàng. + Vận tải– Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua phương thức vận chuyển nhanh và linh hoạt. + Thông tin – Sức mạnh của tác nhân thúc đẩy này phát triển mạnh vì kỹ thuật thu nhận và chia sẻ thông tin ngày càng phổ biến, dễ sử dụng và rẻ hơn. Thông tin là một sản phẩm rất hữu ích vì nó thể được ứng dụng trực tiếp để nâng cao khả năng thực thi của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng. LOGO
  58. CHƯƠNG 1: -TUẦN 1 ▪ So sánh quan điểm: chuỗi cung ứng – hậu cần ▪ Hãy trình bày một mô hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam? ▪ Hãy phân tích vai trò 1 trong 5 tác nhân thúc đẩy CCU? ▪ Xem xét trường hợp một doanh nghiệp đang lựa chọn dịch vụ vận tải của một nhà cung cấp. Có những phương thức vận tải hàng hóa nào? Thuận lợi nào khi sử dụng vận chuyển bằng xe tải? ▪ Thuận lợi-Bất lợi đối với một công ty có mức tồn kho cao là gì? Và khi có mức tồn kho thấp là gì? ▪ Trình bày quan điểm cá nhân về cấu trúc chuỗi cung ứng cũ và mới? (liên kết ảo)? LOGO
  59. ▪Thanks LOGO
  60. ▪ Hđộng một cách độc lập nhưng không có sự liên kết với nhau. LOGO
  61. Bạn Toàn: ▪ Cty Hòa Bình ▪ Hố Nai – Tp.Biên Hòa – Đnai. ▪ Phòng QA. (Vật tư đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm ) ▪ Nhà cung cấp ngủ kim (Cty Thuận Phát ▪ Kính cường lực (Cty Kim Ngọc ) ▪ ▪ Liên kết: Cty Ngọc Hằng (10km) ▪ Khách hàng: Interwood-Binh Duong LOGO