Đồ án Khách sạn du lịch Sapa - Bùi Thị Hạnh

pdf 26 trang huongle 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khách sạn du lịch Sapa - Bùi Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khach_san_du_lich_sapa_bui_thi_hanh.pdf

Nội dung text: Đồ án Khách sạn du lịch Sapa - Bùi Thị Hạnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 - 2008 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Msv : 121458 Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn Thế Duy HẢI PHÒNG - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG KHÁCH SẠN DU LỊCH SAPA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn Thế Duy HẢI PHÒNG - 2013
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Bùi Thị Hạnh Mã số:121458 Lớp: XD1201K Ngành: Kiến trúc. Tên đề tài: KHÁCH SẠN DU LỊCH SAPA
  4. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán :
  5. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp:
  6. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày tháng năm 2013 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 13 tháng 7 năm 2013 Đã nhận nhiệm vụ ĐATN Đã giao nhiệm vụ ĐATN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 HIỆU TRƯỞNG GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
  7. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của đồ án (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.A.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ):
  8. 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 20 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký)
  9. LỜI CẢM ƠN Kính thƣa các thầy cô giáo! Trong quá trình 5 năm học tại trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng , với sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô trong trƣờng đã giúp em tích lũy đƣợc nhiều kiến thức trong ngành học của mình, cũng nhƣ những kiến thức cần thiết để phục vụ cho đồ án tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo: KTS. NGUYỄN THẾ DUY ( giáo viên hƣớng dẫn tốt nghiệp ) đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suôt quá trình thực hiện đồ án tốt ngiệp tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều để hoàn thành giai đoạn học tập quan trọng này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, hiểu biết nên trong thuyết minh tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận đƣợc sự thông cảm và ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt đồ án và củng cố kiến thức trƣớc khi ra trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng , ngày 17 tháng 07 năm 2013.
  10. PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 1.1 TÊN ĐỀ TÀI : “ KHÁCH SẠN DU LỊCH SAPA ” 1.2 KHÁI LƢỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG : Khu đất dự kiến xây dựng nằm trong dự án “Khu du lich nghỉ dưỡng cao cấp Cầu mây ” 1.3 LÝ DO CHON ĐỀ TÀI : 1.3.1 Đặt vấn đề : Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhƣờng, lặng lẽ nhƣng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa đƣợc kết hợp với sức sáng tạo của con ngƣời cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, nhƣ bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mƣờng Hoa, Sa Pả, Tả Phìn.
  11. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngƣợc về hƣớng đông bắc trên đƣờng đi tới động Tả Phìn có một tu viện đƣợc xây gần toàn nhƣ bằng đá tại một sƣờn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hƣớng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lƣợng ngƣời cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú nhƣ hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Đặc biệt tại thung lũng Mƣờng Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cƣ dân cổ xƣa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chƣa giải mã đƣợc. Khu chạm khắc cổ đã đƣợc xếp hạng di tích quốc gia. Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đƣờng đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nƣớc đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tƣợng. Sa Pa là “vƣơng quốc” của hoa trái, nhƣ đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian. Sa Pa với 6 tộc ngƣời cũng cƣ trú, mỗi tộc ngƣời có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội nhƣ lễ hội “Roóng pọc” của ngƣời Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của ngƣời Mông, lễ “Tết nhảy” của ngƣời Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Ngƣời dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi ngƣời cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái ngƣời Mông, ngƣời Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những
  12. bát rƣợu tràn đầy của những ngƣời có tuổi và ngƣời ta đã đặt cho nó là “chợ tình” Theo thống kê, Sa Pa thu hút 1.000 khách du lịch năm 1990; 45.000 khách năm 2001, 60.000 khách năm 2003 và đến năm 2007 số khách du lịch đã là 1700.000 khách, trong đó, lƣợng du khách nƣớc ngoài chiếm 50% và đa số là khách Châu Âu. Sa Pa là một trong sáu điểm du lịch chính của Việt Nam cùng với Hà Nội, Sapa, Hội An, Hạ Long, Mỹ Sơn. Dãy núi Hoàng Liên Sơn ngày nay đã đƣợc xếp hạng công viên quốc gia. Các ngành chức năng đã dự báo mục tiêu phát triển dân số đến năm 2008 là 16.000 dân, với lƣợng khách du lịch là 250.000 khách/năm; và đến năm 2010 mục tiêu phát triển dân số là 25.000 dân (gấp đôi dân số hiện tại) với lƣợng khách du lịch từ 700.000 khách/năm. Với sự phát triển mạnh mẽ về du lịch nhƣ hiện nay thì nhu cầu về nhà nghỉ và khách sạn đối với Sapa thời gian tới là rất lớn. Khách sạn du lịch Sapa là một công trình trong dự án khu trồng cây ôn đới và du lịch sinh thái Lao Chải – Sapa, ra đời để đáp ứng với nhu cầu đó. 1.3.2 Mục tiêu của dự án : a. Mục tiêu chung: Dự án xây dựng “Khách sạn du lịch Sapa” năm sao nhằm góp phần thự hiện định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lao Cai nói chung và Sapa nói riếng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng độ lần thứ XII. Góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển ngành du lịch Lào Cai nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung thông qua việc cung cấp cho thị trƣờng một năng lực mới với sản phẩm dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
  13. b. Mục tiêu xã hội: Công trình “Khách sạn du lịch Sapa” đƣợc thiết kế hoàn chỉnh với kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh sẽ là một công trình kiến trúc đặc sắc để lại dấu ấn đối với khách du lịch. Việc thực hiện dự án sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho ngƣời lao động trong cộng đồng dân cƣ khu vực Sapa. c. Mục tiêu kinh tế: Dự án hƣớng đến các mục tiêu kinh tế nhƣ : tăng nguồn thu của ngành du lịch, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP, góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phƣơng và đảm bảo hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ. 1.4 NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN: 1.4.1 Các văn bản định hƣớng: Nghị quyết Đại hội tỉnh Lào Cai lần thứ XI và XIII xác định cơ cấu kinh tế “Công nghiệp – Du lịch dịch vụ - Nông nghiệp”, xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò và vị trí quan trong trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Chƣơng trình hành động quốc gia về phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lao Cai đến năm 2010 1.4.2 Các văn bản pháp quy: Theo quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07- 1999 của Chính phủ về quản lý đầu tƣ và xây dựng, và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 52 của Chính phủ.
  14. Căn cứ vào các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm và giá cả hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng do nhà nƣớc quy định. 1.4.3 Các văn bản về chủ trƣơng của Tỉnh Thừa Thiên – Sapa: Công văn số: 1678/TM-UB ngày 25-07-2000 của UBND tỉnh Lào Cai đồng ý chủ trƣơng quy hoạch khu dự án trồng cây ôn đới kết hợp du lịch sinh thái Lao Chải – SaPa. Công văn số 458/UB-NĐ ngày 29-03-2001 của UBND tỉnh về việc tạm giao đất quản lý sử dụng khu khu dự án trồng cây ôn đới kết hợp du lịch sinh thái Lao Chải – SaPa. Thông báo sô: 24/TB-UB ngày 22-02-2002 của UBND tỉnh Lào Cai về kết luận của UBND Tỉnh tại cuộc họp ngày 18-01-2002 thông qua chủ trƣơng quy hoạch khu dự án trồng cây ôn đới kết hợp du lịch sinh thái Lao Chải – SaPa. Trong đó có dự án khách sạn du lịch năm sao SaPa. PHẦN 2 : NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1. MỤC TIÊU – ĐẶC ĐIỂM – BIỆN PHÁP VỀ VIỆC XẤY DỰNG KHÁCH SẠN 1.1 . Mục tiêu -Khách sạn là một tổ hợp công trình bao gồm: khối ngủ - dạng nhà ở đặc biệt - kết hợp với các chức năng công cộng, đáp ứng các nhu cầu của khách đến thuê. - Khách sạn là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tƣợng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dƣỡng, hội nghị, v.v Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn đƣợc phân hạng theo số lƣợng sao (từ 1 đến 5 sao). - Khách sạn là cơ sở kinh doanh lƣu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lƣợng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lƣu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lƣu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
  15. 1.2. Đặc điểm - Khách sạn là loại công trình có cơ cấu tƣơng đối phức tạp do tính tổng hợp cao, đƣợc xây dựng phục vụ mục đích kinh doanh thông qua việc đáp ứng cho khách hàng những tiện nghi về phòng ở cùng hệ thống các dịch vụ hỗ trợ. - Khách sạn là loại công trình đƣợc vận hành kèm theo một khối lƣợng lớn các thiết bị kỹ thuật phức tạp mà ngƣời thiết kế phải dành cho chúng một sự quan tâm thích đáng. Cụ thể đó là việc giải quyết các vấn đề hợp lý trong bố trí cùng cách thức vận hành của hệ thống điện nƣớc, chiếu sáng điều hòa không khí, cấp nhiệt, báo cháy tự động, xử ký rác thải - Việc lựa chọn vị trí xây dựng khách sạn trên thực tế là kết quả rút ra từ hàng loạt những phân tích khảo sát về thị trƣờng, điều kiện kinh tế cảnh quan, loại khác hàng chính đƣợc hƣớng tới, nhu cầu về các tiện nghi dịch vụ, giá cả Trong thành phố, khách sạn nằm ở các khu vực trung tâm, những địa điểm quan trọng thuận tiện cho việc liên hệ với những khu thƣơng mại và mua sắm, nơi có cảnh quan hấp dẫn, bên cạnh những quảng trƣờng và công viên chính của thành phố. - Do mục đích kinh doanh, tính chất hạn hẹp của đất đai, để đạt đƣợc số phòng cần thiết có lợi cho kinh doanh, các khách sạn trong thành phố thƣờng là những công trình cao tầng có kết cấu tƣơng đối phức tạp. Các vật liệu hoàn thiện đƣợc sử dụng là những sản phẩm tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa những đòi hỏi về mặt thẩm mỹ. 1.3. Biện pháp thực hiện - Cấu trúc khách sạn đƣợc xây dựng dựa trên mối liên hệ về mặt công năng giữa các bộ phận: khối ngủ ( đóng vai trò quyết định tới cấu trúc cũng nhƣ hình thức khách sạn), khối công cộng ( sảnh, các phòng ăn, câu lạc bộ, hội họp, dịch vụ thƣơng mại ), các khối phục vụ, đặc điểm khu đất, cảnh quan xung quanh, hƣớng phát triển mở rộng. - Khối ngủ có nhiều dạng bố trí, thƣờng hƣớng tới những cảnh quan nhìn đẹp nhất từ ban công hay cửa sổ các phòng ngủ. Trừ một số loại cao cấp, những khách sạn thông dụng hienj nay ít đƣợc thiết kế có ban công do các vấn đề kinh tế ( giá cả, chi phí bảo dƣỡng). Tùy theo từng loại phòng cụ thể mà nội thất phòng ngủ cần tạo đƣợc những cảm giác than mật, ấm cúng cho đến những ấn tƣợng sang trọng với những tiện nghi chất lƣợng cao. - Việc đảm bảo an toàn, phòng hỏa cần đƣợc đặc biệt lƣu ý thông qua việc bố trí hợp lý các khoảng cách từ phòng ngủ đến những vị trí thoát hiểm.
  16. 2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 2.1. KHỐI NGỦ 600 - 650 GIƢỜNG ( 300 - 350 BUỒNG ) Buồng ngủ đặc biệt: Chiếm 10 -15 % tổng số giƣờng của khách sạn Loại 3 phòng chiếm 40% : + Diện tích buồng ngủ: 36 – 42 m2 + Vệ sinh riêng trong phòng ngủ: 6 – 9 m2 + Khu vệ sinh chung: 5 – 6 m2 + Diện tích phòng khách: 40 – 45 m2 Phòng ngủ loại I: Chiếm 15 - 20 % tổng số giƣờng của khách sạn + Diện tích buồng ngủ : 25 – 30 m2 + Vệ sinh riêng trong phòng ngủ: 6 – 9 m2 + Khu vệ sinh chung: 5– 6 m2 + Diện tích phòng khách: 30 – 35 m2 Phòng ngủ loại II: Chiếm 15 - 20 % tổng số giƣờng của khách sạn + Diện tích buồng ngủ: 18 – 24 m2 + Vệ sinh riêng trong phòng ngủ: 5 – 6 m2 +Khu vệ sinh chung: 4 – 5 m2 +Diện tích phòng khách: 20 – 25 m2 Phục vụ khối ngủ + Sảnh tầng: 100m2 + Các phòng kỹ thuật tầng: + Phòng nhân viên trực tầng: 12 m2 + Kho tầng : 16 – 20 m2 2. KHỐI CÔNG CỘNG PHỤC VỤ 2.1. Khu vực sảnh và dịch vụ sinh hoạt - Đại sảnh với quầy lễ tân, làm thủ tục, salon đợi 200 – 240 m2 ( 0,8m2/ngƣời ) - Sảnh phụ 80 – 100 m2 ( 0.35 m2/ngƣời ) - Các phòng tiếp khách và sinh hoạt chung 0.25 m2/ngƣời
  17. - Phòng họp lớn đa năng 200 - 250 chỗ 360 - 450 m2 (1,8m2/chỗ) - Các phòng họp và hội thảo nhỏ 50-60m2/phòng - Hành lang nghỉ ( giao tiếp) và reception 100- 120m2 - Sân khấu 70 – 72m2 - Nơi gửi tiền, đồ vật 30 m2 - Nơi đổi tiền 5 m2/chỗ - Nơi bán mỹ phẩm, đồ lƣu niệm, trang sức 120 - 200 m2 - Cắt tóc nam 30 - 40 m2/chỗ - Uốn tóc nữ 30 - 40 m2/chỗ - Phòng y tế 24 m2 - Quầy bƣu điện 5 m2/chỗ - Tổng đài điện thoại 12 m2 - Buồng điện thoại 1 m2 - Quầy sách báo 18 m2 - Phòng y tế 15 – 18 m2 - Vệ sinh nam nữ 40 – 45 m2 2.2. Khu vực dịch vụ ăn uống - Các phòng ăn 250 - 300 chỗ 350 – 450 m2 ( 1,5m2/chỗ) - Nhà hàng Á 100 -150 m2 - Nhà hàng Âu 200 -300 m2 - 4 6 Phòng ăn nhỏ 20 30 m2/phòng - Bar cà phê giải khát, ăn nhẹ 90 – 120 m2 - Sàn nhảy có bar đêm 250 270 m2 - Sảnh nghỉ 30 m2 - Phòng trực 50 m2 - Vệ sinh nam nữ 40 – 45 m2 2.3. Khu vực bếp
  18. - Khu sảnh nhập hàng 60 – 65 m2 - Kho các loại( kho lạnh, dụng cụ nhà bếp,nguyên, nhiên liệu ) 200 – 240 m2 - Phòng bếp 120 - 150 m2 - Sân bãi gia công thô tinh 100 - 120 m2 - Soạn và phục vụ bàn 70 – 100 m2 - Khu vực quản lý và phục vụ nhân viên ( 3 – 4 phòng ) 16 – 18 m2 (Bếp trƣởng, kế toán, thay quần áo nhân viên) Khu vực vệ sinh và thay đồ nhân viên 36 - 48m2 2.4. Khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ - Vũ trƣờng, bar và các phòng karaoke 120 - 150 m2 - Phòng chiếu phim video 200-250 chỗ 160 - 200 m2 - Bóng bàn (2 – 4 bàn ) 45m2/ bàn - Bi - a (2 – 4 phòng ) 45m2/ phòng - Tập thể hình (2 – 3 phòng ) 30m2/ phòng - Khu tắm hơi, mát xa 10 – 15 m2/ chỗ - Các phòng tắm hơi, massage ( 8 – 12 phòng ) 10 -15m2/ phòng - Bể vầy và các diện tích phơi nắng, bar ngoài trời (thƣờng cạnh khu tắm hơi, massage) - Sân bóng các loại ( Tennis, cầu lông ) Theo tiêu chuẩn - Thay quần áo nam, nữ 30-40m2 - Vệ sinh nam, nữ 40-45m2 3. BỘ PHẬN QUẢN LÝ, BẾP VÀ KHU VỰC KỸ THUẬT 3.1. Bộ phận quản lý - Phòng giám đốc khách sạn 24 – 36 m2 - Phòng nghỉ của giám đốc khách sạn 12 m2
  19. - Phòng phó giám đốc 18 – 24 m2 - Phòng tiếp khách 24 m2 - Phòng ăn của nhân viên 36 m2 - Phòng nghỉ trƣa của nhân viên 24 m2 x 2 phòng - Phòng tài chính kế toán 18 m2 - Phòng nghiệp vụ kĩ thuật 18 m2 - Phòng hành chính quản trị 18 m2 - Phòng tổ chức cán bộ 18 m2 - Phòng các đoàn thể 24 m2 - Phòng trực, bảo vệ 18 m2 - Phòng ăn nhân viên 30-40m2 - Phòng quản lý kinh doanh ( gắn liền với quầy lễ tân) 30-36m2 - Thay quần áo và vệ sinh nhân viên ( 2 phòng) 40m2 - Khu vệ sinh nam, nữ 40-45m2 3.2. Bộ phận kỹ thuật - Giặt là, tẩy hấp 120m2 ( 0,4m2/chỗ) - Kho đồ vải 90 m2 - Kho đồ gỗ 70 m2 - Kho sứ thủy tinh 70 m2 - Kho vật tƣ khác 70 m2 - Phòng kĩ thuật điêu khiển điện 30 m2 - Điều hòa trung tâm 50 m2 - Kho rác 70 m2 Ngoài ra còn có khu vực bố trí trạm bơm áp lực, trạm cung cấp nƣớc, các phòng phục vụ khác.
  20. Khu đất xây dựng khách sạn phải có bãi để xe ôtô ngoài trời và sân phục vụ. Diện tích bãi để xe tính 25m2 cho một xe nhỏ và 50m2 cho một xe lớn, 0,9 m2 cho một xe đạp, xe máy. Số lƣợng xe tính theo luận chứng kinh tế kĩ thuật. Diện tích đất xây dụng khách sạn tính từ 15 đến 20m2 cho một giƣờng. Từ 3,0 đến 3,3 cho các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng làm việc. Từ 3,6 đến 4,5m cho các phòng ăn, phòng tiệc, sảnh, bếp, trong trƣờng hợp bếp hoặc các phòng của khối công cộng cần có tầng lửng, chiều cao có thể thông 2 tầng. Chiều cao tầng hầm tối thiểu phải là 2,2m. Đƣờng cho xe chữa cháy xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang phải có chiều rộng thông thuỷ ít nhất là 3,5m và chiều cao thông thuỷ ít nhất là 4,5m. Chiều rộng tổng cộng cửa thoát nạn ra ngoài, cửa về thang hay là đƣờng thoát nạn phải tính theo số ngƣời ở tầng đông nhất không kể tầng một và đƣợc quy định nhƣ sau: - Nhà 1 - 2 tầng : tính 0,8m cho 100 ngƣời - Nhà 3 tầng trở lên : tính 1m cho 100 ngƣời. - Phòng khán giả tính 0,55m cho l00 ngƣời. Trong khách sạn, khoảng cách xa nhất từ các phòng có ngƣời ở đến lối đi gần nhất quy định nhƣ sau: - 40m từ những gian phòng ở giữa hai buồng thang hay 2 lối thoát nạn - 25m từ những phòng có lối ra hành lang cụt hay lối thoát duy nhất. Cửa đi trên đƣờng thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không cho phép theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng trên đƣờng thoát nạn.
  21. PHẦN 3 : THUYẾT MINH ĐỒ ÁN 1 Hiện trạng : - Khu đất quy hoạch có diện tích là 3.5 ha. - Đặc điểm của khu đất xây dựng là có tuyến đƣờng đi UBND xã Lào Chải cắt ngang nên chia khu đất thành 2 phần, tiếp giáp với đƣờng liên thôn đến bãi đá cổ - Phía bắc của khu đất giáp với khu phố núi ,phía tây , nam , và phía đông bắc giáp với khu biệt thự nghỉ dƣỡng phía đông nam giáp với khu CLB Cầu Mây . 2 Kiến trúc 2.1 Những điều kiện ảnh hƣởng đến thiết kế Nhƣ hiện trạng khu đất đã phân tích chung ở trên thì yếu tố ảnh hƣởng đến thiết kế kiến trúc khách sạn đó là ; - Khu vực xung quanh , khu đất giáp với các tuyến đƣờng chính trong khu dự án “ khu du lịch ngỉ dƣỡng cao cấp cầu mây “ phía bắc khu đất giáp với khu phố núi , phía đông , phía tây và phía nam giáp với khu biệt thự .Điêù đó ảnh hƣởng đến hƣớng tiếp cận của công trình - Khu đất có dòng suối bắt nguồn từ đỉnh núi chảy qua , quanh năm có nƣớc - Khu đất xây dựng khách sạn nằm trong địa hình có độ dốc thoải 3.2 Ý tƣởng hình thành thiết kế Góp phần tạo nên cái riêng của sa pa ngoài thiên nhiên núi rừng , ngoài cảnh sắc , hoa trái , kiến trúc văn hóa của các dân tộc vùng cao thì không thể bỏ qua các ruộng bậc thangm, nó tạo nên 1 bản sắc riêng của vùng núi, nơi duy nhất có bàn tay con ngƣời tác đông mà không mất đi giá trị của thiên nhiên , mà còn góp phần tạo nên cái riêng của vùng đất nơi đây
  22. Ruộng bậc thang gồm những đƣờng cong mềm mại , những thảm xanh tầng tầng lớp lớp đan xen nhau theo các quy luật đồng tâm , đan xen với cảnh sắc núi rừng tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng tƣơi đẹp ,dựa vào đặc điểm ấy thiết kê kiên trúc của khách sạn này định hình gồm những đƣờng cong mền mại ,nhƣ những cung bậc tầng lớp dật cấp 3.3 Các phƣơng án hình thành Hƣớng tiếp cận khác nhau hƣớng nhìn khác nhau hình thành nên các phƣơng án khác nhau , dựa vào dòng suối chảy qua khu đất xây dựng khách sạn ta thiết kế thác nƣớc nhân tạo cùng với nhƣng hoa lá ,nhƣng tảng đá to nhỏ xếp lớp với độ cao thấp .Thác nƣớc chảy sẽ êm đềm tạo nên cái riêng , điểm nhấn của khách sạn .Muốn vậy đầu tiên là phải phân chia dòng chảy dòng chảy đƣa vào trong khu phải điều tiết đƣợc lƣợng nƣớc tránh lƣợng nƣớc qua lớn chảy vào mùa lũ , dòng nƣớc này nối liền với dòng chảy thứ 2 chảy ra dòng suối lớn PHƢƠNG ÁN 1 : Đặc điểm: khu sảnh đƣợc bố trí về phía Đông Bắc phƣơng án này gồm 3 khối các chức năng đan xen ở các tầng khu sảnh , khu hành chính quản lý đƣợc bố trí vào 1 khối, khu ngủ và công cộng đƣợc bố trí vào 2 khối dật cấp khu ngoài trời đƣợc bố trí về hƣớng phố núi khu thác nƣớc nhân tạo đƣợc bố trí giữ 2 khối nhà Ƣu điểm : lợi dụng đƣợc địa hình hình khối công trình phù hợp với vùng đồi núi các hƣờng nhìn đƣợc tận dụng 1 cách tối đa nổi bật nét đặc chƣng của vùng núi Nhƣợc điểm : - nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng án này là giao thông lƣu thông quá lớn ở ngoài công trình các mối liên hệ giữa các khối còn chƣa tốt , - thiếu tính thống nhất, khu chức năng chính không mạch lạc - khó quản lý
  23. PHƢƠNG ÁN 2 (phương án chọn ) Phát triển từ phƣơng án 1 , vận dụng và phát triển ƣu điểm khắc phục nhƣợc điểm của phƣơng án 1, nên phƣơng án 2 có hƣớng tiếp cân là ở phía bắc đối diện với khu phố núi , ngăn cách khu vực đƣơng ồn ào trên bằng việc nâng chiều cao của khách sạn , bằng việc bố trí các bãi để xe có cây xanh và cảnh quan đẹp tạo hƣớng mở cho công trình ,khối ngủ ôm chọn khu ngoài trời , cùng với thác nƣớc nhân tạo tạo điểm nhấn điểm nhìn đẹp cho các khu của công trình 3.4 Các giải pháp áp dụng cho phƣơng án chọn 3.4.1 Giải pháp mặt bằng : Tầng hầm : Khối A : gồm khu sảnh , khu không gian công cộng , khu spa , massage, tắm hơi , karaoke. Khối B : gồm gara , các phòng kỹ thuật , trung tâm điều hòa , xƣởng sửa chữa. Tầng 1 : Khối A: gồm khu sảnh, khu không gian công cộng , khu cafe giải khát , khu thƣ giãn, sức khỏe ( thể dục thẩm mỹ , tập thể hình ) , khu bếp. Khối B :gồm phòng trƣng bày , phòng vẽ trang trí. Khối C : gồm khu sảnh , khu không gian công cộng , các phòng thay đồ , phòng nghỉ nhân viên , các phòng ăn nhỏ , khu hành chính. Tầng 2 : Khối A : gồm khu sảnh , khu không gian công cộng, khu đọc sách , khu CLB dance , có bar và khu biểu diễn , phòng chơi Bi-A , phòng ăn lớn. Khối B : gồm phòng hội thảo , các phòng họp nhỏ Khối C : gồm các phòng ăn nhỏ , phòng ăn lớn , café giải khát.
  24. Tầng 3: Khối A : gồm khu sảnh tầng , không gian công cộng ,các câu lạc bộ , khu chiếu phim , phòng chơi game , phòng internet. Khối C : gồm khu sảnh tầng, phòng hội trƣờng Tầng 4 đến tầng 18 Khối A: sảnh tầng , phòng trực tầng, kho tầng , các phòng ngủ Tầng 19 đến tầng 20 : khu cafe , giải khát PHẦN 4 : CÁC BẢN VẼ TRÌNH BÀY
  25. MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 1.1 : TÊN ĐỀ TÀI : 1.2 : KHÁI LƢỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG : 1.3 : LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 1.3.1 Đặt vấn đề 1.3.2 Mục tiêu của dự án a ) Mục tiêu chung: b ) Mục tiêu xã hội c) Mục tiêu kinh tế 1.4 : NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN: 1.4.1 Các văn bản định hƣớng 1.4.2 Các văn bản pháp quy 1.4.3 Các văn bản về chủ trƣơng của Tỉnh Thừa Thiên – Sapa PHẦN 2 : NHIỆM VỤ THIẾT KẾ PHẦN 3 : THUYẾT MINH ĐỒ ÁN 1 . Hiện trạng : 2. Quy hoạch :
  26. - Phương án 1 - Phương án 2 ( phương án chọn ) 3. Kiến trúc : 3.1 Những điều kiện ảnh hưởng đến thiết kế 3.2 Ý tưởng hình thành thiết kế 3.3 Các phương án hình thành: Phương án 1 Phương án 2 ( phương án chọn ) 3.4 Các giải pháp áp dụng cho phương án chọn 3.4.1 giải pháp mặt bằng 3.4.2 giải pháp giao thông đứng 3.4.3 giải pháp ánh sang thông gió 3.4.4 giải pháp kỹ thuật PHẦN 4 : CÁC BẢN VẼ TRÌNH BÀY