Báo cáo diễn biến môi trường-Đa dạng sinh học

pdf 94 trang huongle 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo diễn biến môi trường-Đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_dien_bien_moi_truong_da_dang_sinh_hoc.pdf

Nội dung text: Báo cáo diễn biến môi trường-Đa dạng sinh học

  1. Baïo caïo diãùn biãún Ngán haìng Thãú giåïi 1818 H Street, NW Washington, DC 20433, U.S.A. MÄI TRÆÅÌNG Tel: (202) 473 1000 Fax: (202) 477 6391 Viãût Nam 2005 Ngán haìng Thãú giåïi taûi Viãût Nam ÂA DAÛNG SINH HOÜC 63 Lyï Thaïi Täø Haì Näüi, Viãût Nam Tel: (84-4) 934 6600 Fax: (84-4) 934 6597 Bäü Taìi nguyãn vaì Mäi træåìng 83 Nguyãùn Chê Thanh Haì Näüi, Viãût Nam Tel: (84-4) 942 4581 Fax: (84-4) 8223189 Âaûi sæï quaïn Thuûy Âiãøn 2 Phäú Nuïi Truïc Quáûn Ba Âçnh, Haì Näüi, Viãût Nam Tel: (84-4) 726 0400 Fax: (84-4) 823 2195 ���������������������������
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) đã phối hợp xây dựng báo cáo này. Đây là báo cáo thứ tư trong loạt báo cáo diễn biến môi trường. Báo cáo là sản phẩm của một quá trình tham gia và tư vấn nhiều bên liên quan như các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ. Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Chương trình Việt Nam đã cùng với các đối tác và chuyên gia tư vấn trong nước thu thập các thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vµ cung cÊp toµn bé ¶nh minh häa cho b¸o c¸o. Các cuộc họp của nhóm kỹ thuật và các cuộc họp bàn tròn với các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng đã được thực hiện để thu nhận các ý kiến đóng góp và hướng dẫn trong giai đoạn viết dự thảo của báo cáo. Cuối tháng 6 năm 2005, một cuộc hội thảo tư vấn cấp quốc gia để lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo báo cáo đã được tổ chức với sự tham gia của các Bộ, ngành trung ương, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, vườn quốc gia và các cơ quan tài trợ. Các nhận xét góp ý, qua phát biểu và nhận xét bằng văn bản trong và sau hội thảo, từ các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủy sản, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, và nhiều nhà nghiên cứu và quản lý bảo tồn tại Việt Nam đã được thu nhận. Bộ TN&MT, thông qua Cục Bảo vệ môi trường, đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng báo cáo này, với sự tham gia của các ông/bà Trần Hồng Hà, Phùng Văn Vui, Dương Thi Tơ, Lê Thanh Bình, Hoàng Dương Tùng, Tô Kim Oanh, Lê Hoàng Anh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định chuyên môn để góp ý cho bản dự thảo cuối cùng của báo cáo. Hội đồng thẩm định gồm có các ông Nguyễn Ngọc Sinh, Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Đường Hồng Dật, Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Xuân Lý, Trần Hồng Hà, Hoàng Văn Thắng, Đỗ Quang Tùng. Đóng góp của Sida thông qua các ông/bà Rolf Samuelsson và Đỗ Thị Huyền (Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội) và Maria Berlekom (công ty SwedBio). Nhóm chuyên trách xây dựng báo cáo của WB gồm có các ông/bà Trần Thị Thanh Phương (trưởng nhóm), Phillip Brylski, Tony Whitten, John Morton, Lars Lund, Dan Biller, Ron Zweig và Bryony Morgan. Báo cáo được nhận xét chuyên môn bởi các bà Kathy Mackinnon và Susan Shen. Cô Lê Thanh Hương Giang đã đóng góp các hỗ trợ hậu cần. Các ông Bruno Bonansea và Jeffrey Lecksell chịu trách nhiệm thiết kế các bản đồ.Các ý kiến đóng góp và cố vấn được nhận từ các ông /bà Magda Lovei, Rob Swinkels, Nina Bhatt, và Keiko Sato của Ngân hàng Thế giới. Nhóm xây dựng báo cáo của WWF có các ông/bà Richard McNally, Phạm Hồng Nguyên, Barney Long, Trần Minh Hiền, Keith Symington, Đỗ Thị Thanh Huyền, Chris Dickinson, Mai Kỳ Vinh, Fergus Mac Donald, Trần Chính Khuông, Roland Eve, Christian Anderson, Lê Công Uẩn, Ashleigh Lezard. Các chuyên gia tư vấn quốc gia gồm các ông/bà Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Sản, Nguyễn Hữu Dũng, Vũ Thu Hạnh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Nguyễn Thế Chinh, Vũ Trung Tạng, Nguyễn Tất Cảnh, Phạm Bình Quyền, Vũ Hữu Tuynh, Trần Thị Hòa, Lê Minh Tuệ. Các ông/bà Jeremy Carew-Reid của ICEM, Andrew ‘Jack’ Tordoff và Jonathan Eames của BirdLife International, Mark Infield của Fauna and Flora International, Bernard O'Callagan của IUCN, và Julie Thomson của TRAFFIC đã có những đóng góp quan trọng cho báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao và cảm ơn sự ñng hé vµ khÝch lÖ của ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng và ông Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Teresa Serra, Giám đốc Ban Phát triển Môi trường và Xã hội, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, bà Anna Lindsedt, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Thụy Điển tại Việt Nam. Các quan ®iÓm được thÓ hiÖn trong Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam hoàn toàn là nh÷ng quan ®iÓm của các tác giả và không được trích dẫn nÕu kh«ng xin phÐp trước. Các quan điểm nµy không nhất thiết ph¶n ¸nh c¸c quan điểm của Ngân hàng Thế giới, c¸c Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới hoặc cña nước mà hä đại diện. Th«ng tin trong báo cáo được thu thập từ nhiÒu nguồn đáng tin cậy, tuy vËy vÉn ch−a h¼n lµ ®Çy ®ñ vµ cã thÓ cßn ch−a ch¾c ch¾n. ii
  3. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. §a d¹ng sinh häc ®ãng vai trß quan träng trong viÖc duy tr× c¸c ngµnh kinh tÕ cña ViÖt Nam nh− l©m nghiÖp, n«ng nghiÖp, thñy s¶n, y tế, c«ng nghiÖp vµ du lÞch. Nó tạo ra sự ổn định và kh¶ n¨ng chèng chÞu cho nền kinh tế và cũng tạo ra các cơ hội để nâng cao sản lượng, phát triển ngành nghề và tạo thu nhập. Đa dạng sinh học còn là nền tảng cho cuộc sống của một số người nghèo nhất, cho các cộng đồng ở những vùng xa xôi cách trở nhất và dễ bị tổn thương nhất của đất nước. Tính đa dạng sinh học đã được thấm nhuần trong các truyền thống văn hóa và tinh thần của đất nước, là giá trị mà Việt Nam cần phải bảo tồn, nhằm gìn giữ được các khía cạnh xã hội đặc biệt và độc đáo của đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của Việt Nam đã giúp giảm nghèo đáng kể và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người dân. Cùng với đà phát triển này là sự mở rộng các vùng đô thị, thay đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất và tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó tạo một sức ép lớn lên môi trường. Đất nước đang thay đổi rất nhanh và sâu rộng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, thì có thể sự mất mát về đa dạng sinh học sẽ cản trở sự phát triển trong tương lai của quốc gia và gây thiệt hại cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước. Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức bảo tồn đã thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sự hợp tác giữa các bên đã được tiến hành trên phạm vi toàn quốc để thực hiện các chính sách và chương trình nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương, các cộng đồng và tổ chức tư nhân bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên mà cuộc sống của mọi người đều phụ thuộc vào đó. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, Việt Nam còn rất nhiều công việc phải làm để lôi cuốn được nhiều người hưởng lợi từ việc quản lý tốt các giá trị đa dạng sinh học. Báo cáo Diến biến Môi trường Việt Nam (VEM) là loạt báo cáo hàng năm về các xu hướng biến đổi, thách thức và mục tiêu ưu tiên mà Việt Nam đang đối mặt trong lĩnh vực quản lý môi trường. Là báo cáo thứ tư trong loạt VEM, báo cáo diễn biến môi trường năm nay xem xét kỹ hơn công tác bảo tồn đa dạng sinh học, là nguồn tài nguyên môi trường nhạy cảm và độc đáo nhất của đất nước. Các báo cáo trước tập trung phân tích các điều kiện môi trường nói chung (năm 2002), tài nguyên nước (năm 2003) và chất thải rắn (năm 2004), còn báo cáo năm nay đánh giá trung thực hiện trạng và xu hướng của đa dạng sinh học, làm nổi bật những vẫn đề quan trọng, xác định những kinh nghiệm và bài học quý giá, để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các hành động ưu tiên trong thời gian tới nhằm cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gien của Việt Nam. Báo cáo này nhằm khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là một khía cạnh quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. Trong khi báo cáo này mong muốn đưa ra thông điệp rằng tính đa dạng sinh học có thể được thấy và cần được bảo tồn trong tất cả các hệ sinh thái, kể cả những hệ sinh thái đã bị tác động mạnh của con người như các hệ sinh thái nông nghiệp, trọng tâm của báo cáo vẫn là tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời, việc đề cập tới các nhóm loài như bò sát, lưỡng cư, vi sinh vật và đa dạng về di truyền cũng chưa được đầy đủ trong báo cáo này, do các nghiên cứu và dữ liệu thu được còn hạn chế. Báo cáo này là nỗ lực chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển, nhằm hướng tới đông đảo độc giả, để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý, nghiên cứu, và mọi người dân Việt Nam, cũng như các nhà tài trợ, đầu tư và các nhà nghiên cứu quốc tế. Hy vọng rằng, tài liệu này sẽ được sử dụng như một công cụ quản lý cho các cấp ra quyết định và để nâng cao nhận thức chung của xã hội, đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của quốc gia và giải quyết được một số vấn đề môi trường nóng bỏng của đất nước. Phạm Khôi Nguyên Klaus Rohland Teresa Serra Anna Lindstedt Thø trưởng Giám đốc quốc gia Ngân Giám đốc Ban Ph¸t triÓn M«i Đại sứ đặc mệnh toàn Bộ Tài nguyên và hàng Thế giới tại Việt Nam tr−êng vµ X· héi quyền của Thụy Điển Môi trường Việt Nam Khu vực Đông Á và Thái tại Việt Nam Bình Dương của Ngân hàng thế giới iii
  4. CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT VÀ TÊN TẮT 5MHRP Chương trình 5 triệu ha rừng IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á KBT Khu bảo tồn BAP Kế hoạch hành động đa dạng sinh học LHQ Liên Hợp Quốc BirdLife Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế LTQD Lâm trường quốc doanh International MAB Chương trình Con người và Sinh Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo quyển Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư MEA Công ước Môi trường đa phương Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông MPA Khu Bảo tồn Biển thôn NGO Tổ chức phi chính phủ Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường NTFPs Lâm sản ngoài gỗ BTB Bảo tồn biển ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Bộ VH&TT Bộ Văn hóa và Thông tin PES Chi trả cho các dịch vụ của hệ sinh thái BP Tập đoàn Dầu lửa Anh quốc Ramsar Công ước Ramsar CBD Công ước Đa dạng sinh học RĐD Rừng đặc dụng CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp RNE Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và Sida Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế xóa đói giảm nghèo Thụy Điển CRES Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan trường Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cục BVMT Cục Bảo vệ môi trường Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường Cục KL Cục Kiểm lâm SPAM Tăng cường quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam Cục Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy KT&BVNLTS sản UBND Ủy ban Nhân dân ĐDSH Đa dạng sinh học UNCCD Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp quốc Danida Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch ECO ECO Viện Kinh tế sinh thái UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc EIA Đánh giá tác động môi trường UNFCCC Công ước khung về biến đổi khí hậu của FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc Liên Hợp quốc FFI Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế VCF Quỹ Bảo tồn Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc dân VQG Vườn Quốc gia GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu Viện ĐTQHR Viện Điều tra và Quy hoạch rừng GSPC Chiến lược toàn cầu về bảo tồn thực Viện KT&QHTS Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản vật Viện ST&TNSV Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật GTZ Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức VIỆT NAM AT Tổng cục Du lịch Việt Nam IBA Vùng chim Quan trọng WB Ngân hàng Thế giới ICEM Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường WWF Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên ICDP Dự án Bảo tồn kết hợp Phát triển INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế iv
  5. MỤC LỤC Lời nói đầu iii Các cụm từ viết tắt iv Phiếu đánh giá quản lý đa dạng sinh học viii Tóm tắt ix CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1.1 Đa dạng sinh học của Việt Nam là gì? 2 1.2 Đa dạng của các hệ sinh thái 3 Các hệ sinh thái trên cạn Các hệ sinh thái đất ngập nước Các hệ sinh thái biển 1.3 Đa dạng loài và đa dạng di truyền 10 1.4 Các giá trị kinh tế và xã hội của đa dạng sinh học 13 Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Các giá trị văn hóa 1.5 Đa dạng sinh học và giảm nghèo 18 CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC 2.1 Các xu hướng của hệ sinh thái 22 Các hệ sinh thái rừng Các hệ sinh thái biển và ven biển Các vùng đất ngập nước nội địa 2.2 Các xu hướng của đa dạng loài và đa dạng di truyền 26 2.3 Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học 28 Buôn bán động, thực vật hoang dã Các hoạt động đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt Khai thác gỗ trái phép Phát triển cơ sở hạ tầng Sự khai phá của đất nông nghiệp Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại Cháy rừng CHƯƠNG 3: CÁC ĐÁP ỨNG VỀ CHÍNH SÁCH, TỔ CHỨC, THỂ CHẾ VÀ QUẢN LÝ 3.1 Khung chính sách và thể chế quốc gia cho bảo tồn đa dạng sinh học 34 Các kế hoạch hành động đa dạng sinh học Các công ước môi trường đa phương (MEA) Khung tổ chức và thể chế Quá trình phân quyền Các tổ chức nghiên cứu và phi chính phủ 3.2 Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia 37 Mở rộng hệ thống các khu bảo tồn quốc gia Nhân sự trong các khu bảo tồn v
  6. MỤC LỤC Các cộng đồng dân cư sống trong các khu bảo tồn 3.3 Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn 43 Các vùng đệm Lập kế hoạch và quản lý ở cấp độ cảnh quan Đưa vấn đề đa dạng sinh học vào các ngành kinh tế 3.4 Cung cấp tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học 50 Cung cấp tài chính từ Chính phủ và các nhà tài trợ Cung cấp tài chính từ khu vực tư nhân Chi trả cho các dịch vụ của hệ sinh thái (PES) 3.5 Cộng đồng tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học 55 Cộng đồng là những người quản lý tài nguyên thiên nhiên Cộng đồng tham gia vào du lịch sinh thái CHƯƠNG 4: CÁC THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ ĐỔI MỚI 4.1 Cải thiện hệ thống khu bảo tồn và hiệu quả quản lý của hệ thống này 58 4.2 Tăng cường quyền và năng lực của cộng đồng để quản lý tài nguyên thiên nhiên 59 4.3 Cải thiện việc lồng ghép các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học vào phát triển kinh tế 59 4.4 Kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã 60 4.5 Tăng cường, đa dạng hóa, và quản lý có hiệu quả việc cung cấp tài chính cho bảo tồn 61 Các phụ lục I Các chỉ số phù hợp với Mục tiêu chiến lược của công ước ĐDSH đến năm 2010 63 II Mô tả các vùng đa dạng sinh học của Việt Nam 66 III Mô tả các hệ sinh thái trên cạn của Việt Nam 67 IV Các công ước môi trường đa phương chính mà Việt Nam là thành viên 70 V Các cơ quan cấp tỉnh và trung ương chịu trách nhiệm về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH 71 VI Các dự án lớn về bảo tồn đa dạng sinh học đang thực hiện và trong kế hoạch ở Việt Nam 72 VII Việt Nam - Thông tin chung 77 Các hình 1.1 Diện tích các kiểu rừng ở Việt Nam 4 2.1 Thay đổi trong thành phần rừng tự nhiên: 1990-2004 22 2.2 Thay đổi diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam trong giai đoạn 1943 – 1999 24 2.3 Các xu hướng sản xuất chung (đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng thủy sản) và lượng đánh bắt thuỷ sản mỗi mẻ ở Việt Nam 26 2.4 Số đếm tối đa của loài cò mỏ thìa trú đông tại khu Ramsar Xuân Thủy 26 2.5 Áp lực tích lũy lên các khu bảo tồn trong Vùng sinh thái dãy Trường Sơn 28 3.1 Các cơ quan trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học 36 3.2 Sự tăng số lượng các khu rừng đặc dụng: 1962-2004 37 3.3 Nhân sự của 7 khu bảo tồn của Việt Nam 40 3.4 Các xu hướng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học: 1996-2004 50 3.5 Cung cấp tài chính của chính phủ cho các khu bảo tồn ở các nước phát triển và đang phát triển.53 vi
  7. MỤC LỤC Các bản đồ 1.1 Các vùng đa dạng sinh học ở khu vực nghiên cứu Việt Nam 5 1.2 Các vùng sinh thái trên cạn của Việt Nam và các nước láng giềng 6 1.3 Mật độ các loài thú và lưỡng cư ở Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia 7 1.4 Các vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất trên đất liền ở Việt Nam 8 1.5 Lợi ích kinh tế của các khu bảo tồn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 14 1.6 Nghèo đói và các khu bảo tồn ở đất liền của Việt Nam 20 2.1 Thay đổi độ che phủ rừng Việt Nam giai đoạn 1983-2004 23 3.1 Hệ thống các khu bảo tồn ở khu vực nghiên cứu Việt Nam 38 3.2 Cảnh quan bảo tồn Trung Trường Sơn 46 Các hộp 1.1 Sự phát hiện các loài thú mới trong thời gian gần đây 11 1.2 Các loài lan hài của Việt Nam 12 1.3 Các loài tre nứa của Việt Nam 16 1.4 Cảnh quan núi đá vôi – di sản văn hóa và tự nhiên của Việt Nam 17 1.5 Các rừng thiêng và bảo tồn đa dạng sinh học 18 1.6 Nâng cao trọng tâm giảm nghèo trong chiến lược ngành lâm nghiệp Việt Nam 19 2.1 Các xu hướng của ngành thủy sản nước ngọt 25 2.2 Các loài bị tác động bởi nạn buôn bán động, thực vật hoang dã 29 2.3 Sáng kiến liên biên giới cấp tỉnh nhằm ngăn chặn buôn bán động, thực vật hoang dã 31 2.4 Các tác động của loài cây xâm hại Mai dương (Mimosa pigra) ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.31 3.1 Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) 39 3.2 Dự án bảo tồn thực vật Việt Nam 41 3.3 Trung tâm đào tạo da dạng sinh học Cúc Phương 41 3.4 Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn: kinh nghiệm từ các vùng chim quan trọng 43 3.5 Các yếu tố đảm bảo thành công cho các dự án bảo tồn kết hợp phát triển (ICDP) ở Việt Nam.44 3.6 Một tiếp cận ở cấp độ cảnh quan trong lập kế hoạch bảo tồn 45 3.7 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) 48 3.8 Dự án phát triển ngành lâm nghiệp 49 3.9 Liên minh SUCCESS Việt Nam: Đa dạng hóa và đa dạng sinh học trong hệ thống trồng dừa.49 3.10 Sự đầu tư của khu vực tư nhân vào quản lý khu bảo tồn biển 52 3.11 Các bài học về bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam 55 3.12 Sản xuất hoa phong lan cộng đồng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 56 3.13 Du lịch sinh thái ở cảnh quan núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương 56 Các bảng 1.1 Sự giàu có về các loài sinh vật đã biết ở Việt Nam trong một số nhóm phân loại 10 1.2 Nguồn lợi và dịch vụ từ những khu bảo tồn ở tỉnh Thừa Thiên Huế 13 2.1 Độ che phủ rừng ở Việt Nam 1995-2004 22 2.2 Số lượng các loài bị đe dọa ở cấp quốc gia và cấp toàn cầu ở Việt Nam 26 2.3 Ước lượng quần thể của một số loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu ở Việt Nam, minh họa cho tính chất đặc biệt hiếm của một số loài 27 2.4 Sự suy giảm diện tích và mất các giống cây trồng bản địa từ năm 1970 tới 1998 27 2.5 Tầm quan trọng tương đối của các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học 28 2.6 Các tác động tiềm tàng của xây dựng đường và đập đối với đa dạng sinh học 30 3.1 Các rừng đặc dụng đã được công bố và đề xuất 37 3.2 Tỷ lệ quần thể một số loài động vật bị đe dọa trong các rừng đặc dụng 37 3.3 Nguồn thu bình quân đối với 66 rừng đặc dụng do tỉnh quản lý (2000-2002) 51 vii
  8. PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC Phiếu đánh giá đơn giản này nhằm tóm tắt về tiến bộ của Việt Nam trong việc đáp ứng các chỉ số củ37a mục tiêu 7 phát triển thiên niên kỷ về đa dạng sinh học. Một số các chỉ số cụ thể cho thấy bức tranh về các khu bảo tồn, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu giám sát bảo tồn ở Việt Nam. Năm 2002, Các nước thành viên Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) và Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững đã thoả thuận tới năm 2010 sẽ giảm đáng kể tỉ lệ mất đa dạng sinh học ở cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia, điều được coi như một sự đóng góp vào việc đạt các mục tiêu giảm nghèo và vì lợi ích cho toàn bộ sự sống trên trái đất1. Các nước thành viên cũng thông qua bảy “vùng trọng điểm” nhằm hỗ trợ đánh giá tiến trình hướng tới mục tiêu năm 2010 và thoả thuận rằng mỗi nước cần xây dựng một bộ chỉ số riêng để phục vụ mục tiêu này. Như phần phân tích các xu hướng trong Chương 2 của báo cáo này đưa ra, Việt Nam đã sử dụng một loạt các biện pháp giám sát đa dạng sinh học. Cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc xây dựng một khung giám sát hoàn chỉnh, theo các trọng tâm của công ước ĐDSH2. Phụ lục 1 tóm tắt về một tài liệu hướng dẫn của ban thư ký Công ước ĐDSH có tiêu đề: Đề xuất các chỉ số đa dạng sinh học phù hợp cho mục tiêu năm 2010, như là bước đầu tiên để Việt Nam thực hiện được một khung giám sát riêng, làm thành một phần của báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm, đồng thời thực hiện được các trách nhiệm quốc tế trong công ước. Mục tiêu 7 phát triển thiên niên kỷ Chỉ số Vạch xuất 2005 Xu hướng phát Độ che phủ rừng (% tổng diện tích đất) 28,3 (1995) 37,3 Ï tăng 32% Độ che phủ của các khu bảo tồn (tức là độ che phủ của rừng 4,1 (1999) 5,5 Ï tăng 34% đặc dụng (%tổng diện tích đất) Các chỉ số đóng góp liên quan tới các khu bảo tồn Các công ước quốc tế liên quan Chỉ số Vạch xuất 2005 Xu hướng phát CBD/COP-7 Quyết định về các Số lượng rừng đặc dụng 80 (1995) 126 Ï tăng 58% khu bảo tồn CBD/COP-7 Quyết định về các Số khu bảo tồn biển được 0 (1995) 1 Ï tăng khu bảo tồn thành lập Công ước Ramsar Số khu Ramsar 1 (1995) 2 Ï tăng 100% Công ước Di sản Thế giới Số khu Di sản thiên nhiên 1 (1995) 2 Ï tăng thế giới Chương trình Con người và Sinh Số Khu bảo tồn con người 0 (1995) 4 Ï tăng quyển và sinh quyển Tuyên bố về các v−ên di sản Số v−ên di sản ASEAN 0 (1995) 4 Ï tăng ASEAN 1 Quyết định VI/26 về Kế hoạch Chiến lược thực hiện Công ước Đa dạng Sinh học. 2 Thư ký chấp hành Công ước ĐDSH, 2003, Đề xuất các chỉ số đa dạng sinh học phù hợp cho mục tiêu năm 2010, Bản ghi của Thư ký chấp hành, Cơ quan Hỗ trợ Tư vấn Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Hội nghị Montreal lần thứ 9, 10-14/11/2003, Mục 5.3 và 7.2 của chương trình nghị sự trù bị, UNEP/CBD/SBSTTA/9/NF/2629 Tháng 10 2003. viii
  9. TÓM TẮT Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô giàu và đẹp, cùng tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất – trong một số trường hợp là nơi duy nhất – để bảo tồn các loài đó. Độ che phủ rừng của Việt Nam, gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm hơn 37% tổng diện tích đất đai cả nước. Khoảng 18% trong đó là rừng trồng. Chỉ có 7% diện tích rừng còn lại là rừng nguyên sinh và gần 70% là rừng thứ sinh nghèo. Đất ngập nước của Việt Nam đa dạng, bao gồm sông suối, ao hồ, đầm lầy, rừng ngập nước và bãi rong tảo. Có 39 kiểu đất ngập nước đã được thống kê, bao gồm rừng ngập mặn, các loại rừng giữa vùng triều, các đầm phá nước lợ, thảm cỏ biển, rạn san hô, đều là các hệ sinh thái giàu có về loài và có năng suất cao. Môi trường biển có 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù - trong đó có nhiều hệ rất độc đáo về các đặc trưng hải dương học. Các hệ sinh thái này là môi trường sống của hơn 11.000 loài sinh vật. Khoảng 1.100 km2 rạn san hô phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, với những rạn lớn nhất và có tính đa dạng sinh học cao nhất tại miền Trung và miền Nam. Các rạn san hô của Việt Nam có gần 400 loài san hô tạo rạn, tương đương với những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong 8 “trung tâm giống gốc” Vavilov của cây trồng gia dụng, và có độ đa dạng cao về các loại cây trồng, vật nuôi. Chẳng hạn, Việt Nam có hàng chục giống của 14 loài gia súc và gia cầm chính. Các loài cây trồng gia dụng rất đa dạng, với hơn 700 loài cung cấp lương thực, thuốc men và vật liệu xây dựng. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã giúp mở rộng đáng kể kiến thức về đa dạng sinh học ở Việt Nam, bổ sung vào danh sách thêm nhiều loài mới, bao gồm một số loài mới đối với khoa học, 5 loài thú mới và 3 loài chim mới được mô tả cho vùng lục địa Đông Nam Á trong vòng 30 năm qua. Cũng trong thời kỳ này, nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống cũng đã được mô tả, trong đó có 6 loài cua mới. Trong 10 năm tính tới 2002, về thực vật có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài mới đã được mô tả. Đối với Việt Nam, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen di truyền là một phần cấu thành của nền kinh tế và văn hoá của đất nước. Đa dạng sinh học có tác dụng đóng góp to lớn đối với nhiều lĩnh vực phát triển như lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, công nghiệp và du lịch. Sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và vẻ đẹp của các loài sinh vật hoang dã ngoài thiên nhiên mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước và người dân địa phương thông qua phát triển hinh thức du lịch thiên nhiên. Các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam cung cấp các dịch vụ môi trường quan trọng như bảo vệ đất và lưu vực sông, làm cho đất đai màu mỡ, hỗ trợ giao thông đường thuỷ, tưới tiêu và thuỷ điện. Chúng cũng góp phần điều hoà khí hậu địa phương và toàn cầu. Các vùng rừng ven biển và các rạn san hô có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven bờ cũng như là nơi cư trú cho nhiều loài có giá trị kinh tế. Tóm lại, ViÖt Nam không thể để cho đa dạng sinh học của mình bị suy thoái. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái đó phục vụ nhiều nhu cầu sống cơ bản của những người nghèo, như lương thực, chất đốt, thuốc men và nước sinh hoạt. Chúng cũng đảm bảo giúp người nghèo tránh được các thiên tai. Khoảng 25 triệu người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái rừng và khoảng 8 triệu người có nguồn thu nhập chính của hộ gia đình phụ thuộc vào khai thác thủy, hải sản. 12 triệu người khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. Việc thừa nhận và hiểu rõ những giá trị của đa dạng sinh học có thể giúp mang lại các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, sức khoẻ và nước sinh hoạt cho người nghèo. Hơn 85% các khu bảo tồn ở Việt Nam nằm ở những vùng có tỉ lệ nghèo đói cao. Quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học do vậy có quan hệ chặt chẽ với các công tác giảm nghèo. ix
  10. TÓM TẮT Các xu hướng về đa dạng sinh học và các mối đe doạ Độ che phủ rừng đang tăng lên, với mục tiêu của Chính phủ là 43% vào năm 2010. Tuy nhiên, rừng tự nhiên đang bị chia cắt và suy thoái về chất lượng. Hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam được coi là rừng nghèo và tái sinh. Mất rừng và suy thoái rừng là những lý do chính gây nên sa mạc hoá và suy kiệt đất, tạo nên hàng loạt các tác động tiêu cực, như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng ngày càng gia tăng, diện tích đất màu giảm. Việc chuyển đất ngập nước vào những mục đích sử dụng khác đang diễn ra với tốc độ cao. Những vùng đất ngập nước còn lại đang bị sử dụng quá mức và chịu sức ép lớn từ các nhu cầu phát triển. Độ che phủ của rừng ngập mặn có vẻ được ổn định tại một số vùng, nhưng suy thoái của các rạn san hô vẫn diễn ra trên quy mô rộng. Gần 700 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong khi đó trên 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp độ toàn cầu. Có 49 loài bị đe dọa ở cấp toàn cầu tại Việt Nam thuộc loại “cực kỳ nguy cấp”, nghĩa là chúng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên trong một tương lai rất gần. Các nguồn lợi thủy sản cũng đang suy giảm, đặc biệt đối với các hệ sinh thái thủy sinh trong đất liền và gần bờ, đe dọa tới sự tồn tại của một số loài. Nếu với xu hướng tiếp diễn như hiện nay, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 có thể sẽ phải chứng kiến một làn sóng tuyệt chủng đối với một số loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam ở một mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, kèm theo các tác hại tiềm tàng về môi trường và kinh tế. Các xu hướng đó phản ánh các mối đe dọa gia tăng đối với đa dạng sinh học. Khi nền kinh tế của đất nước được mở rộng và dân số gia tăng, tình trạng mất sinh cảnh, sinh cảnh bị chia cắt, ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm hại cũng gia tăng. Các mối đe doạ này càng nghiêm trọng vì thiếu các cơ chế tổ chức rõ ràng để bảo tồn đa dạng sinh học, thiếu năng lực và cam kết thực hiện các chính sách đúng đắn, cũng như thiếu quyền quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương. Việc tiêu dùng động vật hoang dã, đặc biệt là thói quen ẩm thực, ở Việt Nam không bền vững. Săn bắt là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với các khu bảo tồn và được coi là mối đe doạ lớn nhất đối với đa dạng sinh học ở Đông Nam Á. Năm 2002, buôn bán động thực vật hoang dã nội địa và liên biên giới ở Việt Nam lên tới khoảng 3.050 tấn, trị giá 66 triệu đô la Mỹ. Những nguy cơ khác gồm có các phương pháp đánh bắt thủy sản có tính huỷ diệt, như dùng chất nổ, chất độc và sốc điện, gây hại cho hơn 80% rạn san hô ở Việt Nam. Nạn khai thác gỗ trái phép diễn ra tại những nơi không được bảo vệ chặt chẽ. Từ 0,5 đến 2 triệu m3 gỗ bị khai thác trái phép hằng năm từ tất cả các loại rừng, gồm cả rừng đặc dụng. Tỉ lệ khai thác đã vượt mức bền vững khoảng 70%. Các tác động không chủ ý của việc xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các hệ sinh thái đang dẫn tới mất đa dạng sinh học và bắt đầu bộc lộ rõ những tác động tiêu cực đối với năng suất của các ngành kinh tế và nền kinh tế nói chung, nhưng vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ. Các hệ sinh thái rừng bị mất do bị xâm lấn để lấy đất canh tác và du canh du cư. Các vùng đất ngập nước như các đồng cỏ ngập nước theo mùa, cũng đang bị đe doạ chuyển thành ruộng lúa. Sự gia tăng thương mại toàn cầu, du lịch và vận chuyển hàng hoá qua biên giới, cũng như phát triển các cơ sở hạ tầng, như đường giao thông, đã tạo điêu kiện cho sự xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại. Mặc dù cho tới nay, các hệ sinh thái trên cạn có vẻ như chưa bị tác động nghiêm trọng bởi các loài ngoại lai xâm hại, các hệ sinh thái nước ngọt và nông nghiệp, bị các loài ngoại lai xâm hại nghiêm trọng hơn rất nhiều, gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế. Có khoảng 6 triệu ha rừng ở Việt Nam được đánh giá là dễ bị cháy. Trong khoảng thời gian 1992- 2002, trung bình có 6.000 ha rừng bị mất hàng năm do cháy. Trong khoảng ba năm trở lại đây, Bộ NN&PTNT báo cáo rằng có 134.000 vụ vi phạm các quy định về phòng chống cháy rừng. x
  11. TÓM TẮT Các đáp ứng về chính sách, thể chế và quản lý Chính phủ Việt Nam cùng với các đối tác đang đáp ứng các nhu cầu bảo tồn khẩn cấp. Các nỗ lực của Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức bảo tồn quốc tế là rất lớn và đã tạo ra nhiều thành tựu có tính then chốt. Việt Nam đã thiết lập được khung luật pháp và thể chế vững chắc. Từ cuối những năm 80, Việt Nam đã cam kết xây dựng các luật cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1995, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia (BAP) đã được phê chuẩn, hướng dẫn và tập trung cho các nỗ lực bảo tồn. Một KHHĐ ĐDSH mới cho giai đoạn từ nay tới năm 2015 và định hướng năm 2020 đang được Bộ TN&MT xây dựng và dự kiến sẽ được ban hành vào đầu năm 2006. Luật về đa dạng sinh học cũng đang được dự thảo. Những kế hoạch khác để bảo tồn đa dạng sinh học gồm có Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiªn nhiªn ViÖt Nam ®Õn năm 2010, được Chính phủ thông qua năm 2003, Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước 2004-2010 và dự thảo Kế hoạch hành động các khu bảo tồn biển, hy vọng sẽ được phê chuẩn vào đầu năm 2006. Các quy định để hỗ trợ thực hiện các kế hoạch này đang được các Bộ NN&PTNT, Thủy sản và TN&MT soạn thảo. Trách nhiệm về nhiều phương diện của công tác bảo tồn đa dạng sinh học đang được phân quyền tới cấp tỉnh và chính quyền địa phương, tạo cơ hội cải thiện hoạt động quản lý. Tuy nhiên, việc phân quyền này cũng tạo ra một loạt trở ngại đối với bảo tồn đa dạng sinh học. Các trách nhiệm và thẩm quyền quan trọng được giao cho các cơ quan chưa có đủ năng lực, kỹ năng và điều kiện hành chính thực hiện các trách nhiệm này. Việc thực hiện diễn ra còn chậm, trong khi năng lực thể chế, các qui định và thủ tục đã dần được hình thành. Vẫn còn các rào cản quan trọng trong khung tổ chức và thể chế, do điều phối liên ngành còn yếu, sự chồng chéo và chưa rõ ràng về chức năng nhiệm vụ. Trong vài thập kỷ qua, hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam đã được mở rộng nhanh chóng với việc hình thành 126 khu rừng đặc dụng (RĐD), gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo vệ cảnh quan. Trong khi các hệ sinh thái biển và ven biển có trong một số rừng đặc dụng, việc lập kế hoạch toàn diện cho một hệ thống các khu bảo tồn biển (BTB) quốc gia chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây. Năm 2001, ®· cã dù ¸n x©y dùng Vịnh Nha Trang thµnh khu BTB đầu tiên của Việt Nam. Một hệ thống gồm 17 khu BTB đang được đề xuất thành lập, trong đó có khu Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long. Việc bảo vệ các khu đất ngập nước vần còn đang nằm trong giai đoạn lập kế hoạch. Việc quản lý các khu vực này đang được cải thiện, nhưng vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, bao gồm thiếu sự hỗ trợ nhất quán từ các chính quyền địa phương và nguồn kinh phí hạn hẹp. Số lượng cán bộ và trình độ chuyên môn của họ không phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý các khu BTB. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã đều thừa nhận nhu cầu tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực của các khu bảo tồn. Khoảng 80% rừng đặc dụng có các cộng đồng sống bên trong, mặc dù điều này trái với quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Tình hình này sẽ khác đối với các Khu bảo tồn biển (BTB) và các khu bảo tồn đất ngập nước. Khái niệm các vùng sử dụng đa mục đích và vùng cộng đồng gắn liền với các khu bảo tồn này đã được đưa vào Luật Thủy sản và dự thảo quy chế các khu BTB. Nhìn chung, các chính sách của Chính phủ liên quan tới cộng đồng và các khu bảo tồn đang được cải thiện. Chỉ có 7% diện tích đất nước nằm trong các khu bảo tồn, trong khi đa dạng sinh học tại các vùng tự nhiên ngoài các khu bảo tồn cũng cực kỳ quan trọng đối với việc bảo tồn dài hạn đa dạng sinh học. Vai trò của các vùng đệm trong việc ngăn chặn và giảm thiểu sự xâm lấn các khu bảo tồn đã được đề cập trong các quy định của Chính phủ từ cuối những năm 80, nhưng chưa có các ranh giới, cũng như mục tiêu và chế độ quản lý rõ ràng. Việc có nhiều khu bảo tồn được quy hoạch và quản lý ở cấp độ cảnh quan hoặc vùng sinh thái đã thể hiện cách tiếp cận hệ sinh thái, theo khuyến cáo của Công ước ĐDSH mà Việt Nam là một nước thành viên. Phương pháp tiếp cận này nhằm đưa công tác bảo tồn xi
  12. TÓM TẮT vượt ra bên ngoài các vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt của các khu bảo tồn. Lập quy hoạch bảo tồn ở cấp độ cảnh quan đã được thực hiện tại nhiều vùng ở Việt Nam để khuyến khích bảo tồn các các sinh cảnh nối liền các khu bảo tồn. Mặc dù vẫn còn thiếu sự công nhận các giá trị của đa dạng sinh học trong các kế hoạch và chiến lược của các ngành khác, ngày càng có nhiều ví dụ - trong nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp- về sự lồng ghép các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, ngành lâm nghiệp đã đưa vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững vào các chính sách, luật và các chương trình quốc gia. Các chính sách bao gồm Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991 và 2004), Luật Đất đai (1993 và 2003), chính sách “đóng cửa rừng tự nhiên”, và các chương trình giao đất lâm nghiệp được tiến hành sau khi ban hành Luật Đất đai năm 1993. Tiêu điểm để thực hiện các chính sách này là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRRP), hay còn gọi là Chương trình 661. Chương trình nghị sự quốc gia 21, Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34/2005-QĐ/TTg ngày 22/02/2005 ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW cung cấp những định hướng và những chiến lược tiếp theo để lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong các kế hoạch và các chương trình của Chính phủ, trong đó chú trọng đánh giá tác động môi trường từ các giai đoạn sớm của quy hoạch phát triển. Đầu tư quốc gia và quốc tế cho các dự án bảo tồn ở Việt Nam đang tăng lên, với 261 triệu đô la Mỹ trong khoảng từ năm 1996 đến 2004. Tổng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học trong năm 2005 có thể đạt tới 51,8 triệu đô la, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước. Trong khi ODA vẫn chiếm phần lớn chi phí dành cho đa dạng sinh học, phần đầu tư của Chính phủ tăng từ 26% lên 40% tổng đầu tư trong giai đoạn 1996-2004. Dù đã tăng như vậy, chi phí trung bình cho đa dạng sinh học chỉ chiếm 0,4% tổng chi phí từ ngân sách quốc gia, và 2% tổng ODA cho lĩnh vực môi trường, và chỉ chiếm 0,3% tổng ODA cho Việt Nam. Mặc dù đã có sự cam kết mạnh hơn đối với việc lồng ghép trách nhiệm môi trường và xã hội từ phía các doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu, cùng một số các hoạt động thí điểm đáng khích lệ, khu vực tư nhân vẫn chưa hoàn toàn tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Cả hai nguồn đầu tư ODA và của Chính phủ cho bảo tồn đa dạng sinh học vẫn nghiêng về một số hệ sinh thái, các điểm và các cách tiếp cận cụ thể. Hơn 66% tổng kinh phí của Chính phủ cho đa dạng sinh học được dành cho các dự án đầu tư cơ bản và không phải là ưu tiên cho bảo tồn. Chi trả cho các dịch vụ môi trường là một nguồn tài trợ bảo tồn có tính sáng tạo, với tiềm năng thực hiện cao trong bối cảnh của Việt Nam. Việc xây dựng các chính sách mới và sửa đổi bổ sung, như Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) và Luật đa dạng sinh học, sẽ tạo cơ sở cho việc chi trả cho các dịch vụ sinh thái và cách tiếp cận ‘người sử dụng phải trả tiền’ đối với những người hưởng lợi về thương mại từ đa dạng sinh học. Vai trò của các cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học đang tăng lên. Với một số lớn cộng đồng nghèo sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đặc biệt là tại các vùng rừng núi xa xôi và các khu bảo tồn, mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và các cộng đồng có ý nghĩa cốt yếu đối với cả sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và bảo tồn. Tiến bộ trên mặt trận này đang tăng lên nhờ các dự án trên cơ sở cộng đồng và nhận thức của đa số nhân dân đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn thiếu một cách tiếp cận có hệ thống cần thiết để có tác động thực sự sâu rộng hơn. xii
  13. TÓM TẮT Các thách thức và các định hướng để đối mới Cải thiện hệ thống khu bảo tồn và hiệu quả quản lý của hệ thống này. Hệ thống khu bảo tồn là cốt lõi của chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Các ưu tiên nhằm mở rộng hệ thống khu bảo tồn để đưa vào các sinh cảnh chưa được đại diện đầy đủ trong hệ thống như các rừng thường xanh vùng thấp, các hệ thống sông, đất ngập nước ven biển và các vùng biển. Cần có một sự rà soát lại hệ thống khu bảo tồn để xác định các tính chất đầy đủ, phù hợp và đại diện của hệ thống khu bảo tồn đối với tất cả các vùng sinh học biển và trên đất liền nhằm xác định các điều chỉnh và bổ sung cần thiết. Điều cốt yếu là phải có một quá trình quy hoạch quản lý để tập trung các nguồn tài trợ hạn hẹp vào các nhu cầu bảo tồn. Cần có các điều khoản và thủ tục pháp lý để (i) quy hoạch, xác lập ranh giới và phân vùng, (ii) cộng tác với các cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh các khu bảo tồn, (iii) thiết lập các vùng đệm với quy chế rõ ràng và (iv) cho phép các ban quản lý khu bảo tồn có thể tự lập, quản lý và sử dụng quỹ. Tăng cường quyền h¹n và năng lực của các cộng đồng để quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đối với các khu bảo tồn biển và đất ngập nước và một số loại hình rừng nhất định, khung pháp lý cần được mở rộng để quy định các vùng sử dụng đa mục đích và các thỏa thuận quản lý mang tính hợp tác. Các cơ chế quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử dụng bền vững bởi cộng đồng cần được xây dựng; cần xây dựng năng lực cho các đơn vị khuyến lâm và cán bộ nhân viên của các khu bảo tồn trong việc thực hiện một vai trò mới là tiếp cận và hỗ trợ cộng đồng. Cần có những sự chuẩn bị đặc biệt để quản lý các hình thức sử dụng khu bảo tồn, bao gồm các cơ cấu và thủ tục quản trị để lôi cuốn sự tham gia của các cộng đồng, cho phép các hình thức sử dụng tài nguyên trong các khu bảo tồn theo truyền thống và để mưu sinh, với điều kiện đã thống nhất về kế hoạch, phân vùng và chương trình giám sát. Thách thức chính là ở chỗ các cán bộ quản lý khu bảo tồn và các cộng đồng phải xác định mức độ sử dụng sao cho vẫn duy trì được các hệ thống tự nhiên và không làm phương hại đến đa dạng sinh học. Cải thiện việc lồng ghép các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học vào khu vực phát triển kinh tế. Phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng khai thác tài nguyên thiên nhiên đang có những tác động lớn tới đa dạng sinh học ở cấp độ điểm và cảnh quan. Cần có ba chiến lược ưu tiên là – i) quy hoạch đa dạng sinh học cấp vùng để thiết lập các chương trình khung bảo tồn cho hoạt động phát triển, cả bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn (ii) áp dụng nghiêm ngặt hơn các thủ tục đánh giá tác động môi trường (EIA) để đảm bảo các tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo tồn được tuân thủ, và các vùng cần được duy trì trạng thái tự nhiên sẽ không bị xâm hại, và (iii) các chính sách ‘người sử dụng phải trả tiền’ đối với việc khai thác thương mại đa dạng sinh học và các lợi ích của hệ sinh thái. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đặc biệt trong việc kiểm soát buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. Việt Nam là một trong những thị trường quốc tế lớn ở châu Á về các loài động thực vật nguy cấp. Việt Nam vừa là nhà cung ứng, vừa là điểm trung chuyển buôn bán giữa các nước lân cận trong khu vực. Đối với Việt Nam, để đáp ứng được các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, cần thực hiện hàng loạt kế hoạch hành động, bao gồm thực thi pháp luật, thông tin cho công chúng và nâng cao nhận thức của họ. Điều này đòi hỏi nâng cao quyền hạn cho các cơ quan kiểm lâm trong việc thực thi pháp luật, cải thiện sự điều phối với chính quyền địa phương và các cơ quan thực thi pháp luật liên quan, nâng cao hiểu biết về luật pháp và năng lực thực thi pháp luật. Tăng cường, đa dạng hóa và quản lý hiệu quả việc cung cấp tài chính cho bảo tồn. Đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học đã tập trung vào một số tương đối ít vùng và để xây dựng cơ sở hạ tầng và đường đi lại trong các khu bảo tồn. Để đảo ngược xu thế mất đa dạng sinh học như hiện nay, cần (1) tăng tổng mức đầu tư của Chính phủ cho công tác bảo tồn; (2) tập trung đầu tư mang tính chiến lược hơn, đáp ứng các nhu cầu bảo tồn. Một ưu tiên khác là đánh giá và phát triển các cơ hội cho những người nghèo được hưởng lợi từ việc cung cấp các dịch vụ sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái, bảo xiii
  14. TÓM TẮT vệ vùng đầu nguồn và hấp thu các bon, và cho phép các khu bảo tồn tự gây quỹ để xây dựng cơ chế tài trợ bền vững cho bảo tồn. Quan trọng nhất trong các định hướng mới này là nhu cầu xây dựng năng lực, kỹ năng và ngân sách cho các cán bộ quản lý các khu bảo tồn. Nhất thiết phải có các cơ quan chức năng mạnh tại các khu bảo tồn để có thể đổi mới, và sự mềm dẻo là cần thiết để hệ thống các khu bảo tồn có thể được tồn tại và duy trì được các đặc trưng cốt lõi cho bảo tồn đa dạng sinh học. Các nhà quản lý của các khu bảo tồn phải được trao quyền, sự tin cậy và các nguồn lực để xây dựng được mối quan hệ làm việc với các ngành phát triển và cộng đồng địa phương, qua đó cho phép họ sử dụng kiến thức và kỹ năng vào các lĩnh vực sản xuất quanh các khu bảo tồn. Việc tăng cường mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế là một động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tiến bộ trong công tác quản lý các khu bảo tồn. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật, ở qui mô rộng hơn là sự mất sinh cảnh, là không thể đảo ngược. Vì vậy, các quyết định hiện tại, liên quan tới vấn đề này, sẽ có tác động quan trọng tới các thế hệ tương lai. Sự khôn khéo và thừa nhận thiếu sót là cần thiết, để đảm bảo các di sản thiên nhiên đặc biệt của Việt Nam được quản lý đúng đắn, sao cho những lợi ích và tiến bộ của tiến trình phát triển mà Việt Nam đang thực hiện sẽ không phải trả giá bằng sự mất đi vĩnh viễn các tài sản chung có ý nghĩa toàn cầu. xiv
  15. CMYK CMYK ChæångChæång 11 ÂaÂa daûngdaûng sinhsinh hoüchoüc åíåí ViãûtViãût NamNam
  16. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM “Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” (Công ước Đa dạng sinh học, 1992) 1.1 Đa dạng sinh học của Việt Nam là gì? Đa dạng sinh học của Việi Nam là sự khác biệt Việt Nam được công nhận là một trung tâm của tất cả các dạng sống hiện hữu trên mọi đặc hữu về loài, chứa đựng một phần hoặc miền của đất nước – các loài động, thực vật và toàn bộ trong số 5 vùng chim đặc hữu (EBA) vi sinh vật khác nhau, các gien của các loài đó, do Birdlife International xác định,5 3 vùng sinh và các hệ sinh thái mà các loài đó góp phần tạo thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do nên. Đa dạng sinh học không tĩnh tại, mà WWF xác định6 và 6 trung tâm đa dạng về thường xuyên thay đổi; nó tăng lên do sự biến thực vật do IUCN xác định. 7 Toàn bộ đất nước đổi về gen và các quá trình tiến hoá và giảm Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô-Bơ Ma bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh do tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định, là một cảnh, suy giảm quần thể, và tuyệt chủng. Nó trong những vùng sinh học bị đe doạ nhất và bao hàm các môi trường trên cạn, dưới biển và giàu có nhất trên trái đất8. các môi trường nước và các quan hệ tương tác với nhau. Đa dạng sinh học của Việt Nam được thể hiện ở: • đa dạng di truyền – là tính đa dạng của các thông tin di truyền chứa trong tất cả các cá thể thực vật, động vật và vi sinh vật. Đa dạng di truyền có ở bên trong và giữa các quần thể của các cá thể tạo nên một loài, cũng như giữa các loài.; • đa dạng loài – là tính đa dạng của các loài sinh vật khác nhau; • đa dạng về hệ sinh thái – là tính đa dạng của các sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái. Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.3 Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất trên thế giới đối với việc bảo tồn một số nhóm động, thực vật nhất định. Ví dụ, Việt Nam được xếp hàng thứ tư trên thế giới về bảo tồn các loài linh trưởng vì là nơi cư trú của 5 trong số 25 loài linh trưởng bị nguy cấp nhất trên thế giới.4 5 Stattersfield, A. J., Crosby, M. J., Long, A. J. và Wege, D. C. (1998) Các vùng chim đặc hữu trên thế giới: các ưu tiên bảo tồn. Cambridge, UK: BirdLife International. 6 Olson, D. M. và nnk., (2000) Global 200: một tiếp cận bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng trên trái đất. Washington, D.C.: Chương trình khoa học bảo tồn WWF-US. 7 Davis, S. D., Heywood, V. H. và Hamilton, A. C. bs. (1995) Các trung 3 WCMC (1992) Xây dựng chỉ số ĐDSH quốc gia. Bài tham luận của tâm đa dạng thực vật: hướng dẫn và chiến lược bảo tồn. Tập 2: Châu Á, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới, Cambridge, UK. Chưa xuất bản. Úc và Thái Bình Dương, U.K.: Phòng xuất bản của IUCN. 4 CI, MMBF, IUCN/SSC và IPS (2002) 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất 8 Mittermeier Russel A, Robles Gil, P. và nnk, bs. (2004) Các điểm nóng thế giới. Washington DC: Conservation International, Tổ chức ĐDSH được rà soát lại: Các hệ sinh thái trên cạn giàu có nhất về sinh học và Margot Marsh, Nhóm chuyên gia linh trưởng IUCN/SSC và Hiệp hôi linh nguy cấp nhất trên trái đất. Monterrey: CEMEX; Washington D.C.: trưởng quốc tế. Conservation International; và Mexico: Agrupación Sierra Madre. 2
  17. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Đối với Việt Nam, đa dạng sinh học không chỉ là các loài sinh vật hoang dã và sinh cảnh của chúng trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Nó còn là các hệ thống hỗ trợ cuộc sống, có ý nghĩa then chốt đối với phát triển cũng như phúc lợi xã hội. Nó bao gồm các động vật, thực vật, các vi sinh vật được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để làm thức ăn và cho nông nghiệp (bao gồm cây lương thực và hoa màu, vật nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp). Nó bao gồm đa dạng về các nguồn gen di truyền (ví dụ như các phân loài, các giống, nòi khác nhau), các loài được sử dụng để lấy sợi, chất đốt, dược liệu. Nó cũng bao gồm sự đa dạng về các loài không được thu hoạch trực tiếp, nhưng lại hỗ trợ sản 1.2 Đa dạng các hệ sinh thái xuất (như các vi sinh vật trong đất, các loài thiên địch và các loài giúp thụ phấn) và cả Đất nước Việt Nam trải dài trên 1650 km theo những môi trường rộng lớn hơn có tác dụng hỗ hướng Bắc - Nam, từ 80 tới 230 vĩ bắc, và có trợ các hệ sinh thái nông nghiệp (nông nghiệp, độ cao địa hình từ 0 m lên tới độ cao lớn nhất đồng cỏ, rừng, nước), cũng như sự đa dạng của là 3143 m so với mực nước biển, trên dãy núi chính các hệ sinh thái nông nghiệp. Một môi Hoàng Liên. Ba phần tư diện tích đất nước là trường giàu có về đa dạng sinh học sẽ mang lại đồi núi, và các vùng đồng bằng châu thổ của nhiều cơ hội cho hoạt động kinh tế bền vững, hai con sông lớn là sông Hồng ở miền Bắc và nuôi dưỡng con người và giúp đáp ứng được sông Cửu Long ở miền Nam. Điều kiện địa lý với các thay đổi. như vậy đã tạo nên sự đa dạng của các chế độ khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình và do đó là sự Các lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ đa đa dạng của các hệ sinh thái. Mỗi hệ sinh thái dạng sinh học không chỉ là khai thác liên tục đó lại có các đặc trưng riêng về khu hệ động, các nguồn tài nguyên, mà còn là được đảm bảo thực vật. được cung cấp và duy trì một loạt các chức năng sinh thái. Có thể kể ra vài chức năng sinh Tại Việt Nam, sự phân bố của đa dạng sinh thái như sau: duy trì chu trình nước (phục hồi học trên khắp cả nước không đều nhau. Sự nước ngầm, bảo vệ lưu vực và làm đệm chống biến thiên của đa dạng sinh học trên cả nước lại những hiện tượng thái quá), điều hoà khí có thể được minh hoạ bằng một số cách khác hậu, sản sinh và làm màu mỡ cho đất, bảo vệ nhau, phụ thuộc vào số lượng các yếu tố được chống xói mòn, tích trữ và tái tạo chất dinh đưa vào xem xét. Định nghĩa đa dạng sinh học dưỡng, phân hủy và hấp thu các chất gây ô hoặc các vùng sinh thái là một cách hữu hiệu nhiễm. Chúng có ý nghĩa nền tảng đối với chất để mô tả các vùng đất hay vùng nước có một lượng cuộc sống và nền kinh tế, nhưng lại hệ các quần xã tự nhiên đặc trưng, có chung thường không được đánh giá thích đáng theo phần lớn các loài, các động lực và các điều các thuật ngữ kinh tế. kiện môi trường. Bản đồ 1.1 xác định 10 vùng đa dạng sinh học trên cạn và 9 vùng đa dạng Một lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học là sinh học biển và ven biển, theo ranh giới của giúp tránh được việc tăng phí tổn do hậu quả các tỉnh – với các đặc trưng riêng biệt của từng của sự suy thoái các hệ sinh thái, như mất sản vùng được tóm tắt trong Phụ lục II.9 Sự biến lượng và mất các chất dinh dưỡng. Các giá trị thiên này cũng được phản ánh trong Bản đồ thẩm mỹ và văn hoá của các hệ sinh thái tự 1.2 về các vùng sinh thái trên cạn của Việt nhiên và các cảnh quan của Việt Nam cũng Nam, trong đó có nhiều vùng chung với các đóng góp vào cuộc sống tinh thần của một xã nước láng giềng. Các đặc trưng về đa dạng hội đang bị đô thị hóa. Cả hai lợi ích giải trí sinh học của 14 vùng sinh thái này được trình chủ động và thụ động của các hệ sinh thái đều ngày càng được nhiều người đánh giá cao, tạo 9 Năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP đã tập hợp một nhóm các chuyên gia Việt Nam nhằm xác định một loạt vùng đa dạng sinh học trên cơ sở cho ngành công nghiệp du lịch dựa vào cạn và biển như một phần của nghiên cứu viện trợ môi trường và để hỗ thiên nhiên. trợ Chính phủ và các đối tác quốc tế thiết lập các ưu tiên cho hành động bảo tồn. MPI và UNDP, 1999, Một nghiên cứu viện trợ lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, UNDP Hà Nội, thang 11, 1999. 3
  18. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM bày trong phụ lục III. Sự biến thiên của các Bên cạnh đó, trải qua quá trình lịch sử lâu dài kiểu sinh cảnh được trình bày trong Bản đồ về sử dụng đất đai, đã có hàng loạt các hệ sinh 1.3, cho thấy tầm quan trọng của vùng Tây thái nhân tạo, như các cảnh quan nông nghiệp Nguyên đối với các loài lưỡng cư và vùng Tây và các vùng đô thị. Trong các hệ sinh thái tự Bắc đối với các loài thú. nhiên trên cạn, các hệ sinh thái rừng chiếm diện tích lớn nhất và cũng là các hệ sinh thái Các cách mô tả các hệ thống tự nhiên và đa có tính đa dạng sinh học cao nhất. dạng sinh học của Việt Nam ngày càng tốt hơn, cung cấp các nguồn thông tin có độ tin cậy cao hơn và các chương trình giám sát tốt hơn đã Hình 1.1 Diện tích các kiểu rừng ở Việt Nam được thực hiện. Điều quan trọng đối với Việt Nam là chính thức phê chuẩn và tuân theo một Rõng trång, số cách phân vùng đa dạng sinh học để hỗ trợ 2.218.570 ha Rõng trªn nói ®¸ v«i (18%) cho công tác quy hoạch, đưa ra các ưu tiên đầu 611.657 ha (5%) tư và lồng ghép tốt hơn các giá trị của đa dạng sinh học vào phát triển kinh tế- xã hội. Rõng ngËp mÆn 68.035 ha (1%) Tương tự như vậy, các phương pháp xác định Rõng c©y gç, 7.926.825 ha các vùng quan trọng nhất về đa dạng sinh học ở Rõng hçn giao, 682.642 ha (64%) Việt Nam đang được cải thiện và trở nên toàn (6%) diện hơn khi có đủ những thông tin chi tiết. Rõng tre nøa 799.130 ha Một phân tích mới đây do Quỹ đối tác hỗ trợ (6%) các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) thực hiện cho khu vực Đông Dương đã tiến hành chồng Nguồn: Cục KL/ Bộ NN và PTTN (2004). ghép các dữ liệu về các loài và các sinh cảnh để xác định các ‘vùng đa dạng sinh học chủ chốt’ và các ‘hành lang bảo tồn’ nối liền các vùng đó.10 Các vùng đa dạng sinh học chủ chốt có các loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu. Ở Việt Nam, 65% các vùng này là toàn bộ hay một phần của các khu bảo tồn đã được thành lập (Bản đồ 1.4) Các hành lang bảo tồn được xác định để bảo tồn các loài nằm trong cảnh quan và duy trì các quá trình sinh thái và tiến hoá. Các hệ sinh thái trên cạn – các hệ sinh thái rừng là đa dạng nhất từ miền núi cao tới miền biển Các hệ sinh thái trên cạn tự nhiên của Việt Nam bao gồm rừng thường xanh (vùng thấp và vùng núi), rừng nửa thường xanh, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, các đụn cát và bãi cát ven biển. 10 Quỹ Hợp tác Hỗ trợ các Hệ sinh thái Quan trọng (2005), Tóm tắt về các Hệ sinh thái, Các điểm nóng về Đa dạng Sinh học Indo-Miến điện, Khu vực Đông Dương, dự thảo cuối của Birdlife International trình lên Nhóm Công tác CEPF. 4
  19. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bản đồ 1.1 5
  20. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bản đồ 1.2 6
  21. CH��NG 1: �A D�NG SINH H�C � VI�T NAM CH��NG 1: �A D�NG SINH H�C � VI�T NAM B�n �� 1.3 M�t �� các loài thú và l��ng c� � Vi�t Nam, CHDCND Lào và Cam Pu Chia B�n �� 1.3 M�t �� các loài thú và l��ng c� � Vi�t Nam, CHDCND Lào và Cam Pu Chia B � n �� 1.3 M � t �� các loài thú và l và thú loài các �� ng c ng CH (D � � a trên s trên a �� � Vi NG 1: 1: NG � li � t Nam, CHDCND Lào và Cam Pu Chia Pu Cam và Lào CHDCND Nam, t � u s u � � b docung � IUCN c AD � NG SINH H SINH NG �p) � C � VI (D�a trên s� li�u s� b� do IUCN cung c�p) � TNAM 7 (D�a trên s� li�u s� b� do IUCN cung c�p) 7 7 7
  22. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM B ản đồ 1.4 Các vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất 8
  23. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM vùng nhỏ đầm lầy than bùn và đồng cỏ ngập nước còn lại của đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các vùng này đã bị chuyển thành đất nông nghiệp. Với bờ biển dài trên 3260 km và và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, chẳng có gì ngạc nhiên khi Việt Nam có các hệ sinh thái duyên hải rất giàu có và đa dạng. Các hệ sinh thái này bao gồm rừng ngập mặn và các loại rừng trong vùng triều, các đầm phá nước lợ, các thảm cỏ biển, các rạn san hô. Tất cả các hệ sinh thái này đều giàu có về các loài sinh vật và có năng suất cao. Các số liệu chính thức gần đây nhất (sử dụng các phương pháp đo đếm mới) đã xác định độ Các hệ sinh thái biển – nguồn nuôi dưỡng che phủ rừng của Việt Nam, bao gồm cả rừng quốc gia tự nhiên và rừng trồng, là 12,3 triệu ha, chiếm Việt Nam có một vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc khoảng 1 triệu km2, với khoảng 20 kiểu hệ (Hình 1.1). Khoảng 18% diện tích này là rừng sinh thái biển đặc trưng. Nhiều hệ sinh thái trồng.11 Chỉ có 7% diện tích rừng còn lại là biển trong số đó có những đặc trưng riêng biệt rừng ‘nguyên sinh’ và gần 70% diện tích rừng về hải dương học. Các hệ sinh thái này nuôi còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo dưỡng trên 11.000 loài sinh vật bao gồm gần 2.500 loài cá biển (gồm 130 loài cá có giá trị Các hệ sinh thái đất ngập nước – sông, suối, kinh tế cao), 225 loài tôm, hơn 500 loài thực hồ và ao đầm vật nổi; gần 700 loài động vật nổi; gần 100 Việt Nam có mạng lưới các con sông dày đặc, loài thực vật rừng ngập mặn; 15 loài cỏ biển; trong đó 2.360 con sông có độ dài trên 10km. và hơn 6000 loài động vật đáy không xương Tám con sông có lưu vực lớn với diện tích bao sống. Thêm vào đó, các hệ sinh thái biển này phủ trên 10.000 km2. Mạng lưới sông ngòi này còn là môi trường sống quan trọng của 5 loài bao gồm nhiều con sông bắt nguồn từ các rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và nước khác. Có khoảng hai phần ba sông của 43 loài chim biển14. Với các khảo sát đang Việt Nam bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ nên được tiến hành, tổng số loài sinh vật biển của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các quyết định Việt Nam vẫn còn đang tăng lên. Việt Nam có liên quan đến nguồn nước của các quốc gia ở khoảng 1.122 km2 rạn san hô, được phân bố vùng thượng nguồn. Các vùng đất ngập nước rộng rãi từ bắc tới nam, với diện tích lớn nhất của Việt Nam 12 bao gồm nhiều loại: sông và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và ngòi, ao hồ, đầm lầy, rừng ngập nước, và các miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về đồng cỏ ngập nước. Có 39 kiểu hệ sinh thái đất san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn ngập nước đã được ghi nhận ở Việt Nam, bao tại các vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và gồm 30 vùng đất ngập nước tự nhiên và 9 Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài. Điều này vùng đất ngập nước nhân tạo.13 Bộ TN&MT chứng tỏ sự phong phú của các loài san hô ở đã xác định 68 khu đất ngập nước có tầm quan vùng biển Việt Nam. Có tới 90% các loài san trọng quốc gia. hô cứng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương có Các sông ngòi của Việt Nam chứa đựng sự đa mặt ở Việt Nam và các loài san hô mềm thuộc dạng của các hệ sinh thái và các loài động, giống Alcyonaria là đa dạng nhất trong vùng thực vật: sông chảy xiết ở các vùng núi, khe Tây Ấn Độ-Thái Bình Dương. Với số loài san suối, thác ghềnh, sông trong hang động, và các hô đã biết, nhóm các loài san hô của Việt Nam con sông lớn chảy hiền hòa. Các vùng đất có thể so sánh với các vùng san hô đa dạng ngập nước ngọt thuộc loại nguy cấp có tầm nhất trên thế giới.15 quan trọng cao về đa dạng sinh học là các 14 Nguyễn Chu Hồi, 2001. Hiện trạng và cơ chế quản lý các khu bảo tồn 11 Theo thống kê chính thức của Bộ NN và PTNT, 2004 biển ở Việt Nam. Trong Tạp chí Khoa học Kỹ thuật biển, Tập 1; và Viện 12 Công ước Ramsar xác định đất ngập nước là những vùng đất mềm, lầy nghiên cứu Thủy sản, 2005. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về khai thác, chế lội, than bùn, hoặc ướt, dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, Nhà xuất bản Nông nghiệp. tạm thời, có nước không chảy, hoặc chảy, ngọt, lợ hoặc mặn, bao gồm 15 Võ Sỹ Tuấn, 2005. “Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý các Rạn các vùng biển có độ sâu tại điểm thuỷ triều xuống thấp nhất không vượt san hô ở Việt Nam tới năm 2015”, được trình bày tại cuộc họp lần thứ 6 quá 6m. Các loại đất ngập nước được phân loại trong Ramsar. của Nhóm Công tác Tiểu ban San hô của UNEP/Dự án GEF:“ Đảo ngược 13 Viện ĐTQHR, 1999. Xây dựng Cơ sở Quy hoạch các Khu bảo tồn Đất các Chiều hướng Suy thoái Môi trường tại Biển Đông và Vịnh Thái Lan”, ngập nước của Việt Nam. Hà Nội Masinloc, Philippines, 22-25/8/2005. 9
  24. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1.3 Đa dạng loài và đa dạng di truyền Các hoạt động nông nghiệp truyền thống đã giúp giữ được các giống bản địa. Trong lịch sử Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam được canh tác lâu dài, người dân Việt Nam đã tích tạo bởi sự giầu có tương tự về loài – có 11.458 luỹ nhiều kiến thức về sử dụng và quản lý các loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng giống lúa. Các giống lúa khác nhau được trồng 3.000 loài vi sinh vật đã được ghi nhận, trong cho những mục đích sử dụng khác nhau và đó rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật theo cách khác nhau. Tương tự như đối với liệu di truyền (Bảng 1.1). cây lúa, các giống khoai khác nhau cũng đã được nông dân lưu truyền theo những đặc Một trung tâm giống gốc các loài cây trồng điểm và công dụng của chúng. Việt Nam là một trong 8 “Trung tâm giống gốc” Vavilov của các loài cây trồng, và có một Bảng 1.1 Sự giàu có về các loài sinh vật đã biết ở số lượng phong phú các loài vật nuôi và cây Việt Nam trong một số nhóm phân loại. trồng. Ví dụ, Việt Nam có hàng chục giống của 14 loài gia súc và gia cầm chính.16 Cây Số loài Tỷ lệ % Số loài đã được mô các loài trồng ở Việt Nam cũng rất đa dạng do lịch sử Nhóm loài biết ở tả toàn toàn cầu quản lý và sử dụng cây trồng lâu dài trong Việt Nam cầu có ở Việt nhiều hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau. Việt (khoảng) Nam Nam có trên 700 loài cây trồng (thuộc 79 họ Thực vật ở khoảng 220.000 6,3 thực vật), với các mục đích sử dụng khác nhau cạn 13.766 Côn trùng 7.750* 750.000 1,0 như làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh và Cá 3.170 30.000 10,6 17 xây dựng. - cá nước 670 ngọt Nhìn chung, Việt Nam có nguồn gen di truyền - cá biển 2.500 Bò sát 286 6.300 4,5 phong phú. Đặc biệt là các nguồn lúa và Lưỡng cư 162 4.184 3,8 khoai– là những loài được coi có gốc từ Việt Chim 840 9.040 9,3 Nam. Nguồn gien duy nhất này là cơ sở cho sự Thú 310 4.000 7,7 tiếp tục phát triển và cải tiến các giống lúa và Nguồn: Đặng Huy Huỳnh, 200519 và các nguồn khác cây lương thực trên thế giới. * - hầu như chắc chắn chưa xác định đầy đủ. Nguồn gen cây lúa được biết rõ nhất và có ý Các loài mới tiếp tục được phát hiện nghĩa quan trọng nhất trong số các loài cây Trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học lương thực trong nước. Việc ứng dụng các kỹ đã giúp mở rộng kiến thức về tính đa dạng thuật phân tử mới cho thấy các giống lúa ở sinh học của Việt Nam, bổ sung thêm nhiều Việt Nam có các đặc tính quan trọng và là một loài mới vào danh sách các loài của Việt Nam, trong những nguồn gen lúa phong phú nhất bao gồm một số loài mới đối với khoa học. Có trên thế giới. Giống lúa thơm Japonica đặc biệt 5 loài thú mới (xem Hộp 1.1), và 3 loài chim quan trọng cho mục đích nhân giống.18 Các mới được mô tả cho vùng lục địa Đông Nam Á giống lúa bản địa ở Việt Nam là yếu tố chính trong vòng 30 năm.20 Cũng trong thời kỳ này, tạo nên sự đa dạng về gen di truyền. Bên cạnh nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư, số lượng giống cao, các giống bản địa có xu cá và động vật không xương sống cũng đã hướng khác biệt về di truyền so với các giống được mô tả, trong đó có 6 loài cua mới.21 cây thương mại - điều cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn chúng như những nguồn quý giá để phát triển các giống thương mại có giá trị trong tương lai. 19 Đặng Huy Huỳnh, 2005. Hiện trạng và tình hình quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam. Báo cáo trong Hội nghị toàn quốc về các vấn đề về môi 16 Lê Thi Thúy, Nguyễn Văn Vang, 2003. Báo cáo khoa học. Hội nghị trường và xã hội, Hà Nội, tháng 4/2005 (chưa xuất bản) toàn quốc lần thứ hai về các nghiên cứu cơ bản trong y học, sinh học và 20 Khướu vằn đầu đen Actinodura sodangorum, Khướu Ngọc Linh nông nghiệp. Huế 25-26/7/2003. NXB KHKT Hà Nội. Garrulax ngoclinhensis và khướu Kon Ka Kinh G. konkakinhensis 17 Nguyễn Đăng Khôi, 2000. Các kết quả bảo tồn nguồn gien nông 21 Nhiều tác giả, 2003. Các vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. sống. Báo cáo Khoa học. Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về các nghiên cứu 18 Lưu Ngọc Trình (1996) và Đào Thế Tuấn (1999) trong Việt Nam Môi cơ bản trong sinh học,nông nghiệp và y học. Huế, 25-26/7/2003. Nhà trường và Cuộc sống, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 10
  25. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hộp 1.1 Sự phát hiện các loài thú mới trong thời gian gần đây Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) Chà vá Chân xám (Pygathrix cinerea) Là một loài duy nhất của một giống mới, Sao La chỉ Loài này chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung của Việt Nam. phân bố ở các phần phía Tây của dãy Trường Sơn. Vùng Quần thể toàn cầu của Chà vá Chân xám được cho là chỉ phân bố của loài này kéo dài từ tỉnh Nghệ An tới Quảng khoảng 600 cá thể. Do đó, loài này được xếp là một trong Nam và bao gồm cả một số khu vực của Lào. Dù có ít 25 loài thú linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới thông tin chi tiết về quần thể của loài này nhưng người ta cho rằng quần thể Sao La khá nhỏ và đang bị suy giảm. Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) Là một trong số nhiều loài mang mới được phát hiện ở các vùng núi của khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ vừa qua. Loài Mang lớn phân bố ở khắp các rừng núi thuộc dãy Trường Sơn của Việt Nam và Lào và cũng có ở một phần nhỏ của Cam Pu Chia Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi) Loài thỏ này được thấy có ở khắp các vùng rừng núi thuộc dãy Trường Sơn của Việt Nam và Lào. Một loài Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) khác duy nhất thuộc giống này chỉ có ở vùng rừng núi Loài này chỉ phân bố ở các vùng rừng núi của dãy trên đảo Sumatra. Trường Sơn, tuy nhiên phân bố chính xác của loài này đến nay còn chưa rõ ràng. Mang Trường Sơn trông rất giống một loài mang nhỏ sẫm màu khác của vùng Đông Nam Á, chưa được phân loại rõ ràng. (Ảnh mang Trường Sơn chụp bằng bẫy ảnh do VQG Pù Mát cung cấp) 11
  26. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Một trong những vùng triển vọng nhất cho Hộp 1.2 Các loài lan hài của Việt Nam các nhà khoa học để tìm ra các loài mới là các hệ sinh thái núi đá vôi (trên bề mặt, Không có nơi nào mà sự đa dạng của các loài trong đất và trong các hang động ướt hoặc lan hài lại cao hơn ở Việt Nam. Có thể thấy 18 hang động khô). Các cảnh quan núi đá vôi loài lan hài thuộc chi Paphiopedilum cùng với này khó xâm nhập nên chưa được nghiên vô số các dạng lai tự nhiên của chúng. Năm cứu kỹ. Chúng bao gồm nhiều hệ sinh thái trong số các loài lan hài chỉ có ở Việt Nam mà bị cách ly và tương đối kín. Thậm chí các không có ở nơi nào khác. Nhu cầu tiêu thụ các núi gần nhau cũng có thể có các loài sinh loài hoa lan có màu sắc sặc sỡ này rất lớn, nên vật khác nhau. những người đi tìm hoa lan sẵn sàng trèo lên những vỉa đá dốc ở những vùng xa xôi hẻo lánh để thu hái chúng. Việc thu hái như vậy đã gây Trong những năm vừa qua, nhiều loài thực nên những tác động tàn phá nghiêm trọng. Một vật mới đã được phát hiện ở Việt Nam. loài lan hài đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam, một Trong giai đoạn 1993-2002, có 13 chi, 222 loài bị đe dọa ở mức độ cực kỳ nguy cấp, và 15 loài và 30 taxon dưới loài đã được mô tả. loài khác ở mức độ nguy cấp (trong đo hầu hết Thêm vào đó có 2 họ, 19 chi và hơn 70 loài các loài đã rất gần với mức độ cực kỳ nguy cấp). được ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan với 3 chi mới và 62 loài mới được mô tả; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam (Hộp 1.2). Cũng có một chi mới và 3 loài mới cho khoa học thuộc ngành Hạt trần được mô tả; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh lục thực vật của Việt Nam22 Paphiopedilum hangianum - loài lan hài đặc hữu của Việt Nam chỉ có trong một vùng có diện tích ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quan. Trước năm 1999 loài này rất phong phú ở địa phương, quần thể toàn cầu của loài này hầu như đã bị xóa sổ vào năm 2000-2001 khi người dân địa phương thu hái hàng trăm ngàn cây để đáp ứng nhu cầu của những người buôn bán hoa phong lan, hầu hết đều bị xuất khẩu bất hợp pháp ra nước ngoài. Bởi vì có các quần thể tự nhiên tương đối lớn và mức độ khai thác thương mại rất ồ ạt khó tin nên giá của loài hoa này đã giảm đến mức có bán ở các chợ hoa ở Hà Nội với giá chỉ 10.000 đồng/cây. Sau 2 năm, tất cả các quần thể được biết của loài này đã bị khai thác hết, và loài này hiện nay đã ở trong tình trạng rất gần với bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Nguồn: Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, 2003 Lan hài Việt Nam: cùng với giới thiệu về hệ thực vật của Việt Nam 22 Jacinto Regalado Jr. và nnk, 2003. Các chi mới cho khoa học của thực vật bậc cao có mạch và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (1993-2002). Báo cáo khoa học. Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về các nghiên cứu cơ bản trong sinh học, nông nghiệp và y học Huế, 25-26/7/2003. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 12
  27. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1.4 Các giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa Bảng 1.2 Nguồn lợi và dịch vụ từ những khu bảo của đa dạng sinh học tồn ở tỉnh Thừa Thiên Huế Giá trị kinh tế Các vùng đa dạng sinh học Các giá trị kinh tế của các hệ sinh thái tự nhiên cung cấp các lợi ích kinh tế có thể phân chia sơ bộ thành: giá trị khai thác Các giá trị sử dụng trực tiếp trực tiếp (chẳng hạn làm thức ăn, lấy sợi, dược Các sản phẩm gỗ Rừng sản xuất liệu); giá trị không khai thác trực tiếp (giải trí); Lâm sản phi gỗ Khu BTTN Phong Điền và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn giá trị gián tiếp (điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu Du lịch ƒ Tất cả các khu bảo tồn đều vực, chất lượng đất); và các giá trị phi sử dụng đóng góp cho du lịch (thẩm mỹ, tinh thần và văn hoá). Bản đồ 1.5 và ƒ VQG Bạch Mã có chức năng Bảng 1.2 mô tả các giá trị kinh tế của đa dạng tổ chức du lịch Giáo dục, Nghiên cứu ƒ Tất cả các khu bảo tồn đều có sinh học ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sản tiềm năng giáo dục và nghiên phẩm và các dịch vụ của các khu bảo tồn và cứu các vùng đa dạng sinh học tại tỉnh này là tiền ƒ VQG Bạch Mã có tiện nghi đề cho các lợi ích kinh tế cấp địa phương, cấp phục vụ nghiên cứu và đào tạo tỉnh, cấp quốc gia và toàn cầu. Các giá trị sử dụng gián tiếp Chức năng cung cấp Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai nguồn dinh dưỡng – Năm 2003, ngành nông nghiệp đã đóng góp đánh bắt và nuôi trồng một phần quan trọng trong GDP - khoảng 21% thủy sản ven bờ - với các sản phẩm lương thực truyền thống và Dịch vụ thủy lợi các giống lai mới giúp nâng cao sản lượng Chống hiện tượng bồi VQG Bạch Mã và Hồ Truồi lắng lương thực. Ngành lâm nghiệp đóng góp Ngăn sạt lở đất, vd. Các rừng đặc dụng và rừng khoảng 1,1% GDP, trong khi ngành thủy sản Đầm Cầu Hai, gần phòng hộ đóng góp 4% GDP.23 quốc lộ 1 và đường sắt Duy trì chất lượng Sông Hương nước, cung cấp nước Nông nghiệp – đa dạng sinh học tạo ra tính sạch, nhà máy bia, nhà bền vững và khả năng chống chịu cho nông máy chế biến cá nghiệp Nước đóng chai Phong Điền và sông Bồ Đa dạng sinh học là cơ sở của nền nông nghiệp Cung cấp nước cho Cầu Hai và một số thị ở Việt Nam. Vùng núi và trung du phía Bắc, trấn khác vùng núi Tây Nam của Việt Nam đặc biệt đa Thủy điện và thủy lợi Bạch Mã và Hồ Truồi dạng về các giống, loài bản địa và các loài là Ngăn lũ lụt ƒ Rừng phòng hộ và sông họ hàng hoang dã của chúng trong tự nhiên, Hương liên quan tới các nhóm cây trồng quan trọng ƒ Phong Điền và sông Bồ, sông Ô Lâu như lúa, khoai sọ, chè, vải, nhãn, các giống Đảm bảo lưu lượng ƒ VQG Bạch Mã và Hồ Truồi cam chanh và đậu. nước trong mùa khô và ƒ Sông Bồ, sông Ô Lâu, sông duy trì độ mặn của đầm Hương và phá Tam Giang phá Cung cấp nước ngầm ƒ VQG Bạch Mã và các giếng khoan ƒ Rừng phòng hộ và các giếng khoan ƒ Khu BTTN Phong Điền và các giếng khoan Bảo vệ vùng ven biển Phá Tam Giang Hấp thu cácbon VQG Bạch Mã, Khu BTTN Phong Điền, và các khu Rừng phòng hộ đầu nguồn Giá trị tồn tại Bảo tồn hổ và các loài Khu BTTN Phong Điền và VQG có tầm quan trọng quốc Bạch Mã tế khác Tầm quan trọng về văn Bạch Mã, Phong Điền hóa và tín ngưỡng Nguồn: ICEM, 2003. Các nghiên cứu thực địa: Các lợi ích kinh tế của các khu bảo tồn. Rà soát các khu bảo tồn và phát triển ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, Indooroopilly, 23 Tổng cục Thống kê. Con số này không tính tới các lợi ích gián tiếp của Queensland Australia rừng; nếu tính gộp vào thì con số này sẽ cao hơn nhiều. 13
  28. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bản đồ 1.5 Nguồn: Nghiên cứu thực địa: Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Quan hệ đối tác về phát triển các khu bảo tồn – 2003 Vườn Quốc gia Bạch Mã 14
  29. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Đa dạng sinh học mang tính quan hệ tương hỗ Người dân Việt Nam từ lâu đời đã tham gia và những liên kết này có lợi ích to lớn cho nông vào các loại hình nuôi trồng thuỷ sản. Đó là nghiệp. Chẳng hạn, lợi ích của các hệ sinh thái những hoạt động chỉ ảnh hưởng ít tới môi rừng đối với phát triển nông nghiệp do chúng trường tự nhiên và sử dụng các loài địa bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước ngầm và phương. Chủ yếu là sử dụng các kỹ thuật nuôi nước mặt, tích trữ nước khi hạn hán và hạn chế trồng đơn giản, được gọi nôm na là “nghề nuôi lũ, lụt, cản gió, giúp thụ phấn cho cây trồng, cá biển”. Trong những năm gần đây, nuôi cung cấp các loài thiên địch tiêu diệt sâu hại, và trồng thuỷ sản nước lợ đã trở nên phổ biến. điều hòa khí hậu địa phương (tiểu khí hậu) nhờ Nuôi tôm có năng suất cao với giá cả hấp dẫn tạo bầu không khí ẩm trong thời tiết khô ráo. trên thị trường quốc tế. Những đóng góp về Tuy nhiên, các chức năng này thường không kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá biển và các được ý thức rõ ràng cho đến khi rừng bị suy hình thức nuôi trồng ít ảnh hưởng tới môi thoái, dẫn tới việc các chức năng sinh thái của trường thường bị bỏ qua khi lợi ích kinh tế lớn chúng bắt đầu suy giảm, gây hậu quả giảm sản của các đầm nuôi trồng thủy sản lấn át. Tuy lượng nông nghiệp. Ví dụ, năm 2005 Tổ chức nhiên, thậm chí các đầm nuôi trồng thủy sản Nông lương Thế giới (FAO) ước tính tình trạng vẫn phải phụ thuộc vào các hệ sinh thái và các mất đất do xói mòn trên các vùng đất dốc của quá trình sinh thái vì chúng có vai trò điều Việt Nam là khoảng 2 tỉ tấn/năm. Thiệt hại kinh hoà số lượng và chất lượng nước và các chất tế kèm theo là rất lớn, do mất năng suất cây dinh dưỡng. trồng, phải nạo vét lòng sông, xử lý nước và lũ lụt. Việc bảo tồn sinh cảnh và hệ sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt Ngành thủy sản – đa dạng sinh học duy trì động của ngành thủy sản. Chỉ có duy trì tốt nghề cá các sinh cảnh cho các loài thuỷ sản và các hệ Năng suất của ngành thủy sản phụ thuộc một thống tự nhiên xung quanh, cũng như quản lý cách trực tiếp và gián tiếp vào đa dạng sinh học. bền vững việc khai thác nguồn tài nguyên này, Đa dạng sinh học cung cấp nguồn prôtein chính thì giá trị kinh tế của các ngành nghề thủy sản cho người dân Việt Nam. Ước tính nghề cá ở và sự tồn tại lâu dài của nó mới được cải Việt Nam mang lại nguồn thu nhập chính cho 8 thiện. triệu người và một phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người khác. Các hệ sinh thái rạn san hô và rừng ngập mặn là những tài sản lớn của quốc gia. Trong điều kiện tự nhiên, giá trị của chúng dựa trên: ƒ các sinh cảnh mà chúng cung cấp cho các loài sinh vật biển - một phần của năng suất đánh bắt thuỷ sản gần bờ; ƒ các tài nguyên sinh học (cá, cua, động vật thân mềm, củi đốt, gỗ xây dựng, dược liệu) là những tài nguyên được khai thác trực tiếp từ các hệ sinh thái này; ƒ chức năng chống bão của chúng cho bờ biển và dân cư ven biển. ƒ khả năng hấp thu và xử lý ô nhiễm, giữ trầm tích; ƒ sự bền vững và khả năng chống chịu do đa dạng sinh học ven biển mang lại cho nền kinh tế địa phương. Vịnh Vĩnh Hy ở miền Trung 15
  30. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Lâm nghiệp –các hệ sinh thái rừng mang lại kinh tế cho các cộng đồng nghèo sống trong cho nhiều ngành khác nhiều lợi ích còn bị và xung quanh các khu bảo tồn; (ii) ngăn đánh giá thấp chặn lũ lụt đối với các vùng hạ lưu và cung Giá trị của các sản phẩm rừng, như gỗ, song cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu; (iii) bảo vệ mây, hoa quả, cây thuốc, là dễ dàng nhận lưu vực của các đập thuỷ điện và cung cấp thấy và được các cộng đồng địa phương và cho các ngành công nghiệp nước sạch và các thị trường quốc tế và trong nước công năng lượng ổn định; (iv) bảo tồn tính đa nhận. Chẳng hạn, Việt Nam có tới 300 loài dạng sinh học nông nghiệp bản địa quan tre nứa, phần lớn các loài này có giá trị trọng và cung cấp bãi ươm cho các quần thể kinh tế đối với địa phương (Hộp 1.3). Theo cá; (v) hỗ trợ bảo tồn đa dạng di truyền, các Cục chế biến Nông lâm sản và Nghề muối - loài và cảnh quan cho các thế hệ mai sau Bộ NN&PTNT (2004), trong các năm 2001- (Bảng 1.2).25 2003, lượng lâm sản thu hoạch đạt khoảng 3 triệu m3 gỗ, 500.000 tấn tre và 20.000 tấn Hộp 1.3 Tre nứa ở Việt Nam lâm sản phi gỗ (ví dụ, nhựa thông, song mây, véc-ni, sao hồi, dầu thông và nhựa Tre nứa có lẽ là lâm sản ngoài gỗ quan trọng thông, quế và các loại cây thuốc). Năm nhất ở Việt Nam. Nó được dùng nhiều trong đời 2003, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 567 sống hàng ngày, cung cấp măng ăn, làm hàng triệu đôla Mỹ và ước tính đạt 1 tỉ đôla Mỹ mỹ nghệ và ván sàn xuất khẩu, làm nguyên liệu trong năm 2004. Hiện tại có khoảng 25 chế bột giấy. Tre nứa đã góp phần tích cực trong triệu người sống trong hoặc gần rừng và sự phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm khoảng 20% thu nhập hộ gia đình của họ là và phát huy vai trò quan trọng trong chương từ lâm sản phi gỗ. trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Chỉ 15 năm trước người ta cho rằng có 102 loài tre nứa thuôc 19 chi ở Việt Nam. Tuy nhiên vào năm Việc định lượng giá trị kinh tế của các sản 2003, các nhà thực vật của Viện Khoa học Lâm phẩm này và xác định những ai quan tâm nghiệp Việt Nam và Viện Điều tra Quy hoạch trả tiền cho chúng là khá dễ dàng. Giá trị Rừng, kết hợp với các chuyên gia phân loại tre của các chức năng sinh thái như cung cấp nứa của Trung Quốc đã phát hiên 23 loài tre mới nước sạch, ổn định sườn dốc và nhiều chức cho khoa học; 6 chi và 21 loài tre lần đầu tiên năng khác khó định lượng hơn. Cũng khó được ghi nhận ở Việt Nam. Phát hiện này cùng xác định được những người hoặc những với các phát hiện khác đã đưa tổng số loài tre cộng đồng hưởng lợi từ các chức năng này nứa của Việt Nam lên gần 150 loài. Nếu được theo các khu rừng cụ thể. Trên thực tế, có điều tra có hệ thống, số loài tre nứa của Việt Nam có thể cao tới 250-300 loài. nhiều người không biết được những công dụng của các hệ sinh thái. Vì những lý do đó, sự đóng góp của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân đã được đánh giá không đúng mức. Ước tính chính thức, đóng góp của ngành lâm nghiệp khoảng 1% GDP là chưa tính đến sự đóng góp của lâm nghiệp cho sản xuất công nghiệp, gỗ củi (đóng góp 7% cho nhu cầu năng lượng quốc gia), hoặc hàng loạt các hàng hoá và chức năng môi trường khác như hấp thu các bon và du lịch sinh thái. Con số đó cũng chưa tính đến các nguồn gỗ khai thác “trái phép”, là nguồn có thể chiếm tới 50% tổng lượng cung cấp gỗ tròn toàn quốc.24 Bảo vệ các hệ sinh thái rừng giúp cung cấp Nguồn: Vũ Văn Dũng, trong Việt Nam, Môi trường và nhiều giá trị gián tiếp cho các lĩnh vực phát Cuộc sống, 2004 triển, như,: (i) cung cấp “sự an toàn” về 25 ICEM (2003) Báo cáo Quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và 24 Bộ NN&PTNT (2005) Báo cáo Quốc gia tại phiên họp đầu tiên của phát triển: Đánh giá các khu bảo tồn và phát triển tại khu vực hạ lưu Mê Diễn đàn LHQ về Rừng, Việt Nam, tháng 1 2005. Kông. 16
  31. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Các giá trị văn hóa – sự phong phú và đa khỏe cá nhân. Nhu cầu thể hiện quyền lực và dạng của nền văn hóa gắn liền với đa dạng sức mạnh trong các xã hội truyền thống và sinh học hiện đại cũng góp phần quyết định hành vi này Mối quan hệ giữa con người, cảnh quan và của con người. Hiểu được hành vi sử dụng thiên nhiên được thể hiện qua những giá trị văn động, thực vật hoang dã dưới góc độ văn hóa hóa ở một mức độ sâu sắc nhất. Rất nhiều giá là một yêu cầu then chốt để tác động đến hành trị văn hóa đã tồn tại qua chiều dài lịch sử và vi đó và giữ nó trong một giới hạn bền vững. được chuyển từ những vùng nông thôn và rừng núi tới các vùng thành thị và xã hội hiện đại. Hộp 1.4 Các cảnh quan núi đá vôi – di sản Hiểu rõ những mối liên hệ khăng khít giữa môi văn hóa và tự nhiên của Việt Nam trường thiên nhiên và xã hội, hiểu được các mối quan hệ đó đã góp phần tạo nên các truyền Phong cảnh đặc trưng của các cảnh quan núi đá thống và phong tục tập quán như thế nào, và vôi được thấy rất rõ nét trong nhiều truyện cổ bằng cách nào nó có thể trở thành một động lực tích và truyền thuyết của Việt Nam, quen thuộc nhất là “Sự tích trầu cau” và “Đường lên trời”. mạnh mẽ trong việc sử dụng và duy trì đa dạng Trong truyện “Đường lên trời”, một người anh sinh học, là cực kỳ quan trọng đối với công tác hùng đã vượt qua nhiều núi đá vôi hiểm trở để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. lên được tới thiên đường mà anh ta hằng mơ ước. Phong cảnh những dãy núi đá vôi cũng Ở nhiều vùng thuộc miền Bắc và miền Trung được khắc họa rõ nét trong thơ ca và hội họa của Việt Nam, cảnh quan núi đá vôi rất phổ biến Việt Nam. Trong nhiều tác phẩm hội họa cổ và và được coi là những yếu tố quan trọng của di hiện đại của Việt Nam, phong cảnh núi đá vôi đã sản thiên nhiên của đất nước. Cảnh quan rất được lý tưởng hóa và gần như đã trở thành đặc thù của núi đá vôi đã đi vào chiều sâu văn khuôn mẫu. hoá của người dân Việt Nam. Việc gắn liền Núi đá vôi gắn liền với phật giáo và nho giáo, là văn hóa với thiên nhiên có thể được minh họa các tín ngưỡng căn bản nhất của nhiều người bởi một cảnh quan văn hóa do người Việt Nam Việt Nam. Nhiều đền chùa nổi tiếng đã được tạo dựng, qua hàng nghìn năm gắn bó giữa tín xây dựng trên các núi đá vôi. Chùa Hương là ngưỡng, tập quán và các hệ thống tự nhiên một ví dụ. Để tới được chùa chính phải đi (Hộp 1.4). thuyền trên suối, luồn lách qua nhiều khối núi đá vôi hùng vĩ, sau đó lại phải tiếp tục trèo lên các bậc đá đến khi mệt lử. Mỗi năm có tới hàng trăm Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam ngàn du khách đến thăm Chùa Hương. có các tín ngưỡng tôn giáo và tập tục truyền thống gắn với rừng, các giống loài và các hệ Quan niệm về vũ trụ của người Việt Nam coi sinh thái tự nhiên khác. Đây là lý do thúc đẩy trọng sự cân bằng âm dương, được tượng trưng bằng núi và nước (sơn, thủy). Vì vậy, nhiều gia họ bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù đã bị thu đình và công sở ở Việt Nam bày hòn non bộ làm nhỏ đáng kể về diện tích, song trong hơn 40 cảnh và làm bệ thờ. Hòn non bộ chính là hình năm qua, rừng “thiêng” vẫn đóng vai trò quan ảnh của núi đá vôi thu nhỏ, với mặt nước bao trọng trong cuộc sống của các cộng đồng thiểu quanh. số người Thái ở tỉnh Sơn La, và là một chủ để giáo dục và nỗ lực bảo tồn ở địa phương (Hộp 1.5). Một trong các lý do khiến cho việc sử dụng các loài động, thực vật hoang dã trở nên phổ biến xuất phát từ quan niệm của y học cổ truyền của Việt Nam, cho rằng để có sức khỏe tốt thì cơ thể cần phải được cân bằng, nhờ ăn các loài động, thực vật có tính nóng, lạnh khác nhau. Việc tìm giải pháp đối với việc khai thác không bền vững động thực vật hoang dã đòi hỏi phải phân tích các khía cạnh văn hóa và các giá trị bên trong của vấn đề. Hành vi của con người, nhiều khi là do yếu tố văn hóa thúc Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên Thế giới UNESCO đẩy, chứ không phải là do nhu cầu dinh dưỡng, hay dựa trên những hiểu biết khoa học về sức 17
  32. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1.5 Đa dạng sinh học và giảm nghèo những nguồn sống tốt cho người nghèo và là một “nguồn an sinh xã hội” nếu được quản Đa dạng sinh học và sinh kế cho người lý tốt và hỗ trợ về thể chế và kĩ thuật. Các nghèo gắn bó với nhau lợi ích từ các chức năng môi trường do rừng Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các cung cấp, các cơ hội việc làm trong lĩnh vực hệ sinh thái đó đáp ứng phần lớn các nhu cầu chế biến lâm sản và các lợi ích gián tiếp cơ bản của người nghèo ở nông thôn, như khác, như cải thiện sinh kế và đầu tư giảm lương thực, chất đốt, thuốc chữa bệnh và đói nghèo của Chính phủ cho các cộng đồng nước sinh hoạt. Chúng duy trì các chức năng sống trong và gần rừng, cũng có thể đóng sinh thái như ngăn chặn thiên tai mà người một vai trò quan trọng trong công tác xoá nghèo là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. đói giảm nghèo. Một phần, chiến lược này Nhận thức được và hiểu rõ giá trị này của đa cần giúp đỡ các cộng đồng nghèo sử dụng dạng sinh học đối với người nghèo có thể tốt hơn các nguồn tài nguyên liên quan tới giúp tạo ra các cơ hội kiếm sống, cải thiện các sinh kế cơ bản và nắm được các cơ hội điều kiện dinh dưỡng, sức khoẻ và cấp nước, thị trường. Điều quan trọng là chiến lược cũng như giảm tác động của thiên tai. này phải xây dựng các phương thức chi trả hiệu quả các khoản thu từ các dịch vụ sinh Các địa điểm quan trọng nhất về đa dạng thái, như một sự công nhận về mặt tài chính sinh học ở Việt Nam thường là những nơi mà sự đóng góp của các cộng đồng nghèo đối tác động của con người còn ở mức độ thấp, với bảo tồn đa dạng sinh học. như các khu rừng tự nhiên lớn còn lại (Bản đồ 1.6). Nhiều vùng đa dạng sinh học quan Hộp 1.5 Các khu rừng thiêng và bảo tồn trọng nằm ở những vùng cao xa xôi chỉ có đa dạng sinh học người dân tộc thiểu số sinh sống. Họ là những người nghèo nhất và dễ bị ảnh hưởng Một nghiên cứu tại các cộng đồng người Thái ở nhất ở Việt Nam. Trên 85% các khu bảo tồn tỉnh Sơn La cho thấy về mặt truyền thống họ ở Việt Nam nằm ở các vùng nghèo trung bình công nhận hai loại rừng thiêng. Loại thứ nhất là và rất nghèo.26 rừng để thờ, nơi mọi người thực hành lễ nghi tôn giáo. Do mất rừng, ngày nay kiểu rừng thiêng Sự xa cách với các vùng đô thị là một điều này đã suy thoái nặng nề với qui mô trung bình 2 kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, nhưng các là 1.000 m /cộng đồng. Tuy nhiên, rừng thiêng vùng sâu, vùng xa thường lại là những vùng vẫn đóng các vai trò tinh thần và văn hoá và có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục môi trường đối nghèo, nên luôn có sự mâu thuẫn nhất định với các thế hệ trẻ ở các vùng miền núi. Loại thứ giữa các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bảo hai là rừng ma và rừng làm nghĩa địa. Mỗi bản tồn đa dạng sinh học. Các vùng sâu, vùng xa làng có khoảng 5 hecta rừng ma được bảo vệ tốt giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng và được người dân địa phương tôn trọng. Có là nơi có nhiều người nghèo nhất và chịu nhiều khoảng 12.000 hecta rừng ma ở tỉnh Sơn La thiệt thòi nhất. Việc thiếu các lựa chọn kinh tế được người dân địa phương bảo vệ thông qua thay thế, cùng với việc gắn chặt với các tập luật truyền thống của người Thái cùng những quán, tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đã qui định mới của bản làng. Nếu quản lí thích khiến cho các cộng đồng thiểu số phụ thuộc đáng, các rừng thiêng có thể tiếp tục đóng góp nặng nề vào các điều kiện tự nhiên. Do đó, đáng kể cho việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học có học. Ngành lâm nghiệp và địa chính nên đề tác động qua lại chặt chẽ với các công tác cập vấn đề này khi xây dựng ngân sách. giảm nghèo (Hộp 1.6). Nguồn: Hoàng Việt Anh và cộng sự (2003) Mối liên hệ giữa rừng thiêng và bảo tồn đa dạng sinh học: Có nhiều phương pháp khác nhau để vừa sử Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Sơn La, Trung tâm dụng tài nguyên rừng vừa hỗ trợ xoá đói Nghiên cứu Sinh thái Rừng và Viện Khoa học Môi giảm nghèo. Trong đó có việc duy trì độ che trường Rừng Việt Nam, dự án do TREELINK- APAFRI. phủ và chất lượng rừng, mặc dù trong những trường hợp khác, mối quan hệ này kém rõ ràng hơn. Gỗ và các lâm sản phi gỗ có thể là 26 ICEM, 2003. Báo cáo Khu vực về các Khu bảo tồn và Phát triển. Đánh giá các khu bảo tồn và phát triển tại khu vực hạ lưu Mê Kông. Indooroopily, Queensland, Australia 18
  33. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trả tiền cho người nghèo để duy trì các chức Hộp 1.6 Tăng cường trọng tâm giảm nghèo trong năng của hệ sinh thái Chiến lược ngành lâm nghiệp Việt Nam Trả tiền cho các hoạt động bảo tồn là một hướng rộng mở, tạo cơ hội cho người nghèo Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các cộng đồng tham gia vào các hoạt động giảm nghèo. sinh sống trong các vùng đệm tăng thêm thu Các khó khăn này gồm: các luật quốc gia được thực thi nhập. Ví dụ như trả tiền cho cá nhân hay như thế nào tại địa phương; các lợi ích gì dành cho cộng đồng để họ trồng cây, bảo vệ vùng đầu người địa phương; phân chia trách nhiệm giữa các cơ nguồn. Ở Việt Nam, hoạt động này đã được quan quản lý; thiếu nguồn tài chính thích đáng để hỗ trợ cải cách chính sách; những sự khác biệt về văn hoá thực hiện thông qua các chương trình 327 và cách giải thích các hoạt động. Các phương pháp tiếp (1992), 556 (1995) và Chương trình trồng 5 cận thành công trong công tác giảm nghèo bao gồm: triệu hecta rừng (661). Chính phủ đã cố gắng • Chia sẻ các lợi ích bình đẳng hơn để tạo điều kiện khuyến khích những người nghèo nhất tham cho công tác đồng quản lý các nguồn tài nguyên gia vào các chương trình này. Các chương rừng; trình này đến nay đã giúp che phủ được 1,6 • Kiểm soát tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng được triệu hecta và thu hút 270.000 hộ gia đình vận chuyển qua các cộng đồng địa phương; tham gia. 27 Các chương trình này cũng đã • Minh bạch hơn trong quá trình giao đất lâm nghiệp; kết hợp tạo điều kiện cho công tác xoá đói • Thực hiện hiệu quả các qui định về chia sẻ lợi ích; 28 • Các động cơ quản lý, bảo vệ rừng, cùng các biện giảm nghèo. pháp thực thi pháp luật phù hợp; • Xây dựng năng lực và nghiên cứu để xác định cách Với dân số đông tập trung tại các vùng ven quản lý rừng tốt nhất đem lại đa lợi ích; biển, sống dựa vào nghề cá và đa dạng sinh • Khắc phục các rào cản thể chế về buôn bán lâm sản học biển và ven bờ, các tác động tiêu cực lâu mà có tác động ngược lên những người sản xuất lâm nghiệp qui mô nhỏ. dài của việc quản lý kém hiệu quả biển và ven bờ có thể gây ra những tác động bất lợi Bốn chiến lược chính cần được xây dựng để cải thiện cho các nhóm người nghèo phụ thuộc vào tài đời sống của người nghèo thông qua quản lý rừng. Đó nguyên. Ví dụ, các vùng đất ngập nước ven là: Phát triển các loài bản địa có giá trị cao; tập huấn cho người dân từ miền núi về quản lý rừng; phát triển biển đã bị mất rất nhiều rừng ngập mặn, làm vai trò của các ngành sản xuất – chế biến lâm sản qui giảm trữ lượng cá, mất nguồn chất đốt, gỗ mô nhỏ, như các ngành thủ công; phát huy vai trò của xây dựng cũng như khả năng ngăn cản bão, việc thu phí dịch vụ môi trường nhằm tạo nguồn thu lụt. Tình trạng nghèo đói tiếp tục sẽ làm tăng bổ sung cho các cộng đồng địa phương. sức ép đối với các nguồn tài nguyên biển và Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2005), Shranks, E. và sự xung đột giữa những người sử dụng. S.O’Reilly. Tăng cường Trọng tâm Giảm nghèo trong Chiến lược ngành lâm nghiệp. Hà Nội, Ngân hàng Thế giới 27 Bộ NN&PTNT (2001) Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, Báo cáo Tổng hợp. Hà Nội, Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ NN&PTNT. 28 Sundelin, W.D. và Huỳnh Thu Ba (2005), Xoá đói Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam, CIFOR, Inđônêsia. 19
  34. CHƯƠNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bản đồ 1.6 Nghèo đói và các khu bảo tồn ở Việt Nam 20
  35. CMYK CMYK ChæångChæång 22 CaïcCaïc xuxu hæåïnghæåïng vaìvaì CaïcCaïc mäúimäúi âeâe doaûdoaû âäúiâäúi våïivåïi ÂaÂa daûngdaûng SinhSinh hoüchoüc
  36. CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC 2.1 Các xu hướng của hệ sinh thái ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến cho tình trạng nghèo đói và thất Các hệ sinh thái rừng - độ che phủ rừng tăng nghiệp ở khu vực nông thôn càng đáng lo lên nhưng chất lượng rừng đang suy giảm hơn”.30 Cách đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu chất lượng cao, che phủ Bảng 2.1 Độ che phủ rừng Việt Nam 1995-2004 gần như cả nước. Năm 1943, độ che phủ Năm 1995 1999 2004* rừng giảm xuống chỉ còn 14,3 triệu hecta, Độ che 28,2 33,1 37,3 hoặc 43% diện tích lãnh thổ. Kể từ đó, rừng phủ rừng không ngừng suy giảm với một tốc độ (%) nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm Tổng diện 9,3 10,9 12,3 chiến tranh và giai đoạn 1976 – 1985. tích rừng Chính phủ ước tính tới năm 1990, độ che (triệu ha) phủ rừng đã giảm xuống còn 10,88 triệu Rừng tự 8,2 9,4 10,1 hecta, hoặc 28,2 %. Từ năm 1993, các nhiên (triệu ha) chương trình quốc gia lớn như 327, 556 và Rừng 1,1 1,5 2,2 661 đã đẩy mạnh phủ xanh, tái trồng rừng trồng và cải thiện công tác quản lý rừng, góp (triệu ha) phần làm xoay chuyển chiều hướng tiêu cực Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2001 và 2005. Báo cáo Kết quả đó. Theo thống kê chính thức năm 2004, độ tổng kiểm kê rừng toàn quốc. Ban chỉ đạo điều tra trung che phủ rừng đã tăng tới 12,3 triệu hecta ương. Hà Nội, tháng 1/2001; và Quyết định số hoặc 37,3% (Bảng 2.1 và Bản đồ 2.1).29 1116/QD/BNN-KL ngày 18/5/2005 của Bộ trưởng Bộ NN Chương trình 5 triệu hecta rừng (hay 661) và PTNT về công bố diện tích rừng và đất chưa sử dụng toàn quốc năm 2004. nhằm mục đích tái lập độ che phủ 43% vào * Xem chú thích 29 ở cuối trang năm 2010. Hình 2.1 Thay đổi trong thành phần rừng tự Tuy nhiên, chất lượng của các khu rừng tự nhiên 1990-2004 nhiên tiếp tục bị suy giảm và bị chia cắt. Hơn hai phần ba diện tích rừng của Việt 12 Nam là rừng nghèo hoặc rừng đang phục 10 Rõng phôc håi/th−a/ hồi, trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ nghÌo - Nhãm IIIa1, chiếm 3,4% (năm 2000) và 4,6% (năm 8 IIa, Iib Rõng kÝn tõng phÇn 2004) tổng diện tích rừng (Hình 2.1). Hầu 6 chÊt l−îng trung b×nh Nhãm IIIa2 như không còn các khu rừng ở các vùng 4 Rõng kÝn/giµu thấp với tính đa dạng sinh học còn nguyên tÝchDiÖn (triÖu hecta) Nhãm IIIa3, IV 2 vẹn. Các cơ hội để phục hồi hoàn toàn đang 0 giảm đi nhanh chóng vì các vùng rừng giàu 1990 2000 2004 đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ. Nguồn: Viện ĐTQHR/Bộ NN và PTNT, 2005 Năm 2005, đoàn đại biểu Chính phủ đi dự kì họp lần thứ 5 của Diễn đàn LHQ về rừng đã báo cáo rằng: bên cạnh tình trạng mất rừng, hàng năm hàng nghìn hecta rừng đang bị suy thoái – “mất rừng và suy thoái rừng là những nguyên nhân chính gây hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất, tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và các thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, như gây lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, gây khó khăn trong lĩnh vực cung 29 Bộ NN&PTNT, Thống kê chính thức: Một nửa số này tăng do tăng diện tích trồng rừng, làm giảm giá trị đa dạng sinh học. Những thay đổi trong các phương pháp được sử dụng để đo đếm độ che phủ rừng cũng 30 Bộ NN&PTNT (2005) Báo cáo Quốc gia tại kì họp thứ 5 Diễn đàn góp phần làm tăng con số về độ che phủ rừng. LHQ về Rừng, Việt Nam, tháng 1/2005. 22
  37. CH��NG 2: CÁC XU H��NG VÀ CÁC M�I �E D�A ��I V�I �A D�NG SINH H�C CH��NG 2: CÁC XU H��NG VÀ CÁC M�I �E D�A ��I V�I �A D�NG SINH H�C B�n �� 2.1 B B�n �� 2.1 � n CH �� THAY ��I �� CHE PH� R�NG VI�T NAM TRÊN ��T LI�N TRONG GIAI �O�N 1983 - 2004 �� 2.1 2.1 THAY ��I �� CHE PH� R�NG VI�T NAM TRÊN ��T LI�N TRONG GIAI �O�N 1983 - 2004 THAY NG 2: CÁC XU H �� I � � CHE PH �� � R NG VÀ CÁC M � PhòngB d v b trình trình bàyb trên màus b Pháp lýPháp c � � � � NG VING t t k t t k i các i ng b � � � s s � c, � � ��� n � phánquy ch � �� n �� a a b a a danhvà b �� ng ranhng gi � này.Các p p thu � c t t k � � n a Ngân a hàngTh � � � � vùng lãnhvùng th � nhay ch ò nàykhông bao hàm t nào nào t T NAM TRÊN �� NAM T � ��� � i t t k � �� ó. ng ranhng gi � thông thông tin khác � i v i p p nh � � i i hi nào, ho � � gi n n nào � n tr � � i, i xây i � �� � ng c � i I � E D T LI � A N TRONG�NGIAI �� I V � I � A D � O � � Phòng B�n �� c�a Ngân hàng Th� gi�i xây Phòng B�n �� c�a Ngân hàng Th� gi�i NG SINH H d�ng b�n �� này. Các ���ng ranh gi�i, xây d�ng b�n �� này. Các ���ng ranh N 1983 - 2004 - 1983 N màu s�c, ��a danh và b�t k� thông tin khác gi�i, màu s�c, ��a danh và b�t k� thông tin trình bày trên b�n �ò này không bao hàm khác trình bày trên b�n �ò này không bao b�t k� s� phán quy�t nào ��i v�i hi�n tr�ng hàm b�t k� s� phán quy�t nào ��i v�i Pháp lý c�a b�t k� vùngPhòng lãnh thB�� nnào,�� ho c��ac Ngân hàng Th� gi�i xây hi�n tr�ng Pháp lý c�a b�t k� vùng lãnh Phòng B�n �� c�a Ngân hàng Th� gi�i b�t k� s� ch�p thu�n hayd� ngch� bp �nhn ���n nào này. �� Cáci ���ng ranh gi�i, th� nào, ho�c b�t k� s� ch�p thu�n hay xây d�ng b�n �� này. Các ���ng ranh v�i các ���ng ranh gi�i �ó. ch�p nh�n nào ��i v�i các ���ng ranh màu s�c, ��a danh và b�t k� thông tin khác gi�i �ó. gi�i, màu s�c, ��a danh và b�t k� thông tin trình bày trên b�n �ò này không bao hàm khác trình bày trên b�n �ò này không bao b�t k� s� phán quy�t nào ��i v�i hi�n tr�ng hàm b�t k� s� phán quy�t nào ��i v�i Pháp lý c�a b�t k� vùng lãnh th� nào, ho�c hi�n tr�ng Pháp lý c�a b�t k� vùng lãnh g PhòngB ch khác khác trình bàyb trên xâyd th gi hàmb hi i � � � � � b�t k� s� ch�p thu�n hay ch�p nh�n nào ��i th� nào, ho�c b�t k� s� ch�p thu�n hay ntr nào,ho i i, màu i, s p p nh � � � ó. � v�i các ���ng ranh gi�i �ó. ch�p nh�n nào ��i v�i các ���ng ranh � ng b ng t t k 9 ng Phápng lý c 23 � 23 � n n nào gi�i �ó. C n � s � � � �� c, c c b n � phán quy c �� �� �� � � t t k a a danhvà b này.Các a Ngân a hàngTh i v i � � s � � a a b icác � n ch � � � ò này không bao t nào nào t t t k � ��� ��� p p thu � � t t k vùng lãnhvùng �� ng ranhng ng ranhng � � thông tin iv � nhay gi � � i i 23 23
  38. CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC Các hệ sinh thái biển và ven bờ - rừng ngập Hình 2.2 Thay đổi diện tích rừng ngập mặn ở mặn đang ổn định nhưng hệ san hô và nguồn Việt Nam trong giai đoạn 1943 – 1999 lợi thủy sản tiếp tục bị suy thoái 500000 Các khu rừng ngập mặn có vai trò trọng yếu 408500 đối với sự bền vững của ngành thủy sản của 400000 Việt Nam vì đây là sinh cảnh của nhiều loài 290000 252000 cá biển, cá rạn san hô và giáp xác. Do đó, 300000 điều đáng quan ngại là các khu rừng ngập 156608 200000 mặn của Việt Nam đã và đang bị suy thoái (ha) tÝch DiÖn nghiêm trọng. Trong giai đoạn từ 1943 đến 100000 1999, diện tích rừng ngập mặn trên phạm vi toàn quốc đã giảm từ 409.000 ha xuống 0 1943 1962 1982 1999 155.000 ha, tương đương với 62%, trước hết do sự tàn phá của chiến tranh, và sau đó là do N¨m việc phát triển hàng loạt các vùng nuôi tôm. 31 Nguồn: Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. Dự án (Biểu 2.2). ngăn chặn suy thoái môi trường vùng biển Đông và vịnh Thái Lan, Hợp đồng rừng ngập mặn, 2005. Từ năm 1991 đến 2001, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng biển và ven bờ ở Việt Nam tăng gần gấp đôi.32 Tỉ lệ mất rừng ngập mặn do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985-2000 ước tính 15.000ha/năm33. Tuy nhiên, rừng ngập mặn đã được cố gắng trồng lại ở một số nơi. Ví dụ, khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nằm ở huyện ven biển phía nam thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành một trong những điểm phục hồi rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Khu này có diện tích 75,740 ha, gồm chủ yếu là rừng ngập mặn, với trên 200 loài động vật và thực vật nước mặn và nước lợ. Một dự án đất ngập nước ven biển do Ngân hàng Thế giới tài trợ đang bảo vệ và phát triển các rừng ngập mặn ở bốn Rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy (một khu Ramsar) tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Việc chặt hạ các rừng ngập mặn hiện nay đã được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tháng 9 năm 2005, sự thiệt hại đối với đê biển ở một số tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey (có tên Việt Nam là bão số 7) đã chứng minh vai trò bảo vệ của rừng ngập mặn đối với bờ biển, điều các nhà khoa học Việt Nam đã cảnh báo từ lâu. Đợt kiểm kê toàn quốc gần đây nhất về rừng ngập mặn là vào năm 1999. Nhiều dữ liệu về các điểm cụ thể cho thấy việc kiểm soát phối hợp và các chương trình trồng rừng ngập mặn ở tất cả các vùng đã làm chậm lại quá trình suy giảm rừng trong một vài năm qua. 31 Bộ NN&PTNT (2004) Nhóm Hỗ trợ Quốc tế. Tóm tắt Hàng năm số 13 – tháng 8/ 2004 32 Bộ Thủy sản (2001) Chiến lược ngành Thủy sản 2000-2010. Hà Nội: Bộ Thủy sản. 33 Võ Sỹ Tuấn, 2005. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Khai thác, Chế biến và Dịch vụ hậu cần nghề cá, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 24
  39. CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC Trong vòng 10 năm trở lại đây, trên 200 khu Các vùng đất ngập nước- đang bị chuyển đổi vực san hô dọc bờ biển Việt Nam đã được nhanh sang mục đích sử dụng khác khảo sát. Các khảo sát này đã cho thấy, nhìn Các hệ sinh thái cửa sông bị ảnh hưởng bởi ô chung, độ che phủ trung bình của san hô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt, nạo vét thấp. Theo đánh giá của English và nnk sông, xây dựng đập, các phương pháp đánh (1997),34 chỉ có 1% rạn san hô là ở trong điều bắt thủy sản mang tính hủy diệt, và mất các kiện tốt (độ che phủ >75%), trong khi đó trên sinh cảnh ven bờ. Ví dụ, trong thế kỷ 19, 30% ở trong điều kiện kém (độ che phủ đồng bằng sông Mê Kông đã từng có các <25%). Các rạn san hô có độ che phủ trung vùng đất ngập nước và rừng xen kẽ, trải rộng bình chiếm khoảng 41% và các rạn có độ che trên 3,9 triệu ha. Hiện nay, khu vực này đã là phủ trên trung bình chiếm 26%. Các rạn san cánh đồng lúa, đầm tôm và phục vụ các mục hô nằm ở ngoài khơi hoặc xa các khu có dân đích sử dụng khác của con người, các vùng cư sinh sống có thể vẫn còn ở trong điều kiện đất ngập chỉ còn lại ở dạng mảnh nhỏ cô lập, tương đối tốt. Độ che phủ của san hô sống ở không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, chủ những rạn tại những khu vực phân bố chủ yếu bị nhiễm phèn 38 Những vùng đất ngập yếu trong vùng biển của Việt Nam đã và nước còn lại đang phải chịu áp lực năng nề đang suy giảm. Ở một số nơi độ che phủ của bởi các hoạt động của con người. Một số san hô đã giảm 30%. Xu hướng chung là sự vùng có thể sẽ bị mất nốt nếu xu hướng này suy thoái san hô sẽ diễn ra trên quy mô vẫn còn tiếp diễn.39 lớn.35. Tương tự, các thảm cỏ biến và sinh cảnh biển Hộp 2.1 Các xu hướng của ngành thủy sản khác cũng đang bị suy giảm, đe dọa sinh kế nước ngọt. của các cộng đồng phụ thuộc vào các tài nguyên này. Hậu quả của việc các rạn san hô Trong quá khứ, nghề cá nước ngọt có tầm quan bị suy thoái và khai thác quá mức là sự đa trọng đối với nền kinh tế đất nước tại nhiều khu vực. Trong những năm 70, có tới 70 hợp tác xã dạng, cũng như trữ lượng của các loài kinh tế đánh cá với sản lượng nhiều nghìn tấn/năm. Tuy và sinh vật cảnh đã suy giảm, như tôm hùm nhiên, việc khai thác quá mức đã dẫn tới tình (Panulirus sp.), hải sâm, (Holothuria trạng suy kiệt nguồn tài nguyên này làm cho scabra), ốc tù và (Hemafusus colosseus), bào nhiều hợp tác xã phải giải thể. Đánh bắt nội địa ngư (Haliotes spp.), điệp (Chalamys spp.), (trên các sông, hồ, đập, và ruộng lúa) vẫn có ý mực (Loligo spp.) sò (Tridacna maxima).36 nghĩa quan trọng đối với cư dân nông thôn tại nhiều nơi. Nguồn số liệu chính về nghề cá nội Các nguồn lợi thủy sản đang suy giảm, đặc địa do Tổng cục Thống kê cung cấp, cho thấy biệt đối với các hệ sinh thái thủy sinh trong sản lượng cao nhất là 244.000 tấn vào năm đất liền và gần bờ, đe dọa tới sự tồn tại của 2001, giảm xuống còn 209.000 vào năm 2003, một số loài. Điều này có thể thấy rõ ở ngành có thể là do hạn hán và do môi trường vùng hải sản. Hiện nay một ngư dân phải mất công thượng lưu bị thay đổi. Các con sông của Việt gấp đôi để bắt được một tấn cá so với năm Nam nói chung đều có năng suất sinh học cao. 1990 (Hình 2.3). Tương tự, các nghiên cứu Chẳng hạn sông Mê Kông cung cấp 30.000 tấn về bốn con sông ở miền bắc đã cho thấy giờ cá hằng năm, và có thể đạt tới 48.000 tấn tại 250 đây người dân phải đi xa hơn, so với 10-20 xã (theo Quy hoạch Tổng thể của Bộ Thủy sản). Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc, năm trước đây, để bắt cá, lượng cá bắt được nơi có trước kia có năng suất cao, giờ đây hầu hàng ngày ít đi, và cá bắt được cũng có kích 37 như không còn cá, do các biện pháp kiểm soát lũ thước nhỏ hơn trước (Hộp 2.1). lụt diện rộng và mất các vùng đẻ và ươm cá con. 34 English, S. C. Wilkinson và V. Baker (1997) Hướng dẫn điều tra Tài nguyên biển Nhiệt đới. Viện Khoa học biển Australia, Townsville, Australia. 35 Võ Sỹ Tuấn, 2005. “Kế hoạch Hành động Quốc gia về quản lý rạn san hô ở Việt Nam tới năm 2015”, được trình bày ở Cuộc họp lần thứ 6 của Nhóm công tác vùng về tiểu hợp phần San hô của dự án UNEP/GEF: “Đảo ngược xu hướng suy thoái môi trường ở Đông Nam Á và Vịnh Thái Lan” Masinloc, Philippines, 22 – 25/8/2005, Dự án Biển Đông của 38 Buckton, S. T. và Safford, R. J. (2004) Khu hệ chim đồng bằng sông UNEP, GEF. Mekong của Việt Nam. Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế 14: 279-322. 36 Võ Sỹ Tuấn (2002) Hợp phần San hô – Ngăn chặn sự Suy thoái Môi 39 Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế và VSTTNSV (1999) Những vùng đất trường ở Đông Nam Á và vịnh Thái Lan ngập nước trong sự cân bằng:một chiến lược hướng tới sự cân bằng và 37Dựa vào các điều tra RRA dọc bốn dòng sông chính (Lô, Đà, Se San và hài hòa trong quản lý tài nguyên đất ngập nước. Hà Nội: Tổ chức Bảo tồn Đồng Nai) Chim Quốc tế và Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật. 25