Bộ đề trắc nghiệm Điều dưỡng sản phụ khoa

pdf 22 trang huongle 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề trắc nghiệm Điều dưỡng sản phụ khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_trac_nghiem_dieu_duong_san_phu_khoa.pdf

Nội dung text: Bộ đề trắc nghiệm Điều dưỡng sản phụ khoa

  1. Phần 3 Điều dưỡng sản phụ khoa I. Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu hỏi sau 1. Mục đích của chăm sóc - theo dõi người bệnh chửa ngoài tử cung là (1) và tránh chảy máu trong dẫn đến tử vong A. Phòng tránh nhiễm khuẩn B. Phát hiện sớm vỡ tử cung C. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh D. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh 2. Mục đích chăm sóc người bệnh trước mổ sản - phụ khoa là đảm bảo vệ sinh cho người bệnh trước mổ, (1) và chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh A. Phát hiện sớm các bệnh B. Phòng tránh nhiễm khuẩn C. Giúp cho vết mổ chóng liền D. Tránh chảy máu trong và sau mổ 3. Mục đích của chăm sóc người bệnh sau mổ rò bàng quang - âm dạo là (1) và giúp vết mổ chóng liền A. Phát hiện sớm các bệnh B. Giúp cho vết mổ chóng liền C. Tránh chảy máu trong và sau mổ D. Phòng tránh nhiễm khuẩn, bục vết mổ 4. Mục đích của chăm sóc sản phụ nhiễm HIV là (1) và tránh lây nhiễm HIV cho nhân viên y tế A. Phòng tránh nhiễm khuẩn B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi D. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình 5. Mục đích của chăm sóc theo dõi chuyển dạ đẻ là (1) và phát hiện sớm các bất thường trong cuộc đẻ. A. Phòng tránh nhiễm khuẩn B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi D. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình 6. Trước khi cặp cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh ở sản phụ nhiễm HIV, cần phải (1) A. Lấy máu da đầu thai để xét nghiệm B. Đánh giá tình trạng nước ối C. Đánh giá trình trạng trẻ D. Sát khuẩn dây rốn 7. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ của sản phụ nhiễm HIV điều cần chú ý là (1) A. Hút nhớt thật kỹ B. Cho trẻ nằm với mẹ và cho bú sớm C. Tắm ngay cho trẻ bằng dung dịch clorua benzakonium D. Lau thật khô và chuyển ngay sang phòng chăm sóc sơ sinh 51
  2. 8. Khi chăm sóc sản phụ nhiễm HIV chuyển dạ đẻ, cần chú ý lau âm đạo với thời gian (1) và phải dùng dụng cụ là (2) A. 2h/lần B. 4h/lần C. Van âm đạo D. Mỏ vịt dùng một lần 9. Mục đích của chăm sóc theo dõi sản phụ 6 giờ đầu sau đẻ là (1) A. Phòng tránh nhiễm khuẩn B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình D. Tránh các tai biến sau đẻ như : chảy máu , sốc 10. Mục đích của chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau đẻ là (1) và phòng tránh nhiễm khuẩn cho tầng sinh môn. A. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Làm sạch và bảo vệ tầng sinh môn D. Đảm bảo an toàn cho sản phụ 11. Mục đích của chăm sóc theo dõi sơ sinh ngay sau đẻ là (1) và phát hiện sớm các dị tật, bất thường của trẻ A. Cho trẻ bú ngay sau đẻ B. Đảm bảo an toàn cho trẻ C. Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ D. Chăm sóc và đánh giá tình trạng trẻ ngay sau đẻ 12. Mục đích của chăm sóc, hồi sức sơ sinh ngạt sau đẻ là (1) và hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. A. Chăm sóc và đánh giá tình trạng trẻ ngay sau đẻ B. Đảm bảo thông đường thở tốt cho trẻ C. Đề phòng tai biến cho trẻ D. Đảm bảo an toàn cho trẻ 13. Nội dung của chăm sóc & theo dõi trẻ sơ sinh non tháng là tránh bội nhiễm thứ phát, (1) và hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn A. Hạn chế tử vong sơ sinh B. Đảm bảo an toàn cho trẻ C. Đảm bảo thông đường thở tốt cho trẻ D. Chăm sóc và đánh giá tình trạng trẻ ngay sau đẻ 14. Khi làm sạch các dụng cụ sản khoa cần phải thực hiện bước 1 là (1) , bước 2 là (2) và bước ba là rửa sạch bằng nước A. Rửa bằng cồn B. Rửa bằng nước C. Rửa bằng xà phòng D. Rửa bằng các dung dịch sát khuẩn 15. Nước sạch được sử dụng khi tráng rửa dụng cụ khử kkhuẩn bằng hoá chất là nước được đun sôi trong thời gian (1) A. 15 phút B. 20 phút C. 25 phút D. 30 phút 52
  3. 16. Thời gian tối thiểu để nguội các dụng cụ sản khoa sau khi sấy khô là (1) A. 1h B. 1h30’ C. 2h D. 2h30’ 17. Khi kiểm tra biểu mô lát tầng ở cổ tử cung, người ta thường dùng dung dịch (1) A. Iode 1% B. Iode 3% C. Lugol 1% D. Lugol 3% 18. Mục đích của khám thai, quản lý thai nghén là chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, thai nhi trước sinh, (1) và phòng tránh các tai biến sản khoa A. Phát hiện sớm các dị tật, bất thường của thai. B. Phát hiện sớm các nguy cơ cho bà mẹ và thai C. Bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ trong tử cung mẹ D. Hạn chế tử vong sơ sinh 19. Không được áp dụng dụng cụ tử cung tránh thai cho những phụ nữ bị (1) chưa (2) A. được chẩn đoán B. được điều trị C. viêm sinh dục D. viêm phổi 20. Dụng cụ tử cung có thể áp dụng cho những phụ nữ bị (1) A. kinh thưa B. kinh mau C. Rong kinh D. đau bong kinh 21. Dụng cụ tử cung không dùng cho phụ nữ thiếu máu và mắc các bệnh mạn tính như (1) A. bệnh tim, cao huyết áp. B. viêm khớp C. dị ứng D. hen 22. Sau đặt dụng cụ tử cung tránh thai nếu bị ra huyết nhiều và kéo dài nên (1) A. thay dụng cụ tử cung B. tháo dụng cụ tử cung. C. dùng thuốc tăng co và kháng sinh D. dùng thuốc cầm máu và kháng sinh 23. Cần thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm khi thai (1) bình thường, ngôi lọt sâu trong tiểu khung và (2) A. ối còn B. ối đã vỡ C. đủ tháng D. non tháng 24. Trước khi lên bàn đẻ, sản phụ cần được hướng dẫn (1) A. nhịn tiểu 53
  4. B. đi đại , tiểu tiện C. dùng thuốc nhuận tràng D. dùng thuốc gây táo bón 25. Nếu sản phụ không tự đi đại tiểu tiện được thì phải (1) trước khi cho sản phụ rặn đẻ. A. dùng thuốc nhuận tràng B. dùng thuốc gây táo bón C. thụt tháo, thông tiểu D. nhịn đại, tiểu 26. Điều kiện để đỡ đẻ ngôi chỏm là cổ tử cung (1) , ối đã vỡ, ngôi thai (2) A. lọt cao B. lọt thấp C. xoá hết D. mở hết 27. Trong khi đỡ đẻ, có thể cắt nới (1) để tránh gây rách khi thai (2) ra ngoài. A. tầng sinh môn B. âm đạo C. lọt D. sổ 28. Trong khi đỡ đẻ thường, ngay khi thai sổ ra ngoài, ta phải (1) cho sản phụ A. Cố định B. hạ thấp đầu C. nâng cao đầu D. nghiêng đầu sang bên 29. Khi đỡ đẻ thường, nếu thấy có (1) trong nước ối thì phải dùng ống hút (2) cho trẻ trước khi ngực thai nhi sổ và thai nhi bắt đầu thở. A. hút sạch dịch mũi họng B. cung cấp thêm oxy C. phân xu D. máu 30. Khi đỡ đẻ thường, sau khi thai sổ , cần phải chờ (1) mới được kẹp cắt rốn. A. trẻ khóc B. dây rốn hết đập C. lau sạch người trẻ D. lau sạch mũi miệng trẻ 31. Mục đích của kẹp cắt và làm rốn trẻ sơ sinh sau đẻ là (1) và chống (2) và các nhiễm khuẩn khác ở rốn trẻ. A. tránh chảy máu rốn B. tách sơ sinh khỏi mẹ C. gây tắc mạch rốn D. uốn ván rốn 32. Chỉ làm rốn cho trẻ sơ sinh sau khi thai sổ, trẻ được (1) , khóc tốt, hồng hào. A. cắt rốn lần 1 B. lau khô C. hút dịch D. bú 54
  5. 33. Khi làm rốn cho trẻ sơ sinh cần chú ý cặp kẹp thứ hai cách kẹp thứ nhất 2 cm và (1) để hồng cầu bị vỡ không chảy về phía (2) . A. cặp về phía thai B. cặp về phía mẹ C. trẻ sơ sinh D. bà mẹ 34. Dung dịch dùng để sát khuẩn dây rốn trong thủ thuật làm rốn cho trẻ sơ sinh là (1) A. cồn 900 B. cồn 700 C. cồn iode 1% D. cồn iode 3% 35. Khi làm rốn cho trẻ sơ sinh, nên kẹp (hoặc buộc chỉ) cách chân rốn (1) rồi (2) phía trên kẹp (hoặc nút buộc) khoảng 5mm. A. để nguyên phần dây rốn B. cắt bỏ phần dây rốn C. 2-3 cm D. 4-5cm 36. Dung dịch dùng để sát khuẩn mặt cắt cuống rốn trong thủ thuật làm rốn cho trẻ sơ sinh là (1) A. cồn 900 B. cồn iode 5%. C. Cồn iode 3% D. Cồn iode 1% 37. Nhiệt độ thích hợp nhất cho phòng tắm của trẻ sơ sinh là (1) A. 25 – 270C B. 28 – 300C C. 31 – 330C D. 34 - 360C 38. Nhiệt độ thích hợp nhất của nước dùng để tắm cho trẻ sơ sinh là (1) A. 24 – 250C B. 27 – 290C C. 30 – 320C D. 33 – 350C 39. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng là (1) A. 47 – 48 cm B. 49 – 51cm C. 52 – 54cm D. 55 – 56cm 40. Tiêm truyền (1) cho trẻ sơ sinh áp dụng trong các trường hợp để hồi sức và nuôi dưỡng sơ sinh bị mất máu, mất nước, non tháng, bệnh lý nặng hoặc dùng để (2) A. thay máu cho trẻ có bệnh về máu B. nâng cao thể trạng trẻ C. tĩnh mạch rốn D. động mạch rốn 41. Liều dung dịch glucose 10% được tiêm truyền qua tĩnh mạch rốn cho trẻ sơ sinh là (1) ml/kgcân nặng/lần A. 10 -15 55
  6. B. 6 - 9 C. 3 – 5 D. 1 - 2 42. Liều tiêm truyền dung dịch natribicarbonat 4,2% qua tĩnh mạch rốn cho trẻ sơ sinh là (1) A. 2 – 3ml/kg cân nặng B. 4 – 5ml/kg cân nặng C. 6 – 7ml/kg cân nặng D. 8 – 9ml/kg cân nặng 43. Trong khi chọc kim vào (1) trẻ sơ sinh để tiêm truyền, nếu kim tiêm đưa vào đúng (2) thì ta bơm thuốc thấy nhẹ. A. động mạch B. tĩnh mạch C. cuống rốn D. mạch máu 44. Mục đích của nghiệm pháp (1) là nhằm kiểm tra rau đã bong khỏi (2) hay chưa A. tử cung B. diện bám C. bong rau D. đỡ rau 45. Nghiệm pháp bong rau được tiến hành sau khi sổ thai khoảng (1) A. 10 – 20 phút B. 20 –30 phút. C. 30 – 40 phút D. 40 – 50 phút 46. Khi làm nghiệm pháp bong rau, nếu cuống rau bị (1) là rau chưa bong, nếu cuống rốn (2) là rau đã bong. A. không di động hoặc tụt xuống thấp B. kéo lên trên C. chảy máu D. xoay tròn 47. Nếu sau sổ thai quá (1) mà rau chưa bong thì có thể (2) A. kiểm soát tử cung B. bóc rau nhân tạo C. 60 phút D. 120 phút 48. Khi kiểm tra rau, nếu thấy (1) hoặc thiếu trên (2) thì phải tiến hành kiểm soát tử cung. A. 1/4 màng rau B. 1/2 màng rau C. sót rau D. chảy máu 49. Bình thường trọng lượng của (1) bằng (2) trọng lượng của thai nhi. A. 1/4 B. 1/6 C. dây rốn 56
  7. D. bánh rau 50. Vị trí cắt tầng sinh môn khi đỡ đẻ là ở điểm (1) ., hướng kéo chếch 450 và cắt trong (2) của sản phụ, khi đầu thai nhi thúc vào tầng sinh môn làm tầng sinh môn phồng căng, dãn mỏng. A. 7 giờ hoặc 5 giờ B. 3 giờ hoặc 9 giờ C. cơn rặn D. cơn đau 51. Mục đích của tư vấn cho khách hàng trước khi hút thai 6 tuần là nhằm hỗ trợ về mặt tinh thần và giúp họ hiểu được những thông tin cần thiết để tự lựa chọn (2) A. biện pháp tránh thai thích hợp B. biện pháp bỏ thai thích hợp C. 9 tuần đầu D. 6 tuần đầu 52. Dặn dò khách hàng sau khi hút thai 6 tuần đầu khi về nhà nếu thấy các dấu hiệu bất thường như ra máu nhiều, dai dẳng trên (1) , sốt, đau bụng, hoặc (2) thì phải đi khám lại. A. còn nghén B. không còn nghén C. 7 ngày D. 5 ngày 53. Không được hút thai trong các trường hợp khách hàng (1) , đang bị viêm âm đạo, cổ tử cung hoặc (2) A. nhiễm khuẩn vùng chậu B. ra máu âm đạo C. ngoài tử cung D. đang phát triển II. Trả lời đúng sai (Đ/S) các câu hỏi sau: 54. Người bệnh chửa ngoài tử cung chưa vỡ có thể ăn uống bình thường, không phải nhịn ăn 55. Trước mổ kế hoạch người bệnh cần phải được thông báo giải thích, hướng dẫn về bệnh, về các thủ tục hành chính và những nội dung khác chuẩn bị cho phẫu thuật 56. Buổi chiều trước ngày mổ kế koạch các bệnh phụ khoa người bệnh nên nhịn ăn 57. Trước mổ kế hoạch người bệnh cần phải được thụt tháo 2 lần: 1 lần vào buổi tối ngày trước mổ, 1 lần vào buổi sáng ngày mổ 58. Sau mổ sản phụ khoa vì không liên quan đến đường tiêu hoá nên có thể cho người bệnh uống nước trắng hoặc nước hoa quả (khoảng 100ml/lần uống) để phục hồi nhu động đường tiêu hoá nhanh hơn. 57
  8. 59. Khi theo dõi nước tiểu của người bệnh sau mổ rò bàng quang – trực tràng, cần chú ý kiểm tra ống thông có tắc hay không và đánh giá nước tiểu về màu sắc, số lượng, tính chất 24giờ/lần 60. Khi chăm sóc người bệnh mổ cắt vú, cần phải hút dịch qua ống dẫn lưu ở vú 1giờ/lần trong 2 ngày đầu sau mổ 61. Trong thời gian người bệnh nạo chửa trứng nằm viện cần hướng dẫn người bệnh ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như: cá, thịt, sữa, hoa quả 62. Chế độ dinh dưỡng người của bệnh mổ cắt vú 2-3 ngày đầu là ăn ít, mỗi lần 10-20 ml, chủ yếu nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. 63. Khi chăm sóc, theo dõi thai phụ bị sản giật, người điều dưỡng phải đến đánh giá tình trạng người bệnh 15 phút/ lần 64. Cần theo dõi sát tri giác, tính chất nước tiểu và số cơn giật khi thai phụ bị sản giật 65. Khi thai phụ bị sản giật, người điều dưỡng cần phải giải thích cho người bệnh và gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng tốt 66. Khi sản phụ nhiễm HIV chuyển dạ đẻ, cần phải lau âm đạo 6 h/lần 67. Khi sản phụ nhiễm HIV chuyển dạ đẻ, không được cạo lông mu, hạn chế thăm âm đạo và không đặt điện cực ở đầu thai nhi 68. Khi sản phụ nhiễm HIV thì vẫn có thể cho trẻ sơ sinh bú mẹ vì khả năng lây truyền là rất thấp. 69. Đối với sản phụ sau đẻ cần động viên sản phụ uống nhiều nước trước khi cho con bú (trung bình 2 lít mỗi ngày) 70. Đối với sản phụ sau đẻ cần uống bổ sung viên sắt ít nhất là trong 15 ngày sau đẻ. 71. Trước khi cho con bú các bà mẹ cần vệ sinh đầu vú bằng khăn ấm, mềm, sạch 72. Cần hướng dẫn cho sản phụ sau đẻ hạn chế đi lại khi chưa cắt chỉ tầng sinh môn để đề phòng tầng sinh môn không liền được. 73. Cần hướng dẫn cho sản phụ sau đẻ làm vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước chín ngày 3-4 lần và sau khi đại tiểu tiện 74. Tác dụng của cho con bú ngay sau đẻ đối với bà mẹ là giúp tử cung co hồi tốt, tránh chảy máu và giúp xuống sữa sớm 75. Sau đẻ bà mẹ có thể nằm hoặc ngồi để cho con bú 58
  9. 76. Cần hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, sau mỗi lần cho trẻ bú bế trẻ đầu cao khoảng 5-10 phút 77. Các dụng cụ sản khoa ngay sau khi sử dụng phải được khử nhiễm bằng dung dịch javel, cloramin hoặc precept được pha sẵn theo hướng dẫn 78. Các dung cụ sản khoa khi khử nhiễm phải được đựng trong thùng, xô inox chứa các sẵn dung dịch khử nhiễm 79. Có hai cách để tiệt khuẩn dụng cụ sản khoa là khử khuẩn ở mức độ cao và tiệt khuẩn 80. Làm sạch các dụng cụ sản khoa sau khi sử dụng có tác dụng loại bỏ máu, các mô và dung dịch cơ thể dính vào dụng cụ và một phần làm giảm số vi khuẩn có trên dụng cụ 81. Các dụng cụ sản khoa sau khi làm sạch có thể để khô tự nhiên hoặc lau khô trước khi tiến hành các quy trình vô khuẩn tiếp theo 82. Khử khuẩn hoá chất diệt được tất cả các loại vi khuẩn 83. Nước luộc dụng cụ sản khoa khi khử khuẩn bằng nhiệt độ cao phải là nước cất 84. Sau khi khử khuẩn bằng cách đun sôi, phải để dụng cụ nguội tự nhiên để làm khô dụng cụ rồi mới được lấy ra rồi cho vào các hộp bảo quản 85. Trước khi sử dụng các dụng cụ sản khoa được khử khuẩn bằng hoá chất phải tráng rửa cho hết hoá chất bằng nước sạch. 86. áp suất tạo được khi hấp ướt các dụng cụ ở nhiệt độ 1200C là 1,05 kg/cm2 87. Khi chuẩn bị cho sản phụ trước đẻ, mổ đẻ, cần phải cạo lông mu và sát khuẩn BPSD bằng các dung dịch sát khuẩn 88. Phòng đỡ đẻ phải có guốc dép đi riêng trong phòng 89. Sau mỗi ca đẻ, toàn bộ dụng cụ, nền phòng đẻ phải được vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn 90. Có thể kếp hợp phòng đỡ đẻ và phòng thủ thuật phụ khoa 91. Cần chuẩn bị sẵn kìm sinh thiết khi thăm khám phụ khoa 92. Khi thăm khám phụ khoa, nên chuẩn bị dung dịch axit acetic 3% 93. Tất cả các phụ nữ khi có thai đều phải được khám thai ít nhất ba lần 94. Không cần phải siêu âm thai khi thai còn nhỏ dưới 3 tháng 59
  10. 95. Nên tiêm phòng uốn ván mũi 1 trong ba tháng đầu của thời kỳ thai nghén 96. Khi khám thai ba tháng giữa cần sơ bộ xác định ngôi thế của thai 97. Cần xác định thời gian và vị trí thai đạp khi khám thai ba tháng giữa 98. Cần phải nghe tim thai khi khám thai ba tháng đầu 99. Đường kính lớn nhất của đầu thai nhi đủ tháng là đường kính thượng chẩm cằm. 100. Khi đẻ thai ngôi chỏm lọt kiểu chẩm chậu trái trước, đầu thai nhi phải quay 450 từ phải qua trái để sổ. 101. ở thời kỳ hậu sản, thân tử cung là nơi có nhiều thay đổi rõ nhất với 3 tính chất co cứng, co bóp và co hồi. 102. Khối cầu an toàn của tử cung sau đẻ xuất hiện sau sổ thai do tử cung co cứng lại và tồn tại 2 giờ đầu sau đẻ 103. Bí tiểu sau đẻ là sản phụ sau đẻ > 12 giờ chưa tự đi tiểu. 104. Sản dịch là chất dịch trong đường sinh dục thoát ra ngoài trong 2 tuần đầu sau đẻ 105. Do chức năng gan chưa hoàn chỉnh, nhu động ruột kém nên khả năng tiêu hoá của trẻ sơ sinh non tháng là rất kém. 106. Hiện tượng rụng rốn ở trẻ sơ sinh non tháng chậm hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng 107. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh đủ tháng xuất hiện từ ngày thứ 2-5 sau đẻvà kéo dài từ 7-10 ngày. 108. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh đủ tháng xuất hiện muộn và kéo dài hơn so với trẻ non tháng. III. Chọn trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau 109. Mục đích của chăm sóc người bệnh sau mổ vú là: A. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ B. Phát hiện sớm các biến chứng tái phát như ung thư C. Tránh các tai biến sau mổ như chảy máu,nhiễm khuẩn D. Đảm bảo cho bệnh nhân có thể nuôi con tốt bằng sữa mẹ sau khi phẫu thuật 110. Mục đích của chăm sóc theo dõi người bệnh 1 tuần đầu sau nạo trứng là: A. Phát hiện sớm các biến chứng như ung thư nguyên bào nuôi B. Đảm bảo cho người bệnh có thể có thai an toàn sau này C. Tránh các tai biến sau nạo như chảy máu , nhiễm khuẩn D. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ 111. Mục đích của chăm sóc thai phụ sản giật là: 60
  11. A. Phòng tránh nhiễm khuẩn và loét mục B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình D. Phòng tránh các tai biến có thể cho mẹ và thai nhi 112. Diện tích tối thiểu của một phòng khám phụ khoa là: A. 12 m2 B. 16 m2 C. 18 m2 D. 24 m2 113. Khi người bệnh nạo chửa trứng ra viện cần phải hướng dẫn làm: A. Xét nghiệm lại HCG định kỳ B. Xét nghiệm nước tiểu định kỳ C. Xét nghiệm công thức máu định kỳ D. Chụp XQ tim phổi thường xuyên 114. Dụng cụ cần thiết phải có khi cấp cứu thai phụ bị sản giật là: A. Găng vô khuẩn B. ống nghe tim thai C. Ngáng miệng sạch D. Dung dịch sát khuẩn 115. Chế độ ăn của thai phụ bị sản giật là: A. Ăn nhạt B. Bình thường C. Ăn loãng, dễ tiêu D. Ăn tăng cường chất đạm 116. Việc làm đầu tiên của nguời điều dưỡng khi đón tiếp người bệnh bị chửa ngoài tử cung vỡ: A. Đánh giá toàn trạng, da, niêm mạc, tinh thần của người bệnh. B. Lấy mạch, nhiệt độ, HA. C. Mời bác sỹ khám ngay D. Truyền dịch hồi sức . 117. Khi người bệnh CNTC có chỉ định mổ cấp cứu, cách vận chuyển người bệnh đúng là: A. Xe nằm B. Xe đẩy C. Đi bộ D. Tuỳ cho bệnh nhân lựa chọn phương án di chuyển 118. Thời gian theo dõi toàn trạng (Mạch , nhiệt độ , huyết áp) ngày đầu tiên sau mổ CNTC: A. 1 giờ/ 1lần B. 3giờ / 1lần C. 2lần/ 24giờ D. 4lần/ 24 giờ 119. Chế độ vận động của người bệnh trước khi mổ kế hoạch phụ khoa là: A. Đi lại vận động bình thường B. Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường C. Vận động, đi lại nhiều hơn bình thường D. Hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều tại giường 120. Khi theo dõi người bệnh 2 giờ đầu sau mổ sản - phụ khoa, cần đo nhịp thở: A. 15 phút/1 lần 61
  12. B. 30 phút/1 lần C. 45 phút/1 lần D. 1giờ/1 lần 121. Cần báo ngay cho bác sỹ trực khi bệnh nhân sau mổ sản phụ khoa có những dấu hiệu sau: A. Kêu la, giãy dụa B. Khó thở, nhợt nhạt C. Cắn vào ống nội khí quản D. Bệnh nhân không chịu ăn uống 122. Thời gian rửa bàng quang ở người bệnh sau mổ rò bàng quang âm đạo là: A. 1 lần /ngày B. 2 lần /ngày C. Cách ngày rửa 1 lần D. Cách 2 ngày rửa 1 lần 123. Thời gian lưu ống thông bàng quang ngắn nhất ở người bệnh mổ rò bàng quang - âm đạo là: A. 5-7 ngày B. 7-9 ngày C. 10-12 ngày D. 13-15 ngày 124. Kỹ thuật băng vết mổ ở người bệnh cắt u vú là: A. Băng ép B. Băng lỏng C. Không cần băng D. Băng 1 lớp gạc mỏng 125. Khi theo dõi người bệnh những ngày sau mổ sản - phụ khoa, cần đo mạch, nhiệt độ, huyết áp: A. 1 giờ/ 1lần B. 3giờ / 1lần C. 2lần/ 24giờ D. 4lần/ 24 giờ 126. Nội dung quan trọng nhất của việc theo dõi người bệnh 3 giờ đầu sau nạo chửa trứng là: A. Theo dõi lượng nước tiểu. B. Theo dõi dịch truyền và chế độ dinh dưỡng C. Theo dõi co hồi tử cung và ra máu âm đạo D. Theo dõi da, niêm mạc, mạch , nhiệt độ, huyết áp. 127. Thời gian có thai lại sớm nhất cho bệnh nhân sau nạo chửa trứng là: A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm 128. Thai phụ bị sản giật phải được bố trí nằm: A. Giường đệm nước B. Giường có thành cao C. Giường đặt sát xuống đất D. Xe đẩy để dễ di chyển khi cần cấp cứu 62
  13. 129. Cách tốt nhất để theo dõi tình trạng thai nhi ở người bệnh bị sản giật là: A. Soi ối B. Monitor C. ống nghe tim thai D. Xét nghiệm pH máu da đầu thai nhi (phương pháp sailing) 130. Liều AZT dùng cho trẻ sơ sinh do bà mẹ nhiễm HIV sinh ra là: A. 1mg/kg cân nặng, 6h/lần B. 2mg/kg cân nặng, 6h/lần C. 1mg/kg cân nặng, 12h/lần D. 2mg/kg cân nặng, 12h/lần 131. Thời gian theo dõi cơn co tử cung, sự tiến triển của ngôi thai trong giai đoạn tiềm tàng của cuộc chuyển dạ bình thường là: A. 1h/lần B. 2h/lần C. 3h/lần D. 4h/lần 132. Thời gian theo dõi xoá mở cổ tử cung, đầu ối trong cuộc chuyển dạ bình thường là: A. 1h/lần B. 2h/lần C. 3h/lần D. 4h/lần 133. Khi hút dịch thông đường hô hấp cho trẻ sơ sinh ngạt sau đẻ, mỗi lần hút không được kéo dài quá: A. 10s B. 15s C. 20s D. 25s 134. Tư thế đúng của trẻ khi tiến hành hồi sức trẻ ngạt là: A. Nằm ngửa B. Nằm nghiêng C. Nằm sấp D. Nằm tư thế đầu thấp ngửa cổ 135. Loại thức ăn hợp lý nhất đối với trẻ sơ sinh non tháng là: A. Sữa mẹ B. Sữa bò C. Sữa bột D. Bột dinh dưỡng 136. Nhiệt độ phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng thích hợp nhất là: A. 25 - 280C B. 28 - 350C C. 35 - 370C D. 37 - 390C 137. Bước đầu tiên của quy trình vô khuẩn trong sản khoa đối với các dung cụ là: 63
  14. A. Làm sạch B. Khử nhiễm C. Tiệt khuẩn D. Khử khuẩn 138. Thời gian cần thiết để khử nhiễm các dụng cụ sản khoa là: A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 20 phút 139. Khi có thai, dấu hiệu thai đạp thường xuất hiện từ tuần thứ: A. 16 B. 18 C. 20 D. 22 140. Dấu hiệu cơ năng có giá trị nhất phát hiện có thai ba tháng đầu là: A- Mệt mỏi, buồn ngủ. B- Buồn nôn, nôn nhiều. C- Kinh cơm, thèm ăn thức ăn lạ. D- Chậm kinh ở phụ nữ kinh đều. 141. Dấu hiệu thực thể có giá trị nhất phát hiện có thai ba tháng đầu là: A- Vú to, quầng thâm, hạt Montgomeri nổi rõ. B- Thân tử cung mềm, to, tròn. C- Âm hộ, âm đạo tím. D- Bộ mặt thai nghén. 142. Phương pháp có giá trị phát hiện chắc chắn có thai bình thường là: A. Tử cung mềm, to. B. Chậm kinh kéo dài. C. Nghén: mệt mỏi, nôn D. Siêu âm có thai trong tử cung. 143. Hình dáng tử cung khi thai ngôi ngang là: A- Hình trứng. B- Bè ngang C- Hình trái tim. D- Hình súng cối. 144. Phần thai nhi quan trọng nhất trong quá trình đẻ là: A- Đầu. B- Vai. C- Mông. D- Các chi. 145. Hiện tượng có yếu tố quyết định nhất của ngôi thai khi đẻ là: A- Lọt. B- Xuống. C- Quay. D- Sổ. 146. Dấu hiệu có giá trị nhất để phát hiện rách âm đạo, tầng sinh môn do cuộc đẻ gây nên là: 64
  15. A- Đau âm hộ. B- Toàn thân mất máu. C- Sau sổ thai ra máu âm đạo đỏ tươi lẫn cục D- Tử cung có khối cầu an toàn. 147. Rách tầng sinh môn không hoàn toàn độ 2 do cuộc đẻ là: A- Rách da, tổ chức dưới da. B- Rách da, tổ chức dưới da, cơ, chưa rách nút thớ trung tâm. C- Rách da, tổ chức dưới da, cơ, nút thớ trung tâm. D- Rách da, tổ chức dưới da, cơ vòng hậu môn. 148. Vị trí hay gặp của rách cổ tử cung sau đẻ là: A- 3 h, 6 h B- 6 h, 9 h C- 9 h, 12 h D- 3 h, 9 h 149. Dấu hiệu có giá trị nhất để phát hiện huyết tụ âm đạo sau đẻ là: A- Cảm giác tức nặng ở âm đạo tăng dần, có phản xạ mót rặn. B- Ra máu âm đạo nhiều C- Khám TSM, âm đạo thấy khối máu tụ căng, đau, tím. D- Mệt lả, sốc. 150. ảnh hưởng sớm nhất của khối u buồng trứng đối với thai nghén là : A- U tiền đạo. B- Chậm có thai. C- Ngôi thai bất thường. D- Rối loạn cơn co tử cung. 151. Nang hoàng thể hay gặp nhất trong bệnh: A- Chửa trứng. B- Sẩy thai sót rau. C- Chửa nhiều thai. D- Chửa ngoài tử cung. 152. Đường lây truyền hay gặp nhất của viêm âm đạo do Trichomonas là: A- nguồn nước. B- đường tình dục. C- quần áo dùng chung. D- dụng cụ thăm khám. 153. Triệu chứng có giá trị nhất để xác định viêm âm đạo do Trichomonas là: A- Ngứa rát âm hộ, âm đạo. B- Xét nghiệm khí hư thấy trùng roi. C- Khí hư loãng, đục, vàng nhạt, có bọt. D- Niêm mạc âm đạo viêm đỏ từng chấm, không bắt màu Lugol. 154. Triệu chứng có giá trị nhất để xác định viêm âm đạo do nấm là: A- Ngứa âm hộ, âm đạo. B- Khí hư như cặn sữa, tạo thành vẩy nhỏ óng ánh. C- Niêm mạc âm đạo viêm đỏ xẫm, bắt màu Lugol không đều. D- Xét nghiệm khí hư có sợi nấm hoặc bào tử nấm. 155. Tính chất khí hư của viêm âm đạo do lậu là: A- Đặc, xanh đục, rất nhiều. B- Vàng như mủ, có thể lẫn máu. 65
  16. C- Loãng, đục, vàng nhạt, có bọt. D- Như cặn sữa, tạo thành vẩy nhỏ óng ánh. 156. Triệu chứng có giá trị nhất để xác định viêm lỗ trong cổ tử cung là: A- Cổ tử cung phình to, niêm mạc viêm đỏ, có khí hư từ ống cổ chảy ra. B- Cổ tử cung có diện loét, dễ chảy máu khi chạm vào. C- Khí hư nhiều, đục, màu xanh, giống mủ, có thể lẫn máu. D- Xét nghiêm khí hư thấy vi khuẩn gây bệnh. 157. Hình thái viêm sinh dục ít gặp nhất là: A- Viêm âm đạo B- Viêm cổ tử cung C- Viêm niêm mạc tử cung D- Viêm phần phụ 158. Kinh thưa là khi vòng kinh quá: A- 32 ngày B- 35 ngày C- 42 ngày D- 45 ngày 159. Kinh mau là khi vòng kinh ngắn dưới: A- 21 ngày B- 23 ngày C- 25 ngày D- 27 ngày 160. DCTC hay được áp dụng nhất hiện nay là: A- Bằng chất dẻo kín có chất cản quang. B- Bằng chất dẻo hở, có kim loại, có dây. C- Bằng chất dẻo kín. có kim loại. D- Chất dẻo hở, có nội tiết, có dây. 161. DCTC có tác dụng tránh thai trong thời gian trung bình là: A- 2- 3 năm B- 2- 5 năm C- 4- 6 năm. D- 5- 7 năm 162. Thời gian đặt DCTC tốt nhất là: A- Sau sạch kinh 3- 5 ngày B- Sau sạch kinh 5- 7 ngày C- Sau đẻ 4- 6 tuần D- Sau đẻ 6- 8 tuần 163. Thuốc nội tiết tránh thai được sử dụng phổ biến nhất là: A. Loại tiêm B. Mảnh ghép. C. Viên chỉ có Progestin D. Viên kết hợp Progesteron và estrogen 164. Thuốc nội tiết nữ loại thuốc uống 21 viên, bắt đầu uống viên thứ nhất vào: A- Ngày thứ 3 của chu kỳ kinh B- Ngày thứ 3 sau sạch kinh C- Ngày thứ 5 của chu kỳ kinh D- Ngày thứ 5 sau sạch kinh 66
  17. 165. Ưu điểm lớn nhất của triệt sản nam, nữ là: A- Hiệu quả nhanh. B- Phẫu thuật đơn giản C- Không ảnh hưởng đến sức khoẻ. D- Hiệu quả tránh thai cao 166. Ưu điểm nổi bật nhất của bao cao su tránh thai là: A- Dễ sử dụng B- Sử dụng bất cứ lúc nào C- Không có chống chỉ định. D- Ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 167. Cơ chế tác dụng của viên thuốc tránh thai khẩn cấp là: A. ức chế phóng noãn. B. Làm hoàng thể teo sớm C. Chống lại sự làm tổ của trứng. D. Ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung 168. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong cho sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ: A- Nhiễm khuẩn. B- Suy hô hấp. C- Chấn thương. D- Xuất huyết não - màng não. 169. Biến chứng hay gặp nhất của đặt dụng cụ tử cung tránh thai là: A- Ra máu kéo dài. B- Thủng tử cung. C- Chửa ngoài tử cung. D- Tụt dụng cụ tử cung. 170. Biến chứng nguy hiểm nhất của đặt dụng cụ tử cung tránh thai là: A- Ra máu. B- Đau bụng. C- Viêm nội mạc tử cung. D- Thủng tử cung. 171. Thời gian thích hợp nhất để đặt dụng cụ tử cung tránh thai cho người sau đẻ không cho con bú là: A- 2- 3 tháng. B- 4- 5 tháng. C- 6- 8 tháng. D- 1 năm. 172. Chỉ hút thai cho phụ nữ có tuổi thai là: A – < 4 tuần B – < 5 tuần C – < 6 tuần. D - < 7 tuần 173. Triệu chứng có sớm nhất ở suy thai khi chuyển dạ là: A- Nhịp tim thai thay đổi B- Soi ối thấy nước ối màu xanh C- Thai cử động yếu D- Trọng lượng thai giảm 67
  18. 174. Khi nhận định cháu H vào phút đầu tiên sau đẻ thấy nhịp tim 110l/p, khóc yếu, mút yếu, da hồng tím, trẻ quẫy đạp khoẻ. Vậy tình trạng của cháu là: A- Suy thai mạn B- Bình thường C- Ngạt nhẹ D- Ngạt nặng 175. Cháu A sau đẻ 5 phút có nhịp tim 120l/p, thở 40l/p, không đều, khóc rên, bú yếu, không quẫy đạp, tím nhẹ quanh môi và đầu ngón tay. Vậy chỉ số Apgar của cháu A vào phút thứ 5 là: A- 10đ B- 9đ C- 8đ D- 7đ 176. Cháu V sau đẻ thường nhưng không tự thở, khám thấy tim nhịp đều 105l/p, da hồng tím, phản xạ bình thường, quẫy đạp khoẻ, sau 50s hút nhớt, ủ ấm và kích thích vào gan bàn chân, cháu mới bắt đầu khóc. Vậy tình trạng của cháu V là: A- Suy thai mạn B- Ngừng thở sinh lý C- Ngạt nhẹ D- Ngạt nặng IV. Chọn nội dung thích hợp của phần I và II trong các câu sau 177. Chọn các dụng cụ, phương tiện, trang bị thích hợp cho các bệnh, vấn đề sức khoẻ trong sản phụ khoa. I. Dụng cụ, phương tiện II. Người bệnh a. ống thông vô khuẩn 1. 24 giờ đầu sau mổ B. Máy Monitoring 2. Sản giật C. Bàn chải nhựa 3. Thai phụ chờ đẻ D. Bình oxy 178. Chọn thời gian thích hợp cho các phương pháp tiệt khuẩn. I. Thời gian II. Phương pháp tiệt khuẩn A. 20 phút 1. Luộc sôi B. 60 phút 2. Tiệt khuẩn bằng hoá chất nhằm diệt nha bào C. 120 phút 3. Sấy khô ở nhiệt độ 16000C D. 10 giờ 179. Lựa chọn phương pháp vô khuẩn thích hợp nhất cho các dụng cụ, phương tiện. I. Phương pháp vô khuẩn II. Loại dụng cụ, phương tiện A. Hấp ướt trong 30 phút 1. Dụng cụ kim loại B. Hấp ướt trong 15 phút 2. Găng, đồ dùng cao su C. Hoá chất 3. Đồ vải D. Sấy khô 68
  19. 180. Các loại đầu ối thích hợp cho các ngôi thai I. Đầu ối II. Ngôi thai A. Đầu ối phồng 1. Ngôi chẩm cúi tốt B. Đầu ối dẹt 2. Ngôi vai C. Đầu ối quả lê 3. Thai chết lưu D. Không sờ thấy đầu ối 181. Chọn triệu chứng phù hợp của các loại viêm sinh dục. I. Viêm sinh dục II. Triệu chứng A. Dịch âm đạo nhiều, loãng như nước,, có 1. Viêm âm đạo do candidas albicans bọt và gây ngứa rát 2. Viêm âm đạo do trichomonas B. Dịch âm đạo nhiều, đặc như nhày mũi, 3. Viêm âm đạo do Lậu hơi có màu xanh C. Dịch âm đạo nhiều, đục như mủ, xanh, có thể lẫn máu D. Dịch âm đạo ít, như bột, quánh thành từng mảng như cặn sữa, trông như có vẩy nhỏ 182. Chọn thuốc phù hợp để điều trị các nguyên nhân viêm âm đạo I. Loại thuốc II. Viêm âm đạo A. Gentamycin 1. Viêm âm đạo do candidas albicans B. Metronidasol 2. Viêm âm đạo do trichomonas C. Nystatin 3. Viêm âm đạo do Lậu D. Spectinomycin 183. Lựa chọn dấu hiệu phù hợp với các nguyên nhân chảy máu sau đẻ I. Dấu hiệu II. Nguyên nhân chảy máu A. Chảy máu âm đạo ngay sau khi sổ thai, máu đỏ tươi, lẫn 1. Sót rau cục nhỏ, tử cung vẫn có khối cầu an toàn. 2. Đờ tử cung B. Chảy máu âm đạo sau khi sổ thai, khi chưa sổ rau (khoảng 3. Rách âm đạo, cổ tử 20 – 30 phút sau khi thai sổ), máu chảy nhiều, đỏ tươi, lẫn cung cục to, làm nghiệm pháp bong rau (-) C. Chảy máu âm đạo sau khi sổ rau, máu chảy ít hoặc có thể nhiều, máu đỏ tươi, kiểm tra bánh rau thấy thiếu múi, màng rau. D. Chảy máu âm đạo sau khi sổ thai hoặc sau khi sổ rau, máu chảy nhiều, có khi ồ ạt, máu đỏ tươi, không có khối cầu an toàn, sản phụ có thể có sốc nặng 184. Lựa chọn triệu chứng phù hợp với các loại nhiễm khuẩn sau đẻ I. Loại nhiễm khuẩn II. Dấu hiệu, triệu chứng A. Hội chứng nhiễm khuẩn nặng, tử cung co hồi kém, sản 1. Viêm âm đạo, cổ tử dịch hôi, có khối nề cạnh tử cung ấn đau cung B. Hội chứng nhiễm khuẩn rõ, tử cung co hồi kém, sản dịch 2. Viêm niêm mạc tử hôi, cổ tử cung mở, ấn vào tử cung đau cung C. Hội chứng nhiễm khuẩn nặng, tử cung co hồi kém, sản 3. Viêm phần phụ 69
  20. dịch đen, thối như nước cống, ấn vào tử cung rất đau D. Hội chứng nhiễm khuẩn nhẹ, tử cung co hồi chắc, sản dịch hôi hoặc bình thường, âm đạo đau V. Câu hỏi tình huống (Chọn trả lời đúng nhất trong các tình huống sau) 185. Điều dưỡng Anh theo dõi người bệnh là một phụ nữ 45 tuổi mổ u xơ tử cung, sau mổ 4 giờ bệnh nhân tỉnh đau nhiều không nôn; da, niêm mạc hơi nhợt; mạch 90 lần/phút, huyết áp 100/60 mmHg; nhiệt độ 36,50C; bụng mềm, chướng nhẹ; băng vết mổ thấm máu ít, màu thẫm. Theo anh (chị), tình trạng của người bệnh là: A. Bình thường B. Shock nhẹ C. Shock nặng D. Chảy máu sau mổ 186. Chị Linh, sau đẻ con lần đầu được 15 phút, sau khi sổ rau, hộ sinh Thanh kiểm tra rau thấy bánh rau vỡ nhiều, múi rau bị thiếu một phần. Nhận định đúng nhất của hộ sinh Thanh cho vấn đề chăm sóc "Nguy cơ chảy máu do sót rau" là: A. Chế độ vệ sinh B. Các dấu hiệu tại tử cung C. Nhận định sự hiểu biết của sản phụ D. Nhận định khả năng tiếp nhận các thông tin 187. Chị Linh, sau đẻ con lần đầu được 15 phút, sau khi sổ rau, hộ sinh Thanh kiểm tra rau thấy bánh rau vỡ nhiều, múi rau bị thiếu một phần. Can thiệp điều dưỡng đúng nhất cho vấn đề chăm sóc cho chị Linh về "Nguy cơ chảy máu do sót rau" là: A. Theo dõi việc thực hiện chế độ vệ sinh toàn thân và tại chỗ của sản phụ B. Theo dõi liên tục các dấu hiệu tại tử cung trước và sau khi làm thủ thuật C. Theo dõi diễn biến tâm lý của sản phụ D. Theo dõi và hỗ trợ bà mẹ cho con bú 188. Chị Hương, 25tuổi, có thai lần hai, thai đủ tháng, lần trước chị đẻ thường con 2700g, thai lần này to hơn, khoảng 3400g; lúc vào bệnh viện, chị Hương đẫ bị ra nước ối được một ngày, chị kêu đau nhiều, đau liên tục, chị và gia đình rất lo cho tính mạng của bản thân và thai nhi. Hộ sinh Hạnh là người khám cho chị Hương, phát hiện thấy cơn co tử cung của chị Hương 60/1'30s, tử cung vươn cao. Chị Hương được chẩn đoán là doạ vỡ tử cung. Vấn đề chăm sóc quan trọng nhất mà hộ sinh Hạnh đưa ra trong KHCS cho chị Hương là: A. Mất sự thoải mái do đau bụng, ra dịch âm đạo nhiều B. Nguy cơ tổn thương tử cung do cơn co tử cung mạnh C. Nguy cơ rối loạn huyết động do đau nhiều. D. Nguy cơ nhiễm khuẩn do ối vỡ sớm 189. Chị Hồng có hai con 5 và 10 tuổi, ba tháng nay chị thấy kinh kéo dài 7 - 10 ngày mới hết, kinh ra nhiều, kèm theo thấy đau bụng nhiều khi có kinh. Chị Hồng cho rằng mình bị bệnh hậu sản, khó chữa nên đã đi khám và được bác sỹ xác định là bị U xơ tử 70
  21. cung. Nhận định đúng nhất để xác định cho vấn đề chăm sóc “nguy cơ khối u phát triển” ở chị Hồng là: A. Trình độ văn hoá B. Chế độ dinh dưỡng C. Khả năng nhận thức của người bệnh D. Các triệu chứng khi thăm khám BPSD 190. Chị Nhung 35 tuổi, có 1 con 7 tuổi, hiện chị đang sử dụng dụng cụ tử cung tránh thai được 3 năm nay; tháng vừa qua chị thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới kèm ra dịch âm đạo nhiều, dịch có màu xanh, mùi khó chịu. Chị Nhung rất lo lắng và nghĩ mình bị ung thư nên đã đi khám và được kết luận là viêm phần phụ cấp. Nhận định đúng nhất để xác định cho vấn đề chăm sóc “Nguy cơ tổn thương BPSD do viêm nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng” ở chị Nhung là: A. Trình độ văn hoá B. Dịch âm đạo trên lâm sàng và xét nghiệm C. Khả năng nhận thức của người bệnh D. Chế độ dinh dưỡng 191. Chị Trinh, 35 tuổi, có hai con, kinh hàng tháng vẫn đều nhưng hai tháng nay chị thấy ra nhiều dịch âm đạo loãng, lẫn máu. Chị Trinh nghĩ mình bị viêm nên đã tự đặt thuốc âm đạo, nhưng không đỡ; chị rất lo nên đã đi khám và được bác sỹ cho biết có khả năng chị bị ung thư cổ tử cung. Vấn đề cần chăm sóc đúng nhất khi lập KHCS cho chị Trinh là: A. Thiếu kiến thức về bệnh B. Mệt mỏi do ra dịch âm đạo kéo dài C. Lo lắng do không thích ứng với các can thiệp Y học và Điều dưỡng D. Nguy cơ tổn thương các cơ quan khác do viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục 192. Chị Trinh, 35 tuổi, có hai con, kinh hàng tháng vẫn đều nhưng hai tháng nay chị thấy ra nhiều dịch âm đạo loãng, lẫn máu. Chị Trinh nghĩ mình bị viêm nên đã tự đặt thuốc âm đạo, nhưng không đỡ; chị rất lo nên đã đi khám và được bác sỹ cho biết có khả năng chị bị ung thư cổ tử cung. Can thiệp điều dưỡng đúng nhất cho vấn đề chăm sóc "Nguy cơ khối u phát triển" ở chị Trinh là: A. Theo dõi về chế độ dinh dưỡng B. khả năng nhận thức của người bệnh C. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn hàng ngày D. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng tổn thương cổ tử cung 193. Chị Hồi 32 tuổi, có thai lần hai, thai 38 tuần, cách đây 1 tuần chị thấy nặng ở chân, đi dép rất khó, người mỏi mệt, ăn uống không thấy ngon miệng. Chị Hồi rất lo cho tình trạng của bản thân và của cháu bé nên đã đến bệnh viện khám thai. Sau khi bác sỹ thăm khám, trong hồ sơ của chị Hồi có ghi: M: 80l/p, HA 150/90mmHg, phù to hai chi dưới, thai 38 tuần, cao TC/VB: 28/85cm, chưa chuyển dạ, tim thai 150 lần/phút, đều, nhỏ. Chị Hồi được chẩn đoán là bị rối loạn tăng huyết áp do thai. Vấn đề cần chăm sóc đúng nhất khi lập KHCS cho chị Hồi là: A. Lo lắng, mệt mỏi, bi quan về tình trạng sức khoẻ B. Nguy cơ tổn thương các cơ quan khác do phù 71
  22. C. Mất sự thoải mái do đau bụng D. Mệt mỏi do phù 194. Chị Khanh sau đẻ con lần đầu được 30 phút, chị phải khâu tầng sinh môn, khi đang cho con bú thì chị kêu mệt, vã mồ hôi, huyết âm đạo ra nhiều, có cảm giác mót rặn giống như lúc đẻ. Chị rất lo và không biết tại sao lại như vậy. Bác sỹ khám và xác định chị bị tụ máu âm đạo sau đẻ. Nhận định cần làm trước tiên khi lập kế hoạch chăm sóc cho chị Khanh là: A. chế độ dinh dưỡng B. dịch âm đạo trên lâm sàng C. khả năng nhận thức của người bệnh D. Những thay đổi toàn thân do tình trạng chảy máu 195. Chị Dung đẻ lần thứ hai được ba ngày thì bị sốt, bụng đau âm ỉ. Chị rất mệt, ăn uống kém. Bác sỹ xác định là chị Dung bị bế sản dịch sau đẻ. Vấn đề cần chăm sóc quan trọng nhất khi lập KHCS cho chị Dung là: A. Lo lắng, mệt mỏi B. Thiếu kiến thức về bệnh C. Nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng D. Mất sự thoải mái do đau bụng 72