Bài giảng Trắc địa - Chương 2: Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất

ppt 41 trang huongle 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trắc địa - Chương 2: Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_trac_dia_chuong_2_dia_gioi_hanh_chinh_va_phan_loai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Trắc địa - Chương 2: Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất

  1. Chương 2 Địa giới hành chính và phân loại sử dụng đất
  2. 2.1. Địa giới hành chính 1) Khái niệm địa giới hành chính Đường địa giới hành chính của một địa phương là một đường bao khép kín xác định phạm vi mà ở đó thực thi các hoạt động của tổ chức hành chính Nhà nước và kinh tế địa phương. Đường địa giới hành chính là một đường thẳng hay đường cong được đánh dấu ở thực địa và biểu diễn lên bản đồ.
  3. Hệ thống hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam gồm ba cấp cơ bản: Tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Địa giới được quy định có 4 loại: quốc gia, tỉnh, huyện, xã để định rõ đường địa giới ở thực địa. Người ta chôn các mốc đặc biệt tại các điểm đặc trưng trên đường địa giới. Bản đồ địa hình dùng làm bản đồ nền để vạch ra đường địa giới hành chính thường có tỷ lệ 1: 1000 đến 1:100.000.
  4. Bộ hồ sơ địa giới hành chính là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết các tranh chấp. 2) Quy trình vạch đường địa giới hành chính a) Lập hội đồng định giới Đường địa giới hành chính (ĐGHC) phải được chính quyền các cấp tương đương hai bên thừa nhận và cấp trên chuẩn y được xác định ở thực địa, cắm mốc và biểu diễn lên bản đồ. Để
  5. làm được công việc này các cấp hành chính tỉnh, huyện phải thành lập Ban chỉ đạo thành lập bản đồ địa giới, cấp xã phải thành lập hội đồng định giới gồm chủ tịch cơ quan chuyên môn về địa chính. b) Khảo sát đánh dấu và đo vẽ địa giới Việc vạch và mô tả địa giới nên bắt đầu từ một vị trí đặc trưng sau đó tiếp tục từ điểm này đến điểm khác cho kết thúc. Khi thực hiện vạch địa giới thường có một số quy luật.
  6. - Ở vùng đồng bằng: Phân theo đường xá, bờ ruộng, - Ở vùng núi cao: Phân chia địa giới theo sông núi hoặc khe núi - Phân chia địa giới theo sông ngòi thường lấy chỗ sâu nhất, khi trên sông có cầu thường lấy điểm giữa - Khi phân chia địa giới qua hồ, rừng, bãi cát nên dùng dạng đường thẳng.
  7. Sơ đồ địa giới được thể hiện trên bản đồ nền với tỷ lệ quy định như sau: Khu vực Thành Đồng Trung du Miền núi phố bằng Cấp HC Xã 1:1.000 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:50.000 Huyện 1:5.000 1:10.000 1:25.000 1:25.000 1:10.000 1:25.000 1:50.000 1:50.000 Tỉnh 1:10.000 1:10.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:50.000 1:100.000
  8. Tài liệu để cấp trên xem xét giải quyết gồm tờ trình và bản đồ kèm theo. Sau khi đã được cấp trên giải quyết, các cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp sẽ tổ chức cắm mốc vẽ lại đường địa giới chính thức. c) Cắm mốc địa giới Khi khảo sát mới cắm mốc tạm thời sau này cần cắm mốc bê tông cố định. Các mốc được bố trí ở các điểm đặc biệt. Nếu cắm ngoài đường địa giới thì trên mốc phải ghi hướng và khoảng
  9. cách ngắn nhất đến đường địa giới. Khi chôn mốc phải để mốc nhô cao khỏi mặt đất 30 cm. Mốc được đánh số từ 1 đến hết trên mốc phải ghi cấp quản lý trực tiếp, số đơn vị hành chính quản lý trực tiếp. Ví dụ: HN – HB – 2T – 10 d) Mô tả đường địa giới hành chính Trước tiên phải mô tả đường ĐGHC cấp xã, còn bản mô tả đường địa giới cấp huyện, tỉnh sẽ dựa vào bản mô tả cấp xã để lập.
  10. Trong bản mô tả thể hiện rõ điểm mốc xuất phát, điểm đặc trưng trên đường địa giới, hướng của đường địa giới. 2.2. Lập bản đồ địa giới hành chính 1) Tài liệu để lập bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) Bản đồ ĐGHC là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính được thành lập ở 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã. Bản đồ ĐGHC cấp xã lập trước để lập bản đồ ĐGHC trước hết phải
  11. thu thập các tài liệu văn bản pháp lý của nhà nước về đơn vị hành chính đường ĐGHC, Lựa chọn bản đồ địa hình làm bản đồ nền theo quy định. Ưu tiên chọn bản đồ hệ tọa độ Gauss. Nếu dùng bản đồ UTM thì khi hoàn chỉnh phải chuyển về tọa độ Gauss. Nếu bản đồ sử dụng đã cũ, có nhiều thay đổi ở thực địa, thì phải tiến hành hiệu chỉnh, thường chỉ hiệu chỉnh dọc theo đường ĐGHC với chiều rộng từ 2 – 4cm trên bản đồ. Bản đồ địa giới gốc phải thống nhất
  12. hoàn toàn với các văn bản lập ra. 2) Nội dung bản đồ địa giới hành chính Yếu tố địa giới hành chính là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ địa giới. Trên bản đồ địa giới cần thể hiện rõ: đường địa giới, các mốc, các điểm đặc trưng trên đường địa giới. Bản đồ cấp xã thể hiện cơ bản đầy đủ các điểm đặc trưng. Các bản đồ cấp huyện, tỉnh do tỷ lệ nhỏ hơn nên chọn các điểm đặc trưng nhất trên bản đồ địa giới ghi đầy đủ địa danh đơn vị hành chính, các
  13. cụm dân cư, sông suối, núi, Đặc biệt, chú ý tới trung tâm hành chính các cấp. 3) Trình bày bản đồ địa giới Một đơn vị hành chính lập một bản đồ địa giới. Bộ bản đồ này có thể gồm nhiều tờ nên trước tiên cần lập sơ đồ ghép biên để đánh số thứ tự các tờ, khi đánh số đánh theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đường địa giới là đường màu đen theo ký hiệu cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã. Rồi tô màu đỏ nhạt viền
  14. Ngoài lãnh thổ. Dải viền rộng tùy theo đơn vị hành chính: tỉnh 15 mm, huyện 10 mm, xã 5 mm. Đường địa giới cấp dưới trong nội bộ được tô màu hai phía 4 mm đối với cấp huyện trong tỉnh và 2 mm mỗi phía với cấp xã trong huyện. Huyện A Đường viền 10 mm (đỏ) Huyện B
  15. Các mốc địa giới, địa vật đặc biệt, các yếu tố ngoài khung được ghi theo ký hiệu quy định có ký tên đóng dấu của các UBND cấp sở tại và cấp trên. 4) Kiểm tra lưu trữ tài liệu địa giới hành hính Hồ sơ địa giới hành chính các cấp là tài liệu có tính pháp lý cao nên phải kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ, nghiêm túc.
  16. Việc nghiệm thu cần đạt các yêu cầu phải đồng bộ, thống nhất, chính xác. Trình tự kiểm tra nghiệm thu: - Đơn vị sản xuất tự kiểm tra 100% - UBND các cấp phối hợp kiểm tra tài liệu do cấp mình quản lý Ban kiểm tra Nhà nước sẽ nghiệm thu hồ sơ cấp tỉnh, tài liệu cần kiểm tra là bản đồ địa giới hành chính, các mốc và tọa độ,
  17. Tài liệu giao nộp: Với cấp xã cần 5 bộ: cơ sở xã, huyện, tỉnh, Tổng cục địa chính, Cục lưu trữ quốc gia Cấp huyện 4 bộ, cấp tỉnh 3 bộ 5) Điều chỉnh đường địa giới hành chính (HCĐG) Điều chỉnh đường ĐGHC là việc làm thường xuyên như khi các cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập các đơn vị hành chính mới, phân chia hoặc tổ chức lại các
  18. đơn vị hành chính, cần phải cắm lại mốc và lập lại bản đồ địa giới hành chính. Tài liệu cơ sở để thực hiện điều chỉnh ĐGHC: - Quyết định của cấp Nhà nước có thẩm quyền - Quyết định điều chỉnh ĐGHC - Bản đồ và hồ sơ ĐGHC cũ Quy trình điều chỉnh ĐGHC
  19. - Lập hội đồng định giới - Nghiên cứu lập kế hoạch và định giới ở thực địa - Lập hồ sơ địa giới điều chỉnh và các bản mô tả - Cắm mốc, biên vẽ bản đồ địa giới - Lập hồ sơ lưu trữ 2.3. Phân loại sử dụng đất 1) Khái niệm về phân loại sử dụng đất
  20. Quỹ đất của một đơn vị hành chính là toàn bộ diện tích đất nằm trong đường địa giới hành chính: gồm đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng, Không phân biệt chủ sở hữu, chủ sử dụng và cơ cấu kinh tế. Tổng quỹ đất của một đơn vị hành chính là một số ổn định, không đổi, nhưng mục đích sử dụng có thể thay đổi. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ người ta phải phân loại đất đai theo mục đích sử dụng. Việc phân loại này
  21. nhằm mục đích: - Người làm công tác quản lý Nhà nước biết rõ tình trạng sử dụng đất của địa phương mình - Để quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế cần nghiên cứu kỹ tình trạng sử dụng đất, tìm ra thế mạnh của từng vùng đất để quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sao cho hiệu quả nhất cả về kinh tế, môi trường sinh thái và phát triển bền vững. - Phân loại đất là cơ sở để giao quyền sử
  22. dụng đất cho các đơn vị kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, gia đình và cá nhân. Đây cũng là cơ sở để xem xét việc sử dụng đất có đúng mục đích không. - Phân loại sử dụng đất còn là cơ sở để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và tạo dựng khung giá để tính thuế và lệ phí chuyển quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường.
  23. 2) Hệ thống phân loại sử dụng đất Trên cơ sở điều tra tình hình sử dụng đất, ngành địa chính đã phân chia đất thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất khác. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt cây nông nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, Đất phi nông nghiệp gồm đất ở, đất giao thông, mỗi loại đất có một mã số tương ứng.
  24. 3) Quản lý sử dụng đất Công tác quản lý sử dụng đất được thực hiện đồng bộ từ Trung ước đến cơ sở. Công tác quản lý phải nắm vững được hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mục đích của việc quản lý sử dụng đất là đảm bảo cho toàn bộ đất đai được sử dụng đúng mục đích đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội nhưng bảo vệ tốt môi trường.
  25. a) Nội dung của công tác quản lý sử dụng đất - Quản lý tốt các yếu tố không gian của thửa đất như vị trí, kích thước, diện tích, của thửa đất - Quản lý chủ sử dụng đất. Các chủ sử dụng đất gắn liền với từng thửa đất. Chủ sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, quyền sử dụng đất.
  26. - Quản lý sử dụng đất đúng mục đích. Mục đích sử dụng đất được xác định trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Theo thời gian mục đích sử dụng đất có thể thay đổi khi có quy hoạch mới. Sử dụng đất không đúng mục đích sẽ gây tác hại tới đời sống đặc biệt là môi trường sinh thái. - Quản lý hiện trạng sử dụng đất: Việc quản lý hiện trạng đất được thực hiện qua việc kiểm tra hoặc kiểm kê đất đai.
  27. - Quản lý sự thay đổi tính chất tự nhiên của thửa đất. Do quá trình sử dụng đất các yếu tố như độ cao, độ dốc, thổ nhưỡng, sẽ thay đổi công tác quản lý phải phát hiện sự thay đổi này. Khi quản lý sử dụng đất cần phải quan tâm đến vấn đề: biến đất nông nghiệp thành đất ở, đất thủy lợi, giao thông thành đất dịch vụ, Cải tạo đất không đúng khoa học, tàn phá rừng, làm phá vỡ môi trường sinh thái.
  28. b) Phương pháp quản lý sử dụng đất - Đăng ký thống kê đất đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng ký đất đai ban đầu là thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ, chặt chẽ giữa nhà nước và chủ sử dụng đất. Lần đăng ký đất đai đầu tiên được thực hiện trên phạm vi cả nước với xã, phường là cơ sở.
  29. Sau khi đã đăng ký đất đai và được cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi rõ thời hạn sử dụng và mục đích sử dụng. + Theo dõi biến động đất đai Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến đổi, đặc biệt là khi CNH và HĐH.
  30. Nội dung biến động đất đai gồm có: - Biến động yếu tố không gian: Kích thước, diện tích do chia nhỏ hay gộp thửa, - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi chủ sử dụng đất + Thống kê, kiểm kê đất Thống kê đất đai là loại hình thống kê chuyên ngành. Mục đích của công tác thống kê đất đai là:
  31. - Nắm chắc tình hình sử dụng quỹ đất và cơ cấu sử dụng đất Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc thống kê đất đai được thực hiện hàng năm vào ngày 1/10 và kiểm kê diện tích đất được thực hiện 5 năm một lần. 4) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
  32. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hay bản đồ địa hình, trên đó thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý đất đai. a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập nhằm mục đích:
  33. - Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản đồ - Xây dựng tài liệu phục vụ việc quản lý đất đai - Là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thường được xây dựng cho từng cấp: xã, huyện, tỉnh và cả nước. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được
  34. quy định như sau: Cấp xã: 1: 5.000 – 1: 10.000 Cấp huyện: 1: 10.000 – 1: 25.000 Cấp tỉnh: 1: 50.000 – 1: 100.000 Toàn quốc: 1: 200.000 – 1: 1.000.000 Thực tế thường chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phù hợp với tỷ lệ bản đồ quy hoạch đất. b) Nội dung bản đồ HTSDĐ cần phải đáp ứng được mục đích sử dụng đất và bao gồm:
  35. - Địa giới hành chính của đơn vị lập bản đồ và đơn vị hành chính cấp dưới - Ranh giới các loại đất (đây là yếu tố quan trọng nhất) - Mạng lưới thủy văn - Mạng lưới giao thông - Dáng đất - Phân bố dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa,
  36. - Địa danh: xóm ấp, c) Tài liệu để lập bản đồ HTSDĐ Là bản đồ các loại, tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai, tài liệu quản lý biến động đất đai. Cần chú ý nếu các bản đồ không ở hệ quy chiếu Gauss hoặc có tỷ lệ không tương thích cần phải tính toán chuyển đổi và thu phóng về tỷ lệ bản đồ HTSDĐ
  37. d) Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ Từ các tài liệu đã thu thập được, ta đưa ra phương án hợp lý để lập bản đồ HTSDĐ. + Nếu đã có bản đồ địa chính đo vẽ theo hệ tọa độ Nhà nước, bản đồ quy hoạch và bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước thì chỉ cần đem bản đồ đó ra thực địa đối chiếu kiểm tra, chỉnh lý cho thích hợp. Nếu có biến động nhiều thì cần dùng phương án đo đơn giản để bổ
  38. sung, cuối cùng biên tập lại được bản đồ HTSDĐ mới. + Nếu có bản đồ giải thửa thì sử dụng để điều tra thực địa, bổ sung và khoanh vẽ các lô đất theo phân loại sử dụng đất. + Sử dụng ảnh máy bay để lập bản đồ HTSDĐ. Từ ảnh máy bay xử lý ảnh nội nghiệp để có bản đồ HTSDĐ trên nền bình đồ ảnh. + Sử dụng bản đồ nền địa hình. Trong trường hợp này sử dụng phương pháp đo vẽ thực
  39. địa để hiệu chỉnh ranh giới sử dụng đất lên bản đồ địa hình. + Ứng dụng công nghệ số Sử dụng các phương tiện kỹ thuật như bản số hóa, máy quét và phần mềm chuyên dùng để số hóa các thông tin thuộc nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, từ bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, ảnh hàng không, . 5) Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
  40. Nước ta ở Đông Nam Á từ vĩ tuyến 8033’ – 23023’ VB, 102010’ – 109026’ KĐ. Tổng diện tích đất liền và các đảo lớn là 329.240,61 km2, với khoảng 3000 hòn đảo. Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích đất liền. Đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long và ven biển miền trung. Việt Nam xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Dân số xếp thứ 13 trên thế giới, diện tích bình quân
  41. đầu người là 4000 m2, bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, đứng thứ 9 trong 10 nước Đông Nam Á (trước Singapore thứ 135 trong 200 nước trên thế giới). (xem thêm trong giáo trình)