Chuyên đề Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác giả trong kinh doanh - Thương mại - Trần Văn Nam

pdf 50 trang huongle 3461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác giả trong kinh doanh - Thương mại - Trần Văn Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bao_ho_quyen_so_huu_cong_nghiep_va_quyen_tac_gia_t.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác giả trong kinh doanh - Thương mại - Trần Văn Nam

  1. Chuyên đề Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác giả trong kinh doanh-thương mại PGS. TS. Trần Văn Nam
  2. T×nh huèng 1: “TRUNG NGUYEN” bÞ vi ph¹m t¹i Mü RICE FIELD CORP’ mark
  3. Tình huống 2: Kiểu dáng công nghiệp Duy lợi “Kiểu dáng công nghiệp võng xếp Duy lợi được bảo hộ theo Pháp luật Việt Nam” ( Điều 784 mục I chương II phần 6 Bộ luật Dân sự)
  4. Sở hữu trí tuệ • Tài sản trí tuệ : Là các thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, các sáng tạo khoa học kỹ thuật và các giống cây trồng mới. • Quyền Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với Tài sản trí tuệ, bao gồm Quyền tác giả (hay Bản quyền tác giả), và Quyền sở hữu công nghiệp .
  5. Quyền Sở hữu trí tuệ • Bản quyền • Quyền SHCN (Quyền Tác giả) – Sang che Tác phẩm văn học – Kiểu dáng công Tác phẩm nghệ thuật nghiệp Tác phẩm khoa học – Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Phần mềm máy tính – Bí mật kinh doanh – Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý
  6. Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ • là việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân đã tạo ra/nắm giữ tài sản trí tuệ đó • thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác.
  7. SHTT quan trọng như thế nào? • Tài sản trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, bí quyết công nghệ và nhãn hiệu đã trở thành hàng hoá và thường là tài sản có giá trị nhất trong giao dịch thương mại. • Tài sản trí tuệ đang trở thành tiêu chuẩn để đánh giá tiềm lực của một quốc gia và là thước đo khả năng tồn tại và thành đạt của các doanh nghiệp.
  8. Tại Việt Nam từ 1997- 2004 • Đã có 1007 Hợp đồng Li Xăng và 2363 Hợp đồng chuyển giao quyền SHCN được đăng ký tại Cục SHTT (chủ yếu là Hợp đồng về nhãn hiệu) – Colgate mua nhãn Dạ Lan – Cà phê Trung Nguyên được nhượng quyền sử dụng ở Nhật, Singapore – “AQ Silk” của Cty Lụa Tơ Tằm Châu A (Vạn Phúc, Hà Đông) nhượng cho Việt kiều
  9. Ở nước ngoài • Châu Âu: Đầu những năm 1990, Tài sản trí tuệ đã chiếm hơn 1/3 tài sản của các doanh nghiệp • 1982, 62% tài sản của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là tài sản vật chất, năm 2000 chỉ còn 30% – Wald Disney:73%; Microsoft:97,8%; Yahoo:98,8%
  10. Kết luận sơ bộ • Do giá trị kinh tế ngày càng được thừa nhận, SHTT đang trở thành yếu tố chính trong quản lý kinh doanh của các công ty
  11. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: • Độc quyền sử dụng • Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm QSH của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
  12. ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP • Sáng chế • Kiểu dáng công nghiệp • Nhãn hiệu • Tên gọi xuất xứ hàng hoá • Bí mật thương mại • Thiết kế bố trí mạch tích hợp
  13. Sáng chế • là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy định tự nhiên. • Sáng chế được bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau : + Có tính mới so với trình độ thế giới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. .
  14. Ví dụ: Bằng độc quyền GPHI số 314 (VN)
  15. Bằng độc quyền sáng chế • Việc thừa nhận quyền đối với sáng chế được thực hiện bằng việc cấp Bằng độc quyền sáng chế (Patent). • Bằng độc quyền sáng chế thường có hiệu lực là 20 năm trên lãnh thổ của nươc cấp Bằng và không được gia hạn.
  16. Bằng độc quyền sáng chế Khi Sáng chế được cấp bằng và công bố tức là chúng được bộc lộ công khai, xã hội có được những thông tin cần thiết về các đối tượng đã được bảo hộ
  17. Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống cấp bằng sáng chế (Patent) – độc quyền công nghệ – công khai công nghệ – đánh đổi
  18. Kiểu dáng công nghiệp • là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  19. Nhãn hiệu • Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. • Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  20. Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá Tên nhãn hiệu hàng hoá: P/S TRA XANH , FIG. Người nộp đơn: UNILEVER N. V. Địa chỉ người nộp đơn: Weena 455, 3013 AL Rotterdam, The Netherlands Mã nước: NL Số đơn: 4-2003-01651 Ngày nộp đơn: 17/03/2003 Nhóm sản phẩm: 03 Phân loại hình: 01.15.15; 05.03.15 Danh mục sản phẩm: Ngày công bố đơn: Số bằng: 55963
  21. Thương hiệu – logo • (i) Cách điệu tên nhãn hiệu: • (ii) Sáng tạo hình ảnh riêng: - pin Hà Nội - VINAMILK • (iii) Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu
  22. 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam Ngành hàng đồ dùng lâu bền (phi điện tử) Kymdan Cty cổ phần cao su Sài Gòn - Kymdan Lĩnh vực ngân hàng - tài chính - bảo hiểm Prudential Cty TNHH Prudential Lĩnh vực dịch vụ đời sống Metro Cty METRO Cash and Carry VN Ngành hàng thực phẩm - đồ uống Cô gái Hà Lan Cty TNHH TP-NGK Dutch Lady VN Ngành hàng hoá mỹ phẩm và dược phẩm OMO Cty Unilever Việt Nam
  23. 10 thương hiệu nổi tiếng • Lĩnh vực bưu chính - viễn thông - tin học – Nokia- Cty Nokia Việt Nam • Phương tiện - dịch vụ GTVT- nhiên liệu – Honda - Cty Honda Việt Nam • Lĩnh vực bất động sản - xây dựng - nội thất – Gạch Đồng Tâm- Cty gạch Đồng Tâm • Lĩnh vực thời trang – Biti's - Cty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên • Ngân hàng điện - điện tử - điện gia dụng – Sony - Cty TNHH Sony Việt Nam
  24. Trị giá của 10 Nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới (2003) 1. Coca Cola : 72,5 tỷ USD; 2. Microsoft Window: 70,2 tỷ USD 3. IBM: 53,2 tỷ USD; 4. Intell: 39,0 tỷ USD; 5. Nokia: 38,5 tỷ USD; 6. General Electric:38,1 tỷ US 7. Ford: 36,4 tỷ USD; 8. Disney : 33,6 tỷ USD; 9. Mc Donal: 27,9 tỷ USD; 10. AT&T: 25,5 tỷ USD.
  25. Tên thương mại • là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. • Khu vực kinh doanh: là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
  26. Khả năng phân biệt của tên thương mại • 1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; • 2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; • 3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
  27. Chỉ dẫn địa lý • Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
  28. Bí mật kinh doanh • là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
  29. Một số trường hợp điển hình • bí quyết Coca-Cola • Công ty rượu và nước giải khát Anh Đào • Công thức chế biến cà phê Trung Nguyên • Công ty ôtô VinaXuki
  30. Bí mật kinh doanh: điều kiện bảo hộ • Không phải là hiểu biết thông thường; • Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó lợi thế so với người không nắm giữ; • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được
  31. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn • Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
  32. Xem xét đơn tại Cục Sở hữu công nghiệp • Bước I : Xét nghiệm sơ bộ • Bước II: Xét nghiệm nội dung • Bước III: quyết định cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ quốc gia và công bố đối tượng được bảo hộ trên công báo sở hữu công nghiệp Hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ Văn bằng bảo hộ thể hiện sự kết hợp giữa quá trình xét nghiệm được Cục Sở hữu công nghiệp thực hiện và sự trung thực của người nộp đơn
  33. ví dụ về Đăng ký bảo hộ “Khung võng xếp” của Cơ sở Duy Lợi - Nộp đơn đăng ký KDCN ngày 23.03.2000, Đơn được Cục SHTT Việt Nam công bố ngày 26.06.2000. - Nộp đơn đăng ký GPHI ngày 14.09.2001, được cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 314 ngày27.01.2003
  34. Bài tập Tình huống TC Bank và hợp đồng triển khai phần mềm online banking
  35. Văn bằng bảo hộ - xác lập quyền sở hữu công nghiệp - Bằng độc quyền sáng chế: có thời hạn hiệu lực là 20 năm; - Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: 10 năm; - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 5 năm và có thể gia hạn liên tiếp hai lần, mỗi lần là 5 năm; - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm
  36. Quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ • độc quyền sử dụng • quyền chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp • quyền khiếu nại đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN
  37. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp • Chủ sở hữu có quyền cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp • Việc chuyển giao phải được thực hiện bằng văn bản (Hợp đồng chuyển giao) và đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp • Việc chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu chỉ được thực hiện nếu việc chuyển giao đó không gây nên nhầm lẫn về đặc tính và nguồn gốc của hàng hoá mang nhãn hiệu được chuyển giao
  38. Quyền khiếu nại hành vi xâm phạm quyền shcn • Chủ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền có quyền yêu cầu người xâm phạm phải bồi thường thiệt hại • có thể khiếu nại với các Cơ quan có thẩm quyền xử lý; hoặc khởi kiện tại Toà án đối với các cá nhân đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền, yêu cầu: • Công nhận quyền dân sự của mình; • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; • Buộc xin lỗi, cải chính công khai; • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; • Buộc bồi thường thiệt hại; • Phạt vi phạm.
  39. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ Văn bằng bảo hộ có thể bị huỷ bỏ hiệu lực trong các trường hợp: – Các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ được quy định; – Văn bằng bảo hộ cấp cho người không có đầy đủ quyền nộp đơn hoặc ghi nhận sai tác giả do sự cố ý của người nộp đơn;
  40. Các trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ • Chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ các quyền được bảo hộ; • Chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đúng thời hạn; • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên gọi xuất xứ hàng hoá không còn tồn tại hoặc không hoạt động mà không có người thừa kế; • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ hàng hoá không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định
  41. Các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ • Bộ Luật Dân sự năm 2006 • Bộ Luật Hình sự; • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 • Pháp lệnh về xử phạt hành • Các văn bản dưới luật chính; • Bộ luật tố tụng Dân sự; • Các văn bản khác trong lĩnh vực thương mại, chống hàng giả của Hải quan, Toà án nhân dân tối cao
  42. Việt nam tham gia điều ước quốc tế – 1976, Công ước Thành lập WIPO – 1949, Công ước Paris; – 1949, Thoả ước Madrid; – 1993, Hiệp ước Hợp tác patent; – 2004: Công ước Berne – 2006: WTO (TRIPS), UPOV
  43. Một số thử thách về quyền SHTT đối với các DN khi VN gia nhập WTO • Vi phạm tác quyền (Piracy) – Việt nam là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm tác quyền phần mềm lớn (92%), Vì sao? Giải quyết thế nào? • Nhập khẩu song song (Parallel imports) – Sản phẩm Zinat giá $5 tại Việtnam, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có giá $2 và $1 tại ấn Độ. Một công ty VN có được phép mua nó tại ấn Độ mang về bán tạị VN? – Một công ty dược phẩm Hàn quốc xuất khẩu một lô hàng thuốc tân dược vào VN với giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại được các hãng dược phẩm nổi tiếng khác đang bán tại VN. Công ty này có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các hãng đó không? Vì sao?
  44. QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): quản lý các đối tượng thuộc quyền SHCN - Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT) : quản lý các tác phẩm văn hoá nghệ thuật, phần mềm máy tính độc lập
  45. THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ • Hành chính • Tư pháp – Cục Sở hữu trí tuệ; – Toà dân sự; – Thanh tra KHCN; – Toà hình sự; – Quản lí thị trường; – Toà hành chính – Công an kinh tế; – Hải quan.
  46. Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu công nghiệp • Phổ biến Luật về sở hữu trí tuệ • Phát triển cơ sở hạ tầng thực thi quyền sở hữu công nghiệp • Tận dụng các quyền hạn thực thi của các cơ quan có thẩm quyền • Có biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với tác giả của quyền tài sản • Ngăn chặn, xử lý kịp thời/kiên quyết các hành vi phạm quyền sở hữu công nghiệp • Sử dụng tư vấn về Sở hữu trí tuệ
  47. Tra cứu đối tượng SHTT
  48. Sử dụng tư vấn về Sở hữu trí tuệ • Doanh nghiệp rất cần tư vấn • Để làm gì? • Làm thế nào để việc sử dụng tư vấn SHTT của doanh nghiệp có hiệu quả?
  49. Dịch vụ pháp lý • Tính đến 2006, nước ta có: – 653 Văn phòng luật sư (một luật sư) – 161 Văn phòng LS (do một số LS thành lập) – 5 Công ty hợp danh hành nghề luật – 149 chi nhánh của Tổ chức hành nghề luật sư – 64 Trung tâm trợ giúp pháp lý – 3148 luật sư (có 1883 luật sư có chứng chỉ) (Nguồn: Nhân dân, 15/2/2006) • Trung tâm Bồi dưỡng & Tư vấn PL, Đại học Kinh tế quốc dân
  50. Hỏi và đáp namtv@neu.edu.vn