Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007

pdf 244 trang huongle 5890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuong_mai_dien_tu_viet_nam_nam_2007.pdf

Nội dung text: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG BAÙO CAÙO Hà Nội, tháng 2 năm 2008
  2. LƯU Ý Tài liệu này do Cục Th ương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Th ương chủ trì biên soạn. Những quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Công Th ương. Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007” của Bộ Công Th ương. Toàn văn báo cáo được đăng trên website chính thức của Bộ Công Th ương tại địa chỉ:
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hai năm sau khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, thương mại điện tử Việt Nam đã tiếp tục khẳng định chỗ đứng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tiếp theo Báo cáo Th ương mại điện tử được thực hiện từ năm 2003 đến 2006, Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007 sẽ phản ánh những bước tiến của thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 so với các năm trước đó. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá chính sách và điều tra rộng rãi các doanh nghiệp trên toàn quốc, Báo cáo sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô cho thương mại điện tử cũng như tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Th ương mại thế giới WTO, những kết quả sau hai năm triển khai Luật Giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thanh toán và các mô hình ứng dụng thương mại điện tử điển hình trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những điểm nhấn của Báo cáo năm nay. Mảng sáng nhất của thương mại điện tử 2007 là hiệu quả đầu tư thương mại điện tử tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng. Đây cũng là năm đầu tiên một số mô hình ứng dụng thương mại điện tử tương đối hoàn chỉnh chính thức được triển khai, với các công cụ thanh toán trực tuyến được tích hợp trong quy trình giao dịch. Trên cơ sở các phân tích và nhận định của Báo cáo, chúng ta tin tưởng rằng những chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2007 sẽ tạo đà cho thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển một cách thực chất và bền vững trong những năm tiếp theo. Th ay mặt Bộ Công Th ương, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, chuyên gia đã nhiệt tình phối hợp và cung cấp thông tin trong quá trình xây dựng Báo cáo. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để Báo cáo ngày càng hoàn thiện và trở thành một tài liệu có ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và đông đảo các đối tượng có quan tâm khác. Hà Nội, tháng 2 năm 2008 PGS. TS. Lê Danh Vĩnh Th ứ trưởng Bộ Công Th ương BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 iii
  4. iv BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  5. TỔNG QUAN Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2005 nhận định: “cho tới hết năm 2005 thương mại điện tử ở nước ta đã kết thúc giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức. Với sự chuẩn bị đã chín muồi và nỗ lực to lớn của cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, có thể dự đoán từ năm 2006 thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn hai là giai đoạn phát triển mạnh mẽ.” Kết quả điều tra, khảo sát trên nhiều khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử của trên 1.700 doanh nghiệp trên cả nước đã cho thấy dự đoán trên là đúng. Với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thương mại điện tử trong năm 2006 và đặc biệt là trong năm 2007, có thể dự đoán Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010.1 Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam 2007 giới thiệu bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển của thương mại điện tử trong năm qua. Phần tổng quan này sẽ thu nhỏ bức tranh toàn cảnh đó, mặc dù có thể bỏ qua nhiều chi tiết đặc sắc nhưng sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nắm bắt được những mảng quan trọng nhất của tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cho tới cuối năm 2007. 1. Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng Mảng sáng nhất trong năm 2007 là hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử khá cao và có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử và đã biết cách biến những lợi ích tiềm tàng của nó thành hiện thực. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng. Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỷ trọng cũng như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Một mặt, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lý hơn với khoảng một nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại thương điện tử nếu so sánh với các tỷ lệ tương ứng của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức 23%. Rõ ràng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỷ lệ này. 1 Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 v
  6. Một trong những thước đo định lượng về đầu tư cho thương mại điện tử là tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38% trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL. 2. Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng Th eo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia điều tra thì thanh toán điện tử liên tục là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2007. Tuy nhiên, năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của lĩnh vực này. Trước hết, ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngay trong năm đầu tiên triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Th ứ hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Th ứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện có khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Th anh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày càng đa dạng. Bên cạnh ngân hàng, đối tượng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đang mở rộng sang những loại hình doanh nghiệp khác. Mô hình cổng thanh toán (payment gateway) đã được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacifi c Airlines, 123mua!, Viettravel và Chợ điện tử.2 3. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu Trong năm 2007 hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được đẩy mạnh một cách toàn diện trên phạm vi cả nước và đã thu được những kết quả cụ thể. Trước hết, nhiều doanh nghiệp không chỉ nhận thức được lợi ích to lớn của thương mại điện tử mà đã thấy sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai. Những doanh nghiệp tiên 2 Với các tên miền tương ứng là: www.pacifi cairlines.com.vn, www.123mua.com.vn, www.viettravel.com.vn và www.chodientu.vn vi BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  7. phong nhất trong lĩnh vực này đã trở thành thành viên sáng lập của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. Nhiều sự kiện lớn về thương mại điện tử đã được tổ chức và tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin đại chúng như Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam 2007 (Vebiz), Hội thảo bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, Chương trình đánh giá xếp hạng website thương mại điện tử uy tín (TrustVn), Chương trình sinh viên với thương mại điện tử, các sự kiện liên quan tới bình chọn và trao giải thưởng cup vàng về thương mại điện tử của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa). Trong năm 2007, Bộ Công Th ương vẫn coi trọng hoạt động tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về thương mại điện tử. Với sự phối hợp và giúp đỡ của nhiều Sở Th ương mại và các đơn vị khác, bao gồm Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều khóa tập huấn về quản lý nhà nước cũng như kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử đã được tổ chức. Đào tạo chính quy về thương mại điện tử tiếp tục được nhiều trường đại học quan tâm. Một số trường đại học đã có kế hoạch đầu tư sâu cho việc đào tạo thương mại điện tử với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh hết sức năng động và đổi mới liên tục của thương mại điện tử. 4. Hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử cơ bản đã được xác lập Mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lý cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Ngay trong quý một Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tiếp đó, đầu quý hai Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhiều văn bản chuyên ngành đã được ban hành. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng là các Quyết định của Th ống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử trong ngành ngân hàng; Quy trình cấp phát, quản lý và sử dụng chứng chỉ số của Ngân hàng Nhà nước; Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; Th ông tư sửa đổi Th ông tư số 09/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành. Th ủ tướng Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 20/2007/QĐ- TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực tài chính và hải quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ban hành các Quyết định về Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy trình thủ tục hải quan điện tử; Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động hải quan. Đồng thời, nhằm tháo gỡ những trở ngại liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động bán vé máy bay điện tử, Bộ Tài BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 vii
  8. chính đã ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-BTC về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý vé máy bay điện tử. Trong lĩnh vực thương mại là Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.3 Các văn bản trên cùng nhiều văn bản liên quan tới thương mại điện tử và công nghệ thông tin khác được ban hành trong năm 2007 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hoàn thiện hơn. 5. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kế hoach phát triển thương mại điện tử Mặc dù dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và chủ yếu được tiến hành trên môi trường mạng nhưng thương mại điện tử không thể tách rời khỏi địa bàn cụ thể. Luật mẫu của Liên Hợp quốc về thương mại điện tử cũng như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9 /6/2006 đã quy định rõ về địa điểm kinh doanh của các bên tham gia giao dịch thương mại. Hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia tích cực và chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương, cụ thể là của các Sở Th ương mại hoặc Sở Th ương mại và Du lịch tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). Các sở này tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương, đặc biệt là trong các hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và các quy định pháp luật về thương mại điện tử; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại điện tử. Tính tới cuối năm 2007 đã có trên ba mươi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn tới năm 2010. Trên mười dự thảo kế hoạch khác đã được các sở xây dựng xong và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều kế hoạch được xây dựng với chất lượng tốt và có tính khả thi cao, chẳng hạn như Chương trình phát triển thương mại điện tử Th ành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010 hay Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2010. Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam năm 2007 không dừng lại ở việc trình bày kết quả điều tra khảo sát tình hình mà đã cố gắng phác thảo tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Th ương mại Th ế giới (WTO) tới sự phát triển thương mại điện tử trong những năm tới. Trên cơ sở phân tích những cam kết liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cam kết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO về minh bạch hóa và không phân biệt đối xử và những lợi thế khi được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp tương đối khách quan, Báo cáo đã nhận định việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào tháng 1 năm 2007 sẽ có tác động sâu sắc và toàn diện tới sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai. 3 Ngày 16/01/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Điều 52 của Nghị định này quy định chi tiết về xử phạt những hành vi vi phạm liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. viii BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  9. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU iii TỔNG QUAN v CHƯƠNG I - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM SAU HAI NĂM BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 3 I. Tác động của việc ban hành Luật Giao dịch điện tử 3 1. Tác động tới nhận thức xã hội 3 2. Tác động tới phương thức kinh doanh 9 3. Tác động tới mô hình quản lý 11 4. Tác động tới hệ thống luật và chính sách 13 5. Luật Giao dịch điện tử với Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 17 II. Tình hình ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử 21 1. Nghị định về Th ương mại điện tử 22 2. Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số 23 3. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 23 4. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 25 5. Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 26 6. Một số văn bản có liên quan khác 26 III. Một số vấn đề trong thực thi Luật Giao dịch điện tử 28 1. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại 28 2. Các quy định về kế toán, thuế với việc triển khai Luật Giao dịch điện tử 31 3. Vấn đề xác thực thông tin trong chứng từ điện tử 32 4. Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT 35 5. Hành lang pháp lý cho thư quảng cáo và các biện pháp chống thư rác 38 6. Một số vấn đề khác 40 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 ix
  10. CHƯƠNG II - TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 47 I. Khái quát 47 1. Th ương mại điện tử với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 47 2. WTO và thương mại điện tử 48 II. Tác động của các cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 54 1. Cam kết chung 54 2. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 55 3. Các dịch vụ thông tin 60 4. Dịch vụ phân phối 63 5. Dịch vụ tài chính 65 6. Dịch vụ giáo dục 68 7. Dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan 69 8. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao 70 9. Dịch vụ vận tải hàng không 72 III. Tác động của các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hoá 73 1. Th uế quan 73 2. Phi thuế quan 74 3. Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) 75 IV. Tác động của các cam kết trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đầu tư 75 1. Sở hữu trí tuệ 75 2. Đầu tư 76 V. Các tác động khác 77 1. Tuân thủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch hóa 77 2. Chính sách tài chính – tiền tệ 78 3. Chính sách ngoại hối và thanh toán 79 4. Giải quyết tranh chấp 79 5. Th am gia vào quá trình xây dựng luật thương mại toàn cầu của WTO 80 x BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  11. CHƯƠNG III - THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 83 I. Th anh toán đối với thương mại điện tử 84 1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán 84 2. Th ực trạng của hoạt động thanh toán 85 3. Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam 87 4. Định hướng của nhà nước về phát triển thanh toán điện tử 89 II. Ngân hàng với thanh toán điện tử 91 1. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) 91 2. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) 99 III. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử 100 1. PayNet với thanh toán qua POS và ePOS 101 2. VnPay với dịch vụ thanh toán TopUp 104 IV. Triển vọng kết nối dịch vụ phục vụ thanh toán trực tuyến trong TMĐT 105 1. Cổng thanh toán điện tử 105 2. Một số mô hình ứng dụng thanh toán điện tử 110 CHƯƠNG IV - TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 117 I. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của doanh nghiệp 119 1. Tình hình sử dụng máy tính trong các doanh nghiệp 119 2. Tình hình đào tạo CNTT và TMĐT 121 3. Hạ tầng viễn thông và Internet của doanh nghiệp 122 4. Hiệu quả của việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp 124 5. Mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ 125 II. Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử 126 1. Khái quát 126 2. Nguồn nhân lực cho thương mại điện tử 127 3. Ứng dụng thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp 128 4. Th am gia sàn giao dịch thương mại điện tử 130 5. Xây dựng website 132 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 xi
  12. 6. Dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử 134 III. Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử 136 1. Đầu tư cho thương mại điện tử 136 2. Doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử 137 3. Tương quan giữa doanh thu và đầu tư 139 4. Tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh 139 5. Trở ngại cho ứng dụng TMĐT 140 IV. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử chuyên biệt 141 1. Sàn TMĐT hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 141 2. Sàn TMĐT hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) 145 V. Một số lĩnh vực ứng dụng TMĐT nổi bật 148 1. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch 149 2. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực chứng khoán 151 3. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ 155 KHUYẾN NGHỊ 161 I. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 161 II. Đối với doanh nghiệp 164 III. Đối với người tiêu dùng 166 PHỤ LỤC 169 Phụ lục 1 Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 169 Phụ lục 2 Danh sách ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến và tin nhắn ngân hàng 201 Phụ lục 3 TrustVN – website thương mại điện tử uy tín Việt Nam 207 Phụ lục 4 Danh sách các sàn và website thương mại điện tử 210 Phụ lục 5 Kết quả khảo sát website các công ty chứng khoán tháng 12/2007 214 Phụ lục 6 Mẫu phiếu điều tra tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 216 Phụ lục 7 Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 222 xii BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  13. MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về mức độ sử dụng di động của Việt Nam trong tương quan với thế giới 7 Bảng 1.2 Một số chương trình đào tạo về thương mại điện tử tại các trường đại học 8 Bảng 1.3 Tăng trưởng số lượng website của các địa phương từ 2005 đến 2007 12 Bảng 1.4 Các văn bản pháp quy liên quan đến thương mại điện tử ban hành trong hai năm 2006-2007 13 Bảng 1.5 Một số chính sách liên quan đến thương mại điện tử ban hành trong hai năm 2006-2007 16 Bảng 1.6 Tình hình triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử 2006-2010 tại các địa phương 18 Bảng 1.7 Kết quả khảo sát về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trên các website thương mại điện tử 37 Bảng 3.1 Một vài số liệu thống kê về thị trường thanh toán thẻ năm 2007 87 Bảng 3.2 Số lượng ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking 91 Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng triển khai Internet Banking 91 Bảng 3.4 Danh sách các ngân hàng triển khai SMS Banking 99 Bảng 3.5 Danh sách công ty cung cấp và triển khai dịch vụ thanh toán điện tử 100 Bảng 3.6 Danh sách các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn 107 Bảng 3.7 Tỷ lệ sử dụng các hình thức thanh toán theo từng giai đoạn tại 123!mua 113 Bảng 4.1 So sánh phân bổ máy tính trong doanh nghiệp 2 năm 2006-2007 120 Bảng 4.2 Mức trung bình máy tính phân theo ngành 120 Bảng 4.3 Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp 124 Bảng 4.4 Trở ngại đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp 124 Bảng 4.5 Các phương thức nhận đặt hàng qua phương tiện điện tử 127 Bảng 4.6 Tình hình ứng dụng các phần mềm trong doanh nghiệp: so sánh 2006-2007 . 129 Bảng 4.7 Mức độ tham gia sàn giao dịch của doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau 130 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 xiii
  14. Bảng 4.8 Tỷ lệ doanh nghiệp có website phân theo lĩnh vực kinh doanh năm 2007 132 Bảng 4.9 Đặc điểm và tính năng TMĐT của website doanh nghiệp 133 Bảng 4.10 Các phương thức giao hàng áp dụng trong doanh nghiệp 135 Bảng 4.11 Các phương thức thanh toán của doanh nghiệp 135 Bảng 4.12 Dự đoán của doanh nghiệp về doanh thu từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử 138 Bảng 4.13 Đánh giá của doanh nghiệp về các tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh 140 Bảng 4.14 Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT 141 Bảng 4.15 Một số thống kê về tình hình hoạt động của ECVN tại thời điểm 31/12/2007 143 Bảng 4.16 Các hợp đồng ký kết nhờ ECVN 143 Bảng 4.17 Số thành viên tìm được đối tác qua ECVN 144 Bảng 4.18 Phân bổ số thành viên và đối tác tìm được nhờ ECVN 145 Bảng 4.19 Doanh số bán hàng trên sàn TMĐT B2C www.25h.vn (trước là BTSPlaza.com.vn) 145 Bảng 4.20 Giới thiệu một số sàn TMĐT C2C 147 Bảng 4.21 10 website TMĐT B2C tiêu biểu năm 2006-2007 theo bình chọn của TrustVn 148 Bảng 4.22 Một số website cung cấp thông tin tổng hợp về khách sạn và dịch vụ đặt phòng tại Việt Nam 151 Bảng 4.23 Các ứng dụng TMĐT trong giao dịch chứng khoán 152 Bảng 4.24 Tình hình triển khai giao dịch điện tử ở các công ty chứng khoán tháng 12/2007 154 Bảng 4.25 Một số website bán lẻ các mặt hàng thông dụng 157 Bảng 4.26 Một số giải pháp bán lẻ do các công ty Việt Nam xây dựng 157 xiv BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  15. MỤC LỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Phát triển người dùng Internet 2001-2007 8 Hình 3.1 Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán 85 Hình 3.2 Sự phát triển của số lượng tài khoản cá nhân giai đoạn 2000-2007 86 Hình 3.3 Lượng giao dịch/ngày thông qua hệ thống chuyển mạch Banknetvn 89 Hình 3.4 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và tin nhắn ngân hàng Đông Á 96 Hình 3.5 Th ống kê số giao dịch và giá trị chuyển khoản của dịch vụ ngân hàng trực tuyến Đông Á 97 Hình 3.6 Mô hình hoạt động của Smartlink 108 Hình 3.7 Vé máy bay điện tử của Pacifi c Airlines 111 Hình 4.1 Quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra 117 Hình 4.2 Doanh nghiệp được điều tra phân theo khu vực địa lý 118 Hình 4.3 Doanh nghiệp được điều tra phân theo ngành nghề kinh doanh 118 Hình 4.4 Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp năm 2007 119 Hình 4.5 Tình hình đào tạo CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp qua các năm 121 Hình 4.6 Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc 122 Hình 4.7 Mức độ tiếp cận Internet của doanh nghiệp qua các năm 122 Hình 4.8 Chuyển biến trong hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp qua các năm 123 Hình 4.9 Các hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp năm 2007 123 Hình 4.10 Tình hình sử dụng mạng nội bộ của doanh nghiệp trong hai năm 2006-2007 125 Hình 4.11 Chuyển biến về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp qua 2 năm 2006-2007 126 Hình 4.12 Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT qua các năm 127 Hình 4.13 Tình hình triển khai một số phần mềm ứng dụng qua các năm 128 Hình 4.14 Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2007 131 Hình 4.15 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 131 Hình 4.16 So sánh tỷ lệ website tên miền Việt Nam năm 2004 và 2007 133 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 xv
  16. Hình 4.17 Tần suất cập nhật thông tin trên website của doanh nghiệp 134 Hình 4.18 Chuyển biến trong đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp qua các năm 136 Hình 4.19 So sánh cơ cấu đầu tư CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp năm 2005-2007 137 Hình 4.20 Chuyển biến trong doanh thu từ ứng dụng TMĐT qua các năm 138 Hình 4.21 Tương quan giữa đầu tư và doanh thu từ hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp năm 2007 139 Hình 4.22 Phân loại thành viên ECVN 142 Hình 4.23 Các phương thức thanh toán và vận chuyển áp dụng tại sàn TMĐT B2C www.123mua.com.vn 146 Hình 4.24 Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán 151 Hình 4.25 Các dịch vụ giao dịch trực tuyến do Công ty chứng khoán FPT cung cấp 152 xvi BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  17. MỤC LỤC HỘP Hộp 1.1 Sự ra đời của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam 4 Hộp 1.2 Chương trình đánh giá xếp hạng website TMĐT uy tín TrustVn 5 Hộp 1.3 Chương trình sinh viên với thương mại điện tử (Ý tưởng số) năm 2007 6 Hộp 1.4 Tăng trưởng tên miền .vn qua các năm 9 Hộp 1.5 Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước 11 Hộp 1.6 Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được Luật Dân sự và Luật Th ương mại thừa nhận 16 Hộp 1.7 Quy định về cấp chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu 19 Hộp 1.8 Mức độ sẵn sàng triển khai dịch vụ công điện tử trong ngành tài chính 20 Hộp 1.9 Phương hướng triển khai hải quan điện tử trong thời gian tới 21 Hộp 1.10 Giá trị pháp lý của chữ ký số 23 Hộp 1.11 Th ông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán trong quá trình dự thảo 25 Hộp 1.12 Quy định liên quan đến tên miền trong một số Luật 27 Hộp 1.13 Khái niệm “Chứng từ điện tử” trong hai Nghị định về Th ương mại điện tử và Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 28 Hộp 1.14 Tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng giao kết qua website thương mại điện tử 30 Hộp 1.15 Triển khai vé máy bay điện tử tại Vietnam Airlines và Pacifi c Airlines 32 Hộp 1.16 Độ tin cậy của chữ ký số 33 Hộp 1.17 Các quy định liên quan đến chữ ký số của cơ quan, tổ chức trong Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số 34 Hộp 1.18 So sánh mô hình tổ chức chứng thực cầu nối và mô hình tổ chức chứng thực gốc 35 Hộp 1.19 Một số vụ việc về ăn cắp dữ liệu cá nhân trong thời gian qua 36 Hộp 1.20 Tính bất hợp lý của các quy định về quảng cáo trên mạng thông tin máy tính 38 Hộp 1.21 Quy định về thư rác trong Luật Công nghệ thông tin 39 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 xvii
  18. Hộp 1.22 Các cơ chế quản lý thư rác thông dụng trên thế giới 39 Hộp 1.23 Vấn đề bản quyền phần mềm nhìn từ góc độ cơ quan quản lý và doanh nghiệp 41 Hộp 1.24 Vụ lừa đảo tín dụng của nhóm Colony Invest 42 Hộp 1.25 Hành vi lừa đảo của nhóm Colony Invest sẽ bị xử lý theo văn bản luật chuyên ngành nào? 43 Hộp 2.1 Chương trình làm việc về Th ương mại điện tử của WTO 51 Hộp 2.2 Vụ tranh chấp đầu tiên trong WTO về cung cấp dịch vụ trực tuyến qua biên giới 56 Hộp 2.3 Các công ty bảo hiểm cần có chiến lược công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 66 Hộp 2.4 Tiền chảy ra nước ngoài 72 Hộp 3.1 Lợi ích của việc trả lương qua tài khoản 90 Hộp 3.2 CitiBank Việt Nam với dịch vụ ngân hàng trực tuyến 94 Hộp 3.3 Minh hoạ các thao tác thực hiện dịch vụ của Paynet 102 Hộp 3.4 Minh hoạ các bước thực hiện dịch vụ của VnPay 105 Hộp 3.5 Mô hình hoạt động của Mobivi 109 Hộp 4.1 Hiệu quả ứng dụng ERP tại một doanh nghiệp điển hình 129 Hộp 4.2 Tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử uy tín của TrustVn 149 Hộp 4.3 Dịch vụ trực tuyến của Công ty du lịch Vietravel 150 Hộp 4.4 Điều khoản sử dụng dịch vụ trực tuyến của Công ty CP Chứng khoán Gia Quyền 153 Hộp 4.5 Ứng dụng thương mại điện tử - hướng đi mới của ngành bán lẻ 156 xviii BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  19. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADSL Đường thuê bao số không đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line) APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Th ái Bình Dương ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) B2B Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business) B2C Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân (Business to Consumer) C2C Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân (Consumer to Consumer) CNTT Công nghệ thông tin C/O Giấy chứng nhận xuất xứ (Certifi cate of Origin) G2B Giao dịch thương mại điện tử giữa chính phủ với doanh nghiệp (Government to Business) eCoSys Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (E-Certifi cate of Origin System) ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) ERP Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning) ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) IP Giao thức Internet (Internet Protocol) PNTR Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations) PKI Hạ tầng mã khoá công cộng (Public Key Infrastrure) POS Điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ (Point of Sales) TMĐT Th ương mại điện tử BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 xix
  20. UNCITRAL Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Th ương mại quốc tế (United Nations Conference on International Trade Law) UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Th ương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) VCCI Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam WTO Tổ chức Th ương mại thế giới (World Trade Organization) xx BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  21. CHƯƠNG I THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM SAU HAI NĂM BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
  22. CHƯƠNG I THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM SAU HAI NĂM BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Được xây dựng dựa trên cấu trúc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL về thương mại điện tử, đây là luật đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ giao dịch hành chính, dân sự cho đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc ban hành Luật Giao dịch điện tử đã mở ra một giai đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam, đánh dấu việc thương mại điện tử chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi khía cạnh. Báo cáo Th ương mại điện tử 2007 sẽ dành một chương để tổng kết những chuyển biến trong hai năm qua gắn với sự ra đời và triển khai Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam. I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1. Tác động tới nhận thức xã hội Th eo kết quả điều tra của Bộ Th ương mại trong hai năm 2005 và 2006,1 vấn đề nhận thức xã hội luôn được doanh nghiệp coi là trở ngại hàng đầu cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của nhân tố con người và xã hội khi bắt tay vào triển khai một phương thức kinh doanh mới là thương mại điện tử. Với cơ sở pháp lý đã được hình thành, trong hai năm qua doanh nghiệp cùng các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội đã có nhiều nỗ lực để tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức về thương mại điện tử, mà tiêu điểm là sự ra đời của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. 1.1. Sự ra đời Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Ngày 25/6/2007, Bộ Nộ i vụ ban hành Quyế t đị nh số 706/QĐ-BNV cho phé p thà nh lậ p Hiệ p hộ i Th ương mại điện tử Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình vận động từ phía các doanh nghiệp và xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội, khi nhận thức cũng như ứng dụng về TMĐT đang trở nên ngày càng phổ cập trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế. 1 Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam năm 2005, 2006 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 3
  23. Hộp 1.1 Sự ra đời của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam Tại Diễn đàn Th ương mại điện tử Việt Nam (Vebiz) tổ chức vào ngày 17/01/2007 tại Hà Nội, nhiều đại diện doanh nghiệp, cá nhân đã đề xuất ý kiến mong muốn có một tổ chức đứng ra tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.2 Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp TMĐT cần một hiệp hội đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của mình, đồng thời là nơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong hoạt động kinh doanh. TMĐT là lĩnh vực mới, có nhiều rủi ro nên càng cần thiết có một tổ chức như Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại điện tử. Đây được coi là một trong những nhóm giải pháp mang tính chiến lược đối với doanh nghiệp và cần triển khai ngay trong thời gian tới. Trước nhu cầu thực tế đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam những năm qua, Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã được thành lập theo Quyết định số 706/QĐ-BNV ngày 25/06/2007 của Bộ Nội vụ. Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Hiệp hội được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 7 năm 2007. Đại hội đã nhất trí thông qua Điều lệ của Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo phương hướng hoạt động nhiệm kỳ I (2007 -2011), và bầu Ban chấp hành Hiệp hội gồm 23 ủy viên. Ông Lương Văn Tự, nguyên Th ứ trưởng Bộ Th ương mại, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội. Tổng Th ư ký Hiệp hội là ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Truyền thông - Đài Truyền hình Hà Nội. Th ông tin về hoạt động và tổ chức của Vecom có tại www.vecom.vn. Hiệp hội Th ương mại điện tử Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có sử dụng hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. Điều lệ Hiệp hội nêu rõ tôn chỉ hoạt động là “trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ các hội viên để phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam”. Hiện Vecom đã có hơn 130 tổ chức và cá nhân tự nguyện đăng ký tham gia làm hội viên ban đầu, chủ yếu là các doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và các tổ chức nghiên cứu hay cung cấp dịch vụ về TMĐT. 1.2. Hoạt động tuyên truyền đào tạo về thương mại điện tử Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi nổi trong vòng 3 năm trở lại đây, với sự tham gia tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh và báo chí. Bên cạnh một số báo, tạp chí chuyên ngành công nghệ thông tin, nhiều tờ báo lớn đã có hẳn chuyên trang về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Truyền hình kỹ thuật số đều xây dựng các chuyên mục về ứng dụng tin học trong cuộc sống và kinh doanh. Ngoài ra, việc tuyên truyền thương mại điện tử thông qua các cuộc thi, bình chọn và trao giải thưởng cũng có tác động rất lớn tới doanh nghiệp và người dân. Một số hoạt động nay đã trở thành sự kiện thường niên và có chỗ đứng vững chắc trong đời sống xã hội như Chương trình đánh giá xếp hạng website 2 Vebiz là tên viết tắt của Diễn đàn Th ương mại điện tử Việt Nam (Vietnam E-Business Forum). Diễn đàn này được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2007 và có thể sẽ được tổ chức mỗi năm một lần. Đây là một trong các sự kiện lớn nhất về thương mại điện tử ở Việt Nam. Vebiz được Bộ Công Th ương bảo trợ và do Vụ Th ương mại điện tử phối hợp với IDG tổ chức. Chi tiết về Vebiz xem tại www.vebiz.com.vn 4 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  24. thương mại điện tử uy tín do Bộ Th ương mại và Hội Tin học Việt Nam phối hợp thực hiện hay các cuộc thi bình chọn sự kiện thương mại điện tử tiêu biểu do các báo đài thực hiện. Đã xuất hiện những giải thưởng mới dành riêng cho thương mại điện tử như Cúp vàng Th ương mại điện tử của Hội Tin học Việt Nam, giải Sao Khuê cho giải pháp thương mại điện tử xuất sắc của Hiệp hội phần mềm Việt Nam hay BIT Cup do Tạp chí Th ế giới vi tính bình chọn. Hộp 1.2 Chương trình đánh giá xếp hạng website TMĐT uy tín TrustVn Trước sự nở rộ của các website thương mại điện tử trong những năm gần đây, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như người tiêu dùng rất cần được định hướng để lựa chọn, cân nhắc việc tham gia website TMĐT thế nào cho hiệu quả, phù hợp với mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp và đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu thực tế này của xã hội, bắt đầu từ năm 2005, Vụ Th ương mại điện tử, Bộ Th ương mại (nay là Cục Th ương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Th ương) hàng năm phối hợp với Hội Tin học Việt Nam thực hiện chương trình TrustVn – Website thương mại điện tử uy tín. Mục tiêu của TrustVn - Tập hợp tất cả các website TMĐT của Việt Nam theo các loại hình B2C, C2C và B2B e-marketplace - Đánh giá các website TMĐT theo các tiêu chí để chọn ra các website tiêu biểu hàng năm - Quảng bá rộng rãi các website TMĐT uy tín để người tiêu dùng và doanh nghiệp yên tâm tiến hành mua hàng, giao dịch trực tuyến - Định hướng cho các chủ website về những tiêu chuẩn cần có và nên có khi kinh doanh trực tuyến nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - Các website TMĐT đáp ứng đủ các tiêu chí của chương trình sẽ được sử dụng logo để quảng bá. Th ông tin chi tiết về chương trình xem tại www.trustvn.gov.vn. Về đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho thương mại điện tử, nhiều trường đại học trên cả nước đã thành lập bộ môn thương mại điện tử, có trường đã thành lập khoa TMĐT. Tính tới cuối năm 2006, 75% các trường đại học kinh tế - thương mại ở miền Bắc có môn học về thương mại điện tử với ít nhất 3 học phần.3 Một số trường đã mở chương trình đào tạo cao học về thương mại điện tử.4 Tuy nhiên, năng lực của giảng viên và chất lượng giáo trình cho thương mại điện tử vẫn là những hạn chế mà các trường hiện nay đang phải đối mặt khi triển khai đưa thương mại điện tử vào chương trình đào tạo chính khoá. Về tập huấn ngắn hạn, nhiều trường đại học và các tổ chức đã tích cực triển khai các khoá tập huấn thương mại điện tử kéo dài trong phạm vi một tuần. Bộ Công Th ương đi tiên phong trong việc tổ chức các khoá tập huấn TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế - thương mại ở hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước.5 Trong khuôn khổ Đề án hỗ trợ doanh nghiệp 3 Điều tra năm 2006 của Vụ Th ương mại điện tử, Bộ Th ương mại (nay là Cục Th ương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Th ương) 4 Trong khuôn khổ hợp tác về đào tạo thạc sỹ giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Northcentral University của Hoa Kỳ, tháng 11/2007 tại Hà Nội hai trường đã tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam với đẳng cấp quốc tế. 5 Trong năm 2007, riêng Vụ Th ương mại điện tử của Bộ Công Th ương đã tổ chức 28 đợt tập huấn ở 22 địa phương trên toàn quốc BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 5
  25. ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010, Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng tích cực tổ chức hội thảo, tập huấn về TMĐT cho đối tượng là doanh nghiệp ở nhiều địa phương. Ngoài ra, các công ty kinh doanh thương mại điện tử là lực lượng năng động góp phần không nhỏ cho việc đào tạo và phổ biến kiến thức về thương mại điện tử đến người tiêu dùng cũng như các đối tác tiềm năng. Chương trình Sinh viên với Th ương mại điện tử Năm 2007, lần đầu tiên Chương trình Sinh viên với Th ương mại điện tử được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng mới về thương mại điện tử từ sinh viên. Bắt đầu phát động vào cuối tháng 5/2007 và kết thúc vào tháng 12/2007, chương trình đã tạo cơ hội cho các trường đại học, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và sinh viên giao lưu, tìm hiểu và nâng cao hiệu quả học tập nghiên cứu về thương mại điện tử. Chương trình được Bộ Công Th ương bảo trợ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư, dự kiến sẽ tổ chức đều đặn hàng năm nhằm góp phần nâng cao nhận thức xã hội về thương mại điện tử, đồng thời khuyến khích những tìm tòi ứng dụng mới về thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. Hộp 1.3 Chương trình Sinh viên với Th ương mại điện tử (Ý tưởng số) năm 2007 Tại Diễn đàn Th ương mại điện tử Việt Nam (Vebiz) tổ chức tại Hà Nội vào tháng 1/2007, nhiều sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử và kinh tế thương mại đã bày tỏ hy vọng trở thành doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhiều sinh viên đã đề xuất ý tưởng kinh doanh TMĐT và mong muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của Vụ Th ương mại điện tử cũng như các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư. Nhằm làm cầu nối giữa ý tưởng của sinh viên với các doanh nghiệp, Vụ Th ương mại điện tử - Bộ Công Th ương tổ chức Chương trình Sinh viên với Th ương mại điện tử (website chính thức của Chương trình: www.ytuongso.vn). Chương trình nhằm mục tiêu: 1) Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức xã hội về TMĐT; 2) Đẩy mạnh hoạt động đào tạo chuyên ngành TMĐT trong các trường đại học của Việt Nam; 3) Gắn kết hoạt động học tập và đào tạo ở các trường đại học với thực tiễn kinh doanh TMĐT; 4) Phát hiện các ý tưởng kinh doanh TMĐT mới, sáng tạo và có giá trị thực tiễn của sinh viên. Nội dung Chương trình Sinh viên hoặc nhóm sinh viên thể hiện các ý tưởng liên quan tới ứng dụng hay triển khai thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận. Ý tưởng có thể chưa bao giờ công bố, chưa được ứng dụng, hoặc có thể đã được đưa vào triển khai trong thực tế.Phạm vi của lĩnh vực thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ. Đối tượng tham gia Sinh viên hoặc nhóm sinh viên đang theo học các hệ đào tạo trong trường đại học của Việt Nam (cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ). Sau 5 tháng phát động, Chương trình đã nhận được 233 ý tưởng tham dự từ 31 trường đại học trên cả nước. Sau vòng sơ khảo, 11 doanh nghiệp và quỹ đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện 6 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  26. tử đã chọn được 14 ý tưởng xuất sắc để trao giải. Hầu hết 14 ý tưởng này đều đề cập đến các vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống sinh hoạt và học tập của sinh viên như tìm nhà trọ trực tuyến, thư viện số, thẻ sinh viên đa năng, v.v , có tính sáng tạo và giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. 1.3. Mức độ phổ cập Internet và thiết bị di động Cùng với nhận thức xã hội về thương mại điện tử ngày càng được nâng cao, mức độ phổ cập Internet và thiết bị di dộng – những phương tiện cơ bản để tiếp cận ứng dụng TMĐT – cũng gia tăng nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2006, tổng số thuê bao di động của Việt Nam tăng từ 1,25 triệu lên 15,5 triệu, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 65,4%, gấp 2,5 lần mức bình quân của Châu Á và gấp gần 3 lần mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên, xét tương quan về dân số, tỷ lệ thuê bao di động của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp (năm 2006 đạt tỷ lệ 18,17 thiết bị/100 dân, so với con số 29,28 của Châu Á và 40,91 của thế giới). Với sự phát triển và cạnh tranh đa dạng của thị trường dịch vụ di động như hiện nay, dự đoán đà tăng trưởng thuê bao sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ cao trong thời gian tới. Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về mức độ sử dụng thiết bị di động của Việt Nam trong tương quan với thế giới Tổng số thuê bao Tốc độ tăng Tỷ lệ trên % tổng số Khu vực di động trưởng hàng 100 dân thuê bao (đơn vị: 1.000) năm (%) điện thoại 2001 2006 2001 - 2006 2006 2006 Trung Quốc 144'820,0 461'058,0 26,1 34,83 55,6 Indonesia 6'520,9 63'803,0 57,8 28,30 81,1 Nhật Bản 74'819,2 101'698,0 6,3 79,32 64,8 Hàn Quốc 29'045,6 40'197,1 6,7 83,77 59,9 Malaysia 7'385,0 19'463,7 21,4 75,45 81,8 Philippines 12'159,2 42'868,9 28,7 50,75 92,2 Singapore 2'991,6 4'788,6 9,9 109,34 72,1 Đài Loan 21'786,4 23'249,3 1,3 101,97 61,6 Thái Lan 7'550,0 40'815,5 40,1 63,02 85,2 Việt Nam 1'251,2 15'505,4 65,4 18,17 37,7 Châu Á 341'212,4 1'136'885,9 27,2 29,28 64,8 Châu Phi 25'309,4 192'498,9 50,0 20,97 87,1 Châu Mỹ 223'417,3 558'051,0 20,1 61,95 65,6 Châu Âu 357'147,.5 767'601,2 16,5 94,29 70,4 Châu Đại Dương 13'701,2 24'074,6 11,9 72,57 66,5 Thế giới 960'787,7 2'679'111,6 22,8 40,91 67,8 Nguồn: Thống kê của ITU (Liên đoàn Viễn thông Quốc tế, cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc). Tiếp theo đà tăng của năm 2006, số người dùng Internet năm 2007 tăng 26,3%, đạt 18,5 triệu người, chiếm 22,0% dân số. Tỷ lệ người dùng Internet đã vượt mức trung bình của thế giới (19,1%) Một đặc BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 7
  27. điểm nổi bật của thị trường Internet trong hai năm 2006-2007 là sự phát triển mạnh các thuê bao băng thông rộng. Tổng số thuê bao vào cuối năm 2007 đạt gần 1,3 triệu, gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2005 (0,21 triệu thuê bao). Ngoài ra, xu hướng hội tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet cũng đang góp phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập Internet trong xã hội. Đây là tiền đề tốt cho việc phát triển theo chiều rộng các ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai. Hình 1.1 Phát triển người dùng Internet 2001-2007 20,000 18,551 18,000 16,000 14,684 14,000 12,000 10,711 10,000 8,000 6,345 6,000 4,000 3,098 Số người dùng internet (người) 1,300 2,000 1,000 0 20012002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam tại www.vnnic.vn Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu Internet của Việt Nam trong tương quan với thế giới Khu vực Tổng số người sử dụng Internet Số người sử dụng Internet (đơn vị: 1.000) trên 100 dân 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Trung Quốc 111'000,0 137'000,0 162’000,0 8,44 10,4 12,3 Nhật Bản 64'160,0 87'540,0 - 50,2 68,3 - Hàn Quốc 33'010,0 34'120,0 - 68,4 71,1 - Malaysia 11'016,0 11'292,0 14’904,0 42,4 43,8 52,7 Singapore 1'731,6 1'910,3 2’421,8 39,8 43,6 66,3 Đài Loan 13'210,0 14'520,0 14’500,0 58,0 63,7 63,0 Thái Lan 7'084,2 8'465,8 - 11,0 13,0 - Việt Nam 10'711,0 14'683,8 18’226,7 12,7 17,2 21,4 Châu Á 368'437,8 444'607,0 495’213,7 9,8 11,6 12,4 Châu Phi 32'753,7 43'568,7 44’234,2 3,7 4,8 4,7 Châu Mỹ 276'455,5 332'963,3 359’553,6 31,6 37,0 39,8 Châu Âu 269'605,2 290'576,4 343’787,4 33,7 35,7 42,9 Châu Đại Dương 17'019,5 18'953,9 19’243,9 52,0 57,2 57,3 Thế giới 964'271,7 1'130'669,3 1’262’032,7 15,2 17,4 19,1 Nguồn: số liệu năm 2005 và 2006 theo nguồn thống kê của ITU (Liên đoàn Viễn thông Quốc tế, cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc). Số liệu năm 2007 (cập nhật đến tháng 11) theo nguồn của Internet World Stats tại www.internetworldstats.com 8 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  28. 2. Tác động tới phương thức kinh doanh Tới cuối năm 2001, mức độ ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp còn rất thấp. Báo cáo của Dự án quốc gia “Kỹ thuật thương mại điện tử” năm 2002 đã nhận định “Tỷ lệ các doanh nghiệp ở nước ta có thể tham gia thương mại điện tử là rất thấp, có thể nói đại đa số các doanh nghiệp còn chưa sẵn sàng”. Tuy nhiên, cùng với sự hoàn thiện của môi trường pháp lý, thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, tác động mạnh mẽ tới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.6 2.1. Doanh nghiệp đã triển khai nhiều ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phần lớn doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử: Năm 2007 có tới 86% doanh nghiệp sử dụng email thường xuyên trong giao dịch với đối tác. Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong giao dịch. Số doanh nghiệp có website tăng nhanh: Số doanh nghiệp có website vào cuối năm 2004 ước tính vào khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp và 35% những website này được thiết lập từ sau năm 2002.7 Trong ba năm 2005-2007 số doanh nghiệp xây dựng website tăng mạnh, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên đến 38% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ website tăng gấp đôi chỉ trong vòng ba năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự bước vào giai đoạn triển khai các ứng dụng thực tế mà thương mại điện tử đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình. Hộp 1.4 Tăng trưởng tên miền .vn qua các năm Tính riêng về tên miền .vn, cho đến cuối năm 2007, số lượng tên miền .vn được đăng ký đã lên đến 60.604, gấp gần 4 lần số lượng tên miền vào cuối năm 2005 – thời điểm Luật Giao dịch điện tử được ban hành. Thời điểm 12/2003 2/2004 12/2005 12/2006 12/2007 Tổng số tên miền .vn được đăng ký 5.478 9.037 14.345 34.924 60.604 Tốc độ tăng trưởng 65% 59% 143% 64% Nguồn: Thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam www.vnnic.vn Doanh nghiệp tích cực tham gia các sàn TMĐT: Bên cạnh việc thiết lập website, việc tham gia các sàn TMĐT là một tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn, tham gia các sàn TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và mang lại hiệu quả cao. Năm 2007 đã có tới 10% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của Việt Nam và nước ngoài với hơn một nửa số doanh nghiệp này tham gia nhiều hơn một sàn. 6 Các số liệu sử dụng trong phần này là kết quả điều tra của Bộ Th ương mại để phục vụ cho Báo cáo Th ương mại điện tử hàng năm. 7 Th eo số liệu của Tổng cục Th ống kế tại www.gso.gov.vn, tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam tính tại thời điểm 31/12/2004 là 91.755. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 9
  29. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng CNTT và TMĐT trong quản trị doanh nghiệp: Kết quả khảo sát trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT trong quản lý doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản trị hiện đại ngày càng tăng. Bên cạnh phần mềm kế toán đã phổ biến được gần chục năm nay, hai phần mềm đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng và đạt hiệu quả cao là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng (31%) và phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (11%). Việc kết nối với các đối tác cũng bắt đầu được doanh nghiệp quan tâm. Năm 2007, 14% doanh nghiệp được khảo sát cho biết bước đầu có kết nối để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) với đối tác kinh doanh. Đây sẽ là tiền đề phát triển phương thức thương mại điện tử B2Bi (giao dịch trực tuyến doanh nghiệp với doanh nghiệp trên quy mô lớn) trong tương lai. 2.2. Xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử chuyên nghiệp Sàn thương mại điện tử còn có các tên gọi khác như chợ “ảo”, chợ trên mạng, chợ điện tử, cổng thương mại điện tử, website TMĐT, tiếng Anh gọi chung là e-Marketplace. Song song với việc các doanh nghiệp trên cả nước ứng dụng thương mại điện tử ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại điện tử. Hình thức kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất của các doanh nghiệp này là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các mô hình B2B, B2C và C2C. Phần lớn các sàn này do các doanh nhân trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm đầu tư kinh doanh với tính toán chưa có lãi trong những năm đầu nhưng sẽ có lợi nhuận cao khi thị trường bùng nổ, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007 tại Việt Nam có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B. Tuy nhiên, bên cạnh một số sàn thu hút được khá đông doanh nghiệp tham gia với số cơ hội kinh doanh tăng lên nhanh chóng, nhiều sàn giao dịch phát triển tương đối chậm. 70% các đơn vị quản lý sàn cho biết vẫn chưa thu phí thành viên tham gia giao dịch, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm. Tính đến cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh sàn B2C. Trong khi một số sàn B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thì hầu như tất cả các sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Phần lớn những sàn thương mại điện tử B2C này hoạt động theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn hoá cao như hàng điện tử, thiết bị điện, đồ gia dụng, sách báo, văn phòng phẩm, v.v Với mô hình kinh doanh và chiến lược quảng bá bài bản, nhiều sàn thương mại điện tử B2C đã mang lại doanh thu đáng kể. Mô hình sàn thương mại điện tử C2C xuất hiện rầm rộ nhất trong hai năm 2004 và 2005, giai đoạn 2006-2007 số lượng sàn tăng chậm hơn nhưng đi vào cải tiến chất lượng theo chiều sâu. Các sản phẩm được mua bán trên các sàn này tăng nhanh, các tiện ích và tính năng hỗ trợ đa dạng hơn, số người mua người bán cũng như lượng giao dịch thực hiện ngày càng tăng. Tuy giá trị các giao dịch không lớn, nhưng mô hình thương mại điện tử C2C có sức lan toả cao và góp phần đưa ứng dụng thương mại điện tử tới từng người dân, tạo thói quen mua bán hiện đại cho xã hội. 10 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  30. Bên cạnh các sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ trung gian mua bán, năm 2006-2007 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến thuộc ngành công nghiệp nội dung số, như quảng cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến, nội dung cho thiết bị di động, và các dịch vụ gia tăng giá trị trực tuyến khác. Đây là những dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với doanh thu lớn và tốc độ tăng trưởng cao, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của TMĐT trong những năm tới. 3. Tác động tới mô hình quản lý Luật Giao dịch điện tử đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc triển khai giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước, góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính và tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Tiếp sau Luật Giao dịch điện tử, trong hai năm 2006 và 2007, một số văn bản pháp quy đã được ban hành với những quy định cụ thể hơn, tiêu biểu là Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23/3/2006 của Th ủ tướng Chính phủ về việc giảm văn bản giấy tờ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và Nghị định số 64/2007/NĐ- CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin là một bước tiến lớn trong việc pháp chế hóa mô hình hoạt động mới cho các cơ quan nhà nước theo hướng dịch vụ công điện tử. Th eo quy định tại Nghị định này, người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin. Nghị định nêu rõ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công; tuyên truyền, quảng bá để thu hút người dân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Hộp 1.5 Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước “Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010” được Chính phủ giao Bộ Th ông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng. Tinh thần chính của chương trình này là phát huy sự chủ động của các bộ ngành, địa phương và sử dụng thống nhất tiêu chuẩn để đảm bảo tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước. Chương trình nêu ra những nhiệm vụ cần làm để các cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch, dự án phù hợp với yêu cầu và thực tiễn ứng dụng CNTT trong phạm vi quản lý của mình. Dự thảo chương trình đề xuất “mức sàn” 1% ngân sách nhà nước hàng năm cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính được thể hiện trong tất cả các nội dung của chương trình: quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp, tổ chức thực hiện. Với quy định người đứng đầu cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm về cải cách hành chính, đồng thời trực tiếp chỉ đạo ứng dụng CNTT, việc gắn kết giữa cải cách hành chính và CNTT sẽ đồng bộ hơn.Tuy nhiên, tới 31/12/2007, Chương trình này vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 11
  31. Với hành lang pháp lý được tạo nên bởi Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước, trong hai năm qua các cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và hoạt động tác nghiệp của mình. Những chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như năng lực để triển khai giao dịch điện tử đang dần tạo nên một mô hình hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn cho bộ máy quản lý nhà nước. Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ triển khai giao dịch điện tử trong các cơ quan chính phủ là việc thiết lập website và cung cấp dịch vụ công trên những website đó. Năm 2007, cơ cấu Chính phủ Việt Nam có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ. Trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, hiện tất cả những cơ quan này đều đã có website để giao tiếp với công dân cũng như các tổ chức trong xã hội.8 Th eo Báo cáo Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (Vietnam ICT Index) của Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, 58% các Bộ và cơ quan ngang Bộ có cung cấp dịch vụ công trên Internet (dịch vụ công bao gồm cả việc cung cấp thông tin về quy trình, thủ tục hành chính công và tương tác với tổ chức, cá nhân thông qua website). Tính đến cuối năm 2007, trong tổng số 64 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 58 tỉnh, thành phố có website hoạt động. 6 tỉnh, thành phố không có website hoặc website không hoạt động trong thời gian khảo sát là Đắk Nông, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu và Quảng Ninh.9 So với con số 15 tỉnh thành không có website vào năm 2005, đây là tiến bộ đáng khích lệ của chính quyền các địa phương trong việc mở ra một kênh giao dịch điện tử với người dân và doanh nghiệp qua Internet. Bảng 1.3 Tăng trưởng số lượng website của các địa phương từ 2005 đến 2007 Năm 2005 2006 2007 Số tỉnh thành có website hoạt động 49 52 58 Tỷ lệ tỉnh thành có website 76% 81% 90% Nguồn: Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương - tháng 12/2007 Ở mức cao nhất, website của Đảng Cộng sản Việt Nam www.cpv.vn và website của Quốc hội www.na.gov.vn cũng là những kênh quan trọng cung cấp thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cung cấp dịch vụ đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước với doanh nghiệp và công dân. Ngoài ra, Chính phủ hiện đã xây dựng website www.chinhphu. vn (cũng có thể truy cập theo địa chỉ www.vietnam.gov.vn) và www.egov.vn, cung cấp thông tin chính thống từ cơ quan hành pháp cao nhất này. Những website trên tập trung dữ liệu và liên kết website của các bộ ngành và địa phương trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ 8 Website chính thức của Bộ Nội vụ www.moha.gov.vn không hoạt động trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, Bộ có website www.caicach- hanhchinh.gov.vn để giao tiếp với người dân và cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động trọng tâm hiện nay của Bộ là công tác cải cách hành chính nhà nước. 9 Tuy nhiên, Sở Th ương mại (Th ương mại và Du lịch) các tỉnh Điện Biên, Quảng Ninh, Yên Bái đã thiết lập website của Sở với mục tiêu xúc tiến thương mại và du lịch tại địa phương. 12 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  32. chức cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin từ phía các cơ quan công quyền. Ngày 10/4/2007, Th ủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển Trang tin điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn) thành Cổng thông tin điện tử Chính phủ, với 3 chức năng chủ yếu là báo điện tử Chính phủ, mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ và cổng thông tin về dịch vụ công của Chính phủ. Cùng với việc ban hành Nghị định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chỉ đạo của Th ủ tướng Chính phủ chuyển Trang tin điện tử Chính phủ thành Cổng thông tin điện tử Chính phủ là một bước cụ thể hóa chủ trương, chính sách và quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính nói chung và lộ trình xây dựng nền hành chính điện tử nói riêng theo nguyên tắc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng dễ dàng, hiệu quả hơn nguồn thông tin chính thống của Chính phủ và các cấp hành chính qua Internet. Như vậy, một trong các trụ cột hỗ trợ TMĐT, đặc biệt là giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B), đã được hình thành và có thể sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 2008-2010. 4. Tác động đối với hệ thống luật và chính sách Luật Giao dịch điện tử đã chính thức đặt nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn bản pháp quy toàn diện về giao dịch điện tử tại Việt Nam. Sau khi Luật được ban hành, trong hai năm 2006 và 2007 hàng loạt văn bản dưới luật đã ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảng 1.4 Các văn bản pháp quy liên quan đến TMĐT ban hành trong hai năm 2006-2007 Luật 29/6/2006 Luật Công nghệ thông tin Nghị định Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin Nghị định số 71/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 13
  33. Các văn bản khác Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng Chỉ thị 10/2006/CT-TTg về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Quyết định 13/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về quản lý trò chơi trực tuyến Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT về xử phạt hành chính và khiếu nại, tố cáo về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg sửa đổi quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM về việc triển khai kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010 Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính Chỉ thị số 03/2007/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an ninh thông tin trên Internet Quyết định số 18/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý vé máy bay điện tử Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet 14 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  34. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký số Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử Quyết định số 706/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh Quyết định số 18/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục Hải quan điện tử Cùng một số văn bản được ban hành từ năm 2005 trở về trước, những văn bản ra đời trong 2 năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam, đặc biệt là 4 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và 3 nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin. Nếu trước năm 2005, phần lớn văn bản được ban hành chỉ liên quan đến những vấn đề kỹ thuật công nghệ thông tin, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước, v.v Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển khai các quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngoài tác động trực tiếp đưa đến sự ra đời các văn bản hướng dẫn cho những vấn đề cụ thể trong triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, tác động sâu xa hơn của Luật Giao dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng từ điện tử” vào những bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành. Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Th ương mại sửa đổi, được biên soạn song song với Luật Giao dịch điện tử, đều bổ sung quy định thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương mại. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 15
  35. Hộp 1.6 Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được Bộ luật Dân sự và Luật Th ương mại thừa nhận Điều 15 Luật Th ương mại năm 2005: Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005: Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Cùng với khung pháp luật cho thương mại điện tử đang dần hoàn thiện, trong hai năm 2006- 2007 khung chính sách liên quan đến thương mại điện tử cũng liên tiếp được bổ sung những đề án và chương trình ở quy mô quốc gia, từ quy hoạch phát triển viễn thông – Internet cho đến chương trình phát triển công nghiệp nội dung số. Với mục tiêu xây dựng một xã hội thông tin trên hạ tầng công nghệ tiên tiến, những chính sách này sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn tới. Bảng 1.5 Một số chính sách liên quan đến TMĐT ban hành trong hai năm 2006-2007 07/2/2006 Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 24/5/2006 Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 29/12/2006 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam 12/4/2007 Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục 23/4/2007 các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển 16 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  36. 03/5/2007 Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 28/5/2007 Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 07/7/2007 Chỉ thị số 07/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”) 26/10/2007 Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 5. Luật Giao dịch điện tử với Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 Năm 2005, song song với Luật Giao dịch điện tử, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2006-2010 cũng được ban hành tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Th ủ tướng Chính phủ (Quyết định 222). Nếu Luật Giao dịch điện tử là khung pháp lý cơ bản và đầu tiên cho toàn bộ các giao dịch điện tử trong xã hội, thì Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử là chính sách vĩ mô đầu tiên của Nhà nước với những định hướng, giải pháp toàn diện và chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc. Kế hoạch này là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt động liên quan tới thương mại điện tử trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa Luật Giao dịch điện tử vào cuộc sống thông qua những chính sách, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại. Th ực hiện chỉ đạo của Th ủ tướng Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tích cực triển khai những hoạt động được đề ra tại Kế hoạch tổng thể. Đồng thời, nhiều địa phương trên cả nước cũng khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 222. Tính đến cuối tháng 12/2007 đã có 42 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm tỷ lệ trên 60%) xây dựng kế hoạch triển khai thương mại điện tử tại địa phương, trong số đó 31 kế hoạch đã được UBND tỉnh và thành phố phê duyệt để đưa vào triển khai. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 17
  37. Bảng 1.6 Tình hình triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006-2010 tại các địa phương Các địa phương đã phê duyệt kế hoạch Các địa phương đang chờ duyệt kế hoach STT STT STT 1 Hà Nội 17 Hoà Bình 1 Bắc Kạn 2 TP Hồ Chí Minh 18 Khánh Hoà 2 Bắc Giang 3 An Giang 19 Kon Tum 3 Bình Phước 4 Bắc Ninh 20 Lạng Sơn 4 Cao Bằng 5 Bình Dương 21 Lào Cai 5 Đà Nẵng 6 Bình Định 22 Long An 6 Hưng Yên 7 Bình Thuận 23 Phú Yên 7 Nghệ An 8 Cà Mau 24 Quảng Nam 8 Ninh Bình 9 Cần Thơ 25 Tây Ninh 9 Ninh Thuận 10 Đắk Lắk 26 Thanh Hoá 10 Phú Thọ 11 Đắc Nông 27 Thừa Thiên Huế 11 Quảng Ninh 12 Đồng Tháp 28 Tiền Giang 13 Hà Tây 29 Vĩnh Long 14 Hà Tĩnh 30 Vĩnh Phúc 15 Hải Phòng 31 Yên Bái 16 Hậu Giang Nguồn: Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương - tháng 12/2007 Được Chính phủ giao cho chức năng thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử và đồng thời được giao chủ trì theo dõi việc triển khai Quyết định 222, Bộ Th ương mại đã có Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM ngày 6/12/2006 về việc triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trong ngành thương mại. Các đơn vị thuộc Bộ Th ương mại đã được phân công chi tiết để triển khai 9 hoạt động lớn: 1) tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử; 2) hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại điện tử; 3) cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công; 4) phát triển các công nghệ hỗ trợ; 5) tổ chức thực thi quy định pháp luật về thương mại điện tử; 6) tăng cường hợp tác quốc tế; 7) triển khai quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương; 8) hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; và 9) đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về thương mại điện tử. Tình hình triển khai các dịch vụ công điện tử Với vai trò người tạo lập môi trường cho thương mại điện tử phát triển, các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng phải đi đầu trong việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Quyết định 222 đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử và coi đây là một trong 6 nhóm giải pháp chủ yếu để đạt được những mục tiêu phát triển thương mại điện tử đến năm 2010: “Đến năm 2010 các cơ quan Chính phủ phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp”. 18 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  38. Sau hai năm triển khai Quyết định 222, đồng thời là hai năm đầu tiên thực thi Luật Giao dịch điện tử, một số dịch vụ công điện tử đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm và chuẩn bị đưa vào ứng dụng trên diện rộng cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực lớn cho việc phổ cập giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội thời gian tới. a. Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) Song song với việc triển khai Hệ thống truyền visa dệt may điện tử (ELVIS), trong hai năm 2006-2007 Bộ Th ương mại (nay là Bộ Công Th ương) đã tích cực triển khai xây dựng Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) như một trong các dịch vụ công điện tử đầu tiên của ngành thương mại. Hộp 1.7 Quy định về cấp chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu Quy tắc xuất xứ là tất cả những quy định pháp luật và quyết định hành chính để xác định nước xuất xứ của hàng hoá. Trước hết, việc xác định nước xuất xứ nhằm xác định liệu một hàng hoá nhập khẩu có được hưởng chế độ ưu đãi nào không. Th ứ hai, việc xác định xuất xứ của hàng hoá là điều kiện cần thiết trong trường hợp nước nhập khẩu định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng hay các biện pháp tự vệ khác. Th ứ ba, quy tắc xuất xứ còn yêu cầu hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng các quy định về nhãn mác. Ngoài ra việc xác định nước xuất xứ hàng hoá còn để phục vụ mục đích thống kê thương mại và mua sắm chính phủ. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa không chỉ nhằm mục đích dành ưu đãi mà còn là công cụ quản lý ngoại thương quan trọng. Ngày 20/02/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Th ương mại về xuất xứ hàng hoá. Khoản 2 Điều 17 của Nghị định nêu rõ Bộ Th ương mại tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc uỷ quyền cho Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Hệ thống quản lý các thủ tục xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay còn thủ công, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đối với việc cấp chứng nhận xuất xứ giúp các cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng có được số liệu thống kê về xuất khẩu của Việt Nam, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt đối với công tác đàm phán và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Đồng thời việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, doanh nghiệp. Th eo Đề án được duyệt, Giai đoạn 1 của eCoSys chủ yếu tập trung vào công tác quản lý các số liệu C/O do các tổ chức cấp C/O trên cả nước cấp. Các tổ chức cấp C/O khi tham gia eCoSys không phải cài đặt phần mềm riêng mà sử dụng ngay phần mềm do Bộ Th ương mại xây dựng dựa trên công nghệ web. Đối với C/O do các phòng quản lý xuất nhâp khẩu cấp, các phòng có thể cập nhật dữ liệu trực tuyến trên hệ thống eCoSys tại địa chỉ Đến cuối năm 2007, Bộ đã thu thập được thông tin của khoảng 700.000 bộ C/O trên phạm vi cả nước. Giai đoạn 2 của eCoSys bắt đầu triển khai từ tháng 7/2006 và hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys đã được chính thức khai trương vào ngày 27/11/2007. Giai đoạn 2 của eCoSys cấp C/O điện tử cho các form ưu đãi do Bộ Công Th ương cấp, bao gồm form A, D, E, S và form BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 19
  39. AK. Giai đoạn 2 chỉ cấp cho các doanh nghiệp thoả mãn một trong bốn điều kiện theo quy định tại Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM ngày 30/7/2007 của Bộ Th ương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có máy tính kết nối Internet và trang bị thiết bị đọc thẻ kết nối với hệ thống MOT-CA của Bộ (nay đổi thành MOIT-CA) Phần mềm eCoSys được phát triển gồm các module riêng biệt dành cho các tổ chức cấp C/O và cho doanh nghiệp. Module dành cho doanh nghiệp đặt tại Cổng Th ương mại điện tử quốc gia (ECVN). Module dành cho các tổ chức cấp C/O đặt trên trang web Bộ Công Th ương tại địa chỉ Ưu điểm nổi bật của hệ thống là các doanh nghiệp tham gia eCoSys không phải đầu tư mua phần mềm mà dùng ngay phần mềm miễn phí của Bộ đã xây dựng trên ECVN. Qua eCoSys, doanh nghiệp có thể theo dõi được tình hình đề nghị cấp C/O của mình. Các phòng quản lý xuất nhập khẩu có thể tiếp nhận C/O do các doanh nghiệp gửi lên một cách dễ dàng, sau đó duyệt hồ sơ và cấp số C/O điện tử ngay trên máy. Toàn bộ thông tin về cấp C/O được cập nhật trên hệ thống giúp các phòng quản lý XNK tiếp tục theo dõi được tình hình cấp C/O gắn với công tác quản lý xuất nhập khẩu, giống như giai đoạn 1. Việc triển khai eCoSys giai đoạn 2 giúp tiết kiệm chi phí và thúc đẩy ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, quản lý tốt yêu cầu cấp C/O của doanh nghiệp, đồng thời từng bước chuẩn bị cho việc trao đổi C/O điện tử với các nước khác trong khuôn khổ thực hiện các Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do và các thỏa thuận về thuận lợi hóa thương mại trong APEC. b. Thuế và hải quan điện tử Th eo kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử của ngành tài chính, đến năm 2010 sẽ cung cấp 5 dịch vụ công trực tuyến: khai hải quan điện tử, khai thuế điện tử, đăng ký tài sản công qua mạng, cấp mã số ngân sách qua mạng và Diễn đàn trao đổi chế độ chính sách với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hộp 1.8 Mức độ sẵn sàng triển khai dịch vụ công điện tử trong ngành tài chính So với các ngành khác, thuế và hải quan có thể xem như đầu tàu trong việc ứng dụng CNTT, giảm thiểu thủ tục hành chính và giấy tờ để chuyển dần sang nền hành chính điện tử. Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Th ống kê Tài chính, Bộ Tài chính cho biết: hầu hết các quy trình của ngành tài chính đã ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý điều hành. Ngành đã xây dựng kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của 2,5 triệu đối tượng nộp thuế với trên 100 chỉ tiêu quản lý; kho CSDL của 77 đối tượng sử dụng ngân sách; kho CSDL thu chi ngân sách từ năm 1945 – 2003; kho CSDL công sản từ năm 1998 đến nay; CSDL văn bản pháp quy với trên 17.000 văn bản. Từ nền tảng này, ngành tài chính đã có hệ thống khai hải quan điện tử, hệ thống tự khai nộp thuế, hệ thống kiosk thông tin kho bạc nhà nước. “Th uế - Hải quan: đầu tàu đổi mới”, Th ế giới vi tính Series B, tháng 10/2007, tr.12 Th eo số liệu của Cục Tin học và Th ống kê Tài chính, đến hết tháng 12/2007 đã có 501 doanh nghiệp tham gia hệ thống hải quan điện tử với 36.135 tờ khai xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các lô hàng xử lý qua hệ thống hải quan điện tử đạt trên 3,4 tỷ USD, số 20 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  40. thuế đạt trên 3.261 tỷ đồng. Trung bình thời gian thông quan là 5-10 phút đối với tờ khai luồng Xanh và 20-30 phút đối với tờ khai luồng Vàng. So với thủ tục hải quan truyền thống thì thời gian làm thủ tục hải quan điện tử giảm từ 4-8 giờ cho một lô hàng. Tuy nhiên, để có thể tiến tới một hệ thống dịch vụ công hiện đại, thời gian tới ngành cần phải đẩy mạnh hơn nữa những cải cách trong quy trình nghiệp vụ cũng như các ứng dụng CNTT và TMĐT tiên tiến. Hộp 1.9 Phương hướng triển khai hải quan điện tử trong thời gian tới Ông Đặng Hạnh Th u, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết phương hướng của ngành tới cuối năm 2008 là mở rộng thí điểm và triển khai thủ tục hải quan điện tử mở rộng cho tất cả các loại hình quản lý hải quan và mở rộng tại các cục Hải quan địa phương, vùng trọng điểm. Ngành sẽ xây dựng thông tư về nhà cung cấp dịch vụ truyền/nhận dữ liệu điện tử (CVAN) cùng các khung pháp lý cần thiết cho thủ tục hải quan điện tử; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tích hợp đầy đủ chức năng nghiệp vụ hải quan và kết nối với tất cả các đơn vị trong ngành, hải quan địa phương, tiến tới đảm bảo xử lý các giao dịch 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. “Th uế - Hải quan: đầu tàu đổi mới”, Th ế giới vi tính Series B, tháng 10/2007, tr.12 Đối với ngành thuế, hiện Tổng Cục, 64 cục thuế và gần 700 chi cục trên toàn quốc đã được kết nối bởi một hệ thống mạng máy tính thống nhất giúp trao đổi và xử lý những thông tin cơ bản về kê khai, nộp thuế. Nhiều ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đã được triển khai, tuy nhiên vẫn tồn tại rất nhiều bất cập như mới tự động hóa được một số khâu trong quản lý, chưa tích hợp thông tin giữa các chức năng nghiệp vụ trong hệ thống, khó nâng cấp hệ thống khi thay đổi quy trình nghiệp vụ, v.v , và quan trọng nhất là chưa có các ứng dụng cung cấp được cho người dùng đầu cuối là đối tượng nộp thuế. Để giải quyết tồn tại trên, ngành thuế dự kiến sẽ đầu tư 88 triệu USD triển khai dự án quản lý thuế tích hợp (ITAIS), giai đoạn 2008-2012. Mục tiêu của ITAIS là xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, có khả năng quản lý tập trung, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới. Hệ thống này cần phải đáp ứng yêu cầu chia sẻ thông tin giữa các cấp và kết nối với các cá nhân và tổ chức liên quan như: người nộp thuế, Tổng cục Th ống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc, Hải quan, ngân hàng, cảnh sát, tòa án, các UBND, Bộ và các Sở Kế hoạch Đầu tư, v.v , tạo điều kiện theo dõi thanh tra thuế. Ngành thuế cũng hướng tới việc xây dựng hệ thống e-Tax service để hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Định hướng của hệ thống là cho phép doanh nghiệp, cá nhân xem hồ sơ thuế qua mạng Internet, tiếp nhận và xử lý tờ khai điện tử, v.v tiến tới tích hợp hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử để cung cấp một cách cơ bản hệ thống thuế điện tử. II. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN DƯỚI LUẬT NHẰM HƯỚNG DẪN LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Đến cuối năm 2007, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, tạo nên khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong những lĩnh vực lớn của đời sống xã hội. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 21
  41. 1. Nghị định về Thương mại điện tử Nghị định về Th ương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, Nghị định này đã tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Trong năm 2007 các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành soạn thảo hai thông tư hướng dẫn Nghị định Th ương mại điện tử. Đó là Th ông tư của Bộ Công Th ương về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử và Th ông tư liên tịch Bộ Công Th ương – Bộ Y tế hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, hai thông tư này đã cơ bản hoàn thành về mặt nội dung và được đưa ra xin ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp trước khi chính thức ban hành. Th ông tư hướng dẫn Nghị định Th ương mại điện tử về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được xây dựng trong bối cảnh số lượng website thương mại điện tử đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mô hình hoạt động của các website thương mại điện tử. Mọi giao dịch được tiến hành một cách tự phát và không có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, Th ông tư được xây dựng nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn mực chung cho các website thương mại điện tử, nâng cao tính minh bạch của môi trường giao dịch, đồng thời giúp bảo vệ và cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Nội dung chính của Th ông tư gồm những quy định về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, thời điểm giao kết và giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến; nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về cung cấp thông tin liên quan đến các điều khoản hợp đồng. Th ông tư cũng quy định chi tiết các cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng trên website thương mại điện tử như cơ chế rà soát và xác nhận điều khoản hợp đồng, thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên website thương mại điện tử. Văn bản thứ hai hướng dẫn Nghị định về Th ương mại điện tử được xây dựng trong năm 2007 là Th ông tư liên tịch Bộ Công Th ương – Bộ Y tế hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử. Th uốc là mặt hàng thích hợp cho mua bán trực tuyến vì có giá trị cao, khối lượng nhỏ. Việc bán thuốc và công khai giá thuốc trên mạng Internet sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn thuốc khác nhau, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Mặt khác, thuốc chữa bệnh là mặt hành kinh doanh đặc biệt, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nên cũng cần có những quy định riêng, tránh việc lợi dụng bán thuốc qua mạng để có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Cho tới nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư thiết lập website bán thuốc qua mạng. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động bán thuốc qua mạng nên những doanh nghiệp này mặc dù đã thiết lập website vẫn chưa thể tiến hành kinh doanh trong thực tế. 22 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  42. Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược cũng đã đề cập đến việc bán thuốc qua mạng. Khoản 4c Điều 43 của Nghị định quy định rõ: “Bộ Th ương mại phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh thuốc”. Trên cơ sở đó, Th ông tư liên tịch hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử được xây dựng với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động này trong thực tế. Do đặc thù của mặt hàng thuốc là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người trong khi năng lực quản lý cũng như trình độ người tiêu dùng chưa đủ đáp ứng các điều kiện để tiến hành giao dịch trên Internet, nội dung của Th ông tư chỉ tập trung điều chỉnh hoạt động bán buôn, chưa cho phép bán lẻ thuốc qua các phương tiện điện tử. 2. Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn. Hộp 1.10 Giá trị pháp lý của chữ ký số Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp, đồng thời chứng thực sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu từ thời điểm được ký. Điều 8 Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số”. Với chủ trương của Ban soạn thảo xây dựng Nghị định thật chi tiết để có thể đưa vào triển khai ngay trong thực tế mà không cần các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định này đi sâu vào những vấn đề mang tính kỹ thuật về quản lý và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các quy định được chi tiết hóa trong 72 điều, chia thành 11 chương: Chương 1: Những quy định chung: quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số, trách nhiệm quản lý nhà nước và những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chương 2: Chữ ký số và chứng thư số: quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số; nội dung của chứng thư số; một số vấn đề liên quan đến chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức; giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thư số nước ngoài. Chương 3: Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 23
  43. cộng: quy định về điều kiện, quy trình thủ tục cấp phép, gia hạn và thu hồi giấy phép của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Chương 4: Hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định việc cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số; tạo cặp khóa và các dịch vụ có liên quan của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng như quyền và nghĩa vụ của thuê bao. Chương 6: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng: quy định điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng muốn đảm bảo giá trị pháp lý của chữ ký số cho các thuê bao của mình như đối với chữ ký số của thuê bao của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Chương 7: Công nhận chữ ký số, chứng thư số và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài: quy định về điều kiện, thủ tục công nhận chữ ký số, chứng thư số nước ngoài và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài. Chương 8: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia: quy định về điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. Chương 9-11: quy định việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và bồi thường thiệt hại; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành. 3. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Nghị định gồm 25 điều chia thành 5 chương và điều chỉnh hai nội dung chính sau: Chứng từ điện tử (Chương 2): quy định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử; việc ký, mã hóa, chuyển đổi, hủy, tiêu hủy, niêm phong, tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ điện tử; việc sử dụng hệ thống thông tin tự động để gửi, nhận, và xử lý chứng từ điện tử. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Chương 3): quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động tài chính; bảo đảm môi trường thực hiện giao dịch điện tử trong ngành tài chính và giữa tổ chức, cá nhân với ngành tài chính; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. 24 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007
  44. Lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực rộng, liên quan đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và bao gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ như nghiệp vụ tài chính - ngân sách, thuế, hải quan, kho bạc, kế toán, kiểm toán, v.v Mỗi nghiệp vụ này có những quy trình mang tính đặc thù và do đó đặt ra yêu cầu khác nhau cho quá trình triển khai ứng dụng giao dịch điện tử. Trong bối cảnh đó, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính mới chỉ là những quy định khung, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các thông tư hướng dẫn cho từng lĩnh vực cụ thể sau này. Bộ Tài chính hiện đang dự thảo bốn thông tư hướng dẫn Nghị định trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, kho bạc nhà nước, thuế, chứng khoán và một thông tư hướng dẫn về quy định kỹ thuật cho giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính. Hộp 1.11 Th ông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán trong quá trình dự thảo Ngày 20/12/2007, dự thảo Th ông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán nhà nước chủ trì soạn thảo đã được đưa ra lấy ý kiến lần đầu. Đối tượng tham gia đóng góp ý kiến là các công ty chứng khoán và các thành viên thị trường chứng khoán. Th ông tư này quy định về “nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết chứng khoán, hoạt động quản lý công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, hoạt động công bố thông tin và các hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán.” Nội dung chính của dự thảo thông tư xoay quanh các yêu cầu về dịch vụ và kỹ thuật đối với công ty chứng khoán khi tổ chức giao dịch chứng khoán trực tuyến, đồng thời quy định chi tiết thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Tuy nhiên, còn một số vấn đề khá then chốt đối với giao dịch điện tử trong hoạt động chứng khoán như bảo mật thông tin, biện pháp xác thực người giao dịch, v.v chưa được đề cập đến trong dự thảo thông tư. Th eo ý kiến của đại diện các công ty chứng khoán, dự thảo cần có thêm quy định chi tiết về tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu chuẩn mã hoá, tiêu chuẩn kết nối của các tổ chức cung cấp dịch vụ để đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường giao dịch chứng khoán trực tuyến trong tương lai. 4. Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Nghị định gồm 5 chương, 29 điều, với hai nội dung điều chỉnh chính như sau: Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 2): xác định phạm vi các giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; quy định về điều kiện giao dịch điện tử; quy định các loại chữ ký điện tử sử dụng trong hoạt động ngân hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007 25
  45. Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 3): hướng dẫn bổ sung, làm rõ những quy định về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, định dạng của chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, kiểm soát, xử lý, sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo quản chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử ngân hàng; việc ký và giá trị của chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất ở Việt Nam. Giao dịch điện tử đã được triển khai trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng từ cuối những năm 90. Quyết định 196/TTg ngày 1/4/1997 và Quyết định 44/2002/TTg ngày 21/3/2002 của Th ủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là những văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến giao dịch điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này mới cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử tại Việt Nam. 5. Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là văn bản hướng dẫn đồng thời Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ Th ông tin với phạm vi rất rộng, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư cho ứng dụng CNTT và hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Nghị định về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc nhằm đẩy mạnh giao dịch điện tử trong khu vực hành chính công. Các quy định về cung cấp, tiếp nhận thông tin trên môi trường mạng, kết nối và chia sẻ thông tin số, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, bảo đảm truy nhập thông tin và khai thác dịch vụ hành chính công, v.v sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, minh bạch hóa môi trường giao dịch, đẩy nhanh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công và qua đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. 6. Một số văn bản có liên quan khác 6.1. Các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin Luật Công nghệ thông tin đuợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2007. Cùng với Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin đã thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc đẩy mạnh giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Chương II (Ứng dụng công nghệ thông tin) và Chương IV (Biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin) của Luật này bao gồm nhiều quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội. 26 BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2007