Báo cáo Nghiên cứu xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học - Bùi Thị Vụ

pdf 43 trang huongle 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học - Bùi Thị Vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_xu_ly_nuoc_thai_giau_hop_chat_nito_tren_t.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học - Bùi Thị Vụ

  1. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP MỞ ĐẦU Ô nhiễm nƣớc là vấn đề lớn của toàn cầu. Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc bao gồm nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Các chất ô nhiễm trong nƣớc bao gồm hữu cơ và vô cơ. Nƣớc thải chứa hàm lƣợng hữu cơ cao bao gồm nƣớc thải từ sinh hoạt, nƣớc thải chế biến thực phẩm, nƣớc thải các lò giết mổ, . Nƣớc thải chứa một số kim loại nặng là từ công nghiệp mạ điện và một số ngành khác. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp nên các hoạt động sản xuất liên quan đến các sản phẩm từ nông nghiệp nhƣ chế biến thực phẩm, sản xuất sữa, sản xuất thịt, lò giết mổ. Nƣớc thải thƣờng chứa cacbon hữu cơ (đƣờng, dầu, polysacarit, ) và + nitơ hữu cơ (protein, axit amino và hợp chất NH4 ). Các hợp chất cacbon hữu cơ và nitơ hữu cơ đều có thể xử lý bằng phƣơng pháp sinh học nhƣ hiếu khí và kị khí. Ngày nay, nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng nên lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc ngày càng lớn. Đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện để tối ƣu hóa về chi phí và kỹ thuật vận hành nhằm xử lý nƣớc thải và đƣợc ứng dụng trong thực tế rất nhiều. Ngày nay, khoảng 80% các nhà máy xử lý nƣớc thải sinh hoạt sử dụng phƣơng pháp bùn hoạt tính bởi vì hiệu quả xử lý cao và đòi hỏi diện tích mặt bằng nhỏ. Tuy nhiên, phƣơng pháp bùn hoạt tính đòi hỏi tiêu thụ năng lƣợng lớn và hiệu quả loại bỏ các hợp chất nitơ thấp, Phƣơng pháp hiếu khí sử dụng thiết bị đĩa quay sinh học (RBC – Rotating biological contractor) đã đƣợc ứng dụng để xử lý nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải bệnh viện bởi vì chi phí thấp và dễ dàng vận hành. Hiện nay, các cơ sở sản xuất thải ra môi trƣờng lƣu lƣợng nƣớc thải chứa hợp chất nitơ cao. Vì vậy, nghiên cứu để đƣa ra phƣơng pháp tối ƣu trong xử lý nƣớc thải giàu hợp chất nitơ là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học là: “Nghiên cứu xử lý nƣớc thải giàu hợp chất nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học” ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 1
  2. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI GIÀU HỢP CHẤT NITƠ [4,5] 1.1.1. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc sinh hoạt Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ đƣợc phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và một số ngành công nghiệp nhƣ: chế biến lƣơng thực, thực phẩm, sản xuất giấy, dệt nhuộm, và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cƣ nhƣ: khu vực đô thị, trung tâm thƣơng mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Thông thƣờng, nƣớc thải sinh hoạt của hộ gia đình đƣợc chia làm hai loại chính: nƣớc đen và nƣớc xám. Nƣớc đen là nƣớc thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nƣớc xám là nƣớc phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trƣng thƣờng thấy ở nƣớc thải sinh hoạt là BOD5, COD, nitơ và photpho. Trong nƣớc thải sinh hoạt, hàm lƣợng N và P rất lớn, nếu không đƣợc loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nƣớc thải bị phú dƣỡng – một hiện tƣợng thƣờng xảy ra ở nguồn nƣớc có hàm lƣợng N và P cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nƣớc trở nên ô nhiễm. Trong nƣớc thải sinh hoạt, nitrat và nitrit có hàm lƣợng rất thấp do lƣợng oxy hòa tan và mật độ vi sinh tự dƣỡng thấp. Thành phần amoni chiếm 60 – 80% hàm lƣợng nitơ tổng trong nƣớc thải sinh hoạt. Nồng độ hợp chất nitơ trong nƣớc thải sinh hoạt biến động theo lƣu lƣợng nguồn nƣớc thải: mức độ sử dụng nƣớc của cƣ dân, mức độ tập trung các dịch vụ công cộng, thời tiết, khí hậu trong vùng, tập quán ăn uống sinh hoạt (thức ăn nguộn, tự nấu nƣớng), thay đổi mạnh theo chu kỳ thời gian ngày tháng cũng nhƣ mức sống và tiện nghi của cộng đồng. Mức độ ô nhiễm nitơ và photpho trong nƣớc thải từ bếp nấu ăn và từ các bể phốt cao hơn so với các giá trị chung của nƣớc thải sinh hoạt. Đặc trƣng về nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thể hiện trong bảng 1.1. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 2
  3. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Bảng 1.1. Đặc trƣng ô nhiễm nƣớc thải sinh hoạt [1] Nồng độ Thành phần Đơn vị Khoảng Đặc trƣng Chất rắn tan mg/l 350-1200 800 Cặn không tan mg/l 100-350 210 BOD mg/l 110-400 210 TOC mg/l 80-240 160 COD mg/l 250-1000 500 T-N mg/l 20-85 35 NH3-N mg/l 12-50 22 T-P mg/l 4-15 7 P-hữu cơ mg/l 1-5 2 P-vô cơ mg/l 3-10 5 Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nƣớc, việc xử lý nƣớc thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nƣớc và có thể đƣa nƣớc vào nguồn tiếp nhận hoặc đƣa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý thích hợp thƣờng đƣợc căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nƣớc thải. Các phƣơng pháp chính thƣờng đƣợc sử dụng trong các công trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt là: phƣơng pháp hóa học, phƣơng pháp hóa lý, và phƣơng pháp sinh học. 1.1.2. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc công nghiệp Ô nhiễm do hợp chất nitơ từ sản xuất công nghiệp liên quan chủ yếu tới chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón hay trong một số ngành nghề đặc biệt nhƣ mủ cao su, chế biến tơ tằm, thuộc da. Chế biến thực phẩm thải một lƣợng đáng kết hợp chất hữu cơ dễ phân hủy liên quan đến các loại thực phẩm chứa nhiều đạm: chế biến thủy hải sản, giết mổ và sản xuất thức ăn từ các loại thịt, sữa, đậu, nấu. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc gồm các công đoạn sản xuất các sản phẩm đông lạnh và đồ hộp, tỉ lệ các sản phẩm trên phụ thuộc vào nhu cầu của thị ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 3
  4. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP trƣờng và trình độ phát triển công nghệ của từng nƣớc. Giai đoạn đầu của quá trình chế biến là vệ sinh, giết, mổ, loại bỏ các phần thải. Các công đoạn kể trên thƣờng đƣợc thực hiện trong nƣớc hoặc đƣợc rửa bằng nƣớc với lƣợng khá lớn. Nƣớc thải từ khâu giết mổ chứa một lƣợng lớn máu, mỡ, phân cùng các mảnh vụn thịt, nƣớc thải từ khâu giết mổ đƣợc thu gom cùng với nƣớc vệ sinh dụng cụ hoặc nhà xƣởng. Nồng độ hợp chất nitơ trong nƣớc thải công nghiệp đƣợc thể hiện trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Nồng độ nitơ tổng trong nƣớc thải công nghiệp [4] Nguồn Nồng độ nitơ (mg/l) (khoảng - Giết mổ 115 - Chế biến thịt 76 - Chế biến + Cá da trơn 33 (28-50) + Cua 94 (58-138) + Tôm 215 (164-266) + Cá 30 - Chế biến rau, quả, đồ uống 4 - Bột, sản phẩm khoai tây 21 (5-40) - Rƣợu vang 40 (10-50) - Hóa chất, phân bón + NH3-N 1270 - +NO3 -N 550 Nguồn tiếp nhận nƣớc thải ô nhiễm làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nƣớc, gây mất cân bằng sinh thái. Ngoài ra quá trình phân tán các hợp chất N, P, K, C sẽ làm tăng dinh dƣỡng trong nƣớc, dẫn đến sự tăng sinh khối và làm tăng nhu cầu sử dụng oxi hòa tan. Kết quả là làm cho nƣớc bị nghèo oxi, làm mất cân bằng dinh dƣỡng, gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng trong nƣớc. Các chất này phân hủy làm cho nƣớc có độ đục cao, do đó giảm quá trình quang hợp của thực vật trong nƣớc. Chính vì vậy vấn đề xử lí nƣớc thải sao cho giảm sự ô nhiễm môi trƣờng tới mức thấp đang là vấn đề trở nên cấp bách cho toàn xã hội. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 4
  5. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP 1.1.3. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc nông nghiệp Canh tác nông nghiệp về nguyên tắc phải bón phân đạm và lân cho cây trồng vì các yếu tố trên thiếu trong đất trồng trọt. Trong rất nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta còn sử dụng nguồn nƣớc thải để tƣới nhằm tận dụng lƣợng hợp chất nitơ trong đó để làm phân bón cho cây trồng. Cây trồng hấp thụ không hết lƣợng phân bón nên nó đƣợc phân hủy, rửa trôi hoặc tạo thành dạng không tan. Khi sử dụng urê bón cho lúa nƣớc có thể mất 30-40% do bị rửa trôi, thấm vào đất hay bị phân hủy ngoài môi trƣờng. Trong nƣớc, urê rất dễ bị thủy phân tạo thành amoniac và cacbonic: CO(NH2)2 + H2O CO2 + 2NH3 Khi amoniac tồn tại trong nƣớc sẽ bị thủy sinh vật khác nhƣ rong, tảo, rêu, cỏ dại hấp thu và một phần chuyển thành dạng hợp chất khác nhƣ nitrat do hoạt động của vi sinh vật. Nguồn gốc nƣớc thải phát sinh do chăn nuôi gia cầm, gia súc có lƣu lƣợng nhỏ hơn so với nƣớc thải sinh hoạt, chủ yếu là nƣớc tắm rửa và vệ sinh chuồng trại. Nƣớc thải từ chuồng trại chăn nuôi chứa một lƣợng chất rắn không tan lớn: phân, rác tƣơi, bùn đất, thức ăn thừa rơi vãi, các hợp chất hữu cơ chứa nitơ đƣợc tác ra từ các chất rắn khi gặp nƣớc. Nồng độ tạp chất trong nƣớc thải chuồng trại cao hơn 50 -150 lần so với mức ô nhiễm của nƣớc thải đô thị, nồng độ hợp chất nitơ nằm trong khoảng 1500 – 2500mgN/l. 1.2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI 1.2.1. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học [1,2] Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng để xử lí sơ bộ nƣớc thải trƣớc khi xử lí bằng phƣơng pháp hóa học, hóa lí hay sinh học. Trong nƣớc thải thƣờng có các loại tạp chất rắn có kích cỡ khác nhau bị cuốn theo nhƣ rơm cỏ, mẩu gỗ, bao bì chất dẻo, giấy, Ngoài ra, còn có các loại hạt lơ lửng dạng huyền phù rất khó lắng. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 5
  6. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Các công trình xử lý cơ học đƣợc áp dụng rộng rãi là: song/lƣới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, khuấy trộn, bể lắng, bể tuyển nổi. Mỗi công trình đƣợc áp dụng đối với từng nhiệm vụ cụ thể. 1.2.2. Phƣơng pháp hóa lý [2,3] Bản chất của phƣơng pháp hóa lý trong quá trình xử lý nƣớc thải bằng hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đƣa vào nƣớc thải chất phản ứng với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dƣới dạng cặn hoặc các chất hòa tan nhƣng không gây độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng. Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng các phƣơng pháp cơ học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh. Phƣơng pháp này bao gồm: đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ . Quá trình lắng cơ học chỉ tách đƣợc những hạt rắn có kích thƣớc lớn còn những hạt rắn có kích thƣớc nhỏ (ở dạng keo) thì không lắng đƣợc. Để tách chúng ra khỏi nƣớc, trƣớc hết cần trung hoà điện tích của chúng, sau đó liên kết chúng lại với nhau. Quá trình trung hoà điện tích là quá trình đông tụ, quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ. Các hạt lơ lửng trong nƣớc đều mang điện tích âm hoặc dƣơng. Các hạt có nguồn gốc silic và các hạt hữu cơ mang điện tích âm, các hạt hydroxit sắt và nhôm mang điện tích dƣơng. Khi thế điện động của nƣớc rác bị phá vỡ, các hạt này sẽ liên kết lại với nhau tạo các tổ hợp phân tử, phân tử hay các ion tự do, các tổ hợp này chính là các hạt bông keo. 1.2.3. Phƣơng pháp hóa học [2] Thực chất của phƣơng pháp hóa học là đƣa vào nƣớc thải chất phản ứng nào đó. Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn trong nƣớc thải và có khả năng tách chúng ra khỏi nƣớc thải dƣới dạng cặn lắng hoặc dƣới dạng hòa tan không độc hại. Các phƣơng pháp xử lí hóa học bao gồm: - Phƣơng pháp trung hòa nƣớc thải chứa axit hoặc kiềm, hóa chất sử dụng để trung hòa nhƣ đá vôi, vôi, axit, ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 6
  7. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP - Phƣơng pháp oxi hóa: dùng để chuyển chất tan sang dạng không độc, kết tủa - đƣợc nhờ các tác nhân oxi hóa mạnh Cl , O3, KMnO4 - Phƣơng pháp trao đổi ion: dùng để tách các kim loại nhƣ Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn cũng nhƣ các hợp chất của asen, photpho, xyanua, các chất phóng xạ, các muối trong nƣớc thải nhờ các chất có khả năng trao đổi các ion. 1.2.4. Phƣơng pháp sinh học [4,5] a. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên ngƣời ta xử lí nƣớc thải trong ao, hồ (hồ sinh học) hay trên đất (cánh đồng tƣới, cánh đồng lọc ). Hồ sinh học Là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo còn gọi là hồ oxi hoá, hồ ổn định nƣớc thải, để xử lí nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học. Trong hồ sinh học diễn ra quá trình oxi hoá sinh hoá các chất hữu cơ nhƣ vi khuẩn, tảo và các loại thuỷ sinh vật khác, tƣơng tự nhƣ quá trình làm sạch nguồn nƣớc mặt. Vi sinh vật sử dụng oxi sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng nhƣ oxi từ không khí để oxi hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amôn sinh ra từ sự phân huỷ, oxi hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thƣờng cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ƣu. Nhiệt độ không đƣợc thấp hơn 60C. Theo bản chất quá trình sinh hoá, ngƣời ta chia hồ sinh học ra các loại hồ hiếu khí, hồ sinh học tuỳ tiện (Faculative) và hồ sinh học yếm khí. Hồ sinh học hiếu khí Quá trình xử lí nƣớc thải xảy ra trong điều kiện đầy đủ oxi, oxi đƣợc cung cấp qua mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo hoặc hồ đƣợc làm thoáng cƣỡng bức nhờ các hệ thống thiết bị cấp khí. Độ sâu của hồ sinh học hiếu khí không lớn từ 0,5-1,5m. Hồ sinh học tuỳ tiện ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 7
  8. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Có độ sâu từ 1,5 – 2,5m, trong hồ sinh học tùy tiện, theo chiều sâu lớp nƣớc có thể diễn ra hai quá trình: oxi hoá hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ sinh học tuỳ tiện vi khuẩn và tảo có quan hệ tƣơng hổ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hoá các chất. Hồ sinh học yếm khí Có độ sâu trên 3m, với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản dễ xử lý. Hiệu suất giảm BOD trong hồ có thể lên đến 70%. Tuy nhiên nƣớc thải sau khi ra khỏi hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nƣớc thải công nghiệp rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc. Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc Cánh đồng tƣới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nƣớc thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dƣới tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dƣới ảnh hƣởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ. Nƣớc thải sau khi ngấm vào đất, một phần đƣợc cây trồng sử dụng. Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nƣớc ra sông hoặc bổ sung cho nƣớc nguồn . b. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo Bể lọc sinh học Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nƣớc thải đƣợc lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật. Bể lọc sinh học gồm các phần chính nhƣ sau: phần chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nƣớc đảm bảo tƣới đều lên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẫn nƣớc sau khi lọc, hệ thống phân phối khí cho bể lọc. Quá trình oxi hoá chất thải trong bể lọc sinh học diễn ra giống nhƣ trên cánh đồng lọc nhƣng với cƣờng độ lớn hơn nhiều. Màng vi sinh vật đã sử dụng và xác ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 8
  9. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP vi sinh vật chết theo nƣớc trôi khỏi bể đƣợc tách khỏi nƣớc thải ở bể lắng đợt 2. Để đảm bảo quá trình oxi hoá sinh hoá diễn ra ổn định, oxi đƣợc cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo. Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa Plastic, xỉ vòng gốm, đá Granit Bể lọc sinh học nhỏ giọt Bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, bể lọc sinh học nhỏ giọt làm việc theo nguyên tắc sau: - Nƣớc thải sau bể lắng đợt 1 đƣợc đƣa về thiết bị phân phối, theo chu kỳ tƣới đều nƣớc trên toàn bộ bề mặt bể lọc. Nƣớc thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nƣớc và đƣợc dẫn ra khỏi bể. Oxi cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành bể . - Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thƣờng là các hạt cuội, đá đƣờng kính trung bình 20 - 30 mm. Tải trọng nƣớc thải của bể thấp (0,5 - 1,5 m3/m2 vật liệu lọc /ngđ). Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,5 - 2m. Hiệu quả xử lý nƣớc thải theo tiêu chuẩn BOD đạt 90%. Dùng cho các trạm xử lý nƣớc thải có công suất dƣới 1000 m3/ngđ Bể lọc sinh học cao tải Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt, nƣớc thải tƣới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực. Bể có tải trọng 10 - 20 m3 nƣớc thải/1m2 bề mặt bể/ngđ. Nếu trƣờng hợp BOD của nƣớc thải quá lớn ngƣời ta tiến hành pha loãng chúng bằng nƣớc thải đã làm sạch. Bể đƣợc thiết kế cho các trạm xử lý dƣới 5000 m3/ngđ Bể hiếu khí có bùn hoạt tính - Bể Aerotank Là bể chứa hỗn hợp nƣớc thải và bùn hoạt tính, khí đƣợc cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nƣớc thải và cấp đủ oxi cho vi sinh vật oxi hoá các chất hữu cơ có trong nƣớc thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cƣ trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dƣỡng (N , P) làm thức ăn để chuyển hoá ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 9
  10. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới. Số lƣợng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lƣu lại trong bể Aerotank của lƣợng nƣớc thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dƣ đƣợc đƣa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục. Quá trình xử lý sinh học kỵ khí - Bể UASB Quá trình xử lý sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện không có oxi để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành Metan và các sản phẩm hữu cơ khác. Quá trình này thƣờng đƣợc ứng dụng để xử lý ổn định cặn và xử lý nƣớc thải công nghiệp có nồng độ BOD, COD cao. Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ trong nƣớc thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra theo 3 giai đoạn:  Một nhóm vi sinh tự nhiên có trong nƣớc thải thuỷ phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lypit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lƣợng nhẹ nhƣ Monosacarit, amino axit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lƣợng cho vi sinh hoạt động  Nhóm vi khuẩn tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các axit hữu cơ thƣờng là axit acetic, nhóm vi khuẩn yếm khí tạo axit gọi là nhóm axit focmic  Nhóm vi khuẩn tạo metan chuyển hoá hydro và axit acetic thành khí metan và cacbonic. Nhóm vi khuẩn này gọi là metan, chúng có rất nhiều trong dạ dày của động vật nhai lại (trâu, bò ) vai trò quan trọng của nhóm vi khuẩn metan là tiêu thụ hydro và axit acetic, chúng tăng trƣởng rất chậm và quá trình xử lý yếm khí chất thải đƣợc thực hiện khi khí mêtan và cacbonic thoát ra khỏi hỗn hợp. Bể UASB ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 10
  11. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Nƣớc thải đƣợc đƣa trực tiếp vào dƣới đáy bể và đƣợc phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngƣợc lên xuyên qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn) và các chất bẩn hữu cơ đƣợc tiêu thụ ở đó. Các bọt khí mêtan và cacbonic nổi lên trên đƣợc thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể. Nƣớc thải tiếp theo đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn. Pha lỏng đƣợc dẫn ra khỏi bể, còn pha rắn thì hoàn lƣu lại lớp bông bùn. Sự tạo thành và duy trì các hạt bùn là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB. 1.3. PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC HIẾU KHÍ SỬ DỤNG ĐĨA QUAY SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI GIÀU HỢP CHẤT NITƠ 1.3.1. Khái quát và cấu tạo của đĩa quay sinh học [6,7] Đĩa quay sinh học RBC (Rotating biogical contactors) là thiết bị đƣợc gắn rất nhiều đĩa hình tròn trên một trục quay. Vật liệu chế tạo đĩa là polyethylen hoặc polyvinylclorua. Thiết bị đĩa quay sinh học đƣợc đặt chìm trong nƣớc (40 - 90% tổng diện tích bề mặt) và quay với tốc độ chậm. Màng vi sinh vật hình thành trên mặt đĩa nhựa với độ dày 1 - 4mm. Khi chuyển động quay, đĩa chứa màng vi sinh đƣợc tiếp xúc với chất ô nhiễm trong nƣớc và tiếp xúc với oxi trong không khí để oxi hoá các chất hữu cơ và giải phóng CO2. Khi khối đĩa quay xuống, vi sinh vật nhận chất nền (chất dinh dƣỡng) có trong nƣớc. Quá trình tiếp diễn nhƣ vậy cho đến khi hệ vi sinh vật sinh trƣởng và phát triển sử dụng hết các hữu cơ có trong nƣớc thải. Khi đĩa quay, tạo cho màng có khả năng thay đổi liên tục trạng thái tiếp xúc. Tiếp xúc với các tạp chất hữu cơ, khi chuyển động trong nƣớc thải và sau đó lại tiếp xúc với oxi không khí ra khỏi nƣớc thải. Đĩa quay đƣợc chuyển động nhờ môtơ hoặc sức gió. Nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa tiếp xúc đƣợc với không khí, vừa tiếp xúc đƣợc với chất hữu cơ trong nƣớc thải. Vì vậy chất hữu cơ phân huỷ nhanh. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 11
  12. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống đĩa quay sinh học [10] Màng vi sinh bám trên đĩa có dạng thô nhám, chứa ít vi sinh vật dạng sợi. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ và hợp chất chứa nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học chính là quá trình phân huỷ sinh học hiếu khí. Đĩa quay đƣợc nhờ môtơ hoặc sức gió. Nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa tiếp xúc đƣợc với không khí vừa tiếp xúc đƣợc với các chất hữu cơ trong nƣớc thải, vì vậy chất hữu cơ đƣợc phân hủy nhanh. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hoạt động của RBC là lớp màng sinh học. Khi bắt đầu vận hành các vi sinh vật trong nƣớc bám vào vật liệu và phát triển ở đó cho đến khi tất cả vật liệu đƣợc bao bởi lớp màng nhầy. Vi sinh vật trong màng bám trên đĩa quay gồm các vi khuẩn kị khí tùy tiện nhƣ Psedomonas, Alcaligenes, Flavobacterium, Micrococus, các vi sinh vật hiếu khí nhƣ Bacillus thì thƣờng có ở lớp ngoài của màng. Khi kém khí thì tạo thành lớp màng vi sinh vật mỏng và gồm các chủng vi sinh vật yếm khí nhƣ Desulfovibrio và một số vi khuẩn sunfua. Trong điều kiện yếm khí, vi sinh vật thƣờng tạo mùi khó chịu. Nấm và các vi sinh vật hiếu khí phát triển ở lớp ngoài màng và cùng tham gia vào việc phân hủy các hợp chất hữu cơ. Sự đóng góp của nấm chỉ quan trọng trong trƣờng hợp pH của nƣớc thải thấp, hoặc các loại nƣớc thải công nghiệp đặc biệt bởi vì nấm không thể cạnh tranh với các loại vi khuẩn về thức ăn trong điều kiện bình thƣờng. Tảo mọc trên bề mặt lớp màng vi sinh vật làm tăng ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 12
  13. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP cƣờng sức chịu đựng CO2 của lớp màng sinh học. Nói chung pH tối ƣu cho RBC là từ 6,5 - 7,8, khi để oxi hóa các hidratcarbon thì pH thích hợp là 8,2 - 8,6. Để nitrat hóa nitrat hóa thì pH tối ƣu khoảng 7,2 - 7,8. Quá trình nitrat hóa có thể đƣa tới việc kiếm hóa môi trƣờng vì vậy thêm các chất kiềm nhƣ vôi là điều cần thiết. Nhiệt độ nƣớc thải ở mức 13 - 320C không ảnh hƣởng nhiều đến quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi nhiệt độ giảm dƣới 130C thì hiệu quả xử lý giảm. Để đạt đƣợc hiệu suất xử lý cao, nƣớc thải phải đƣợc giữ ở điều kiện thoáng khí trong toàn bộ hệ thống để đảm bảo quá trình oxi hóa hidratcarbon và nitrat hóa. Ƣu điểm của RBC trong xử lý nƣớc thải: - Thiết bị làm việc đạt hiệu quả xử lý chất hữu cơ (BOD) trên 90%; chất dinh dƣỡng (N, P) đạt trên 35%; - Không yêu cầu tuần hoàn bùn. - Không yêu cầu cấp khí cƣỡng bức. - Hoạt động ổn định, ít nhạy cảm với sự biến đổi lƣu lƣợng đột ngột và tác nhân độc với vi sinh; - Tự động vận hành. Không yêu cầu lao động có trình độ cao; - Không gây mùi, độ ồn thấp, tính thẩm mỹ cao; - Thiết kế theo đơn nguyên, dễ dàng thi công theo từng bậc, tiết kiệm sử dụng mặt bằng. Để thiết kế đĩa tiếp xúc sinh học cần lƣu ý các thông số sau: cách sắp xếp các đĩa tiếp xúc sinh học, lƣu lƣợng nạp, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra và nhu cầu của bể lắng thứ cấp. Cách sắp xếp các đĩa tiếp xúc sinh học: ngƣời ta dùng các vách ngăn để chia bể xử lý thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có một đĩa sinh học hoạt động độc lập, hoặc sử dụng nhiều bể chứa các đĩa sinh học nối tiếp nhau. Ngƣời ta thƣờng sử dụng các hệ thống xử lý từ ba giai đoạn đĩa sinh học trở lên, việc sử dụng nhiều giai đoạn đĩa sinh học nhằm nitrat hóa nƣớc thải. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 13
  14. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Lƣu lƣợng nạp: lƣu lƣợng nạp rất quan trọng đối với hiệu suất của đĩa sinh học, nạp quá tải sẽ làm thiếu DO cần thiết cho quá trình, sinh mùi thối do khí H2S, sinh ra nhiều vi sinh vật hình sợi làm giảm diện tích tiếp xúc bề mặt. Các thiết bị cơ khí cho đĩa sinh học Trục quay: trục quay dùng để gắn kết các đĩa sinh học bằng plastic và quay chúng quanh trục. Chiều dài tối đa của trục quay là 8,23 m trong đó 7,62 m dùng để gắn các đĩa sinh học. Các trục quay ngắn hơn biến thiên từ 1,52 - 7,62 m. Cấu trúc, đặc điểm của trục quay và cách gắn các đĩa sinh học vào trục phụ thuộc vào cơ sở sản xuất. Đĩa sinh học: đƣợc sản xuất từ PE có nhiều nếp gấp để tăng diện tích bề mặt. Tùy theo diện tích bề mặt ngƣời ta chia làm 3 loại: loại có diện tích bề mặt thấp (9290m2/8,23m trục), loại có diện tích bề mặt trung bình và loại có diện tích bề mặt cao (11.149 - 16.723m2/8,23m trục). Nhƣ vậy, sử dụng đĩa quay sinh học có diện tích bề mặt lớn sẽ có hiệu quả cao. Vật liệu dạng lƣới nói chung là tốt hơn dạng đĩa vì bề mặt dạng lƣới lớn hơn. Nhƣng dùng dạng này ở giai đoạn đầu dễ bị tắc nghẽn dẫn đến việc đƣa chất thải vào chậm làm giảm hiệu lực của thiết bị. Thiết bị truyền động: để quay các đĩa sinh học ngƣời ta có thể dùng motor truyền động gắn trực tiếp với trục hoặc dùng bơm nén khí. Trong trƣờng hợp dùng bơm nén khí các đầu phân phối khí đặt ngầm trong bể, thổi khí vào các chiếc tách hứng khí tạo thành lực đẩy làm quay đĩa sinh học. Bơm nén khí vừa quay đĩa vừa cung cấp thêm oxi cho quá trình. Cả hai loại này đều có độ tin cậy cao. Bể chứa đĩa sinh học: có thể tích 45,42 m3 cho 9290 m2 đĩa sinh học, lƣu lƣợng nạp 0,08 m3/m2.d thông thƣờng độ sâu của nƣớc là 1,52 m và 40% diện tích đĩa sinh học ngập trong nƣớc thải. Mái che: mái che có thể làm bằng tấm sợi thủy tinh, có nhiệm vụ bảo vệ đĩa sinh học khỏi bị hƣ hại bởi tia UV và các tác nhân vật lý khác, giữ nhiệt cần thiết cho quá trình, khống chế sự phát triển của tảo. Các sự cố trong vận hành bao gồm: trục quay bị hỏng do thiết kế kém, sự mỏi kim loại, quá nhiều vi sinh vật bám trên đĩa. Đĩa sinh học bị hƣ do tiếp xúc với ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 14
  15. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP nhiệt, các dung môi hữu cơ, tia UV. Ổ bi bị kẹt do thiếu mỡ bò. Mùi hôi do lƣu lƣợng nạp chất hữu cơ quá cao. Để giải quyết các vấn đề trên hiện nay ngƣời ta có khuynh hƣớng đặt các đĩa sinh học sâu hơn trong nƣớc thải để làm giảm tải trọng của trục và ổ bi. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của RBC [8,10] a. Lớp màng sinh học Lựa chọn loại vật liệu làm bằng màng của thiết bị RBC là hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định lớn đến hiệu quả xử lý nƣớc. Khi bắt đầu vận hành các vi sinh vật trong nƣớc bám vào vật liệu làm màng sinh học và phát triển ở đó cho tới khi tất cả lớp vật liệu đƣợc bao phủ một lớp màng nhầy (vi sinh vật) dầy chừng 0,16-0,32cm sinh khối bám chắc vào lớp vật liệu đƣợc coi nhƣ màng lọc sinh học. Tùy vào điều kiện làm việc của RBC và đặc thù của nơi cần xử lý mà chọn loại màng cho phù hợp. b. Hàm lượng oxi hòa tan DO trong nƣớc thải cần giữ đƣợc ở mức lớn hơn 1 - 2mg/l trong bồn xử lý nƣớc thải để đảm bảo đủ oxi cho quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. c. Vi sinh vật trên màng Trên bề mặt đĩa gồm một số loại vi khuẩn tùy nghi nhƣ: Psedomonas, Flavobacterium, nhƣng chủ yếu là hoạt động của vi khuẩn hiếu khí nhƣ: E.coli, Bacillus, thì thƣờng có ở lớp trên của màng. Trong điều kiện kị khí thì tạo thành lớp màng vi sinh mỏng và tạo ra mùi khó chịu. Nấm và các vi sinh vật hiếu khí phát triển ở lớp màng ngoài, tham gia vào việc phân hủy các chất hữu cơ. Một số loại nấm, tảo có thể xử lý đƣợc chất ô nhiễm hữu cơ ở nhiệt độ tƣơng đối thấp. d. Ảnh hưởng của pH Nói chung pH tối ƣu cho RBC hoạt động là từ 6.5 - 7.8 nhƣng tùy vào loại nƣớc thải ta có khoảng pH riêng biệt. Khi để oxi hóa các chất hidrat cacbon thì pH thích hợp là 8,2 - 8,6. Để nitrat hóa các hợp chất nitơ trong nƣớc thải thì pH tối ƣu khoảng 7,2 - 7,8. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 15
  16. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP e. Các chất dinh dưỡng bổ sung vào nước thải Điều kiện thích hợp về mặt dinh dƣỡng để vi sinh vật hoạt động để phân hủy chất hữu cơ phải theo tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1. f. Thời gian lưu và tải lượng ô nhiễm Tải lƣợng của đĩa khoảng 0,5 - 1 kgBOD/ngày.m2 vì vậy hàm lƣợng chất hữu cơ đầu vào phải phù hợp để đảm bảo hiệu quả xử lý. Thời gian lƣu của nƣớc trong bể RBC khoảng 40 - 90 phút để oxi hóa các hợp chất hữu cơ chứa cacbon và 90 - 240 phút đối với các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. g. Tốc độ quay và đường kính đĩa Tốc độ quay của RBC khoảng 3 - 4rpm. Khi tăng tốc độ quay cũng làm tăng tốc độ trao đổi oxi nhƣng đồng thời với việc tăng yêu cầu sử dụng năng lƣợng. Khi vận hành đĩa quay sinh học, sự sinh trƣởng của vi sinh vật đƣợc gắn kết vào bề mặt đĩa tạo nên một lớp màng mỏng trên các bề mặt ngập nƣớc của đĩa. Khi quay đĩa có mang theo vi sinh vật gây tác động tới sự vận chuyển oxi, sự vận chuyển này đảm bảo cho sinh khối tồn tại trong điều kiện hiếu khí. Đồng thời đĩa quay cùng là một cơ chế tách chất rắn dƣ ra khỏi bề mặt đĩa nhờ lực xoáy, lực xoắn do nó tạo ra vì vậy vi sinh vật sau khi chết sẽ tự tách khỏi bề mặt đĩa và lắng xuống. Việc thiết kế RBC dễ dàng về mặt động học màng đối với thiết bị riêng hay đối với hệ thống nhiều màng sinh học. Động học của màng sinh hoạt đƣợc kiểm nghiệm dựa trên kinh nghiệm trong các hoạt động thiết kế. h. Ảnh hưởng của nhiệt độ Tốc độ phản ứng oxi hóa sinh hóa tăng khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, trong thực tế nhiệt độ nƣớc thải trong hệ thống xử lý đƣợc duy trì trong khoảng 20 - 300C. Khi nhiệt độ tăng quá ngƣỡng trên có thể làm vi sinh vật bị chết, còn ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ làm sạch sẽ bị giảm và quá trình thích nghi của vi sinh vật với môi trƣờng mới bị chậm lại, các quá trình nitrat hóa bị giảm hiệu suất. Còn trong điều kiện nhiệt độ tối ƣu, khi nhiệt độ tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ tăng lên gấp 2 - 3 lần. 1.3.3. Phạm vi ứng dụng [7] ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 16
  17. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Đĩa tiếp xúc sinh học đầu tiên đƣợc lắp đặt ở Tây Đức vào năm 1960, sau đó du nhập sang Mỹ. Ở Mỹ và Canada 70% số đĩa tiếp xúc sinh học đƣợc dùng để khử BOD của các hợp chất carbon, 25% dùng để khử BOD của các hợp chất carbon kết hợp với nitrat hóa nƣớc thải, 5% dùng để nitrat hóa nƣớc thải sau quá trình xử lý thứ cấp. Đĩa quay sinh học là hệ thống xử lý màng đƣợc ứng dụng rộng rãi để xử lý thứ cấp đối với nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp. RBC chứa một số lƣợng đĩa đƣợc sắp xếp dọc theo trục của thiết bị. Đĩa sinh học đƣợc ngập một phần trong nƣớc thải. Khi đĩa quay liên tục nhờ mô tơ quay, phần diện tích đĩa ngập nƣớc sẽ tiếp xúc với nƣớc thải rồi chuyển động lên trên. Bởi vậy, màng sinh học sẽ tiếp xúc với chất dinh dƣỡng trong nƣớc thải và oxi trong không khí để thực hiện quá trình phân hủy. Màng vi sinh sẽ phát triển và dày lên theo thời gian xử lý. RBC đƣợc ứng dụng rộng rãi bởi diện tích bề mặt riêng lớn, nồng độ bùn hoạt tính cao, khả năng lắng tốt, tiêu tốn ít điện năng. Benefield và Randall (1980) đã nghiên cứu xử lý nƣớc thải bằng đĩa quay sinh học dƣới dạng mô hình sử dụng đĩa nhựa PE đƣợc sắp xếp trong 4 cấp để xử lý nƣớc thải tổng hợp chứa 2-nitrophenol or 2-chlorophenol. Opatken and Bond (1991) đã xử lý nƣớc thải + chứa nồng độ NH4 cao trong khoảng 20 - 1000 mg/l bằng mô hình đĩa quay sinh học. Năm 1978, lý thuyết mô hình RBC đã đƣợc cung cấp để thiết kế mô hình RBC. Ở Việt nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trƣờng (Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp) đã nghiên cứu chế tạo và ứng dụng rất hiệu quả thiết bị này và đƣa vào xử lý nƣớc thải tại một số ngành công nghiệp thực phẩm và các khu dân cƣ sinh thái, các bệnh viện khách sạn Thiết bị đƣợc đánh giá là một giải pháp tiết kiệm chi phí trong xử lý nƣớc thải hiện nay. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 17
  18. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện với các mục đích chính sau: - Tính toán các thông số cơ bản trong hệ thống đĩa quay sinh học để xử lý nƣớc thải giàu hợp chất hữu cơ và hợp chất nitơ. - Xây dựng mô hình đĩa quay sinh học dựa trên các thông số cơ bản đã tính toán đƣợc. - Ứng dụng mô hình đĩa quay sinh học để xử lý nƣớc thải sinh hoạt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình đã xây dựng đƣợc. 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn nƣớc thải sinh hoạt làm đối tƣợng để ứng dụng trên mô hình đĩa quay sinh học sau khi đã xây dựng, bởi các lý do sau: - Nƣớc thải sinh hoạt với đặc tính chứa chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và hợp chất nitơ nên phù hợp để xử bằng đĩa quay sinh học. - Nồng độ chất hữu cơ trong nƣớc thải sinh hoạt trong khoảng 400 – 800mg/l nên thích hợp để xử lý 1 giai đoạn sinh học hiếu khí. - Nƣớc thải sinh hoạt là đối tƣợng thuận lợi cho quá trình lấy mẫu. - Hơn nữa, hiện tại nƣớc thải sinh hoạt của nội thành nói riêng và toàn thành phố Hải Phòng nói chung chƣa đƣợc quan tâm xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp tính toán xây dựng mô hình RBC Với mục tiêu xây dựng mô hình RBC để xử lý nƣớc thải với quy mô phòng thí nghiệm, đề tài sử dụng các công thức khác nhau để tính toán các thông số liên quan đến hệ thống RBC, nhƣ: số lƣợng đĩa sinh học, tải trọng xử lý, số vòng quay của đĩa, tỉ lệ của bánh đai truyền động, a. Những tiêu chuẩn chung để thiết kế ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 18
  19. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Dựa trên các nghiên cứu đã ứng dụng RBC trong xử lý nƣớc thải giàu hợp chất hữu cơ và hàm lƣợng nitơ, các thông số cơ bản sử dụng trong quá trình thiết kế bao gồm: - Quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí nhờ vào hoạt động của hệ thống RBC. - Sự xáo trộn của không khí vào nƣớc nhờ các đĩa quay với tốc độ nhỏ nhất. Oxi trong nƣớc luôn đủ để đảm bảo cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ và nitrat hóa các hợp chất nitơ. - Đĩa đƣợc quay với tốc độ khoảng 3 vòng/phút, hai mặt của đĩa đƣợc làm bằng xốp mỏng polystyren để tăng diện tích bề mặt cho vi sinh phát triển. - Diện tích đĩa ngập nƣớc là 50%. - Trục quay đƣợc làm bằng thép. b. Các chi tiết trong quá trình thiết kế xây dựng mô hình RBC Các đĩa sinh học Đĩa sinh học cần có diện tích bề mặt lớn và độ nhám để vi sinh vật có thể bám dính trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Ngoài ra đĩa sinh học phải đảm bảo độ cứng để lắp vào trục. Khi sử dụng vật liệu xốp mỏng polystyren có thể phù hợp với yêu cầu về diện tích bề mặt và độ nhám. Vật liệu đảm bảo tính thấm nƣớc, có sự thông khí bên trong và bên ngoài, độ bền cơ học cao, chịu đƣợc sức cản của nƣớc. Với vật liệu đƣợc sử dụng để làm đĩa sinh học trên có thể giúp hệ thống hoạt động đƣợc vài năm do chúng bền về mặt hóa học và cơ học. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 19
  20. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Hình 2.1. Hình ảnh đĩa quay sinh học Trục quay Các đĩa đƣợc lắp trên trục quay. Trục này đƣợc làm bằng thép. Hai đầu của trục đƣợc lắp giáp vào ổ đỡ và ổ đỡ đƣợc lắp cố định trên khung đỡ bởi các bulông. Một số điểm cần lƣu ý trong quá trình làm trục quay: - Với số lƣợng lớn đĩa sinh học sẽ tạo ra khối lƣợng lớn màng sinh học nên phải lựa chọn trục và bệ đỡ có độ bền cơ học cao. - Momen của động cơ đƣợc thay đổi thông qua hệ thống bánh đai truyền động. - Bulông xiết giữa bệ đỡ và khung đỡ phải ăn khớp để tránh sự bào mòn vƣợt mức giới hạn và độ mỏi do uốn cong trục. Bệ đỡ Để hoạt động đƣợc đơn giản bệ đỡ đƣợc thiết kế theo kiểu hình cầu, đảm bảo độ chính xác cao của mặt bệ đỡ trên trục. Bể xử lý Với yêu cầu xử lý đƣợc 400 lít nƣớc thải/ngày, nƣớc thải đƣợc xử lý theo mẻ và đƣợc đƣa vào bể xử lý với tốc độ nhanh nên hệ thống không cần sử dụng máy bơm định lƣợng mà sử dụng thùng cao vị để tiết kiệm đƣợc năng lƣợng. Nhờ vào thùng cao vị, nƣớc thải đƣợc đƣa vào bể phản ứng mà không cần sử dụng bơm. Khung đỡ ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 20
  21. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Khung đỡ đƣợc làm bằng kim loại và phủ sơn bên ngoài để chống sự oxi hóa. Hệ thống động cơ Động cơ đƣợc sử dụng trong mô hình là động cơ giảm tốc của Nhật Bản. Động cơ giảm tốc này đƣợc chế tạo từ loại động cơ thông thƣờng. Tốc độ quay của động cơ sau khi đã giảm tốc là 15 vòng/phút. Hệ thống bánh đai truyền động đƣợc sử dụng để giảm giảm tốc độ xuống khoảng 3 vòng/phút (tỉ lệ khoảng 1:5). Bánh đai lớn đƣợc lắp giáp với trục chứa đĩa sinh học. Bánh đai nhỏ đƣợc lắp giáp trên trục của động cơ, đƣờng kính của bánh đai nhỏ phù hợp với đƣờng kính của bánh đai lớn theo tỉ lệ giảm tốc mong muốn. Những ƣu điểm của bánh đai truyền động là: - Thiết kế đơn giản - Ít xảy ra sự cố - Nếu roto hỏng thì dây curoa sẽ chống sự phá hỏng động cơ - Giá thành rẻ nên thiết kế toàn bộ hệ thống bánh đai truyền động sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với chế tạo thêm 1 hộp giảm tốc. Hình 2.2. Hệ thống động cơ và bánh đai truyền động 2.2.2. Phƣơng pháp thử nghiệm mô hình RBC Mô hình RBC sau khi đã đƣợc tính toán và xây dựng, đề tài thực hiện thử nghiệm mô hình để xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 21
  22. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP hình RBC, đề tài đã vận hành thử nghiệm 3 lần đối với nƣớc thải sinh hoạt và + theo dõi các thông số COD, NH4 và SS theo thời gian. - Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian xử lý đến hiệu suất xử lý chất hữu cơ trong nƣớc thải sinh hoạt dựa trên thông số COD. - Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian xử lý đến hiệu suất xử lý hàm lƣợng amoni trong nƣớc thải sinh hoạt. - Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian xử lý đến hiệu suất xử lý hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc thải sinh hoạt. Dựa trên kết quả khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến hiệu suất xử lý các + thông số COD, NH4 , SS, nghiên cứu thực hiện tính toán lƣu lƣợng xử lý tính trên 1m2 diên tích đĩa (lít/ngày.m2) ảnh hƣởng đến nồng độ các thông số sau quá trình xử lý. Hình 2.3. Mô hình RBC đƣợc tính toán và lắp đặt 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích các thông số a. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu Nƣớc thải sinh hoạt đƣợc lấy tại miệng cống thải chung của khu vực dân cƣ trƣớc khi thải ra hồ Sen. Trƣớc khi lấy mẫu, dụng cụ chứa mẫu đƣợc tráng bằng nƣớc thải 3 lần. Do địa điểm lấy mẫu thuận lợi nên mẫu nƣớc thải sau khi lấy về đƣợc ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 22
  23. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP xử lý bằng mô hình RBC ngay nên không cần bảo quản. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích các chỉ tiêu trong nƣớc thải sau xử lý, nếu mẫu nào chƣa kịp phân tích trong ngày thì đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 40C. Mẫu bảo quản trong phòng thí nghiệm không quá 5 ngày sau khi lấy mẫu. Trƣớc khi lấy mẫu để phân tích hoặc thí nghiệm cần phải lắc đều mẫu. b. Phương pháp phân tích các thông số Các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải đƣợc xác định tại phòng thí nghiệm của Khoa Môi trƣờng - Đại học Dân lập Hải Phòng. - Các thông số pH, SS đƣợc xác định bằng các thiết bị đo trong phòng thí nghiệm. + - Xác định hàm lƣợng NH4 : Dựa trên nguyên tắc amoni trong môi trƣờng kiềm phản ứng với thuốc thử Nessler (K2HgI4) tạo kết tủa màu vàng (NH2Hg2I3), theo các phản ứng sau: + - NH4 + OH → NH3 + H2O K2HgI4 + NH3 + KOH → NH2Hg2I3 ↓+ 5KI + H2O Cƣờng độ màu phụ thuộc vào nồng độ amoni có trong mẫu nƣớc. Dùng phƣơng pháp trắc quang để xác định nồng độ amoni có trong mẫu nƣớc. Đo mật độ quang ở bƣớc sóng 425nm - Xác định COD: Dựa trên nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh để oxy hóa chất hữu cơ trong môi trƣờng axit, chất thƣờng đƣợc sử dụng là kalibicromat (K2Cr2O7). Khi đó xảy ra phản ứng: + Ag2SO4, 3+ Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H CO2 + H2O+ 2Cr t0 = 1500C Lƣợng Cr3+ tạo thành đƣợc xác định trên máy đo quang. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 23
  24. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. TÍNH TOÁN MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG RBC [10,11] Đề tài thực hiện tính toán các thông số để xử lý nƣớc thải bằng RBC. Đặc trƣng của nƣớc thải cần xử lý nhƣ sau: + Nƣớc thải cần xử lý là nƣớc thải sinh hoạt, với nồng độ chất hữu cơ tính theo thông số COD là 600mg/l. + Lƣu lƣợng nƣớc thải cần xử lý là 0,4m3/ngày + Tiêu chuẩn xả thải cho phép đối với COD là 100mg/l 3.1.1. Tính toán tải trọng chất hữu cơ và số lƣợng đĩa Hiệu suất cần xử lý đối với COD: CODvào - CODTC 600-100 E = = =83,33% CODvào 600 Giá trị COD cần xử lý là: 600 – 100 = 500(mg/l) Trong phần này các công thức đƣợc sử dụng để tính toán kích thƣớc của bể phản ứng. Tải trọng chất hữu cơ đƣợc tính theo công thức sau: HC = Q.SCOD= 0,4 x 500 = 200 (g/ngày) HC: tải trọng hữu cơ (g/ngày) Q: lƣu lƣợng nƣớc thải đƣợc xử lý (m3/ngày) 3 SCOD: nồng độ chất hữu cơ cần xử lý (g/m ) - Diện tích bề mặt riêng: -1 a = Ađĩa/Vnƣớc thải = 1/0,4 = 25 (m ) a: diện tích bề mặt riêng (m-1) 2 Ađĩa: diện tích bề mặt đĩa để phát triển màng sinh học (m ) 3 Vnƣớc thải: thể tích nƣớc thải đƣợc xử lý (m ) - Tải trọng chất hữu cơ đƣợc xử lý tính trên diện tích đĩa: 2 Ba = Bv/a = 725/25 = 29 (g/m .ngày) 2 Ba: tải trọng đƣợc xử lý tính trên diện tích đĩa (g/m .ngày) 3 Bv: tải trọng đƣợc xử lý tính trên thể tích nƣớc thải (g/m .ngày) ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 24
  25. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Theo nghiên cứu của Windey (2004) đã thực hiện, tải trọng chất hữu cơ đƣợc xử lý tính trên một đơn vị thể tích nƣớc thải trong thời gian 1 ngày là: 3 Bv = 725 mg/l.ngày = 725 g/m . ngày - Diện tích màng sinh học có thể đƣợc tính toán nhƣ sau: 2 Amàng SH = HC/Ba = 200/29 = 6,897 (m ) - Giả sử độ nhám của đĩa quay sinh học dẫn đến nhân tố fA = 2. Bởi vậy, diện tích bề mặt để vi sinh vật dính bám gấp 2 lần diện tích của đĩa. Diện tích đĩa quay yêu cầu là: 2 AD = Amàng SH/fA = 6,897/2 = 3,4 (m ) Trong đó: 2 AD: Tổng diện tích đĩa cần thiết (m ) fA: Nhân tố về độ nhám 2 Amàng SH: Diện tích màng sinh học cần thiết (m ) - Số lƣợng đĩa đƣợc tính nhƣ sau: 2 2 Nđĩa = AD/( .D .2)/4 = 3,4/(3,14.0,55 .2)/4 = 7,16 (đĩa); chọn số lƣợng đĩa là 8 đĩa. D: đƣờng kính đĩa (m) 2 AD: tổng diện tích đĩa cần thiết (m ) Bảng 3.1. Các thông số tính toán và thiết kế của hệ thống RBC Thông số Giá trị Đơn vị Nồng độ chất hữu cơ trong nƣớc thải 600 g/m3 Lƣu lƣợng nƣớc thải 0,4 m3/ngày Tổng diện tích bề mặt đĩa 3,8 m2 Đƣờng kính đĩa 0,55 m Diện tích bề mặt đĩa (tính trên 1 mặt đĩa) 0,237 m2 Số lƣợng đĩa 8 đĩa Bề dày của đĩa 8 mm Diện tích bề mặt riêng 25 m-1 3.1.2.Tính toán sức cản ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 25
  26. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Mục đích của phần tính toán này để xác định lực cản do độ nhớt khi hoạt động. Công thức sử dụng trong phần này đã đƣợc ứng dụng rất nhiều. Để tính toán đƣợc phải đặt ra các giả thiết sau: - Tốc độ quay của đĩa chậm nên sự di chuyển của đĩa không tạo sóng, do đó sức cản chỉ do ma sát. - Do không tạo sóng nên không có sự tƣơng tác giữa sức cản của các đĩa. Tổng lực cản của đĩa có thể đƣợc tính toán bằng sức cản của từng đĩa. - Sức cản của đĩa đƣợc tính toán dựa trên công thức động học chất lỏng, đƣợc mô tả hoạt động của các đĩa hình thang. Giả thiết rằng sức cản của đĩa xấp xỉ bằng sức cản của đĩa hình thang với diện tích chuyển động trong chất lỏng. Tính toán sức cản của 1 đĩa Sức cản của một đĩa có thể đƣợc tính toán giống công thức động học chất lỏng. Tốc độ quay của đĩa là rất chậm và không tạo sóng trong quá trình di chuyển nên không có sự tiêu tốn năng lƣợng tạo sóng. Điều đó có nghĩa là sức cản của đĩa là do ma sát. - Diện tích đĩa ngập nƣớc là 50%. Diện tích ngập nƣớc tính trên 1 đĩa là: 2 2 2 Sd = .D /4 = 3,14.0,55 /4 = 0,237 (m ) 2 Sd: diện tích bề mặt của đĩa ngập nƣớc (m ) D: đƣờng kính của đĩa (m) - Tính toán sức cản của đĩa dựa trên hình thang tƣơng ứng. Cạnh đáy lớn của hình thanh bằng đƣờng kính của đĩa. L = D = 0,55 (m) L: độ dài cạnh đáy lớn của hình thang (m) D: đƣờng kính của đĩa (m) - Thông số chính để xác định sức cản do độ nhớt, đƣợc tính theo Reynolds: Re = V · L / ν Re: Hệ số Reynolds (-) L: độ dài cạnh đáy lớn của hình thang (m) V: vận tốc của đĩa tại điểm tiếp xúc của đĩa với nƣớc (m/s) ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 26
  27. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP ν: Độ nhớt động học (m2/s) + Vận tốc chuyển động của đĩa: V = c / t = 2 .r/20 = 3,14.0,55/20 = 0,086 (m/s) c: chu vi của đĩa (m) t : thời gian quay (s) (t = 60 / RPM = 60/3 = 20s) RPM = Tốc độ quay tính trên 1 phút + Độ nhớt động học: ν = µ / ρ = 1,002.10-3 /998,5 = 1,004.10-6 (m3.Pa.s/kg) Ở 20°C: tỉ trọng của chất lỏng: ρ = 998,5 (kg/m3) Độ nhớt của chất lỏng: μ = 1.002 (mPa·s) =1,002.10-3 Pa.s V.0,55 Suy ra, R 47,111.103 e 1,004.10 6 Kết quả này rất thấp so với hệ số Reynolds tính đƣợc theo tài liệu động học chất lỏng. Nguyên nhân là độ dài L thấp và quan trọng hơn nữa là tốc độ quay của đĩa rất chậm. - Hệ số sức cản dựa theo Prandtl and von Karman: -0.2 3 -0,2 -3 cf = 0.074 · Re = 0,074.(47,111.10 ) = 8,602.10 cf: Hệ số ma sát Re: Chỉ số Reynolds (-) - Sức cản do độ nhớt của 1 đĩa: 2 2 Ff = 1/2 · ρ · V · Sd · cf = ½.998,5.0,086 .0,237.0,028 = 0,025 (N) Ff: Sức cản do độ nhớt của 1 đĩa (N) Tính toán tổng sức cản do toàn bộ đĩa Tổng sức cản do độ nhớt của đĩa giả thiết bằng sức cản của từng đĩa. Rd = Ff · n · fr = 0,025.8.2 = 0,4 (N) Rd = Tổng sức cản của đĩa (N) Ff = Sức cản do độ nhớt của 1 đĩa (N) n = Số lƣợng đĩa (-) fr = Nhân tố độ nhám (2) (-) Bảng 3.2. Các thông số tính toán lực cản do độ nhớt ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 27
  28. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Thông số Giá trị Đơn vị RPM 3 rpm Vận tốc quay của đĩa 0,086 m/s Diện tích ngập nƣớc của 1 đĩa 0,237 m2 Độ dài của cạnh đáy lớn hình 0,55 m thang Độ nhớt của nƣớc 1,002.10-3 Pa.s Tỉ trọng của nƣớc 998,5 Kg/m3 Độ nhớt động học của nƣớc 1,004.10-6 m2/s Diện tích bề mặt riêng 25 m-1 Chỉ số Reynolds 47,111.103 - Lực cản của 1 đĩa 0,025 N Lực cản của toàn bộ đĩa trên trục 0,4 N 3.1.3. Tính toán momen quán tính - Lực momen quán tính đƣợc tính theo công thức sau: l = ½.m.r2 = ½.10.0,034 = 0,17 (kg.m) Trong đó: l: momen quán tính làm quay trục (kg.m) m: khối lƣợng của roto (kg) r: bán kính của roto (m) Momen cần thiết để quay roto Momen cần thiết phụ thuộc vào momen quán tính và gia tốc quay. Do động cơ đã giảm tốc rất nhiều nên tốc độ quay của rôto chậm. - Để tính toán gia tốc góc, cần thiết phải tính toán vận tốc góc. Vận tốc góc đƣợc tính theo công thức sau: = RPM.2 /60 = 3.2.3,14/60 = 0,314 (rad/s) Trong đó: : vận tốc tốc góc (rad/s) RPM: số vòng quay tính trên 1 phút ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 28
  29. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP - Gia tốc góc đƣợc tính theo công thức: a = /t = 0,314/2 = 0,107 (rad/s2) Trong đó: a: gia tốc góc (rad/s2) : vận tốc góc (rad/s) t: thời gian (s), do động cơ giảm tốc nhiều lần và tốc độ quay của roto rất chậm, đƣờng kính của roto rất lớn nên thời gian gia tốc ƣớc tính t = 2s - Do đó, momen cần thiết để quay roto đƣợc tính nhƣ sau: Tl = l/a = 0,17/0,107 = 1,08 (N.m) Tl: momen cần thiết để quay roto (N.m) 3.1.4. Những yêu cầu về hệ thống bánh đai truyền động Tính toán này tập trung vào hệ thống bánh đai truyền động Tính toán tỉ lệ của bánh đai truyền động Bánh đai truyền động giữa động cơ và roto đƣợc thực hiện bằng dây curoa. Bánh đai nhỏ đƣợc lắp giáp cố định với động cơ bằng then, bánh đai lớn đƣợc lắp giáp cố định với roto bằng then, dây curoa truyền chuyển động quay từ bánh đai nhỏ đến bánh đai lớn. - Tính toán tỉ lệ giảm vòng quay bởi bánh đai truyền động: C1 RPM2 = RPM 1. .(1 1 2 ) C2 Trong đó: RPM1: số vòng quay tính trên 1 phút của trục động cơ RPM2: số vòng quay tính trên 1 phút của roto C1: chu vi của bánh đai 1 (mm) C2: chu vi của bánh đai 2 (mm) 1: hiệu suất truyền động của bánh đai 1 2: hiệu suất truyền động của bánh đai 2 Do chu vi của 2 bánh đai đƣợc tính theo đƣờng kính của chúng, dựa theo công thức: C = D. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 29
  30. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP C: chu vi của bánh đai (mm) D: đƣờng kính của bánh đai (mm) Vì vậy, công thức tính giảm vòng quay có thể đƣợc viết dƣới dạng: D1 RPM 2 RPM 1. .(1 1 2 ) D2 D1: đƣờng kính của bánh đai 1 (mm) D2: đƣờng kính của bánh đai 2 (mm) Hình 3.1. Momen (T) và lực F thể hiện trên 2 bánh đai Tính toán lực tiếp tuyến của các bánh đai, lực kéo trên dây curoa và momen trên bánh đai 2: Tốc độ quay đƣợc giảm nhờ vào hệ thống bánh đai truyền động nên momen trên bánh đai 2 cũng giảm với tỉ lệ tƣơng tự. Khi bánh đai 1 quay nhờ vào momen T1 dẫn đến xuất hiện lực tiếp tuyến (Ft1) tại vành của bánh đai. Nhờ vào dây curoa lực Ft1 kéo dẫn đến xuất hiện lực Ft2. Lực này tạo ra momen T2 trên trục của bánh đai 2. Momen và lực tiếp tuyến có mối quan hệ nhƣ sau: T = r.Ft T: momen (N.m) r: bán kính của bánh đai (m) Ft: lực tiếp tuyến của bánh đai (N) - Lực kéo trên dây curoa đƣợc tính nhƣ sau: Fb = Ft1 = T1.(1- 1)/r1 Fb: lực kéo trên dây curoa (N) ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 30
  31. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Ft1: lực tiếp tuyến của bánh đai 1 (N) T1: momen trên bánh đai 1 (Nm) r1: bán kính của bánh đai 1 (m) 1: hiệu suất truyền động của bánh đai 1 - Momen trên trục của bánh đai 2: T2 = Ft2.r2 T2: momen của trục bánh đai 2 (N.m) Ft2: lực tiếp tuyến của bánh đai 2 (N) r2: bán kính của bánh đai 2 (m) Mà Ft2 = Fb.(1- 2) , nên T2 = Fb.(1- 2).r2 Fb: lực kéo trên dây curoa (N) 2: hệ số của bánh đai 2 Bảng 3.3. Các thông số tính toán về hệ thống bánh đai truyền động Thông số Giá trị Đơn vị Số vòng quay vào 15 RPM Đƣờng kính của bánh đai 1 80 mm Chu vi của bánh đai 1 251,2 mm Ƣớc tính tỉ lệ trƣợt của dây 8 % curoa trên bánh đai 1 Đƣờng kính của bánh đai 2 350 mm Chu vi của bánh đai 2 1099 mm Ƣớc tính tỉ lệ trƣợt của dây 5 % curoa trên bánh đai 2 Số vòng quay ra 2,98 RPM Lực tiếp tuyến trên vành của 12,42 N bánh đai 1 Lực kéo trên dây curoa 12,42 N Lực tiếp tuyến trên vành của 11,799 N ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 31
  32. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Thông số Giá trị Đơn vị bánh đai 2 Momen trên bánh đai 2 2,065 N.m 3.2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH RBC TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI 3.2.1. Kết quả xử lý COD bằng thử nghiệm mô hình RBC a. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất xử lý COD Thời gian xử lý tại bể RBC ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nƣớc thải. Vì vậy, đề tài thực hiện xử lý nƣớc thải sinh hoạt với cùng lƣu lƣợng ở các thời gian xử lý khác nhau, kết quả về sự thay đổi giá trị COD sau xử lý với thời gian khác nhau đƣợc thể hiện trong bảng và hình. Bảng 3.4. Sự phụ thuộc COD vào thời gian xử lý Thời gian 0 2 4 6 8 10 12 15 XL (h) 520 390 300 260 218 194 113 84 COD (mg/l) 545 414 301 258 249 190 109 102 600 438 347 301 267 193 125 80 ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 32
  33. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP 700 600 500 400 300 COD(mg/l) 200 100 0 0 2 4 6 8 10 12 Thời gian (h) Hình 3.2. Ảnh hƣởng của thời gian đến COD sau XL Dựa trên kết quả cho thấy giá trị COD trong nƣớc thải càng giảm khi thời gian xử lý trong bể RBC càng tăng trong tất cả các lần vận hành thử nghiệm mô hình. Khi tăng thời gian xử lý từ 2 – 15h thì COD trong các lần vận hành đều giảm lần lƣợt từ 520 xuống 84mg/l; 545 xuống 102mg/l và 500 xuống 80mg/l. Khi thời gian xử lý kéo dài thì quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật diễn ra càng mạnh vì vậy giá trị COD giảm dần theo thời gian xử lý. b. Ảnh hưởng của lưu lượng nước thải đến hiệu suất xử lý COD Lƣu lƣợng nƣớc xử lý của RBC tính trên diện tích đĩa quay sinh học ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu suất xử lý chất ô nhiễm trong nƣớc thải. Với mục đích tìm ra lƣu lƣợng tối ƣu cho quá trình xử lý bằng mô hình RBC, dựa trên kết quả khảo sát ảnh hƣởng về thời gian đã nghiên cứu, đề tài đã tính toán lƣu lƣợng xử lý trên 1m2 diện tích đĩa trong thời gian xử lý 1 ngày và đánh giá hiệu suất xử lý phụ thuộc vào lƣu lƣợng đƣợc xử lý. Với lƣu lƣợng xử lý của mô hình là 57 lít/mẻ (thể tích chứa tối đa của bể là 65 lít) và diện tích toàn bộ bề mặt đĩa là 3,8m2, suy ra thể tích nƣớc thải xử lý tính trên 1m2 là 15 lít/m2.mẻ. Vì vậy, tùy thuộc vào thời gian xử lý ta tính đƣợc lƣu lƣợng tính trên 1m2 diện tích đĩa (lít/m2.ngày). Kết quả sau chỉ ra hiệu suất xử lý COD (%) phụ thuộc vào lƣu lƣợng nƣớc thải xử lý. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 33
  34. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất xử lý COD Lƣu lƣợng 24 30 36 45 60 90 180 (lít/m2.ngày) 83.85 78.27 62.69 58.08 50.0 42.31 25.0 Hiệu suất XL 81.28 80 65.14 54.31 52.66 44.77 24.04 COD (%) 86.67 79.17 67.83 55.50 49.83 42.17 27.00 100 80 60 40 20 Hiệu suất XL COD (%) COD suất XL Hiệu 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Lƣu lƣợng XL (l/m2.ngày) Hình 3.3. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất xử lý COD Qua kết quả thử nghiệm trên cho thấy, hiệu suất xử lý COD và lƣu lƣợng nƣớc thải đƣợc xử lý tính trên đơn vị diện tích đĩa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi tăng lƣu lƣợng nƣớc xử lý thì hiệu suất xử lý COD giảm và ngƣợc lại. Hiệu suất xử lý COD trong các lần thử nghiệm đạt cao nhất khi lƣu lƣợng xử lý là 24 lít/m2.ngày, tức là khi lƣu lƣợng nƣớc thải là 91,2 lít/ngày đối với mô hình đƣợc thiết kế thì hiệu suất xử lý COD đạt trên 80%. Khi tăng lƣu lƣợng xử lý thì hiệu suất xử lý chất hữu cơ giảm, điều này hoàn toàn phù hợp với lí thuyết bởi vì khi tăng lƣu lƣợng thì hàm lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc thải tăng, mà khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật có giới hạn nhất định. + 3.2.2. Kết quả xử lý NH4 bằng thử nghiệm mô hình RBC + a. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất xử lý NH4 ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 34
  35. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP Xử lý amoni trong nƣớc thải bằng RBC nhờ vào sự hoạt động của hai loại vi sinh vật tự dƣỡng Nitrosomonas và Nitrobacter. Các vi sinh vật tự dƣỡng lấy năng lƣợng từ các hợp chất vô cơ, ngƣợc lại các vi sinh vật dị dƣỡng lấy năng lƣợng từ các hợp chất hữu cơ. Quá trình xử lý amoni trong nƣớc thải bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn chuyển hóa amoni thành nitrit nhờ vào vi sinh vật Nitrosomonas, sau đó nitrit chuyển hóa thành nitrat nhờ vào vi sinh vật Nitrobacter. + + - NH4 + 3/2O2 2H + H2O + NO2 - - NO2 + ½ O2 NO3 + Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian xử lý đến hiệu suất xử lý NH4 nhờ vào hoạt động của vi sinh vật trong bể RBC đƣợc thực hiện. Kết quả đƣợc chỉ ra trong bảng và hình + Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của thời gian đến nồng độ NH4 sau xử lý Thời gian 0 2 4 6 8 10 12 15 XL (h) 28.50 21.88 13.93 6.78 5.89 3.39 2.53 1.18 + NH4 (mg/l) 24.08 20.05 11.95 9.3 5.4 4.78 4.97 3.65 26.94 19.11 11.81 9.48 7.76 5.12 2.46 1.43 30 25 20 (mg/l) + 4 15 10 Nồng độ NH độ Nồng 5 0 0 2 4 6 8 10 12 15 Thời gian (h) Hình 3.4. Ảnh hƣởng của thời gian đến NH + sau XL 4 Theo số liệu của bảng và hình cho thấy, thời gian xử lý kéo dài sẽ đem lại hiệu quả xử lý amoni cao, đƣợc thể hiện qua hàm lƣợng amoni giảm rất nhiều khi thời gian xử lý tăng dần. Với thời gian xử lý 6h trong các lần vận hành thử nghiệm mô hình thì nƣớc thải sinh hoạt đã đạt chỉ tiêu amoni loại B đối với nƣớc thải sinh ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 35
  36. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP hoạt. Khi thời gian xử lý tăng thì hàm lƣợng oxi cung cấp cho nƣớc thải càng nhiều nên vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh để chuyển hóa các hợp chất amoni trong nƣớc thải thành các hợp chất nitrat. + b. Ảnh hưởng của lưu lượng nước thải đến hiệu suất xử lý NH4 + Với kết quả về sự phụ thuộc của nồng độ NH4 sau xử lý vào thời gian, đề tài thực hiện tính toán lƣu lƣợng xử lý trên 1m2 diện tích bề mặt đĩa ảnh hƣởng đến + hiệu suất xử lý NH4 trong các lần thử nghiệm trên mô hình RBC. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng và hình + Bảng 3.7. Sự phụ thuộc hiệu suất xử lý NH4 vào lƣu lƣợng Lƣu lƣợng 24 30 36 45 60 90 180 (lít/m2.ngày) 95.9 91.12 88.11 79.33 76.21 51.12 23.23 Hiệu suất XL 84.8 75.21 80.15 77.57 61.38 50.37 16.74 + NH4 (%) 95 90.87 80.99 71.2 61.25 56.16 29.06 120 100 (%) + 4 80 60 40 20 Hiệu suất XL NH suất XL Hiệu 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Lƣu lƣợng XL (l/m2.ngày) + Hình 3.5. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL NH4 Dựa trên đồ thị nhận thấy lƣu lƣợng xử lý tính trên 1m2 diện tích đĩa ảnh hƣởng + 2 rất lớn đến hiệu suất xử lý NH4 , lƣu lƣợng xử lý tính trên 1m diện tích đĩa tăng đồng nghĩa với diện tích màng sinh học tính trên lƣu lƣợng xử lý sẽ giảm nên + hiệu suất xử lý NH4 giảm. Bởi vì diện tích màng sinh học càng nhỏ thì số lƣợng ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 36
  37. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP + vi sinh vật tham gia vào quá trình nitrat và nitrit càng ít nên hàm lƣợng NH4 đƣợc xử lý sẽ giảm dần. 3.2.3. Kết quả xử lý hàm lƣợng chất rắn lơ lửng bằng thử nghiệm mô hình RBC a. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất xử lý SS Để đánh giá ảnh hƣởng của thời gian đến hiệu suất xử lý SS trong nƣớc thải, đề tài thực hiện thử nghiệm mô hình RBC với 3 lần khác nhau trong khoảng thời gian từ 0 – 15h vận hành. Kết quả về sự thay đổi hàm lƣợng SS theo thời gian xử lý đƣợc chỉ ra trong bảng và hình. Bảng 3.8. Sự biến thiên nồng độ SS theo thời gian xử lý Thời gian XL (h) 0 2 4 6 8 10 12 15 150 136 116 98 82 64 50 32 SS (mg/l) 178 145 120 102 86 72 56 40 165 134 117 101 90 78 53 42 200 180 160 140 120 100 80 60 Nồng độ SS (mg/l) SS Nồngđộ 40 20 0 0 2 4 6 8 10 12 15 Thời gian (h) Hình 3.6. Ảnh hƣởng của thời gian đến SS sau XL Với kết quả trên đồ thị, nhận thấy trong 3 lần thử nghiệm mô hình RBC thì hàm lƣợng SS đều giảm dần khi tăng thời gian xử lý trong khoảng 0 – 15h. Hàm lƣợng SS trong nƣớc thải sinh hoạt không cao (chỉ đạt trên 100mg/l) nên xử lý sau 8h bằng hệ thống RBC thì nƣớc thải trong cả 3 lần vận hành đều đã đạt tiêu chuẩn cho phép loại B (theo QCVN 14/2008/BTNMT). ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 37
  38. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP b. Ảnh hưởng của lưu lượng nước thải đến hiệu suất xử lý SS Dựa trên kết quả về sự phụ thuộc hàm lƣợng SS sau xử lý vào thời gian đã đƣợc nghiên cứu ở trên. Tƣơng tự, nhƣ đối với tính toán về sự phụ thuộc của hiệu suất + 2 xử lý COD và NH4 vào lƣu lƣợng nƣớc thải đƣợc xử lý tính trên 1m diện tích đĩa, ta có đƣợc kết quả về sự phụ thuộc của SS vào lƣu lƣợng theo bảng và hình sau. Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL SS Lƣu lƣợng 24 30 36 45 60 90 180 (lít/m2.ngày) 83.85 78.27 62.69 58.08 50.0 42.31 25.0 Hiệu suất XL 81.28 80 65.14 54.31 52.66 44.77 24.04 SS (%) 86.67 79.17 67.83 55.50 49.83 42.17 27.00 90 80 70 60 50 40 30 Hiệu suất XL SS (%) SS suấtHiệu XL 20 10 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Lƣu lƣợng XL (l/m2.ngày) Hình 3.7. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL SS Theo kết quả tính toán đƣợc thể hiện trên đồ thị, cho thấy lƣu lƣợng xử lý tính trên đơn vị diện tích đĩa có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu suất xử lý hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc. Hiệu suất xử lý giảm dần khi tăng lƣu lƣợng nƣớc thải xử lý trên 1m2 diện tích đĩa. Hiệu suất xử lý SS đạt cao nhất trên 80% trong 3 lần thử nghiệm mô hình RBC, với lƣu lƣợng xử lý là 24 lít/m2.ngày, tƣơng ứng với thời gian xử lý bằng mô hình là 15h. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 38
  39. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận nhƣ sau: - Xử lý nƣớc thải giàu hữu cơ bằng sinh học hiếu khí sử dụng RBC đem lại hiệu suất xử lý cao và không tiêu tốn điện năng trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, sử dụng RBC chỉ phù hợp đối với nƣớc thải giàu hữu cơ với nồng độ thấp. - Với mục tiêu quan trọng của đề tài là xây dựng mô hình RBC để xử lý nƣớc thải. Đề tài đã thực hiện tính toán các thông số cơ bản của mô hình và đã xây dựng thành công mô hình RBC với quy mô phòng thí nghiệm. - Vận hành thử nghiệm mô hình sau khi đƣợc xây dựng để xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Kết quả trong các lần thử nghiệm đem lại hiệu suất cao đối với các thông số + khảo sát là COD, NH4 , SS. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài này đã góp phần quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giáo viên Khoa Môi trƣờng. 2. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo - Do điều kiện hạn hẹp nên nghiên cứu mới thử nghiệm mô hình RBC để xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Vì vậy, đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng phạm vi ứng dụng mô hình RBC đối với các loại nƣớc thải giàu chất hữu cơ và giàu hợp chất nitơ khác để tìm ra tải trọng tối ƣu cho quá trình hoạt động. - Với kết quả thử nghiệm mô hình RBC quy mô phòng thí nghiệm đem lại kết quả rất khả quan. Vì vậy, mô hình RBC có thể triển khai với quy mô rộng trong thực tế để xử lý nƣớc thải giàu hợp chất nitơ. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 39
  40. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Văn Cát (2007), “Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho”, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Ngọc (2002), “Giáo trình công nghệ xử lý nước thải”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Nguyên (2003), “Nước thải và công nghệ xử lý nước thải”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Trần Hiếu Nhuệ (1990), “Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học”, NXB Đại Học Xây Dựng Hà Nội. 5. PGS.TS Lƣơng Đức Phẩm (2001), “Công nghệ xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học”, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Tiếng Anh 6. Abdel Kader, Amr M. (2011), “Studying the efficiency of grey water treatment by using rotating biological contactors system”, Fifteenth International Water Technology Conference, IWTC-15 2011, Alexandria, Egypt. 7. A.H.Ghawi, J.KriŠ (2009), “Use of a rotating biological contactor fo appropriate technology wastewater treatment”, Slovak Journal of Civil Engineering, pp. 1-8. 8. Baban A., Murat H., Atasoy E., Gunes K., Ayaz S. and Regelsberger M. (2009), “Grey watertreatment and using RBC – a kinetic approach” Proceeding of the 11th International Conference on Environmental Sci. and Tech., Greece, pp 48-55. 9. Brian L. Brazil (2006), “Performance and operation of a rotating biological contactor in a tilapia recirculating aquaculture system”, Aquacultural Engineering, No 34, pp. 261–274. 10. Roman Meyer, Marijn Zandee, Bastian Etter, Kai Udert (2011), “Low - cost Rotating Biological Contactor - Operation Manual”, Eawag - Swiss Federal Institute of Aquatic Science and Technology. 11. Suntud Sirianuntapiboon and Tusanee Tondee (2000), “Application of packed cage RBC System for treating waste water contaminated with nitrogenous compounds”, Thammasat Int.J.Sc.Tech., Vol.5, No.1. ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 40
  41. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI GIÀU HỢP CHẤT NITƠ [4,5] 2 1.1.1. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc sinh hoạt [1] 2 1.1.2. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc công nghiệp [1] 3 1.1.3. Nƣớc thải giàu hợp chất nitơ phát sinh từ nguồn gốc nông nghiệp [1] 5 1.2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI 5 1.2.1. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học [1,2] 5 1.2.2. Phƣơng pháp hóa lý [2,3] 6 1.2.3. Phƣơng pháp hóa học [2] 6 1.2.4. Phƣơng pháp sinh học [4,5] 7 1.3. PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC HIẾU KHÍ SỬ DỤNG ĐĨA QUAY SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI GIÀU HỢP CHẤT NITƠ 11 1.3.1. Khái quát và cấu tạo của đĩa quay sinh học [6,7] 11 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của RBC [8,10] 15 1.3.3. Phạm vi ứng dụng [7] 16 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 18 2.1.1. Mục đích nghiên cứu 18 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu 18 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.2.1. Phƣơng pháp tính toán xây dựng mô hình RBC 18 2.2.2. Phƣơng pháp thử nghiệm mô hình RBC 21 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích các thông số 22 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. TÍNH TOÁN MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG RBC [10,11] 24 3.1.1. Tính toán tải trọng chất hữu cơ và số lƣợng đĩa 24 3.1.2.Tính toán sức cản 25 3.1.3. Tính toán momen quán tính 28 3.1.4. Những yêu cầu về hệ thống bánh đai truyền động 29 3.2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH RBC TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI 32 3.2.1. Kết quả xử lý COD bằng thử nghiệm mô hình RBC 32 ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 41
  42. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP + 3.2.2. Kết quả xử lý NH4 bằng thử nghiệm mô hình RBC 34 3.2.3. Kết quả xử lý hàm lƣợng chất rắn lơ lửng bằng thử nghiệm mô hình RBC 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 42
  43. Báo cáo nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường - ĐHDLHP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trƣng ô nhiễm nƣớc thải sinh hoạt 3 Bảng 1.2. Nồng độ nitơ tổng trong nƣớc thải công nghiệp 4 Bảng 3.1. Các thông số tính toán và thiết kế của hệ thống RBC 24 Bảng 3.2. Các thông số tính toán lực cản do độ nhớt 27 Bảng 3.3. Các thông số tính toán về hệ thống bánh đai truyền động 30 Bảng 3.4. Sự phụ thuộc COD vào thời gian xử lý 31 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất xử lý COD 33 + Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của thời gian đến nồng độ NH4 sau xử lý 34 + Bảng 3.7. Sự phụ thuộc hiệu suất xử lý NH4 vào lƣu lƣợng 35 Bảng 3.8. Sự biến thiên nồng độ SS theo thời gian xử lý 36 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL SS 37 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống đĩa quay sinh học 10 Hình 2.1. Hình ảnh đĩa quay sinh học 18 Hình 2.2. Hệ thống động cơ và bánh đai truyền động 20 Hình 2.3. Mô hình RBC đƣợc tính toán và lắp đặt 20 Hình 3.1. Momen (T) và lực F thể hiện trên 2 bánh đai 29 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của thời gian đến COD sau XL 32 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL COD 33 + Hình 3.4. Ảnh hƣởng của thời gian đến NH4 sau XL 34 + Hình 3.4. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL NH4 35 Hình 3.5. Ảnh hƣởng của thời gian đến SS sau XL 36 Hình 3.6. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng đến hiệu suất XL SS 37 ThS. Bùi Thị Vụ và nnk 43